Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và kỹ thuật môn Wushu nội dung tán thủ (Sanshou) ở nam vận động viên lứa tuổi 16-18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ************ BÙI XUÂN HOÀNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ VÀ KỸ THUẬT MÔN WUSHU NỘI DUNG TÁN THỦ (SANSHOU) Ở NAM VẬN ĐỘNG VIÊN LỨA TUỔI 16-18 Chuyên ngành : HUẤN LUYỆN THỂ THAO Mã số : 62 14 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 Hµ Néi - 2008 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Trần Tu

docx32 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và kỹ thuật môn Wushu nội dung tán thủ (Sanshou) ở nam vận động viên lứa tuổi 16-18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uấn Hiếu Hướng dẫn 2: TS Phan Hồng Minh Phản biện 1: GS.TS Lê Quý Phượng Trường Đại học TDTT T.p Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS Hồ Đắc Sơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS Nguyễn Kim Lan Tổng cục Thể dục thể thao Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao. Vào hồi: . giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện Khoa học Thể dục thể thao. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bùi Xuân Hoàng (2016), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ cho nam vận động viên wushu – nội dung tán thủ,lứa tuổi 16-18, hạng cân <52kg”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo TDTT, số 1, Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh, tr.52 - 55. 2. Bùi Xuân Hoàng (2016), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ cho nam vận động viên wushu – nội dung tán thủ,lứa tuổi 16-18, hạng cân >52kg”, Tạp chí Khoa học TDTT, số 2, Viện Khoa học TDTT, tr. 29 - 32. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây hòa chung với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước, thể thao Việt Nam đã có những bước đi vững chắc, có sự thay đổi lớn mạnh trong việc tạo dựng vị thế với các nước trong khu vực, châu lục và thế giới. Đồng thời, thể thao quần chúng và thể thao trường học cũng phát triển mạnh mẽ. Wushu là một môn võ cổ truyền của người Trung Quốc. Wushu dịch sang tiếng Việt có nghĩa là võ thuật. Wushu rất quen thuộc với người Việt Nam, nó vừa mang tính chất văn hoá phương Đông vừa mang đặc điểm riêng của dân tộc. Hiện nay, WuShu cũng đã được xác định là môn thể thao trọng điểm được đầu tư trong chiến lược phát triển của Ngành thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020. (Các môn thể thao trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên trong quãng thời gian qua, công tác huấn luyện, tập luyện Wushu nội dung tán thủ (Sanshou) mới chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm lâu năm của các HLV là chủ yếu hoặc có chăng cũng chỉ là ký kết các hợp đồng có thời hạn mời các chuyên gia có chuyên môn về Wushu TaoLu, Sanshou từ các địa phương của Trung Quốc sang huấn luyện mà thôi và trên thực tế không phải địa phương nào của mình cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo quản lý thể dục thể thao về bộ môn này. Chính vì vậy việc nghiên cứu SMTĐ và kỹ thuật môn Wushu - nội dung tán thủ (Sanshou) ở VĐV Nam lứa tuổi 16 – 18 là công việc rất quan trọng đối với công tác chuyên môn. Hiện nay đã có một số công trình khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận trong công tác huấn luyện - đào tạo VĐV võ thuật nói chung, và huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) nói riêng, như công trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả: Nguyễn Thế Truyền (1999), Trần Tuấn Hiếu (1999); Lâm Quang Thành (2004); Nguyễn Đương Bắc (2000); Đặng Thị Hồng Nhung (2011); Trần Kim Tuyến (2009); Đỗ Tuấn Cương (2014) [18]... Song phần lớn các tác giả chỉ dừng lại ở nghiên cứu hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh viên, hoặc ở việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu, còn đi sâu nghiên cứu hệ thống bài tập huấn luyện tố chất SMTĐ cho VĐV môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) Nam VĐV 16 - 18 tuổi chưa có tác giả quan tâm nghiên cứu Xuất phát từ những lý do nêu trên, để đạt mục đích nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất SMTĐ cho nam VĐV môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) Nam VĐV 16 - 18 tuổi nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật môn Wushu - nội dung tán thủ (Sanshou) ở nam VĐV lứa tuổi 16 - 18 ”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật của VĐV môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) Nam VĐV 16 - 18 tuổi ở nước ta, luận án tiến hành lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay, xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn công tác huấn luyện nhằm phát triển SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) Nam VĐV 16 - 18 tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18. Mục tiêu 2: Thực trạng huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho 04 hạng cân nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18. Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16-18. Giả thuyết khoa học của luận án: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện nam VĐV tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 trên phạm vi toàn quốc cho thấy công tác huấn luyện đạt hiệu quả chưa cao. Giả thuyết nguyên nhân chính là do hệ thống bài tập ứng dụng trong công tác đào tạo - huấn luyện, cũng như các phương tiện và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa được xây dựng một cách có hệ thống và chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học cần thiết. Nếu xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV và lựa chọn được những bài tập thích hợp, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo VĐV lứa tuổi này. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 15 chỉ tiêu, test đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 (các thông số sư phạm) và đánh giá thông qua 5 thông số động lực học trên hệ thống máy SM – 104 với 2 kỹ thuật; trên cơ sở đó, so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ và kỹ thuật của VĐV và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tâp luyện cho đối tượng nghiên cứu. - Tiến hành đánh giá thực trạng công tác huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 nói riêng. - Thông qua nghiên cứu luận án đã lựa chọn được 79 bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18. Bước đầu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài tập lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV. 3. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 159 trang A4 bao gồm phần: Đặt vấn đề (6 trang), Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (52 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (19 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (79 trang); Phần kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 39 bảng, 09 biểu đồ. Ngoài ra luận án sử dụng 138 tài liệu tham khảo, trong đó có 99 tài tiệu tiếng Việt, 04 tài liệu tiếng anh, 08 tài liệu tiếng Nga và 11 tài liệu tiếng Trung và phần Phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm đặc trưng cơ bản của môn võ Wushu 1.1.1. Đặc điểm chung của môn Wushu Phần viết trình bày khái niệm về môn võ Wushu, qua đói khẳng định: Wushu là môn quốc võ tiêu biểu nhất cho tinh hoa nền võ thuật Trung Quốc. Đồng thời phân loại các nội dung thi đấu trong môn Wushu, qua đó cho thấy Wushu được chia thành 2 nội dung thi đấu chính là quyền thuật (với 4 nội dung) và thi đấu đối kháng. 1.1.2. Đặc điểm kỹ - chiến thuật môn wushu Phần viết trình bày cụ thể về đặc điểm kỹ thuật môn Wushu, trong đó có hệ thống 14 kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong thực tế thi đấu Wushu. Song song với việc trình bày về đặc điểm kỹ thuật, luận án cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan tới chiến thuật môn Wushu và được chia theo các phần: Chiến thuật tấn công (bao gồm tấn công trực tiếp với các mục Tấn công tại chỗ, ngả người tấn công, trượt trước tấn công và tến công gián tiếp với 2 phấn phản công trực tiếp và phản công gián tiếp); Và chiến thuật phản công. 1.1.3. Đặc điểm về thi đấu môn Wushu Trình bày chi tiết về đặc điểm thi đấu môn Wushu theo các đặc điểm về hạng câng, khu vực thi đấu, lứa tuổi thi đấu, thời gian thi đấu, các kỹ thuật thi đấu, các vùng được phép đánh tấn công và phản công ghi điểm và các điểm được ghi nhận. 1.2. Quy trình đào tạo và đặc điểm huấn luyện VĐV Wushu trẻ 1.2.1. Đặc điểm quy trình đào tạo VĐV Wushu trẻ Phân tích đặc điểm quy trình đào tạo VĐV Wushu trẻ thông qua tham khảo quan điểm của các tác giả: Philin V.P, Nôvicốp A.D, Matvêép L.P, Nabatnhicova M.Ia (1985), Harre Dr (1996), Phạm Danh Tốn... Qua phân tích các quan điểm của các tác giả về quy trình huấn luyện nhiều năm thấy, muốn đạt được đỉnh cao thành tích trong các môn thể thao nói chung và môn võ Wushu nói riêng, phải qua quá trình tập luyện hệ thống thường xuyên lâu dài và khoa học. Đồng thời phải vận dụng các phương pháp, phương tiện và hệ thống bài tập phù hợp từng giai đoạn tập luyện và phù hợp từng độ tuổi, giới tính, trình độ, năm tập luyện và cá nhân. 1.2.2. Diễn biến thành tích của nam VĐV môn Wushu trẻ Đánh giá diễn biến thành tích của VĐV thông qua nghiên cứu hồ sơ của 90 VĐV tham dự giải Wushu trẻ toàn quốc năm 2013 tại Thái Bình theo các tiêu chí: Cân nặng thực tế trong mỗi hạng cân; Chiều cao đứng trung bình trong mỗi hạng cân; Tuổi trung bình trong mỗi hạng cân; Tuổi trung bình đạt thành tích trong mỗi hạng cân; Xây dựng mô hình tuổi tối ưu đạt thành tích cao trong môn Wushu. Kết quả cho thấy: tuổi trung bình của VĐV đạt thành tích cao tại các giải thi đấu trong nước như sau: Cân nặng trung bình thực tế trong các hạng cân nhỏ chênh lệch không nhiều so với số cân giới hạn quy định. Còn với các hạng cân lớn từ 65kg đến trên 75kg có chênh lệch rất lớn so với hạng cân quy định. Chiều cao đứng trung bình trong mỗi hạng cân tăng lên theo hạng cân từ thấp đến cao. Riêng các hạng cân nặng từ 65kg - trên 75kg không thay đổi nhiều. Tuổi trung bình của các VĐV tham gia thi đấu và tuổi trung bình đạt thành tích trong mỗi hạng cân nhỏ có xu hướng thấp hơn các hạng cân lớn. 1.2.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý và thể lực VĐV Wushu trẻ Phân tích đặc điểm tâm, sinh lý của VĐV Wushu trẻ lứa tuổi 16-18. Kết quả cho thấy: đây là giai đoạn cơ thể của các em đang ở thời kỳ hoàn thiện nên việc giáo dục các tố chất thể lực đặc biệt là tố chất sức mạnh phải chú ý đặc điểm tâm, sinh lý và thể lực của các em, đồng thời phải biết các thời kỳ nhạy cảm trong phát triển chức năng vận động, từ đó cho phép định hướng đúng trong huấn luyện phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất SMTĐ. 1.3. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất SMTĐ và kỹ thuật trong đào tạo VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16- 18 1.3.1. Đặc điểm huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16- 18 Lứa tuổi thanh thiếu niên tức lứa tuổi trẻ, phải kết hợp huấn luyện sức mạnh chung và sức mạnh chuyên môn đảm bảo kết hợp có trình tự phương thức co cơ, trình tự dùng lực, tốc độ cố gắng (hưng phấn) của thần kinh, cũng như cấu trúc của cơ thể để đảm bảo chuyển tốt sức mạnh chung vào hoàn thành động tác kỹ thuật. 1.3.2. Các quan điểm về sức mạnh và SMTĐ Tham khảo các quan điểm về SMTĐ của Nôvicôp A.D và Mátvêép L.P, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Harre. Dr, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Trường và Trần Tuấn Hiếu. Kết quả cho thấy: SMTĐ về bản chất là sức mạnh sinh ra trong các động tác nhanh. Trong WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) tố chất SMTĐ đặc biệt quan trọng vì do tố chất này mà có thể giải quyết tương đối tốt nhiệm vụ vận động; Khi thực hiện kỹ thuật tấn công, phòng thủ hay phòng thủ phản công đều cần sử dụng các động tác, đòn đấm và đòn đá hoặc đòn đỡ đòi hỏi phải có sức mạnh lớn tốc độ cao (sức mạnh hợp lý và tốc độ cao). 1.3.3. Huấn luyện tố chất SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV Wushu trẻ Phần viết trình bày chi tiết về các vấn đề: Huấn luyện SMTĐ cho VĐV Wushu trẻ và Huấn luyện kỹ thuật cho VĐV Wushu trẻ. Trong đó trình bày chi tiết về các quan điểm của các tác giả khác nhau khi tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau cũng như quan điểm của tác giả, các giai đoạn và các phương pháp huấn luyện 1.4. Quan điểm về bài tập huấn luyện SMTĐ cho VĐV Wushu trẻ 1.4.1. Bài tập thể dục thể thao phát triển tố chất thể lực Để đạt được thành tích thể thao cao phải sử dụng các phương tiện khác nhau như: vệ sinh, điều kiện tự nhiên... nhất là các bài tập TDTT phương tiện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao, phù hợp mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Tính mục đích của bài tập huấn luyện thể thao thành tích cao thể hiện ở chỗ được sử dụng để phát triển thành tích trong môn thi đấu lựa chọn. 1.4.2. Bài tập thể dục thể thao trong huấn luyện phát triển tố chất SMTĐ cho VĐV Wushu sanshou trẻ Bài tập thể lực chuyên môn gồm các yếu tố của động tác thi đấu, các biến dạng của chúng cũng như các động tác và những vận động tương tự động tác thi đấu về hình thức và tính biểu hiện lực. Cần nhấn mạnh bài tập là những bài tập chuyên môn khi giống căn bản với các bài tập thi đấu được lựa chọn 1.4.3. Phương pháp sử dụng lượng vận động bài tập thể dục thể thao trong huấn luyện SMTĐ cho VĐV Wushu trẻ Trình bày chi tiết về các phương pháp: Phương pháp đẳng trương, phương pháp gia tốc, phương pháp kết hợp, Phương pháp lực ứng suất đàn hồi hay còn gọi là phương pháp plyometrics (nhượng bộ - khắc phục). 1.5. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả: Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Trần Tuấn Hiếu và Ngô Ích Quân (1999), Cao Hoàng Anh (2000), Nguyễn Đương Bắc (2000), Nguyễn Thy Ngọc (2008), Đặng Thị Hồng Nhung (2011), Vũ Xuân Thành (2012), Đỗ Thế Hồng (2009), Nguyễn Mạnh Đức (2010), Nguyễn Trí Quân (2014)... qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả cho thấy: Đa số các tác giả sử dụng phương pháp lập test sư phạm, đã có 1 tác giả ứng dụng các thiết bị thực nghiệm sinh cơ trong vận động. Các tác giả nghiên cứu theo độ tuổi, VĐV ở mỗi độ tuổi nghiên cứu tập trung ở một số hạng cân nhất định, tuy nhiên nêu rõ chỉ giới các hạng cân hoặc chỉ số thể trọng trung bình của VĐV từng lứa tuổi. Các công trình nghiên cứu này đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển tố chất SMTĐ cho nam VĐV Môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) Nam VĐV 16 - 18 tuổi ở nước ta. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các bài tập phát triển SMTĐ và kỹ thuật môn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) ở nam VĐV lứa tuổi 16 - 18. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 trong 4 nhóm hạng cân 48kg, 52kg, 56kg, 60kg trẻ phân theo Luật thi đấu của Liên đoàn WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) thế giới quy định được chia làm các nhóm sau: Nhóm theo dõi ngang, Nhóm quan sát sư phạm, Nhóm theo dõi dọc ;Về khách thể phỏng vấn: Phỏng vấn lựa chọn test; Đối tượng phỏng vấn về mức độ quan tâm tới việc huấn luyện tố chất SMTĐ và kỹ thuật và Đối tượng phỏng vấn lựa chọn phát triển SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý 2.2.6. Phương pháp đo xung lực đòn tấn công bằng hệ thống SM-104 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Thời gian nghiên cứu Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2015 và được chia 3 giai đoạn. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Viện khoa học TDTT; Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội vàTrung tâm đào tạo vận động viên bộ Công An.. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 3.1.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 Phân viết trình bày chi tiết 3 nguyên tắc lựa chọn test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV. 3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho hạng cân nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 Xác định hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu Wushu Sanshou thông qua quan sát sư phạm 50 buổi tập và các trận thi đấu tập và thi đấu chính thức các giải Wushu Sanshou năm 2014 năm 2015. Kết quả cho thấy: các kỹ thuật Đá đảo sơn và Bắt chân trong có ưu thế đặc biệt quan trọng trong thi đấu Wushu Sanshou, các kỹ thuật đều được sử dụng trong suốt trận đấu. Điều đó nói lên 1 kỹ thuật của Wushu Sanshou phải có SMTĐ và được duy trì để đạt được hiệu quả trong từng kỹ thuật và duy trì nó trong từng pha đánh, dẫn đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật trong suốt trận đấu (trung bình 1 trận đấu thực hiện là 12.2 lần kỹ thuật thì có 10.0 lần là kỹ thuật có hiệu quả). Lựa chọn test đánh giá SMTĐ và kỹ thuật thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các HLV Wushu nội dung tán thủ thông qua các bước: Lựa chọn thông qua quan sát sư phạm, tham khảo tài liệu và phỏng vấn trực tiếp các HLV Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test. Kết quả: đã lựa chọn được 15 chỉ tiêu, test đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 (các thông số sư phạm) và đánh giá thông qua 5 thông số động lực học ltrên hệ thống máy SM – 104 với 2 kỹ thuật. Cụ thể: Các chỉ số sư phạm: Nhóm test tâm lý (3 test) Phản xạ đơn (ms). Phản xạ phức (ms). Loại hình thần kinh (điểm) Nhóm test thể lực (4 test) Bật xa tại chỗ (cm). Nằm sấp chống đẩy trong 15s (lần). Lực bóp tay thuận (kg). Nhảy dây trong 15s (lần). Nhóm test kỹ thuật (8 test) Di chuyển đánh tay vào đích trên đường thẳng 15s (lần). Đá đảo sơn trước tại chỗ 15s (lần). Đá đảo sơn chân sau tại chỗ 15s (lần). Đá đảo sơn hai chân di chuyển đá trái phải 15s (lần) Đá ngang chân trước vào đích 15s (lần). Bốc nộm hất qua vai ra sau15s (lần) Vật nộm qua hông 15s (lần) Thực hiện tổ hợp tay trái đấm xuynh tay phải đấm thảng 15s (lần) Các chỉ số trên máy SM – 104: kiểm tra 2 kỹ thuật đấm thẳng tay sau và đá đảo sơn chân sâu tại chỗ bằng máy đo xung lực SM – 104 để xác định các thông số: Thời gian phản xạ T (ms); Thời gian dùng lực t (ms), đỉnh lực (F), Xung lực (P=Fxt) và chỉ số sức mạnh (SQ=FxPT/100). 3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật của nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 3.1.2.1. So sánh sự khác biệt về các nội dung đánh giá SMTĐ và kỹ thuật của nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 Tiến hành so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ và kỹ thuật của nam VĐV Wushu – nội dung tán thủ lứa tuổi 16-18 làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn phân loại trình độ SMTĐ và kỹ thuật của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trình độ SMTĐ và kỹ thuật của VĐV các hạng cân khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho VĐV, cần thiết phải xây dựng cho mỗi hạng cân một tiêu chuẩn riêng. 3.1.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 Xây dựng tiêu chuẩn phân loại theo từng nội dung đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phân loại theo từng nội dung đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 trên cơ sở sử dụng quy tắc 2d trên cơ sở kết quả của lần lập test thứ nhất. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9 tới bảng 3.13 (bảng mẫu 3.9 và 3.13) Thông qua bảng 3.9 tới 3.13 cho thấy: Để sử dụng các bảng tiêu chuẩn phân loại trên, VĐV phải được tiến hành lập test theo đúng quy chuẩn, ghi lại thành tích, chọn hạng cân phù hợp và đối chiếu thành tích để phân loại trình độ VĐV. Cách phân loại trình độ thể lực cho phép đánh giá năng lực vận động, từng thành phần, xếp loại theo từng chỉ tiêu mà không kiểm tra đồng bộ tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống Test của từng cấp độ. Khi đánh giá một hay vài chỉ tiêu không phản ánh đủ khách quan trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu nhưng lại theo dõi mặt nào đó của trình độ thể lực. Xây dựng thang điểm đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 Để xây dựng thang điểm đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu – nội dung tán thủ, lứa tuổi 16-18, chúng tôi tiến hành quy chuẩn thành tích theo thang độ C ở lần lập test thứ nhất. Kết quả bảng điểm phân loại được trình bày từ bảng 3.14 tới bảng 3.18. (bảng mẫu 3.14 và 3.18). Bảng 3.14 tới 3.18 trong luận án đã xây dựng thang điểm đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu - nội dung tán thủ lứa tuổi 16-18 theo từng hạng cân. Để sử dụng những bảng điểm đánh giá này, VĐV cần được lập test theo đúng quy định và ghi lại thành tích đạt được, đánh giá cân nặng chính xác của VĐV và lựa chọn bảng điểm đánh giá theo hạng cân quy định, sau đó đối chiếu và tính điểm quy định theo từng chỉ tiêu. Bảng 3.9. Tiêu chuẩn xếp loại SMTĐ và kỹ thuật theo từng chỉ tiêu của nam VĐV Wushu lứa tuổi 16 – 18 nhóm hạng cân 48kg TT Test Phân loại Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Phản xạ đơn (ms) ≤186.88 186.89-203.25 203.26-235.98 236.00-252.35 ≥252.36 2 Phản xạ phức (ms) ≤281.81 281.82-297.93 297.94-330.16 330.18-346.28 ≥346.29 3 Loại hình thần kinh (điểm) ≤4.01 4.02-4.12 4.13-4.33 4.35-4.44 ≥4.45 4 Bật xa tại chỗ (cm) ≥274.36 254.8-274.35 215.68-254.7 196.12-215.67 ≤196.11 5 Nằm sấp chống đẩy trong 15s (lần) ≥24.37 22.21-24.36 17.89-22.20 15.73-17.88 ≤15.72 6 Lực bóp tay thuận (kG) ≥52.74 48.3-52.73 39.42-48.2 34.98-39.41 ≤34.97 7 Nhảy dây trong 15s (lần) ≥47.79 44.06-47.78 36.6-44.05 32.87-36.5 ≤32.86 8 Di chuyển đánh tay vào đích trên đường thẳng 15s (lần) ≥62.56 57.04-62.55 46.00-57.03 40.48-45.99 ≤40.47 9 Đá đảo sơn trước tại chỗ 15s (lần) ≥35.99 33.4-35.98 28.22-33.3 25.63-28.21 ≤25.62 10 Đá đảo sơn chân sau tại chỗ 15s (lần) ≥33.46 31.85-33.45 28.63-31.84 27.02-28.62 ≤27.01 11 Đá đảo sơn hai chân di chuyển đá trái phải 15s (lần) ≥35.17 32.99-35.16 28.63-32.98 26.45-28.62 ≤26.44 12 Đá ngang chân trước vào đích 15s (lần) ≥31.6 28.92-31.5 23.56-28.91 20.88-23.55 ≤20.87 13 Bốc nộm hất qua vai ra sau15s (lần) ≥5.53 4.29-5.52 1.81-4.28 0.57-1.80 ≤0.56 14 Vật nộm qua hông 15s (lần) ≥5.97 4.82-5.96 2.52-4.81 1.37-2.51 ≤1.36 15 Thực hiện tổ hợp tay trái đấm xuynh tay phải đấm thảng 15s (lần) ≥40.31 35.99-40.30 27.35-35.98 23.03-27.34 ≤23.02 Bảng 3.13. Tiêu chuẩn xếp loại SMTĐ và kỹ thuật các chỉ số động lực học trên máy SM - 104 của nam VĐV Wushu lứa tuổi 16 – 18 TT Chỉ tiêu Phân loại Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Đấm thẳng tay sau Thời gian phản xạ T (ms) ≤818.97 818.98-866.51 866.52-961.59 961.60-1009.12 ≥1009.13 Thời gian dùng lực t (ms) ≤23.31 23.32-27.18 27.19-34.92 34.93-38.78 ≥38.79 Đỉnh lực (F) ≥253.82 227.34-253.81 174.38-227.33 147.90-174.37 ≤147.90 Xung lực (P = FÍt) ≥7807.22 7022.30-7807.21 5452.46-7022.29 4667.54-5452.45 ≤4667.54 Chỉ số sức mạnh (SQ=FÍP/T/100) ≥42.85 38.90-42.84 31.00-38.89 27.05-30.89 ≤27.05 Đá đảo sơn chân sau tại chỗ Thời gian phản xạ T (ms) ≤853.27 853.28-960.42 960.44-1174.72 1174.71-1281.86 ≥1281.87 Thời gian dùng lực t (ms) ≤16.00 16.01-18.88 18.89-24.64 24.65-27.51 ≥27.52 Đỉnh lực (F) ≥339.38 320.45-339.37 282.59-320.44 263.66-282.58 ≤263.66 Xung lực (P = FÍt) ≥6518.14 5946.12-6518.13 4802.08-5946.11 4230.06-4802.07 ≤4230.06 Chỉ số sức mạnh (SQ=FÍP/T/100) ≥63.01 58.48-63.00 49.42-58.47 44.89-49.41 ≤44.89 Bảng 3.14. Thang điểm đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật theo từng chỉ tiêu của nam VĐV Wushu lứa tuổi 16 – 18 nhóm hạng cân 48kg TT Test Thang điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 1 Phản xạ đơn (ms) 178.7 186.88 195.07 203.25 211.44 219.62 227.81 235.99 244.18 252.36 2 Phản xạ phức (ms) 273.75 281.81 289.87 297.93 305.99 314.05 322.11 330.17 338.23 346.29 3 Loại hình thần kinh (điểm) 3.955 4.01 4.065 4.12 4.175 4.23 4.285 4.34 4.395 4.45 4 Bật xa tại chỗ (cm) 284.14 274.36 264.58 254.8 245.02 235.24 225.46 215.68 205.9 196.12 5 Nằm sấp chống đẩy trong 15s (lần) 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 6 Lực bóp tay thuận (kG) 54.96 52.74 50.52 48.3 46.08 43.86 41.64 39.42 37.2 34.98 7 Nhảy dây trong 15s (lần) 50 48 46 44 42 40 38 37 35 33 8 Di chuyển đánh tay vào đích trên đường thẳng 15s (lần) 65 63 60 57 54 52 49 46 43 40 9 Đá đảo sơn trước tại chỗ 15s (lần) 37 36 35 33 32 31 30 28 27 26 10 Đá đảo sơn chân sau tại chỗ 15s (lần) 34 33 33 32 31 30 29 29 28 27 11 Đá đảo sơn hai chân di chuyển đá trái phải 15s (lần) 36 35 34 33 32 31 30 29 28 26 12 Đá ngang chân trước vào đích 15s (lần) 33 32 30 29 28 26 25 24 22 21 13 Bốc nộm hất qua vai ra sau15s (lần) 9 8 7 6 5 4 3 3 2 1 14 Vật nộm qua hông 15s (lần) 9 8 7 6 5 4 3 3 2 1 15 Thực hiện tổ hợp tay trái đấm xuynh tay phải đấm thảng 15s (lần) 42 40 38 36 34 32 30 27 25 23 Bảng 3.18. Thang điểm đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật các chỉ số động lực học trên máy SM - 104 của nam VĐV Wushu lứa tuổi 16 – 18 Test Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Đấm thẳng tay sau Thời gian phản xạ T (ms) 795.20 818.97 842.74 866.51 890.28 914.05 937.82 961.59 985.36 985.36 Thời gian dùng lực t (ms) 21.38 23.31 25.25 27.18 29.12 31.05 32.99 34.92 36.86 36.86 Đỉnh lực (F) 267.06 253.82 240.58 227.34 214.10 200.86 187.62 174.38 161.14 147.90 Xung lực (P = FÍt) 8199.68 7807.22 7414.76 7022.30 6629.84 6237.38 5844.92 5452.46 5060.00 4667.54 Chỉ số sức mạnh (SQ=FÍP/T/100) 44.83 42.85 40.88 38.90 36.93 34.95 32.98 31.00 29.03 27.05 Đá đảo sơn chân sau tại chỗ Thời gian phản xạ T (ms) 799.70 853.27 906.85 960.42 1014.00 1067.57 1121.15 1174.72 1228.30 1228.30 Thời gian dùng lực t (ms) 14.56 16.00 17.44 18.88 20.32 21.76 23.20 24.64 26.08 26.08 Đỉnh lực (F) 348.85 339.38 329.92 320.45 310.99 301.52 292.06 282.59 273.13 263.66 Xung lực (P = FÍt) 6804.15 6518.14 6232.13 5946.12 5660.11 5374.10 5088.09 4802.08 4516.07 4230.06 Chỉ số sức mạnh (SQ=FÍP/T/100) 65.28 63.01 60.75 58.48 56.22 53.95 51.69 49.42 47.16 44.89 Tuy nhiên, trong thực tiễn, cần có sự đánh giá tổng hợp trình độ SMTĐ và kỹ thuật của VĐV chứ không phải đánh giá theo từng chỉ tiêu riêng biệt, chính vì vậy, việc xây dựng bảng điểm đánh giá tổng hợp trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu – nội dung tán thủ, lứa tuổi 16-18. Chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp ở phần tiếp theo của luận án. Xây dựng bảng điểm chuẩn tổng hợp đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 Từ kết bảng điểm đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật được ở các bảng từ 3.13 đến bảng 3.17 trong luận án, chúng tôi đối chiếu với bảng tiêu chuẩn phân loại được xây dựng từ bảng 3.8 tới 3.12 để tiến hành xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho 04 hạng cân nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 – 18 theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Kết quả được trình bầy tại bảng 3.19 và 3.20 Bảng 3.19. Tiêu chuẩn tổng hợp xếp loại điểm đánh giá SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu - nội dung tán thủ (sanshou) theo hạng cân lứa tuổi 16 – 18 theo các chỉ tiêu sư phạm Xếp loại Tổng điểm đạt được theo nhóm hạng cân (tổng điểm tối đa là 150) 48kg 52 kg 56kg 60kg Tốt ≥135.0 ≥135.0 ≥135.0 ≥135.0 Khá 105.0-134.9 105.0-134.9 105.0-134.9 105.0-134.9 Trung bình 75.0-104.9 75.0-104.9 75.0-104.9 75.0-104.9 Yếu 45.1-74.9 45.1-74.9 45.1-74.9 45.1-74.9 Kém ≤45.0 ≤45.0 ≤45.0 ≤45.0 Bảng 3.20. Tiêu chuẩn tổng hợp xếp loại điểm đánh giá SMTĐ và kỹ thuật của nam VĐV Wushu lứa tuổi 16 – 18 theo các chỉ số động lực học trên máy SM – 104 Xếp loại Tổng điểm đạt được theo nhóm hạng cân (tổng điểm tối đa là 100) Tốt ≥ 90.0 Khá 70.0-89.9 Trung bình 50.0-69.9 Yếu 30.1-49.9 Kém ≤30.0 Kết quả bảng 3.19 và 3.20 đã xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá trình độ SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu – nội dung tán thủ, lứa tuổi 16-18 theo nhóm đánh giá bằng các test sư phạm và đánh giá bằng các chỉ số động lực học trên máy SM – 104. Tuy nhiên, để đạt được tổng điểm của một loại nào đó, không nhất thiết phải đạt được số điểm từng chỉ tiêu, test như từng tiêu chuẩn loại đó - có thể lấy điểm đạt cao của test này bù cho điểm đạt thấp của test khác, sao cho tổng điểm đạt được nằm trong khoảng xác định của bảng phân loại tổng hợp (bảng 3.17 và bảng 3.18, với điều kiện không có hơn 3 nội dung ở mức độ yếu và kém 3.2. Thực trạng huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho 04 hạng cân nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18 3.2.1. Thực trạng huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16-18 Để đánh giá thực trạng huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV Wushu – nội dung tán thủ lứa tuổi 16-18, trước tiên chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng vai trò của tố chất SMTĐ và kỹ thuật trong huấn luyện VĐV WuShu - nội dung tán thủ (Sanshou) lứa tuổi 16 - 18, Quá trình nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các HLV trực tiếp tham gia công tác huấn luyện của các đội. Kết quả được trình bày tại bảng 3.21. Bảng 3.21. Vai trò và thực trạng công tác huấn luyện SMTĐ và kỹ thuật cho nam VĐV wushu - nội dung tán thủ (sanshou) tại Việt Nam (n = 50) Nội dung Kết quả Mức độ n Tỷ lệ % Va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_d.docx
Tài liệu liên quan