Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam. Bắc Ninh nổi tiền là vùng đất “văn vật”, “địa linh nhân kiệt” và là một địa danh có hơn 60 làng nghề; nổi tiếng với những sản phẩm như: tranh Đông Hồ, giấy Phong Khê, đồ đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gốm Phù Lãng, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ (Đồng Quang), Hương Mạc… có một số sản phẩm từ hàng nghìn năm nay đ

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh về cơ bản là kinh tế nông nghiệp, quy mô nhỏ và còn chậm phát triển so với các tỉnh bạn trong vùng; với cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ sản là 46,0%, công nghiệp- xây dựng cơ bản là 24,1% và dịch vụ là 29,9%; tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,3%/năm; GDP bình quân 256USD/người/năm. Qua hai kỳ đại hội, các nghị quyết của tỉnh Đảng bộ đã dần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương để phát huy các tiềm năng, lợi thế, nội lực hiện có. Và sau hơn mười năm nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn của tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Bắc Ninh xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu. Và chỉ có CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công thì mới có thể từng bước đưa nền kinh tế thuần nông thành nền kinh tế sản xuất hàng hoá hiện đại, theo hướng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ lên so với ngành nông nghiệp, tiến dần lên nền kinh tế tri thức. Nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh, là phát triển công nghiệp nông thôn, là khôi phục và phát triển tiểu, thủ công nghiệp. Trên cơ sở khôi phục và phát triển TTCN truyền thống sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động trong nội bộ từng thôn- xóm, trong khu vực nông thôn và địa phương; phát triển các ngành nghề TTCN mới, thu hút lao đông dôi dư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT, tăng thu nhập cho khu vực NN, NT, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội... Đến năm 2005, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 14,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng 19,54%, dịch vụ tăng 16,58%, nông lâm nghiệp tăng 4,24%; cơ cấu kinh tế đã đạt: công nghiệp 47,2%, dịch vụ 27,1%, nông nghiệp 25,7%; GDP đầu người trên 500USD/năm [47, tr.54]. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề thách thức đặt ra cho quá trình CNH, HĐH như: khu vực NN, NT phát triển chậm, dân cư nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường, các nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ mai một, hàng hoá nông sản chất lượng kém, tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp... Đặc biệt là sự phát triển của TTCN tính theo các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối đều chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế- xã hội hiện có; nguyên nhân của tình trạng trên là: do phát triển công nghiệp tự phát, kiểu phong trào, chưa làm tốt công tác quy hoạch; sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô hộ gia đình, với lao động thủ công là chủ yếu; sản phẩm chưa có thị trường ổn định; thu nhập của người làm nghề TTCN còn thấp; sự liên kết giữa TTCN với công nghiệp và kinh tế nông thôn còn hạn chế; mô hình sản xuất TTCN chưa có hiệu quả; công tác xử lý môi trường còn thô sơ, quy mô nhỏ… nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, đang ở mức báo động. Các chỉ số BOD, COD, amoni, nitrat, phosphat… trong nước thải, khí thải, các chất thải rắn… đều vượt quá chuẩn cho phép. Để khắc phục những hạn chế trên phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong đánh giá, quy hoạch, xây dựng quy chế, chính sách; xây dựng dự án, giải pháp công nghệ khả thi, trong việc tổ chức sản xuất TTCN… Vì thế tôi chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2.Tình hình nghiên cứu Phát triển TTCN và làng nghề truyền thống Việt Nam đã được các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu trên nhiều phương diện, đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nêu ra các đề tài sau đây: -Đề tài NCKH do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ NNPTNT (MARD) Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH, HĐH nông thôn Việt Nam”, tháng 9/2003; -Đề tài NCKH cấp bộ: “Phát triển thị trường làng nghề TTCN vùng ĐBSH”, do PGS. TS Trần Văn Chử làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2004- 2005; -Đề tài KH cấp bộ: “Về các giải pháp phát triển TCN theo hướng CNH, HĐH ở vùng ĐBSH”, HVCTQG HCM, do TS. Đặng Lễ Nghi làm Chủ nhiệm đề tài, năm 1998; -Luận án tiến sỹ: “Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển TTCN ở nông thôn Hà Bắc” của Nguyễn Ty, năm 1991; -Luận án tiến sỹ: “Phát triển TTCN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lực, năm 1996; -Luận án tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn, năm 2000; -Luận án tiến sỹ : "Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”, Trần Minh Yến, năm 2003;  -Một số bài viết khác như: “Làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh” của tác giả Đỗ Thị Hảo; “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh; “Làng nghề trong quá trình phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của TS. Vũ thị Thoa… Các công trình khoa học nghiên cứu lý luận, thực tiễn vừa qua, đã đi vào đánh giá tình hình việc bảo tồn, phát triển làng nghề; các giải pháp phát triển TTCN ở tầm vĩ mô; hoặc nghiên cứu biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất TTCN, hoặc mang tính chất tổng kết một giai đoạn phát triển và định hướng hoạt động TTCN ở một địa phương nào đó…Còn ít công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đề cập tới phương hướng chiến lược, các biện pháp đẩy mạnh sản xuất “tiểu, thủ công nghiệp”, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy luận văn này, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề này trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển nhanh TTCN trong quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH; nhằm mục tiêu đến năm 2015 đưa tỉnh Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, nghiên cứu làm rõ phạm trù TTCN, vị trí, vai trò của TTCN qua các thời kỳ lịch sử. Hai là, phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển TTCN ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm đổi mới vừa qua, tồn tại cần khắc phục. Ba là, lý giải, đề xuất những phương hướng, giải pháp, mô hình sản xuất cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển TTCN ở tỉnh Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH. 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế, phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn vận dụng các phương pháp khoa học như: điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp, lịch sử, lô gíc học... để phân tích lý giải các nội dung của luận văn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Luận văn tập trung nghiên cứu sâu sự phát triển của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997- 2005. -Về địa bàn: giới hạn khảo sát, nghiên cứu chủ yếu tại tỉnh Bắc Ninh. -Luận văn chỉ nghiên cứu sự phát triển của TTCN là chính. 6. Ý nghĩa khoa học của luận văn -Góp phần làm rõ phạm trù TTCN, căn cứ lý luận, thực tiễn xác định vị trí, vai trò của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh trong sự nghiệp CNH, HĐH. -Phân tích làm rõ yêu cầu và tiềm năng phát triển TTCN trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh. -Đề xuất những giải pháp chung, giải pháp cơ bản, mô hình tổ chức sản xuất nhằm phát huy những lợi thế của địa phương để phát triển mạnh TTCN ở tỉnh Bắc Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn gồm: 3 chương, 8 tiết. Chương 1 PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 1.1.Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và xu thế phát triển 1.1.1.Sơ lược về sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp trong lịch sử Việt Nam Ở Việt Nam, cách đây nhiều vạn năm, theo tài liệu khảo cổ học cư dân Phùng Nguyên đã nâng kỹ thuật chế tác đá lên trình độ cao với đủ các loại dụng cụ, cưa, khoan, tiện, mài. Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm: nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa. Họ đã biết trang trí nhiều đồ án hoa văn: hình chữ S, hình những đường cong uốn lượn phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau, có các hình tam giác xen ở giữa… làm cho các đồ đựng vừa dễ dung, vừa đẹp mắt. Các rìu mài nhẵn, các hình loại đồ gốm có hoa văn khác nhau đã chứng tỏ óc thẩm mỹ cảm của người Phùng Nguyên,văn hoá Hậu Lộc- Thanh Hoá với kỹ thuật chế tác đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt [1, tr.1217] . Thời kỳ văn minh Văn Lang, nghề luyện kim, đồng thau phát triển đến trình độ cao, người thợ thủ công đã biết công thức hoá tỷ lệ các chất kim loại trong hợp kim đồng thau sử dụng vào nhiều mục đích. Kỹ thuật nung gốm đạt 8000c, ở lò luyện kim đến 1200- 12500c. Trồng đồng Ngọc Lũ là sản phẩm nổi tiếng về nghệ thuật trang trí và nghệ thuật đúc đồng thời đó. Người Việt cổ đã sáng tạo ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hoàn nguyên, nghề nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa…đạt trình độ phát triển cao [1, tr.1221- 1222]. Đến thời kỳ nền văn minh Đại Việt, bên cạnh nền nông nghiệp phát triển, kinh tế công, thương nghiệp cũng có bước phát triển đáng kể, các nghề thủ công cổ truyền đều duy trì và phát triển hơn thời Bắc thuộc. Đã có những làng, phường thủ công chuyên nghiệp, bên cạnh những nghề phụ của nông dân, ở ấp Mao Điền- Hải Dương có nghề dệt vải nhỏ đẹp hơn lụa; ở phường Tầng Kiến, Kinh thành Thăng Long dệt võng, gấm trừu; ở phường Hàng Đào nhuộm vải điều, làng Huê Cầu nhuộm vải thâm… Nghề làm gốm tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng tinh xảo, kỹ thuật mới, nhiều mặt hàng mới; trình độ công nghệ cao, với một trình độ thẩm mỹ đặc sắc, được lái buôn nước ngoài ưa chuộng. Đến thế kỷ thứ XVI- XVII nghề đồ gốm phát triển ra cả nước, nhiều làng gốm nổi tiếng: Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng…Với những sản phẩm đa dạng: ấm, chén, gạch tráng men, bình hoa, chậu hoa… Bốn công trình lớn: chuông Quy Điều, vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, tượng chùa Quỳnh Lâm thể hiện sáng tạo của người thợ thủ công Đại Việt đầu thế kỷ XI. Tiếp thu công nghệ làm giấy của Trung Quốc, người Việt dùng nguyên liệu trong nước từ vỏ cây gió, các loài rêu biển, vỏ cây dâu, vỏ cây thượng lục…làm ra nhiều loại giấy bản khác nhau: giấy nghè, giấy nhũ tương, giấy đại phương, giấy trầm hương. Nghề in khắc gỗ phát triển, hình thành làng nghề ở Hồng Lục và Liễu Tràng- Hải Dương. Nghề đóng thuyền xuất hiện từ thời Văn Lang- Âu Lạc, được cải tiến không ngừng trong các thế kỷ sau, Hồ nguyên Trừng thời nhà Hồ, đã đóng thuyền Cổ Lâu khá lớn, chở nhiều lương và chở người [1, tr.1233-1235]. Trong thời Pháp thuộc nghề TCN trong nước, bị tư bản nước ngoài chèn ép. Nhưng hàng tơ lụa của Việt Nam vẫn là nguồn lợi to lớn: trong khoảng các năm 1909- 1913, mỗi năm Việt Nam xuất sang Pháp 183,3 tấn tơ lụa các loại. Theo điều tra của P. Gourou, trong số 108 nghề thủ công khác nhau ở đồng bằng Bắc bộ năm 1935 thì nghề dệt đứng đầu với trên 54 nghìn thợ dệt [23, tr.109]. Từ phân tích ở trên cho thấy, nghề thủ công truyền thống Việt Nam có một bề dày lịch sử trên 2000 năm. Cùng với dòng chảy thời gian, các nghề thủ công của ông cha chúng ta đã trở thành tài sản văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc. Do đó, ngày nay chúng ta phải coi đó là nội lực kinh tế, là di sản văn hoá, để kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trong công cuộc CNH, HĐH. 1.1.2. Khái niệm về tiểu thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống 1.1.2.1.Quan niệm về tiểu thủ công nghiệp của các nhà kinh tế chính trị Trong lịch sử, TCN trở thành ngành kinh tế độc lập từ thời cổ đại ở Hy lạp, Ai cập, Trung Quốc, Ấn Độ…nguyên nhân TCN ra đời là do sự phát triển của phân công lao động xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã qua ba lần phân công lao động xã hội lớn điển hình, theo đó lực lượng sản xuất xã hội có những bước phát triển vượt bậc so với trước đó; và trong đó từ sự phân công lao động xã hội lần thứ hai, nghề TCN trở thành một nghề riêng biệt.. Sự phân công lao động lớn thứ nhất, nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông, chưa có sản xuất hàng hoá, nhưng bắt đầu hình thành trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất. “Dĩ nhiên, những người thợ thủ công ở thành thị từ đầu đã buộc phải sản xuất để trao đổi” [36, tr.378] . Chúng ta biết rằng, sự phân công lao động lớn lần thứ hai diễn ra “thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp” [37, tr.250- 253]. Vì nền sản xuất bị tách ra làm hai ngành chính, nông nghiệp và thủ công nghiệp, đã ra đời nền sản xuất hàng hoá, sự trao đổi giữa những người sản xuất riêng biệt đã trở thành tất yếu của xã hội. “Thủ công nghiệp” là một nghề thủ công, hình thức sản xuất công nghiệp dựa trên quy mô nhỏ, công cụ lao động đơn gián và chủ yếu dựa vào sự khéo léo của bàn tay người thợ thủ công. Khi khoa học- kỹ thuật phát triển, khái niệm “thủ công nghiệp” có những nội dung khác so với trước đây. Người thợ thủ công hiện đại có thể sử dụng máy móc để phát lực, truyền lực và kết hợp với đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao. Phân biệt khái niệm về “tiểu công nghiệp” và “thủ công nghiệp” hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. V.I Lê- nin khi phê phán sai lầm của những nhà kinh tế học dân tuý đưa ra khái niệm về tiểu công nghiệp [31, tr.393-395]. Để phân biệt “thủ công nghiệp" với "tiểu công nghiệp" Lê-nin đã viện dẫn ba giai đoạn phát triển của CNTB công nghiệp Nga: “đặc điểm của tiểu sản xuất hàng hoá là kỹ thuật thủ công hoàn toàn nguyên thuỷ, từ xưa đến nay kỹ thuật ấy vẫn không thay đổi. Người làm nghề thủ công vẫn là nông dân, họ chế biến nguyên liệu theo phương pháp truyền thống. CTTC dựa trên phân công lao động, do đó kỹ thuật được cải biến căn bản, nông dân biến thành thợ bạn, thành công nhân bộ phận” [32, tr.685-687]. Đặc trưng của tiểu sản xuất hàng hoá và CTTC là các xí nghiệp nhỏ chiếm ưu thế. Tính chất của sản xuất cũng khác nhau trong các giai đoạn phát triển. Trong các nghề thủ công nhỏ, thị trường và quy mô sản xuất nhỏ hẹp dễ thích hợp với nhu cầu địa phương; sản xuất ở giai đoạn này ổn định cao nhất, nhưng tình trạng kỹ thuật bị đình đốn. CTTC sản xuất cho thị trường lớn, có khi thị trường toàn quốc, nên sản xuất của nó có tính ổn định, tính chất này thể hiện cao nhất trong sản xuất công xưởng TBCN. Như vậy giai đoạn phát triển CTTC gần với khái niệm "tiểu công nghiệp", sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở trình độ phân công lao động, tiến bộ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật liệu, quy mô tổ chức sản xuất phân tán hay tập trung. “Tiểu công nghiệp” là hình thức công nghiệp sử dụng công cụ lao động nửa cơ khí để chế biến nguyên liệu. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất khởi đầu ở nước Anh thế kỷ 18, máy móc thay thế công cụ thủ công, sự phát minh và ứng dụng máy hơi nước có tác dụng then chốt trong sản xuất lớn TBCN. Máy móc ban đầu là sự kết hợp của ba bộ phận công tác, phát lực và truyền lực, sau đó có thêm bộ phận điều khiển tự động, sử dụng rộng rãi sức điện và vật liệu mới. Nhưng nếu vẫn sử dụng sức người thay cho máy phát lực, thì lao động bằng máy công tác đó là lao động nửa cơ khí. 1.1.2.2.Khái niệm tiểu thủ công nghiệp theo quan niệm của các nhà kinh tế học thế giới Ngày nay có hai quan niệm về TTCN: một là, tiểu công nghiệp; hai là, thủ công nghiệp: Về “tiểu công nghiệp”, mỗi quốc gia đều đề ra các quy định về "tiểu công nghiệp" có tính chất hành chính, pháp lý, để phân biệt với “đại hay trung công nghiệp”. Khái niệm này làm cơ sở cho việc thi hành các chính sách riêng khu vực "tiểu công nghiệp". Mỗi quốc gia, trong các thời kỳ khác nhau, có chính sách khác nhau trong ưu tiên về tín dụng, nguyên liệu, cố vấn kỹ thuật, trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội khác nhau, vì thế khái niệm về tiểu công nghiệp cũng khác nhau: -Ở Nhật Bản, luật ban hành năm 1957 quy định: các xí nghiệp sử dụng dưới 300 công nhân, mức vốn dưới 10 triệu yên, được thừa nhận hợp pháp là "tiểu công nghiệp", được hưởng những chính sách tài trợ về tiểu công nghiệp. -Ở Mỹ có quy định: dưới 250 công nhân được xem là "tiểu công nghiệp", và "tiểu công nghiệp" còn được phân biệt theo bộ hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Trong ngành công nghiệp chế tạo vẫn lấy số lượng công nhân làm cơ sở, nhưng ngành dịch vụ chủ yếu lấy số bán ra hay số thu hàng năm làm tiêu chuẩn. -Ở Ấn Độ khái niệm về "tiểu công nghiệp", trước năm 1960 mức quy định là dưới 100 công nhân nếu không dùng năng lượng, hay dưới 50 công nhân nếu có sử dụng năng lượng; đến năm 1960 quy định chủ yếu căn cứ vào mức vốn “không quá 500.00 ru pi hay 1 triệu ru pi trong một số trường hợp đặc biệt” [54, tr.9-10]. Do có sự xác định khác nhau, nên năm 1952 Uỷ ban kinh tế của Liên hiệp quốc đưa ra định nghĩa để chuẩn hoá các thuật ngữ được sử dụng. Theo đó, công nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là loại xí nghiệp chủ yếu sử dụng nhân công được trả lương, số lượng không quá 50 người ở mọi cơ sở sản xuất không dùng động lực hay dùng không quá 20 người trong một xí nghiệp có dùng động lực [54, tr.11]. Vì để có một khái niệm "tiểu công nghiệp" dùng chung cho các nước là rất khó, nên người ta dùng một loại “khái niệm phân tích” nêu bật các đặc điểm cơ bản về số lượng, chức năng, tính chất, cơ cấu…của doanh nghiệp, với 4 đặc trưng sau: -Sự chuyên môn hoá ở mức độ thấp về quản lý và lãnh đạo xí nghiệp; -Vai trò cá nhân chủ xí nghiệp về những mối liên hệ tiếp xúc chặt chẽ với khách hàng, tính mềm dẻo trong sản xuất hoặc giao dịch, quan hệ chủ với thợ; tính linh hoạt trong các chính sách đối với tiểu công nghiệp; -Những điểm mạnh, yếu về phương diện vốn và tín dụng như: khó vay vốn ở ngân hàng hơn các xí nghiệp lớn, nhưng dễ huy động vốn từ bà con hay bạn bè để thành lập, phát triển sản xuất; -Tính chất đa dạng của nền sản xuất TTCN, cần áp dụng mềm dẻo các biện pháp, chính sách, một sự chỉ đạo, một chương trình phát triển chuyên biệt. Về “thủ công nghiệp”, người ta vẫn coi TCN là một thành phần, một dạng thức, một loại “tiểu công nghiệp”. Hai loại định nghĩa về tiểu công nghiệp và TCN bổ sung cho nhau, nhưng không thể sử dụng toàn cầu. Để nghiên cứu sâu các vấn đề về "tiểu công nghiệp" và TCN, cần một mốc chuẩn nào đó [54, tr.14] . 1.1.2.3.Quan niệm về tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam Về khái niệm “thủ công nghiệp”: thủ công nghiệp hay nghề thủ công được hiểu là một hình thức công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay, để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm. Hình thức nguyên thuỷ của nó là sự tác động của tay hoặc chân người lao động lên đối tượng lao động thông qua công cụ lao động. Đặc trưng của thủ công nghiệp là công cụ cầm tay hay cải tiến. Về “tiểu công nghiệp”: tiểu công nghiệp có thể hiểu, bao gồm những đơn vị sản xuất công nghiệp có trang bị kỹ thuật tương đối cao hơn thủ công nghiệp. Ở một số khâu, bộ phận chủ yếu trong dây chuyền sản xuất có thể được trang bị máy móc hiện đại, được chuyên môn hoá để sản xuất ra các chi tiết, bộ phận, sản phẩm hoàn chỉnh. Sự khác nhau căn bản giữa tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là ở trình độ kỹ thuật của tư liệu sản xuất. Giữa chúng có điểm giống nhau dựa trên quy mô sản xuất nhỏ, đã tồn tại một nền ĐCN, và chúng là bộ phận công nghiệp phụ trợ. Để phân biệt với ĐCN, trong điều kiện khoa học- công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, khái niệm tiểu công nghiệp không chỉ dựa vào hai chỉ tiêu về vốn và lao động; mà cần bổ sung thêm 2 chỉ tiêu: độ phức tạp của quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh; để làm rõ danh giới giữa tiểu công nghiệp và đại công nghiệp. -Về độ phức tạp của quản lý có 5 yếu tố: quy mô vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu và thu nhập khác, đầu mối quản lý, trình độ công nghệ sản xuất (cao, trung bình, thấp), lao động sử dụng. -Về hiệu quả sản xuất kinh doanh có 3 yếu tố: số nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Căn cứ vào 8 yếu tố quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT: Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài chính [11], để phân hạng doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp và vận dụng để xếp hạng doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác: -Doanh nghiệp nhà nước được phân ra 5 hạng: Tổng công ty đặc biệt và tương đương, Tổng công ty và tương đương; đối với công ty được xếp thành 3 hạng: từ hạng I đến hạng III với quy mô nhỏ dần. -Việc xếp hạng được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ như: phân loại, chọn chỉ tiêu, xác định tỷ trọng và cho điểm dựa theo ngành kinh tế- kỹ thuật, bảo đảm tương quan hợp lý trong xếp hạng. -Theo đó quy mô các doanh nghiệp hạng III, doanh nghiệp thành lập theo luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân tương ứng với quy mô xí nghiệp trung, tiểu ở một số nước khác nhau trên thế giới. Tóm lại, định nghĩa tiểu công nghiệp được đề cập ở trên và theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP [42], đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, và là doanh nghiệp được xếp hạng III tuỳ theo ngành nghề. Điểm xếp hạng, danh giới giữa doanh nghiệp hạng III với các hạng khác quy định theo đặc điểm của các ngành đó. Về khái niệm thủ công nghiệp truyền thống, có mấy nội dung sau: -Một là, “làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người làm nghề thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng hoá truyền thống ngay tại quê của mình” [63, tr.13]. -Hai là, nghề thủ công truyền thống là những nghề thủ công nghiệp ra đời trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác, tồn tại đến ngày nay, trong đó có những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị, tính văn hoá cao. -Ba là, đặc trưng cơ bản của nghề "thủ công" truyền thống là sử dụng công cụ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất truyền thống độc đáo, với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề. Từ những điều trên, có thể hiểu khái niệm “thủ công nghiệp”, “tiểu công nghiệp”, và “thủ công nghiệp truyền thống” như sau: -Thủ công nghiệp: hình thức sản xuất công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay, với phương pháp thủ công tác động lên đối tượng lao động; đặc trưng kỹ thuật là công cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến, con người làm chức năng phát lực, truyền lực, điều khiển công cụ; đặc điểm chủ yếu: nhiều ngành, nghề, từ sản xuất đến dịch vụ; gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu dùng tại địa phương; có quy mô nhỏ, linh hoạt và tiết kiệm chi phí quản lý; có khả năng huy động vốn tự có của gia đình; có nhiều loại hình sản xuất; cơ cấu sản xuất đa dạng; tính chất sản xuất: tự sản tự tiêu, tự cung tự cấp và kết hợp sản xuất hàng hoá [58, tr.272]. -Tiểu công nghiệp, gồm những cơ sở sản xuất nhỏ, có trình độ trang bị kỹ thuật cơ khí, nửa cơ khí, hoặc kỹ thuật tinh xảo; đa dạng hình thức sở hữu, với đa số quy mô nhỏ và trình độ khác nhau; xu hướng tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế hiện đại; đặc điểm: vốn ít, máy móc thiết bị và mặt bằng sản xuất nhỏ; cơ cấu sản xuất đa dạng, linh hoạt cao; tổ chức quản lý gọn nhẹ, kết hợp chặt chẽ sản xuất thủ công và cơ giới; cơ cấu sản xuất đa dạng: khai thác và chế biến tài nguyên, gia công cơ khí, điện tử, may mặc, giày da; sản xuất các mặt hàng truyền thống (gốm, mỹ nghệ, nữ trang, đồ gỗ) [58, tr.407]. -"Công nghiệp gia đình" là loại hình công nghiệp tồn tại từ lâu, trong phạm vi từng gia đình, sản xuất công nghiệp tại nhà thường là thủ công hoặc có thể là cơ khí, nó chỉ là “phương diện hình thái tổ chức lao động” của TCN mà thôi và nó là sản xuất tiểu công nghiệp không có tính chất nhà máy [54, tr.19]. 1.1.3. Quan hệ giữa tiểu thủ công nghiệp nông thôn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Thể hiện mối quan hệ này trên các nội dung sau: Một là, TTCN phát triển kinh tế hàng hoá, đẩy mạnh phân công lao động, làm nẩy sinh quan hệ sản xuất TBCN và CNH, HĐH: Người thợ 'thủ công" là người có công đầu tiên làm cho sản phẩm trở thành hàng hoá, nó diễn ra tuần tự, ban đầu dưới hình thức thử nghiệm bán những sản phẩm dư thừa “phát sinh ở những điểm tiếp xúc giữa các gia tộc, thị tộc, cộng đồng khác nhau” và họ quan hệ “với nhau như những đơn vị độc lập” [35, tr.511]. Sự trao đổi đó trở thành phổ biến giữa những người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các ngành sản xuất. Trao đổi sản phẩm làm cho các lĩnh vực sản xuất khác nhau quan hệ với nhau, tuy độc lập với nhau, nhưng ít nhiều phụ thuộc vào nhau. Sự phân công lao động xã hội phát sinh, phát triển nền sản xuất hàng hoá, và nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ ở CNTB. Sự phân công trong CTTC đòi hỏi sự phân công lao động xã hội đã đạt đến một trình độ nào đó. “Sự xuất hiện một nghề thủ công mới đánh dấu một bước tiến trong sự phân công lao động xã hội” [32, tr.420]. Khi CTTC chinh phục một nghề TCN, có liên hệ với một nghề khác với tư cách nghề chính hoặc nghề phụ của cùng một người kinh doanh, nghề đó bị phân hoá, trở thành độc lập với nhau, quá trình đó làm cho phân công lao động xã hội mở rộng. Ở nông thôn, người thợ thủ công chuyên nghiệp thường có ưu thế hơn về năng suất lao động, thu nhập ròng, trình độ văn hoá và học vấn so với người thợ kiêm sản xuất nông nghiệp. Các xưởng lớn thường vững chãi và có xu hướng chuyên hoạt động công nghiệp. “Trong giai đoạn thấp của CNTB…người làm nghề thủ công vẫn gần như chưa phân hoá ra khỏi nông dân. Sự kết hợp giữa nghề thủ công với nông nghiệp có tác dụng trọng yếu trong quá trình phân hoá nông dân ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc” [32, tr.470]. Điều đó lý giải vì sao thợ thủ công Việt Nam chưa tách ra khỏi nông thôn, vì họ có những mối quan hệ chặt chẽ nhiều mặt trong quá trình CNH, HĐH ở nông thôn . Hai là, TTCN vẫn tồn tại trong quá trình CNH, HĐH: Trong quá trình đi tới một nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, “CNTB phá bỏ triệt để các hình thái cũ của nền kinh tế và của đời sống với tính chất bất di, bất dịch thủ cựu lâu đời của các hình thức đó” [32, tr.478]. Xu thế tất yếu của nghề thủ công là tiến tới tiểu công nghiệp và công nghiệp lớn. CTTC là những hình thức thấp của công nghiệp TBCN, nó là khâu trung gian giữa nghề thủ công và sản xuất hàng hoá tiền tư bản. Nhưng CTTC gắn với TTCN ở chỗ kỹ thuật thủ công vẫn là cơ sở, những xưởng lớn không thể gạt bỏ hẳn những xưởng nhỏ, người thợ thủ công không tách ra khỏi nông nghiệp. Do đó CNH không giết chết nền tiểu công nghiệp. Ví dụ, ở Mỹ năm 1958 xí nghiệp nhỏ sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 91% tổng các xí nghiệp công nghiệp, ở Nhật Bản là 98% năm 1959 [54, tr.16]. Nhưng sự phát triển của tiểu công nghiệp ở các nước là rất khác nhau. Ở các nước kinh tế phát triển thì tiểu công nghiệp chủ yếu là nhà máy nhỏ, có trình độ hiện đại hoá cao. Ở các nước chậm phát triển tiểu công nghiệp chủ yếu là dạng hoạt động công nghiệp không có tính chất nhà máy, quy mô nhỏ, kỹ thuật nặng về cổ truyền. Trong quá trình CNH, tài nghệ người thợ thủ công vẫn còn tồn tại đến một mức nào đó trong sản xuất. Kỹ thuật trong CTTC là lao động thủ công, nó tiến bộ dưới hình thức phân công, ở đó người công nhân được đào tạo biết sử dụng máy móc từ kỹ thuật đơn giản đến phức tạp. Ba là, sự bảo tồn và phát triển 'thủ công nghiệp" cổ truyền trong quá trình CNH, HĐH: Nghề TCN truyền thống, trong thời đại ngày nay sẽ diễn ra ba chiều hướng: một số nghề cổ truyền bị triệt tiêu dần và biến mất; một số nghề khác tiếp tục tồn tại, phát triển thích ứng với hoàn cảnh mới; một số nghề mới hình thành. Từ một số nghề bị mất đi, nghề TCN cổ truyền sẽ được cải tạo, hiện đại hoá. Người thợ thủ công hiện đại có thể sử dụng các dụng cụ cơ khí, máy móc cỡ trung bình, để duy trì tính chất cá thể hoá của ngành sản xuất đó. Từ đó, TTCN sẽ biến đổi, bổ sung cho nền đại công nghiệp, thay vì quan hệ cạnh tranh. Quá trình biến đổi diễn ra tự phát sau lưng nền đại công nghiệp. Trước hết nhà máy thay thế dần nhiều hoạt động của thợ thủ công, trừ một số ngành nghề yêu cấu cá thể hoá cao, mà nhà máy không thể đáp ứng được. Kỹ thuật và sản phẩm mới xoá đi các nghề cũ, tạo ra một loạt nghề mới, ra đời những người thợ thủ công hiện đại. Khi cơ cấu xã hội biến động, xuất hiện một số thị hiếu tiêu dùng mới về những loại sản phẩm chuyên biệt có chất lượng cao, mở ra khả năng mới cho nền thủ công hiện đại. Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH nghề TCN “cần hoạt động phối hợp với ngành công nghiệp”, có thể diễn ra theo ba hướng: một là, "công nghiệp nhà máy” cung cấp nguyên liệu, các dụng cụ và trang thiết bị cho khu vực "thủ công nghiệp" ; hai là, khu vực "thủ công nghiệp" cung ứng các công cụ sản xuất, hoàn tất sản phẩm công nghiệp, làm dịch vụ cho công nghiệp; ba là, nghề thủ công hoạt động song song với nhà máy, “nhà máy chỉ xử lý nguyên liệu đến một khâu nào đó thôi, sau đó gia công cho ngành thủ công”, hoặc nhà máy thoả mãn nhu cầu hàng loạt, còn thợ thủ công sẽ đáp ứng cho nhu cầu riêng biệt [54, tr.36-44]. 1.2.Vai trò của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 1.2.1.Tiểu thủ công nghiệp là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Một là, "thủ công nghiệp" tách khỏi sản xuất nông nghiệp, hình thành các xí nghiệp "công nghiệp", "thủ công nghiệp" là hình thức tiền thân, giai đoạn trung gian giữa thủ công và công nghiệp hiện đại, thúc đẩy phân công lao động xã hội ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Nghề TCN phát triển sẽ thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp. CNH, HĐH không xoá bỏ thủ công nghiệp, mà nó được cải tạo, theo hướng kết hợp hai yếu tố hiện đại với truyền thống. Bàn tay tài hoa của người thợ thủ công sẽ tạo ra những sản phẩm đặc thù hoặc có giá trị cao hơn cho tiêu dùng. Sản phẩm TCN hiện đại sẽ bổ sung cho ĐCN, cá thể hoá sản phẩm, lưu giữ công nghệ cổ truyền, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; tạo ra những sản phẩm mà ĐCN khô._.ng làm được hoặc làm không hiệu quả. Hai là, trong giai đoạn đầu của CNH, khi ĐCN chưa chiếm ưu thế, TTCN phát huy ưu thế, hỗ trợ, bổ khuyết cho ĐCN. Trong tình trạng nền kinh tế phát triển thấp, TCN sử dụng nguồn tài nguyên, lao động dồi dào ở nông thôn, khai thác nguồn vốn tự có trong dân, mở rộng sản xuất nhiều sản phẩm với giá cạnh tranh. TCN phát triển mạnh ở những ngành, nghề, khu vực chưa hoặc không thể cơ khí hoá được; như những ngành nghề gia công, chế biến kim loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc nhỏ để phục vụ trực tiếp cho nông thôn hoặc cả ĐCN. Đặc biệt phát triển những ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hoa quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhờ vậy, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và tích luỹ vốn cho CNH, HĐH. Ba là, sự phát triển của TTCN ở nông thôn góp phần đào tạo những yếu tố ban đầu của đội ngũ những người thợ, nhà quản lý…là vườn ươm cho sự ra đời của ĐCN. Mặt khác, khi TTCN phát triển tại địa bàn nông thôn, sẽ tạo ra một thị trường sâu rộng trong nước, tạo đà cho CNH, HĐH. Bốn là, khi TTCN phát triển, người ta sẽ áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học, công nghệ thế giới vào việc cải tạo nghề TCN truyền thống. Xây dựng một nền thủ công hiện đại năng động, có khả năng cung ứng sản phẩm mỹ nghệ cho những nhu cầu thị hiếu mới, kể cả xuất khẩu. Việc xuất khẩu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sẽ phát huy lợi thế so sánh nước ta với nước nhập khẩu, truyền bá văn hoá truyền thống, góp phần quảng bá du lịch. Tóm lại: Thủ công nghiệp, công nghiệp công xưởng và nhà máy có một mối liên hệ mật thiết và vững chắc nhất với nhau [32, tr.568]. TTCN tạo ra những cơ sở ban đầu về vốn, lao động, thị trường…những yếu tố quan trọng cho CNH, HĐH nền kinh tế. Vì thế có thể nói. TTCN là điểm xuất phát của CNH, HĐH ở nông nghiệp, nông thôn nói riêng, và nền kinh tế nói chung. 1.2.2.Tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, là việc đưa kinh tế nông thôn phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đó là làm thay đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu nhập…trong nông nghiệp. TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vì các lý do sau đây: Một là, sự phát triển của các nghề TTCN truyền thống, mở ra nghề mới làm cho tỷ trọng công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp tăng dần trong GDP. Như vậy, có thể xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa hoặc kinh tế thuần nông ở từng địa phương; làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xuất khẩu, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Hai là, TTCN cung cấp sản phẩm cho khu vực nông thôn, nông nghiệp, đồng thời tạo vốn, phát triển ngành nghề. TTCN cung ứng nhiều sản phẩm cho thị trường và thu được lợi nhuận cao. TTCN phát triển làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp trong dân cư tăng nhanh. Từ đó kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm TCN. Khi khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng nhanh, thị trường mở rộng thì kinh tế dịch vụ phát triển. Như vậy, cơ cấu kinh tế ở nông thôn chuyển dịch tích cực…Ví dụ ở Hải Dương: năm 1998 ở xã Cẩm Điền (Cẩm Giang) tổng giá trị thu nhập là 23 tỷ đồng thì "thủ công nghiệp" là 11,7 tỷ đồng (50,8%), làng nghề 7 tỷ đồng (30%)… [25]. 1.2.3.Tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần tạo vốn, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phần trên đã nói, TTCN tạo ra những điều kiện ban đầu về nhân lực, vốn, thị trường cho CNH, HĐH. Đi sâu hơn TTCN không chỉ tạo ra những yếu ban đầu. Chúng ta biết rằng, tính chất đặc trưng của sản xuất "tiểu, thủ công nghiệp" là quy mô nhỏ, công cụ lao động thủ công. Với mức đầu tư không lớn, nên dễ dàng huy động các khoản vốn nhỏ nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng, và đi vay từ các tổ chức tín dụng. Ở nước ta dân cư sống ở nông thôn rất đông trên 70% dân số, với gần 10/12 triệu hộ làm nông nghiệp. Muốn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân cần phát triển toàn diện TTCN ở nông thôn. TCN có thể sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn, lao động trẻ em, người già, làm tăng thu nhập nông dân, hạn chế di dân tự do ra thành thị, hình thành những trung tâm đô thị nhỏ ở nông thôn. Có thể minh hoạ bằng nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, một nghề có cách đây 1200 năm. Lụa Vạn Phúc tham gia hội chợ quốc tế Mác-xây và Pa-ri (Pháp) năm 1931, 1938, được thị trường Pháp, Thái Lan, Inđônêxia ưa chuộng. Vạn Phúc hiện có 785 hộ làm nghề dệt, với gần 60% dân số. Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt, hơn 100 của hàng và hàng ngày thu hút 400 lao động. Hàng năm, nghề dết lụa sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, doanh thu gần 27 tỷ đồng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất toàn xã [3]. TTCN với ưu thế của các xí nghiệp vừa và nhỏ rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở, các cơ sở sản xuất TCN tiềm năng có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất. Trong các nghề TCN có sự truyền nghề với những quy định rất khắt khe. Ông tổ nghề là người có công đầu đưa kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến hơn từ nơi khác về địa phương, làm chấn hưng, phát triển nghề. Chế độ học việc cổ truyền ở các làng nghề, đã đào tạo ra nhiều thợ thủ công lành nghề, chuẩn bị đội ngũ công nhân dự bị cho nền ĐCN. Việc thờ tổ nghề, là truyền thống tôn sư trọng đạo để giữ gìn, phát triển các nghề truyền thống ở nông thôn. Hiện nay, cách đào tạo nghề theo kiểu cha truyền con nối, là nguyên nhân dẫn đến nhiều nghề bị thất truyền, trong đó có các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống [48]. Qua hoạt động công xưởng, người thợ thủ công được rèn thói quen, kỷ luật và phương pháp làm việc công xưởng. Theo đó từng bước hình thành thị trường lao động có tổ chức, cung ứng đủ về số lượng và chất lượng nhân lực cho công nghiệp. Đồng thời xây dựng và rèn luyện một đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh của TTCN đồng nghĩa với việc tầng lớp doanh nhân phát triển đủ sức đảm đương việc quản lý và điều hành những xí nghiệp công nghiệp ở khu vực nông thôn. Các nghề thủ công ở nước ta chủ yếu phát triển sau đổi mới, chỉ có 4% lao động có thâm niên trên 30 nǎm, nên yêu cầu đào tạo nghề và kiến thức quản lý về TTCN cho các làng nghề là cấp thiết. 1.2.4. Tiểu thủ công nghiệp phát triển tạo thị trường nông thôn rộng và sâu cho phát triển công nghiệp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất TTCN, có những lợi thế nhất định so với công nghiệp lớn. Người chủ doanh nghiệp TTCN có thể phản ứng linh hoạt với thị trường, dễ chuyển hướng sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm, kỹ thuật, cách làm ăn hơn xí nghiệp lớn. Giá trị tổng sản lượng sản xuất TTCN hàng năm ở nước ta tăng nhanh, chiếm tới 40% GDP. Quy mô thị trưòng được mở rộng trong quá trình CNH, HĐH, hiện đại hoá TTCN. -TTCN tác động tới thị trường nông thôn ở một số biểu hiện sau: Một là, Thị trường nguyên liệu cho sản xuất TTCN hiện nay còn nhỏ bé, phân tán, chất lượng thấp, dần cạn kiệt, ví dụ như nguyên liệu cho ngành chế biến đồ gỗ mỹ nghệ đang phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ Lào, Căm-pu-chia, ASEAN…Muốn phát triển TTCN, phải đáp ứng mọi nhu cầu về nguyên liệu với số lượng, chất lượng và giá cả hợp lý. Phải chủ động nguồn nguyên liệu trong nước. Đối với ngành nông, lâm, thuỷ sản, cần có kế hoạch đầu tư nuôi trồng theo công nghệ hiện đại, để tăng năng suất, cung ứng nguyên liệu tại chỗ có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến. Cần có kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu đó, để ổn định sản xuất. Hai là, Thị trường máy móc, công cụ sản xuất và công nghệ có quyết định tới hiện đại hoá sản xuất TTCN. Quá trình chuyên môn hoá TTCN, xuất hiện những nghề chuyên sản xuất công cụ cải tiến, nửa cơ khí và cơ khí nhỏ. Theo đà CNH, HĐH, các nghề TCN sẽ từng bước được hiện đại hoá. Nhu cầu trang bị máy móc hiện đại trong sản xuất tăng lên thì thị trường này sẽ phát triển mạnh. Ba là, Nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất, phát triển nghề TTCN mới ở các làng nghề khá lớn. Nhưng nguồn vốn tự có của cơ sở sản xuất rất nhỏ bé, vốn chiếm dụng trong thanh toán lớn và nguồn vốn tín dụng lại khó tiếp cận do cơ chế chưa phù hợp, đang là trở ngại cho phát triển nghề TTCN. Hình thức tín dụng truyền thống với lãi xuất cao, linh hoạt đang là hình thức phổ biến trong các làng nghề. Do đó nhu cầu mở rộng thị trường vốn cho TTCN là nhu cầu cấp bách hiện nay. Bốn là, Nghề TTCN phát triển, từ chỗ là nghề phụ lúc nông nhàn, thành một nghề thường xuyên có thu nhập ổn định chiếm ưu thế ở nông thôn. Các xưởng thủ công nghiệp không chỉ thu hút lao động tại chỗ, mà còn thu hút lực lượng lao động của những vùng xung quanh, tạo nên mặt cầu về lao động công nghiệp ở địa phương. Do đó, mở rộng thị trường lao động ở nông thôn. Năm là, TTCN tạo ra lượng cung hàng hoá lớn cho thị trường nông thôn. Đồng thời nó cũng tạo nên một lượng cầu hàng hoá ở các làng nghề, các khu công nghiệp và đô thị nhỏ ở nông thôn. Thị trường này vẫn là thị trường tại chỗ, nên còn nhỏ, hẹp, phụ thuộc vào quy mô thu nhập của dân cư. Khi kinh tế nông thôn phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cầu về sản phẩm TTCN sẽ tăng mạnh, kể cả những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có trình độ tay nghề cao. -Sự phát triển của TTCN mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp. ĐCN cung ứng máy móc công cụ, nguyên liệu và công nghệ hiện đại để duy trì nghề truyền thống, mở ra nghề mới. Việc đưa máy móc vào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, cung nhiều sản phẩm cho thị trường. Sự kết hợp giữa máy móc hiện đại với tay nghề khéo léo của người thợ thủ công, tạo ra sản phẩm có độ tinh xảo cao. "Tiểu công nghiệp" gắn bó chặt chẽ giữa TCN và ĐCN. Phải quan tâm đến thị trường đầu ra, nhất là trong trao đổi quốc tế để phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam. Như vậy, TTCN phát triển sẽ phát triển thị trường hàng hoá: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. 1.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn 1.3.1.Chủ trương, chính sách, pháp luật Ở nước ta, TTCN là bộ phận quan trọng của sức sản xuất của xã hội, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nền kinh tế quốc dân. Việc phát huy được các lợi thế của TTCN, phụ thuộc rất lớn vào thái độ của Đảng và Nhà nước thông qua ban hành, thực thi các chủ trương, chính sách và pháp luật. Quá trình đề ra và thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật phát triển TTCN ở nước ta là quá trình nhận thức các quy luật kinh tế khách quan về phát triển TTCN. -Từ năm 1956 đến năm 1975 Đảng, Nhà nước ta khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của TTCN trong nền kinh tế quốc dân, quan niệm TTCN là nghề phụ gia đình, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. TTCN có nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng cho nhân dân và hàng cho xuất khẩu. Năm 1956 TTCN truyền thống được khôi phục, mở ra nhiều nghề mới, cơ sở sản xuất được cải tạo và hiện đại hoá. Hợp tác xã TTCN là hình thức sản xuất kinh doanh XHCN. Trong ba năm 1958-1960 có 50% thợ TTCN tham gia các tổ chức sản xuất tập thể, sản xuất được khôi phục và phát triển một bước. Bộ máy quản lý nhà nước về TTCN được tổ chức kiện toàn. Năm 1968, hợp tác xã TTCN được tổ chức lại sản xuất và quản lý, chuyển từ chế độ gia công sang mua bán nguyên vật tư và thu mua sản phẩm, theo kế hoạch nhà nước. Năm 1975 miền Bắc có 4.000 đơn vị sản xuất TTCN độc lập, là hợp tác xã bậc cao quy mô lớn công nghệ tương đương xí nghiệp quốc doanh, với 800.000 lao động [39, tr.26]. -Thời kỳ sau 1975 cho đến 1988, Đảng cho rằng "thủ công nghiệp" có tiềm năng to lớn, là bộ phận quan trọng của công nghiệp tiêu dùng, là bộ phận kinh tế XHCN trong chặng đường đầu tiên. Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, vận động theo hướng sản xuất hàng hoá. Đảng chủ trương giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác tiềm năng, thực hiện 3 chương trình kinh tế trọng điểm của đất nước. Kết quả là "tiểu, thủ công nghiệp" đã sản xuất ra 45% giá trị công nghiệp địa phương, tạo 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút hàng vạn lao động nông thôn. Thời kỳ 1975- 1988 là thời gian mà hợp tác xã TTCN phát triển rực rỡ nhất [39, tr.26]. Tuy nhiên do còn duy trì chế độ kế hoạch hoá bao cấp; đến cuối thập kỷ 80, mô hình hợp tác xã TTCN cũ không còn thích hợp, do mất thị trường Đông Âu và cả nguyên nhân trong nội bộ không giải quyết thoả đáng vấn đề lợi ích, nên đa số hợp tác xã TTCN bị tan rã . -Thời kỳ 1988 đến nay, quan điểm của Đảng về phát triển TTCN rõ hơn và trực tiếp nêu phương hướng phát triển TTCN, làng nghề, làng nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong đó phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và TTCN ở nông thôn, thị trấn, liên kết với công nghiệp lớn ở đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, phát triển các làng nghề, nhất là làng nghề xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu dịch vụ… Nhà nước công nhận về pháp lý sự tồn tại, phát triển, vai trò tác dụng tích cực lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1992 đến nay, các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề truyền thống được khôi phục, đổi mới hoạt động, phát triển. Các hợp tác xã được thành lập theo luật hợp tác xã mới, có bước phát triển mới về chất [39, tr.29]. Những điều trên cho thấy, từ khi đổi mới, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được cụ thể hoá bằng chính sách và pháp luật; nên TTCN phát huy vai trò của mình trong CNH, HĐH kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là từ sau Đại hội IX. 1.3.2.Mô hình tổ chức sản xuất tiểu, thủ công nghiệp Thời kỳ trước đổi mới, các làng nghề truyền thống nước ta có ba mô hình tổ chức sản xuất: tổ sản xuất, hợp tác xã cung tiêu sản xuất và hợp tác xã sản xuất. Sau thời kỳ đổi mới đã phát triển thêm một số mô hình mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp tác, hợp tác xã mới, hộ cá thể. Trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN, các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy TTCN phát triển, đạt được nhiều thành tựu mới. Cho đến nay có mấy mô hình sau đây là tương đối phù hợp: Thứ nhất, mô hình sản xuất TTCN hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất cổ truyền, rất phổ biến trong nghề TCN ở các làng nghề. Tư liệu sản xuất của xưởng thủ công là đồng sở hữu của các thành viên gia đình. Các thành viên gia đình lao động không phải lấy tiền công, mà là góp chung vào kết quả sản xuất của cơ sở sản xuất. Gia đình tự tổ chức lao động. Chủ hộ đồng thời là người quản lý, người thợ cả, quyết định việc sản xuất kinh doanh và tài chính của cơ sở sản xuất. Mô hình sản xuất này có nhiều ưu điểm gọn nhẹ, năng suất lao động cao, bảo tồn công nghệ cổ truyền, tiết kiệm chi phí quản lý, tận dụng lao động,sản phẩm có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này cũng có một số nhược điểm về tài chính, về thị trường, về cải tiến công cụ và đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển, TCN gia đình có thể duy trì, trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại để cải biến chính cái nghề thủ công của mình, quan hệ bổ trợ, liên kết với công nghiệp hiện đại. Thứ hai, mô hình tổ sản xuất, đây là hình thức liên kết sản xuất, có tính hiệp tác của một số thợ thủ công hoặc một số hộ gia đình sản xuất TCN, để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó. Mô hình hoạt động theo nguyên tắc khách quan, tự nguyện và cùng có lợi. Sự hợp tác này có thể thực hiện ở tất cả các khâu hoặc một khâu nào đó trong việc sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm; hoặc chỉ trong khâu tiêu thụ sản phẩm, bán thành phẩm hay việc thu mua nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường. Mức độ hợp tác giữa họ phụ thuộc vào trình độ xã hội hoá nghề TTCN hay cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội ở địa phương, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao doanh lợi. Sự hợp tác đó có thể thực hiện trên một cở sở pháp lý, hoặc tín chấp theo phong tục tập quán của cộng đồng. Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình “hợp tác xã”. -Thời kỳ trước đổi mới, hợp tác xã TCN ở nông thôn được tổ chức như một nghề phụ của nông nghiệp; hoặc mỗi hợp tác xã tổ chức ra một đội ngành nghề, tập hợp tất cả những thợ "thủ công" chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, làm nhiều nghề khác nhau, hoặc có thể được giao một số nhiệm vụ khác. Việc phân phối thu nhập cho lao động làm nghề thủ công này cũng tính theo công điểm, ăn chia như lao động nông nghiệp. -Hiện nay mô hình “hợp tác xã” kiểu mới theo Luật hợp tác xã, là loại hình tổ chức sản xuất TTCN chủ yếu ở nông thôn nước ta. Ở hình thức tổ chức sản xuất này, các nghề TTCN sẽ phát huy yếu tố tích cực tạo việc làm, sẽ huy động mọi nguồn vốn trong nhân dân, để cải tiến, đầu tư máy móc, công cụ , nhà xưởng sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh TCN. Thứ tư, mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, là mô hình sản xuất tiên tiến, có trình độ xã hội hoá cao trong khu vực kinh tế nông thôn. Các hình thức này tuy chưa phổ biến ở làng nghề song bước đầu nó đóng vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, quy định về mặt pháp lý hoạt động của các loại doanh nghiệp. Nhà nước ta nhất quán công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của công ty, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật và tính sinh lợi hợp pháp của họ. Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Các mô hình sản xuất trên, tồn tại đan xen nhau, hợp tác và hỗ trợ các mô hình sản xuất TCN khác phát triển, cùng đưa kinh tế nông thôn tiến lên CNH, HĐH. 1.3.3.Vốn đầu tư Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đầu tiên, khởi đầu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với lao động, nguồn vốn đầu tư là hai nguồn lực tất yếu của mỗi quá trình sản xuất. Các- Mác chỉ rõ: nền sản xuất hàng hoá TBCN giả định phải có những khối lượng lớn tư bản và sức lao động trong tay những người sản xuất hàng hoá [35, tr.255]. Vốn đầu tư được chủ doanh nghiệp sử dụng để thuê mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng, thuê mướn nhân công…để tiến hành sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Một thời gian dài ta coi nghề "thủ công nghiệp" như một nghề phụ của ngành nông nghiệp, nguồn vốn tự có của các hộ rất nhỏ bé và khó khăn. Do đó Nhà nước đang có những chính sách phù hợp để thu hút, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, hoặc đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, để hỗ trợ tiểu, thủ công nghiệp nông thôn. 1.3.4.Kỹ thuật, công nghệ sản xuất và môi trường sinh thái có vai trò lớn đến sự phát triển tiểu thủ công nghiệp Một là, về đặc trưng kỹ thuật, kỹ thuật cá nhân người thợ "thủ công" quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển của nghề. Sản phẩm TCN chủ yếu phụ thuộc vào tài khéo léo, sáng tạo, nhạy cảm của đôi mắt, đầu óc và bàn tay của người thợ, tức là tay nghề của người thợ thủ công. “Nếu người công nhân có khi phụ thuộc vào máy móc, thì ở người thợ thủ công, công cụ lệ thuộc vào bàn tay nghề thợ”, và do TCN có tính kỹ thuật rất chuyên nghiệp, gắn với thợ, rất khó truyền lại cho người khác” [39, tr.154]. Hai là, về công nghệ sản xuất, TTCN là tiền thân của công nghiệp hiện đại. Thủ công nghiệp đã ra đời từ một nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên. Người nông dân tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp thành một người sản xuất độc lập. Thủ công là nền công nghiệp cổ xưa, và “sự phát triển của công nghiệp, thoạt đầu có tính chất thủ công, rồi sau đó biến thành công trường thủ công” [36, tr.232]. TCN sẽ phát triển cùng với sự đổi mới công nghệ. Ba là, tác động đến môi trường: Việt Nam có khoảng trên 2.017 làng nghề. Hệ thống làng nghề Việt Nam phát triển phần lớn theo tính tự phát, kiểu phong trào, công tác quy hoạch nhiều năm qua đã bị bỏ lửng. Các nghề TTCN chủ yếu phát triển sau thời kỳ đổi mới, có nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi trường lao động đáng lo ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, tiếng ồn, hoá chất rất cao. Các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá chất, bụi và tiếng ồn [29]. Nếu để môi trường bị ô nhiễm đến một độ nào đó, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển TTCN. 1.3.5.Thị trường cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, việc sản xuất cái gì, cho ai, bằng cách nào? quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chỉ có trên cơ sở trao đổi được sản phẩm TTCN, thì tái sản xuất mở rộng mới có thể thực hiện được, và thực hiện tái sản xuất mở rộng trong sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan. Sản xuất TTCN ngày nay chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, của quy luật giá trị. Những làng nghề TTCN thích ứng với cơ chế thị trường thì sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Động lực thúc đẩy TTCN phát triển chính là yếu tố thị trường cho sản xuất 1.4.Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp trong một số nước và ở Việt Nam 1.4.1.Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển tiểu thủ công nghiệp Kinh nghiệm về bảo tồn, phát triển nghề thủ công ở châu Âu cho thấy:các nghề thủ công cổ truyền rất phát triển, được tổ chức tốt từ trước cuộc cách mạng công nghiệp. Chúng cung cấp cho ta những mẫu mực cổ điển về truyền thống, ý thức nghề nghiệp, về một số hình thức tổ chức của nghề thủ công như các phường hội, hội xã. Cộng hoà liên bang Đức: có truyền thống lâu đời về nghề thủ công. Luật pháp Đức bắt buộc người thợ thủ công đăng ký vào các ngành nghề ở địa phương; các tổ chức này có chức năng ban hành ra quy tắc thể lệ, nghiên cứu, đào tạo nghề, cải tiến và phát triển ngành nghề. Ở Đức số lượng thợ thủ công gia tăng lên không ngừng về quy mô, cùng với việc giảm số lượng các cơ sở thủ công. Năm 1895 có 23 cơ sở thủ công, năm 1960 chỉ còn 14; năm 1895 chỉ có 45 thợ thủ công cho 1.000 người dân, thì năm 1961 có đến 74. Các hoạt động thủ công mới có tầm quan trọng hơn so cũ. Một số ngành thủ công phát triển mạnh mẽ như: bảo trì radiô, ti-vi, sửa chữa ô-tô, bảo trì máy văn phòng, làm đường sá…một số ngành phát triển chậm hơn: đóng xe, thợ may đồ nam, làm đồ yên cương… Thực tế “nghề thủ công có thể và cần hoạt động phối hợp với ngành công nghiệp” từ cạnh tranh dữ dội, tiến tới quan hệ xâm nhập qua lại và bổ sung lẫn cho nhau [54, tr.42- 43]. Cộng hòa Pháp: năm 1952, cứ 100 công nhân công nghiệp có khoảng 30 công nhân của xí nghiệp thủ công; năm 1961, tỷ lệ 40 trên 100 và chiếm từ 8,4 đến 10% dân số. Khả năng thích ứng, cải biến của một số ngành nghề, tạo nên sức sống cho nghề thủ công, và sự tăng lên của tầng lớp xã hội trung lưu. Vị trí một số nghề thủ công hiện đại: nghề dệt, may mặc chiếm 18,8% các xí nghiệp công nghiệp; nghề kim khí, máy móc 18,5%; nhà cửa, vật liệu xây dựng 17,8%; đồ gỗ 12%... Một số nghề chính ở các khu vực thu hút trên 10.000 thợ: nghề khâu đầm, thợ may, thợ giặt, sửa chữa nông cụ, thợ rèn, thợ sửa ô tô, thợ làm đồ kim loại… Nghề phát đạt hơn cả là nghề cung ứng sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ chiếm 70% các cơ sở thủ công và 80% nhân công TCN; chỉ nghề thủ công nào hoạt động bổ sung cùng công nghiệp nhà máy sẽ dần phát triển mặt kỹ thuật. Ở nông thôn nghề thủ công kết hợp sản xuất với sửa chữa, bán với sửa chữa rất phát triển, có 130 nghề, chiếm 2% số cơ sở sản xuất [54, tr.40-43]. Nhật Bản: là sự thích nghi điển hình của TCN với CNH, theo mô hình Châu Âu. Cùng với sự phát triển ngoại thương, có một số ngành TCN biến mất, một số lớn ngành nghề cũ tìm được nguồn tiêu thụ mới, thành những ngành có khả năng xuất khẩu lớn nhất. Đó là: nghề tằm tơ, nghề dệt các mặt hàng tơ lụa theo thị hiếu, đồ sơn và chiếu hoa…nhiều hoạt động thủ công mới mẻ như làm giày dép, chụp ảnh, giặt ủi, làm dù, làm đồ da, làm đồ kim loại quý, mạ kim loại quý, đồ thuỷ tinh, nhuộm da…[54, tr.45]. Nhật Bản ưu tiên phát triển các nhà máy nhỏ, chế biến kim loại theo hướng chuyên môn hoá. Các cơ sở này sơ chế, xử lý trung gian kim loại, sản phẩm là thép dát mỏng, thanh thép và dây thép…Chính phủ Nhật ban hành luật khuyến khích ngành công nghiệp cơ khí, nhiều khoản tín dụng với lãi xuất ưu đãi cấp cho các nhà "tiểu công nghiệp" đầu tư đẩy mạnh sản xuất hàng loạt, với năng suất cao, khối lượng sản phẩm lớn, gia tăng sử dụng công nhân... Ấn Độ: những ngành cơ khí nhẹ thành đạt, những xí nghiệp nhỏ chuyên môn hoá trong sản xuất các dụng cụ cơ khí nhẹ, phát triển mạnh vào những năm 1950. Đến năm 1960, nó cung cấp 49% sản phẩm kim khí và 30% dụng cụ cơ khí, bao gồm các sản phẩm: các bộ phận rời đổ khuôn, rèn bằng sắt, bằng thép, các quả cân, dao, khoá, dây thép, dây thép gai, ốc vít, bù loong, đinh tán, các bộ phận rời và phụ tùng của dụng cụ trong ngành dệt, các dụng cụ khoa học, mô tơ điện dưới 10CV; các máy cái như: máy tiện, trục máy tiện chạy bằng băng chuyền, máy khoan, máy ép chạy bằng điện và bằng tay...Chính phủ phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp khuyến khích nhằm đơn giản hoá, chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá sản xuất sản phẩm và sử dụng cố vấn kỹ thuật [54, tr.120- 121]. 1.4.2.Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam -Phát triển TTCN ở tỉnh Hà Tây: Làng Đông Mỹ- xã An Tiến- huyện Mỹ Đức có 243 hộ với 1.105 nhân khẩu. Năm 2002, dự án nhân cấy nghề mây giang đan xuất khẩu đưa về làng, được người dân tiếp thu rất nhanh. Năm 2004 có 78% số hộ tham gia làm nghề; doanh thu từ nghề đạt tỷ trọng CN- TTCN 52,1% và thu nhập trung bình của người làm nghề là 9,7 triệu đồng/ người/ năm [10]. Những người thợ ở làng nghề Lưu Thượng- xã Phú Túc, Phú Xuyên khéo léo, sáng tạo, cải tiến mẫu mã, làm ra những sản phẩm thủ công đa dạng: con giống ngộ nghĩnh, lẵng hoa xinh xắn, những chiếc làn đủ hình thù, kích cỡ... Những mặt hàng này được giới thiệu, chào hàng ở 20 quốc gia: Đông Âu, Canada, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...[10]. Huyện Chương Mỹ đã quy hoạch 2 khu công nghiệp và 12 điểm công nghiệp làng nghề, với tổng diện tích 760,15ha. Năm 2005, có 40 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thường xuyên cho 3.800 lao động và hơn 5 vạn lao động thời vụ, giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN đạt 425 tỷ đồng, tăng 39,8% so năm 2004, chiếm 30,3% trong cơ cấu kinh tế. Chương Mỹ trở thành “điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư” [43]. Để phát triển TTCN và du lịch làng nghề, tỉnh Hà Tây đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá, lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề, chọn khâu đầu tư xây dựng đường giao thông. Trong 4 năm 2001- 2005, tỉnh đã đầu tư 20 tuyến đường vào các điểm du lịch làng nghề, với tổng kinh phí là 25 tỷ [34]. -Phát triển TTCN ở tỉnh Bình Dương: Gốm Đồng Nai hiện phải đang cạnh tranh quyết liệt với hàng của Thái Lan, Trung Quốc và có mặt ở thị trường nhiều nước. Cho đến năm 2002 tại tỉnh Vĩnh Long có gần 200 lò gốm mỹ nghệ. Gốm Vĩnh Long có mặt tại châu Âu, Ôxtrâylia và Bắc Mỹ, Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc... vì có hai bí quyết: đó là màu đỏ au của đất nung, từ nguyên liệu đất sét Vĩnh Long; và các nhà sản xuất biết tạo ra dấu ấn riêng trên sản phẩm gốm của mình, là những đồ án hoa văn phỏng theo hoa văn trống đồng Ngọc Lũ, các sự tích, phong cảnh con người và sông nước Nam Bộ [5]. -Phát triển TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 16 làng nghề, với trên 10 ngành nghề sản xuất khác nhau. Để phát triển TTCN năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành quy hoạch 25 khu cụm công nghiệp làng nghề, diện tích 127,5 ha, dự kiến doanh thu 156 tỷ đồng, thu hút 25.800 lao động; với nhiều ngành nghề: gốm, mộc, mộc mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến nông sản phẩm, thực phẩm, kim loại, đa nghề [4]. -Ở Hà Nội: Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã nằm ven hồ Trúc Bạch, một làng nghề xa xưa ở giữa lòng kinh thành. Làng Ngũ Xã có nghề đúc đồng được truyền nghề từ cuối đời Lê. Hiện tại làng nghề chỉ còn 3 hộ làm nghề đúc đồng; chủ yếu đúc chuông, đồ thờ, đồ lưu niệm theo đơn đặt hàng. Nghệ nhân đúc chuông có tiếng trong, ngân xa, là ông Đinh Văn Chồi- số 9 Nguyễn Khắc Hiếu. Hiện nay làng nghề đang có nguy cơ mai một, chưa có điều kiện mở rộng nghề [55]. -Ở tỉnh Hải Dương: đã khôi phục thành công làng gốm cổ Chu Đậu: Gốm Chu Đậu ở thế kỷ XVII đã có mặt trên thị trường quốc tế. Gốm Chu Đậu được đánh giá là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp "mỏng như giấy, trong như ngọc, kêu như chuông". Gốm Chu Đậu bị thất truyền hơn 400 năm nay. Năm 2003, Xí nghiệp gốm Chu Đậu-Công ty Haprosimex Sài Gòn, được xây dựng, đi vào hoạt động đã vực dậy làng nghề. Năm 2003, xí nghiệp đã xuất chuyến hàng gốm đầu tiên mang thương hiệu Chu Đậu đi Tây Ban Nha. Sau đó xí nghiệp đã xuất hàng đi Hàn Quốc, Đan Mạch, Đức, và gốm cổ Chu Đậu đã hồi sinh [60] 1.4.3.Một số kinh nghiệm Một là, TTCN cần ưu tiên khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ, xây dựng và các ngành mỹ nghệ. Ngành mỹ nghệ cần kết hợp tốt khâu sản xuất và thương nghiệp, lựa chọn mẫu mã, kỹ xảo, kỹ thuật, nguyên liệu, dụng cụ, kỹ thuật cải tiến, đáp ứng thị hiếu. Cần thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành để hỗ trợ, định hướng TTCN. Hai là, với TCN thì lựa chọn mô hình thích hợp là các nhà máy nhỏ: Nhà máy nhỏ là loại hình trình độ cao của tổ chức sản xuất tiểu công nghiệp, nó chiếm ưu thế ở các nước công nghiệp phát triển và kinh tế hiện đại. Vai trò của nhà máy nhỏ sẽ phát triển bền vững và quan trọng với các nước đang phát triển, vì họ “có thể sử dụng tri thức khoa học và phương tiện kỹ thuật của các nước đã phát triển” để tiến hành CNH, HĐH [54, tr.78]. Ba là, khi lựa chọn khâu sản xuất phải xác định mức cầu của thị trường, đồng thời gắn lựa chọn kỹ thuật với lựa chọn sản phẩm. Cả hai đều phải xem xét mối quan hệ về chi phí về vốn và nhân công. Có thể xây dựng một nền công nghiệp với kỹ thuật trung gian có hiệu quả, ít tốn kém hơn. Theo đó ban đầu cứ làm theo phương pháp cổ truyền, sau đó sử dụng tri thức hiện đại, phương pháp hiện đại của nước ngoài, để cải biến chúng, thích ứng chúng . Bốn là, phân bố địa bàn "tiểu công nghiệp" phải gắn với phương hướng phân bố địa bàn công nghiệp và kinh tế nói chung: Địa bàn chịu sự tác động của các nhân tố: địa lý, sinh thái học, khí hậu học, lịch sử, sự hấp dẫn đầu tư. Việc chọn địa điểm xây dựng là quyết định; bởi vì xây dựng khu công nghiệp cần đồng bộ với bố trí công nghiệp toàn vùng, trên cơ sở số liệu điều tra cơ bản về khả nă._. nghề truyền thống là hướng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế. Thành phố Hà nội, tỉnh Hà Tây, tỉnh Vĩnh Phúc... đã làm tốt du lịch làng nghề, họ coi đây là cách thức giới thiệu, quảng bá làng nghề, sản phẩm truyền thống, tạo lập thị trường cho sản phẩm TTCN. Qua thực tiễn để hình thành làng nghề du lịch cần phải có hai yếu tố: Một là, sản phẩm làng nghề phải đa dạng, độc đáo riêng có, tinh xảo, có tính sáng tạo, nghệ thuật tài hoa của người thợ thủ công; Hai là, làng nghề phải bảo tồn được những nét văn hoá có bản sắc riêng có của dân cư ở địa phương [64, tr.128]. Phát triển du lịch làng nghề là cơ hội để phát triển TTCN ở các làng nghề. Bắc Ninh cần tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến giao thông nội tỉnh, nội huyện cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Cần được triển khai tích cực các dự án đầu tư khu du lịch, cùng với việc trùng tu các di tích lịch sử để thu hút nhiều khách du lịch. Hoạt động du lịch làng nghề Bắc Ninh phải được quy hoạch, chỉ đạo một cách đồng bộ. Vai trò của các hiệp hội làng nghề, liên hiệp TTCN phải được nâng lên. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, mạnh dạn mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các đô thị, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường... Để quảng bá cho hoạt động của làng nghề TTCN ở Bắc Ninh cần tổ chức và tham gia tích cực các Hội chợ-triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam và khu vực ASEAN. Thường xuyên tổ chức các giao lưu văn hoá- thương mại giữa các làng nghề trong khu vực đồng bằng sông Hồng với nhiều hình thức phong phú như: tạo đàm, trao đổi kinh nghiệm, trình diễn kỹ thuật chế tác sản phẩm, hội chợ triển lãm thủ công mỹ nghệ, trình bày giới thiệu các sản phẩm thủ công. Mặt khác, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, quảng bá cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống ở trong khu vực ASEAN và ra thế giới, tổ chức những tour du lịch đưa khách nước ngoài về thăm quan, chụp ảnh các công đoạn làm nghề của họ...Du lịch làng nghề là hướng đi mới tất yếu, cần được nghiên cứu, tổng kết nghiêm túc, có những giải pháp và vận động nhiều thành phần kinh tế tham gia. 3.2.7. Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn phải đi đôi với bảo vệ môi trường trong sạch để kinh tế nông thôn phát triển bền vững Sự phát triển của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu kế hoạch, quy hoạch khoa học ở nhiều làng nghề TTCN, làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, phải đánh giá tính chất rác thải của các loại làng nghề TTCN và mức độ ảnh hưởng của nó với sức khoẻ người lao động và dân cư địa phương. -Về tính chất: việc tăng sản lượng sản phẩm TTCN tạo ra một khối lượng lớn rác thải. Do sự đa dạng của sản xuất, dẫn đến sự đa dạng của nguồn nguyên liệu và nguồn chất. Đối với nghề thủ công mỹ nghệ chất thải thường là rắn và khí, có những khí rất nguy hiểm. Nghề công nghiệp chất thải rất đa dạng, như khí thải tạo ra trong quá trình phơi, sấy khô, đốt ở làng nghề gốm sứ ; hoặc tái chế kim loại chì, nhôm, sắt ; chất thải lỏng và rắn trong xử lý, rửa nguyên liệu khi tái chế kim loại, thuộc da, tái chế nhựa... -Ảnh hưởng đến môi trường của phát thải: Đối với môi trường nước: nặng nề nhất là ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, mây tre đan vì nước thải ở đây thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ bị phân huỷ khi xả trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lý ; ngoài ra các chất vô cơ độc hại như acid, xút, muối kim loại nặng...ở các làng nghề cơ khí, mạ, đúc, tẩy nhuộm...; hoặc ô nhiễm do các chất màu, xơ, sợi ở làng dệt, tẩy nhuộm, sơn mài, ươm tơ...Đối với môi trường không khí : thường thấy ở làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, cơ khí...do sử dụng chất đốt là than, dầu với khối lượng lớn, khí thải trực tiếp ra môi trường chưa được xử lý... Thứ hai, phải thực hiện một số giải pháp cụ thể : -Một là, Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân về ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực của nó tới đời sống và sản xuất. Áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, súc tích. Nội dung: tình hình ô nhiẽm môi trường ở địa phương, tác hại của nó, quy định pháp luật, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường. -Hai là, Đẩy mạnh việc áp dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại giảm ô nhiễm môi trường. Nhà nước cấn có cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học, cơ sở sản xuất, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước tích cực phát minh, cải tiến, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đạt hiệu suất cao, chi phí đầu tư thấp. -Ba là, Việc quy hoạch, phân bố các khu, cụm, làng nghề TTCN phải gắn với phương án xử lý chất thải, và ô nhiễm môi trường ngay từ đầu. Nhà nước có chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thuế, phí...đối với những cơ sở sản xuất tự đầu tư, áp dụng công nghệ mới hoặc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải ít gây ô nhiễm môi trường. -Bốn là, Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với công nghiệp làng nghề. Đó là những phương án xử lý nước thải, hoặc chất thải rắn đơn giản, chi phí ít, hiệu quả cao, phù hợp với môi trường nông thôn. -Năm là, Huy động đa dạng các nguồn vốn để xử lý ô nhiễm môi trường: Xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề TTCN là loại dịch vụ công cộng, đòi hỏi một nguồn vốn lớn, nên người dân, tư nhân không có đủ vốn hoặc không muốn đầu tư vì lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Do đó nhà nước là người có trách nhiệm điều hành, quản lý, thực hiện giải quyết vấn đề này. -Sáu là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường : Nhà nước tổ chức cơ quan chuyên trách, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại theo dõi quản lý các chất thải, tình hình ô nhiễm môi trường. Tăng cường pháp chế và sử dụng công cụ kinh tế vĩ mô về bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị có sai phạm gây ra ô nhiễm môi trường. 3.2.8. Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nhân lực cho tiểu thủ công nghiệp *Về đào tạo lao động : Lao động là yếu tố quan trọng, quyết định của lực lượng sản xuất, quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH Bắc Ninh. Đào tạo lao động cho nông thôn phải gắn với yêu cầu, nội dung của CNH, HĐH . Trước hết, nên đầu tư cho ngành nghề TTCN nào có lợi thế phát triển, như chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, kim khí, sản xuất vật liệu xây dựng... Đào tạo phải gắn với việc sử dụng lao động vào phát triển những ngành nghề TTCN truyền thống. giải quyết nhiều việc làm cho nông dân. Chính quyền các cấp cần có kế hoạch đào tạo lao động cho hơn 60 làng nghề và các khu công nghiệp tập trung hiện đang quy hoạch và đã triển khai. Ước tính nhu cầu lao động phải đào tạo cho toàn bộ nền kinh tế đến năm 2020 là hơn 23 vạn người, với kinh phí hàng chục tỷ đồng [52]. -Cơ sở sản xuất TTCN, chủ động xây dựng chương trình đào tạo của mình. Nhà nước cần phối hợp, hỗ trợ việc bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh,văn hoá, công nghệ, kỹ thuật... bằng nhiều hình thức thích hợp. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, kế toán, tiếp thị, thị trường. Lập các câu lạc bộ giám đốc để thu hút đội ngũ các chủ doanh doanh nghiệp tới sinh hoạt, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm...Thành lập các trung tâm thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp. -Đối với người lao động : đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động phải xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của nghề, làng nghề, với nhiều hình thức thích hợp. Khuyến khích dạy nghề theo lối truyền nghề, đó là mô hình đào tạo ít tốn kém nhất; đa dạng hoá các loại hình dạy nghề theo nhiều cấp độ khác nhau, theo một kế hoạch nhất định ; khuyến khích phát triển các trung tâm dạy nghề tư nhân; phối kết hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề ở trung tâm đô thị lớn, dạy nghề cho lao động làng nghề về kỹ thuật, mỹ thuật, tạo mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ; nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư ở vùng sản xuất TTCN. *Về sử dụng lao động : Sử dụng hợp lý người lao động, đội ngũ nghệ nhân sẽ mang lại hiệu quả về sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sử dụng thợ thủ công hiện nay còn mang tính tự phát, tính thời vụ. Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lao động như sau: -Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền tác giả, quyền tác phẩm, chế độ ưu đãi nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề, đào tạo lớp nghệ nhân trẻ kế nghiệp. Lập câu lạc bộ các nghệ nhân. Có cơ chế công nhận trao tặng danh hiệu nghệ nhân, danh hiệu bàn tay vàng, công nhận phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật bằng những lợi ích vật chất, tinh thần xứng đáng... -Có kế hoạch điều tra nắm lực lượng nghệ nhân, những ông tổ nghề truyền thống, để tìm đến con cháu và dòng họ tổ nghề đã được truyền lại bí quyết nghề như thế nào ? Mở các hội thi mời các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi trình diễn tay nghề, tôn vinh nghệ nhân, tôn vinh tổ nghề, tôn vinh doanh nhân. -Có kế hoạch sử dụng nguồn lao động chuyên môn, lao động phụ, lao động thời vụ, nghệ nhân ; chủ động trong đào tạo, khắc phục tình trạng dư thừa lao động lúc nông nhàn, hạn chế di cư ra thành thị. -Khuyến khích hình thành và quản lý có hiệu quả thị trường lao động: khắc phục tính tự phát, thiếu tổ chức và quản lý ; áp dụng rộng rãi việc ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động theo pháp luật, với mức lương hợp lý, bảo đảm sức khoẻ và mọi quyền lợi cho người lao động. Nhà nước cần định hướng, quản lý, điều tiết và kiểm soát nguồn nhân lực khu vực TTCN. -Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lao động, thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm ở nông thôn, tư vấn giúp người lao động, nghệ nhân tìm việc ở các khu, cụm, làng nghề TTCN, phù hợp với trình độ, sức khoẻ, nghề nghiệp của họ. * Thu hút nhân tài cho phát triển TTCN : Nhân tài nói ở đây bao gồm các nhà khoa học, các nghệ nhân, các thợ thủ công giỏi và tri thức khoa học về TTCN ; trên cơ sở chính sách thu hút nhân tài của tỉnh cần cụ thể hoá cho phù hợp với nền TTCN của Bắc Ninh ; nhân tài được ưu tiên bố trí vào trung tâm khuyến công, các cơ quan nghiên cứu triển khai theo kiểu (R&D), theo nguyên tắc giao sản phẩm, tính hiệu quả và lợi ích kinh tế khi được áp dụng vào thực tế, tức là gắn với sản xuất ; công khai minh bạch trong hoạt động khoa học, công nghệ... 3.2.9. Cải cách mạnh mẽ chính sách, pháp luật, thể chế liên quan đến phát triển tiểu thủ công nghiệp Phát triển TTCN là xuất phát điểm của CNH, HĐH ở nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh. Theo đó vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước bằng pháp luật, đảm bảo sản xuất TTCN ở nông thôn phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Có một số giải pháp cơ bản đổi mới chính sách kinh tế như sau : *Chính sách tạo vốn, khuyến khích đầu tư : Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất TTCN do chủ cơ sở tự bỏ ra là chính. Do quy mô sản xuất TTCN chủ yếu là nhỏ, tích luỹ còn hạn chế, khả năng tái sản xuất mở rộng khó khăn. Nhiều cơ sở sản xuất không đổi mới được công nghệ nên mất dần thị trường, sản xuất thu hẹp, một số phải chuyển nghề. Vấn đề đặt ra là huy động vốn, tạo vốn đầu tư cho sản xuất TTCN như thế nào ? Một số hướng giải quyết : -Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý khả thi, đảm bảo việc huy động và cho vay vốn an toàn, hiệu quả. -Đa dạng hoá hình thức cho vay về: lãi suất ưu đãi, định mức và thời gian cho vay, tăng cường kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả; -Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, bảo lãnh đối với người nghèo  -Đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán qua ngân hàng, cho vay vốn trung và dài hạn. Hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Thu hút tiền nhàn rỗi trung, dài hạn vào ngân hàng và trung tâm tài chính, phát triển đa dạng các hình thức huy động vốn trong các làng nghề và ở nông thôn. -Chính quyến các cấp cần có biện pháp xử lý nghiêm túc hiện tượng cho vay nặng lãi, lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau, làm lành mạnh môi trường kinh doanh. -Có chính sách cụ thể khuyến khích cơ sở sản xuất TTCN tự bỏ vốn đầu tư, tự tạo vốn, liên kết kinh doanh mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động tại chỗ. -Có chính sách hấp dẫn thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài ; sử dụng công cụ kinh tế vĩ mô ; sử dụng vốn vay, vốn viện trợ đầu tư chiều sâu cho sản xuất ; -Tổ chức tốt thị trường vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất vay vốn, khuyến khích đầu tư với mức lãi thấp, ổn định, bình đẳng trong chính sách tín dụng và huy động vốn đầu tư. -Ngân sách tỉnh ưu tiên vốn đầu tư hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất mặt hàng mới *Đổi mới chính sách thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Chính sách thuế là bộ phận quan trọng của chính sách tài chính quốc gia, là công cụ điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư và sản xuất. Chính sách thuế hiện nay còn một số vấn đề bất cấp đối với phát triển sản xuất kinh doanh và của người dân, cũng như trong sản xuất TTCN. Việc miễn giảm thuế cho các cơ sở sản xuất mới thành lập, hoặc sản xuất sản phẩm mới chưa rõ. Do có sự phân biệt đối xử nên xảy ra tiêu cực hoặc trốn, lậu thuế xảy ra. Để đưa việc thực hiện chính sách thuế đi vào nề nếp, việc đổi mới chính sách thuế của nhà nước đáp ứng một số yêu cầu sau : -Thực hiện chính sách miẽn giảm thuế đối với cơ sở sản xuất mới thành lập, sản phẩm mới đưa vào sản xuất, có phân biệt ưu tiên đúng mức, với những tiêu chí cụ thể để tránh tiêu cực ; -Khuyến khích miễn giảm từ 2-3 năm đối với doanh nghiệp thực sự đổi mới công nghệ trong sản xuất TTCN, tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm; -Có chính sách miễn giảm thuế cho cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu địa phương và lao động tại chỗ , đặc biệt ưu đãi cơ sở sản xuất sử dụng lao động là thương binh, người tàn tật, gia đình chính sách... -Miễn giảm thuế đối với cơ sở đào tạo, dậy nghề TTCN truyền thống cho người lao động tại nông thôn, làng nghề ở mọi loại hình kinh tế. Ưu đãi cho vay tín dụng, miễn các khoản thu ngoài quy định của pháp luật ; -Nhà nước xem xét lại việc áp dụng thuế VAT đối với những cơ sở sản xuất nhỏ TTCN làng nghề do không có hoá đơn hợp lệ, chuyển sang hình thức thuế khoán, hoặc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề. *Tăng cường công tác quản lý nhà nước về TTCN : Khôi phục và phát triển TTCN truyền thống, mở ra nghề mới, kết hợp giữa yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh, tạo ra một vị thế mới cho TTCN ở Bắc Ninh Để tăng cường quản lý nhà nước về TTCN cần thực hiện một số giải pháp: -Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách riêng, đồng bộ cho lĩnh vực TTCN, bộ phận cấu thành quan trọng của CNH, HĐH. Nhà nước hỗ trợ bằng công cụ kinh tế là chính, với tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, cởi mở, bình đẳng, minh bạch, để xây dựng nền TTCN cổ truyền và hiện đại. -Nhà nước chỉ đạo tiến hành điều tra, khảo sát toàn diện, xây dựng quy hoạch tổng thể, xây dựng một chiến lược phát triển TTCN, trọng tâm là xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề, sản phẩm thủ công. Chương trình dự án, giúp đỡ TTCN thông qua các tổ chức tư vấn, giúp cho việc tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm, chuyển giao công nghệ, đào tạo và các dịch vụ.. -Cần xây dựng những quy định, hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật trong đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động sản xuất TTCN. -Khuyến khích việc thành lập các hội nghề nghiệp, hội làng nghề, câu lạc bộ giám đốc...trong TTCN. Nhà nước có chính sách hỗ trợ có hiệu quả các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, xây dựng thương hiệu làng nghề, sản phẩm TCN mỹ nghệ. -Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực thi chính sách, pháp luật về TTCN trong các làng nghề. *Giải pháp quản lý môi trường sinh thái trong sản xuất TTCN: -Nhà nước khuyến khích cơ sở sản xuất TTCN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý triệt để chất thải, tự xử lý chất thải, kiên quyết di dời cơ sở sản xuất gây độc hại, để giảm thiểu tác hại của môi trường. -Các khu, cụm, làng nghề TTCN có phương án bảo vệ môi trường, phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xử lý tại chỗ, các đối tượng cùng hưởng lợi từ môi trường đều phải đóng góp tài chính theo quy định của pháp luật. Kiện toàn bộ bộ máy chuyên trách theo dõi, giám sát, xử lý môi trường theo Luật môi trường. -Nhà nước đầu tư ngân sách để bảo vệ môi trường sản xuất TTCN. -Nhà nước có chính sách khuyến khích nhân dân tự bảo vệ môi trường ở các khu, cụm, làng nghề TTCN, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng các công cụ kinh tế- tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực... Kết luận chương 3 Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, là phù hợp với quy luật phát triển của một nền sản xuất hàng hoá. Để phát triển TTCN, cần có nhiều biện pháp, từ xác định quy hoạch, chiến lược phát triển đều phải lựa chọn ngành nghề phù hợp, vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa kết hợp đẩy mạnh sản xuất với bảo vệ môi trường, kết hợp bảo tồn, đổi mới công nghệ với đào tạo người lao động. Đặc biệt chú trọng vai trò nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý ở tầm chiến lược vĩ mô, định hướng phát triển trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời ra tay giải quyết những bức xúc trong sản xuất TTCN giúp cho nền sản xuất ổn định, phát triển. Do đó vai trò của nhà nước là tạo lập một thị trường lành mạnh, được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật, có sự nâng đỡ cơ sở sản xuất, thị trường trực tiếp điều tiết sản xuất, thẩm định chất lượng, giá cả hàng hoá... KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, “tiểu công nghiệp” và “thủ công nghiệp” là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nền kinh tế nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng. Tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp có thể phát huy lợi thế riêng có của mình về khai thác, tận dụng mọi nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu ở mọi nơi; huy động nhiều nguồn vốn, tận dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn và tổ chức sản xuất linh hoạt. Vì vậy, TTCN có khả năng góp phần phát triển kinh tế- xã hội cả ở nước công nghiệp phát triển, mà nhất là ở các nước chậm phát triển như Việt Nam. Với mục đích yêu cầu và nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn đã cố gắng hoàn thành những vấn đề cơ bản sau: - Từ khái niệm về thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, luận án làm rõ khái niệm về thủ công nghiệp truyền thống, vấn đề bảo tồn nghề thủ công truyền thống; xu thế phát triển tất yếu của thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp trong điều kiện tiến bộ khoa học- công nghệ những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. - Làm rõ vai trò của TTCN trong quá trình phát triển CNH, HĐH, vai trò TTCN là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo vốn, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, thu hút việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. -Nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển TTCN nước ngoài và ở Việt Nam từ đó rút một số kinh nghiệm để phát triển TTCN ở Bắc Ninh, như nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách riêng để phát triển TTCN ở nông thôn; có sự lựa chọn chiến lược sản phẩm và ngành nghề; xác định quan hệ giữa TTCN và ĐCN là quan hệ hoạt động liên kết, phối hợp, bổ trợ cho nhau trong nội bộ một nền kinh tế và tham gia phân công hợp tác kinh tế thế giới. - Phân tích thực trạng phát triển TTCN ở Bắc Ninh, luận án rút ra những đặc điểm và mâu thuẫn chủ yếu tồn tại của sản xuất TTCN để đưa ra một số kết luận: Bắc Ninh đã thành công bước đầu trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp; có cố gắng trong việc quy hoạch bố trí địa bàn sản xuất tập trung cho TTCN đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nhanh sản phẩm chất lượng cao; đã kế thừa, phát triển trên cơ sở kết hợp khôn khéo những yếu tố cổ truyền với yếu tố hiện đại để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện của cách mạng khoa học- công nghệ; bước đầu tìm ra hướng đi cho những ngành nghề có thể tiến dần lên kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, TTCN ở Bắc Ninh phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, với nhiều mô hình sản xuất mới như làng nghề công nghiệp, khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời phát triển hình thức du lịch làng nghề. - Để phát huy vai trò to lớn của TTCN trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bắc Ninh cần đổi mới mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách và các giải pháp kinh tế- xã hội để phát triển TTCN theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đó là các chính sách tạo vốn, chính sách đầu tư, chính sách tài chính tín dụng, chính sách bảo vệ môi trường sinh thái… Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với TTCN và các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống, có phân định ranh giới quản lý nhà nước với quản lý kinh tế, tạo ra môi trường thông thoáng tạo mọi điều kiện cho sản xuất TTCN phát triển. Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng, đất chật, người đông, nghèo tài nguyên. Người dân Bắc Ninh có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, có nhiều ngành nghề TTCN truyền thống lâu đời. Để phát triển TTCN, cần có nhiều biện pháp, từ xác định quy hoạch, chiến lược phát triển đều phải lựa chọn ngành nghề phù hợp, vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa kết hợp đẩy mạnh sản xuất với bảo vệ môi trường, kết hợp bảo tồn, đổi mới công nghệ với đào tạo người lao động. Đặc biệt chú trọng vai trò nhà nước, trong việc tạo lập một thị trường lành mạnh, được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật, có sự nâng đỡ cơ sở sản xuất, thị trường trực tiếp điều tiết sản xuất, thẩm định chất lượng, giá cả hàng hoá... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bách khoa tri thức phổ thông (2000), Nxb Văn hoá- Thông tin , Hà Nội. Báo Điện tử Bắc Ninh “Làng đúc đồng Đại Bái” 12/12/2003 Báo Du lịch Việt Nam; “Sức bật làng nghề Đại Bái” Phương Thu, ngày 29/12/2005; Báo Điện tử Hà Tây (2004), Thăm làng dệt lụa Vạn Phúc, Tin Thông tấn xã Việt Nam. Báo Điện tử Vĩnh Phúc (2005). Báo Điện tử Bình Dương (2006), Chuyên đề về làng nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Bình Dương như nghề gốm, sơn mài, điêu khắc… Báo Điện từ Bắc Ninh: Báo Bắc Ninh “Gìn giữ một dòng tranh”, 3/11/2004; Báo Bắc Ninh 4/12/2003; “Làng dệt Hồi Quan”, Báo Bắc Ninh ngày 22/12/2003; ‘Tre trúc xuân Lai” Báo Bắc Ninh ngày 12/12/2003; “Làng tranh dân gian Đông Hồ” theo Vietnamtourism ngày 1/12/2003; và các Báo Điện tử khác: Khoa học và phát triển, số 46, từ 14 – 20/11/2002, tr. 4; báo GD&TĐ chủ nhật, số 19, ngày 11/5/2003, tr.16… Báo Điện tử Bắc Ninh (2004), Bắc Ninh thế và lực: “Châu Khê đi tìm tương lai”. Báo Điện tử Bắc Ninh: “Từ Sơn triển vọng huyện nghề” Phương Thu, ngày 24/10/2005; “Phát triển cụm công nghiệp ở Từ Sơn, nhìn từ thực tiễn”, Nguyễn Hữu Thắng -Đài TT Từ Sơn ngày 16/1/2006; Báo Điện tử Bắc Ninh: “Gốm nghệ thuật- sức sống mới của nghề gốm cổ truyền Phù Lãng”, ngày 5/7/2004; “Làng nghề Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh có nguy cơ mai một dần” ngày 4/12/2003 theo Đài THVN; Minh Bắc, Kim Ngân (2005), Báo điện tử Hà Tây. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính (2005), Hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách HĐQT, TGĐ, GĐ, Phó TGĐ, Phó GĐ, KTT công ty nhà nước”, Thông tư liên tịch: số 23/2005/TTLB-BLĐTBXH-BTC, ngày 31/8/2005. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Ngành nghề nông thôn Việt Nam- Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, Trung tâm PTQT Nhật bản và công ty ALMEC phát hành. Trần Văn Chăm (2005), “Vĩnh Phúc thu hút vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế“, Thời báo Tài chính Việt Nam. Trần Văn Chăm (2006), “Bắc Ninh thu hút vốn đầu tư“, Thời báo Tài chính Việt Nam. Trần Văn Chăm  (2006), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp con đường CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn Bắc Ninh", Thời báo Tài chính Việt Nam. Hoàng Xuân Chinh (2004), Đăng báo Điện tử. Trần Văn Chử (2005), Phát triển thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ 2004- 2005, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Thực trạng doanh nghiệp Bắc Ninh qua kết quả điều tra năm 2001, 2002, 2003 và 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh: “Báo cáo kết quả sản xuất công nghiệp cá thể” các năm 1997, 2000, 2004 và 2005. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Địa chí Hà Bắc (1982), Ty Văn hoá Thông tin - Thư viện tỉnh xuất bản. Lê Quý Đức (chủ biên) (2005), Vai trò của văn hoátrong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Nguyễn Đức Hải (2005), “Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay“, Thông tin những vấn đề KTCT học, (6). Phạm Hiệp (2003), "Phát triển làng nghề cổ truyền ở Hải Dương", Tạp chí Cộng sản, (19). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Mai Thế Hởn (1999), “Phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (1). Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Hà nội. Nguyễn Thị Liên Hương; Nguyễn Thị Hồng Tú, Đǎng Đức Phú (2002), Thực trạng điều kiện làm việc và sức khỏe người lao động ở các làng nghề truyền thống” tại Bắc Ninh, Nam Định và Hưng Yên; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khảo sát. Nguyễn Xuân Kính (2002), "Nghề và làng nghề với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội”, Văn hoá dân gian, (3). V.I Lênin (1976), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. Nguyễn Hữu Lực (1996), Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. Nguyễn Mai (2006), "Những dự án giao thông phát triển du lịch, làng nghề"; “Thành công nhân cấy nghề ở An Mỹ- Mỹ Đức”, đăng trên Báo Điện tử Hà Tây. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. C.Mác - Ph.Ăngghen (1985), Chống Duy rinh, Tuyển tập, tậpV, Nxb Chính trị quốc gia. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư nhân và nhà nước, tuyển tập, tập IV, Nxb Sự thật. Michel Beaud (2002), Lịch sử CNTB từ 1500 đến 2000, người dịch Huyền Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội. Đặng Lễ Nghi (1998), Về các giải pháp phát triển tiểu công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kim Nhuệ (2006), Báo điện tử Hà Tây. Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 1997. Niên giám thống kê Việt Nam (2000), Nxb Thống kê, Hà Nội. Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2001. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2001 và 2005 (2006), Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Huy Oánh (1998), “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”, Nghiên cứu kinh tế, (245). Nguyễn Đình Phan (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2005), Báo cáo kinh tế- xã hội năm 2005 của tỉnh Bắc Ninh”; "Báo cáo Tổng kết công tác khối công nghiệp-xây dựng cơ bản năm 2005"; Sở Lao động Thương binh và Xã hội: "Đánh giá 5 năm thực hiện chương trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề giai đoạn 2001- 2005, định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”, Bắc Ninh tháng 4/2005”. Sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Ninh: "Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2001- 2005, 2006- 2010", Báo Điện tử Bắc Ninh. Lê Khắc Thành (1982), Nền tiểu, thủ công nghiệp ở một số nước tư bản, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo Tin Tức (2003), Nghề đúc đồng ở Ngũ Xã: Chỉ còn là dư âm?. Nguyễn Gia Thiệu (2000), Khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nhỏ gia đình- khảo sát hộ làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, Đề tài cấp bộ, Trung tâm bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp nhỏ (CSBT) và SNV, Hà Nội. Nguyễn Công Thống (2004), Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Ty (1991), Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn, tỉnh Hà Bắc, Tóm tắt luận án tiến sĩ, Hà Nội. Vũ Uý (2004), Gốm Chu Đậu bừng tỉnh sau 400 năm thất truyền. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong: “Kết quả thực hiện đề án phát triển ngành nghề truyền thống, đưa nghề mới vào địa phương…” và báo cáo KTXH năm 2005; Báo điện tử Bắc Ninh: “Công nghiệp Yên Phong bức tranh toả sang”, Hoài Lan, 29/12/2005; “Ô nhiễm môi trường làng sản xuất giấy Phong Khê (huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh)- mảnh đất chết”, Khoa học và phát triển số 21, 24-28/5/2002, tr. 4, Việt Lâm- Bảo Quỹ; Viện kinh tế thế giới (1995), Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN,26,8,2006.doc
  • docbia.doc
  • docbia moi.doc
Tài liệu liên quan