Tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề ở TP.HCM: ... Ebook Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề ở TP.HCM
145 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề ở TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------
VÕ THỊ BÍCH HẠNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TTDN Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quí báu của Quí
Thầy, Cô giáo, Quí lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè thân thiết.
Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn:
- PGS – TS.NGƯT HOÀNG TÂM SƠN – người đã tận tình hướng dẫn, góp ý
tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu, và đặc biệt là tấm gương
sáng về phẩm chất đạo đức của nhà giáo, về phương pháp lãnh đạo của nhà
quản lý.
- Ban Giám hiệu, Phòng Nghiên cứu khoa học và sau đại học, các phòng, khoa
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Quí Thẩy, Cô giảng dạy
đã trang bị những kiến thức cơ bản, phương pháp luận khoa học để tác giả
luận văn làm quen và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, thầy, cô và quí đồng nghiệp Trường Kỹ
thuật Công nghệ Hùng Vương đã động viên tinh thần để tác giả hoàn thành
luận văn này.
- Dự án SVTC (Swisscontact – Thụy Sĩ) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ
tài liệu quí báu để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.
- Phòng Dạy nghề - Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh; Ban Giám hiệu, quí Thầy, Cô 10 Trung tâm Dạy nghề quận 1, 2, 3, 4,
6, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Bình đã nhiệt tình cung
cấp dữ liệu trung thực, khách quan để tác giả luận văn hoàn thành công tác
khảo sát.
- Gia đình, bạn bè lớp Sau đại học khóa 14 đã chân tình động viên, hỗ trợ tác
giả mọi phương diện trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực còn hạn
chế nên luận văn chắc chắn gặp những thiếu sót nhất định. Kính mong Quí Thầy,
Cô trong hội đồng khoa học, và các bạn đồng nghiệp vui lòng góp ý thêm để luận
văn được hoàn thiện và giúp tác giả cải thiện những giải pháp trong công tác quản
lý thực tế.
Một lần nữa tác giả luận văn trân trọng cảm ơn Quí Thầy, Cô và bạn bè đồng
nghiệp.
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong
mọi hoạt động dịch vụ, khiến các tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của chất
lượng.Chất lượng đã trở thành một từ phổ biến. Để thu hút khách hàng, các tổ chức
cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,
đặc biệt là các tổ chức lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất
lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, mọi nguồn lực và sản phẩm
ngày càng dễ dàng vượt biên giới quốc gia. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở
nên mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, các tổ chức
trong mọi quốc gia thuộc mọi loại hình đều quan tâm đến chất lượng và đều có
những nhận thức mới đúng đắn về chất lượng.
Hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng không nằm ngoài trào lưu và qui
luật nói trên. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng vừa là một thách thức
vừa là một cơ hội. Là một cơ hội, vì hệ thống thông tin lại mang tính chất toàn cầu,
nên các tổ chức có diều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn
quãng đường đi mà những người đi trước đã trải qua. Là một thách thức, vì các tổ
chức trong các quốc gia phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp dịch vụ có chất
lượng tốt. Lấp được khoảng cách là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi các tổ
chức phải thay đổi cách suy nghĩ, cung cách quản lý đã hình thành lâu đời.
Việt Nam là một nước đang phát triển, để hội nhập và thu ngắn khoảng cách
với các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu.
Hiện nay, một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề
nói riêng ở nước ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Mặt khác, chúng ta cũng
chưa có những hệ thống quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả, dẫn đến tình trạng
lãng phí nhân lực và chi phí đào tạo. Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hiện nay
là chúng ta đang rất thiếu công nhân nhưng học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề
ra lại không có việc làm.
Cho đến nay, có khá nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thực trạng
và tăng cường quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề. Song các
công trình này chỉ đề cập ở một vài khía cạnh cụ thể nhất định. Ví dụ, tại hội thảo
“Kiểm định chất lượng trong giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam” do
Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại
Quảng Ninh vào tháng 6/ 2001 có 16 bài tham luận. Tựu trung nội dung các bài
tham luận chỉ đề cập đến hoặc nội dung chương trình đào tạo, tổ chức quản lý
trường hoặc đề cập đến việc quản lý chất lượng đào tạo nghề theo các loại mô hình
quản lý khác nhau trong đó đề nghị quản lý chất lượng theo ISO 9000.
Tại hội thảo “Hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam”
do Tổng cục dạy nghề và dự án BBPV (CHLB Đức) đồng tổ chức tại Đà Lạt tháng
2/2002 đề cập chủ yếu thực trạng và những giải pháp bồi dưỡng năng lực cho đội
ngũ giáo viên kỹ thuật tại Việt Nam.
Việc nâng cao quản lý chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề cũng
được sự quan tâm của các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là hai tổ chức SDC
(Thụy Sỹ) và tổ chức Unido (Thụy Điển). Tổ chức SDC – Cơ quan hợp tác
phát triển Thụy Sỹ thông qua Tổng cục dạy nghề thực hiện dự án “Tăng cường
năng lực cho các Trung tâm dạy nghề Việt Nam ở một số tỉnh/thành phố trọng
điểm. Dự án tập trung vào 4 lĩnh vực chính: xây dựng chương trình đào tạo nghề
theo module, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bồi dưỡng tay nghề chuyên
môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên, và cuối cùng là phát triển tổ chức.
Tổ chức Unido (Thụy Điển) chỉ tập trung hỗ trợ các kỹ năng dịch vụ cho học
viên qua chương trình “Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh”
nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho học viên sau đào tạo.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để tăng cường chất lượng “sản phẩm”
của các Trung tâm dạy nghề, chúng tôi đã chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRUNG TÂM DẠY
NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong
thời gian tới.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đối tượng của đề tài nghiên cứu: là thực trạng và giải pháp quản lý chất
lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể của đề tài nghiên cứu: là các Trung tâm dạy nghề thuộc các quận,
huyện nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp quản
lý chất lượng đào tạo nghề tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các
Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều khía
cạnh, góc độ song do hạn chế về thời gian và khả năng mà đề tài nghiên cứu của
chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các
Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh về: đặc điểm, qui mô phát
triển đào tạo sau 15 năm, quản lý nhân sự, quản lý chương trình dạy nghề,
quản lý học viên, quản lý giáo viên, quản lý các khóa đào tạo nghề, giải
quyết việc làm.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung
tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện được mục đích, và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tài liệu: đây là phương pháp tác giả sử dụng để thu
thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, tài liệu hội
thảo, báo cáo của các cơ quan chức năng như Tổng cục dạy nghề, Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: đây là phương pháp được tác giả sử
dụng trong suốt quá trình làm đề tài. Tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi,
phỏng vấn các chuyên gia dự án SVTC, tổ chức Unido, Trưởng phòng và
cán bộ chuyên trách phòng dạy nghề – Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc và Trưởng phòng đào tạo/
trưởng phòng giáo vụ các Trung tâm dạy nghề nội thành Thành phố
Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp mà tác giả sử dụng để
làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp.
Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò: nhằm mục đích làm rõ thực
trạng về quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành
phố Hồ Chí Minh với 272 mẫu đại diện được chọn theo phương pháp khách
quan ngẫu nhiên ở các đối tượng là cán bộ quản lý phòng Dạy nghề, cán bộ
lãnh đạo quản lý các Trung tâm dạy nghề, giáo viên các Trung tâm dạy
nghề.
Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây
dựng công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng
quản lý của các trung tâm dạy nghề các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cụ
thể như sau:
- Quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Quản lý nội dung, chương trình đào tạo.
- Quản lý quá trình giảng dạy.
- Quản lý quá trình học tập của học viên.
- Quản lý về đánh giá.
- Kết quả quá trình đào tạo.
Phương pháp toán thống kê: tác giả dùng phương pháp này để phân tích và
xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu: thống
kê tần số, tính tỷ lệ %.
Phương pháp tổng hợp kết luận: dựa vào phương pháp này tác giả đánh giá
thực trạng đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp.
6. ĐỊA ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý của 11 Trung tâm dạy nghề các quận,
huyện nội thành Thành phố Hồ Chí Minh là 1, 2, 3, 4, 5, 6, Gò Vấp, Bình Thạnh,
Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Bình.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, công tác quản lý các trung tâm dạy nghề chưa theo kịp với tốc độ,
qui mô phát triển, và yêu cầu của công tác quản lý trong giai đoạn mới. Nếu làm rõ
được thực trạng tại các Trung tâm dạy nghề và đề ra được các giải pháp quản lý sẽ
nâng cao chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này khi thực hiện thành công sẽ:
Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong
đó có giải pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO
9001:2000, một trong những biện pháp quản lý tốt nhất hiện áp dụng
tại các nước có nền giáo dục dạy nghề tiên tiến trong khu vực và thế
giới.
Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trung tâm dạy nghề có
dự định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN
ISO 9001:2000 tại đơn vị.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu: giới thiệu khái quát đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối
tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Phần II: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý tại các Trung tâm
dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại
các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục:
Một số qui trình quản lý áp dụng tại Trường Kỹ thuật công nghệ Hùng
Vương (trước là Trung tâm dạy nghề quận 5).
Thư mục sách tham khảo.
Công cụ nghiên cứu.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm.
1. 1.1. Khái niệm về quản lý.
1.1.1.1. Khái niệm: Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn
từ tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục
đích của con người. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm đã đòi hỏi
phải có sự phối hợp hoạt động của các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần
có sự quản lý. Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ
xã hội càng tăng lên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên.
Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều công nhận tính thiết yếu của quản
lý và thuật ngữ quản lý đã trở thành câu nói hàng ngày của nhiều người, từ
người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường.
Như vậy, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi
lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã
hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hiệp tác để làm
một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. K.Marx đã viết “Tất cả mọi lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối
lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn
bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó.
Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì
cần phải có nhạc trưởng”
Trong đời sống kinh tế – xã hội, vấn đề quản lý trở nên hết sức phức tạp.
Việc quản lý trường học do đặc điểm hoạt động riêng của lĩnh vực mà việc quản
lý cũng có tính đặc thù và phức tạp nhất định.
Cho đến nay, về cơ bản có thể định nghĩa: quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra.
Trong định nghĩa trên, ta thấy nổi bật một số điểm sau:
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác
định.
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: đó là chủ thể quản lý
(là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối
tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý). Đây là quan hệ ra lệnh –
phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
qui luật khách quan.
Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
1.1.1.2. Bản chất của quản lý: quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể
quản lý vì mục tiêu, lợi ích của tổ chức, đảm bảo cho hệ thống tồn tại và phát
triển. Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý phản ánh chủ yếu lý tưởng, ý chí,
nhân cách của chủ thể quản lý trong mối quan hệ với hệ bị quản lý.
1.1.1.3. Các qui luật của hoạt động quản lý: để quản lý thành công, nhà
quản lý phải nắm được các qui luật, mối quan hệ giữa các qui luật, phải hiểu biết
sâu sắc, tường tận về những qui luật quản lý cần thiết. Do đó, có thể nói rằng
quản lý là quá trình nắm vững các qui luật khách quan, tác động lên chúng và
hành động theo những qui luật đó. Người ta đã phát hiện những qui luật cơ bản
của quản lý như sau:
Các qui luật kinh tế trong quản lý.
Các qui luật tâm lý trong quản lý.
Qua nghiên cứu người ta đã khẳng định rằng tâm lý học quản lý là một
tiềm năng to lớn của hoạt động quản lý. Con người nếu được làm việc trong
những điều kiện sảng khoái, tin tưởng thì hiệu quả tăng lên nhiều lần và ngược
lại. Sự khác biệt tâm lý cá nhân là qui luật tâm lý cơ bản, là vấn đề cốt lõi mà
các nhà quản lý phải nắm bắt để tổ chức cho hoạt động của con người.
Có khá nhiều quan niệm và cách hiểu về quản lý. Chúng tôi chọn lọc và
xin giới thiệu một số định nghĩa như sau:
a) “Quản lý là chức năng của các hệ thống có tổ chức với bản chất khác
nhau (hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học, hệ thống xã hội) bảo toàn cơ cấu của
chúng, duy trì một trạng thái xác định hay chuyển thành trạng thái khác một các
phù hợp với các qui luật khách quan của sự tồn tại của hệ thống ấy, với việc
thực hiện chương trình hay với mục đích đặt ra một cách có ý thức. Quản lý
được thực hiện bằng con đường tác động của một tiểu hệ thống (quản lý) này
đến một tiểu hệ thống khác (được quản lý), đến các quá trình diễn ra trong nó
thông qua tín hiệu thông tin hay hoạt động quản lý” (Từ điển quản lý xã hội –
Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Minh Hương – NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội, 1998).
b) Theo khoa học quản lý của F.W Taylor “Quản lý là nghệ thuật, biết rõ
chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt
nhất, rẻ nhất” (Các học thuyết quản lý – Nguyễn Thị Doan – NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996).
c) “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được các mục đích cúa nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý
là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậc chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
(Khoa học quản trị - Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994).
d) Theo trường phái tâm lý “Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học
và nghệ thuật tác động vào hệ thống, mà chủ yếu là vào những con người, nhằm
đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội xác định” (Khoa học quản trị - Nguyễn Văn Lê,
Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994).
e) “Quản lý là khoa học và nghệ thuật, tư cách thực hành thì cách quản lý
là một nghệ thuật, còn các kiến thức về quản lý là một khoa học” (Khoa học
quản trị - Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh – NXB TP.HCM, 1994).
f) Công việc của đại nhân (người quản lý – cai trị) chỉ là ở chỗ tập trung
được xung quanh mình nhiều người hiền” (Mặc Tử - Vai trò con người trong
quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995).
g) “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau
đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (F.W
Tay lor,Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường,
Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
h) “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức và điều phối,
phối hợp và kiểm tra (H.Fayol,Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp –
Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
i) “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc của mình được thực hiện
thông qua người khác (M.P.Pollet, Vai trò con người trong quản lý doanh
nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995).
k) “Quản lý không phải là công việc của tổ chức, mà là công việc chuyên
môn duy trì hoạt động của tổ chức. Điều chủ yếu cho sự tồn tại của một tổ chức
là sẵn sàng hợp tác, khả năng thông tin, sự tồn tại, sự thừa nhận của mục đích
(C.Barnard, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường,
Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
l) “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có nỗ lực thực hiện các
mục tiêu chung (M.Pinto, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp – Đỗ
Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
m) “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn
tác động tới hành động của con người và tạo ra điều kiện thay đổi để đạt mục
tiêu của tổ chức (R. Albernese, Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp –
Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
n) “Quản lý là một trò chơi tập thể. Hiệu quả của một nhà quản lý là hiệu
quả của tổ chức mà anh ta chịu trách nhiệm” (Vai trò con người trong quản lý
doanh nghiệp – Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn – NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995).
Các định nghĩa trên đã nêu được những đặc trưng cơ bản nhất của quản lý,
nhấn mạnh yếu tố con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản
lý.
Tóm lại, quản lý là một khái niệm rất phổ biến, là khoa học và nghệ thuật
tác động vào đối tượng mà chủ yếu là vào con người, nhằm đạt hiệu quả tối ưu
theo mục tiêu đã đề ra.
Mỗi một đơn vị quản lý đều bao gồm hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ
phận bị quản lý.
Bộ phận quản lý còn gọi là chủ thể quản lý, là một cá nhân, một tập thể
hay một tổ chức được giao trách nhiệm quản lý đơn vị. Cá nhân được giao trách
nhiệm quản lý gọi là thủ trưởng đơn vị.
Bộ phận bị quản lý còn gọi là đối tượng quản lý. Giữa quản lý và lãnh đạo
có sự khác nhau nhất định. Lãnh đạo chủ yếu vạch ra đường lối chính trị hay
phương hướng chỉ đạo. Còn quản lý chủ yếu là tác động vào đối tượng bị quản
lý để thực hiện đường lối chính trị đã đề ra.
Quản lý là một khoa học: khoa học quản lý là một khoa học ứng dụng. Nó
dựa trên các phương pháp khoa học lấy từ các khoa học khác như: toán học,
kinh tế chính trị học, tin học, tâm lý học xã hội….
Quản lý là một nghệ thuật: một bộ phận công tác quản lý là sự tác động
trực tiếp giữa con người với con người. Trong trường hợp này năng suất lao
động phụ thuộc một phần vào mối quan hệ giữa người với người.
Rõ ràng, việc quản lý như thế đòi hỏi phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó
thể hiện ở thái độ cư xử có văn hóa, khôn ngoan, và tế nhị trong việc vận dụng
các nguyên tắc vào con người nói chung và vào từng con người cụ thể. Nghệ
thuật quản lý con người chủ yếu là dựa vào các qui luật tâm lý học.
1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục.
Cho đến nay cũng có nhiều định nghĩa về “quản lý giáo dục”, nhưng trên
bình diện chung, những định nghĩa này đều thống nhất về mặt bản chất.
Theo M.Zade thì “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm bảo
đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm
sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng lẫn chất lượng”
Theo P.V. Khudominxki thì “Quản lý giáo dục là việc xác định những đường
lối cơ bản, những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan trong hệ thống giáo dục”.
Theo F.G.Panatrin thì “Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát tirển
toàn diện, hài hòa ở thế hệ trẻ.”
Tiến sỹ Nguyễn Gia Quí thì khái quát “Quản lý là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu
đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những qui luật khách quan của
hệ thống giáo dục quốc dân” (Bản chất của hoạt động quản lý – Nguyễn Gia Quí
– Hà nội, 1996).
GS.TS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiến lên trạng thái mới về chất” (Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục- GS.TS Nguyễn Ngọc Quang – Trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo I,
Hà Nội, 1989).
1.1.2.1. Nhiệm vụ của công tác quản lý giáo dục: nhiệm vụ của công tác
quản lý trong nhà trường là tổ chức, phối hợp và điều chỉnh sự hoạt động của
mọi thành viên trong nhà trường nhằm sử dụng hợp lý và phát huy mọi khả năng
vật chất và tinh thần trong nhà trường để phục vụ tốt nhất cho quá trình đào tạo.
Nhiệm vụ chung nói trên bao gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
Bảo đảm đường lối, chủ trương, chính sách nói chung của Đảng và
Nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh và có kết quả tốt trong nhà
trường.
Bảo đảm các chương trình, kế hoạch được thực hiện về mọi mặt; các
điều lệ, chế độ, nội qui được chấp hành, làm cho mọi hoạt động trong
nhà trường được thực hiện nhịp nhàng, cân đối và có chất lượng cao.
Bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong toàn trường, động viên mọi khả
năng tiềm tàng để đội ngũ giáo viên phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp
giáo dục – đào tạo.
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý: mục tiêu quản lý giáo dục là yếu tố cơ bản của
hệ thống quản lý. Mục tiêu quản lý giáo dục là trạng thái của hệ thống mà ta
muốn thu được. Trạng thái hay kết quả đó hiện chưa có hoặc đang có nhưng ta
muốn duy trì. Trạng thái hay kết quả chỉ đạt được thông qua các tác động quản
lý.
1.1.2.3. Chức năng quản lý: chức năng quản lý giáo dục là những loại
công việc được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ nhất định nhằm thực hiện mục
tiêu quản lý. Các công việc thuộc chức năng quản lý giáo dục được phân loại
theo bước công việc của quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác.
Các bước công việc đó là:
Chức năng kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là căn cứ vào thực trạng của nhà
trường và căn cứ vào nhiệm vụ được giao mà vạch ra mục tiêu của nhà
trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn và từ đó tìm ra con đường, biện
pháp, cách thức đưa nhà trường đạt được mục tiêu đó.
Chức năng tổ chức: tổ chức là những nội dung và phương pháp hoạt
động cơ bản trong việc thiết lập cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó
chủ thể quản lý tác động đến đối tượng một cách có hiệu quả nhằm thực
hiện được mục tiêu của kế hoạch. Chức năng tổ chức ở đây được hiểu
theo nghĩa là tổ chức sự hoạt động của tập thể giáo viên, học viên, và cán
bộ - công nhân viên để thực hiện các kế hoạch công tác.
Chức năng chỉ đạo: là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm
điều hành, tổ chức nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo
đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu quản lý.
Chức năng kiểm tra và đánh giá kết quả:
Kiểm tra: kiểm tra là một chức năng phổ biến trong mọi quá trình
quản lý. Kiểm tra là nhằm thu thập được các thông tin và tình hình
thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh và các nhiệm
vụ quan trọng khác.
Đánh giá kết quả: đánh giá chất lượng đào tạo là đánh giá mức độ
thực hiện mục tiêu quản lý. Đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi
vừa phải phân tích vừa phải tổng hợp và có thể nói đây là một chức
năng rất khó thực hiện. Đánh giá các hoạt động của con người, một
tập thể hay một nhà trường trước hết cần phải dựa vào các kết quả cụ
thể, tiếp đó là dựa vào quá trình hoạt động đưa đến kết quả, cố gắng
của con người trong hoàn cảnh cụ thể. Việc đánh giá như vậy có tác
dụng động viên, khích lệ con người rất lớn.
1.1.2.4. Nguyên tắc quản lý. Các nguyên tắc quản lý là những qui luật
chung nhất của quản lý, trong thực tế đó là những yêu cầu chung nhất mà người
quản lý phải tuân theo khi tiến hành các hoạt động của mình, để đảm bảo cho
mục tiêu quản lý được thực hiện.
Trong lý luận về công tác quản lý, người ta có những nguyên tắc có tính
chất chung cho bất kỳ nhiệm vụ quản lý nào, và những nguyên tắc riêng cho
từng hệ thống quản lý (sản xuất, phân phối, lưu thông, các hoạt động văn hóa, xã
hội…). Trong nhà trường, tuỳ theo từng nước và tuỳ theo từng nhà nghiên cứu,
đã có những cách trình bày khác nhau về các nguyên tắc quản lý, và số lượng
các nguyên tắc nêu lên cũng không giống nhau, nhưng tựu trung lại đều bao
gồm những nội dung sau:
Nguyên tắc thống nhất quan điểm sư phạm và chính trị: nguyên tắc này
đòi hỏi trong bất kỳ quyết định nào về sư phạm đều phải có nhân tố chính
trị, cụ thể là phải quán triệt đường lối, quan điểm, chính sách nói chung
và nói riêng về giáo dục – đào tạo của Đảng. Thực hiện nguyên tắc này
còn cần phải làm cho mỗi giờ lên lớp có sự thống nhất giữa giảng dạy và
giáo dục; luôn coi trọng công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên, cán
bộ công nhân viên, học sinh; tôn trọng sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng trong nhà trường.
Nguyên tắc tập trung dân chủ: nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở
những yêu cầu sau:
Thực hiện chế độ thủ trưởng trong nhà trường. Chế độ thủ trưởng là
chế độ quản lý trong đó người thủ trưởng một mình quyết định và
chịu trách nhiệm về mọi việc hoạt động trong đơn vị mình.
Thực hiện sự phối hợp và cộng tác chặt chẽ với các đoàn thể trong
nhà trường.
Tổ chức các hoạt động của các tổ chức tư vấn trong nhà trường.
Thực hiện công khai hóa các chủ trương của trường có liên quan đến
đời sống của quần chúng.
Nguyên tắc tính khoa học: nguyên tắc này đòi hỏi tính khoa học trong qui
trình ra quyết định, đòi hỏi việc xác định mục tiêu quản lý phải có cơ sở
thực tiễn. Tính khoa học ở đây không thể chấp nhận ý chí chủ quan,
không phân biệt rõ nhu cầu và khả năng trong việc đặt kế hoạch công tác.
Tính khoa học đòi hỏi phải nêu ra và giải quyết trong quản lý khâu chủ
yếu, việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả cho việc thực hiện
những nhiệm vụ khác.
Nguyên tắc kết hợp khuyến khích tinh thần và vật chất: nguyên tắc này
hướng dẫn việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa việc khuyến khích
giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh bằng các hình thức khen ngợi
về tinh thần (biểu dương, cấp giấy khen, tặng huy hiệu…) và việc khuyến
khích bằng các hình thức khen thưởng vật chất (tặng các hiện vật, tiền
thưởng, tăng thêm mức học bổng, giảm học phí…).
1.1.2.5. Các phương pháp quản lý.
Phương pháp quản lý là cách thức sử dụng những phương tiện vật chất (tổ
chức, kỹ thuật, kinh tế…) hoặc tinh thần (tâm lý, giáo dục…) thích hợp để tác
động đến đối tượng quản lý, làm cho nó phát triển theo những con đường đã
định, dẫn tới mục tiêu quản lý.
Trong quản lý nhà trường, đó là cách thức vận dụng các nguyên tắc quản
lý, chức năng quản lý tác động vào đối tượng quản lý nói chung và từng đối
tượng cụ thể. Do đối tượng quản lý chủ yếu là những con người mà con người
thì muôn hình muôn vẻ. Vì vậy, phương pháp quản lý là lĩnh vực sáng tạo của
mỗi cán bộ quản lý.
Tuy nhiên, trong nhà trường thường áp dụng các phương pháp quản lý sau:
Phương pháp tổ chức hành chính: phương pháp này bao gồm hai nội
dung là tổ chức và hành chính.
Phương pháp tổ chức là tác động lên đối tượng quản lý thông qua các qui
định. Nội dung các qui định do các cơ quan quản lý cấp trên ban hành, bao gồm
các loại qui chế, chế độ, tiêu chuẩn, tuyển sinh, thi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ
luật…
Tuy vậy, các qui định này mang tính chất chung không thể đề cập đến tất
cả các trường. Vì vậy, từng trường phải có những văn bản cụ thể hóa các qui
định sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đơn vị. Việc đề ra các văn bản
cụ thể phải được tiến hành theo trình tự khoa học. Nghĩa là phải được điều tra,
nghiên cứu tình hình thực tiễn rồi mới xây dựng các qui định. Trong quá trình áp
dụng, phải theo dõi, tổng kết, rút kinh nghiệm để sửa chữa, bổ sung cho sát với
thực tế của trường.
Phương pháp hành chính là tác động lên đối tượng quản lý._. thông qua các
chỉ thị, mệnh lệnh, yêu cầu phải làm những công việc nhất định theo những điều
kiện do người lãnh đạo đề ra.
Điểm chung của hai phương pháp trên là tác động lên đối tượng quản lý
bằng cách bắt buộc và trực tiếp. Chính vì lẽ đó nên người ta ghép hai phương
pháp đi liền với nhau. Hơn nữa, hai phương pháp này còn có tác động qua lại:
nếu phương pháp tổ chức được tăng cường và tiến hành có chất lượng thì
phương pháp hành chính được giảm bớt và ngược lại.
Phương pháp giáo dục chính trị - tư tưởng: thông qua phương pháp
này, người lãnh đạo làm cho mọi người nâng cao trình độ nhận thức của mình về
đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hiểu rõ
chức trách, nhiệm vụ cá nhân và các mối quan hệ công tác, nâng cao nhiệt tình,
chủ động thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
Phương pháp tâm lý- sư phạm: đây là phương pháp quản lý đặc thù của
các trường học nói chung. Nội dung của phương pháp này là dựa trên những qui
luật tâm lý – sư phạm, người quản lý tác động vào đội ngũ giáo viên, giúp đỡ và
hướng dẫn họ nâng cao trình độ về nghiệp vụ thông qua các hoạt động tập thể
hay cá nhân (báo cáo chuyên đề, hội giảng, dự giờ…).
Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý
thông qua các lợi ích kinh tế mà người cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học
sinh được hưởng, tuỳ thuộc vào hiệu suất và chất lượng giảng dạy, học tập, công
tác của từng người.
Bốn phương pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho
nhau nên trong việc sử dụng không được tách rời chúng môt cách máy móc.
1.1.2.6. Phong cách quản lý. Phong cách quản lý của một cán bộ là tập
hợp những đặc điểm của người cán bộ trong công tác quản lý, là tập hợp những
phương pháp mà người đó sử dụng trong công tác quản lý.
Những yếu tố xác định phong cách quản lý và lãnh đạo của một người cán
bộ bao gồm:
Trình độ chính trị, tư tưởng đạo đức: yếu tố này quyết định tác phong
dân chủ, sự quan tâm đến con người, sự lo lắng cho quần chúng.
Trình độ kỹ thuật và chuyên môn: cho phép cán bộ quản lý có thể đến tận
nơi để kiểm tra tại chỗ, xem xét, đánh giá công việc tại chỗ và có những quyết
định kịp thời để phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm trong công tác, đồng
thời để ngăn ngừa các khuyết điểm.
Trình độ khoa học nói chung của người cán bộ quản lý: yếu tố này
quyết định các phương pháp khoa học mà người cán bộ quản lý sử dụng để thực
hiện các chức năng quản lý của mình.
1.1.3. Khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là một vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn thấy được và cảm
nhận được nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, không thể đo
lường bằng những công cụ đo thông thường. Vì vậy, nhiều học giả đã cố gắng lý
giải chất lượng thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, quá trình
và đầu ra.
Chất lượng là: “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác. (Từ
điển tiếng Việt phổ thông).
Chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo
nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”. (Từ điển tiếng Việt
thông dụng – Nhà Xuất bản Giáo dục – 1998).
Chất lượng là: “Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Poket Dictionnary).
Chất lượng là “Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu người sử dụng” ( Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50 – 109).
Chất lượng là: “Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho
thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu
cầu tiềm ẩn. (TCVN – ISO 8402).
Chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh sau: (theo Harvey & Green –
1993) đó là:
Sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc.
Sự hoàn hảo.
Sự phù hợp, thích hợp.
+ Sự thể hiện giá trị.
Sự biến đổi về chất.
Qua nghiên cứu những quan niệm khác nhau về chất lượng trong các lĩnh
vực, có thể rút ra một số nhận xét:
Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Xem xét vấn đề chất lượng không chỉ qua sản phẩm đầu ra mà cả chất
lượng đầu vào và chất lượng quá trình. Nói cách khác, nói đến chất lượng
của hệ thống là nói đến chất lượng của tất cả các thành tố thuộc hệ thống,
các yếu tố đầu vào và quá trình không thuần túy chỉ là các điều kiện đảm
bảo chất lượng mà bản thân chúng là các nhân tố chất lượng để tạo ra hệ
thống chất lượng (Quality system).
Khi nói đến chất lượng hay đánh giá chất lượng cần đề cập đến các
chuẩn chất lượng. Vì vậy, thiết kế chuẩn chất lượng phù hợp là điều hết
sức quan trọng.
Dựa vào chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng của các thành tố trong hệ
thống nói riêng và tổng thể của hệ thống nói chung. Như vậy, chất lượng
có nhiều mức độ khác nhau. Trên thực tế chúng ta thường nói thứ này
chất lượng cao, thứ kia chất lượng trung bình, thứ khác chất lượng thấp .
v..v… Các mức độ chất lượng trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy.
Chất lượng theo quan niệm tuyệt đối là sự xuất chúng, tuyệt hảo, xuất
sắc, là mức độ cao nhất của chất lượng. Cách hiểu này không thể hiện
đầy đủ ý nghĩa cũng như các mức độ khác nhau của chất lượng. Tuy
nhiên, đó cũng là đích để chúng ta hướng tới.
Chất lượng theo quan niệm tương đối là mức độ đáp ứng nhu cầu, mong
muốn của khách hàng và có thể đo được. Quan niệm cho rằng chất lượng
giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn chỉ
phù hợp trong điều kiện mục tiêu được thiết kế chuẩn xác, đáp ứng được
nhu cầu của xã hội.
1.1.4. Quản lý chất lượng là gì?
Chất lượng không tự sinh ra. Chất lượng không phải là một kết quả tất nhiên,
nó là kết quả của sự tác động có chủ đích của hàng loạt các hoạt động có liên
quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý
một cách đúng đắn tất cả các hoạt động này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực
chất lượng gọi là quản lý chất lượng.
Định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: “Quản lý chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm đề ra những chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng,
kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, và cải tiến chất lượng trong khuôn
khổ của hệ thống chất lượng”.
Chính sách chất lượng là toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do
lãnh đạo cao nhất của tổ chức chính thức công bố.
Hoạch định chất lượng là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và
các yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất
lượng.
Kiểm soát chất lượng là các kỹ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử
dụng để thực hiện các yêu cầu về chất lượng.
Đảm bảo chất lượng: mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống trong hệ
thống chất lượng, và được khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin rằng sản
phẩm của tổ chức thỏa mãn các yêu cầu đối với chất lượng.
Cải tiến chất lượng: các hoạt động tiến hành trong toàn bộ tổ chức để nâng
cao hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động và quá trình.
Hệ thống chất lượng: bao gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và
nguồn lực (người và tài chính) cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất
lượng.
1.1.5. Khái niệm “Khách hàng” trong lĩnh vực đào tạo.
Trong đào tạo có thể phân loại khách hàng như sau:
- Người học và cha mẹ học sinh – khách hàng bên ngoài đầu tiên, thứ nhất.
- Các chủ doanh nghiệp – khách hàng bên ngoài thứ hai.
- Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương – khách hàng bên ngoài thứ ba.
- Giáo viên, đội ngũ trợ giúp – khách hàng bên trong.
Theo các quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management
– TQM), cần thiết phải xác định nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng
loại khách hàng và nhu cầu trong từng khâu của quá trình đào tạo.
1.1.6. Khái niệm quản lý chất lượng đào tạo.
Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đào tạo đã
đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lân Quang Thiện –
ĐHQG Hà Nội).
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành
nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo
các ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức – Viện Nghiên cứu phát triển giáo
dục).
Chất lượng giáo dục là chất lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê Đức
Phúc – Viện Khoa học giáo dục).
Vấn đề quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo luôn bao gồm hai vấn đề cần
giải quyết đó là:
Làm thế nào để nâng cao chất lượng.
Làm thế nào để đánh giá và bảo đảm chất lượng.
Để giải quyết hai vấn đề này cần phải có hiểu biết và các kinh nghiệm đúng
đắn về chất lượng và quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng trước hết được phát triển và áp dụng rộng rãi trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh. Trước những thay đổi to lớn trong mục tiêu và yêu
cầu quá trình về xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, mà giáo dục và
đào tạo là khâu then chốt nhất, đòi hỏi phải gắn sự phát triển của các cơ sở giáo
dục đào tạo với sự phát triển về chất lượng giáo dục và đào tạo của cơ sở đó. Do
đó, nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo không còn là mục đích
tự thân của mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo mà đã trở thành một đòi hỏi cấp
thiết từ phía có liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo: nhà trường –
học sinh – nhà nước (toàn dân).
1.1.7. Mối quan hệ giữa chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói
riêng là những thuật ngữ khái niệm cơ bản được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng thuật ngữ chất lượng được hiểu là “cái
làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm
cho sự vật này khác sự vật kia”. Như vậy, thuật ngữ “chất lượng” phản ánh
thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản chất của sự vật và tạo nên sự khác biệt (về chất)
giữa sự vật này và sự vật khác.
Theo quan điểm triết học, chất lượng hay sự biến đổi về chất là kết quả của
quá trình tích lũy về lượng (quá trình tích lũy, biến đổi) tạo nên những bước
nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng. Trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh
chất lượng sản phẩm được đặc trưng bởi các yếu tố về nguyên vật liệu chế tạo,
qui trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính về sử dụng, kể cả về mẫu mã, thị
hiếu..v..v… Các đặc tính chất lượng có thể được thể hiện tường minh qua các
chỉ số kỹ thuật – mỹ thuật của sản phẩm và có thể so sánh dễ dàng với các sản
phẩm cùng loại.
Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con
người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể
hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng
lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng
ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo nghề. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân
lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ
dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức
độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ
có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể
ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sản xuất –dịch vụ, khả năng phát triển
nghề nghiệp..v..v.. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chất lượng đào tạo trước hết
phải là kết quả của quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề
nghiệp của người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với thị trường lao động không
chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của
thị trường như quan hệ cung – cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và
bố trí công việc của nhà nước và người sử dụng lao động ..v..v. Do đó, khả năng
thích ứng còn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội và thị trường lao
động.
Chất lượng đào tạo nghề nghiệp còn là sự thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng
yêu cầu của “khách hàng” đối với “sản phẩm”. Ở đây “sản phẩm” chính là
người đã được đào tạo và tốt nghiệp trong các trường nghề, trung tâm dạy nghề,
còn “khách hàng” là những đơn vị, cá nhân có sử dụng người đã tốt nghiệp trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp như chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị, nhà
nước, cơ quan, đoàn thể, phụ huynh học sinh….
Việc đo lường và đánh giá chất lượng đào tạo là hết sức khó khăn bởi vì
“sản phẩm” để đo là những con người phát triển qua đào tạo và chịu sự tác động
phức hợp của môi trường xã hội; vì các quan niệm còn khác nhau khi xây dựng
chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo; vì các phương pháp và tiêu chuẩn, tiêu chí
đánh giá chất lượng đào tạo chưa được xây dựng và ban hành trong toàn
ngành,..v…v…
1.1.8. Các vấn đề chung về chất lượng giáo dục và đào tạo.
1.1.8.1. Các mối quan hệ có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và đào
tạo.
CHÍNH PHỦ, TOÀN DÂN
MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH, DOANH NGHIỆP NHÀ TRƯỜNG, GIÁO CHỨC
Khác với trong sản xuất kinh doanh, trong hoạt động giáo dục và đào tạo
sản phẩm quá trình đào tạo là con người, ngoài những mục tiêu chất lượng có
thể lượng hóa: năng lực, kỹ năng, còn mục tiêu khó lượng hóa là thái độ.
Trên thế giới nguồn lực tài chính cho hoạt động của các cơ sở giáo dục và
đào tạo dù ít hay nhiều đều có sự cung cấp từ chính phủ, tức là của toàn dân
(những người chịu thuế) vì thế áp lực đòi hỏi nâng cao chất lượng là rất lớn từ
phía này.
Chất lượng sản phẩm của một cơ sở giáo dục và đào tạo có sự tham gia của
chính sản phẩm đào tạo.
1.1.8.2. Các lý thuyết về chất lượng giáo dục và đào tạo.
a. Lý thuyết về sự khan hiếm của chất lượng.
Theo lý thuyết này qui luật phân bổ chất lượng theo hình chóp. Theo
quan điểm này:
Đại bộ phận có chất lượng thấp.
Chất lượng không thể đại trà được.
Chi phí cho chất lượng phải cao.
Chỉ các cơ sở lớn mới có chất lượng.
Chỉ khi có sự tuyển chọn khắt khe mới có chất lượng.
Chỉ những cơ sở được công nhận trên phạm vi toàn quốc mới có chất
lượng.
Chỉ một số ít cơ sở là có chất lượng.
Chỉ có những cơ sở có nhiều nguồn lực (tài chính, con người) mới có
chất lượng.
b. Lý thuyết giá trị gia tăng.
Theo lý thuyết này để cho có chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo
cần tập trung mọi nỗ lực làm gia tăng sự cách biệt về kiến thức, kỹ năng, và
thái độ của học viên từ khi vào trường cho đến khi ra trường.
Nhà trường phải đưa ra các chuẩn mực sản phẩm mà họ sẽ đào tạo để có
thể đo đếm, xác định chất lượng.
c. Lý thuyết về chất lượng theo tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu.
“Chất lượng là sự phù hợp với những tuyên bố sứ mệnh và kết quả đạt
được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được chấp nhận công khai”.
Các điểm mạnh:
Sự tôn trọng và khẳng định tính đa dạng của sứ mệnh (nhiệm vụ) của
từng trường, tôn trọng các đặc điểm về lịch sử và môi trường mà trong
đó nhà trường hoạt động.
Theo cách hiểu chất lượng như vậy thì sứ mệnh và mục tiêu của từng
cơ sở đào tạo sẽ có tính hành động. Các mục tiêu phải cụ thể, có thể
đo lường được.
Hướng vào mục tiêu mà cơ sở đào tạo dự định đạt được chứ không
phải hướng vào những gì đang có. Điều này dẫn tới ý nghĩa khuyến
khích các hành động để đạt đến mục tiêu đó.
Khuyến khích sự công khai các nhiệm vụ, chức năng, các mục tiêu và
kết quả mong đợi của cơ sở đào tạo với xã hội.
Theo quan điểm này, chất lượng và các yếu tố chất lượng bao trùm
lên mọi vấn đề, mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường có thể cụ thể
hóa bằng các tiêu chí và các chỉ số đánh giá cho từng lĩnh vực quản lý.
Điểm yếu:
Các chỉ tiêu và chỉ số đánh giá phụ thuộc vào khả năng xác định sứ
mạng, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể đó là những công việc
khó khăn đặc biệt khi trường còn nằm trong cơ chế bao cấp, chưa
quen với cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Các chỉ số dùng để xác định mức độ chất lượng cụ thể của sản phẩm
đào tạo, xác định chuẩn mực chất lượng thì lại chưa có sự thống nhất
cả về khái niệm lẫn nội dung, điều này xảy ra ngay cả ở những nước
mà cơ sở giáo dục đào tạo có quyền tự chủ cao (Anh, Mỹ).
Chuẩn mực chất lượng cũng là một khái niệm chưa thống nhất trong
giáo dục – đào tạo, nhưng nó cần thiết để đo mức độ đạt kết quả;
chuẩn mực chất lượng được xác định theo mục tiêu nên hết sức đa
dạng và phạm vi dao động của chuẩn mực chất lượng khá lớn, vì lý do
đó không thể có một chuẩn mực cố định, dùng chung cho hệ thống
giáo dục- đào tạo, cho tất cả các khoa, cho tất cả các bộ môn hay thậm
chí cho tất cả các môn học.
1.1.8.3. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo.
a. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp của
Australia (mô hình Australia – 1000).
Bộ tiêu chuẩn này gồm 7 tiêu chuẩn và 22 tiêu chí với 100 khoản mục.
Khi đánh giá một khoản mục nếu đạt cho 10 điểm, không đạt cho 0 điểm,
tổng số điểm tối đa là 1000 điểm. Có thể phân loại chất lượng đào tạo sau
khi đánh giá bằng điểm số như sau:
Loại có chất lượng cao: 900 -1000 điểm.
Loại có chất lượng: 600 – 899 điểm.
Loại không có chất lượng: dưới 600 điểm.
Các tiêu chuẩn:
Lãnh đạo (180 điểm) gồm: phương hướng chiến lược (60 điểm), văn
hóa tổ chức (40 điểm), lãnh đạo thông qua tổ chức (40 điểm), sự tham
gia của môi trường và cộng đồng (40 điểm).
Chính sách và lập kế hoạch (100 điểm) gồm: hiểu biết môi trường
kinh doanh (40 điểm), quá trình lập kế hoạch (30 điểm), phát triển và
vận dụng các nguồn lực (30 điểm).
Dữ liệu, thông tin, và kiến thức (100 điểm), gồm: thu thập và diễn tả
các dữ liệu, thông tin (30 điểm), tích hợp và sử dụng thông tin cho
việc ra quyết định (40 điểm), tạo ra và quản lý kiến thức (30 điểm).
Con người (160 điểm), gồm: sự tham gia và cam kết (60 điểm), sự
hiệu quả và phát triển (50 điểm), sức khỏe, an toàn và sống lành mạnh
(50 điểm).
Chú trọng khách hàng và thị trường (150 điểm), gồm: kiến thức về
khách hàng và thị trường (60 điểm), quản lý mối quan hệ với khách
hàng (50 điểm), nhận thức của khách hàng về giá trị (40 điểm).
Chất lượng của quá trình, sản phẩm và dịch vụ (160 điểm), gồm: quá
trình đổi mới (40 điểm), các mối quan hệ cung cầu và đối tác (30
điểm), quản lý và cải tiến quá trình (50 điểm), chất lượng sản phẩm và
dịch vụ (quản lý mối quan hệ với khách hàng (50 điểm), nhận thức
của khách hàng về giá trị (40 điểm).
Thành tích đào tạo (150 điểm), gồm: các chỉ tiêu về kết quả (100
điểm), các chỉ tiêu về sự bền vững (50 điểm).
b. Bộ tiêu chuẩn đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở
đào tạo nghề nghiệp của ILO/ADB ( mô hình ILO -500).
Bộ tiêu chuẩn được thiết kế dựa theo hệ thống các tiêu chuẩn của
ILO/ADB đề xuất cho các nước tiểu vùng sông Mêkông: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái lan, Malaysia, Singapore, gồm 9 tiêu chuẩn với 100 tiêu
chí. Khi đánh giá mỗi tiêu chí, nếu đạt cho 5 điểm, không đạt cho 0 điểm,
tổng số điểm tối đa đạt 500 điểm. Kết quả đánh giá bằng điểm số giúp cho
việc công nhận kiểm định cơ sở đào tạo theo các mức sau đây: xuất sắc (450
-500 điểm), tốt (350 – 445 điểm), đạt (300- 345 điểm), không đạt (dưới 300
điểm).
Sau đây là bộ tiêu chuẩn:
Vai trò, chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường (25 điểm).
Tổ chức và quản lý (45 điểm).
Chương trình đào tạo (135 điểm).
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (85 điểm).
Thư viện và các nguồn lực cho dạy học (25 điểm).
Tài chính (50 điểm).
Khuôn viên nhà trường và các cơ sở hạ tầng (4o điểm).
Xưởng thực hành, thiết bị và vật tư (60 điểm).
Dịch vụ người học (35 điểm).
c. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Hà
Lan (mô hình Hà Lan 720).
Bộ tiêu chí này được nhóm chuyên gia HBO Hà Lan đưa ra trên cơ sở
cụ thể hóa mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management),
có thể áp dụng đối với các trường nghề, trường chuyên nghiệp, cao đẳng và
đại học. Bộ tiêu chí gồm 9 tiêu chuẩn với 72 tiêu chí. Mỗi tiêu chí cho 10
điểm và phân thành 5 mức, mỗi mức 2 điểm. Việc cho điểm này cho phép
xác định cơ sở đào tạo ở một trong 5 giai đoạn phát triển về chất lượng đào
tạo theo hướng cao hơn như sau:
Giai đoạn 1: đơn vị đào tạo hướng tới hoạt động có đặc điểm là
quản lý theo từng môn học, ngành học; có mục tiêu ngắn hạn cho từng môn
học, ngành học. Cơ sở đào tạo ở giai đoạn này là nhà trường hướng tới môn
học, hoặc nghề chuyên môn (Subject Orienter School).
Giai đoạn 2: đơn vị đào tạo hướng tới quá trình, có đặc điểm là các
quá trình hoạt động có kế hoạch và được kết nối với nhau, có mục tiêu
trung hạn và bước đầu quan tâm cải tiến theo chu trình PDCA (Plan – hoạt
động, Do – thực hiện, Check – kiểm tra, Action – hành động cải tiến). Cơ sở
đào tạo ở giai đoạn này gọi là nhà trường giảng dạy( Teaching School).
Giai đoạn 3: đơn vị đào tạo hướng tới hệ thống, có đặc điểm là bước
đầu hướng tới nhu cầu của người học và thị trường lao động, có mục tiêu
trung hạn và áp dụng chu trình PDCA một cách đầy đủ. Cơ sở đào tạo ở giai
đoạn này gọi là nhà trường học tập (Learning School).
Giai đoạn 4: đơn vị đào tạo hướng tới thị trường lao động, có đặc
điểm là “ mắt xích” của các nhà cung ứng lao động, có mục tiêu chiến
lược dài hạn, áp dụng chu trình PDCA mọi lúc, mọi nơi. Cơ sở đào tạo ở
giai đoạn này gọi là nhà trường kết nối (Linking School).
Giai đoạn 5: đơn vị đào tạo được quản lý toàn diện, có đặc điểm
hướng vào thị trường lao động toàn cầu, có mục tiêu chiến lược dài hạn;
quan tâm tới đào tạo nghề mới cho tương lai với tính hợp tác sáng tạo vì
cộng đồng, áp dụng chu trình PDCA một cách thành thạo. Cơ sở đào tạo ở
giai đoạn này gọi là nhà trường mở ( Open Schoool).
Kết quả đánh giá bằng điểm số cho 72 tiêu chí ở 5 mức cho phép xác
định đơn vị đào tạo ở giai đoạn nào của sự phát triển về chất lượng đào tạo
theo từng tiêu chuẩn và tiêu chí.
Sau đây là bộ tiêu chí:
Sự lãnh đạo (50 điểm), gồm: tầm nhìn về chất lượng, cam kết cá nhân
về cải tiến liên tục; công nhận, hỗ trợ chất lượng, hoạt động đối ngoại;
suy xét cá nhân.
Chính sách và chiến lược trách nhiệm (40 điểm) gồm: kế hoạch và
văn bản chính sách; xây dựng chính sách ; phổ biến chính sách; đánh
giá và cải tiến.
Quản lý nguồn nhân lực (60 điểm), gồm: chính sách đội ngũ; kế
hoạch đội ngũ; đánh giá trả lương cho giáo viên, nhân viên; phúc lợi
đối với giáo viên, nhân viên; bồi dưỡng tư vấn cho đội ngũ; đánh giá
và cải tiến.
Quản lý các nguồn lực khác (60 điểm), gồm: thông tin quản lý, các
nguồn tài chính, các nguồn vật chất; phương tiện kỹ thuật; kiến thức
và kinh nghiệm; đánh giá và cải tiến.
Quản lý quá trình giáo dục – đào tạo (100 điểm), gồm: tầm nhìn nghề
nghiệp và đào tạo, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, các học
phần; thiết kế đánh giá quá trình đào tạo; điều khoản và kiểm soát;
thiết kế môi trường học tập; các hoạt động của học sinh; các hoạt
động của giáo viên; tuyển chọn đầu vào (học sinh và hợp đồng dịch
vụ); tư vấn học tập.
Sự hài lòng của khách hàng (180 điểm), gồm:
Ở học sinh : tầm nhìn nghề nghiệp và đào tạo, mục tiêu đào tạo,
chương trình đào tạo; các học phần; đánh giá quá trình đào tạo,
môi trường học tập; tư vấn nghề nghiệp; thông tin đào tạo, các
thông tin khác.
Ở khu vực nghề nghiệp: tầm nhìn nghề nghiệp và đào tạo, mục
tiêu đào tạo, chương trình đào tạo; chương trình ngoại khóa; chính
sách và chiến lược; nhiệm vụ hướng tới thị trường lao động và xã
hội; sự cam kết của lãnh đạo; sự hài lòng của học sinh đã tốt
nghiệp.
Đánh giá của chính quyền và cơ quan quản lý (khía cạnh chất
lượng và số lượng; thực hiện qui định pháp lý; tham gia hoạt động
xã hội).
Hài lòng của giáo viên, nhân viên (50 điểm) về lãnh đạo, chính sách
và chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, các nguồn lực khác, quản lý
quá trình đào tạo.
Tác động đến xã hội (60 điểm), gồm: tầm nhìn và trách nhiệm xã hội;
đầu tư các nguồn tài chính; chuyển giao kiến thức, phương pháp quản
lý, môi trường, hỗ trợ hoạt động văn hóa, xã hội; quan hệ quốc tế.
Kết quả giáo dục – đào tạo (120 điểm), gồm: kết quả tài chính, kết
quả tác nghiệp (qui mô đầu vào, ra và đội ngũ giáo viên, cán bộ).
d. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Về cấu trúc cơ bản, ISO 9000: 2000 bao gồm một hệ thống tiêu chuẩn ở
nhiều mặt, khâu khác nhau của quá trình tác nghiệp trong đó vừa qui định
những chuẩn mực, những yêu cầu về chất lượng cho các tổ chức và các hoạt
động, vừa hướng dẫn cách thức xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý và đánh
giá nhằm “đảm bảo chất lượng” để được chứng nhận theo chuẩn mực ISO.
Đạt được chứng nhận ISO không có có nghĩa là cơ sở đó có sản phẩm chất
lượng cao mà chỉ là sự xác nhận cơ sở đó có hệ thống quản lý chất lượng
bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng theo thiết kế (các đặc tính chất lượng sản
phẩm tuỳ thuộc vào các chuẩn mực và thông số thiết kế). Bộ tiêu chuẩn ISO
9000: 2000 bao gồm 25 tiêu chuẩn, được chia làm 5 nhóm, trong đó có các
tiêu chuẩn quan trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm như sau:
ISO 9001: là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đối với tất cả
các khâu của quá trình tác nghiệp từ thiết kế triển khai sản xuất, gia công,
kiểm tra thử nghiệm và các dịch vụ sau sản xuất (đóng gói, bán hàng, bảo
hành…).
ISO 9002: là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong các
khâu sản xuất, gia công và dịch vụ sau sản xuất (không có khâu thiết kế).
ISO 9003: là các tiêu chuẩn trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối
cùng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cho rằng chất lượng sản phẩm-dịch vụ do chất
lượng quản lý quyết định. Bộ tiêu chuẩn này đề cập đến chất lượng quản lý
chứ không đơn thuần là chất lượng sản phẩm – dịch vụ như nhiều người hiểu
lầm. Phương châm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là thiết lập hệ thống quản lý
chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng ổn định để
thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, ý tưởng “làm đúng ngay từ đầu” và
lấy “phòng ngừa làm chính” là cơ sở cho mọi hoạt động trong tổ chức đào
tạo.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ nêu ra các hướng dẫn để xây dựng một hệ
thống quản lý chất lượng có hiệu quả, chứ không áp đặt một hệ thống chất
lượng chuẩn cho từng loại tổ chức. Hệ thống chất lượng của từng cơ sở đào
tạo tùy thuộc vào tầm nhìn, văn hóa, cách quản lý, cách thực hiện phù hợp
với từng hoàn cảnh cụ thể.
Do đặc thù của công tác quản lý, những tiêu chuẩn hướng dẫn của ISO
9000:2000 mang tính khái quát cao nên có khả năng ứng dụng rộng rãi
không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà còn ở nhiều lĩnh vực khác
như quản lý hành chính công, quân sự, quản lý y tế, giáo dục..v..v..Hiện đã
có trên 40 ngành, lĩnh vực ứng dụng các chuẩn mực và hướng dẫn của ISO
9000: 2000. Trong lĩnh vực giáo dục, ISO 9000: 2000 có khả năng ứng dụng
trong quản lý ở từng cơ quan quản lý giáo dục (Sở Giáo dục & đào tạo,
phòng giáo dục) và cơ sở giáo dục (trường, trung tâm, viện), các cơ quan
nghiệp vụ như viện nghiên cứu, nhà xuất bản, viện thiết kế trường học, với tư
cách như là một tổ chức có vị trí, chức năng, nhiệm vụ nhất định. Nó cũng có
thể ứng dụng trong quản lý chất lượng một hoạt động giáo dục xuyên suốt
nhiều tầng cấp và liên quan tới nhiều tổ chức khác nhau:thi tốt nghiệp, tuyển
sinh đại học, xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa phổ thông, xây
dựng chương trình khung của giáo dục đại học..v..v…
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hiện nay trên thế giới có trên 500
trường và cơ sở giáo dục thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000,
trong đó có nhiều cơ sở đào tạo nổi tiếng ở các nước có trình độ phát triển
cao như Harvard (Mỹ), Cambridge (Anh)…. Và ở các nước đang phát triển
như Thái lan, Ấn độ, Trung quốc…Ở nước ta, việc ứng dụng ISO hiện nay
chủ yếu thực hiện trên các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, dịch vụ. Trong lĩnh
vực giáo dục, chúng ta đã có một số nghiên cứu và ứng dụng ISO và TQM
trong kiểm định và xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng đại học, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề. Ở khối đại học có trường Đại học Công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh; khối các trường trung học chuyên nghiệp có trường trung học Nghiệp
vụ du lịch- khách sạn thành phố Hồ Chí Minh; khối các trường trung học phổ
thông có trường tư thục Ngô Thời Nhiệm; khối các trung tâm dạy nghề và
trường nghề mới có trường Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương (trước đây là
Trung tâm dạy nghề quận 5) xây dựng, vận hành và được cấp giấy chứng
nhận ISO của Trung tâm đánh giá phù hợp tiêu chuẩn Quacert.
Khác với các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ hàng
hóa, dịch vụ hành chính công, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những đặc
trưng riêng về quá trình đào tạo từ các yếu tố đầu vào như: chương trình, nội
dung giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, học
sinh… đến các hoạt động dạy và học, và giáo dục đa dạng, với nhiều hình
thức khác nhau và đặc biệt “sản phẩm đào tạo” là con người ở nhiều giai
đoạn phát triển theo lứa tuổi và trình độ giáo dục. Với ý nghĩa đặc biệt của
sản phẩm giáo dục là con người không có “phế phẩm”, việc ứng dụng mô
hình quản lý chất lượng nhà trường theo ISO sẽ tạo ra sự thay đổi có tính đột
phá không chỉ trong quan niệm mà trong mô thức quản lý nhà trường.
Tiếp cận và ứng dụng ISO 9000: 2000 vào đổi mới và hoàn thiện công
tác quản lý hệ thống giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng là
một quá trình liên tục bao gồm nhiều bước thích hợp trong đó cần tập trung
vào các bước sau:
Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý hiện hành từ cơ chế chính sách
quản lý, cơ cấu vận hành, các chuẩn mực quản lý, phương thức quản
lý…., trên cơ sở đối chiếu so sánh với phương thức, mô hình quản lý
theo ISO, bởi lẽ các mô thức quản lý hiện hành không phải khác biệt
hoàn toàn với mô hình quản lý ISO và đồng thời nhiều yêu cầu quản
lý theo ISO cũng đã được thể hiện ở những mức độ khác nhau trong
thực tế hiện nay, ví dụ như việc lập kế hoạch đà._.tại các
trung tâm dạy nghề.
Thực hiện qui trình xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn trong hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, trong đó chú trọng đến
khâu đánh giá hiệu quả – quá trình cải tiến chương trình đào tạo. Xuất phát từ
quan điểm chương trình là yếu tố quan trọng hàng đầu của các điều kiện bảo
đảm chất lượng đào tạo, do vậy, chương trình phải được quản lý một cách
nghiêm túc, không thể tuỳ tiện. Trong báo cáo của chính phủ về tình hình giáo
dục trình quốc hội vào tháng 9/ 2004 đã nêu rõ “Quản lý về giáo dục còn yếu
kém bất cập” và đã đề ra giải pháp đổi mới quản lý giáo dục “ Việc quản lý giáo
dục truyền thống cần được thay bằng quản lý giáo dục theo chất lượng”, trong
đó quản lý chương trình đào tạo giữ một vị trí quan trọng trong quản lý chất
lượng dạy nghề.
Điều 14 của Luật Giáo dục cũng ghi rõ “ nhà nước thống nhất quản lý hệ
thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo
dục…; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp
quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo
dục”.
Căn cứ qui định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo
của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng,
thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỉ lệ thời gian giữa lý thuyết và
thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo, giám đốc các trung
tâm dạy nghề có quyền lựa chọn và xây dựng chương trình đào tạo nghề cho
trung tâm mình trên cơ sở chương trình khung đã được các cơ quan quản lý nhà
nước ban hành.
Để làm được điều này, các trung tâm cần thực hiện những công việc sau:
Lập kế hoạch xây dựng chương trình: Kế hoạch cần được nêu rõ
những chương trình nào cần được xây dựng mới, chương trình nào cần
hoàn thiện, tiến độ và các điều kiện cần thiết để thực hiện.
Thành lập tiểu ban xây dựng chương trình: tiểu ban xây dựng
chương trình gồm những giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo
nghề, các doanh nghiệp sử dụng lao động, những người lao động lành
nghề của nghề cần xây dựng và chuyên gia am hiểu phương pháp xây
dựng chương trình.
Thành lập tiểu ban tư vấn chương trình: tiểu ban này bao gồm
một số giáo viên có kinh nghiệm từ các trung tâm dạy nghề/ trường nghề
bạn, các đại diện của các cơ sở sản xuất sử dụng học viên tốt nghiệp, các
nhà khoa học công nghệ cùng lĩnh vực ngành nghề.
Chỉ đạo việc xây dựng chương trình: xây dựng chương trình đào
tạo nghề là một việc khó khăn, phức tạp, đồng thời còn quá mới mẻ đối
với các trung tâm dạy nghề. Do vậy, cần được Ban Giám đốc quan tâm
đặc biệt và cung cấp đầy đủ nguồn lực thì việc xây dựng chương trình
mới đạt kết quả.
Tổ chức dạy thử nghiệm chương trình: dạy thử nghiệm là bước
hết sức quan trọng để có thể nhận biết chương trình đào tạo tốt, phù hợp
với yêu cầu của người sử dụng lao động, đồng thời phù hợp với điều kiện
của trung tâm dạy nghề, với đặc điểm lao động của từng ngành – vùng.
Tổ chức thẩm định chương trình: để thẩm định chương trình cần
thành lập hội đồng thẩm định để xác định, tổ chức thẩm định, xét duyệt
chương trình dạy nghề cho từng trung tâm dạy nghề.
Ban hành nội bộ chương trình: các chương trình đào tạo đã được
phê duyệt cần đưa vào giảng dạy qua một số khóa đào tạo để chứng minh
cho sự phù hợp của chương trình với yêu cầu của thị trường lao động về
chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, đồng thời chứng minh cho tính hiệu
quả của các chương trình.
Đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện chương trình: sau khi tổ
chức các khóa đào tạo cần đánh giá nghiêm túc về mặt sư phạm cũng như
nội dung, cấu trúc, thời lượng của các học phần; sự phù hợp của nội dung
chương trình đào tạo với học viên và hiệu quả của chương trình đào tạo
để có sự hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Chương trình đào tạo sau thời gian áp dụng cần đựơc thường xuyên
cập nhật, đánh giá lại cho phù hợp với các tiến bộ khoa học – công nghệ
cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội.
3.4.3. Tăng cường công tác quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên.
Thực hiện qui trình giám sát giảng dạy theo hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại các trung tâm dạy nghề, tập trung giai đoạn
dự giờ giáo viên, cộng tác viên theo kế hoạch hoặc dự giờ đột xuất không báo
trước.
Bước 1:Lập tiến độ giảng dạy:
Căn cứ lịch khai giảng đã được Ban Giám đốc trung tâm phê duyệt,
phòng đào tạo lập tiến độ đào tạo các lớp khai giảng trong tháng (dự kiến
ngày bế giảng, ngày thi cuối khóa).
Bước 2: Kiểm tra tiến độ đào tạo:
Bộ phận giáo vụ được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến độ giảng dạy các lớp
bằng phiếu kiểm tra tình hình giảng dạy bao gồm các nội dung: kiểm tra giáo
án, phiếu hướng dẫn thực hành (đối với các bài thực hành), tài liệu phát tay,
sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học, tiến độ giảng dạy (đúng kế hoạch
giảng dạy lý thuyết, thực hành đã lập từ đầu mỗi khóa học), thái độ học tập
của học viên, phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Bước 3: Lập kế hoạch dự giờ:
Trên cơ sở tiến độ giảng dạy, phòng đào tạo lập kế hoạch dự giờ giáo
viên của phòng phối hợp với các khoa, bộ môn lập kế hoạch dự giờ giáo viên
của từng khoa, bộ môn (không dự giờ trùng giáo viên tại thời điểm tiến hành
dự giờ). Trong quá trình tiến hành dự giờ, giáo vụ, đại diện giáo viên của
từng khoa, bộ môn tham gia dự giờ sẽ tiến hành đánh giá giáo viên theo
phiếu dự giờ lý thuyết (hoặc phiếu dự giờ thực hành).
Bước 4: Lập báo cáo và đề xuất giải pháp:
Từng 6 tháng, phòng Đào tạo và khoa, bộ môn lập báo cáo kết quả dự
giờ, đề xuất các giải pháp khắc phục cho đợt dự giờ tiếp theo. Với những
giáo viên còn hạn chế về phương pháp giảng dạy, chuyên môn tuỳ mức độ sẽ
được ghi nhận trong phiếu khắc phục phòng ngừa, và được dự giờ kiểm tra
khắc phục trong đợt dự giờ tiếp theo. Căn cứ phiếu dự giờ lý thuyết hoặc
thực hành, trường hợp giáo viên đạt số điểm thấp hơn mức điểm chấp nhận,
phòng đào tạo sẽ đề nghị giám đốc ngưng ngay hoạt động giảng dạy của giáo
viên đó, đồng thời bố trí giáo viên khác thay thế nhằm bảo đảm hoạt động
đào tạo theo tiến độ.
Với qui trình quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên sẽ ngăn ngừa
được những giáo viên không chuẩn bị tốt cho công tác lên lớp đồng thời bảo
đảm chất lượng đào tạo theo đúng chương trình, tiến độ và đạt mục tiêu đào tạo
đặt ra, loại bỏ những giáo viên không đáp ứng yêu cầu hoạt động về phương
pháp, chuyên môn của giáo viên bằng những đánh giá định lượng và bằng
chứng cụ thể không dựa trên cảm tính của cán bộ quản lý. Ngoài ra, qui trình
cũng đảm bảo việc dự giờ giáo viên là hoạt động chuyên môn thường xuyên
của cán bộ quản lý không phụ thuộc vào những cuộc thi do ngành tổ chức, việc
tổ chức những khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
cũng trở nên thiết thực và hiệu quả không phải chạy theo hình thức như trước.
3.4.4. Hoàn thiện công tác quản lý quá trình học tập của học viên trong đó
đổi mới công tác đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể là: đổi mới hình thức thi,
kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chú trọng đánh giá sau đào
tạo qua qui trình theo dấu học viên theo hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000, bằng các phiếu nhận xét, đánh giá tay nghề học viên của các đơn vị
sử dụng lao động. Mời các doanh nghiệp tham gia hội đồng thi bằng cách ra đề
thi, chấm thi và tuyển dụng lao động trên cơ sở kết quả thi tay nghề.
Kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học viên là một quy định bắt
buộc trong quá trình đào tạo nhằm xác nhận kiến thức, trình độ của học viên
đồng thời qua đó nhà trường, giáo viên tự đánh giá lại công tác quản lý, giảng
dạy của mình. Tự giảng dạy, tự kiểm tra, tự đánh giá sẽ không có kết quả khách
quan khi chạy theo thành tích học kỳ, năm học. Trong các Trung tâm dạy nghề,
kế hoạch đào tạo do trung tâm xây dựng theo yêu cầu của địa phương phụ thuộc
vào tiềm năng của từng trung tâm mà không thống nhất kế hoạch như hệ giáo
dục phổ thông, cho nên tự mỗi đơn vị tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá học tập của
học viên mà chưa có cơ quan khảo thí riêng dành cho hệ thống các trường đào
tạo nghề.
Trong thực tế cho thấy thi kiểm tra càng chặt chẽ bao nhiêu thì chất lượng
càng tốt bấy nhiêu, càng khách quan bao nhiêu thì càng đánh giá chính xác bấy
nhiêu. Bảo đảm kết quả kỳ thi, kiểm tra thực sự là một đánh giá đúng khả năng
trình độ của học viên, nếu không chúng ta sẽ cho ra xã hội những "sản phẩm"
không tương xứng với giá trị của nó.
3.4.5. Xây dựng và phổ biến thông tin nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, học
viên thành đạt (công việc và thu nhập ổn định, tự tạo doanh nghiệp…) trên
trang website trung tâm.
Ưu tiên hàng đầu của việc dạy nghề ngắn hạn là tạo cơ hội việc làm cho
học viên phổ thông và thanh niên. Đây cũng là mục tiêu đầu tiên của hầu hết
giám đốc các trung tâm dạy nghề và vì lẽ đó mà trách nhiệm dạy nghề khi
chuyển sang Bộ Lao động đã được các trung tâm dạy nghề hoan nghênh. Với sự
thay đổi này thì ưu tiên hàng đầu đã được khẳng định và con đường đã được
chuẩn bị cho một thời kỳ mới cần nỗ lực nhiều hơn
Mặt khác của vấn đề tạo việc làm cho người lao động và thực hiện công
bằng xã hội là việc cần thiết tạo ra cơ may bình đẳng cho nam và nữ, cho người
khiếm khuyết và hơn nữa cho người tàn tật. Một số trung tâm dạy nghề đặc biệt
chú trọng đào tạo đối tượng học nghề nữ và hầu hết các trung tâm dạy nghề có
những khóa học đa phần là nữ như dạy nấu ăn, uốn tóc, trang điểm, may, thư ký
văn phòng. Ngoài vài lớp thử nghiệm tiên phong, còn ít trung tâm huấn luyện
người tàn tật và vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn.
3.4.6. Đổi mới công tác quản lý đánh giá.
Phải làm cho công tác đánh giá thi đua, khen thưởng thể hiện đúng thực
chất, có tác dụng thúc đẩy và tăng cường hiệu quả quản lý tại đơn vị.
Xây dựng hoàn thiện công tác quản lý sau đào tạo. Mỗi trung tâm dạy
nghề cần có những phương pháp để thu thập thông tin phản hồi từ những người
có liên quan như học viên tốt nghiệp, học viên đã tốt nghiệp đi làm do trung tâm
giới thiệu, học viên tốt nghiệp tự tạo doanh nghiệp, những thông tin phản hồi từ
phía các nhà tuyển dụng lao động hay thị trường lao động. Những thông tin phản
hồi được thu thập từ nhiều kênh khác nhau: tổ chức hội nghị khách hàng hàng
năm, tổ chức lấy ý kiến học viên. Với những thông tin phản hồi thu thập, từng
trung tâm sẽ tiến hành đánh giá để có nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu trong
quá trình quản lý đào tạo để điều chỉnh kịp thời nội dung chương trình đào tạo.
Để đạt được yêu cầu đặt ra, chúng tôi đề nghị áp dụng qui trình thăm dò ý kiến
học viên và ý kiến của doanh nghiệp, các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch thăm dò ý kiến học viên, ý kiến doanh nghiệp.
Trong bước này chúng ta xác định mục tiêu đặt ra, thời gian tiến hành,
công cụ khảo sát, địa điểm - người thực hiện.
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin phản hồi qua phiếu thăm dò ý
kiến học viên, ý kiến doanh nghiệp sử dụng lao động.
Bước 3: Thống kê – phân tích dữ liệu- đề xuất giải pháp khắc phục:
Đây là bước then chốt trong qui trình. Nếu tiến hành thu thập thông tin
mà thiếu giai đoạn phân tích thống kê thì những thông tin thu thập giảm đi
rất nhiều giá trị của nó. Những con số thống kê cho phép những nhà quản lý
nhận thấy những điểm hạn chế trong quá trình đào tao từ đó có những giải
pháp khắc phục kịp thời nhằm điều chỉnh phương pháp quản lý, nội dung
chương trình đào tạo.
Chúng ta vừa đề cập đến một số giải pháp mang tính vĩ mô và một số giải
pháp cụ thể. Tuy nhiên, khi nói đến các giải pháp quản lý chất lượng là phải nói
đến quản lý chất lượng tổng thể. Đây là một phương thức quản lý định hướng
theo khách hàng, quản lý theo quá trình. Ở đó mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm
về chất lượng công việc của chính mình, loại bỏ các sai lỗi, cố gắng làm đúng
ngay từ đầu và làm đúng vào mọi thời điểm, liên tục và từng bước cải tiến chất
lượng. Để đáp ứng những yêu cầu về chất lượng trên, các tổ chức cần theo một
mô hình quản lý chất lượng nào đó. Sẽ có nhiều mô hình quản lý chất lượng để
các tổ chức chọn lựa như: mô hình quản lý chất lượng của Deming, mô hình
quản lý chiến lược chất lượng của Juran, mô hình quản lý chất lượng theo các
giải thưởng chất lượng, mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM), mô hình
quản lý chất lượng theo ISO 9000. Đối với các trung tâm đào tạo nghề, chúng
tôi xin được đề nghị mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000, bởi như TS.
Deming có nói:” Bạn không buộc phải áp dụng ISO 9000 nếu không cảm thấy bị
thúc bách bởi sự sống còn”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua các khảo sát thực tế và số liệu thống kê, chúng ta có thể khẳng định rằng
với một bối cảnh còn nhiều khó khăn, các Trung tâm dạy nghề đã có những đóng
góp sinh động vào bối cảnh chung của hệ thống dạy nghề cả nước. Trong một báo
cáo chính thức của dự án Swisscontact đã có nhận định: “nếu nhìn vào những khó
khăn mà các Giám đốc và Ban quản lý các Trung tâm dạy nghề đang gặp phải,
những nhiệm vụ họ được giao và những phương tiện mà họ hiện có, thì với
những kết quả mà họ đạt được, chúng ta chỉ có thể bày tỏ niềm kính trọng lớn
lao, họ là những người cần được biểu dương”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận
thấy rằng hệ thống các Trung tâm dạy nghề vẫn có khả năng và tiềm lực lớn để
cung cấp những “sản phẩm đào tạo” có chất lượng cao hơn và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng nhiều hơn nữa nếu có những công cụ mới, những giải pháp hiệu quả và
đồng bộ hơn để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay và trong tương lai.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và giả
thuyết khoa học đã thực hiện được những nội dung sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu (phần cơ sở lý luận được
trình bày trong luận văn).
- Thực hiện khảo sát, thống kê, phân tích dữ liệu thực trạng đào tạo và thực
trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề ở Thành phố Hồ
Chí Minh qua các nội dung:
Quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Quản lý nội dung, chương trình đào tạo.
Quản lý quá trình đào tạo.
Quản lý quá trình học tập của học viên.
Quản lý về đánh giá.
Kết quả quá trình đào tạo.
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý chất lượng đào
tạo tại các trung tâm dạy nghề, luận văn đã đề xuất một số các giải pháp vừa mang
tính vĩ mô vừa mang tính vi mô, cụ thể như sau:
Giải pháp vĩ mô:
- Thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và bảo đảm công bằng xã hội.
- Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề.
- Xây dựng chế độ chính sách hợp lý.
- Thực hiện qui hoạch tổng thể mạng lưới các cơ sở dạy nghề. Tiếp tục hoàn
chỉnh cơ cấu, hệ thống các trung tâm dạy nghề.
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp.
- Tăng cường quản lý chuyên môn, kiểm tra chặt chẽ công tác thi, kiểm tra.
- Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Dạy nghề theo module.
- Huấn luyện tay nghề linh hoạt.
- Bổ sung, đổi mới trang thiết bị các phương tiện đồ dùng dạy học. Tăng cường tài
liệu cho giáo viên, học viên; chỉnh trang cơ sở vật chất, môi trường sư phạm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo với sử dụng.
- Tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất.
- Thiết lập mối quan hệ giữa trường dạy nghề và xí nghiệp. Tăng cường thời gian
để học viên tham gia các công việc thực tế sản xuất, tham quan các công ty, xí
nghiệp.
- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, tác phong công
nghiệp cho học viên.
- Liên thông giữa giáo dục phổ thông và dạy nghề.
Giải pháp vi mô:
- Xây dựng qui hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Thực hiện qui
trình tuyển chọn giáo viên, cộng tác viên cho trung tâm dạy nghề, trong đó chú ý
khâu đánh giá giáo viên, cộng tác viên đúng chuẩn qui định của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo tại các trung tâm
dạy nghề. Thực hiện qui trình xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, trong đó
chú trọng đến khâu đánh giá hiệu quả – quá trình cải tiến chương trình đào tạo.
- Tăng cường công tác quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên. Thực hiện qui
trình giám sát giảng dạy tại các trung tâm dạy nghề, tập trung ở giai đoạn dự giờ
giáo viên, cộng tác viên theo kế hoạch hoặc dự giờ đột xuất không báo trước.
- Hoàn thiện công tác quản lý quá trình học tập của học viên trong đó đổi mới
công tác đánh giá chất lượng đào tạo, đề nghị các trung tâm dạy nghề triển khai
xây dựng phần mềm quản lý học viên hiện chứng minh hiệu quả quản lý tại trung
tâm dạy nghề quận 3,5, Bình Thạnh.
- Đổi mới công tác quản lý đánh giá. Phải làm cho công tác đánh giá thi đua, khen
thưởng thể hiện đúng thực chất, có tác dụng thúc đẩy và tăng cường hiệu quả quản
lý tại đơn vị.
- Xây dựng hoàn thiện công tác quản lý sau đào tạo. Đây là công tác hậu mãi,
chăm sóc khách hàng đặc biệt, cần được quan tâm và đẩy mạnh tại các đơn vị.
Thực hiện qui trình thăm dò ý kiến khách hàng.
Những nội dung nghiên cứu đựơc trình bày trong luận văn chắc chắn còn rất
nhiều hạn chế và thiếu sót do thời gian và năng lực nghiên cứu của người thực hiện.
Tuy nhiên, chúng tôi rất mong với những kết quả của khảo sát thực trạng đào tạo và
thực trạng quản lý của các trung tâm dạy nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nhận
đựơc sự quan tâm của các cấp quản lý. Ngoài ra, với những giải pháp đề xuất chúng
tôi rất mong đựơc các cấp quản lý quan tâm và ứng dụng thực hiện tại đơn vị nhất là
đề xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO
9001:2000 vào các trung tâm dạy nghề, mà chúng tôi nhận thấy đã đem lại những
hiệu quả quản lý tích cực tại Trung tâm dạy nghề quận 5 (nay là Trường Kỹ thuật
công nghệ Hùng Vương).
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của trung tâm dạy nghề đáp ứng
nhu cầu đào tạo trong bối cảnh mới, vận hội mới khi chúng ta gia nhập vào WTO,
chúng tôi xin kiến nghị như sau:
2. Kiến nghị
1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội: sớm ban hành các văn bản
hướng dẫn thực hiện dưới luật, ban hành các chương trình chuẩn về giáo trình, bổ
sung và xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn bậc thợ, các chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ, tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề và chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội công nhân kỹ thuật đã qua sản xuất do hiện nay lĩnh
vực dạy nghề còn thiếu nhiều quy chế, quy định hoặc các quy chế, quy định này
không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Căn cứ luật Dạy nghề và Luật Lao
động, sớm ban hành quy chế quản lý hoạt động dạy nghề.
Cần có chính sách phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm thu hút học sinh vào các trường nghề, trung tâm dạy nghề, cụ thể là phân
luồng vào trường nghề, trung tâm dạy nghề ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ
sở.
Cần qui định các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo đóng góp kinh phí
cho đào tạo nghề. Doanh nghiệp tham gia mở trường hoặc nhận học viên vào học
nghề sẽ được miễn phần đóng góp.
2. Đối với Phòng Dạy nghề – Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh: cần tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về đào
tạo nghề, đổi mới tổ chức quản lý về công tác dạy nghề.
3. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong dạy nghề bằng chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp, các cá nhân, tập thể và tổ chức trong và ngoài nước mở
trường, lớp dạy nghề và tham gia vào quá trình đào tạo nghề. Đề nghị Nhà nước
miễn thuế cho dạy nghề, có chính sách cho vay vốn ưu đãi cho đề án phát triển
cho dạy nghề. Thành phố đảm bảo đầu tư tăng cường đổi mới thiết bị cho 20
Trung tâm dạy nghề, bổ sung chức năng cho một số Trung tâm dạy nghề có điều
kiện được tham gia đào tạo nghề dài hạn trong khi vẫn duy trì đào tạo nghề ngắn
hạn.
Bổ sung và đổi mới quy chế, quy định về quản lý dạy và học trong dạy nghề
để đưa hoạt động đào tạo của các cơ sở dạy nghề vào nề nếp và nâng cao chất
lượng.
4. Đối với các trung tâm dạy nghề, chúng tôi mạnh dạn đề nghị áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VN ISO 9001:2000.
Trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt, ở chương 1 tác giả luận văn chỉ đề cập
những bước đi ban đầu trong việc tiếp cận quản lý chất lượng theo ISO 9001.
Mỗi quốc gia trên thế giới cũng như mỗi cơ sở đào tạo trong mỗi quốc gia có
những đặc thù và những điều kiện nhất định. Do vậy, không thể có một mô hình
chung cho tất cả các nước hay các cơ sở đào tạo trong cùng một quốc gia. Tuy
nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, Tổng cục Dạy Nghề có thể thống nhất quản
lý chất lượng theo mô hình đã đưa ra và các điều khoản tổng quát của hệ thống
chất lượng như đã trình bày, trên cơ sở đó các Trung tâm dạy nghề thiết kế chi
tiết hệ thống các điều khoản cụ thể (các yêu cầu về chất lượng) cho phù hợp với
văn hóa tổ chức và các điều kiện khác phù hợp với hoạt động của từng Trung
tâm.
Việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng khi mà:
- Quyền tự chủ (quản lý, tài chính) của các Trung tâm dạy nghề được mở rộng.
- Tỷ trọng số người theo học và thành phần loại hình Trung tâm dạy nghề trong
đào tạo nghề ngày một phát triển.
- Yếu tố nước ngoài tham gia đào tạo nghề ngày một tăng do toàn cầu hóa.
Do đó, việc các cơ sở dạy nghề được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO sẽ góp
phần định hướng các hoạt động sau của xã hội:
Định hướng lựa chọn đầu tư của người học – của phụ huynh đối với cơ sở
đào tạo có chất lượng và hiệu quả, phù hợp với khả năng của mình.
Định hướng lựa chọn đầu tư của nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực
theo những ngành nghề cần thiết cho sự phát triển trong tương lai.
Định hướng đầu tư của các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực thích hợp
cho doanh nghiệp của mình.
Định hướng cho các nhà đầu tư nước ngoài phát triển hoạt động của
mình.
Định hướng cho các trung tâm dạy nghề tăng cường năng lực cạnh tranh
trong và ngoài nước (xây dựng văn hóa chất lượng, không ngừng nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, quản lý và tài chính…).
Định hướng cho sự hợp tác đào tạo (chuyển đổi, công nhận văn bằng
chứng chỉ…) của các trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sẽ giúp
cho Trung tâm xem xét lại toàn diện hiện trạng hoạt động của đơn vị
mình, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của mình so
với tiêu chuẩn chất lượng ban hành, tự nâng cao trách nhiệm trong mọi
hoạt động của mình.
Với sự công khai hoá các chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
cũng đồng nghĩa với việc công khai hóa tiêu chuẩn chất lượng của đào
tạo, từng trung tâm dạy nghề sẽ thấy rõ được mục tiêu phát triển mà mình
cần đạt được.
Bằng việc tự đánh giá mức độ thực hiên mục tiêu chất lượng so với tiêu
chuẩn quản lý chất lượng từng trung tâm dạy nghề sẽ thấy được một cách
tương đối toàn diện thực trạng chất lượng đào tạo của mình để có thể chủ
động đưa ra những biện pháp hữu ích cho việc cải thiện chất lượng của
trung tâm mình.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO sẽ giúp cho trung tâm dạy
nghề và cả cơ quan quản lý ( Phòng Dạy nghề - Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội Thành phố, Tổng cục dạy nghề ) không ngừng nâng cao
và hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng. Một khâu hết sức quan trọng
trong quá trình thực hiện ISO đó là khâu đánh giá bên ngoài. Với sự
kiểm tra, xem xét hồ sơ chất lượng tại Trung tâm dạy nghề của các
chuyên gia đại diện cho tổ chức kiểm định chất lượng, so sánh với các
tiêu chuẩn đặt ra sẽ đưa ra được những cái nhìn khách quan trong vấn đề
quản lý chất lượng, những kết luận xác đáng, góp ý cho trung tâm khắc
phục những điểm không phù hợp, những lỗi lưu ý, giúp trung tâm dạy
nghề hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình.
Về phía xã hội: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO tại các
trung tâm dạy nghề là sự đảm bảo trước xã hội về chất lượng sản phẩm
của cơ sở đào tạo, là cơ sở cho các doanh nghiệp tuyển dụng, xem xét tư
cách hành nghề của những học viên do trung tâm đào tạo, là cơ sở cho
việc trao đổi lao động giữa các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài
nước. Cũng thông qua việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo
ISO, các trung tâm luôn chủ động và có ý thức không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả cho việc đầu tư đào tạo.
Về phía người học: giúp người học chuyển đổi việc học tập giữa các
trung tâm dạy nghề hoặc cho công nhân khi họ có nhu cầu bồi dưỡng,
nâng cao trình độ. Đó cũng là tiền đề giúp cho người học hoặc công nhân
trong việc hành nghề.
Về phía trung tâm dạy nghề: giúp trung tâm dạy nghề định hướng trong
việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, cải thiện chất lượng đào tạo
thông qua các tư vấn, khuyến nghị của chuyên gia đánh giá. Đồng thời
với việc được công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO sẽ củng cố thêm uy tín, thương hiệu của trung tâm trước công luận.
Trên đây là những nhận định và đề xuất tổng quát được rút ra từ những dữ liệu
và khảo sát đã nêu trong luận văn. Luận văn này không đi vào chi tiết kỹ thuật cụ
thể phải làm thế nào để tăng cường quản lý chất lượng các Trung tâm dạy nghề. Bởi
đó là công việc vượt quá trình độ, khả năng của người viết cũng như khuôn khổ của
đề tài.
Hơn nữa, quá trình xây dựng mô hình quản lý chuẩn nhằm nâng cao chất lượng
các Trung tâm dạy nghề sẽ phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể bao gồm một
hệ thống toàn bộ các cơ sở dạy nghề, trong đó các Trung tâm dạy nghề chỉ là một
trong những nhân tố cần khảo cứu. Điều này cần thiết phải có một bộ máy đủ quyền
năng quản lý để nghiên cứu khoa học và đưa ra những giải pháp có tính chiến lược
và vĩ mô.
Riêng về hoạt động của các Trung tâm dạy nghề qua gần 20 năm đóng góp và
thực hiện các loại hình đào tạo với các đặc điểm như linh hoạt, thời gian đào tạo
ngắn đáp ứng được nhu cầu xã hội, thu hút được đông đảo học viên đã khẳng định
được vị trí và sự cần thiết trong hệ thống đào tạo nghề cả nước. Nếu thực hiện được
các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường quản lý chất lượng đào tạo, hệ thống các
Trung tâm dạy nghề quận/ huyện sẽ có nhiều cơ hội để góp phần tích cực hơn nữa
vào các chương trình giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo cũng
như thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và toàn dụng nhân
lực của Thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Báo Sài gòn giải phóng – Một số bài viết về thực trạng công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1998 đến nay của nhiều tác giả.
2. Báo Người Lao động – Một số bài viết về việc rút ngắn khoảng cách giữa
đào tạo và người sử dụng lao động, từ năm 1998 đến nay của nhiều
tác giả.
3. Báo Tuổi trẻ (thứ ba, năm, bảy, Chủ nhật; và hàng ngày) – Một số bài viết
về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1998
đến nay của nhiều tác giả.
4. Tạp chí Giáo dục – Một số bài viết về kiểm định chất lượng giáo dục, từ năm
1998 đến nay của nhiều tác giả.
5. Tạp chí Khoa học lý luận – Một số bài viết về lý luận dạy học, từ năm 2000
đến nay của nhiều tác giả.
6. Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Minh Hương (1998), Từ điển quản lý xã hội – NXB
Đại học Quốc gia – Hà Nội.
7. Tổng cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng (1996), Các tiêu chuẩn về
quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng (TCVN).
8. Quyết định số 48/2002/ QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng chính phủ
về việc qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002 -2010.
9. Tạ Kiều Anh (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức –
NXB Thống kê.
10. F.F. Annapu (1994), Quản lý là gì?- NXB Khoa học và kỹ thuật.
11. Đặng Đình Cung (2002), Bảy công cụ quản lý chất lượng - NXB Trẻ.
12. Nguyễn Hữu Châu (2003), Hướng đến những quan điểm đầy đủ hơn về
chất lượng giáo dục - Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
13. Philip B. Crosby (1989), Chất lượng là thứ cho không - NXB Khoa học xã
hội.
14. Rowan Gibson (2002), Tư duy lại tương lai - VAPEC.
15. Phạm Phương Hoa biên dịch (1996), Quản lý theo phương pháp Deming-
NXB Thống kê.
16. Phạm Minh Hạc chủ biên (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI –
NXB chính trị quốc gia.
17. Bùi Nguyên Hùng (1995), Quản lý chất lượng toàn diện – NXB Trẻ,
TP.HCM.
18. Chu Shiu Kee (23/9/2003), Chất lượng giáo dục – khái niệm, phạm vi và
các giải pháp “Hội thảo về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống”, Hà
Nội.
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận lý
luận và thực tiễn -NXB Giáo dục.
20. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường – NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
21. Sheldon Shaeffer (23/9/2003), Giáo dục có chất lượng, địa vị của giáo dục
và kỹ năng nghề nghiệp “Hội thảo về chất lượng giáo dục và kỹ
năng sống”, Hà Nội.
22. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. M. G.Taylor (2002), Đánh giá chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
24. Vương Lạc Phu, Tưởng Nguyệt Thần (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại –
NXB chính trị quốc gia.
25. Nguyễn Quang Toản (1995), Quản trị chất lượng – NXB Thống kê.
26. Nguyễn Quang Toản (1997),TQM &ISO 9000 dưới dạng sơ đồ – NXB
Thống kê.
27. Lê Tử Thành (1995), Logic học &phương pháp luận nghiên cứu khoa học-
NXB Trẻ.
28. Hồ Văn Vĩnh (2003), Một số vấn đề về tư tưởng quản lý –– NXB Chính trị
quốc gia.
Tiếng Anh
29. Dale H.Besterfield, Ph.D, P.E (1994), Quality Control, Pretice Hall Inc.
30. Curtis R.Finch, Jon R.Crunkilton (1998), Curriculum Development in
Vocational and Technical Education - Allyn and Bacon, Inc.
31. Robert E. Norton, DACUM Handbook - GTZ, 701999.
32. John Collum (1997), Develop competency based training (Corncep card)-
Titi Instituckathmanda –Nepal.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7318.pdf