VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HUY PHƯƠNG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 62 22 03 13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGND. Trịnh Nhu
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Quan
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Hải
Khoa Sử học, Học viện Khoa học xã hội
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân (KTTN) là thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần. Điều này được khẳng định trong các văn bản
của Đảng và Nhà nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có ưu thế vượt trội về nhiều mặt cho sự phát
triển KTTN. Đặc biệt là sự tích cực, năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân
dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực
tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa phương.
Từ năm 1991 đến năm 2010, KTTN không ngừng phát triển, đóng góp
rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, KTTN vẫn
còn không ít khó khăn, hạn chế. Điều đó đòi hỏi cần sự năng động, sáng tạo,
những cách làm mới, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân làm kinh tế, sự đổi
mới về chủ trương, chính sách của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển
KTTN v.v...
Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Quá trình phát
triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010
làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Phục dựng toàn diện các hình thức, mô hình tiêu biểu của KTTN trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế của KTTN và đúc kết những kinh
nghiệm về phát triển KTTN tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phát hiện những điều kiện tác động đến sự phát triển KTTN của tỉnh.
- Phân tích sự phát triển KTTN của địa phương năm 1991-2010.
- Đánh giá sự phát triển KTTN của tỉnh năm 1991-2010.
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, các loại hình DNTN
và một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương.
3.2. Pham vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát KTTN các huyện, thị, thành
phố trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Từ năm 1991 đến năm 2010.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh và
doanh nghiệp của tư nhân trên các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương
mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản.
4. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án gồm: Tư liệu Văn kiện Đảng,
Nhà nước, tư liệu địa phương, tư liệu từ sách, tạp chí đề cập KTTN.
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại của KTTN trong
thời kỳ quá độ lên CNXH. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
- Chủ trương, chương trình hành động, giải pháp v.v... của Đảng bộ,
chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát triển KTTN của địa phương.
3
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phê phán các
nguồn sử liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học; Sưu tầm, đọc và phân loại tư liệu
liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp chủ yếu của luận án
- Luận án làm rõ quá trình phát triển nhận thức, quan điểm của Đảng,
Nhà nước cũng như của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vị trí, vai trò của KTTN
đối với nền kinh tế đất nước và kinh tế địa phương từ khi tiến hành công
cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến năm 2010.
- Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển KTTN
trên các vùng, miền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010
qua hai giai đoạn: năm 1991 đến năm 2000 và năm 2001 đến năm 2010.
- Luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế, khó khăn của
KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010. Từ đó, luận án
đúc kết một số kinh nghiệm, gợi mở những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển
KTTN của địa phương.
- Luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
đương đại và lịch sử địa phương.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi
quốc gia
Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình, lĩnh vực phát triển và về
tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nhân dân, đội ngũ quản lý của KTTN.
1.2. Công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu
Công trình nghiên cứu về KTTN của địa phương.
1.3. Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án kế thừa
1.3.1. Kết quả đạt được của các công trình
- Các công trình nghiên cứu tập trung phân tích tính đa dạng, đánh giá
vị trí, vai trò, thực trạng phát triển KTTN.
- Một vài công trình nghiên cứu đã nêu khái quát tiềm năng phát triển
kinh tế của tỉnh, phân tích hoạt động của KTTN trong lĩnh vực nông nghiệp,
nuôi trồng thủy hải sản, xuất nhập khẩu của địa phương.
- Số lượng các công trình nghiên cứu KTTN trên địa bàn tỉnh còn
hạn chế. Các bài viết chuyên sâu về sự phát triển sản xuất, kinh doanh của
hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ và doanh nghiệp ở các địa phương của tỉnh còn
rất ít.
- Các bài viết về KTTN ở tỉnh, do mục đích nghiên cứu khác nhau, nên
chưa đề cập về quá trình phát triển kinh tế, đặc điểm, vị trí, vai trò của KTTN
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các công trình nghiên cứu chưa đề cập hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ. Bộ
phận này có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương v.v...
5
- Các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đánh giá toàn diện, khách
quan vai trò của KTTN đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, hoạt
động vì cộng đồng ở địa phương.
- Các công trình nghiên cứu chưa nêu được những điển hình tiên tiến
của KTTN có cách làm mới, hiệu quả, có những đóng góp lớn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội v.v...
- Nhiều bài viết còn đánh giá sơ sài, chưa chỉ rõ những tiềm năng,
nguồn lực để phát triển KTTN của tỉnh.
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sau:
1. Làm rõ điều kiện tác động đến sự phát triển KTTN của địa phương.
2. Phân tích sự phát triển KTTN của tỉnh, năm 1991-2010.
3. Đánh giá sự phát triển KTTN tại địa phương, năm 1991-2010.
4. Luận án nghiên cứu, làm nổi bật gương điển hình tiên tiến trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh của KTTN ở địa phương.
*
* *
Nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện KTTN trên địa bàn tỉnh vẫn
rất cần thiết, nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của KTTN trong nền
kinh tế nhiều thành phần và cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần làm
cơ sở đề ra những giải pháp phát triển KTTN của địa phương.
6
Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Nghiên cứu đề tài, tác giả phân chia thành giai đoạn: năm 1991-2000
để thuận cho quá trình phân tích, so sánh. Sự phân chia đó dựa trên cơ sở:
Năm 1991 được mở đầu là năm thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, theo
Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII,
kỳ họp thứ 9, ngày 12-8-1991 và năm 2000 là năm Luật Doanh nghiệp có
hiệu lực, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNTN.
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về
phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên luận lợi là cơ sở để tỉnh xây dựng và phát triển nền
kinh tế với cơ cấu thành phần kinh tế đa dạng, trong đó có KTTN.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao, người dân sống tại các
địa phương của tỉnh mong muốn đóng góp công sức, góp phần xây dựng
tỉnh, hệ thống giao thông thuận tiện gắn kết các địa phương, các loại hình
dịch vụ phát triển đa dạng v.v là những điều kiện thuận lợi để xây dựng
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của địa phương. Đây cũng là động lực lớn
để các hộ cá nhân, DNTN trong và ngoài tỉnh mạnh dạn đầu tư sản xuất,
kinh doanh.
2.1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh
về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần
- Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một trong những chủ trương
lớn, rất quan trọng của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
7
nhằm huy động tiềm năng, nguồn lực của toàn xã hội vào quá trình xây dựng
và phát triển đất nước.
Sau gần 25 năm đổi mới (1986-2010), đất nước đã đạt nhiều thành tựu
lớn trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung
và KTTN nói riêng, được thể hiện:
Một là, thừa nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thừa nhận
vị trí, vai trò và sự tồn tại lâu dài của KTTN, coi nó là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đây được xem là một vấn đề mấu chốt
trong đổi mới tư duy về kinh tế của Đảng.
Hai là, xác định và làm rõ vấn đề bóc lột của KTTN nên tạo điều kiện
cho mọi người làm KTTN kể cả đảng viên của Đảng.
- Giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh
Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn xác định nhiệm vụ trung tâm là
phát triển kinh tế, nên đã vạch ra nhiều giải pháp nhằm phát huy năng lực sản
xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp,
trong đó có KTTN.
2.2. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000
2.2.1. Khái niệm và các hình thức của kinh tế tư nhân
- Khái niệm kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ gồm những đơn vị kinh doanh dựa trên sở hữu
nhỏ về tư liệu sản xuất và hoạt động dựa vào sức lao động của gia đình là chủ
yếu, chưa đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Kinh tế tư bản tư nhân là đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số
nhà tư bản góp lại để sản xuất, kinh doanh và có thuê mướn công nhân.
8
- Các bộ phận kinh tế tư nhân
Năm 1991-2010, theo quy định của Chính phủ, KTTN gồm hộ kinh
doanh và các loại hình DNTN.
2.2.2. Khái quát kinh tế tư nhân ở địa phương trước năm 1991
Trước năm 1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn hai chục nghìn hộ sản
xuất, kinh doanh và một vài DNTN. Kinh tế hộ gia đình vẫn làm ăn kiểu nhỏ
lẻ, nguồn vốn ít, sức sản xuất ít ỏi, kỹ thuật sản xuất, khai thác hải sản còn
lạc hậu, năng suất thấp. DNTN kinh doanh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng,
thương mại - dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến KTTN địa phương chưa phát
triển, do quan điểm, chủ trương của Đảng, chính quyền vẫn còn dè dặt, băn
khoăn về thành phần kinh tế này. Hơn nữa, tâm lý cộng đồng dân cư còn
nhiều định kiến đối với KTTN v.v
2.2.3. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000
2.2.3.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ
- Số lượng, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh và sự phân bố của
kinh tế cá thể, tiểu chủ
Năm 1991-2000, số lượng hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh
doanh ngày càng tăng, lĩnh vực đăng ký kinh doanh đa dạng và sự phân bố
điều khắp các địa phương trong tỉnh.
Năm 1991 toàn tỉnh có 23.942 hộ cá thể, tiểu chủ, năm 2000, số hộ
kinh tế cá thể, tiểu chủ tăng lên là 35.059 hộ.
Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh đa dạng bao gồm
nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như: dịch vụ; công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản.
Ngành nghề kinh doanh dựa trên tiềm lực, thế mạnh từng địa phương.
Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản chủ yếu tập trung ở huyện
Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Đất Đỏ...; lĩnh vực dịch vụ tập trung ở
thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung
ở thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Long Điền v.v...
9
Hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh trải rộng trên địa bàn tỉnh,
nhưng từng địa phương mật độ tập trung các hộ có sự khác nhau.
- Vốn và lao động của hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ
Năm 1991-2000, vốn đăng ký sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ cá
thể, tiểu chủ, khoảng trên 1.146 tỷ đồng, chiếm 31,13% tổng vốn đăng ký của
KTTN. Trong đó, năm 1991-1995, số vốn đăng ký của kinh tế cá thể, tiểu
chủ hơn 369 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng vốn đăng ký của KTTN, năm
1996-2000, vốn đăng ký của kinh tế cá thể, tiểu chủ hơn 776 tỷ đồng, chiếm
hơn 21%.
2.2.3.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động của một số đoàn
thể chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hình doanh nghiệp tư nhân
+ Số lượng, cơ cấu loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
Số lượng DNTN đăng ký kinh doanh ngày càng tăng, cơ cấu loại hình
và lĩnh vực kinh doanh đa dạng.
Năm 1991-2000, tổng số 535 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trong
đó, năm 1991-1995, có 120 doanh nghiệp đăng ký, năm 1996-2000, số lượng
doanh nghiệp đăng ký là 415 doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đều có sự biến đổi lớn
qua từng năm. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đạt bước phát triển khá,
công ty cổ phần (CTCP) có sự tăng nhẹ, DNTN phát triển mạnh mẽ về số
lượng đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên ba lĩnh vực, công nghiệp - xây
dựng, thương mại - dịch vụ và lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản.
+ Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp tư nhân
Các loại hình doanh nghiệp, năm 1991-2000, doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh tập trung đông ở thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, thành
phố Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và ít dần ở các huyện Tân Thành, Đất Đỏ,
Châu Đức, Côn Đảo.
10
Doanh nghiệp tập trung có sự thay đổi nhỏ ở các giai đoạn. Năm 1991-
1995, doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện
Long Điền, Xuyên Mộc và thưa dần ở huyện Tân Thành, Đất Đỏ v.v...
Năm 1996-2000, doanh nghiệp tập trung đông ở thành phố Vũng Tàu,
huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, chủ yếu ở lĩnh vực
thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhỏ về mật độ tập trung các doanh
nghiệp là do thành phố Vũng Tàu có sự thuận lợi nhiều mặt, điều kiện tự
nhiên, đường bờ biển dài và đẹp, nhiều danh thắng, di tích lịch sử..., kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu từ những năm đầu thành lập tỉnh
v.v... Huyện Tân Thành có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nên thuận tiện
trong kết nối các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước,
hơn nữa do chủ trương của chính quyền tỉnh “chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, chú trọng phát triển mạnh các
ngành các lĩnh vực trọng yếu “công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ,
hải sản, nông nghiệp”.
+ Vốn và lao động trong doanh nghiệp tư nhân
Lượng vốn doanh nghiệp đăng ký ngày càng tăng và có sự chênh lênh
lớn giữa các loại hình doanh nghiệp. Số lượng vốn đăng ký loại hình công
ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến vốn đăng ký của CTCP, sau cùng là
số lượng vốn đăng ký của DNTN. Tổng vốn đăng ký sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp hơn 2.535 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68,86% tổng vốn đăng
ký của KTTN. Trong đó, vốn DNTN đăng ký gần 370 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ
lệ 10,03%, vốn công ty TNHH gần 1.512 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41,06%, vốn
đăng ký của CTCP gần 654 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17,76%.
KTTN đã thu hút hàng chục nghìn lao động trên địa bàn tỉnh. Năm
1991-2000, KTTN sử dụng khoảng 103.767 lao động làm việc. Trong đó, bộ
phận kinh tế cá thể, tiểu chủ sử dụng 55.094 lao động, doanh nghiệp sử dụng
12.305 lao động.
11
- Hoạt động của một số đoàn thể chính trị - xã hội trong các loại hình
doanh nghiệp tư nhân
Năm 1991-2000, trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đã có 140 tổ
chức Công đoàn, nghiệp đoàn, bước đầu tập hợp được một lực lượng công
nhân lao động vào tổ chức Công đoàn, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng
của công nhân, người lao động, tạo mối quan hệ hài hòa, đúng pháp luật giữa
người sử dụng lao động với người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp có đủ điều kiện nhưng chưa
xây dựng một số đoàn thể nhân dân, đặc biệt tổ chức Công đoàn. Có doanh
nghiệp tuy đã thành lập được tổ chức Công đoàn, nhưng chất lượng hoạt
động còn thấp, đội ngũ cán bộ công đoàn còn non yếu, chưa thực sự đại diện
quyền lợi cho người lao động.
2.2.3.3. Mô hình kinh tế hộ, doanh nghiệp tiêu biểu ở địa phương
Trong 10 năm đầu thành lập tỉnh, hoạt động hiệu quả nhất là các hộ và
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực khai thác hải sản và dịch vụ.
Những hộ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đã có những phương cách sản
xuất, kinh doanh mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, để lại kinh nghiệm quý
cho các hộ, doanh nghiệp khác suy nghĩ, vận dụng vào hoạt động sản xuất.
Ông Trần Văn Nhơn, phường 4, thành phố Vũng Tàu, chuyên làm nghề
khai thác hải sản. Không chỉ tìm ra phương cách làm giàu cho bản thân, tạo
việc làm ổn định khoảng cho 36 lao động, ông còn giúp đỡ hàng chục hộ gia
đình khác với số vốn, hằng năm gần 400 triệu đồng.
Anh Vy Văn Vĩnh, ở ấp Suối Lê, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, đã
nghĩ ra nhiều cách để tích đất sản xuất. Diện tích 13 ha đất canh tác, hằng
năm thu lãi từ 300 triệu đến 350 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 11 lao
động địa phương với thu nhập ổn định từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng, anh còn
tham gia tích cực trong đóng góp các quỹ xóa đói giảm nghèo, khuyến học
ở địa phương.
12
Công ty cổ phần Hải Phương, kinh doanh lĩnh vực ẩm thực, phục vụ
hội nghị, tiệc cưới. Sau nhiều năm phục vụ khách hàng, Nhà hàng Hải
Phương được phần lớn người dân thành phố đánh giá cao và chọn là địa chỉ
tin cậy khi đặt tiệc cưới hỏi, hội nghị v.v... Giám đốc Công ty, ông Nguyễn
Đức Lạc, còn là người có tấm lòng đối với cộng đồng, ông được tặng “Cúp
vàng vì sự nghiệp phát triển cộng đồng”. Nhưng một phần thưởng lớn nhất là
sự trân trọng của đồng đội, của những bà con nghèo đã được ông cưu mang
giúp đỡ.
*
* *
Mười năm đầu thành lập tỉnh, năm 1991-2000, Bà Rịa - Vũng Tàu đã
rất coi trọng khai thác các điều kiện cho sự phát triển KTTN. Thực tiễn đã
chứng minh KTTN bước đầu phát triển về nhiều mặt và đóng góp vào giải
quyết công ăn việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo v.v... của tỉnh. Điều
đó khẳng định vị trí, vai trò của KTTN trong triển kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng tại địa phương, trong điều kiện mục tiêu phấn đấu của địa
phương mới chỉ: “Cải thiện đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm kỷ cương, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường
lực lượng quốc phòng, an ninh”.
13
Chương 3
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Sự phân chia KTTN giai đoạn 2001-2010, bởi vì:
Năm 2001 Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách tiếp tục tạo
môi trường bình đẳng và hỗ trợ KTTN phát triển, thể hiện trong Nghị quyết
Đại hội lần thứ IX của Đảng, Nghị định 90/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của
Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảng bộ tỉnh thực
hiện nhiều giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế hộ và
DNTN, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III và năm
2010, năm cuối đánh giá thực hiện chủ trương phát triển KTTN tại Đại hội
lần thứ X của Đảng, Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh và năm Chính phủ ban
hành Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15-4-2010 về đăng ký kinh doanh.
Thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ, DNTN, giai
đoạn 2001-2010 phát triển vượt trội so với giai đoạn 1991-2000.
3.1. Những điều kiện mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân
sau năm 2000
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát trển kinh tế
tư nhân trên địa bàn tỉnh
Dân số, nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề người lao động ngày
càng cao, người dân năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển vượt
trội góp phần tạo thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần ở địa phương.
3.1.2. Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương
đối với sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Trong thời kỳ mới, những giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh là
những nhân tố mới, tạo ra luồng khí mới thúc đẩy KTTN phát triển. Hơn nữa,
14
giải pháp mới của Đảng bộ, chính quyền tỉnh được các tầng lớp nhân dân đón
nhận, hưởng ứng và chuyển hóa thành suy nghĩ, hành động hằng ngày chính
là động lực thúc đẩy sự phát triển KTTN.
3.2. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm
2001 đến năm 2010
3.2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ
3.2.1.1. Số lượng, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh và sự phân bố
của hộ cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể, tiểu chủ có sự tăng mạnh về số lượng, lĩnh vực kinh doanh
đa dạng và sự phân bố rộng khắp các địa phương của tỉnh.
- Số lượng hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ. Năm 2001 số hộ cá thể, tiểu chủ
đăng ký kinh doanh là 38.722 hộ, năm 2010 là hơn 71.691 hộ.
- Lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Các hộ kinh doanh vẫn chủ yếu sản
xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
thương nghiệp - dịch vụ; nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản. Lĩnh vực nông
nghiệp tập trung ở huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Đất Đỏ; lĩnh
vực dịch vụ tập trung ở thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa; tiểu thủ công nghiệp
tập trung ở thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Long Điền v.v
- Sự phân bố của hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh vẫn tập trung đông
ở thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa, huyện Châu
Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc v.v
3.2.1.2. Số lượng vốn và lao động của hộ cá thể, tiểu chủ
- Lượng vốn kinh doanh. Vốn của hộ kinh tế gia đình ở thành phố Vũng
Tàu, Bà Rịa, huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức và huyện Xuyên Mộc gần
4.352 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,02% vốn KTTN.
- Lao động trong các hộ kinh tế gia đình. Đến năm 2010, hộ kinh
doanh sử dụng khoảng 215.073 lao động, chiếm khoảng 48% lực lượng lao
động làm việc trong KTTN.
15
3.2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động của các đoàn thể
chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tư nhân
3.2.2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
- Số lượng, cơ cấu loại hình và lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
+ Số lượng, cơ cấu loại hình DNTN. Doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh
doanh có sự tăng vọt về số lượng, cơ cấu loại hình đa dang. Năm 2001-2010,
tổng số doanh nghiệp đăng ký lên tới 6.385 doanh nghiệp. Cơ cấu loại hình
đăng ký đa dạng và có sự chênh lệnh giữa các loại hình doanh nghiệp.
+ Lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đăng ký sản
xuất, kinh doanh trên ba lĩnh vực, công nghiệp - xây dựng; thượng mại - dịch
vụ; nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản. Năm 2001-2010, có 6.385 doanh
nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là
2.345 doanh nghiệp, doanh nghiệp lĩnh vực thương mại - dịch vụ 3.665
doanh nghiệp và 375 doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp
và thủy sản.
- Sự phân bố doanh nghiệp tư nhân của địa phương
Các doanh nghiệp tập trung đông ở thành phố Vũng Tàu, huyện Tân
Thành, thành phố Bà Rịa.
- Số lượng vốn, lao động trong doanh nghiệp tư nhân
Năm 2001-2010, tổng vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp gần
49.860 tỷ đồng. Công ty TNHH có tổng vốn gần 20.030 tỷ đồng, vốn CTCP
gần 28.243 tỷ đồng và DNTN hơn 1.623 tỷ đồng.
Lao động trong DNTN: đến năm 2010, có khoảng 228.012 lao động
làm việc trong các loại hình DNTN.
3.2.2.2. Sự phát triển của các tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể nhân dân
trong doanh nghiệp tư nhân
Về tổ chức đảng trong KTTN. Năm 2001, có 5 tổ chức đảng trong các
loại hình KTTN, năm 2010, tăng lên 52 tổ chức đảng. Chất lượng tổ chức
16
đảng trong KTTN ngày càng phát triển. Năm 2007, có 47 tổ chức đảng tham
gia đánh giá, 43 tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Về sự phát triển đảng viên trong KTTN. Năm 2005-2010, kết nạp được
350 đảng viên. Nhiều đảng viên giữ cương vị cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
Về tổ chức Công đoàn trong KTTN. Năm 2010, có 453 tổ chức Công
đoàn được xây dựng, nâng số tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp lên 783
tổ chức, trong 6.385 doanh nghiệp. Tổng số công đoàn viên trong các loại
hình DNTN là 24.351 người, trong tổng 228.012 lao động trong doanh
nghiệp. Chất lượng hoạt động tổ chức Công đoàn cơ sở đạt khá v.v
3.2.3. Một số mô hình sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ và
doanh nghiệp
Giai đoạn 2001-2010, hoạt động hiệu quả nhất là các hộ và doanh
nghiệp làm dịch vụ, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy hải
sản. Một số hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cách làm mới, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, để lại kinh nghiệm quý cho các hộ, doanh nghiệp khác
vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất giỏi với mô hình VAC của ông Nguyễn Văn
Mừng, xã Châu Pha, huyện Tân Thành. Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng, gà
thương phẩm của DNTN Trần Văn Nam, huyện Châu Đức. Công ty TNHH
Lan Anh sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực v.v Kết quả có được của hộ,
doanh nghiệp là do sự cần mẫn trong lao động, vận dụng đúng kỹ thuật, năng
động và sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh v.v...
*
* *
Bước vào giai đoạn mới, KTTN của tỉnh có điều kiện thuận lợi vượt
trội về nhiều mặt, nên đã có bước phát triển dài. Từ hoạt động kinh doanh
của KTTN, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến có cách làm mới,
hiệu quả đóng góp vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc
phòng, an ninh của địa phương
17
Chương 4
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
4.1. Thành tựu phát triển của kinh tế tư nhân
4.1.1. Kinh tế tư nhân đã khơi dậy, phát huy tiềm năng sản xuất,
kinh doanh của một bộ phận dân cư và góp phần bảo vệ chủ quyền biển
đảo quê hương
Sự nỗ lực không ngừng vươn lên của một bộ phận người dân làm
KTTN của tỉnh đã tác động mạnh đến sự khơi dậy, phát huy tiềm năng của
người dân làm KTTN và nguồn lực của nhân dân ở địa phương tham gia đẩy
mạnh phát triển kinh tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có bờ biển đẹp, rộng và trải dài, hằng ngày,
sự hiện diện hàng nghìn tàu thuyền, hàng chục nghìn ngư dân ngày đêm bám
biển, mỗi ngư dân, mỗi con tàu như những “cột mốc sống” khẳng định chủ
quyền lãnh hải, thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông. Điều này, đem lại ý
nghĩa rất lớn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
4.1.2. Kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những năm đầu sau khi thành lập tỉnh, cơ cấu kinh tế vẫn mang nặng
tính chất nông nghiệp, thuần nông. Năm 2001-2010, KTTN phát triển góp
phần chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động
v.v... đa dạng, tích cực và bền vững theo hướng CNH, HĐH.
4.1.3. Kinh tế tư nhân phát triển góp phần hình thành đội ngũ doanh
nhân mới và lực lượng lao động hoạt động trong cơ chế thị trường
Năm 1991-2010, đội ngũ doanh nhân và lực lượng lao động của tỉnh
được hình thành với số lượng lớn. Các tầng lớp doanh nhân và lực lượng lao
động luôn năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, có những giải
18
pháp đưa cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vượt qua khó khăn duy trì hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
4.1.4. Kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tham
gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện của địa phương
KTTN đóng góp tích cực vào giải quyết việc làm cho người lao động,
tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Một bộ phận không nhỏ kinh tế hộ, chủ doanh nghiệp có nhiều hoạt
động thiết thực đối với hoạt động xã hội từ thiện của địa phương.
4.1.5. Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng tổ chức cơ
sở đảng và các đoàn thể nhân dân
Đến năm 2010, KTTN xây dựng gần 52 tổ chức đảng, hàng trăm tổ
chức Công đoàn, nhiều tổ chức Đoàn Thanh niên và tổ chức Hội Liên hiệp
phụ nữ bước đầu được xây dựng trong DNTN. Chất lượng hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_qua_trinh_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_tinh.pdf