VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THU THỦY
KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 03 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Văn Phúc
Phản biện 1: GS.TS. Lê Hữu Nghĩa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Phản biện 3: GS.T
32 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. Trần Phúc Thăng
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi giờphút, ngày. tháng.. năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viên:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc chính là
cội nguồn sức mạnh làm nên những chiến công hiển hách của dân
tộc Việt Nam. Bảo tồn những giá trị của dân tộc, đó là chìa khóa
để định hướng phát triển cuộc sống. Kinh nghiệm của các xã hội
đã đạt tới trình độ phát triển cao cho thấy rằng, bằng cách không
lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị nhân bản của truyền
thống sẽ là động lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn
đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là rường cột
của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung
kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
dưỡng phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Vì vậy, công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc.
Thực tiễn công tác thanh niên hiện nay cho thấy, còn một
bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam hiện nay có biểu hiện
tiêu cực trong đạo đức, lối sống như: tư tưởng sùng bái vật chất,
chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, theo đuổi lối sống
thực dụng tạo ra những thói quen lãng quên truyền thống, lối sống
gấp gáp, vô cảm trước những những khổ đau của người khác, coi
thường những giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc,
phai nhạt lý tưởng, vi phạm pháp luật, ngại tham gia các hoạt
động xã hội, hoạt động đoàn thể... Đó chính là biểu hiện của sự
xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam, là
biểu hiện của quan điểm “lệch chuẩn”, đối lập với quan niệm đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
2
Từ những vấn đề nêu trên đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu
phân tích thấu đáo, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra
những giải pháp cụ thể, khả thi. Vì vậy, việc kế thừa giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc đối với thanh niên hiện nay đang đặt
ra nhiều vấn đề cấp thiết. Để góp phần khắc phục tình trạng này
và đẩy mạnh công tác xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên
trong điều kiện hiện nay, tôi chọn vấn đề: “Kế thừa các giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống cho thanh niên
Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận án tiến sĩ Triết học.
2. Mục đích, nhiệm vụ của Luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về kế thừa các giá
trị đạo đức truyền thống, Luận án phân tích thực trạng kế thừa, đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kế thừa các giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản
của Việt Nam.
- Xác định khái niệm lối sống, đặc trưng lối sống thanh niên
hiện nay.
- Làm rõ việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống như
một quá trình tất yếu trong xây dựng lối sống cho thanh niên.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân việc kế thừa
các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho
thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong
xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
- Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu
truyền hàng nghìn năm lịch sử.
- Chủ thể của lối sống, đạo đức mà luận án nghiên cứu là
thanh niên.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là các giá trị truyền thống
của dân tộc nhưng chú trọng vào các giá trị quy định chuẩn mực đạo
đức của xã hội.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng ta có liên quan đến truyền
thống và xây dựng lối sống cho thanh niên nước ta hiện nay là cơ sở
lý luận của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở
vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp cụ thể: Phân
tích, tổng hợp, so sánh, lôgic - lịch sử, khái quát, kết hợp lý luận với
thực tiễn...
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm lối sống, lối sống của
thanh niên, xây dựng lối sống thanh niên.
- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị
đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống cho thanh niên
Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay.
- Luận án làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền
thống trong việc xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện
nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy
tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống
mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
4
- Luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa ra
một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống đối với việc xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam
hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường và học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương 15 tiết.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1. Những công trình đề cập đến giá trị đạo đức truyền
thống và kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Công trình khoa học gồm: Nguyễn Hồng Phong: “Tìm hiểu
tính cách dân tộc”; Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963. GS.
Trần Văn Giầu: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Nguyễn Trọng
Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên: “Giá trị truyền thống trước những
thách thức của toàn cầu hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002... Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.07-02 (1994): “Các giá
trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”. Chủ nhiệm:
Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang. Đề tài khoa học cấp Nhà nước
KX.07-02 (1994): “Con người Việt Nam thế kỷ XIX qua con mắt
người nước ngoài”. Chủ nhiệm: Nguyễn Thừa Hỷ; trong Chương
trình KHCN cấp Nhà nước: “Các giá trị truyền thống và con
người Việt Nam hiện nay”, năm 1994..
Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý: “Kế thừa và
đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển
sang nền KTTT ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Luận án tiến sĩ Triết học của Võ
5
Văn Thắng: “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”; Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. Luận án tiến
sĩ Triết học của của Lê Thị Hoài Thanh: “Quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh
niên Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
Sách của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ
Quý: “Tìm hiểm giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình CNH,
HĐH”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Sách của tác giả
Trường Lưu: “Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Văn
hóa Việt Nam - truyền thống và cốt cách dân tộc”, Nxb Văn hóa, Hà
Nội, 2000; Trần Văn Giàu: “Chủ nghĩa yêu nước - nét đậm đà trong
văn hóa Việt Nam”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 2000
1.2. Những công trình đề cập đến lối sống thanh niên, xây
dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Sách: PGS. TS. Lê Như Hoa (chủ biên): “Lối sống trong đời
sống đô thị hiện nay”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1993. Chương
trình KHCN cấp Nhà nước KX-07 (1994): “Tìm hiểu định hướng giá
trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện KTTT”. Chủ nhiệm:
Nguyễn Đình Đức. Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 07-04: “Giá trị,
định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”, thuộc Chương trình
KHCN cấp Nhà nước KX-07. Chủ nhiệm: Nguyễn Quang Uẩn,
Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, Hà Nội, 1994...
Đề tài khoa học cấp Bộ (2003): “Đoàn thanh niên với việc xây
dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”. Chủ nhiệm: Đỗ
Ngọc Hà. TS. Dương Tự Đam (chủ biên): “Giáo dục thanh niên kế thừa
nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008.
6
1.3. Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và
nguyên nhân của việc kế giá trị các đạo đức truyền thống trong
xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Luận án tiến sĩ triết học của Ngô Thị Thu Ngà: “Giá trị đạo
đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, 2011. Luận án tiến sĩ Triết học của Cao Thu Hằng:
“Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân
cách con người Việt Nam hiện nay”, Học viện khoa học xã hội
Việt Nam, 2011
1.4. Các công trình đề xuất giải pháp kế thừa các giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt
Nam hiện nay
Tháng 8/2004, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết
quả nghiên cứu đề tài: “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn
đề và giải pháp”, do GS. VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm
với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín lớn như: GS.
Nguyễn Đức Bình, GS. Vũ Khiêu, GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, GS.
Hoàng Chí Bảo, PGS. Nguyễn Văn Phúc... Luận án tiến sĩ Triết
học của Ngô Thị Thu Ngà: “Giá trị đạo đức truyền thống với việc
xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” (2011).
Luận án tiến sĩ Triết học của Đặng Quang Thành: “Xây dựng lối
sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN”..
1.5. Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc nội dung liên quan
có trong nguồn tư liệu được trình bày ở phần Tổng quan và phần
tài liệu tham khảo, trong luận án này, tôi sẽ cố gắng nghiên cứu
để hệ thống hóa và làm rõ nội dung của những giá trị đạo đức
truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam. Xác định và khái quát
rõ những đặc trưng của lối sống đang được xây dựng cho thanh
7
niên Việt Nam hiện nay. Luận án cũng sẽ tập trung phân tích luận
giải tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện
nay.
Luận án sẽ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế
thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho
thanh niên. Phần trọng tâm của luận án sẽ đi sâu khái quát, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính hệ thống, đồng bộ và
khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả của việc kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam
bối cảnh đất nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Do đó, với việc lựa chọn đề tài luận án: “Kế thừa các giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống cho thanh niên
Việt Nam hiện nay”, tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận
án sẽ góp phần thiết thực xây dựng lối sống XHCN cho thanh
niên Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Chương 2
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ TÍNH TẤT YẾU KẾ
THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY
DỰNG
LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Giá trị đạo đức truyền thống
8
2.1.1. Khái niệm về giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền
thống
* Khái niệm giá trị. Mỗi thời đại, mỗi cộng đồng xã hội đều
có những quan niệm khác nhau về giá trị và cũng có những chuẩn
mực khác nhau. Thang bậc giá trị trong xã hội luôn vận động,
biến đổi và lịch sử loài người cũng là lịch sử của quá trình tích
luỹ, chọn lọc, kế thừa và không ngừng tìm ra các giá trị mới ngày
càng phù hợp cho sự phát triển tiến bộ của con người.
Căn cứ vào tính chất của nhu cầu mà giá trị đáp ứng, có thể
phân chia giá trị thành: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Căn cứ vào
chủ thể chịu ảnh hưởng, có giá trị cá nhân và giá trị xã hội. Dựa vào
mức độ lâu dài và phạm vi ảnh hưởng, giá trị được phân chia thành giá
trị nhất thời và giá trị bền vững. Các giá trị, nhất là các giá trị chung,
phổ biến được coi như phương tiện cơ bản để tạo sự liên kết, hợp tác
của mọi thành viên trong xã hội.
* Khái niệm giá trị đạo đức. Đặc trưng cơ bản của đời sống con
người và bản thân nhân tính con người là đạo đức. Nội dung của đạo
đức chính là năng lực phục vụ tự nguyện, tự giác của con người. Có thể
hiểu giá trị đạo đức là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói
quen đạo đức được con người lựa chọn và đánh giá, xem nó như là việc
làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng
tình và được dư luận biểu dương.
* Khái niệm truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống. Bất cứ
dân tộc nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình. Truyền
thống sau khi hình thành mang tính ổn định tương đối, bởi vì truyền
thống là một bộ phận của ý thức xã hội, mà ý thức xã hội luôn chịu sự
quy định của tồn tại xã hội. Truyền thống được lưu giữ, kế thừa sẽ tạo
nên bản sắc của dân tộc.
9
2.1.2. Những điều kiện về kinh kinh tế - xã hội hình thành giá
trị đạo đức truyền thống Việt Nam
Các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam bắt nguồn từ nền
tảng truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc, từ những điều
kiện tự nhiên và phát triển xã hội. Hệ thống các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng, tiêu
biểu gồm có:
1, Tinh thần yêu nước. Đây là giá trị đầu tiên, là thang bậc
cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của người
Việt Nam.
2, Tinh thần nhân ái là một giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta. Đối với người Việt, tinh thần nhân ái không
những biểu hiện đối với dân tộc mình; còn là lòng yêu thương và
quý trọng con người bị áp bức trên thế giới và còn bao hàm cả sự
khoan dung, vị tha.
3, Tinh thần đoàn kết. Đây là một trong những giá trị đạo đức
truyền thống quý báu của nhân dân ta, là nguồn sức mạnh nội sinh của
dân tộc ta.
4, Đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo. Trong lịch sử
hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức tính “cần
cù, thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức
tính và sắc thái này được hình thành, phát triển trên cơ sở điều
kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc
Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.
5, Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống. Tinh thần lạc quan
xuất phát từ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người và
dân tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa.
2.2. Lối sống, đặc trưng lối sống của thanh niên Việt Nam
hiện nay
2.2.1. Quan niệm về lối sống
Lối sống, là một thuật ngữ tồn tại phổ biến trong đời sống
xã hội; một khái niệm, phạm trù của nhiều ngành khoa học.
10
Để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận của khái niệm lối sống,
cần phân biệt lối sống với mức sống, nếp sống và lẽ sống.
Lối sống với mức sống. Lối sống bao hàm cả mặt chất và
mặt lượng của hoạt động sống của con người, còn mức sống chỉ
rõ số lượng của đời sống, khía cạnh vật chất, kinh tế của con
người.
Lối sống với nếp sống. Lối sống biểu hiện trong những khuôn
mẫu, chuẩn mực xã hội đã định hình và luôn vận động, phát triển cùng
với sự vận động, phát triển của xã hội. Nếp sống gồm những cách thức,
quy ước đã trở thành thói quen trong sản xuất, sinh hoạt và trong tổ
chức đời sống xã hội.
Lối sống với lẽ sống. Lối sống của một con người, một
nhóm người, biểu hiện cụ thể ở việc giải quyết các mối quan hệ
theo hệ giá trị, chuẩn mực xã hội đã được định hình trong hoạt
động sống của con người, cộng đồng người. Thực tế đó đòi hỏi
mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội phải lựa chọn cho mình một lối
sống phù hợp với thực tế, quá trình này hình thành lẽ sống. Lẽ
sống gắn liền với hệ tư tưởng, là thế giới quan, nhân sinh quan
của con người; có vai trò “kim chỉ nam” cho cá nhân điều chỉnh
hành vi của mình.
Từ những vấn đề trên có thể khái quát lối sống là phương
thức hoạt động sống của con người được hình thành trong quá
trình xây dựng và phát triển trong một chế độ xã hội nhất định;
được biểu hiện trong toàn bộ nhận thức, thái độ, hành vi và mối
quan hệ của con người trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa,
tinh thần và hoạt động giao tiếp hàng ngày, nhằm thực hiện mục
tiêu xây dựng đất nước, xây dựng con người hướng tới chân,
thiện, mỹ.
* Quan niệm lối sống thanh niên
Lối sống thanh niên được hình thành trong quá trình xây dựng và
phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam; thể
11
hiện trong toàn bộ nhận thức, thái độ, hành vi và mối quan hệ trong đời
sống chính trị, xã hội, tinh thần của thanh niên, nhằm thực hiện mục
tiêu xây dựng tổ chức Đoàn và Hội vững mạnh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ xung kích để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
12
2.2.2. Đặc trưng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
Những đặc trưng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay đó
là:
- Sống có lý tưởng, hoài bão, ước mơ, sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu khi Tổ quốc cần vì sự phồn vinh của đất nước.
- Sống mực thước theo những giá trị, chuẩn mực của con người mới
XHCN.
- Sống tự giác, trách nhiệm, trung thực, tích cực, sáng tạo, kiên
trung.
- Tính cộng đồng, ý thức tập thể, đoàn kết và lạc quan cách
mạng.
- Đề cao trách nhiệm công dân, tư cách người thanh niên
trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quan hệ xã hội.
2.3. Tính tất yếu kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay
2.3.1. Đặc điểm thanh niên Việt Nam hiện nay
Thanh niên Việt Nam (có độ tuổi từ 16 đến 30, theo quy định của
Luật Thanh niên) là một tầng lớp xã hội đặc thù, hiện nay có
25.382.161 người chiếm 28,3% dân số cả nước, trong đó nam chiếm
50,8%, nữ chiếm 49,2%. Đây không phải là một tầng lớp xã hội độc lập
mà hiện diện trong các giai tầng của xã hội và có mặt ở tất cả các địa
phương, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thanh niên là lực lượng hùng
hậu, có tiềm năng to lớn, có đóng góp quan trọng trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.3.2. Tính tất yếu phải kế thừa giá trị đạo đức truyền thống
Tính tất yếu kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng
lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay biểu hiện trên những nội
dung sau:
13
Kế thừa là một quy luật có tính phổ quát trong tiến trình vận
động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có vấn đề đạo đức.
Việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho
thanh niên hiện nay là vấn đề có tính quy luật để xây dựng và hoàn
thiện nhân cách lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc ta.
Thứ nhất, Các giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở, nền
tảng để xây dựng lối sống mới cho thanh niên Việt Nam.
Thứ hai, Giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát
huy sẽ gia nhập cấu trúc nhân cách để trở thành các phẩm chất và
lối sống mới của thanh niên Việt Nam.
Thứ ba, Bồi dưỡng giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để
tăng cường động lực chính trị - tinh thần mạnh mẽ trong cố kết
dân tộc, củng cố và phát triển tinh thần độc lập, tự chủ, tự tôn dân
tộc của thanh niên.
Thứ tư, Các giá trị đạo đức truyền thống tạo nền tảng vững
chắc trong xây dựng lối sống cho thanh niên, khắc phục hữu hiệu
những tác động từ mặt trái của nền KKTT.
Kết luận chương 2
Giá trị đạo đức truyền thống là một trong những yếu tố cơ bản
trong cấu trúc nhân cách của con người Việt Nam nói chung và thanh
niên Việt Nam nói riêng. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
luôn có tác động to lớn và tích cực, điều chỉnh nhận thức và hành vi cá
nhân cũng như các quan hệ xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện
hơn.
Xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay cần hết
sức coi trọng việc kế thừa và phát huy, phát triển các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở đó nhằm xây dựng nhân cách
cho thế hệ trẻ Việt Nam với những phẩm chất cả đức và tài, hồng và
14
chuyên. Đồng thời, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng lối sống cho thanh niên hiện nay cần dựa trên các
yếu tố điều kiện chính trị - xã hội; đặc trưng, vị trí, vai trò của thanh
niên; tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh
toàn cầu hóa, nền KTTT và yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
15
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong quá trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế thừa
giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh
niên, tác giả luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận chủ yếu thông
qua các chủ thể giáo dục, tổ chức hoạt động kế thừa giá trị đạo
đức và từ chính chủ thể kế thừa giá trị đạo đức vào xây dựng lối
sống cho thanh niên trong những năm qua.
3.1. Những thành tựu và nguyên nhân của việc kế thừa các giá trị
đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam
những năm qua
3.1.1. Những thành tựu kế thừa các giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam những
năm qua
Thứ nhất, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc luôn được
kế thừa và phát huy lên tầm cao mới.
Biểu hiện cụ thể: Luôn nhận rõ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì
độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, không có biểu hiện
mơ hồ về lý tưởng chính trị. Thanh niên có nhận thức tương đối đầy
đủ, sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ
nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân
dân; phát huy vai trò là lực lượng xung kích, sẵn sàng chiến đấu hy
sinh cho đất nước; không có những biểu hiện lệch lạc, sai trái; tuyệt
đối tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa anh hùng
cách mạng cho thanh niên hướng tới mục đích lý tưởng cao cả, hoài
bão, ước mơ lớn, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần vì sự phồn
vinh của đất nước.
16
Trong những năm qua, Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban chấp
hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng và ban
hành một số văn bản quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Trong đó trọng
tâm là Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên, giai đoạn 2013 - 2020”. Điểm
mới trong các nghị quyết và Đề án về “Tăng cường giáo dục đạo đức,
lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai
đoạn 2013 - 2017”; Chỉ thị về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong,
thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn”; Kết luận về việc tổ chức
cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời
kỳ mới”, đã tạo cơ sở cho các cấp bộ đoàn cụ thể hóa theo yêu cầu,
điều kiện của địa phương, đơn vị, tìm tòi, thể nghiệm những cách làm
mới, có giải pháp đồng bộ, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm để triển
khai chủ đề công tác; bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức,
lối sống của thanh niên.
Thứ ba, phong trào thanh niên được phát triển sâu, rộng góp
phần phát huy tinh thần đoàn kết, nhân ái và đức tính cần cù, thông
minh, sáng tạo của thanh niên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Thành tựu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đạt được qua các
phong trào lớn được phát động và được đông đảo đoàn viên thanh
niên hưởng ứng thực hiện trong những năm qua đổi mới vừa qua, có
thể khái quát trên những kết quả chủ yếu sau: Đó là phong trào “Tuổi
trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (1987-1992);
“Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước" (1993-2002); Thi đua
tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (2002-2007); "5 xung kích
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với
thanh niên lập thân, lập nghiệp" (2007 đến nay). Tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017
17
đã đề ra một số chương trình, đề án lớn, trong đó đã và tiếp tục triển
khai có hiệu quả “Đề án tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay”.
Thứ tư, Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo đối với công tác thanh niên tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kế
thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho
thanh niên Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới,
Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên
là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn
lực con người. Chăm lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là
động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII),
Đảng đã ban hành Nghị quyết “Về công tác thanh niên trong thời kỳ
mới” (số 04-NQ/HNTW, ngày 14/01/1993) là một chủ trương quan
trọng có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh
niên, công tác đoàn và phong trào thanh niên. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH” (số 07-NQ/HNTW, ngày 30/7/1994) đã xác định đặt thanh
niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người.
Thứ năm, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN
Việt Nam luôn có sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, đã góp
phần quan trọng nâng cao hiệu quả việc kế thừa các giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt
Nam.
Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, tổ chức Đoàn TNCS
18
Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam với vai trò nòng cốt chính
trị của đội ngũ đoàn viên, thanh niên đã nỗ lực triển khai và phối
hợp triển khai thực hiện công tác thanh niên và phong trào thanh niên,
trong đó có việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối
sống cho thanh niên.
Các tổ chức Đoàn thanh niên luôn chú trọng giáo dục chính
trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc,
văn hoá, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên. Xác
định nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi
đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của
thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên
mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư
tưởng của Bác Hồ kính yêu.
3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu kế thừa các giá trị
đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt
Nam
3.3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
Đảng và Nhà nước ta có đường lối, chủ trương, chính sách đổi
mới về công tác giáo dục, bồi dưỡng con người mới XHCN, đặc biệt về
công tác thanh niên trong tình hình mới.
Các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam
luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
cho sinh viên.
Ảnh hưởng tích cực những tấm gương tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức của đội ngũ giảng viên, bạn bè, sự gương mẫu của những người
xung quanh.
Sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi thanh niên trong
quá trình tự học tập, rèn luyện.
3.3.1.2. Nguyên nhân khách quan
19
Tác động của xu hướng hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường
thanh niên nước ta có dịp giao lưu với thanh niên các nước, đồng thời
học hỏi và tiếp thu những giá trị mới mà trong truyền thống của dân tộc
ta cần được bổ sung.
Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao điều này
tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tốt những giá trị đạo đức truyền
thống.
Các phương tiện thông tin đại chúng những năm đổi mới vừa qua
đã có những đóng góp quan trọng với việc tuyên truyền, phổ biến, định
hướng chuẩn mực giá trị đạo đức, lối sống trong các đối tượng thanh
niên.
3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của việc kế thừa các giá
trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên
Việt Nam những năm qua
3.2.1. Một số hạn chế của việc kế thừa các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng lối sống cho thanh niên Việt Nam
Thứ nhất, không ít thanh niên thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội,
sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất
nước; họ giam hãm mình trong cái tôi của chủ nghĩa cá nhân.
Thứ hai, có những thanh niên tuyệt đối hóa giá trị vật chất, xem nhẹ
hay hạ thấp giá trị tinh thần; đề cao quá mức giá trị hiện đại, xem nhẹ giá trị
truyền thống.
Thứ ba, do tác động mặt trái của toàn cầu hóa và KTTT, một bộ
phận thanh niên lười học, sống đua đòi, xa rời những giá trị truyền
thống lao động cần cù sáng tạo của dân tộc.
Thứ tư, một bộ phận thanh niên còn có thái độ thụ động, lười suy
nghĩ, ngại khó, ngại khổ.
Thứ năm, phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội LHTN Việt Nam đổi mới còn chậm. Cơ sở vật chất, nguồn lực
dành cho hoạt động của thanh niên còn nhiều k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_ke_thua_cac_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_tro.pdf
- Tomtat_Eng_PhamThuThuy.pdf