chương I
Những vấn đề chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng
1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp và ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có những đặc thù về kinh tế, tổ chức quản lí và kĩ thuật chi phối trực tiếp đến công tác kế toán nói chung, và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Sự chi phối này thể hiệ
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực tế công tác Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Quốc tế (75tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở các điểm sau:
- Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc…, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này làm cho kì tính giá thành sản phẩm xây lắp không được xác định hàng tháng như trong doanh nghiệp công nghiệp mà được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật của từng loại công trình, điều này được thể hiện qua phương pháp lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) và phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhận thầu. Cụ thể trong ngành xây dựng, do chu kì sản xuất dài nên đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh, cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn qui ước. Do vậy việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lí kịp thời chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng đắn tình hình quản lí và thi công trong từng thời kì nhất định, tránh tình trạng căng thẳng vốn cho doanh nghiệp xây lắp. Đồng thời thực hiện thi công xây lắp công trình phải theo điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành. Quá trình thi công xây lắp phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy thi công, thiết bị vật tư, người lao động…) Phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lí tài sản, thiết bị vật tư, lao động cũng như hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp vì chịu tác động ảnh hưởng của môi trường, để tổn thất hư hỏng…
- Sản xuất xây dựng cơ bản thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác. Trong quá trình thi công sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chi phí điều động máy thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ công nhân và thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau khi thi công xong… kế toán phải phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lí. Mặt khác sản phẩm xây lắp được thi công theo đơn đặt hàng của bên giao thầu nên khi tiêu thụ (bán) theo giá dự toán - giá thanh toán với bên giao thầu hoặc giá thoả thuận (giá thoả thuận cũng phải xác định trên một dự toán công trình) và thông qua thủ tục bàn giao giữa hia bên giao thầu và nhận thầu trên cơ sở kiểm nhận khối lượng chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã qui định.
1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu trong doanh nghiệp xây dựng
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình biến đổi một cách có ý thức có mục đích các yếu tố đầu vào tạo thành các công trình, hạng mục công trình, các sản phẩm lao vụ, phục vụ…
Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành các sản phẩm, công trình... Để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng kì hoạt động kinh doanh là bao nhiêu nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lí. Mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất cần phân biệt hai khái niệm “chi phí sản xuất” và “chi tiêu”. sự khác biệt giữa hai khái niệm này trong các doanh nghiệp do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức kết chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh: Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại thời điểm tiêu dùng. Cụ thể về phương tiện kế toán được ghi vào bên Có tài khoản tài sản. Tổng số chi tiêu của doanh nghiệp trong kì gồm chi tiêu mua sắm nguyên vật liệu hàng hoá, chi tiêu chi tiêu cho quá trình sản xuất sản phẩm, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Còn chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một kì kinh doanh. Như vậy theo định nghĩa chi phí về phương diện hạch toán được ghi vào bên Nợ của tài khoản chi phí.
Ta có thể kết luận chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sôngs và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định của doanh nghiệp xây lắp, bao gồm chi phí sản xuất xây lắp, chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp cấu thành giá thanh sản phẩm xây lắp.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất
Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng với việc hạch toán. Mặt khác, nó là tiền đề của việc kiểm tra phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí)
Theo cách phân loại này, các chi phí có nội dung, tính chất kinh tế ban đầu giống nhau được sắp xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Toàn bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất thi công xây lắp (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trợ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT).
- Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả tài sản trong công ty
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào việc sản xuất kinh doanh
- Chi phí khác bằng tiền: toàn bộ chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình dự toán chi phí, lập dự toán cho kì sau.
1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí)
Theo cách phân loại này, căn cứ vào công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra thành các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng công dụng không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Tàon bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kì được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
- Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ... tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm.
- Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công: là số chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thường xuyên máy móc thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và chi phí khác của máy thi công.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: chi phí trực tiếp khác cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo qui định.
Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lí chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
1.2.2.3. Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động
Theo cách phân loại này, các chi phí được chia thành:
- Chi phí khả biến (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của các mức hoạt động
- Chi phí bất biến (định phí) là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân có gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí
Việc phân loại chi phí như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa hci phí, sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc phân biệt định phí và biến phí còn giúp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí.
Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động như sắp xếp lịa lao động cho hợp l í, tìm nguồn vật tư thay thế nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản xuất sản phẩm.
Đối với định phí: cần phấn đấu nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh.
1.2.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ và khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành
- Chi phí trực tiếp: là chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán trực tiếp cho sản phẩm, công việc đó.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp .
Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán. Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp.
1.3. ý nghĩa của công tác quản lí chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các doanh nghiệp càng phải quản lí chặt chẽ về chi phí sản xuất tìm cách giảm thiểu chi phí nhưng lợi nhuận lại cao nhất. Muốn thực hiện điều đó thì một mặt phải cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, mặt khác phải tăng cường, quản lí chi phí sản xuất. Điều này chỉ có kế toán mới thực hiện được, vì đây là một công cụ quan trọng của quản lí. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên, liên tục sự biến đổi của vật tư, tài sản, tiền vốn kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lí chi phí. Vì thế có thể cung cấp kịp thời những tài liệu cần thiết về các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của quản lí chi phí sản xuất đối với những loại hoạt động, loại sản phẩm, lao vụ. Chủ doanh nghiệp nhờ đó mà biết được tình hình sử dụng các yếu tố chi phí là tiết kiệm hay lãng phí. Khi so sánh các yếu tố định mức với chi phí thực tế, đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm có những quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu của quản trị doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong khi chất lượng sản phẩm không giảm thì uy tín của doanh nghiệp càng được khẳng định. Như vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là phần hành không thể thiếu khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
1.4. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
1.4.1. Giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng
giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động và lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định.
Khác với giá thành sản phẩm trong ngành công nghiệp, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi công trình hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành đều có một giá thành riêng.
Như vậy về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau, chúng đều bao gồm chi phí lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chỉ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt trên các phương tiện sau:
- Chi phí sản xuất là các hao phí trong một thời kì còn giá thành bao gồm những chi phí của khối lượng xây lắp dở dang kì trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế phát sinh của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì này. Sự khác nhau này thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:
Z = Dđk + C - DCK
Z: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk: Tị giá sản phẩm làm dở đầu kì
DCK: Trị giá sản phẩm làm dở cuối kì
C: Tổng chi phí phát sinh trong kì
- Chi phí sản xuất mang tính khách quan nhưng giá thành sản phẩm lại mang nặng tính chủ quan nó bao gồm cả những chi phí phát sinh trong kì lại chỉ được tính một phần nào giá thành.
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
Căn cứ vào thời điểm và cơ sở tính giá thành sản phẩm thì có các loại giá thành sản phẩm:
- Giá thành sản phẩm dự toán: là toàn bộ chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nene sản phẩm tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo định mức nền kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB.
Z dự toán = giá trị dự toán - lãi định mức
Giá thành dự toán được tính trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Nó là công cụ quản lí định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành sản phẩm kế hoạch là giá thành sản phẩm được xác lập có tính chất định ra mục tiêu tiết kiệm chi phí so với giá thành sản phẩm dự toán dựa trên năng lực thực tế, cụ thể của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định (kỳ kế hoạch)
Zkh = Z dự toán - mức hạ giá thành kế hoạch
Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đề của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần phải tìm các biện pháp tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm NVL.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một số lượng xây lắp nhất định. Giá thành sản phẩm thực tế xây lắp không chỉ bao gồm những định mức chi phí mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không nằm trong kế hoạch như thiệt hại phá đi làm lại.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có qui trình côn nghệ phức tạp, sản phẩm hàng và việc tổ chức sản xuất được phân chia thành nhiều công trường, nhiều khu vực thi công nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là đơn đặt hàng, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, khu vực thi công.
Để tập hợp chi phí theo đúng đối tượng phục vụ tốt cho công tác quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào tính chất sản xuất và quy trình công nghệ
- Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất
- Dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
- Căn cứ vào yêu cầu quản lí và trình độ quản lí của doanh nghiệp
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Đối với các công ty xây lắp đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước
- Sản phẩm hoàn chỉnh: là các công trình, hạng mục công trình đã xây dựng lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình công nghệ và sẵn sàng bàn giao cho đơn vị sử dụng.
- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước là đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác qui định trong thiết kế mỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định.
Đối tượng sản xuất xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn, thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không được xác định hàng tháng như trong doanh nghiệp công nghiệp mà được xác định tuỳ thuộc vào đăc điểm kỹ thuật của từng loại công trình (thường là quý hoặc năm)
1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định
- định kì cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lí doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng .
Căn cứ vào phương pháp và nội dung lập dự toán công trình xây lắp, dự toán thường được lập cho công trình, hạng mục công trình và theo từng khoản mục chi phí. Vì vậy, để so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí nên kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng được phản tích theo các khoản mục chi phí. Việc sử dụng tài khoản để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào việc sử dụng phương pháp kế toán và quản lí tài sản của doanh nghiệp.
* Nếu doanh nghiệp áp duịng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên thì tài khoản được sử dụng bao gồm:
- Tk 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (theo công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp, các giai đoạn công việc có dự toán riêng)
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp được sử dụng để tập hợp các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình, công nhân phục vụ xây dựng. TK 622 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và giai đoạn công việc: Đối với hoạt động xây lắp không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp.
- TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công được dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. TK này chỉ sử dụng trong những doanh nghiệp tổ chức thi công xây lắp hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng mày. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thi công hoàn toàn bằng máy thì mọi chi phí sản xuất cho máy hoạt động tập hợp vào TK 621, 622 và 627. Không hạch toán vào TK 623 chi phí về trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương công nhân đều khiển máy.
- TK 627: chi phí sản xuất chung để tập hợp tất cả các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc phục vụ sản xuất thi công, quản lí sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kì, trong các phân xưởng, các bộ phận, đội sản xuất thi công xây lắp (đây là khoản chi phí chung cho cấp các công trường)
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dùng để tập hợp các chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán trên TK 154 được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí: đội sản xuất, công trường, công trình, hạng mục công trình.
* Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kì.
Các tài khoản được sử dụng bao gồm: TK 621, TK 622, TK 623, TK 27, TK 631, TK 154 trong đó TK 621, TK 622 , TK 623, TK 627 có nội dung về cơ bản tương tự như khi sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- TK 154 chỉ được sử dụng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vào đầu kì và cuối kì căn cứ vào kết qủa kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở.
- TK 631: giá thành sản phẩm; được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
TK 152,153
TK 621
TK 154
TK 152
(1)
(12)
(10)
TK 111,112
(2)
TK 133
TK 623
(4)
(3)
TK 632
(13)
(17)
TK 214
(5)
TK 334
(E)
TK622
(7)
(14)
TK627
(8)
(9)
(10)
TK 111,112,331
(15)
(11)
TK133
1.7.2.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
(1) Xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong kì
(2) Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất không qua nhập kho
(3) Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công
(4) Mua nguyên vật liệu phụcvụ cho máy thi công không qua nhập kho, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phục vụ máy thi công
(5) Khấu hao máy thi công
(6) Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công
(7) Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm cả biên chế và thuế ngoài.
(8) Chi phí tiền lương của nhân viên quản lí đội (công trường) các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của nhân viên quản lí đội (công trường), công nhân trực tiếp sản xuất trong biên chế, công nhân vận hành máy thi công.
(9) Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lí đội
(10) Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho quản lí sản xuất chung
(11) Chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quản lí sản xuất chung.
(12) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng
(13) Phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng
(14) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng
(15) Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
(16) Nguyên vật liệu sử dụng không kết, phế liệu thu hồi nhập kho.
(17) Giá thành công trình hoàn thành bàn giao.
1.7.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(1)
TK611 TK621 TK631 TK154
(2)
(15)
(10)
TK623
TK111…,214
(4)
(11)
TK334,338
(5)
TK632
(14)
TK622
(12)
(6)
TK627
(7)
(13)
(8)
(9)
(1) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
(2) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
(3) Kết chuyển chiphí nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công trong kỳ
(4) Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền sử dụng cho máy thi công.
(5) Chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy thi công
(6) Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
(7) Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương máy thi công và nhân viên quản lý và nhân viên quản lý đội
(8) Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền dùng cho quản lý đội
(9) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho quản lý đội
(10) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(11) Kết chuyển chi phí máy thi công
(12) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(13) Kết chuyển chi phí sản xuất chung
(14) Giá thành công trình hoàn thành bàn giao
(15) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.8. Phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kì
Xác định sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp và tính toán, xác định hần chi phí sản xuất trong kì cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Tuỳ thuộc vào phương thức nhận thầu giữa hai bên, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương.
= x
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán
= x
1.9. Phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
1.9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Z = DĐK + C - DCK
Z : Tổng giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
DĐK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
DCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Trước hết ta phải xác định hệ số phân bổ
H =
H: Hệ số phân bổ
C: Tổng chi phí tập hợp cho đơn vị tính giá thành
di: giá thành dự toán hạng mục công trình
Giá thành thực tế của hạng mục công trình được xác định
Zti = di x H
* Phương pháp tổng cộng chi phí
Z = DĐK + (C1 + C2 + … + Cn) - DCK
Trong đó:
C1 … Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
* Phương pháp định mức
= +
1.9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
Trong các doanh nghiệp sản xuất (xây lắp, công nghiệp) thường có bốn loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
* Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Đây là doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang (nếu có không đáng kể), chủng loại mặt hàng ít, khối lượng sản phẩm lớn. Công việc tính giá thành được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp giản đơn.
Đây là doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang (nếu có không đáng kể), chủng loại mặt hàng ít, khối lượng sản phẩm lớn. Công việc tính giá thành được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp giản đơn.
* Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Doanh nghiệp kí với bên giao thầu hợp đồng nhận thi công nhiều công việc khác nhau. Phương pháp tính giá thành thường được áp dụng là phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp cộng chi phí hoặc liên hợp. Việc tính giá thành trong doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đã hoàn thành đơn đặt hàng.
* Doanh nghiệp sản xuất phức tạp:
Quá trình kỹ thuật công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau (có thể gián đoạn về mặt công nghệ) theo một trình tự nhất định.
Đặc điểm sản xuất liên tục qua nhiều công đoạn, kết thúc một công đoạn tạo ra một loại nửa thành phẩm (bán thành phẩm tự chế). Vì vậy phương pháp tính giá thành chia thành hai phương án.
- Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm
Trị giá NTP GĐ n-1 chuyển sang
Trị giá NTP GĐ I chuyển sang
Chi phí NVL trực tiếp
+
+
+
CP chế biến
GĐ n
CP chế biến
GĐ II
CP chế biến
GĐ I
Tổng giá thành thành phẩm
Tổng giá thành
GĐ II
Tổng giá thành GĐ I
- Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP
* Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng hạch toán định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật ở doanh nghiệp (định mức tiêu hao về vật liệu, lao động…) kế toán xây dựng tính giá thành định mức của từng loại thành phẩm, tiến hành tổ chức theo dõi riêng mọi sự thay đổi, chênh lệch định mức phát sinh trong quá trình sản xuất.
Chương ii
thực tế công tác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá THàNH SảN PHẩM tại công ty xây dựng quốc tế.
2.1 Đặc điểm chung của công ty xây dựng quốc tế
2.1.1 . Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng quốc tế.
Công ty xây dựng quốc tế là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội. Công ty có trụ sở đóng tại 57 Quang Trung- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Công ty được thành lập ngày 05/08/1958 theo quyết định số 117 của bộ kiến trúc nay là Bộ xây dựng với tên gọi là công ty kiến trúc Hà Nội. Khi đó công ty kiến trúc Hà Nội có một vị trí quan trọng được Bộ giao nhiệm vụ xây dựng ở thủ đô hà nội,trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của cả nước. Trong thời gian này công ty đã xây dựng được nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng ở thủ đô Hà Nội có thể kể đến một số công trình công nghiệp như: nhà máy cao su sao vàng, nhà máy xà phòng, nhà máy thuốc lá thăng long, nhà máy bóng đèn phích nước rạng đông,nhà máy phân lân văn điển … và các công trình dân dụng như khu nhà ở tập thể kim liên, trung tự. Đáng chú ý là công ty đã xây dựng được khu công nghiệp thượng đình – khu công nghiệp đầu tiên ở Hà Nội.
Ngày 18 / 7 / 1977 công ty đổi tên thành công ty xây dựng số 1 bao gồm nhiều xí nghiệp có quy mô lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều về xây dựng, theo đề nghị của công ty , tổng công ty Bộ xây dựng lần lượt ra quyết định tách xí nghiệp trực thuộc công ty thành các công ty trực thuộc tổng công ty đó là :
Năm 1984 tách xí nghiệp 104 trực thuộc công ty thành công ty xây dựng số 2.
Năm 1986 tách xí nghiệp 106 trực thuộc công ty thành công ty xây dựng Tây Hồ.
Năm 1992 tách xí nghiệp hoàn thiện thành công ty xây dựng số 5.
đến ngày 04 / 01 / 1993 công ty xây dựng số 1 đổi tên thành công ty xây dựng quốc tế tiếp tục phục vụ cho công tác xây dựng. Là một công ty được thành lập từ sớm, trụ sở đóng ở thủ đô , gần với cơ quan chủ quản nên công ty có nhiều điều kiện để phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật , công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, công ty cũng ghặp không ít khó khăn đó là khi còn tồn tại thời kỳ bao cấp kéo dài công ty không chủ động được trong sản xuất kinh doanh và những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường đã làm cho công ty thay đổi đáng kể về quy chế điều hành hoạt động để thích nghi với sự chuyển đổi nền kinh tế. Trong bối cảnh đó công ty vẫn cố gắng trụ vững, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và ngày càng phát triển.
Trong suốt những năm hoạt động, Công ty đã thi công và bàn giao nhiều công trình xây dựng với chất lượng cao, bàn giao đúng tiến độ . Vì vậy,Công ty càng có uy tín trên thị trường , đóng ghóp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và giúp đỡ người lao động càng được cải thiện,thể hiện qua một số chỉ tiêu trong những năm gần đây như sau :
đvt: Triệu đồng
Stt
chỉ tiêu
2001
2002
1
giá trị doanh thu
75.273
89.721
2
nộp ngân sách
9.032,76
13.458,15
3
Lợi nhuận
2.258,19
3.364,54
4
Thu nhập bình quân
2.008,35
2.910,78
5
Thu nhập bình quân
0,86
0,93
6
Tổng tài sản
17.654,9
21.917,44
Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất do tổng Công ty xây dựng Hà Nội đề ra, Công ty chủ động mở rộng lĩnh vực sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tỉ suất lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất
Công ty xây dựng Quốc tế là một doanh nghiệp hoạt độn._.g sản xuất kinh doanh mà lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng và trang trí nội thất, các công trình công nghiệp,dân dụng công cộng, nhà ở, sản xuất và kinh doanh nhà, vật liệu xây dựng, đồ mộc, xây dựng các công trình thủy lợi và công trình giao thông .
Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản : sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa, vật kiến trúc mang tính đơn chiếc, nơi sản xuất cũng là nơi sau này sẽ phát huy tác dụng,được phân bố ở nhiều vùng lãnh thổ. đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động thiếu ổn định, sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc,mang tính cá biệt cao về công dụng, về chế tạo và phương pháp thi công, thời gian thi Công lâu dài, nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bổ máy quản lý có những đặc điểm riêng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có: Giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng và các xí nghiệp trực thuộc, đội trực thuộc.
Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Giám đốc công ty
kế toán trưởng
PGĐ kế hoạch TT
PGĐ kỹ thuật TC
Phòng TC KT
Phòng TC LĐ,TL
Phòng KH TT
Phòng KT TC
XN 101
XN 102
XN 103
XN 105
XN mộc
XN LM, ĐN
Đội XD
Đội XD
Đội XD
Đội XD
Đội XD
Đội XD
Giám đốc công ty : là người điều hành mọi mặt hoạt động của công ty, là người đại diện hợp pháp của công ty.Đồng thời cùng với kế toán trưởng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,thực hiện nghĩa vụ với nhà nước , đảm bảo và phát triển vốn cũng như đời sống cán bộ công nhân viên chức toàn công ty .
Giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong công tác quản lý còn có hai phó giám đốc và kế toán trưởng.
Phó giám đốc kế hoạch tiếp thị :có trách nhiẹm tìm kiếm thị trường lập hồ sơ, phối hợp và chỉ đạo các đơn vị chào thầu,đảm bảo tỷ lệ trúng thầu cao, xây dựng các phương án và quản lý công tác đầu tư của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật thi công : phụ trách giám sát thi công ở các công trình, hướng daanx các đơn vị lập và duyệt biện pháp tổ chức thi công ,tổng tiến độ thi công , sơ đồ tổ chức thi công , biện pháp kỹ thuật an toàn và kiểm tra giám sát về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ ở tất cả các công trình đơn vị đảm nhiệm thi công, quản lý phương tiện kỹt thuật phục vụ sản xuất, an toàn lao động, tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình.
Kế toán trưởng : giúp giám đốc thực hiện luật kế toán thống kê , điều lệ sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời kiểm tra giám sát hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như : quản lý chặt chẽ thu và chi , thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước, hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách. Tổ chức ghi chép , hạch toán đầy đủ rõ ràng tất cả các hoạt dộng sản xuất kinh doanh của dơn vị. Tổng hợp các báo cáo thực hiện tháng quý năm.
Các phòng ban chức năng của công ty gồm có :
ă Phòng kỹ thuật thi công : có nhiệm vụ giám sát chất lượng kỹ thuật, an toàn , tiến độ thi công các công trình. Tham gia nghiên cứu, khảo sát thiết kế các công trình, theo dõi số lượng chất lượng toàn bộ thiết bị thi công. áp dụng khoa học kỹ thuật , công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
ăPhòng kế hoạch tiếp thị : có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng và lập kế hoạch maketing như : chiến lượt tìm kiếm hợp đồng xây dựng, kế hoạch đấu thầu, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả.
ăPhòng tỏ chức lao động tiên lương hành chính, y tế.
- Thực hiện tuyển lao động, bố trí sắp xếp lao động trong toàn doanh nghiệp.
- Quản lý hồ sơ nhân sự , sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động, quản lý danh sách và mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên chức.
- Kiểm tra, giám sát hướng dẫn việc trả lương cho cán bộ công nhân viên.
- Quyết định nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.
ă Phòng tài chính kế toán : chức năng tài chính tham mưu cho lãnh đạo thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn tài sản, lập kế hoạch vốn. Đồng thời thực hiện chức năng giám sát tài chính với mọi quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty .
còn chức năng kế toán chịu trách nhiệm về quản lý nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định. Thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và các công việc kế toán khác .
các xí nghiệp trực thuộc công ty cũng thành lập bộ phận chức năng, kỹ thuật, tài vụ, tổ chức, kế hoạch (hạch toán kinh tế phụ thuộc ).Trong các đội sản xuất ra thành các tổ sản xuất chuyên hoá như : tổ sắt , tổ mộc ,tổ nề, tổ sơn vôi, tổ điện máy… Người đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp ( thủ trưởng đơn vị )
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trước giám đốc công ty về vốn , tài sản vật tư nhà xưởng, đất đai hiện có tại đơn vị trên cơ sở và phát triển vốn. Chịu trách nhiệm về mọi mặt kinh tế phát sinh tại đơn vị đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với tư cách tổ chức như vậy đã tạo điều kiện quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế, kỹ thuật ở từng xí nghiệp , đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả cao.
Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Khi nhận thầu được một công trình do tổng công ty, công ty hay xí nghiệp tìm kiếm được đều thực hiện cơ chế giao khoán giữa công ty và xí nghiệp trực thuộc theo quy chế 189 cới nội dung :
- Mức giao khoán ở tỷ lệ 80 % đến 90 % giá trị quyết toán được duyệt.
- Số còn lại chi cho các khoản
+ Nộp thuế thu nhập daonh nghiệp
+ Thanh toán phụ phí cấp trên, các khoản chi phí quản lý và trích lập các quỹ của xí nghiệp.
- Các công trình khác nhau sẽ có mức khoán khác nhau
Các đơn vị nhạn khoán tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân công đảm bảo tiến độ, chất lượng , kỹ thuật, an toàn lao động và chi phí cần thiết khác có liên quan đến công trình. Đối với mỗi công trình thi công, tuỳ theo quy mô của nó xí nghiẹp phải tổ chức bộ phận quản lý và ban quản lý công trình. Trong ban chỉ huy công trình có nhân viên đảm nhiệm các nhiệm vụ như : kế hoạch, kỹ thuật …
Ban chỉ huy công trình có nhiệm vụ phối hợp hoạt động sản xuấtgiữa các đội sản xuất xây dựng thuộc xí nghiệp điều động đến tiến hành tổ chức thi công và giám sát thi công công trình. Đối với đội sản xuất trức tiếp gồm 5 đội xây dựng và 1 đội điện máy. trong các đội xây dựng bao gồm : một số tổ xây dựng được chuyên môn hoá như sau : tổ sắt, tổ mộc . Còn lại là các tổ lao động hỗn hợp làm nhiều việc như : xây tường, ốp lát… Đây là lực lượng sản xuất chủ yếu, đội điện máy phụ trách vận hành máy thi công ở công trình, tổ chức bảo dưỡng sửa chữa cho máy móc thi công.
Khái quát các bước của quá trình xây lắp một công trình xây dựng điển hình như sau.
Dọn mặt bằng
Tập kết vật liệu
Móng
Thân
Hoàn thiện
Nghiệm thu
Bàn giao
2.1.4. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ
Xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều bộ phận , nhiều công việc hợp thành . Do đó ngoài lao động thủ công thì cần phải có các loại máy móc thiết bị công nghệ mới có thể đảm bảo cho quá trình thi công được tiến hành thuận lợi , đạt được những tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay công ty đang sử dụng công nghệ sau :
- Trong công tác gia cố nền móng có công nghệ như móng cọc, đóng búa, cọc ép tĩnh…
- Trong công tác xây lắp phần thân có công nghệ xây ghạch truyền thống, công nghệ lắp ghép.
- Trong công tác hoàn thiện có công nghệ thi công bằng thủ công.
Nhìn chung các công nghệ mà Công ty đang sử dụngcó yêu cầu kỹ thuật tương đối cao, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, những công nghệ cũ dần dần được cải tiến. Chính vì vậy công ty ngày càng có uy tín và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhận.Tổ chức công tác kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm tổ chức bộ máy kế toán tổ chức vận các phương pháp kế toán kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ thể lệ kế toán… Mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của yếu tố tổ chức bộ máy kế toán. Với những con người có sự hiểu biết về nội dung phương pháp kế toán và những phương tiện kỹ thuật trang bị để tiến hành công tác kế toánlà yếu tố quan trọng có tính chất quyết định, là trung tâm của các mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống ,đảm bao cho công tác kế toán được thực hiện có hiệu quả cao, phát huy triệt để vai trò của kế toán trong quản lý. Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty đảm bảo nguyên tắc gọn , nhẹ đơn giản , hoạt động có hiệu quả cao với sự chỉ đạo sâu sắc của kế toán trưởng.
Kết hợp với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn hoá từng phần việc ,đồng thời có thể đảm nhận các phần việc khác. Để thực hiện được những yêu cầu này, hiện nay công ty có áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và ttỏ chức bộ máy kế toán tập trung. Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ phòn tài chính kế toán thống kê công ty có nhiều đóng ghóp đáng kể ghóp phần nâng cao hiệu quả quanr lý trong nghành xây dựng. Theo hình thức đó, toàn bộ công tác kế toán trong ty đều được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, ở các bộ phận trực thuộc khác như các đội xây lắp , kế toán chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn , kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ, tập hợp chi phi của công trình và chuyển về phòng kế toán tập trung. Bộ máy kế toán ở công ty gồm 8 người được tỏ chức theo sơ đồ sau :
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp, giá thành)
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán TSCĐ thuế
Kế toán TGNH
Kế toán công trường
Thủ quỹ
Kế toán trưởng đồng thời là kế toán chi phí và giá thành sản phảm chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán. Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu quản lý, tổ chức theo dõi tất cả các phần hành kế toán ,xem xét bảng biểu, chứng từ , quản lý chung mọi chi phí được hạch toán , làm công tác tính giá thành ,tổng hợp số liệu ghi sổ cái.
- Thủ quĩ : quản lý tiền mặt , thực hiện việc thu , chi tiền mặt theo lệnh ,vào sổ quĩ , hàng tháng đối chiếu với kế toán thanh toán tiền mặt : có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán công nợ của công ty , theo dõi việc thanh toán công nợ của công ty , theo dõi thu chi bằng tiên mặt.
- Kế toán vật tư : tập hợp tính toán các số liệu , nhiên liệu , phụ tùng thay thế , công cụ dùng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh.
- Kế toán TSCĐ và thuế : theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ ,tính khấu hao TSCĐ và tổng hợp thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Kế toán tiền lương : căn cứ vào bảng chấm công, bảng khoán…tiến hành tính lương và phân bổ các khoản chi phí tiền lương , BHXH vào chi sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng giúp bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tập hợp đầy đủ, chính xác đồng thời cũng giúp cho bộ phận kế toán tổng hợp , kiểm tra phân tích tình hình sử dụng lao động , ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao dộng , vi phạm chính sách chế độ tiền lương va BHXH .
- kế toán tiền gửi ngân hàng : theo dõi sự biến động của tiền gửi ngân hàng và việc thanh toán công nợ của khách hàng của công ty qua ngân hàng , chịu trách nhiệm huy động vốn qua ngân hàng .
- kế toán công trường : có nhiệm vụ theo dõi tiền ứng của công trường , tập hợp các chứng từ chi của công trình như : chi nhân công , chi mua vvật tư và chi khác của công trình . Hàng tháng kế toán công trình có nhiệm vụ báo cáo khối lượng công việc đã thực hiện được vaF Đẩi chiếu công nợ với bên A để thu tiền về .
Để phù hợp với quy mô , đặc điểm sản xuất kinh doanh hình thức kế toán được áp dụng tại công ty sơ đồ sau : (sơ đồ trang bên )
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ :
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
(1)
Sổ cái
(2)
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
(4)
Bảng đối chiếu số phát sinh
(5)
(4)
Báo cáo kế toán
(6)
(6)
Ghi chú Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Giải thích trình tự ghi sổ kế toán :
Hàng ngày ( định kỳ ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp , tiến hành phân loại , tổng hợp để lạp chứng từ ghi sổ , sổ quỹ tiền mặt sổ thẻ kế toán chi tiết .
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá các ngiệp vụ kinh tế đã phát sinh .
Cuối tháng căn cứ sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp cchi tiết, giữa bảng cân đối số phát sinh và số đăng ký chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đói số phát sinh.
Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết lấy số liệu để lập báo cáo kế toán.
2.2. Thực hiện công tác kế toán tại công ty xây dựng quốc tế
2.2.1 Đối tượg tập hợp chi phí sábr xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của xây dựng
Hoạt động của công ty có tính chất sản xuất phức tạp , loại hình sản xuất đơn chiếc , sản xuất theo dơn đặt hàng. Mặt khác theo yêu cầu của các nhà quản trị trong doanh nghiệp, kế toán phải cung cấp số liêu chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình đẻ nhà quản trị biết được hiệu quả sản xuất của từng công trình , hạng mục công trình xây dựng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn. Vì vậy, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gái thành theo từng công trình, hạng mục công trình.
2.2.2.Phân loại chi phí sản xuất tại công ty.
Cũng giống như những công ty xây dựng khác , chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục sau :
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí thực tế của nguyên vật liệu : Sắt , đá , xi măng …cần thiết cho việc thi công công trình không kể đến nguyên vật liệu, phụ tùng, nhiên liệu phục vụ máy thi công.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp : gồm các khoản mục trả lương cho công trực tiếp xây dựng công trình, không bao gồm chi phí trả cho công nhân điieù khiển máy thi công.
- Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công :là các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công phục vụ công trình gồm : khấu hao máy , lương nhân công điều khiẻn máy , nhiên liệu động lực chạy máy, chi phí thuê ngoài máy thi công, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy thi công…
- Khoản mục chi phí sản xuất chung : là các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất chung gồm : lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lý đội, chi phí tiếp khách và chi phí khác bằng tiền.
2.2.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.3.1.Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thàh sản phẩm xây dựng. Hạch toán đúng dắn chính xác các chi phí phí vật tư có tầm quân trọng đặc biệt trong việc phấm đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
Công ty xây dựng quốc tế không chỉ thi công đơn độc một công trình, mà cùg một thời điểm thi công nhiều công trình, do đó khối lượng vật tư xuất ra là lớn, việc quản lý vât tư phức tạp, dễ nhầm lẫn. Vì vậy vật tư dùng cho công trình nào thì được xuất trình cho công trình đó . Ké toán hạch toán chi tiết từng lạoi vật liệu cho công trình , hạng mục côn trình.
Do áp sụng hình thức khoán khối lượng sản phẩm nên công ty chịu trách nhiệm cấp vốn để các đội chịu trách nhiệm trang trải các khoản chi phí. Lúc này các đội tự tổ chức mua vật tư và bảo quản tại kho của đội- đây là một ưư điểm rất lớn trong cơ chế khoán gọn , tạo điều kiện thuận lợi cho đội xây dựng chủ động trong thi công.
Khi công ty giao nhiệm vụ sản xuất cho các đội, dưới sự chỉ đạo của đội trưởng đội xây dựng công trình mỗi bộ phận của đội sẽ chỉ đạo sẽ đảm nhận những phần việc khác nhau. Đồng thời các cán bộ kỹ thuậtcủa đội sẽ thường xuyên giám sát công việc. Căn cứ vào tiến độ thi công , theo yêu cầu của bộ phận đội lập bảng kế hoạch mua vật tư dựa dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư. Có bảng kế hoạch mua vật tư và phiếu báo giá kèm theo kế toán đội lập phiếu chi cấp tiền cho đội đi mua vật tư. Vật tư mua về được thủ kho đội và nhân viên cung ứng kiểm tra về số lượng , chất lượng sau đó tiến hành nhập kho. Khi có nhu cầu vật tư cho thi công , thủ kho sẽ nhập phiếu xuất kho ( biểu 01 ). Vật tư sử dụng cho công trình được hạch toán theo giá thực tế gồm giá mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ. Tại kho , kế toán dùng phương pháp nhập trước xuất trước để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng. Cách tính giá thực tế như sau :
Theo phương pháp này trước hết phải xác định đơn giá nhập kho của từng lần nhập .Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc : tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thực tế , số còn lại ( tổng số xuất – số đã xuất ) được tính theo đơn giá lần nhập tiếp theo.
Kế toán theo dõi tình hình nhập , xuất vật tư trên sổ chi tiết vật liệu.
Đến cuối tháng, kế toán đổi tập hợp các chứng từ gốc và các chứng từ khác co liên quan nộp lên phòng tài vụ của công ty. Căn cứ vào phiéu xuất kho của từng công trình kế toán công ty lập bảng tổng hợp xuất vật tư cho từng công trình, phục vụ cho việc lập chứng từ ghi sổ. Bảng tổng hợp xuất vật tư theo dõi từng loại vật liệu và giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng của từng công trình. Số liệu của bảng này dùng để đối chiếu số liệu chi tiết vật liệu do kế toán đội lập ( biểu 02 ) và để cung cấp số liệu cho kế toán công ty ghi chứng từ ghi sổ .Trên mỗi chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng của công trình. Từ đó kế toán tiếp tục vào sổ cái tài khoản 621 và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ( biểu 03
Công ty thực hiện chế độ khoán chi phí sản xuất trong toàn bộ các đội xây dựng trực thuộc công ty. Ban quản lý đội sẽ tự chi tiêu, mua mắm các khoản đầu vào cần thiết tại công ttrình và giữ chứng từ gốc về công ty để ké toán hạch toán. Đối với mỗi công trình xây dựng khi lập dự toán, công ty đã xá định được giá dự toán. Công ty quản lý số vốn cấp cho các đội thông qua tài khoản 136. Khi xuất tiền cho công trường, kế toán phản ánh số tiền ứng vào tài khoản 136 như sau :
Biểu 01
Đơn vị : CTXL & VTXDQT MS - 02 VT
Địa chỉ 57 Quang trung QĐ 1141 / TC / CĐKT
Ngày 1 / 11 / 95 của BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 3 tháng 11 năm 2002 Số 30
Nợ TK 621
Có TK 152
- Họ tên người nhận : Trần văn Tịnh – tổ thi công mái
- Lý do xuất : Phục vụ thi công trung tâm thương mại Đại Hà
- Xuất kho theo : Công trình trung tâm thương mại Đại Hà
Stt
Tên quy cách vật tư
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Xi măng
Kg
22.000
22.000
730
16.060.000
2
Cát vàng
M3
250
250
40.000
10.000.000
3
Đá dăm
M3
220
220
124.000
27.280.000
Tổng
53.340.000
Cộng thành tiền ( bằng chữ ) Năm trăm ba mươi triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng ( chẵn )
Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ khoBiểu 02
Bảng tổng hợp xuất vật tư tháng 11 năm 2002
Công trình : Trung tâm thương mại Đại Hà
Chứng từ
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Thành tiền
SH
N -T
I. Vật liệu chính
196.000.000
1. Xi măng
kg
65.000
47.450.000
30
3 / 11
-
-
22.000
16.060.000
43
17 / 11
-
-
26.000
18.980.000
48
23 / 11
-
-
17.000
12.410.000
2. Cát vàng
M3
450
18.000.000
30
3 / 11
-
-
250
10.000.000
36
9 / 11
-
-
200
8.000.000
3. Đá dăm
M3
360
44.920.000
30
3 / 11
-
-
220
27.280.000
40
15 / 11
-
-
140
17.640.000
…
II.Vật liệu phụ
25.691.500
Cáp 3 x 10 x + 1 x 6
M
800
320.000
32
6 / 11
-
-
600
234.000
45
19 / 11
-
-
200
86.000
…
Tổng cộng
221.691.500
Biểu 03
Công ty XL & VTXDQT
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Số : 145
S thị trường
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
1
Chi phí NVL TT cho công trình trung tâm thương mại Đại Hà
621
136
221 691 500
Tổng
221 691 500
Nợ TK 136 : 221.691.500
Có TK 111 , 112 221.691.500
Khi đội xây lắp bỏ ra các khoản chi phí, kế toán thanh toán với đội xây lắp số chi phí đó và ghi co tài khoản 136
Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc của công trình, kế toán lập sổ chi tiết TK 621 (biểu 04 ). Sổ này được cho từng công trình,theo từng quý. Sổ này không những cung cấp số liẹu để lập bảng ttổng hợp chi tiết mà còn phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích và kiểm soát chi ơhí này một cách hữu hiệu cũng như việc xác định giá thành từng công trình
Biểu 04 sổ chi tiết
Tài khoản 621 - chi phí NVL trực tiếp
Công trình : Trung tâm thương nại Đại Hà
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
04
09
30
48
50
56
4 / 10
13 / 10
3 / 11
23 / 11
1 / 12
6 / 12
Dư đầu kỳ
Xuất xi măng cho thi công
Xuất đá cho thi công
Xuất thép f 6 cho thi công
…………
Cộng phát sinh tháng 10
Xuất xi măng cho thi công
Xuất cát cho thi công
Xuất đá dăm cho thi công
Xuất xi măng cho thi công
…………
Cộng phát sinh
Xuất gạch cho thi công
Xuất xi măng cho thi công
…………
Cộng phát sinh tháng 12
Kết chuyển CP NVL quí IV
Cộng phát sinh
Dư cuối kỳ
136
136
136
136
136
136
136
136
136
154
12.000.000
3.000.000
11.245.000
116.670.000
16.060.000
10.000.000
27.280.000
12.410.000
221.691.500
5.986.000
14.240.000
136.986.500
502.348.000
502.348.000
502.348.000
Với chứng từ ghi sổ, mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, kế toán ghi vào sổ cái TK 621. Sổ cái TK 621 mở cho từng quí. Số liệu trên sổ cái phản ánh tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty dùng trong quí. (biểu 05 ).
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong giá thành sản phẩm xây dựng , chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ lệ tương đối lớn, nhất là trong điều kiện thi công bằng máy còn hạn chế. Vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, thực hiện phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động, đồng thời ghóp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : lương chính lương phụ và các khoản phụ cấp tính theo lương cho số công nhân trực tiếp tham gia thi công, không bao gồm các khoản trích lương như BHYT , BHXH , KPCĐ.
Do đặc diểm sản xuất kinh doanh là công trình , quá trình sản xuất lưu động phụ thuộc vào địa diểm xây dựng nên lao động của công trường chủ yếu là lao động thời vụ. Khi nhận được nhiệm vụ của công ty giao xuống, sau khi xây dựng kế hoạch các đội tự thuê ngoài nhân công. Đội tự theo dõi trả lương theo hợp đồng thuê khoán. Mức khoán dựa trên cơ sở định mức khoán của từng phần công việc. Việc trả lương nhân công trực tiếp sản xuất được theo dõi qua TK 334, trong đó :
TK 334.1– phải trả CNV
TK 3342 – phải trả thợ thuê ngoài
Với công nhân lái máy, phụ máy và sửa chữa máy thi công, lương được hạch toán qua TK 627 – chi tiết cho máy thi công . Lương của bộ quản lý đội xây dựng gồm đội trưởng đội phó, kế toán, thủ kho – không được hạch toán vào tài khoản 622 mà phải theo dõi qua tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung.
Công ty xây dựng Quốc tế áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia thi công . Hình thức này được biểu hiện trong hợp đồng.
Biểu 05
Công ty XL & VTXDQT
sổ cái
Tên tài khoản : Chi phí NVL tt
Số hiệu TK : 621
Quý IV
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
97
106
145
152
156
169
31 / 10
31 / 10
30 / 11
30 / 11
31 / 12
31 / 12
Dư đầu kỳ
- CPNVLTT thi công công trình trung tâm thương mại Đại Hà
- CPNVLTT thi công công trình khách sạn Phương Nam
…………
- CPNVLTT thi công công trình trung tâm thương mại Đại Hà
- CPNVLTT thi công công trình khách sạn Phương Nam
………..
- CPNVLTT thi công công trình trung tâm thương mại Đại Hà
- CPNVLTT thi công công trình khách sạn Phương Nam
…….
Kết chuyển CPNVLTT quí IV
Cộng phát sinh
136
136
136
136
136
136
154
116.670.000
100.320.000
221.691.500
241.328.400
163.986.500
214.927.000
8.629.985.360
8.629.985.360
8.629.985.360
giao khoán. Căn cứ vào tính chất công việc để xác định khối lượng công việc và giá cả, chỉ huy đội (đội trưởng ) lập hợp đồng khoán gọn cho một tổ xây dựng . Trong hợp đồng khoán gọn ghi rõ khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật, đơn giá khoán. Hợp đồng giao khoán và bảng chấm công là chứng từ để tính lương theo sản phẩm.
Đối với lao đông trong biên chế của đội :
Khi thi công công trình, đội trưởng sẽ lập hợp đồng giao khoán (biểu 06 ) với các tổ trong đội.
Sau khi làm hợp đồng, các tổ công trình tự thi công . Trong quá trình đó, tổ trưởng tự chấm công cho các thành viên trong tổ qua bảng chấm công. Bảng này được lập từng tháng ( biểu 07 ).
Khi công việc đã hoàn thành, đại diện tổ cùng với đội trưởng làm bảng nghiệm thu khối lượng khoán gọn và bảng chấm công các tổ sẽ làm căn cứ kế toán đội lập bảng thanh toán lương cho các tổ và tổ trưởng tự chia lương cho các thành viên trong tổ cho sổ cộng mà họ làm.
Cuối tháng kế toán đội tập hợp các hợp đồng khoán gọn và bảng chấm công để lập bảng thanh toán lưong và BHXH cho công nhân trực tiếp thi công (biểu 08 )
Đối với hợp đồng thuê ngoài
Do khối lượng công việc lớn , còn nhiều nhân công nên khi thi công cần phải thuê ngoài lao động tại địa bang công trình. Việc thuê nhân công sẽ làm giảm bớt chi phí di chuyển lao động và chi phí sinh hoạt của công nhân.
Đội trưởng công trình cùng với các tổ trưởng quản lý đội ngũ công nhân này và trả lương theo hình thức khoán gọn. Đây chính là hình thức trả lương theo sản phẩm. Mức khoán dựa trên định mức khoán của từng phần việc.
Căn cứ vào khối lượng công việc, các tổ trưởnghoặc nhân viên quản lý đội sẽ lập hợp hợp đồng thuê nhân công, giao khoán khối lượng công việc phải hoàn thành cho người đại diện của nhóm công nhân đó. Sau khi công nhân hoàn thành và lập biên bản nghiệm thu, kế toán đội lập bảng thanh toán nhân công thuê ngoài theo từng tháng (biểu 09)
Biểu 06
Công ty XL & VTXDQT Cộng hoà xã hội chũ nghĩa Việt Nam
- - - - - - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số HĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 2002
Hợp đồng giao nhận khoán gọn khối lượng
Công trình : trung tâm thương mại Đại Hà
Đại diện bên giao (A ) : Hồ toàn Hiến - đội trưởng
Đại diện bên nhận (B ) : Trần văn Tịnh – trưởng tổ làm mái
Stt
Hạng mục
ĐV
KL
ĐG
Thành tiền
1
2
3
Bê đá
Đổ bê tông dầm ; dàn máy + cổ máy, cổ cột
Đổ bê tông cột, dầm , mái
M3
M3
M3
1.200
1.400
900
900
2.500
4.500
1.080.000
3.500.000
4.050.000
Tổng
8.630.000
Đội trưởng Đại diện tổ
Cuối tháng, căn cứ vào hợp đồng giao nhận khoán gọn khối lượng, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán thợ thuê ngoài mà kế toán đội gửi lên, kế toán ghi sổ chi tiết TK 622 ( biểu 10 ). Sổ này được mở rộng cho từng công trình, dùng để lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh. Số liệu từ sổ này phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, giúp nhà quản trị kiểm soát được chi phí này một cách hiệu quả.
Biểu 07
bảng chấm công tháng 11 / 2002
Đội XDCTQT
Công trình : trung tâm thương mại Đại Hà
Stt
Họ và tên
Số tháng trong ngày
Quy ra công
1
2
…
31
Số công hưởng lương sp
Số công hưởng lương thời gian
Số công hưởng BHXH
1
Nguyễn ngọc Tân
X
X
X
30
2
Đinh tuấn Anh
X
X
X
30
3
Nguyễn mạnh Cường
X
X
X
28
4
Vũ chi Dũng
X
X
X
27
5
Nguyễn hồng Đăng
X
X
X
28
6
Lê trung Hiếu
X
X
X
30
7
Nguyễn mạnh Hùng
X
X
X
30
8
Đặng việt Hưng
X
X
X
30
9
Nguyễn tiến Hưng
X
X
X
30
10
Dương ngọc Minh
X
X
X
26
11
Lê duy Quang
X
X
X
24
12
Vũ đức Quân
X
X
X
30
13
Vũ ngọc Thế
X
X
X
30
14
Nguyễn ngọc Toàn
X
X
X
30
15
Hoàng quốc Thịnh
X
X
X
30
16
Trần mạnh Thắng
X
X
X
28
Đội trưởng Kế toán Người chấm côngBiểu 08
bảng thanh toán lương tháng 11 / 2002
Đội XDCTQT
Công trình : Trung tâm thương mại Đại Hà
Stt
Nội dung
Bộ phận
Tổng lương
Các khoản khấu trừ
6 %
Còn lại
1
Nguyễn ngọc Tân
Tổ1
1.850.000
111.000
1.739.000
2
Đinh tuấn Anh
Tổ1
1.850.000
111.000
1.739.000
3
Nguyễn mạnh Cường
Tổ1
1.540.000
92.400
1.447.600
4
Vũ chi Dũng
Tổ1
1.460.000
87.600
1.372.400
5
Nguyễn hồng Đăng
Tổ1
1.540.000
92.400
1.447.600
6
Lê trung Hiếu
Tổ2
1.850.000
111.000
1.739.000
7
Nguyễn mạnh Hùng
Tổ2
1.850.000
111.000
1.739.000
8
Đặng việt Hưng
Tổ2
1.590.000
95.400
1.494.600
9
Nguyễn tiến Hưng
Tổ2
1.760.000
105.600
1.654.000
10
Dương ngọc Minh
Tổ2
1.640.000
98.400
1.541.600
11
Lê duy Quang
Tổ2
1.240.000
74.400
1.165.600
12
Vũ đức Quân
Tổ3
1.590.000
95.400
1.494.600
13
Vũ ngọc Thế
Tổ3
1.480.000
88.800
1.391.200
14
Nguyễn ngọc Toàn
Tổ3
1.360.000
81.600
1.278.400
15
Hoàng quốc Thịnh
Tổ3
1.740.000
104.400
1.635.600
16
Trần mạnh Thắng
Tổ3
1.330.000
79.800
1.250.200
……
Tổng
33.600.000
2.016.000
31.584.000
Biểu 09
bảng thanh toán thợ thuê ngoài tháng 11 / 2002
Công trình : trung tâm thương mai Đại Hà
Đơn vị : đội CTXDQT
Stt
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Ký nhận
SH
NT
1
2
3
4
5
03
04
05
06
07
30/11
30/11
30/11
30/11
30/11
Thanh toán tiền công cho ông Hoàng
Thanh toán tiền công cho ông Chính
Thanh toán tiền công cho ông Phạm
Thanh toán tiền công cho ông Hải
Thanh toán tiền công cho ông ý
832.000
868.000
769.000
720.000
800.000
Tổng cộng
12.850.000
Cũng từ các chứng từ trên , cuối tháng kế toán công ty lập chứng từ ghi sổ ( biểu 11) . Nó phản ánh chi phí nhân công trực tiếp trong tháng của từng công trình.
Từ chứng từ ghi sổ trên kê toán ghi sổ cái TK 622 .Sỏ này phản tổng chi phí nhân công trực tiếp công ty phải trả trong quí. Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 622 , kế toán lập bảng cân đối phát sinh (biểu 12 )
Biểu 10
Công ty XL & VTXDQT
sổ chi tiết
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Công trình : Trung tâm thương mại Đại Hà
CT
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31 / 10
31 / 10
29 / 11
30 / 11
30 / 12
30 / 12
Dư đầu kỳ
Trả lương cho nhân thuê ngoài
Thanh toán lương CNTT
Cộng phát sinh tháng 10
Trả lương cho nhân thuê ngoài
Thanh toán lương CNTT
Cộng phát sinh tháng 11
Trả lương cho nhân thuê ngoài
Thanh toán lương CNTT
Cộng phát sinh tháng 12
Kết chuyển cp NCTT quí IV / 2002
Cộng phát sinh
Dư cuối kỳ
154
18.080.000
7.000.000
25.080.000
12.850.000
33.600.000
46.450.000
28.990.000
31.830.000
60.820.000
132.350.000
132.350.000
132.350.000
Biểu 11
Chứng từ ghi sổ Số 148
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT488.doc