Tiểu luận Xử lý tình huống nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở ấp 7 Xáng II, xã Đông Hòa, huyện An Minh

Lời cảm ơn Qua thời gian học tập và nghiên cứu, tiếp thu kiến thức lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên khóa 48 năm 2018 mở tại Trường Chính Trị Tỉnh Kiên Giang đã được trang bị thêm những kiến thức rất cơ bản và quan trọng về QLNN trên nhiều lĩnh vực, nâng cao trình độ lỷ luận và nhận thức để phục vụ công tác ngày một tốt hơn. Bản thân tự nhận thấy rằng trong quả trình tiếp thu những chuyên đề về quản lý nhà nước và một sổ kỹ năng do giảng viên truyền đạt hết sức là bổ ít và tự nh

doc14 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Xử lý tình huống nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở ấp 7 Xáng II, xã Đông Hòa, huyện An Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận thấy rằng bản thân có sự tiến bộ rõ rệt về nhận thức và tích lũy được những kinh nghiệm bổ ích trong công tác cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước nói chung và cải cách hành chỉnh trong lĩnh vực Nông nghiệp nói riêng. Để hiểu rõ hơn về những lý thuyết mà bản thân đã được học qua các thầy cô giảng dạy trong hoạt động Quản lý Nhà nước nay bản thân chọn tình huống “Xử lỷ tình trạng nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ” trên địa bàn Xã Đông Hòa, huyện An Minh, làm cơ sở vận dụng kiến thức đã học vào thực tỉển. Qua quả trình học tập và nghiên cứu, trình độ tiếp thu và nhận thức có giới hạn nên những kiến thức bản thân thể hiện trong tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ tận tình của thầy cô để bản thân có thêm kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tôi xỉn chân thành cảm ơn Ban giảm hỉêụ Trường Chính trị, quý thầy cô giảng dạy cùng ban tổ chức lớp học đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ cho em hoàn thành khóa học và hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận tình huống cuối khóa. Một lần nữa em xỉn chân thành cảm ơn./. I. Lời mở đầu. Huyện An Minh có diện tự nhiên 72.604 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 67.123 ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 45.615 ha, đất lâm nghiệp 18.932 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2.575 ha (năm 2007) và các loại diện tích khác. Huyện có điều kiện tự nhiên với các tiểu vùng sinh thái đa dạng. Đối với tiểu vùng nước lợ - mặn thì hiện nay đã đa dạng hóa được đối tượng nuôi trên vùng quy hoạch tôm - lúa, vùng chuyên nuôi trồng thủy sản và vùng dưới tán rừng phòng hộ ven biển Đồng thời huyện là một trong bốn vùng kinh tế của tỉnh nói riêng và vùng u Minh Thượng nói chung, có thế mạnh về sản xuất nông-ngư-lâm nghiệp. Trong những năm qua, trên cơ sở các phương án quy hoạch sản xuất cho từng thời kỳ được UBND huyện phê duyệt và chỉ đạo thực hiện, điều kiện sản xuất trong vùng được cải thiện, những tiềm năng, lợi thế được khơi dậy và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, do hạn chế bởi yếu tố tự nhiên như đất đai bị nhiễm phèn, mặn và đặc biệt là chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong những năm qua cộng với những yếu kém về kết cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí thấp nên sản xuất phát triển thiếu vững chắc và bị lệ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, cơ cấu sản xuất chuyển dịch chậm, kinh tế nông nghiệp - nông thôn tăng trưởng thấp. Căn cứ Tờ trình số 523/TS-KH ngày 14/11/2003 của sở Thủy sản Kiên Giang về việc sửa đổi, bổ sung điều chỉnh lại quy hoạch nuôi tôm đã được sự thống nhất chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang tại phê duyệt. Trong đó giao cho sở Thủy sản chủ trì phối hợp với các ngành địa phương liên quan tiến hành diều chỉnh lại quy hoạch. Căn cứ đề nghị của ƯBND huyện An Minh về việc xin mở rộng diện tích nuôi tôm phía bờ Đông đã được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích cho phép là 12.000 ha. UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phôi hợp phòng Tài chính huyện cùng với chính quyền các xã, thị trấn điều chỉnh bô sung quy hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong toàn huyện, trong đó có quy hoạch vùng nuôi tôm sú. Cộng với nỗ lực của nông dân phong trào nuôi trông thủy sản ở An Minh đã phát triên mạnh mẽ đặc biệt là nuôi tôm sú. Phong trào nuôi tôm phát triển khá mạnh và bên cạnh đó gia tăng tình trạng nuôi tôm tự phát, ồ ạt ngoài vùng quy hoạch. Việc quy hoạch phát triển nuôi tôm sú chưa chặt chẽ; một số vùng chính quyền địa phương quy hoạch nuôi tôm sú nhưng nhiều hộ dân lại trồng lúa và ngược lại. Từ đó hàng năm luôn xảy ra tranh chấp nguồn nước ngọt, mặn trong những hộ dân trong việc đóng mở cống ngăn mặn. Việc phát triển nuôi tôm khá nhanh, có hiệu quả kinh tế nhưng mức rủi ro cao gây tình trạng người nuôi tôm bán đất, bán nhà,... Sau vài năm thực hiện, phương án quy hoạch nuôi tôm được thể hiện dần trong thực tế với những kết quả bước đầu đạt được phản ánh sự phù hợp của quy hoạch, xong cũng đặt ra một số vấn đề cần phải nghiên cứu xác định. Trong khi đó, ở vùng không quy hoạch nuôi tôm lại phát huy tình trạng nuôi tôm tự phát trên diện rộng, gây xáo trộn cơ cấu và mùa vụ sản xuất, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành nghiệp vụ phát triển kinh tế xã hội của các cấp chính quyền địa phương ngành chức năng. Từ đó đẫn đến một thực trạng đang tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa của chính người dân nơi đây đã gây tổn thất không nhỏ về kinh tế cho địa phương và ngay chính bản thân họ. Để làm rõ những vấn đề trên, tôi vận dụng những kiến thức học hỏi và thực tế trình bày tình huống: “ Xử lý tình huống nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở ấp 7 Xáng II, xã Đông Hòa, huyện An Minh”. II. Mô tả tình huống Ông Phạm Văn Hùng, Bí thư ấp 7 Xáng II cho biết, trên địa bàn ấp hình thành 2 vùng sản xuất. Một là sản xuất lúa 2 vụ/năm tuyến giáp với xã An Minh Bắc (U Minh Thượng), hai là 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Những năm gần đây, do giá lúa bấp bênh lợi nhuận thấp và sản xuất lúa gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Tiếp đến, giá trị kinh tế của con tôm so với lúa cao hơn gấp nhiều lần. Đên với khu vực kinh KT1, xã Đông Hòa (An Minh) những ngày này mới thấy sự nghịch lý, bất cập và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Một bên người trồng lúa tranh thủ, tận dụng nguồn nước trời mưa xuống giống vụ Hè Thu; một bên, người nuôi tôm cải tạo đồng ruộng, thiết kế đầm vuông, bơm nước mặn vào thả tôm nuôi. Ông Trần Thanh s, ấp 7 Xáng 2, xã Đông Hòa nói: hơn 3 hecta đất của gia đình những năm qua sản xuất lúa 02 vụ còn nhiều hạn chế nguyên nhân xuất phát từ việc có 02 trường hợp lân cận tự ý phá vỡ quy hoạch vùng lúa 02 vụ, cố tình đưa nước mặn vào để nuôi tôm, nên năm nay đất còn bỏ trống, chưa gieo sạ do nước nhiễm mặn từ các vuông nuôi tôm. Năm nay, tiếp tục phát sinh thêm hàng chục hộ nuôi tôm, với diện tích ngày càng lớn hơn nên lượng nước mặn bơm vào vuông nuôi tôm quá nhiều làm nhiễm mặn cả vùng lúa không sống nổi. Tương tự, Nguyễn Văn D ngụ cùng địa chỉ trên xuống giống hơn 2 hacta, lúa được khoảng 30 ngày tuổi không phát triển mà theo ông do nước mặn ở các vuông nuôi tôm xâm nhập vào gây thiệt hại lúa. Từ những lý do trên nên nhiều hộ dân tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm trong nhiều năm qua. Cụ thể là vùng ven sông Xáng xẻo Rô trên địa bàn xã hiện đã chuyển đổi sang nuôi tôm khoảng 5.200 ha và hiệu quả của con tôm mang lại là rât lớn... Sức hút nuôi tôm càng lớn hơn so với trồng lúa khi những hộ nuôi tôm vùng ven sông Xáng xẻo Rô đã trúng đậm vào mùa tôm, ngoài ra còn có thu nhập thêm từ đôi đượng cua biên, tôm càng xanh. Không ít hộ nuôi tôm ở đây vụ mùa thu về từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng trên hacta tôm nuôi. Vì vậy, hình thành nên “cơn sóng” chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm trong một bộ phận nông dân. Bức xúc trước tình trạng đó đại diện cho những hộ dân nói trên là ông Trần Thanh s ở ấp 7 xáng II, xã Đông Hòa, huyện An Minh đã mang đơn đến UBND xã Đông Hòa, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và phòng tiếp dân của huyện. Anh Trần Thanh s bảo rằng nếu huyện giải quyết không thỏa đáng thì anh sẽ mang đơn lên tuyến tỉnh để khiếu nại và sẽ tiếp tục khiếu nại cho đến khi nào vấn đề được giải quyết hợp lý. Huyện An Minh nói chung và xã Đông Hòa nói riêng, vấn đề nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch không còn là vấn đề xa lạ với chúng ta, tình trạng này vẫn đang tiếp diễn. Mặc dù đang trong giai đoạn quy hoạch nhưng nhiều nơi trên địa bàn vẫn luôn có sự tranh chấp giữa người nuôi tôm và người trồng lúa vì một số hộ dân không chịu chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Bên cạnh đó các vấn đề xảy ra giúp ta suy ngẫm lại cần phải có biện pháp để tình trạng này không còn hoặc kéo dài người dân đi khiếu nại, khiếu kiện về một vấn đề chung là tranh chấp giữa hộ nuôi tôm và trồng lúa. Tình trạng này mỗi năm đều được giải quyết thế nhưng tình trạng khiếu nại giữa những hộ trồng lúa và nuôi tôm nằm ngoài vùng quy hoạch vẫn tiếp tục kéo dài, phải chăng cách xử lý của các ngành có chức năng chưa mang tính triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, do cơ chế chưa rõ ràng hay do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế, phân bổ cán bộ không đúng chuyên môn dẫn đến việc giải quyết không triệt để dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều và vượt cấp. Đồng thời huyện An Minh là một huyện chủ yếu là sản xuất theo hướng nông - ngư - lâm nghiệp là chủ yếu, nhưng chủ lực vẫn là nuôi tôm - lúa là hai đối tượng sản xuất chủ lực của huyện, mô hình tôm-lúa giúp cho bà con nơi đây nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ đã khá lên nhờ hai đối tượng này chính vì thế người dân cần phải tuân theo những quy định chung chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đê làm giàu chính đáng không trái với những quy định và những cơ chế đưa ra. Chính vì thế ngành chuyên môn phải tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu như có chế tài xử lý khả thi và mang tính khách quan, thiết thực để người dân ý thức được tác hại của việc không tuân thủ pháp luật nói chung và việc nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch nói riêng. Vì thế việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước của các cấp cơ sở đến với người dân là rẩt cần thiết và thiết thực để người dân tự ý thức được thì vấn đề mới được giải quyết triệt để hoặc xin ý kiến nhân dân trong khu vực về chuyển dịch sang mô hình nuôi tôm - lúa và trình UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Bản thân tôi mong rằng với những phương án, tình huống xử lý mà bản thân đưa ra dưới đây có thể giúp giải quyết hiệu quả những vấn đề được đề cập và sẽ không còn những tình trạng người trồng lúa khiếu nại người nuôi tôm và tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra khi chúng ta đưa ra các biện pháp xử lý quá muộn. II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. ủy ban nhân dân xã khẩn trương điều tra, rà soát lại quy hoạch sản xuất toàn địa bàn nhất là những khu tranh chấp giữa trồng lúa và nuôi tôm cũng như ở kinh KT 1 thuộc ấp 7 Xáng II. Những tiểu vùng nào có đủ điều kiện sản xuất luân canh lúa - tôm, nông dân đồng thuận thì chuyển đổi theo yêu cầu của người dân. Đồng thời sẽ xử lý những tiểu vùng không đủ điều kiện như là người dân không đồng thuận thì sẽ có biện pháp, chế tài xử lý những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch nhằm bảo đảm sản xuất có hiệu quả, ổn định vững chắc và đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững, duy trì ổn định trật tự xã hội trong vùng. Tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nông thôn phát triển theo hướng tốt, góp phần cải thiện nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt của người dân; Thông qua việc xử lý, lập lại kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện các quy định quản lý Nhà nước; từng bước nâng cao ý thức chấp hành của mọi tổ chức cũng như cá nhân trong việc thực hiện các quyêt định quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả. Phân tích nguyên nhân. Tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch trên diện rộng trong những năm qua, nhất là từ những năm gần đây có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, song chủ yếu là: Trong điều chỉnh bổ sung quy hoạch sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản đến năm 2001-2010 được UBND tỉnh và Sở thủy sản Kiên Giang phê duyệt, khu vực nào điều kiện đất đai, địa hình, kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nơi đây sản xuất cơ bản ổn định, nhất là những cây trồng, vật nuôi truyền thống như: lúa, mía, cá, ...Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài, ít mưa dẫn đến thiếu nước ngọt để sản xuất nông nghiệp những năm gần đây nên các hộ xung quanh giữ nước mặn để nuôi tôm làm toàn vùng bị mặn xâm nhập mặn ảnh hưởng đến diện tích của các hộ dân canh tác lúa và tạo áp lực và cơ hội dẫn đến việc tranh chấp làm cho người dân trong vùng chuyển đổi diện tích sản xuất sang nuôi tôm-lúa. Nhận thức của người dân về quy hoạch và việc tuân thủ quy hoạch chưa đầy đủ. Phần lớn quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, ít quan tâm đến lợi ích tổng thể, lâu dài kể cả về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Một bộ phận hộ dân ý thức chấp hành cũng chưa tốt, thậm chí còn cố tình không chấp hành cho dù đã được nhắc nhở, kể cả bị xử phạt vi phạm hành chính. Ông Ngyễn văn p, chủ tịch UBND huyện cho biết, vùng trọng điểm An Minh là sản xuất nông nghiệp gần như phụ thuộc vào thiên nhiên, nông dân hoàn toàn bị động trong trồng lúa. Nguyên nhân do hai cống thủy lợi quy mô lớn trên sông Cái Lớn và kinh xáng xẻo Rô chưa được đầu tư xây dựng; tuyến đê ven biển An Minh - An Biên đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng nhưng việc đầu tư xây dựng, nâng cấp triển khai quá chậm, còn ở điểm xuất phát thấp. Tiếp đến, 30 cống thỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt trên tuyến đê biển An Minh - An Biên được đâu tư băng nguôn vôn Trung ương hô trợ có mục tiêu hàng năm, những chỉ triển khai được 6 cống. Do đó, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm Ư Minh Thượng thời gian qua luôn nổi lên việc tranh chấp giữa trồng lúa và nuôi tôm. Mặc khác nuôi tôm sớm cho đời sống kinh tế ổn định hơn so với trồng rừng và nhiều cây trồng khác và lợi nhuận thu được cũng sẽ cao hơn nếu nuôi theo hướng bền vững một vụ tôm một vụ lúa...đã kích thích địa phương ồ ạt chuyển sang nuôi tôm trong khi những điều kiện cần và đủ hầu như chưa có và cũng chưa lường tới những hậu quả lâu dài có thể xảy ra. Chính quyền địa phương vận động người dân không bỏ lúa để nuôi tôm, tuy nhiên lúng túng trong định hướng hiệu quả kinh tế nên nhiều người dân không đưa nước mặn vào ban ngày mà lén lúc đưa vào ban đêm. Quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong tuyên truyền giải thích để cho người dân hiểu rõ nội dung quy hoạch, từ đó vận động tổ chức nhân dân thực hiện theo đúng quy hoạch. Có nơi buôn lỏng quản lý, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo điều hành và những biểu hiện thực tế là: Trong khi vùng quy hoạch chưa được thực hiện đúng theo kế hoạch như chưa lấy ý kiến trong dân và trình lãnh đạo cấp huyện về việc chuyển dịch vùng sản xuất, chưa được ý kiến chỉ đạo và chưa được tổng kết đánh giá đầy đủ cả về hiệu quả kinh tế và về nuôi trồng sinh thái (nuôi tôm - trồng lúa) thì lại để phát sinh nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch nhưng không được xử lý sớm, dứt điểm để lan ra diện rộng không kiểm soát được. Phân tích hậu quả. Việc chuyển nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, mặt nào đó thể hiện sự tích cực của người dân trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất dựa trên những lợi thế và những hạn chế của điều kiện tự nhiên: 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt phù hợp với việc nuôi trồng 1 vụ tôm, 1 vụ lúa với mong muốn có cuộc sống khá lên từ thực tế chuyển nuôi tôm bước đầu giúp nhiều hộ dân sử dụng lao động nông nhàn, có được thu nhập khá và đời sống nâng lên. Song đã làm nảy sinh những mâu thuẫn, khó khăn trước mắt và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyêt đó là: ở những vùng đã sản xuât lúa 2 vụ ôn định xuât hiện những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ nhân dân giữa người trồng lúa và người nuôi tôm gây mất trật tự xã hội thậm chí làm thiệt hại sản xuất cho cả hai phía. Do nuôi tự phát không nằm trong vùng quy hoạch nên kết cấu hạ tầng không đáp ứng được trong sản xuất từng hộ phải đầu tư chi phí lớn, kiểm soát dịch bệnh, môi trường khó khăn dẫn đến hiệu quả thấp, tỷ lệ rủi ro cao nhiều hộ dân không được hổ trợ về khoa học - kỹ thuật thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nên nuôi tôm bị thiệt hại, đời sống gia đình gặp khó khăn hon. Việc nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây hậu quả không tốt tới việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh - tế xã hội của từng địa phưong và chung cả huyện trong năm nay, có thể ảnh hưởng trong vài ba năm tới, do xem xét điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, quy mô, cơ cấu đầu tư về lâu dài việc phát triển nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch nếu không được xử lý phù hợp sẽ làm xáo trộn đời sống ảnh hưởng tới đời nền kinh tế trên địa bàn huyện nói chung và đời sống người dân nói riêng. Bởi vậy, cần thiết phải nghiên cứu đưa ra các phương án giải quyết tình hình trên. IV. Xây dựng phương án, giải quyết và lựa chọn phương án. Xây dựng phương án Phương án 1. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống, đập ngăn mặn ven biển Giúp nhân dân chủ động trong việc lấy nước phục vụ sản xuất. Đầu tư xây dựng hoàn thành đồng bộ hệ thống các công trình thủy lợi và đê biển, hệ thống thủy lợi nội đồng là hết sức cần thiết và cấp bách. Qua đó giúp người nông dân có thể hạn chế thấp nhất những mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình sản xuất. Cơ sở đề xuất phương án này: Nhằm chủ động trong việc điều tiết nước mặn phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Đồng thời việc đầu tư xây dựng hệ thống cống thủy lợi và đê biển là cần thiết nhằm khép kín tuyến đê biển, đáp ứng mục tiêu kiểm soát mặn, ứng phó với những bất lợi do biến đổi khí hậu và nước biển dâng hên địa bàn tỉnh. Qua đó, vừa ngăn mặn, giữ ngọt, chủ động nguồn nước cho sản xuất an toàn, bền vững, hiệu quả vừa bảo vệ cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và các địa bàn lân cận. Mặc tích cực của phương án này: Điều này vừa đáp ứng mục tiêu kiểm soát mặn, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững đồng thời giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa người trồng lúa và người nuôi tôm. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, vừa đảm bảm cho nông dân sản xuất hiệu quả, thu về hai nguồn kinh tế là lúa và tôm, vừa giải quyết được mâu thuẫn “mặn, ngọt” đan xen trên đồng đất. ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng diễn biến phức tạp và sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, hiệu quả cho vùng sản xuất Ư Minh Thượng. Cùng với đó, rà soát lại quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp vùng U Minh Thượng đang bị ảnh hưởng đên biên đôi khí hậu nhiêu nhât, bô trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi thích hợp, giúp nông dân sản xuất đạt kết quả, tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Những khó khăn, hạn chế: Thu hồi đất: Tiểu dự án sẽ có tác động tái định cư cho 58 hộ với 132.240 m2 đất nông nghiệp và 6.882 m2 đất ở - Tiểu dự án được đề xuất không có tác động thu hồi đất của người dân tộc thiểu số. Tái định cư: Di dời các hộ đang xây dựng nhà tạm trên tuyến đê biển. Tác động đến sinh kế: Một số hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng hoặc cản trở đi lại; Tiêu thoát nước cũng bị ảnh hưởng trong quả trình thi công cống mới. Giải pháp chủ yếu: Có chính sách tạo việc làm cho người bị thu hồi đất như: Là tạo điều kiện và phát huy tiềm lực sẳn có của địa phương nhằm tạo ra những việc làm ổn định thỏa mãn nhu cầu cho đời sống hàng ngày cho người bị thu hồi đất. Hỗ trợ tái định cư bằng cách giao đất ở hay đất nông nghiệp...tối thiểu phải đảm bảm diện tích đất cho mỗi hộ tái định cư tương tương với mức trung bình của hộ ở tại địa phương (theo quy định Luật hỗ trợ bồi hoàn của Nhà nước). Bên cạnh đó phải tạo sinh kế cho người dân như: Trạm Khuyến nông huyện chỉ đạo tổ Kinh tế kỹ thuật định hướng mô hình nông hộ cho nông dân tạo nguồn sinh kế ổn định phát triển lâu dài cho hộ dân. Phương án 2. Rà soát lại quy hoạch sản xuất trên địa bàn, nhất là khu vực tranh chấp trồng lúa và nuôi tôm như ấp 7 Xáng II. Tiểu vùng nào có đủ điều kiện sản xuất luân canh lúa - tôm, nông dân đồng thuận thì chuyển đổi sang sản xuất lúa - tôm. Cơ sở đề xuất phương án này: Nông dân đã chuyển đổi từ sản xuất hai vụ lúa năng suất thấp sang mô hình luân canh tôm - lúa đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Với ưu điểm cho sản phẩm sạch, rủi ro dịch bệnh thấp, hiệu quả kinh tế cao và bền vững, mô hình tôm - lúa đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Để cho việc ít xảy ra tranh chấp, thưa kiện trong nội bộ nhân dân mặt khác do sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định đa số người dân muốn chuyển nuôi tôm thì việc chấp thuận cho chuyển đổi không làm phát sinh mâu thuẫn và bất đồng mới trong nhân dân là cần thiết. * Mặc tích cực của phương án này: Việc quy hoạch lại vùng nuôi tôm - lúa sẽ dẫn đến không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất đó là mô hình “thông minh”. Vào mùa khô, nước ngoài sông, rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, khi mưa xuống nước ngọt thì đưa vào trồng lúa. Thực tế cho thấy phát triển mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,2 lần so với sản xuất 2 vụ lúa, góp phần quan trọng tạo sự bền vững môi trường. Luân canh tôm - lúa một lần nữa chứng minh sự phát triển sản xuất bền vững, là mô hình chủ lực trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Thành công của việc chuyển đổi mô hình này hoàn hoàn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Riêng vấn đề nghiên cứu lai tạo những loại giống lúa mới có khả năng chịu mặn cao để thích ứng với môi trường đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn cũng được tỉnh Kiên Giang chú trọng. Công tác nghiên cứu lai tạo, nhân giống lúa được thực hiện bởi Trung tâm giống nông lâm ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông và 3 hệ thống mạng lưới cơ sở sản xuất giống tư nhân, HTX, THT với tổng diện tích khoảng 3.500 ha/vụ, khả năng cung ứng giống xác nhận cấp 1 với số lượng 15.000 tấn, chiếm 40% và giống xác nhận cấp 2 với số lượng 5.000 tấn chiếm 10% nhu cầu giống lúa toàn tỉnh. Ngoài nghiên cứu lai tạo, nhân giống lúa xác nhận, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp cũng tập trung nghiên cứu giống lúa có nhiều đặc tính tốt, phù hợp với mô hình tôm - lúa và giống lúa GKG1 đã được chọn tạo thành công đạt tiêu chuẩn QCVN 01-54:2011/BNNPTNT. Những khỏ khăn, hạn chế: Điều kiện để nuôi tôm chưa bảo đảm tỷ lệ rủi ro cao và một số bộ phận nhân dân đời sống khó khăn hơn. Những nơi nuôi tôm tiếp giáp vùng sản xuất nông nghiệp hoặc lấy nước mặn qua vùng sản xuất đất nông nghiệp có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất đất nông nghiệp. Môi trường vùng nuôi tôm này càng bị nhiễm mặn, khó có khả năng cải tạo đa dạng hóa sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất khi nuôi tôm gặp bất lợi. Vùng trồng lúa phải đắp đập giữ nước ngọt hàng năm sẽ bị áp lực đòi chuyển đổi nuôi tôm và việc đắp đập là rất khó khăn. Giải pháp chủ yếu: Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở phải cụ thể hóa phương pháp thực hiện quy hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thòi tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn tham mưu chính sách phù hợp để thực hiện mô hình tôm lúa đạt hiệu quả cao nhất. Các ấp được giao chỉ tiêu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành chuyên môn của xã rà soát nắm bắt tình hình kịp thời báo ngay về tổ chỉ đạo để có hướng xử lý kịp thời trong cách tổ chức thực hiện. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật; thực hiện các mô hình trình diễn làm điểm nhân rộng; hỗ trợ cho bà con nông dân về con giống, thức ăn, phân bón. Đặc biệt để kiểm soát quan trắc môi trường nước đầu nguồn, vùng nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Liên kết với trạm Chăn nuôi - Thú y huyện chủ động đề xuất hỗ trợ chlorine xử lý nước trước khi thả nuôi, nâng cao ý thức "phòng bệnh hon chữa bệnh" đối với người nuôi tôm. Khoanh bao khu vực được nuôi tôm bằng hệ thống kênh mương, bờ bao hiện có hoặc làm mới và phải nằm trong vùng quy hoạch . Đồng thời thực hiện triệt để việc nuôi một vụ tôm, một vụ lúa để bảo đảm tính bền vững của mô hình. Phương án 3. Xử lý kiên quyết, dứt điểm không cho nuôi tôm ở khu vực đất lúa 2 vụ/năm * Cơ sở đề xuất: - Không cho nuôi tôm trên đất 2 vụ lúa nhằm không làm xáo trộn cơ cấu sản xuất đã định hình và đời sống nhân dân những nơi đây cơ bản đã ổn định, tránh được hiện tượng sản xuất “ da beo” tôm - lúa do còn bộ phận lớn hộ dân chưa đồng ý chuyển đổi và giữ được môi trường sinh thái tốt cho sản xuất đời sống dân cư. Mặc tích cực của phương án này: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng hẹp lại nhưng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng xuất lúa ngày cao, sản lượng lúa không ngừng tăng lên, bộ phận hộ dân khá lên nhờ chuyển đổi sản xuất làm lúa cao sản, cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả trong một vài năm nay. Sản xuất 2 vụ lúa còn giảm được chi phí sản xuất: Công lao động, phân bón, giống, thuốc trừ sâu....Đất có thời gian nghĩ ngơi, cắt được mầm móng sâu bệnh, tiết kiệm nước góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước gây mất mùa vào vụ Hè Thu đồng thời chủ động được thời vụ sản xuất. Những khỏ khăn, hạn chế: Hệ thống thuỷ lợi của vùng dù được đầu tư khá nhiều nhưng lại chưa có quy trình vận hành cụ thể và có công trình chưa đi vào sử dụng, nước mặn vào ra thường xuyên, kể cả trong mùa mưa nên không đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng. Trong khi đó, hệ thống đê bao trong vùng hiện nay hầu như không có, chỉ có các tuyến lộ chính đóng vai trò là bờ bao. Tuy nhiên, hệ thống bờ bao trên các sông trục hiện nay đã không còn đủ cao, vào mùa mưa thường bị tràn và ngập úng trong thời gian dài. Bên canh đó, giá lúa thương phẩm hiện ở mức khá thấp nhưng vật tư đầu vào lại tăng cao là một trong những nguyên nhân chính khiến cho diện tích lúa 2 vụ của huyện những năm gần đây đạt thấp, chỉ khoảng 50% so với cùng kỳ và đang có dấu hiệu giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân trên dần dần diện tích đất lúa, nhất là đất lúa 2 vụ/năm sẽ bị thu hẹp lại. Từ những thực tế quá trình ữiển khai vùng nuôi trồng thuỷ sản luôn ở mức ổn định, đòi sống người dân từng bước được nâng cao. Trong khi vùng ngọt hoá lại liên tục biến động, trồng lúa năng suất thấp, giá lúa bấp bênh, đặc thù sản xuất lúa 2 vụ/năm hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa..., vì thế khiến người nông dân ở những vùng ngọt hóa dần dà "quay lưng" với cây lúa. * Giải pháp: Trước thực trạng trên, huyện An Minh đã ra công văn yêu cầu các ấp trên địa bàn có vùng ngọt hóa khẩn trương có biện pháp ngăn chặn ngay tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch lúa 2 vụ/năm để nuôi tôm, đồng thòi đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân ý thức được tác hại của nước mặn xâm hại vùng ngọt hoá; công khai quy hoạch để người dân hiểu, tự giác chấp hành thực hiện quy hoạch; giữ nguyên hiện trạng vùng, khẩn trương rà soát điều chỉnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu. Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt đối với vùng này cần trữ nước mưa và tận dụng tối đa nguồn nước ngọt từ Sông Hậu về thông qua Sông Cái Lớn; Hoàn thiện hệ thống đê biển, tiếp tục xây dựng tuyến đê dọc sông Cái Lớn; Xây dựng hệ thống các cống ven biển Tây, cống xẻo Rô và hệ thống cống ngăn mặn ven Sông Cái Lớn; tăng khả năng tiêu úng xổ phèn. 2. Lựa chọn phương án Phương án 2: Rà soát lại quy hoạch sản xuất trên địa bàn, nhất là khu vực tranh chấp trồng lúa và nuôi tôm như ấp 7 Xáng II, xã Đông Hòa. Tiểu vùng nào có để diều kiện sản xuất luân canh lúa - tôm, nông dân đồng thuận thì chuyển đổi sang sản xuất lúa-tôm. Nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa (tôm-lúa), phát triển 5 năm nay, có nhiều thay đổi, cải tiến về kỹ thuật và đang đi sâu vào vùng lúa năng suất thấp ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Thường từ tháng 1 đến 8 là nuôi tôm, tháng 9-12 làm lúa. Luân canh tôm - lúa cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chuyên canh tôm hoặc lúa. Khảo sát nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa (tôm-lúa): tỉnh Bạc Liêu thu 77,8 triệu đồng/ha/năm, lời 55,4 triệu; Cà Mau thu 54,2 triệu đồng/ha, lời 39,1 triệu; Kiên Giang thu 81,4 triệu đồng/ha, lời 50,9 triệu. Thu nhập ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cao hơn vì có thả kết hợp tôm càng xanh. Xét tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư, có thể thấy là khá cao 1,67 - 2,59 lần. về hiệu quả xã hội và môi trường, nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa (tôm- lúa) là bền vững nhất hiện nay; đầu tư thấp nên phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ của đa số nông hộ. Mức độ rủi ro cũng thấp hơn các mô hình chuyên tôm hoặc lúa. Nghiên cứu năm 2004, số hộ bị lỗ ở Cà Mau và Bạc Liêu chỉ khoảng 3 - 6%, thấp hơn rất nhiều nuôi tôm bán thâm canh và lúa ở tỉnh Sóc Trăng là 14 - 21%. Nuôi tôm thưa, lượng thức ăn bổ sung thấp nên còn được xem là mô hình canh tác thông minh dưới tác động của biến đổi khí hậu, cả ba mặt: an ninh lương thực, khả năng thích ứng và giảm phát thải. VI. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn. Quan điểm của tỉnh sẽ tập trung giải quyết vấn đề thủy lợi theo hướng hài hòa lợi ích, tránh xung đột trong sản xuất trồng lúa và phát triển nuôi tôm nước lợ. Quy hoạch thủy lợi đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp; đảm bảo nguồn cấp nước mặn cho nuôi trồng thủy sản; tiêu thoát nước cho vùng trũng, thoát nước cho vùng nuôi trồng thủy sản ven biển; đầu tư hệ thống đê bao, ô bao, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm, định hướng này sẽ là nội dung của Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hàng năm tỉnh sẽ bố trí nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương, vốn TW hỗ trợ có mục tiêu, đặc biệt nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản 2 ô thủy lợi huyện An Biên và An Minh. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo cho Trung tâm Khuyến Nông phối kết hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân đang nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch; cử cán bộ theo dõi hướng dân kỹ thuật ở những địa bàn nuôi tập trung, điêu kiện sản xuât có nhiều khó khăn. UBND huyện giao Phòng NN & PTNT huyện chủ trì, phối họp với các phòng, ban và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung quy hoạch, định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện để theo dõi và có hướng chỉ đạo. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện phối hợi trạm Khuyến Nông huyện chỉ dạo tổ Kinh Tế kỹ Thuật và phối kết hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra thực hiện; báo cáo thường trực UBND huyện theo quy định để có biện pháp chỉ đạo xử lý những vướng mắc, phát sinh. UBND xã tuyên truyền cho những hộ dân đã chuyển nuôi tôm thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn sản xuất cho các hộ dân khu vực xung quanh không nuôi tôm và phải tự thỏa thuận bồi hoàn thiệt hại (nếu có). Trường họp hộ dân không tự thỏa thuận, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_xu_ly_tinh_huong_nuoi_tom_ngoai_vung_quy_hoach_o_a.doc
Tài liệu liên quan