A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Tâm lý học thể thao là một lĩnh vực chuyên ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự biểu hiện và phát triển tâm lý cá nhân vận động viên trong những điều kiện đặc thù của hoạt động Thể dục thể thao (TDTT). Thể thao thành tích cao được tồn tại như một hoạt động xã hội đa nhân tố, đặc tính cạnh tranh của thể thao thành tích cao làm cho nó có một cơ sở xã hội rộng lớn. Những tư tưởng đạo đức, phẩm chất ý chí, được rèn luyện và bồi dưỡn
35 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho vận động viên Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sẽ biểu hiện đầy đủ thông qua thành tích thể thao.
Ngày nay thể thao thành tích cao với sự hỗ trợ của khoa học hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sửa đổi luật thi đấu các đã làm cho tính chất của các trận đấu trở nên căng thẳng và quyết liệt, để đáp ứng các nhiệm vụ trong thi đấu điều đó đòi hỏi các vận động viên (VĐV) phải được chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý ngay từ những giai đoạn huấn luyện ban đầu.
Chuẩn bị tâm lý cho VĐV là hệ thống những tác động tâm lý-sư phạm nhằm làm phát triển và hoàn thiện các quá trình nhận thức cũng như các đặc điểm cá nhân cần thiết để VĐV đạt được thành tích trong một môn thể thao nhất định, tạo điều kiện cho VĐV thi đấu một cách ổn định và vững vàng. Giáo dục ý chí là một nội dung quan trọng trong huấn luyện tâm lý cho VĐV, ý chí có quan hệ khăng khít và không thể tách rời với ý thức, ý chí có khả năng định hướng, thúc đẩy, duy trì hoặc trì hoãn hành động mộc cách mạnh mẽ và rõ nét. Ý chí càng cao thì càng thuận lợi để cá nhân phát triển khả năng tự ý thức, làm nền tảng cho hành động ý chí diễn ra, từ đó hình thành nên phẩm chất ý chí của mỗi cá nhân. Các phẩm chất ý chí của con người gắn bó và liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau tạo nên ý chí ở mỗi con người.
Nghiên cứu phẩm chất ý chí (PCYC) đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Nghiên cứu PCYC VĐV nhằm gia tăng nỗ lực hoạt động, điều tiết các hành vi, duy trì trạng thái ổn định trong thi đấu, làm cơ sở để tuyển chọn VĐV và huấn luyện tâm lý chính là mục tiêu của các nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả đi trước chỉ tập trung vào xây dựng mô hình, bàn luận về phương pháp và biện pháp bồi dưỡng phẩm chất ý chí, chưa đi sâu vào nghiên cứu các bài tập trong một môn thể thao cụ thể. Vì vậy chúng tôi lựa chọn “Nghiên cứu một số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho vận động viên Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu.
Từ nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và phân tích các ý kiến chuyên môn để xây dựng các bài tập phát triển PCYC cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thi đấu cho VĐV Karatedo trẻ Quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phẩm chất ý chí VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu 2: Xây dựng các bài tập phát triển phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển phẩm chất ý chí VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam.
Giả thuyết nghiên cứu. Các phẩm chất ý chí như tính mục tiêu, kiên trì, tự chủ, ngoan cường, dũng cảm của VĐV Karatedo sẽ được phát triển tốt hơn thông qua các bài tập phát triển phẩm chất ý chí.
2. Những đóng góp mới của luận án
1. Luận án đã xây dựng được thang đo phẩm chất ý chí (59 biến) theo một qui trình chặt chẽ có đủ độ tin cậy và phù hợp để đo lường 5 phẩm chất ý chí (tính mục tiêu, tự chủ, quyết đoán, kiên trì, ngoan cường-dũng cảm.
- Đánh giá được thực trạng phẩm chất ý chí của các VĐV Karatedo, phân tích các điểm mạnh và tồn tại làm cơ sở để xây dựng các bài tập phát triển phẩm chất ý chí cho các VĐV Karated trẻ. Kết quả đánh giá đã chỉ ra những điểm tồn tại cần phát triển là khả năng lập kế hoạch, xây dựng và theo đuổi mục tiêu cá nhân, khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan, chủ động xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong thi đấu, khắc phục sự nhiễu loạn do tiếng ồn lớn, áp lực thành tích, sợ hãi đắn đo khi phải đương đầu với thử thách. Những thông tin về thực trạng đã làm cơ sở để xây dựng các bài tập khắc phục và làm phát triển các phẩm chất ý chí và tâm lý cá nhân của các VĐV.
2. Luận án đã xây dựng được 65 bài tập phù hợp gồm 03nhóm: bài tập chuyên môn Karatedo (27 bài); bài tập thư giãn giảm căng thẳng (22 bài); nhóm bài tập tâm lý (16 bài). Kết quả phỏng vấn chuyên gia có tỉ lệ đánh giá phù hợp từ 80% trở lên. Cách tiến hành các bài tập đã được mô rõ ràng và tả chi tiết.
3. Luận án sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu để đánh giá sự phát triển phẩm chất ý chí sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm. Kết quả sau thực nghiệm đã có sự tăng trưởng về giá trị trung bình ở tất cả các phẩm chất ý chí (từ 0.54 đến 0.69), sự khác biệt trung bình này đều có ý nghĩa thống kê (Sig<0.05). Tỉ lệ xếp loại “tốt” sau thực nghiệm tăng lên 22.58%, tỉ lệ xếp loại “khá” tăng lên 33.55%, tỉ lệ xếp loại “TB” giảm (-54.19%), tỉ lệ xếp loại “yếu” giảm (-1.93%). Tỉ lệ huy chương Vàng sau thực nghiệm đã đạt được 65% tổng số huy chương vàng đã có đến trước thực nghiệm, tỉ lệ huy chương Bạc đạt được 86.36%, tỉ lệ huy chương Đồng đạt được 78.26%.
- Sử dụng phương pháp so sánh hai mẫu độc lập để đánh giá sự phát triển phẩm chất ý chí giữa nhóm thực nghiệm và nhóm so sánh. Kết quả cho thấy giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm so sánh (từ 0.28 đến 0.49), tổng số lượng trung bình khác biệt nhóm thực nghiệm (20/20 mục khác biệt) cao hơn nhóm so sánh (6/20 mục khác biệt). Tỉ lệ xếp loại sau thực nghiệm tăng lên 2 bậc ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm so sánh (từ 1.9% đến 6.45%), tỉ lệ xếp loại sau thực nghiệm tăng 1 bậc của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm so sánh (từ 28.91% đến 53.35%).
- Kiểm nghiệm phi tham số (Chi bình phương) các nhóm tuổi giữa nhóm thực nghiệm và nhóm so sánh đã tìm thấy 68 khác biệt PCYC ở 4 nhóm tuổi: nam 15 tuổi (23 khác biệt), nữ 15 (17 khác biệt), nữ 16 tuổi (19 khác biệt), nam 17 tuổi (09 khác biệt). Nội dung khác biệt ở các nhóm tuổi phù hợp với nội dung của các bài tập phát triển phẩm chất ý chí và qui luật tâm-sinh lý trong huấn luyện thể thao.
3. Cấu trúc của luận án.
Luận án được trình bày trên khổ giấy A4 với 145 trang đánh máy gồm các mục: Đặt vấn đề (02 trang); Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (43 trang); Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (10 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (86 trang); Kết luận và kiến nghị (04 trang). Luận án có 72 biểu bảng và 02 sơ đồ. Luận án đã sử dụng 92 tài liệu tham khảo, trong đó có 83 tài liệu tiếng Việt và 09 tài liệu tiếng nước ngoài (tiếng Nga và tiếng Trung), 25 phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1
Đặc điểm của môn Karatedo.
1.1.1
Đặc điểm về kỹ thuật của Karatedo.
1.1.2
Đặc điểm chiến thuật trong thi đấu Karatedo.
1.1.3
Đặc điểm thể lực trong Karatedo.
1.1.4
Đặc điểm tâm lý của vận động viên Karatedo.
1.2
Đặc điểm phẩm chất ý chí vận động viên thể thao.
1.2.1.
Một số khái niệm trong tâm lý.
1.2.2
Khái niệm phẩm chất ý chí, phẩm chất ý chí của VĐV.
1.2.3
Các phẩm chất ý chí của VĐV Karatedo
1.2.4
Cấu trúc của phẩm chất ý chí.
2.2.5
Chức năng của ý chí.
1.3
Biểu hiện phẩm chất ý chí của VĐV Karatedo.
1.3.1
Biểu hiện tính mục tiêu của VĐV Karatedo.
2.3.2
Biểu hiện tính kiên trì (bền bỉ) của VĐV Karatedo.
1.3.3
Biểu hiện tính quyết đoán của VĐV Karatedo.
1.3.4
Biểu hiện tính tự chủ của VĐV Karatedo.
1.3.5
Biểu hiện tính ngoan cường-dũng cảm VĐV Karatedo.
1.4
Phương pháp, phương tiện phát triển phẩm chất ý chí VĐV Karatedo.
1.4.1
Phương pháp phát triển phẩm chất ý chí VĐV Karatedo.
1.4.2
Phương tiện phát triển phẩm chất ý chí VĐV Karatedo.
1.4.2.1
Bài tập chuyên môn Karatedo.
1.4.2.2
Bài tập thư giãn, giảm căng thẳng.
1.4.2.3
Bài tập tâm lý.
1.5
Những công trình nghiên cứu có liên quan.
1.6
Kết luận chương 1
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập nâng cao phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu: VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam (n=31). Khách thể so sánh là các VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Trường năng khiếu tỉnh Bình Dương(n=22).
2.1.3.Tổ chức nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ 12/2012 đến 12/2016, chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1(Từ 2013 đến 2014). Nghiên cứu lý thuyết; thiết kế phiếu phỏng vấn; thu thập số liệu; xây dựng thang đo phẩm chất ý chí. Đo lường thực trạng phẩm chất ý chí trước khi xây dựng các bài tập; nghiên cứu lý thuyết về các bài tập; thiết kế phiếu phỏng vấn; xây dựng các bài tập; hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài; viết chuyên đề 1 và 2.
Giai đoạn 2(năm 2015). Xây dựng kế hoạch thực nghiệm; đo lường phẩm chất ý chí trước thực nghiệm; xử lý số liệu; viết chuyên đề 3. Hoàn thiện chương 2 của luận án.
Giai đoạn 3(năm 2016). Tổ chức thực nghiệm; thu thập và xử lý số liệu; hoàn thiện luận án; báo cáo chuyên đề 1, 2 và 3; bảo vệ luận án cấp cơ sở và cấp trường trước hội đồng khoa học.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp phỏng vấn; phương pháp Anket; phương pháp quan sát sư phạm ; phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp thống kê.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng phẩm chất ý chí vận động viên Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam.
3.1.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá và thang đo phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo.
3.1.1.1. Xác định các phẩm chất ý chí của VĐV Karatedo.
Từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu đã tổng hợp được 11 PCYC cơ bản và đặc trưng cho VĐV trong các môn thể thao khác nhau bao gồm các PCYC sau: (1) lòng tin; (2) tính ngoan cường; (3) tính quả cảm; (4) khả năng tự kiềm chế; (5) tính quyết đoán; (6) tính độc lập; (7) tính tự chủ; (8) tính kiên trì; (9) tính dũng cảm; (10) tính mục tiêu; (11) niềm tin.
3.1.1.2. Phỏng vấn chuyên gia
Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy tỉ lệ người đánh giá ở mức tương đối phù hợp (mức 4) và hoàn toàn phù hợp (mức 5) có tỉ lệ từ 50% đến 96.7%. Trong đó thấp nhất là tính quả cảm (50%), tiếp theo lòng tin (76.6%), tính độc lập (83.4%), khả năng tự kiềm chế (86.7%), niềm tin (90%), tính mục tiêu (93.4%), tính kiên trì (93.4%), tính tự chủ (93.4%), tính ngoan cường (93.4%), tính dũng cảm (96.7%), tính quyết đoán (96.7%). Từ kết quả phỏng nghiên cứu đã lựa chọn được 06 PCYC có tỉ lệ đánh giá cao là: tính quyết đoán, tính dũng cảm, tính ngoan cường, tính tự chủ, tính kiên trì, tính mục tiêu để tiến hành nghiên cứu trên VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam.
3.1.1.3. Xác định các yếu tố chính đo lường phẩm chất ý chí VĐV Karatedo.
Phân tích các khái niệm của các PCYC và khái quát thành những yếu tố chính giải thích khái niệm nghiên cứu. Kết quả đã khái quát được 14 yếu tố chính giải thích các khái niệm nghiên cứu. (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Các yếu tố chính giải thích khái niệm nghiên cứu.
Phẩm chất ý chí
1
Các yếu tố chính
Tính
mục tiêu
1
Xác định mục tiêu.
1
2
Theo đuổi mục tiêu.
2
Tính
tự chủ
1
Độc lập trong suy nghĩ và hành động.
3
2
Khắc phục được sức ỳ của tư duy.
4
3
Kiểm soát được cảm xúc và hành vi.
5
4
Chủ động, sáng tạo trong giải quyết nhiệm vụ.
6
Tính
quyết đoán
1
Cơ sở chắc chắn để đưa ra quyết định.
7
2
Quyết định nhanh chóng và hành động kịp thời.
8
3
Tin tưởng vào quyết định của bản thân.
9
Tính
kiên trì
1
Kiên trì vượt qua mệt mỏi và căng thẳng.
10
2
Kiên trì tập trung, vượt qua những trở ngại tâm lý.
11
3
Kiên trì tuân thủ chế độ tập luyện và sinh hoạt.
12
Ngoan cường-
Dũng cảm
1
Dũng cảm hành động.
13
2
Kiên cường trong thi đấu.
14
3.1.1.4. Thiết lập các mục hỏi.
Từ 14 yếu tố chính đã xác định được ở bảng 3.1, thiết lập được 104 mục hỏi và được mã hóa để phù hợp cho việc đo lường, đánh giá.
3.1.1.5. Thiết kế thang đo thử nghiệm (bảng câu hỏi).
Sử dụng 104 mục hỏi vừa thiết lập để xây dựng bảng hỏi đo lường các PCYC. Sử dụng thang đo Liket 5 mức độ để đo lường PCYC từ “hoàn toàn không phù hợp” đến “hoàn toàn phù hợp”.
3.1.1.6. Thu thập dữ liệu.
Bảng hỏi được phát ra để kiểm tra mức độ hiểu của người trả lời và phù hợp để phân tích nhân tố khám phá được phát ra để thu thập dữ liệu. Mẫu nghiên cứu thử nghiệm là 117 VĐV của 6 môn võ Karatedo (26 VĐV), Taekwodo (17 VĐV), Võ cổ truyền (28 VĐV), Boxing (16 VĐV), Muay (15 VĐV), Wushu (15 VĐV). Các thông tin về mẫu gồm: Giới tính, Môn võ, nội dung thi đấu, số năm tập luyện, đẳng cấp VĐV, số lượng huy chương.
3.1.1.7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.
- Kiểm nghiệm Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến có tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 (Corrected Item-Total Correlation 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha tổng=0.946. Số lượng các biến trong các PCYC gồm: tính mục tiêu (11 biến), tính tự chủ (15 biến), tính kiên trì (16 biến), tính quyết đoán (14 biến), tính ngoan cường (09 biến).
- Phân tích nhân tốkhám phá, từ 65 biến ban đầu đã loại bỏ 06 biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 còn lại 59 biến đủ độ tin cậy (11 biến tính mục tiêu, 14 biến tự chủ, 13 biến kiên trì, 14 biến quyết đoán, 07 biến ngoan cường-dũng cảm). Kết quả xoay các nhân tố cho ra 17 nhân tố mới, các nhân tố này được đặt tên theo những nhân tố có hệ số tải cao trong nhóm.
3.1.1.8 Thiết lập thang đo chính thức.
Thang đo chính thức sử dụng 59 biến đủ độ tin cậy vừa được kiểm nghiệm để thiết lập bảng hỏi chính thức. Các biến được mã hóa lại và trộn đều trong bảng hỏi. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ (1)-hoàn toàn không phù hợp đến (5)-hoàn toàn phù hợp để đo lường sự phù hợp của người trả lời. Thang đo được đặt tên là PCY-HK1.
3.1.2.Thực trạng phẩm chất ý chí VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam trước khi xây dựng bài tập.
3.1.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.
Kết quả thống kê mẫu đánh giá thực trạng (bảng 3.10) cho thấy tỉ lệ giới tính là tương đương nhau (50% nam/50% nữ), tỉ lệ VĐV 16-18 tuổi (81%), 15 tuổi (18.7%); tỉ lệ phân bố theo nơi sinh sống cho thấy đa số là người Miền Bắc (37.5%), người Miền Nam (37.5%), Miền Trung (18.7%), Tây Nguyên (6.3%). Thành phần gia đình của VĐV đa số là con nông dân (65.6%), thành phần khác (21.8%), con công chức và buôn bán tương đương nhau (6.3%). Các VĐV là con đầu lòng chiếm tỉ lệ cao nhất (40.6%), con út (37.5%), con thứ (12.5%), con độc nhất (9.4%). Thời gian tham gia tập luyện từ 1 đến 3 năm chiếm đa số (68.7%), còn lại là từ 3 đến 5 năm (31.3%). Đa số các VĐV chưa có đẳng cấp (75%), số còn lại (25%) đã có đẳng cấp. Theo huy chương cho thấy đa số VĐV đã có huy chương (78.1%), số còn lại (21.9%) chưa có huy chương.
3.1.2.2. Đánh giá mức độ chính xác của các câu trả lời.
Kết quả cho thấy có 13/17 mục tương quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê (Sig..05) cho biếtnhững câu trả lời ở các mục này không có sự đồng nhất và ngược lại.
3.1.2.3. Thực trạng trung bình của các phẩm chất ý chí.
- Trung bình tính mục tiêu (từ 3.40 đến 4.28). Những mục đạt mức trung bình thấp là: mt1, mt3.
- Trung bình tính tự chủ (từ 3.12 đến 4.09). Những mục có mức trung bình thấp là: tc2, tc5, tc6, tc1, tc8.
- Trung bình tính quyết đoán (từ 3.21 đến 4.09). Những mục có mức trung bình thấp là: qd9, qd3.
- Trung bình tính kiên trì (từ 3.21 đến 4.25). Những mục có mức trung bình thấp là: kt6, kt2, kt12, kt5.
- Trung bình tính ngoan cường-dũng cảm (từ 2.90 đến 4.25). Những mục có mức trung bình thấp là: nc1, nc2.
3.1.2.4. Thực trạng phẩm chất ý chí theo các yếu tố nhân khẩu học.
- Khác biệt PCYC theo giới tính giữa nam và nữ có13 mục: mt3, mt5, mt7, mt11, tc2, dq11, qd2, qd4, qd5, qd7, kt9, nc2, nc5 (Sig.<.05).
- Khác biệt PCYC theo huy chương giữa có huy chương và chưa có huy chương có 07 mục: mt5, tc7, tc8, qd11, kt3, kt6, nc3 (Sig.<.05)
- Khác biệt PCYC theo đẳng cấp giữa có đẳng cấp và chưa có đẳng cấp có 06 mục: mt1, mt3, tc2, qd4, qd7, kt7 (Sig.<.05)
- Khác biệt PCYC theo lứa tuổi giữa 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi có 03 mục khác biệt giữa 15 tuổi và 17 tuổi: mt5, tc8, kt5 (Sig.<.05)
- Khác biệt PCYC theo thời gian tập luyện giữa các VĐV có thời gian tập luyện dưới 3 năm và trên 3 năm có mục nc1 (Sig.<.05)
- Khác biệt PCYC theo thứ hạng con trong gia đình có 05 mục: kt7, mt3, mt6, mt9, tc14 (Sig.<.05)
3.1.2.5. Kết luận mục tiêu 1
- Thang đo PCYC được xây dựng theo một qui trình chặt chẽ, đủ độ tin cậy và phù hợp để đo lường khách thể nghiên cứu với 59 biến, đo lường 5 PCYC của VĐV Karatedo là tính mục tiêu, tự chủ, quyết đoán, kiên trì, ngoan cường-dũng cảm.
- Thực trạng PCYC của VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam, qua phân tích thực trạng về trung bình và khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học cho thấy. ở tính mục tiêu có điểm mạnh là các VĐV có thể chịu đựng mệt mỏi để hoàn thành nhiệm vụ. Những điểm yếu là khả năng tự thiết lập mục tiêu (lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu tuần, tháng, năm, giải đấu). Ở tính tự chủ, điểm mạnh là khả năng từ bỏ những thói quen có hại, trong tập luyện và thi đấu có thể kìm nén cơ đau để hành động. Những vấn đề còn yếu là khả năng khắc phục những khó khăn chủ quan; chủ động tập luyện theo kế hoạch riêng; suy nghĩ xắp xếp được các vấn đề trong tập luyện thi đấu và sinh hoạt; chủ động trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Ở tính quyết đoán, điểm mạnh là sự quyết tâm thi đấu hết mình, và sự đánh giá về cơ hội chiến thắng để có thể đưa ra những chiến thuật cá nhân. Những vấn đề còn yếu là khả năng vượt qua băn khoăn do dự, chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra trong trận đấu và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong trận đấu. Ở tính kiên trì, điểm mạnh là sự tập trung để chiến thắng đối thủ trong thi đấu. Những vấn đề còn yếu là kiên trì vượt qua sự căng thẳng của cơ bắp, áp lực thành tích ảnh hưởng đến trạng thái thi đấu; khả năng chịu đựng tiếng ồn lớn. Ở tính ngoan cường-dũng cảm, điểm mạnh là tinh thần chiến thắng bản thân. Những vấn đề còn yếu là sự đắn đo sợ hãi khi phải đối đầu với thử thách và bộ lộ quan điểm cá nhân.
Thực trạng về khác biệt theo giới tính cho thấy có sự khác biệt ở tất cả các PCYC tập trung nhiều ở tính mục tiêu và quyết đoán, mức đánh giá ở nam cao hơn nữ. Theo huy chương cũng có sự khác biệt ở tất cả các PCYC tập trung nhiều ở tính tự chủ và kiên trì, mức đánh giá ở VĐV chưa có huy chương giá cao hơn những VĐV đã có huy chương. Theo đẳng cấp có khác biệt ở các PCYC tập trung nhiều ở tính mục tiêu và tính quyết đoán, mức đánh giá ở VĐV đã có đẳng cấp cao hơn VĐV chưa có đẳng cấp. Theo tuổi, khác biệt ở tính mục tiêu và tự chủ ở VĐV 15 tuổi đánh giá cao hơn 17 tuổi, ở tính kiên trì VĐV 15 tuổi đánh giá thấp hơn 17 tuổi. Theo thời gian tập luyện có khác biệt ở tính ngoan cường-dũng cảm, mức đánh giá của VĐV có thời gian tập từ 1-3 năm cao hơn từ 3-5 năm.
3.2. XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT Ý CHÍ CHO VĐV KARATEDO ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA VIỆT NAM.
Từ tổng kết lý thuyết về các phương pháp bài tập, thông tin từ đánh giá thực trạng PCYC và thực tiễn huấn luyện, luận án đã xây dựng 3 nhóm bài tập phát triển PCYC cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam gồm: Các bài tập chuyên môn Karatedo; các bài tập thư giãn giảm căng thẳng; các bài tập tâm lý.
3.2.1. Các bài tập chuyên môn Karatedo.Tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận chuyên môn luận án đã lựa chọn được 27 bài tập chuyên môn gồm 05 nhóm: Bài tập căn bản (03); bài tập phối hợp (08); bài tập tình huống (09); bài tập thể lực (03); bài tập thi đấu (04). Đánh giá độ tin cậy của các bài tập bằng phiếu phỏng vấn có tỉ lệ đánh giá phù hợp từ 81% đến 100%.
3.2.2. Các bài tập thư giãn, giảm căng thẳng.Từ nghiên cứu lý thuyết, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thảo luận chuyên môn luận án đã lựa chọn được 22 bài tập gồm 03 nhóm: Bài tập thở (01 bài tập); bài tập thư giãn động (căng trùng cơ bắp) (01 bài tập) ; bài tập Yoga (20 bài tập). Đánh giá độ tin cậy của các bài tập bằng phiếu phỏng vấn có tỉ lệ đánh giá phù hợp từ 80% đến 95%.
3.2.3. Các bài tập tâm lý.Từ nghiên cứu lý thuyết, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thảo luận chuyên môn luận án đã lựa chọn được 16 bài tập gồm 04 nhóm:bài tập xây dựng động cơ (03 bài tập); bài tập phân tích liên tưởng có định hướng (01 bài); bài tập mường tượng (09 bài tập); bài tập tư duy (03 bài tập). Đánh giá độ tin cậy của các bài tập bằng phiếu phỏng vấn có tỉ lệ đánh giá phù hợp từ 82.7% đến 95.7%.
3.3. ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT Ý CHÍ.
3.3.1 Ứng dụng các bài tập.
3.3.1.1 Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực nghiệm căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm 2016 của đội tuyển Karatedo trẻ Quốc gia gồm 2 chu kỳ lớn:
Chu kỳ I: Thực hiện từ 01/01/2016 đến 19/06/2016,nhiệm vụ cụ thể là: Chuẩn bị thể lực chung và thể lực chuyên môn, tập kỹ thuật căn bản, kỹ thuật thi đấu. Phân loại đánh giá và tuyển chọn VĐV mũi nhọn chuẩn bị cho giải thi đấu Vô địch trẻ Đông Nam Á tại Lào, và giải Việt Nam mở rộng tại Thanh Hóa... Huấn luyện kỹ thuật thi đấu, nâng cao thể lực chuyên môn, chiến thuật và tâm lý.
Các giai đoạn huấn luyện chu kỳ II năm 2016.Thực hiện từ 20/06/2016 đến 31/12/2016, nhiệm vụ là: Chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn, tập kỹ thuật thi đấu. Đánh giá và tuyển chọn VĐV qua giải Trẻ và Cúp chuẩn bị tham gia giải Trẻ Châu Á tại Idonesia. Huấn luyện kỹ thuật thi đấu, nâng cao thể lực chuyên môn, chiến thuật và tâm lý qua thi đấu giao hữu trong nước. Đánh giá và tuyển chọn VĐV tập huấn đợt 2 năm 2016 thông qua giải Vô địch trẻ toàn quốc tại Bắc Ninh. Chuẩn bị thể lực chung, thể lực chuyên môn, huấn luyện kỹ thuật cơ bản và nâng cao, rà soát lại lực lượng chuẩn bị chọn đội hình năm 2017.
3.3.1.2. Tiến trình thực nghiệm các bài tập.
Thời gian thực nghiệm, từ ngày 01/01/2016 đến 22/10/2016, trừ thời gian VĐV thi đấu còn lại là 37 tuần. Các bài tập chuyên môn Karatedo được đưa vào thực nghiệm trong giờ tập chính dựa trên giáo án huấn luyện của HLV theo kế hoạch từng tuần. Các bài tập thể lực được tập vào chiều thứ 7 hàng tuần.Các bài tập thư giãn, giảm căng thẳng và bài tập tâm lý được tập vào giờ tập chính của buổi chiều thứ 5 và tối thứ 3 hàng tuần, VĐV tự tập các bài tập này vào buổi tối hoặc sáng sớm.Sinh hoạt tổng kết tuần, giải trí kết hợp với tập quan sát qua phim ảnh được tiến hành vào buổi tối thứ 7 hoặc tối chủ nhật. Kết quả xây dựng tiến trình thực nghiệm được trình bày ở phụ lục 25.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập.
3.3.2.1. Phẩm chất ý chí của nhóm thực nghiệm (trước thực nghiệm).
- Trung bình phẩm chất ý chí (trước thực nghiệm):
Nam 15 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 3.30 (từ 3.21 đến 3.51)
Nữ 15 tuổi (n=7) trung bình chung các PCYC là 3.19 (từ 3.09 đến 3.33)
Nữ 16 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 3.52 (từ 3.38 đến 3.65)
Nam 17 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 3.28 (từ 3.20 đến 3.42)
- Xếp loại phẩm chất ý chí (trước thực nghiệm).Tính mục tiêu (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” không có, xếp loại “khá” 11 VĐV (35.48%), xếp loại “TB” có 19 VĐV (61.29%), xếp loại “yếu” có 01 VĐV (3.23%), xếp loại “kém” không có. Tính tự chủ (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” không có, xếp loại “khá” có 09 VĐV (29.03%), xếp loại “TB” có 22 VĐV (70.97%), xếp loại “yếu, kém” không có. Tính quyết đoán (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” không có, xếp loại “khá” có 14VĐV (45.16%), xếp loại “TB” có 16 VĐV (51.61%), xếp loại “yếu” có 01 VĐV (3.23%), xếp loại “kém” không có. Tính kiên trì (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” không có, xếp loại “khá” có 16 VĐV (51.61%), xếp loại “TB” có 15 VĐV (48.39%), xếp loại “yếu, kém” không có. Tính ngoan cường-dũng cảm, tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” có 01 VĐV (3.23%), xếp loại “khá” có 10 VĐV (32.25%), xếp loại “TB” có 19 (61.29%), xếp loại “yếu” có 01 VĐV (3.23%), xếp loại “kém” không có.
- Số lượng huy chương.Tổng số huy chương mà các VĐV đã đạt được đến thời điểm trước thực nghiệm là 97 huy chương, trong đó tỉ lệ huy chương vàng là (53.61%), tỉ lệ huy chương bạc (22.68%), tỉ lệ huy chương đồng (23.71%).
3.3.2.2. Phẩm chất ý chí nhóm thực nghiệm (sau thực nghiệm).
- Trung bình phẩm chất ý chí (sau thực nghiệm)
Nam 15 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 3.85 (từ 3.68 đến 3.98)
Nữ 15 tuổi (n=7) trung bình chung các PCYC là 3.74 (từ 3.65 đến 3.92)
Nữ 16 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 4.21 (từ 4.04 đến 4.46)
Nam 17 tuổi (n=8) trung bình chung các PCYC là 3.97 (từ 3.85 đến 4.11)
- Xếp loại phẩm chất ý chí (sau thực nghiệm).
Tính mục tiêu (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” có 10 VĐV (32.26%), xếp loại “khá” có 20 VĐV (64.52%), xếp loại “TB” có 01 VĐV (3.23%), không có xếp loại “yếu, kém”. Tính tự chủ (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” có 10 VĐV (32.26%), xếp loại “khá” có 20 VĐV (64.52%), xếp loại “TB” có 01 VĐV (3.23%), không có xếp loại “yếu, kém”. Tính quyết đoán (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” có 04 VĐV (12.90%), xếp loại “khá” có 25 VĐV (80.65%), xếp loại “TB” có 02 VĐV (6.45%), không có xếp loại “yếu, kém”. Tính kiên trì (n=31), xếp loại “tốt” có 04 VĐV (12.90%), xếp loại “khá” có 26 VĐV (38.87%), xếp loại “TB” có 01 VĐV (3.23%), không có xếp loại “yếu, kém”. Tính ngoan cường-dũng cảm (n=31), tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” có 08 VĐV (25.81%), xếp loại “khá” có 21 VĐV (67.74%), xếp loại “TB” có 02 VĐV (6.45%), không có xếp loại “yếu, kém”.
- Số lượng huy chương (sau thực nghiệm).Tổng số huy chương sau thực nghiệm (71 huy chương) có 34 huy chương vàng (47.89%), huy chương bạc 19 (26.76%), huy chương đồng 18 (25.35%).
3.3.2.3. So sánh phẩm chất ý chí nhóm thực nghiệm (trước-sau thực nghiệm).
- So sánh trung bình (trước và sau thực nghiệm)
Kết quả so sánh trung bình PCYC được trình bày ở bảng 3.35. (trang sau)
Phân tích kết quả(bảng 3.35) cho thấy hiệu số trung bình của các đều có giá trị dương (từ 0.46 đến 0.78), trong đó cao nhất là tính mục tiêu (0.78), thấp nhất là tính kiên trì (0.46). Hiệu số trung bình của tính mục tiêu (từ 0.61 đến 0.91), tính tự chủ (từ 0.52 đến 0.76), tính quyết đoán (từ 0.42 đến 0.62), tính kiên trì (từ 0.35 đến 0.59), tính ngoan cường-dũng cảm (từ 0.59 đến 0.68)
- So sánh khác biệt trung bình (trước-sau thực nghiệm).
Kết quả kiểm nghiệmt-test (trước-sau) được trình bày ở bảng 3.36. (trang sau). Phân tích kết quả (bảng 3.36) cho thấy tất cả các PCYC sau thực nghiệm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (Sig.<0.05) so với trước thực nghiệm.
- So sánh tỉ lệ xếp loại (trước-sau thực nghiệm).
Kết quả so sánh tỉ lệ xếp loại được trình bày ở bảng 3.38 (trang sau)
Phân tích kết quả (bảng 3.38) cho thấy: Nam 15 tuổi, tính mục tiêu tỉ lệ xếp loại “Khá” tăng thêm 100%, xếp loại “TB” giảm đi (-100%). Tính tự chủ, xếp loại “Tốt” tăng thêm 12.5%, xếp loại “Khá” tăng thêm 75%, xếp loại “TB” giảm đi (-87.5%). Tính quyết đoán, xếp loại “Khá” tăng thêm 75%, xếp loại “TB” giảm đi (-62.5%), xếp loại “yếu” giảm đi (-12.5%). Tính kiên trì, xếp loại “Khá” tăng thêm 37.5%, xếp loại “TB” giảm đi (-37.5%).
Bảng 3.35. So sánh trung bình nhóm thực nghiệm (trước-sau thực nghiệm).
Nhóm tuổi
Mục tiêu
Tự chủ
Quyết đoán
Kiên trì
Ngoan cường-
dũng cảm
Trung bình
(tuổi)
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Nam 15
3.23
3.98
3.29
3.81
3.26
3.68
3.51
3.86
3.21
3.90
3.30
3.84
Nữ 15
3.12
3.73
3.09
3.65
3.19
3.66
3.22
3.73
3.33
3.92
3.19
3.74
Nữ 16
3.65
4.46
3.38
4.14
3.54
4.13
3.45
4.04
3.57
4.25
3.52
4.21
Nam 17
3.20
4.11
3.30
3.97
3.35
3.97
3.42
3.85
3.29
3.91
3.28
3.97
Trung bình
chung PCYC
3.30
4.08
3.27
3.90
3.34
3.87
3.41
3.87
3.35
4.00
3.33
3.94
Nhóm tuổi
Hiệu số
(Sau-trước)
Hiệu số
(Sau-trước)
Hiệu số
(Sau-trước)
Hiệu số
(Sau-trước)
Hiệu số
(Sau-trước)
Hiệu số
(Sau-trước)
Nam 15
0.75
0.52
0.42
0.35
0.68
0.54
Nữ 15
0.61
0.56
0.47
0.52
0.59
0.55
Nữ 16
0.82
0.76
0.59
0.59
0.68
0.69
Nam 17
0.91
0.67
0.62
0.43
0.62
0.68
Trung bình
chung PCYC
0.78
0.63
0.53
0.46
0.65
0.61
Bảng 3.36. So sánh trung bình khác biệt phẩm chất ý chí nhóm thực nghiệm (trước và sau thực nghiệm)
Phẩm chất ý chí
Giới tính-tuổi
Trước
Sau
│T tính│
T bảng
Sig.
Mục tiêu
Nam 15 tuổi
3.23
3.98
9.82
2.36
<0.05
Nữ 15 tuổi
3.12
3.73
9.87
2.45
<0.05
Nữ 16 tuổi
3.65
4.47
9.93
2.36
<0.05
Nam 17 tuổi
3.02
4.11
6.46
2.36
<0.05
Tự chủ
Nam 15 tuổi
3.29
3.81
5.00
2.36
<0.05
Nữ 15 tuổi
3.09
3.65
8.62
2.45
<0.05
Nữ 16 tuổi
3.38
4.14
11.25
2.36
<0.05
Nam 17 tuổi
3.30
3.97
9.38
2.36
<0.05
Quyết đoán
Nam 15 tuổi
3.26
3.68
3.07
2.36
<0.05
Nữ 15 tuổi
3.19
3.66
7.56
2.45
<0.05
Nữ 16 tuổi
3.54
4.13
7.30
2.36
<0.05
Nam 17 tuổi
3.35
3.97
9.50
2.36
<0.05
Kiên trì
Nam 15 tuổi
3.51
3.86
3.67
2.36
<0.05
Nữ 15 tuổi
3.22
3.74
5.55
2.45
<0.05
Nữ 16 tuổi
3.45
4.04
4.72
2.36
<0.05
Nam 17 tuổi
3.42
3.85
4.03
2.36
<0.05
Ngoan cường-Dũng cảm
Nam 15 tuổi
3.21
3.89
6.33
2.36
<0.05
Nữ 15 tuổi
3.33
3.92
5.61
2.45
<0.05
Nữ 16 tuổi
3.57
4.25
8.04
2.36
<0.05
Nam 17 tuổi
3.29
3.91
7.74
2.36
<0.05
Bảng 3.38. So sánh hiệu số tỉ lệ xếp loại phẩm chất ý chí nhóm thực nghiệm
(trước và sau thực nghiệm).
Nhóm tuổi
Xếp loại
Mục tiêu
(Sau-trước)
%
Tự chủ
(Sau-trước)
%
Quyết đoán
(Sau-trước)
%
Kiên trì
(Sau-trước)
%
Ngoan cường
Dũng cảm
(Sau-trước)
%
Tổng hiệu số
(sau –trước)
%
Nam 15 (n=8)
Tốt
0
12.5
0
0
12.5
5
Khá
100
75
75
37.5
62.5
70
TB
-100
-87.5
-62.5
-37.5
-75
-72.5
Yếu
0
0
-12.5
0
0
-2.5
kém
0
0
0
0
0
-
Nữ
15 (n=7)
Tốt
0
0
0
0
28.57
5.71
Khá
71.42
85.71
14.28
71.42
14.28
51.43
TB
-71.42
-85.71
-14.28
-71.42
-42.85
-57.14
Yếu
0
0
0
0
0
-
kém
0
0
0
0
0
-
Nữ
16 (n=8)
Tốt
100
62.5
37.5
37.5
37.5
55
Khá
-87.5
-12.5
-25
0
0
-25
TB
-12.5
-50
-12.5
-37.5
-37.5
-30
Yếu
0
0
0
0
0
-
kém
0
0
0
0
0
-
Nam 17 (n=8)
Tốt
25
50
12.5
12.5
12.5
22.5
Khá
37.5
0
37.5
25
62.5
32.5
TB
-50
-50
-50
-37.5
-62.5
-50
Yếu
-12.5
0
0
0
-12.5
-5
kém
0
0
0
0
0
-
Tính ngoan cường-dũng cảm, tỉ lệ xếp loại “Tốt” tăng thêm 12.5%, tỉ lệ xếp loại “Khá” tăng thêm 62.5%, tỉ lệ xếp loại “TB” giảm đi (-75%) sau thực nghiệm. Tổng tỉ lệ xếp loại “tốt” ở nam 15 tuổi tăng lên (5%), tổng tỉ lệ xếp loại “khá” tăng lên (70%), tổng tỉ lệ xếp loại “TB” giảm đi (-72.5%), tổng lệ xếp loại “yếu” giảm đi (-2.5%).
Nữ 15 tuổi, tính mục tiêu tỉ lệ xếp loại “Khá” tăng thêm 71.42%, tỉ lệ xếp loại “TB” giảm đi (-71.42%). Tính tự chủ, tỉ lệ xếp loại “Kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_mot_so_bai_tap_nang_cao_pham_chat.docx