19
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI TRƯỢT BỀN VỮNG
BÁM THEO QUỸ ĐẠO TRÊN CƠ SỞ MẠNG NƠRON
CHO HỆ THỐNG TAY MÁY ROBOT
DESIGN A ROBUST ADAPTIVE TRAJECTORY TRACKING
SLIDING MODE CONTROL BASED ON NEURAL
NETWORKS FOR ROBOT MANIPULATOR SYSTEMS
Vũ Đức Hà1, 2, Huang Shoudao2, Trần Thị Điệp1, 2, Phạm Thị Hoan1
Email: vuhadhsd@gmail.com
1Trường Đại học Sao Đỏ, Việt Nam
2T
7 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thiết kế bộ điều khiển thích nghi trượt bền vững bám theo quỹ đạo trên cơ sở mạng nơron cho hệ thống tay máy robot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường Đại học Hồ Nam, Trung Quốc
Ngày nhận bài: 27/3/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/9/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018
Tóm tắt
Sự phát triển các thuật toán điều khiển cho các hệ thống tay máy robot là rất quan trọng. Bộ điều khiển
trượt (SMC) đã được sử dụng thành công để điều khiển các hệ thống tay máy robot. Ưu điểm của bộ
điều khiển trượt là tính ổn định bền vững ngay cả khi hệ thống nhiễu hoặc thông số của mô hình thay
đổi theo thời gian. Tuy nhiên, để thiết kế được bộ điều khiển trượt, người thiết kế cần biết chính xác mô
hình của đối tượng. Trong thực tế, vấn đề này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để giải quyết
khó khăn trên, bài báo đề nghị sử dụng mạng nơron hàm cơ sở xuyên tâm (RBFNN) kết hợp với bộ điều
khiển trượt (SMC). Một hàm trượt bền vững được lựa chọn như một bộ điều khiển phụ để đảm bảo tính
ổn định chắc chắn trong các môi trường khác nhau. Các luật thích ứng cho trọng số của RBFNN được
thiết lập bằng định lý ổn định Lyapunov, sự ổn định và tính bền vững của toàn bộ hệ thống điều khiển
được đảm bảo, và các sai số bám và vị trí hội tụ theo yêu cầu đã được chứng minh. Giải thuật điều
khiển nghiên cứu được sẽ áp dụng để điều khiển hệ tay máy hai bậc tự do. Với bộ điều khiển này, đáp
ứng của hệ tay máy: phẳng, không có độ vọt lố, không có dao động và sai số bám tiến về zero. Kết quả
điều khiển được kiểm chứng bằng phần mềm mô phỏng Matlab.
Từ khóa: Điều khiển trượt; mạng nơron; điều khiển thích nghi bền vững; hệ tay máy.
Abstract
The development of the control algorithms for robot manipulator systems is important. Sliding-mode
controller (SMC) has been successfully employed to control robot manipulator systems. The remarkable
characteristic of sliding mode control is the robust stability with disturbance and variable model parameters
of the system. However to design the controller, the exact model of the plant has to be known. In
practically, the problem is hard to solve. To improve the above drawbacks, in this paper, radial basis
function neural network (RBFNN) is used and combined with sliding controller (SMC). A robust sliding
function is selected as an auxiliary controller to guarantee the stability and robustness under various
environments. The adaptation laws for the weights of the RBFNN are adjusted using the Lyapunov
stability theorem, the global stability and robustness of the entire control system are guaranteed, and
the tracking errors converge to the required, and positions proved. The above-mentioned algorithm is
applied to control two degree of a freedom robot manipulator. With the novel controller, the response of
the plant is flat, non-overshoot, non-chattering and zero setting error. The method is tested with Matlab
simulation software.
Keywords: Sliding mode control; neural networks; robust adaptive control; robot manipulator.
1. GIỚI THIỆU
Hệ tay máy robot là một hệ thống phi tuyến MIMO
(Multi input multi output) đa biến và chịu nhiều
bất ổn khác nhau trong động lực học của chúng,
làm giảm hiệu suất và tính ổn định của hệ thống,
chẳng hạn như nhiễu loạn bên ngoài, ma sát phi
tuyến, tải trọng thay đổi, thay đổi thời gian ở mức
độ cao. Do đó, để đạt được hiệu suất cao trong
Người phản biện: 1. GS.TSKH. Thân Ngọc Hoàn
2. PGS.TSKH. Trần Hoài Linh
20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
việc bám theo quỹ đạo mong muốn là một nhiệm
vụ rất khó khăn. Để khắc phục những vấn đề này,
các phương pháp điều khiển khác nhau được đề
xuất, bao gồm điều khiển thích nghi, điều khiển
thông minh, điều khiển chế độ trượt và điều khiển
cấu trúc biến đổi, đã được đề cập trong các tài
liệu [1 – 5]. Trong những năm qua, các ứng dụng
điều khiển thông minh như điều khiển mờ và điều
khiển nơron để điều khiển vị trí cánh tay của hệ
thống tay máy robot đã nhận được sự quan tâm
rất lớn. Bộ điều khiển mờ là công cụ hiệu quả trong
việc xấp xỉ các hệ thống phi tuyến. Trong [6], hai
phương pháp điều khiển thích nghi cho hệ thống
tay máy robot có sử dụng bù logic mờ. Phương
pháp điều khiển thứ nhất sử dụng hệ thống logic
mờ để bù đắp sự không chắc chắn của tay máy
robot. Phương pháp điều khiển thứ hai là giảm
số lượng các quy tắc mờ dựa trên các tính chất
của động lực học robot và thành phần không chắc
chắn. Trong [7], tác giả đề xuất hai phương pháp
điều khiển mờ thích nghi gián tiếp cho một lớp các
hệ thống phi tuyến MIMO. Trong hai phương pháp
này, hệ thống logic mờ được sử dụng để ước
lượng các hàm phi tuyến chưa biết của đối tượng.
Phương pháp thứ nhất điều khiển dựa trên đã biết
giới hạn trên của sai số xấp xỉ. Phương pháp thứ
hai điều khiển dựa trên không biết giới hạn trên
của sai số xấp xỉ. Trong [8], một bộ điều khiển
mờ lai kết hợp giữa công nghệ backtepping và
phương pháp xấp xỉ mờ đã được đưa ra để điều
khiển hệ thống phi tuyến với cấu trúc không xác
định và có sự tác động của nhiễu bên ngoài. Trong
[9], một nghiên cứu mới đã được đưa ra bằng việc
kết hợp giữa hệ thống logic mờ Takagi - sugeno
với công nghệ backtepping. Thuật toán điều khiển
bền vững thích nghi mờ cho hệ thống với tín hiệu
thu được đầu vào không biết rõ và thuật toán điều
khiển bền vững thích nghi mờ với tín hiệu thu
được đầu ra không biết rõ cũng đã được đưa ra.
Tuy nhiên, trong tất cả các tài liệu trên luật của
bộ điều khiển mờ được xây dựng dựa trên kinh
nghiệm của người thiết kế, vì thế bằng những kiến
thức kinh nghiệm đó nhiều khi không đủ và rất khó
để xây dựng được luật điều khiển tối ưu. Để giải
quyết vấn đề này, bộ điều khiển nơron được đưa ra
[10-12]. Trong [10], một bộ điều khiển bền vững
thích nghi trên cơ sở của mạng nơron đã được
đưa ra để điều khiển cho cánh tay robot SCARA.
Trong [11], một phương pháp điều khiển phản hồi
đầu ra thích nghi sử dụng mạng RBF được đề
xuất để bù thích nghi cho đầu ra bám của các hệ
thống phi tuyến liên tục. Trong [12], một lược đồ
điều khiển bám thích nghi dựa trên mạng nơron
được đề xuất cho một lớp hệ thống phi tuyến.
Trong đó, mạng nơron RBF được sử dụng để học
thích nghi các giới hạn không chắc chắn của hệ
thống theo định lý ổn định Lyapunov, và đầu ra
của mạng nơron được sử dụng như các tham số
của bộ điều khiển để bù cho các tác động không
chắc chắn của hệ thống. Trong các tài liệu trên đã
kế thừa thuận lợi của bộ điều khiển nơron, đó là
khả năng xấp xỉ và khả năng học online các luật
trong quá trình bộ điều khiển làm việc. Tuy nhiên,
bộ điều khiển nơron không thể tránh khỏi các sai
số xấp xỉ. Để giải quyết nhược điểm của bộ điều
khiển nơron cần đưa ra bộ điều khiển kết hợp giữa
bộ điều khiển nơron với bộ điều khiển trượt [13-
15]. Tác giả đã kết hợp giữa bộ điều khiển nơron
với bộ điều khiển trượt để điều khiển cho tay máy
robot công nghiệp. Trong đó bộ điều khiển nơron
với thuật toán học nhanh và có khả năng xấp xỉ tốt,
còn bộ điều khiển trượt với tác dụng bù bền vững
đóng vai trò như một bộ điều khiển phụ để đảm
bảo sự ổn định và bền vững dưới các môi trường
khác nhau. Tuy nhiên, tín hiệu điều khiển trong
[13-15] vẫn tồn tại hiện tượng chattering. Để khắc
phục nhược điểm trên, trong bài báo của tác giả
đã kết hợp trượt nơron với PI để hạn chế sai số
xấp xỉ và giảm đáng kể hiện tượng chattering. Do
đó, trong phần kết quả mô phỏng, khi áp dụng bộ
điều khiển này vào điều khiển hệ thống tay máy
robot so sánh với bộ điều khiển trong [15] thì hiệu
quả bám, tốc độ hội tụ, tín hiệu chattering đã được
cải thiện đáng kể.
2. MÔ HÌNH HỆ TAY MÁY N BẬC TỰ DO
Chúng tôi xem xét phương trình động học của
robot tay máy n khớp có thể được biểu diễn theo
Lagrange như sau:
M C(q)q (q,q)q G(q) (1)
trong đó:
(q,q,q) R n 1 là vị trí, vận tốc và gia tốc của
robot; M n n(q) R là ma trận quán tính đối
xứng; C
n n
(q,q) R là ma trận ly tâm và Coriolis;
G n(q) R 1 là vectơ mô tả thành phần trọng
lượng; Rn 1 là mômen điều khiển.
Với mục đích thiết kế bộ điều khiển, mô hình tay
máy robot (1) có các tính chất sau:
Tính chất 1: Ma trận quán tính M(q) là ma trận đối
xứng dương và bị chặn:
21
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
m x x M q x m x x RT n
1
2
2
2 1 ( ) , (2)
với m1 và m2 là hằng số tích cực và chúng phụ
thuộc vào khối lượng tay máy robot.
Tính chất 2: M q C q q( ) ( , )- 2 là ma trận đối xứng
nghiêng, ∀x:
x M q C q q xT [ ( ) ( , )] 2 0 (3)
Tính chất 3: C q q q( , ) và G q( ) bị chặn như sau:
C q q q C q G q Gk k( , ) , ( ) ≤ ≤
2
(4)
trong đó: Ck, Gk là các hằng số dương.
3. CẤU TRÚC CỦA MẠNG NƠRON RBF
Cấu trúc của RBFNN được mô tả trong hình 1.
Hình 1. Cấu trúc của mạng nơron RBF
Chúng tôi giả sử các giá trị đầu ra của RBFNN
lý tưởng là MR R R(q),G (q,q),G (q) và được tính
toán như sau:
M q M q W h qR M M
T
M M( ) ( ) * ( ) (5)
C q q C q q W h q qR C C
T
c C( , ) ( , ) * ( , ) (6)
G q G q W hR G G
T
G G( ) ( ) * (7)
trong đó: WM, WC và WG là giá trị lý tưởng của
RBF; h h hM C G, , là đầu ra của lớp ẩn; ƐM, ƐC, ƐG sai
số mô hình của M q C q q G q( ), ( , ), ( ) tương ứng,
và và giả định là bị chặn. Các giá trị ước lượng
của MR R(q),C (q,q) và GR(q) có thể được thể
hiện bởi RBF như sau:
(8)
(9)
(10)
trong đó:
và là ước lượng của W WM C, và GW
tương ứng; và n là số nơron lớp ẩn.
4. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI BỀN
VỮNG TRÊN CƠ SỞ RBFNN
Trong phần này, mục tiêu của chúng ta là điều
khiển tay máy robot công nghiệp để xác định
mômen xoắn điều khiển τ , để sai số bám giữa
vị trí khớp mong muốn dq và vị trí vectơ vị trí
q có thể hội tụ đến 0 khi t → ∞ . Như vậy,
các hàm chưa biết của hệ thống điều khiển tay
máy robot công nghiệp được ước lượng và sự
ổn định của hệ thống điều khiển có thể được
đảm bảo. Cấu trúc của hệ thống điều khiển tay
máy robot công nghiệp được thể hiện trong
hình 2.
Xác định vectơ sai số bám e(t) và hàm trượt s(t)
là các hàm như sau:
e t q qd( ) -= – (11)
s t e e( ) - – s t e e( ) - (12)
trong đó:
diag n( , ,..., )1 2 là ma trận khuếch đại
hằng số dương. Nó là một tiêu chuẩn để xác
định s(t). Khi bề mặt trượt s(t) = 0 theo lý thuyết
điều khiển trượt chế độ trượt được điều chỉnh
bởi phương trình vi phân sau e eλ= - . Các biến
trạng thái của hệ thống trên bề mặt trượt được
xác định bởi cấu trúc của ma trận λ. Khi hàm
trượt s(t) càng nhỏ thì hiệu suất điều khiển sẽ tốt
hơn. Do đó, phương trình (1) có thể được viết lại
như sau:
(13)
Từ phương trình (5), (6), (7) thì (13) trở thành:
(14)
trong đó: ( )f x được xác định là = ( ) R df x M q
Đối với đối tượng điều khiển là robot công nghiệp
n khớp có phương trình động học (1), luật điều
khiển thích nghi được đề xuất như sau:
ˆ ( ) s PIf xτ τ τ= + + (15)
22
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
Ở đây:
1 2
0
1 2
, {K , ,
...,K }, {K , , ...,K }
PI p I p p p
pn I I I In
K s K sdt K diag K
K diag K
τ
τ = + =
=
∫
Kp, KI là ma trận xác định dương; sτ là bộ điều khiển
bền vững SMC được sử dụng để loại bỏ các ảnh
hưởng của sự không chắc chắn và sai số xấp xỉ; và
xˆf là xấp xỉ của hàm thích nghi xf và được định
nghĩa như sau:
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển tay máy robot
Bộ điều khiển SMC Hệ thống tay máy robot
ˆ ˆ ˆˆ ˆ(M C )q
ˆ ˆˆ ˆ(q)
x R R d R d
R R R
f M q C q
G M q C q
λ λ λ
λ λ
= + + +
+ - -
Theo phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra bộ
điều khiển bền vững SMC sτ như sau:
sgn( )s sK sτ = (16)
trong đó: { }1 2, ,......Ks s s snK diag K K= và
sK ε> .
Thế vào phương trình (15) vào (14) chúng ta
được:
– – + Ɛ (17)
trong đó:
ˆ(x) f(x) M (M C )q
(q) M
R d R R d
R d R R R
f f q
C q G q C q
λ
λ λ λ
= - = + + +
+ + - -
(18)
Bằng cách áp dụng luật điều khiển thích nghi (15)
vào phương trình động học (1), và sử dụng điều
khiển chế độ trượt bền vững (16), các luật cập
nhật thích nghi mạng nơron được thiết kế như sau:
i=,1, 2, ...n (19)
Trong đó và là ma trận hằng số
dương đối xứng. Ổn định của hệ thống mạch vòng
kín trong hình 2 được xác định bởi phương trình
(15) được chứng minh trong các định lý sau đây.
Định lý: Xét một tay máy robot công nghiệp n
khớp miêu tả bởi phương trình (1). Nếu luật cập
nhật thích nghi mạng nơron RBF được thiết kế
như phương trình (19), bộ điều khiển bền vững
SMC sτ được cho bởi phương trình (16), và luật
điều khiển thích nghi được thiết kế trong phương
trình (15), thì sai số bám và độ hội tụ của tất cả
các thông số hệ thống được đảm bảo và tiến gần
về không.
23
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
Chứng minh: Theo phân tích ổn định Lyapunov,
nếu hàm Lyapunov xác định dương và đạo hàm
của nó là xác định âm, thì hệ thống điều khiển ổn
định. Do đó, để đảm bảo tính ổn định của toàn bộ
hệ thống điều khiển, chúng tôi xem xét một hàm
Lyapunov được chọn như sau:
(20)
trong đó:
. Đạo
hàm (t)V theo thời gian, ta thu được phương
trình như sau:
(21)
Theo tính chất 2, phương trình (21) viết như sau:
(22)
Thế phương trình (17), (18) vào phương trình (22)
ta được:
(23)
Ứng dụng luật cập nhật thích nghi (19) vào (23),
và thay thế như sau Mi MiW W= - , Ci CiW W= -
và Gi GiW W= - và coi sK ε> thì đạo hàm
bị chặn
( ) sgn( )T T T Tp s pV t s K s s K s s s K sε= - - + ≤ -
Khi đó:
(t) 0V ≤ (24)
Từ kết quả cho thấy hệ thống được ổn định
không phụ thuộc vào s. Việc chứng minh đã được
hoàn thành.
5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Trong phần này, với mục đích minh họa, chúng tôi
xem xét phương trình động học của tay máy robot
hai khớp, sơ đồ cấu trúc thể hiện trong hình 3.
Hình 3. Tay máy robot công nghiệp hai khớp
Phương trình động học của robot [13 - 14] như sau:
trong đó:
24
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
trong đó:
m1, m2 là khối lượng của các khớp; l1, l2 là chiều
dài các khớp. g=9,8 (m/s
2) là gia tốc trọng trường.
Các thông số của tay máy robot hai khớp được chỉ
ra trong bảng 1 [13 – 14].
Bảng 1. Thông số của robot
Khớp Khối lượng (kg) Chiều dài (m)
Khớp 1 2 0,8
Khớp 2 1 1
Mục đích là thiết kế lực điều khiển đầu vào để
buộc các biến trạng thái [ ]1 2
Tq q q= bám theo
quỹ đạo mong muốn với thời gian tiến đến vô
cùng. Ở đây, các quỹ đạo vị trí mong muốn của
tay máy robot công nghiệp hai khớp được chọn:
[ ] [ ]1 2 0.5sin( t) 0.5sin( t)
T
d d dq q q π π= = và vị trí
ban đầu của các khớp là [ ]0 0.09 0.09
Tq = - , vận
tốc ban đầu của các khớp là [ ]0 0.0 0.0
Tq = . Cho
de q q= - =[ ]1 2
Te e là các sai lệch bám. Các
phần tử của ma trận khuếch đại trog luật cập nhật
thích nghi (19) là: 5; 5; 5.Mi Ci GiΘ = Θ = Θ =
Kết quả mô phỏng khi có nhiễu d(t) = [10sin(t)
10sin(t)]T tác động sau 5 s.
Các giá trị tham số được sử dụng trong hệ
thống điều khiển thích nghi được chọn cho mô
phỏng như sau: λ = diag[5 5] ; Kp = [50 50] ;
KI = diag[100 100] ; Ks= diag[0,1 0,1].
Bộ điều khiển được đề xuất của chúng tôi
(RBFNN1) được so sánh với bộ điều khiển thích
nghi (RBFNN2) trong [20]. Giá trị các thông số sử
dụng trong hệ thống điều khiển thích nghi [15] là:
λ = diag[5 5]; K = [20 20]; wφ = diag[15 15].
Các kết quả mô phỏng của đáp ứng vị trí khớp,
các sai số bám, mômen điều khiển khi không
có nhiễu và có nhiễu tác động sau 5 s được thể
hiện trong hình 4; 5 Từ kết quả mô phỏng này,
chúng ta thấy rằng hệ thống được đề xuất hội tụ
với quỹ đạo mong muốn nhanh hơn, đạt được
hiệu suất bám tốt hơn và hiện tượng chattering
được triệt tiêu hoàn toàn so với bộ điều khiển
trong [15].
Hình 4. Vị trí, sai lệch bám, mômen điều khiển của hệ thống tay máy robot
Hình 5. Vị trí, sai lệch bám, mômen điều khiển của hệ thống robot khi có nhiễu tác động
25
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 3(62).2018
6. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, một bộ điều khiển thích nghi
trượt bền vững bám theo quỹ đạo dựa trên cơ sở
mạng nơron (RBFNN) được đề xuất điều khiển
cho hệ thống tay máy robot đã đạt được vị trí bám
chính xác cao trong các môi trường làm việc khác
nhau. Dựa trên thuyết ổn định Lyapunov, tác giả
đã chứng minh được hệ thống luôn ổn định trên
toàn vùng làm việc. Hiệu quả của bộ điều khiển
đã được kiểm chứng qua mô phỏng so sánh với
bộ điều khiển thích nghi trong [15]. Quan sát kết
quả mô phỏng, chúng ta thấy phương pháp điều
khiển được đề xuất không chỉ triệt tiêu hiện tượng
chattering mà còn có thể đạt được khả năng bám
theo quỹ đạo mong muốn một cách chính xác cao
và khả năng bền vững của bộ điều khiển bám
trong các môi trường khác nhau tốt hơn so với
bộ điều khiển trong [15]. Từ kết quả mô phỏng,
chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu để đưa vào
thực nghiệm cũng như được ứng dụng vào thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Gueaieb, W., Karray, F., Sharhan, S. S. (2007).
A robust hybrid intelligent position/force control
scheme for cooperative manipulators. IEE Trans.
Mechatronics. 12(2), 109–125.
[2]. Kim, E. (2004). Output feedback tracking control
of robot manipulators with model uncertainty vis
adaptive fuzzy logic. IEEE Trans. Fuzzy Syst.
12(3), 368–378.
[3]. Li, Z.J., Yang, C.G., Tang, Y. (2013). Decentralized
adaptive Fuzzy control of Coordinated multiple
mobile manipulators interacting with nonrigid
environments. IET Control.theory appl. 7(3),
397–410.
[4]. Sun, F.C., Sun, Z.Q., Feng, G. (1999). An adaptive
fuzzy controller based on sliding mode for robot
manipulators. IEEE Trans. Syst. Man Cybern. B
29(2), 661–667.
[5]. Peng, J., Wang, Y., Sun, W., Liu, Y. (2006):
A neural network sliding mode controller with
application to robotic manipulator. IEEE Conf. Int.
Control. Autom. 1, 2101–2105.
[6]. Yoo, B.K., Ham W.C. (2000). Adaptive Control of
Robot Manipulator Using Fuzzy Compensator.
IEEE Transactions on Fuzzy Systems,
8(2), 186-199.
[7]. Labiod, S., Boucherit, M.S., Guerra, T.M. (2005).
Adaptive fuzzy control of a class of MIMO
nonlinear systems. Fuzzy Sets and Systems,
151, 59-77.
[8]. Zhou, S. S., Feng, G., Feng, C. B. (2005). Robust
control for a class of uncertain nonlinear systems:
Adaptive fuzzy approach based on Backstepping.
Fuzzy Sets and Systems, 151(1), 1-20.
[9]. Yang, Y. S., Feng, G., Ren, J. S. (2004). A
combined backstepping and small gain approach
to robust adaptive fuzzy control for strict-feedback
nonlinear systems. IEEE Trans. Syst., Man
Cybern. A, Syst., Humans, 34(3), 406-420.
[10]. Rossomando F G, Soria C M (2016). Adaptive
neural sliding mode control in discrete time
for a SCARA robot arm. IEEE Latin america
transactions, Vol 14, No 6.
[11]. Seshagiri, S., Khail, H.K. (2000). Output
feedback control of nonlinear systems using RBF
neural networks. IEEE Trans. Neural Networks
11(2), 69–79.
[12]. Zhihong, M., Wu, H.R., Palaniswami, M. (1998).
An adaptive tracking controller using neural
networks for a class of nonlinear systems. IEEE
Trans. Neural Networks 9(5), 947–955.
[13]. Vũ Thị Yến, Wang Yao Nan, Lê Thị Hồng Nhinh,
Lương Thị Thanh Xuân (2017). Thiết kế bộ điều
khiển thích nghi trượt bền vững trên cơ sở mờ
nơron cho robot công nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu
khoa học – Đại học Sao Đỏ, Việt Nam.
[14]. Vũ Thị Yến, Phan Văn Phùng, Nguyễn Trọng Các
(2016). Thiết kế bộ điều khiển trượt bền vững trên
cơ sở mạng nơron cho robot công nghiệp.̣ Tạp chí
Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, Việt Nam.
[15]. Pham Van Cuong, Wang Yao Nan (2015).
Adaptive trajectory tracking neural network
control with robust compensator for robot
manipulators. Neural Computing and Applications.
27(2), 525-536.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_bo_dieu_khien_thich_nghi_truot_ben_vung_bam_theo_qu.pdf