Tóm tắt Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN THỊ NGỌC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống 2. PGS.TS. Hoàng Hòa Bình Phản biện 1: ...............................

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: .................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm..... Có thể tìm hiều luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của đời sống và xã hội nghe, nhìn đã tạo ra thực tiễn văn bản (VB) sinh động, đa dạng. Trên các phương tiện truyền thông in ấn như báo chí, tờ rơi hay quảng cáo, hầu như từ ngữ luôn được trình bày với sự kết hợp của hình ảnh, sơ đồ và các bản vẽ. Thêm vào đó, công nghệ in được cải thiện với nhiều loại phông chữ và hình dạng khác nhau; màn hình hiển thị trở nên ngày càng phổ biến tại các cửa hàng, nơi làm việc, trường học hay ở nhà; điện thoại di động có thể truyền gửi hình ảnh cũng như âm thanh. Có thể thấy, phạm vi và cách thức giao tiếp của con người ngày càng mở rộng. 1.2. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, VB đa phương thức đã được đưa vào chương trình (CT) giảng dạy ở phổ thông. Trong CT giáo dục ngôn ngữ và văn học của các nước Úc, Mĩ, Hàn Quốc, dạy đọc hiểu VB đa phương thức trong môn Ngữ văn đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. 1.3. Thực tế trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy, tuy học sinh (HS) chưa được học cách đọc VB đa phương thức nhưng đã phải tiếp xúc với rất nhiều VB đa phương thức ở các môn học khác nhau. Trong khi đó, môn Ngữ văn là môn học công cụ có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp, trong đó có giao tiếp đa phương thức thì chưa dạy cho HS cách đọc loại VB này. Các tài liệu hỗ trợ giáo viên (GV) và HS trong quá trình dạy học như sách GV, sách bài tập chưa chú ý khai thác VB đa phương thức. Do những thay đổi trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn Ngữ văn nên một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có những công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn về việc dạy cho HS cách đọc VB đa phương thức. Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn ở nước ngoài 2.1.1. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản Các nghiên cứu khẳng định: - Đọc hiểu (ĐH) VB là một năng lực quan trọng mà HS cần được hình thành và phát triển trong suốt những năm học phổ thông. - Để ĐH tốt, người đọc cần được trang bị nhiều hành trang, trong đó tri thức nền và chiến thuật ĐH có vai trò rất quan trọng. Những tri thức này sẽ quyết định kết quả ĐH xét từ góc độ người đọc với tư cách là người kiến tạo ý nghĩa VB dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm vốn có của mình. 2 - Không có phương pháp ĐH chung cho tất cả các loại VB mà cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: đối tượng tiếp nhận, loại VB, mục đích đọc, từ đó người đọc sẽ lựa chọn được những phương pháp ĐH thích hợp. 2.1.2. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản Ở nước ngoài, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề dạy học ĐH VB như: H. Alan Robinson, Taffy E. Raphael, Winch, Rosemary Ross Johnston, Marcelle Holliday, Lesley Ljungdahl, Paul March, Jack C. Richards, Willy A. Renandya , John LanganCác nghiên cứu đều thống nhất cho rằng dạy ĐH VB có vị trí quan trọng đối với giáo dục nói chung và dạy học ngôn ngữ nói riêng. Nó không chỉ được xem là dạy kĩ năng cho một môn học, một phân môn mà cần được coi là rèn luyện một kĩ năng quan trọng phục vụ nhu cầu học tập suốt đời. Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu, hệ thống câu hỏi ĐH và kiến thức nền của người học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học ĐH. Vì vậy, trong quá trình dạy học ĐH, cần đề cao vai trò tích cực chủ động của người học, coi trọng vai trò định hướng, tổ chức của GV; sử dụng linh hoạt các phương pháp, chiến thuật dạy học ĐH. 2.1.3. Nghiên cứu vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học ĐH VB đa phương thức trên các phương diện: khái niệm, đặc điểm VB đa phương thức, phương pháp, cách thức dạy học ĐH VB đa phương thứcCó thể kể đến các tác giả như: Bearne, E. Wolstencroft, H., Mary Kalantzis, Bill Cope, Maureen, Anthony Baldry, Paul J. Thibault, Len Unsworth, Ann Daly, Geoff Dean, Serafini Các nghiên cứu về dạy học ĐH VB đa phương thức khẳng định GV tiếp tục là người tổ chức, hướng dẫn HS, HS giữ vai trò chủ động trong quá trình tìm kiếm và lĩnh hội các thông tin. Quá trình hướng dẫn HS ĐH VB đa phương thức được chia thành 3 giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc. Ở mỗi giai đoạn, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi ĐH hợp lí, đa dạng. Đó là các câu hỏi cần khơi gợi kiến thức nền ở HS, rèn luyện năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo ở người học. Đặc biệt, để khai thác hiệu quả hệ thống kí hiệu tạo thành VB đa phương thức, GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi/bài tập nhận diện ý nghĩa, tác dụng của từng kí hiệu và hệ thống câu hỏi/bài tập thể hiện mối quan hệ giữa các kí hiệu đó. 2.2. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn ở trong nước 2.2.1. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản Vấn đề ĐH VB đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như: Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thị Hồng VânMỗi công trình nghiên cứu đều đặt vấn đề ở từng góc nhìn khác nhau, song các tác giả đều khẳng 3 định, ĐH là hoạt động đòi hỏi phải vận dụng nhiều kĩ năng. Đặc biệt, sự tích cực, chủ động của người đọc có vai trò quan trọng trong quá trình ĐH VB. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, phần lớn các nghiên cứu về ĐH VB ở nước ta hiện nay đều chủ yếu hướng tới VB đơn phương thức. 2.2.2. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản Đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề dạy học ĐH VB trên nhiều khía cạnh: mục tiêu dạy học ĐH, đối tượng dạy học ĐH, cách thức tổ chức dạy học ĐH. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chú trọng vào vấn đề: cách thức tổ chức dạy học ĐH VB. - Các nhà nghiên cứu đã xác định chủ thể tích cực của quá trình dạy học ĐH VB là HS. - Các nhà nghiên cứu nêu lên quy trình tổ chức dạy học ĐH VB; việc vận dụng các kĩ năng, chiến lược, phương pháp dạy học ĐH cụ thể. Song, đối tượng của những nghiên cứu này chủ yếu là dạy học ĐH các VB văn chương, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả ĐH VB được đề cập đến chủ yếu áp dụng cho dạy học ĐH VB văn học. 2.2.3. Nghiên cứu vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức Ở nước ta, các nghiên cứu về VB đa phương thức không nhiều. Có thể kể đến một số tác giả như: Đỗ Ngọc Thống, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thế Hưng. Các nhà nghiên cứu đều tìm được điểm gặp gỡ khi cho rằng: VB đa phương thức là sự phối hợp của hai hay nhiều phương thức thể hiện khác nhau, bao gồm: ngôn ngữ, kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh Có một số công trình đề cập đến vấn đề dạy học ĐH VB đa phương thức song nội dung nghiên cứu về vấn đề này trong các bài viết, công trình không nhiều. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở (THCS). 2.3. Nhận xét chung ĐH VB đa phương thức đã sớm đưa vào CT giảng dạy của nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Úc, Hàn Quốcnhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong thế giới bùng nổ khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày nay. Ở Việt Nam, lí thuyết ĐH và dạy học ĐH đã dần tiếp cận với những quan điểm mới của thế giới. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề ĐH và dạy học ĐH loại VB có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình - một dạng của VB đa phương thức. Song, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở những tìm hiểu bước đầu về loại VB này, chưa có công trình nào nghiên cứu về cách thức dạy học ĐH VB đa phương thức cho HS THCS. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức trong môn Ngữ văn ở trường THCS. 4. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động dạy học ĐH VB đa phương thức trong môn Ngữ văn ở trường THCS. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu, xác định một số vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy học ĐH VB nói chung và dạy học ĐH VB đa phương thức nói riêng trong môn Ngữ văn. - Đề xuất các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức trong môn Ngữ văn. - Thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh hiệu quả của các biện pháp dạy học ĐH và đánh giá kết quả ĐH VB đa phương thức trong môn Ngữ văn mà luận án đưa ra. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: VB đa phương thức thuộc lĩnh vực VB thông tin, được thể hiện chủ yếu bằng phương thức kênh chữ và hình tĩnh. - Phạm vi địa bàn, đối tượng khảo sát: + Phạm vi địa bàn khảo sát: một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Hòa Bình. + Phạm vi đối tượng khảo sát: GV và HS lớp 6, 7, 8, 9. - Phạm vi địa bàn, đối tượng, nội dung thực nghiệm: + Phạm vi địa bàn thực nghiệm: một số trường THCS thuộc các vùng miền núi, nông thôn, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Phạm vi đối tượng thực nghiệm: GV và HS lớp 8. + Phạm vi nội dung thực nghiệm: phần ĐH VB lớp 8. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp hồi cứu tư liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thực nghiệm dạy học - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp thống kê, phân loại 7. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu và xác định được đặc điểm; các biện pháp tổ chức dạy học ĐH VB đa phương thức thì sẽ giúp HS biết cách đọc VB đa phương thức hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu mới về ĐH VB đối với HS THCS trong môn Ngữ văn. 8. Đóng góp của luận án 8.1. Về mặt lí luận 5 Luận án đã i) tổng kết được các kết quả nghiên cứu về VB đa phương thức ở trong nước và nước ngoài; ii) đưa ra được những căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức; iii) đề xuất được các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức và đánh giá kết quả ĐH VB đa phương thức cho HS THCS. 8.2. Về mặt thực tiễn Cách thức tổ chức dạy học ĐH VB đa phương thức được xây dựng cụ thể, luận án là một tài liệu tham khảo tốt giúp GV và HS có định hướng dạy học ĐH các VB đa phương thức có nội dung thông tin; giúp HS có được kĩ năng đọc các VB được tạo thành từ nhiều phương thức thể hiện khác nhau. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn trung học cơ sở Chương 3: Thực nghiệm sư phạm NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Văn bản và văn bản đa phương thức 1.1.1.1. Văn bản a. Khái niệm Có nhiều quan niệm về VB, đến nay, các khái niệm về VB đã vượt ra khỏi phạm vi chật hẹp chỉ đơn thuần tạo bởi ngôn ngữ (theo cách hiểu thông thường) mà có xu hướng bao hàm cả các sản phẩm có sự kết hợp giữa kí hiệu ngôn ngữ và các loại kí hiệu khác (kí hiệu hình ảnh, kí hiệu âm thanh) với các hình thức thể hiện đa dạng. b. Phân loại Các cách hiểu về khái niệm VB có tác động lớn đến việc phân chia các loại VB. Cách phân loại khái quát và được nhắc đến từ lâu là phân biệt “dạng diễn đạt miệng” với “dạng diễn đạt viết” hay VB nói và VB viết. PISA quan niệm có hai dạng VB: VB liền mạch và VB không liền. Hiện nay, chương trình này phân loại dựa trên bốn tiêu chí: phương tiện thể hiện (medium), môi trường (environment), hình thức (text format) và thể loại (text type). Theo cách phân loại VB gắn với mục đích xã hội, VB trong nhà trường phổ thông được chia làm ba loại: VB thông tin, VB văn học, VB nghị luận. Đây cũng chính là cách phân loại VB trong CTGDPT môn Ngữ văn mới. 6 Bên cạnh đó, còn có cách phân loại căn cứ vào phương thức thể hiện của VB. Theo đó, VB trong nhà trường phổ thông bao gồm: VB đơn phương thức và VB đa phương thức. VB đơn phương thức là những VB được trình bày bằng một phương thức thể hiện. VB đa phương thức là VB có sự kết hợp của hai hay nhiều phương thức thể hiện: kênh chữ, kênh hình (tĩnh/động), kênh âm thanh 1.1.1.2. Văn bản đa phương thức a. Khái niệm Có một số quan niệm về VB đa phương thức nhưng theo chúng tôi khái niệm của Nguyễn Thế Hưng là đầy đủ hơn cả: VB đa phương thức (trong sự phân biệt với VB đơn phương thức về số lượng kênh biểu đạt của VB) là VB có sự phối hợp chặt chẽ từ hai kênh biểu đạt trở lên (bao gồm: kênh ngôn ngữ, kênh hình ảnh, kênh âm thanh, kênh video, kênh hoạt động, kênh liên kết, siêu liên kết) tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đạt mục đích giao tiếp nhất định. b. Đặc điểm Bên cạnh những đặc điểm của VB nói chung, VB đa phương thức có những đặc điểm cơ bản sau: - VB đa phương thức cung cấp thông tin một cách trực quan, sinh động bằng nhiều phương thức thể hiện khác nhau. - VB đa phương thức tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, liên tưởng của người đọc - Các kênh biểu đạt trong VB đa phương thức được tổ chức, sắp xếp theo một ý đồ nhất định để đạt hiệu quả biểu đạt cao - VB đa phương thức có tính phổ biến - VB đa phương thức có tính đa dạng - VB đa phương thức có tính khoa học - VB đa phương thức có tính hàm súc c. Vai trò Sự phát triển của xã hội đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động. Một trong những yêu cầu mà người lao động có trình độ văn hóa cần đạt được trong thời điểm hiện tại là phải có những hiểu biết tối thiểu VB đa phương thức để giao tiếp và làm việc. Việc đưa VB đa phương thức vào giảng dạy không chỉ là cơ sở giúp HS học tốt môn Ngữ Văn mà còn là cơ sở giúp HS học tập tốt các môn học khác (các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Bởi lẽ, với những hiểu biết về VB đa phương thức, HS có thể đọc được những dạng VB khác nhau với những mục đích khác nhau, từ đó tiếp nhận nguồn thông tin rộng rãi và phong phú hơn. 1.1.2. Lí thuyết tiếp nhận văn bản đa phương thức 1.1.2.1. Vai trò của người đọc Với tư cách là người đọc, Freebody and Luke đã chỉ ra bốn vai trò chính, đó là: người đọc như người giải mã, người đọc như người tham gia vào VB; người 7 đọc như người sử dụng VB; người đọc như người phân tích VB. Trên cơ sở đó, Serafini đã mở rộng vai trò của người đọc với tư cách “người đọc - người xem”. Ông đã đưa ra các vai trò sau: người đọc - người xem như là người điều hướng; người giải thích; người thiết kế; người thẩm vấn. 1.1.2.2. Tiếp nhận văn bản đơn phương thức và văn bản đa phương thức Với VB đơn phương thức (văn bản ngôn ngữ truyền thống), ngôn ngữ là kênh biểu đạt duy nhất nên việc giải mã VB của người đọc liên quan đến sự vận dụng các chiến thuật trong nhận diện từ ngữ, phát âm, kiến thức về từ vựng, ngữ pháp Trong khi đó, VB đa phương thức gồm nhiều kênh biểu đạt khác nhau như: kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh...Vì vậy, người đọc cần vận dụng linh hoạt các chiến thuật đọc hiểu VB để nhận diện, giải mã và kiến tạo nghĩa từ từ ngữ, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, kí hiệu, âm thanh, chuyển động... 1.1.3. Lí luận dạy học hiện đại đối với việc tiếp nhận văn bản đa phương thức 1.1.3.1. Dạy học tiếp nhận văn bản đa phương thức theo yêu cầu phát triển năng lực Dạy học tiếp nhận VB nói chung và dạy học tiếp nhận VB đa phương thức nói riêng cần phải đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện nay đó là hướng đến việc hình thành, phát triển cho người học những phẩm chất và năng lực cần thiết. Mặt khác, VB đa phương thức chỉ thực sự phát huy được vai trò, thế mạnh khi được dạy theo hướng phát triển năng lực người học. Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm của VB đa phương thức và yêu cầu của dạy học theo hướng phát triển năng lực, GV cần tổ chức các hoạt động dạy học tiếp nhận VB đa phương thức một cách khoa học, lôgic nhằm giúp HS hiểu được VB; biết cách tiếp nhận (biết cách đọc), có phương pháp tiếp nhận (phương pháp đọc) các dạng VB đa phương thức khác nhau. 1.1.3.2. Một số phương pháp được vận dụng trong dạy học tiếp nhận văn bản đa phương thức Người dạy cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp nghiên cứu, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề Trong mỗi phương pháp trên, GV có thể vận dụng một số kĩ thuật trong dạy học tiếp nhận VB đa phương thức. Ví dụ: kĩ thuật “đọc tích cực”, kĩ thuật “KWLH”; kĩ thuật “chúng em biết 3”; kĩ thuật “động não”; kĩ thuật “công đoạn”; kĩ thuật “trình bày một phút”; kĩ thuật “khăn phủ bàn”, kĩ thuật “sơ đồ tư duy” 1.1.4. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở trong tiếp nhận văn bản đa phương thức Đối với HS THCS, đặc điểm trí tuệ và tâm lí của các em đã có sự phát triển rõ rệt trên các phương diện: chú ý, tri giác, ghi nhớ, tư duy đặc biệt là tư duy tưởng tưởng, có ảnh hưởng tích cực tới quá trình ĐH VB đa phương thức. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Văn bản đa phương thức trong chương trình, sách Ngữ văn trung học cơ sở 1.2.1.1. Khảo sát một số chương trình và sách giáo khoa nước ngoài 8 Ở các nước có nền kinh tế và giáo dục phát triển như Singapore, Hà Quốc, Mĩ, Úc, CT, sách giáo khoa (SGK) ngôn ngữ và văn học đã xác định VB đa phương thức là đối tượng ĐH quan trọng trong nhà trường phổ thông. 1.2.1.2. Khảo sát chương trình và sách Ngữ văn Việt Nam a. Khảo sát chương trình Ngữ văn CTGDPT môn Ngữ văn (hiện hành) của Việt Nam không nêu nguồn hoặc chất liệu thể hiện VB nhưng trong thực tế các VB này đều được trình bày bằng chữ viết, in trên giấy, một ở số VB có thêm hình ảnh minh họa. Qua đó, chúng ta có thể thấy VB đa phương thức - loại VB có sự kết hợp của nhiều phương thức thể hiện chưa được quan tâm nhiều trong CTGDPT môn Ngữ văn hiện hành. Nhận thức được những thay đổi của xu thế giáo dục quốc tế, CTGDPT 2018 đã có những điều chỉnh. Theo đó, VB đa phương thức đã trở thành đối tượng ĐH trong CT Ngữ văn mới. b. Khảo sát sách Ngữ văn SGK Ngữ văn bậc THCS ở Việt Nam chưa có các VB đa phương thức. Mặc dù, rất nhiều VB có các yếu tố đa phương thức như: tranh vẽ, hình ảnh song chúng tôi không xếp các VB này thuộc VB đa phương thức vì nó được tích hợp vào VB, không phải là chủ ý trực tiếp của tác giả mà do soạn giả SGK bổ sung nhằm minh họa cho kênh chữ được sử dụng trong VB. Có hay không những hình ảnh đó thì người đọc vẫn hiểu được nội dung mà VB truyền tải. Vì vậy, các VB trong SGK Ngữ văn THCS vẫn là các VB đơn phương thức. Do đó, SGK, sách bài tập Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9 hiện hành chưa hướng dẫn cho GV và HS cách dạy, cách học VB đa phương thức. 1.2.1.3. Đánh giá kết quả khảo sát Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng: CT, SGK ngôn ngữ và văn học ở một số nước phát triển như Singapore, Mĩ, Hàn Quốc, Úcđã quan tâm đến VB đa phương thức ngay từ bậc tiểu học. Trong khi đó, CT và sách Ngữ văn (SGV, sách GV, sách bài tập) THCS hiện hành ở Việt Nam chưa đề cập đến việc dạy ĐH VB đa phương thức. CTGDPT môn Ngữ văn 2018 đã bước đầu quan tâm đến VB đa phương thức khi lần đầu tiên thuật ngữ này xuất hiện trong CT mới. 1.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong trường trung học cơ sở 1.2.2.1. Kết quả điều tra, trưng cầu ý kiến Địa bàn khảo sát của luận án là 9 trường THCS trên địa bàn ba tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Hòa Bình. Mỗi trường khảo sát các GV dạy bộ môn Văn và 4 lớp HS thuộc 4 khối 6, 7, 8, 9. Với 54 phiếu khảo sát đối với GV và 1094 phiếu khảo sát đối với HS, chúng tôi nhận thấy GV và HS đều có những phản hồi tích cực đối với VB đa phương thức và đã đưa ra các đề xuất với việc dạy ĐH loại VB này. 1.2.2.2. Kết quả khảo sát giáo án dạy học 9 Qua khảo sát 150 giáo án dạy học Ngữ văn bậc THCS, chúng tôi nhận thấy chỉ có 5 giáo án/150 giáo án có một số ít câu hỏi khai thác yếu tố hỗ trợ là các hình ảnh minh họa trong VB. Tuy số lượng giáo án quan tâm đến các yếu tố minh họa chưa nhiều nhưng điều đó ít nhiều chứng tỏ người dạy đã có những tìm tòi, nghiên cứu kĩ VB ĐH nhằm giúp HS khai thác trọn vẹn nội dung và hình thức của VB. Qua đó có thể thấy, do SGK chưa có VB đa phương thức nên chưa có giáo án nào hướng dẫn cho HS cách đọc loại VB này. 1.2.2.3. Kết quả khảo sát việc đánh giá năng lực đọc hiểu Qua khảo sát 48 đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9, kết quả cho thấy tất cả các ngữ liệu GV sử dụng đều là các VB đơn phương thức (chỉ có chữ viết) không có hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát các đề thi chuyển cấp môn Ngữ văn của HS từ lớp 9 lên lớp 10 (theo OECD là giai đoạn kết thúc giáo dục bắt buộc) của một số tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Cao Bằng, Rịa Vũng Tàu, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Chúng tôi nhận thấy đa số các tỉnh đều sử dụng VB đơn phương thức làm ngữ liệu trong các đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, chỉ có một số đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng VB đa phương thức làm ngữ liệu cho phần Đọc hiểu và Làm văn. 1.2.2.4. Đánh giá thực trạng Qua phân tích kết quả khảo sát, điều tra thực trạng, chúng tôi thấy rằng: đa số các GV đã nhận thức được vị trí của ĐH VB nói chung và ĐH VB đa phương thức nói riêng đối với môn Ngữ văn và với các môn học khác. Chính vì vậy, họ đã đề xuất đưa loại VB này vào CTGDPT môn Ngữ văn mới. Hiện nay, việc dạy học và đánh giá của GV vẫn bó hẹp trong CT và SGK Ngữ văn hiện hành. Các giáo án được thiết kế chủ yếu nhằm khai thác nội dung của VB, chưa quan tâm đến phương thức thể hiện của VB. Phần lớn các đề kiểm tra thường xuyên, đề thi định kì đều sử dụng ngữ liệu là các VB đơn phương thức. Bên cạnh đó, một số địa phương đã có những đổi mới trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung và năng lực ĐH của HS nói riêng. Đi đầu là Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn của thành phố đã có những thay đổi, tạo được hiệu ứng tích cực đối với HS và dư luận xã hội. VB đa phương thức đã trở thành ngữ liệu chính trong các đề thi chuyển cấp, đề thi chọn HS giỏi. Tiểu kết chương 1 Với vai trò là cơ sở khoa học cho toàn bộ đề tài, ở chương này, chúng tôi tổng hợp và đề xuất các vấn đề lí thuyết có liên quan, đó là: VB và VB đa phương thức; Lí thuyết tiếp nhận VB đa phương thức; Lí luận dạy học hiện đại đối với việc tiếp nhận VB đa phương thức; Đặc điểm của HS THCS trong tiếp nhận VB đa phương thức. Những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp dạy học ĐH VB đa phương thức cho HS THCS. 10 Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Yêu cầu của dạy đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn trung học cơ sở 2.1.1. Đáp ứng các yêu cầu chung của dạy đọc hiểu văn bản 2.1.1.1. Yêu cầu về mục tiêu - Mỗi kiểu VB có những đặc điểm riêng song để tạo thành một VB hoàn chỉnh thì mỗi VB đó đều cần đảm bảo tính chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức. Đồng thời, mỗi VB được tạo ra đều chứa đựng tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết. Vì vậy, mục tiêu thứ nhất của việc dạy ĐH VB là tổ chức cho HS đọc và hiểu được VB. - Để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại đối với mỗi cá nhân và cộng đồng, để đào tạo và chuẩn bị cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ, mục tiêu thứ hai của dạy ĐH VB trong trường phổ thông là hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho HS. 2.1.1.2. Yêu cầu về nội dung Để đáp ứng hai mục tiêu nêu trên, trong quá trình dạy học ĐH VB, GV cần hướng dẫn HS: - Chỉ ra và phân tích được đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản; tình cảm và thái độ của tác giả. - Nêu được sự độc đáo của các hình thức biểu đạt và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng 2.1.1.3. Yêu cầu về phương pháp và phương tiện * Yêu cầu về phương pháp - Tổ chức cho học sinh đọc và làm việc với VB đa phương thức; - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu giá trị của VB trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức VB; - Tổ chức cho học sinh kết nối, liên hệ, so sánh với bối cảnh xã hội văn hóa, kinh nghiệm bản thân để hiểu sâu hơn văn bản và chính bản thân mình. * Yêu cầu về phương tiện Bên cạnh các phương tiện truyền thống như tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, môn Ngữ văn nói chung và phần ĐH VB nói riêng đều có thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như: một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học để HS so sánh VB gốc với VB được chuyển thể; các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số VB đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử để trình bày kiến thức khoa học, hấp dẫn. 11 2.1.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả đọc hiểu - Đánh giá kết quả hiểu một VB cụ thể; - Đánh giá được cách ĐH VB. 2.1.2. Bảo đảm các yêu cầu của dạy đọc hiểu văn bản đa phương thức 2.1.2.1. Chú ý đặc trưng của văn bản thông tin - Đặc điểm VB thông tin nhìn từ yếu tố hình thức - Đặc điểm nhìn từ mô hình tổ chức VB thông tin - Đặc điểm nhìn từ các dạng thức (forms) của VB thông tin - Đặc điểm nhìn từ các mục đích của VB thông tin 2.1.2.2. Chú ý khai thác vai trò, tác dụng các yếu tố khác với văn bản thông thường Khi dạy HS đọc VB đa phương thức, GV cần hướng dẫn các em biết cách phát hiện, phân tích nghĩa của các hệ thống kí hiệu trong VB thông qua những dấu hiệu đặc trưng của VB. 2.1.2.3. Chú ý mối quan hệ giữa các kênh biểu đạt (chữ và hình) Len Unsworth (2006) đã tổng hợp các quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu và đưa ra kết luận: Hình ảnh và kênh chữ có ba mối quan hệ, đó là “sự đồng nhất về ý tưởng, sự bổ sung hoặc kết nối”. Theo đó, người học cần căn cứ vào nội dung của mỗi kênh biểu đạt để từ đó xác định được mối quan hệ giữa kênh hình với kênh chữ trong VB đa phương thức. 2.2. Các biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn trung học cơ sở 2.2.1. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu cách thể hiện thông tin bằng nhiều kênh đa dạng khác nhau trong văn bản đa phương thức 2.2.1.1. Mục đích của biện pháp Các VB đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin có mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Vì vậy, trong quá trình dạy học ĐH VB đa phương thức thuộc lĩnh vực VB thông tin, người dạy cần tổ chức cho HS tìm hiểu cách thể hiện thông tin bằng nhiều kênh đa dạng khác nhau. Qua đó, học sinh thấy được tính trực quan, sinh động trong cách truyền tải thông tin của VB đa phương thức. 2.2.1.2. Cách thức thực hiện biện pháp Để hướng dẫn HS tìm hiểu cách thể hiện thông tin bằng nhiều kênh đa dạng khác nhau trong VB đa phương thức, GV cần tổ chức các hoạt động cụ thể. Các hoạt động được thể hiện rõ ở hệ thống nhiệm vụ mà người dạy chuyển giao cho người học. Với biện pháp này, GV nên tổ chức các hoạt động sau : - Tổ chức cho HS nhận biết thông tin từ văn bản đa phương thức: + Tổ chức cho HS nhận biết thông tin từ kênh chữ; + Tổ chức cho HS nhận biết thông tin từ kênh hình tĩnh; + Tổ chức cho HS nhận biết thông tin chung của VB đa phương thức. 12 - Tổ chức cho HS tìm hiểu tác dụng của các kênh biểu đạt trong việc truyền tải thông tin. 2.2.2. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu tác động của văn bản đa phương thức đến nhận thức, tình cảm của người đọc 2.2.2.1. Mục đích của biện pháp Bên cạnh mục đích truyền tải thông tin một cách trực quan, sinh động đến người đọc thì VB đa phương thức còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của HS. Tác động mạnh mẽ đó được tạo ra bởi sự góp mặt của kênh hình tĩnh, trong đó hình ảnh (vẽ, chụp) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực tới quá trình tiếp nhận thông tin của các em. 2.2.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp Để thực hiện biện pháp này, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi yêu cầu HS nêu lên nhận thức và tình cảm, cảm xúc của bản thân khi ĐH VB đa phương thức. Vì vậy, GV cần tổ chức các hoạt động để HS thể hiện rõ nhận thức, bộc lộ những cảm xúc, liên tưởng khi ĐH VB đa phương thức; chỉ ra được tác dụng của các kênh biểu đạt trong quá trình tác động đến nhận thức, tình cảm của HS. 2.2.3. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bố cục của các kênh biểu đạt trong văn bản đa phương thức 2.2.3.1. Mục đích của biện pháp Trong VB đa phương thức (có sự kết hợp của kênh chữ và kênh hình tĩnh), sự sắp xếp của kênh hình tĩnh theo trật tự phi tuyến tính, phụ thuộc vào “ngữ pháp của thiết kế hình ảnh” và yếu tố không gian. Vì vậy, khi ĐH VB đa phương thức, GV cần tổ chức cho HS tìm hiểu cách sắp xếp các kênh biểu đạt trong VB đa phương thức; chỉ ra ưu điểm và hạn chế của bố cục đó. 2.2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp Với biện pháp này, GV cần xây dựng hệ thống yêu cầu, nhiệm vụ nhằm làm nổi bật sự sắp xếp của kênh chữ và kênh hình tĩnh trong VB đa phương thức. Đặc biệt là kênh hình, bởi lẽ bố cục của kênh hình với những đặc điểm về màu sắc, kích thước, vị trí có ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền tải thông tin, tác động tới nhận thức, tình cảm của người đọc. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất hệ thống câu hỏi tìm hiểu bố cục của các kênh biểu đạt trong VB đa phương thức như sau: Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_day_hoc_doc_hieu_van_ban_da_phuong_thuc_tron.pdf
  • docxTHÔNG TIN TIẾNG ANH LUẬN ÁN - NGỌC.docx
  • docTHÔNG TIN TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN - NGỌC.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
Tài liệu liên quan