Tóm tắt Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THÀNH VINH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (TỈNH LÂM ĐỒNG) TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phan An 2. PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ P

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Phản biện 3: PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Phòng 710, Học viện Khoa học xã hội, vào hồi giờ . phút, ngày .. tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: + Thư viện Quốc gia Việt Nam + Thư viện Học viện Khoa học xã hội + Thư viện Viện Sử học. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau khi Thành phố được giải phóng đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết từ nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau về thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu này chưa quy tụ, đánh giá một cách hoàn chỉnh có hệ thống vấn đề kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt, đa số mới tập hợp các bài viết giới thiệu, mô tả khái quát về các lĩnh vực thiên nhiên, con người, các ngành nghề kinh tế cụ thể Nhằm khắc phục những thiếu sót, bổ sung, hoàn chỉnh việc nghiên cứu các lĩnh vực về kinh tế, xã hội của Thành phố, từ đó có những đánh giá khách quan, khoa học về bức tranh kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt qua các giai đoạn; đưa ra những đánh giá, nhận xét về những mặt thành công và hạn chế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu. Thêm vào đó, luận án sẽ bước đầu nêu lên những vấn đề mà Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội phù hợp trong những năm tiếp theo. Đó chính là tính cấp thiết và lý do chúng tôi chọn “Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt từ năm 1975-2010 qua hai giai đoạn: 1975-1986 và 1986-2010; Đưa ra những nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, nêu được những thành tựu và hạn chế, phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó; Nêu lên một số vấn đề thành phố Đà Lạt cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đưa Thành phố phát triển toàn diện và bền vững trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập, hệ thống và xử lý toàn bộ các tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt. Khái quát về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt. Trình bày và làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt qua hai giai đoạn: 1975-1986 và 1986-2010 trên các mặt thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội; nêu bật được những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của quá trình đó. 2 Bước đầu đưa ra những vấn đề Thành phố cần nghiên cứu và triển khai để tiếp tục đưa Thành phố phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Về lĩnh vực kinh tế: nghiên cứu các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ...Về xã hội: tìm hiểu những chuyển biến quan trọng về cơ cấu dân cư, giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống, xóa đói giảm nghèo, văn hóa giáo dục 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Không gian nghiên cứu bao gồm: các phường 1, 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 và các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Luận án nghiên cứu trong thời gian từ khi thành phố Đà Lạt được giải phóng (03/4/1975) đến năm 2010. 4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế - xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài một cách khách quan, khoa học chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp lịch sử, Phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê , phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê xã hội học và phương pháp liên ngành 4.3. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau: Một số tạp chí, sách, báo của chính quyền Việt Nam cộng hòa; các văn kiện của Đảng, nhà nước các bộ ngành liên quan đến kinh tế - xã hội Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, đề tài còn kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhà nghiên cứu đi trước, các luận án, luận văn và phỏng vấn một số nhà khoa học, nhà quản lý của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. 3 5. Đóng góp của luận án Luận án nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt trong thời gian từ sau ngày giải phóng 1975 đến năm 2010. Luận án nêu bật những thành tựu hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; đề xuất một số vấn đề mang tính tham khảo cho Đảng bộ, chính quyền thành phố trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục đưa Đà Lạt phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. Luận án còn là nguồn tư liệu góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Luận án sẽ tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt trong thời gian 35 năm, từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975 đến năm 2010; nêu bật những thành tựu, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. - Ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu, luận án bước đầu đưa ra những vấn đề mà Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội phù hợp trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia thành 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt từ năm 1975 đến năm 1986 Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt từ năm 1986 đến năm 2010 Chương 4: Nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian từ trước năm 1975 đến năm 2010 có hàng trăm công trình, đề tài, luận án nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam, Tây Nguyên, Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt đã được tác giả tham khảo. Tuy nhiên, vì điều kiện về thời gian nên trong phần tổng quan chúng tôi chỉ lựa chọn những công trình tiêu biểu, gần với đề tài để trình bày. 1.1.1.Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội và chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam Trong 8 tác phẩm, luận án tiến sỹ nghiên cứu về đề tài kinh tế xã hội và Chuyển biến kinh tế - xã hội đã được trình bày tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án nhưng đây là những tài liệu quan trọng, là cơ sở khoa học, là những phân tích, đánh giá, nhận xét về vấn đề kinh tế - xã hội người nghiên cứu có thể tham khảo, đối chiếu rút kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Tây Nguyên Trong quá trình nghiên cứu 14 công trình, các bài viết về Tây Nguyên chúng tôi thấy rằng, các công trình tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài, song các công trình cũng có những vấn đề làm cơ sở cho người nghiên cứu đưa ra những đánh giá, nhận xét về tình hình xã hội ở Tây Nguyên nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Lâm Đồng Có 18 đề tài, công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng được tác giả tham khảo nghiên cứu trong luận án, đề tài đã đưa ra được những số liệu về dân cư dân số, dự báo nguồn lao động; các ngành nghề kinh tế; chủ trương chính sách, những tác động của các chính sách đó đối với đời sống của nhân dân; Kết quả nghiên cứu, đánh giá các đề tài và các công trình nghiên cứu đã đưa ra, tác giả xem đây là nguồn tài liệu quý, đáng tin cậy cần phải được kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt Có 12 công trình nghiên cứu về thành phố Đà Lạt mà chúng tôi đã tìm hiểu, tuy không phải là những tác phẩm, công trình nghiên cứu trực tiếp mà mới chỉ mang tính khái quát định hướng đến kinh tế - xã hội, khái quát về điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành phát triển 5 của Thành phố từ khi thành lập. Tất cả những nội dung kết quả của các công trình này sẽ được luận án kế thừa để có những đánh giá nhận xét một cách sâu sắc, toàn diện hơn. 1.2. Những nội dung luận án kế thừa - Các phân tích đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên và ở tỉnh Lâm Đồng. - Những đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, những khảo sát, đánh giá về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đất đai những tác động về môi trường, về điều kiện xã hội như: quá trình hình thành các khu vực dân cư, lao động. - Các chủ trương chính sách của Đảng, của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết - Thu thập thêm các tài liệu còn thiếu về các ngành kinh tế có vai trò quyết định đến sự phát triển của Thành phố và các số liệu về các ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. - Tập trung trình bày, phân tích một số ngành kinh tế quan trọng chưa quan tâm đúng mức như: kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế dịch vụ, về lĩnh vực xã hội gồm các vấn đề về y tế, giáo dục, dân cư dân số là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân Thành phố. - Làm rõ mối quan hệ biện chứng, qua lại giữa kinh tế với xã hội. Từ đó đưa ra những đánh giá quá trình chuyển biến trong từng lĩnh vực, ở mỗi giai đoạn cụ thể, nhận định, đánh giá, chỉ ra quy luật, xu hướng quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của Thành phố. - Làm rõ những mặt ưu, nhược điểm của các chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước và quá trình chỉ đạo của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, biện pháp thực hiện của Thành phố. Chương 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986 2.1. Khái quát về thành phố Đà Lạt và tình hình kinh tế, xã hội trước năm 1975 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 6 Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang hay còn gọi là cao nguyên Lâm Viên, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 1.500 mét, có tọa độ địa lý: kinh độ: từ 108019’23’’ đông đến 108036’27’’ đông; Vĩ độ: từ 11048’36’’ bắc đến 12001’07’’với diện tích tự nhiên là 391,06 km2. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng - Địa hình: Bao quanh Thành phố là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.500m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. - Thổ nhưỡng: Theo bảng phân loại mới dùng cho bản đồ đất của Việt Nam, các loại đất Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ và nhóm mùn vàng đỏ. 2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Thành phố nằm ở độ cao trung bình 1.500 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu Đà Lạt mang tính ôn đới. - Thủy văn: Hệ thống sông suối ở Đà Lạt được hình thành từ những dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt. Lưu lượng nước của các con sông theo mùa, mùa mưa lưu lượng lớn dòng chảy mạnh, mùa khô lưu lượng nước rất thấp thậm chí không có nước. Hồ ở Đà Lạt phân bố rải rác, chủ yếu là hồ nhân tạo. 2.1.2. Kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt trước năm 1975 2.1.2.1. Kinh tế Kinh tế của Đà Lạt cũng giống như toàn miền Nam, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách viện trợ của chính phủ Mỹ nên kinh tế Đà Lạt kém phát triển. Các ngành kinh tế như: nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản không được chính quyền đầu tư đúng mức nên chỉ phát triển ở một vài ngành nghề nhất định, thương mại – dịch vụ có phát triển hơn song do không được quy hoạch bài bản, quản lý chặt chẽ nên hoạt động không ổn định. 2.1.2.2. Xã hội Đời sống xã hội Đà Lạt hết sức phức tạp do lối sống hưởng thụ, do chính sách đầu độc về văn hóa phương Tây nên đã có nhiều tệ nạn xã hội. Do không được quan tâm, chăm lo của Chính quyền nên đa số người dân phải sống thiếu thốn, khổ cực; môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra. 2.2. Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 7 2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt sau giải phóng 2.2.1.1. Về kinh tế - Nông nghiệp: Khắc phục những khó khăn về giống, phân bón, thuốc trừ sâu cùng với sự nỗ lực của nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng. Ngành chăn nuôi tuy còn gặp nhiều khó khăn về thức ăn nhưng đã được nhân dân từng bước khắc phục, nguồn vật nuôi này đã góp phần ổn định một phần thực phẩm cho nhân dân. - Lâm nghiệp: Xác định tầm quan trọng của rừng đối với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, sức khỏe nhân dân, ngành lâm nghiệp phối hợp với các đơn vị khác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và trồng rừng. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được duy trì hoạt động đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch. Các ngành thương mại, dịch vụ đã được sắp xếp, cơ cấu lại. Việc lưu thông, phân phối hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm, phân bón, giống được các doanh nghiệp quốc doanh quản lý chặt chẽ phục vụ nhân dân làm cho thị trường ổn định tránh được nạn đầu cơ tích trữ, nâng giá trục lợi. 2.2.1.2. Về xã hội Ngay sau giải phóng, do tàn dư của chế độ Sài Gòn, Thành phố có hàng nghìn lao động thất nghiệp, tệ nạn xã hội tràn lan. Do đó, thành ủy Đà Lạt đã bố trí việc làm cho những người có nghề, tiến hành vận động tổ chức cho số lao động không có nghề về các vùng nông thôn xây dựng kinh tế mới. Nhờ những biện pháp phù hợp, kịp thời, tình hình xã hội Thành phố đã dần ổn định, có những chuyển biến tích cực, những khó khăn ban đầu đã dần được giải quyết. 2.2.2. Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt 2.2.2.1. Đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Đại hội IV (12/1976) của Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Đảng đã đề ra: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. 2.2.2.2. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng Sau khi đánh giá những tồn tại, khó khăn còn gặp phải trong những năm 1979 – 1982, như vấn đề lưu thông hàng hóa, tình trạng 8 hoạt động không lành mạng của tư thương, chuyển biến trong sản xuất chưa rõ nét đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm khắc phục những khó khăn trên Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát huy cao độ tinh thần tự lực, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng,..”. 2.2.2.3. Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt Để thực hiện một cách hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ và của tỉnh Lâm Đồng, chính quyền Thành phố đã dùng nhiều biện pháp để ổn định tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự: tiến hành phân bổ lại lao động, chuyển những người không có việc làm về sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn. Đối với ngành nông nghiệp, Thành phố đã cải tạo và tổ chức đẩy mạnh phát triển sản xuất. Ngành lâm nghiệp vừa làm nhiệm vụ chăm sóc tu bổ, bảo vệ vừa thực hiện việc khoanh cấm rừng. Các ngành, y tế, giáo dục, thương binh xã hội, thông tin văn hóa được chấn chỉnh kiện toàn và chú trọng nhất là vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân. 2.2.3. Chuyển biến kinh tế 2.2.3.1. Nông, lâm nghiệp Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhờ có những chủ trương, biện pháp phù hợp của ngành nông, lâm nghiệp, đã từng bước khắc phục những khó khăn, mở rộng sản xuất, tăng năng suất cây trồng, góp phần ổn định đời sống người dân. 2.2.3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Sau khi giải phóng, chính quyền Thành phố đã tổ chức, vận hành những nhà máy xí nghiệp đã có từ trước giải phóng như nhà máy điện, nhà máy nước và phát triển thêm một số ngành nghề phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 2.2.3.3. Thương mại, dịch vụ Đà Lạt là địa phương có thế mạnh để phát triển du lịch. Song, Đà Lạt vừa phải trải qua một thời gian dài chiến tranh, nên sau khi giải phóng, nhiệm vụ hàng đầu của Thành phố là phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân, do đó ngành du lịch chưa được quan tâm nhiều. Nhiều cơ sở hạ tầng du lịch, các dịch vụ đi kèm không được đầu tư, chủ yếu là duy trì những gì sẵn có từ chế độ Sài Gòn để lại, hạ tầng giao thông chưa được nâng cấp, gây nên những trở ngại cho việc di chuyển của du khách. 9 Kinh tế dịch vụ của thành phố Đà Lạt chưa được chú ý phát triển, tất cả hàng hóa đều được phân bổ theo cơ chế xin cho, tình trạng ngăn sông cấm chợ làm cho việc lưu thông hàng hóa bị bóp nghẹt, dẫn đến tình trạng hàng hóa khan hiếm giá cả leo thang, làm cho thị trường bị chia cắt. Dịch vụ bưu chính viễn thông ngay sau khi Đà Lạt giải phóng đã được tiếp quản củng cố lại và đầu tư thêm một số thiết bị mới. 2.2.3.4. Tài chính, ngân hàng Với chủ trương tích cực thu để đảm bảo chi, ngành tài chính ngân hàng đã tiến hành thu các loại thuế nông nghiệp, thuế siêu ngạch, thuế chuyến, thuế dịch vụ. Ngân hàng còn làm tốt công tác quản lý tiền mặt, tín dụng và vận động gửi tiền tiết kiệm. Ngành tài chính ngân hàng đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, chống đầu cơ và góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất trong giai đoạn này. 2.2.3.5. Giao thông vận tải Do điều kiện địa hình nhiều đèo dốc quanh co, hệ thống đường giao thông nhỏ hẹp, xuống cấp nên giao thông vận tải giai đoạn từ năm 1975 - 1985 còn kém phát triển. Phương tiện vận chuyển từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác chỉ có vài hãng vận chuyền với tần suất rất ít. Phương tiện vận chuyển trong nội thành Đà Lạt chủ yếu bằng các phương tiện xe thô sơ, xe gia súc kéo còn vận chuyển cơ giới rất ít. Vì vậy, việc lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân chưa đảm bảo. 2.2.3.6. Xây dựng cơ bản Sau giải phóng, Chính quyền Thành phố đề ra chủ trương bảo vệ, giữ gìn cơ sở hạ tầng, khắc phục những thiếu hụt về trang thiết bị, sửa chữa nhà xưởng, hệ thống lưới điện, hệ thống đường ống nước để các nhà máy điện, nước hoạt động, kịp thời cung cấp điện, nước cho sản xuất và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. Ngành xây dựng cơ bản của Đà Lạt đã khôi phục lại một số cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, hư hỏng do chiến tranh và đã mở thêm được một số tuyến đường giao thông từ Đà Lạt đến các khu vực kinh tế mới trong toàn Tỉnh. 2.2.4. Chuyển biến xã hội 2.2.4.1. Dân cư, dân số Cộng đồng dân cư Đà Lạt được hình thành nhiều tỉnh khác nhau trên địa bàn cả nước. Trước giải phóng do chiến tranh nên dân cư Đà lạt có nhiều biến động, từ sau giải phóng dân số Đà lạt ổn định, năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt ngưỡng 100.000 người. 10 2.2.4.2. Giải quyết việc làm, đời sống và công tác xóa đói giảm nghèo Sau khi Đà Lạt giải phóng, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề mang tính cấp bách. Vì vậy, Thành phố đã triển khai sắp xếp bố trí lại lao động, đẩy mạnh sản xuất rau, khôi phục các nghề thủ công truyền thống. Nhờ vậy, số người thất nghiệp đã được giảm dần. Đối với những hộ thương nghiệp, những người làm công cho chế độ cũ, Thành phố đã vận động chuyển đến các vùng nông thôn xây dựng vùng kinh tế mới. Công tác xóa đói giảm nghèo được Thành phố quan tâm. Tuy nhiên, do ngân sách còn hạn chế và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên tình trạng đói nghèo vẫn chưa được cải thiện nhiều. 2.2.4.3. Giáo dục, văn hóa, thông tin - Giáo dục: Sau khi giải phóng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị dạy học, nhưng dưới sự lãnh đạo của chính quyền thành phố Đà Lạt, ngành giáo dục đã bắt tay ngay vào việc khắc phục khó khăn, khôi phục lại hoạt động của ngành. Với phương châm đa dạng hóa loại hình giáo dục, chú trọng xây dựng ngành học phổ thông, ưu tiên các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, tổ chức các lớp bổ túc văn hóa. Công tác giáo dục từng bước đi vào nề nếp, hệ thống giáo dục được mở rộng đến các thôn, xã, khu phố chứ không chỉ có ở trung tâm Thành phố như thời kỳ trước giải phóng. - Văn hóa, thông tin: Thành phố đã dùng nhiều hình thức phong phú tuyên truyền giáo dục, phổ biến vận động quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, đấu tranh bài trừ văn hóa phẩm độc hại. Nhờ đó, các chính sách của Đảng đã đến được với nhân dân, những luận điệu xuyên tạc bị loại bỏ, các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi; góp phần làm cho tình hình chính trị xã hội Thành phố dần ổn định. 2.2.4.4. Y tế, môi trường Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch của thành phố Đà Lạt được củng cố và phát triển đến tận khóm phường. tổ chức hàng chục đợt tiêm phòng dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, bạch cầu cho người lớn, phòng dịch bại liệt cho trẻ em. Mười năm sau giải phóng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ còn thiếu thốn nhưng ngành y tế đã cố gắng khắc phục những khó khăn, từng bước tập trung giải quyết tốt việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh cho nhân dân. 11 2.2.4.5. Thực hiện chính sách xã hội Mặc dù trong điều kiện kinh tế còn hết sức khó khăn, nhưng ngay sau giải phóng, chính quyền Thành phố đã quan tâm chú trọng đến công tác chăm sóc thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. Việc chăm sóc trợ cấp các đối tượng neo đơn cơ nhỡ, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng được tổ chức thường xuyên. 2.2.4.6. Thực hiện chính sách định canh, định cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau năm 1975, nhằm ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền thành phố Đà Lạt đã thực hiện chính sách định canh định cư cho đồng bào tại xã Tà Nung. Đồng bào được chính quyền hỗ trợ xây dựng nhà cửa, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như xây trường học, xây bệnh xá, phổ biến kiến thức kỹ thuật trong sản xuất Tiểu kết Tuy có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội nhưng dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, những thế mạnh đó không được khai thác, đầu tư nên đời sống vật chất, tinh thần người dân thiếu thốn, nghèo khổ, lạc hậu. Sau khi giải phóng, bằng nhiều biện pháp, chính sách kịp thời của chính quyền Thành phố, những tàn dư của chế độ Sài Gòn bị loại bỏ, cơ cấu kinh tế Thành phố được cơ cấu lại, cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư phục hồi, kinh tế Thành phố đi vào ổn định, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần người dân ngày chuyển biến tích cực ấm no, hạnh phúc. Chương 3 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 3.1. Bối cảnh mới và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước và của địa phương 3.1.1. Bối cảnh lịch sử và đường lối đổi mới của Đảng Trong hơn một thập kỷ, trải qua hai nhiệm kỳ của Đại hội IV và Đại hội V (1976 – 1986), Đảng và nhân dân ta vừa làm, vừa tìm tòi thử nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 đến 12 đầu những năm 80, tình hình kinh tế xã hội hết sức khó khăn, tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyềndiễn ra trầm trọng, kinh tế đất nước lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng, lạm phát phi mã, đồng tiền ngày càng mất giá. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn quốc. 3.1.2. Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt Tiếp thu tinh thần đổi mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng và Đảng bộ thành phố Đà Lạt đã đề ra những phương hướng nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích làm giàu chính đáng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.Từng bước thực hiện tốt các chương trình quốc gia về văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, gia đình trẻ em. 3.2. Chuyển biến về kinh tế 3.2.1. Nông, lâm nghiệp - Nông nghiệp: Sau khi xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cùng với việc thực hiện cơ chế khoán, giao đất đến từng hộ nông dân, ngành kinh tế nông nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét. + Trồng trọt: Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao được triển khai sản xuất trên diện rộng, quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao được áp dụng rộng rãi, ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 9,5%/năm. Diện tích trồng rau, hoa, cà phê, chè ứng dụng công nghệ cao ngày càng tăng, năm 2010 có trên 450 ha các loại rau, hoa cao cấp, 150 ha cà phê, trên 200 ha chè; doanh thu rau an toàn bình quân đạt từ 170-200 triệu đồng/ha/năm, rau cao cấp đạt 350-400 triệu đồng/ha/năm, cây hoa đạt từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cây chè chất lượng cao đạt 250 triệu đồng/ha/năm. + Chăn nuôi: Sau năm 1986 đến năm 2010, chăn nuôi đã đi vào quy củ, được đầu tư đúng mức về chuồng trại con giống, các biện pháp chăm sóc. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi đã từng bước đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. - Lâm nghiệp: Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được quản lý và bảo vệ theo chế độ rừng cảnh quan và cây xanh ở đô thị phụ vụ cho nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng. Nhằm hạn chế nạn khai phá rừng, chính quyền 13 Thành phố chỉ đạo củng cố các ban lâm nghiệp phường, xã, giao nhiệm vụ quản lý và giải tỏa các trường hợp lấn chiếm trái phép cho phường xã có rừng trọng điểm. 3.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Những năm đầu sau đổi mới, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, xác định sản phẩm chủ lực, tập trung giải quyết các vấn đề về nguyên vật liệu, mở rộng năng lực sản xuất đối với các cơ sở quốc doanh. Những năm 1996 đến 2000, giá trị sản xuất hàng năm đều tăng, năm 1996 đạt 34,29 tỷ đồng và đến năm 2000 đạt khoảng 60 tỷ đồng. Nhìn chung toàn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này bình quân tăng 6,5%/năm. Đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 570,1 tỷ đồng, trong đó kinh tế khu vực tư nhân và cá thể tăng mạnh nhất. 3.2.3. Thương mại, dịch vụ Với chủ trương đưa ngành du lịch – dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế động lực của Đà Lạt. Ngành du lịch – dịch vụ đã tiến hành sắp xếp, cải tạo, đầu tư nâng cấp các công ty du lịch, kêu gọi đầu tư, xã hội hóa ngành du lịch, số cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được đầu tư nâng cấp đảm bảo phục vụ được nhu cầu du khách. Ngành du lịch đã đầu tư phát triển thêm các khu vui chơi giải trí mới như: Du lịch cáp treo, Du lịch dã ngoại khu vực núi Langbiang, đồi Mộng Mơcải tạo nâng cấp một số tuyến đường đến các điểm du lịch như: Cam Ly – Măng lin, Hoàng Văn Thụ - Cam Ly Dịch vụ thương mại đã có bước khởi sắc hơn so với thời kỳ trước đổi mới, đã có thêm các đơn vị kinh doanh thương mại tư nhân, các hộ cá thể, các đơn vị nhà nước bị thu hẹp và chuyển đổi qua hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Dịch vụ thương mại tiếp tục được đầu tư, phát triển với tổng mức doanh thu bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội từ 480 tỷ đồng năm 2000, 1.097 tỷ đồng năm 2004 và 1.200 tỷ đồng năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 20,09% . Năm 2009, doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt khoảng 3.200 tỷ đồng. 3.2.4. Tài chính, ngân hàng Công tác thu chi ngân sách hàng năm của ngành tài chính đã đạt những kết quả tốt, đảm bảo cân đối thu chi, có nhiều cải cách trong công tác thu thuế, chống thất thu và giảm bớt thủ tục hành 14 chính rườm rà mất thời gian của doanh nghiệp. Ngành ngân hàng đã phát triển mạnh cả về quy mô và hình thức, ngoài ngân hàng nhà nước còn có ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại, các hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hình thức cho vay nhanh gọn, nhiều lĩnh vực được vay vốn ưu đãi đã giúp nền kinh tế phát triển của. Bên cạnh cho vay, hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng còn làm tốt nhiệm vụ huy động gửi tiết kiệm bằng nhiều hình thức linh hoạt vừa ổn định thị trường tiền tệ vừa bổ sung nguồn vốn khá lớn cho các ngân hàng. 3.2.5. Giao thông vận tải Bước sang thời kỳ đổi mới, ngành giao thông vận tải đã có những biện pháp, kế hoạch nhằm bảo đảm việc lưu thông đi lại và vận chuyển hàng hóa. Các phương tiện vận chuyển kết hợp sử dụng các loại vận tải cơ giới, nửa cơ giới, vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ. Thực hiện quản lý chặt chẽ trật tự giao thông trong Thành phố, các bến bãi, sắp xếp các luồng tuyến, quy định khu vực, phạm vi hoạt động cho từng loại xe. Nhờ vậy, ngành giao thông đã từng bước đáp ứng được nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hóa cho người dân nhưng trật tự an toàn ở các bến xe vẫn còn lộn xộn. 3.2.6. Xây dựng cơ bản Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế,xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chuyen_bien_kinh_te_xa_hoi_thanh_pho_da_lat.pdf
  • pdfTomtat_Eng_NgoThanhVinh.pdf