Lời Mở Đầu
Phần I: Mở Đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, ấm no hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia.
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy việc phát triển sản xuất lượng thực không những là quan trọng mà còn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực hiện chính sách xã hội. Từ những ý nghĩa cực kì to lớn như vậy Đảng và Nhà nứơc ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm cho các thời kì phát triển của đất nước.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa gạo. Do vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra. Quỳnh Phụ là một huyện thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp của huyện chủ yếu là trồng trọt đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất này. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời sống của các hộ sản xuất lúa gạo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao. Điều này là do rất nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, trình độ áp dụng kỹ thuật khoa học mới còn nhiều hạn chế…
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, trên cơ sở đó đề xuất ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu cụ thể
Nêu cơ sơ lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất lúa nói riêng.
Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trong huyện.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa của các hộ nông dân trong huyện.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thuộc về kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân với chủ thể là các hộ sản xuất lúa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: đề tài được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ ngày 31/12/2007 đến ngày 25/4/2008.
Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
A.Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình.
B. Nội Dung
ChươngI:Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
I.Đặc điểm sản xuất lúa gạo
Cây lúa là cây có thời gian sinh trưởng ngắn thường từ 4-5 tháng và phát triển qua 4 thời kì: thời kì nảy mầm, thời kì mạ, thời kì đẻ nhánh- làm đòng, thời kì trổ bông – làm hạt( Giáo trình cây lương thực, Nguyễn Đình Giao…2001). Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm sinh lý khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển khác nhau. Vì vậy, tùy vào điều kiện mà có các biện pháp chăm sóc hợp lý để cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt đem lại năng xuất cao.
Cũng như các cây trồng khác cây lúa chịu sự tác động lớn của các yếu tố điêù kiện tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, lũ lụt, hạn hán … Nếu cấy lúa gặp điều kiện thuận lợi cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt cho năng xuất cao. Ngược lại nếu gặp thời tiết khắc nghiệt tùy theo mức độ khác nhau mà cây có thể bị chết hoặc còi cọc, sinh trưởng và phát triển chậm cho năng xuất thấp.
Trên thực tế năng xuất lúa được quyết định bởi tổng hòa rất nhiều các yếu tố: giống, kĩ thuật chăm sóc, điều kiện tự nhiên, yếu tố con người nhiều khi là do tác động của yếu tố thị trường. Mỗi giống lúa khác nhau cho năng xuất khác nhau và cùng một giống lúa với biện pháp thâm canh khác nhau có thể cho năng xuất khác nhau. Mỗi giống lúa thích hợp với từng loại đất nhất định và cho năng xuất cao khi đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Chính vì vậy mà cần thiết phải nắm rõ các đặc điểm của cây lúa để có biện pháp canh tác thích hợp. Ngoài ra sản xuất lúa còn mang nặng tính thời vụ. Thòi gian gieo cấy và thu hoạch dồn dập đã gây sức ép lớn về lao động khi thời vụ đến nhưng sau khi thời vụ qua đi thì lao động lại nhàn rỗi nhiều. Do đó phải có thêm nghề phụ để ổn định cuộc sống, giải quyết vấn đề lao động trong lúc nông nhàn.
II. Vai trò sản xuất lúa gạo.
1. Gạo dùng làm lương thực – một trong những nhu cầu cơ bản của con người
Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa, ngô. Lúa gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng của con người. Lúa cung cấp tinh bột: giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo.Lúa cung cấp các vitamin, protein, lipit. Từ đặc điểm dinh dưỡng của hạt, đã từ lâu lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm và dược phẩm có giá trị. Tổ chức Quốc tế đã gọi hạt gạo là “hạt của sự sống’’. Lúa cung cấp lương thực cho 1/2 dân số thế giới. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới: lúa mì chiếm 30,5%, lúa gạo 26,5%, ngô 24%, còn lại các loại ngũ cốc khác.
Ngoài việc sử dụng làm lương thực chủ yếu, các sản phẩm của cây lúa còn được sủ dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Gạo dùng để chăn nuôi.
Nói chung, gạo dùng để chăn nuôi gia súc chủ yếu là tấm và gạo có chất lượng xấu. Trước đây, khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để chăn nuôi hàng năm. Kể từ thập kỉ 60, nhất là những năm đầu thập kỉ 90, tỷ lệ này giảm nhanh chóng bởi lẽ:
Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, trước hết là ở châu Á dẫn đến quan hệ cung cầu gạo trên thế giới căng thẳng và giá gạo tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt năm 2007 và đầu năm 2008 này giá gạo tăng một cách chóng mặt.
Trình độ kỹ thuật sản xuất và công nghệ chế biến gạo được chú trọng đáng kể đã giảm nhanh chóng tỉ lệ tấm và không ngừng nâng cao chất lượng gạo, đáp ứng những nhu cầu cấp thiêt của con người cả về chất lượng và số lượng.
Sản xuất ngô được đẩy mạnh, cùng với sự phát triển của sản xuất ngô các loại khác như khoai,sắn cũng được sử dụng cho chăn nuôi gia súc nhằm tiết kiệm triệt để lúa gạo. Hiện nay gạo dùng cho chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 1%.
3. Gạo dùng cho công nghiệp chế biến.
Từ lâu, gạo đã được sử dụng để chế biến các loại rượu cồn, cồn cao cấp hay gạo được dùng để làm bún, bánh phở …một số loại dược liệu y tế cũng được chế biến từ gạo. Nhiều năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm phát triển đã sử dụng gạo chế biến ra hàng loạt bánh mứt kẹo cao cấp. Trong suốt thời gian dài trước đây, gạo được dùng làm nguyên liệu chế biến thường chiếm tỷ trọng từ 3-5% trong cơ cấu tiêu thụ gạo trên thế giới. Đến nay việc sử dụng gạo làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến cũng mang tính kinh tế thực dụng hơn.
4. Gạo dùng để xuất khẩu.
Hàng năm lượng gạo lưu thông trên thế giới khá lớn. Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. Trong những năm tới chúng ta sẽ chú ý sản xuất lúa đặc sản có mùi, dạng hạt đẹp để tăng chất lượng gạo, tăng giá trị xuất khẩu. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến vấn đề này. Công tác lai tạo giống có chất lượng cao phù hợp với điều kiện ngoại cảnh đang được đẩy mạnh. Chủ chương liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông nhà doanh nghiệp trong nông nghiệp sẽ giúp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển.
5. Lúa gạo tham gia ổn định an ninh lương thực của thế giới.
Đứng trước sự khó khăn về lương thực ở nhiều nước và các châu lục. Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới do FAO tổ chức tháng 10 năm 1996 tại Roma đã nêu rõ “ vấn đề đói và không an ninh lương thực là vấn đề mang tính toàn cầu và ngày càng có xu hướng trầm trọng thêm ở một số khu vực, đòi hỏi ngay phải có những hành động khẩn cấp vì theo dự đoán dân số thế giới ngày càng tăng và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt” vì vậy hội nghị quốc tế này đã đề ra 7 cam kết và hành động, trong đó có 3 cam kết quan hệ lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
III.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
1. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điề kiện sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên nhất tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cây lúa có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Trên đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các yếu tố khác như ánh sáng, nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năm nào điều kiện khí hậu thuận lợi thì năm ấy cây lúa cho năng xuất cao và ngược lại. Vì vậy có thể nói yếu tố thời tiết khí hậu mang tính chất quyết định đến năng xuất lúa.
2. Nhóm biện pháp kĩ thuật canh tác
Biện pháp kĩ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng như chọn giống, kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…
+ Giống lúa: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng xuất và hiệu quả kinh tế của cây lúa. Mỗi giống có nằng xuất nhẩt định và cho năng xuât cao khi đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của chúng. Tuy nhiên mỗi giống chỉ phù hợp với từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa chọn giống phù hợp và cho năng xuất cao đối với từng địa phương là hết sức quan trọng và cần thiết.
+ Kĩ thuật chăm sóc: Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất nếu muốn đạt năng xuất cao. Trong quá trình chăm sóc phải cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng có như vậy mới đem lại năng xuất như mong muốn.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng xuất lúa. Ở cây lúa tình hình sâu bệnh rất phức tạp, với từng giống lúa thường xuyên xuất hiện những loại sâu bệnh khác nhau. Trong quá trình sản xuất cần quan tâm tới đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại bệnh. Từ đó có biện pháp tiêu diệt ngay khi chúng mới xuất hiện. Phòng chống sâu bệnh kịp thời, hữu hiệu sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn và đem lại năng xuẩt và chất lượng lúa tốt hơn.
3.Nhóm các nhân tố kinh tế- tổ chức.
Các nhân tố của nhóm này gồm nhiều vấn đề có thể chia ra như sau:
+ Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất kinh doanh: nó có tác dụng quyết định trực tiếp tổ chức và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Năng lực của các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh thể hiện qua:
Trình độ khoa học kĩ thuật và tổ chức quản lí của các chủ thể.
Khả năng ứng sử trước những thay đổi của điều kiện kinh tế thị trường và môi trường sản xuất kinh doanh.
Khả năng và trình độ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của các chủ hộ.
+ Quy mô sản xuất: Các nông hộ khác nhau có diện tích đất canh tác khác nhau. Diện tích càng lớn thì mọi công việc như tổ chức, chăm sóc, thu hoạch, chi phí, cũng được tiết kiệm hơn. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
+ Thị trường: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lúa. Trên thực tế do bản chất của người nông dân vốn rất thực dụng do đó nếu vụ trước được mùa thì lập tức vụ sau người nông dân sẽ đầu tư vào sản xuất nhiều hơn. Vì vậy vấn đề đặt ra là khi có sản lượng cao cần mở rộng thị trường tiêu thụ làm sao cho sản xuất ổn định và phát triển để người sản xuất đảm bảo chi phí cho quá trình sản xuất
4. Nhóm nhân tố xã hội
Để thấy được sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố này đến năng xuất lúa chúng ta nghiên của các nhóm nhân tố sau:
+ Thói quen tiêu dùng: đó là sự hình thành tập quán của người tiêu dùng, no phụ thựôc vào đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi vùng cũng như trình độ dân trí của mỗi vùng, quốc gia đó.
+ Thu nhập: nói lên sức mua của người tiêu dùng, nếu thu nhập thấp sức mua của người tiêu dùng giảm và ngược lại.
Tóm lại các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất. Do vậy đánh giá đúng sự tác động của nó đến hiệu quả sản xuất lúa là rất cần thiết để có những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
IV. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam.
Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất lúa gạo thế giới có những bước phát triển đáng kể. Năm 2004 sản lượng lúa gạo thế giới đạt 608,49 triệu tấn. Đến năm 2005 thế giới sản xuất được 628 triệu tấn gạo đạt mức kỉ lục nhờ giá cả tăng trongnăm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt. Vụ lúa năm 2006 được tổ chức Nông- Lương Liên Hợp quốc(FAO) đánh giá đang tiến triển tương đối tốt tại nhiều nước tại bán cầu nam hoặc gần xích đạo. Một số nước thậm chí đã thu hoạch vụ lúa chính trước tháng 5/06. Số liệu ước tính của FAO cho thấy sản lượng lúa thế giới năm 2006 có thể đạt 635 triệu tấn. Tại các nước thuộc bán cầu nam, sản xuất lúa vụ năm 2006 của các nước Argentina, Australia, Indonesia, Madagascar có thể tăng do vụ mùa diễn ra khá thuận lợi trong khi sản xuất lúa của Brazin, Ecuador giảm.
Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.
Từ sau khi có nghị quyết 10, giao ruộng đất cho nông dân và chính sách coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Nước ta từ chỗ thiếu đói về lương thực cho đến nay đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hiện nay cây lúa được đưa vào sản xuất ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Do điều kiện đa dạng của khí hậu địa hình và tập quán canh tác nên nên sản xuất lúa gạo cũng phân bố không đều trong cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 51% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo trồng chiếm khoảng 16%. Các vùng còn lại chiếm khoảng 33% diện tích gieo trồng lúa cả nước. Diện tích gieo trồng lúa tăng chủ yếu là do tăng vụ chứ không phải do diện tích đất canh tác tăng.
Năng xuất lúa của Việt Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua. Năm 1990 năng xuất lúa chỉ mới đạt 31,9 tạ /ha/năm. Năm 2003 năng xuất trung bình của Việt Nam đạt 46,3 tạ/ha, tăng 1,45 lần so với năng xuất trung bình năm 1990. Hiện nay Việt Nam là nước có năng xuất lúa cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với năng xuất trung bình của các nước tiên tiến trên thế giới thì năng xuất của Việt Nam chỉ bằng 60 %.
Về sản lượng: cùng với chính sách đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công. Sản lượng lúa liên tục tăng.Sản lượng lương thực năm 2005 là 39.622 nghìn tấn, năm 2006 là 39.648 nghìn tấn, năm 2007 là 39.977 nghìn tấn. Trứơc đây Việt Nam là nước phải nhập khẩu gạo, thì nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. ĐBSH và ĐBSCL là 2 vựa lúa lớn nhất của cả nứơc. Chỉ tính riêng 2 vùng này, sản lượng lúa đã chiếm khoảng 70 % tổng sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên sản lượng lúa trong 4 năm trở lại đây biến động thất thường hơn so với giai đoạn trước, đặc biệt là đối với các vùng ĐBSH và ĐBSCL.
Chương II. Thực trạng sản xuất lúa gạo của huện Quỳnh phụ.
I.Vị trí của cây lúa trong diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện.
Cây lúa chiếm diện tích hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất trồng trọt nói riêng của huyện Quỳnh Phụ. Cây lúa cung cấp hầu hết nhu cầu lương thực trong sinh hoạt và trong chăn nuôi của người dân nơi đây. Mặc dù cây lúa không mang lại hiệu quả cao nhưng lại được hết sức chú trọng trong sản xuất, đã có rất nhiều giải pháp và thay đổi nhiều phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế của cây lúa trong địa bàn huyện. Sở dĩ có điều này là do trong tổng diện tích cây trồng thì cây lúa chiếm ưu thế hơn, hơn thế nữu lúa đã được thâm canh từ rất lâu đời trên mảnh đất Quỳnh Phụ, chất đất nơi đây phù hợp nhất với cây lúa còn các loại cây màu khác thì ít phù hợp. Chủng loại cây trồng ở địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú, được chia thành những nhóm cây chủ yếu sau: cây lúa, nhóm cây màu lương thực, nhóm cây có chất bột, cây công nghiệp, cây thực phẩm, rau đậu và các loại cây hàng năm khác. Trong đó cây lúa chiếm ưu thế hơn hẳn các loại cây trồng khác và các loại cây này có sự chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau.
Cây lúa là cây trồng chủ lực đối với ngành trồng trọt. Phần lớn diện tích ngành trồng trọt là của cây lúa: năm 2005 là 24028 ha giảm so với năm 2004 là 0,311%, năm 2006 là 23949 ha giảm so với năm 2005 là 0, 33%. Năm 2007 diện tích lúa cả năm là 23913 ha giảm 36 ha do chuyển dịch diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây màu có giá trị kinh tế cao hơn. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2007 đạt 32306 ha tăng 863 ha so với năm 2006, chủ yếu là tăng diện tích cây trồng cây vụ đông và các loại rau màu. Lúa trên địa bàn huyện được gieo cấy làm hai vụ chính, vụ xuân và vụ mùa. Diện tích gieo trồng của hai vụ gần như tương đương nhau và không chênh lệch lớn, hai vụ lúa kể trên trong 3 năm qua đều giảm nhẹ. Bình quân mỗi năm vụ xuân giảm 0,5% trong khi đó vụ mùa giảm 0,6%. Tuy diện tích gieo trồng lúa trong những năm qua giảm nhưng vị thế của cây lúa trong gieo trồng cây hàng năm của huện vẫn đứng hàng đầu.
Cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú bao gồm các loại cây: cây đay, cói, lạc, vừng, đậu tương, thuốc lào. Tuy đa dạng như vậy nhưng chúng chiếm phần diện tích gieo trồng rất khiêm tốn. Năm 2004 có 1396 ha diện tích gieo trồng chiếm 4,44% diện tích gieo trồng, năm 2005 là 1338 ha chiếm 4,24%, năm 2006 là 1331 ha chiếm 4,24%, bình quân mỗi năm giảm 0,24%. Nguyên nhân của tình trạng này là do đất màu dần trở thành đất ở và đất làm trang trại. Trong nhóm cây công nghiệp thì đậu tương được gieo trồng chủ yếu, bình quân trong vòng 3 năm tăng 2,6%. Cây đậu tương rất được chuộng trong sản xuất cây vụ đông của nông dân trong huyện bởi vì kĩ thuật chăm sóc đơn giản, đầu tư thấp và có hiệu quả cao hơn hăn so với cây trồng vụ đông khác. Cây lạc có diện tích lớn thứ hai trong tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp: năm 2004 gieo trồng 275 ha chiếm 19,7% tổng diên tích gieo trồng cây công nghiệp, đến năm 2006 chỉ còn 168 ha, năm 2007 chỉ còn 151 ha. Diện tích cây lạc giảm một cách nhanh chóng là do lạc không đem lại hiệu quả cao và người nông dân chuyển sang trồng đậu tương. Cây công nghiệp còn lại chiếm cơ cấu và sản lượng nhỏ và luôn có sự biến động, sự biến động này không ảnh hưởng nhiều đến giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Cây thực phẩm các loại nhiều năm qua phát triển không ngừng trừ năm 2005 lắng xuống do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt làm rau màu sinh trưởng, phát triển kém. Năm 2004 diện tích của nhóm cây này là 2835 ha chiếm 9,03 % tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, năm 2005 là 2760 ha giảm so với năm 2004 là 2,65% tức 75ha, đến năm 2006 tăng lên 3124 ha tăng so với năm 2005 là 13,19 ha, bình quân trong vòng 3 năm tăng 4,9%. Cây thực phẩm rau màu ngày càng có giá trị kinh tế cao và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân, đặc biệt nhóm này được sản xuất phổ biến ở vụ đông. Ở nhiều xã như Quỳnh Hải, Quỳnh Hội có trình độ thâm canh cây vụ đông rất cao.
II. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa của huyện các năm gần đây.
Cây lúa được thâm canh từ rất lâu đời trên mảnh đất Quỳnh Phụ, nó gắn bó mật thiết với người dân nơi đây, nó đi sâu vào tâm lý của họ nhất định phải sản xuất lúa nếu không thì không có đủ lương thực hoặc có tiền đi mua thì cũng không được hạt gạo ngon. Trải qua rất nhiều lần thay đổi giống, thay đổi phương thức sản xuất để nâng cao năng xuất cũng như hiệu quả kinh tế của cây lúa, hiện nay trên địa bàn huyện đang sử dụng các giống phổ biến nhu:giống dài ngày là Xi23, 13/2, 8865, nếp thơm; giống ngắn ngày là Q5, TBR1, Khang dân 18, Khâm dục, N87, N97, hương thơm 1, bắc thơm 7, BC15. Theo số liệu của phòng nông nghiệp huyện, hiện nay có trên 10% diện tích lúa chất lượng cao. Người dân nơi đây đang chuyển dần từ sản xuất về lượng sang sản xuất về chất lượng.
Bảng : Diện tích, Năng suất, sản lượng của lúa qua 3 năm.
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh(%)
05/04
06/05
BQ
Lúa xuân
DT(ha)
12039
12208
11940
101,40
97,80
99,59
NS(tạ/ha)
70,61
71,16
70,15
100,78
98,58
99,67
SL(tấn)
85007,4
172264
83759
202,65
48,62
99,26
Lúa mùa
DT(ha)
12185
12088
12000
99,20
99,27
99,24
NS(tạ/ha)
57,17
51,8
61,2
90,61
118,15
103,46
SL(tấn)
69661,6
62616
73440
89,89
117,29
102,68
Cả năm
DT(ha)
24224
24208
23940
99,93
98,89
99,41
NS(tạ/ha)
63,85
122,96
131,27
101,35
101,47
101,41
SL(tấn)
154669
234880
157199
151,86
66,93
100,59
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Mùa vụ: cây lúa trên địa bàn huyện được gieo trồng ở hai vụ: vụ xuân và vụ mùa và cả hai vụ này đều có diện tích tương đương nhau. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên cho nên lúa xuân thường cho năng xuất cao hơn lúa mùa.
Diện tích: Hiện nay cây lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng màu khác hoặc rau màu chính vì thế mà trong những năm gần đây diện tích sản xuất lúa cho hiệu quả thấp được chuyển dần mục đích sản xuất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến diện tích lúa giảm dần. Ở vụ lúa giống, lúa chủ yếu là giống lúa dài ngày Xi23, thích hợp với chân đất trũng. Năm 2005 diện tích lúa xuân là 12120 ha tăng so với năm 2004 là 0,67% tức là 81ha, đến năm 2006 chỉ còn 11940 ha giảm so với năm 2005 là 4,19%(180 ha). Bình quân 3 năm diện tích lúa xuân giảm 0,14%. Diện tích cấy lúa xuân ngắn ngày qua 2 năm 2006, 2007 phấn đấu toàn huện vẫn chỉ đạt được 67,3% diện tích gieo cấy. Diện tích lúa mùa liên tục giảm bình quân trong 3 năm mỗi năm giảm 0,67%. Nguyên nhân là trong những năm gần đây các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa tăng. Diện tích ở hai vụ lúa sản xuất đều giảm dần, bình quân mỗi năm diện tích lúa của huện giảm 0,59%. hiện nay chủ chương của huyện là chuyển đổi diện tích cấy lúa không có hiệu quả sang mục đích sử dụng khác, sản xuất lúa gạo không cần tăng về diện tích mà chỉ cần tăng về năng xuất và chất lượng.
Năng suất: yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đó chính là năng xuất, năng xuất lúa giữa hai vụ lúa xuân, lúa mùa khác nhau rõ rệt. Năm 2005 năng xuất lúa xuân là 71,16 tạ/ha, lúa mùa chỉ đạt 51,8tạ/ha, lúa xuân cao hơn lúa mùa là 19,36 tạ/ ha; đến năm 2006 lúa xuân đạt 70,15 tạ/ha, lúa mùa đạt 61,2 tạ/ha mức chênh lệch chỉ còn 8,95 tạ/ha. Năm 2007 năng xuất lúa xuân đạt 60,81 tạ, vụ mùa 62,65 tạ, mức chênh lệch chỉ còn 1,84 tạ/ha. Qua bảng số liệu cho thấy năng xuất lúa xuân tương đối ổn định, bình quân trong 3 năm có sự giảm nhẹ 0,33%. Nhưng ngược với lúa xuân lúa mùa có sự biến động lón về năng xuất: năm 2005 do điều kiện thời tiết bất lợi cho sản xuất lúa vụ mùa, cho nên năng xuất lúa mùa chỉ còn 51,9 tạ/ha, giảm 9,39% tức là 5,37 tạ/ha. Nhưng đến năm 2006 điều kiện thời tiết thuận lợi đã làm cho năng xuất lúa mùa tăng vọt với 61,2 tạ/ha, tăng so với năm 2005 là 18,15%. Năm 2007 năng xuất lúa mùa đạt 62,65 tạ/ha. Bình quân trong năng xuất lúa mùa tăng 3,46 %. Qua đây cho thấy năng sản xuất lúa chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên. Trên địa bàn huyện 2 giống X23 và Q5 được sử dụng khá lâu đời và cho năng xuất cao và ổn định. Hiện nay huyện đang có chủ trướng sản xuất lúa có chất lượng cao như bắc thơm, N97… trong đó chủ yếu là bắc thơm. Các giống lúa có chất lượng cao cho năng xuất thấp hơn nhiều so với các giống cũ điều này cũng ảnh hưởng đến năng xuất lúa bình quân của toàn huyện.
Diện tích và năng xuất lúa biến động dẫn đến sản lượng lúa của huyện biến động, năm 2004 toàn huyện đạt 154699 tấn lúa gạo, đến năm 2005 do lúa mùa thất thu cho nên sản lượng lúa giảm xuống 148862 tấn giảm 3,75% tức là 5807 tấn; năm 2006 sản lượng lúa tăng lên 157199 tấn tăng so với năm 2005 là 5,6% tức 8337 tấn, nguyên nhân chủ yếu là do lúa mùa được mùa, bình quân 3 năm sản lượng lúa tăng 0,81%. Năm 2007 sản lượng thóc đạt 147.607 tấn giảm so với năm 2006 là 9592 tấn nguyên nhân là do thời tiết khí hậu không thuận lợi và chi phí sản xuất lúa cao nên người dân chuyển đổi mục đích sủ dụng đất.
Tóm lại, sản xuất lúa gạo hiện nay của nhân dân trong huyện có sự chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chứ không còn chú trọng trong việc tăng về diện tích. điều này khẳng định nhận thức về sản xuất của nông dân nơi đây được nâng cao rất nhiều, điều này góp phần tích cực vào công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.
III. Tình hình tiêu thụ
ngHộ nông dân SX lúa
Chợ
Người thu gom
Đại lý thu mua
Chế biến
Người tiêu dùng
Tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với bất cứ ngành sản xuất nào. Phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất ít cho nên lúa gạo sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của gia đình, phần còn lại mới để bán. Việc tiêu thụ sản phẩm do các nông hộ chịu trách nhiệm thực hiện. Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ qua qua các hình thức sau: Hộ có thể mang thóc gạo ra chợ bán, bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, bán cho người thu gom hoặc bán cho đại lí thu mua. Thông tin về giá lúa gạo khá phổ biến thuận lợi cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh theo giá lúa gạo quốc gia. Lúa gạo từ các hộ nông dân hoặc những người thu gom tới đại lí thu mua từ đó được chuyển đi chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên trên địa bàn huyện không có một cơ sỏ chế biến lúa gạo nào lớn chỉ có những cơ sở rất nhỏ chế biến gạo để bán cho nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận. Theo số liệu của phòng thống kê toàn huyện có 4 cơ sở chế biến gạo nhỏ của tư nhân, trong đó có hai cơ sở ở thị trấn Quỳnh Côi.
IV. Những thuận lợi khó khăn.
Thuận lợi : Đất đai của huyện rất phù hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Mặt khác nông dân nơi đây có kinh nghiệm sản xuất lúa gạo từ lâu đời. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất tương đối tốt: hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng đã được 38 xã phường nâng cấp và đi vào hoạt động rất tốt. Hệ thống khuyến nông đang trên đà phát triển cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn kết hợp với thông tin, tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức trong sản xuất cho người nông dân.
Khó Khăn : Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì sản xuất của huyện cũng gặp một số khó khăn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là diện tích đất canh tác và đất sản xuất lúa của các hộ quá ít, diện tích đât nông nghiệp được chia theo đầu người thấp. Đây chính là nguyên nhân mà nông hộ không thực hiện quy mô sản xuất lớn hơn được.
V. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân.
1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra.
* Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân ở địa điểm nghiên cứu
Như các địa phương khác từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị, hộ nông dân của huyện Quỳnh Phụ đã được trao quyền sử dụng ruộng đất ổn định và lâu dài, chính thức được coi là đơn vị kinh tế tự chủ. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước kinh tế hộ ở huyện ngày một phát triển.
Tuy nhiên đối với hộ nông dân trong điều kiện sản xuất hàng hóa như hiện nay đang nổi cộm lên một số vấn đề: diện tích đát đai của hộ nông dân ở đây còn manh mún, diện tích đất bình quân trên đầu người thấp điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất của hộ nông dân.
2. Cơ cấu các giống lúa của nhóm hộ điều tra
Giống là yếu tố ảnh hưởng lón đến năng xuất cây trồng vật nuôi. Mỗi giống cần có đặc điểm sinh lí nhất định cần có kĩ thuật chăm sóc riêng và có ngưỡng giới hạn năng xuất khác nhau. Giống lúa là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất lúa từ đó mà ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của cây lúa.
Diện tích canh tác lúa của các hộ ở hai vụ lúa: lúa xuân và lúa mùa tương đối như nhau và bằng diện tích đất canh tác. Tổng diện tích đất canh tác của các hộ điều tra là 269,3 sào, trong đó hộ khá 46,2 sào, hộ trung bình có diện tích đất canh tác 202,9 sào, hộ nghèo có diện tích đất canh tác là 20,2 sào. Ở mỗi vụ các hộ lại sử dụng các giống lúa khác nhau.
Qua điều tra cho thấy ở vụ xuân các hộ sử dụng giống Xi23, Q5, Bắc Thơm là chủ yếu; giống Xi23 được gieo trồng 213,07 sào chiếm 79,12% diện tích gieo trồng lúa xuân, giống Q5 có 33,04 ha chiếm 12,27%; Bắc Thơm có 14,08ha chiếm 5,23% còn lại các giống khác có 9,1ha chiếm 3,38%. Các nhóm hộ điều tra có cơ cấu giống lúa khác nhau hoàn toàn. Hộ khá đã chuyển từ cấy lúa có năng xuất cao nhưng chất lượng không cao sang cấy lúa có chất lượng cao. Do đó mà giống Xi23 chiếm 76,5%, Q5 chiếm 10,82%, diện tích bắc thơm chiếm 13,14% tổng diện tích trồng lúa xuân của nhóm hộ này. Nhóm hộ trung bình diện tích giống Xi23 chiếm 76,5%, Q5 chiếm 10,82%, diện tích bắc thơm chiếm 3,95% tổng diện tích gieo trồng vụ xuân của nhóm hộ này, ngoài ra nhóm hộ này còn dành 4,48 % diện tích gieo trồng vụ mùa để sản xuất các giống khác ( Khâm Dục, Hương thơm, N97…). Hộ nghèo diện tích cấy giống Xi23 chiếm 81,89%, giống Q5 chiếm 18,10 %tổng diện tích gieo trồng vụ xuân của nhóm hộ này.
Vụ mùa: bước sang sản xuất vụ mùa thì các hộ nông dân lại sử dụng giống khác điP: giống Q5 được gieo trồng phổ biến ngoài ra còn phải kể đến giống Bắc thơm. Giống Q5 được gieo trồng 241,67 sào chiếm 89,74% tổng diện tích gieo trồng vụ mùa, Bắc thơm chiếm 15,21% diện tích cấy lúa mùa của nhóm hộ này. Nhóm hộ trung bình diện tích giống Q5 chiếm 89,95%, giống Bắc thơm chiếm 6,67 % tổng diện tích gieo trồng của nhóm hộ này, ngoài ra hộ còn sủ dụng nhiều giống khác nhưng chiếm cơ cấu rất nhỏ 3,38 % tổng diện tích gieo trồng của nhóm hộ. Hộ nghèo trong vụ mùa sủ dụng giống duy nhất đó là giống Q5 vào trong sản xuất lúa.
Tóm lại cơ cấu nhóm lúa ảnh hưởng tới năng xuất bình quân của các nhóm hộ. Tuỳ vào điều kiện kinh tế khác nhau mà các hộ ra quyết định lựa chọn giống trong sản xuất, thông thường các hộ có điều kiện kinh tế đang có xu hướng chuyển sang sản xuất lúa có chất lượng cao còn các hộ khó khăn thì vẫn tập trung vào những giống đem lại năng xuất cao.
5.Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ
Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở hai vụ lúa xuân và lúa mùa
Đối với bất kì loại cây trồng nào ngoài yếu tố thời tiết khí hậu thì phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật,… đều ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Trong sản xuất lúa việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng tới năng xuất lúa và hiệu quả kinh doanh mà cây lúa đem lại. Vì vậy người sản xuất lúa quyết định đầu tư ở m._.ức nào phù hợp với từng mùa vụ là điều rất quan trọng. Nếu như đầu tư cao quá hoặc thấp quá ở các vụ khác nhau sẽ làm giảm năng xuất lúa. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở các mức đầu tư khác nhau của các nhóm hộ điều tra.
a, Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ lúa xuân
Về chi phí trung gían: mức đầu tư chi phí cho một sào lúa giữa các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. Bình quân mỗi sào lúa nhóm hộ khá đầu tư 192,12 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình đầu tư là 169,94 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo đầu tư là 160,56 nghìn đồng. Qua so sánh cho thấy mỗi sào lúa nhóm hộ khá đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo
Ở Quỳnh Phụ cây lúa được hết sức quan tâm trong sản xuất và kĩ thuật chăm sóc được các khuyến nông viên huyện đặc biệt coi trọng. Các khuyến nông viên thường xuyên tổ chức tập huấn cho khuyến nông các xã và các nông dân điển hình, giúp họ nắm vững kĩ thuật từ đó phổ biến cho địa phương mình đang sinh sống và công tác. Các yếu tố đầu vào để sản xuất chủ yếu là: phân đạm, phân lân, phân kli, NPK, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật…Tuy nhiên ở tuỳ mức độ kinh tế và yêu cầu kĩ thuật mà các hộ có những cách đầu tư khác nhau.
Bảng: Chi Phí sản xuất lúa của các nhóm hộ ở vụ xuân
Tính cho một sào
Chỉ Tiêu
ĐVT
Hộ khá(1)
Hộ trung bình(2)
Hộ nghèo(3)
So Sánh(%)
SL
GT(1000đ)
SL
GT(1000đ)
SL
GT(1000đ)
1/2
2/3
1/3
1.CPTG
1000đ
182,12
169,94
160,56
107,17
105,84
113,43
- Giống
Kg
2,96
18,00
2,88
17,78
3,21
17,75
101,24
100,17
100,41
- Đạm
Kg
4,60
21,63
3,64
17,11
5,00
23,50
126,44
72,80
92,05
- Kali
Kg
3,76
16,92
3,55
15,98
2,37
10,67
105,92
149,79
158,65
- Phân chuồng
Tạ
2,71
18,70
2,73
18,84
2,08
14,35
99,27
131,25
130,29
- NPK
Kg
28,13
56,27
26,91
53,82
24,48
48,97
104,54
109,91
114,90
- Thuốc BVTV
1000đ
31,70
27,52
26,42
115,19
104,15
119,97
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,60
12,60
100,00
100,00
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,30
6,30
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đối với phân bón, tuỳ giống nếu có cách đầu tư cho phù hợp thì sẽ có năng xuất cao nhất. Ở Quỳnh Phụ nông dân đã bỏ kĩ thuật bón phân đơn: đạm, lân, kli. Hiện nay các hộ đang sử dụng phương pháp bón phân tổng hợp NPK kết hợp với bón
phân đạm và phân kali bổ sung. Qua điều tra cho thấy các nhóm hộ khác nhau có mức đầu tư phân bón khác nhau. Đối với phân đạm: nhóm hộ khá đầu tư 4,6 kg trên 1 sào cao hơn nhóm hộ trung bình là 26,44 % tương ứng với 0,96 kg/sào và thấp hơn nhóm hộ nghèo là 7,95 % tương ứng là 0,4 kg/sào. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư phân đạm thấp hơn nhóm hộ nghèo là 27,20 % tương ứng với 1,36 kg/sào. Đối với phân kali: đây là loại phân có tác dụng lớn đối với quá trình tạo hạt của lúa và làm cho cây lúa cứng cáp, tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa. Nhận thức được tầm quan trọng của kali cho nên nhóm hộ khá đầu tư lớn hơn so với các nhóm hộ khác. Trung bình mỗi sào lúa xuân nhóm hộ khá đầu tư 3,76 kg cao hơn nhóm hộ trung bình là 5,92 % tương ứng với 0,21 kg và cao hơn nhóm hộ nghèo là 58,65 % tương ứng với 1,39 kg. Nhóm hộ trung bình đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 49,79 % tưng ứng với 1,18 kg. Đối với phân NPK: đây là loại phân chủ yếu mà hộ sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa. Hộ khá do có tiềm lực kinh tế cao nên có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Trung bình mỗi sào lúa xuân nhóm hộ khá có mức đầu tư phân NPK là 28,13 kg cao hơn nhóm hộ trung bình là 4,54 % tương ứng với 1,22 kg/sào và cao hơn nhóm hộ nghèo là 14,91 % tương ứng với 3,65 kg/sào. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 9,8 % tương ứng với 2,43 kg/sào. Qua đây cho ta thấy nhóm hộ khá đầu tư phân vô cơ cao hơn nhóm hộ nghèo và trung bình. Ngoài ra nhóm này còn biết cân đối tỷ lệ bón phân đạm, kali, với NPK hơn hai nhóm hộ còn lại. Nhóm hộ nghèo đầu tư phân vô cơ thấp nhất và cũng kết hợp 3 loại phân này kém nhất. Đối với phân chuồng: đây là loại phân mà các hộ tự cung cấp được và có tác dụng rất tốt cho cây trông, và có tác dụng cải tạo đất tốt. Nó bổ sung vào trong đất nhiều nguyên tố mà các phân vô cơ không có. nếu chỉ sử dụng phân vô cơ mà không sử dụng phân hữu cơ thì đất nhanh chónh bị bạc màu. Qua điều tra cho thấy ở vụ lúa xuân nhóm hộ khá đầu tư 2,71 tạ phân chuồng thấp hơn nhóm hộ trung bình là 0,73 % tương ứng với 0,02 tạ và cao hơn nhóm hộ nghèo là 30,29 % tương ứng với 0,63 tạ. Nhóm hộ trung bình đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 31,25 % tương ứng với 0,65 tạ. Hầu như phân chuồng do chăn nuôi bao nhiêu đều được sử dụng hết trong sản xuất.
Phòng trừ sâu bệnh là vấn đề không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy nhóm hộ khá có chi phí thuốc BVTV cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo. Bình quân mỗi sào lúa nhóm hộ khá có chi phí thuốc BVTV là 31,7 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 27,52 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo là 26,42 nghìn đồng.
Chi phí lao động: hầu hết các nông hộ sản xuất lúa đều thuê làm đất và tuốt lúa, chi phí mà họ bỏ ra cho phần thuê này là 78 nghìn đồng. Qua điều tra cho thấy mỗi nhóm hộ khác nhau bỏ công lao động gia đình ra khác nhau. Trung bình mỗi sào lúa nhóm hộ khá bỏ ra 6,8 công thấp hơn nhóm hộ trung bình là 6,59% tương ứng với 0,48 công còn thấp hơn nhóm hộ nghèo là 10,68 % tương ứng với 0,81 công. Nhóm hộ trung bình thấp hơn nhóm hộ nghèo là 4,37 % tương ứng với 0,33 công.
b) Chi phí sản xuất lúa mùa của các nhóm hộ ở vụ mùa
Do sự khác nhau về điều kiện thời tiết, khí hậu và sử dụng giống khác nhau cho nên đầu tư giữa hai vụ cũng khác nhau.
Chi phí sản xuất lúa mùa của các nhóm hộ ( tính cho một sào)
Chỉ Tiêu
ĐVT
Hộ khá(1)
Hộ trung bình(2)
Hộ nghèo(3)
So Sánh(%)
SL
GT(1000đ)
SL
GT(1000đ)
SL
GT(1000đ)
1/2
2/3
1/3
1.CPTG
1000đ
168,93
164,56
151,22
102,85
108,69
111,79
- Giống
Kg
2,82
16,73
2,89
15,82
3,00
15,00
105,78
105,47
111,56
- Đạm
Kg
4,72
22,18
5,33
25,05
4,00
18,80
88,56
133,25
118,00
- Kali
Kg
2,86
12,87
2,95
13,28
1,80
8,10
96,95
163,89
158,89
- Phân chuồng
Tạ
2,85
19,67
2,55
17,60
2,80
19,32
111,76
91,07
101,79
- NPK
Kg
26,55
53,10
25,08
50,16
24,00
48,00
105,86
104,50
110,63
- Thuốc BVTV
1000đ
25,48
23,46
23,00
108,63
101,98
110,77
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,60
12,60
100,00
100,00
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,30
6,30
100,00
100,00
100,000
Chi phí trung gian: qua bảng số liệu cho thấy mỗi sào lúa mùa thì nhóm hộ khá đầu tư cao nhất. Chi phí trung gian mà nhóm hộ này bỏ ra là 168,93 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ trung bình là 2,85 % tương ứng với 4,37 nghìn đồng và cao hơn nhóm hộ nghèo là 11,79 % tương ứng với 17,71 nghìn đồng. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn nhóm hộ nghèo là 8,69 % tương ứng với 13,34 nghìn đồng. Đối với từng yếu tố cụ thể các nhóm hộ cũng có mức đầu tư khác nhau. Trong vụ mùa các nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cao hơn hẳn nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có mức đầu tư tương đương nhau.
Chi phí lao động : Lao động đi thuê của các nhóm hộ ở vụ mùa không khác vu xuân và đều là 78 nghìn đồng nhưng lao động gia đình có giảm đi đôi chút. Mỗi sào lúa mùa nhóm hộ khá bỏ ra 6,64 công lao động, nhóm hộ trung bình 6,84 công, nhóm hộ nghèo là 7,1 công.
Qua phân tích đầu tư sản xuất lúa ở cả hai vụ chúng ta nhận thấy đầu tư của hộ nghèo còn thấp đặc biệt là lượng NPK. Chính điều này đã dẫn đến năng xuất lúa của nhóm hộ này thấp hơn hẳn so với các nhóm khác. Nhóm hộ khá có tiềm lực kinh tế nên đầu tư hơn hẳn so với các nhóm khác. Qua điều tra cho thấy phân chuồng được sử dụng trong sản xuất phần lớn chưa qua sử lí đặc biệt là nhóm hộ nghèo và trung bình. Phân chuồng qua sử lý sẽ tốt hơn rất nhiều và ít chứa mầm bệnh và các chất gây hại khác cho cây trồng. Để sử dụng phân chuồng một cách hiệu quả hơn và tránh gây lãng phí, các khuyến nông viên cần khuyến cáo nông dân sử lý phân chuồng trước khi đem vào sản xuất.
Chi phí sản xuất giữa các giống khác nhau
Bất cứ cây trồng nào vật nuôi nào thì yếu tố giống cây trồng đều rất quan trọng. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng xuất của cây trồng, vật nuôi.
Chi phí sản xuất của các giống lúa ở vụ xuân
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Giống Cũ
Giống mới
So sánh(%)
Xi23(1)
Q5(2)
Bắc Thơm
SL
GT
SL
GT
SL
GT
1/2
2/3
1/3
1. CPTG
1000đ
178,25
173,342
193,254
102,83
89,70
92,24
- Giống
Kg
2,94
16,50
3,08
15,000
2,97
21,000
110,00
71,43
78,57
- Đạm
Kg
5,70
26,79
5,64
26,508
5,47
25,709
101,06
103,11
104,20
- Kali
Kg
3,48
15,66
3,41
15,345
3,72
16,740
102,05
91,67
93,55
- Phân Chuồng
Tạ
2,71
18,70
2,54
17,526
2,53
17,457
106,69
100,40
107,11
- NPK
Kg
26,67
53,34
26,71
53,420
31,88
63,760
99,85
83,78
83,66
- Thuốc BVTV
1000đ
28,36
26,643
29,688
106,46
89,74
95,54
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,600
12,600
100,00
100,00
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,300
6,300
100,00
100,00
100,00
2. Chi phí LĐGĐ
Công
7,26
203,28
6,98
195,440
7,53
210,840
104,01
92,70
96,41
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hiện nay trên địa bàn huyện nông dân đang sử dụng đại trà các giống Xi23, Q5, Bắc Thơm cho vụ xuân và giống Q5, Bắc Thơm cho vụ mùa. Phòng nông nghiệp huyện đang tích cực tìm tòi các giống lúa lai, các giống lúa có năng xuất và chất lượng cao thích ứng với điều kiện thời tiết và điều kiện canh tác của nông dân trong huyện.
Chi phí trung gian: Qua bảng số liệu cho thấy: mỗi sào lúa đối với các giống lúa khác nhau thì chi phí sản xuất lúa cũng khác nhau. Giống Bắc Thơm đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao hơn cho nên chi phí đầu tư cao hơn các giống khác 200,12 nghìn đồng trên sào. Qua so sánh cho thấy mỗi vụ lúa xuân thì giống Xi23 có chi phí trung gian cao hơn giống Q5 là 2,83% tương ứng với 7,31 nghìn đồng và thấp hơn giống Bắc Thơm là 7,76% tương ứng với 14,40 nghìn đồng. Giống Q5 có chi phí trung gian thấp hơn giống Bắc Thơm là 9,76 % tương ứng với 18,84 nghìn đồng.
Qua điều tra cho thấy giống Bắc Thơm có yêu cầu dinh dưỡng cao hơn nên sử dụng lương phân vô cơ nhiều hơn các giống khác. Đối với phân NPK(nguồn cung cấp dinh dưỡng: đạm, lân, kali chủ yếu cho lúa) giống Xi23 thấp hơn giống Q5 là 0,15% tương ứng với 0,4 kg và thấp hơn giống Bắc Thơm là 16,34% tương úng với 5,24 kg; giống Q5 thấp hơn giống Bắc Thơm 16,22 % tương ứng với 5,17 kg.
Giống Bắc Thơm thường mắc nhiều bệnh hơn các giống khác cho nên chi phí BVTV cao hơn. Qua so sánh cho thấy mỗi sào lúa giống Xi23 cao hơn giống Q5 là 4,46% tương ứng với 1,72 nghìn đồng và thấp hơn giống Bắc Thơm là 10,26 % tương ứng với 3,05 nghìn đồng. Thực tế cho thấy giống Xi23 do canh tác trên đất trũng và có thời gian sinh trưởng dài hơn nên có chi phí BVTV cao hơn các giống khác.
Về lao động: Mỗi sào lúa giống Bắc Thơm được bỏ công lao động nhiều hơn. Giống Q5 có thời gian sinh trưởng ngắn và thường cấy bằng mạ sân cho nên bỏ ít lao động hơn. Bởi vì khâu chăm sóc của giống này cao hơn hai giống còn lại. Qua so sánh cho thấy một sào lúa giống Xi23 đầu tư lao động cao hơn giống Q5 là 4,01 % tương ứng với 0,28 công và thấp hơn giống Bắc Thơm là 3,59 % tương ứng với 0,27 công, giống Q5 thấp hơn giống Bắc Thơm là 7,3 % tương ứng với 0,55 công.
b. Chi phí sản xuất lúa của các giống lúa ở vụ mùa.
Chi phí sản xuất lúa của các giống lúa ở vụ mùa.
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Q5
Bắc Thơm
So sánh(%)
SL
GT
SL
GT
1. CPTG
1000đ
161,93
180,12
111,23
- Giống
Kg
2,99
15,00
2,91
21,00
140,00
- Đạm
Kg
5,22
24,53
4,80
22,56
91,95
- Kali
Kg
2,83
12,74
3,07
13,82
108,48
- Phân Chuồng
Tạ
2,62
18,08
2,73
18,84
104,20
- NPK
Kg
2,63
49,26
28,67
57,34
116,40
- Thuốc BVTV
1000đ
23,42
27,67
118,11
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,60
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,30
100,00
2. Chi phí LĐGĐ
Công
6,78
189,84
7,43
208,04
109,59
( Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )
Về chi phí trung gian: qua bảng số liệu cho ta thấy giống Bắc Thơm có chi phí trung gian là 180,12 nghìn đồng cao hơn giống Q5 là 11,23 % tương ứng với18,19 nghìn đồng. Các yếu tố đầu vào của hai giống này khác nhau, giống Bắc Thơm được đầu tư cao hơn. Trung bình một sào giống Bắc Thơm đầu tư đạm thấp hơn giống Q5 là 8,15 % tương ứng với 0,42 kg. Sở dĩ có điều này là do giống Q5 chủ yếu là do hộ trung bình và hộ nghèo sản xuất họ cân đối không tốt so với hàm lượng đạm có trong phân NPK nên bón nhiều hơn so với giống Bắc Thơm ( chủ yếu do hộ khá sản xuất). Đối với phân NPK giống Bắc Thơm được đầu tư cao hơn Q5 là 16,4% tương ứng với 4,07 kg.
Thuốc BVTV giống Bắc Thơm có chi phí nhiều hơn giống Q5 là 4,26% tương ứng với 4,26 nghìn đồng.
Chi phí lao động : mỗi sào lúa giống Xi23 được đầu tư cao hơn giống Q5 là 9,59 % tương ứng với 0,65 công. Lao động đi thuê đối với một sào lúa giống Bắc Thơm và giống Q5 bằng nhau đều là 68 nghìn đồng .
Chi phí sản xuất lúa của các vùng sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp mỗi vùng sản xuất có những điểm đặc trưng riêng biệt. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà có cách đầu tư khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau để đạt kết quả cao. Qua thực tế điều tra 2 xã Quỳnh Ngọc và Quỳnh Lâm chúng tôi thấy sản xuất lúa gạo của 2 xã này có sự khác nhau rõ rệt.
Chi phí sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng.
Bảng ;Chi phí sản xuât lúa ở vụ xuân của các vùng
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Quỳnh Lâm
Quỳnh Ngọc
So sánh(%)
SL(kg)
GT(1000đ)
SL(kg)
GT(1000đ)
1. CPTG
1000đ
181,85
176,51
97,06
- Giống
Kg
3,46
16,99
2,97
16,50
97,12
- Đạm
Kg
5,60
26,32
5,76
27,08
102,86
- Kali
Kg
3,48
15,65
3,42
15,40
98,45
- Phân Chuồng
Tạ
2,32
16,04
3,00
20,69
129,00
- NPK
Kg
29,79
59,59
24,89
49,79
83,56
- Thuốc BVTV
1000đ
28,37
28,15
99,22
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,60
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,30
100,00
2. Chi phí LĐGĐ
Công
7,33
205,33
7,16
200,35
97,57
* Về chi phí trung gian: trong vụ lúa xuân xã Quỳnh Ngọc thường Gieo cấy trước xã Quỳnh Lâm do vậy mà quá trình sinh trưởng lúa xuân của 2 xã này hoàn toàn khác nhau. Vụ xuân năm 2006 thời tiết có nhiều bất lợi cho lúa xuân sớm. Chính điều này đã làm cho chi phí sản xuất lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy mỗi sào lúa xã Quỳnh Ngọc đầu tư cao hơn xã Quỳnh Lâm. Đối với từng loại đầu vào 2 xã này cũng có sự đầu tư khác nhau. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy ở Quỳnh Ngọc có nhiều hộ không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó là phân NPK. Đây là một trong những nguyên nhân đã đẩy chi phí sản xuất xã Quỳnh Ngọc lên cao hơn xã Quỳnh Lâm.
Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng
Chi phí trung gian: trong sản xuất vụ mùa chi phí sản xuất của xã Quỳnh Ngọc vẫn cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua so sánh cho thấy xã Quỳnh Lâm thấp hơn 6,9% tương ứng với 11,83 nghìn đồng. Các yếu tố đầu vào như đạm, phân Kali, chi phí bảo vệ thực vật xã Quỳnh Ngọc đều nhỉnh hơn xã Quỳnh Lâm. Nhưng ở đây ta thấy sự khác biệt lớn nhất trong phương thức canh tác đó là các hộ nông dân ở xã Quỳnh Ngọc đã dần thay thế phân chuồng bằng phân NPK. Bình quân mỗi sào lúa ở xã Quỳnh Lâm có mức đầu tư phân chuồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,38 tạ/sào và mức đầu tư NPK thấp hơn 3,98 kg/sào.
Do các hộ nông dân huyện Quỳnh Ngọc sản xuất giống Bắc Thơm nhiều hơn khoảng 13% tổng diện tích lúa ( Ban thống kê xã Quỳnh Ngọc) trong khi đó ở Quỳnh Lâm chỉ có khoảng 4% tổng diện tích lúa.( Ban thống kê xã Quỳnh Lâm) đã làm cho chi phí sản xuất lúa của hai xã có những nét khác biệt.
Bảng: Chi phí sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Quỳnh Lâm
Quỳnh Ngọc
So sánh(%)
SL(kg)
GT(1000đ)
SL(kg)
GT(1000đ)
1. CPTG
1000đ
171,57
159,74
93,10
- Giống
Kg
3,01
16,50
2,93
15,86
96,10
- Đạm
Kg
5,01
23,97
5,17
24,29
101,34
- Kali
Kg
3,00
13,49
2,74
12,33
91,41
- Phân Chuồng
Tạ
2,47
17,01
2,85
19,64
115,44
- NPK
Kg
28,45
56,91
22,57
45,15
79,34
- Thuốc BVTV
1000đ
24,80
23,57
95,05
- Thủy lợi phí
1000đ
12,60
12,60
100,00
- Nộp HTX
1000đ
6,30
6,30
100,00
2. Chi phí LĐGĐ
Công
7,11
199,08
6,66
186,40
93,63
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
*Chi phí lao động: Bình quân 1 sào lúa của xã Quỳnh Lâm đầu tư ít công lao động gia đình hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,45 công trên sào tương ứng với 6,37%.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa của nhóm hộ điều tra.
Người sản xuất luôn quan tâm đến giống có hiệu quả cao. Giống nào đem lại hiệu quả cao nhất tất yếu sẽ được người nông dân sử dụng. Ở mỗi vụ lúa khác nhau có các giống sản xuất khác nhau. Do đó mà lựa chọn từng giống đối với từng vụ cũng khác nhau.
Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ xuân.
Kết quả và Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ xuân của hộ điều tra
Chỉ Tiêu
ĐVT
Giống lúa
So sánh (%)
Xi23(1)
Q5(2)
Bắc Thơm(3)
1/2
2/3
1/3
Năng xuất
Kg
211,45
236,07
175,62
89,57
134,42
120,4
I. Chỉ tiêu kết quả.
1. GTSX (GO)
1000đ
740,075
684,603
737,604
108,10
92,81
100,34
2. CPTG (IC)
1000đ
178,310
173,338
190,115
102,87
91,18
93,79
3. GTGT(VA)
1000đ
561,765
511,265
547,489
109,88
93,38
102,61
4. Chi Phí lao động
- LĐGĐ
1000đ
203,280
195,440
210,840
104,01
92,7
96,41
5. TNHH(MI)
1000đ
493,765
443,265
479,489
111,39
92,45
102,98
6. Lợi nhuân (P)
1000đ
290,485
247,825
268,649
117,21
92,25
108,13
II.Chỉ tiêu hiệu quả
1. GO/IC
Lần
4,15
3,95
3,88
105,09
101,80
106,98
2. MI/IC
Lần
2,77
2,56
2,52
108,29
101,39
109,79
3.GO/công LĐGĐ
1000đ
101,939
98,081
97,955
103,93
100,13
104,07
4.MI/công LĐGĐ
1000đ
68,012
63,505
63,677
107,10
99,73
106,81
5.P/công LĐGĐ
1000đ
40,012
35,505
35,677
112,69
99,52
112,15
(Nguồn :tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu cho thấy, ở vụ xuân các giống lúa khác nhau cho năng xuất khác nhau. Mỗi sào lúa giống Xi23 cho năng xuất 211,45 kg, giống Q5 cho năng xuất 236,67 kg/sào, còn giống Bắc Thơm là 175,62 kg/sào.
Năng xuất lúa kết hợp giá tạo ra giá trị sản xuất của giống đó. Mỗi sào lúa giống Xi23 đạt 740,08 nghìn đồng cao hơn giông Q5 là 8,11% tương ứng với 55,48 nghìn đồng, cao hơn giống Bắc Thơm là 0,348% tương ứng với 2,48 nghìn đồng.
Chi phí sản xuất của các giống này hoàn toàn khác nhau. Hai giống Xi23 và giống Q5 đã được nông dân sử dụng thành thạo nên chi phí ổn định, còn giống Bắc Thơm yêu cầu dinh dưỡng cao hơn cho nên chi phí trung gian cao hơn. Mỗi sào lúa Xi23 phải bỏ ra 178,31 nghìn đồng, chi phí trung gian bỏ ra của giống Q5 là 173,34 nghìn đồng, giống Bắc thơm cao nhất 190,12 nghìn đồng.
Các chỉ tiêu hiệu quả của Xi23 cũng cao hơn giống Q5 và Bắc Thơm. Mỗi sào lúa khi bỏ ra một đồng chi phí thì giống Xi23 thu được 4,15 đồng giá trị sản xuất, giống Q5 3,95 đồng giá trị sản xuất, còn giống Bắc Thơm do chi phí cao nên chỉ thu được 3,88 đồng giá trị sản xuất.
Trong sản xuất người nông dân quan tâm đến thu nhập mà họ thu được. Đó chính là thu nhập hỗn hợp và người ta thường nói với nhau là “lấy công làm lãi”. Tuy nhiên để đánh giá đầy đủ hơn người ta cũng phải xét đến hiệu quả lao động bỏ ra. Qua nghiên cứu cho thấy giống Xi23 mỗi công lao động 68,01 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn giống Q5 là 4,5 nghìn đồng và cao hơn giống Bắc Thơm là 4,33 nghìn đồng. Giống Bắc Thơm mặc dù có thu nhập hỗn hợp cao hơn nhiều so với giống Q5 nhưng công lao động bỏ ra cũng nhiều cho nên chỉ tiêu MI/công LĐGĐ của hai giống này tương đương nhau.
Như vậy qua nghiên cứu cho thấy giống Xi23 đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn các giống khác và được bà con nông dân ưu tiên nhất trong sản xuất. Theo bác Tiền ( chủ nhiệm HTX Quỳnh Ngọc ): “Ở Quỳnh Ngọc nếu như chúng tôi không chỉ đạo gieo cấy giống ngắn ngày khoảng 20% diện tích gieo trồng thì nông dân đa phần sẽ sản xuất giống Xi23”
Hiệu quả kinh tế giữa các giống lúa ở vụ mùa
Bảng kết quả và HQKT giữa các giống lúa ở vụ mùa của hộ điều tra
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Giống lúa
So sánh(%)
Q5(1)
Bắc Thơm(2)
2/1
Năng xuất
Kg
214,24
166
77,48
I. Chỉ tiêu kết quả
1.Giá trị sản xuất GO
1000đ
621,30
697,20
112,22
2.CPTG (IC)
1000đ
161,68
180,12
111,41
3. GTGT(VA)
1000đ
459,62
517,08
112,5
4. Chi phí lao động
- LĐGĐ
1000đ
189,84
208,04
109,59
5. TNHH(MI)
1000đ
391,62
449,08
114,67
6. Lợi nhuận (P)
1000đ
201,78
241,04
119,46
II. Chỉ tiêu hiệu quả
1. GO/IC
lần
3,84
3,87
100,73
2. MI/IC
lần
2,42
2,49
102,93
3. GO/ công lao động gia đình
1000đ
91,64
93,836
102,40
4. MI/ công lao động gia đình
1000đ
57,76
60,44
104,64
5. P/ công lao động gia đình
1000đ
29,76
32,44
109,01
(Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Ở vụ mùa nông dân sử dụng giống Q5 là chủ yếu, điều này là do đa số nông dân vẫn còn khó khăn. Họ cần có giống lúa có năng xuất cao để phục vụ đời sống và chủ yếu là chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay các hộ khá và các hộ trung bình đang tiến hành gieo cấy giống Bắc Thơm có chất lượng cao.
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Ở vụ mùa năng xuất giống lúa Q5 là 214,24 kg/sào còn giống Bắc Thơm chỉ đạt 166,0 kg/sào thấp hơn giống Q5 là 21,52% tương ứng 48,24 kg/sào. Tuy nhiên, do giá trị của một kg Bắc Thơm là 5200 đồng/ kg cao hơn giống Q5 là 2900 đồng / kg cho nên giá trị sản xuất của giống này là 797,2 nghìn đồng cao hơn so với giống Q5 là 85,9 nghìn đồng. Các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của giống Bắc Thơm cũng cao hơn nhiều so với giống Q5. Mỗi sào giống lúa Bắc Thơm cho lợi nhuận là 241,04 nghìn đồng cao hơn giống lúa Q5 là 39,62 nghìn đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả của giống lúa Bắc Thơm của giống lúa Bắc Thơm mùa cũng cao hơn giống lúa Q5 mùa. Đối với giống Bắc Thơm cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,94 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn giống Q5 là 2,93%. Chỉ tiêu lợi nhuận / công lao động gia đình của giống Bắc Thơm cũng cao hơn giống Q5. Cứ mỗi công lao động bỏ ra sản xuất giống Bắc Thơm đem lại lợi nhuận là 32,44 nghìn đồng và giống Q5 đem lại là 29,76 nghìn đồng.
Qua phân tích ở vụ mùa cho thấy giống Bắc Thơm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống Q5. Tuy nhiên, do yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư lớn và mới áp dụng cho nên rủi ro cũng không ít. Do đó mà chỉ có những hộ có điều kiện kinh tế mới mạnh dạn sản xuất. Để đưa giống Bắc Thơm vào sản xuất đại trà đòi hỏi phải tổ chức hệ thống khuyến nông chặt chẽ, tăng cường tập huấn cho nông dân và điều kiện quan trọng hơn nũa là phải tìm ra thị trường tiêu thụ giống lúa này ổn định bởi vì giống lúa này không thể để chăn nuôi được và các hộ kinh tế còn kém cũng không giám sử dụng nhiều trong sinh hoạt.
So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa các vùng sản xuẩt.
Mỗi vùng sản xuất có phương thức sản xuất khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau và tạo ra kểt quả sản xuất khác nhau và từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa giữa các vùng.
Như đã nói ở trên do thời tiết không thuận lợi cho sản xuất lúa xuân sớm của xã Quỳnh Ngọc cho nên chi phí sản xuất lúa cao hơn năng xuất trên một sào lúa thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Ngọc là 711,98 nghìn đồng, của xã Quỳnh Lâm là 721,64 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 1,36%. Do có giá trị sản xuất cao hơn và chi phí thời gian thấp hơn cho nên các chỉ tiêu kết quả khác như VA,MI, P của xã Quỳnh Lâm đều cao hơn xã Quỳnh Ngọc.
Bảng: Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng.
Tính cho một sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Quỳnh Ngọc
Quỳnh Lâm
So sánh(%)
Năng xuất
Kg
205,70
213,12
103,61
I. Chỉ tiêu kết quả
1. GTSX(GO)
1000đ
711,98
721,64
101,36
2. CPTG(IC)
1000đ
181,85
176,51
97,06
3. GTGT(VA)
1000đ
530,12
545,13
102,83
4. Chi phí LĐ
- LĐGĐ
1000đ
205,33
200,35
97,58
5. TNHH(MI)
1000đ
462,12
477,13
103,25
6. Lợi nhuận(P)
1000đ
256,79
276,78
107,79
II. Chỉ tiêu hiệu quả.
1. GO/IC
Lần
3,92
4,09
104,43
2.MI/IC
Lần
2,54
2,70
106,38
3. GO/công LĐGĐ
1000đ
97,13
100,79
103,76
4. MI/ công LĐGĐ
1000đ
63,05
66,64
105,70
5. P/ công LĐGĐ
1000đ
35,03
38,66
110,34
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh Lâm cũng cao hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân mỗi sào lúa của xã Quỳnh Lâm bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 4,09 đồng giá trị sản xuất cao hơn xã Quỳnh Ngọc là 0,17 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cũng lớn hơn xã Quỳnh Ngọc. Bình Quân cứ mỗi công lao động gia đình của nông hộ xã Quỳnh Lâm thu được 38,66 nghìn đồng cao hơn xã Quỳnh Ngọc 10,34%.
So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng.
Bước sang vụ mùa tình hình sản xuất có những đổi khác. Qua bảng số liệu dưới đây cho ta thấy giá trị sản xuất trên một sào lúa của xã Quỳnh Lâm tạo ra thấp hơn xã Quỳnh Ngọc 3,39 % tương ứng với 21,86 nghìn đồng. Điều này đã làm cho thu nhập hỗn hợp trên 1 sào lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh lâm
Kết quả và HQKT sản xuất lúa ở vụ mùa của các vùng.
Tính cho 1 sào
Chỉ tiêu
ĐVT
Quỳnh Ngọc
Quỳnh Lâm
So Sánh(%)
Năng xuất
Kg
204,5
205,14
100,31
I. Chỉ tiêu kết quả
1.GTSX(GO)
1000đ
647,33
625,37
96,61
2. CPTG(IC)
1000đ
171,51
159,74
93,13
3. GTGT(VA)
1000đ
475,81
465,64
97,86
4. Chi PhíLĐ
- LĐGĐ
1000đ
199,08
186,40
93,63
5. TNHH(MI)
1000đ
407,81
397,64
97,50
6. Lợi nhuận(P)
1000đ
208,73
211,24
101,20
II. Chỉ Tiêu hiệu quả
1000đ
1. GO/IC
lần
3,77
3,92
103,73
2. MI/IC
lần
2,38
2,49
104,69
3. GO/ công LĐGĐ
1000đ
91,04
93,90
103,14
4. MI/ công LĐGĐ
1000đ
57,36
59,71
104,09
5. P/ công LĐGĐ
1000đ
29,36
31,72
108,04
( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tuy nhiên do chi phí trung gian và chi phí lao động đã làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của xã Quỳnh ngọc thấp hơn xã Quỳnh Lâm. Bình quân một sào lúa của xã Quỳnh Lâm khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 2,49 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn xã Quỳnh Ngọc 0,11 đồng. Lợi nhuận trên công lao động gia đình của xã Quỳnh Lâm cao hơn xã Quỳnh Ngọc 8,04 % tương ứng với 2,36 nghìn đồng.
5.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa.
5.3.1 Các yếu tố được đưa vào trong mô hình suất.
Năng xuất lúa có ảnh hưởng HQKT của cây lúa rất nhiều. Năng xuất lúa phụ thuộc vào tình hình đầu tư thâm canh nhất là khâu chăm bón. Nếu ta chăm bón đầu tư không thích hợp không những không tiết kiệm được tiền của mà còn làm giảm năng xuất lúa. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng tuân theo quy luật năng xuất cận biên giảm dần.
Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ xuân.
Trong nông hộ có sử dụng các yếu tố đầu vào là: phân đạm, phân kali, phân lân,…các loại giống. Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến chúng tôi quy đổi sang phân đạm ure (46,6%N), phân supe lân ( 16-18% P2O5), phân kali clorua (58-64% K2O5). Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xây dựng hàm sản xuất với các yếu tố như sau:
Y = A* X1α 1* X2α2* X3α3* X4α4* X5α5* X6α6*E γ1*D1+ γ2*D2
Trong đó : X1 là lượng phân đạm quy đổi bón cho lúa( kg/sào)
X2 là lượng phân lân quy đổi bón cho lúa( kg/sào )
X3 là lượng phân kali quy đổi bón cho lúa( kg/sào)
X4 là lượng phân chuồng quy đổi bón cho lúa( tạ/sào)
X5 chi phí bảo vệ thực vật (đồng/sào)
X6 là công lao động gia đình ( công/sào)
D1 là giống lúa
D1 = 1 là giống X23
D1 = 0 là giống khác
D2 = 1 là giống Q5
D2 = là giống khác
Kết quả ước lựong của mô hình trên như sau:
Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa xuân
Chỉ tiêu
Hệ số Ảnh hưởng
TKD
1. Hệ số tự do
4,79
12,11***
2. Phân đạm(X1)
- 0,33
- 7,25**
3. Phân lân(X2)
0,10
2,90***
4. Phân kali(X3)
0,35
8,28***
5. Phân chuồng(X4)
0,01
2,34**
6. Chi phí BVTV(X5)
0,02
0,84
7. Công LĐGĐ(X6)
-0,02
0,80
8. Giống
- D1
0,23
13,01***
- D2
0,30
14,94***
N
99
R2
0,80
F
46,16
Ghi chú: ** và *** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1%.
Mô hình có FKD = 46,61 > FLT do đó mô hình có ý nghĩa thống kê.
Hệ số R2 = 0,80 có nghĩa là 80% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các biến được đưa vào trong mô hình.
Kết quả cho thấy: ở vụ xuân yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa lớn nhất là phân kali k. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α3 = 0,35 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân sẽ tăng lên 0,35%. Từ đây ta có thể khuyến cáo các hộ nông dân nên bón tăng lượng phân kali để tăng năng xuất lúa.
Yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lớn thứ 2 là phân đạm. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α1 = 0,33 với mức ý nghĩa thống ê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân giảm đi 0,33%. Trong sản xuất của nông dân có hiện tượng bón đạm quá mức là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: người nông dân không tính toán chính xác được lượng phân đam, lân ,kali có trong phân NPK mình đang sử dụng. Và một nguyên nhân khác quan trọng hơn là khi thấy lúa xấu những hộ hiểu biết không sâu thường hay bón thêm phân đạm để kích thích quá trình phát triển của lúa dẫn đến hiện tượng bị lốp hoặc lúa sẽ trẻ mãi không già.
Giống cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Kết quả cho thấy biến có ảnh hưởng là γ1 = 0,23 với mức ý nghĩa thống kê là α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Xi23
Thì làm cho năng xuất lúa bình quân tăng lên 0,23%.D2 có hệ số ảnh hưởng γ1 = 0,3 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Q5 thì sẽ làm tăng năng xuất lúa bình quân của lúa lên 0.3%. Tuy nhiên để đánh giá HQKT của một giống lúa chỉ tiêu năng xuất chỉ là một phần còn rất nhiều chỉ tiêu khác. Giống lúa có năng xuất cao chưa hẳn đã cho HQKT cao. Chất lượng của giống lúa cũng quyết định không nhỏ tới HQKT của nó.
Phân lân có hệ số ảnh hưởng là α2 = 0,1 với mức ý nghĩa thống kê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30804.doc