Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh Thái Nguyên

Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 47 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Ninh Hồng Phấn* Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 03 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam tại Thái Nguyên là một trong những

pdf8 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi nhánh có tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Lãnh đạo cùng với tập thể nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên đã xác định mục tiêu ưu tiên trong lộ trình phát triển của mình là “Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn”. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, chi nhánh đã đạt được kết quả khá tôt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như: chi nhánh không tự cân đối được nguồn tiền giữa tín dụng và ngân hàng, lượng tín dụng trung hạn của cá nhân còn thấp... Do vậy, để hoạt động huy động và sử dụng vón có hiêu quả hơn, trong giai đoạn 2012 – 2015, chi nhánh cần phải xây dựng các chính sách về khách hàng, đa dạng hóa hình thức huy động, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Từ khóa: Vietinbank Thái Nguyên, huy động vốn, sử dụng vốn, hiệu quả, đánh giá. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên được thành lập ngày 01 tháng 8 năm 1988 với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng và 14 cán bộ nhân viên. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên đã phát triển thêm 12 phòng giao dịch phân bố rộng khắp khu vực thành phố Thái Nguyên. Vốn điều lệ sau khi tiến hành cổ phần hoá tăng lên 16.858 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 67,247 tỷ đồng. Tổng số cán bộ, nhân viên của chi nhánh năm 2010 là 136 người trong đó số lượng CBNV có trình độ đại học và trên đại học là 130 người chiếm 95,59%, 6 cán bộ, nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp chiếm 4,41%. Với mạng lưới phòng giao dịch và các máy ATM được phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh, công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng công thương Thái Nguyên đã bước đầu đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn như: khách hàng đánh giá tinh thần trách nhiệm của nhân viên * Tel: 0985 217888, Email: ninhhongp@gmail.com chưa cao, chi nhánh không tự cân đối được nguồn tiền giữa tín dụng và ngân hàng, các hình thức huy động vốn chưa đa dạng...Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến kết quả công tác huy động và sử dụng vốn đã được triển khai thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giúp chi nhánh Ngân hàng công thương Thái Nguyên hoàn thành tốt mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường giai đoạn 2012 – 2015. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đôi nét về Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực. Nguồn lực con người luôn được Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, công tác tuyển chọn và đào tạo đã được chú trọng để tuyển dụng được CBNV có đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế. Chỉ tiêu về nguồn lực con người của ngân hàng được thể hiện ở bảng 01 như sau: 50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 48 Bảng 01: Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số cán bộ, nhân viên 136 100 - Số cán bộ, nhân viên nam 51 37,50 - Số cán bộ, nhân viên nữ 85 62,50 2. Trình độ chuyên môn - Trên Đại học 8 5,88 - Đại học 122 89,71 - Cao Đẳng, Trung cấp 6 4,41 3. Thành phần dân tộc Dân tộc Kinh 134 98,53 Dân tộc khác 2 6,62 4. Tuổi bình quân Dưới 30 71 52,21 Từ 35 đến 50 58 42,65 Trên 51 7 5,15 5. Số lượng Đảng viên 34 25,00 Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1] Để đánh giá tình hình nguồn lực tài chính của chi nhánh, chúng tôi xem xét qua biểu 02. Biểu 02: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng (%) 2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ Tổng tài sản 1.382 1.542 2.161 11,6 40,1 25,9 Vốn chủ sở hữu 1.500 2.300 2.600 53,3 13,0 33,2 Dư nợ Cho vay& đầu tư 1.009 1.274 1.814 26,3 42,4 34,3 Tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng 1.167 1.373 1.794 17,7 30,7 24,2 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 21,801 44,44 51,617 103,8 16,1 60,0 Lợi nhuận trước thuế 35,557 48,87 67,247 37,4 37,6 37,5 Nguồn: Phòng tín dụng-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1] Thống kê sau đây giúp chúng ta có những đánh giá khách quan về hệ thống giao dịch của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên so với một số NHTM khác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên: Biểu 03: Một số chỉ tiêu về nguồn lực cơ sở hạ tầng Chỉ tiêu NH Công thương NH Đầu tư & PTVN NH NN & PTNT Techcom bank VIB Bank Trụ sở giao dịch chính 01 01 01 01 01 Số phòng giao dịch 12 8 10 01 01 Số máy ATM 12 5 8 01 01 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2011 Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng các phòng giao dịch và máy rút tiền tự động ATM của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên có số lượng nhiều hơn hẳn so với các NHTM khác, và được phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Chính sự tiện lợi đó đã làm tăng khả năng thu hút vốn và các giao dịch khác trong thời gian vừa qua. 51Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 49 Bảng 04: Số lượng vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng(%) Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % 10/09 11/10 BQ - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 290 20,71 450 26,47 600 28,57 55,17 33,33 44,25 - Tiền gửi của dân cư 120 8,57 250 14,71 300 14,29 108,33 20,00 64,16 - Phát hành các công cụ nợ 450 32,14 450 26,47 500 23,81 0 11,11 5,55 - Nguồn đi vay 200 14,29 200 11,76 250 11,90 0 25,00 12,5 - Các nguồn huy động khác 340 24,29 350 20,59 450 21,43 2,94 28,57 15,75 Tổng 1400 100 1700 100 2100 100 Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên [1][2] Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên Đối với công tác huy động vốn Hiện nay công tác huy động vốn chủ yếu bằng các nguồn như: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn); - Tiền gửi của dân cư (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn); - Phát hành các công cụ nợ; - Nguồn đi vay; - Các nguồn huy động khác; Cơ cấu trong huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú, thể hiện qua bảng sau: Trong cơ cấu tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên, tiền gửi của tổ chức kinh tế có tỷ trọng khá lớn, điều này thể hiện vai trò, vị thế của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên so với các đơn vị khác trên địa bàn. Khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên rất đa dạng. Từ lâu chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng khách hàng này và đã có những giải pháp hữu hiệu để thu hút. Năm 2009, số lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 290 tỷ chiếm 20,71% trong tổng số tiền huy động. Đến cuối năm 2011, số lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên 600 tỷ chiếm 28,57% trong tổng số tiền huy động và chiếm cơ cấu cao nhất trong năm 2011. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút tiền gửi của dân cư cũng đã được triển khai rất hiệu quả thông qua các chương trình “gửi tiền- dự thưởng” mà Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên triển khai đồng loạt tại tất cả các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Thông qua biểu đồ 01 và 02 dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn số lượng và cơ cấu về lượng tiền huy động của của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên trong 3 năm nghiên cứu. Số lượng tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sự tăng trưởng nhanh nhất và vẫn luôn chiếm cơ cấu lớn nhất trong các năm từ 2009 đến 2011. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ khu vực dân cư ngày một tăng cao bởi quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Lượng vốn nhàn rỗi trên chủ yếu là do được nhà nước đền bù trong khâu giải phóng mặt bằng, buôn bán bất động sản... Đa phần người dân không sử dụng nguồn vốn rất lớn đó vào trong khâu sản xuất, kinh doanh mà lựa chọn gửi vào ngân hàng cho an toàn và sinh lời. Phát hành các công cụ nợ và đi huy động của các NHTM khác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên không tự cân đối được nguồn tiền giữa tín dụng và ngân hàng. 52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 50 Biểu đồ 02 cho ta thấy sự phân chia số lượng tiền huy động theo kỳ hạn: Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2] Biểu đồ 01: Số lượng của các nguồn tiền huy động Năm 2009 Năm 2011 5% 16.43 % 51.43 % 27.14 % 3% 9.52% 52.86 % 37.62% Không kỳ hạn 1-3 tháng 6 tháng 1 năm Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2] Biểu đồ 02: Cơ cấu nguồn tiền huy động Trong giai đoạn 2009 đến 2011 ta thấy số lượng vốn huy động ở mức lãi suất không kỳ hạn (KKH) chiếm tỷ lệ rất thấp. Lượng vốn này chủ yếu phát sinh khi các tổ chức, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản ATM để tiêu dùng cá nhân hoặc được thanh toán lương. Do đó, lượng vốn này thay đổi rất nhanh theo từng ngày và khách hàng chỉ được nhận mức lãi suất KKH tại thời điểm điều tra năm 2011 là 2% năm. Tỷ trọng vốn được gửi thông qua KKH giảm từ 5% năm 2009 xuống còn 3% năm 2011. Đối với công tác sử dụng vốn Phân bổ cơ cấu vốn vay được thể hiện ở biểu đồ 03 Việc phân bổ vốn cho vay phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Bên cạnh đó, nó cũng phụ thuộc vào đối tượng vay và mục đích sử dụng vốn vay. Trong năm 2009, tỷ lệ vốn cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm đạt 533 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 46%. Vốn cho vay trung hạn từ 1 đến 5 năm đạt giá trị 380 tỷ đồng chiếm 33%. Vốn cho vay đầu tư dài hạn có cơ cấu thấp nhất chỉ đạt giá trị 254 tỷ đồng chiếm 22% trong tổng số vốn cho vay. Để có những đánh giá sát thực, chúng ta phân tích cơ cấu vốn vay cụ thể cho từng kỳ hạn và từng đối tượng khách hàng trong các năm 2011. 290 120 450 200 340 450 250 450 200 350 600 300 500 250 450 0 200 400 600 800 Tiền gửi của DN, tổ chức kinh tế Tiền gửi của dân cư Phát hành các công cụ nợ Nguồn đi vay Các nguồn huy động khác Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 53Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 51 Năm 2009 Năm 2011 46% 33% 22% Dưới 1 năm từ 1 đến 5 năm trên 5 năm 63% 31% 6% Dưới 1 năm từ 1 đến 5 năm trên 5 năm Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1][2] Biểu đồ 03: Phân bổ cơ cấu vốn cho vay Cơ cấu vốn vay năm 2011 Trong năm 2011, cơ cấu vốn vay có xu hướng biến động rất khác biệt so với năm 2009, cụ thể như sau: Đối với cho vay ngắn hạn dưới 1 năm, nhóm khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm cơ cấu vốn vay cao nhất là 60%. Tuy nhiên, sự khác biệt thể hiện rất rõ đối với vốn vay trung và dài hạn so với năm 2009. Cơ cấu vốn vay trung hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng 39% năm 2009 lên 82% năm 2011. Cơ cấu vốn vay dài hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 41% năm 2009 lên 91% năm 2011. Nguồn: Phòng Nguồn vốn-Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên[1] Biểu đồ 04: Phân bổ vốn vay năm 2011 Nhóm khách hàng cá nhân có tỷ lệ vay vốn dưới 1 năm chiếm tỷ lệ khá cao là 17%. Các tổ chức kinh tế đóng tại địa bàn thành phố Thái Nguyên chiếm cơ cấu 9% và 14% lượng vốn ngắn hạn cho các NHTM khác vay lại. Tuy nhiên, đối với vốn vay trung hạn, số lượng vốn vay của khách hàng cá nhân chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn trung hạn, trong khi đó cơ cấu vốn vay của các tổ chức kinh tế tăng lên 15% đạt 85 tỷ đồng. Phân tích RATER thông qua số liệu điều tra Để tiến hành đánh giá thông qua chỉ số tổng hợp RATER của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên so với các NHTM khác trên cùng địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã giả định và mã hoá các tiêu chí định tính trong phiếu điều tra và thu được kết quả phân tích như sau: 60% 82% 91% 17% 3% 9% 9% 15% 0% 14% 0% 0%0% 0% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dưới 1 năm từ 1 đến 5 năm trên 5 năm Khách hàng doanh nghiệp Cá nhân Tổ chức kinh tế NH khác Đầu tư tài chính Uỷ thác đầu tư 54Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 52 Bảng 05: Đánh giá các tiêu chí phân tích RATER ĐVT: % Chỉ tiêu NH Nông nghiệp NH Đầu tư & PTVN NH Công thương Techcom bank VIB bank MB bank VP bank Độ tin cậy 89 87 91 86 79 88 84 Sự đảm bảo 96 96 99 90 91 97 89 Phương tiện hữu hình 86 87 90 88 87 89 87 Sự thấu hiểu 90 87 93 89 85 78 86 Tinh thần trách nhiệm 80 83 88 85 90 90 89 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả năm 2011 [5] Đối với các tiêu chí phân tích như độ tin cậy, sự đảm bảo trong các giao dịch, rủi ro, các phương tiện hữu hình và sự thấu hiểu đối với nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên đều đã khẳng định được vị trí, thị phần của mình trong năm 2011. Các nỗ lực hoàn thiện trong công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng để phát triển thêm các khách hàng mới và chăm sóc, duy trì mối quan hệ mật thiết với các khách hàng truyền thống. Bảng 06: Giá trị kiểm định các tiêu chí sử dụng trong phân tích RATER Chỉ tiêu Hệ số kiểm định Pearson Chi-Square Giá trị (P-value) Độ tin cậy 6,48 0,039 Sự đảm bảo 9,15 0,010 Phương tiện hữu hình 11,71 0,003 Sự thấu hiểu 8,14 0,004 Tinh thần trách nhiệm 7,50 0,006 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2011 [4] Các tiêu chí kiểm định RATER trên là căn cứ khoa học chứng tỏ các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên đã chiếm được sự tin cậy của khách hàng trong công tác tài chính, tín dụng. Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên cần duy trì được sự tín nhiệm của khách hàng. Phân tích SWOT Bảng 07: Bảng phân tích SWOT Điểm mạnh - Đội ngũ nhân sự trẻ, có trình độ chuyên môn cao và luôn có chí hướng bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn để tự hoàn thiện mình, đáp ứng cho yêu cầu công việc. - Hệ thống phòng giao dịch phân bố rộng khắp thành phố Thái Nguyên. - Số lượng máy ATM nhiều nhất so với các NHTM khác và địa điểm đặt máy ở những vị trí trung tâm rất thuận lợi. - Thị phần trong huy động vốn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 26,5% trong năm 2010). - Quản lý rủi ro và nợ xấu rất hiệu quả. Điểm yếu - Thị phần cho vay còn nhỏ mới chỉ chiếm 12,6% năm 2010. - Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, khá đơn điệu, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ còn ít, khả năng cạnh tranh chưa cao. - Thu nhập chủ yếu từ tín dụng. - Phương thức, lề lối làm việc vẫn có mang nặng tính doanh nghiệp nhà nước. Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Cơ hội - Dân số Việt trẻ, nhanh chóng tiếp cận và thích nghi với các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao, tiện ích, Đó là những khách hàng tiềm năng tạo cơ hội cho các sản phẩm tín dụng cá nhân phát triển. - Hiện chỉ có khoảng 10% dân số tham gia vào Thách thức - Việc phát triển bùng nổ các chi nhánh NHTM tập trung tại địa bàn thành phố Thái Nguyên là một khó khăn thực sự trong cả hai công tác huy động và sử dụng vốn vay trong thời gian tới. 55Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 53 dịch vụ tiền gửi, mở tài khoản ở ngân hàng. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế đang còn rất nhiều tiềm năng và ngày càng gia tăng mạnh mẽ. - Khung pháp lý đang được hình thành đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập tốt với quốc tế. - Thành phố Thái Nguyên là thành phố năng động. Các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Do đó, nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án phát triển các KCN vừa và nhỏ, vốn đầu tư và mở rộng cho sản xuất, kinh doanh, xử lý môi trường, hệ thống giao thông, điện, nước ... còn rất tiềm năng. - Thị phần của các ngân hàng truyền thống bị chia sẻ nhỏ. - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. - Xây dựng các chiến lược cạnh tranh mới sẽ gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận. - Hầu hết chi nhánh các NHTM đều tập trung khai thác khách hàng doanh nghiệp. Do đó, mức độ phân tán của nhóm đối tượng khách hàng chiến lược này ngày càng lớn. - Khả năng thích ứng và đối phó với các diễn biến về thị trường tài chính, bất động sản, thị trường chứng khoán của các NHTM là khá tốt so với các ngân hàng truyền thống. Thông qua bảng phân tích SWOT ta thấy được những thuận lợi, các khó khăn, cơ hội và thách thức để từ đó, giúp cho Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên có những chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, phù hợp với quá trình phát triển chung của ngành. Phát huy những điểm mạnh và tận dụng tốt nhất những cơ hội. Khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của minh so với đối thủ cạnh tranh khác. Nhìn ra những thách thức để có các giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đánh giá thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên Trong bối cảnh sự hội nhập ngày cành sâu rộng vào kinh tế quốc tế về mọi mặt, phát triển lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo chuẩn hoá quốc tế là một thực tế khách quan. Ngoài việc phải cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống trong nước và các NHTM ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ nhanh còn phải cạnh tranh với chi nhánh các ngân hàng quốc tế vốn đã có nhiều kinh nghiệm và khả năng về tài chính, đầu tư, quản trị nhân sự, phát triển thương hiệu. Chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên có đội ngũ nhân sự trẻ, có trình độ chuyên môn, hệ thống phòng giao dịch phân bố rộng khắp thành phố Thái Nguyên với số lượng máy ATM lớn, thị phần trong huy động vốn lớn, công tác huy động và sử dụng vốn của chi nhánh hiện nay là khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước những thách thức đang đặt ra cho ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương nói riêng, chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục điểm yếu của mình. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên, qua học tập kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn tại các ngân hàng khác và tham khảo ý kiến các chuyên gia chúng tôi đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm thực hiện công tác huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong thời gian tới. - Xây dựng các chính sách về khách hàng, và giao tiếp khuếch trương - Đa dạng hoá các hình thức huy động: Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên là một đơn vị thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, do vậy, các hoạt động huy động vốn đều nằm trong những quy định chung của Ngân hàng công thương Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên có thể nghiên cứu và nếu được đồng ý thì đi vào triển khai các hình thức sau: - Huy động tiền gửi bằng vàng - Huy động tiết kiệm tiền gửi trung và dài hạn có tính đến yếu tố lạm phát - Ngoài ra, ngân hàng nên mở rộng các hình thức huy động khác như sử dụng séc cá nhân và thẻ thanh toán. 56Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ninh Hồng Phấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 47 - 54 54 - Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng - Đổi mới tổ chức, quản lý cho phù hợp, hiệu quả: Do thuộc sở hữu của Nhà nước, ngoài thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại, Ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng công thương Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm giảm tính chủ động cho chi nhánh. Các quỹ tiết kiệm là những nơi tiếp xúc với khách hàng đầu tiên. Tuy nhiên, ta vẫn thấy ở đâu đó, các nhân viên của quỹ tiết kiệm thờ ơ, không lịch sự trong giao tiếp với khách hàng. Đó là bóng dáng cách làm của thời kỳ cũ, cần phải đổi mới. Phải quán triệt cho đội ngũ nhân viên trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chi phí văn phòng: điện, nước, giấy, bút... Ngân hàng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tất cả các phòng ban, các bộ phận. Hoạt động này cần được duy trì thường xuyên, liên tục, bảo đảm an toàn, hiệu quả trên mọi mặt hoạt động của ngân hàng - Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động: Hiện nay, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá cao. Số nợ quá hạn qua các năm đều có xu hướng giảm và trong tỷ lệ cho phép. Đây là một cố gắng vượt bậc của cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên trong nỗ lực giảm nợ quá hạn. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên cũng phải nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định dự án. Ngân hàng sẽ chủ động đi tìm nguồn để cho vay chứ không phải thụ động ngồi chờ khách hàng đến với mình. - Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. - Có những chính sách đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ công nhân viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên, 2011. [2]. Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên các năm 2005, 2008, 2009, 2010. [3]. Giáo trình Ngân hàng thương mại - ĐH Kinh tế quốc dân. [4]. Lê Văn Tư, Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng [5]. Phan Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình Ngân hàng thương mại, quản trị và nghiệp vụ - Đại học Kinh tế quốc dân. SUMMARY STATUS AND USE OF CAPITAL MOBILIZATION AT VIETTINBANK THAI NGUYEN Ninh Hong Phan* College of Economics and Technology – TNU Industrial and Commercial Bank of Vietnam is a large commercial bank, national network spanning 03 Transaction, 141 branches and over 700 points / transaction. Vietnam Industrial and Commercial Bank branch in Taiyuan is a branch of the fast pace of development and stability. Employee collective leadership with Industrial and Commercial Bank of Taiyuan Branch have identified priority objectives in the process of their development is "To provide high quality services for the selected target market." In the course of implementation of this target, the branch has achieved quite good results, but there are still some outstanding issues in as: Affiliates are not able to balance their money between bank credit and Quality Information Mid-term Personal is still low ... Therefore, to mobilization and more efficient use of capital, in the period 2012 - 2015, the branch need to build customer policies, diversifying forms of mobilization, improve the quality of services banking and continue fostering the professional qualifications for staff. Keywords: Vietinbank Thai Nguyen, capital mobilization and use of capital, efficiency and evaluation. Ngày nhận bài: 30/10/2012, ngày phản biện: 15/12/2012, ngày duyệt đăng: 26/3/2013 * Tel: 0985 217888, Email: ninhhongp@gmail.com 57Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_huy_dong_va_su_dung_von_tai_ngan_hang_tm.pdf