Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam & chiến lược kinh doanh của Công ty quảng cáo Đại Lâm

Tài liệu Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam & chiến lược kinh doanh của Công ty quảng cáo Đại Lâm: LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Quảng Cáo là một trong những dịch vụ kinh doanh có tiềm năng và đạt được nhiều thành công trong thời gian vừa qua ở Việt nam.Quảng cáo ở Việt nam ngày càng phát triển và được sự chú ý và quan tâm từ các nhà đầu tư cũng như các công ty Quảng cáo nước ngoài. Quảng cáo Việt nam hiện nay đang phải nỗ lực hết mình nhằm cạnh tranh với các công ty Quảng cáo nước ngoài và nhằm hoàn thiện hơn nữa dịch vụ Quảng cáo ở Việt nam.Thực trạng Quảng cáo ở Việt Nam đang là mối qu... Ebook Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam & chiến lược kinh doanh của Công ty quảng cáo Đại Lâm

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam & chiến lược kinh doanh của Công ty quảng cáo Đại Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tâm của nhiều nhà đầu tư cũng như các công ty quảng cáo.Các công ty Quảng cáo Ở Việt nam hiện nay đã và đang làm được những gì cho Nghành Quảng cáo Việt Nam. Tôi chọn đề tài “Thực trạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt nam và chiến lược kinh doanh của công ty quảng cáo Đại Lâm” mong muốn được tìm hiểu thêm về Quảng cáo Việt nam và những kết quả mà Quảng cáo Việt Nam đã có được trong thời gian qua.Mặc dù kiến thức và thời gian có hạn nhưng tôi rất mong sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các công ty quảng cáo cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo để em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Quảng cáo Đại Lâm nói riêng trong suốt thời gian vừa qua. Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ kinh doanh Quảng cáo ở Việt Nam. Tìm ra xu hướng và chiến lược kinh doanh phù hợp cho hoạt động kinh doanh Quảng cáo ở Việt nam trong thời gian sắp tới. Phương pháp nghiên cứu và điều tra: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Áp dụng nghiên cứu Marketing: Thu thập số liệu. Phân tích xử lý sơ bộ SPSS. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp: Chương I: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Tìm hiểu về thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Chương II : Xu hướng hoạt động của dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng hoạt động của dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Tìm hiểu xu hướng hoạt động của dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về xu hướng hoạt động của dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Chương III : Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Quảng Cáo Đại Lâm. Khái quát chung về Công ty TNHH Quảng cáo Đại Lâm. Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Quảng Cáo Đaị Lâm trong nghành kinh doanh dịch vụ Quảng cáo. Tìm hiểu và phân tích đánh giá các chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM I.\ Quan hệ cung cầu của ngành kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam hiện nay. 1.\ Cung ứng dịch vụ Quảng Cáo. 1.1.\ Cung của dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam . Quảng cáo hiện nay đang là một ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao trong thời gian qua.Quảng cáo là một ngành rất quan trọng trong nền phát triển kinh tế của các nước hiện nay. Cung của ngành quảng cáo luôn là vấn đề được rất nhiều ngành khác quan tâm cũng như các yếu tố trong ngành chú ý tới.Bất kỳ một ngành kinh doanh nào cũng muốn các nhà làm dịch vụ quảng cáo làm cho họ ngày càng phát triển về mặt thương hiệu cũng như các nhãn hiệu của các sản phẩm . Vậy nên hiện nay các nhà kinh doanh đang nhảy vào thị trường quảng cáo một cách rầm rộ.Chúng ta có thể thấy số lượng các DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo đang tăng lên một cách chóng mặt. Một lý do khác nữa là hiện nay đã xuất hiện nhiều lĩnh vực mới trong ngành quảng cáo và được các nhà kinh doanh rất quan tâm.Chính các lĩnh vực mới này đã làm cho ngành quảng cáo thêm phát triển và tăng nhanh về số lượng. Ngoài ra hiện nay Việt nam đã gia nhập WTO nên các nhà quảng cáo nước ngoài tràn vào thị trường quảng cáo Việt nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên cung của quảng cáo tăng nhanh về số lượng nhưng về mặt chất chất lượng của các nhà quảng cáo là không đồng đều.Các nhà cung ứng trong nước luôn không thể nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với các nhà cung ưng nước ngoài. Mặt khác các DN làm cung ứng dịch vụ quảng cáo tăng nhanh nhưng quy mô tăng không đồng đều. Thị trường cung của quảng cáo phân bố không đồng đều giữa các nhà cung ứng trong và ngoài nước.Hiện nay các nhà cung ứng quảng cáo đang cạnh tranh rất quyết liệt để giành lấy thị phần của mình trên thị trường cung hiện nay. 1.2.\ Phân tích cung của dich vụ Quảng cáo ở Việt Nam Thị phần của thị trường cung quảng cáo giữa các DN trong nước và nước ngoài thể hiện ở Hình 1.1 Hình 1.1 Thị phần cung của các DN QC trong và ngoài nước ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007) Nhận xét : Nhìn vào biểu đồ này ta có thể nhận thấy sự chênh lệch về thị phần giữa các nhà QC trong và ngoài nước.Có thể nói đây là vấn đê` quan trọng nhất trong thời điểm này của cung quảng cáo.Nhiệm vụ hiện tại của các nhà cung ứng trong nước là làm sao phải điều chỉnh được thị phần của mình trên thị trường cung ứng. Bảng số liệu về số lượng DN là cung ứng dịch vụ quảng cáo ở Hà nội và cả nước được thể hiện ở Hình 1.2 Hình 1.2 Số lượng DN cung ứng dịch vụ quảng cáo Địa điểm 2004 2005 2006 2007 Hà nội 520 780 1180 2450 Cả nước 1500 3500 5800 9000 ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007) Phân tích phát triển của lực lượng cung ứng của ngành quảng cáo ở Việt nam so với Hà nội được thể hiện ở Hình 1.3 Hình 1.3 Tốc độ phát triển về số lượng của DN quảng cáo Nhận xét : Nhìn vào biểu đồ hình cột và biểu đồ đồ thị biểu diễn số lượng các DN tăng trong các năm gần đây ta có thể đánh giá được rằng cung của quảng cáo hiện nay đang tăng rất nhanh.Hiện nay cung của quảng cáo đang có tốc độ tăng cao và được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng ở Hà nội có tốc độ tăng chậm hơn so với cả nước.Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được vì Hà nội còn là trung tâm chính trị của cả nước nên sẽ có rất nhiều hạn chế trong vấn đề pháp lý và chính trị. Đồ thị cung và độ co giãn của cung về dịch vụ quảng cáo được thể hiện ở Hình (1.4) (1.5) Hình 1.4 Hình 1.5 2.\ Cầu về dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam . 2.1.\ Cầu của dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam . Có cung ắt có cầu , tổng cung và tổng cầu là 2 lực lượng mang tính quyết định đến “hộp đen” kinh tế vĩ mô của tất cả các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đông kinh doanh quảng cáo nói riêng. Hiện nay cầu về dịch vụ quảng cáo đang tăng nhanh nhờ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành quảng cáo nói riêng trong thời gian vừa qua. Nền kinh tế Việt nam đang hội nhập với thế giới và đang phát triển rất nhanh.Kèm theo đó là sự tăng nhanh của các DN trong tất cả các ngành làm cho nhu cầu quảng cáo trong thời gian qua được mở rộng về quy mô và tăng nhanh về số lượng. Sau khi Việt nam gia nhập WTO thì môi trường đầu tư từ nước ngoài được mở cửa và kéo theo sự gia nhập rầm rộ của các DN nước ngoài vào Việt nam.Từ đó làm cho cầu của quảng cáo tăng nhanh một cách đáng kể.Vì nhu cầu quảng của các DN nước ngoài là rất lớn sau khi vừa gia nhập nền kinh tế Việt nam. Cầu quảng cáo đang là mối quan tâm đối với các nhà cung ứng quảng cáo hiện nay.Làm sao đáp ứng được tốt cầu quảng cáo hiện nay là cấp thiết đối với các nhà cung ứng quảng cáo hiện nay. Tuy nhiên cầu quảng cáo cũng có những đặc điểm khác biệt về cá vực khác nhau. Có những lĩnh vực có sự chênh lệch giữa cung cầu là rất lớn ví dụ như: quảng cáo online,Tổ chức sự kiện … 2.2.\ Phân tích cầu của dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam . Tỷ lệ cầu cho các loại hình QC được sử dụng ở Hà nội và Việt nam được thể hiện ở Hình (1.6)(1.7)(1.8) Hình 1.6 Địa điểm QC thương mại QC truyền hình và báo chí QC trực tuyến Tổ chức sự kiện QC khác Hà nội 13 (%) 33 (%) 40 (%) 10 (%) 4 (%) Việt nam 10 (%) 31 (%) 44 (%) 12 (%) 3 (%) ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007 ) Hình 1.7 Tỷ lệ cầu cho các loại hình QC được sử dụng ở Hà nội. Hình 1.8 Tỷ lệ cầu cho các loại hình QC được sử dụng ở Việt nam. Nhận xét : Nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng trong ngành quảng cáo cầu về từng lĩnh vực quảng cáo luôn có sự chênh lệch và thể hiện sự không đồng đều.Chính vì những đặc điểm này có thể ảnh hưởng tới cung của quảng cáo một cách đáng kể.Sự khác nhau này cũng tạo cho thị trường cầu mang nét đặc trưng riêng biệt. Đồ thị cầu và độ co giãn của cầu về dịch vụ quảng cáo ở Việt nam được thể hiện ở Hình (1.9) (1.10) Hình 1.9 Hình 1.10 3.\ Mối quan hệ cung_cầu trong kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 3.1.\ Đồ thị cung _cầu của thị trường kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Hình 1.11 3.2.\ Phân tích quan hệ cung_cầu về dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết, cung cầu có thể cân bằng ở bất cứ thời điểm nào và chúng ta có giá cân bằng. Nếu các yếu tố khác không đổi, một sự tăng lên của cầu hay giảm xuống của cung sẽ làm giá tăng lên và ngược lại sự giảm của cầu hoặc tăng lên của cung sẽ làm cho giá giảm xuống. Do đó trong thị trường cạnh tranh giá cả điều tiết lượng cung và cầu. Tuy nhiên sự thay đổi của giá nhiều hay ít do thay đổi lượng cung và cầu còn phụ thuộc vào độ giãn của cung và cầu theo giá. Nếu cung co giãn nhiều thì một sự thay đổi trong lượng cầu cũng chỉ làm cho giá thay đổi rất nhỏ và cân bằng có thể nhanh chóng đạt được bởi sự gia tăng mở rộng của cung. Ngược lại cung ít co giãn đối với giá thì một sự thay đổi nhỏ trong lượng cầu sẽ làm cho giá thay đổi mạnh và cân bằng không thể đạt được một cách nhanh chóng bởi vì việc tăng lên của cung không theo kịp với cầu. Nếu cầu có độ co giãn lớn thì một sự thay đổi trong lượng cung sẽ làm cho lượng cầu gia tăng hoặc giảm đi một cách nhanh chóng và giá cả ít biến động, nhưng nếu cầu ít co giãn và mỗi sự thay đổi trong lượng cung sẽ làm cho cầu ít thay đổi và giá cả sẽ biến động mạnh. Do vậy, thông qua giá cả thị trường nhận biết được quan hệ cung cầu, trở lại quan hệ cung cầu và hình thành quan hệ cung cầu mới để phù hợp với sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội. II.\ Hình thức và chất lượng của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.\ Hình thức Quảng Cáo phổ biến ở Việt Nam. 1.1.\ Quảng cáo thương mại. Đặc điểm chung của Quảng cáo thương mại. Là các hình thức quảng cáo nhằm mục đích thương mại là chủ yếu . Các quảng cáo thương mại luôn là mục tiêu đầu tiên của hầu hết các công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Quảng cáo thương mại là hình thức quảng cáo phổ biến nhất trong các loại hinh thức quảng cáo hiện nay.(44%) Phân loại các hình thức quảng cáo trong Quảng cáo thương mại. Out door : là các hình thức quảng cáo ngoài trời như pano , áp phích , biển . bảng hiệu quảng cáo … Banron : là hình thức quảng cáo bằng các dải băng rôn được treo ngoài trời hoặc trong các hội chợ , trong các chương trình quảng cáo … Book sóng : Là hình thức quảng cáo thông qua các chương trình trên truyền hình như: Game shows , chương trình ca nhạc , lễ trao thưởng … In ấn : Là quảng cáo bằng các hình thức in ấn như: Lịch , card , tờ rơi … 1.2.\ Quảng cáo truyền hình và báo chí. Đặc điểm của quảng cáo truyền hình. Là phương tiện được công chúng mục tiêu sử dụng nhiều nhất. (Khoảng 75% dân số Việt nam sử dụng phương tiện này) . Là phương tiện đạt được hiệu quả rất cao về hình ảnh cũng như âm thanh trong việc truyền tải các thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên chi phí lại rất cao.Theo một số đài truyền hình trên cả nước thì giá cho 1 block quảng cáo trên truyền hình có giá từ 500.000VND ~ 10.000.000VND tuỳ theo thời lượng phát sóng và thời điểm phát sóng của chương trình quảng cáo đó. Có thể tham khảo bảng giá của một số đài phát thanh truyền hình các tỉnh được thể hiện ở Hình (1.12) (1.13) (1.14) Có thời lượng phát sóng ngắn (Chỉ dao động trong khoảng 1 phút ). Hình 1.12 Giá của quảng cáo trên truyền hình của truyền hình phát thanh Khánh hoà ĐVT: VNĐ/phút Ký hiệu Thời gian Thời điểm quảng cáo 15" 20" 30" S1 05h45-06h30 Trong phim sáng 1.200.000 1.500.000 2.000.000 S2 08h00-09h00 Trong phim sáng 1.200.000 1.500.000 2.000.000 S3 11h00-12h50 Trong phim trưa 7.000.000 8.000.000 10.000.000 C1 14h00-15h30 Trong phim chiều 1.200.000 1.500.000 2.000.000 C2 17h00-18h40 Trong giải trí chiều 5.500.000 7.000.000 8.500.000 T1 18h50-19h00 Trước thời sự 5.500.000 7.000.000 8.500.000 T2 19h30-19h37 Sau thời sự VTV 5.500.000 7.000.000 8.500.000 T3 19h55-20h00 Sau thời sự KTV 5.500.000 7.000.000 8.500.000 T4 20h05-20h10 Trước giải trí tối 7.000.000 8.000.000 10.000.000 T5 20h10-20h50 Trong giải trí tối 8.000.000 9.000.000 12.000.000 T6 21h50-23h00 Trước và sau bản tin 5 phútTrước và sau bản tin 5 phút(Giữa 2 tập phim tối) 7.000.000 8.000.000 10.000.000 T7 21h50-23h00 Trong giải trí tối (fim VN, kịch TH, Show game) 6.500.000 8.000.000 9.500.000 (Nguồn : Đài PT-TH khánh hoà 2007) Hình 1.13 Giá của quảng cáo trên truyền hình của truyền hình phát thanh Khánh hoà Số TT Nội dung chương trình phát sóng Thời gian phát sóng Thời điểm quảng cáo Đơn giá (đồng/Phút) 1 Trong phim buổi sáng 6h00′ - 10h30’ Trước phim 1.200.000 Giữa phim 1.500.000 Sau phim 1.200.000 2 Chương trình Gameshow 9h00′ - 11h45’ Trước Gameshow 2.000.000 Giữa Gameshow 3.000.000 Sau  Gameshow 2.000.000 3 Trong phim buổi trưa 11h00′ - 14h00′ Trước phim 2.000.000 Giữa phim 2.500.000 Sau phim 2.000.000 4 Trong phim buổi chiều 14h00′ - 19h00′ Trước phim 2.000.000 Giữa phim 2.500.000 Sau phim 2.000.000 5 Chương trình Gameshow 16h00′ - 17h00′ Trước Gameshow 2.000.000 Giữa Gameshow 3.000.000 Sau  Gameshow 2.000.000 6 Chương trình Gameshow, chiếu phim, ca nhạc, giải trí buổi tối 20h00′ -  22h30′ Trước 3.000.000 Giữa 4.000.000 Sau 3.000.000 7 Trong phim khuya, thể thao khuya  22h30′-  24h00 Trước 2.000.000 Giữa 2.000.000 Sau 1.000.000 8 Chương trình thời sự Bình Thuận . 19h45′ -  20h30′ Sau 2.500.000 9 Trong chương trình thiếu nhi Trước 1.500.000 Giữa 2.000.000 Sau 1.500.000 10 Trong các chương trình khác trong ngày Trước;Giữa; Sau 1.000.000 (Nguồn : Đài PT-TH Bình thuận 2007) Hình 1.14 Giá của quảng cáo trên truyền hình của truyền hình phát thanh Hải phòng (Đơn vị VND/Phút) Chương trình SP sản xuất SP dịch vụ Ghi chú S1 - Sau thời sự sáng ( 6 giờ 45 và phát lại 8 giờ 45) 800.000 Đ 1.000.000Đ Tr1 - Sau thời sự trưa ( 11 giờ 15 ) 500.000 Đ 700.000 Đ Tr2 - Nhịp cầu âm nhạc ( 11 giờ 30 và phát lại lúc 17 giờ 30 ) 800.000 Đ 1.000.000 Đ CN - Tạp chí chủ nhật (11 giờ 30 và phát lại 17 giờ 30 ) 800.000 Đ 1.000.000 Đ PT TR.T - Phát thanh trực tiếp KTXH ( 11 giờ 30 và phát lại vào lúc 17 giờ 30 ) 600.000 Đ 800.000 Đ T1 - Sau thời sự tối ( 19 giờ 05 phút ) 700.000 Đ 900.000 Đ T2 - Trước thời sự cuối ngày ( 21 giờ ) 500.000 Đ   700.000 Đ (Nguồn : Đài PT-TH Hải phòng 2007) Đặc điểm của quảng cáo báo chí. Là phương tiện được sử dụng với một nhóm công chúng mục tiêu nhất định.Nhóm công chúng mục tiêu sử dụng phương tiện báo chí bao gồm : công chức nhà nước ,các doanh nhân và một số đối tượng khác Hiệu quả về âm thanh chưa cao.Vì không có âm thanh kèm theo. Chi phí phù hợp.Hình thức quảng này có chi phí từ 100.000VND ~ 800.000VND tuỳ theo mẫu quảng cáo của các doanh nghiệp có kích thước và lượng từ là bao nhiêu. Không giới hạn về thời lượng.Chỉ giới hạn về không gian và khuôn khổ của mục quảng cáo. 1.3.\ Quảng cáo trực tuyến qua mạng Internet. Là hình thức phương tiện mới phát triển nhưng ngày càng được đầu tư mạnh. Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có xấp xỉ 19 triệu người, chiếm 22,47% dân số VN thường xuyên tiếp cận với lnternet. Số lượng người sử dụng Internet đông đảo và tăng trưởng nhanh (năm 2007 có thêm 4 triệu người sử dụng so với 2006) là một môi trường tiềm tàng để khai thác Quảng cáo trực tuyến. Chưa có thống kê chính thức, nhưng theo ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thì thị phần của ngành này năm 2007 chiếm khoảng 1,5% tổng ngành quảng cáo. So với con số từ 5-12% của các nước phát triển thì tiềm năng của quảng cáo trực tuyến ở VN rất sáng sủa. Nhưng cũng theo các chuyên gia thì năm 2008, Quảng cáo trực tuyến Việt Nam chưa thể bùng nổ. Dùng hệ thống Internet để quảng cáo trực tuyến và tiếp cận khách hàng thông qua Internet.Từ đó truyền tải các thông điệp quảng cáo tới công chúng mục tiêu. Hình thức này đòi hỏi những kĩ thuật cao và mang tính chất chuyên nghiệp của các doanh nghiẹp làm dịch vụ quảng cáo. Trong tương lại nó sẽ là phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả cao. "Quảng cáo trực tuyến đem lại giá trị lớn lao và nguồn kinh phí chênh lệch vô cùng lớn so với QC trên truyền hình và báo in do chênh lệch giá thành sản xuất. Trên thực tế, nếu bộ phận marketing của các doanh nghiệp nhìn thấy xu thế tất yếu, nhanh chân "phủ sóng" quảng cáo trên các trang web lớn, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng đối thủ trên mặt trận Quảng cáo trực tuyến" - ông Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h nói. 1.4.\ Tổ chức sự kiện_quảng cáo các ý tưởng Là hình thức mới phát triển trong giai đoạn gần đây với rất nhiều lĩnh vực kinh doanh. Các công ty làm trong lĩnh vực này đòi hỏi nhiều kĩ năng cao cung như có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cao Một số lĩnh vực kinh doanh trong tổ chức sự kiện. Giới thiệu sản phẩm. Lễ động thổ ,lễ khai trương. Hội nghị khách hàng. Hội thảo , họp báo. Hội chợ triển lãm. Các hoạt động Marketing trực tiếp. Lễ tôn vinh , trao giải. Hoạt động chăm sóc khách hàng. 2.\ Chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 2.1.\ Thiết kế thông điệp quảng cáo. Nhân tố trung tâm của một hoạt động quảng cáo là thông điệp quảng cáo .thông điệp là những thông tin quảng cáo mà người nhận tin quảng cáo được nghe, nhìn thấy trên truyền hình, truyền thanh, các báo, tạp chí, ngoài trời...thông điệp quảng cáo thường liên quan đến sự nhận dạng tên gọi, nhãn hiệu hay biểu tượng cũng như những lợi ích chủ ý của sản phẩm mà được coi là quan trọng với người mua triển vọng khi họ quyết định thử hoặc chấp nhận. Mỗi thông tin quảng cáo đều được sáng tạo ra dựa trên hai yếu tố là thông tin và tính thuyết phục. Trên thực tế, hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau và đôi khi rất khó tách biệt được chúng . Mỗi phương tiện truyền tin khác nhau đòi hỏi phải có thông điệp quảng cáo khác nhau, mỗi một thông điệp quảng cáo phải được dùng cho một loại phương tiện truyền tin cụ thể.Các loại quảng cáo cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể về cấu trúc của thông điệp quảng cáo như cách hành văn, cách trình bày... Không và sẽ không bao giờ có một khuôn mẫu chung, sẵn trước cho những người sáng tạo quảng cáo vì như vậy thì không được gọi là sáng tạo nữa. Những yêu cầu để thiết kế được một thông điệp quảng cáo có nội dung hay và hấp dẫn: Biết rõ các khách hàng của bạn: Ai là đối tượng mà các chiến dịch tiếp thị của bạn đang hướng tới? Hãy phác họa bức tranh về các khách hàng chủ yếu của bạn. Hãy nghĩ về một ngày làm việc của họ. Nghĩ về những nhu cầu của họ. Đối với họ, điều gì là quan trọng nhất? Tình cảm của họ dành cho ai và cái gì? Họ bao nhiêu tuổi? Họ đã mua sản phẩm/dịch vụ nào từ công ty của bạn trong quá khứ và tại sao?. Nắm chắc câu trả lời: Bạn cần biết rõ câu trả lời cho các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ tìm thấy trong đó những lợi ích gì? Tại sao sản phẩm của bạn lại đáng chú ý hơn những mặt hàng tương tự? Những điểm khác biệt chủ yếu là gì? Có một lời đề xuất bán hàng cụ thể: Lời đề xuất bán hàng của bạn càng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được các phản hồi tích cực. Các chuyên gia quảng cáo cho rằng lời đề xuất bán hàng phải có giá trị như một sự xúc tiến kinh doanh mà các đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện được, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Điều quan trọng là lời đề xuất phải đủ mạnh mẽ để lôi kéo các khách hàng mới đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thiết lập một mục tiêu: Mục tiêu chiến dịch quảng cáo của bạn là gì? Bạn sẽ hành động như thế nào để khiến mọi người đến với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Bạn cần phải trả lời câu hỏi này trước khi đặt bút viết đoạn văn quảng cáo. Nếu câu trả lời không rõ ràng với chính bạn, nó cũng sẽ không thể rõ ràng đối với người đọc. Sử dụng một dòng tiêu đề lôi cuốn: Đối với các chiến dịch tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị bằng thư điện tử, dòng tiêu đề chính là những gì thu hút mọi người đến với quảng cáo của bạn. Bạn cần phải thuyết phục người đọc rằng họ nhất định phải mở e-mail, hay bức thư quảng cáo của bạn. Nội dung tiêu đề nên liên quan tới người đọc. Những từ ngữ thích hợp khác cho một tiêu đề hấp dẫn nên là cái gì đó mới mẻ, độc đáo hoặc mang tính giới thiệu. Đồng thời, bạn nên giữ cho dòng tiêu đề không dài quá 50 ký tự (tốt nhất là từ 20 đến 30 ký tự), bao gồm cả các dấu cách. Viết một đầu đề hấp dẫn: Dòng tiêu đề có tác dụng để người đọc mở thư quảng cáo của bạn, và sau đó đầu đề sẽ đưa họ vào phần nội dung. Bạn nên sử dụng một vài thuật ngữ thông dụng với thông điệp rõ ràng là: “Có cái gì trong đó cho tôi?”. Một câu hỏi dành cho bản thân bạn là: Nếu các khách hàng chỉ đọc duy nhất đầu đề thì sao? Họ có biết đủ các thông tin về bạn và về những gì bạn đưa ra? Bạn nên thử viết từ 5 đến 10 dòng tiêu đề và từ 5 đến 10 đầu đề khác nhau, từ đó lựa chọn ra cái nào hiệu quả nhất. Mách bạn một mẹo nhỏ: dòng tiêu đề và đầu đề sẽ dễ viết hơn sau khi bạn đã viết xong toàn bộ nội dung quảng cáo. Tránh những từ ngữ không dứt khoát: Khi viết các tiêu đề, đầu đề, đề mục và nội dung quảng cáo, bạn cũng đừng sử dụng những từ ngữ kiểu ra lệnh trực tiếp, các từ viết tắt hay từ có tính ám chỉ. Đó là những từ như “có thể”, “có lẽ”, “hy vọng”, “mong muốn”, “cố gắng”, “tuy nhiên”, “có thể”, “dường như” và “nỗ lực”. Thay vào đó, bạn cần sử dụng các từ như “sẽ” và “chắc chắn” để miêu tả những gì mà sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được cho khách hàng. Đừng sử dụng thể bị động: Thể bị động sẽ làm suy yếu nội dung thông điệp của bạn, vì vậy bạn cần tránh xa dạng này. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn nhận ra sự khác biệt: “Công ty chúng tôi được lựa chọn để nhận một phần thưởng” và “Công ty chúng tôi đã nhận một phần thưởng”, “10 mẫu thiết kế mới được tạo ra” và “Chúng tôi đã tạo ra 10 mẫu thiết kế mới”. Trích dẫn lời của khách hàng cũ: Bạn có một nhận xét tốt từ một khách hàng nào đó về sản phẩm/dịch vụ trong lá thư quảng cáo? Một trích dẫn vắn tắt và thuyết phục có thể bổ sung thêm độ tín nhiệm cho chiến dịch tiếp thị của bạn, nhưng thông tin về khách hàng mà bạn trích dẫn phải rõ ràng và xác thực. Việc đưa vào bản quảng cáo tên của họ, nơi sinh sống hay thậm chí là một bức ảnh, nếu nó thích hợp với quảng cáo của bạn, luôn là một cách hiệu quả để truyền tải giá trị dịch vụ của bạn. Giữ cho bản quảng cáo của bạn được sạch đẹp và súc tích: Sau khi viết xong lần phác thảo đầu tiên của bản quảng cáo, hãy đọc to lên. Bạn cũng nên để một ai khác đọc lại để xem liệu họ có hiểu thông điệp và lời kêu gọi hành động không. Trong khi biên tập, hãy cắt bỏ những từ ngữ không cần thiết và các ý kiến lặp lại. Bạn hãy xem liệu có thể giảm được 30% đến 50% nội dung ban đầu hay không. Ngoài ra, những dấu gạch đầu dòng đẹp mắt và các phụ đề a, b, c,... sẽ khiến mọi người đọc dễ chịu hơn và việc cảm nhận cũng dễ dàng hơn - bởi vì phần lớn người đọc sẽ lướt qua trang quảng cáo trước khi quyết định có tiếp tục đọc chi tiết hơn hay không. Cấu trúc của một thông điệp quảng cáo gồm 3 phần: Phần báo danh : Tên : bao gồm loại hình kinh doanh và tên riêng của doanh nghiệp. Logo : bao gồm đường nét và màu sắc .Thể hiện hình ảnh , biểu tượng , nhãn hiệu , thương hiệu của doanh nghiệp . Sologan : Nhằm mục đích tạo nên áp lực để ghi nhớ cái tên và logo. Phần thông tin : gồm thông tin của doanh nghiệp , thông tin về sản phẩm và thông tin về khách hàng. Phần ấn tượng: Chất liệu : Gồm ngôn từ ,hình ảnh , âm thanh Bố cục : Theo không gian và thời gian. 2.2. \ Các phương tiện truyền tải thông điệp quảng cáo Ưu và nhược điểm của các phương tiện truyền tải TĐQC hiện nay tai Việt nam được thể hiện ở Hình 1.15 Hình 1.15 Ưu điểm và nhược điểm của các phương tiện truyền tải TĐQC Phương tiện Ưu điểm Nhược điểm Truyền hình -Tiếp cận với phạm vi người xem rộng, sử dụng hình ảnh, tiếng động và cảm xúc có hiệu quả, có thể nhằm vào người xem cụ thể. -Chi phí cao, thời gian xuất hiện ngắn và thông điệp không lưu trữ được, khó chuyển những thông tin phức tạp. Truyền thanh -Chi phí thấp, có thể nhằm vào người nghe cụ thể, có thể xây dựng quảng cáo nhanh, có thể sử dụng hiệu quả của âm thanh và sự hài hước. -Không có hình ảnh, thông điệp xuất hiện trong thời gian ngắn và không bền, khó truyền những thông tin phức tạp. Tạp chí -Có thể nhằm vào những độc giả cụ thể, chất lượng màu cao, thời gian tồn tại của quảng cáo dài, có thể lưu trữ lại , có thể chuyển những thông tin phức tạp -Cần thời gian dài để đặt quảng cáo, bị hạn chế điều khiển của quảng cáo , chi phí cao, phải cạnh tranh với các vấn đề khác của tạp chí để được sự chú ý. Báo -Tiếp cận tốt nhất đến thị trường địa phương, có thể lưu giữ, phản ứng của người mua nhanh , chi phí thấp. -Quảng cáo phải cạnh tranh với các mục khác của tờ báo để được chú ý, không thể quản lý được vị trí quảng cáo trên báo, thời gian tồn tại ngắn, không thể với tới độc giả cụ thể. Bưu tín trực tiếp. Tác động đến khách hàng cụ thể tốt nhất, rất linh hoạt, có thể lưu giữ và đo lường hiệu quả quảng cáo. Chi phí cao, người nhận thường coi đó là “thư chào hàng”. Phương tiện ngoài trời. -Chi phí thấp, tập trung vào thị trường địa phương, tính bền vững cao, luôn có cơ hội để nhắc lại. -Thông điệp phải ngắn gọn đơn giản.sự chọn lọc của người nhận tin thấp, hạn chế bởi nhiều vấn đề như giao thông, tầm nhìn... Internet Chi phí phù hợp.Truy cập thông tin nhanh.Hình ảnh và âm thanh đạt hiệu quả cao. Đang ngày càng phát triển Chỉ phục vụ cho một số lượng đối tượng chủ yếu ở vùng thành thị. Tình hình sử dụng các phương tiện này ở Việt nam cho dịch vụ quảng cáo được thể hiện ở Hình 1.16 Hình 1.16 Tỷ lệ sử dụng các phương tiện truyền tải TĐQC ở Việt nam Phương tiện Truyền hình Truyền thanh Tạp chí Báo Bưu tín trực tiếp Phương tiện ngoài trời. Internet Tỷ lệ (%) 30 8 6 10 4 18 24 ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007 ) 2.3.\ Các chủ thể đánh giá chất lượng của quảng cáo Việt nam. Các chủ thể đánh giá chất lượng của quảng cáo Việt nam được thể hiện ở Hình 1.17 Hình 1.17 Bảng đánh giá chất lượng quảng cáo ở Việt nam Chủ thể đánh giá Thiết kế thông điệp QC Các phương tiện truyền tải TĐQC Chuyên gia Các TĐQC hiện nay đều có chất lượng về ý tưởng cũng như về mặt ý nghĩa của các thương hiệu là rất tốt. Tuy nhiên có một số TĐQC của các nhà QC nước ngoài thường vấp phải rào cản văn hoá ở Việt Nam Các phương tiện truyền tải TĐQC hiện nay là rất đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đang ngày càng hoàn thiện hơn và càng phát triển hơn. Các phương tịên này luôn mang trong mình nhiệm vụ truyền tải các TĐQC sao cho công chúng mục tiêu có thể cảm nhận một cách tốt nhất các TĐQC mà các nhà QC đưa ra. Người sử dụng QC Hiện nay các nhà làm QC luôn thiết kế các TĐQC theo yêu cầu của người sử dụng QC.Vì thế các DN hiện nay đang rất hài lòng với các TĐQC của họ Có thể nói các TĐQC luôn là mối quan tâm của các DN khi muốn sử dụng các chương trình QC. Sau khi chọn được TĐQC cho DN của mình thì người sử dụng QC cũng rất quan tâm đến các phương tiện truyền tải các TĐQC đó.Nên chọn phương tiện nào để có thể đạt hiệu quả cao mà lại phù hợp với chi phí cho QC của DN. Các phương tiện truyền tải hiện nay được đánh giá là có chất lượng rất tốt.Cái nào cũng có những điểm mạnh nhất định. Công chúng mục tiêu Các TĐQC nhiều khi còn phức tạp về nội dung và ý nghĩa. Hầu hết các TĐQC luôn chỉ phù hợp đối với một nhóm công chúng mục tiêu nhất định. Các TĐQC được đánh giá là có chiều sâu hơn và có thể làm cho công chúng mục tiêu cảm nhận sâu sắc hơn về DN. Có rất nhiều phương tiện truyền tải TĐQC để cho công chúng mục tiêu lựa chọn. Công chúng mục tiêu chỉ lựa chọn cho mình một hoặc một số phương tiện mà mình hay sử dụng nhất để tiếp nhận các TĐQC. Vì vậy sẽ phân ra thành những nhóm công chúng mục tiêu nhất định dựa trên các phương tiện truyền tải TĐQC mà họ chọn để tiếp nhận các TĐQC. Cung ứng QC Thiết kế các TĐQC theo yêu cầu của khách hàng và luôn đảm bảo chất lượng cho các TĐQC của mình thiết kế. TĐQC luôn phải đạt chất lượng cao. Các phương tiện truyền tải hiện nay là rất phát triển và có chất lượng cao trong việc truyền tải các TĐQC. III.\ Kết quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 1.\ Kết quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. 1.1.\ Bảng số liệu thống kê về kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam được thể hiện ở Hình( 1.18)(1.19) Hình 1.18 Kết quả kinh doanh của Quảng cáo ở Việt Nam. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Tỷ đồng 4958 5732 7187 8592 Số lượng DN 1500 3500 5800 9000 Tốc độ tăng trưởng % 6.8 8.1 9.5 11.8 ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007 ) Hình 1.19 Kết quả kinh doanh của Quảng cáo ở Hà Nội. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Tỷ đồng 1578 2028 2836 3247 Số lượng DN 520 780 1180 2450 Tốc độ tăng trưởng % 6.4 7.3 8.5 10.4 ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007) 1.2.\ Phân tích các số liệu thống kê trên. Tỷ lệ doanh thu giữa các DN trong nước và nước ngoài được thể hiện ở Hình 1.20 Hình 1.20 Doanh thu của DN trong và ngoài nước. ( Nguồn : thống kê của ngành quảng cáo 2007 ) Phân tích doanh thu của ngành quảng cáo ở Việt nam so với Hà nội được thể hiện ở Hình 1.21 Hình 1.21 Doanh thu của ngành quảng cáo Nhận xét : Nhìn vào 2 biểu đồ trên có thể thấy rằng doanh thu của ngành quảng cáo là rất cao và ngày càng phát triển.So với cả nước thì Hà nội có doanh thu đạt tỷ lệ cao và tốc độ tăng ở mức khá cao. Phân tích tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ quảng cáo ở Việt nam so với Hà nội được thể hiện ở Hình 1.22 Hình 1.22 Tốc độ tăng trưởng của ngành quảng cáo Nhận xét :Nhìn vào biểu đồ đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng của quảng cáo Việt nam và Hà nội trong thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của quảng cáo ở trong thời gian qua là cao và rất ổn định.Dự tình tính trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng của quảng cáo vẫn tiếp tục tăng với mức ổn định như hiện nay. 2.\ Đánh giá của một số chuyên gia về tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Quảng._. cáo Việt nam hiện nay đang đạt được kết quả kinh doanh cao. Việt nam đã bước chân vào hội nhập với thế giới và chính vì thế quảng cáo Việt nam được phát triển một cách không ngừng. Quảng cáo Việt nam phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng trong thời gian gần đây với một tốc độ cao. Quảng cáo Việt nam sẽ càng phát triển hơn trong thời gian sắp tới vì thị trường Quảng cáo Việt nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà làm QC khai thác. Đặc biệt với sự phát triển và đầu tư mạnh vào QC của các DN thì cơ hội cho các nhà làm QC trong và ngoài nước đẩy cao tốc độ tăng trưởng là điều hoàn toàn có thể làm được trong thời gian tới. CHƯƠNG II XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM I.\ Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo trong tương lai. 1.\ Người sử dụng dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.1.\ Đặc điểm của người sử dụng dịch vụ Quảng Cáo. Tất cả các DN kinh doanh ở trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng là người sử dụng dịch vụ Quảng cáo.Bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần đến quảng cáo, chỉ khác ở chỗ là cái cần ít cái cần nhiều thôi. Người sử dụng dịch vụ quảng cáo được phân loại thông qua số tiền mà họ chi ra để sử dụng dịch vụ quảng cáo như thế nào.Các DN lớn thì chi nhiều tiền cho quảng cáo nhằm duy trì thương hiệu của họ.Còn các DN nhỏ và vừa thì họ phải cân nhắc chi cho quảng cáo sao cho phù hợp với doanh thu của họ mà vẫn đạt hiệu quả cao. Tất cả người sử dụng quảng cáo đều có chung một vấn đề đó là số tiền chi cho quảng cáo làm sao phù hợp với những gì mà các nhà làm quảng cáo tạo nên được hình ảnh cho DN của họ trong khách hàng của họ luôn là tốt nhất.Quảng cáo càng có hiệu quả thì càng làm cho người sử dụng quảng cáo hài lòng. Hiện nay người sử dụng quảng cáo luôn có xu thế tìm đến các công ty quảng cáo nước ngoài để làm các dịch vụ quảng cáo vì họ nhận thấy được sự chuyên nghiệp và uy tín của các công ty này.Nhưng cũng đồng nghĩa với một chi phí cho quảng cáo là không nhỏ.Chủ yếu vẫn là các DN lớn còn các DN khác thì vẫn dành ưu tiên cho chi phí là trên hết. 1.2.\ Ảnh hưởng của người sử dụng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Người sử dụng quảng cáo là người đặt hàng quảng cáo vì thế họ có mức độ ảnh hưởng tới hoatj động kinh doanh quảng cáo là rất cao. Họ có thể quyết định đến các thông điệp quảng cáo các hình thức , chi phí và mọi thứ liên quan đến thời gian cũng như địa điểm của các chương trình quảng cáo. Họ có quyền lựa chọn các công ty quảng cáo thực hiện các chương trình quảng cáo cho họ. 2.\ Công chúng mục tiêu. 2.1.\ Đặc điểm của Công chúng mục tiêu. Công chúng mục tiêu là tất cả những người mà các DN muốn hướng tới trong các chương trình quảng cáo. Công chúng mục tiêu bao gồm rất nhiều tầng lớp thuộc mọi trình độ khác nhau do đó nhận thức của họ về các chương trình quảng cáo là khác nhau. Một chương trình quảng cáo có thể hiệu quả với nhóm công chúng này nhưng lại không hiệu quả với nhóm công chúng khác. Các đặc điểm của công chúng mục tiêu ở Việt Nam Gồm nhiều tầng lớp :công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, công chức, doanh nghiệp, tiểu tư sản … Gồm nhiều trình độ khác nhau : Đại học, sau đại hoc, phổ cập phổ thông , trung học cơ sở, tiểu học … Với nhiều nhóm công chúng mục tiêu : Nhóm công chúng là cộng đồng. Nhóm công chúng là nhân viên. Nhóm công chúng là cán bộ công chức. Nhóm công chúng là các nhà đầu tư. Nhóm công chúng là giới truyền thông. Nhóm công chúng là ngưòi tiêu dùng hay sử dụng cuối cùng. Mỗi nhóm công chúng mục tiêu lại tiếp nhận các thông tin qua những kênh thông tin khác nhau theo các hình thức khác nhau. 2.2.\ Ảnh hưởng của công chúng mục tiêu tới hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Một chương trình quảng cáo thành công khi công chúng mục tiêu cảm nhận được ý đồ của các nhà quảng cáo.Vì thế công chúng mục tiêu có ảnh hưởng tới các nhà làm quảng cáo Tác động ngược lại các nhà quảng cáo buộc các nhà làm quảng cáo phải tìm hiểu về hành vi sở thích của họ. Từ đó thiết kế các thông điệp quảng cáo và các hình thức quảng cáo phù hợp với họ. 3.\ Các lực lượng cung ứng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 3.1.\ Đặc điểm của lực lượng cung ứng trong kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Các nhà cung ứng trong nước. Dịch vụ quảng cáo chỉ vừa phát triển ở Việt nam trong thời gian gần đây.Các doanh nghiệp cung ứng dịch vu quảng cáo hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính chuyên nghiệp của các nhà làm quảng cáo là chưa cao. Chủ yếu chỉ làm một vài công đoạn quảng cáo trong một chương trình quảng cáo. Chiến lược quảng cáo chưa mang tính dài hạn. Đội ngũ nhân viên chưa có trình độ tương xứng. Chỉ chiếm 25% tổng doanh thu từ ngành quảng cáo. Các nhà cung ứng nước ngoài Khi hội nhập kinh tế kéo theo các nhà cung ứng về dịch vụ quảng cáo từ ngoài vào thị trường dịch vụ quảng cáo Việt nam. Hầu hết các DN này mang trong mình tính chuyên nghiệp , tài chính dồi dào , uy tín cao, thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Các doanh nghiệp này làm trọn gói các công đoạn của một chương trình quảng cáo. Chiến lược quảng cáo luôn mang tính dài hạn, đội ngũ nhân viên có trình độ tương xứng . Chiếm 75% tổng doanh thu từ ngành quảng cáo 3.2.\ Ảnh hưởng của lực lượng cung ứng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Các doanh nghiệp cung ứng là người thực hiện các chương trình quảng cáo.Vì thế sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Ảnh hưởng tới hiệu quả các chương trình quảng cáo mà họ thực hiện. Ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành quảng cáo. Ảnh hưởng tới vai trò của hoạt động quảng cáo trong các hoạt động kinh doanh của các DN. 4.\ Các tổ chức truyền thông 4.1.\ Đặc điểm Các tổ chức truyền thông chính là các phương tiện đưa các chương trình quảng cáo từ tay các nhà cung ứng tới công chúng mục tiêu. Bao gồm nhiều phương tiện như:Truyền hình, Đài phát thanh, Báo chí , Internet và các phương tiện quảng cáo khác.Mỗi phương tiện thì có những ưu thế riêng trong khi truyền tải các thông điệp quảng cáo. Truyền hình: Là phương tiện được nhiều người biết đến có thể truyền tải được cả hình ảnh và âm thanh.Tuy nhiên chi phí lại rất cao. Đài phát thanh: Chiếm một tỷ trọng nhỏ .Có thể tiết kiệm chi phí tuy nhiên hiệu quả về hình ảnh lại không cao. Báo chí: Phù hợp với một số loại hình quảng cáo.Chi phí phù hợp tuy nhiên hiệu quả về âm thanh không cao. Internet: Là hình thức phương tiện mới phát triển nhưng ngày càng được đầu tư mạnh.Trong tương lại nó sẽ là phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả cao. 4.2.\ Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tới dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam. Các phương tiện truyền thông là các phương tiện thực hiện và truyền tải các TĐQC tới công chúng mục tiêu.Nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thành công của một chương trình quảng cáo nói riêng và đến cả ngành quảng cáo nói chung. Các phương tiện truyền thông hiện nay ngày càng phát triển.Chính quảng cáo và các phương tiện truyền thông hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển.Vì thế chung ta có thẻ nói rằng tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến dịch vụ quảng cáo là không nhỏ. Hiện nay ngày càng có nhiều phương tiện truyền thông mới có tốc độ phát triển cao nhằm đáp ứng được nhu ngày càng cao của ngành kinh doanh dịch vụ quảng cáo. 5.\ Nhà nước. 5.1.\ Tình hình chung về quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo Nhìn một cách tổng thể chúng ta chưa có một chiến lược quy hoạch phát triển quảng cáo cho cả nước. Thực tế đã có một số tỉnh thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Cà Mau… có triển khai việc quy hoạch nhưng cũng chưa toàn diện đầy đủ. Do vậy sự lộn xộn tình trạng vi phạm pháp luật trong quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà quản lý. Ngay lợi thế nổi trội của các công ty trong nước là xin phép đặt bảng quảng cáo ngoài trời, hoặc treo băng rôn quảng cáo sản phẩm cũng có nhiều khuất tất. Chuyện băng rôn quảng cáo dẫm đạp lên nhau, hết hạn giấy phép vẫn không tháo gỡ hiện là chuyện thường ngày tại các thành phố. Mặc dù đã có một hành lang pháp lý tương đối rõ ràng nhưng tình hình quản lý nhà nước về quảng cáo vẫn còn nhiều yếu kém. Ý thức chấp hành luật pháp của nhiều doanh nghiệp chưa cao nên những vi phạm đặt biển quảng cáo ngoài trời không có giấy phép , sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm về các quy định về cấm sử dụng màu cờ Tổ quốc, tiền Việt Nam … trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều. Cùng với trên 9000 doanh nghiệp quảng cáo là một hệ thống bao gồm trên 100 đài phát thanh, truyền hình, trên 550 cơ quan báo chí, năm 2007 đã đạt doanh thu khoảng 9000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong nhận thức của nhiều nhà quản lý và một bộ phận dân cư chỉ coi quảng cáo là một hoạt động văn hóa mang tính kinh tế, chưa xem xét như một ngành kinh tế thật sự. Do vậy nhận thức về việc quy hoạch, xây dựng chiến lược cho ngành chậm và yếu. Mặt khác trong quá trình hoạch định tiếng nói vai trò của hiệp hội không được xem xét một cách thoả đáng. Các chính sách quy định của nhà nước về quảng cáo nhiều khe hở, thiếu thay đổi liên tục gây khó khăn cho những nhà đầu tư chân chính, lâu dài. Các quy định thì phức tạp rườm rà. muốn treo một tấm biển quảng cáo đúng luật, doanh nghiệp phải xin phép ít nhất 5 công sở từ văn hoá thông tin, kiến trúc giao thông công chính, xây dựng cho đến Uỷ ban nhân dân quận, huyện. Để làm đầy đủ thủ tục doanh nghiệp phải đi qua nhiều cửa. Đâu đó có cải cách hành chính một cửa thì phải nhiều chìa. Giấy phép có nhiều đến nỗi nhiều khi doanh nghiệp phải cử riêng một số nhân viên lo chuyện “bôi trơn, chạy giấy phép” 5.2.\ Chính sách bảo hộ và khống chế mức quảng cáo Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo mới bị bó hẹp vì những quy định của pháp luật, ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác muốn làm quảng cáo cũng đang gặp khó khăn. Theo quy định của ngành thuế, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ sẽ được quảng cáo tới 30% trong tổng số chi phí hợp lý, còn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chỉ từ 7-10%, báo in không được phép in đăng quảng cáo quá 10% diện tích, báo nói, báo hình không được phát sóng quá 5% thời lượng. Đây là điều bất hợp lý vì chính bản thân doanh nghiệp không đời nào chi cho quảng cáo quá nhiều nếu nó không đem lại hiệu quả. Việc đề ra mức trần cho quảng cáo là một trong những chính sách nhằm bảo hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngoại nhập. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít, chi phí đầu tư cho quảng cáo tiếp thị vừa phải nêu khó có thể phát triển thương hiệu nếu doanh nghiệp vốn lớn được phép “dội bom” quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị. Nhưng mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy giá trị của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh. Đã chú trọng nhiều hơn cho chiến lược phát triển thương hiệu, đã chấp nhận chi tiêu cho quảng cáo coi khoản tiền đó là mức đầu tư dài hạn. Họ sử dụng tiền vào mục đích xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần là chi cho các chương trình khuyến mãi một sản phảm nhất định. Mức trần đối với chi phí quảng cáo đang trói chân, trói tay các doanh nghiệp. Khi họ không được phép quảng cáo như mong muốn, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo muốn nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội mở rông thị tường và phát triển doanh nghiệp. Như vậy, với chính sách khống chế mức quảng cáo, đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác, không làm cho doanh nghiệp phải treo chi phí, tạo ra nhiều khó khăn khi sử dụng vốn và hoạch định chiến lược phát triển cho những năm kế tiếp khi muốn tăng chi phí quảng cáo, mà còn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo chính sách khống chế mức quảng cáo nhiều khi làm họ không dám ký kết các hợp đồng với khách hàng, đôi khi họ dám thực hiện các hợp đồng thì phải tìm cách lách luật. Hiện nay, Chính phủ vẫn tiếp tục bảo hộ lĩnh vực quảng cáo bằng nhiều biện pháp hành chính, chẳng hạn như chưa cho phép các công ty quảng cáo nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng tại Việt Nam. Mọi hợp đồng với khách hang phải qua trug gian là các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam, hay công ty liên doanh có chức năng hoạt động quảng cáo. Nhờ vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới được chia một phần trong các hoạt động quảng cáo của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng dù có chính sách bảo hộ như vậy, một thực tế đáng buồn là các doanh nghiệp quảng cáo trong nước chỉ thực hiện những công đoạn hết sức đơn giản, cụ thể hoặc thuần tuý kinh tế. Còn việc hoạch định chiến lược và sáng tạo ý tưởng là phần mang lại nhiều lợi nhuận nhất đều thuộc vào tay các công ty có yếu tố nước ngoài. 5.3.\ Các pháp lệnh , văn bản pháp lý và các chế tài quản lý và quy đinh về kinh doanh dịch vụ quảng cáo Điều 29 . 30 . 31 . 32 . 33 . 34 .35 . 36 Nghị định số 24/2003/ NĐ-CP ngày 13/03/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo. Thông tư số 1191/TT-LB ngày 29/06/1991 của liên bộ uỷ ban khoa học và bộ văn hoá - thông tin - thể thao và du lịch quy định về việc quản lý nhãn hiệu và quảng cáo sản phẩm hàng hoá Ngày 12/3/2007 tại T.P Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Hiệp hội Quảng cáo đã tổ chức buổi Hội thảo "Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh". Buổi hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, các văn phòng tư vấn pháp lý, các cơ quan báo chí đăng tải quảng cáo, các công ty sử dụng quảng cáo quy mô lớn trên thị trường Việt Nam. II.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.\ Ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.1.\ Strengths(Điểm mạnh) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Về văn hóa ở Việt Nam. Việt nam có một nền văn hoá lâu đời và phong phú. Các nhà làm quảng cáo luôn chú ý và quan tâm đến nền văn hoá ở các nước bản địa để thiết kế các TĐQC sao cho phù hợp với nền văn hoá đó nhằm tránh những ảnh hưởng xấu tới nền văn hoá và chính trị. Các nhà làm QC trong nước luôn có lợi thế trong việc làm QC sao cho phù hợp với nền văn hoá của Việt nam.Vì họ là người bản địa nên họ hiểu rõ về nền văn hoá của Việt nam. Về các điều kiện pháp lý và mối quan hệ với các cơ quan ban nghành của các doanh nghiệp làm Quảng cáo ở Việt Nam. Các điều kiện pháp lý cũng là một vấn đề quan tâm của các nhà làm quảng cáo . Để có thể kinh doanh trong ngành quảng cáo các nhà làm QC phải chú trọng đến các thủ tục pháp lý trong các chương trình QC. Các nhà làm quảng cáo trong nước luôn có được lợi thế về mặt này khi mà họ hiểu rõ các quy định về pháp lý cho một chương trình QC. Ngoài ra với các mối quan hệ đối với các ban ngành hoặc các cơ quan truyền thông cũng là một lợi thế không nhỏ đối với các DN làm QC trong nước. Có được nguồn nhân lực dồi dào , đang ngày một chú tâm đào tạo hơn và đội ngũ nhân lực rất trẻ. 1.2.\ Weaknesses (Điểm yếu) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Về nguồn nhân lực chưa có trình độ cao trong Quảng cáo. Quảng cáo là ngành đòi hỏi nhân lực phải có tính sang tạo, phải có kỹ thuật cao nhưng trình độ chuyên nghiệp và vấn đề nhân sự đang là vấn đề lớn của quảng cáo Việt Nam. Việc phát triển nhân sự do vậy rất chậm chạp. Người được tái đào tạo có khi lại bị vượt mất. Nhiều người trong nghề khi đã có chút kinh nghiệm thường xem lại lương bổng, số khá thì mở công ty riêng, số khác tìm cách lọt vào các công ty nước ngoài với chức anh trưởng phòng hoặc giám đốc các bộ phận với mức lương cao hơn. Một lực lượng quá nhỏ bé như vậy làm sao đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chiến lược, xây dựng thương hiệu, thực hiện chương trình quảng cáo cho hang trăm nàg doanh nghiệp trong cả nước. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty Quảng cáo nước ngoài. Hiện nay nói đến thị trường quản cáo trong nước đó là sự yếu thế của các doanh nghiệp trong nước trước sự lấn lướt của các hãng quảng cáo ngoại. Theo hiệp hội quảng cáo Việt Nam, toàn bộ khoảng 5000 doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 30% thị phần quảng cáo trong khi 70 % còn lại được nắm giữ bởi khoảng 40 công ty nước ngoài. Các công ty có tầm cỡ nhất Việt Nam hiện nay là Đất Việt, GoldSun, Vinaxad, D&D, Trẻ, Kim Minh, Việt Mỹ, Sài Gòn, Sao Mai… là những công ty có uy tín làm ăn chuyên nghiệp và có thị phần lớn nhất so với các doanh nghiệp trong nước. Nhưng như doanh nghiệp Đất Việt doanh thu năm 2007 khoảng 400 tỷ đồng so với tổng doanh thu toàn ngành quảng cáo 9000 tỷ đồng chỉ chiếm 4.4%. Nếu đem so với J. W. Thomson chiếm đến 40% thị phần thì sẽ thấy rõ sự yếu thế của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. Công tác quản lý ở cấp địa phương còn yếu kém thậm chí có nơi coi quảng cáo như một loại hình tiêu cực nên trong quản lý đã nặng về soi xét khuyết điểm và chưa nhận thấy những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền kinh tế Việt Nam ra thị trường. điều này phải kể đến Quyết đinh 1080/2004 quy định hạn chế quảng cáo ngoài trời cảu thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra “làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Thiếu tính chuyên nghiệp trong khi thực hiện các chương trình Quảng cáo. Thị trường phát triển không đồng đều và còn nhỏ hẹp. Công tác quản lý nhà nước chồng chéo và còn nhiều bất cập. Có rất ít các trường lớp đào tạo nguồn nhân lực cho Quảng cáo. Trong hệ thống đào tạo của chúng ta chưa có một hệ thống chính quy đào tạo quảng cáo có bài bản. các trường đại học trong nước, thậm chí đến những trường đào tạo lớn như đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa vào giảng dạy nghiệp vụ quảng cáo song chưa đáp ứng được yêu cầu. Xem Hình 2.1 Một vài trường khác có khoa Marketing, mỗi khoá cũng chỉ đào tạo vài trăm sinh viên. Xem Hình 2.1 Nhiều công ty phải tuyển sinh viên tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ marketing…để đào tạo lại từ đầu. Công ty Marcom Việt Nam và một số đơn vị khác mỗi năm cũng chỉ góp sức dào tạo vài trăm nhân viên nghiệp vụ sơ cấp. Hình 2.1 Số lượng nhân viên quảng cáo được đào tạo chính quy ở Việt nam hàng năm Tên trường ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Kinh tế TP HCM ĐH Marketing HCM Khác Số lượng 80 65 150 100 (Nguồn: ngành quảng cáo 2007) 1.3.\ Opportunities (Cơ hội) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Thị trường đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trong vài năm trở lại đây, ngành tương đối ở Việt Nam đã tương đối khởi sắc. các khách hàng lớn đổ vào Việt Nam cùng với các công ty quảng cáo, cá doanh nghiệp việt nam cũng bắt đầu nhìn nhận đến sức mạnh của quảng cáo. Họ đã nhận thấy đồng tiền chi cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu không phải là đồng tiền bỏ đi. Một điều quan trọng khác là các phương tiện truyền thông đã bán quảng cáo như các chương trình gameshow truyền hình. Sau thời điểm Mỹ thực hiện chính sách mở cửa trở lại với Việt Nam nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã thâm nhập thị trường Việt nam. Bắt đầu từ năm 1996, khi việc hợp tác kinh doanh và lien doanh được khởi động ngày càng có nhiều công ty doanh nghiệp hoạt động. Việc Việt Nam đã gia nhập WTO, môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, pháp luật được thể chế hoa với các cam kết, nền kinh té ổn định với tốc độ tăng trưởng làn song đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ mạnh hơn, sẽ có nhiều sản phẩm mới mở rộng thị trường cho các công ty quảng cáo trong nước. Gia nhập WTO việc bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước sẽ dần dần không còn nữa trong khi vị thế độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước tất yếu sẽ bị ảnh hưởng do bị cạnh tranh sẽ gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp tư nhân. Các Doanh nghiệp này ngày càng chi tiêu rộng hơn cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị nhằm mở rộng thị phần. Ví dụ như thực tế gần đây Mobilfone, Vinafone đã bỏ nhiều tiền để xây dựng các chiến lược phát triển, thực hiện tiếp thị quảng cáo bài bản hơn hẳn. Sự nhận thức đúng đắn của các doanh nghiệp trong nước về thương hiệu quảng cáo trong môi trường kinh doanh mới sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp quảng cáo. Quảng cáo đang ngày càng được hoàn thiện và đầu tư nhiều hơn. Việt nam ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới các doanh nghiệp không thể tư duy theo lối cũ, ngày càng tiếp thu học hỏi kiến thức kinh doanh hiện đại. ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Coi khoản tiền đầu tư cho xây dựng thương hiệu là khoản tiền đầu tư dài hạn. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo có nhiều cơ hội kinh doanh. Mặt khác xu thế hiện nay, doanh thu từ các loại hình quảng cáo “Below the line” (tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, gửi thu công chúng phát tờ rơi…) nếu trước đây tỷ lệ doanh thu giữa hai loại hình này là 30/70 thì hiện nay tỷ lệ này đang ở ngưỡng 50/50. Các loại hình quảng cáo “Below the line” đang rất dược các doanh nghiệp ưa chuộng vì tính hiệu quả của nó. Trong khi đó các công ty quảng cáo nước ngoài chỉ thiên về “Above the line”. Do vậy đây sẽ là một thị trường vững mạnh cho các công ty quảng Việt Nam vì các hình thức phi truyền thống sẽ ngày càng phát triển và trở nên quan trọng hơn. Các công ty chuyên về gia công hoặc cung ứng, phụ trợ cho ngành quảng cáo cũng sẽ phát triển tốt vì gần như không phải cạnh tranh với các hang quảng cáo nước ngoài Tổng cầu trong Quảng cáo đang có xu thế tăng cao. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, môi trường đầu tư ngày càng minh bạch hơn, dòng tiền đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trong số đó tất yếu có phần đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo. Vì ngành công nghiệp quảng cáo ở Việt Nam còn non yếu, đang hứa hẹn phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Có luồng đầu, các doanh nghiệp quảng cáo có cơ hội đổi mới, tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Có đủ vốn để ký các hợp đồng có giá trị cao, chuyên môn hoá hoạt động quảng cáo, áp dụng công nghệ, phương tiện quảng cáo của thế giới. Cũng thấy rằng sẽ có thêm các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài nữa nhảy vào thị trường quảng cáo Việt Nam. trước khi coi các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là đối thủ trước hết hãy coi họ là đối tác là người chúng ta học tập kinh nghiệm. Khi nói rằng 80% thị trường quảng cáo thuộc về các công ty nước ngoài thì cũng phải nhìn nhận rằng, họ đang tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài vào quảng cáo tại Việt Nam, họ mang theo trình độ kinh doanh hiện đại, tiên tiến cung cách làm ăn chuyên nghiệp. Điều đó một mặt làm các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam trở nên thua thiệt, không đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường Việt Nam. mặt khác chính vì điều đó buộc các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải tìm cách học tập cung cách kinh doanh, học tập kiến thức kinh nghiệm của họ để có thể cạnh tranh ngày càng tốt hơn. Gia nhập WTO khi hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ, sẽ tạo điều kiện để nhiều công ty quảng cáo nước ngoài có quy mô nhỏ tham gia vào 1.4.\ Threats (Thách thức) của kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. Sự đầu tư rất nhiều của các công ty Quảng cáo nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, thị trường sẽ mở cửa đón thêm nhiều công ty quảng cáo nước ngoài cạnh tranh là tất yếu. Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, số các công ty quảng cáo Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các công ty quảng cáo nước ngoài không nhiều. Việc khách hang bỏ qua các công ty quảng cáo trong nước để lựa chọn các công ty quảng cáo nước ngoài là chuyện thường xuyên. Ví dụ như bia tươi đóng chai Laser, Heineken, Samsung, Sony…đã chi hàng chục triệu USD cho những đợt quảng cáo rầm rộ của họ. Tuy nhiên các công ty quảng cáo Việt Nam vẫn đứng ngoài những hợp đồng này bởi trong nhiều trường hợp không thể đáp ứng được các yêu cầu về ý tưởng kỹ thuật… của đối tác. Điều đó chứng tỏ rằng trước các hợp đồng quảng cáo lớn, công ty nước ngoài luôn ở thể chủ động. Chúng ta không đủ năng lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài Các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có thể chia thành ba loại. Loại thứ nhất đếm trên đầu ngón tay là một số công ty chuyên nghiệp có khả năng thực hiện những hợp đồng trọn gói. Loại thứ hai với số lượng vài chục gồm những công ty chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định (quảng cáo ngoài trời, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện…) Loại thứ ba nhiều nhất chủ yếu làm gia công lại (hộp đèn, bảng hiệu…) hoặc những lĩnh vực phụ trợ cho quảng cáo (thiết kế, in ấn…). Gia nhập WTO các doanh nghiệp loại thứ ba sẽ phát triển tốt vì gần như không phải cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Loại thứ hai sẽ có ưu thế phát triển ở thị trường trong nước. Khó khăn nhất là các công ty chuyên nghiệp loại một vì phải trực tiếp đối mặt với các công ty nước ngoài. Sau hội nhập sẽ có thêm các công ty nước ngoài gia nhập thị trường nhưng chủ yếu theo loại hình thứ nhất. Việc cạnh tranh vốn khó khăn nay khó khăn hơn Theo hiệp định thương mại Việt Mỹ (ngày 13/7/2000) Quy định “các dịch vụ quảng cáo chỉ thông qua liên doanh hay hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh hợp pháp dịch vụ quảng cáo”. Mặt khác “ phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, sau 5 năm hạn chế này là 51% và sau 7 năm bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn. Như vậy, sau năm 2007, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn ngành quảng cáo cho các nhà đầu tư Mỹ. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân theo lộ trình dỡ bỏ các chính sách bảo hộ sau khi bỏ bảo hộ thị trường quảng cáo sẽ tách thành hai mảng: thị trường lớn, những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao sẽ thuộc về những công ty quảng cáo mạnh của nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận phần thị trường nhỏ. Và không cái gì Việt Nam kể cả trung Quốc, Hàn Quốc hoặc nhiều nước Châu Á khác khi mở cửa thị trường quảng cáo là các doanh nghiệp trong nước đều rất điêu đứng khi các công ty quảng cáo khi các công ty quảng cáo nội địa không còn được bảo hộ như trước nữa thì việc các công ty quảng cáo nước ngoài được hoạt động độc lập cũng là một mối đe doạ sống còn đối với họ. Khi các chính sách bảo hộ được dỡ bỏ các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng, còn những ưu tiên từ phía nhà nước đối với họ. Gia nhập WTO các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam nhận thức rất rõ điều này, nhưng số những doanh nghiệp thay đổi tư duy thay đổi hành động chưa nhiều. Phần lớn họ chưa chuẩn bị cho hội nhập vẫn kinh doanh theo hướng xưa nay họ vẫn làm. Khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường quảng cáo, ngày càng tuân theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO thì môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch không còn các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước. Khi đó các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp của chúng ta chưa có tiềm lực lớn, chưa kinh doanh quen trong một môi trường kinh doanh như thế. 2.\ Phân tích ma trận S.W.O.T của kinh doanh dịch vụ Quảng cáo ở Việt Nam. Hình 2.2 Các yếu tố chung của ma trận S.W.O.T Chỉ tiêu S W O T Nguồn nhân lực nguồn nhân lực của việt nam dồi dào, đang ngày một chú tâm đào tạo hơn và đội ngũ nhân lực rất trẻ. nguồn nhân lực hiện nay trình độ và kinh nghiêm chưa cao. Chưa đáp ứng được nhu cầu của nghành một nghành đòi hỏi trình độ tay nghề và sự sáng tạo cao. - các doanh nghiệp hiện nay ngày càng nhận thức được vai trò của quảng cáo trong hoạt động kinh doanh, họ ngày càng sử dụng quảng cáo để truyên thông tới người tiêu dùng. - hội nhập kinh tế thế giới mở ra cơ hội cho các công ty quảng cáo trong việc liên kết học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước ngoài - việc hội nhập kinh tế việt nam phải mở cửa và quảng cáo cũng vậy. các doanh nghiệp quảng cáo trong nước phải đối mặt với các công ty quảng cáo nước ngoài có độ chuyên nghiệp cao. - xu thế phát triển hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng khong chú trọng đến quảng cáo nữa. Văn hóa Các doanh nghiệp trong nước sẽ hiểu rõ về văn hoá trong nước Chưa chú trọng đến việc nghiên cứu văn hoá phục vụ cho quảng cáo Văn hoá trong việc thích nghi và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo mở ra cơ hội lớn cho các công ty quảng cáo. sự phát triển của kinh tế thị trường kéo theo sự hội nhập về văn hoá và các công ty quảng cáo cần nắm bát được các xu hướngthay đổi này. Độ chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp của các công ty quảng cáo trong nước là chưa cao. III.\ Chiến lược kinh doanh của các công ty đang kinh doanh dịch vụ Quảng Cáo ở Việt Nam. 1.\ Chiến lược kinh doanh dài hạn. 1.1.\ Các chiến lược kinh doanh dài hạn . Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, những hình thức quảng cáo tiếp thị sẽ đến với người tiêu dùng một cách thường xuyên hơn cập nhập hơn. Để đạt được mục tiêu nhà sản xuất đề ra thì xây dựng những chiến lược quảng cáo, tiếp thị là điều cần thiết cho mỗi nhà sản xuất hoặc tổ chức xã hội. Các hình thức quảng cáo ra đời sao cho hù hợp, tiện dụng nhất với đặc điểm từng đối tượng cần được quảng cáo. Tiếp thị là hình thức giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng một cách trực tiếp nhất, ấn tượng nhất. Sự đồng bộ trong quảng cáo tiếp thị là điều cần thiết để tạo ra ấn tượng mạnh. Ngày nay đi trên đường chúng ta thưòng bắt gặp những nhân viên tiếp thị sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Tạo ra sự nổi bật bằng sử dụng đồng bộ máu sắc rực rỡ của đồng phục cùng sản phẩm sẽ gây được sự chú ý tốt. Những màu thường được sử dụng là màu đỏ, vàng cam, xanh… Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sẽ đến được đại đa số quần chúng. Hoạt động này đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó trở nên thông lệ trong việc tiếp nhận thông tin dù muốn dù không. Hình thức này thưòng lặp đi lặp lại khiến cho người xem nhớ được nội dung giới thiệu. Vì lượng thời gian ít nên nội dung quảng cáo phải cô đọng súc tích, hình ảnh đẹp gây ấn tượng cho người xem. Tài trợ các cuộc thi, các chương trình truyền hình… cũng là những hình thức được các nhà sản xuất quan tâm đề cập tới. Ngoài việc xây dựng, thiết kế chương trình sao cho thu hút sự quan tâm của khán giả thì việc lồng ghép khéo léo n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11757.doc
Tài liệu liên quan