Lời mở đầu
Tài sản cố định là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một trong những nhân tố quan trọng nhất của vốn kinh doanh. Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài. Do vậy, tài sản cố định giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực, thế mạnh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Ngày nay, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí (104tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật phát triển mạnh mẽ, thành tựu của tài sản cố định đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định có trình độ khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại thì doanh nghiệp đó càng có điều kiện thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một yêu cầu thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định, phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị và không ngừng đổi mới tài sản cố định. Để đạt được mục đích đó thì vấn đề xây dựng một chu trình quản lý tài sản cố định khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi trước hết ở công tác kế toán tài sản cố định.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đang từng bước khắc phục thiếu sót trong quản lý tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Từ thực tế đó, trên cơ sở những kiến thức tích luỹ được, với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Hữu ánh, các cô chú, anh chị phòng kế toán tài chính công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí, em đã mạnh dạn chọn để tài: “Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm ba phần chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu ánh, các cô chú, anh chị phòng kế toán tài chính Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí về những chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt tình đối với em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Chương I
Lý luận chung về tổ chức Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp sản xuất.
A. những vấn đề chung về tài sản cố định.
i. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định.
1. Khái niệm tài sản cố định:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...), các tư liệu lao động (máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình.
Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp là các tài sản cố định.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 ( IAS) thì tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cấp hàng hoá dịch vụ hoặc các mục đích hành chính và có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán được gọi là tài sản cố định (TSCĐ).
Hiện nay, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 và 4 (1/1/2002) thì TSCĐ phải thoả mãn 4 điều kiện sau:
- Có thời gian sử dụng (phát huy tác dụng) từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị 5.000.000 đ trở lên.
- Có lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Có nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy.
Trong trường hợp đặc biệt, một số tài sản không thoả mãn điều kiện trên cũng được coi là TSCĐ nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Tài Chính.
2. Đặc điểm của tài sản cố định:
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và trong quá trình tham gia vào sản xuất TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu (nếu có) cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Trong quá trình tham gia vào sản xuất thì TSCĐ bị hao mòn dần về mặt giá trị, phần hao mòn đó sẽ dịch chuyển vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
1. Vai trò tài sản cố định trong doanh nghiệp.
ii. Vai trò, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý tài sản cố định.
TSCĐ là một bộ phận quan trọng của tư liệu lao động, có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất và biểu hiện một cách chính xác năng lực, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền kinh tế nói chung và mỗi một doanh nghiệp nói riêng. Như Mark nói: “ Các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào? với những tư liệu lao động nào? ”. Điều đó khẳng định được vai trò quan trọng của TSCĐ trong quá trình sản xuất.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những chính sách mở cửa của Nhà nước là đa dạng hoá, đa phương hoá. Điều đó đã tạo ra khả năng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở vật chất vững mạnh cho nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và đứng vững trong cạnh tranh.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, TSCĐ là cơ sở vật chất cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán, tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp mình.
2. Yêu cầu và nhiệm vụ quản lý tài sản cố định.
Từ vai trò, đặc điểm của TSCĐ đã đặt ra yêu cầu cần phải quản lý chặt chẽ TSCĐ cả về mặt hiện vật và giá trị:
- Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp từ khi mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành và trong quá trình sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán....
- Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhằm tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp.
Kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất - kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
iii. Phân loại và tính giá tài sản cố định.
1. Phân loại tài sản cố định:
1.1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, được chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, gara ô tô, chuồng trại, bể chứa...
- Máy móc, thiết bị: Bao gồm máy móc, thiết bị công tác, thiết bị động lực và máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn như: ô tô, tàu thuỷ, ca nô, máy kéo, tầu thuyền... dùng để vận chuyển. Hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, hệ thống đường dây tải điện, hệ thống truyền thanh...
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm...
- Cây lâu năm, súc vật cơ bản: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và sinh sản.
-TSCĐ hữu hình khác như: Tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật.
+ TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: Quyền phát hành, nhãn hiệu hàng hoá...
Cách phân loại trên có giúp cho việc đánh giá tổng thể về cơ cấu đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường quản lý, tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp.
1.2. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu: Với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
+ TSCĐ tự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (do Ngân sách cấp, tự bổ sung,...) hoặc bằng vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý... trên cơ sở chấp hành đúng, quy định của Nhà nước.
+ TSCĐ thuê ngoài: được chia làm 2 loại :
- TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ thuê để sử dụng trong một thời gian ngắn, kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp phải trả lại tài sản đó cho chủ của nó.
- TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính và hợp đồng thuê thoả mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau:
* Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của 2 bên.
* Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của tài sản ở thời điểm mua lại.
* Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
* Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Việc phân loại theo hình thức quyền sở hữu giúp cho công tác quản lý, tổ chức hạch toán phù hợp theo từng loại TSCĐ, góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp.
1.3. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành.
Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành:
- TSCĐ thuộc nguồn vốn Ngân sách cấp: Bao gồm những TSCĐ được Nhà nước cấp khi doanh nghiệp bước vào hoạt động hoặc được xác định là có nguồn gốc từ Ngân sách khi Nhà nước thực hiện giao vốn cho doanh nghiệp hoặc được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà Nhà nước cấp cho doanh nghiệp.
- TSCĐ thuộc nguồn vốn tự bổ xung: Bao gồm những TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi hoặc TSCĐ được biếu tặng, viện trợ không hoàn lại...
- TSCĐ thuộc nguồn vốn vay: Bao gồm những TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng, hoặc từ các đối tượng khác.
- TSCĐ thuộc nguồn vốn liên doanh: Bao gồm những TSCĐ do các bên tham gia liên doanh đóng góp, hoặc được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do các bên tham gia liên doanh tài trợ.
1.4. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng:
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh: Là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: Là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi.
- TSCĐ chờ xử lý: Là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ giải quyết...
2. Tính giá tài sản cố định:
2.1. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm tài sản đó sẵn sàng đưa vào sử dụng.
2.1.1. Xác định nguyên giá của tài sản cố định hữu hình:
- TSCĐ hữu hình loại mua sắm (không phân biệt mua mới hay cũ) thì nguyên giá được xác định dựa vào các yếu tố sau:
+ Giá mua thực tế phải trả (gồm giá mua ghi trên chứng từ trừ các khoản giảm giá được chấp nhận trước khi hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng, không kể thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ).
+ Lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng.
+ Lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Các phí tổn trực tiếp trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chỉnh lý, chạy thử... mà bên mua phải chịu.
- TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng: nguyên giá được xác định bằng giá thực tế của công trình xây dựng theo quy định của điều lệ quản lý đầu tư, xây dựng hiện hành và các chi phí có liên quan, kể cả lệ phí trước bạ.
- TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- TSCĐ loại được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh, phát hiện thừa... thì nguyên giá được xác định bằng giá trị thực tế theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
2.1.2. Xác định nguyên giá của tài sản cố định vô hình.
- Mua TSCĐ vô hình riêng biệt: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản giảm giá), thuế (trừ thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.
- Mua TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sát nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá là quyền sử dụng đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.
- TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Để đánh giá một TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo:
+ Giai đoạn nghiên cứu.
+ Giai đoạn triển khai.
2.1.3. Xác định nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính.
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có )...
Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí sản xuất -kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chính.
2.1.4. Đặc điểm nguyên giá tài sản cố định.
Nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao, nó chỉ thay đổi trong các trường hợp:
- Đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của cấp có đủ thẩm quyền.
- Khi nâng cấp TSCĐ, chi phí chi ra để nâng cấp tài sản được bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó.
- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ, khi đó giá trị của bộ phận tháo ra sẽ được trừ vào nguyên giá của TSCĐ.
2.2. Xác định giá trị hao mòn và tính khấu hao tài sản cố định:
2.2.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị ăn mòn, cọ sát hoặc do tiến bộ kỹ thuật...
Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy, các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng. Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao).
2.2.2. Tính khấu hao tài sản cố định:
Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp phải tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp đó là: phương pháp đường thẳng, phương pháp số dư giảm dần, phương pháp số lượng sản phẩm
M kh = Nguyên giá của TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao năm.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ (M kh) được tính theo công thức sau:
1
Tỷ lệ khấu hao năm (%) = --------------------------- * 100
Số năm sử dụng
Thông thường việc tính tổng mức khấu hao TSCĐ trong 1 tháng nào đó đều dựa vào tổng mức khấu hao của tháng trước.
Tổng mức khấu Tổng mức khấu Mức khấu hao Mức khấu hao
hao tháng này = hao tháng trước + tăng trong tháng - giảm trong tháng
2.3. Xác định giá trị còn lại của tài sản cố định:
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm xác định. Trong các trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, giải thể hoặc sát nhập doanh nghiệp, đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp thì đòi hỏi phải đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ theo mặt bằng giá cả hiện tại.
Nguyên giá tài Giá trị còn lại của Giá trị hao mòn của
sản cố định = tài sản cố định + tài sản cố định
Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu giá của TSCĐ được thể hiện qua công thức sau:
IV. Kế toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp.
TSCĐ bao gồm nhiều loại, được sử dụng, bảo quản ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp bởi vậy kế toán phải theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ trên phạm vị toàn doanh nghiệp và từng nơi bảo quản sử dụng, theo từng loại tài sản cụ thể. Qua đó kế toán cung cấp các chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình huy động và sử dụng TSCĐ cũng như tình hình bảo quản, trách nhiệm vật chất của từng bộ phận, cá nhân. Vì vậy tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ một mặt phải dựa vào cách phân loại, mặt khác phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý, chế độ hạch toán kinh tế nội bộ áp dụng trong các doanh nghiệp.
1. Đánh số tài sản cố định.
Để tiện cho việc theo dõi quản lý thì cần phải đánh số cho mỗi loại TSCĐ. Đó là việc quy định cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một số hiệu riêng biệt theo nguyên tắc nhất định đảm bảo sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp. Số hiệu TSCĐ này không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Kế toán không được sử dụng số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán... cho những TSCĐ mới tăng thêm.
Số hiệu TSCĐ là một tập hợp bao gồm nhiều chỉ số sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định để chỉ loại, nhóm và đối tượng TSCĐ trong nhóm.
2. Kế toán chi tiết ở bộ phận kế toán doanh nghiệp.
Tại bộ phận kế toán doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào các chứng từ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan trong hướng dẫn về chứng từ kế toán để ghi sổ TSCĐ, thẻ TSCĐ đó là:
- Biên bản giao nhận TSCĐ. ( mẫu số 01 – TSCĐ )
- Biên bản thanh lý TSCĐ. ( mẫu số 01 – TSCĐ )
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ. ( mẫu số 05 – TSCĐ )
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan ( hồ sơ TSCĐ ).
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ lập thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo quản thẻ trong hòm thẻ. Đồng thời căn cứ vào chứng từ tăng ghi vào sổ TSCĐ.
Khi phản ánh giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ giảm để ghi phần giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ liên quan, đồng thời ghi giảm ở sổ đăng ký thẻ TSCĐ và lưu thẻ vào ngăn riêng trong hòm thẻ. Mặt khác căn cứ vào chứng từ liên quan để ghi vào phần giảm trên sổ TSCĐ và xác định số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ghi vào cột liên quan trên sổ TSCĐ.
Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định số hao mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ và sổ TSCĐ của doanh nghiệp.
Từ những yêu cầu trên cho thấy phòng kế toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra TSCĐ ở các đơn vị sử dụng và tổng hợp trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Thông qua số liệu đã thu thập và tổng hợp, phòng kế toán phải có ý kiến, kiến nghị về các biện pháp quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp.
3. Kế toán chi tiết tài sản cố định tại nơi bảo quản, sử dụng.
- Tại các nơi sử dụng (phòng ban, phân xưởng sản xuất...) tiến hành theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
- Mỗi đơn vị mở một sổ theo dõi TSCĐ nhằm theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ. Phải có các chứng từ hợp lệ khi di chuyển hoặc điều chuyển nội bộ TSCĐ.
B. Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định.
i. Tài khoản sử dụng.
1. Tài khoản 211“ Tài sản cố định hữu hình ”:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng trong kỳ.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kỳ.
Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 2112 “ Nhà cửa,vật kiến trúc ”.
- Tài khoản 2113 “ Máy móc thiết bị ”.
- Tài khoản 2114 “ Phương tiện vận tải, truyền dẫn ”.
- Tài khoản 2115 “ Thiết bị, dụng cụ quản lý ’’.
- Tài khoản 2116 “ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm ’’.
- Tài khoản 2118 “ TSCĐ hữu hình khác ’’.
2. Tài khoản 212 “ Tài sản cố định thuê tài chính ”.
Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ.
Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm trong kỳ.
Số dư Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
3. Tài khoản 213 “ Tài sản cố định vô hình ”.
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ.
Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 2131 “ Quyền sử dụng đất có thời hạn nhất định”.
- Tài khoản 2132 “ Nhãn hiệu hàng hoá ”.
- Tài khoản 2133 “ Quyền phát hành ”.
- Tài khoản 2134 “ Phần mềm máy vi tính ”.
- Tài khoản 2135 “ Giấy phép và giấy nhượng quyền ”.
- Tài khoản 2136 “ Bản quyền, bằng sáng chế ”.
- Tài khoản 2137 “ Công thức, cách pha chế, kiểu, vật mẫu”
- Tài khoản 2138 “TSCĐ vô hình đang triển khai”
4. Tài khoản 214 “ Hao mòn tài sản cố định ”.
Bên Nợ: Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kỳ.
Bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kỳ.
Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ.
Tài khoản này được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141 “ Hao mòn TSCĐ hữu hình ”.
- Tài khoản 2142 “ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính ”.
- Tài khoản 2143 “ Hao mòn TSCĐ vô hình ”.
III. Hạch toán tình hình tăng, giảm tài sản cố định.
1. Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chuyên dùng.
- Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ đã được mua sắm, xây dựng xong, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 211,213: Theo nguyên giá.
Nợ Tài khoản 1332: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Có Tài khoản 111, 112, 331: Giá thanh toán cho người bán.
Có Tài khoản 241: Theo giá quyết toán của công trình xây dựng cơ bản.
Nếu TSCĐ được dùng cho sản xuất - kinh doanh được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, quỹ đầu tư phát triển (ĐTPT)..., thì khi hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng, kế toán ghi bút toán chuyển nguồn:
Nợ Tài khoản 414: TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng quỹ ĐTPT.
Nợ Tài khoản 441: TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn đầu tư XDCB.
Nợ Tài khoản 4312: TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng quỹ phúc lợi.
Có Tài khoản 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.
Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng quỹ phúc lợi phục vụ cho hoạt động văn hoá, phúc lợi thì khi kết chuyển nguồn, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 4312: Quỹ phúc lợi.
Có Tài khoản 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB, kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án dùng vào hoạt động sự nghiệp hoặc hoạt động dự án thì kế toán ghi bút toán chuyển nguồn như sau:
Nợ Tài khoản 441: TSCĐ được xây dựng bằng nguồn vốn XDCB.
Nợ Tài khoản 161: TSCĐ được mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án.
Có Tài khoản 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn khấu hao thì kế toán chỉ ghi đơn vào bên Có Tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao”.
2. Tài sản cố định tăng do mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay dài hạn.
Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền vay dài hạn để thanh toán tiền mua TSCĐ, khi hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 211, 213: Phần tính vào nguyên giá TSCĐ .
Nợ Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Có Tài khoản 341: Nhận nợ với người cho vay dài hạn.
Trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng nhưng chưa thanh toán cho người bán TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB thì kế toán ghi tăng TSCĐ:
Nợ Tài khoản 211, 213: Phần tính vào nguyên giá TSCĐ.
Nợ Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Có Tài khoản 331: Số tiền nợ người bán TSCĐ.
Có Tài khoản 241: Chi phí XDCB được tính vào giá trị công trình.
Khi nhận tiền vay dài hạn, doanh nghiệp phải tiến hành trả nợ cho người bán TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB:
Nợ Tài khoản 331: Số tiền phải trả người bán.
Có Tài khoản 341: Vay dài hạn.
Trong trường hợp này, nguồn hình thành TSCĐ là nguồn vay dài hạn.
3. Tài sản cố định tăng mà doanh nghiệp không phải trả tiền.
- Trong các trường hợp Nhà nước cấp cho doanh nghiệp, các bên đối tác liên doanh góp vốn, thu hồi vốn góp liên doanh hoặc doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ bằng TSCĐ… khi xác định được nguyên giá TSCĐ kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 211, 213: Giá trị TSCĐ được biếu tặng, Nhà nước cấp hoặc bên liên doanh góp vốn.
Có Tài khoản 411: Bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Có Tài khoản 128, 222: Giá trị thoả thuận khi thu hồi vốn góp liên doanh.
Có Tài khoản 111, 112…Phí tổn trước khi dùng mà doanh nghiệp phải chịu.
- Nếu phí tổn trước khi sử dụng TSCĐ được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán phải ghi bút toán chuyển nguồn như trường hợp trên.
- Riêng trường hợp TSCĐ tăng ở một đơn vị hạch toán phụ thuộc được cấp trên điều chuyển đến, thì kế toán còn phải ghi giá trị hao mòn của TSCĐ đó vào bên Có Tài khoản 214. Còn phí tổn trước khi dùng mà doanh nghiệp phải chi ra thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ:
Nợ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Có Tài khoản 111,112,331…Theo giá thanh toán.
4. Tăng tài sản cố định do nhận tài sản cố định thuê ngoài.
Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ vào nguyên giá, số tiền lãi và tổng số nợ phải trả cho công ty cho thuê tài chính, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 212 Nợ Tài khoản 342 Nợ Tài khoản 315
Nợ Tài khoản 133 Có Tài khoản 315 Nợ Tài khoản 642
Có Tài khoản 342 CóTàikhoản 111,112…
Trường hợp thuê TSCĐ dưới hình thức thuê hoạt động, kế toán chỉ ghi đơn vào bên Nợ Tài khoản 001“Tài sản thuê ngoài “.
5. Tài sản cố định thừa.
Khi kiểm kê phát hiện TSCĐ thừa thì doanh nghiệp phải truy tìm nguyên nhân để xử lý, ghi sổ phù hợp với từng nguyên nhân. Riêng mức khấu hao TSCĐ trong thời gian quên ghi sổ được tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ thừa không thể xác định được nguyên nhân, không tìm được chủ sở hữu tài sản, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 211: Tính theo nguyên giá của TSCĐ mới ở thời điểm hiện tại.
Có Tài khoản 214: Giá trị hao mòn (Theo đánh giá thực tế).
Có Tài khoản 338(3381): Giá trị còn lại (Tài sản thừa chờ xử lý).
IV. Hạch toán tình hình giảm tài sản cố định.
1. Giảm giá trị còn lại của TSCĐ do khấu hao tài sản cố định .
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, kế toán phải tính và phân bổ chi phí khấu hao vào chi phí kinh doanh theo đối tượng sử dụng TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 627: Khấu hao TSCĐ sử dụng ở các bộ phận sản xuất.
Nợ Tài khoản 641: Khấu hao TSCĐ ở các bộ phận bán hàng.
Nợ Tài khoản 642: Khấu hao TSCĐ ở bộ phận QLDN.
. v. v .
Có Tài khoản 214: Ghi tăng giá trị hao mòn của TSCĐ.
Đồng thời, kế toán ghi Nợ Tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao”.
2. Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ và chuyển giá trị còn lại vào chi phí bất thường.
Nợ Tài khoản 821: Giá trị còn lại của TSCĐ.
Nợ Tài khoản 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ.
Có Tài khoản 211, 213: Nguyên giá của TSCĐ.
Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lý :
Nợ Tài khoản 111,112,131: Theo giá thanh toán.
Nợ Tài khoản 152: Phế liệu nhập kho.
Nợ Tài khoản 138: Tiền bồi thường phải thu.
Có Tài khoản 721: Ghi thu nhập bất thường.
Có Tài khoản 3331._.: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Nếu trong quá trình nhượng bán, thanh lý doanh nghiệp phải chi ra một số khoản chi phí nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 821: Chi phí bất thường.
Nợ Tài khoản 133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Có Tài khoản 111, 112, 331, 334, 338…Yếu tố chi phí.
3. Góp vốn liên doanh, vốn cổ phần bằng tài sản cố định.
Căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, giá thoả thuận do hội đồng giao nhận vốn xác nhận, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 222: Theo giá thoả thuận .
Nợ Tài khoản 214: Theo giá trị hao mòn.
Có Tài khoản 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
Có (Nợ)Tài khoản 412: Chênh lệch do tăng (giảm) giá TSCĐ.
4. Trả vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần bằng tài sản cố định.
Căn cứ vào giá do hội đồng giao nhận đánh giá, nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 411: Ghi theo giá thoả thuận.
Nợ Tài khoản 214: Ghi theo số khấu hao luỹ kế.
Có Tài khoản 211,213: Ghi theo nguyên giá.
Nợ (Có)Tài khoản 412: Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ.
5. Trả tài sản cố định thuê.
Khi sử dụng TSCĐ thuê tài chính, kế toán phải tiến hành khấu hao TSCĐ:
Nợ Tài khoản 627, 641, 642…Yếu tố chi phí.
Có Tài khoản 214(2142): Khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
Khi trả TSCĐ thuê tài chính, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 342: Giá trị còn lại nếu có.
Nợ Tài khoản 214(2142): Giá trị hao mòn.
Có Tài khoản 212: Nguyên giá TSCĐ.
Nếu doanh nghiệp được nhượng quyền sở hữu TSCĐ thuê, kế toán ghi:
Chuyển nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ Tài khoản 211,213: Theo nguyên giá.
Nợ Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Có Tài khoản 212: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
Có Tài khoản 111,112…: Số tiền phải trả thêm.
Chuyển giá trị hao mòn:
Nợ Tài khoản 214(2142): Giá trị hao mòn TSCĐ thuê.
Có Tài khoản (2142,2143): Giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển nhượng.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ thuê hoạt động, kế toán phản ánh số tiền thuê phải trả:
Nợ Tài khoản 142: Trả trước cho nhiều kỳ hạch toán .
Nợ Tài khoản 627,641,642: Trả theo từng kỳ hạch toán .
Nợ Tài khoản 133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Có Tài khoản 111,112,331: Tổng số tiền thuê phải trả.
Khi trả TSCĐ thuê hoạt động, kế toán chỉ cần ghi đơn vào bên Có Tài khoản 001“Tài sản thuê ngoài “.
6. Hạch toán tài sản cố định thiếu .
Khi kiểm kê phát hiện TSCĐ thiếu, căn cứ biên bản kiểm kê và biên bản xử lý (nếu có ), kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 138(1381): Chờ xử lý.
Nợ Tài khoản 138(1388): Yêu cầu bồi thường.
.v.v.
Nợ Tài khoản 214: Ghi theo giá trị hao mòn.
Có Tài khoản 211: Ghi theo nguyên giá.
Trường hợp TSCĐ thiếu chờ xử lý, khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 138(1388): Yêu cầu bồi thường.
Nợ Tài khoản 821: Tính trừ thu nhập của doanh nghiệp.
Có Tài khoản 138(1381): Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu chờ xử lý.
vI. Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa tài sản cố định.
1. Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa nhỏ, vì vậy chi phí sửa chữa thực tế phát sinh được tính hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Kế toán tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên theo từng đối tượng sử dụng:
Nợ Tài khoản 627: Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở bộ phận sản xuất.
Nợ Tài khoản 641: Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở bộ phận bán hàng.
Nợ Tài khoản 642: Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở bộ phận QLDN
Nợ Tài khoản 133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Có Tài khoản 111, 112, 152, 214, 334, 338, 331…: Yếu tố chi phí.
2. Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa lớn tài sản cố định.
Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ, thời gian sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa lớn. Vì vậy, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán khác nhau. Có 2 loại sửa chữa lớn TSCĐ :
Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ mà doanh nghiệp đã có dự kiến từ trước, đã lập được dự toán.
Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ hư hỏng nặng ngoài dự kiến của doanh nghiệp.
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 627: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận sản xuất.
Nợ Tài khoản 641: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng.
Nợ Tài khoản 642: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận QLDN.
.v.v.
Có Tài khoản 335: Chi phí phải trả.
Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ diễn ra, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 241( 2413 ): Chi phí sửa chữa TSCĐ.
Nợ Tài khoản 133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có).
Có Tài khoản 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338…: Yếu tố chi phí.
Khi công việc sửa chữa hoành thành:
- Trường hợp sửa chữa theo kế hoạch, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 335: Chi phí phải trả.
Có Tài khoản 241( 2413 ): Chi phí sửa chữa TSCĐ.
Nếu giá thành sửa chữa thực tế lớn hơn giá thành dự toán, thì phần vượt dự toán được tính vào chi phí kinh doanh của kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa:
Nợ Tài khoản 627, 641,642…: Chi phí sửa chữa.
Có Tài khoản 335: Phần vượt dự toán.
Nếu giá thành dự toán (đã trích trước) lớn hơn giá thành thực tế của công việc sửa chữa thì phần dự toán thừa được ghi tăng thu nhập bất thường:
Nợ Tài khoản 335: Phần dự toán thừa.
Có Tài khoản 721: Chi phí bất thường.
- Trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 142: Chi phí chờ phân bổ.
Có Tài khoản 241( 2413 ): Giá thành sửa chữa.
Kế toán xác định số kỳ phân bổ thích hợp, tính ra mức phân bổ trong từng kỳ hạch toán và ghi:
Nợ Tài khoản 627, 641, 642…: Chi phí sửa chữa theo bộ phận.
Có Tài khoản 142: Phân bổ chi phí sửa chữa theo từng kỳ hạch toán.
3. Sửa chữa nâng cấp tài sản cố định.
Sửa chữa nâng cấp TSCĐ là loại hình sửa chữa có tính chất tăng thêm tính năng hoạt động của TSCĐ hoặc kéo dài tuổi thọ của nó.
Tập hợp chi phí nâng cấp TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 241: Chi phí nâng cấp.
Nợ Tài khoản 133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có ).
Có Tài khoản 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338…
Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán xác định nguyên giá mới:
Nợ Tài khoản 211: Giá trị nâng cấp.
Có Tài khoản 241: Chi phí nâng cấp.
Nếu chi phí để nâng cấp TSCĐ được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán còn phải ghi bút toán chuyển nguồn:
viI. Tổ chức sổ kế toán theo phần hành.
1. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký - Sổ cái ”.
Báo cáo
Nhật ký sổ cái
( 211, 212, 213, 214)
Chứng từ TSCĐ
Hạch toán chi tiết
Báo cáo
Sổ cái ( 211, 212, 213, 214)
Chứng từ TSCĐ
Nhật ký chung
2. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung ”.
Bảng cân đối số phát sinh
Hạch toán chi tiết
3. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ - Ghi sổ ”.
Báo cáo
Sổ cái (211, 212, 213, 214)
CT - GS
Chứng từ TSCĐ
Bảng cân đối phát sinh
Đăng ký CT-GH
Hạch toán chi tiết
4. Tổ chức sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký - Chứng từ ”.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Đối chiếu, kiểm tra.
VII. Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại các doanh nghiệp sản xuất.
1. ý nghĩa phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.
TSCĐ với vị trí, vai trò quan trọng trong sản xuất - kinh doanh đã đặt ra yêu cầu cho người quản lý phải phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để tìm ra giải pháp thích hợp cho đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ là một phương thức đánh giá khả năng tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ trong sản xuất - kinh doanh.
2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý sử dụng tài sản cố định.
- Đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật cho người lao động có thể tính, so sánh các chỉ tiêu: Nguyên giá TSCĐ
Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động =
Số lao động bình quân
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật TSCĐ có thể sử dụng:
Giá trị TSCĐ đã hao mòn
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị TSCĐ còn sử dụng được
Hệ số còn sử dụng được =
Nguyên giá TSCĐ cuối năm
- Đánh giá tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ:
TSCĐ mới đưa vào hoạt động
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
TSCĐ loại bỏ trong năm
Hệ số loại bỏ TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ đầu năm
- Đánh giá tình hình biến động TSCĐ:
Giá trị TSCĐ và đầu tư XDCB
Tỷ suất đầu tư TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ dùng vào SXKD
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Hệ số tăng TSCĐ =
Giá trị TS bình quân dung vào SXKD
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Hệ số giảm TSCĐ =
Giá trị TS bình quân dùng vào sản xuất trong kỳ
Lưu ý: Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ đã hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác ..., không bao gồm phần khấu hao.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Doanh số
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Lợi nhuận
Sức sinh lời của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Sức hao phí của TSCĐ =
Giá trị tổng sản lượng
Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Để có thể đánh giá một cách chính xác thì ngoài việc tính và so sánh chỉ tiêu đó với các doanh nghiệp có cùng quy mô, ngành nghề kinh doanh, còn phải so sánh một vài năm gần đây nhất để thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích phải rút ra được kết luận, đánh giá tổng hợp tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện việc quản lý và sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Phải căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp, loại hình, ngành nghề kinh doanh... để xây dựng một cơ cấu TSCĐ hợp lý, từ đó có kế hoạch đầu tư, sử dụng TSCĐ phù hợp.
- Quản lý TSCĐ cả về nguyên giá , giá trị hao mòn và giá trị còn lại, đồng thời xem xét, đánh giá hiệu quả của chúng để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, thanh lý nhằm tránh hiện trạng các TSCĐ đã quá cũ không sử dụng được nữa hoặc còn sử dụng được nhưng đem lại hiệu quả thấp, ảnh hưởng tới chất lượng kinh doanh.
- Tận dụng hết công suất sử dụng TSCĐ, đồng thời tăng mức khấu hao tối đa theo quy định, tránh hiện tượng hao mòn vô hình một cách hữu hiệu nhất.
- Tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo định kỳ thường xuyên. Kiểm kê TSCĐ bao gồm kiểm tra vật chất, chất lượng TSCĐ để đưa ra nhận xét chính xác về thực trạng kỹ thuật TSCĐ. Các TSCĐ thiếu, hư hỏng phải có biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đúng mức, cũng như là phải có các hình thức khen thưởng thích đáng đối với những trường hợp sử dụng và bảo quản tốt TSCĐ.
- Ngoài ra, công tác quản lý cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận liên quan để phản ánh thông tin một cách kịp thời, chính xác về tình hình TSCĐ, giúp người quản lý có các quyết định hợp lý.
VIII. Đặc điểm hạch toán tài sản cố định tại một số nước trên thế giới.
Các nước khác nhau trên thế giới có những quan điểm và chế độ kế toán khác nhau thể hiện tính đặc trưng của từng quốc gia. Song không phải hoàn toàn khác biệt mà vẫn có những điểm chung, điểm tương đồng nhau. Chỉ xét riêng trên khía cạnh hạch toán TSCĐ cũng có những điểm giống nhau như:
+ Về khái niệm TSCĐ: được thống nhất cho rằng TSCĐ là những tài sản có thể sử dụng cho tổ chức trên một năm và có giá trị lớn, chúng được hình thành do mua sắm, xây dựng để sử dụng cho sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán. Trong đó:
- Tài sản hữu hình là những tài sản có thể nhìn thấy được hoặc động chạm được.
- Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, nhưng nó cho tổ chức những quyền có giá trị.
- Tài sản thuê ngoài dài hạn: là những tài sản thuộc sở hữu của người cho thuê, tổ chức đi thuê không có quyền sở hữu, do đó tài sản đi thuê không phải là tài sản của tổ chức thuê chúng.
+ Khi TSCĐ được mua vào, nó được ghi nhận theo giá thành của nó, bao gồm tất cả các chi phí để làm cho tài sản sẵn sàng hoạt động được bình thường ngay, các chi phí vận chuyển và lắp đặt được coi là một bộ phận của giá thành tài sản.
+ Về khấu hao TSCĐ: Quan điểm thống nhất cho rằng, TSCĐ bị hao mòn trong mỗi năm thuộc đời sử dụng của nó, phần giá trị đó của tài sản được tính như một khoản chi phí trong năm. Vì vậy, khấu hao là quá trình chuyển giá trị của một tài sản vào chi phí trong thời gian phục vụ của nó. Số giảm giá thành gốc của TSCĐ do chi phí khấu hao được luỹ kế trong một tài khoản riêng, tài khoản này có số dư Có. Sau khi tổng giá trị của một TSCĐ đã được ghi giảm hoàn toàn vào chi phí khấu hao thì không trích khấu hao nữa, kể cả khi TSCĐ vẫn tiếp tục được sử dụng.
Bên cạnh những điểm giống nhau trên, vẫn có những điểm khác nhau trong hạch toán TSCĐ tại các nước, cụ thể:
+ Về khấu hao TSCĐ: Tại một số nước, một số bất động sản (đất đai, lợi thế thương mại, uy tín doanh nghiệp và các bất động sản tài chính) không trích khấu hao trong đời phục vụ của nó mà những bất động sản này được kế toán trích dự phòng giảm giá. Với những tài sản có trích khấu hao thì giá trị phải khấu hao của tài sản được xác định bằng giá thành của tài sản bất động trừ đi giá trị phế thải ước tính. Điều này khác với một số nước là giá trị phải khấu hao của tài sản chính là giá thành của tài sản bất động đó. Các phương pháp tính khấu hao được áp dụng ở các nước khác nhau là khác nhau, phương pháp khấu hao nhanh được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
+ Về hệ thống tài khoản kế toán: Mỗi nước có một hệ thống tài khoản kế toán riêng biệt, tuỳ thuộc vào chế độ quản lý của mỗi nước.
+ Về xử lý thuế GTGT đầu vào của TSCĐ:
Trên thế giới có hai cách xử lý thuế GTGT đầu vào của TSCĐ:
Cách 1: Cho phép khấu hao trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ ngay trong thời kỳ nộp thuế. Nếu khấu trừ không hết thì Nhà nước tiến hành hoàn thuế ngay lập tức cho người nộp thuế. Cách xử lý này đảm bảo cho hệ thống thuế GTGT giữ được bản chất nguyên thuỷ của nó là hoàn toàn trùng lặp đối với hoạt động đầu tư, đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý do không phải tổ chức theo dõi khấu trừ thuế. Cách này thường được áp dụng tại các nước phát triển.
Cách 2: Thuế đầu vào của TSCĐ được khấu trừ dần trong một khoảng thời gian nhất định. Cách này tránh được sốc cho ngân sách khi phải hoàn thuế quá lớn cho các doanh nghiệp mới được thành lập. Nó được áp dụng rất khác nhau ở mỗi nước.
Việc xử lý thuế GTGT đầu vào của TSCĐ ở Việt Nam cho phép khấu trừ thuế GTGT của TSCĐ. Phương pháp khấu trừ là tiến hành khấu trừ dần.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
i. Đặc điểm chung của công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Do Lường cơ khí nằm trên đường Nguyễn Trãi thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Công ty nằm trong địa bàn dân cư phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, tiếp giáp với nhiều cơ quan, xí nghiệp. Cách công ty hơn 1 Km dọc theo đường số 6 là khu công nghiệp Thượng Đình. Trong địa bàn công ty còn có nhiều trường đại học lớn như trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Ngoại ngữ.... Được thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1968, khi đó công ty mang tên là Nhà máy Dụng cụ cắt gọt thuộc Bộ Cơ khí luyện kim.
Ngày 17/8/1970 Nhà máy Dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành Nhà máy Dụng cụ số 1.
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng số 702/TCCBDT ngày 12/7/1995, Nhà máy Dụng cụ số 1 được đổi tên thành công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thuộc Tổng công ty máy thiết bị công nghiệp Bộ Công nghiệp. Tên viết tắt của Công ty là DUFUDOCO, tên giao dịch tiếng Anh là Cutting and Measuring tools Co.
Ngành nghề của công ty là sản xuất và kinh doanh các loại dụng cụ kim loại, phi kim, các loại dụng cụ đo, cầm tay bằng cơ khí. Sản phẩm chính hiện tại của công ty là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại bao gồm: bàn ren, tarô, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa, calíp. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường như: tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt tấm lợp...với sản lượng 120 tấn/ năm.
Cuối những năm 80, do mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm và giảm sút, trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị sử dụng đã quá lâu, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao so với hàng nhập ngoại và giá thành còn chưa hợp lý. Trước tình hình đó, công ty đã nghiên cứu thay thế một số thiết bị cũ bằng thiết bị mới, nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, vì vậy hoạt động sản xuất của công ty trong cơ chế thị trường đã nhanh chóng ổn định, thu nhập bình quân người lao động ngày càng tăng từ 276.000 đồng năm 1992 đến 870.000 đồng năm 2001.
Những năm gần đây, được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chính sách cho vay vốn đầu tư ưu đãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và được thể hiện qua số liệu sau:
Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty từ năm 1998-2001. (Biểu số 1)
STT
Tên chỉ tiêu
ĐV tính
1998
1999
2000
2001
1
Doanh thu
Tr.đồng
15.446
12.000
14.743
16.000
2
Nộp ngân sách
Tr.đồng
427.868
520.4
699.84
899,4
3
Lãi
Tr.đồng
151
(180)
147.2
180
4
Thu nhập bình quân
Ng.đồng
713
683
774
870
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý tại công ty.
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí, do vậy công ty mang đặc điểm chung của một doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra còn mang đặc thù riêng của một doanh nghiệp cơ khí. Quá trình tổ chức sản xuất của công ty như sau:
2.1.1. Cơ cấu lao động của công ty
( Biểu số 2):Đ.vị: người
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Trực tiếp
182
194
218
300
Gián tiếp
245
239
218
153
Tổng số
427
433
436
453
Trong đó:
- Công nhân có trình độ đại học: 75 người ( 9 nữ ).
- Công nhân kỹ thuật: 300 người, trong đó:
+ Công nhân bậc 7: 96 người ( 5 nữ ).
+ Công nhân bậc 6: 98 người ( 21 nữ ).
+ Công nhân bậc 5: 42 người ( 14 nữ ).
+ Công nhân bậc 4: 42 người ( 8 nữ ).
+ Công nhân bậc 3: 19 người ( nữ ).
+ Công nhân bậc 2: 3 người ( 1 nữ ).
2.1.2. Tổ chức sản xuất.
Tổ chức sản xuất của công ty gồm 8 phân xưởng, trước đây chỉ có phân xưởng cơ khí i, ii, nhiệt luyện là phân xưởng chính, đến nay hầu hết các phân xưởng đều là phân xưởng chính. Tổ chức sản xuất ở phân xưởng: Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, sau đó đến phó quản đốc và một nhân viên kinh tế. Trong phân xưởng được chia thành nhiều tổ, đứng đầu là tổ trưởng, tiếp đến là tổ phó, nhân viên... Mỗi phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Phân xưởng khởi phẩm: gồm các dây chuyền rèn, dập, cưa, cắt, tiện phá phôi, hàn nối... có chức năng tạo phôi ban đầu và tạo các chi tiết bán thành phẩm để chuyển sang gia công ở các phân xưởng khác.
+ Phân xưởng Cơ khí 1: Có chức năng sản xuất hoàn chỉnh các sản phẩm: bàn ren, tarô, mũi khoan...
+ Phân xưởng Cơ khí 2: Có chức năng sản xuất hoàn chỉnh các sản phẩm dao phay, máy doa, máy xoáy, dao tiện.
+ Phân xưởng Dụng cụ: Có chức năng sản xuất các dụng cụ cắt, dụng cụ gá lắp phục vụ cho các phân xưởng khác.
+ Phân xưởng Cơ điện: Là phân xưởng phụ có chức năng cung ứng điện năng, lắp đặt, bảo dưỡng và sản xuất các chi tiết thay thế đặc thù, bảo trì, sửa chữa máy móc cho các bộ phận và các phân xưởng sản xuất.
+ Phân xưởng Mạ: Có chức năng mạ các hàng thí nghiệm.
+ Phân xưởng Nhiệt luyện: Có chức năng làm tôi cứng, ram kim loại, nhuộm đen, sơn, tẩy rửa, làm sạch.
+ Phân xưởng Bao gói: Có chức năng đóng hòm gỗ, đóng hộp cát tông, hộp chống gỉ để nhập kho thành phẩm hoặc chuyển về các phân xưởng.
Sơ đồ quy trình công nghệ chung về sản xuất sản phẩm:
Thép
Phân xưởng
khơỉ phẩm
PX
Cơ điện
PX
Dụng cụ
PX Cơ
khí 1
PX Cơ
khí 2
PX Nhiệt
luyện
Kho sản phẩm
PX
Bao gói
2.1.3. Nguyên vật liệu và năng lượng sản xuất sản phẩm chủ yếu:
Các sản phẩm của công ty được chế tạo theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo thẩm mỹ, đảm bảo tính năng kỹ thuật, chịu độ bền uốn, độ mài mòn và chính xác do đó chủng loại vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng đòi hỏi nhiều và lớn. Nhu cầu nguyên liêụ và năng lượng phục vụ sản xuất của công ty năm 2001 được trình bày ở bảng sau (Biểu số 2).
Ban giám đốc công ty
Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí:
PX khởi
phẩm
PX nhiệt luyện
PX mạ
PX bao gói
PX cơ điện
PX
Dụng cụ
PX cơ
khí 2
PX cơ
khí 1
Tiêu thụ
Kho sản phẩm
Biếu số 3. Nguyên liệu và năng lượng sử dụng năm 2001.
STT
Tên nguyên liệu, năng lượng
ĐV tính
SL/ năm
1
Thép gió
Tấn
13
2
Thép khác
Tấn
200
3
Bacl2
Tấn
3,2
4
NaNO2
Tấn
3,5
5
NaCl
Tấn
1
6
Cr2O3
Tấn
0,014
7
KNO3
Tấn
1,5
8
HCl(30%)
Tấn
3
9
H2SO4
Tấn
1
10
NaOH
Tấn
0,7
11
Na2CO3
Tấn
0,05
12
Hàn the
Tấn
0,2
13
Paraphin
Tấn
0,07
14
Sơn các loại
Tấn
2,4
15
Than
Tấn
85
16
Xăng, dầu mỡ bôi trơn
Tấn
9
17
Dầu công nghiệp
Tấn
15
18
Điện
KW.h
789.600
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty.
Theo điều lệ về tổ chức hoạt động của Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thì bộ máy quản lý có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh.
- Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:
+ Văn phòng giám đốc có nhiệm vụ tiếp khách, ngoại giao, tiếp nhận công văn, tổ chức hội nghị, theo dõi, giám sát phần xây dựng cơ bản tự làm và các cửa hàng giới thiệu, bán lẻ sản phẩm của công ty.
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương: Quản lý và điều hành toàn bộ công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động và công tác tiền lương, tuyển dụng mới và đào tạo nghề, giải quyết các chế độ cho cán bộ công nhân viên, xây dựng các định mức lao động, hình thức trả lương và tính lương, lập báo cáo lao động tiền lương theo quy định.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn và dài hạn của công ty, tìm nguồn tiêu thụ, dự thảo kế hoạch sản xuất và triển khai thực hiện các kế hoạch.
+ Phòng công nghệ: Căn cứ bản vẽ thiết kế đề ra quy trình công nghệ cho sản phẩm, theo dõi việc thực hiện quy trình sản xuất tại phân xưởng, đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
+ Phòng cơ điện: Lập kế hoạch sửa chữa, thiết kế chi tiết thay thế, quản lý hệ thống điện.
+ Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu cung ứng, sản xuất, tiêu thụ.
+ Phòng thiết kế cơ bản: Sửa chữa các công trình trong công ty, xây dựng mới công trình nhỏ.
+ Phòng hành chính tổng hợp: Thảo công văn, lưu trữ và quản trị công văn, quản lý tài sản thuộc về hành chính, quản lý xe con, vệ sinh công cộng, trạm y tế, trường mầm non.
+ Phòng tài chính kế toán: Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty đồng thời quản lý các loại vốn và tài sản của công ty, theo dõi giá thành sản phẩm theo chế độ chính sách kế toán hiện hành và quy định của công ty, lập báo cáo kế toán theo định kỳ và phân tích các hoạt động kinh tế như giá thành, lợi nhuận, bảo đảm chế độ thu nộp ngân sách, bảo toàn và phát triển vốn.
+ Phòng bảo vệ: Có chức năng bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, làm công tác tự vệ, công tác quốc phòng, bảo vệ tài sản của công ty và của khách đến quan hệ công tác.
Giám đốc
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Kế toán trưởng
Phó giám đốc KD
Phó giám đốc KT
Phó giám
đốc SX
Phòng tài vụ
Kho kim khí
Phòng vật tư
PX khởi phẩm
Phòng thiết kế
Kho dầu hoá chất
PXCK 1
Phòng công nghệ
Phòng tổ chức lao động
PXCK 2
Kho tạo phẩm
Thư viện
Phòng hành chính
PX dụng cụ
Phòng cơ điện
Phòng kế hoạch KD
Trạm y tế
PX cơ điên
PX mạ
Phòng KCS
Phòng bảo vệ
Trung tâm dịch vụ vật tư công nghiệp
PX nhiệt luyện
Phòng thiết kế cơ bản
PX bao gói
ii. Đặc Điểm Tổ chức bộ máy và bộ sổ kế toán tại công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty. Do việc sản xuất kinh doanh tập trung taị một điểm, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, quản lý theo chức năng. Toàn bộ công ty tổ chức một phòng kế toán tài chính và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Các phân xưởng của công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hạch toán đầu vào, thu thập chứng từ, cuối quý có kiểm kê vật tư, bán thành phẩm còn tồn tại phân xưởng, nộp phòng kế toán để xử lý và tiến hành phần việc kế toán.
Hiện nay, để cải tiến các mặt công tác quản lý kế toán phù hợp với nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Phòng kế toán tài chính: có chức năng tổ chức, ghi chép, phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động. Mặt khác, thông qua hạch toán để giám đốc, giám sát bằng đồng tiền với các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ thường xuyên, đầy đủ toàn bộ tài sản của công ty; tổ chức đáp ứng nguồn vốn phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn vốn đó có hiệu quả.
Phòng kế toán tài chính của công ty có hai bộ phận chính: Tổ kế toán và tổ tài vụ với các đặc điểm chính sau:
- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động tài chính của công ty, chịu trách nhiệm về nguyên tắc tài chính kế toán với cơ quan tài chính cấp trên, thanh tra, kiểm toán Nhà nước; kiểm tra công tác hạch toán kế toán của công ty theo đúng chế độ tài chính kế toán mà Nhà nước ban hành.
- Kế toán phó đồng thời là kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ: Là người giúp kế toán trưởng, thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến toàn đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp thông tin tài chính của công ty vào sổ cái và lập các báo cáo tổng hợp.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, tính và phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội vào các đối tượng chi phí sản xuất.
- Kế toán nguyên vật liệu: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập - xuất - tồn kho vật liệu, tính toán số thực tế của vật liệu xuất dùng, phân bổ đúng đối tượng làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Hàng tháng, kế toán tính giá, phân tích tình thực hiện kế hoạch giá thành, phân tích các yếu tố chi phí và khoản mục chi phí trong giá thành, phát hiện khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thành.
- Kế toán xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn: Tổ chức ghi chép hàng ngày và tổng hợp số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản và công tác sửa chữa lớn.
- Kế toán tổng hợp: Trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết và các báo cáo, kế toán hàng tháng tiến hành ghi chép tổng hợp, lập Bảng cân đối kế toán, ghi chép sổ cái, giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản hướng dẫn tổ chức hạch toán, các báo cáo về hoạt động kế toán.
- Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ: Tổ chức ghi chép và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kho thành phẩm và kho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Thực hiện mở đầy đủ các sổ hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp của các tài khoản đã mở tại ngân hàng, cập nhật thường xuyên sau khi nhận được bản sao kê từng tài khoản; đối chiếu, kiểm tra chứng từ đảm bảo trên tờ sao kê trước khi vào sổ.
- Kế toán thanh toán: Tổ chức ghi chép, phản ánh, hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ trong phạm vi đối tượng thanh toán.
- Thủ quỹ: Căn cứ chứng từ thu-chi của kế toán thanh toán chuyển sang, thủ quỹ kiểm tra chứng từ về tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của nó trước khi thực hiện nghiệp vụ thu-chi, thực hiện giao dịch rút tiền, nộp tiền mặt với ngân hàng, đáp ứng yêu cầu thu-chi.
Trước tình hình khó khăn chung của ngành cơ khí, để gọn nhẹ trong quản lý hành chính mà vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty, phòng tài chính kế toán của công ty rút gọn từ chỗ có 18 người nay giảm xuống còn 7 người với phân công nhiệm vụ như sau:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính, kế toán.
+ Kế toán phó : Phụ trách kế toán kiêm kho vật liệu chính.
+ Kế toán tổng hợp: Kiêm kế toán TSCĐ.
+ Kế toán ngân hàng: Kiêm kế toán tiêu thụ.
+ Kế toán thanh toán: Kiêm kế toán kho dụng cụ công nghệ.
+ Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: Kiêm kho vật liệu phụ.
+ Thủ quỹ: Kiêm kế toán kho thành phẩm, kế toán phải thu khác, phải trả khác, kế toán tạm ứng.
Sơ đồ tổ chức quản lý bộ máy Kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán phó kiêm
kế toán vật liệu chính
Kế toán thanh toán + dụng cụ công nghệ
Kế toán ngân hàng + tiêu thụ
Kế toán tiền lương, BHXH + vật liệu phụ
Thủ quỹ + Kế toán thành phẩm, tạm ứng, phải thu, phải trả khác
Kế toán Tổng hợp + TSCĐ
2. Đặc điểm tổ chức chứng từ và bộ sổ kế toán tại công ty.
2.1. Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán.
Công ty đã sử dụng chứng từ kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/ 700/ CĐKT ngày 1/1/1995.
Trên cơ sở nắm rõ nguyên tắc cơ bản trong lập chứng từ, ghi chép chứng từ, ghi sổ kế toán và lưu trữ bảo quản chứng từ, công ty đã lập ra hệ thống chứng từ kế toán tương đối đầy đủ và hợp lệ bao gồm:
Nhóm 1: Lao động tiền lương gồm bảng chấm công, bảng._.ợc chi phí đầu vào của nguyên vật liệu, có kế hoạch dự trữ hợp lý.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề cho họ để thực hiện tốt hơn nữa quá trình sản xuất.
- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, vận dụng linh hoạt các phương thức bán hàng, thực hiện chính sách giá mềm...
Thứ 4: Công ty vần tiến hành tăng cường công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng nhằm gắn liền trách nhiệm bảo quản tới từng đơn vị sử dụng. Công ty cần tiến hành các công việc sau:
- Thưởng: Thưởng thích đáng cho những sáng kiến, phát minh trong việc huy động công suất TSCĐ vào sản xuất..., thưởng cho bảo quản, sử dụng tốt nhằm khuyến khích vật chất đối với từng người lao động.
- Phạt: Thực hiện các hình thức phạt đối với những trường hợp gây mất mát, hư hỏng TSCĐ... nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ.
Thứ 5: Bộ phận kế toán cần tiến hành phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ để từ đó thấy được những thiếu xót nhằm khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh, mặt thuận lợi. Ngoài ra còn giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình lập kế hoạch đâù tư, mua sắm, trang bị hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
6. Kiến nghị thứ 6 về phân tích tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định trong công ty.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của công ty luôn luôn biến động: biến động tăng do mua sắm, do XDCB hoàn thành...., biến động giảm do thanh lý, nhượng bán do vậy công ty đã mở các loại sổ để theo dõi sự biến động đó. Nhưng việc theo dõi trên sổ sách chỉ thấy được TSCĐ tăng giảm đơn thuần chứ chưa thấy được sự tăng, giảm so với các kỳ khác có hợp lý, hiệu quả hay không và chưa thấy được sự tăng giảm của nhóm TSCĐ nào là hợp lý. Từ đó có quyết định đầu tư phù hợp đối với những nhóm, loại TSCĐ quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ nói riêng và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Để đạt được điều đó thì công ty cần tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Công việc phân tích được thực hiện như sau:
+ Để phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp, trước hết ta cần đi xem xét một cách tổng quát sự biến động TSCĐ trong doanh nghiệp. (Xem mẫu biểu số 36).
Xét về tổng số thì TSCĐ năm 2001 biến động không đáng kể. So với năm 2000, năm 2001 tăng 49.761.362 đồng (Trong đó quý 4 tăng 12.291.818 đồng do mua sắm thiết bị phục vụ quản lý, còn lại là tăng chi thiết bị phục vụ sản xuất). Trong khi đó TSCĐ giảm là 90.548.961 đồng (Quý 4 giảm 50.591.346 đồng do bán thanh lý).
Trong công ty lượng TSCĐ chờ xử lý là rất lớn: 4.706.073.838 đồng, chiếm 32,02% trong tổng nguyên giá TSCĐ chưa được giải quyết thì việc thanh lý TSCĐ trong năm là một cố gắng lớn của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng TSCĐ (Xem mẫu biêủ phần phụ lục).
Từ số liệu trong biểu số 1 ta lập biểu sau(biểu số 36):
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
Tổng TSCĐ
14.338.195.341
100
14.387.956.703
100
49.761.362
0.35
Trong đó
Nhà cửa, vật kiến trúc
6.589.615.428
45,96
6.589.615.428
45,79
0
0
-0,17
Máy móc thiết bị
6.962.012.322
48,56
6.999.481.866
48,65
37.469.544
0.45
0,09
Phương tiện vận tải
533.233.400
3,72
533.233.400
3,71
0
0
-0,01
TSCĐ khác
253.324.191
1,76
265.626.009
1,85
12.291.818
4.85
0,08
Nhìn vào bảng trên ta thấy: xét về tổng số thì tổng tài sản của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 49.761.362 đồng (tăng 0,35%) do trong kỳ doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhưng số tăng trên để mở rộng sản xuất là chưa đáng kể. Đi vào cụ thể từng nhóm TSCĐ ta thấy:
- Nhóm nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải năm 2001 không thay đổi so với năm 2000. Trong đó: Nhóm nhà cửa vật kiến trúc chiếm một số lượng lớn là 45,96% năm 2000 và 45,79% năm 2001 giảm 0,17%. Công ty cần xem xét vì sao không đầu tư cho nhóm TSCĐ này. Thực tế nhà xưởng phục vụ sản xuất đã xuống cấp nghiêm trọng (do được xây dựng từ năm 1970) cho đến nay vẫn chưa được tu bổ, sửa chữa. Đây là bộ phận tài sản phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Để đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thì công ty cần phải chú ý đầu tư cho nhóm TSCĐ này. Ngoài ra công ty cần chú ý đến nhóm nhà cửa, nhà làm việc để phục vụ tốt cho nhu cầu phúc lợi của cán bộ công nhân viên, quá trình làm việc của cán bộ quản lý.
- Cùng với nhóm nhà cửa vật kiến trúc, nhóm phương tiện vận tải so với năm 2000 (chiếm 3,72%), năm 2001 (chiếm 3,71%) là không tăng, đây là bộ phận tài sản phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, phục vụ cho công tác quản lý. Số tài sản này mới được đầu tư nên trong năm công ty không đầu tư thêm là hợp lý.
- Nhóm máy móc thiết bị là nhóm TSCĐ quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhóm TSCĐ khác. Chiếm 48,65% năm 2001 so với năm 2000 (chiếm 48,576%) tăng 0,54% tương ứng là 37.469.544 đồng hay tỷ trọng tăng 0.09% do trong kỳ doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị và việc đầu tư cho nhóm TSCĐ này là hợp lý.
Nếu xét về tỷ trọng của số tiền đầu tư so với tổng nguyên giá ta thấy số tiền đầu tư năm 2001 là không đáng kể, trong khi máy móc thiết bị của công ty hầu như đã cũ và lạc hậu, khấu hao hết, giá trị còn lại rất thấp. Điều này là do công ty thiếu vốn đầu tư, chưa có biện pháp giải quyết một số lượng lớn TSCĐ đã hết khấu hao và có hiệu quả kinh tế thấp. Công ty cần có biện pháp để giải quyết số TSCĐ trên nhằm thu hồi và tránh ứ đọng vốn, tiếp tục tái đầu tư vào TSCĐ.
Mặt khác do sản phẩm của công ty còn tiêu thụ châm, việc ký kết hợp đồng gặp nhiều khó khăn (trong năm vừa qua công ty chỉ sản xuất có 20% sản lượng sản phẩm truyền thống), từ đó dẫn đến không sử dụng hết công suất máy móc thiết bị nên công ty chưa đầu tư thêm vào nhóm TSCĐ trên.
Trong năm tới, công ty phải có biện pháp nhằm nâng cao sản phẩm sản xuất, tìm kiếm thêm hợp đồng nhằm tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để có phương hướng đầu tư thêm cho lợp lý.
Nhóm TSCĐ khác bao gồn máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường quản lý chiếm 1,76% năm 2000 và 1,85% năm 2001. So sánh về tỷ trọng ta thấy so
Biểu số 3.6 Tình hình tăng giảm TSCĐ
(Thuyết trình báo cáo tài chính quý IV năm 2001)
Stt
Chỉ tiêu
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dịch vụ quản lý
.....
Cộng
I
Nguyên giá TSCĐ
1
Số dư đầu kỳ
6.589.615.428
7.054.793.291
533.233.400
253.166.571
.....
14.431.769.049
2
Số tăng trong kỳ
.....
.....
.....
.....
.....
Trong đó
- Mua sắm mới
.....
.....
.....
12.291.818
.....
12.291.818
- Xây dựng mới
.....
.....
.....
.....
.....
.....
3
Số giảm trong kỳ
.....
.....
Trong đó
.....
- Thanh lý
.....
50.571.345
.....
.....
50.571.345
.....
.....
.....
.....
.....
.....
4
Số cuối kỳ
6.589.615.428
6.999.482.866
533.233.400
265.408.389
.....
14.387.956.703
Trong đó
- Đang dùng
6.336.678.100
2.572.041.497
533.233.400
174.876.120
.....
9.597.046.737
- Không dùng
183.836.128
.....
.....
.....
183.836.128
- Chưa xử lý
252.937.328
4.243.604.241
20.000.000
90.532.269
.....
4.607.073.838
II
Giá trị đã hao mòn
1
Đầu kỳ
3.782.974.004
5.941.545.215
239.382.804
118.816.427
.....
10.082.718.450
2
Tăng trong kỳ
35.791.500
32.643.966
14.159.534
15.057.000
.....
97.670.000
3
Giảm trong kỳ
.....
50.591.346
.....
50.591.346
4
Số cuối kỳ
3.818.765.504
5.918.877.756
253.542.338
133.891.427
.....
10.125.077.025
III
Giá trị còn lại
1
Đầu kỳ
2.806.614.424
1.113.248.067
293.850.596
134.300.144
.....
4.348.230.831
2
Cuối kỳ
2.770.849.924
1.080.604.110
279.691.062
131.516.962
.....
4.262.879.6 58
với năm 2000 tăng 0,08%, tỷ lệ tăng 4,85% tương ứng là 12.291.181 đồng do doanh nghiệp đầu tư thiết bị phục vụ quản lý. Trong điều kiện hiện nay đang dần hiện đại hoá trong công tác quản lý nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời do vậy việc đầu tư trên là hợp lý.
- Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một doanh nghiệp sản xuất do vậy nhóm máy móc thiết bị là quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số. Do trong kỳ 2 nhóm nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải không tăng vì vậy ở đây em chỉ đi sâu nghiên cứu 2 nhóm TSCĐ còn lại là nhóm máy móc thiết bị và TSCĐ khác. Để thấy được sự đầu tư thêm cho loại tài sản nào trong nhóm tài sản trên và việc đầu tư đó có hợp lý hay không ta xét hai biểu sau:
+ Nhóm máy móc thiết bị: Biểu số 38.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
Máy tiện
2.533.314.291
22,31
1.608.625.716
22,98
55.284.425
3,56
0,67
Máy khoan
90.850.006
1,3
90.850.006
1,29
0
0
-0,01
Máy mài
3.018.958.395
43,36
2.989.573.060
42,72
-29.385.335
-0,97
-0,64
Máy phay
1.326.691.270
19,07
1.326.691.270
18,95
0
0
-0,02
Máy búa+dập
305.444.420
4,39
305.444.420
4,36
0
0
-0,03
Máy ép+nén
36.330.575
0,52
36.330.575
0,52
0
0
0
Máy sọc
42.007.599
0,6
42.007.599
0,6
0
0
0
Máy cưa
25.200.000
0,36
25.200.000
0,36
0
0
0
Máy hàn
39.000.000
0,56
39.000.000
0,56
0
0
0
Thiết bị động lực
88.348.477
1,27
88.348.180
1,26
0
0
-0,01
Cần trục
22.458.180
0,32
22.458.180
1,32
0
0
0
Mạ nhiệt luyện
340.363.608
4,89
351.933.962
5,13
11.570.454
3,4
0,14
Hệ thống đường ống
37.529.600
0,54
37.529.600
0,54
0
0
0
Thiết bị khác
35.489.001
0,15
35.489.001
0,51
0
0
0
Tổng số
6.962.012.322
100
6.999.481.866
100
37.469.544
0,54
Theo số liệu trên ta thấy : Tổng nguyên giá máy móc thiết bị năm 2001 tăng 37.469.544 đồng là do trong kỳ công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, được bù trừ với số nguyên giá giảm do thanh lý thì về tổng nguyên giá tài sản vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ việc đầu tư mua sắm lớn hơn việc thanh lý, nhượng bán.
Cụ thể việc đầu tư chủ yếu cho loại máy mạ nhiệt luyện làm cho tỷ trọng loại tài sản này tăng 0,14% với tỷ lệ tăng là 3,4% tương ứng 11.570.454 đồng và số còn lại được đầu tư cho loại máy tiện. Xét về tổng số thì 2 nhóm máy tiện và máy mài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số máy móc thiết bị. Bù trừ sự tăng giảm (đầu tư và thanh lý) thì 2 nhóm máy này vẫn tăng 25.926.960 đồng. Cụ thể nhóm máy mài chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm máy móc thiết bị nhưng trong kỳ không đổi (không đầu tư thêm) mà chỉ giảm do thanh lý còn số đầu tư trên là cho loại máy tiện.
Công ty cần xem xét nếu các nhóm máy móc thiết bị khác mà vẫn hoạt động bình thường thì việc không đầu tư thêm là hợp lý. Những máy móc đã cũ và lạc hậu thì doanh nghiệp cần có biện pháp giải quyết để đầu tư thêm nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất còn nếu do máy móc không hoạt động hết công suất thì công ty cần có biện pháp gia tăng sản lượng sản xuất.
+ Nhóm TSCĐ khác (Biểu số 39):
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
Dụng cụ đo lường
72.478.761
28,61
72.478.761
27,29
0
0
-1,32
Dụng cụ quản lý
180.855.430
71,396
193.147.248
72,71
12.291.818
6,8
1,32
Tổng số
253.334.191
100
256.426.009
100
12.291.818
4,85
So với năm 2000, năm 2001 nhóm TSCĐ khác tăng 12.291.818 đồng tương ứng là 6,8% chủ yếu do thiết bị quản lý tăng (máy vi tính). Trong đó dụng cụ quản lý chiếm 72,71% năm 2001 và 71,396% năm 2000 tăng 1,33%. Việc đầu tư cho bộ phận tài sản này là hợp lý bởi vì trong điều kiện hiện nay việc hiện đại hoá trong công tác quản lý là cần thiết. Bộ phận còn lại là dụng cụ đo lường và tài sản khác không đổi, tuy nhiên cũng cần phải xem xét vì đây là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí do vậy đòi hỏi độ chính xác cao, do đó dụng cụ đo lường kiểm tra chiếm vị trí quan trọng. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo độ chính xác cao thì công ty cần chú ý đầu tư đổi mới cho loại tài sản này.
Tóm lại qua bảng phân tích trên ta mới nhận thấy được cơ cấu từng loại tài sản chiếm trong tổng số và tình hình biến động, khả nămg quản lý của công ty đối với từng loại TSCĐ. Điều quan trọng đối với TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất là khả năng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tức là xem xét tình trạng của máy móc thiết bị cũ hay mới, từ đó thấy được hiệu quả của chúng trong quá trình tham gia vào sản xuất. Để thấy được hiệu quả của chúng trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất ta đi phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn (Hm) của TSCĐ và tiến hành so sánh cuối kỳ với đầu năm như sau: (Biểu số 3.10:)
Chỉ tiêu
TKHđ
TKHc
Hmđ
Hmc
DHm
Nhà cửa, vật kiến trúc
3.675.599.504
3.818.765.500
0,577
0,579
+0,002
Máy móc thiết bị
706.553.775
918.877.750
0,82
0,85
+0,03
Phương tiện vận tải
230.622.105
253.542.338
0,43
0,48
+0,05
TSCĐ khác
188.816.427
133.891.427
0,48
0,5
+0,03
Tổng số
9.758.001.070
10.125.077.025
0,68
0,7
+0,02
Nhìn vào số liệu cột so sánh (DHm ) ta thấy hệ số hao mòn cuối kỳ so với đầu năm tăng 0,02% chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của các loại tài sản giảm bởi vì khi hệ số hao mòn càng gần tới một thì tình trạng của TSCĐ càng cũ, càng lạc hậu và ngược lại. Với số liệu bảng trên chúng ta thấy hệ số hao mòn của các nhóm TSCĐ đều lớn và phù hợp với thực tại của công ty. Trong đó:
- Nhóm máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn nhất là 0,85% (cuối kỳ) và 0,82% (đầu kỳ), tăng 0,03% do máy móc thiết bị chủ yếu được trang bị từ những ngày đầu mới thành lập, đến nay đã khấu hao hết hoặc đã lạc hậu không còn phù hợp, do đó công ty cần có biện pháp để đổi mới số máy móc thiết bị này.
- Hai nhóm TSCĐ còn lại là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị khác cũng có hệ số hao mòn tăng là 0,05% và 0,03% nhưng 2 nhóm này có hệ số hao mòn thấp hơn, nhất là phương tiện vận tải do mới được đầu tư thêm, do đó trong kỳ công ty không đầu tư thêm cho nhóm TSCĐ này. Nhưng để phục vụ tốt cho công tác bán hàng, cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất để từ đó giảm chi phí bán hàng và chi phí đầu vào, làm hạ giá thành sản phẩm thì công ty cũng cần chú ý đầu tư hợp lý cho bộ phận tài sản này. Nhóm TSCĐ còn lại là TSCĐ khác trong đó chủ yếu là dụng cụ đo lường quản lý, vào thời điểm cuối năm công ty đã chú ý đầu tư thêm cho loại tài sản này để đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý trong năm tiếp theo.
Đối với việc phân tích các chỉ tiêu trên (sự biến động và hệ số hao mòn) ta chưa thấy được tình hình thực tế của TSCĐ được sử dụng vào sản xuất. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng TSCĐ ta dùng chỉ tiêu hệ số sử dụng TSCĐ (HS) và tiến hành so sánh thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước (cuối năm so với đầu năm), để thấy được hệ số sử dụng TSCĐ tăng hay giảm từ đó thấy được quy mô, cơ cấu đầu tư của công ty có phù hợp hay không.
Chỉ tiêu
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hs
So sánh
2000
2001
2000
2001
DHs
Doanh thu
14.743.000.000
16.000.000.000
1.03
1,114
+0,084
Nguyên giá TSCD BQ
14.327.101.034
14.363.076.022
Với DHs = 0,084% chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng, đây là biểu hiện tốt. Chỉ tiêu này phản ánh năm 2000 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 1.03 đồng doanh thu nhưng đến năm 2001 thì 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 1,114 đồng doanh thu, tăng 0,084 đồng. Điều này có được là do năm 2001 có một số lượng lớn TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng cho quá trình sản xuất và công ty đã tiêu thụ được một lượng lớn hàng tồn kho của năm trước (lợi nhuận thuần năm 2001 tăng 1.247.000.000 đồng so với năm 2000). Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSCĐ ta phân tích chỉ tiêu hệ số sinh lợi của TSCĐ (Biểu số 3.12):
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
TL(%)
Lợi nhuận thuần(LNT)
147.000.000
180.000.000
33.000.000
Nguyên giá TSCĐ bình quân (NG)
14.327.101.034
14.363.076.022
35.974.988
0,25
Giá trị còn lại của TSCĐ(G)
4.580.193.665
4.262.879.678
-317.313.978
-6,93
Hệ số sinh lợi
LNT/NG
0.01
0,0125
0,0025
LNT/G
0.032
0,042
0,01
Như vậy trong năm 2001 công ty bỏ ra 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân thì thu được 0.01 đồng lợi nhuận (tăng 0.0025 đồng so với năm 2000), và 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ tạo ra 0,042 đồng lợi nhuận thuần(tăng 0.01 đồng so với năm 2000). Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 là tăng lên thông qua hệ số sinh lợi tăng năm 2001. Xét một cách tổng thể lợi nhuận thuần năm 2001 tăng nhanh do trong năm có một số lượng lớn TSCĐ đã khấu hao hết vẫn sử dụng cho quá trình sản xuất nên đã làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm và làm cho lợi nhuận thuần tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời, công ty cần có biện pháp đầu tư cho số lượng máy móc thiết bị trên nhằm đem lại hiệu quả lâu dài. Với kết quả trên ta thấy hệ số sinh lời của TSCĐ còn rất thấp bởi vì công ty chưa tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị làm cho LNT trên 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân giảm do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, việc tìm kiếm hợp đồng gặp nhiều khó khăn (chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao...)
7. Kiến nghị thứ 7 về việc ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán tài sản cố định.
Trong điều kiện hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ hạch toán đầy đủ chi phí cho từng mặt hàng và đáp ứng yêu cầu phân tích kết quả, công tác kế toán cần thiết phải được thay đổi phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin. Việc đưa máy tính vào sử dụng trong công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán tài sản cố định nói riêng sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và mang lại những lợi ích sau:
- Giảm nhẹ công việc lao động kế toán thủ công, giảm lượng sổ sách kế toán, tiết kiệm thời gian làm việc nhất là khâu lập báo cáo và đối chiếu số liệu.. Mỗi kế toán viên chỉ cần nhập chứng từ còn việc xử lý cho ra báo cáo tài chính và các loại sổ sách, bảng biểu kế toán theo yêu cầu thì máy vi tính có thể đảm nhận toàn bộ với tốc độ xử lý nhanh và cho ra kết quả chính xác bất kỳ lúc nào.
- Thông tin kế toán được xử lý bởi máy vi tính cho ra nhiều báo cáo đa dạng, chính xác và phong phú đáp ứng nhu cầu của người quản lý. Ngoài việc lập các báo cáo bắt buộc như: BCĐKT, BCKQKD ... máy tính còn giúp cho việc theo dõi sát sao tình hình biến động của các nghiệp vụ kinh tế đồng thời phục vụ nhiều yêu cầu khác nhau theo nhiều hướng khác nhau.
- Với chương trình kế toán trên máy tính, công việc xử lý, tra cứu thông tin kế toán hết sức hữu hiệu mà không cần phải lục tìm thủ công như hiện nay.
Trên cơ sở những tác dụng to lớn của việc ứng dụng máy vi tính vào kế toán, vậy những nhà lãnh đạo của công ty nên xem xét vấn đề này để có thể sử dụng kế toán máy trong hạch toán kế toán của công ty.
Kết luận
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó đòi hỏi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ tình hình biến động về tăng, giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao một cách hợp lý nhằm thu hồi vốn một cách kịp thời để tái đầu tư cho quá trình sản xuất, tạo được ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Thời gian thực tập tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo cho tôi kinh nghiệm khi làm kế toán. Dựa trên cơ sở lý luận đã được học tại trường và thời gian thực tập kế toán tại công ty tôi đã hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do kiến thức kỹ thuật về máy móc thiết bị nói riêng và về ngành cơ khí nói chung còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc trình bày chuyên đề trên cũng như trong khi thuyết trình. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của thày giáo Nguyễn Hữu ánh và các bạn đọc về những thiếu xót của em cho việc hoàn thiện kiến thức thực tế cho mình và để phục vụ tốt hơn cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2002
Phụ lục
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 2001
- Căn cứ vào Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995
- Căn cứ vao Quy chế quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59/ CP ngày 03/10/1996
- Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 27/1/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999
Giám đốc công ty
Quyết định
Điều 1: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm các ông bà:
Ông Tô Kiến Sương: Phó giám đốc kỹ thuật – Chủ tịch hội đồng.
Ông Hoàng Trung Lập: Trưởng phòng cơ điện – Uỷ viên T.Trực.
Bà Vũ Thị Tư: Kế toán trưởng Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Hiển: Kế toán Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Tại: Trưởng phòng CN Uỷ viên.
Ông Nguyễn Đăng Trình: Trưởng phòng KCS Uỷ viên.
Ông Vũ Giang: Trưởng phòng vật tư Uỷ viên.
Bà Lê Minh Quát Trưởng phòng KTCB Uỷ viên.
Các ông quản đốc các phân xưởng có tài sản cố định Uỷ viên.
Điều 2: Hôi đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ sau đây:
- Xác định tài sản cố định đã hết khấu hao hiện đang trên mặt bằng các phân xưởng sản xuất.
- Đánh giá tình trạng thực tế, phân loại sử dụng các loại trên.
- Lập hồ sơ thanh lý tài sản cố định, trình giám đốc duyệt theo tinh thần Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ.
Điều 3: Các ông, bà có tên trên trịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi gửi: - Như trên.
- Lưu phòng cơ điện, hành chính Giám đốc
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 20001
- Căn cứ vào luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/41999.
- Căn cứ vào Quy chế quản lý tầi chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ.
- Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 27/1/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999
- Để thực hiện việc thu hồi giá trị còn lại của các thiết bị đã thanh lý trong toàn công ty.
Giám đốc công ty
Quyết định
Điều 1: Thành lập hội đông xử lý thiết bị thanh lý gồm các ông bà:
Ông Tô Kiến Sương: Phó giám đốc kỹ thuật – Chủ tịch hội đồng.
Ông Hoàng Trung Lập: Trưởng phòng cơ điện – Uỷ viên T.Trực.
Bà Vũ Thị Tư: Kế toán trưởng Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Hiển: Kế toán Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Tại: Trưởng phòng CN Uỷ viên.
Ông Nguyễn Đăng Trình: Trưởng phòng KCS Uỷ viên.
Các ông quản đốc các phân xưởng có thiết bị thanh lý Uỷ viên.
Điều 2: Hội đồng có nhiệm vụ:
- Rà soát, hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ thanh lý thiết bị đã được cấp trên phê duyệt, lập danh mục các thiết bị thanh lý trên sổ sách.
- Tổ chức kiểm định, đánh giá, phân loại các thiết bị theo tình trạng thiết bị và nhu cầu sản xuất.
- Lập kế hoạch bán các thiết bị cũ nát, không dùng, để thu hồi giá trị, trình giám đốc duyệt.
Điều 3: Các ông, bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi gửi: - Như trên.
- Lưu phòng cơ điện, hành chính. Giám Đốc
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 20001
- Căn cứ vào Nghị định số 27/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/4/1999 về việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Theo biên bản đề nghị thanh lý ngày 9 tháng 12 năm 2001 của hội đồng thanh lý tài sản cố định công ty.
Giám đốc
Quyết định
Điều 1: Nay thanh lý 12 tài sản cố định là máy móc thiết bị sản xuất đã hư hỏng, hết khấu hao và không sử dụng được nữa.
- Nguyên giá: 453.073.443 đ
- Giá trị đã khấu hao: 453.073.443 đ
- Giá trị còn lại: 0 đ
Điều 2:
- Giao cho quản đốc các phân xưởng, các thủ trưởng đơn vị quản lý tài sản quản lý các TSCĐ thanh lý trên theo sự quản lý và hướng dẫn trực tiếp của phòng cơ điện trong thời gian chờ công ty bán thu hồi giá trị thanh lý.
- Giao cho đồng chí kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bán đấu giá thu hồi giá trị thanh lý, ghi chép sổ kế toán theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Các đồng chí chủ tịch hội đồng thanh lý, kế toán trưởng, trưởng phòng cơ điện và các thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - Như điều 3.
- Vụ TCKT bộ. Giám đốc
- Tổng công ty.
- Lưu phòng hành chính.
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định.
- Căn cứ vào luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1999.
- Căn cứ quyết định giám đốc ngày 20/7/2001 về việc thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Hôm nay, ngày 9/2/2001, tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí, hội đồng thanh lý tài sản cố định đã họp với thành phần gồm:
Ông Tô Kiến Sương: Phó giám đốc kỹ thuật – Chủ tịch hội đồng.
Ông Hoàng Trung Lập: Trưởng phòng cơ điện – Uỷ viên T.Trực.
Bà Vũ Thị Tư: Kế toán trưởng Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Hiển: Kế toán Uỷ viên.
Ông Nguyễn Văn Tại: Trưởng phòng CN Uỷ viên.
Ông Nguyễn Đăng Trình: Trưởng phòng KCS Uỷ viên.
Ông Vũ Giang: Trưởng phòng vật tư Uỷ viên.
Bà Lê Minh Quát Trưởng phòng KTCB Uỷ viên.
Các ông quản đốc các phân xưởng có tài sản cố định Uỷ viên.
Sau khi nghe báo cáo kết quả kiểm tra tình trạng kỹ thuật và giá trị kinh tế của các tài sản cố định đưa ra xét thanh lý, các uỷ viên đã trao đổi ý kiến. Chủ tịch hội đông thanh lý đã kết luận và đề nghị giám đốc ra quyết định thanh lý 12 tài sản cố định (có bảng kê tổng hợp kèm theo)
- Nguyên giá: 453.073.443 đ
- Giá trị đã khấu hao: 453.073.443 đ
- Giá trị còn lại: 0 đ
Các thành viên tham gia ký tên:
Chủ tịch hội đồng
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Phiếu xác minh tình trạng kỹ thuật
và giá trị kinh tế của tài sản cố định xin thanh lý
I. Số liệu chung.
Tên tài sản: Máy tiện
Số chế tạo: 01.76
Số thẻ tài sản cố định
Đơn vị sử dụng: Phân xưởng cơ khí 2
II. Các số liệu kinh tế của tài sản cố định.
Nguồn vốn tài sản tự bổ xung.
Nguyên giá tài sản: 39.993.570 đồng.
Đã khấu hao cơ bản: 39.993.570 đồng.
III. Tình trạng kỹ thuật thực tế của tài sản cố định.
Phần cơ: Trục chính mòn, băng máy mòn.
Phần điện: Hệ thống điều khiển bị hổng các mảng vi mạch bị cháy, hỏng không làm việc được.
Các phần khác:
Quá trình phục hồi sửa chữa:
IV. đánh giá chung tình trạng kỹ thuật và kiến nghị xử lý.
Máy hỏng không làm việc được nữa xin thanh lý.
Ngày 8 tháng 12 năm 2001
Trưởng phòng tại vụ Trưởng phòng ban Trưởng phòng cơ điện
Phân xưởng
Phụ lục 7
Công ty máy & TBCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Công ty dụng cụ cắt & ĐLCK Độc lập – tự do – hạnh phúc
Số: CD/CD
--------------0o0------------------
Bảng thống kê TSCĐ chờ xử lý
đến thời điểm 31/12/2000
Stt
Nhóm, tên TSCĐ
Số kiểm kê
Năm SD
Nguyên giá
Giá trị còn lại
A
B
C
D
1
2
Tổng cộng
4.607.073.838
679.517.036
A11
Máy móc thiết bị
4.243.604.241
666.256.946
I
Máy tiện
1.154.773.766
106.404.904
.....
.....
.....
II
Máy khoan
55.042.630
10.557.571
.....
.....
.....
III
Máy mài
1.437.655.507
368.453.855
.....
.....
.....
IV
Máy phay
1.089.255.731
133.060.652
.....
.....
.....
V
Máy búa – Dập
61.047.236
7.018.831
.....
.....
.....
VI
Máy sọc
26.459.409
-
.....
.....
.....
VII
Máy cưa
VIII
Máy hàn
10.161.276
2.179.672
IX
Thiết bị động lực
88.348.477
6.207.128
X
Cần trục
XI
Nhiệt luyện-Mạ
295.843.508
27.021.205
XII
Hệ thống đường ống
37.529.600
4.175.731
XIII
Thiết bị khác
23.487.101
1.177.397
A12
Phương tiện vận tải
20.000.000
-
.....
.....
.....
A2
Dụng cụ Đlường-Qlý
90.532.269
7.207.128
.....
.....
.....
B
Nhà xưởng-Nhà cửa
252.937.328
6.052.962
.....
.....
.....
Công ty DCC & ĐLCK Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Địa chỉ: 108 Nguyễn Trãi-Thanh Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Xuân-Hà Nội
Bảng tổng hợp đăng ký
trích khấu hao tài sản cố định 3 năm
Stt
Nhóm, tên TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị HM
luỹ kế
Giá trị còn lại
Mức trích KH TB
hàng năm
Ghi chú
A
B
1
2
3
4
5
Tổng cộng
13.817.111.039
1.946.682.925
722.659.927
381.827.000
A
Máy móc TB động lực
B
Máy móc TB công tác
2.669.342.852
8.595.432.369
5.211.678.670
167.209.760
1
Máy công cụ
2.551.342.772
1.913.789.810
637.563.926
157.107.760
Máy tiện
704.306.054
518.754.862
185.551.192
55.457.076
Máy khoan
35.807.436
32.831.527
2.975.909
20378.220
Máy mài + Doa
1.099.940.701
973.173.529
126.676.172
57.357.212
Máy phay + Cắt
437.164.450
298.538.361
138.626.089
21.184.840
Máy búa + Dập
244.397.184
68.253.584
176.143.600
19.980.412
Máy ép nén
17.198.575
6.698.757
7.500.000
750.300
Máy lọc
15.548.190
15.548.190
0
0
2
TB luyện kim
83.520.000
15.502.135
68.017.865
352.000
Máy hàn
39.000.000
10.001.257
28.998.743
3900.000
Nhiệt + Mạ
44.520.000
5.500.878
39.019.122
4452.000
3
Thiết bị khác
34.460.080
17.381.980
17.078.100
1.750.000
Cần trục
22.458.180
17.083.180
5.375.000
550.000
Thiết bị khác
12.001.900
298.800
11.703.100
1.200.000
C
Dụng cụ đo lường
72.478.761
15.251.455
57.277.306
7.247.700
D
Phương tiện vận tải
217.120.400
60.027.397
157.093.003
27.324.839
E
Dụng cụ quản lý
115.399.590
23.394.411
92.005.149
14.666.701
F
Nhà cửa và kiến trúc
633.305.100
2.808.601.518
3.521.703.582
165.378.000
G
TSCĐ chờ xử lý
4.412.246.716
3.741.474.633
670.772.083
0
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT846.Doc