Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh sau quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất

Lời nói đầu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm huy động vốn của người lao động trong doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả. Với việc đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý của Nhà nước đã tạo cho các doanh nghiệp có qu

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh sau quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền tự chủ kinh doanh trong cơ chế thị trường, đồng thời đảm bảo sự điều tiết của Nhà nước. Nhưng với quyền tự chủ kinh doanh của mình, các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh nhau gay gắt và cố gắng trụ vững, phát triển trong nền kinh tế thị trường. Muốn đạt được điều đó các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao qua mỗi kỳ hoạt động sản xuất. Chỉ có đạt được hiệu quả kinh doanh cao sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất các doanh nghiệp mới có điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng và thực hiện sự phân phối hài hoà các lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động. Do đó, lúc này nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là một mục tiêu kinh tế quan trọng, mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Nhưng trong điều kiện nguồn lực của các doanh nghiệp ngày càng khan hiếm thì làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề không đơn giản. Với những hiểu biết còn hạn chế của một sinh viên và thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn giới thiệu một cách khái quát về vấn đề hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá doanh nghiệp ở Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất và các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế quốc dân, đặc biệt là cô Nguyễn Minh Huệ đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Chương I Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh và quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp I. Quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp Mục tiêu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Trong thời kỳ bao cấp, với cơ chế kinh tế tập trung, nhà nước điều phối mọi hoạt động của nền kinh tế, bao cấp toàn bộ cho các DNNN ở cả đầu vào lẫn đầu ra. Các DNNN chỉ sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, chỉ tiêu được giao, không cần phải cố gắng nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng, bởi vậy hoạt động hết sức trì trệ, kém hiệu quả. Chính sách đổi mới của nhà nước được ban hành đã thực sự đem lại sự thay đổi to lớn trong nền kinh tế nói chung và các DNNN nói riêng. Khi nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các DNNN phải đối mặt với một thử thách lớn. Doanh nghiệp nào thích nghi với cơ chế mới, năng động, sáng tạo sẽ đi lên còn doanh nghiệp nào không chịu đổi mới sẽ bị tụt hậu. Bên cạnh nhiều DNNN làm ăn thành đạt, nhiều DNNN khác đã bị giải thể do đã quen với sự bao cấp của nhà nước, không thể thích ứng được với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản phẩm đầu ra không được đổi mới và nâng cao chất lượng nên không được người tiêu dùng chấp nhận. Nguyên nhân sâu xa của sự thất bại đó là do ngoài việc thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp này không chịu đổi mới tư duy, người lao động trong doanh nghiệp chưa phát huy vai trò làm chủ thực sự của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Chính bởi vậy, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DNNN, chính phủ đã đề ra rất nhiều biện pháp đổi mới cách thức quản lý doanh nghiệp. Cổ phần hoá DNNN là một trong những biện pháp đó, đem lại hiệu quả hết sức to lớn và thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Nằm trong khuôn khổ sắp xếp và đổi mới quản lý các DNNN, việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần hướng tới 2 mục tiêu cơ bản: Thứ nhất là huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. Thứ hai là tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng cường kinh tế đất nước. Khi được lựa chọn để tiến hành cổ phần hoá, các doanh nghiệp phải đưa ra được một phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, chi tiết, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả 3 phía: nhà nước, bản thân doanh nghiệp cũng như cho người lao động. 2. Thực trạng các doanh nghiệp trước cổ phần hoá và sau cổ phần hoá Kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng, cùng với hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng XHCN. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã hình thành từ thời kỳ quản lý tập trung bao cấp, nên doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặc trưng cơ bản khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Chính phủ đã triển khai đổi mới toàn diện hệ thống tiền tệ, lao động, tiền lương, mở rộng kinh tế đối ngoại, ban hành chính sách pháp luật… trong đó có đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nhờ đó đã bước đầu tạo môi trường cần thiết cho doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác cùng phát triển trong điều kiện mới. Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương qua các đợt sắp xếp, số lượng doanh nghiệp nhà nước cuối tháng 6 năm 1997 còn 5.790 doanh nghiệp (so với 12.300 doanh nghiệp được thành lập trước năm 1990), trong đó sáp nhập khoảng 3000 doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác có liên quan về công nghệ, thị trường và giải thể khoảng 3.500 doanh nghiệp. Nhờ đó giảm bớt được tài trợ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp bị thua lỗ và thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn . Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sau khi tổ chức lại đã từng bước phát huy quyền làm chủ kinh doanh, làm ăn năng động và có hiệu quả. 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá 3.1 Huy động được thêm nhiều nguồn vốn trong xã hội: Cổ phần hoá góp phần làm tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên và tạo thêm động lực trong doanh nghiệp. Từ thực tế vốn nhà nước giao cho DN còn thấp so với giá trị thực và bao gồm cả nợ khó đòi, sản phẩm, vật tư ứ đọng không có khả năng sử dụng và giá trị máy móc thiết bị không còn sử dụng được hoặc không còn sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường chấp nhận… nên phải đánh giá lại những tài sản này và có qui định phân tích và xử lý trước khi CPH. Trong 631 DN và bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã CPH, giá trị tài sản trên sổ sách kế toán trước khi CPH là 2388 tỷ đồng, khi cổ phần hoá được đánh giá là 2714 tỷ đồng (không kể giá trị quyền sử dụng đất), tăng 13,7%. Khi CPH, Nhà nước giữ lại 978 tỷ, phần còn lại1786 tỷ đồng được bán cho người lao động trong và ngoài công ty, số tiền thu được đưa vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp. Sau khi CPH, các công ty cổ phần còn phát hành thêm 1011 tỷ đồng cổ phiếu để thu hút vốn. Do quy mô vốn Nhà nước của các DN CPH nói chung là nhỏ (bình quân 3,78 tỷ đồng/DN) nên vốn huy động trong xã hội còn ít, mới đạt 2747 tỷ đồng. Điều đáng khích lệ là sau một thời gian hoạt động đã tăng được giá trị tuyệt đối phần vốn nhà nước ở các công ty cổ phần. Theo báo cáo của 202 DN đã CPH được trên 1 năm, phần vốn Nhà nước không những không được bảo toàn mà còn tăng thêm 65,420 tỷ đồng (từ 377,343 tỷ lên 442,763 tỷ) bằng nguồn lợi nhuận để lại. Một số công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm vốn pháp định, trong khi phần vốn của Nhà nước tại các DN vẫn giữ nguyên và có công ty cổ phần đã bán bớt thêm phần vốn của Nhà nước tại các DN (Khách sạn Sài gòn, Đông Nam dược, Dịch vụ văn hoá quận Tân Bình. Vốn điều lệ (bao gồm vốn tích luỹ từ lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu trong nước và một số công ty được huy động vốn cổ phần ngoài nước) tăng bình quân trên 25% năm. Có một số công ty tăng hơn 2 lần. Theo Bộ tài chính đến nay sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng trưởng khá. Trung bình vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng 44% đặc biệt có những doanh nghiệp vốn tăng lên 10 lần so với trước cổ phần hoá như : Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển tăng 30 lần, Công ty cổ phần cơ điện lạnh tăng 13 lần. Bên cạnh đó doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139%, thu nhập người lao động tăng 11,85, mức trả cổ tức bình quân đạt 17% năm. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp có 87% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với trước cổ phần hoá. 3.2 Giải quyết vấn đề lao động và thu nhập của người lao động : Đây là một vấn đề gây nhiều băn khoăn cho các nhà quản lý và đặc biệt là người lao động nhưng cũng đã được thực hiện khá thành công. + Số lượng lao động chẳng những không giảm mà còn tăng bình quân là 10%, có công ty tăng đến 20%. + Thu nhập của người lao động bình quân tăng hàng năm 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Điển hình là Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển, trước khi CPH thu nhập từ 1,1 triệu/người/tháng nay đạt 4,4 triệu/người/tháng. Công ty chế biến thức ăn gia súc từ 800.000 lên 1,5 triệu đồng/người/tháng. 3.3 Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Các DN sau khi CPH hoạt động có hiệu quả hơn, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu đều đạt cao hơn trước khi CPH. Vốn điều lệ (kể cả vốn Nhà nước) tăng bình quân 19,06%. Doanh thu tăng bình quân 44%/năm. Các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm. -Tỷ suất lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu (Gồm vốn góp ban đầu và vốn tích luỹ) tăng 44%. Số lao động làm trong các công ty cổ phần tăng 30%/năm. -Thu nhập bình quân của người lao động tăng bình quân 14,8%/năm. Ngoài ra, người lao động có cổ phần trong Công ty còn được chia lợi nhuận trên vốn góp cổ phần từ lợi nhuận sau thuế 22-24%/năm . Có những công ty cổ phần đạt gấp đôi doanh thu của cả năm trước khi CPH. Điển hình là công ty cổ phần Cơ điện lạnh đạt 353 tỷ đồng so với 78 tỷ đồng. Công ty cổ phần đại lý vận chuyển đạt 116 tỷ so với 16 tỷ trước đó. +Lợi nhuận trước thuế bình quân tăng : Có công ty đạt tổng lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trước khi cổ phần hoá. Công ty CP đại lý liện hiệp vận chuyển lãi tăng từ 4,1 tỷ lên 37 tỷ. Công ty cơ điện lạnh lãi tăng từ 8,8 tỷ lên 34 tỷ. Công ty CP Đức Thịnh từ lỗ 350 triệu đồng chuyển sang lãi 425 triệu. + Nộp ngân sách tăng bình quân hàng năm :bình quân tăng 34%, một số công ty đạt gấp đôi so với trước khi cổ phần hoá. Đặc biệt phần nộp ngân sách của Công ty thương nghiệp tổng hợp Hai Bà Trưng tăng gấp 10 lần, công ty CP Thương mại và dịch vụ tăng 12 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 10%. Công ty Sứ Bát tràng tăng 45%, Công ty dịch vụ bánh tôm Hồ tây tăng 29%.Công ty CP cơ điện lạnh nộp ngân sách 68 tỷ so với trước khi cổ phần hoá là 3,7 tỷ. Công ty CP đại lý liên hiệp vận chuyển nộp ngân sách 40 tỷ so với trước khi CPH là 5,1 tỷ. Công ty cổ phần Sơn Bạch Tuyết đạt 7,5 tỷ so với 6,8 tỷ… + Lãi cổ tức: đạt cao hơn lãi ngân hàng, bình quân đạt 1,2%/tháng. Có những công ty đạt hơn 2%/tháng như Công ty cổ phần sửa chữa và đóng tàu Bình Định đạt 26% . Các công ty: Sơn Bạch Tuyết, Chế biến thức ăn gia súc, Chế biến hàng xuất khẩu Long An đều đạt lãi cổ tức 2% tháng +Lợi nhuận tăng cao: Công ty CP Đức Thịnh từ lỗ 350 triệu đồng chuyển sang lãi 425 triệu. Nộp ngân sách của các tăng 34%. Đặc biệt phần nộp ngân sách của Công ty thương nghiệp tổng hợp Hai Bà Trưng tăng gấp 10 lần, công ty CP Thương mại và dịch vụ tăng 12 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 10%. Công ty Sứ Bát tràng tăng 45%, công ty dịch vụ bánh tôm Hồ tây tăng 29%. Các doanh nghiệp đã CPH thuộc các Bộ, ngành, tổng công ty chiếm 25%, thuộc các địa phương chiếm 75%. Trong tổng số các DN đã CPH thì lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông chiếm 57%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 3%, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 5%. Công ty Mía đường Lam sơn và công ty Mía đường La Ngà đã thực hiện CPH theo hướng Nhà nước giữ cổ phần chi phối, đồng thời khuyến khích nông dân trồng mía mua cổ phần đã tạo ra sự gắn bó giữa công ty và người lao động. Tóm lại,việc cổ phần hoá doanh nghiệp đã đưa người lao động trở thành người chủ thực thụ của DN, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng theo luật định. Điều này đã tạo ra một động lực trong sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của người lao động và xã hội đối với doanh nghiệp, tăng được năng suất lao động, tiết kiệm chi phí (các công ty cổ phần bình quân tiết kiệm được chi phí khoảng 20%…) hạ được giá thành sản phẩm, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bản thân người lao động có lợi ích lớn hơn (từ thu nhập và cổ tức), đồng thời lợi ích của DN và Nhà nước cũng được đảm bảo. Việc thu hút và phát huy trí tuệ của các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp cũng tạo thêm điều kiện nâng cao trình độ quản lý ở công ty cổ phần. Phần lớn hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều phát triển, tăng so với trước khi cổ phần hoá. Qua thời gian thực hiện với những khó khăn và thách thức ban đầu, đến nay chúng ta đã tạo ra được những chuyển biến tích cực về nhận thức trong xã hội, mục tiêu, giải pháp chính sách đã ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn, phù hợp hơn với thực tế hơn. Có thể nói, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện là sự kết hợp giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế của nhân dân để phát triển đất nước chứ không phải tư nhân hoá. Cổ phần hoá đã tham gia vào quá trình thay đổi cơ cấu vốn, cơ cấu quản lý, tạo điều kiện cho người lao động tham gia thật sự vào việc làm chủ DN, khai thác được tiềm lực, tài năng trong nhân dân vào quản lý, sản xuất tạo đà phát triển, mở ra những khả năng và cơ hội tiếp tục thúc đẩy, mở ra những khả năng và cơ hội tiếp tục thúc đẩy mở rộng nền kinh tế vào những năm tới. Từ thực tế trên, cho thấy cổ phần hoá đã có tác động tích cực đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp: - Sản xuất phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao. - Công tác quản lý được đổi mới, bộ máy quản lý của nhà nước được tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu lực hơn . - Mọi người trong doanh nghiệp đều quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì lợi ích của họ (bao gồm thu nhập và lợi tức cổ phiếu) gắn chặt với lợi ích của công ty. Đây là bước chuyển đổi tư duy, hình thành động lực thật sự cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. - Nhà nước thu ngân sách tăng, kể cả thuế và lợi tức cổ phần. - Cổ phần hoá là cơ hội tập dượt cho đội ngũ cán bộ kinh doanh, tổ chức quản lý theo cơ chế thị trường, không dựa vào Nhà nước như trước đây. Quản lý theo phương châm: “Chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa”. Thực chất các doanh nghiệp này chuyển sang cơ chế “tự thân vận động” chứ không chỉ thụ động trông chờ vào Nhà nước như trước kia. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoặc khu vực nhà nước và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển, từng bước xoá bỏ kinh doanh độc quyền, kém hiệu quả của doanh nghiệp. - Các công ty cổ phần góp phần điều hoà lợi ích của các lực lượng kinh tế, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động, tạo sự ổn định về mặt chính trị- xã hội, làm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả. - Các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả đã phần nào làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, huy động được các nguồn vốn đa dạng ngoài xã hội đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thực hiện được dân chủ hoá, công khai hoá trong quản lý và các hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy chuyên môn hoá lao động, tạo điều kiện để vay nước ngoài và phát triển thị trường chứng khoán… Các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển sang công ty cổ phần đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tính cho đến nay, việc triển khai công tác cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã tiến hành được nhiều năm.Trong bước đầu hoạt động, các công ty cổ phần đều phát triển được sản xuất kinh doanh, không những bảo đảm được việc làm mà còn thu hút thêm lao động, thu nhập của người lao động được nâng cao. Nhờ cổ phần hoá mà các DNNN chuyển thành công ty cổ phần những năm qua đã huy động thêm được một nguồn vốn rất lớn từ các cổ đông. Hầu hết các công ty đều dùng nguồn vốn này để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất theo chiều sâu hoặc mở rộng quy mô sản xuất; hiệu quả sản xuất kinh doanh có những doanh nghiệp tăng lên rõ rệt. Tiêu biểu như công ty cổ phần Việt Hà sau một năm hoạt động doanh thu tăng 20%, lợi nhuận tăng 103%, thu nhập bình quân thực tế người lao động tăng 54%, chia cổ tức đạt 32%; công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà: doanh thu tăng 15%, lợi nhuận tăng 14%, thu nhập người lao động tăng 10%, vốn cổ phần tăng 28%... (*) Nhờ cổ phần hoá, các công ty cổ phần đã phát huy được vai trò, trách nhiệm hội đồng quản trị, ban giám đốc và cổ đông trong quản lý, giám sát, kiểm tra, làm cho bộ máy quản lý được sắp xếp gọn nhẹ, tinh giản, hợp lý, chi phí gián tiếp giảm xuống rõ rệt, nhất là chi phí hiếu hỉ, tiếp khách... Tất cả cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể đều kiêm nhiệm. Những chức danh trong hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, ban kiểm soát, kế toán... đều là những người có chuyên môn, được lựa chọn kỹ lưỡng. Nhờ huy động thêm vốn của cổ đông, vốn điều lệ của các doanh nghiệp được cổ phần hoá có sự thay đổi lớn. Như vậy, cổ phần hoá DNNN đã thực hiện được mục tiêu thu hút rộng rãi các nguồn vốn của người lao động cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các công ty đều tạo thêm được nhiều việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc. Ví dụ như: công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu thu hút thêm 65 lao động và kỹ sư giỏi, công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà thêm 560 lao động... Thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ như Công ty cổ phần Việt Hà, thu nhập bình quân lao động đạt 1,4 triệu đồng/người/tháng, lãi cổ tức của cổ đông đạt khoảng 2,7%/tháng; công ty cổ phần Việt Phong thu nhập bình quân lao động đạt trên 1 triệu đồng /người/tháng, lãi cổ tức của cổ đông đạt khoảng 3,3%/tháng, 6 tháng mỗi cổ phần tăng thêm giá trị 8,57%... (*) Tóm lại, thực tế cho thấy chuyển doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần chẳng những nhà nước bảo tồn được nguồn vốn của mình mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn so với trước đây. Nguồn vốn để đầu tư vào các doanh nghiệp tăng cao. Người lao động vẫn tiếp tục được làm việc song vai trò của họ trong công ty cổ phần có sự thay đổi. Họ thật sự trở thành người chủ trên cơ sở đồng vốn của mình, vì thế ý thức và tinh thần trách nhiệm được nâng cao hơn trước. Hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá nhạy bén năng động, tự chủ hơn trước, do đó mà chất lượng, hiệu quả hoạt động cao hơn, các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Thực tế đó chứng minh rằng, chủ trương của Đảng và nhà nước ta về cổ phần hoá DNNN là hết sức đúng đắn. II.Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau CPH của doanh nghiệp. 1.Khái niệm: Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ( doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty công ty cổ phần,...) đều có mục tiêu bao trùm là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước hết mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với những biến động của thị trường, phải tiến hành có hiệu quả các hoạt động quản trị nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào và trong quá trình đó luôn phải kiểm tra xem phương án kinh doanh đang tiến hành có hiệu quả không. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như của từng lĩnh vực, từng bộ phận công tác nói riêng doanh nghiệp không thể không chú ý đến việc tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khái niệm trên, chúng ta hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng hoàn toàn đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao trình độ lợi dụng các nguồn lực ( lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn ) trong hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu và vốn ) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó đã coi kết quả là mục tiêu, mục đích và coi hiệu quả cũng là mục tiêu. Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết vấn đề: đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả và rõ ràng điều đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả kinh tế. Đây là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi. Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định,kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận,...và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm,... Như thế kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả ( đầu ra ) và chi phí (các nguồn lực đầu vào ) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là: Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh ? Trước tiên, hiệu quả kinh tế phản ánh việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào. Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó có thể có các biện pháp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp ở mức cao hơn với chi phí về nhân, tài, vật lực và tiền vốn ít hơn. Như vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả. 2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sau cổ phần hoá . Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một khái niệm phức tạp và khó đánh giá chính xác. Sở dĩ phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá chính xác là vì ngay ở khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bởi mối tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đạt dược từ hoạt động sản xuất ( doanh nghiệp sản xuất ) hoặc kinh doanh ( doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, ...) và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Trong khi cả hai đại lượng kết quả và chi phí đều khó xác định chính xác. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta thấy hầu như rất ít khi gặp doanh nghiệp luôn luôn xác định được chính xác các kết quả mà doanh nghiệp thu được ở bất kỳ một thời đỉểm nào đó do các quá trình tạo ra kết quả diễn ra trong các doanh nghiệp thường có sản phẩm sở dang, bán thành phẩm,... Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không phải chỉ tạo ra kết quả ( sản phẩm, dịch vụ ) mà còn phải bán được các kết quả đó và quá trình bán hàng và quá trình tạo ra kết quả luôn không trùng nhau. Một doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể có nhiều sản phẩm được sản xuất ra nhưng lại tiêu thụ được rất ít, như thế chưa thể nói doanh nghiệp đã đạt được kết quả ( mục tiêu ). Nếu xét trên giác độ giá trị, đại lượng kết quả của sản xuất kinh doanh không phải là đại lượng đánh giá dễ dàng vì ngoài các nhân tố ảnh hưởng trên, kết quả sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của thước đo gía trị - đồng tiền với những thay đổi của nó trên thị trường. Mặt khác, chính hoạt động của con người là luôn nhằm đến và đạt đến kết quả nhất định, song không phải lúc nào con người cũng nắm chắc được, biết hết được các kết quả do chính hành động của con người gây ra.Việc xác định đại lượng chi phí cũng không dễ dàng. Nếu xét trên phương diện lý thuyết thì chi phí tính bằng đơn vị hiện vật là chi phí sử dụng tài nguyên, chi phí “thực” để tạo ra kết quả của doanh nghiệp song điều đó không thể xác định được trong thực tiễn. ở mọi doanh nghiệp, việc kiểm kê, kiểm tra xem đã sử dụng bao nhiêu đơn vị nguyên vật liệu mỗi loại không phải lúc nào cũng tiến hành được. Trong khi đó, ở mọi doanh nghiệp lại còn nhiều loại nguồn lực đầu vào không chỉ liên quan đến một quá trình tạo ra sản phẩm nào đó mà nó liên quan đến nhiều quá trình kinh doanh khác nhau. 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Và do phạm trù hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt nên trong nhiều trường hợp người ta coi nó không chỉ như phương tiện để đạt kết quả cao mà còn như chính mục tiêu cần đạt. Điều kiện đủ cho sự lựa chọn kinh tế là với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, ngày càng có nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm với kỹ thuật sản xuất phát triển cùng với nguồn lực, con người có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu. Sự lựa chọn dúng đắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế,...có nghĩa là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất.Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì,sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ, lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, không có lãi sẽ phá sản. Khi đó, mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng, mang tính sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạo ra thu nhập về tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất hàng hoá và dịch vụ đó. Còn muốn phát triển doanh nghiệp phải đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng, điều này đòi hỏi kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ bù đắp chi phí đã chi ra mà còn tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Đồng thời môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường khá gay gắt,trong cuộc cạnh tranh đó có doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất nhưng cũng có doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín... nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện hay, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau cô phần hoá cũng là vấn đề được quan tâm. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau cô phần hoá còn thấp, do các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh kém, thiếu vốn, khó khăn về thị trường tiêu thụ,... nên mức lãi chưa cao.Với thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay: máy móc thiết bị còn lạc hậu, vốn đầu tư thiếu, trình độ quản lý còn thấp kém,...tất yếu các doanh nghiệp nước ta phải đổi mới máy móc, thiết bị, đổi mới phương thức quản lý, kêu gọi vốn đầu tư,...để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam sau cổ phần hoá vừa là mục tiêu cơ bản, quan trọng đồng thời nó còn phản ánh sự sống còn của mỗi doanh nghiệp v._.ì nó là điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong thời đại mới. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Nhân tố chủ quan. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sau ccô phần hoá là một mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần hướng tới.Việc sử dụng nguồn lực hợp lý, giảm chi phí không cần thiết và tăng chi phí cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải phát hiện tìm kiếm cơ hội trong kinh doanh cho chính mình. Muốn kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp cần phải kinh doanh có kế hoạchvà chiến lược rõ ràng.Các doanh nghiệp cần phải kinh doanh theo đúng kế hoạch đã định và từng bước chắc chắn trong lộ trình đã xây dựng.Kinh doanh hiệu quả chính là việc sử dụng nguồn lực kinh doanh có hạn( người, vật , tiền) một cách có hiệu quả để chiến thắng trong thương trường. Hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá của một doanh nghiệp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như phương thức quản lý, chiến lược đầu tư phát triển sản xuất, thị trường. Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà cũng là vấn đề quyết định của doanh nghiệp. Nhân tố khách quan. Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, điều lệ công ty. Nhưng vấn đề là ở chỗ Luật doanh nghiệp và một số văn bản pháp luật khác chưa đồng bộ ,vẫn còn những điều quy định không rõ, gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sau khi đã hoàn thành công tác cổ phần hoá. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, trên thực tế đã tạo nên sự đột biến về mặt pháp lý, những người lao động, người quản lý và các mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty cổ phần vẫn chưa chuyển biến kịp nên sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nhiều công ty phát sinh các sự cố, các tranh chấp đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chủ trương giao, bán khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, chưa xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể . Điều này dẫn đến là nhất thiết phải có sự điều chỉnh của Chính phủ về mặt pháp luật, xây dựng hệ thống pháp lý về hậu cổ phần hoá, hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hoạt động tạo hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Để đạt được hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đòi hỏi phải có những giải pháp về vốn, thay đổi công nghệ, về vấn đề lao động, thuế, tín dụng… tạo sự phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp đang cổ phần hoá hay chuẩn bị cổ phần hoá tránh được những khó khăn ách tắc trong quá trình tiếp tục chuyển đổi sang công ty cổ phần. Chương II Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh sau quá trình CPH doanh nghiệp tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất I. Khái quát về Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất` 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Hoá phẩm Ba Nhất thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1935/QĐ-UB-CN ngày 23 tháng 8 năm 1966 của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà nội trên cơ sở hợp nhất 3 hợp tác xã thủ công thành Xí nghiệp quốc doanh. Ngày 10/11/1992, UBND Thành phố có quyết định số 2762/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp Hoá chất Ba Nhất theo Nghị định 388/HĐBT ngày 30 tháng 5 năm 1996 UBND Thành phố có Quyết định số 1902/QĐ-UB đổi tên thành Công ty Hoá phẩm Ba Nhất. Theo Quyết định số 2421/QĐ-UB ngày 18 tháng 6 năm 1998 về việc Xí nghiệp đá vôi Kiện Khê sáp nhập vào Công ty hoá phẩm Ba Nhất làm cơ sở sản xuất CaCO3 tại xã Thanh Tuyền - Thanh Liêm - Hà Nam. Từ tháng 7/1998, Công ty hoá phẩm Ba Nhất gồm có hai bộ phận: Trụ sở giao dịch tại xã Đông Mỹ – huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. Cơ sở sản xuất CaCO3 tại xã Thanh Tuyền - Thanh Liêm - Hà Nam. Ngày 01 tháng 7 năm 2002, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 4580/QĐ-UB chuyển DNNN Công ty Hoá phẩm Ba Nhất thành Công ty Cổ phần Hoá phẩm Ba Nhất. Sản phẩm chính của Công ty từ khi thành lập đến nay là bột nhẹ CaCO3 (Canxi Cacbonat). Trước đây, Công ty sản xuất CaCO3 và một số hoá chất cơ bản như Fe2O3, CaSO4, Ca(OH)2, CaO… tuy nhiên do vấn đề môi trường trong khu vực nên từ năm 1991 trở lại đây Công ty chỉ sản xuất duy nhất một sản phẩm là CaCO3 với nguyên liệu sản xuất dùng 100% trong nước vì: Hàm lượng CaO ở các mỏ nguyên liệu của nước ta đạt trung bình 55,18%, trong khi ở các nước khác như: Đài Loan, Hàn Quốc …hàm lượng cao nhất chỉ đạt 54 - 55% Hàm lượng kim loại nặng ngay trong bản thân nguyên liệu ban đầu đã nhỏ hơn hàm lượng cho phép nên trong sản xuất không phải xử lý. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp tiêu dùng, bột nhẹ ngày càng được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu đầu vào trong các lĩnh vực sản xuất: Cao su, mỹ phẩm, nhựa, vật liệu xây dựng, sơn, giấy, giầy….Hàng năm, một số lượng lớn bột nhẹ chất lượng cao vẫn phải nhập ngoại, đây là một thị phần mà công ty đang chiếm lĩnh. 2. Đặc điểm về máy móc- thiết bị- công nghệ Hiện nay, công nghệ sản xuất của Công ty ở loại trung bình tiên tiến trong nước, bởi Công ty vẫn chưa trang bị được hệ thống máy móc- thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại một cách đồng bộ. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất bột nhẹ hoạt động bằng gas của Đài Loan. 3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. Công ty Cổ phần Hoá phẩm Ba Nhất là một doanh nghiệp hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp dưới sự điều hành của Hội Đồng Quản Trị và Ban giám đốc. Sơ đồ tổ chức của Ban giám đốc Công ty Giám đốc công ty Bộ phận nghiệp vụ Bộ phận sản xuất Chế độ chính sách Tài vụ Kế hoạch kinh doanh KT - KCS Cơ điện Phân xưởng CaCO3 Phân xưởng chế thử Kế hoạch 4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba nhất trước cổ phần hoá. Nhìn chung, kể từ khi thành lập, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba nhất đã có nhiều biến động về mặt tổ chức. Tuy phải đương đầu với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường song công ty luôn cố gắng ổn định sản xuất, giữ vững và mở rộng thị trường kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, hoàn thành kế hoạch, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. a. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh: 5.443.816.960, đồng *Phân theo cơ cấu vốn : Vốn cố định : 4.713.893.093, đồng Vốn lưu động : 879.923.790, đồng * Phân theo nguồn vốn: Vốn nhà nước: 4.889.852.144, đồng Vốn tự có : 703.964.739, đồng TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1 Doanh Thu 4.093.422,5 4.273.190 4.134.739,5 2 Vốn kinh doanh 1.768.416,5 1.819.416,5 4.593.816,5 3 Vốn nhà nước 4.489.851,5 4 Lợi nhuận trước thuế 82.281 5 Lợi nhuận sau thuế 61.710 6 Số lao động ( người) 109 115 120 7 Thu nhập bình quân (người /tháng) 1011,8 1077,6 1.263.600 8 Các khoản nộp ngân sách: Trong đó : - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp 278.108 74730 94.000 243.238 240.434 32.000 282.752 143.368 46.686 9 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (Trên vốn kinh doanh) 1,1% 10 Nợ phải trả Trong đó: Nợ ngân sách 94.000 -3091 32.000 13.752 2.319.734 -70.138 11 Nợ phải thu Trong đó: - Nợ khó đòi 918.688 2.431.472 1.609.870 62.920 b. Tình hình tài sản * Máy móc thiết bị bao gồm cả phương tiện vận tải trị giá trên sổ sách kế toán: - Nguyên giá : 3.084.325.238 - Giá trị còn lại: 1.661.271.172 * Máy móc thiết bị không còn sử dụng: - Giá trị trên sổ sách kế toán: + Nguyên giá: 13.868.976 + Giá trị còn lại: 1.570.172 + Tỷ lệ so với tổng số : (b/a) = 0,08% * Nhà xưởng - đất đai - Diện tích công ty đang sử dụng: 20.450 m 2 Diện tích nhà xưởng : 4.500 m 2 Nguyên giá 4.714.673.702 Giá trị còn lại: 3.457.972.528 c. Tình hình lao động: Lao động dài hạn: 120 người Lao động dưới một năm : 02 người Số lao động có tham gia đóng BHXH: 120 người Nghỉ thai sản : 1 người. Nhờ có sự thống nhất trong lãnh đạo của Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty cùng tinh thần đoàn kết nhất trí của cả tập thể CBCNV mà công ty đã đạt được những kế hoạch đã đặt ra. Vì vậy, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất luôn là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong ngành công nghiệp của Thủ đô. II. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất sau cổ phần hoá. Qua 2 năm hoạt động, với mức lãi cổ phần chia cho các cổ đông cao, công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đã chứng tỏ một khả năng kinh doanh nhạy bén và hiệu quả. Trong năm 2006, công ty tiếp tục triển khai việc mở rộng, nâng công suất sản xuất , cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút thêm nhiều khách hàng. Dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm 2003, 2004 và 2005 để từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi tiến hành cổ phần hoá một cách khách quan và chính xác. 1. Hoạt động sản xuất kinh doanh – Tài sản – Vốn – Lao động. a. Doanh thu Giá trị doanh thu của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau: Diễn giải Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Sản lượng tiêu thụ (kg) 2.105.000 2.531.606,5 2.317.200,5 2. Doanh thu bán hàng (đ) 4.431.578.947 6.750.950.667 6.179.201.334 Như vậy, chỉ sau một năm đầu hoạt động, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của hội đồng quản trị và ban giám đốc, sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên marketing cũng như tinh thần làm chủ thực sự của toàn thể người lao động trong công ty mà sản lượng bột CaCO3 tiêu thụ năm 2004 đã tăng thêm 426.606,5 kg tương đương 20%, đạt 2.531.606,5 kg. Do giá bán không thay đổi nên sự thay đổi về sản lượng là yếu tố quyết định đến doanh số bán hàng của công ty. Tổng doanh thu năm 1999 của công ty là 10.126.426.000 đồng, tăng thêm 1.706.426.000 đồng, tương ứng 20%. Sang năm 2005, giá bán vẫn giữ nguyên nhưng do nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi nên so với năm 2004, sản lượng bột CaCO3 bán ra giảm xuống còn 2.317.200,5kg, tức giảm 214.406kg, dẫn đến doanh thu giảm xuống còn 9.268.802.000 đồng, tức giảm 857.624.000 đồng, tương ứng 8%. Sự suy giảm này là rất đáng lo ngại song không phải do nguyên nhân tiến hành cổ phần hoá mà là do yếu tố khách quan. Bởi vậy, năm 2006, công ty cổ phần đã triển khai bước tiếp theo trong phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá là triển khai kế hoạch cải tạo nhà xưởng, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút thêm nhiều khách hàng. Có thể thấy là, tuy có giảm so với năm 2004 song so với năm 2003 - trước khi cổ phần hoá thì năm 2005, sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn tăng thêm 212.200,5 kg cho kết quả là doanh số của công ty tăng thêm 848.802.000 đồng, tương ứng 10%. Qua các số liệu trên, có thể nói hoạt động cổ phần hoá đã có tác động tích cực đến việc nâng cao doanh số bán hàng của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất. b. Chi phí:  Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau: ĐVT: đồng Diễn giải Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng chi phí SXKD 2.835.432.000 4.694.055.923 4.436.501.152 Trong đó: - Chi phí giá vốn 2.547.050.000 4.432.969.108 4.165.048.414 - Chi phí bán hàng 12.710.000 7.315.800 7.800.000 - Chi phí quản lý DN 275.672.000 253.771.015 263.652.738 Dựa vào các số liệu trên, có thể đánh giá về tình hình biến động chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 so với năm 2003 qua bảng sau: ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Biến động 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu thuần (đ) 4.431.578.947 6.750.950.667 2.319.371.720 52% 2. Tổng chi phí (đ) 2.835.432.000 4.694.055.923 1.858.623.923 66% 3. Tỷ suất phí 64% 70% 4. ± Tỷ suất phí 6% 5. Tiết kiệm/bội chi (đ) 405.057.040 So với năm 2003, cả doanh thu thuần và tổng chi phí của công ty năm 2004 đều tăng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, tổng cộng: 27.295.185 đồng, thế nhưng chi phí giá vốn (chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh) lại tăng thêm 1.885.919.108 đồng làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng thêm 1.858.623.923 đồng, tương ứng 66%, cao hơn cả mức tăng của doanh thu thuần là 52% (2.319.371.720 đồng). Như vậy, có thể thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm biến động chưa hợp lý, dẫn đến công ty đã bội chi chi phí là 405.057.040 đồng. Sang năm 2005, do sản lượng tiêu thụ giảm nên cả doanh thu thuần và tổng chi phí đều giảm, cụ thể như sau: ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2004 2005 Biến động 2005/2004 Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu thuần (đ) 6.750.950.667 6.179.201.334 - 571.749.333 - 8% 2. Tổng chi phí (đ) 4.694.055.923 4.436.501.152 - 257.554.771 - 5% 3. Tỷ suất phí 70% 72% 4. ± tỷ suất phí 2% 5. Tiết kiệm/bội chi (đ) 123.584.026 Chi phí giá vốn giảm 267.920.694 đồng tương ứng 6% thế nhưng chi phí bán hàng lại tăng 7%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4%, tổng cộng: 10.365.923 đồng, làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty chỉ giảm có 257.554.771 đồng tương ứng 5%, nhỏ hơn mức giảm của doanh thu thuần là 571.749.333 đồng (8%). Như vậy, có thể thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2005 biến động chưa hợp lý làm cho công ty bội chi chi phí là 123.584.026 đồng. So với năm 2003, tình hình quản lý chi phí năm 2005 của doanh nghiệp lại càng chưa tốt, cụ thể là: ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2003 2005 Biến động 2005/2003 Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu thuần (đ) 4.431.578.947 6.179.201.334 1.747.622.387 39% 2. Tổng chi phí (đ) 2.835.432.000 4.436.501.152 1.601.069.152 56% 3. Tỷ suất phí 64% 72% 4. ± tỷ suất phí 8% 5. Tiết kiệm/bội chi (đ) 494.336.106 Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm, tổng cộng 16.929.262 đồng nhưng do sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng so với năm 2003 nên chi phí giá vốn tăng 1.617.998.414 đồng tương ứng 64%, làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng 1.601.069.152 đồng tương ứng 56%, cao hơn cả mức tăng của doanh thu thuần là 39% (1.747.622.387 đồng). Công ty đã bội chi chi phí là 494.336.106 đồng. Có thể đi đến kết luận là công ty vẫn chưa quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh của mình, liên tục bội chi chi phí, làm cho mức chi phí trên một đơn vị doanh thu tăng dần: năm 2003, để có được 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,64 đồng chi phí, đến năm 2004 con số này là 0,7 đồng và năm 2005 là 0,72 đồng. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của công ty. c. Lợi nhuận: Giá trị lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất qua các năm như sau: ĐVT: đồng Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 1. Lợi nhuận gộp 1.884.528.947 2.317.981.559 2.014.152.920 2. Lợi nhuận thuần HĐKD 1.596.146.947 2.056.894.744 1.742.700.182 3. Lợi nhuận bất thường 0 64.443.623 0 4. Lợi nhuận trước thuế 1.596.146.947 2.121.338.367 1.742.700.182 5. Lợi nhuận sau thuế 877.880.821 1.781.924.229 1.463.868.153 Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng: so với thời điểm trước khi cổ phần hoá, lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất không những tăng mà còn tăng rất mạnh. Sau năm đầu hoạt động, tổng doanh thu của công ty tăng 20%. Mặc dù đã đuợc giảm thuế nhưng do chi phí giá vốn tăng mạnh nên tổng lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng 433.452.612 đồng tương ứng 23%. Thế nhưng, do trong năm công ty lại thu thêm được 64.443.623 đồng tiền lợi nhuận từ hoạt động bất thường và được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của công ty so với năm 2003 tăng thêm 904.043.408 đồng, tương ứng 103%. Sang năm 2005, do sản lượng tiêu thụ giảm dẫn đến doanh thu bán hàng của công ty giảm 8%. Mặc dù chi phí giá vốn đã giảm 267.920.694 đồng (6%) so với năm 2004 nhưng lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 2.014.152.920 đồng, giảm 303.888.639 đồng, tương ứng 13%. Do việc quản lý chi phí chưa tốt làm cho chi phí bán hàng tăng 7%, chi phí quản lý tăng 4% dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 giảm 314.194.562 đồng (15%) so với năm 2004. Hơn thế, trong năm công ty lại không thu được lợi nhuận từ hoạt động bất thường như năm 2004 nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 là 1.463.868.153 đồng, giảm 318.056.076 đồng tương ứng 18% so với năm 2004. Tuy nhiên, so với trước khi cổ phần hoá thì chỉ tiêu lợi nhuận của công ty năm 2005 lại tăng ở mức cao. So với năm 2003, doanh thu tăng 10%. Chi phí giá vốn tăng 64% làm cho tổng lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng thêm 129.623.973 đồng, tương ứng 7%. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16.929.262 đồng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 439.434.097 đồng, dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 tăng thêm được 585.987.332 đồng, tương ứng 67% so với năm 2003. Qua phân tích trên có thể thấy rằng mặc dù yếu tố chi phí chưa biến động theo chiều hướng tốt song chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đã tăng rất cao : năm 2004 tăng 103% và năm 2005 tăng 67% so với năm 2003 . Đây là những con số rất khả quan, chứng tỏ rằng sau khi chuyển sang hình thức cổ phần, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức năng động và hiệu quả. d.. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Có thể tóm tắt tình hình giao nộp ngân sách nhà nước sau khi cổ phần hoá như sau: Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 - Thuế thu nhập DN 339.414.138 278.832.029 Nhìn vào bảng số liệu trên thì thấy rằng giá trị giao nộp ngân sách của công ty giảm qua các năm vì mức thuế suất giảm và công ty lại được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước khi mới chuyển sang hình thức cổ phần chỉ phải nộp 50% thuế thu nhập nên mức thuế phải nộp chỉ còn là 16%. Sang năm 2005, do doanh thu giảm so với năm 2004 nên tổng giá trị giao nộp ngân sách thấp hơn năm 1999 là 60.582.109 đồng, tương ứng 17,8%, Như vậy, có thể kết luận rằng sau khi cổ phần hoá, doanh nghiệp vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ giao nộp với nhà nước còn giá trị giao nộp giảm không phải do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà là do được giảm thuế suất. e.Thu nhập của người lao động: Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất không những đã đảm bảo đủ việc làm cho người lao động mà còn đem lại mức thu nhập cao.Năm 2003, tổng thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất đạt 1,1 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2004, sau khi cổ phần hoá, người lao động tại công ty cổ phần vẫn được giữ nguyên mức lương và hưởng các chế độ thưởng lễ, tết... với tổng thu nhập là 1,4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, người lao động tại công ty cổ phần còn được thu nhập thêm về cổ tức . Như vậy, thực tế thu nhập bình quân năm 2003 của người lao động tại công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất là 1.690.000 đồng/người/tháng, tăng 590.000 đồng/tháng, tương ứng 54%. Năm 2005, do doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm, lãi cổ phần giảm xuống còn 25%. Người lao động tại công ty ngoài thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/người/tháng còn được hưởng thêm tiền lãi cổ phần bình quân mỗi người: Như vậy, thực tế thu nhập bình quân thực tế năm 2005 của người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất là: 1.626.563 đồng/người/tháng, so với năm 2003 tăng 526.563 đồng/tháng, tương ứng 48%. Qua các số liệu trên, có thể nói rằng hoạt động cổ phần hoá đã góp phần tích cực đến việc nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho người lao động tại Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất. g. Cổ tức cho các cổ đông: Sau 3 năm hoạt động hiệu quả, công ty cổ phần đã chia cổ tức cho các cổ đông ở mức rất cao: 32% năm 2003 và 25% năm 2004. Các cổ đông đều hết sức phấn khởi vì phần lợi nhuận thu được cao, tin tưởng sớm thu hồi vốn. h. Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và lao động: 1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn: Ta hãy xem xét bảng số liệu của công ty dưới đây: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu thuần (đ) 4.431.578.947 6.750.950.667 6.179.201.334 2. Lợi nhuận gộp (đ) 1.884.528.947 2.317.981.559 2.014.152.920 3. Tổng vốn (đ) 6.500.509.268 6.793.647.084 9.961.336.767 4. Năng lực KD của vốn 0,68 0,99 0,62 5. Khả năng sinh lời của vốn 0,29 0,34 0,20 Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng: năm 2004, công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình hết sức hiệu quả so với năm 2003, cụ thể là: Năm 2004, với 1 đồng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công ty thu về được 0,99 đồng doanh thu và tạo ra 0,34 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2003 với 1 đồng vốn bỏ ra, công ty chỉ thu được 0,68 đồng doanh thu và tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận. Nói cách khác, so với năm 2003, năng lực kinh doanh của vốn đã tăng lên 46% và khả năng sinh lời của vốn tăng 17%. Tuy nhiên, sang năm 2005 do chính sách của công ty đầu tư thêm vốn mua dự trữ nguyên vật liệu với số lượng lớn nên tổng vốn của công ty tăng đáng kể (hơn 3 tỷ đồng, tương ứng 47%); trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận tăng ít hơn dẫn đến hiệu quả sử dụng tổng vốn giảm, cụ thể là: Năm 2005, với 1 đồng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, công ty chỉ thu về được 0,62 đồng doanh thu và tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận. Như vậy, trong năm 2005, năng lực kinh doanh của vốn giảm 9% so với năm 2003 và 37% so với năm 2004; khả năng sinh lời của vốn giảm 31% so với năm 2005 và 41% so với năm 2004. Như vậy, do để vốn nằm tồn đọng ở nguyên vật liệu dữ trữ mà hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty năm 2005 đã bị giảm mạnh. 2. Hiệu quả sử dụng tài sản: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu thuần (đ) 4.431.578.947 6.750.950.667 6.179.201.334 2. Lợi nhuận gộp (đ) 1.884.528.947 2.317.981.559 2.014.152.920 3. Tài sản lưu động (đ) 3.599.012.450 4.055.293.408 7.313.266.267 4. Tài sản cố định (đ) 2.901.496.818 2.738.353.676 2.148.070.498 5. Năng lực KD của TSLĐ 1,23 1,66 0,84 6. Khả năng sinh lời của TSLĐ 0,52 0,57 0,28 7. Năng lực KD của TSCĐ 1,53 2,47 2,88 8. Khả năng sinh lời của TSCĐ 0,65 0,85 0,94 Qua các số liệu trên, có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty như sau: * Về tài sản lưu động: Năm 2003, với 1 đồng tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh, công ty thu về được 1,23 đồng doanh thu, tạo ra 0,52 đồng lợi nhuận. Năm 2004, con số này là 1,66 đồng doanh thu và 0,57 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2004, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản lưu động đã tăng 35% và khả năng sinh lời của tài sản lưu động tăng 10%. Năm 2005, do đá vôi và than là những nguyên vật liệu chính trong sản xuất bột CaCO3 , có xu hướng ngày càng tăng giá mạnh nên công ty đã có chủ trương mua dự trữ với số lượng lớn dành cho sản xuất các năm sau. Chủ yếu bởi lý do này mà tài sản lưu động của công ty đã tăng đáng kể (hơn 3 tỷ đồng, tương ứng 80%), dẫn đến khả năng kinh doanh và khả năng sinh lời của tài sản lưu động trong năm giảm, cụ thể là: Năm 2005, với 1 đồng tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh, công ty chỉ thu về được 0,84 đồng doanh thu, tạo ra 0,28 đồng lợi nhuận. Như vậy, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản lưu động trong năm đã giảm 32% so với năm 2003, 49% so với năm 2004; khả năng sinh lời của tài sản lưu động đã giảm 46% so với năm 2003, 51% so với năm 2004. Như vậy, do chủ yếu để tài sản lưu động nằm đọng ở nguyên vật liệu dự trữ mà hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty năm 2005 đã bị giảm mạnh. Tuy nhiên, đây là một việc làm nhằm lợi ích lâu dài của công ty, có thể trong năm 2005 hiệu quả bị giảm nhưng sang các năm sau công ty do có lợi hơn về chi phí đầu vào, hiệu quả lại tăng lên. * Về tài sản cố định: Với 1 đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, năm 2003, công ty thu về được 1,53 đồng doanh thu, tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận; trong khi đó, năm 1999 với 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định thu được 2,47 đồng doanh thu, tạo ra 0,85 đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 2004, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản cố định đã tăng 61% và khả năng sinh lời của tài sản cố định tăng 31% so với năm 2003. Sang năm 2005, 1 đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 2,88 đồng doanh thu, tạo ra 0,94 đồng lợi nhuận. Có thể tính được là: trong năm 2005, khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản cố định tăng 88% so với năm 2003 và 17% so với năm 2004 ; khả năng sinh lời của tài sản cố định tăng 45% so với năm 2003 và 11% so với năm 2004. Như vậy, công ty đã sử dụng tài sản cố định của mình hết sức hiệu quả so với thời kỳ trước khi cổ phần hoá. 3. Hiệu quả sử dụng lao động: Ta hãy xem xét bảng số liệu của công ty dưới đây: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu thuần (đ) 4.431.578.947 6.750.950.667 6.179.201.334 2. Lợi nhuận gộp (đ) 1.884.528.947 2.317.981.559 2.014.152.920 3. Số lao động (người) 158 160 160 4. Năng lực KD của 1 LĐ (đ) 28.047.968 47.193.442 38.620.009 5. Khả năng sinh lời/1 LĐ (đ) 11.927.399 14.487.385 12.588.455 Có thể thấy, so với năm 2003 hiệu quả sử dụng lao động của công ty đã tăng lên rõ rệt. Một người lao động trong năm 2003 tạo ra được 28.047.968 đồng doanh thu, đem về cho công ty 11.927.399 đồng lợi nhuận. Năm 2004, mỗi người lao động tạo ra thêm được 14.487.385 đồng doanh thu (tăng 50%) và 2.559.986 đồng lợi nhuận (tăng 21%) so với năm 2003 Đến năm 2005, các chỉ số này tuy có giảm so với năm 2004 nhưng đều tăng so với năm 2003, cụ thể là: Năm 2005, năng suất lao động bình quân là 38.620.009 đồng, giảm 8% so với năm 2004 nhưng lại tăng 38% so với năm 2003 ; lợi nhuận bình quân mỗi lao động tạo ra là 12.588.455 đồng, giảm 13% so với năm 2004 nhưng lại tăng 6% so với năm 2003. Điều này cho thấy, sau khi đi vào hoạt động cổ phần, công ty đã sử dụng lao động của mình một cách hợp lý và hiệu quả. 2.Các chỉ tiêu phản ánh. Phụ lục1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Sản lượng kg 2.105.000 Tổng doanh thu đồng 4.431.578.947 Doanh thu thuần - 4.431.578.947 Giá vốn hàng bán - 2.547.050.000 Lợi nhuận gộp - 1.884.528.947 Chi phí bán hàng - 12.710.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 275.672.000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD - 1.596.146.947 Lợi nhuận hoạt động tài chính - 0 Lợi nhuận hoạt động bất thường - 0 Tổng lợi nhuận trước thuế - 1.596.146.947 Thuế thu nhập DN phải nộp (45%) - 718.266.126 Lợi nhuận sau thuế - 877.880.821 Phụ lục 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Sản lượng kg 2.531.606,5 Tổng doanh thu đồng 6.750.950.667 Doanh thu thuần - 6.750.950.667 Giá vốn hàng bán - 4.432.969.108 Lợi nhuận gộp - 2.317.981.559 Chi phí bán hàng - 7.315.800 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 253.771.015 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD - 2.056.894.744 Lợi nhuận hoạt động tài chính - 0 Lợi nhuận hoạt động bất thường - 64.443.623 Tổng lợi nhuận trước thuế - 2.121.338.367 Thuế thu nhập DN phải nộp (16%) - 339.414.138 Lợi nhuận sau thuế - 1.781.924.229 Phụ lục 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của công ty cổ phần hoa phẩm Ba Nhất Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Sản lượng kg 2.317.200,5 Tổng doanh thu đồng 6.179.201.334 Doanh thu thuần - 6.179.201.334 Giá vốn hàng bán - 4.165.048.414 Lợi nhuận gộp - 2.014.152.920 Chi phí bán hàng - 7.800.000 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 263.652.738 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD - 1.742.700.182 Lợi nhuận hoạt động tài chính - 0 Lợi nhuận hoạt động bất thường - 0 Tổng lợi nhuận trước thuế - 1.742.700.182 Thuế thu nhập DN phải nộp (16%) - 278.832.029 Lợi nhuận sau thuế - 1.463.868.153 Phụ lục 4: bảng cân đối kế toán năm 2004 của công ty cổ phần hoá phẩm Ba Nhất Đơn vị tính: đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.599.012.450 4.055.293.408 I. Tiền 2.088.411.312 2.612.970.715 1. Tiền mặt tại quỹ 143.420.436 598.953.905 2. Tiền gửi ngân hàng 1.944.990.876 2.014.016.810 3. Tiền đang chuyển II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1.276.362.139 170.932.982 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 1.036.935.851 3.000.000 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ - Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc - Phải thu nội bộ khác 5. Các khoản phải thu khác 239.426.288 167.932.982 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 215.738.999 1.257.889.711 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 101.555.849 1.183.790.098 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 883.500 5.311.973 4. Chi phí SXKD dở dang 113.299.650 68.787.640 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi đi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 18.500.000 13.500.000 1. Tạm ứng 18.500.000 13.500.000 2. Chi phí trả trước 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ng.hạn VI. Chi sự nghiệp 1. Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.901.496.818 2.738.353.676 I. Tài sản cố định 2.901.496.818 2.738.353.676 1. Tài sản cố định hữu hình 2.901.496.818 2.738.353.676 - Nguyên giá 3.390.926.248 3.390.926.248 - Giá trị hao mòn luỹ kế (489.429.430) (652.572.572) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn Tổng cộng tài sản 6.500.509.268 6.793.647.084 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 736.678.373 591.722.855 I. Nợ ngắn hạn 736.678.373 591.722.855 1. Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 549.554.456 404.515.472 6. Phải trả công nhân viên 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 187.123.917 187.207.383 II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn khác III. Nợ khác 1. Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử lý 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31744.doc
Tài liệu liên quan