Tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển của hệ thống các Doanh nghiệp nhà nước: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG CÁC DNNN.
I.Lý luận chung về đầu tư,đầu tư phát triển.
1.Khái quát về đầu tư,đầu tư phát triển
1.1.Đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh ... Ebook Thực trạng đầu tư phát triển của hệ thống các Doanh nghiệp nhà nước
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển của hệ thống các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Đầu tư được chia làm ba loại chính:
- Đầu tư phát triển
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư thương mại
Ba loại đầu tư này luôn luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ nhau. Đầu tư phát triển để tăng tích lũy,phát triển đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.Ngược lại đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển.
1.2.Đầu tư phát triển
1.2.1 Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận của đầu tư, là việc chi dùng vốn ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo nên việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển cần rất nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực cho đầu tư phát triển là tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động của đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được nhưng mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính đó là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình. Tài sản vật chất, ở đây, là những tài sản cố định được dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động. Tài sản vô hình phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu…
Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả xa hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…nhưng lại rát quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó, cũng được xem là đầu tư phát triển.
1.2.2 Mục đích và kết quả chung
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống các thành viên trong xã hội.
Đặc điểm đầu tư phát triển
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công xây dựng dự án đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả sử vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như Kim Tự Tháp Ai Cập, Nhà Thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc …. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu tác động của hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, xã hội…Để thích ứng với đặc điểm này công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau:
+ Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học ở cả cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư trong tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và cả vòng đời dự án.
+ Thứ hai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng dưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình.
+ Thứ ba, chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đầu tư.
- Các thành quả trong hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý đầu tư phát triển cần quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau :
+ Trước tiên cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa học. Thí dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vục có mỏ than ( do đó, quy mô vốn đầu tư) phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án.
+ Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Để lựa chọn địa điểm đầu tư đúng cần phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa…Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tao điều kiện nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư.
+ Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan nhu giá nguyên liệu tăng, giá sản phẩm giảm, công suất không đatj công suất thiết kế…Ví dụ, để nghiên cứu tính khả thi về mặt thị trường, chủ đầu tư phải nghiên cứu tình hình cung, cầu, giá cả… của sản phẩm dự dịnh đầu tư của dự án. Với mức giá sản phẩm là 10000đồng/sản phẩm, dự án xây dựng dòng tiền thu, chi và tính được tổng lợi nhuận thuần của cả vòng đời dự án. Tổng lợi nhuận thuần cang lớn, quyết định đầu tư càng dễ dàng. Tuy nhiên nếu khi dự án đi vào hoạt động, giá của sản phẩm giảm và chỉ là 5000 đ, thì trong các điều kiện khác không đổi, tổng lợi nhuận thuần của dự án chỉ đạt 50% so với dự kiến ban đầu. Đây là rủi ro do giá bán sản phẩm giảm. Như vậy, để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp quản lý ruỉ ro bao gồm:
+ Thứ nhất, nhận diện rủi ro đầu tư. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vay, việc xác định đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên đẻ tìm ra giả pháp phù hợp để khắc phục.
+ Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro có khi xảy ra rất nghiêm trọng, nhưng có khi chưa đến mức gây nên nhưng thiệt hại về kinh tế.Đánh giá đúng mức độ rủi ro sẽ giúp ta đưa ra nhưng biện pháp phòng và chống phù hợp.
+ Thứ ba, xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Mỗi loại rủi ro và mức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phòng và chống tương ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể có do rủi ro này gây ra.
1.2.4 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển
Nguồn lực để thực hiện đầu tư là vốn. Nội dung và nguồn gốc của vốn là những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết của lý thuyết đầu tư phát triển.Bản chất của đầu tư phát triển còn được thể hiện ở nội dung vốn và nguồn vốn đầu tư, lý luận biện chứng về mối quan hệ hữu cơ giữa hai vấn đề này.
Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác.Về cơ bản vốn đầu tư phát triển mang những đặc trung của vốn như:(1) vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản;(2) vốn phải vận động sinh lời;(3) vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng;(4) vốn phải gắn với chủ sở hữu;(5) vốn có giá trị về mặt thời gian.
Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm:
(a). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới ,mở rộng,xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân.
(b). Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư nhằm mua sắm nguyên vật liệu,thuê mướn lao động…làm tăng tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội.
(c). Vốn đầu tư phát triển khác: là tất cả cá khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội,nâng cao trình độ dân trí,cải thiện chất lượng môi trường.Ví dụ như vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục:chương trình phổ cập giáo dục,nghiên cứu,triển khai đầo tạo…Vốn chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng,chương trình nước sạch nông thôn…
Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ chỉ các nguồn tích luỹ, tập trung và phân phối cho đầu tư. Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn đầu tư phát triển trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước gồm: Vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị trường vốn. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, quy mô và tỷ trọng vốn của từng nguồn vốn có thể thay đổi nhưng để chủ động phát triển KTXH của quốc gia theo định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
II.LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN).
1.Khái niệm chung về DNNN
Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương Ba, khóa IX, Luật DNNN năm 2003, tại Điều 1 đã quy định: "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn". Đó là những doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ hơn 50% vốn điều lệ. DNNN được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó:
1 - DNNN có 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật DNNN mới (năm 2003) được gọi là Công ty nhà nước (để phân biệt với DNNN có 100% vốn nhà nước hoạt động theo các luật khác);
2 - Công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên có 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
3 - Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có cổ phần chi phối hoặc vốn góp chi phối của Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Do khái niệm DNNN được mở rộng hơn trước đây, cho nên, nếu dùng cùng một khái niệm DNNN thì dễ lẫn lộn giữa ba loại DNNN nói trên. Để phân biệt giữa DNNN hoạt động theo Luật DNNN mới với DNNN hoạt động theo các luật khác, loại DNNN do Nhà nước thành lập, sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động theo luật DNNN mới (Luật DNNN năm 1995 gọi là DNNN) được gọi là Công ty Nhà nước.
Ngoài ra theo khoản 1 điều 4 chương I của Luật doanh nghiệp 2005 (sửa đổi) thì: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Cũng theo khoản 22 điều 4 chương I của luật này thì “DNNN là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
Vai trò chủ đạo của DNNN thể hiện qua:
Vai trò kinh tế: DNNN giúp khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường; đảm nhận các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân; tham gia vào những lĩnh vực khoa học-công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao; tham gia vào một số ngành có lợi thế cạnh tranh.
Vai trò chính trị: Một là, DNNN nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng quốc gia. Hai là, DNNN tham gia chiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng (tuỳ theo từng thời kỳ phát triển kinh tế) để chủ động định hướng xã hội, làm đối trọng trong phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.
Vai trò xã hội: DNNN gánh vác chức năng và vai trò xã hội và khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị-xã hội mà tư nhân không muốn đầu tư, đảm bảo cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận các ngành sản xuất hàng hoá công cộng thiết yếu.
.
2.Các nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong DNNN.
Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: Đầu tư những tài sản vật chất (tài sản thực) và đầu tư những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển các tài sản vật chất gồm: đầu tư tài sản cố định (đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn kho. Đầu tư phát triển tái sản vô hình gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học-công nghệ-kĩ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu-quảng cáo…
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: Xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị.
2.2. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ.
2.2.1 Khái niệm
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên-nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là một bộ phạn hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Tỉ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp là rất cần thiết.
*Vai trò của dự trữ
Dụ trữ luôn là vấn đề sống còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan, nó đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của sản xuất và tiêu dùng .
Trong mô hình dự trữ JIT ( Just in time ) chỉ ra:
+ Nếu dự trữ thật nhiều dẫn đến ứng đọng vốn , hàng hoá hỏng , tăng chi phí bảo quản không hiệu quả.
+ Nếu dự trữ ít quá không đủ nguyên vật liệu để sản xuất , không đủ hàng hoá để bán và dẫn đến gián đoạn sản xuất kinh doanh .
+ Cần phải phân biệt giữa dự trữ và tình trạng dư thừa ứng đọng sản phẩm trong các doanh nghiệp
2.2.2 Phân loại hàng tồn trữ :
- Căn cứ vào khái niệm hàng tồn trữ được chia thành :
+ Nguyên vật liệu, bán thành phẩm
+ Thành phẩm
- Căn cứ vào bản chất của cầu hàng tồn trữ được chia thành :
+ Cầu các khoản mục độc lập
+ Cầu các khoản mục phụ thuộc
2.2.3 Chi phí hàng tồn trữ
- Theo quan điểm của nhà quản trị chi phí tồn trữ gồm hai loại chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ hàng.
- Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập một đơn hàng.
- Nội dung của chi phí đặt hàng :
+ Chi phí tìm nguồn hàng
+ Chi phí thực hiện quy trình đặt hàng
+ Chi phí chuẩn bị chuyển hàng về kho
- Đặc điểm của chi phí đặt hàng là tương đối ổn định khi quy mô đặt hàng thay đổi.
2.2.4 Chi phí dự trữ hàng
- Chi phí dự trữ hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến hàng đang dự trữ tại kho.
- Nội dung của chi phí dự trữ hàng :
+ Chi phí về kho hàng (lệ phí kho bãi, bảo hiểm kho hàng…)
+ Chi phí sử dụng thiết bị (điện nước
+ Chi phí về nhân lực (tiền công của bảo vệ, giám sát tư vấn…)
+ Lệ phí đầu tư vào hàng dự trữ lãi suất tiền vay
+ Những hao hụt được phép.
- Đặc điểm chi phí dự trữ là thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô đặt hàng.
2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo dành thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực là rất cần thiết. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm: đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính quy, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ….) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe-y tế; đầu tư cải thiện môi trường-điều kiện lao động của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt đầu từ khâu tuyển người lao động. Đây là cơ sở để có được lực lượng lao động tốt, bởi vậy khâu tuyển người đòi hỏi cần phải rất khắt khe cẩn thận nhất.Tuyển người hiện nay đòi hỏi phải đạt được các yêu cầu như : Trình độ văn hoá , ngoại ngữ, trình độ vi tính …Tiếp đến là quá trình nâng cao khả năng lao động của người lao động thường xuyên.Trong điều kiện đổi mới hiện nay rất nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp nước ta.Vì vậy việc đào tạo lao động là yêu cầu vô cùng quan trọng .Cuối cùng là việc khen thưởng tổ chức các hoạt động về tinh thần giúp người lao động hăng say trong công việc từ đó nâng cao năng suất lao động. Các hinh thức khen thưởng đang được thực hiện ở các doanh nghiệp các cá nhân thành viên có thanh tích tốt đều được thưởng xứng đáng góp phần nâng cao trong xí nghiệp , công ty , các cuộc thi các cá nhân …Nhờ có chính sách đào tạo lao động nhiều doanh nghiệp đã đạt được những thanh công to lớn , góp phần không nhỏ trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của mình.
2.4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.
Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi đầu tư cho các họat động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay khả năng cho họat động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng ương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp
-Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tài chính của doanh nghiệp sx cho phép xác định được khả năng và quy mô đầu tư nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp.
-Quy mô sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp: quy mô sản xuất kinh doanh cang lớn thì khả năng quy mô đầu tư nghiên cứu triển khai càng lớn .
-Cơ hội về đổi mới kĩ thuật và các cơ hội trong ngành: những ngành có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ và kĩ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành đó phải tích cực đầu tư cho nghiên cứu nắm bắt kịp thời các cơ hội về kĩ thuật và công nghệ của ngành.
Khi đánh giá hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai các doanh nghiệp thường dựa trên một số quan điểm sau :
+ Thứ nhất là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai phải được xem xét đánh giá toàn diện về các mặt tài chính kinh tế xã hội , môi trường .
+ Thứ hai là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu và triển khai vừa có thể lượng hoá được vừa có thể không lượng hoá được. Do đó kết quả của đầu tư cho nghiên cứu và triển khai có thể được thể hiện dưới dạng hiện hoặc dưới dạng ẩn tuỳ theo dự án, chương trình nghiên cứu.
Tóm lại có thể nói đầu tư cho nghiên cứu triển khai đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chương trình và dự án R&D gắn chặt với chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn về kinh tế cũng như các ảnh hưởng khác.
2.5. Đầu tư cho hoạt động marketing.
Thứ nhất là : đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Có thể nói cạnh tranh là một đặc tính cơ bản nhất của thị trường của doanh nghiệp, sẽ không có thị trường nếu không có cạnh tranh, trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo mục tiêu của doanh nghiệp, người tiêu dùng là tối đa hoá lợi nhuận và sự tiện ích của chính mình, khả năng cạnh tranh là nguồn năng lượng thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp kinh doanh thành công thực hiện các kĩ năng cạnh tranh rất thuần thục, nó tạo thành phương pháp cạnh tranh đặc trưng của doanh nghiệp
Các kĩ năng này tập trung vào :
-Tạo lập và phát triển uy tín doanh nghiệp
-Coi trọng chiến lược mở rông thị trương
-Xây dựng và thực hiện đổi mới sản phẩm , mẫu mã
-Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất
-Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo
Thứ hai là: khi nghiên cứu thị trường trong đầu tư tài sản vô hình của doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.
Hành vi của người tiêu dùng thực hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng đánh giá và vứt bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ dự định sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu các cá nhân đưa ra quyết định thế nào đối với việc chi tiêu các nguồn tài nguyên có thể sử dụng của họ trong các hạng mục liên quan đến sự tiêu dùng. Qua việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin quan trọng để họ lên kế hoạch sản xuất thiết kế cải tiến và xây dựng được cac chiến lược khuyến mại.
Mục đích của nghiên cứu người tiêu dùng là phục vụ cho công tác quản lí kinh doanh sản xuất và dịch vụ. Các nhà quản lí muốn biết nguyên nhân hành vi của người tiêu dùng , họ muốn biết con người đưa ra quyết định mua hàng sử dụng, cất kho và vứt bỏ các sản phẩm như thế nào từ đó xây dựng chiến lược Marketing lập ra những mảng thị trường mới cho một sản phẩm riêng hay một loại sản phẩm. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được tiến hành bởi các tổ chức Maketing riêng biệt.
Thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đang đầu tư một cách thích đáng cho việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Từ các nội dung của đầu tư phát triển đã trình bày ở trên, các DNNN hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau cần xác định nội dung nào là quan trọng, có vai trò quyết định đến các nội dung khác ở doanh nghiệp mình để tập trung đầu tư và phát triển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CÁC DNNN.
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp ở nước ta có thể được thể hiện qua bảng số liệu tóm lược sau:
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
51680
62908
72012
91755
112952
DNNN
5355
5363
4845
4596
4086
+ Trung ương
1997
2052
1898
1967
1825
+ Địa phương
3358
3311
2947
2629
2261
Cơ cấu
%
DNNN
10,36
8,52
6,73
5,01
3,62
+ Trung ương
3,86
3,26
2,64
2,14
1,62
+ Địa phương
6,50
5,26
4,09
2,87
2,00
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng số lượng các DNNN có xu hướng ngày càng giảm và điều này hoàn toàn phù hợp. Xét về lý thuyết, khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trường không cần có tỷ trọng cao mà chỉ cần chiếm giữ những vị trí then chốt. Lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, tỷ trọng DNNN được coi là quá lớn khi vượt quá giới hạn 20-25% và quá nhỏ khi ở dưới mức 5% GDP. Trong thời kỳ chuyển đổi cần khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN nhưng xét về lâu dài DNNN sẽ giữ vai trò nòng cốt, là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô. Xét về cơ cấu sở hữu, DNNN là một bộ phận quan trọng, cùng với các bộ phận sở hữu khác phát triển bình đẳng và cạnh tranh với nhau.
Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Trong đó vốn là nguồn lực để thực hiện đầu tư phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. DNNN là loại hình kinh tế được nhà nước đầu tư vốn lớn vì vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế. Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, nhà nước đã có những chính sách phù hợp hơn đối với sự phát triển của DNNN, nhờ vậy hiệu quả sử dụng vốn của DNNN đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế để hiểu rõ tinh hình sử dụng vốn đầu tư của DNNN ta xem bảng số liệu sau :
Vốn sản xuất kinh doanh và doanh thu thuần của DNNN
Tỷ đồng
2000
2002
2003
2004
2005
Vốn sản xuất kinh doanh
Tổng số
998423
1352076
1567179
1966165
2435048
DNNN
670234
858560
932942
1128483
1338255
+ Trung ương
577990
734004
798163
968447
1165902
+ Địa phương
92244
124556
134779
160036
172354
Doanh thu thuần
Tổng số
809786
1194902
1436151
1719401
2157802
DNNN
444673
611167
666022
708045
838395.6
+ Trung ương
316896
466788
504577
532381
663393.9
+ Địa phương
127777
144379
161445
175664
175001.6
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng quy mô về vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước tăng dần qua các thời kỳ, tốc độ tăng đồng đều và ổn định, trong đó tốc độ tăng của vốn cho các DNNN ở cấp trung ương tăng nhanh hơn so với cấp địa phương (cụ thể là 101,7% so với 86,8%). Thứ hai là tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực DNNN nhà nước có xu hướng giảm dần qua các thời kỳ (từ 67,13% xuống 54,96%) - điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với yêu cầu của tiến trình cổ phần hóa các DNNN tuy nhiên là tỷ trọng này vẫn còn khá cao, cần tiếp tục điều chỉnh giảm.
SỐ DNNN HOẠT ĐỘNG LỖ - LÃI QUA CÁC THỜI KỲ
Năm
2000
2001
2002
Tổng số DN
41310
47838
60496
DNNN có lãi
Số DN
4539
4249
4450
Tổng mức lãi(Tỷ đồng)
20865
23557
29131
Lãi bình quân 1DN(Triệu đồng)
4597
5544
6546
DNNN lỗ
Số DN
1005
894
787
Tổng mức lỗ(Tỷ đồng)
-3299
-3411
-3171
Lỗ bình quân 1DN(Triệu đồng)
-3283
-3815
-4030
So với tổng số DN (%)
Số DN lãi
78.82
79.35
82.96
Số DN lỗ
17.45
16.69
14.67
( Nguồn : Tổng cục thống kê)
Đi sâu vào phân tích hoạt động sử dụng vốn vào SXKD, và quan trọng hơn là mảng sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của các DNNN nhà nước, chúng ta có thể bắt gặp một số tồn tại cơ bản sau:
1.Về đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản luôn là quá trình đi tiên phong của bất cứ quá trình đầu tư nào. Nó tạo ra các cơ sở vật chất mới làm tiền đề cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyết toán chi ngân sách nhà nước (tóm lược)
Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
TỔNG CHI
108961
129773
148208
181183
214176
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển
29624
40236
45218
59629
66115
Trong đó: Chi XDCB
26211
36139
40740
54430
61746
Cơ cấu (%)
88,48
89,82
90,10
91,28
93,39
Tốc độ tăng của vốn chi XDCB
%
2000
2001
2002
2003
2004
Tốc độ phát triển liên hoàn
100
137,87
112,73
133,60
113,44
Tốc độ phát triển định gốc
100
137,87
155,50
207,66
235,57
(Nguồn: Quyết toán chi ngân sách nhà nước-Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi cho đầu tư phát triển (luôn đạt mức trên 85%), qua đó chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng xây dựng cơ bản trong đầu tư phát triển. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng quy mô tăng của vốn xây dựng cơ bản lại đang có xu hướng giảm qua các giai đoạn, cụ thể là giai đoạn 2002-2003 vốn tăng 13650 tỷ đồng nhưng giai đoạn 2003-2004 vốn chỉ tăng 7316 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là giai đoạn đầu các doanh nghiệp phải đầu tư mới hoàn toàn vì vậy vốn xây dựng cơ bản đòi hỏi lớn, đến giai đoạn vận hành sản xuất thì doanh nghiệp chỉ phải đầu tư sửa chữa và mở rộng sản xuất do đó lượng vốn cho xay dựng cơ bản không cần nhiều như ban đầu.
Mặc dù xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng quá trình tiến hành hoạt động này của các DNNN lại chưa thực sự coi trọng nó. Có thể đề cập ở đây chính là vấn đề thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Lãng phí và thất thoát, tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang là vấn đề nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Không có một bộ số liệu chính thức nào thống kê được chính xác tỷ lệ thất thoát trong hoạt độ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11988.doc