Tóm tắt Luận án Mở thoại và kết thoại trong Tiếng Anh và Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------- NGUYỄN QUỲNH GIAO MỞ THOẠI VÀ KẾT THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI – VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Phản biện 1: GS.TS. Đinh Văn Đức Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Mở thoại và kết thoại trong Tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: PGS.TS. Lê Thị Lan Anh Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi ..giờ.ngày.tháng..năm . Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Quỳnh Giao (2012), “Bước đầu tìm hiểu về mở thoại trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”, Hội thảo ngôn ngữ học 2012: Những vấn đề ngôn ngữ và nghiên cứu ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ. 2. Nguyễn Quỳnh Giao (2016), “Các hành vi ngôn ngữ trong mở thoại tiếng Việt”, Hội thảo khoa học 2016: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường. Hội Ngôn ngữ học, ĐH Quảng Bình, Viện Ngôn ngữ (tr.733-739). 3. Nguyễn Quỳnh Giao (2016), “Mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh”, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống - số 6 (248) (tr.82- 86). 4. Nguyễn Quỳnh Giao (2016), “Tiền dẫn nhập cho sự kiện lời nói chê trong tiếng Anh”, Tạp chí nhân lực khoa học xã hội - số 06 (37) (tr.105-111). 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hội thoại, với tư cách là hoạt động giao tiếp cơ bản và phổ biến nhất, được ngữ dụng học đặc biệt quan tâm, bởi ở đó thể hiện tập trung hoạt động lời nói của con người khi tham gia giao tiếp. 1.2. Mỗi một ngôn ngữ, mỗi một cộng đồng văn hóa đều có những cách thức riêng khi bắt đầu hay kết thúc một cuộc thoại. Nghiên cứu mở thoại và kết thoại của hai ngôn ngữ Anh và Việt sẽ có ý nghĩa đáng kể trong nghiên cứu đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ hội thoại nói riêng. 1.3. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có không ít những công trình nghiên cứu về hội thoại. Tuy nhiên, chưa một công trình nào nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng những yếu tố chức năng, những biểu thức ngôn ngữ, những hành động ngôn từ, và những nhân tố chi phối cách thức mở thoại và kết thoại của hai ngôn ngữ Anh và Việt. Với việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học sâu về Mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trên dữ liệu các tác phẩm văn học và kịch bản phim, chúng tôi mong muốn phần nào khỏa lấp “khoảng trống” nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong mở thoại và kết thoại giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt, từ đó nêu lên những đặc trưng văn hóa dân tộc của hai ngôn ngữ này. Việc tìm ra những điểm khác biệt này hi vọng sẽ giúp cho việc học tập và giảng dạy tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ, nhằm nâng cao khả năng giao tiếp nói và viết cho người dạy và người học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, đề tài “Mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt” sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: (i) Tổng quan và hệ thống hóa những lí luận về hội thoại và các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu mở thoại và kết thoại. (ii) Nhận diện Mở thoại và Kết thoại. (iii) Miêu tả những yếu tố chức năng trong mở thoại và kết thoại tiếng Anh và tiếng Việt. (iv) Miêu tả những biểu thức ngôn ngữ và hành động ngôn từ trong mở thoại và kết thoại tiếng Anh và tiếng Việt. 2 (v) Nêu những nhân tố chi phối cách thức mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt. (vi) Rút ra những nhận xét về sự tương đồng và khác biệt về văn hóa của hai dân tộc Anh và Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở những cuộc thoại xuất hiện trong một số tác phẩm văn học và điện ảnh tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ngữ liệu được thu thập từ 25 truyện, kịch, phim tiếng Anh và 36 truyện, kịch bản phim tiếng Việt. Những cuộc thoại được lựa chọn, về mặt cấu trúc, đảm bảo tính chất của lí thuyết hội thoại: một cặp trao đáp trở lên, có người khởi xướng và có người phản hồi, và khởi thoại được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định với chất liệu lời nói được sử dụng để mở đầu và kết thúc; về mặt chủ đề: đảm bảo tính thống nhất về đề tài diễn ngôn, và cuộc thoại đi theo hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc cuộc thoại. Phạm vi nghiên cứu của luận án là 735 cuộc thoại (song thoại) (387 cuộc thoại tiếng Anh và 348 cuộc thoại tiếng Việt). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu trong luận án, chúng tôi sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính như sau: 4.1. Phương pháp phân tích hội thoại Phân tích hội thoại quan tâm nhiều đến sự giải thích câu trong mối quan hệ với ngữ cảnh, đến hàm ý hội thoại, v.v. Phương pháp này được chúng tôi áp dụng để phân tích các lời mở thoại và kết thoại xuất hiện trong các cuộc hội thoại của một số tác phẩm văn học Anh, Việt khác nhau, từ đó thấy được chức năng của mở thoại và kết thoại trong từng trường hợp cụ thể. 4.2. Phương pháp miêu tả Dựa vào hình thức của mở thoại và kết thoại, luận án tiến hành miêu tả và thống kê số lượng các loại câu, các loại hành động ngôn từ trong mở thoại và kết thoại tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra sự giống nhau và khác nhau của mở thoại và kết thoại trong hai thứ tiếng, rút ra những kết luận về đối tượng nghiên cứu. 3 4.3. Phương pháp so sánh-đối chiếu Trong luận án này, chúng tôi miêu tả mở thoại và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt, sau đó đối chiếu với nhau để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, cả trên bình diện cấu trúc và ngữ dụng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đóng góp trong lĩnh vực ngữ dụng học, góp phần làm rõ vai trò của mở thoại và kết thoại trong hội thoại. - Góp phần hữu dụng trong dịch thuật và giảng dạy hai ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án sẽ góp phần hệ thống hóa những quan điểm về lí thuyết hội thoại nói chung, và bổ sung cho lí thuyết về mở thoại và kết thoại nói riêng. Những miêu tả về sự tương đồng và khác biệt của mở thoại và kết thoại giữa hai nền văn hóa cũng sẽ là đóng góp tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu ngữ dụng, nghiên cứu hành động ngôn từ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 1. Cung cấp thêm những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và đặc trưng ngôn ngữ giữa hai loại hình ngôn ngữ khác nhau này. 2. Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ bổ sung nguồn tham khảo hữu ích trong giảng dạy tiếng Anh và tiếng Việt như ngoại ngữ, đặc biệt hỗ trợ khắc phục được những lỗi thường gặp do sự khác biệt văn hóa gây nên, từ đó nâng cao năng lực giao tiếp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ. 7. Cơ cấu của luận án Phần chính văn của luận án gồm 150 trang (không kể phụ lục). Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được bố cục theo bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lí luận; Chương 3. Mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 4. Kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu chung về hội thoại Trên thế giới, vấn đề hội thoại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Morris (1938), đã nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên ba bình 4 diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Austin (1962) đã đi sâu vào bình diện dụng học và đặc biệt chú trọng vào sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Searle (1969) đã nghiên cứu hành động ở lời giữa người nói và người nghe. Humer (1972) đã đề cập đến các thành tố có mặt trong hoạt động giao tiếp. Với Grice (1978), vấn đề hội thoại được đề cập đầy đủ. Schegloff, Sack, Sinclaire và Coulthard đã nghiên cứu sâu về cấu trúc hội thoại. Levinson và Yule (1983 và 1991) đã giới thiệu, phân tích những vấn đề như lịch sự, hàm ý hội thoại, cấu trúc hội thoại, v.v. Ở Việt Nam, thực tế vấn đề hội thoại cũng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Căn cứ vào đề tài và mục đích giao tiếp lại có những kiểu hội thoại phân chia theo hoạt động xã hội như hội thoại bác sĩ - bệnh nhân, hội thoại bạn bè, hội thoại mua bán, hội thoại gia đình, hội thoại trên lớp học, v.v. Nghiên cứu về cấu trúc hội thoại nói chung, có thể kế đến Nguyễn Chí Hòa (1997) Dương Tuyết Hạnh (1999), Phạm Văn Thấu (2001), Đặng Thị Hảo Tâm (2003) Nghiên cứu về hội thoại mua bán: Trịnh Thị Mai (2006), Mai Thị Kiều Phượng (1996), Trương Thục Phương (1998). Hội thoại trên lớp học cũng dành được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, Nguyễn Thị Hồng Ngân (2012), v.v. 1.2. Tình hình nghiên cứu về mở thoại và kết thoại 1.2.1. Tình hình nghiên cứu mở thoại và kết thoại trên thế giới Schegloff (1968) trong “Sequencing in Conversational Openings” (Chuỗi mở đầu của hội thoại), đã phân tích mở thoại (MT) của 500 cuộc hội thoại tự nhiên qua điện thoại, tìm hiểu cấu trúc MT và quy luật phân phối lượt lời của người nói-người nghe, tìm hiểu ai là người cung cấp chủ đề của cuộc hội thoại. Bên cạnh đó tác giả cũng tìm hiểu những yếu tố làm hạn chế cuộc hội thoại tự nhiên qua điện thoại từ đó đưa ra các chiến lược giao tiếp hiệu quả. House (1982), khi nghiên cứu về các khuôn mẫu mở đầu và kết thúc cuộc thoại, đã đưa ra kết luận rằng người Anh thích sử dụng những “bước đệm” mang tính “công thức” ngắn gọn và thường sử dụng trong cuộc sống đời thường để mở đầu một tương tác; trong khi đó người Đức lại thường biểu hiện bằng ngôn ngữ dài dòng để hướng về nội dung tương tác. Nghiên cứu về “Openings and Closings in Telephone Conversations between Native Spanish Speakers” (Mở thoại và Kết thoại qua điện thoại 5 giữa những người nói tiếng Tây Ban Nha bản ngữ), Serafin (1998) muốn góp phần làm rõ sự khác biệt về văn hóa cũng như về chức năng do MT và kết thoại (KT) thực hiện. Cũng nghiên cứu về MT, Wong (2003) với “Telephone Conversation Openings” (Những cách mở đầu cuộc thoại qua điện thoại) đã nghiên cứu cách dạy mở thoại tiếng Anh (MTTA) cho người học. Trong đó, Wong đặc biệt chú ý tới luyện cách nói MT trong cuộc nói chuyện qua điện thoại, vì tác giả nhận thấy rằng trên lớp học dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, dường như sinh viên không được hướng dẫn kỹ cách nói chuyện qua điện thoại. Griswold với “How Do You Say Good-Bye?” (Chào tạm biệt như thế nào?) lại chú trọng tới tính liên kết của cuộc thoại tiếng Anh và đặc biệt luyện phần KT. Marshall với “How to End a Conversation” (Cách kết thúc cuộc thoại) cũng giới thiệu một số cách kết thúc cuộc thoại một cách lịch sự và thân thiện. Edwards, trong “How Are You, Auntie Elizabeth?” (Dì có khỏe không, dì Elizabeth?), Herrin trong “Hello, I must be going!” (Xin chào, tôi phải đi ngay!), đã tập trung xây dựng những bài luyện MT và KT tiếng Anh. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu mở thoại và kết thoại ở Việt Nam Ở Việt Nam, một trong những công trình quan tâm đến cách thức bắt đầu một cuộc thoại là của Nguyễn Thị Mỹ Phương (1999) trong “A study on gambits in English conversations” (Nghiên cứu về chuyện phiếm trong hội thoại Anh). Đề tài quan tâm đến cấu trúc cuộc thoại nói chung, và việc khởi đầu cuộc thoại tiếng Anh nói riêng, trong đó có giới thiệu một số mẫu câu thường sử dụng khi mở đầu cuộc nói chuyện. Trong luận án “Some Noteworthy English - Vietnamese Cross-cultural differences in initiating small talk in initial meetings” (Một số điểm khác biệt nổi bật về giao thoa văn hóa Anh - Việt trong khởi đầu chuyện phiếm trong cuộc gặp đầu tiên) (năm 2000), Trương Văn Dinh đã so sánh nét khác biệt trong cách bắt đầu câu chuyện phiếm trong tiếng Anh và tiếng Việt khi gặp gỡ lần đầu Nghiên cứu tập trung vào vấn đề đề tài trong cuộc thoại chứ chưa quan tâm tới cách MT hay KT. Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu bàn về hành động dẫn nhập hay mở đầu trong một cuộc thoại. Vũ Thị Thanh Hương (1990), trong bài “Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ - bệnh nhân” đã đi vào phân tích hội thoại về mặt tâm lí thông qua phương thức biểu hiện và cơ chế sản sinh các phát ngôn mở đầu 6 đoạn thoại bác sĩ - bệnh nhân. Nguyễn Thị Lý (1994) khi nghiên cứu tham thoại trong giao tiếp mua bán ở chợ, đã mô hình hóa các dạng tham thoại mở thoại, thân thoại và kết thoại trong cuộc thoại mua bán. Dương Thị Tú Thanh (1994) đã đi vào nghiên cứu cặp thoại trong giao tiếp mua bán và đưa ra mô hình hoạt động của các cặp thoại: cặp thoại mở thoại, cặp thoại thân thoại và cặp thoại kết thoại. Trên cơ sở tìm hiểu một số cuộc thoại mua bán ngày nay và thời bao cấp, Nguyễn Thị Đan (1994) đã chỉ ra đặc điểm, cấu trúc và chức năng của ba phần: đoạn mở thoại, đoạn thân thoại và đoạn kết thoại. Theo tác giả, đoạn mở thoại thường có cấu trúc một cặp thoại làm chức năng dẫn nhập, mở ra sự phát triển của toàn bộ cuộc thoại tiếp theo. Đoạn kết thoại thường có cấu trúc một cặp thoại, thực hiện kết quả cuối cùng của cuộc mua bán. Năm 1995, Chu Thị Thanh Tâm đã nghiên cứu về Đề tài diễn ngôn: sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn. Tác giả đã nghiên cứu các hành vi được sử dụng trong cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận án mới chỉ giới hạn trong phạm vi hội thoại giữa bạn bè. Tác giả Hà Thị Sơn (1997) lại quan tâm đến đoạn dẫn nhập trong hội thoại mua bán hiện nay và rút ra kết luận rằng: đoạn dẫn nhập do người bán thực hiện có số lượng nhiều hơn đoạn dẫn nhập do người mua thực hiện; dẫn nhập do người mua thực hiện thường có cấu trúc ngắn gọn hơn dẫn nhập do người bán thực hiện. Gần đây, Chu Thị Phong Lan (2009), nghiên cứu về “Hành vi dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội” Từ khía cạnh giới, Trần Thanh Vân (2010) trong bài “Người mua là nam và nữ sử dụng hành động dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp” đã thống kê hành động dẫn nhập của 1039 cuộc hội thoại mua bán, và nêu lên sự khác biệt trong ứng xử ngôn ngữ của mỗi giới gắn với việc lựa chọn các hành động ngôn ngữ dẫn nhập cuộc thoại mua bán. Như vậy, có thể thấy, đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện xung quanh vấn đề hội thoại. Một số nghiên cứu của nước ngoài đã giới thiệu một số phương pháp luyện cách MT và KT tiếng Anh. Ở trong nước, vấn đề MT trong một số kiểu hội thoại tiếng Việt nhất định cũng đã được đề cập tới, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở chỗ cho 7 rằng MT chỉ mang tính nghi thức. KT cũng dành được sự quan tâm nghiên cứu MT hay dẫn nhập cuộc thoại. Nhìn chung, hiện chưa có công trình nào trong nước dành riêng cho việc nghiên cứu MT và KT tiếng Anh và tiếng Việt. 1.3. Tiểu kết Chương này chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu hội thoại nói chung và MT, KT nói riêng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện xung quanh vấn đề hội thoại. Các học giả nước ngoài đã nghiên cứu MT và KT thông qua phương pháp luyện tập cách MT và KT tiếng Anh trên lớp học, một số khác lại tập trung nghiên cứu MT và KT của những cuộc thoại qua điện thoại. Tình hình nghiên cứu về MT và KT trong nước thường là những vấn đề mở đầu/dẫn nhập hay kết thúc của những cuộc thoại mua bán, hội thoại lớp học, v.v. Điểm lại các công trình nghiên cứu về MT và KT trong nước cũng như ngoài nước, chúng tôi chưa thấy có một nghiên cứu nào được thực hiện từ góc nhìn so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Luận án này hi vọng sẽ là nghiên cứu lấp vào khoảng trống đó. Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Lí thuyết giao tiếp 2.1.1. Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp 2.1.1.1. Vai giao tiếp Trong cuộc thoại, luôn có sự phân vai giao tiếp: vai người nói (người phát), và vai người nghe (người nhận). 2.1.1.2. Quan hệ giao tiếp Quan hệ giao tiếp có thể xét theo trục tung (cao-thấp), còn gọi là trục quyền uy và trục hoành (thân-sơ), còn gọi là trục khoảng cách. Hai trục này đều có sự chi phối trong quá trình giao tiếp, cả nội dung lẫn hình thức diễn ngôn. 2.1.2. Lịch sự trong giao tiếp Lịch sự là vấn đề ứng xử giữa người nói và người nghe, là một trong những nhân tố quan trọng trong giao tiếp. Theo Yule (1991), lịch sự là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác. Do đó, lịch sự có thể được thực hiện trong những tình 8 huống có khoảng cách xã hội xa hay gần. Vũ Thị Thanh Hương (2000) cho rằng lịch sự trong tiếng Việt bao gồm: lễ phép, tế nhị, đúng mực, khéo léo. Theo Nguyễn Thiện Giáp, lịch sự như một chuẩn mực xã hội, là phép xã giao. 2.2. Lí thuyết hội thoại Có nhiều quan niệm, nhận định, cách diễn giải khác nhau về hội thoại, tuy nhiên, luận án theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp về hội thoại, ông coi “Hội thoại là hành vi giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời”. 2.2.1. Cuộc thoại Theo Nguyễn Thiện Giáp (2010), nói tới hội thoại, trước tiên phải nói tới cuộc thoại. Cuộc thoại được xác định “là một lần trao đổi, nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó”. Mỗi cuộc thoại luôn có mở thoại, thân thoại và kết thoại. Ranh giới của cuộc thoại được đánh dấu bằng MT và KT. Và cũng theo tác giả, “mỗi cuộc thoại có thể bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề lại chứa các vấn đề, và tập hợp những lượt nói trao đổi về một vấn đề lại làm thành một đoạn thoại”. 2.2.2. Đoạn thoại Đơn vị nhỏ hơn cuộc thoại là đoạn thoại. Một cuộc thoại có thể có nhiều đoạn thoại khác nhau, mỗi đoạn thoại là những chủ đề nhỏ, phản ánh những nội dung nhất định nhằm làm sáng tỏ chủ đề lớn. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về mặt ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng”. Nguyễn Đức Dân định nghĩa đoạn thoại là “tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề”. 2.2.3. Cặp thoại Cặp thoại hay cặp trao đáp được Nguyễn Thiện Giáp gọi là cặp kế cận. Trong hệ thống cấu trúc hội thoại, cặp kế cận là đơn vị song thoại nhỏ nhất, “có quan hệ trực tiếp với nhau”. Đây là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, tuy nhiên chưa phải là đơn vị cuối cùng. Một đoạn thoại có thể bao gồm nhiều cặp kế cận khác nhau. Một số ví dụ của cặp kế cận như là hỏi - trả lời, lời mời - lời chấp thuận, lời chào - lời chào, khen - tiếp nhận lời khen, ra lệnh/yêu cầu-tuân lệnh/ đáp ứng. 9 2.2.4. Lượt nói Nguyễn Thiện Giáp quan niệm lượt nói là “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình”. 2.2.5. Bước thoại Bước thoại “do một người nói ra có thể là một lượt nói mà cũng có thể là một bộ phận của lượt nói”. Xét về mặt cấu trúc hội thoại, bước thoại là đơn vị nhỏ nhất. 2.2.6. Ngữ cảnh Có thể hiểu ngữ cảnh là bối cảnh phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng. 2.3. Lí thuyết hành động ngôn từ 2.3.1. Định nghĩa Luận án áp dụng cách phân loại của Searle. để tiến hành phân loại các hành động ngôn từ (HĐNT) trong MT và KT, theo đó HĐNT được chia thành 5 nhóm lớn: (i) Tuyên bố (Declarations), (ii) Tái hiện/ biểu kiến (Representatives), (iii) Bộc lộ/ biểu cảm (Expressives), (iv) Điều khiển (Directives) và (v) Cam kết/ Ước kết (Commissives). 2.3.2. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp 2.3.2.1. Hành động ngôn từ trực tiếp Hành động ngôn từ trực tiếp (direct speech act) là hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích tại lời nhờ vào các câu chữ biểu thị chúng mà không cần phải suy ý, không cần dựa vào ngữ cảnh. 2.3.2.2. Hành động ngôn từ gián tiếp Hành động ngôn từ gián tiếp (indirect speech act) là hành vi tại lời được thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện biểu đạt của HĐNT này để đạt tới hiệu lực tại lời của một HĐNT khác. 2.4. Lí thuyết dụng học tương phản Vượt qua phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tương phản truyền thống khi so sánh đối chiếu về ngữ âm học và cú pháp học, ngữ dụng học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu sang dụng học xuyên văn hóa (Cross-cultural Pragmatics). Những nghiên cứu mang tính chất xuyên văn hóa luôn liên đới tới hai ngôn ngữ, đồng thời hai nền văn hóa. Ngôn ngữ có thể tồn tại ở dạng tĩnh (hệ thống cấu trúc) hay dạng động (HĐNT trong hành chức, trong hoạt động) sẽ bị chế định bởi thuộc tính của ngôn ngữ và văn hóa. 10 2.5. Tiểu kết Chương 2 chúng tôi đã hệ thống hóa lại các cơ sở lí thuyết hội thoại và lí thuyết dụng học, đặc biệt là lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết dụng học tương phản. Luận án dựa trên cách phân loại về hành động ngôn từ của Searle (1969) để làm cơ sở cho việc phân nhóm các HĐNT của MT và KT. Ngoài ra, hệ thống các khái niệm công cụ được sử dụng trong luận án là theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp, chẳng hạn: khái niệm cuộc thoại, khái niệm hành động ngôn tác, hành động ngôn tạo, hành động ngôn trung, lượt nói, bước thoại, v.v. Nhìn chung, các khái niệm cơ bản và những lí thuyết có liên quan đến hội thoại được đưa ra để dẫn dắt luận án giải quyết các vấn đề về MT và KT ở các chương sau. Để làm rõ những điểm giống và khác nhau trong MT và KT tiếng Anh và tiếng Việt, đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là MT và KT của những cuộc thoại xuất hiện trong một số tác phẩm văn học và điện ảnh tiếng Anh và tiếng Việt. Việc áp dụng lí thuyết phân tích hội thoại để tìm ra những đặc trưng của MT và KT tiếng Anh và tiếng Việt hi vọng sẽ soi sáng thêm cho lí thuyết hội thoại. Chương 3 MỞ THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Tiêu chí nhận diện mở thoại Luận án dựa trên nền tảng lí thuyết về 4 loại cặp kế cận nghi thức liên quan đến bắt đầu cuộc thoại của Schegloff (1979) để triển khai, theo đó những yếu tố chức năng có trong MT gồm những yếu tố sau đây: 1. Hô gọi/ hồi đáp (Summon/ Response); 2. Nhận diện/ xác nhận (Identification/ Recognition; 3. Chào (Greeting); 4. Hỏi thăm (Inquiry); 5. Đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại (Direct mention of conversation issue). 3.2. Những yếu tố chức năng trong mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt 3.2.1. Những yếu tố chức năng trong mở thoại tiếng Anh Khảo sát 387 cuộc thoại tiếng Anh, thấy xuất hiện cả 5 cách mở đầu hội thoại, trong đó yếu tố Đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại và Chào có tỉ lệ sử dụng cao nhất (55% và 54,5%), tiếp theo đến yếu tố Hô gọi/ hồi đáp và Nhận diện/ xác nhận (50% và 37%), và Hỏi 11 thăm có tỉ lệ thấp nhất, 32,8%. Năm yếu tố chức năng ở MT có thể xuất hiện trong những kiểu kết hợp như: Hô gọi/ hồi đáp + đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại, Hô gọi/hồi đáp + nhận diện/ xác nhận + đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại, Chào + đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại, Chào + hỏi thăm; v.v. Ví dụ mở thoại tiếng Anh (MTTA) có chuỗi Hô gọi + đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại: “Wood! I've found you a Seeker.” (Wood, cô đã phát hiện ra một Tầm thủ.) Wood’s expression changed from puzzlement to delight. (Vẻ mặt đang bối rối của Wood bỗng trở nên rạng rỡ.) “Are you serious, Professor?” (Thiệt hả cô?) (Harry Potter and the Sorcerer's Stone, tr.73) 3.2.2. Những yếu tố chức năng trong mở thoại tiếng Việt Trong 348 cuộc thoại tiếng Việt được khảo sát, cũng có sự tham gia của cả 5 cách mở đầu hội thoại. Nhận diện/ xác nhận và Chào là hai yếu tố xuất hiện nhiều hơn cả (51,1% và 50,5%), tiếp đến là yếu tố Hô gọi/ hồi đáp (48,8%), và cuối cùng là Hỏi thăm và Đề cập trực tiếp vấn đề cuộc thoại, (34,2% và 29,9%). Các yếu tố chức năng kết hợp với nhau tạo thành chuỗi MT: Hô gọi/ hồi đáp + nhận diện + hỏi thăm; Hô gọi/ hồi đáp + chào + hỏi thăm; Hô gọi/ hồi đáp + đề cập trực tiếp; Chào + đề cập trực tiếp; Chào + nhận diện + hỏi thăm; Nhận diện + hỏi thăm + đề cập trực tiếp; Chào + hỏi thăm. Ví dụ mở thoại tiếng Việt (MTTV) có chuỗi Hô gọi/ hồi đáp + nhận diện/ xác nhận: Cán bộ (luýnh quýnh): Chị ơi, đây phải nhà anh Nên không chị? Chị Năm: Dạ phải, có chuyện chi không anh? (Lòng dân, tr.47-48) 3.3. Những biểu thức ngôn ngữ và hành động ngôn từ ở mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt 3.3.1. Những biểu thức ngôn ngữ ở mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt 3.3.1.1. Những biểu thức ngôn ngữ ở mở thoại tiếng Anh Với 387 cuộc thoại tiếng Anh, chúng tôi thống kê được 1646 lượt nói ở MT. Câu đơn được sử dụng chủ yếu (787 lần, chiếm 47,8%), tiếp đến câu đặc biệt (209 lần, 12,7%), câu phức và câu ghép được sử dụng không đáng kể (153 lần, 9,3% và 102 lần, 6,2%). Số lượng MTTA có lượt nói gồm 1 câu xuất hiện tới 1251/1646 lần (chiếm 76%); số lượng MTTA có lượt nói là một chuỗi câu xuất hiện 12 395/1646 lần (chiếm 24%), trong đó số lượt nói có 2 câu: 280/1646 lần (chiếm 17%); 3 câu: 82/1646 lần (chiếm 5%), 4 câu: 33/1646 (chiếm 2%). 3.3.1.2. Những biểu thức ngôn ngữ ở mở thoại tiếng Việt Với 348 cuộc thoại tiếng Việt, chúng tôi thống kê được 1182 lượt nói ở MT. Cũng như trong tiếng Anh, câu đơn xuất hiện nhiều nhất, 531 lần (chiếm 44.9%), tiếp đến là câu ghép,106 lần (chiếm 9%). Câu phức xuất hiện rất ít, 19 lần (chiếm 1,6%). Số lượng MTTV có lượt nói gồm 1 câu chiếm số lượng nhiều nhất, 745 lượt (chiếm 63%); tiếp đến là lượt nói gồm 2 câu, 302 lượt (chiếm 25,5%); sau đó là 82 lượt nói gồm 3 câu (chiếm 6,9%), 42 lượt nói gồm 4 câu (chiếm 3,6%), và cuối cùng là 11 lượt nói gồm 5 câu (chiếm 1%). Xét về số lượng lượt nói trong MT của cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, cho thấy MTTA diễn ra dài hơn MTTV nhưng không đáng kể, trung bình mỗi MTTA có 4,3 lượt nói (1646 lượt nói/387 cuộc thoại) và mỗi MTTV có 3,4 lượt nói (1182/348 cuộc thoại). 3.3.2. Những hành động ngôn từ ở mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt 3.3.2.1. Những hành động ngôn từ ở mở thoại tiếng Anh Trong 387 MTTA, có 1251 lượt nói chỉ gồm 1 HĐNT, và 395 lượt nói có từ 2 đến 4 HĐNT. Tổng số các HĐNT được lặp lại trong MTTA là 2189 lần (trong đó có 1251 lần của những lượt nói chỉ gồm một HĐNT và 938 lần của những lượt nói có từ 2 HĐNT trở lên), chia thành 3 nhóm: nhóm điều khiển xuất hiện 1477/2189 lần; nhóm biểu kiến xuất hiện 477/2189 lần; nhóm biểu cảm xuất hiện 235/2189 lần. 3.3.2.2. Những hành động ngôn từ ở mở thoại tiếng Việt Trong 348 MTTV, có 745 lượt gồm 1 HĐNT, 437 lượt có từ 2 đến 5 HĐNT. Tổng số các HĐNT được lặp lại trong MTTV là 1818 lần (trong đó có 745 lần của những lượt nói chỉ gồm 1 HĐNT và 1073 lần của những lượt nói có từ 2 HĐNT trở lên), chia thành 3 nhóm: nhóm điều khiển xuất hiện 1487/1818 lần; nhóm biểu kiến xuất hiện 1444/1818 lần; nhóm biểu cảm xuất hiện 187/1818 lần. 3.3.2.3. Hành động ngôn từ trực tiếp và gián tiếp trong mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt Trong MTTA số lượng HĐNT trực tiếp xuất hiện 1784/2189 lần (chiếm 81,5%); và số lượng HĐNT là gián tiếp xuất hiện 405/2189 13 lần (chiếm 18,5%). Các HĐNT gián tiếp dùng câu nghi vấn để chào và dùng câu trần thuật để yêu cầu, ra lệnh cùng xuất hiện 93/405 lần (chiếm 23%). HĐNT gián tiếp dùng câu nghi vấn để điều khiển (ra lệnh, đề nghị) xuất hiện ít hơn, 63/405 lần (chiếm 15,5%). Các HĐNT gián tiếp dùng câu cầu khiến để đánh giá, dùng câu cầu khiến để thông báo và dùng câu cảm thán để chào nằm trong nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất, tương ứng với 1,8% và 1,5%. Trong MTTV số lượng HĐNT trực tiếp xuất hiện 1334/1818 lần (chiếm 73,4%); và số lượng HĐNT là gián tiếp xuất hiện 484/1818 lần (chiếm 26,6%). HĐNT gián tiếp chủ yếu được sử dụng là: dùng câu trần thuật để cầu khiến, chiếm 27,7% (134/484), dùng câu nghi vấn để chào, chiếm 20,9% (101/484) và dùng câu trần thuật để hỏi. Trong đó, HĐNT gián tiếp dùng câu trần thuật để cầu khiến có tỉ lệ cao hơn cả, chiếm 27,7% (134/484), gần bằng số lượng đó là HĐNT gián tiếp dùng câu nghi vấn để chào, chiếm 20,9% (101/484). Các HĐNT dùng câu nghi vấn để đe dọa và dùng câu cảm thán để đe dọa xuất hiện ít nhất, 2/484 lần (chiếm 0,4% tổng số HĐNT gián tiếp). Như vậy, cả MTTA và MTTV đều sử dụng HĐNT trực tiếp nhiều hơn HĐNT gián tiếp. Có một điểm khác biệt nhỏ giữa HĐNT gián tiếp được sử dụng trong kết thoại tiếng Việt (KTTV) và (kết thoại tiếng Anh) KTTA là tỉ lệ HĐNT gián tiếp trong tiếng Việt cao hơn so với tiếng Anh (26,6% so với 18,5%). 3.4. Những nhân tố chi phối cách mở thoại tiếng Anh và tiếng Việt Tổ chức của MT sẽ bị chi phối bởi những nhân tố như chủ đề cuộc thoại, vai giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp. 3.4.1. Chủ đề cuộc thoại với mở thoại Những chủ đề trong giao tiếp hàng ngày ít nhiều ảnh hưởng đến cách thức mở thoại. 3.4.1.1. Các yếu tố chức năng được chọn trong mở thoại Sự khác biệt về cách lựa chọn chuỗi MT cho thấy trong tiếng Anh khi bắt đầu câu chuyện thường trực tiếp đi vào vấn đề, còn trong tiếng Việt những câu chào xuất hiện ở đầu MT nhiều hơn. Kết quả này cũng giống với những kết luận của những nghiên cứu đi trước rằng người Việt hay nói vòng vo, còn người Anh thường đi thẳng vào chủ đề chính cần nói. 14 3.4.1.2. Các kiểu biểu thức ngôn ngữ được chọn trong mở thoại Những MTTA và MTTV có số lượt nói là 1 câu khi người tham gia muốn vào đề đơn giản, ngắn gọn. Trong trường hợp khẩn thiết, thì MT thường ngắn, và đi luôn vào mục đích cuộc thoại. Những MT gồm nhiều câu thường là được dùng để diễn giải hoặc bày tỏ một sự tình nào đó. 3.4.1.3. Các hành động ngôn từ được chọn trong mở thoại Có một điểm chung trong MT tiếng Anh và tiếng Việt, đó là hành động hỏi, hành động cầu khiến và hành động chào được sử dụng với tần số cao. HĐNT trực tiếp luôn được sử dụng nhiều hơn HĐNT gián tiếp ở cả hai ngôn ngữ Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_mo_thoai_va_ket_thoai_trong_tieng_anh_va_tie.pdf
  • pdfTomtat_Eng_NguyenQuynhQiao.pdf
Tài liệu liên quan