Tóm tắt Luận án - Lòng từ bi, bác ái trong tác phẩm tuyển chọn của thích nhất hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC BATANGAS Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin NGUYỄN THÙY LINH LÒNG TỪ BI, BÁC ÁI TRONG TÁC PHẨM TUYỂN CHỌN CỦA THÍCH NHẤT HẠNH GẮN VỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾNG ANH NGÀNH NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC Thái Nguyên, 2014 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Maria Luisa A. Valdez Phản biện 1: .....................

pdf22 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Lòng từ bi, bác ái trong tác phẩm tuyển chọn của thích nhất hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................... Phản biện 2: ............................................. Phản biện 3: ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam; - Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế; - Thư viện trường Đại học Batagas, Philipin. 1 Ngày nay, trong khi con người đang tiến những bước dài trên con đường phát triển, hướng đến xã hội tri thức, xã hội mở thì nhiều “nguy cơ” lớn đặt ra cho toàn xã hội, trong đó sự xuống cấp về đạo đức, lối sống đang trở thành một vấn nạn toàn cầu. Đáng buồn thay tình trạng đó lại diễn ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Và Việt Nam là một trong những quốc gia đang cần gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức, lối sống. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới, phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ra đời ở Ấn Độ, trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, Phật giáo đã để lại những dấn ấn sâu sắc và trở thành dòng tư tưởng thực sự ăn sâu vào đạo đức, lối sống của con người Việt Nam bởi vì Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, bác ái. Từ khi truyền vào Việt Nam, tinh thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi ở một quốc gia bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, thiên tai thường xuyên ập đến. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật giáo gắn chặt và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam qua những năm dài lịch sử.Với triết lý từ, bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Ngày nay, đạo đức, lối sống của nhiều người bị suy thoái, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cư diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ, học sinh – sinh viên.Vì vậy, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc xây dựng một nền tảng đạo đức - từ bi, 2 bác ái, lối sống mới theo hướng nhân văn, tiến bộ và bền vững cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên hiện nay là rất cần thiết. Do đó, đề tài “ Lòng từ bi, bác ái trong các tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Nhân loại chúng ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, nhưng chưa bao giờ con người cảm thấy khốn khổ và nhiều âu lo như ngày nay. Một loạt những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới và cả mặt trái của nền công nghiệp làm cho môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường nhân văn bị ô nhiễm trầm trọng. Trong số những thách thức đó, tăng khoảng cách về thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tham nhũng tràn lan, và các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo ngày càng tăng. Thêm vào đó, thiên tai và biến đổi khí hậu, tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ, và kém hiểu biết về luật pháp, và các mối đe dọa đến tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong tương lai của khu vực Châu Á ngày càng nhiều, và Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng nhiều từ những hiểm họa đó. Như vậy, trước tình hình đó, Phật giáo có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ nước ta thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công bằng xã hội. Phật giáo, ngay từ buổi đầu hình thành, đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Trong giáo lý của đức Phật, con người cần có lòng từ bi bác ái. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Vì vậy, trong văn học có rất nhiều tác phẩm ra đời và phản ánh một cách chân thực những hiện tượng đó. Và nhà văn phải kể đến chính là Hòa thượng Thích Nhất Hạnh người đã khai sáng, chỉ đường cho dân chúng được 4 hưởng cuộc sống thanh tịnh. Lòng từ bi, bác ái là những phẩm chất đáng quý cần có trong mỗi con người mà Nhất Hạnh đề cập đến trong các tác phẩm điển hình của nghiên cứu này. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này chủ yếu làm nổi bật lòng từ bi, bác ái được thể hiện trong các tác phẩm tiêu biểu của Thích Nhất Hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Nguồn gốc lịch sử của lòng từ bi, bác ái trong Truyền thống Phật giáo là gì? 2. Lòng từ bi, bác ái được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh? 2.1 True Love: A Practical of Awakening the Heart và; 2.2 Being Peace? 3. Những đức tính sau đây được mô tả như thế nào trong các tác phẩm chọn lọc: 3.1 tôn trọng; 3.2 và hòa bình; 3.3 chăm sóc nhau? 4. Các vấn đề xã hội, đặc biệt tập trung vào thanh thiếu niên, được phản ảnh như thế nào thông qua các tác phẩm tuyển chọn? 5. Ý nghĩa của lòng từ bi, bác ái trong việc giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam là gì? 5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đi sâu vào phân tích lòng từ bi, bác ái được thể hiện trong các tác phẩm văn học điển hình của Thích Nhất Hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của lòng từ bi, bác ái trong truyền thống Phật giáo; tứ tâm vô lượng; từ, bi, hỷ xả được xem như là bản chất của lòng từ bi, bác ái; sự hòa bình, tôn trọng và chăm sóc nhau được mô tả trong các tác phẩm tiêu biểu cũng được đề cập trong nghiên cứu; các vấn đề xã hội, đặc biệt tập trung vào giới trẻ và ý nghĩa của lòng từ bi, bác ái trong việc giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính trong phân tích các khái niệm về lòng từ bi, bác ái trong tác phẩm văn học tiêu biểu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tương tự như vậy, phân tích này cũng sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học và triết học. Phương pháp tiếp cận khác trong phê bình văn học không được sử dụng trong nghiên cứu này như phương pháp phê phán chủ nghĩa hình thức, phê bình tiểu sử, phê phán chỉ trích và tâm lý. Bài viết này cũng liên quan đến phương pháp phân tích nội dung, đó là một kỹ thuật trong phân tích nội dung tác phẩm và xử lý dữ liệu. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này tập trung vào mô hình tìm kiếm và khai thác ý nghĩa từ các tác phẩm điển hình của Thích Nhất Hạnh. Nỗ lực tập trung vào nhiệm vụ thu thập dữ liệu thông qua các khái niệm và thể loại; việc thay đổi hoặc tạo ra các phong cách mới tinh tế hơn; kết hợp các khái niệm trừu tượng; chiết xuất tinh túy; cấu trúc có logic; bình luận tác phẩm; và rút ra kết luận. 6 Những đặc điểm cần thiết trong xử lý dữ liệu được xem xét bởi các nhà nghiên cứu trong khi tiến hành nghiên cứu. Các quy tắc chung mà Stott (2014) trích dẫn đó là bảy tiêu chuẩn mà văn học phải tuân theo để lựa chon các tác phẩm văn học trong khi nghiên cứu. Các chủ đề tiêu biểu sau đây của Thich Nhat Hanh được sử dụng trong nghiên cứu này: Love Is Being There, Overcoming Pride, Interbeing, Meditation in Daily Life, Feelings and Perceptions, Working for Peace, Telephone Meditation, Everybody Should Practice Mindfulness, The Heart of Practice, and The Three Gems, tất cả đều được thể hiện trong hai tác phẩm tiêu biểu -True Love: A Practice of Awakening the Heart, và Being Peace. Những tác phẩm này được lựa chọn vì chúng có mối tương quan với các chủ đề nói trên, các thiết bị văn học, các vấn đề xã hội, đặc biệt tập trung vào giới trẻ, đã làm nổi bật rõ lòng từ bi, bác ái gắn với việc giáo dục cho sinh viên Việt Nam. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Phân tích văn học được xem như là một phần thiết yếu khi thực hiện nghiên cứu. Vì vậy, trình bày chi tiết cách thức nghiên cứu rất quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục, sinh viên, các thành viên của cộng đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục có thể đưa nội dung giáo dục về lòng từ bi, bác ái vào chương trình giảng dạy. Thiết kế các hoạt động trong chương trình chính khóa để giáo dục cho học sinh, sinh viên những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt để 7 tránh xa các tệ nạn xã hội, suy thoái môi trường, chiến tranh, bạo lực, bất công xã hội và đàn áp nhân quyền. Giáo viên và sinh viên Việt Nam có thể sử dụng nghiên cứu này làm nguồn tài liệu tham khảo, giúp người học nhận ra lòng từ bi, bác ái là vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng giúp cho sinh viên nhận ra giá trị của tình yêu đích thực, sự nhu hòa, tôn trọng và chăm sóc cho nhau tạo ra bầu không khí hòa bình và ấm áp cho bản thân mình và cho xã hội. Độc giả có thể nhận ra giá trị của lòng từ bi, bác ái khi sống, học tập và làm việc mọi môi trường xã hội, ở mọi quốc gia và nền văn hóa, và thực hành tứ tâm vô lượng mang lại cuộc sống bình an, hạnh phúc cho con người. 8 CHƯƠNG II TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Phần này trình bày một số tài liệu và nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Phần này trình bày các nghiên cứu được công bố và chưa công bố có liên quan đến nghiên cứu này. TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU Phần này nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết, trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa những tài liệu nghiên cứu được trích dẫn với nghiên cứu hiện nay. MÔ HÌNH KHÁI NIỆM Phần này trình bày các vấn đề trọng tâm làm nổi bật nội dung nghiên cứu. Nó hướng dẫn nhà nghiên cứu tiến hành điều tra. Tiếp sau đó là một mô hình khái niệm. ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ Phần này trình bày các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu. Các từ ngữ dưới đây cần được làm rõ: lòng từ bi, bác ai, phân tích nội dung, niềm vui, sự thanh thản, bình an, sự tôn trọng, tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh, chăm sóc nhau, các vấn đề xã hội, và các giá trị Việt. 9 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính khi phân tích các nguyên lý của lòng từ bi, bác ái trong tác phẩm văn học tiêu biểu. Theo Suter (2012), nghiên cứu định tính sử dụng các giả thuyết triết học để xem xét những kinh nghiệm thực tiễn của chính người tham gia để hiểu một hiện tượng phức tạp. Những kinh nghiệm thực tiễn của những người tham gia có thể được phản ánh bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm các thể loại văn học ví dụ như những câu chuyện hài, thiền định, những giai thoại, lời khuyên về cuộc sống, và những bài thơ. Theo Ary, et. al. (2006), kinh nghiệm của con người giúp họ thoát khỏi những ảnh hưởng xã hội, văn hóa và chính trị. Do đó, trong khi phân tích các tác phẩm văn học tiêu biểu, các nguyên lý về lòng từ bi, bác ái của Phật giáo ở Việt Nam được đề cập. Điều này cung cấp những giải thích cơ bản và quan trọng cho ý định của tác giả. Patton (2002) chỉ ra rằng mục tiêu của phân tích dữ liệu định tính là để khám phá các chủ đề, các mô hình, khái niệm, và sự hiểu biết. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này tập trung vào mô hình tìm kiếm và khai thác ý nghĩa từ các tác phẩm điển hình của Thích Nhất Hạnh. Nỗ lực tập trung vào nhiệm vụ thu thập dữ liệu thông qua các khái niệm và thể loại; thay đổi hoặc tạo ra các mã mới tinh tế hơn; kết hợp các khái niệm trừu tượng; chiết xuất tinh túy; cấu trúc có logic; bình luận tác phẩm; và rút ra kết luận. 10 XỬ LÝ DỮ LIỆU Văn học, giống như tất cả các nghệ thuật khác, có một số tiêu chuẩn nhất định mà tất cả các lựa chọn có thể được đo để đánh giá và phân tích. Trong nghiên cứu này, các quy tắc chung được trích dẫn bởi Stott (2014) liên quan đến bảy tác phẩm văn học tiêu biểu liên quan đến nhiên cứu. Theo ông, các tiêu chuẩn này bao gồm: lời kêu gọi thế giới, sự vĩnh cửu, sự gợi mở, giá trí trị tuệ, giá trị tinh thần, phong cách và nghệ thuật. Thông qua tác phẩm, Nhất Hạnh đưa độc giả vào thế giới thực. Là nhà thơ, nên các tác phẩm của ông rất hay, thuần khiết và gần gũi với đời thường giáo dục con người hướng thiện. Là người dũng cảm, ông sẵn sàng kêu gọi lòng từ bi của chúng sinh. (Kornfield, 2005). Với mục đích nghiên cứu và các hướng tiếp cận trong triết học, các chủ đề tiêu biểu sau đây được chọn để phân tích: Love Is Being There, Overcoming Pride, Interbeing, Meditation in Daily Life, Feelings and Perceptions, Working for Peace, Telephone Meditation, Everybody Should Practice Mindfulness, The Heart of Practice, and The Three Gems. Tất cả đều xuất hiện trong hai tác phẩm điển hình True Love: A Practice of Awakening the Heart, và Being Peace. Qua hơn một nửa thế kỷ, lời dạy về từ bi, bác ái vẫn được lan truyền trong tác tác phẩm Being Peace (Kornfield, 2005) and True Love: A Practice of Awakening the Heart. Từ những tác phẩm văn học kiệt tác này, độc giả có thể nhìn thấy ngọn nguồn giáo lý trong đạo phật và sự thức tỉnh trong con người. Tương tự như vậy, họ có viết lên những câu chuyện dựa trên giáo lý Phật giáo đơn giản; thực hành thiền định theo hướng dẫn và kinh 11 nghiệm thực tiễn; giai thoại nhẹ nhàng và lời khuyên về cuộc sống cùng với lời dạy của Thiền sư đánh kính đã giúp cho mỗi cá nhân có thể trau dồi lòng từ, bi, hỷ xả. Những tác phẩm văn xuôi và áng thơ bất hủ là những nguồn tài liệu chính trong nghiên cứu. Chúng được chọn song song với các tiêu chí được nêu ra cho đúng mục đích. Những tác phẩm dưới đây cũng được dùng trong phân tích “The Heart of Buddha’s Teaching, Peace Is Every Step: The Path of Mindfulness in Everyday Life, The Miracle of Mindfulness, and Happiness: Essential Mindfulness Practices, Call Me by my True Names, Old Path White Clouds: Walking in the Footsteps of Buddha, Living Buddha, Living Christ, You are Here: Discovering the Present of the Magic Moment, and Mindful Movements: Ten Exercises for Well-Being. 12 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Các kết quả phân tích chỉ ra rằng: 1. Nguồn gốc của lòng tù bi, bác ái trong phật giáo Nguồn gốc của lòng tù bi, bác ái trong phật giáo bắt đầu bằng sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị hoàng tử vào năm 624 trước công nguyên tại Lumbini, ở miền Bắc Ấn Độ, nhưng bây giờ là một phần của Nepal. "Shakya" là tên của gia đình hoàng gia, và "Muni" có nghĩa là "Có khả năng duy nhất". Bố mẹ ông đặt tên cho là Siddharta và ông đã có rất nhiều tiên đoán tốt đẹp về tương lai của mình. Trong những năm đầu, ông sống trong cung điện hoàng gia của mình, nhưng khi ông 29 tuổi, ông tạm lánh vào một khu rừng để sống cuộc đời thanh tịnh. Rồi ông có ý định thành lập Phật giáo là để dẫn dắt chúng sanh giải thoát khỏi khổ đau vĩnh viễn vì ông nhận ra rằng sự giải thoát tạm thời khỏi đau khổ và khó khăn là không đủ. Tình yêu thương và lòng từ bi, bác ái cần phải có để giúp cho chúng sinh tìm thấy tình yêu lâu dài, tiêu diệt dục vọng để tâm được thanh tịnh, không còn phiền não hay niết bàn. Trong lịch sử, lòng từ bi, bác ái là một trong những nguyên tắc cơ bản trong giáo lí nhà phật. Người sáng lập Phật giáo đã nỗ lực đưa ra giáo lí về tình yêu thương và lòng từ bi để giúp người khác tìm thấy sự bình an, hạnh phúc. 13 Phật giáo, ngay từ buổi đầu hình thành, đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Trong giáo lý của đức Phật, con người cần có lòng từ bi bác ái. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. 2. Lòng từ bi, bác ái được thể hiện trong các tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh Trong truyền thống Phật giáo, những giáo huấn về lòng từ bi, bác ái đã được Đức Phật gọi là bốn Brahmaviharas. Từ "tu viện" được dùng để chỉ một nơi ở và từ "brahmavihara" có nghĩa là ở nơi của Thiên Chúa Brahma. Thich Nhat Hanh (2011) và Ward và Ward (2008), đã gọi là tứ tâm vô lượng; từ (maître), bi (orkaruna), hỉ (mudita), và xả (upeksha). Đây được cho là bốn khía cạnh của tình yêu ðích thực trong mỗi con người và tất cả mọi thứ. Chúng được gọi là "vô lượng" với niềm tin rằng nếu con người thực hành nhân đức, tình yêu trong trái tim họ sẽ lớn đến nỗi nó không thể đo lường. Từ những tác phẩm văn học tuyển chọn, độc giả có thể nhận ra thực hành tứ tâm vô lượng của lòng nhân ái dập tắt sự tức giận trong lòng của chúng sinh; việc thực hành tâm từ bi loại bỏ tất cả nỗi buồn và lo lắng trong con người; việc thực hành tâm hỷ mang lại niềm vui và xua tan nỗi buồn trong lòng chúng sanh; và thực hành xả đặt dấu chấm hết cho sự thù hận, ác cảm trong lòng chúng sinh. 3. Kính trọng, hòa bình và chăm sóc nhau được thể hiện trong các tác phẩm tuyển chọn. Thông qua những tác phẩm tuyển chọn, Nhất Hạnh đề cập đến phẩm chất cao quý đó là sự hòa bình, tôn trọng, và chăm sóc cho nhau. Tu sĩ Phật giáo Thiền tông này tin rằng tất cả mọi người có thể 14 thực tập chánh niệm, an lạc nội tâm, lắng nghe và nói yêu thương không chỉ vì lợi ích hòa bình và hạnh phúc của riêng mình mà còn đối với người khác. Đức tính đó được miêu tả trong các tác phẩm tuyển chọn đó là sự tôn trọng hay tôn kính. Tôn trọng là tôn vinh sự hiện diện của cả sinh vật và con người. Tôn trọng cũng là thái độ mà con người cần phải có đối với tài sản cá nhân của mình và của người khác, hoặc những đồ vật trong khu phố, thôn bản, cộng đồng và cảnh quan xung quanh. Tương tự như vậy, đức tính đáng quý trong mỗi con người là chăm sóc lo lắng cho nhau cũng được mô tả trong những tác phẩm tiêu biểu này. Nhất Hạnh tin rằng chăm sóc không bắt đầu khi con người ta có một cái gì đó để cho - nó xuất phát tự nhiên khi họ không có gì. Chăm sóc không đòi hỏi sự đền đáp, ơn huệ và luôn cầu mong mong những điều tốt lành đến với người gặp khó khăn hoạn nạn. Chăm sóc nghĩa là nhận biết được những gì đang xảy ra. Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng, sự nhu hòa, tôn trọng và chăm sóc cho nhau tạo ra bầu không khí hòa bình và ấm áp. Ngược lại, tất cả những thói xấu cùng hành động bỉ ổi sẽ mang lại những hậu họa khôn lường cho cá nhân và xã hội. 4. Các vấn đề xã hội, đặc biệt là giới trẻ xả Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề xã hội đặc biệt quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với con người, nhất là giới trẻ. Đó là sự nghèo đói vẫn còn đeo đẳng mãi trên lưng con người, thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em. Bình đẳng giới tính và nữ quyền vẫn xảy ra trong thời đại mới. Trong đa số các nền văn hóa, giới nữ thường chịu nhiều bất công. Cuộc sống của con người luôn phải chịu đựng sự áp bức bất công, đau khổ, nghèo đói, ly tán. Nữ giới không bao giờ được xếp ngang hàng với nam giới trong xã hội. Bên cạnh 15 đó, suy thoái môi trường luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội, ô nhiễm nguồn nước, tàn phá rừng và động vật và chất thải công nghiệp. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lối sống của con người.Mặt khác, chiến tranh, bạo lực vẫn thường xảy ra. Vì vậy, giác ngộ Phật giáo, tiếp thu giáo lí nhà Phật là một cách để giới trẻ thanh lọc tâm hồn, tránh xa tạp niệm ô trọc xô bồ và những hệ lụy nói trên để giữ trọn thiên tính bản năng cùng những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt. 5. Lòng Từ Bi, bác ái trong những tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Những giai điệu nhẹ nhàng và đơn giản trong những tác phẩm tuyển chọn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một hiện thân của văn hóa Việt Nam và cách sống. Trong khi phân tích tác phẩm, lòng từ bi, bác ái cũng như các giá trị đạo đức, những giáo huấn đều liên quan đến giá trị, phong tục, tập quán của Việt Nam. Nhất Hạnh đã nắm bắt được bản chất thật của lòng từ bi, bác ái trong các tác phẩm tuyển chọn của mình.Tư tưởng từ, bi, hỷ, xả của Phật là liều thuốc an thần làm cho tâm tĩnh, làm tươi mới đời sống tâm hồn là một phương cách dưỡng sinh cho con người hiện đại. Lòng từ bi, bác ái bao gồm cả sự tôn trọng, hòa bình, và chăm sóc nhau luôn ngự trị trong trái tim và linh hồn người Việt. Thái độ kiên cường chống lại những thách thức lớn đặc trưng cho lòng từ bi của con người dành cho nhau, quan tâm đến hạnhphúc của nhau. Vì vậy, thông qua các tác phẩm tuyển chọn, dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thanh, thiếu niên, nhận ra rằng lòng từ bi, bác ái đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống bởi vì nó đã để lại những dấn ấn sâu 16 sắc và trở thành dòng tư tưởng thực sự ăn sâu vào đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Thực hành tư tâm vô lượng có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. 17 CHƯƠNG V TÓM TẮT, KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÓM TẮT Nghiên cứu đi sâu vào phân tích lòng từ bi, bác ái được thể hiện trong các tác phẩm văn học điển hình của Thích Nhất Hạnh gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của lòng từ bi, bác ái trong truyền thống Phật giáo; tứ tâm vô lượng; từ, bi, hỷ xả được xem như là bản chất của lòng từ bi, bác ái; sự hòa bình, tôn trọng và chăm sóc nhau được mô tả trong các tác phẩm tiêu biểu cũng được đề cập trong nghiên cứu; các vấn đề xã hội, đặc biệt tập trung vào giới trẻ và ý nghĩa của lòng từ bi, bác ái trong việc giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính trong phân tích các khái niệm về lòng từ bi, bác ái trong tác phẩm văn học tiêu biểu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tương tự như vậy, phân tích này cũng sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học và triết học. Với mục đích nghiên cứu và các hướng tiếp cận trong triết học, các tác phẩm văn học tiêu biểu đã được chọn để phân tích: Love Is Being There, Overcoming Pride, Interbeing, Meditation in Daily Life, Feelings and Perceptions, Working for Peace, Telephone Meditation, Everybody Should Practice Mindfulness, The Heart of Practice, and The Three Gems, True Love: A Practice of Awakening the Heart, và Being Peace. Qua hơn một nửa thế kỷ, lời dạy về từ bi, bác ái vẫn được lan truyền trong tác tác phẩm Being Peace 18 (Kornfield, 2005) and True Love: A Practice of Awakening the Heart. KẾT QUẢ 1. Nguồn gốc của lòng tù bi, bác ái trong phật giáo bắt đầu bằng sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo, ngay từ buổi đầu hình thành, đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Trong giáo lý của đức Phật, con người cần có lòng từ bi bác ái. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. 2. Từ những tác phẩm văn học tuyển chọn, độc giả có thể nhận ra thực hành tứ tâm vô lượng của lòng nhân ái dập tắt sự tức giận trong lòng của chúng sinh; việc thực hành tâm từ bi loại bỏ tất cả nỗi buồn và lo lắng trong con người; việc thực hành tâm hỷ mang lại niềm vui và xua tan nỗi buồn trong lòng chúng sanh; và thực hành xả đặt dấu chấm hết cho sự thù hận, ác cảm trong lòng chúng sinh. 3. Thông qua những tác phẩm tuyển chọn, Nhất Hạnh đề cập đến phẩm chất cao quý đó là sự hòa bình, tôn trọng, và chăm sóc cho nhau. Nhất Hạnh tin rằng tất cả những phẩm chất này giúp xã hội ngày một ấm no, hạnh phúc và càng bớt đi những cuộc đời bất hạnh và khốn khó. 4. Những vấn đề xã hội đặc biệt quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với con người, nhất là giới trẻ. Đó là sự nghèo đói, suy thoái môi trường, chiến tranh, bạo lực, bất công xã hội và đàn áp nhân quyền. Giác ngộ Phật giáo, tiếp thu giáo lí nhà Phật là một cách để giới trẻ thanh lọc tâm hồn, tránh xa tạp niệm ô trọc xô bồ và những 19 hệ lụy nói trên để giữ trọn thiên tính bản năng cùng những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt. 5. Thông qua các tác phẩm tuyển chọn, dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thanh, thiếu niên, nhận ra rằng lòng từ bi, bác ái đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống bởi vì nó đã để lại những dấn ấn sâu sắc và trở thành dòng tư tưởng thực sự ăn sâu vào đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Thực hành tư tâm vô lượng có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. KẾT LUẬN 1. Ngọn nguồn triết luận về lòng từ bi, bác ác xuất hiện từ giai đoạn khởi nguyên của lịch sử Phật giáo và có mặt trong hầu hết các giáo lý nhà Phật. 2. Nghiên cứu những tác phẩm tuyển chọn của Thích Nhất Hạnh, ta nhận thấy bốn thiên tính cao cả nhất trong con người được tác giả đề cao đó là tâm vô lượng: từ, bi, hỷ và xả. 3. Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng, sự nhu hòa, tôn trọng và chăm sóc cho nhau tạo ra bầu không khí hòa bình và ấm áp. Ngược lại, tất cả những thói xấu cùng hành động bỉ ổi sẽ mang lại những hậu họa khôn lường cho cá nhân và xã hội. 4. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề xã hội đặc biệt quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với con người, nhất là giới trẻ. Đó là sự nghèo đói, suy thoái môi trường, chiến tranh, bạo lực, bất công xã hội và đàn áp nhân quyền. Giác ngộ Phật giáo, tiếp thu giáo lí nhà Phật là một cách để giới trẻ thanh lọc tâm hồn, tránh xa 20 tạp niệm ô trọc xô bồ và những hệ lụy nói trên để giữ trọn thiên tính bản năng cùng những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt. 5. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rèn luyện tứ tâm vô lượng hằng ngày giúp con người kiềm chế lòng tham, sân, si để để cho tâm được an vui và thanh tịnh. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sâu hơn hoặc mở rộng phạm vi nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện và triệt để những triết lí đạo đức Phật giáo, hướng đến mục đích khai tâm, hướng thiện con người. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về Phật giáo để có những giải pháp loại trừ các vấn nạn xã hội, đặc biệt trong giới trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_long_tu_bi_bac_ai_trong_tac_pham_tuyen_chon.pdf
Tài liệu liên quan