MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trước tình hình ngày càng có nhiều tờ BMĐT TA tham gia vào việc truyền thông đến công chúng quốc tế, việc thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về “Hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử tiếng Anh của Việt Nam với công chúng nước ngoài” mang tính cấp thiết, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, trên lý thuyết, các tờ BMĐT TA là những cánh cửa thông tin hữu ích đối với công chúng nước ngoài muốn cập nhật tin tức về mọi lĩnh vực của Việt Nam, đồng thời đưa tiếng n
24 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử tiếng Anh của Việt Nam với công chúng nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói của Việt Nam ra thế giới để bạn bè quốc tế hiểu đúng về các quan điểm cũng như cập nhật sự phát triển hiện nay của Việt Nam. Nếu hoạt động hiệu quả, báo chí tiếng nước ngoài nói chung, trong đó có BMĐT TA là một trong những yếu tố quan trọng giúp khẳng định và nâng cao tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của nhóm BMĐT TA hiện nay chưa được quan tâm nghiên cứu để có những kết luận về tính hiệu quả, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông trong dài hạn.
Thứ hai, bối cảnh truyền thông hiện đại với sự phát triển của Internet và các công cụ truyền thông mới đang thay đổi hành vi tiếp nhận truyền thông của công chúng. Việc tiếp nhận thông tin hiện nay không còn mang tính chất chỉ phụ thuộc vào các tên tuổi truyền thông lớn, hoặc chính thống nữa mà trở nên rất đa dạng về nguồn thông tin, nội dung thông tin, hướng lan truyền thông tin trên Internet. Đồng thời, sự phát triển của mạng xã hội (social media) cũng đặt ra những khả năng tương tác mới giữa báo chí với công chúng để từ đó báo chí gây ảnh hưởng đến công chúng (hoặc chịu ảnh hưởng từ công chúng). Trong bối cảnh truyền thông mới này, BMĐT TA liệu đã bắt kịp và tận dụng được các phương thức này chưa, hay đang thụt lùi lại phía sau? Việc trả lời và tìm giải pháp cho câu hỏi này trong giai đoạn hiện nay vô cùng cần thiết. Báo chí dành cho công chúng nước ngoài phải là nhóm báo chí hiện đại nhất vì đối tượng công chúng mà nhóm báo chí này phục vụ rất đa dạng, trong đó bao gồm cả những nhóm công chúng thuộc về thế giới các nước phát triển và có những đòi hỏi cao về chất lượng thông tin cũng như phương thức truyền thông.
Thứ ba, cùng với quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam, người nước ngoài vào Việt Nam dài hạn để công tác, du lịch, học tập, sinh sống ngày càng nhiều. Nhóm công chúng này cũng chính là cầu nối thông tin mà họ, với điều kiện trực tiếp sống tại Việt Nam, sẽ trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy với mạng lưới quan hệ của mình trên thế giới. Việc hiểu được những đặc điểm, thói quen tiếp cận và tư duy phân tích thông tin của công chúng nước ngoài trên môi trường Internet là rất cần thiết để có thể thực hiện hoạt động truyền thông đến nhóm công chúng này hiệu quả hơn. Tuy vậy, tình hình nghiên cứu hiện nay cho thấy có khá ít các nghiên cứu tìm hiểu về những đặc điểm tiếp nhận thông tin của nhóm công chúng chuyên biệt này.
Trước những thực tế nêu trên, việc thực hiện một nghiên cứu về “Hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử tiếng Anh với công chúng nước ngoài” vào thời điểm này là cầp thiết nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan về mặt lý luận và thực tiễn của nhóm báo chí này, từ đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí tiếng Anh trên môi trường Internet.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá hiệu quả truyền thông của BMĐT TA của Việt Nam với công chúng người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Việt Nam và đề xuất những giải pháp giúp cho hoạt động của nhóm báo chí này đạt được mục tiêu mong muốn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Thiết lập hệ thống khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả truyền thông trong bối cảnh truyền thông liên văn hoá;
+ Tìm hiểu thực tiễn hoạt động BMĐT TA của Việt Nam;
+ Đánh giá hiệu quả truyền thông của BMĐT TA của Việt Nam với nhóm công chúng nước ngoài sống tại Việt Nam;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của BMĐT TA dựa trên việc đánh giá hiệu quả nêu trên kết hợp với tham khảo kinh nghiệm từ báo chí một số nước trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả truyền thông của BMĐT TA của Việt Nam với công chúng nước ngoài hiện đang sống tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng hoạt động của BMĐT TA theo khía cạnh nội dung thông tin, cách thức thể hiện, cách thức tiếp cận công chúng. Về phía công chúng, luận án khảo sát mức độ tiếp cận, nhu cầu tiếp cận và sự lý giải thông tin trên BMĐT TA của nhóm công chúng nước ngoài hiện đang sống tại Việt Nam.
Thời gian khảo sát: Năm 2012-2013.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
- Thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda-Setting): Bằng việc lựa chọn những tin tức nào để cung cấp theo những mức độ nổi bật, dài ngắn khác nhau, báo chí khiến cho công chúng biết những vấn đề nào họ nên nghĩ đến và thảo luận với nhau.
- Thuyết “Sử dụng và Hài lòng” (Uses and Gratifications): công chúng chủ động chọn “tiêu thụ” những sản phẩm truyền thông một cách có nhận thức nhằm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của cá nhân.
- Thuyết “Mã hoá và Giải mã” (Encoding and Decoding): khi giải mã nội dung truyền thông, công chúng sẽ có những cơ chế giải mã của riêng mình (có thể là cơ chế “đồng ý hoàn toàn”, “phản đối”, hoặc “thương lượng”). Những cách lý giải thông điệp của công chúng chưa chắc thống nhất với ý đồ của chủ thể sản xuất/cung cấp thông điệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung: phân tích - tổng hợp, so sánh – đối chiếu, cụ thể - khái quát hoá, quy nạp – diễn dịch.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: i) nghiên cứu nội dung; ii) điều tra (bằng bảng hỏi và phỏng vấn sau)
Với phương pháp nghiên cứu nội dung, luận án khảo sát các báo: Việt Nam News, Nhân Dân Online, Vietnamnet Bridge, Thanh Niên News, Tuổi Trẻ News, Dân Trí International.
Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, có 303 người nước ngoài trả lời khảo sát, trong đó có 206 bạn đọc người nước ngoài cho biết có đọc BMĐT TA. Đa số công chúng người nước ngoài của BMĐT TA đến từ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu (76,2%); chủ yếu là nam giới (70,9%), độ tuổi từ 25-45 (65,6%), tốt nghiệp đại học (75,2%), làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, giáo dục và truyền thông (73,3%), đã sống tại Việt Nam dưới 5 năm (70,4%) và dự định tiếp tục sống tại Việt Nam thêm nhiều nhất là 5 năm nữa (41,4%).
Với phương pháp phỏng vấn sâu, luận án phỏng vấn hai nhóm: i) nhóm 1: các nhà quản lý, biên tập viên của BMĐT TA (9 người); ii) nhóm 2: bạn đọc người nước ngoài (23 người). Cơ cấu lĩnh vực nghề nghiệp của những người tham gia phỏng vấn sau như sau: Chính trị (1), kinh doanh (3), báo chí – truyền thông (5), giáo dục (3), nghệ thuật- sáng tạo (4), kỹ thuật (3), du lịch (1), kiến trúc (1), làm việc tự do (2). Trong số 23 người tham gia phỏng vấn có 7 người ở vị trí lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp.
5. Đóng góp mới
Cung cấp một bức tranh tương đối chi tiết về hệ thống báo BMĐT TA của Việt Nam với các yếu tố như: mục tiêu, cách thức tổ chức thực hiện, những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức đang gặp phải; đặt báo chí tiếng Anh trong bối cảnh truyền thông toàn cầu để thấy những xu hướng phát triển, những chiến lược và giải pháp để nâng cao vị trí của truyền thông Việt Nam cũng như tiếng nói của báo chí Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đánh giá hiệu quả truyền thông của nhóm báo chí này với công chúng người nước ngoài thông qua việc khảo sát sự tiếp nhận thông tin của công chúng người nước ngoài sống tại Việt Nam.
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về truyền thông quốc tế nhưng chủ yếu nhìn từ góc độ chủ thể sản xuất truyền thông xuất phát từ các nước phát triển phương Tây và chủ thể tiếp nhận truyền thông thuộc về các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này tác giả tìm hiểu theo chiều ngược lại để khám phá thực tế công chúng đến từ các nước phát triển tiếp nhận truyền thông đại chúng của các nước đang phát triển như thế nào trong bối cảnh truyền thông liên văn hoá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về phương diện lý luận:
- Bổ sung vào cơ sở lý luận báo chí của Việt Nam về hệ thống, đặc điểm của nhóm BMĐT TA, đặc biệt là khi định vị báo chí tiếng Anh của Việt Nam trong bối cảnh các dòng chảy thông tin trên thế giới hiện đại để thấy rõ tầm quan trọng, vai trò, những thách thức và những hướng phát triển chiến lược của nhóm báo chí này.
Về phương diện thực tiễn:
- Luận án giúp các cơ quan báo chí hiểu hơn về sự lựa chọn, sử dụng, tiếp nhận truyền thông đại chúng của công chúng người nước ngoài. Từ đó, các cơ quan này sẽ có những định hướng với BMĐT TA trong phương pháp tổ chức nội dung, thiết kế hình thức, quảng bá thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với công chúng của mình nhằm hướng đến mục tiêu truyền thông hiệu quả hơn; tránh việc tuyên truyền một chiều vô ích.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho lĩnh vực nghiên cứu về báo chí, truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra gồm:
Hệ thống lý luận và phương pháp đánh giá phù hợp để xác định hiệu quả truyền thông của BMĐT TA?
Thực trạng hoạt động của BMĐT TA?
Đặc điểm tiếp nhận truyền thông của công chúng người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam ra sao?
Hiệu quả truyền thông của BMĐT TA với công chúng người nước ngoài sống tại Việt Nam có đạt được như mong muốn của chủ thể truyền thông?
Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả truyền thông của BMĐT TA?
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 3 chương, 10 tiểu mục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông của BMĐT TA với công chúng nước ngoài là một đề tài mới, chưa có những công trình tương tự cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, xét trong phạm vi rộng, nghiên cứu này có sự liên quan và kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về hiệu quả truyền thông (1) và các nghiên cứu về báo chí hướng đến công chúng quốc tế (2).
(1) Các nước phương Tây bắt đầu có mối quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu hiệu ứng của các phương tiện truyền thông đại chúng (media effects) từ giai đoạn Chiến tranh Thế giới Thứ Hai với sự tham gia của các nhà nghiên cứu chủ chốt như: Paul F. Lazarsfeld (Đại học Columbia), Carl I. Hovland (Đại học Yale), Wilbur Scram, George H.Gallup (Đại học Iowa), Harold Laswell (Đại học Chicago, theo trường phái Chicago), Kurt Lewin, Norbert Wiener, Claude E. Shannon (Đại học Công nghệ Massachusetts – MIT), Từ các cơ chế tác động của truyền thông đại chúng lên công chúng, các nhà hoạt động truyền thông xác định những cách thức truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để đạt hiệu quả mong muốn. Nhìn chung, truyền thông được xem là có hiệu quả khi thông điệp truyền thông khiến cho công chúng thay đổi hành vi, nhận thức, tình cảm đúng với ý đồ của chủ thể truyền thông.
Các nhà nghiên cứu truyền thông trong nước có một số cách lý giải, phân tích khác nhau về hiệu quả truyền thông đại chúng, hiệu quả báo chí và hiệu quả tác động của báo chí. Riêng trong lĩnh vực báo mạng điện tử tiếng Anh, những nghiên cứu về hiệu quả truyền thông chưa nhiều. Sự phát triển nhanh chóng và những thay đổi diễn ra liên tục của truyền thông trên nền tảng Internet là một trong những lý do khiến việc đánh giá hiệu quả truyền thông trên Internet gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, báo chí tiếng Anh chỉ chiếm số lượng không nhiều so với báo chí tiếng Việt, ảnh hưởng của nhóm báo chí này lại mang tính khu biệt nên ít được giới nghiên cứu để tâm đến.
(2) Các nghiên cứu trên thế giới về truyền thông đại chúng hướng đến công chúng quốc tế chủ yếu tập trung phân tích chiều truyền thông từ nước mạnh đến nước yếu, từ nước giàu đến nước nghèo, từ phương Bắc đến phương Nam chứ chưa quan tâm đến chiều ngược lại. Hầu như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về truyền thông hướng ra quốc tế của các nước thuộc nhóm nghèo hoặc đang phát triển, ví dụ như Việt Nam.
Trong nước, các nghiên cứu trong nước về báo chí tiếng Anh còn mỏng, chủ yếu tiếp cận từ góc nhìn báo chí đối ngoại. Các nghiên cứu này có những ưu điểm như: theo sát đường lối, chủ trương của nhà nước về thông tin đối ngoại, tập trung khảo sát và đánh giá chức năng đối ngoại của báo chí đối ngoại nói chung và một số cơ quan báo chí cụ thể, đề xuất các giải pháp từ vĩ mô đến vi mô để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, khoảng trống của các nghiên cứu trong nước nằm ở chỗ chưa quan tâm nhiều đến các kênh thông tin sử dụng ngữ nước ngoài mà mới chỉ tập trung vào nhóm báo chí tiếng Việt trong công tác đối ngoại; chưa nghiên cứu nhiều về báo chí trên Internet dành cho công chúng người nước ngoài; chưa có những khảo sát diện rộng với đối tượng công chúng người nước ngoài dù đây là nhóm công chúng mà báo chí tiếng Anh hướng đến,
Nhìn chung, tổng quan vấn đề nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trong nước và trên thế giới có những mối liên quan và có giá trị tham khảo trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng không trùng với đề tài của luận án.
CHƯƠNG 1
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH CỦA VIỆT NAM:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Định nghĩa báo mạng điện tử và báo mạng điện tử tiếng Anh
Định nghĩa báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí, phát hành trên Internet, có tính đa phương tiện, và được công chúng tiếp cận thông qua các thiết bị kết nối Internet.
Định nghĩa này được đưa ra dựa trên những đặc tính cốt lõi nhất của loại hình báo chí này, đó là: nội dung truyền tải tin tức báo chí; gắn với nền tảng (platform) phát hành cũng như tiếp cận là Internet; mang tính chất đa phương tiện (để không loại trừ những hình thức thể hiện như audio, video, đồ hoạ tương tác, ra khỏi loại hình báo chí này).
1.1.2. Báo mạng điện tử tiếng Anh
Ở Việt Nam, BMĐT TA là một nhóm báo chí thuộc loại hình báo mạng điện tử; được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh; có thể xuất hiện ở dạng báo mạng điện tử độc lập hoặc chuyên trang tiếng Anh của báo mạng điện tử tiếng Việt; được trình bày dưới các dạng thức truy cập được trên các thiết bị kết nối Internet và phục vụ nhóm công chúng có nhu cầu tiếp cận thông tin qua ngôn ngữ tiếng Anh.
1.2. Sự hình thành và phát triển của BMĐT TA của Việt Nam
+ Giai đoạn thứ nhất (1998 – 2003): Các tờ BMĐT TA của Việt Nam xuất hiện sớm nhất là www.vnagency.com.vn của Thông tấn xã (1998), VOV News của Đài tiếng nói Việt Nam (1999), Nhân dân điện tử tiếng Anh. Các tờ báo mạng điện tử này cho đến nay đều còn hoạt động và mang tính chất là cánh cửa thông tin đối ngoại chính của đất nước.
+ Giai đoạn thứ hai (2004 – nay): Sau Thanh Niên News, các tờ BMĐT TA như Vietnam Net Bridge, Dân Trí International, Tuổi Trẻ News), lần lượt xuất hiện.Từ những năm 2010 trở lại đây, các cơ quan báo chí thuộc trung ương và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại bằng tiếng Anh. Hiện nay nước ta có khoảng 32 trang báo mạng điện tử và chuyên trang BMĐT TA trực thuộc các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương.
1.3. Hoạt động truyền thông của BMĐT TA hiện nay
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về BMĐT TA
Theo định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước (dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông), BMĐT TA, cũng như những kênh truyền thông bằng ngôn ngữ nước ngoài khác, được xếp vào nhóm báo chí đối ngoại. Mục tiêu quan trọng nhất của BMĐT TA là thực hiện vai trò thông tin đến bạn bè quốc tế, xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
1.3.2. Nội dung của BMĐT TA
BMĐT TA của Việt Nam hầu hết đều cập nhật tin tức mới nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, du lịch, khoa học, môi trường cho độc giả người nước ngoài để họ có hiểu biết và cách nhìn nhận đúng đắn về đất nước và con người Việt Nam. Bên cạnh đó, một số tờ mở rộng thêm những thông tin mang tính chất tiện ích, hữu dụng với những người nước ngoài hiện đang sống tại Việt Nam, bởi đây là một trong những nhóm độc giả đông đảo của họ. Ngoài ra, các báo cũng quan tâm đến việc tạo điều kiện cho công chúng người nước ngoài thể hiện những suy nghĩ, ý kiến về văn hoá, xã hội Việt Nam bằng cách trực tiếp viết bài cho một số chuyên mục phù hợp.
Thực tiễn hoạt động BMĐT TA của Việt Nam từ lúc hình thành đến nay cho thấy sự phát triển không ngừng thông qua sự gia tăng về số lượng và những cải tiến liên tục về nội dung cũng như hình thức. Mặc dù vậy, đứng trước những yêu cầu cao của công chúng đến từ nhiều nền văn hoá với các ý thức hệ khác nhau, đồng thời nằm trong sự vận hành và thay đổi vô cùng nhanh chóng của công nghệ truyền thông Internet, BMĐT TA của Việt Nam vẫn có phần chưa thích ứng để thật sự tạo ra những ảnh hưởng sâu và rộng hơn.
1.4. Lý thuyết về hiệu quả truyền thông của BMĐT TA
Hiệu quả truyền thông là vấn đề được chủ thể truyền thông trong các hoạt động truyền thông có hoạch định (planned communication) quan tâm đến. Hiệu quả truyền thông BMĐT TA là kết quả đạt được từ hoạt động truyền thông của nhóm báo chí này với công chúng xét trong mối tương quan với các mục tiêu truyền thông đã đặt ra ban đầu.
Các mục tiêu đặt ra cho hoạt động truyền thông này chịu ảnh hưởng từ các mục tiêu của hoạt động truyền thông đối ngoại như nâng cao hiểu biết, nhận thức của công chúng về các vấn đề của Việt Nam, trở thành kênh thông tin thân thiết, đáng tin cậy, có sức thuyết phục và ảnh hưởng với công chúng.
1.5. Tiêu chí và thang đo hiệu quả truyền thông của BMĐT TA
Hiệu quả truyền thông của BMĐT TA được xác định qua các tiêu chí và thang đo như sau:
+ Thứ nhất, sự tiếp cận của công chúng với BMĐT TA
Mức 1: Mức độ tiếp cận báo mạng điện tử tiếng Anh
Mức 2: Cách đọc nội dung
+ Thứ hai, mức độ hài lòng của công chúng với các yếu tố nội dung và hình thức trình bày của BMĐT TA
+ Thứ ba, mức độ giới thiệu hoặc chia sẻ nội dung thông tin của BMĐT TA cho người khác
+ Thứ tư, nhu cầu của công chúng khi tiếp cận BMĐT TA
Mức 1: nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí.
Mức 2: nhằm đáp ứng nhu cầu mở mang kiến thức về đất nước, con người, văn hoá, xã hội Việt Nam.
Mức 3: nhằm đáp ứng nhu cầu tương tác, kết nối với các thành viên khác trong xã hội và hoà nhập với cộng đồng
Mức 4: nhằm đáp ứng nhu cầu được thể hiện ý kiến, thể hiện bản thân, được tôn trọng.
+ Thứ năm, sự lý giải của công chúng
Hoạt động truyền thông của BMĐT TA đến công chúng nước ngoài là hoạt động truyền thông liên văn hoá, trong đó nền tảng văn hoá giữa chủ thể thông điệp và bên tiếp nhận thông điệp tương đối khác biệt. Vì thế, việc đánh giá hiệu quả truyền thông cần tính đến cơ chế lý giải thông tin và những yếu tố tác động đến sự lý giải thông tin của công chúng.
Tiểu kết
BMĐT TA được xác định: là một nhóm báo chí thuộc loại hình báo mạng điện tử; được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh; có thể xuất hiện ở dạng báo điện tử độc lập hoặc chuyên trang tiếng Anh của báo điện tử tiếng Việt; được trình bày dưới các dạng thức truy cập được trên các thiết bị kết nối Internet và phục vụ nhóm công chúng có nhu cầu tiếp cận thông tin qua ngôn ngữ tiếng Anh. Theo định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, BMĐT TA cũng như những kênh truyền thông bằng ngôn ngữ nước ngoài khác, được xếp vào nhóm báo chí đối ngoại.
Quá trình phát triển các trang báo mạng điện tử tiếng Anh từ khi Việt Nam hoà mạng Internet năm 1997 cho đến nay có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1998-2003 (mở đầu) và giai đoạn 2004 – nay (phát triển đa dạng). BMĐT TA của Việt Nam cập nhật tin tức mới nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, du lịch, khoa học, môi trường Một số tờ mở rộng thêm những thông tin mang tính chất tiện ích, hữu dụng với những người nước ngoài hiện đang sống tại Việt Nam. Ngoài ra, các báo cũng quan tâm đến việc tạo điều kiện cho công chúng người nước ngoài thể hiện những suy nghĩ, ý kiến về văn hoá, xã hội Việt Nam.
Chương 1 cũng xây dựng khung lý luận để luận án đánh giá hiệu quả truyền thông của BMĐT TA với các tiêu chí gồm: sự tiếp cận của công chúng với BMĐT TA, mức độ hài lòng của công chúng, tỉ lệ chia sẻ thông tin, mục đích của công chúng khi đọc BMĐT TA của Việt Nam và cách thức lý giải nội dung thông tin.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH
2.1. Công chúng người nước ngoài tại Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về người nước ngoài tại Việt Nam
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), số lượng người nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng gia tăng đều qua các năm. Năm 2008, số lượng người nước ngoài là 52.633 người, năm 2009 là 55.428 người, năm 2010 là 56.929 người. Đến cuối năm 2011, có hơn 74.000 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tính đến tháng 7/2012, con số này là 77.087 người, trong đó đã được cấp giấy phép là 49.983 người.
Về quốc tịch, lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam từ hơn 60 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) chiếm khoảng 58%, châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Xét về giới tính, lao động là nam chiếm 89,9%, lao động nữ chiếm 10,1 %. Vể tuổi tác, lao động độ tuổi từ 30 trở lên là 86%.
Về trình độ, người nước ngoài có trình độ đại học và trên đại học chiếm 48,3%; có chứng chỉ, chuyên môn tay nghề chiếm 34,6%, là nghệ nhân, ngành nghề truyền thống chiếm 17,1%. Phần lớn người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam theo các hợp đồng lao động.
2.1.2. Đặc điểm tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng của người nước ngoài tại Việt Nam
Công chúng người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam dài ngày có nhu cầu biết về tin tức thời sự của địa phương họ đang gắn bó để thích ứng. Các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những kênh truyền thông hiệu quả trong quá trình thích ứng văn hoá của người nước ngoài thông qua việc cung cấp những cơ hội đầy đủ để họ học tập về xã hội, văn hoá và con người của nước mình chọn cư trú.
Dựa trên ý kiến của công chúng người nước ngoài tham gia khảo sát, tác giả luận án nhận thấy công chúng người nước ngoài tại Việt Nam có các đặc điểm chính trong việc tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng như sau: i) Dành sự quan tâm cao đến tin tức về Việt Nam; ii) Mối quan tâm của công chúng nước ngoài với tin tức ở Việt Nam khá đa dạng; iii) Công chúng chủ yếu sử dụng Internet để tiếp cận thông tin; iv) công chúng nước ngoài tại Việt Nam có thói quen tiếp cận thông tin của các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới và mạng xã hội có tên tuổi; v) bên cạnh những tin tức về Việt Nam, công chúng nước ngoài cũng dành sự quan tâm cao đến những tin tức về quê hương mình và tin tức thế giới.
2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả truyền thông của BMĐT TA thông qua khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu
2.2.1. Sự tiếp cận báo mạng điện tử tiếng Anh
2.2.1.1.Mức độ tiếp cận
Tỉ lệ công chúng cho biết tiếp cận BMĐT TA của Việt Nam ở mức độ thường xuyên trở lên khá thấp. Ví dụ, tờ Việt Nam News có 19,5% công chúng cho biết tiếp cận ở mức thường xuyên và liên tục, Tuổi Trẻ News có 21,2%, Thanh Niên News có 24,1%. Các mức lựa chọn như “Chưa từng đọc” hoặc “hiếm khi” chiếm tỉ lệ lớn ở hầu hết các tờ BMĐT TA được khảo sát.
Tỉ lệ công chúng đọc kỹ các bài báo thấp nhất (20%). Phần đông bạn đọc có thói quen đọc lướt qua tiêu đề trên trang chủ (37%). Đông đảo nhất là những bạn đọc chỉ tìm đọc những bài mình cần (43%). Đọc lướt nhanh là thói quen phổ biến của bạn đọc hiện đại. Chính vì thế, BMĐT TA cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu thông tin của đối tượng mình hướng đến, biết cách thể hiện các tin bài nổi bật để thu hút công chúng nhiều hơn và cung cấp thông tin trên trang chủ dày dặn hơn, nếu không độc giả sẽ nhanh chóng lướt qua và kết luận tờ báo mạng điện tử chẳng có gì để đọc.
2.2.2. Mức độ hài lòng với các tiêu chí về nội dung và hình thức của BMĐT TA
Đa số công chúng có khuynh hướng đánh giá ở mức 3 điểm trở lên cho phần lớn các yếu tố được khảo sát (trên 50%). Trong nhóm các yếu tố về nội dung, chỉ riêng có yếu tố về tính khách quan nhận được mức đánh giá thấp, còn trong các yếu tố về hình thức trình bày, việc cung cấp cho công chúng những kết nối (link) hữu ích cũng chưa nhận được những đánh giá tích cực.
Sự kết hợp giữa tiêu chí thứ nhất và tiêu chí thứ hai cho thấy, chưa có nhiều công chúng nước ngoài tại Việt Nam đọc BMĐT TA thường xuyên, nhưng khi đã đọc, họ có khuynh hướng đánh giá tương đối tốt về chất lượng của BMĐT TA. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến tích cực luôn có những ý kiến/ tỉ lệ nhận xét theo chiều ngược lại. Dù không chiếm đa số nhưng đó vẫn là những ý kiến cần được quan tâm.
2.2.3. Giới thiệu cho người khác tiếp cận
Sự chia sẻ của độc giả phần lớn tập trung ở mức “Hiếm khi’ hoặc “Thỉnh thoảng”.
2.2.4. Nhu cầu của công chúng nước ngoài khi tiếp cận BMĐT TA
2.2.4.1. Tiếp cận nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí
Đa số công chúng đồng ý BMĐT TA hữu ích ở việc cung cấp thông tin trong cuộc sống (66% công chúng chọn đồng ý ở mức 3 trở lên) cũng như trong công việc (76%) và đáp ứng nhu cầu giải trí (72%).
2.2.4.2. Tiếp cận để mở rộng kiến thức
BMĐT TA của Việt Nam được đánh giá khá tốt ở mục tiêu sử dụng nhằm nâng cao kiến thức về chính trị, xã hội, văn hoá Việt Nam.
2.2.4.3. Tiếp cận để kết nối và hoà nhập
Tỉ lệ không đồng ý chiếm 55,7% trong tiêu chí “kết nối với người dân địa phương”,60,8% trong tiêu chí “kết nối với người nước ngoài”, và 51,3% với tiêu chí “hoà nhập với cộng đồng”.
2.2.4.4. Tiếp cận để thể hiện ý kiến
Tỉ lệ công chúng thể hiện mức độ không đồng ý chiếm đa số (71%). Vốn đã quen với sự cởi mở trong bình luận và thể hiện ý kiến truyền thông phương Tây, công chúng thể hiện sự chưa hài lòng về chức năng tạo diễn đàn trao đổi của BMĐT TA của Việt Nam.
2.2.5. Sự lý giải của công chúng khi tiếp nhận thông tin
Theo nội dung các cuộc phỏng vấn sâu, có thể thấy sự lý giải của công chúng khi tiếp nhận thông tin bị chi phối bởi hai yếu tố chính:
Thứ nhất, hoạt động truyền thông này mang tính chất liên văn hoá, trong đó, sự khác biệt giữa văn hoá của chủ thể truyền thông và các nhóm công chúng tiếp nhận thường rất lớn. Vì thế, nội dung thông điệp khó được công chúng giải mã khớp với chủ ý của bên truyền thông điệp
Thứ hai, cách tư duy của công chúng phần đông là “tư duy phê bình”. Điều này sẽ khiến họ phân tích thông tin theo nhiều chiều, kết hợp đọc nhiều nguồn tin chứ không hoàn toàn tin theo một chủ thể thông điệp truyền thông.
2.3. Đánh giá chung và phân tích một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động truyền thông của BMĐT TA
Dựa vào những kết quả nêu trên, có thể thấy hiệu quả truyền thông của nhóm báo chí nàychưa cao, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, tỉ lệ công chúng tiếp cận BMĐT TA chỉ tập trung ở một số tờ như Việt Nam News, Thanh Niên News, Tuổi Trẻ News. Đa số các tờ còn lại trong khảo sát đều chưa được công chúng người nước ngoài biết đến nhiều. Ngay cả với những tờ phổ biến, tỉ lệ công chúng theo dõi thường xuyên cũng không cao.
Thứ hai, với những người có đọc BMĐT TA, họ đánh giá tốt về một số yếu tố về nội dung và hình thức của các tờ báo, nhưng không đánh giá cao về tính khách quan và tiệc ích cung cấp các kết nối hữu ích.
Thứ ba, công chúng chưa chia sẻ nhiều nội dung thông tin với mạng lưới của mình.
Thứ tư, công chúng đánh giá cao BMĐT TA ở việc cung cấp thông tin hữu ích cho cuộc sống, công việc, mở mang kiến thức nhưng lại không đánh giá cao ở vai trò giúp công chúng kết nối, hoà nhập và thể hiện ý kiến.
Thứ năm, công chúng lý giải thông tin dựa trên vốn văn hoá của mình và tư duy phê bình, vì vậy thông điệp truyền thông không hẳn được giải mã theo mong muốn của chủ thể thông điệp.
Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động truyền thông BMĐT TA có thể bước đầu được lý giải như sau:
Thứ nhất, BMĐT TA chưa chủ động và tích cực trong việc tiếp cận đại chúng: BMĐT TA của Việt Nam đã được công chúng người nước ngoài biết đến. Tuy nhiên, không phải tờ báo nào cũng được công chúng tiếp cận và theo dõi thường xuyên.
Thứ hai, BMĐT TA chưa đánh giá đúng mức những nhu cầu của công chúng khi tiếp cận nhóm báo chí này: BMĐT TA được đánh giá tương đối tích cực ở mặt cung cấp thông tin, giải trí và học tập, nhưng chưa được hài lòng ở vai trò giúp công chúng tương tác, kết nối và thể hiện bản thân. Trong khi đó, những mục đích sử dụng để kết nối và để thể hiện lại giúp công chúng có thiện cảm, gắn bó và thường xuyên quay trở lại với tờ báo.
Thứ ba, truyền thông liên văn hoá nhưng tư duy làm báo chưa “xuyên” văn hoá: Đối với công chúng, cách tiếp cận báo chí thể hiện ở sự chủ động (chủ động lựa chọn kênh thông tin, nội dung thông tin, cách đọc tin, cách chia sẻ thông tin, bình luận) và đọc báo theo tư duy phê bình (luôn tìm kiếm các nguồn khác nhau để đối chứng, đặt các câu hỏi để phản biện, nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh,). Còn đối với chủ thể truyền thông, cách làm báo lại phần lớn mang tính thụ động, thận trọng (trông chờ công chúng tự tìm đến) và theo tư duy khuôn mẫu (ít đổi mới, ít sáng tạo). Những sự khác biệt này tạo nên độ “vênh” giữa cái mà chủ thể truyền thông cung cấp cho công chúng với cái mà công chúng muốn tiếp nhận.
Thứ tư, định kiến của công chúng quốc tế: Truyền thông đại chúng liên văn hoá luôn đứng trước thách thức, đó là sự khác biệt về đặc điểm văn hoá, quan điểm, lối sống, ý thức hệ, giữa chủ thể truyền thông và công chúng tiếp nhận thông điệp. Trong trường hợp BMĐT TA của Việt Nam với công chúng nước ngoài, khác biệt lớn nhất chính là vấn đề ý thức hệ và quan điểm về báo chí.
Tiểu kết
Chương 2 phân tích một số đặc điểm cơ bản của công chúng nước ngoài khi tiếp cận truyền thông đại chúng tại Việt Nam và đánh giá hiệu quả truyền thông của nhóm báo chí này.
Xét về “độ phủ” của BMĐT TA, có tờ báo được công chúng biết đến nhiều, trong khi đó lại có những tờ tỉ lệ công chúng không biết đến chiếm đến 90%. Khi phân tích sâu hơn về cách thức đọc của công chúng, tác giả nhận thấy rằng mức độ tiếp cận thông tin chưa nhiều và cũng chưa sâu.
BMĐT TA được đánh giá tương đối tích cực ở việc cung cấp thông tin hữu ích trong công việc và cuộc sống, thực hiện chức năng giải trí và được sử dụng nhằm nâng cao kiến thức về Việt Nam. Tuy nhiên, với những nhu cầu của công chúng trong việc kết nối với cộng đồng địa phương và cộng đồng người nước ngoài, hoà nhập với cuộc sống mới thông qua tương tác, tạo điều kiện cho công chúng thể hiện ý kiến thì BMĐT TA chưa nhận được đánh giá cao. Về cơ chế lý giải thông điệp truyền thông của công chúng nước ngoài, công chúng thường có cách đọc theo kiểu “thương lượng” hoặc “chống đối” dựa trên tư duy phê bình và những khác biệt văn hoá.
Những kết quả này cho thấy hiệu quả truyền thông của B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hieu_qua_truyen_thong_cua_bao_mang_dien_tu_t.docx