Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất các trường thành viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ********** HOÀNG HÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƯỜNG THÀNH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62140103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Huỳnh Trọng Khải Hướng dẫn 2: TS Vũ Thái Hồng Phản biện 1:

docx38 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất các trường thành viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học TDTT vào hồi: .giờ.ngày..tháng.....năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1.Thư viện Viện Khoa học TDTT. 2.Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Hoàng Hà, Huỳnh Trọng Khải (2016), “Thực trạng thể chất nữ sinh viên năm thứ nhất Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, (18),Trường Đại học Đồng Tháp, tr. 35-39. Hoàng Hà, Trần Thu Lệ, Huỳnh Trọng Khải (2016), Thực trạng thể chất nam sinh viên năm thứ nhất Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học thể thao, (1), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr 152-156. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế hiện nay, công tác GDTC ở các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh còn kém hiệu quả. Việc thực hiện giảng dạy chương trình GDTC theo qui định của các trường còn có sự khác biệt, không thống nhất, do các điều kiện chủ quan lẫn khách quan của mỗi trường. Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục đích: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học của các trường thành viên Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Thực trạng công tác giáo dục thể chất của các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất các trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã cung cấp thông tin chính xác về thực trạng công tác GDTC tại các trường thành viên ĐHQG-HCM về các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, quan tâm của Ban giám hiệu), về ý kiến góp ý, tham luận của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên thông qua hội thảo khoa học và thể chất của sinh viên. Luận án đã xây dựng được thang đo đánh giá của SV, giảng viên, cán bộ quản lý về công tác GDTC cho các trường thành ĐHQG-HCM. Luận án đã xây dựng được 6 giải pháp và 24 biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM là: Giải pháp về thông tin tuyên truyền (3 biện pháp); Giải pháp về cơ chế, chính sách (4 biện pháp); Giải pháp về cơ cấu, tổ chức (2 biện pháp); Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ (4 biện pháp); Giải pháp về đội ngũ (6 biện pháp) và Giải pháp về chương trình GDTC (chính khóa, ngoại khóa) (5 biện pháp). Luận án đã xây dựng được chương trình GDTC mới đã đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và phù hợp với điều kiện thực tiễn là cung cấp các kiến thức về GDTC phương pháp tập luyện TDTT; trang bị kỹ thuật các môn thể thao; giúp sinh viên nâng cao sức khỏe (thể lực); đa dạng, phong phú giúp sinh viên lựa chọn theo sở thích; giờ học có mật độ vận động cao; thời lượng chương trình phù hợp và đúng theo qui định của Bộ GD&ĐT và phân bổ số tiết ở mỗi học kỳ là hợp lý. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 140 trang gồm: Phần mở đầu (3 trang); Chương 1 - Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2 - Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (7 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (87 trang); Kết luận – kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 39 bảng, 30 biểu đồ. Ngoài ra, luận án sử dụng 86 tài liệu tham khảo và 9 phụ lục. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương tổng quan luận án trình bày 7 nội dung là: Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, Vai trò GDTC đối với mục tiêu giáo dục con người toàn diện, Công tác GDTC và thể thao trong trường học, Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDTC cho SV, Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể lực lứa tuổi 18 – 22, Giới thiệu về ĐHQG-HCM và Một số công trình nghiên cứu có liên quan cò thể tốm tắt như sau: Trong từng giai đoạn lịch sử Thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học nói riêng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xác định là một bộ phận không thể thiếu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề giáo dục thể chất và hoạt động thể thao cho cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người toàn diện, đó là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Mục tiêu của giáo dục thể chất nhằm xây dựng và hình thành các kỹ năng vận động cơ bản cho người học, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa và rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, giáo dục tinh thần tự giác học tập, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, phát triển hài hòa về thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho con người. Để phát triển toàn diện và khoa học thể chất cần quan tâm đền các yếu tố tác động đến công tác giáo dục thể chất của sinh viên các trường thành viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh gồm: con người (đội ngũ giáo viên, người học); cơ chế chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; cơ sở vật chất trang thiết bị; chương trình giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa; các phong trào hoạt động thể thao và các giải thi đấu thể thao sinh viên. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2 Khách thể nghiên cứu: Khách thể kiểm tra thực trạng thể chất 1232 Sinh viên (590 nữ) các trường thành viên ĐHQG-HCM gồm: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 318 SV (194 nữ); Đại học Khoa học tự nhiên: 248 SV (114 nữ); Đại học Bách khoa: 335 SV (66 nữ); Đại học Kinh tế Luật: 331 SV (216 nữ). Khách thể thực nghiệm gồm 460 sinh viên (208 nữ) khóa 2013 trường ĐHKHXH&NV được chia làm 9 nhóm chia theo nội dung và giới tính, trong đó có 7 nhóm thực nghiệm và 2 nhóm đối chứng. Khách thể phỏng vấn: 10 chuyên gia và 20 giảng viên giảng dạy GDTC của các trường thành viên ĐHQG-HCM; 1228 sinh viên (687 nam và 541 nữ); 350 sinh viên (152 nữ) khóa 2013 trường ĐHKHXH&NV đã học xong chương trình thực nghiệm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương Pháp kiểm tra Y học (Phương Pháp kiểm tra chức năng, Phương pháp nhân trắc học), Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1 Địa điểm nghiên cứu Viện khoa học TDTT Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất của các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Thực trạng các điều kiện đảm bảo Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở Đại học Quốc gia cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy GDTC và hoạt động TDTT cho sinh viên; trong đó trường ĐHBK đáp ứng được 90%, ĐHKHTN và ĐHKHXH&NV 80% và trường ĐH KTL đáp ứng được 20%. Trang thiết bị và dụng cụ giảng dạy thì hầu hết các trường đều đáp ứng yêu, cầu chỉ có trường Đại học Kinh tế Luật là không đầy đủ. Về số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy của Đại học Quốc gia còn thiếu rất nhiều về lực lượng chuyên môn để giảng dạy môn Giáo dục thể chất (chỉ có có 1 tiến sĩ, 21 thạc sĩ và 8 cử nhân phải đảm nhận cho hơn 51.649 sinh viên đại học chính quy, 3.943 sinh viên cao đẳng chính quy). Căn cứ vào quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển Thể dục, Thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" cho thấy: Căn cứ vào quyết định trên và số lượng sinh viên của các trường ĐHQG-HCM cho thấy rất thiếu diện tích cho tập luyện TDTT, chỉ ĐH BK cơ bản đáp ứng được nhu cầu trên; về đội ngũ chỉ có trường ĐHKHXH&NV là đảm bảo về số lượng giảng viên GDTC theo qui định và cả ĐHQG-HCM chỉ có 1 tiến sĩ. Đội ngũ giảng viên chỉ có 01 trình độ tiến sĩ nên các hoạt động khoa học hầu như rất ít và không có do giảng viên phải tập trung cho công tác giảng dạy. Thực tế cho thấy trường ĐHBK trung bình 1 giảng viên phải dạy khoảng 800 tiết/năm; trường ĐHKHTN là 940 tiết/năm và ĐHKHXH&NV là 630 tiết/năm. Chương trình giáo dục thể chất theo qui định của Bộ ở các trường thuộc ĐHQG-HCM còn có sự khác biệt khá lớn, chưa đồng bộ, vì nhiều lý do các trường đã chủ động xây dựng chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mình. Trong đó, trường ĐH KHXH&NV thực hiện đúng thời lượng và nội dung chương trình GDTC theo qui định của Bộ GD&ĐT (150 tiết); các trường ĐH BK và ĐH KHTN chỉ có 90 tiết và nội dung cũng không thống nhất, trường ĐH BK chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 học 30 tiết (điền kinh – thể dục) và giai đoạn 2 học 60 tiết tự chọn các môn (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn và cờ). Trường ĐH KHTN không chia các giai đoạn toàn bộ chương trình GDTC 90 tiết đều học tự chọn các môn (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ và cầu lông). Qua phân tích trên cho thấy ĐHQG-HCM cần có một chương trình GDTC chuẩn thống nhất và theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT. Về chương trình giảng dạy ngoại khóa hầu hết các trường đều chọn bóng đá và bóng chuyền. Trong đó trường ĐHKHXH&NV và trường ĐHBK có chương trình ngoại khóa phong phú với 5 môn thể thao; trường ĐHKHTN và trường ĐHKTL thì chương trình ngoại khóa chỉ có 3 môn. Hầu hết các chương trình ngoại khóa chỉ dành cho các đội tuyển TDTT có huấn luyện viên, còn các CLB sinh hoạt chủ yếu là tự phát và không có người hướng dẫn Nhìn chung các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu thốn về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ; đội ngũ thiếu về số lượng, trình độ và nghiệp vụ sư phạm không cao; về chương trình thời lượng chưa theo qui định của Bộ GD&ĐT, nội dung chưa đa dạng, phong phú và mật độ vận động trong giờ học GDTC chưa cao; Ban giám hiệu các trường rất quan tâm. Thực trạng về thể chất của sinh viên tại các trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh * So sánh thể chất nam SV các trường thuộc ĐHQG-HCM với nam sinh viên TP. Hồ Chí Minh và TBTCVN 19 tuổi được trình bày tại bảng 3.7 Số liệu bảng 3.7 cho thấy thể chất của nam sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn TBTCVN 19 tuổi ở chiều cao đứng, cân nặng, BMI, công năng tim, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây; tương đương ở bật xa tại chỗ và chạy 5 phút tùy sức; kém hơn ở các chỉ tiêu chạy 30 m XPC, chạy con thoi 4 x 10m, lực bóp tay thuận và chỉ tiêu dẻo gập thân. Thể chất của nam sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn SV TP.HCM ở chiều cao đứng, cân nặng, BMI, công năng tim và chạy 5 phút tùy sức; kém hơn ở chỉ tiêu dẻo gập thân, bật xa tại chỗ và chạy con thoi 4x10m. * So sánh thể chất nữ SV các trường thuộc ĐHQG-HCM với SV TP. Hồ Chí Minh và TBTCVN 19 tuổi được trình bày tại bảng 3.8. Bảng 3.7. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên ĐHQG-HCM với nam sinh viên TP.Hồ Chí Minh 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi TT Chỉ tiêu SV ĐHQG N = 642 TBTCVN SV TP.HCM t1 t2 S D1 D2 1 Chiều cao đứng (cm) 167.50 6.01 164.87 1.59 164.31 1.94 10.49 12.72 2 Cân nặng (kg) 56.30 7.18 53.16 5.91 53.62 5.00 10.50 8.96 3 Chỉ số BMI 20.06 2.24 19.55 2.60 19.85 1.05 5.43 2.22 4 Công năng tim 10.99 2.17 13.20 -16.73 12.41 11.43 24.39 15.67 5 Dung tích sống 2.85 0.48 - - - - - - 6 Chạy 30 m XPC (s) 5.00 0.38 4.85 3.13 - - 9.65 - 7 Bật xa tại chỗ (cm) 218.73 20.53 218.00 0.33 227.70 -3.94 0.85 10.48 8 Dẻo gập thân (cm) 10.47 4.68 13.00 -19.45 13.26 21.03 12.94 14.27 9 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 20.59 3.58 20.00 2.96 - - 3.96 - 10 Chạy con thoi (s) 10.82 0.82 10.59 2.21 10.23 5.80 6.81 17.30 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 956.65 133.55 954.00 0.28 918.40 4.16 0.48 6.87 12 Lực bóp tay (KG) 41.41 5.20 44.44 -6.82 - - 13.97 - Bảng 3.8. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên ĐHQG-HCM với nữ sinh viên TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi TT Chỉ tiêu SV ĐHQG N = 590 TBTCVN SV TP.HCM t1 t2 S D1 D2 1 Chiều cao đứng (cm) 156.45 5.43 153.66 1.82 156.00 0.29 11.27 1.82 2 Cân nặng (kg) 47.59 5.44 45.77 3.97 46.43 2.49 7.32 4.66 3 Chỉ số BMI 19.44 1.97 19.48 0.22 19.05 2.04 0.47 4.32 4 Công năng tim 11.45 2.50 14.04 18.42 12.71 9.88 22.67 11.01 5 Dung tích sống 1.96 0.37 - - - - - - 6 Chạy 30 m XPC (s) 6.34 0.56 6.19 2.44 - - 5.88 - 7 Bật xa tại chỗ (cm) 166.94 15.81 159.00 4.99 173.00 3.50 11.01 8.41 8 Dẻo gập thân (cm) 11.07 5.17 13.00 14.87 12.27 9.81 8.20 5.10 9 Nằm ngửa gập bụng trong 30” (lần) 13.27 3.24 12.00 10.62 - - 8.62 - 10 Chạy con thoi (s) 12.26 0.81 12.62 2.89 12.04 1.79 9.83 5.81 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 730.58 90.21 729.00 0.22 732.10 0.21 0.39 0.37 12 Lực bóp tay (KG) 27.74 3.73 29.15 4.84 - - 8.30 - Số liệu trong bảng 3.8 cho thấy: Thể chất của nữ sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn TBTCVN 19 tuổi ở chiều cao đứng, cân nặng, công năng tim, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây và bật xa tại chỗ; tương đương ở chỉ số BMI, chạy con thoi 4 x 10m và chạy 5 phút tùy sức; kém hơn ở các chỉ tiêu chạy 30 m XPC, lực bóp tay thuận và chỉ tiêu dẻo gập thân. Thể chất của nữ sinh viên ĐHQG-HCM tốt hơn nữ SV TP.HCM ở cân nặng, BMI và công năng tim; tương đương ở chiều cao đứng và chạy 5 phút tùy sức; kém hơn ở chỉ tiêu dẻo gập thân, bật xa tại chỗ và chạy con thoi 4 x 10m. Đánh giá thể chất SV các trường thuộc ĐHQG-HCM theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bảng 3.9, 3.10). Số liệu tại bảng 3.9 cho thấy kết quả xếp loại theo từng chỉ tiêu và xếp loại thể lực nam sinh viên năm thứ nhất ĐHQG-HCM theo qui định 53/2008/BGD&ĐT loại tốt có 130 SV, chiếm tỷ lệ 20.25%; loại đạt có 165 SV, chiếm tỷ lệ 25.70% và loại không đạt có 347 SV, chiếm tỷ lệ 54.05%. Số liệu tại bảng 3.10 cho thấy kết quả xếp loại theo từng chỉ tiêu và xếp loại thể lực nữ SV năm thứ nhất ĐHQG-HCM theo qui định 53/2008/BGD&ĐT loại tốt có 10 sinh viên, chiếm tỷ lệ 1.69%; loại đạt có 22 SV, chiếm tỷ lệ 3.73% và loại không đạt có 558 SV, chiếm tỷ lệ 94.58%. Bảng 3.9. Đánh giá thể lực nam sinh viên ĐHQG-HCM theo qui định 53/2008/BGD&ĐT Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 gy) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (gy) Chạy con thoi 4 x 10m (gy) Chạy 5 phút tùy sức (m) Thể lực SV Quy định BGD&ĐT Tốt > 47,5 > 22 > 225 < 4,70 < 11,75 > 1060 Đạt ≥ 41,4 ≥ 17 ≥ 207 ≤ 5,70 ≤ 12,40 ≥ 950 Sinh viên ĐHQG-HCM Tốt 86 13.39% 263 41.04% 230 35.83% 145 22.61% 557 86.78% 144 22.43% 130 20.25% Đạt 238 37.04% 295 45.91% 241 37.57% 470 73.22% 67 10.43% 201 31.30% 165 25.70% Không đạt 318 49.57% 84 13.04% 171 26.61% 27 4.17% 18 2.78% 297 46.26% 347 54.05% Bảng 3.10. Đánh giá thể lực nữ sinh viên năm thứ nhất ĐHQG-HCM theo qui định 53/2008/BGD&ĐT Lực bóp tay thuận (kg) Nằm ngửa gập bụng (lần/30 gy) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (gy) Chạy con thoi 4 x 10m (gy) Chạy 5 phút tùy sức (m) Thể lực SV Quy định BGD&ĐT Tốt > 31,6 > 19 > 169 < 5,70 < 12,00 > 940 Đạt ≥ 26,7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6,70 ≤ 13,00 ≥ 870 Sinh viên ĐHQG-HCM Tốt 80 13.51% 25 4.16% 289 48.86% 59 9.98% 233 39.50% 14 2.29% 10 1.69% Đạt 288 48.86% 108 18.30% 175 29.73% 403 68.40% 238 40.33% 26 4.57% 22 3.73% Không đạt 222 37.63% 457 77.55% 126 21.41% 128 21.62% 119 20.17% 550 93.14% 558 94.58% 3.1.2. Đánh giá của sinh viên về công tác giáo dục thể chất Kiểm định tính hợp lệ và độ tin cậy của phiếu phỏng vấn Như ta biết nghiên cứu định lượng thì người nghiên cứu sử dụng các thang đo lường chính xác khác nhau và có độ tin cậy cao. Để kiểm định độ tin cậy của thang đo trên luận án tiến hành theo 3 bước sau: Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu. Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi Qua 3 bước trên cho thấy bảng hỏi của luận án có 5 mục hỏi có hệ số tương quan biến tổng của các biến lớn hơn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.786 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao. Do đó luận án đã xác định được 05 mục hỏi trên cho phần trở ngại, khó khăn trong việc học GDTC. Thực trạng công tác giáo dục thể chất qua khảo sát sinh viên Luận án tiến hành khảo sát trên 1228 sinh viên thuộc 4 trường của ĐHQG-HCM, thu được kết quả ở bảng 3.20. Số liệu tại bảng 3.20 cho thấy: sinh viên đánh giá chương trình ngoại khóa thấp nhất với (trung bình = 2.45) tiếp đến là chương trình GDTC chính khóa (trung bình = 2.71) mức giữa trung bình và yếu; sinh viên đánh giá cao nhất về đội ngũ (trung bình = 3.46) và cơ sở vật chất (trung bình = 3.39) giữa mức trung bình và khá. Trong tất cả các mục hỏi được khảo sát thì mục hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa được sinh Bảng 3.20. Kết quả phỏng vấn sinh viên của các trường ĐHQG-HCM đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất Công tác giáo dục thể chất Trung bình Độ lệch chuẩn Về chương trình giáo dục thể chất chính khóa 2,71 1 Cung cấp các kiến thức về GDTC, phương pháp tập luyện TDTT 2,45 ,610 2 Trang bị kỹ thuật các môn thể thao 2,69 ,528 3 Nâng cao sức khỏe (thể lực) 3,07 ,703 4 Đa dạng, phong phú 2,45 ,524 5 Mật độ vận động trong giờ học 2,54 ,579 6 Thời lượng chương trình (tổng số tiết) 2,81 ,568 7 Phân bổ số tiết ở mỗi học kỳ 2,96 ,671 Giáo dục thể chất ngoại khóa 2,45 8 Nội dung chương trình 2,39 ,569 9 Hình thức tổ chức hoạt động 2,38 ,607 10 Phong trào TDTT của nhà trường 2,59 ,652 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 3,39 11 Số lượng sân bãi 3,28 ,485 12 Chất lượng sân bãi 3,34 ,499 13 Vệ sinh và an toàn của sân bãi 3,42 ,524 14 Số lượng trang thiết bị, dụng cụ 3,47 ,520 15 Chất lượng trang thiết bị, dụng cụ 3,44 ,515 Về đội ngũ giảng viên 3,46 16 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 3,45 ,523 17 Trình độ của giảng viên 3,48 ,517 18 Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên 3,44 ,522 viên đánh giá thấp nhất (trung bình = 2.38) gần mức yếu và cao nhất là mục hỏi trình độ giảng viên (trung bình = 3.48) giữa mức trung bình và mức khá. Thực trạng khó khăn, trở ngại, mục đích, sự quan tâm về học phần giáo dục thể chất qua khảo sát sinh viên được trình bày tại bảng 3.23, 3.24 và 3.25 Kết quả khảo sát cho thấy: về các điều kiện đảm bảo: Nội dung chương trình không đa dạng, hấp dẫn; giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động không cao được SV đánh giá trên mức ảnh hưởng (trung bình = 4.20); về bản thân SV được đánh giá ở mức không ảnh hưởng đến bình thường (trung bình = 2.59); trong đó hai mục hỏi sợ đau hoặc mắc phải chấn thương và không có kinh phí được SV đánh giá mức trên trung bình; còn hai mục hỏi không đủ sức khỏe (trung bình = 1.44) gần mức không ảnh hưởng và không thích tham gia hoạt động TDTT được đánh giá gần mức không ảnh hưởng (trung bình = 2.24). Kết quả khảo sát tại bảng 3.24 cho thấy mục đích cao nhất của SV khi tham gia học GDTC là đủ điều kiện tốt nghiệp với 473 SV chiếm 38.5%; kế đến là rèn luyện sức khỏe với 294 SV chiếm 23.9%, mở rộng giao tiếp là 19.9%, rèn luyện phẩm chất ý chí 16.0% và khác là 1.7%. Kết quả khảo sát tại bảng 3.25 cho thấy mối quan tâm cao nhất của SV khi tham gia học GDTC là nội dung chương trình với 530 SV chiếm 43.2%; kế đến là cơ sở vật chất với 293 SV chiếm 23.9%, phương pháp giảng dạy là 11.9%, trình độ giảng viên 11.8%, thời gian đào tạo 8.1% và khác là 1.1%. Tổ chức hội thảo khoa học Để làm rõ hơn thực trạng công tác GDTC các trường thành viên ĐHQG-HCM tôi tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác Giáo dục thể chất: giá trị, thực trạng và giải pháp” vào ngày thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013, tại Hội trường D, Trường ĐHKHXH&NV với sự chủ trì của PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường ĐH HKHXH&NV và PGS.TS Đỗ Vĩnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng. Hội thảo có: 305 người tham dự và 26 bài viết đăng trong kỷ yếu. Ban tổ chức đã chọn 8 báo cáo tại hội thảo. Bảng 3.23. Kết quả khảo sát về những trở ngại, khó khăn của SV khi học GDTC Trở ngại, khó khăn Trung bình Độ lệch chuẩn Về các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC 4.20 1 Nội dung chương trình không đa dạng, hấp dẫn; Giờ học nhàm chán, thiếu hứng thú, mật độ vận động không cao 4.20 .590 Về bản thân sinh viên 2.59 2 Không thích tham gia các hoạt động TDTT 2.24 .424 3 Không đủ sức khỏe 1.44 .496 4 Sợ đau hoặc mắc phải chấn thương 3.44 .496 5 Không có kinh phí 3.22 .757 Bảng 3.24. Mục đích của SV tham gia học GDTC Mục đích Tổng số Tỷ lệ % 1 Rèn luyện sức khỏe 294 23.9 2 Rèn luyện các phẩm chất ý chí 196 16.0 3 Mở rộng giao tiếp 244 19.9 4 Đủ điều kiện tốt nghiệp 473 38.5 5 Khác 21 1.7 Tổng 1228 100 Bảng 3.25. Mối quan tâm của SV tham gia học GDTC Quan tâm Tổng số Tỷ lệ % 1 Nội dung chương trình 530 43.2 2 Cơ sở vật chất, sân bãi 293 23.9 3 Phương pháp giảng dạy 146 11.9 4 Trình độ giảng viên 145 11.8 5 Thời gian đào tạo 100 8.1 6 Khác 14 1.1 Tổng 1228 100 Kết quả hội thảo cho thấy thực trạng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG TP.HCM còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu thốn về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ; Đội ngũ tuy có cố gắng nhưng vẫn thiếu về số lượng, trình độ và nghiệp vụ sư phạm không cao; Về chương trình thời lượng chưa theo qui định của Bộ GD & ĐT, nội dung chưa đa dạng, phong phú và mật độ vận động trong giờ học GDTC chưa cao. 3.2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GDTC CÁC TRƯỜNG THÀNH VIÊN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH. 3.2.1. Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và công tác GDTC nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG-HCM, chiến lược phát triển ĐHQG-HCM đến 2015. 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các giải pháp Căn cứ vào thực trạng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM về thực trạng các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC như cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình và mối quan tâm của lãnh đạo nhà trường; về thực trạng, khó khăn, trở ngại, mục đích và mối quan tâm của SV và kết quả hội thảo khoa học. 3.2.1.3. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp: Tính mục tiêu, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa và bổ sung, đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính khả thi. 3.2.2. Xây dựng nội dung các giải pháp Trên cơ sở pháp lý, thực tiễn và nguyên tắt nêu trên, nghiên cứu từng bước hoàn thiện và kiện toàn hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV các trường thuộc ĐHQG-HCM gồm 6 giải pháp. Tiến hành xây dựng phiếu và phỏng vấn 10 chuyên gia (08 là cán bộ quản lý Bộ môn GDTC của các trường thuộc ĐHQG- Bảng 3.29. Kết quả phỏng vấn các biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của ĐHQG-HCM TT Test CBQL (n = 10) Giảng viên (n = 20) So sánh Mean Std. Mean Std. t Sig. Giải pháp về thông tin tuyên truyền 1 Biện pháp 1 4.40 .516 4.35 .489 .259 .797 2 Biện pháp 2 4.20 .422 4.25 .444 -.295 .770 3 Biện pháp 3 4.20 .422 4.15 .366 .335 .740 Giải pháp về cơ chế, chính sách 4 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .295 .770 5 Biện pháp 2 4.60 .516 4.60 .503 .000 1.000 6 Biện pháp 3 4.80 .422 4.85 .366 -.335 .740 7 Biện pháp 4 4.40 .516 4.50 .513 -.502 .619 Giải pháp về cơ cấu, tổ chức 8 Biện pháp 1 4.90 .316 4.95 .224 -.502 .619 9 Biện pháp 2 5.00 .000a 5.00 .000a -.593 .558 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ 10 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .252 .803 11 Biện pháp 2 4.70 .483 4.80 .410 .295 .770 12 Biện pháp 3 4.60 .516 4.55 .510 -.250 .804 13 Biện pháp 4 4.50 .527 4.55 .510 .295 .770 Giải pháp về đội ngũ 14 Biện pháp 1 4.80 .422 4.75 .444 .502 .619 15 Biện pháp 2 4.60 .516 4.50 .513 .250 .804 16 Biện pháp 3 4.50 .527 4.45 .510 -.259 .797 17 Biện pháp 4 4.60 .516 4.65 .489 -.506 .617 18 Biện pháp 5 4.50 .527 4.60 .503 -.250 .804 19 Biện pháp 6 4.50 .527 4.55 .510 .295 .770 Giải pháp về chương trình GDTC (chính khóa, ngoại khóa) 20 Biện pháp 1 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 21 Biện pháp 2 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 22 Biện pháp 3 4.70 .483 4.70 .470 .000 1.000 23 Biện pháp 4 5.00 .000 4.95 .224 .701 .489 24 Biện pháp 5 4.60 .516 4.65 .489 -.259 .797 HCM và 02 chuyên gia GDTC tại TP.HCM) hai lần cách nhau 1 tháng. Luận án chọn các giải pháp có giá trị trung bình từ 4.50 trở lên ở cả hai lần phỏng vấn gồm 6 giải pháp. 3.2.3. Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên GDTC Để xác định các biện pháp thực hiện 6 giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các trường thuộc ĐHQG-HCM, tôi tiến hành xây dựng phiếu (phụ lục 6) và phỏng vấn 10 chuyên gia và 20 giảng viên, kết quả thu được ở bảng 3.29. Kết quả khảo sát ở bảng 3.29 chọn những biện pháp được cán bộ quản lý và giảng viên chọn ở mức trung bình từ 4.00 (mức đồng ý) trở lên. Kết quả chọn được 24 biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên các trường ĐHQG-HCM là: Giải pháp 1: Giải pháp về thông tin tuyên truyền Mục đích của giải pháp: Nhằm nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Nội dung của giải pháp: Tổ chức, triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi sinh hoạt chung và đặt biệt thông qua các giải thể thao; các tấm gương điển hình về thể dục thể thao. Cách thực hiện: gồm 3 biện pháp Biện pháp 1: Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao trong các buổi chào cờ, tuần sinh hoạt công dân, thông qua các Hội thao, trong các buổi sinh hoạt chung. Thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường – ĐHQG-HCM như: loa phát thanh, tờ rơi, băng rôn, các bảng tin đào tạo, bảng tin Đoàn – Hội, trên website. Đặt biệt phải thường xuyên làm mới và hấp dẫn mục công tác GDTC và hoạt động TDTT trên trang web. Biện pháp 2: Định kỳ tổ chức các Hội thao, cuộc thi tìm hiểu về TDTT, các hoạt động thể thao cộng đồng (đi bộ đồng hành, chạy việt dã, ngày hội thanh niên khỏe, ...) cho sinh viên trong ĐHQG-HCM. Qua các hoạt động trên tổ chức các hội thảo nói về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của thể dục thể thao. Biện pháp 3: Tổ chức giao lưu với các VĐV ưu tú, các đội tuyển TDTT đạt thành tích xuất sắc; tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác GDTC và hoạt động TDTT. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ chế, chính sách Mục đích của giải pháp: Tạo cơ sở pháp lý để các trường thuận lợi trong quản lý, tổ chức, triển khai các hoạt động giảng dạy giáo dục thể chất. Tạo điều kiện tốt về vật chất và tinh thần giúp cho giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Giúp sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện thể dục thể thao tốt nhất. Nội dung của giải pháp: Xác định được nội dung, cách thức, văn bản quy định, văn bản hỗ trợ quản lý, tổ chức, triển khai công tác giáo dục thể chất của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục & Đào tạo, ĐHQG – HCM và của từng thành viên. Xây dựng đề xuất ban hành các văn bản hỗ trợ giảng viên và SV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác GDTC. Cách thực hiện: gồm 4 biện pháp Biện pháp 1: Quán triệt các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tư, quyết định, văn bản của Bộ GDĐT, ĐHQG-HCM về công tác GDTC và thể thao trường học. Qua đó có những biện pháp, kế hoạch cụ thể để triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM. Biện pháp 2: Xây dựng các hệ thống văn bản, quy định chặt chẽ, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ về công tác GDTC của các trường thuộc ĐHQG-HCM. Biện pháp 3: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ giảng dạy GDTC ngang với cán bộ giảng dạy các môn khác (tính giờ trong giảng dạy chính khóa, ngoại khóa, giờ chuẩn, ...). Biện pháp 4: Xây dựng và ban hành các văn bản về chế độ chính sách ưu tiên cho SV trong các đội tuyển đạt thành tích xuất sắc, VĐV đẳng cấp. Giải pháp 3: Giải pháp về cơ cấu, tổ chức Mục đích của giải pháp: Phát huy tiềm năng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tổ chức đào tạo, góp phần tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất của các trường thành viên phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ĐHQG-HCM. Nội dung của giải pháp: Xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy quản lý thống nhất về công tác giáo dục thể chất của ĐHQG-HCM. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị giúp cho công tác giáo dục thể chất được thuận lợi. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn phân công nhiệm vụ cho các trường thành viên trong công tác giáo dục thể chất. Cách thực hiện: gồm 2 biện pháp Biện pháp 1: Kiện toàn bộ máy quản lý công tác GDT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luon.docx
Tài liệu liên quan