Tổ chức công tác Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng công nghiệp nhẹ số I

Lời nói đầu Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ thì vấn đề đặt ra là không ngừng cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, về vấn đề này Mác đã có quan điểm "trong tất cả các trạng thái xã hội người ta đều phải quan tâm đến tư liệu sản xuất và thời gian cần duy trì để sản xuất ra trình độ của nền văn hoá". ở nước ta hiện nay cơ chế sản xuất kinh doanh đang đặt ra cho chúng ta những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải đổi mới ho

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng công nghiệp nhẹ số I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường mà điều đầu tiên bất cứ doanh nghiệp nào cũng như toàn xã hội rất quan tâm đến đó là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng nó quyết định đến việc sống còn của doanh nghiệp và sự phát triển của đất nước thực tế cho thấy có những doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân vì những lý do nào đó dẫn đến tình trạng phải đóng cửa thì một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận hay kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là CP sản xuất kinh doanh. XDCB là ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vai trò quan trọng và đào tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện cơ chế hoạch toán độc lập và tự chủ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang trải được CP bỏ ra và phải thu lãi về, hơn nữa hiện nay các công trình xây dựn CB đang được tổ chức theo phương thức đấu thầu giao khoán. Vì thế không được làm lãng phí vốn đầu tư, mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm. Một trong các công cụ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kế toán mà trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tế tại công ty Xây dựng Công nghiệp nhẹ số I. em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất vầ tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán mới có nhiều điều đổi mới so với những năm trước đây. Mặt khác ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây lắp và có những đặc thù riêng. Do đó em đã chọn đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Xây dựng công nghiệp nhẹ số I". Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên qua thời gian thực tập thực tế tại công ty em đã nhận được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo mà nhất là của cô Nguyễn Thị Nụ và các cô chú, các anh chị ở phòng Tài chính kế toán cũng như các phòng ban chức năng của công ty, cùng với sự cố gắng của bản thân. Nhưng do nhận thức và trình độ có hạn nhất là trong quá trình tiếp cận với những vấn đề mới nên chắc chắn rằng trong bài viết của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các cô chú để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức cho mình để phục vụ tốt hơn cho công tác của em saun này. Hà Nội, tháng 8 năm 2003 Phần i: Cơ sở lý luận của tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. I. Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất. 1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà việt nam đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định <tháng , năm , quý . 2. Các cách phân loại chi phí chủ yếu 2.1. Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế. - Chi phí nguyên vật liệu : gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu.. trong quá trình sản xuất. - Chi phí công nhân : bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp các khoản trích theo lương của công nhân chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, dịch vụ của công nhân trực tiếp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định; là toàn bộ các chi phí khấu hao tài sản cố định, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận sản xuất. - Các chi phí bằng tiền là các chi phí phát sinh nằm ngoài các khoản chi phí kể trên ở bộ phận sản xuất. 2.2. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng (khoán mục chi phí) - Chí phí nguyên vật liệu thàn tiền, bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế. Sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm thực hiện việc lao vụ dịch vụ. + Các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ nhu cầu quản lý phân xưởng sản xuất hay nằm ngoài lĩnh vực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không được tính là chi phí nguyên liệu, vật liệu thành tiền. - Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí về lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất chi phí trong kỳ. + Các chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng nhân viên quản lý doanh nghiệp hay các nhân viên khác không trực tiếp sản xuất thì không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. - chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của nhân viên uản lý phân xưởng và các khoản chi phí khác phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất chung tại phân xưởng, đội trại được gọi là chi phí sản xuất chung gồm 6 tiểu khoản sau. + Chi phí nhân viên phân xưởng; gồm các khoản phải trả cho nhân viên làm việc tại phân xưởng. + Chi phí vật liệu là các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh phục vụ cho nhu cầu quản lý tại phân xưởng, phục vụ cho nhu cầu sửa chữa tài sản cố định, tại bộ phận sản xuất. + Chi phí dụng cụ sản xuất: bao gồm các loại khuôn mẫu, gia lắp, bảo hộ lao động, dụng cụ cầm tay. + chi phí kế hoạch tài sản cố định: gồm các chi phí trích khấu hao của máy. +Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản về dịch vụ, điện thoại, điện nước, phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại phân xưởng. + Chi phí khác: bằng tiền là các chi phí phát sinh bằng tiền khôn nằm trong các chi phí kể trên. II. Giá thành sản phẩm, phân loạ giá thành sản phẩm. 1. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính trong một khối lượng hay một dịch vụ sản phẩm (công việc) do doanh nghiệp sane xuất ra đã hoàn thành. 2. Phân loại giá thành. 2.1. Căn cứ vào mục đích kinh tế. - Giá thành kế hoạch (ZKH) được xây dựng khi sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành ZĐM chỉ xác định cho Z đơn vị ở các thời kỳ khác nhau ZĐM có thể khác nhau do sự tiến bộ của khoa học, của máy móc thiết bị. ZĐM là tiêu chuẩn đánh giá mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế (ZTT)là giá thành được xây dựng trên số lượng thực tế và chi phí thực tế doanh số trong quá trình sản xuất, ZTT được tính toán khi sản phẩm đã sản xuất hoàn thành ZTT là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí. - Giá thành sản xuất (ZSX) gồm các chi phí sản xuất, chi phí chế tạo sản phẩm (Tk621,622,627) tính cho ZSX công việc đã hoàn thành. ZSX được tính và hạch toán cho sản xuất hoàn thành nhập kho và xác định giá với hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ được xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ. Ztoàn bộ = ZSX + CPBH + CPQLDN Ztoàn bộ sản phẩm tiêu thụ chi phí được xác định khi sản phẩm đã tiêu thụ là căn cứ để xác định mức thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. III. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất PS được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. - Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau. + Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm đặc biệt, điểm tổ chức sản xuất. + Nếu loại hình sản xuất đơn chiếc : đối tượng, tập hợp chi phí là từng hạng mục công trình, từng công trình. + Nếu loại hình sản xuất hàng loạt: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ó thể là từng loại hoặc đơn đặt hàng. - Căn cứ vào yêu cầu đánh giá , yêu cầu quản lý khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp trình độ càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất càng được cụ thể và chi tiết. 2. đối tượng tính giá thành. đối tượng tâph hợp giá thành là các loại hình sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phải tính được giá thành và giá thành đoưn vị khác với hạch toán chi phí sản xuất thì công việc hạch toán tính giá thành là nhằm xác định được giá trị thực tế từng loại sản phẩm đã hoàn chỉnh. Trong các doanh nghiệp đối tượng tính giá thành thường dúng với đối tượng tập hợp chi phí sản xát đó cụ thể là : công trình, hạng mục công trình hay đối tượng xây lắp hoàn chỉnh bàn giao. IV. Kế toán tạp hợp chi phí sản xuất 1. Tài khoản sử dụng * TK621: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. bên nợ: trị giá thực tế nguyên vật liệu sản xuất sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc lao vụ dịch vụ. bên có: Trị giá nguyên vật liệu thành tiền sử dụng không hết nhập lại kho trị giá phế liệu thu hồi. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu thành tiền để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. * TK622: kế toán chi phí nhân công trực tiếp. bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Bên có: số kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí vào cuối kỳ. TK622 không có số dư cuối kỳ. * TK627: chi phí sản xuất chung Bên nợ: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ . Bên có : các khoản giảm chi phí sản xuất chung(nếu có) số kết chuyển hoặc phân bỏ chi phí sản xuất chung các đối tượng không có số dư cuối kỳ. * TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( theo phương pháp ke khai thường xuyên). bên nợ: kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê ngoài chế biến. Bên có : Giá trị phế liệu thuê ngoài chế biến. số dư bên nợ: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí thuê ngoài gia công chế biến chưa hoàn thành. 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 2.1 Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu thành tiền. Tài khoản sử dụng TK621. Tài khoản này dùng để tập hợ các khoản chi phí về nguyên vật liệu, nhiên vật liệu dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công việc lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Phương pháp này phải có giá trị thực tế xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Nợ TK621 Có TK152 (kê khai thường xuyên) Có TK611 (Kiểm kê định kỳ) - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Nợ TK621 Nợ TK133 Có TK111,112,331 - Trị giá nguyên vật liệu xuất chung + Nhập tại kho: Nợ TK152 Có TK621 + Để lại tại bộ phận sản xuất ghi tăng kết toán đó Nợ TK621 - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Nợ TK154 (kê khai thường xuyên) Nợ TK631 (Kiểm kê định kỳ) Có TK621. 2.2. Phươg pháp kế toán nhân công trực tiếp. Tài khoản sử dụng TK622. Tài khoản này dùng để tập hợp các khoản chi phí tiền lương phụ cấp lương các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ. Tiền ăn ca của các NT trực tiếp sản xuất. - Phương pháp này phải có các khoản tiền ăn ca, phụ cấp, tiền lương. Nợ TK622 Có TK534 - Công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất ra sản phẩm Nợ TK622 Có TK335 - Các khoản phải trả công nhân trích BHXH, BHYT, KPCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK622 (19%) Có TK 338(19%) TK 338(2) (2%) TK338(3) (13%) TK 338(4) (2%) - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK154 (kê khai thường xuyên Nợ TK 631 (kiểm kê định kỳ Có TK 622 2.3. kế toán chi phí sản xuất chung (Tài khoản sử dụng TK627 - Các khoản phải trả BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK627 (19%) Có TK338 (19%) - Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất dùng quản lý phân xưởng, dùng chung phân xưởng. Nợ TK627 (2) Có TK 152 - Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng quản lý phân xưởng. Nợ TK627(3) Có TK153 - Trích KH tài sản cố định ở bộ phận sản xuất Nợ TK627 Có TK214 - Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK627 (7) Nợ TK133 Có TK331 - Các chi phí khác bằng tiền Nợ TK627 (8) Có TK111,112 - K/C chi phí sản xuất chung Nợ TK154 Có TK627 2.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp * Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nợ TK154 Có TK621,622,627 - Trị giá sản phẩm hỏng và yêu cầu người làm hỏng phải bồi thường. Nợ TK138(8), 334 Có TK154 - Phế liệu thu hồi sản phẩm hỏng nếu có. Nợ TK 152 Có TK154 - Sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhập kho hoặc chuyển giao bán cho khách hàng Nợ TK155, 157, 632. Có TK154 * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ . - Kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ. Nợ TK631 Có TK154 - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK632 Có TK138,611,821 - Trị giá phế liệu thu hồi của sản phẩm hỏng căn cứ vào quyết định sử lý. Nợ TK38,611,821 Có TK631 - Căn cứ vào quyết định kỳ đánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Nợ TK154 Có TK631 - Phải có giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ Nợ TK632 Có TK631 VI. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Theo phương pháp này trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang. Các khoản chi phí chế biến (bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. DCK - DĐk + Cn * Qp QSP + QD Trong đó DCK, DĐk chi phí của snả phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ tính theo nguyên vật liệu trực tiếp. Cn: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ QSP : số lượng sản phẩm dở dang trong kỳ QD: số lượng sản phẩm dở dang trong kỳ * Đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương - Quy đổi từ số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương QTđ= QP x % hoàn thành - Tính toán chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang theo từng khoản mục chi phí + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp DCK= x QD * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. VII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn - Phương pháp này được sử dụng rộng rãi phổ biến và thích hợ với các loại hình doanh nghiệp ản xuất dịch vụ và thường được sử dụng tính giá thành cuối tháng, cuối quý. = + - = 2. Phương pháp theo đơn đặt hàng - Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. - Giá thành sản phẩm được tính căn cứ vào tổng sản phẩm của từng đơn đặt hàng và số lượng sản phẩm trong từng đơn đặt hàng đơn đặt hàng nào còn đang dở dang thì toàn bộ chi phí trong đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3. Phương pháp hệ số - Phương pháp này thường được áp dụng để tính được tổng Z và giá thành đơn vị sản phẩm trong một nhóm sản phẩm cùng loại để tính được giá thành đơn vị của sản phẩm nhóm thì kế toán sẽ chọn một loại sản phẩm nào đó là sản phẩm có hệ số là 1 để tính và quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm chuẩn sau đó tính Z của sản phẩm chuẩn và Z của từng loại sản phẩm. = x Phần II Thực trạng công tác kế toán tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công nghiệp nhẹ số 1 Đặc điểm chung của Cty XDCNN số 1 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xây dựng công nghiệp nhẹ số 1 (XDCNNsố I) là một doanh nghiệp nhà nước tiền thân từ các đơn vị C20, CK40, X50 trực thuộc cục kiến thiết cơ bản- (Bộ công nghiệp nhẹ) trước đây công ty được thành lập ngày 19/6/1968, có trụ sở tại 158 hạ Đình - Thanh Xuân- hà Nội. Cho tới nay qua 30 năm xây dựng với một đội ngũ kỹ thuật lành nghề, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ quản lý có thể đảm nhận nhiều công trình phức tạp với chất lượng cao công ty đã thực sự và trưởng thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới 5 năm gần đây, công ty hoạt động sản xuất kih doanh trong cơ ché thị trường, đã đứng vững và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) có hiệu quả; chất lượng kỹ, kỹ thuật cũng như uy tín của côg ty ngày càng được nâng cao. Một số công trình tiêu biểu, chất lượng cao của công ty đã được biểu dương khen thưởng, gắn biển, tặng bằng chất lượng cao và huy chương vàng với những thành quả đạt được như vậy công ty vẫn luôn luôn phấn đấu duy trì và ngày càng vuơn lên. Trong những năm qua công ty đã luôn phấn đấu làm tốt quan hệ; tìm kiếm nhiều công trình, hàng năm doanh thu của công ty đều tăng cụ thể kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2001 và 2002. bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ĐVT: VN CHỉ tiêu Thực hiện chênh lệch 2001 2002 Tuyệt đối Tương đối(%) 1 Doanh thu 49.757.137.525 61.188.643.196 11.431.054.671 22,97 2 Tổng chi phí 47.454.764.500 57.827.643.702 10.327.879.202 21,19 3 - NVL, chi phí sản xuất chung - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý - Lợi nhuận thuần 46.816.855.127 637.909.373 312.087.524 57.203.749.327 623.894.375 623.894.806 10.386.894.200 -14.014.998 600.933.282 22,19 -2.19 192,55 4 Thuế tức lợi 78.021.881 228.255.202 150.233.321 192,55 5 Thu nhập bình quân 500 650 150 36 Qua một số chỉ tiêu của năm 2001 và 2002 công ty đã đạt được kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng khẳng định mình trên thị trường. II. chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1. chức năng và nhiệm vụ của côn ty a) Chức năng: Chức năng chính của công ty là chuyên nhận thầu, xây dựng các công trình như nhà ở, nhà xưởng nhà điều hành, bệnh viện, nhà trườn. - Công ty là đại diện pháp nhân trước cơ quan quản lý nhà nước chịu mọi trách nhiệm trước tổng công ty - Bộ công nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khac. b) Nhiệm vụ. là một doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của công ty là quản lý tài sản, tiền vốn và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) với mục tiêu lấy thu bù chi, có lãi và phải đóng góp đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đối với người lao động. - Trước đây trong thời cơ chế bao cấp thì nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thực hiện các chỉ tiêu nhà nước giao. Vật tư tiền vốn do nhà nước cấp đến việc bàn giao sản phẩm tiêu thụ cũng bao cấp do đó chất lượng sản phẩm cũng không được nâng cao. Nhưng từ khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường thì nhiệm vụ của công ty cũng nặng nề hơn. Công ty vừa tìm kiếm thị trường vừa phải lo tổ chức thi công sao cho đúng tiến độ, đẹp về kỹ thuật đảm bảo về kỹ thuật nhằm nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, song điều quan trọng làm sao hạ được giá thành công trình đem lại lợi nhuận cho đơn vị 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. a) Ngành nghề sản xuất chủ yếu kinh doanh của công ty là . - Xây dựng công trình đến quy mô lớn, công trình công nghiệp nhóm B và một số công trình thuộc dự án nhóm A lắp đặt trang thiết bị nội thất san lắp mặt bằng. - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Sản xuất các sản phẩm từ nhựa y tế và nội ngoại thất công trình. - Xây dựng các công trình thuỷ lợi. - Dịch vụ vật tư xây dựng. - Xây dựng các công trình điện 35KW.. b) Tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty. hàng năm cong ty luôn làm tốt công tác đóng góp ngân sách cho nhà nước và chăm lo cho người lao động. sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phong tổ chứchành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phó giám đốc Phòng kế toán tài chính XNXD số 6 XNXD số 4 XNXD số 2 XNXD số 5 XNXD số 3 XNXD số 7 XNXD số 1 -Phòng tài chính kế toán :có trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính của công ty, phản ánh trung thực nhất về tình hình tài chính của công ty, giúp giám đốc của công ty có những quy định biện pháp định điều chỉnh đúng đắn. sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng các nhân viên kế toán xí nghiệp Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư - Kế toán trưởng là nơi chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán của công ty giám sát tòan bộ quá trinhf kinh doanh của đơn vị là người hướng dẫn thực hiện và vận dụng các chế đọ về quản lý tài chính của công ty. - Kế toán vật tư: theo dõi biến động tình hình nhập xuất trên các loại phiếu vật tư, định mức tiêu hao. - Kế toán thanh toán: đảm nhận công việc thanh toán tiền lương tiền mặt và các tài sản cố định, xác định kết quả kinh doanh. - Kế toán tổng hợp: các bộ phận kế toán trên sẽ tập hợp các số liệu để kế toán tổng hợp kiểm tra và lập báo cáo kế toán. - Thủ quỹ : thực hiện việc thu chi quản lý, tiền mặt ngoại tệ.. và kiểm kê quản lý tiền điện, tiền nhà. - Các nhân viên có nhiệm vụ trách nhiệm trong lĩnh vực của mình và chịu sự chỉ đạo, và quản lý của kế toán trưởng tron công tác kế toán. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. - hàng ngày căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp, chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sở đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và sôa dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính để giúp lãnh đạo công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối phát sinh Sổ thẻ kế toán chi tiết sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra II. Tình hình thực tế công tác kế toán của doanh nghiệp 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng CB của ngành xây lắp và thực tế của công ty với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất từ thi công xây sựng công trình cho đến thí nghiệm bàn giao công trình, hạng mục công trình thường là kéo dài dó đó để đáp ứng yêu cầu quản lý công tác kế toán đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xây dựng từng công trình, từng hạng mục của công trình ngoài ra đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty còn có thể là sản phẩm lao vụ, dịch vụ khác . Mỗi công trình hạng mục công trình khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao được theo dõi trực tiếp trên sổ chi phí để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Các công trình hạng mục công trình đều được theo dõi chi tiết trên cùng một trong sổ theo dõi các yếu tố chi phí tạo nên giá thành gồm. - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp (tiền lương. BHXH, KPCĐ) - Chi phí may thi công - chi phí sản xuất chung. sổ chi phí được tập hợp theo từng tháng, từng quý luỹ kế toán đến cuối năm, cuối quý, cuối thánh dựa trên sổ chi phí sản xuất cho từng tháng. Với cơ sở tập hợp như trên và đặc điểm của ngành thì đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty cũng đồng thời là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 2. Phân loại chi phí sản xuất và hệ thống định mức chi phí sản xuất. Hiện nay chi phí sản xuất của công ty bao gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đó chi phí trực tiếp gồm: - Chi phí vật liệu (TK621) - Chi phí nhân công (TK622) - Chi phí sử dụng máy (TK623) - Chi phí sản xuất chung ( TK627) a) Chi phí vật liệu: chi phí này bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính (như: vôi, đá, cát. sỏi..) các cấu kiện phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng CB cần cho việc hạch toán và hoàn thành công trình. b) Chi phí nhân công: chi phí này là những khoản tiền lương, tiền công được trả theo số ngày công của công nhân trực tiếp, tham gia thực hiện công trình. Số ngày công gồm cả lương lao động chính, phụ, cả công tác chuẩn bị và kết thúc thun dọn hiện trường thi công. Trong chi phí nhân công có chi phí tiền lương xây dựng CB, chi phí phụ cấp tiền lương và các khoản trả công cho người lao động thuê ngoài. Lương cơ bản căn cứ vào cấp bậc công việc để thực hiện khối lượng công việc ghi trong đơn giá và tiền lương phù hợp với quy trình bảng lương. Hàng tháng công ty trích 15% BHXH, 2%BHYT. 2%KPCĐ tính vào giá thành sản phẩm (còn 5%BHXH, 1% BHYT phải thu ở công nhân viên chức công ty trừ lương hàng thánh) c) Chi phí sử dụng máy. Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy, trong khoản mục chi phí này bao gồm tiền thuê máy, tiền lương công nhân sử dụng máy, chi phí phát sinh sử dụng máy thi công chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch khấu hao cơ bản máy thi công, các chi phí vật liệu phụ (xăng, dầu) trực tiếp cho hoạt đọng của máy. d) Chi pí sản xuất chung. Bao gồm chi phí huy động vốn giải thể, chi phí thí nghiệm, chi phí mua ngoài (điện nước) dùng cho hoạt động của đội và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho công tác giao thầu, nghiêm thu, bàn giao công trình, giữa các bên có liên quan. 3. kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Với quy mô sản xuất kinh doanh vừa, các nghiệp vụ phát sinh nhiều do đó công ty đã chọn hìh thức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Để nắm vững được tình hình chi phí sản xuất và phục vụ việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty tập hợp chi phí sản xuất theoi khoản mục sau: 3.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trò trong giá thành xây dựng tại công ty xây sựng công nghiệp nhẹ số 1, nguyên vật liệu được sử dụng nhiều chủng laọi khác nhau có tính năng công dụng khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau có tính năng công dụng khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và bảo đảm tính chính xác trong giá thành xây dựng. Là một loại chi phí sản xuất trực tiếp nên chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng của từng laọi vật liệu. ở công ty tuỳ theo khối lượng và tính chất của công trình, phòng kỹ thuật triển khai theo hình thức giao khoán gọn cho các đội. Như vậy vật tư đưa vào thi công tại công ty chủ yếu lầ mua ngoài nên đã có ảnh hưởng không nhỏ én công tác quản lý và hạch toán khoản mục này. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và quá trình tổ chức thi công xây lắp ở công ty nên vật tư sử dụng cho thi công ở công trình thường do các đơn vị mua ngoài. khi có nhu cầu về sử dụng vật liệu các đội phải có giấy xin tạm ứng (hoặc vay) phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào lượng vật tư đã bóc tách trong dự toán gửi sang. Sau đó các đội phải tập hợp từ (khoá đóng, phiếu chi, nếu chi bằng tiền mặt) phiếu thu của đơn vị bán hàng. biên bản nghiệm thu khối lượng, hợp đồng mua bán cung cấp vật tư, chuyển về phòng kinh tế kỹ thuật để theo dõi. Các chứng từ này sau khi đã được phòng kinh tế kỹ thuật, thủ trưởng đơn vị kế toán trưởng, ký đuyệt hoàn ứng. Khi quyết toán các khoản tạm ứng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoá đơn tài chính, phiếu chi tiền, phiếu nhận tiền. Thực chất là vật liệu các đội đã thu mua về xuất dùng thẳng trực tiếp cho thi công xây dựng công trình. Do đó giá xuất dùng vật liệu sử dụng là thực tế. Giá thực tế ở đây bao gồm cả giá mua và giá chi mua. Còn thủ tục xuất kho, nhập kho chỉ là thực hiện trên giấy tờ để phòng kỹ thuật theo dõi tình hình sử dụng vật tư ở các đội cho công trình (để đối chiếu với khối lượng theo dự toán được duyệt) vì vậy công ty rất chú trọng đến phòng quản lý vật tư từ khấu hao mua vận chuyển và trong cả quá trình sản xuất sản xuất thi công ở hiện trường. Hàng tháng căn cứ vàohồ sơ hoàn ứng, kế toán tập hợp chứng từ ghi sổ vào sổ chi tiết TK621, TK141(3) và vào sổ cái. Các chứng từ liên quan đến vật tư được kế toán vật tư tập hợp lại để lấy số liệu ghi vào bảng kê chi phí nguyên vật liệu này được lập cho từng loại vật liệu và chi tiết cho từng công trình (xem biểu 01) Biểu 01 Cty XDCNN số 1 XN: XD số 4 Trích : bảng kê khai chi phí NVL tháng 3/2003 ĐVT: 1000đ Tên vật liệu Xuất cho công trình ĐVT Số lượng Dánh giá Thành tiền NVL chính (TK1521) Cát vàng Xi măng Vôi Gạch Xát xây Cát pha Xuất kho công trình Cải tạo trường mầm non Ba đình- HN Xuất cho bộ phận nhân công trực tiếp m3 m3 m3 m3 m3 m3 2000 1500 2500 1000 1250 1315 30.000 25.000 30.000 20.000 45.000 50.000 314.5000.000 60.000.000 37.000.000 75.000.000 20.000.000 56.250.000 65.750.000 NVL phụ (Tk1522) - Củi đốt - Than Xuất cho bộ phận nhân công Kg Kg 80 50 12800 15000 1774000 1.024000 750.000 Nhiên liệu (Tk1523) Diezen Dầu nhớt Xăng Nhiên liệu cho bộ phận sử dụng máy Lít Lít Lít 300 250 250 5700 9200 4000 5.010.000 1710.000 2300.000 1000.000 ....... ........... ..... ...... ..... .... Công cụ dụng cụ (Tk153) Dao xây Bay Công cụ dụng cụ xuất cho chi phí sản xuất chung Cái Cái 45 35 10.000 9000 765000 450.000 315.000 Cộng 339.759.000 Kế toán trưởng (Ký , họ tên) Kế toán vật tư (Ký , họ tên) Người lập biểu (Ký , họ tên) Từ bảng kê khai chi phí nguyên vật liệu chứng từ khác kế toán tiến hành vào vhứng từ ghi sổ (xem mẫu 01) Công ty xây dựng công nghiệp nhẹ số 1 sử dụng TK621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để kết chuyển vào chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. nếu dùng cho quản lý doanh nghiệp được kết chuyênr vào TK642 và nếu dùng cho xây dựng cơ bản được kết chuyển thẳng vào TK241 “xây dựng dở dang” Mẫu 01 Cty XDCNN số 1 XN: XD số 4 Chứng từ ghi sổ số : 154 tháng 31/3/2003 ĐVT: 1000đ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán tiền mua vật tư công trình 621 623 627 1413 316.274.000 22.720.000 765000 339.759.000 Cộng 339.759.000 339.759.000 Kèm theo .. chừng từ gốc Người lập biểu (Ký , họ tên) Kế toán trưởng (Ký , họ tên) Từ các các chứng từ g._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1207.doc
Tài liệu liên quan