Tổ chức Kế toán tài sản cố định tại Công ty Gốm xây dựng Hạ Long (58tr)

Lời nói đầu TSCĐ là bộ phận cơ bản hầu hết của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều trước tiên cần thiết phải có ba yếu tố sản xuất: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Trong đó TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Do đó TSCĐ luôn gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngày nay khi mà khoa học của nền công nghệ trở thành lực lượng ngành sản xuất trực tiếp thì việc quản lý sử d

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán tài sản cố định tại Công ty Gốm xây dựng Hạ Long (58tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng và hiện đại hóa TSCĐ là cần thiết và cấp bách. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng không ngừng được đổi mới, hiện đại hóa nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có điều kiện thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra là không chỉ có sử dụng TSCĐ mà còn phải quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty Gốm xây dựng Hạ Long là một đơn vị kinh tế cơ sở của nền kinh tế quốc dân hoạt động kinh doanh theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua hơn 24 năm hoạt động với trang thiết bị lúc đầu rất nghèo nàn lạc hậu, đến nay công ty đã có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với 2 nhà máy đó là nhà máy gạch Tiêu Giao và nhà máy gạch Cotto. Trong thời gian nhờ những cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ mà Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Quang và các anh chị trong Công ty gốm xây dựng Hạ Long, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty Gốm xây dựng Hạ Long” Luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long Phần 3: Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long. Phần I Cơ sở lý luận chung về công tác tổ chức kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. I. Những vấn đề chung 1. Khái niệm của TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo quy định só 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, TSCĐ thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau: - Đảm bảo chắc chắn thu lợi ích kinh tế trong tương lai - Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng trên 1 năm - Giá trị trên 10.000.000 đồng 2. Đặc điểm của TSCĐ - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. - Giá trị TSCĐ hao mòn dần và dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3. Yêu cầu quản lý của TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý TSCĐ chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. - Về mặt hiện vật: Đòi hỏi phải ghi chép phản ánh đầy đủ về mặt số lượng TSCĐ ở từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng trong toàn doanh nghiệp cũng như việc bảo quản và sử dụng chúng ở các địa điểm khác nhau. - Về mặt giá trị: đòi hỏi kế toán phải tính toán chính xác, xác định đúng nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ và kết quả kiểm kê đánh giá lại TSCĐ. 4. Nhiệm vụ của TSCĐ - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp. - Tính toán và phân bổ số trích khấu hao TSCĐ tính vào các đối tượng chịu chi phí và việc thu hồi, sử dụng nguồn vốn khấu hao. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa, tính toán chính xác chi phí. - Tham gia tổ chức kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ. II. Phân loại và đánh giá TSCĐ 1. Phân loại TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể như sau: 1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện * TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian theo chế độ quy định. Hiện nay là giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ hữu hình có nhiều loại và được chia thành các loại sau: - Nhà xưởng, vật kiến trúc. - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý. - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và xúc vật cho sản phẩm. - TSCĐ hữu hình khác. * TSCĐ vô hình: Là TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể mà thường là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc dùng cho mục đích quản lý TSCĐ vô hình bao gồm: - Quyền sử dụng đất - Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất - Bằng phát minh, sáng chế - Chi phí nghiên cứu phát triển - Chi phí về lợi thế thương mại - TSCĐ vô hình khác Phương án phân loại này sẽ giúp nhà quản lý nắm được cơ cấu TSCĐ. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. 1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Theo cách này TSCĐ được chia thành hai loại: - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp có thể do ngân sách cấp vay ngân hàng, nguồn vốn tự bổ sung hay TSCĐ do các cá nhân, cổ dông góp vốn thuộc quyền sở hữu định đoạt của doanh nghiệp. - TSCĐ đi thuê là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà chỉ có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ thuê hoạt động. Phân loại theo cách này có tác dụng trong việc quản lý và tổ chức kế toán phù hợp với từng loại TSCĐ theo nguồn hình thành để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ với những TSCĐ đi thuê mà cả những TSCĐ tự có của doanh nghiệp. 1.3. TSCĐ phân theo nguồn hình thành - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn Nhà nước cấp. - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung. - TSCĐ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn. - TSCĐ do liên doanh, liên kết Biết được nguồn vốn hình thành, doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng và sử dụng nguồn vốn khấu hao chính xác như để trả tiền vay, trả vốn góp liên doanh, nộp ngân sách hay để lại đơn vị. 1.4. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Theo tiêu chuẩn này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành các loại sau: + TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh + TSCĐ hành chính sự nghiệp + TSCĐ phúc lợi + TSCĐ chờ xử lý Dựa vào cách phân loại này, có thể tiến hành phân tích kết cấu TSCĐ ở doanh nghiệp. 2. Đánh giá TSCĐ TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 2.1. Nguyên giá TSCĐ - Nguyên giá bao gồm: toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng mua sắm TSCĐ, kể cả chi phí về vận chuyển, chạy thử trước khi dùng và được quy định theo từng trường hợp cụ thể sau: * TSCĐ loại mua sắm: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí vận chuyển, lắp đăt, chạy thử + Chi phí khác * TSCĐ loại đầu tư xây dựng Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có). * TSCĐ loại được cấp, điều chuyển đến: Nguyên giá gồm giá trị còn lại trên sổ kế toán của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực hành của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử... mà bên nhận tài sản phải đưa ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. 2.2. Xác định hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Số khấu hao lũy kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để hình thành một nguồn vốn đầu tư coi như đã thu hồi được ở TSCĐ ở một thời điểm nhất định. Khi xác định được nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán sẽ xác định được giá trị còn lại của TSCĐ. 2.3. Giá trị còn lại của TSCĐ: Là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định. Trong trường hợp nguyên giá của TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ được tính theo công thức sau: Giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ cũng được xác định lại. Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = Giá trị còn lại của TSCĐ đánh giá lại * Giá trị đánh giá lại Nguyên giá của TSCĐ III. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp 1. Kế toán chi tiết TSCĐ 1.1. Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng Để thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ được chi tiết, chính xác và cung cấp các thông tin kịp thời cho quản lý đòi hỏi phải hạch toán chi tiết TSCĐ. 1.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán: Tại phòng kế toán sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ của đơn vị. Trong sổ TSCĐ, các đối tượng TSCĐ được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với thẻ TSCĐ đã qui đinh. Tổng số TSCĐ phải khớp với tổng số TSCĐ ghi trên thẻ TSCĐ. 2. Kế toán tổng hợp TSCĐ Mục đích: cung cấp một khối lượng thông tin khái quát về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và số trích khấu hao. 2.1. Kế toán TSCĐ hữu hình + Tài khoản sử dụng - TS 211 “Tài sản cố định hữu hình”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Bên Nợ: Phản ánh TSCĐ tăng trong kỳ theo nguyên giá Bên Có: Phản ánh TSCĐ giảm trong kỳ theo nguyên giá Dư bên Nợ: Phản ánh TSCĐ hiện có theo nguyên giá 2.2. Kế toán TSCĐ vô hình: - Nội dung: + TK sử dụng: 213 “Tài sản cố định vô hình” + TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. - Kết cấu: + Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ + Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ + Dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn tại doanh nghiệp. * Trình tự tăng, giảm TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1) 2.3. Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê 2.3.1. Kế toán TSCĐ thuê tài chính - Nội dung: TK 212 là “TSCĐ đi thuê tài chính” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của đơn vị. - Kết cấu: + Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính tăng + Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. + Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có - Phương pháp hạch toán: theo dõi sơ đồ 02 2.3.2. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động * Tại đơn vị đi thuê - Kế toán theo dõi TSCĐ thuê hoạt động bằng TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” + Khi nhận ghi Nợ TK 001 + Khi trả ghi Có TK 001 - Phương pháp hạch toán: theo dõi sơ đồ 03 * Tại đơn vị cho thuê: - Nghiệp vụ cho thuê TSCĐ hoạt động được coi là hoạt động bất thường. - Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 04 2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ - Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự hao mòn cả về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, hao mòn TSCĐ có hai loại: + Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị hư hỏng từng bộ phận. + Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật. 2.4.1. Khấu hao TSCĐ * Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là hình thức thu hồi vốn cố định ở TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn trong kinh doanh nhằm tạo ra nguồn vốn tái đầu tư TSCĐ * Phương pháp tính khấu hao TSCĐ Phương pháp khấu hao TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và đảm bảo tính nhất quán trong các niên độ kế toán. Các phương pháp khấu hao cơ bản: khấu hao đường thẳng, khấu hao nhanh, khấu hao chậm, khấu hao theo khối lượng hoạt động thực tế... Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đều áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Công thức: Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao 2.4.2. Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ - Mọi TSCĐ của doanh nghiệp đều phải huy động vào sử dụng và đều phải trích khấu hao, thu hồi vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá TSCĐ. - Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ 05. - Kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” để hạch toán hao mòn và trích khấu hao. Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi sự hình thành và sử dụng số vốn khấu hao. 2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ - TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hư hỏng, hao mòn không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất kinh doanh cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết bị hao mòn hư hỏng. - Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng phục hồi lại năng lực hoạt động của TSCĐ. Căn cứ vào mức độ sửa chữa chia thành: + Sửa chữa thường xuyên. + Sửa chữa lớn TSCĐ - Việc hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ theo sơ đồ 06 Phần II Thực trạng tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Gốm xây dựng Hạ Long trực thuộc Tổng Công ty Gốm sứ và thủy tinh thuộc Bộ xây dựng. Công ty được thành lập trên cơ sở Nhà máy gạch Hà Khẩu do Bungari giúp chúng ta xây dựng vào những năm của thập niên 70. Nằm trên diện tích đất 5 km2 trên địa bàn phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long. Công ty được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1978. Ngày 23 tháng 8 năm 1997 Xí nghiệp gạch ngói Hà Khẩu sát nhập vào Tổng Công ty Gốm sứ và thủy tinh và lấy tên là Công ty Gốm xây dựng Hạ Long với sự thay đổi cơ bản về trang thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm của Italia theo giấy phép đầu tư số 698/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 682/QĐ của Bộ xây dựng. Hiện nay, Công ty Gốm xây dựng Hạ Long trực thuộc Tổng Công ty Gốm sứ và thủy tinh thuộc Bộ xây dựng nhưng thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là vật liệu xây dựng và trang trí bao gồm: Gạch xây dựng, ngói xây dựng, gạch men cao cấp và một số nhóm gạch ốp lát trang trí. Hiện nay, Công ty có 16 loại sản phẩm khác nhau để cung cấp ra thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển hiện nay, Công ty đã tìm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra tới đâu là hết ngay tới đó và hầu như nhu cầu của thị trường cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất của Công ty. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất sét và với đội ngũ cán bộ quản lý mới cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến của Italia, sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp để đáp ứng nhu cầu cho thị trường đang trong thời kỳ phát triển rất cao của thị trường về vật liệu xây dựng. Công ty đã mở chi nhánh tại Yên Hưng - Quảng Ninh để đáp ứng nhu cầu tại địa bàn đó. Xí nghiệp gạch ngói Yên Hưng thuộc Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long là đơn vị hạch toán độc lập và đóng góp không nhỏ vào doanh thu của Công ty. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong các năm gần đây: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tổng doanh thu Tr.đ 86.441 97.126 111.808 2. Kim ngạch xuát khẩu (USD) Tr.đ 5,0 5,5 5,8 3. Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 69.702 76.570 82.675 4. Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đ 1.408 1.627 1.616 5. Nộp ngân sách Tr.đ 2.473 2.874 3.369 6. Vốn cố định Tr.đ 2.393 2.874 3.369 7. Vốn lưu động Tr.đ 3.922 4.422 4.972 8. Lực lượng lao động Người 1.930 2.000 2.000 9. Thu nhập bình quân (đ/người) Tháng 855.000 920.000 1.018.000 II. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất Công ty Gốm xây dựng Hạ Long 1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Công ty Gốm xây dựng Hạ Long là doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí như các loại gạch ngói, gạch ốp lát chất lượng cao. Hiện tại Công ty áp dụng cả hai phương thức sản xuất thủ công và hiện đại... - Quy trình công nghệ sản xuất trên được thực hiện theo sơ đồ 07. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long gồm có 2.000 cán bộ công nhân viên (bao gồm cả Xí nghiệp đóng tại Yên Hưng - Quảng Ninh) được tổ chức quản lý theo kiểu trực tiếp - chức năng... - Bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ 08. 3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long - Bộ máy kế toán là mắt xích quan trọng của hệ thống hạch toán kế toán và là công cụ quan trọng phục vụ điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. - Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty theo sơ đồ 09. 4. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long - Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cùng với trình độ quản lý cao và bộ máy kế toán được chuyên môn hóa, Công ty đã áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hình thức sổ kế toán là Nhật ký - Chứng từ. - Hình thức sổ kế toán tại công ty theo sơ đồ 10. 5. Chứng từ và tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng đầy đủ các chứng từ và tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Các chứng từ gồm có: - Các chứng từ về quỹ, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng... - Các chứng từ TK: Giấy xác nhận số dư, ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản. - Chứng từ bán hàng: Hợp đồng bán hàng, hóa đơn GTGT. - Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ và một số chứng từ có liên quan khác. II. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long 1. Những đặc điểm chung công tác quản lý và kế toán TSCĐ tại Công ty 1.1. Đặc điểm của TSCĐ và phân loại TSCĐ tại doanh nghiệp Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long là một doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, giá trị đầu tư trang thiết bị của Công ty tương đối lớn. Tính đến ngày 30/12/2003 tổng số nguyên giá TSCĐ của công ty là: 39.740.125.259đ, được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn khác... 1.2. Phân loại TSCĐ tại doanh nghiệp Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp tiến hành phân loại TSCĐ theo các loại sau: 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 2. Máy móc, thiết bị 3. Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. * Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành + TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách : 14.641.793.477đ + TSCĐ đầu tư bằng vốn tự bổ sung : 1.091.172.013đ + TSCĐ đầu tư bằng vốn vay : 24.007.159.769đ + TSCĐ đầu tư được hình thành từ nguồn khác. * Phân loại theo tình hình sử dụng: + TSCĐ đang dùng : 39.558.756.146đ + TSCĐ đang chờ thanh lý : 181.369.113đ * Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật + Nhà cửa, vật kiến trúc : 16.569.806.167đ + Máy móc, thiết bị : 20.668.889.218đ + Phương tiện vận tải : 1.931.768.222đ + Thiết bị dụng cụ quản lý : 569.661.652đ * Phân loại TSCĐ ở doanh nghiệp Bảng cơ cấu TSCĐ theo cách thức phân loại Ngày 30 tháng 11 năm 2003 Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Theo nguồn hình thành 39.740.125.259 100 21.815.369.189 100 17.924.756.070 100 1. Nguồn vốn ngân sách cấp 14.641.793.477 36,8 11.012.140.240 50,5 3.629.653.237 20 2. Nguồn vốn tự bổ sung 1.091.172.013 2,8 618.847.571 2,8 472.324.442 3 3 Nguồn vốn vay 24.007.159.769 60,4 10.184.381.378 46,7 13.822.778.391 77 II. Theo đặc trang KT 39.740.125.259 100 21.815.369.189 100 17.924.756.070 100 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 16.569.806.167 41,6 9.197.034.461 42,1 7.372.771.706 41 2. Máy móc, thiết bị 20.668.889.218 52 11.176.017.096 51 9.492.872.122 53 3. Phương tiện vận tải 1.931.768.222 4,9 1.148.118.967 5,3 783.649.255 4,4 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 569.661.652 1,5 294.198.665 1,6 275.462.987 1,6 III. Theo tình hình SD 39.740.125.259 100 21.815.369.189 100 17.924.756.070 100 1. TSCĐ đang dùng 39.558.756.146 99,5 21.634.000.076 62,2 17.924.756.070 100 2. TSCĐ chờ thanh lý 181.369.113 0,5 181.369.113 0,8 0 0 2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản nghiệm thu, hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ, biên bản chạy thử để chứng minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định nguyên giá TSCĐ để ghi sổ TSCĐ. Ngoài ra còn một số chứng từ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ như: Đơn xin thanh láy TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu thu tiền cùng các tài liệu liên quan khác. Kế toán công ty mở sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ cũng như việc sử dụng và địa điểm đặt TSCĐ. 3. Hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ ở Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long 3.1.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm Ví dụ: Trong ngày 30/11/2003 Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua sắm sau đây: - Tháng 11/2003 Công ty mua của Công ty máy tính Minh Quang: 01 máy vi tính Compag, nguyên giá : 15.600.000 01 máy Photocopy, nguyên giá : 34.200.000 Cộng giá bán : 49.800.000 Thuế GTGT 5% : 2.490.000 Tổng cộng tiền thanh toán : 52.290.000 Kế toán căn cứ vào chứng từ hóa đơn thuế GTGT về TSCĐ để tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 211 : 49.800.000 Nợ TK 133 : 2.490.000 Có TK 111 : 52.290.000 - Sau khi việc ký kết hợp đồng kinh tế hoàn thành xong thì trước khi đưa tài sản vào sử dụng, Công ty tiến hành lập biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị tin học. - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 30/11/2003 kế toán bên B viết hóa đơn thuế GTGT cho bên A để bên A làm căn cứ chuyển trả tiền. - Căn cứ vào từng biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán TSCĐ công ty lập thẻ TSCĐ cho từng máy để theo dõi chi tiết từng TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ và giá trị hao mòn trích hàng năm. Thẻ TSCĐ được lập một bảng và để tại văn phòng kế toán để theo dõi phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ này tập trung cho toàn Công ty một quyển và cho từng đơn vị sử dụng TSCĐ mỗi nơi một quyển theo dõi. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----- Hợp đồng kinh tế - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Căn cứ Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn việc thi hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. - Căn cứ vào hồ sơ chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị của Công ty Gốm xây dựng Hạ Long - Căn cứ vào báo cáo kết quả đấu thầu số ngày của tổ tư vấn đấu thầu Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long. Hôm nay ngày 18/11/2003 tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty Gốm xây dựng Hạ Long Địa chỉ : Phường Hà Khẩu - Hạ Long - Quảng Ninh Điện thoại : 033 846561 Mã số thuế : 5700101147-1 Tài khoản : 710A - 00002 Đại diện : Ông Nguyễn Minh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc Công ty Bên B: Công ty máy tính Minh Quang Địa chỉ : 135 Lê Thánh Tông - Hạ Long - Quảng Ninh Điện thoại : 033 821542 Mã số thuế : 0100360488 - 1 Tài khoản : 710A-00325 Ngân hàng Công thương Quảng Ninh Đại diện : Ông Lê Minh Quang - chức vụ: Giám đốc Công ty Hai bên bàn bạc, thỏa thuận ký kết hợp đồng theo các điều khoản sau: Điều 1: Hàng hóa và giá cả Bên B nhận bán cho bên A một số trang thiết bị của hãng Đông Nam á, EPSON như sau: STT Mã số Tên hàng Số lượng Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) 1 Máy vi tính Compaq 01 1.013 15.600.000 2 Máy Fotocopy 01 2.220 34.200.000 Tổng giá trị hợp đồng 3.233 49.800.000 Tổng giá trị hợp đồng: 49.800.000đ (Chưa bao gồm thuế GTGT) Tỷ giá thanh toán: Theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước Điều 2: Trách nhiệm của bên B - Đảm bảo thiết bị mới 100% và tài liệu hướng dẫn kèm theo. - Chịu trách nhiệm lắp đặt và hướng dẫn sử dụng thiết bị. - Bảo hành 1 năm kể từ ngày bàn giao nghiệm thu thiết bị Điều 3: Trách nhiệm của bên A - Thực hiện mọi hướng dẫn của Catalogue, vận hành đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo kỹ thuật cho thiết bị. - Thực hiện thanh quyết toán đầy đủ cho bên B. Điều 4: Giao hàng - Địa điểm giao hàng và lắp đặt toàn bộ số trang thiết bị theo hợp đồng cho bên A tại Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long - phường Hà Khẩu - Hạ Long - Quảng Ninh. - Thời gian giao hàng: 1 tuần kể từ ngày bên B nhận được 40% tổng giá trị theo hợp đồng của bên A. Điều 5: Hình thức thanh toán - Tiền mặt, chuyển khoản hoặc séc bảo chi bằng tiền VND theo tỉ giá bán ra của Nhà nước tại thời điểm thanh toán. - Thanh toán 2 lần: + Lần 1: 40% tổng giá trị HĐ sau khi ký kết hợp đồng. + Lần 2: 60% ngay sau khi bên B bàn giao thiết bị cho bên A. Điều 6: Điều khoản chung Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 2 bên ký kết. Hai bên cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã ghi trong HĐ, nếu có khó khăn trở ngại 2 bên cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác. Hợp đồng này được lập thành 6 bản, mỗi bên giữ 3 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký thanh lý toàn bộ hợp đồng Đại diện bên A (Ký tên, đóng dấu) Đại diện bên B (Ký tên, đóng dấu) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------o0o----- (Số 01/BBNT) Biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị tin học - Căn cứ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm thiết bị của Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long - Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế về việc cung cấp trang thiết bị tin học giữa Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long là bên A và bên B là Công ty máy tính Minh Quang Hôm nay vào hồi 08h 00 ngày 30/11/2003 tại trụ sở Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long đã tiến hành nghiệm thu bàn giao thiết bị tin học. Đại diện bên A: Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long - Ông: Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Công ty. - Ông: Nguyễn Quang Mâu - Phó Giám đốc Công ty - Ông: Nguyễn Văn Đức - Kế toán trưởng Đại diện bên B: Công ty máy tính Minh Quang - Ông: Lê Minh Quang - Giám đốc Công ty - Ông: Trịnh Phương Nam - Cán bộ Xác nhận việc giao nhận tài sản cố định như sau: TT Tên, ký mã hiệu quy cách TSCĐ Số hiệu TSCĐ Nước SX Năm đưa vào SD Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn TL KT kèm theo 1 Máy vi tính Compaq P III Nhật 2002 15.600.000 12,5 % 01 bộ 2 Máy Fotocopy 4450 Nhật 2000 34.200.000 12,5% 01 bộ Cộng 49.800.000 Đại diện bên A (Ký tên, đóng dấu) Đại diện bên B (Ký tên, đóng dấu) Hóa đơn giá trị gia tăng Liên 2: (Giao cho khách hàng) Ngày tháng năm 200... Mẫu số: 01 GTKT-3LL BG/99 - B _______________________________________________________________ Đơn vị bán hàng: Công ty máy tính Minh Quang Địa chỉ: 135 Lê Thánh Tông - Hạ Long - Quảng Ninh Số tài khoản: 710A - 00325 Ngân hàng Công thương Quảng Ninh Điện thoại: 033. 821452 Mã số thuế: 0100360488-2 _______________________________________________________________ Họ và tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - Hạ Long - Quảng Ninh Số tài khoản: 710A - 00002 Ngân hàng công thương Bãi Cháy Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 570101147-1 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Máy vi tính Compaq Bộ 01 15.600.000 15.600.000 2 Máy Fotocopy Bộ 01 34.200.000 34.200.000 Cộng tiền hàng 49.800.000 Thuế suất: 5% Tiền thuế giá trị gia tăng 2.490.000 Tổng cộng tiền thanh toán 52.290.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm hai triệu, hai trăm chín mươi nghìn đồng chẵn Người mua hàng (Ký và ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký và ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP. Hạ Long Mẫu số 02 - Tài sản cố định (QĐ số 1141/tài chính/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1996 của BTC) Thẻ tài sản cố định Số 13 Ngày 30 tháng 11 năm 2003 Lập thẻ: Kế toán trưởng (Ký, họ tên….) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01/BBGN ngày 30/11/2003 - Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy Fotocopy - Nước sản xuất (XD): Nhật Năm sản xuất: 2002 - Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng Năm đưa vào sử dụng: 2003 - Công suất (dung tích) thiết kế: 22 trang/phút - Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày........ tháng ........ năm ........ - Lý do đình chỉ: SH C.Từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 01 30/11 Máy Fotocopy 34.200.000 2002 0 0 Ghi giảm tài sản cố định chứng từ số: ........ ngày ........ tháng ........ năm........ Kế toán trưởng Người lập Đơn vị: Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP. Hạ Long Mẫu số 02 - Tài sản cố định (QĐ số 1141/tài chính/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1996 của BTC) Thẻ tài sản cố định Số 14 Ngày 30 tháng 11 năm 2003 Lập thẻ: Kế toán trưởng (Ký, họ tên….) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01/BBGN ngày 30/11/2003 - Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy vi tính Compaq - Nước sản xuất (XD): Nhật Năm sản xuất: 2002 - Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng Năm đưa vào sử dụng: 2003 - Công suất (dung tích) thiết kế: PIII 1000 MHZ - Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày........ tháng ........ năm ........ - Lý do đình chỉ: SH C.Từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 01 30/11 Máy vi tính Compaq 34.200.000 2002 0 0 Ghi giảm tài sản cố định chứng từ số: ........ ngày ........ tháng ........ năm........ Kế toán trưởng Người lập - Căn cứ vào biên bản giao nhận, hóa đơn thuế GTGT, kế toán TSCĐ tiến hành vào sổ theo dõi chi tiết TSCĐ như sau: Sổ tài sản cố định Loại tài sản: thiết bị văn phòng Trang số: 17 Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao TSCĐ Số Ngày Tên, đặc điểm ký hiệu TSCĐ Tỷ lệ KH 1 năm Mức KH 1 năm 01 30/11 Máy vi tính Compaq Nhật 2003 PIII 15.600.000 12,5% 1.960.000 02 30/11 Máy Fotocopy Nhật 2003 4450 34.200.000 12,5% 4.275.000 3.1.2. Hạch toán tăng TSCĐ do công trình XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Đối với những TSCĐ sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, Công ty áp dụng hình thức mở thầu để chọn đơn vị thi công. Sau khi nâng cấp xon._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT558.doc
Tài liệu liên quan