Tình trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà, một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của giun Ascaridia galli và biện pháp phòng trừ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nghề nuôi gà ở nước ta đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó nuôi gà ở gia đình chiếm một vị trí quan trọng, phát triển trên địa bàn rộng ở cả nông thôn, thành thị, vùng ven đô, trung du, miền núi với quy mô số lượng ngày càng tăng nhằm mục tiêu sản xuất nhiều thịt, trứng phục vụ cho xã hội. Song song với sự phát triển của ngành chăn nuôi gà thì dịch bệnh trên đàn gà cũ

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tình trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà, một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của giun Ascaridia galli và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngày càng phức tạp. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà phải kể đến bệnh ký sinh trùng. Đặc biệt ký sinh trùng đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc, gia cầm. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, lấy thể dịch tổ chức của vật chủ làm thức ăn, làm cho vật nuôi còi cọc, chậm lớn, giảm sản lượng trứng, sữa, giảm phẩm chất thịt, sức cày kéo, giảm phẩm chất lông, da. Nặng hơn nữa, nếu vật nuôi nhiễm ký sinh trùng với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột và chết. Không chỉ vậy, chúng còn tác động lên vật chủ bằng độc tố, đầu độc vật chủ, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh. Như viện sỹ Skrjabin đã nói: “Ký sinh trùng mở đường cho các bệnh truyền nhiễm”. Chính phương thức sống ký sinh trong đường tiêu hoá của các loài giun sán đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hoá, hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phần lớn ký sinh trùng gây bệnh cho súc vật nuôi ở thể mạn tính, các bệnh ký sinh trùng ít biểu lộ những dấu hiệu đặc trưng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và xử lý. Bởi vậy, cho đến nay bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi vẫn là một bệnh khá phổ biến gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Để có sự thay đổi cách nhìn nhận đối với bệnh ký sinh trùng, góp phần xây dựng biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả trong chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà, một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của giun Ascaridia galli và biện pháp phòng trừ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu thành phần loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hoá của gà. Tìm hiểu quy luật nhiễm giun sán theo hình thức chăn nuôi và theo độ tuổi. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun đũa gà. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh giun đũa gà. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung cơ sở lý luận về tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hoá chủ yếu ở gà. Đóng góp cơ sở thực tiễn vào công tác chẩn đoán và xây dựng biện pháp phòng chống các bệnh giun, sán đường tiêu hoá chủ yếu cho đàn gà. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của gia cầm Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số giun, sán ký sinh ở đường tiêu hoá của gia cầm có tính phổ biến và gây tác hại nhiều. Những giun, sán khác chỉ đề cập khái quát về thành phần loài giun tròn ký sinh ở gia cầm đã được phát hiện ở Việt Nam và trên thế giới. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Zeder, (1800) [34], Rudolphi, (1819) [37], Perez Vigueras, (1931) [39], Cram, (1933) [33] đã phát hiện các loài giun tròn ký sinh ở gia cầm gồm: STT Loài Vật chủ Nơi ký sinh Ascaridia galli Gà, gà tây Ruột non, ruột già, mề, diều Ascaridia columbae Bồ câu Ruột non Ascaridia dissimilis Gà tây Ruột non Ascaridia bonase Gà gô Ruột non Ascaridia lineata Gà, ngỗng Ruột non Heterakis gallinarum Gà Manh tràng H.beramporium Gà Manh tràng Syngamus Trachea Gà, gà tây Khí quản, phế quản Microfilaria seguini Gà Amidostomum anseris Ngỗng, vịt Mề, diều Acuaria (Dispharynx) nasuta Gà Cuống mề, mề A. (Dispharynx). hamulosa Gà Thực quản, cuống mề Acuaria(Cheilospirura)hamulosa Gà, gà tây, trĩ Mề Tetrameres fissipina Gà, vịt, ngỗng Cuống mề Tetrameres moletidai Gà Tetrameres americana Gà, vịt, bồ câu Dạ dầy tuyến Tetrameres pattersoni Chim cút Dạ dầy tuyến Oxyspirura mansoni Gà, gà tây Kết mạc mắt, xoang mũi Physocephalus sexalatus (larvae) Gà Gongylonema erami Gà Spirocerca lupi (larvae) Gà Capillaria annulata Gà, gà tây Thực quản, diều Capillaria caudinflata Gà, bồ câu Ruột non Capillaria Obsignata Bồ cầu, gà, chim Ruột non Capillaria retusa Gà Capillaria anatis Gà, vịt, ngỗng Manh tràng Capillaria bursata Gà Avioserpens taiwana Vịt Hàm dưới, cằm, vai Orinithostrongylus Bồ câu Trong đó một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá gia cầm có tính phổ biến là: 2.1.1 Capialria annulata Capialria annulata được Molin lần đầu tiên phát hiện vào năm 1858. Đến 1903, Godoelst cũng phát hiện ra loại giun này trên gia cầm nhưng với tên khác là Trichosoma delicatissum. Vật chủ: các loại gà gà con, gà giò, gà tây, ngỗng, gà gô trắng, gà lông mầu, gà gô, gà lôi, chim cút. Vị trí ký sinh: thực quản và diều của gia cầm. Hình thái học: giun dài, nhỏ, mảnh. Con đực thường dài từ 1 - 26mm, rộng 52 - 74µm. Con cái dài 25 - 60mm, rộng77 - 120µm. Lỗ sinh dục cái ở nửa trước của thân, hình tròn. Trứng có nắp, kích thước 55 - 66 x 26 - 28µm. Vòng đời: ở gia cầm bị nhiễm Capialria annulata, trứng giun thường xuyên được thải theo phân ra ngoài. Ở môi trường ngoài trứng phát triển thành phôi hoạt động rất chậm 24 ngày đến 1 tháng. Theo Wehr [47] phát hiện ra cả hai loài giun đất Esenia foetidus và Allolobophora caliginosus là vật chủ trung gian của loại giun này. 2.1.2 Dispharynx nasuta Vật chủ: gà, gà tây, gà lôi, ngỗng, chim bồ câu và các loài chim hoang dại khác. Vị trí ký sinh: thành của dạ dầy tuyến, đôi khi gặp ở thực quản, rất hiếm khi gặp ở ruột non Hình thái học: con đực dài từ 7 - 8,3mm, rộng 230 - 315µm. Con cái dài 9 - 10,2mm, rộng 360 - 565µm. Giun cái thường cuộn tròn như lò xo, lỗ sinh dục cái ở mặt lưng. Giun cái đẻ trứng, trứng có chứa phôi bào. (Rudolphi 1819) [37] Vòng đời Trong thời gian 4 ngày sau khi vật chủ nuốt phải phôi trứng, ấu trùng thoát khỏi trứng và tìm đến các mô, các xoang của cơ thể vật chủ. Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 26 ngày 27 ngày sau khi được động vật cảm nhiễm ăn phải, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. - Bệnh lý học: ở những gia cầm bị bệnh, giun được tìm thấy ở tầng sâu trong chất nhầy của dạ dầy tuyến. Dạ dầy tuyến thường bị viêm loét. Trong trường hợp bệnh nặng, thành của dạ dầy tuyến trở nên tăng sinh dầy lên, thấm ướt [31]. 2.1.3 Tetrameres americana Vật chủ: các loại gà, ngoài ra còn thấy ở vịt, bồ câu, ngỗng. Vị trí ký sinh: dạ dầy tuyến. Hình thái học: giun thường mầu đỏ. Có sự phân biệt về hình dáng giữa con đực và con cái rất nhiều. Con đực hình sợi chỉ, dài 5 - 5,5mm, rộng 116 - 133 µm, đuôi thẳng hình nón, 2 gai giao hợp dài không bằng nhau. Con cái có dạng hình hạt, dài 3,5 - 4,5mm; rộng 3mm. Cơ thể phân thành 4 múi, đầu và đuôi làm thành 2 mũi nhọn, giữa thân con cái phình to với một tử cung chứa đầy trứng. Trứng giun có kích thước 4,1 - 57×26 - 34µm, vỏ trứng dầy, bên trong có chứa ấu trùng. Vòng đời: Tetrameres americana phát triển gián tiếp. Trong vòng đời của loại giun này cần ký chủ trung gian là các loài giáp xác nhỏ như Melanoplus femurrubrum và Melanoplus differentialis. Khi gia cầm ăn phải ký chủ trung gian thì ấu trùng sẽ bám vào dạ dầy tuyến và phát triển thành giun trưởng thành sau khoảng 42 ngày. Bệnh lý học: khi gà bị nhiễm Tetrameres americana ở mức độ nặng, gà trở nên, gầy mòn, thiếu máu [32]. Thành của dạ dầy tuyến tăng sinh dầy lên. 2.1.4 Tetrameres patterson Nghiên cứu trên chim cút, năm 1933 Cram đã tìm thấy loại Tetrameres pattersoni. Vật chủ: chim cút Vị trí ký sinh: dạ dầy tuyến Hình thái học: giun Tetrameres pattersoni có mầu đỏ sáng, con giun cái tìm thấy ở trong lỗ tuyến của dạ dầy tuyến, con đực tìm thấy ở trên bề mặt của chất nhầy dạ dầy tuyến. Giun cái thường đẻ trứng, trứng sau khi được vật chủ trung gian ăn phải sẽ hình thành ấu trùng. Vật chủ trung gian của loài giun này thường là lớp giáp xác nhỏ như Melanoplus femurrubrum, Chortophaga hoặc loài gián Blattella germanica [33]. Các ấu trùng thường được bao bọc bởi lớp màng bọc (cyst) và thường nằm sâu trong lớp cơ hoặc màng treo ruột hoặc trong các xoang của cơ thể. Mỗi cyst gồm 1 - 3 ấu trùng. Ở điều kiện tự nhiên các loại gà, bồ câu, vịt không nhiễm loại giun này. 2.1.5 Amidostomum anseris Năm 1800 Zeder đã phát hiện ra loại giun tròn Amidostomum anseris Vật chủ: vịt ngỗng, chim bồ câu Vị trí ký sinh: dạ dầy cơ Các bang New York, Delaware, Pannsylya và Washington Mỹ đều có thông báo về tình hình nhiễm loại giun này. Các loài động vật như thiên nga, chim sâm cầm, chim mỏ cứng, mòng biển, chim cét, quạ, chim cút đều không cảm nhiễm loại giun này khi bị gây nhiễm [34]. Enigk và Dey - Hazra [35] cho biết ấu trùng của Amidostomum anseris có thể di hành theo đường phổi, hoặc dưới da nhưng không qua đường miệng. Khoảng 40 ngày sau khi vật chủ cuối cùng nuốt phải ấu trùng gây nhiễm thì giun trưởng thành hình thành. Enigk và Dey - Hazra cũng cho biết về bệnh lý khi gà bị nhiễm loại giun này. Con vật bị nhiễm giun này thường gầy mòn, kém ăn, lớp áo mề bị hoại tử bong tróc ra thành từng đám mầu nâu xẫm hoặc mầu đen ở những chỗ sát ngay nơi giun ký sinh. Ngoài ra, tác giả còn cho biết có sự thay đổi sinh lý máu của vật bị nhiễm loại giun này. 2.1.6 Ascaridia columbae Năm 1790, Gmelin đã phát hiện Ascaridia columbae ký sinh ở ruột non của chim bồ câu. Ascaridia columbae có vòng đời tương tự như Ascaridia galli nhưng nó gây tổn thương nặng hơn ở bồ câu với đặc điểm là ở giai đoạn ấu trùng Ascaridia columbae thường xuyên qua lớp chất nhầy của ruột vào gan và phổi [46]. Giun trưởng thành hình thành trong thời gian khoảng 37 ngày sau khi phôi trứng được vật chủ cuối cùng ăn vào. 2.1.7 Ascaridia dissimilis Năm 1931, Perez Vigueras phát hiện ra giun đũa Ascaridia dissimilis ký sinh trong ruột non của gà tây. Mặc dù, đã có một số tài liệu thông báo có 2 loại Ascaridia galli và Ascaridia dissimilis, nhưng chỉ tìm thấy Ascaridia dissimilis ký sinh trên gà tây [39]. Để phân biệt 2 loại giun này dựa vào con dựa vào đuôi và kiểu gai thịt của con đực. Ascaridia dissimilis con đực dài 35 -65mm. Các núm gai thịt dài 1,3 - 2,2 mm. Phần cuối của núm gai thịt tròn, cặp gai đầu tiên nằm đối diện với giác bụng. Các đôi gai thịt ở bụng thường cách nhau một khoảng rất nhỏ nằm sau hậu môn. 2.1.8 Heterakis gallinarum Năm 1788, lần đầu tiên Schrank đã phát hiện ra loài giun kim ở gia cầm Heterakis gallinarum - Vật chủ: gà, gà tây, vịt, ngỗng, gà gô trắng, chim cút. - Vị trí ký sinh: manh tràng - Hình thái: loài giun này thường nhỏ, mầu trắng. Miệng được bao quanh bởi 3 môi nhỏ. Con đực dài 7 - 13mm, đuôi nhọn và có cánh bên, giác bám rất phát triển, có giác bám sinh dục. Hai gai giao hợp dài không bằng nhau, cái bên phải dài 0,85 – 2,8mm, cái bên trái dài 0,3 - 71,1mm. Con cái dài 10 - 15mm, đuôi dài và thon nhọn, trứng hình bầu dục, vỏ dầy. - Vòng đời của giun kim: giun kim gà phát triển trực tiếp. Trong thời gian trên dưới 2 tuần, dưới điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, trứng hình thành trứng có khả năng gây nhiễm [41]. Khi vật chủ ăn phải trứng sẽ tới ruột non và trong vòng 24 giờ sẽ phát triển thành giun. Lee và Lestan [41] cũng cho biết giun đất khi ăn phải trứng giun kim cũng có thể thành ký chủ chứa mầm bệnh và gây nhiễm cho gà. Ở Việt Nam, bệnh giun kim (Heterakidosis) rất phổ biến ở gà, gà tây và các loại gà rừng ở nước ta. Tác nhân gây bệnh là 6 loài giun kim được phát hiện ở nhiều tỉnh [7] gồm: Heterakis gallinarum: loại giun kim ký sinh ở gà nhà, gà rừng, gà lôi trắng, vịt nhà. Loài giun này đã phát hiện ở Lai Châu (3,4, 4-1963), Thanh Hoá (3-1964), Hà Bắc và nhiều nơi khác. Theo các tác giả Trịnh Văn Thịnh 1963, [7] Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977 [28] cho biết: trên thế giới, bệnh thấy ở khắp nơi. Heterkis beramporia (Lanne, 1914): ký sinh ở gà, gà rừng, ngỗng, ngan ở hầu hết các tỉnh trong nước [24]. Trên thế giới đã phát hiện ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin [9]. Heterakis variabitis (Chandler, 1962): ký sinh ở gà tiền đã phát hiện ở Quảng Ninh (11/1969) [28 ]. Trên thế giới đã phát hiện ở Ấn Độ Heterakis pavonis (Maplestone, 1932): ký sinh ở gà lôi trắng, đã phát hiện ở Lạng Sơn (12/1962), Nghĩa Lộ (10/1963); Tuyên Quang (10/1965) [28]. Heterakis irolabiata (Chandler, 1920): ký sinh ở gà rừng, gà so bụng hung, gà so ngực gụ. Đã phát hiện ở Lai Châu (5/1963), Tuyên Quang (10/1965), Quảng Ninh (12/1965) (Phan Thế Việt, 1969). Trên Thế giới đã phát hiện ở Ấn Độ [28]. Gà, gà tây mắc bệnh này là do ăn phải trứng cảm nhiễm Heterakis gallinarum bài xuất cùng với phân ra ngoài. Sau 1 - 2 giờ xâm nhập vào đường tiêu hoá, ấu trùng nở ra khỏi trứng và xuống manh tràng. Ở manh tràng, ấu trùng chui vào thành ruột, nhưng từ 5 - 7 ngày sau chúng lại trở lại thành ruột. Thời gian phát triển của chúng đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể từ 25 - 34 ngày, nhưng thời gian sống không quá 1 năm (A.N.Oxipov, 1957) [28]. Các tác giả (Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, 1977) cho biết: sự phát triển ấu trùng trong trứng giun Heterakis gallinarum đến giai đoạn cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm trong thiên nhiên, có thể kéo dài 6 - 7 ngày về mùa hè, đến 15 - 27 ngày trong mùa thu và mùa đông (10 - 150C). Bệnh ở gà con nặng hơn ở gà trưởng thành. Bệnh lây lan chủ yếu do gà ăn phải trứng cảm nhiễm và sẽ mắc bệnh trong thời gian 25 - 34 ngày [28 ]. 2.1.9 Ascaridia galli 2.1.9.1 Cơ sở l ý luận về giun đũa gà Đặc điểm sinh vật học của giun đũa gà Ascaridia galli Bệnh giun đũa gà do loài Ascaridia galli gây nên Vị trí phân loại của Ascaridia galli Giun đũa gà có tên khoa học là Ascaridia galli. Vị trí phân loại này trong hệ thống phân loại (Theo Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977) [28] như sau: Liên ngành : Scolecida Chuxley, 1856 Ngành : Nemathelminthes Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp: Rhabditia Pearse, 1942 Bộ: Ascaridia Skjabin et Schulz, 1940 Phân bộ: Ascaridata Skjabin, 1915 Họ: Ascaridiiae Travassos, 1919 Giống: Ascaridia Duardin, 1845 Loài: Ascaridia galli Schrank, 1788 Ascaridia lineata Schneider, 1866 Ascaridia anseris Schwart, 1925 Loài Ascaridia galli có các đồng tên sau: Ascaridia gallopavonis Gmelin, 1790 Ascaridia perspicillum Rudolphi, 1803 Ascaridia gibbsa Rudolphi, 1808 Ascaridia inflexa Dujardin, 1866 Heterakis inflexa Schneider, 1886 Heterakis perspicillum Railliet, 1893 Ascaridia perpicilum Đujarin, 1845 Ascaridia lineata Schneider, 1866 Ascaridia compressa Hình thái học của Ascaridia galli Giun có mầu trắng hay vàng nhạt. Đầu thuôn nhỏ, miệng có ba môi xếp cân đối, mỗi môi gồm 3 thuỳ, môi lưng to hơn hai môi kia. Ở mặt trong của thuỳ giữa mỗi môi mang một hàng răng nhỏ. Hai cánh cạnh hẹp chạy dài suốt thân. Thực quản không có chỗ phình to như củ hành. Thân giun được bao bọc một lớp vỏ mà trước vẫn gọi là lớp vỏ kitin, ở trên lớp vỏ có các vùng ngấn làm tăng ma sát phần vỏ để di chuyển. Đuôi giun đũa nhọn, gần đuôi, sát phía bụng có lỗ hậu môn [26]. Giun đực có chiều dài 5 - 7 cm, đường kính 0,6mm, chóp đuôi vắt chéo. Mỗi bên mang một màng cánh. Đuôi có 10 cặp gai thịt, trong đó có 3 cặp ở cùng và ở gần giác. Giác có đường kính 0,22mm, có rìa kì lên. Sau lỗ huyệt có 3 cặp gai thịt có cuống và hai cặp không có cuống. Hai cạnh gai thịt hợp lại phía sau liên hệ với những cánh đuôi. Có hai gai giao hợp gần bằng nhau, kết thúc thành núm 3 - 4mm [26]. Đuôi con đực thường cong lên để cuốn vào thân con cái chỗ có lỗ sinh dục khi giao hợp, lỗ hậu môn con đực cũng chính là chỗ phóng tinh [19]. Giun cái chiều dài 8 - 10cm, đường kính 1,5cm, chóp đuôi thẳng hình nón. Lỗ sinh dục cái ở khoảng giữa thân về phía trước [26]. Vòng phát triển của Ascaridia galli Chu kỳ gồm hai giai đoạn - Giai đoạn bên ngoài Giun cái đẻ nhiều trứng ở ruột non, một ngày giun cái đẻ khoảng 2700 trứng. Trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ … thích hợp, sau 15 - 20 ngày, trong trứng hình thành ấu trùng gây nhiễm (A3) ở môi trường ngoại cảnh. Trứng giun gây nhiễm nếu được giun đất nuốt phải, ấu trùng gây nhiễm thoát vỏ và tồn tại trong niêm mạc ruột của giun đất. Nếu gà nuốt phải trứng gây nhiễm và giun, ấu trùng giun cũng phát triển thành dạng trưởng thành [26]. - Giai đoạn bên trong cơ thể gà Bắt đầu từ lúc nuốt phải trứng cảm nhiễm. Sự nở của ấu trùng bắt đầu từ lúc nghiền cơ giới trong mề, nhưng chỉ hoàn thành sau khi có tác dụng của dịch tiêu hoá. Ấu trùng chui ra khỏi trứng ở ruột non của gà. Ấu trùng gây nhiễm sống ở xoang ruột, 8 ngày sau nó chui vào dưới niêm mạc và ở đó không dưới 10 ngày. Sau đó ấu trùng chui vào ruột và biến thái để thành giun trưởng thành. Thời gian để ấu trùng phát triển thành dạng giun trưởng thành kể từ khi xâm nhập vào gà là 28 - 56 ngày [25]. d. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của giun đũa gà Giai đoạn 1 Trứng giun: trứng có hình ô van, hìn bầu dục, vỏ nhẵn. Kích thước 0,07 - 0,08 × 0,045 - 0,05mm. Vỏ dầy gồm 3 lớp màng là màng ngoài, màng trong và màng giữa. Trong đó màng giữa phát triển sáng hơn. Nhân không phân chia khi đẻ [25]. Trứng mới đào thải ra khỏi cơ thể nên chưa có sự phát triển của phôi bào, phôi bào vẫn chỉ là một khối [19]. Giai đoạn 2 Trứng vẫn gồm có 3 màng là màng ngoài, màng giữa, màng trong, phôi bào đã bắt đầu phát triển, bao gồm sự biến thành 2, 3, 4 phôi bào và cuối cùng thành hình quả dâu [19]. Giai đoạn 3 Vỏ trứng mỏng dần, mầu nhạt đi, phôi bào đã chuyển thành ấu trùng. Ở giai đoạn này những chuyển dạng của ấu trùng có thể xảy ra rất nhanh chóng như ấu trùng từ ngắn và mập đến dài và thon hơn [19]. Giai đoạn 4 Trong trứng đã hình thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm A3 ở giai đoạn này, vỏ trứng rất mỏng, mất mầu và gần như không thấy. Trong quá trình nghiên cứu trứng giun đũa, việc xác định trứng giun còn sống hay đã chết có ý nghĩa rất quan trọng. Do những yếu tố khác nhau, đa số trứng giun bị phá huỷ khi phát triển ở môi trường ngoại cảnh. Để xác định trứng giun còn sống hay đã chết phương pháp chắc chắn nhất là nuôi cấy trứng và trứng có thay đổi khi nuôi là còn sống, có thể quan sát bằng kính hiển vi: trong trứng xuất hiện không bào, phôi có thể bị tan rữa [19]. e. Tác hại gây bệnh của giun đũa gà Bệnh thường làm giảm khả năng sinh trưởng của gà, gà gầy yếu, còi cọc, chậm lớn. Khi gà nhiễm nhiều giun sẽ gây trúng độc toàn thân do độc tố tiết nhiều và rối loạn dinh dưỡng do chúng hút chất dinh dưỡng của ký chủ. Đối với gà đẻ nếu nhiễm giun đũa cũng gây giảm đẻ. Quan sát ở một nông trường Đặng Kim Lưu, 1996 [14] cho biết: gà 5 tháng tuổi bị nhiễm giun đũa chỉ nặng 450 - 820g. Gà được tẩy giun đạt 1200 - 1500g. Gà mái có giun đũa tỷ lệ đẻ giảm 5 - 10%. Bệnh giun đũa làm gà con chết nhiều nhất là vùng chăn nuôi tập trung. Đặng Kim Lưu, 1996, cho biết: ở một nông trường tỷ lệ gà con chết vì giun đũa lên tới 94% [14]. Cơ chế sinh bệnh Ấu trùng giun đũa sau khi nở chui vào niêm mạc ruột non và phát triển ở đó gây viêm tụ máu mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như Salmonella gallinarum, Salmonella pullorum, E. coli… Khi gà nhiễm nhiều giun thường tắc ruột, thậm chí thủng ruột hay rách ruột. Do mật độ giun kích thích vào ruột, ngoài ra giun còn bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng làm niêm mạc đường tiêu hoá bị tổn thương như xung huyết, xuất huyết nên hạn chế sự hấp thu vitamin A và các chất dinh dưỡng khác làm cho gà chậm lớn, còi cọc [26]. Giun đũa thường sống trong ruột non của gà. Chúng phải tự nuôi dưỡng bằng ăn các mô, tế bào thượng bì cướp một phần thức ăn mà ký chủ tiêu hoá trước. Chúng thường tập trung ở tá tràng là chỗ có dưỡng chấp. Tác động này tiếp diễn liên tục trong một thời gian dài bởi rất nhiều giun đũa gây tổn hại rất lớn làm cơ thể sinh trưởng kém, bị thiếu máu, gầy còm, lâu ngày có thể chết [26]. Ngoài ra, giun đũa gà trưởng thành và ấu trùng còn tiết ra chất độc để đầu độc ký chủ. Nói chung, chất độc do ấu trùng tiết ra có tác động mạnh hơn so với giun trưởng thành, gà con bị thiếu máu gầy mòn hơn gà trưởng thành do vậy gà con nhiễm nhiều giun thì dễ chết hơn gà trưởng thành [26]. Một số biểu hiện bệnh do giun đũa gà gây ra Bệnh giun đũa gà Ascaridia galli gây ra được biểu hiện ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào số lượng giun đũa, tình trạng sức khoẻ, tuổi, mùa vụ, chăm sóc, thể trạng. Gà nhiễm bệnh giai đoạn đầu ít thấy biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt. Nhưng sau 1,5 - 2 tháng thấy gà mệt mỏi, xù lông, còi cọc, tiêu chảy, da xanh xao và thiếu máu [26]. Gà lớn thường bệnh nhẹ, triệu chứng không rõ rệt, gà không được béo, lông kém mượt, mào rụt lại và mất mầu đỏ tươi, chân trắng và khô, có khi đi ỉa. Gà mái nhiễm giun sức đẻ trứng giảm [26]. Trái lại gà con khi cảm nhiễm 10 - 40 ngày thì thấy gà gầy yếu, mào nhợt nhạt, niêm mạc trắng nhợt, ỉa chảy, gà kém ăn, ủ rũ, lông xù, chân khô và trắng, thỉnh thoảng thấy gà như đột nhiên tỉnh lại, nếu không được chữa trị kịp thời thì cơ thể suy nhược dần rồi chết [26]. Đôi khi gà chết đột ngột do giun quá nhiều gây tắc ruột. Phòng, trị giun đũa gà Nhân dân ở nông thôn vẫn có tập quán nuôi gà thả rông, gà tự đi kiếm ăn, mỗi ngày chỉ cho ăn thêm ít thức ăn. Trong những năm gần đây, việc nuôi gà công nghiệp phát triển nhiều nhất là khu vực thành phố và khu công nghiệp, gà được nuôi nhốt trong lồng, chuồng trại hoặc quây thành khu, và cho ăn thức ăn hỗn hợp. Hai phương thức nuôi khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tính hình nhiễm bệnh và lây lan trong đàn. Gà nuôi thả rông dễ có điều kiện tiếp xúc với nhiều mầm bệnh có sẵn trong thiên nhiên trong đó có nhiều loại trứng giun đũa. Còn gà công nghiệp nuôi nhốt trong chuồng trật hẹp và đông đúc gà luôn tiếp xúc với nhau nên điều kiện lây nhiễm giữa con lành và con bệnh dễ dàng và nhanh hơn [22]. Tuổi gà cũng là yếu tố liên quan đến tình hình nhiễm và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Gà con nhiễm giun thường bệnh nặng hơn gà trưởng thành. Điều kiện khí hậu cũng ảnh hưởng nhất định đến phát triển của bệnh. Mùa đông khí hậu khô và lạnh giun đũa phát triển chậm hơn, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun thấp hơn. Tuy nhiên nước ta là nước nhiệt đới, nhiều vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm nên rất thích hợp với sự phát triển và lây lan của bệnh giun đũa [22]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên các nhà nghiên cứu đã đưa ra biện pháp phòng ngừa bệnh giun đũa gà như sau: - Định kỳ tẩy giun: gà lớn mỗi năm một lần từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, vào mùa thay lông nghỉ đẻ, đối với gà con tẩy lần 1 từ 2 đến 3 tháng tuổi và lần 2 khi gần hết giai đoạn hậu bị chuyển thành gà đẻ. Nếu có điều kiện trộn phenolthiazin vào thức ăn với lượng 25g cho 10kg thức ăn tinh bột, cứ cho ăn một tuần lễ lại nghỉ một tuần lễ vào mùa nóng ẩm [1]. - Nuôi dưỡng tốt nhất là cho ăn đầy đủ rau xanh rửa sạch, khẩu phần ăn đầy đủ các chất dưỡng và vitamin. Có nhiều tài liệu cho biết gà con được nuôi dưỡng đầy đủ ít khi bị nhiễm bệnh giun đũa hơn gà con ăn uống thiếu chất. Do đó, để phòng bệnh giun đũa gà thì gà con và gà lớn phải ăn uống đầy đủ và thức ăn giầu vitamin [1]. Hàng ngày dọn chuồng trại, sân chơi và ủ phân, dụng cụ phải dội nước sôi. Hàng năm cày lật đất sân chơi, rắc vôi. Nếu có điều kiện bố trí hai sân chơi cứ hai tuần lễ thay một lần. - Nuôi riêng gà lớn và gà con, những con có triệu chứng thì cách ly và chữa, những con chữa không khỏi hay quá sút kém thì loại thải. - Ở các cơ sở có giun đũa, đề nghị nuôi gà con sớm hơn, bởi vì gà con như thế càng có sức đề kháng với cảm nhiễm giun đũa và các giun, sán khác. Cần phải nuôi tách riêng gà con với gà lớn và chỉ sau mùa thu mới chuyển vào đàn chung [1]. - Khi đàn gà đã bị nhiễm giun phải dùng các loại thuốc tẩy để tẩy giun. Nguyên tắc là phải tẩy cho toàn đàn và phải tẩy một cách triệt để [1]. 2.1.9.2 Những nghiên cứu về giun đũa gà, tác hại gây bệnh, và biện pháp phòng trị giun đũa gà trong và ngoài nước Những nghiên cứu về giun đũa gà Lịch sử nghiên cứu loài giun tròn ký sinh ở gà rất phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau. Lần đầu tiên loài này được mô tả với tên Ascaris teres (Goeze, 1872). Sau đó Ascaridia galli (Schrank, 1788), gần đây nhất 1944 còn có tên là Ascaridia. Hiện nay loài Ascaridia galli có rất nhiều tên động vật khác nhau gần 20 tên loài và 4 tên giống [29]. Frenzen (1954) cho biết, gà nhiễm bệnh Ascaridia galli có thể là do ăn phải giun đất hoặc một vài loài côn trùng, những động vật này có thể là vật môi giới trung gian gây nhiễm [5]. Schrank, 1788 cho biết kích thước của giun đũa gà là: con đực có chiều dài 50 - 76mm, chiều rộng là 490 µm - 1,21mm. Con cái có chiều dài 60 - 116mm, chiều rộng 900 µm - 1,8mm [4]. Herrick (1925) cũng như Ackert, Porter và Beach (1938) đã xác định bằng thực nghiệm cho thấy, gà trưởng thành có sức đề kháng rất lớn đối với bệnh giun đũa so với gà con, và trong cơ thể gà lớn giun Ascaridia galli sinh trưởng chậm hơn ở gà con. Trong thời gian 3 tuần lễ, giun đũa trong cơ thể gà con 58 ngày tuổi đạt chiều dài 11,88 mm còn trong cơ thể gà 114 ngày tuổi đạt chiều dài 6,78 mm [5]. Deo và Srivastava (1954) nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết: tính chất cảm nhiễm không giống nhau của các loại gà đối với giun đũa. Các tác giả cho rằng khi gây nhiễm giun đũa cho gà con cùng một lứa tuổi nhưng khác nhau về giống bằng số lượng trứng giun đũa như nhau thấy mức độ cảm nhiễm của chúng đối với bệnh khác nhau [5]. Ở Việt Nam, Trịnh Văn Thịnh, 1977 cho biết: giun đũa gà sống trong ruột non gà, ruột già cũng có nhưng ít hơn. Con đực dài 30 - 80mm, con cái dài 60 - 120mm [25]. Theo Dương Công Thuận, 1995 thì giun đũa gà phổ biến nhất và gây tác hại lớn nhất cho gà nuôi gia đình, là giun đũa to nhất ký sinh trong ruột non của gà. Giun mầu vàng nhạt hoặc trắng ngà, thân thon dài có vằn ngang, miệng có 3 môi. Giun đực dài 5 -7cm, đuôi cong. Giun cái 8 - 10cm [22]. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2001: giun đũa gà là giun lớn nhất ký sinh ở gà, mầu trắng ngà, con đực dài 5 - 8cm ở đuôi có giác to trước lỗ huyệt. Cấu tạo bằng chất kitin, có hai gai giao hợp bằng nhau, kích thước 0,54 - 0,23mm, con cái dài 7 - 12cm [7]. Nguyễn Xuân Bình, Trần Thị Hạnh, Tô Thị Phấn, 2002 thông báo: giun đực và giun cái sống trong ống ruột có kích thước dài 5 - 10cm. Giun trưởng thành và đẻ trứng trong đường tiêu hoá. Vòng đời của một giun đũa gà kéo dài khoảng 50 ngày [1]. b. Những nghiên cứu về trứng, ấu trùng giun đũa gà Theo Schrank, 1788 thì trứng giun đũa gà có hình bầu dục, chiều dài 0,07 - 0,09mm chiều rộng 0,044 - 0,060mm. Tốc độ phát triển của trứng đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Trong những điều kiện thuận lợi sự phát triển của trứng kéo dài 5 - 25 ngày. Vào mùa đông trứng không phát triển, nhưng khả năng sống của nó được bảo tồn. Ánh nắng trực tiếp vào mùa Xuân, Hè có thể làm chết trứng [5]. Kerr (1955) cho biết: sự phát triển của trứng giun trong cơ thể gà đến giai đoạn trưởng thành ở gà con dưới 3 tháng tuổi kéo dài 30 - 35 ngày, còn ở gà 3 tháng tuổi thời gian này kéo dài 50 ngày [5]. Skjabin và Petrov, 1977; Eurebu, 1982 cho biết: gà nhiễm giun đũa do ăn phải trứng cảm nhiễm có trong thức ăn, nước uống và môi trường chăn nuôi. Trứng sẽ nở thành ấu trùng ở tá tràng. Trong khoảng 10 ngày đầu ấu trùng sống giữa các lớp nhung mao ruột, sau đó xâm nhập vào niêm mạc ruột. Qua 7 ngày ấu trùng trở vè lòng ruột và phát triển thành giun trưởng thành sau 4-8 tuần lễ [5]. Ở Việt Nam, Trịnh Văn Thịnh, 1977 cho biết: sau 7 - 14 ngày thì trứng phát triển thành ấu trùng nằm trong vỏ trứng và trứng này có khả năng gây nhiễm. Khi vào cơ thể gà ấu trùng chui vào vách ruột, ở trong đó 7 ngày rồi trở lại ống ruột mà thành giun trưởng thành sau 4 - 8 tuần lễ [25]. Dương Công Thuận, 1995 cho biết: trứng giun có mầu xám, kích thước 75 - 90 × 45 - 60µm, nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển là 28-300C. Thời gian ấu trùng hình thành và có khả năng cảm nhiễm là 5 - 25 ngày [22]. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2001 thông báo: trứng giun gặp các điều kiện sinh thái thuận lợi như ẩm độ 60 - 90%, nhiệt độ từ 12 - 300C, có đủ oxy sẽ phát triển thành trứng cảm nhiễm trong thời gian 5 - 25 ngày [7]. Nguyễn Xuân Bình, Trần Thị Hạnh, Tô Thị Phấn, 2002 cho biết: ở điều kiện môi trường nóng ẩm, trứng giun phát triển thành ấu trùng trong thời gian 10 ngày. Nếu gà nuốt phải trứng giun sau vài ngày ấu trùng được hình thành từ trứng sẽ chui qua niêm mạc ruột vào gan, lên phổi rồi ra khí quản, theo niêm dịch rồi lại trở về đường tiêu hoá phát triển thành giun trưởng thành [1]. c. Những nghiên cứu về tác hại gây bệnh của giun đũa gà Tác hại cơ giới Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng bệnh lý của Ascaridia galli đối với cơ thể gà. Đặc biệt có giá trị là những tài liệu của N.P. Svetaeva (1954) về ảnh hưởng bệnh lý của ấu trùng giun Ascaridia galli đối với cơ thể trong thời kỳ ký sinh của giun trưởng thành ở niêm mạc ruột gia cầm [5]. Theo N.P. Svetaeva (1954), khi gây bệnh Ascaridia galli thực nghiệm những triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở gà con bắt đầu thấy vào ngày thứ bảy, thứ tám sau khi gây nhiẽm và biểu hiện kém ăn, ủ rũ, có dấu hiệu ỉa chảy, sau đó có những biểu hiện thiếu máu, gầy chậm lớn và chậm phát triển. Ở ngày thứ năm sau khi cảm nhiễm đã có những biến đổi bệnh học đầu tiên như phần ruột nơi có ấu trùng Ascaridia galli ký sinh dãn rộng và dầy lên. Thành ruột phù, niêm mạc sưng, sung huyết phủ đầy niêm dịch và có những chấm xuất huyết. N.P. Svetaeva nhận thấy rằng, các biến đổi ở ruột nói trên phát triển đến ngày thứ 16 - 17 và sau đó quá trình viêm giảm nhẹ. Điều đó phù hợp với việc trở về lòng ruột của giun Ascaridia galli non. Ở giai đoạn bệnh khi giun chưa trưởng thành đã thấy da và niêm mạc gà nhợt nhạt, teo cơ, các cơ quan thực chất và mô xương [5]. Giun Ascaridia galli trưởng thành tích tụ với số lượng lớn có thể làm tắc ruột thậm chí vỡ thành ruột dẫn tới viêm phúc mạc. Johnnes Kaufman (1996) nhận xét: giun trưởng thành gây ra những biến đổi bệnh lý rõ rệt ở gà con từ 1 - 3 tháng tuổi. Gà nhiễm giun thể hiện gầy xơ xác, giảm tăng trọng so với gà khoẻ vì giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng. Khi gà bị nhiễm giun với số lượng lớn giun quấn lại thành từng búi gây tắc ruột, chọc thủng ruột gây hiện tượng viêm phúc mạc và làm cho gà bị chết. Các trường hợp bệnh nặng, một gà có thể nhiễm vài trăm con giun [38]. Euzeby, 1980 cho biết: trong quá trình ký sinh, giun đũa tiết ra độc tố và độc tố này cũng gây ra trạng thái suy nhược thiếu máu, rối loạn tiêu hoá đôi khi có biểu hiện triệu chứng thần kinh ở gà con khi nhiễm ._.giun đũa với cường độ cao [19]. Theo M. Orlov (1962) Một số trường hợp còn phát hiện giun đũa có trong trứng gà. Trong các trường hợp này giun đũa nằm dưới lớp vỏ trứng. Đường mà giun đũa xâm nhập vào trứng có lẽ chúng bò qua lỗ huyệt xâm nhập vào ống dẫn trứng của gà [7]. Ở Việt Nam, tác giả Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2001 cho rằng: ấu trùng Ascaridia galli sau khi nở chui vào niêm mạc ruột non, phát triển ở đó gây ra các tổn thương. Những tổn thương này có thể tạo ra viêm ruột nhiễm khuẩn thứ phát do Salmonella gallisepticum, S. pullorum và các chủng E.coli có sẵn trong đường tiêu hoá [7]. Mổ khám gà nhiễm giun đũa thấy: những biến đổi bệnh lý nở rộng và dầy các đoạn ruột, ở đó tập trung các ấu trùng giun đũa sau 5 ngày gây nhiễm. Sau đó thành ruột phù thũng, niêm mạc sưng, tụ huyết có nhiều niêm dịch và xuất huyết điểm. Các bệnh tích trên phát triển đến ngày thứ 16 - 17. Tiếp đó các quá trình viêm giảm nhẹ khi các giun đũa non đi vào lòng ruột. Trong giai đoạn đầu, người ta thấy trạng thái nhợt nhạt của da và niêm mạc gà do thiếu máu và teo cơ, xương [7]. Theo Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2002): giun đũa bám vào niêm mạc ruột để hút chất dinh dưỡng làm niêm mạc đường tiêu hoá sung huyết, thành ruột dày lên, nhu động giảm. Giun và ấu trùng có thể xuyên qua thành ruột vào túi mật, gan, tim, thận gây tích nước màng tim, thoái hoá những tổ chức gan, tim, phổi do áu trùng di hành tại đó [1]. Tác hại dinh dưỡng Tính chất phân bố rộng khắp thế giới của giun đũa Ascaridia galli mang lại cho ngành chăn nuôi gia cầm tổn thất kinh tế to lớn, chủ yếu là làm giảm trọng lượng và giảm khả năng đẻ trứng của gia cầm [5]. Theo N.P. Svetaeva (1954) sau khi gây nhiễm giun đũa thực nghiệm cho gà đã rút ra kết luận: giun đũa có ảnh hưởng rõ rệt đến trọng lượng của gà con thí nghiệm. Trong thời gian 8 ngày sau khi cảm nhiễm thấy có tăng trọng một ít, trung bình là 16,1g, nhưng từ ngày thứ 9 trở đi gà con bắt đầu gầy, và 2 tuần lễ sau cân nặng bị giảm sút trung bình là 23g. Trong đó các giai đoạn chưa trưởng thành của Ascaridia galli có ý nghĩa bệnh lý đặc biệt lớn, bởi vì sự xâm nhập và phát triển của ấu trùng trong tuyến ruột phá hại tiêu hoá và làm cho gia cầm gầy còm. Khi mổ khám gà con chết vì bệnh Ascaridia galli thấy các mô cơ và xương phát triển không đầy đủ và không tích mỡ [5]. I.X. Zagaevxki (1947) đã tiến hành tẩy giun cho gà con ở vùng không an toàn đối với bệnh do Ascaridia galli và đã thu được kết quả là sau đó vỗ béo tăng trọng rõ rệt [7]. Ở Liên Xô (cũ) N.P.Schikhobanova và L.I. Kuxtova (1950) và N.P. Schikhobalova, N.I. Kuxtova và A. M. Koxilova (1950) đã xác định rằng ở gà con nhiễm thực nghiệm giun đũa Ascaridia galli tốc độ tăng trọng giảm đi rõ rệt và số lượng vitamin A dự trữ trong gan cũng bị giảm sút [7]. Gà mắc bệnh do Ascaridia galli, khả năng đẻ trứng thấy có giảm sút nhiều nhưng sau khi chữa khỏi khả năng này lại được hồi phục (V.I.Puxov, A.A. Luxenko và A. A. Luxenko và A. Z. Efimov, 1943; D.N. Antipin, 1946; P.I.Feoktixtov, 1949). Khi gây nhiễm giun nặng gà con và gà lớn thường bị chết vì bệnh Ascaridia galli [7]. M. Orlov cho biết: giun đũa trong giai đoạn phân chia có ý nghĩa gây bệnh rõ rệt, vì sự xâm nhiễm của ấu trùng và sự trưởng thành của chúng trong các tuyến libercun sẽ phá huỷ sự tiêu hoá và dẫn đến tình trạng gia cầm bị gày yếu. Khi mổ khám gà con bị chết, người ta thấy rõ tình trạng không phát triển của các mô xương [5]. Những nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh giun đũa gà Bệnh giun đũa gà là bệnh phổ biến của gà do giun đũa Ascaridia galli gây ra có ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, lần đầu tiên được Houdemer (1925) đề cập đến. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã phát hiện được loài này nhiễm với tỷ lệ cao (Phan Lục, Bùi Tập, Phạm Văn Khuê, 1971. Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, 1978 [26]. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977. Phan Thế Việt 1984 còn gặp loài giun này ký sinh ở gà rừng tỉnh Quảng Ninh (1996), Vĩnh Phú (1975) và Lai Châu (1963) [4]. Bệnh giun Ascaridia galli của gà phân bố khắp thế giới. Ở Liên Xô (cũ) hầu như nơi nào cũng có nhưng tỷ lệ nhiễm giun đũa gà có thể biến động lớn không chỉ ở các vùng khác nhau, mà còn ở các cơ sở khác nhau của một vùng, mà chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng gia cầm [5]. Hiện nay, giun đũa được xem như là loài giun tròn phổ biến ký sinh và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho việc phát triển chăn nuôi gà [8]. Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, rất thuận lợi cho bệnh giun đũa gà phát triển nên tỷ lệ nhiễm giun đũa gà khá cao. Đặc biệt giun đũa thường nhiễm ở gà nuôi theo phương thức chăn thả, gà thường thích đào bới đất sỏi, ăn phải giun đất có mang ấu trùng giun đũa. Giun đất thích sống nơi đất xốp, ẩm độ cao và nơi có nhiều phân rác, lá cây. Vùng đất cát khô hạn rất ít khi có giun đất nên không có giun đũa vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun đũa thường cao ở miền núi, thấp dần ở trung du và đồng bằng. Những năm mưa nhiều, ẩm độ cao rất thuận lợi cho giun đất phát triển do đó bệnh giun đũa gà cũng lan tràn mạnh. Ngược lại, nếu khô hạn kéo dài thì bệnh giảm đi [26]. Nguồn gieo rắc căn bệnh chủ yếu là gà vịt, ngỗng, bồ câu. Nhiều nhất ở gà. Gà nhà, gà tây là vật chủ chính của giun đũa Ascaridia galli. Ngoài giun đũa Ascaridia galli, gà tây còn nhiễm giun đũa Ascaridia dissimilis. Tuy nhiên bệnh giun đũa ở gà tây ít hơn gà nhà [4]. Theo Lapage, 1968 gia cầm non từ 1 - 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa Ascaridia galli với tỷ lệ và cường độ cao hơn ở gia cầm trưởng thành. Ở gà trưởng thành tuy có nhiễm giun đũa nhưng với tỷ lệ và cường độ thấp hơn [5]. Phan Thế Việt, 1984 cho biết: trong tự nhiên giun đũa Ascaridia galli còn ký sinh và gây bệnh cho gà rừng, gà lôi, và một số loài chim hoang thuộc bộ gà Galliformes [29]. N. Robert, 1992 thông báo: đà điểu Châu Phi cũng bị nhiễm giun đũa Ascaridia galli. Ở nước ta, theo những kết quả điều tra gà nhiễm giun đũa theo vùng và theo lứa tuổi như sau: Theo Bauche, 1911 thì gà ở Huế nhiễm 30% Theo Trịnh Văn Thịnh và Dương Công Thuận 1957 - 1958 mổ khám gà ở Hà Nội thấy 34% giun đũa ở ruột non và 3% ở diều, mề. Soi phân thấy Gà < 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 43 - 67%. Gà > 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 9 - 28% [26]. Các tác giả Phan Lục, 1971 [9]; Phạm Văn Khuê, 1969; Bùi Tập, 1968 cho biết: gà ở Nghĩa Lộ (cũ) nhiễm 59,3%; gà ở Hà Bắc (cũ) nhiễm 69,8%; gà ở Hà Nội nhiễm 60%; Phan Lục, 1972 [10] cho biết gà ở Nam Hà (cũ) nhiễm 60,1%. Đặng Kim Lưu, 1966 nhận xét: từ tháng thứ 4 đến tháng 10 mưa nhiều ẩm độ cao, trời nắng thích hợp cho giun đũa phát triển nên tỷ lệ cảm nhiễm của giun đũa gà là 80 - 94%, tháng 10 đến tháng 3 nhiệt độ thấp, khô hạn, tỷ lệ cảm nhiễm của gà là 17 - 25%. Mổ khám thấy gà con nhiễm nặng nhất, bình quân một gà con chứa 50 - 70 giun, cao nhất là 200 giun, thấp nhất là 15 - 18 giun, gà đẻ chứa 3 - 10 giun/gà [14]. Giun ở gà đẻ ngắn và nhỏ hơn gà con. Gà con chết vì giun từ 6 - 8%, gà đẻ không chết. Thức ăn chứa đầy đủ vitamin A và B thì giảm tỷ lệ và tác hại của bệnh Ackert và cộng sự, 1931 đã chứng minh thực nghiệm về vai trò to lớn của thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin trong việc tăng cường sức đề kháng của gà đối với bệnh giun đũa. Các tác giả trên cũng cho biết: gà con thiếu vitamin A nhiễm giun đũa nặng hơn nhiều, và những giun đũa cũng có kích thước lớn hơn so với nhóm đối chứng có khẩu phần thức ăn đày đủ. Ackert và Nolf (1931), tiến hành thí nghiệm đối với vitamin B cũng đạt được kết quả tương tự. Ở gà con thiếu vitamin B thấy nhiễm nặng hơn, mặc dù kích thước của giun bé hơn, so với nhóm gà đối chứng được nuôi dưỡng bằng khẩu phần ăn đầy đủ [5]. Cũng có những tài liệu của Ackert và Beach (1933) và Ackert (1942) nói về bổ sung khẩu phần protein vào khẩu phần thức ăn của gia cầm nâng cao được sức đề kháng của gà con đối với việc nhiễm giun đũa [5]. Mọi cách làm suy yếu cơ thể của gà như ảnh hưởng của thức ăn kém, mắc bệnh truyền nhiễm, mất máu… đều có thể làm cho gà nhiễm giun nặng hơn. Ackert và Porter (1931), đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng sự mất máu có tính chất chu kỳ làm giảm sức đề kháng của gà con đối với bệnh giun đũa, do đó giun có kích thước lớn hơn so với giun ở nhóm gà đối chứng. Năm 1957 - 1958, Trịnh Văn Thịnh và Dương Công Thuận điều tra bằng xét nghiệm phân ở khoảng 900 gà vùng Hà Nội thấy tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli là 25%. Mổ khám thấy Gà < 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 61%. Gà từ 2 - 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 19%. Gà > 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 16% [26]. Theo Trường Giang, 1966 [26] thì gà ở nông trường An Khánh nhiễm giun đũa theo tỷ lệ sau: Từ 1 - 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 63,5% Từ 14 - 18 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 75% Từ 18 - 25 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 62% [26]. Xét nghiệm mẫu phân thấy: Gà 1 - 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa 25,8%. Gà 14 - 25 tháng tuổi nhiễm giun đũa là 38,7%. Phan Lục, 1966 nhận xét: với giun đũa gà mức độ nhiễm chỉ tăng dần từ gà con đến 5 tháng tuổi, trên tuổi này giảm hẳn [26]. Bùi Trần Thi, 1967, mổ khám 175 gà ở Hải Hưng (cũ) thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 42 - 45% [26]. Đặng Kim Lưu, 1969 cho biết: ở một trường thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 94% ở gà con, 88% ở gà đẻ. Sau khi cải thiện điều kiện chăn nuôi thấy ở gà con nhiễm 25,8%, gà đẻ là 38,7% [26]. e. Những nghiên cứu về phòng trị bệnh giun đũa gà Phòng bệnh P.I. Feokitixtov (1950 và 1952) trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về dịch tễ học của bệnh giun đũa đã xác định rằng, nuôi gà lâu ở nơi có sân chơi làm tăng sức đề kháng của cơ thể gà con đối với việc cảm nhiễm giun đũa. Gà được nuôi trong những điều kiện có sân chơi sau khi chuyển đàn vào chuồng thấy nhiễm giun đũa với tỷ lệ thấp và cường độ nhiễm cũng nhẹ hơn trong điều kiện nuôi bình thường. Tác giả quan sát thấy hiện tượng tự thải giun đũa rõ rệt ở gà trong thời gian chúng được nuôi thả. Và tác giả cho rằng trong môi trường như thế gà nhiễm có thể hoàn toàn tự thải hết giun đũa trong vòng 2 - 3 tháng [5]. Ở miền Trung Liên Xô (cũ) thí nghiệm nhiễm giun, sán theo phương pháp sinh học, đối với các bãi cỏ có rau cỏ xanh để nuôi thả gà, P.I. Feoktixtov (1952) đề nghị thay đổi bãi thả sau những thời hạn như sau: tháng 5 sau 30 ngày, tháng 6 sau 15 ngày, tháng 7 và 8 sau 20 ngày [5]. P.A. Velichkin (1958) đưa ra biện pháp phòng bệnh như sau: - Nhốt và nuôi tách riêng gà con và gà lớn. - Thu dọn chất độn chuồng vào tháng tư, chất này đã được dùng từ mùa thu, và trong mùa hè cứ sau 2 tháng thay một lần độn chuồng. - Thực hiện những biện pháp ngăn ngừa ẩm ướt đối với chất độn chuồng vào mùa Đông. - Cọ rửa chuồng sạch sẽ và tẩy uế bằng các thuốc phenol, cày sân bãi sau khi đã chuyển gia cầm đi, trước khi nhốt gà mới nên bỏ không 2 tháng vào mùa hè. - Thực hiện những biện pháp phòng trừ giun, sán có kế hoạch tẩy giun cho gà mỗi năm từ 2 - 3 lần bằng phenolthiazin, dùng liều 250g thuốc cho 100g thức ăn, mỗi tuần một lần [5]. Ở Việt Nam, Theo Trịnh Văn Thịnh, 1977 thì ở một vùng đã có bệnh giun đũa, để phòng bệnh nên tẩy giun dự phòng cho toàn đàn 2 lần cách nhau 2 tháng. Tiêu độc chuồng gà nửa tháng một lần bằng nước sôi, nước pha NaOH, nước vôi đặc… , không cho gà ăn trên mặt đất mà dùng máng ăn, mỗi tuần cọ rửa và tiêu độc 1lần. Trong một đàn gà nhiễm bệnh cố gắng dùng máy ấp nhân tạo để tránh gà mẹ ấp làm lây lan sang gà con, cách ly gà con với gà trưởng thành vì gà trưởng thành gieo rắc trứng giun. Gà mắc bệnh cho ở một chỗ khô, cao thấm nước, xung quanh vây lưới sắt cứ 15 ngày thay chỗ một lần, tiêu độc chỗ gà ở trước đó [25]. Dương Công Thuận, 1995, đưa ra biện pháp phòng bệnh như sau: gà nuôi nhốt cần giữ chuồng luôn khô sạch. Nếu nuôi sàn thì nên làm sàn lưới hoặc có khe hở cho phân lọt xuống dưới, không lưu cữu trong chuồng. Phân dọn hàng ngày cho vào hố ủ dùng sức nóng diệt trứng giun. Cần cho gà ăn uống đầy đủ, máng ăn rủa sạch. Nhốt riêng gà con và gà trưởng thành để giảm khả năng lây bệnh từ gà lớn sang gà con mới nhập chuồng [22]. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001 đã đưa ra 3 biện pháp có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh giun đũa gà đó là: - Tẩy dự phòng cho gà bằng một trong các loại thuốc sau: mebenvet, phenolthiazin, levamisole… tẩy theo định kỳ cho đàn gà. Gà mái đẻ và gà trống nuôi làm giống cứ 4 tháng tẩy một lần, gà nuôi thịt tẩy một lần vào lứa tuổi 25 - 30 ngày. Biện pháp này được sử dụng thường xuyên ở các khu vực có lưu hành bệnh giun đũa gà. Gà nuôi thả vườn cần áp dụng biện pháp này. - Thực hiện vệ sinh thú y bao gồm đảm bảo vệ sinh thức ăn, nguồn nước sạch cho gà, chống ô nhiễm chuồng trại và nơi chăn thả bằng cách thay đổi ổ lót chuồng và dọn vệ sinh định kỳ, thực hiện ủ phân diệt trứng và ấu trùng giun đũa. - Nuôi gà theo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của gà, chú ý thức ăn giầu đạm bổ sung các loại vitamin nhóm B và vitamin A, D, E cho gà để nâng cao thể trạng và sức đề kháng với dịch bệnh trong đó có bệnh giun đũa gà. Trị bệnh Nhiều nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) và nước ngoài đã nghiên cứu điều trị bệnh giun đũa gà đã thí nghiệm dùng sulphat đồng, santonin, các hợp chất nicotin, phenolthiazin, acenat thiếc, các hợp chất piperazin… .Trong số các thuốc tẩy giun nói trên, ở Liên Xô (cũ) thì phenolthiazin, cacbotetraclorua và acenat thiếc được sử dụng rộng rãi nhất để tẩy giun cho gà. Trong những năm gần đây, ở tất cả các nước trên thế giới đã bắt đầu dùng phenolthiazin trong thực tế để tẩy giun, sán cho vật nuôi. Ở Liên Xô (cũ) D. N Antipin và A. N. Kadenaxii (1950) đầu tiên dùng phenolthiazin trong việc trị bệnh giun đũa gà. R. X. Schulz và X. N. Boev (1952), trong công trình nghiên cứu của mình ứng dụng phenolthiazin trong điều trị giun đũa gà và đặc biệt nhấn mạnh tính chất không có hại của thuốc này đối với gà khi dùng với liều tương đối cao [5]. X. A. Voronxov (1953) đề nghị cho ăn phenolthiazin đại trà tự nhiên với thức ăn ướt theo tỷ lệ 1/15 vào buổi sáng sau khi để đói 16 giờ. Z. G. Popova, A. T. Xobexkaia và T. T. Xirenco (1956) đã thí nghiệm có kết quả việc tẩy giun hàng loạt vào mùa xuân và thu cho gà bằng cách cho ăn thoải mái phenolthiazin với liều 2 g cho mỗi gà, mỗi tháng một lần và cứ thế trong 3 năm gà đã hoàn toàn không bị giun đũa [5]. Hall và Shilliger (1923), lần đầu thông báo về hiệu quả cao của cacbotetraclorua trong trị bệnh giun đũa gà [5]. Ở Liên Xô (cũ) V. I. Pukhov (1923) trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả của các loài thuốc khác nhau đã đi đến kết luận là cacbon tetraclorua là một trong những loại thuốc giun có công hiệu nhất đối với bệnh giun đũa gà [5]. K. X. Akhumian và M. G. Ogonian (1951) đề nghị cho gà uống cabotetraclorua trong bọc gelatin [5]. N. X. Gugunich (1955) là người đầu tiên thí nghiệm dùng acsenat thiếc đối với bệnh giun đũa gà và đã thu được hiệu quả cao. Theo tài liệu của D. M. Genovani thì gà con mẫm cảm với acsenat thiếc hơn so với gà lớn. Những năm gần đây, các loại hợp chất piperazin - adipinat, piperazin - xitrat và piperarin - sunfat… đã được sử dụng rộng dãi trong việc điều trị giun đũa gà. [5] Theo Baratanov (1966) có thể kết hợp 2 loại thuốc piperarin (50mg/kgP) và hexaclorophen để trị giun đũa gà. Thuốc tác dụng trên cả giun trưởng thành và ấu trùng [5]. L. Nemeseri (1968) cho biết, tác dụng hỗn hợp của piperazin adipinat và phenolthiazin là tốt nhất đối với giun đũa gà. Johannes Kaufmanm (1996), dùng levamisol liều 25-30mg cho một kg thể trọng gà, liều này trộn với thức ăn theo tỷ lệ 60ppm cho gà ăn liên tục trong 6 ngày. Thuốc an toàn với gà, hiệu lực diệt giun là 90 - 100% [38]. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Đình Ngoạn, (1963) cho biết: dùng dầu xăng với liều 2 - 3ml/kg thể trọng gà, thấy hiệu lực tẩy giun đạt 97 - 100% [16]. Đặng Kim Lưu, 1996, dùng tetracloruacacbon cho gà 2 - 3 tháng tuổi dùng liều 1ml/kg thể trọng gà, gà lớn 2 - 5ml có thể tiêm thẳng vào diều. Sau khi tẩy trừ 3 - 6 ngày sản lượng trứng gà giảm vì thế nên tẩy vào mùa gà đẻ ít, phenolthiazin với liều 0,5 - 1g cho uống ngày 2 lần … [1]. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc, 1996 cho biết: Dùng adopinat piperarin và nhiều loại muối khác của piperarin liều 0,3g/kg thể trọng gà, thuốc trộn với thức ăn cho gà và tẩy một lần trước khi cho gà ăn 1 giờ. Sau khi gà được sử dụng thuốc 1 - 2 giờ, giun sẽ bị thải ra ngoài với tỷ lệ sạch từ 90 - 100%. Thuốc không gây phản ứng phụ cho gà. Dùng mebenvet liều 1 - 1,5g/kg thể trọng gà, thuốc trộn với thức ăn cho gà, thuốc an toàn, ít thấm qua niêm mạc ruột, hiệu lực tẩy giun từ 90 - 100% [26]. Hiện nay, có nhiều hoá dược đặc hiệu được dùng tẩy giun đũa cho gà, trong đó có một số thuốc đã được sử dụng có hiệu quả ở nước ta như piperarin, tetramisole … Tuy nhiên những thuốc này không thịnh hành trên thị trường. Hiện nay thuốc tẩy giun tròn đang thịnh hành ở nước ta là levamisole. Levamisole được sử dụng nhiều để tẩy giun tròn ở lợn. Tuy vậy, chưa được sử dụng để tẩy giun ở gà. Vì thế, trong đề tài chúng tôi thực hiện thử nghiệm hiệu lực của levamisole đối với giun đũa gà ở mức 24mg/kg thể trọng gà. Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, 1997: levamisole là chất dẫn xuất của Imidazole có biệt dược sau: biaminthic 5%, thelmisole 20% [13]. Tính chất: bột kết tinh trắng, hoà tan trong nước. Thuốc an toàn phân tán nhanh trong cơ thể, bài xuất ra ngoài theo nước tiểu, phân. Tác dụng: levamisole có tác dụng tẩy các loại giun tròn, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun phổi giun dạ dầy… ký sinh trùng ở đường ruột và đường hô hấp lợn, gà, bê, nghé, chó, mèo… nhưng không được dùng cho ngựa Cơ chế tác dụng của levamisole là ức chế và phong toả quá trình trao đổi chất tạo ATP, từ đó gây cho ký sinh trùng bị tê liệt, cộng với tác dụng kích thích nhu động ruột của thuốc và tống thải ra ngoài. Thuốc dùng dễ dàng, an toàn, ít độc, tác dụng phân tán nhanh trong cơ thể, bài tiết qua phân và nước tiểu. Đối với ký chủ levamisole có tác dụng kích thích miễn dịch và tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể [13]. 2.2 Những sán dây chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hoá gà Hình thái: Sán dây thuộc lớp Cestoda, cơ thể thường dẹp, hình băng dải, phân đốt, mỗi đốt là một cơ thể độc lập là: đốt đầu, đốt cổ và đốt thân. Bộ máy tiêu hoá của sán dây tiêu giảm, sán dây lấy thức ăn bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng từ ruột non của vật chủ, mặc dù đầu sán thường cắm ở tá tràng, không tràng hoặc hồi tràng. Hệ thần kinh gồm các hạch phân bố ở đầu nối với hai dây thần kinh qua các đốt sán về cuối thân. Hệ tuần hoàn và hô hấp tiêu giảm. Hô hấp kiểu yếm khí. Hệ bài tiết: gồm hai ống chính từ đầu sán về cuối thân sán và thông với lỗ bài tiết. Hệ sinh dục: cơ quan sinh dục đực gồm nhiều tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn được nối với ống dẫn tinh riêng, các ống này đổ vào ống dẫn tinh chung và thông với túi sinh dục. Cơ quan sinh sản cái gồm có Ootype thông với tử cung, buồng trứng, tuyến noãn hoàng, tuyến Mehlis, âm đạo, lỗ sinh sản cái. Vòng phát triển Hầu hết các loài sán dây ký sinh ở súc vật nuôi và người cần 2 - 3 loại ký chủ trong vòng đời. Mỗi loài sán dây có vòng đời phát triển riêng, song nhìn chung diễn ra như sau: sán trưởng thành thường ký sinh ở ruột non súc vật nuôi, người. Sán thường thải đốt già theo phân ra ngoài, bên trong chứa đầy trứng. Trong trứng chứa mầm onchosphere hoặc coracidium. Khi vật chủ trung gian ăn phải, trong cơ thể vật chủ trung gian sẽ hình thành một trong các dạng ấu trùng có khả năng gây nhiễm sau: Cysticercoid, cysticercus, echinococcus, dithridium, alveococcus. Gia cầm bị nhiễm khi ăn phải vật chủ trung gian và giai đoạn ấu trùng chuyển sang vật chủ cuối cùng phát triển tiếp. Ấu trùng của sán dây là các cysticercoid. Vật chủ trung gian có thể là côn trùng, giáp xác, ốc nước ngọt, ốc sên, giun đất [12]. Những nghiên cứu về sán dây trong và ngoài nước Có trên 400 loài sán dây ký sinh trên động vật [45]. Trong đó có rất nhiều loài. Trong đó có 3 họ (Davainidae, Dilepididae, Hymenolepidae) và 10 giống (Amoebotaenia, Choanotaenia, Davainea, Diorchis, Drepanidotaenia, imparmargo, Metroliasthes, Raillietina, Hymenolepis, Fimbriaria) đã được công nhận xuất hiện ở gia cầm ở Mỹ. Một trong mười giống hay gặp ở gà là Raillietina - Raillietina cesticillus: đầu sán thường to, chắc khoẻ, và bám sâu vào lớp màng nhầy của tá tràng hoặc không tràng, hồi tràng của gia cầm. Có trên 100 loài bọ cánh cứng thuộc 10 họ đóng vài trò là vật chủ trung gian của sán dây Raillietina cesticillus đã được chứng minh qua thực nghiệm và trong phòng thí nghiệm. Một vài loài điển hình là: ruồi nhà, kiến, giáp xác, bọ hung. Có khoảng 930 cysticercoid được tìm thấy trong một con bọ cánh cứng. + Bệnh lý học: khi gia cầm bị nhiễm Raillietilla cesticillus thường gầy mòn, viêm và thoái hoá lông nhung, giảm hàm lượng đường trong máu và hemoglobin, giảm khả năng sinh trưởng. [45]. Thí nghiệm gây nhiễm 135 gia cầm, cho ăn 300 cysticercoit, thì gà nuôi thịt không tăng cân, giảm tỷ lệ đẻ trứng đối với gà mái, so với gà không gây nhiễm. - Raillietina tetragona (Morlin- 1858): sán dây Raillietina tetragona có kích thước trung bình, con đực dài 25cm, rộng 3 mm, đầu Đỉnh đầu có 90 - 130 móc xếp thành 2 hàng, có 4 giác bám hình bầu dục, trên giác bám có 8 - 12 hàng móc. Túi đựng dương vật hình lê, tử cung chứa nhiều túi trứng khoảng 6 - 12 túi trứng. Khi gà nhiễm Raillietina tetragona thường giảm cân, hiện tượng giảm cân khi nhiễm sán này đã được chứng minh trên gà Loghorns và gà lai khi gây nhiễm 12 - 16 cysticercoid/gà [10]. Giảm sản lượng trứng ở gà mái khi gây nhiễm 50 cysticercoit/gà. - Raillietina echinobothrida: loài sán này tương tự như Raillietina tetragona nhưng chỉ khác ở điểm sau: Dài 34cm, rộng 4 mm, đỉnh đầu có 200 - 250 móc, giác bám hình tròn. Bệnh lý học: Nadakal (1973) gây nhiễm 200 cysticescoids sau 6 tháng mổ khám gà thấy xuất hiện các u cục với đường kính khoảng 1- 6mm ở gần nơi sán ký sinh, gà thường bị viêm ruột, ỉa chảy kéo dài [43]. Ở Việt Nam, Theo Phan Lục (1972), cho biết: sán dây rất phổ biến ở đàn gà nuôi ở từng hộ gia đình và nuôi theo kiểu tập trung. Ở các tỉnh miền Bắc nước ta, tỷ lệ nhiễm chung là 68,8%, cường độ nhiễm cũng cao, phân bố rất rộng ở các tỉnh miền núi như Nghĩa Lộ (cũ):80,7%, Quảng Ninh: 85,1%, vùng trung du: Hà Bắc (cũ): 73,8%, vùng đồng bằng: Nam Hà (cũ) là 69,4%, Hà Tĩnh là 67,6%. Gà miền núi nhiễm cao hơn gà ở trung du và đồng bằng [10]. Các lứa tuổi gà đều bị nhiễm, gà con dưới 3 tháng tuổi đã nhiễm Raillietina spp, tỷ lệ 41,07%, sau đó có chiều hướng tăng dần ở lứa tuổi 3 - 5 tháng: 57,1% và tăng lên ở lứa tuổi 5 - 6 tháng: 69,9%. Như vậy, quy luật nhiễm là tăng dần theo tuổi vì gà lớn có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian [12]. Theo Đỗ Hồng Cường (1999), [3] có 3 loại sán dây gồm: Raillietina echinobothrida, Raillietina tetragona và Raillietina cesticillus ký sinh ở đàn gà nuôi tại hộ gia đình khu vực ngoại thành Hà Nội. Tỷ lệ nhiễm giun, sán có sự biến động theo lứa tuổi gà, mức độ nhiễm sán dây xảy ra ngay từ những tháng đầu tiên, gà càng lớn mức độ cảm nhiễm càng cao [3]. Sự phát triển vòng đời của Raillietina tetragona có sự tham gia của vật chủ trung gian là một số loài kiến như: Pheidole pallidula và Tetraamorium caespitum [38]. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng thực hiện trong các loài kiến vật chủ trung gian để trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Sự phát triển vòng đời của Raillietina cesticillus có vai trò vật chủ trung gian của 19 loài bọ hung (Coleopterae) thuộc các giống Geotrupes, Carabus, Brocus, Panagatus, Ophnus, Tenebrria, Aphodius, Plastysm và Oryctes. Các loài bọ hung ăn phải trứng sán ở môi trường tự nhiên. Trứng sán sẽ phát triển qua các giai đoạn trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm sán [7]. Sán thường ký sinh với một số lượng lớn trong ruột non của gà. Kết quả điều tra tình hình nhiễm giun sán của gà tại một số điểm thuộc huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội cho thấy: cường độ nhiễm sán dây của gà từ 25 - 35 sán dây Raillietina spp/gà [3]. Các điều kiện chăn nuôi và môi trường sống của gà cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây của gà. Gà nuôi theo phương thức công nghiệp, ít có điều kiện tiếp xúc với vật chủ trung gian mang mầm bệnh nên ít thấy nhiễm sán dây Raillietina spp. Nhưng trong điều kiện chăn nuôi thả vườn, gà liên tục tiếp xúc với côn trùng trung gian mang ấu trùng sán dây và thường nhiễm sán dây với tỷ lệ và cường độ cao. Do vậy, chúng ta cần quan tâm đến việc phòng, chống bệnh sán dây cho gà nuôi thả [7]. Các hoá dược đặc hiệu có tác dụng điều trị sán dây gia cầm gồm: - Praziquantel: viên xám, mầu trắng, dùng liều 10mg/kg thể trọng gà có hiệu lực cao và an toàn tẩy các loài sán dây cho gà, tỷ lệ sạch sán có thể đạt 90 - 100%. Thuốc trộn với thức ăn cho gà [7]. - Niclosamide: dạng bột vàng hoặc viên nén với liều 20mg/kg thể trọng của gà, dùng liên tục 2 - 6 ngày, có hiệu lực tốt và an toàn tẩy sán cho gà. Tỷ lệ sạch sán 90 - 95%, thuốc trộn với thức ăn cho gà. Cần lưu ý, nicosamide có độc tính cao đối với ngỗng, không nên dùng tẩy sán cho ngỗng [7]. - Mebenvet, oxfendszole, và febantel đều cho tỷ lệ sạch sán là 90 - 95% [7]. Dương Công Thuận, (2002) cũng cho biết: hiện nay dùng thuốc niclosamide có tác dụng cao trị các loài sán dây nhất là đối với Raillietina spp [23]. 2.3 Những sán lá chủ yếu ở gà Sán lá thuộc lớp Trematoda, ngành Plathelminthes, sán lá thường hình lá, dẹp theo hướng lưng, bụng. Khác xa so với lớp sán dây là sán lá có hệ tiêu hoá, nhưng cơ thể không phân đốt. Vòng đời của các loài sán lá đòi hỏi một nhuyễn thể là vật chủ trung gian. Nhiều loài cần vật chủ trung gian thứ hai trong vòng đời. Có trên 500 loài thuộc 125 giống, 27 họ đã được tìm thấy ở hầu hết các loài gia cầm trong thiên nhiên cũng như trên động vật thí nghiệm [40]. Sán lá cần vật chủ trung gian hơn sán dây, bởi vậy các loài chim hoang dại thường bị nhiễm với diện rộng. Có rất nhiều loài ốc sống ở ao, hồ, vịt và ngỗng là vật hay bị nhiễm hơn cả. Hình thái học: sán lá dẹp, hình lá, mang 2 giác bám. Hệ thống tiêu hoá gồm miệng, cuối miệng có giác miệng, hầu và thực quản, và 2 manh tràng. Hầu hết sán lá có cấu tạo lưỡng tính. Trong một sán trưởng thành gồm 2 tinh hoàn và một buồng trứng. Vòng phát triển Hầu hết các loài sán lá ký sinh ở vật nuôi, vòng phát triển có thay đổi ký chủ. Sán trưởng thành ký sinh ở ký chủ cuối cùng. Giai đoạn ấu trùng sống và phát triển trong ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung. Ở ký chủ cuối cùng, sán lá sinh sản hữu tính và thải trứng đã thụ tinh ra môi trường. Trong ký chủ trung gian, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn và tiến hành sinh sản vô tính. Thời kỳ phát triển phôi chủ yếu diễn ra ở môi trường ngoài. Mỗi loại sán lá đều có chu trình phát triển riêng, song nhìn chung chu trình phát triển của sán lá ký sinh ở súc vật nuôi diễn ra như sau: sán trưởng thành ký sinh ở vật chủ cuối cùng. Khi trưởng thành sinh dục, sán thụ tinh và đẻ trứng, nếu gặp điều kiện nhiệt độ, pH, ánh sáng, độ ẩm thích hợp, phôi trong trứng phát triển thành Miracidium. Khi có ánh sáng, Miracidium thoát vỏ và bơi lội trong nước tìm ký chủ trung gian để xâm nhiễm. Sau khi vào ký chủ trung gian, Miracidium rụng lông và biến thành Sporocyst. Sau một thời gian, Sporocyst sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia. Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều Cercaria. Cercaria ra khỏi ốc, bơi trong nước một thời gian và tiếp tục phát triển khác nhau tuỳ theo từng loài [12]. Với những sán cần một ký chủ trung gian, trong chu trình phát triển, Cescaria rụng đuôi và biến thành Adolescaria. Nếu súc vật nuốt phải, Aldolescaria phát triển thành sán trưởng thành. Những sán lá có chu trình phát triển theo cách này là: Fasciola, Fasciolopsis buski, Paramphistomum [12]. Với những sán lá cần hai ký chủ trung gian, trong chu trinh phát triển, Cercaria tiếp tục chui vào ký chủ trung gian thứ hai và biến thành Metacercaria. Nếu vật chủ cuối cùng nuốt phải ký chủ trung gian thứ hai, Metacercaria sẽ xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành sán trưởng thành. Những sán lá có chu trình phát triển theo cách này là: Prosthgonimus, Echinostoma [12]. Nghiên cứu về sán lá trong và ngoài nước: bệnh do nhiều loài sán thuộc họ Echinostomatidae ký sinh ở ruột gà, vịt, ngỗng, bồ câu và một số loài chim hoang dại, có khi thấy ký sinh ở cả lợn, chó [6]. Những loài thường gây bệnh cho gia cầm là: Echinostoma revulotum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum, Echinoparyphiu recurvatum, Hypoderaeum conoideum [7]. Bệnh do Echinostomatidae phân bố ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc nước ta. Loài phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho gia cầm là Echinostoma revulotum tỷ lệ gà mắc là 23,4%, ngỗng: 87%) [6] Ký chủ trung gian của sán lá là những loài ốc nước ngọt như Radix ovata, Radix cularia, Galba palustris, Planorbis spp, limnea spp. Ký chủ bổ sung cũng là ốc nước ngọt thuộc các giống Radix, Planorbis và nòng nọc Rana temporaria [6]. Phan Lục 1997, cho biết: bệnh do Echinostomatidae gặp phổ biến ở các nước. Ở nước ta bệnh thấy ở khắp các vùng. Gia cầm bị nhiễm nhiều, bệnh phát nặng ở những vùng đồng bằng, nhất là những nơi gần ao, hồ, ruộng, vũng nước…, có nhiều ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung. Bệnh phát quanh năm nhưng gia cầm phát bệnh thường vào mùa ấm áp, khi nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều. Cuối Thu và Đông, nhiệt độ giảm xuống, số lượng nhuyễn thể và nòng nọc giảm đi, gia cầm ít tiếp xúc với mầm bệnh hơn nên mức độ nhiễm sán cũng giảm. Những gia cầm thường xuyên tiếp xúc với nước như vịt, ngan, ngỗng, … mức độ nhiễm sán nặng hơn những gia cầm ở cạn như gà, gà tây. Gà ở mọi lứa tuổi và khắp các vùng đều nhiễm sán. Gà càng lớn cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm càng tăng, gà ở vùng đồng bằng bị nhiễm nặng hơn vùng núi và trung du [12]. Nguồn reo rắc mầm bệnh ra môi trường ngoài không những là gia cầm mà còn do nhiều động vật khác như chuột, lợn, chó và một số loài thú, chim hoang. Metacercaria trong nhuyễn thể có thể sống qua đông, đến mùa xuân năm sau vẫn có sức gây bệnh [12]. Một số thuốc dùng điều trị sán lá ruột gia cầm Theo các tác giả Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2001, [7]: dùng những thuốc sau để điều trị sán lá ruột gia cầm - Tetraclorua cacbon dùng liều 2 - 4ml/gà bằng cách tiêm qu._.ạt Trứng có ấu trùng gây nhiễm Hình bầu dục, vỏ rất mỏng Vỏ mất màu gần như không thấy 2 Ấu trùng Chưa gây nhiễm Hình giun, có thể nhìn thấy các tiền cơ quan tiêu hoá Chiều dài là 0,36 ± 0,02 (mm) Chiều rộng là 0,027 ± 0,004 (mm) Gây nhiễm Hình giun, nhìn thấy rõ các cơ quan tiêu hóa Qua bảng 4.9 chúng tôi có nhận xét: sau khi mổ giun cái trưởng thành lấy trứng và nuôi trong hộp lồng, quan sát dưới kính hiển vi thấy: Quá trình phát triển của trứng là quá trình phát triển của tế bào phôi từ khi tế bào phôi chỉ là một khối đến khi phân chia thành 2, 3, 4 … tế bào phôi. Sau đó hình thành ấu trùng và ấu trùng này tách vỏ chui ra khỏi trứng. Quan sát sự phát triển của trứng qua các giai đoạn thấy: trứng giun đũa gà có hình bầu dục, vỏ nhẵn, có màu xám, có 3 lớp màng là màng ngoài, màng giữa và màng trong. Trong đó màng ngoài mỏng nhất và nhẵn, màu xám nhạt. Màng giữa rộng và sáng nhất, màng trong dày có màu xám đậm. Bên trong trứng là phôi bào chưa có sự phân chia nên vẫn chỉ là một khối màu xám nhạt (ảnh l). Kích thước của trứng là: chiều dài 0,082 ± 0,01 (mm); chiều rộng 0,056 ± 0,008 (mm). Hình 4.3: Trứng Ascaridia galli (x150) Sau khoảng 1 - 2 ngày phôi bào bắt đầu phát triển bao gồm sự biến thành 2, 3, 4… phôi bào. Hình 4.4: Trứng Ascaridia galli qua các biến thái của phôi bào Sau đó trứng giun đũa tiếp tục phát triển qua các giai đoạn Trứng có ấu trùng bên trong: có hình bầu dục, vỏ nhẵn và mỏng dần có màu xám nhạt, có thể nhìn thấy ấu trùng bên trong trứng. Tuy nhiên ấu trùng này vẫn còn ngắn và mập. Hình 4.5: Trứng Ascaridia galli có ấu trùng bên trong (x300) Tiếp theo là giai đoạn trứng có ấu trùng gây nhiễm: ở giai đoạn này vỏ trứng rất mỏng mất màu và gần như không thấy, ấu trùng bên trong trứng phát triển dài và thon hơn, có thể nhìn thấy các cơ quan tiêu hoá. Quan sát dưới kính hiển vi, chúng tôi thấy ở giai đoạn này ấu trùng hoạt động rất mạnh bên trong trứng, chuẩn bị tách vỏ để chui ra ngoài. Hình 4.6: Trứng Ascaridi galli có ấu trùng gây nhiễm Trứng giun đũa gà sau khi phát hiện đến giai đoạn cảm nhiễm thì ấu trùng trong trứng sẽ tách vỏ và chui ra khỏi trứng. Quan sát dưới kính hiển vi chúng tôi thấy ấu trùng có dạng hình giun, có thể nhìn thấy các tiền cơ quan tiêu hoá. Khi vừa chui ra khỏi trứng chúng chuyển động lộn lên, lộn xuống rất mạnh. Sau một thời gian thì ấu trùng bắt đầu chuyển động yếu dần và ngừng lại. Ấu trùng gây nhiễm: cũng có dạng hình giun và có thể nhìn thấy rõ các tiền cơ quan tiêu hoá. Ấu trùng gây nhiễm có chiều dài: 0,36 ± 0,02 (mm); rộng 0,027 ± 0,004 (mm). Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả của các tác giả: Dương Công Thuận, 1995 [22] cho biết: kích thước của trứng giun đũa là: chiều dài 0,075 - 0,090 (mm), chiều rộng 0,045 – 0,060 (mm). 4.2.3 Thời gian phát triển của trứng Ascaridia galli qua các giai đoạn Để xác định thời gian trứng phát triển tới ấu trùng gây nhiễm trong điều kiện nhiệt độ từ 13 - 29oC, độ ẩm 100% là bao lâu? Chúng tôi đã theo dõi sự phát triển của trứng qua các giai đoạn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10: Thời gian phát triển của trứng Ascaridia galli qua các giai đoạn STT Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Giai đoạn Thời gian phát triển (ngày) 1 13 - 290C 100 Trứng tới ấu trùng A1 5 - 10 2 13 - 290C 100 A1 tới A2 4 - 6 3 13 - 290C 100 A2 tới A3 4 - 9 4 13 - 290C 100 Trứng tới A3 13 - 25 Qua bảng 4.10 cho thấy: - Thời gian từ trứng tới ấu trừng A1 mất 5 - 10 ngày - Từ ấu trùng A1 tới ấu trùng A2 mất 4 - 6 ngày - Từ ấu trùng A2 tới âu trùng A3 mất 4 - 9 ngày. Cả giai đoạn phát triển từ trứng tới ấu trùng A3 là 13 - 25 ngày. Qua kết quả trên chúng tôi có nhận xét thời gian phát triển từ trứng tới ấu trùng Al khá dài còn thời gian từ giai đoạn ấu trùng A1 tới ấu trùng A2 ngắn do ấu trùng chuyển dạng ra nhanh như từ ngắn và mập đến dài và thon hơn. 4.2.4 Nghiên cứu về thời gian ấu trùng phát triển trong cơ thể gà Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định mốc thời gian mà ấu trùng phát triển đến dạng trưởng thành. Về cơ sở lý luận thí nghiệm sẽ giúp các nhà chuyên môn trong phòng trừ bệnh giun đũa gà có hiệu quả nhất là tẩy giun trước khi chúng phát triển thành giun trưởng thành để tránh phân tán trứng giun ra môi trường bên ngoài. Sau khi nuôi trứng phát triển đến dạng cảm nhiễm chúng tôi gây nhiễm cho 10 gà ở 2 mức nhiễm nhẹ và nặng qua đường miệng. Để xác định thời gian ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành, hàng ngày chúng tôi kiểm tra phân gà tới khi xuất hiện trứng giun bằng phương pháp fülebom. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.11 Bảng 4.11: Thời gian hoàn thành vòng đời của Ascaridia galli Số thứ tự Số hiệu gà Cường độ nhiễm Phương pháp gây nhiễm Thời gian thải trứng (ngày) 1 A1 300 Qua miệng 45 2 A2 300 48 3 A3 300 44 4 A4 300 42 5 A5 300 43 6 B1 600 45 7 B2 600 43 8 B3 600 47 9 B4 600 46 10 B5 600 42 Trung bình 44,5 Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy: - Gà đầu tiên xuất hiện trứng giun trong phân là ngày thứ 42 sau khi gây nhiễm. - Gà cuối cùng thấy trứng trong phân là ngày thứ 48 sau khi gây nhiễm. Như vậy: thời gian hoàn thành vòng đời của giun đũa gà là từ 42 - 48 ngày. Nghiên cứu thời gian hoàn thành vòng đời của giun đũa ở gà tác giả Skrjabin và Schulz, 1937, cho biết: sau khi cảm nhiễm giun phát triển thành dạng trưởng thành ở ngày thứ 35 đến ngày thứ 58 [5]. Kerr, 1995 cho biết: sự phát triển của trứng giun đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể gà con dưới 3 tháng tuổi kéo dài 30 - 35 ngày còn ở gà 3 tháng tuổi thời gian này kéo dài đến 50 ngày [5]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên. Theo chúng tôi tẩy giun đũa gà cần phải thực hiện trước ngày 42. 4.2.5 Vòng phát triền Ascaridia galli trong thực nghiệm Tổng kết quá trình nghiên cứu sự phát triển của mầm bệnh giun đũa gà ở môi trường ngoại cảnh và trong cơ thể gà ở điều kiện nhiệt độ từ 13 - 290C chúng tôi đã xác định được thời gian phát triển của giun đũa gà ở ngoại cảnh và trong cơ thể. Giun trưởng thành Trứng Vật chủ (gà) Đường miệng Trong cơ thể vật chủ Ngoại cảnh 42 - 48 ngày 5 - 10 ngày 4 - 6 ngày A3 A1 4 - 9 ngày A2 Kết quả được trình bày qua hình 4.7. Hình 4.7. Sơ đồ phát triển Ascaridia galli ở ngoại cảnh và trong cơ thể vật chủ Từ sơ đồ trên chúng tôi có nhận xét: ở điều kiện nhiệt độ từ 13 - 290C thời gian phát triển của giun đũa gà ở ngoại cảnh và trong cơ thể vật chủ như sau: - Thời gian để trứng phát triển thành dạng ấu trùng A1 mất 5 - 10 ngày. - A1 Phát triển thành dạng ấu trùng A2 mất 4 - 6 ngày. - A2 Phát triển thành dạng ấu trùng A3 mất 4 - 9 ngày. Tổng thời gian từ khi trứng đẻ ra đến A3 mất 13 - 25 ngày. Thời gian để ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành sau khi gây nhiễm vào gà mất 42 - 48 ngày. Như vậy tổng thời gian phát triển của mầm bệnh giun đũa gà từ giai đoạn trứng đến giun trưởng thành là 55 - 73 ngày. 4.3 Những triệu chứng gà nhiễm Ascaridia galli qua thực nghiệm Để tạo cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh do Ascaridia galli gây ra ở gà thông qua các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, chúng tôi đã gây nhiễm ấu trùng Ascaridia galli cho 10 gà ở hai mức nhiễm 300 và 600 ấu trùng/gà, theo dõi các triệu chứng lâm sàng như: thể trạng của gà, trạng thái lông, ăn uống, vận động, trạng thái phân. Gà được gây nhiễm là gà khoẻ mạnh, không mắc bệnh và được chăm sóc đầy đủ. Sau khi gây nhiễm ấu trùng, chúng tôi tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng của gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm Ascaridia galli STT Triệu chứng Gây nhiễm 300 ấu trùng/ gà Gây nhiễm 600 ấu trùng/ gà Số gà có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Số gà có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 1. Giảm tính thèm ăn, bỏ ăn thường xuyên 5 100 5 100 2. Gầy yếu, lông xù, cánh rủ, mào nhợt nhạt 5 100 5 100 3. Phân lỏng 5 100 5 100 4. Có triệu chứng thần kinh: run rẩy 2 40 5 100 Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy, gà nhiễm Ascaridia galli ở hai mức khác nhau đều xuất hiện các triệu chứng điển hình. Ở mức gây nhiễm 300 và 600 ấu trùng, gà đều có các biểu hiện: mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, lông xơ xác, phân lỏng. Từ thực nghiệm cho thấy, những gà nhiễm ở mức 300 và 600 ấu trùng Ascaridia galli đều xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Những gà gây nhiễm ở mức 600 ấu trùng/gà thì tỷ lệ gà biểu hiện triệu chứng cao, đồng thời mức độ biểu hiện nặng hơn so với những gà được gây nhiễm ở mức 300 ấu trùng/gà. Biểu hiện rõ nhất là gà gầy yếu, ăn uống thất thường, mào nhợt nhạt, phân lỏng. Ở mức nhiễm 600 ấu trùng, gà đều thấy rõ triệu chứng thần kinh ủ rũ, mệt mỏi, run rẩy. Như vậy, mức độ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm giun đũa do Ascaridia galli nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng giun ký sinh nhiều hay ít và sức đề kháng của con vật cao hay thấp. Hình 4.8: Triệu chứng của gà mắc Ascaridia galli trong thực nghiệm 4.4 Những tổn thương bệnh lý do Ascaridi galli gây ra ở gà Để kiểm tra bệnh tích, chúng tôi tiến hành mổ khám gà gây nhiễm Ascaridia galli trong thực nghiệm ở hai mức nhiễm 300 và 600 ấu trùng/gà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13. Bảng 4.13 Những tổn thương bệnh lý do Ascaridi galli gây ra ở gà STT Cơ quan, phủ tạng có bệnh tích Gà gây nhiễm 300 ấu trùng/con Gà gây nhiễm 600 ấu trùng/con 1 Ruột non Viêm, xung huyết và có điểm xuất huyết Viêm sưng dày và cứng, tụ huyết và nhiều điểm xuất huyết, có chất dịch dỉ viêm 2 Gan, mật Sưng, tụ máu, dịch mật đặc Sưng, tụ máu, dịch mật đặc 3 Xoang bụng Tích ít nước Tích nước trong suốt 4 Xoang ngực Tích nước Tích nước 5 Xoang bao tim Không tích nước Tích nước Khi mổ khám giun đũa qua thực nghiệm chúng tôi thấy: niêm mạc ruột sưng, tụ huyết, có chất dịch rỉ viêm và điểm xuất huyết, các tuyến ruột bị tụ huyết và xuất huyết. Theo chúng tôi có lẽ do ấu trùng xâm nhập vào niêm mạc ruột gây nên, thời kỳ giun trưởng thành kích thích, phá tổ chức lấy thức ăn. Trong ruột giun cuộn thành búi chặt kín, không gà nào bị vỡ ruột mặc dù số lượng giun ký sinh rất nhiều. Số lượng giun thu được bình quân ở một gà là 76 giun. Hình 4.9: Biến đổi bên ngoài của ruột gà bị nhiễm Ascaridia galli . Để tìm hiểu biến đổi vi thể ở ruột non nơi giun ký sinh, chúng tôi đã lấy ruột non của gà gây nhiễm làm tiêu bản vi thể, đọc tiêu bản và so sánh với gà đối chứng. Kết quả được trình bày và mô tả qua hình 4.10. Hình 4.10: Biến đổi vi thể của ruột gà bị nhiễm Ascaridia galli Gà bị nhiễm giun quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi thấy: xuất huyết hạ niêm mạc, lông nhung bị đứt nát không còn nguyên vẹn hồng cầu tập chung thành từng đám. Vậy giun đũa gây tác hại rất lớn cho gà, phá huỷ hệ thống hấp thu chất dinh dưỡng của gà, làm cho gà còi cọc chậm lớn. 4.5 Phòng trừ bệnh do Ascaridia galli gây ra ở gà 4.5.1 Thử nghiệm hiệu lực của thuốc tẩy levamisole tẩy Ascaridia galli Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun tròn cho gia súc, gia cầm. Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc tẩy giun, sán cho gia súc, gia cầm có hiệu quả, chúng tôi thử nghiệm levamisole để tẩy trừ giun tròn đường tiêu hoá cho gà. Chúng tôi thí nghiệm dùng levamisole để tẩy cho 5 gà gây nhiễm. Trước khi tẩy giun cho gà nhịn ăn từ chiều hôm trước, sau 9 - 11 giờ hôm sau mới cho gà ăn. Thuốc được trộn với một ít thức ăn để đảm bảo cho gà ăn hết sau mới bổ sung thêm khẩu phần. 4.5.1.1 Trạng thái lâm sàng của gà trước khi dùng thuốc levamisole Trước khi dùng levamisole tẩy giun ở gà chúng tôi theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng ở gà như cường độ nhiễm giun, trạng thái phân, trạng thái thần kinh. Định lượng trứng trong 1g phân bằng phương pháp đếm trứng Stole. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14. Bảng 4.14: Trạng thái lâm sàng ở gà trước khi dùng Levamisole STT Số hiệu gà Cường độ nhiễm giun (trứng/1g phân) Trạng thái thần kinh Trạng thái phân 1 A1 200 - 300 ủ rũ, mệt mỏi, ít vận động Loãng 2 A2 150 - 200 3 A3 100 - 200 4 B1 300 - 350 5 B2 300 - 400 Qua bảng 4.14 chúng tôi có nhận xét: - Tất cả các gà thí nghiệm đều nhiễm giun đũa với cường độ cao từ 100 - 400 trứng / 1g phân. Tất cả gà đều có triệu chứng ủ rũ, ít vận động, phân loãng. Không gà nào có biểu hiện triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm. 4.5.1.2. Hiệu lực của levamisole với Ascaridia galli Hiệu lực của thuốc được đánh giá bằng mức độ tẩy sạch giun của thuốc. Chúng tôi dùng thuốc ở dạng bột và trộn vào thức ăn cho gà ăn với liều 24mg/kg thể trọng gà. Sau khi đưa thuốc vào gà 18 - 24 giờ, theo dõi sự đào thải xác giun đũa qua phân gà, thu thập đếm số lượng giun thải ra. Sau 48 giờ kể từ khi cho ăn thuốc, mổ khám tìm giun còn lại trong ruột gà Kết quả được trình bày ở bảng 4.15. Bảng 4.15: Hiệu lực thuốc tẩy levamisole STT Số hiệu gà Liều lượng Trọng lượng (kg) Tổng số giun trước khi tẩy (con) Số giun tẩy ra được (con) Số giun còn lại sau khi tẩy (con) 1 A1 24mg/kg thể trọng gà 0,85 81 72 9 2 A2 0,9 67 54 13 3 A3 0,9 58 58 0 4 B1 0,8 86 79 7 5 B2 0,85 78 78 0 Tổng 4.3 370 341 29 Qua bảng 4.15 chúng tôi có nhận xét: Tất cả gà sau khi dùng thuốc không có biểu hiện trúng độc, gà ở trạng thái bình thường. Trong những gà được tẩy giun đều thấy giun đào thải theo phân ra ngoài. Số lượng giun thu được là 341con, số giun còn lại trong ruột non gà là 29. Tỷ lệ hiệu lực Như vậy trong 5 gà tẩy có 2 gà sạch giun. Tỷ lệ sạch giun là =60% Từ thực nghiệm cho thấy: thuốc levamisole có tác dụng tẩy được giun đũa gà, tỷ lệ hiệu lực của thuốc là 92,16%. Thuốc chưa tẩy triệt để giun ở gà. Như vậy theo chúng tôi trong sản xuất có thể dùng levamisole tẩy giun đũa gà trong điều kiện không có loại thuốc nào tẩy giun có hiệu lực cao hơn levamisole, thuốc an toàn đối với gà. 4.6 Đề xuất biện pháp phòng trừ giun đũa gà Ascandia galli Căn cứ vào những hiểu biết về đặc điển sinh học, dịch tễ học của Ascaridia galli đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra kết luận: việc phòng trừ bệnh này cần giải quyết 2 khâu: tẩy trừ giun đũa trong cơ thể gà đồng thời diệt trừ căn bệnh ở môi trường bên ngoài. Hai khâu này phải gắn chặt, hỗ trợ nhau, nếu tách rời hay cô lập 1 khâu thì không thể đạt kết quả tốt. Để đạt hai mục đích trên đây thì cần thực hiện tốt những biện pháp cụ thể sau: 4.6.1 Tẩy trừ giun đũa Ascaridia galli cho gà bị bệnh và mang giun đũa . Đối với dịch tễ việc nghiên cứu thời gian tẩy giun đũa trước lúc trưởng thành chưa kịp đẻ trứng đảm bảo môi trường bên ngoài không có căn bệnh, tránh tái nhiễm đồng thời diệt những giun đũa còn non chưa gây tác hại lớn cho ký chủ là công tác hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thực tế sản xuất. Như chúng tôi đã nghiên cứu về thời gian từ khi gây nhiễm đến khi giun trưởng thành khoảng 42 - 48 ngày tức là phải tẩy trước ngày 42 và không được muộn quá sau ngày thứ 48, có như thế mới diệt được những giun đũa còn non và hạn chế trứng giun phân tán ra bên ngoài, tránh tái nhiễm giun đũa. Trong quá trình tẩy giun cho gà, cần đạt mục đích chữa khỏi cho con bệnh nhưng cũng có ý nghĩa phòng và diệt trừ căn bệnh, muốn thế cần có lịch tẩy cho toàn bộ đàn gà ở các cơ sở chăn nuôi. Trong thời gian tẩy giun phân phải được tập chung đồng thời thu dọn xác giun vì lúc này trong phân có rất nhiều giun đũa và trứng giun đũa. Phải tẩy cho toàn đàn. Sau khi chữa, tránh không cho gà nhiễm giun lại cần tiêu độc chuồng, cạo đất nền chuồng và sân chuồng, hót đất lẫn phân đem chôn hay đốt rồi thay bằng đất mới, sạch. 4.6.2 Thực hiện biện pháp phòng trừ giun sán có kế hoạch Qua những nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học và thời gian hoàn thành vòng đời của giun đũa gà chúng tôi mạnh dạn đưa ra lịch tẩy như sau: Khi nuôi tách riêng gia cầm non nên tiến hành tẩy giun theo kế hoạch lần đầu vào đầu tháng 10 - 11 vì những tháng này là những tháng có nhiệt độ thích hợp để trứng giun phát triển nhanh đến giai đoạn cảm nhiễm, và lần thứ hai một tháng trước khi gà đẻ trứng. Trước khi tẩy giun đại trà cần phải kiểm tra hiệu lực thuốc trên 50 đến 100 gà và chỉ trong trường hợp không có gà chết hoặc gà ốm thể hiện rõ mới tiến hành tẩy cho toàn đàn. Ở các cơ sở chăn nuôi cần thường xuyên coi trọng công tác vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh thức ăn và nguồn nước sạch cho gà chống ô nhiễm chuồng trại và nơi chăn thả bằng cách thay đổi ổ lót chuồng và dọn vệ sinh định kỳ. Thực hiện ủ phân diệt trứng và ấu trùng giun đũa gà. Biện pháp nuôi dưỡng: nuôi gà theo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của gà, chú ý thức ăn giàu đạm và bổ sung các loại vitamin nhóm B và vitamin A, D, E cho gà để nâng cao thể trạng và sức đề kháng với dịch bệnh, trong đó có bệnh giun đũa gà. Trong thời gian tẩy giun và trong vòng vài ngày sau khi cho uống thuốc, gà phải được nuôi nhốt trong chuồng, không thả ra sân chơi, sau đó cọ rửa kỹ chuồng. Toàn bộ phân thải ra trong hai ngày sau khi tẩy giun đem đốt, chôn xuống đất hay đưa ra nơi ủ phân để sát trùng bằng phương pháp nhiệt sinh vật. Ngoài ra trong thời gian tẩy giun phải tẩy uế đối với sân chơi. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Giun, sán ký sinh ở đường tiêu hoá cùa gà nuôi tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có 5 loài là Ascaridia galli, Heterakis gallinarum, Raillietina echinobothrida, Raillietina tetragona, Raillietina cesticillus, Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà tại các điểm điều tra bằng các phương pháp mổ khám nói chung là 73,98%, tỷ lệ nhiễm dao động từ 68,85-79,03%. Loài sán dây Raillietina echinobothrida có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Thứ đến là Ascaridia galli với tỷ lệ nhiễm là 24,11%. Heterakis gallinarum nhiễm thấp nhất 2,71%. - Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà tại các điểm điều tra bằng phương pháp xét nghiệm phân nói chung là 54,47%, tỷ lệ nhiễm dao động từ 50,81-58,06%. Cường độ nhiễm trứng giun, sán trung bình nói chung là 225 trứng/g phân gà. - Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli ở gà giảm dần theo chiều tăng của tuổi. Gà dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli cao nhất 34,14%, thấp nhất là gà ở lứa tuổi trên 6 tháng: 10,56%. - Tỷ lệ nhiễm Raillietina spp ở gà tăng dần theo chiều tăng của tuổi. Gà dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm sán dây thấp nhất 27,64%, cao nhất ở lứa tuổi gà trên 6 tháng là 56,09%. 3. Ở nhiệt độ 26 - 29oC, độ ẩm 100% trứng giun đũa gà phát triển tới trứng gây nhiễm hết 13 ngày, nhiệt độ từ 13 – 200C phát triển tới trứng gây nhiễm hết 13 ngày. 4. Trứng Ascaridia galli có hình bầu dục, màu xám, có 3 lớp vỏ. Lớp ngoài nhẵn, màu xám. Trứng phát triển qua 3 giai đoạn ấu trùng là A1, A2, A3 ấu trùng A3 là ấu trùng gây nhiễm. - Kích thước của trứng có chiều dài là 0,082 ± 0,01. chiều rộng là 0,056 ± 0,008. Kích thước của ấu trùng gây nhiễm có chiều dài là 0,36 ± 0,02, chiều rộng là 0,027 ± 0,004. - Thời gian hoàn thành vòng đời của giun đũa gà là từ 42 đến 48 ngày. Thời gian phát triển ở ngoại cảnh và trong cơ thể gà hết 55 đến 73 ngày. 5. Gà nhiễm Ascaridia galli xác gầy lông xù, mào nhợt nhạt, ít vận động. Niêm mạc ruột non sưng, tụ huyết, xuất huyết, có nhiều dịch viêm, các tuyến ruột bị xuất huyết. Khi làm tiêu bản vi thể thấy lớp hạ niêm mạc xuất huyết, các lông nhung bị long tróc, đứt nát, hồng cầu tập chung thành từng đám. 6. Thuốc levamisole liều 24mg/kg thể trọng gà có hiệu lực tẩy trừ giun đũa ở mức cao là 92,16%.Tỷ lệ sạch giun là 60%, thuốc an toàn và không gây phản ứng phụ với gà. 5.2 Đề nghị Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho trứng giun đũa phát triển ở ngoại cảnh và tạo điều kiện cho vật chủ trung gian của bệnh giun đũa phát sinh và phát triển tốt. Đồng thời các yếu tố lây lan truyền bệnh như rau cỏ, phân, nước tiều. . .chuồng trại không đảm bảo vệ sinh và do tập quán chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn thả nên bệnh giun đũa gà vẫn đang tồn tại và phát triển. Trước thực trạng đó chúng tôi có đề nghị: + Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về bệnh giun đũa gà Ascaridia galli để tạo cơ sở khoa học cho biện pháp phòng, chống bệnh có hiệu quả hơn. + Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia cầm chu đáo đầy đủ chất dinh dưỡng, tẩy giun đũa gà theo định kỳ. Đó là những biện pháp phòng bệnh tốt và có hiệu quả nhằm giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh giun đũa đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, 2002, 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Drozdz và A. Malczesk 1976, Nội ký sinh vật và bệnh ký sinh vật ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, 1999, “Tình trạng nhiễm giun sán của gà ở khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 1-1999. K.I. Skjabin- A. M. Pertrov, 1977, Nguyên lý môn giun tròn thú y, Tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật thú y K.I. Skjabin- A. M. Pertrov, 1979, Nguyên lý môn giun tròn thú y, Tập 2. Nxb Khoa học và Kỹ thuật thú y. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996, Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 2001, Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc, 2005, Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Lục 1971, “ Giun sán của gà ở Nam Hà”,Tạp trí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. Phan Lục, 1972, “Giun sán của gà ở Nghĩa Lộ”, Tạp trí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990), Thực hành ký sinh trùng thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I. Phan Văn Lục 1997, Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, 1997, Thuốc thú y và cách sử dụng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Kim Lưu, 1996. “Phòng, trị bệnh giun đũa gà”, Tạp trí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp- Hà Nội. Nguyễn Thị Lê, Phan Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh, 1996, Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Thị Nội, 1963, “Dầu tẩy giun và dầu xăng chạy máy tẩy giun đũa gà”, Tạp trí Khoa học và Kỹ Thuật Nông nghiệp. Nguyễn Vĩnh Phước, Phạm Văn Vinh, 1953, “Bệnh giun đũa”, Tạp san Kỹ thuật trồng trọt, Chăn nuôi số 10. Đỗ Dương Thái (1972), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người. Nxb Y học, Hà Nội. Đỗ Dương Thái, Hoàng Tân Dân, 1978, Giun đũa và bệnh giun đũa ở Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. Nguyễn Như Thanh, 2001, Dịch tễ học thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Như Thanh, Phùng Quốc Chướng, 2006, Phương pháp thực hành vi sinh vật Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Dương Công Thuận, 1995, Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb nông nghiệp Hà Nội. Dương Công Thuận, 2002, Phòng, trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Trịnh Văn Thịnh, 1963, Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông thôn. Trịnh Văn Thịnh, 1977, Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái, 1978, Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp. Tổ phân vùng địa lý tự nhiên- Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977, Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội Phan Thế Việt, 1984, Giun tròn ký sinh ở chim và gia cầm Vịêt Nam., Nxb Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, 1997, Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Nông Nghiệp Tiếng Anh 31. Cram, E.B.1931, Developmental stages of some nematodes of the Spiruroidea parasitic in pountry and game birds, US Dep Agric Tech Bull No. 32. Cram, E.B., M.F. Jones, and E.A. Allen. 1931. In H.L. Stoddard (ed.), The Bobwhite Quail: Its Habits, Preservation, and Increase, pp. Cram, E.B.1933, Observations on the life history of Tetrameres patterson. J Parasitol. Enigk, K., and A. Dey-Hazra. 1968, Zur Wirtsspezifitat von Amidostomum anseris (Strongyloidea, Nematoda), Z Parasitenk. Enigk, K., and A. Dey-Hazra. 1968, Die perkutane infektion bei Amidostomum anseris (Strongyloidea, Nematoda), Z Parasitenk. Farr, M.M. 1956, Survival of the protozoan parasite Histomonas meleagridis in feces of infected birds, Cornell Vet. Goble, F.C., and HL. Kutz.1945, Note on the gapeworms (Nematoda: Syngamidae) of galliform and passeriform birds in New York State, J Parasitol. JKaufan, 1996, Parastic infection of Dometic Animals, Basel- Baston- Berlin. Kates, K.C., and M.L. Colglazier, 1970, Differential morphology of adult Ascaridia galli (Schrank 1788) and Ascaridia dissmilis Perez Vigueras, 1931, Proc Helminthol Soc Wash. Kingston, N. 1984. Trematodes. In M.S. Hofstad, H.J. Barnes, B.W. Calnek, W.M.Reid, and H.W. Yoder, Jr. (eds.), Diseases of Pountry. Lee, D.L., and P.Lestan. 1971, Oogenesis and egg shell formation in Heterakis gallinarum (Nematoda), Proc Zool Soc London. Nadakl, A. M., and K.V. Nair, 1979, Studies on the metabonic disturbances caused by Raillietina tetragona (Cestoda) infection in domestic fowl, Indian J Exp Biol. Nadakl, A. M., K. Mohandas, K.O. John, and K. Muraleedharan, 1973, Contribution to the biology of the fowl cestode Raillietina echinobothrida with a not on its pathogenicity, Trans Am Microsc Soc. Rei, W.M., and J.L. Carmon, 1958, Effects of numbers of Ascaridia galli in dessing weigh gain in chicks, J Parasitol. Schmidt, G.D, 1968, Handbook of Tapeworm indentification. CRC Press, Boca Raton, FL. Wehr, E.E., and J.C.Hwang,1964, The life cycle and morphology of Ascaridia columbae (Gmelin, 1790) Travassos.1913. (Nematoda: Ascarididae) in the domestic pigeon (Columba livia domestica), J Parasitol. Wehr, E.E. 1936, Earthworm as transmitters of Capillaria annulata, the crop-worm of chicken. N Am Vet. Ymaguti, S. 1961, The nemstodes of vertebrates, Parts I and II. Systema Helminthum, 3, Nematodes, pp. Interscience, New York BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- HOÀNG THỊ TĨNH TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN, SÁN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ CỦA GÀ TẠI HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN; MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN ASCARIDIA GALLI , BỆNH LÝ HỌC CỦA BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Thị Tĩnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Thọ, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Ký sinh trùng, các thầy cô trong Khoa Thú y, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2009 Tác giả Hoàng Thị Tĩnh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 % Phần trăm 2 0C Độ C 3 kg Kilogam 4 ml Minilít 5 mg/kgP Minigam trên kilogam thể trọng 6 m Mét 7 mm Minimét 8 µm Micromét 9 H.beramporium Heterakis beramporium 10 A. (Dispharynx) hamulosa Acuaria (Dispharynx) hamulosa 11 A. galli Ascaridia galli 12 H. galli Heterakis gallinarum 13 R. cesticillus Raillietina cesticillus 14 R. tetragona Raillietina tetragona 15 R. echinobothrida Raillietina echinobothrida 16 E. coli Escherichia coli 17 S. pullorum Salmonella pullorum 18 Số bình quân 19 Sx Độ lệch chuẩn 20 mx Sai số bình quân 21 n Dung lượng mẫu DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà tại các địa điểm nghiên cứu 48 4.2. Thành phần loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hoá của gà nuôi tại huyện Văn Lâm 50 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài giun, sán đường tiêu hoá của gà qua mổ khám 51 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà tại các địa điểm nghiên cứu 54 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà theo giống, loài giun, sán 55 4.6. Biến động nhiễm giun, sán đường tiêu hoá theo lứa tuổi của gà 56 4.7. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá ở gà theo phương thức chăn nuôi 58 4.8. Các giai đoạn phát triển của trứng Ascaridia galli trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 4.9: Hình thái, màu sắc, kích thước của trứng và ấu trùng Ascaridia galli 61 4.10: Thời gian phát triển của trứng Ascaridia galli qua các giai đoạn 65 4.11: Thời gian hoàn thành vòng đời của Ascaridia galli 66 4.12. Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm Ascaridia galli 68 4.13 Những tổn thương bệnh lý do Ascaridi galli gây ra ở gà 70 4.14: Trạng thái lâm sàng ở gà trước khi dùng Levamisole 72 4.15: Hiệu lực thuốc tẩy levamisole 73 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1: Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà 49 4.2: Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán đường tiêu hoá của gà 53 4.3: Trứng Ascaridia galli (x150) 62 4.4: Trứng Ascaridia galli qua các biến thái của phôi bào 63 4.5: Trứng Ascaridia galli có ấu trùng bên trong (x300) 63 4.6: Trứng Ascaridi galli có ấu trùng gây nhiễm 64 4.7. Sơ đồ phát triển Ascaridia galli ở ngoại cảnh và trong cơ thể vật chủ 67 4.8: Triệu chứng của gà mắc Ascaridia galli trong thực nghiệm 69 4.9: Biến đổi bên ngoài của ruột gà bị nhiễm Ascaridia galli 71 4.10: Biến đổi vi thể của ruột gà bị nhiễm Ascaridia galli 71 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY09014.doc
Tài liệu liên quan