Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương

Tài liệu Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương: ... Ebook Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương

doc122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7952 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình của người nông dân Việt Nam. Thịt gia cầm thơm ngon và giầu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy trong những năm qua nghề chăn nuôi gia cầm ở nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và quy mô chăn nuôi. Tổng đàn gia cầm năm 1986 là 99,9 triệu con đến năm 2003 đạt 254 triệu con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 68,8 triệu con), tốc độ tăng đầu con bình quân 7,85%/năm. Tuy nhiên, trong 2 năm 2004 - 2005 do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm số lượng đầu con giảm đáng kể. Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con trong đó gà 152 triệu con, thủy cầm 62,6 triệu con (Phùng Đức Tiến, 2006 [63]). Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt (54 triệu con), chỉ sau Trung Quốc (FAO, 1997) [92]. Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng con giống, trong những năm qua nước ta đã nhập những giống gia cầm, thuỷ cầm ngoại nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp cho năng suất thịt, trứng và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy cơ cấu đàn gia cầm đã từng bước dịch chuyển theo hướng tăng số lượng giống cao sản. Các giống gia cầm địa phương năng suất thấp, từ chỗ chiếm 90 - 95% về cơ cấu đàn, nay giảm xuống còn 60 - 65% (Phùng Đức Tiến, 2006 [63]). Vịt là loài thuỷ cầm có sức chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh và bệnh tật cao, khả năng tự kiếm mồi tốt. Các sản phẩm từ vịt như: thịt, trứng, lông đều có giá trị kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho xã hội. Giống vịt CV - Super M là giống siêu thịt của công ty Cherry - Valley, Vương quốc Anh, tạo ra từ năm 1976. Hiện nay giống vịt này đã được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Theo tài liệu của Hãng tại Anh cho biết: Vịt dòng ông bà đẻ 170 - 180 quả trứng/40 tuần đẻ, sản xuất được 122 con vịt 1 ngày tuổi; chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở dòng ông là 2,76 kg, ở dòng bà là 3,01 kg; vịt bố mẹ nuôi 26 tuần tuổi đạt 3,1 kg, năng suất trứng đạt 200 quả/40 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,1 kg. Từ giống vịt CV - Super M, hãng Cherry - Valley đã tạo ra giống vịt CV - Super M2. Vịt CV – Super M2 được nhập vào Việt Nam từ năm 1999 theo dự án VIE 86/007 do FAO và UNDP tài trợ. Đây là giống vịt nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới về khả năng cho thịt và có khả năng thích nghi cao với các điều kiện tự nhiên. Để có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sản xuất của giống vịt CV - Super M2 nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của Vịt CV - Super M2 bố mẹ (thế hệ 13) nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Hải Dương”. 1.2 Mục đích của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của vịt CV - Super M2 bố mẹ. - Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt CV - Super M2 thương phẩm nuôi thịt. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản để có số liệu công bố về khả năng sản xuất của giống vịt CV - Super M2. - Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm năng suất cơ bản của giống vịt CV - Super M2, từ đó góp phần đánh giá khả năng phát triển của giống vịt này trong sản xuất. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và sản xuất chăn nuôi. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm 2.1.1 Đặc điểm di truyền của các tính trạng sản xuất Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm nói chung và vịt nói riêng, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, sản xuất thịt, sản xuất lông, sản xuất trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ quy định. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [47], các tính trạng số lượng do giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị di truyền (Genotypic value) do các gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh. Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4], để hiển thị đặc tính của những tính trạng số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh giá các tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình (giá trị Phenotyp) của cá thể đó. Để phân tích các đặc tính di truyền của quần thể, ta phân chia giá trị kiểu hình thành 2 phần: - Giá trị di truyền: do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên. - Sai lệch ngoại cảnh: do tất cả các yếu tố không phải di truyền gây nên sự sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. P = G + E Trong đó: P: Giá trị kiểu hình (phenotypic value). G: Giá trị di truyền (genotypic value). E: Sai lệch ngoại cảnh (environmental deviation). Giá trị di truyền (G) hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp - trội - át gen, nên: G = A + D + I Trong đó: G: Giá trị di truyền. A: Giá trị di truyền cộng gộp (additive value). D: Giá trị sai lệch trội (dominance deviation value) I: Giá trị sai lệch tương tác ( Interaction deviation value) Ngoài ra, các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, bao gồm : - Sai lệch ngoại cảnh chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác động lên quần thể. Loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu ... - Sai lệch ngoại cảnh riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể: P = A + D + I + Eg + Es Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng di truyền đó được phát huy đến đâu phụ thuộc vào môi trường sống như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý ... Người ta có thể xác định được các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung (Xg), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, ... 2.1.2 Khả năng sinh trưởng 2.1.2.1 Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của con vật dựa trên cơ sở tính di truyền từ đời trước. Quá trình sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là sự hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [29], quá trình sinh trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng. Ở vịt, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng. Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển của phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô. Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai đoạn này sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gia cầm con và thời kỳ gia cầm trưởng thành. - Thời kỳ gia cầm con: thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gia cầm con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy, thức ăn và nuôi dưỡng trong thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế như lysine, methionine, tryptophan… - Thời kỳ gia cầm trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gia cầm con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao. Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải xác định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sinh trưởng. 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành. Do vậy việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế. Theo Chambers (1990) [89], để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể, sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độc sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng. - Kích thước cơ thể Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể…do tính di truyền quy định. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi. - Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu tố di truyền. Khối lượng gia cầm con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và khối lượng của gia cầm mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gia cầm khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Đối với vịt hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng vịt khi giết mổ. Khối lượng cơ thể không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh họa bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. - Tốc độ sinh trưởng Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN – 2.40, 1977) [52]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi trường. Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng. Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường. 2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm Sinh trưởng của gia cầm là một quá trình sinh học phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: dòng, giống, giới tính, tốc độ mọc lông, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăn nuôi… Ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính + Dòng, giống Mỗi dòng hay giống, loài gia cầm đều có một kiểu di truyền khác nhau nên chúng sẽ khác nhau về ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất,… từ đó mà chúng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể, giữa dòng, giống có sự sai khác. Tác giả Hoàng Văn Tiệu và cộng sự (1993) [58] cho biết: Khối lượng cơ thể các cặp lai Anh Đào x Cỏ; Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ); Anh Đào x Bầu lúc 70 ngày tuổi có khối lượng cơ thể lần lượt là: 1,761 - 1,853 g; 2,138 - 2,269 g; 1,656 g. Theo tác giả Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [15], sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn. Giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng khoảng 500 - 700g tức khoảng 13 - 30%. + Tính biệt Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng là khác nhau. Nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axít amin,… cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành. Khối lượng cơ thể của vịt Cỏ ở 56 ngày tuổi con đực đạt 1.052 g; con mái đạt 967g (Lê Viết Ly, 1999) [26]. Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) [78] cho biết: vịt CV - Super M nuôi thịt cho ăn theo chế độ tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi ở dòng trống vịt đực là 3.323,8 g và vịt mái là 3.062,1; còn ở vịt dòng mái cho các kết quả tương ứng là 3.126,4 và 2.879,2 g. Theo Tai, - C (1989) [103], Tsaiya nâu là giống vịt bản địa ở Đài Loan có khối lượng cơ thể của con mái là 1.315 g, con trống là 1.397 g. Con lai giữa vịt Bắc Kinh x Tsaiya nâu có khối lượng tương ứng là 2.566 g và 2.788 g. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng (1996) [31] trên vịt Cỏ màu cánh sẻ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết: Khối lượng cơ thể của vịt Cỏ màu cánh sẻ thế hệ thứ 5, lúc vào đẻ quả trứng đầu, của con đực là 1.582 g và con mái là 1.467,5 g. + Lứa tuổi Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở gia cầm cũng tuân theo quy luật chung như đối với các động vật khác. Do mối tương quan giữa hai quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng và kích thước các chiều đo tại mỗi thời điểm đó là khác nhau. Đây là cơ sở cho những tính toán cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm để đạt mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Xuân Tuyển (1998) [78] trên đàn vịt CV - Super M thương phẩm nuôi tại Trại vịt giống VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh cho biết tốc độ tăng trọng tương đối và tuyệt đối của vịt qua các tuần tuổi như sau: Tuần tuổi Tăng trọng tuyệt đối (g/ tuần) Tăng trọng tương đối (%) 1 130,20 241,11 2 239,40 129,97 3 413,92 97,71 4 489,98 58,50 5 502,00 37,82 6 509,75 27,86 7 396,00 16,93 8 274,25 10,03 Theo Lương Tất Nhợ và cộng sự (1997) [35] nghiên cứu về sinh trưởng của vịt CV - Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: tốc độ tăng khối lượng của vịt CV - Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi có tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối là 45 g/con/ngày và tăng trọng tương đối là 35,65 %; 8 tuần tuổi có các kết quả tương ứng là 25,57 g/con/ngày và 8,19%. Vịt CV - Super M dòng ông có các kết quả tương ứng là 51,14 g/con/ngày và 40,86% (ở 4 tuần tuổi) và 22,57 g/con/ngày và 7,12%. Vịt CV - Super M dòng bà l úc 4 tuần tuổi là 37,00 g/con/ngày; 34,97% và 8 tuần tuổi là 22,00 g/con/ngày; 8,01%. Theo Lê Viết Ly và các tác giả (1998) [26], công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng của nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của con đực ở 3 tuần tuổi là 8,31g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của con mái ở 3 tuần tuổi là 6,90 g/con/ngày và 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày. Khối lượng cơ thể của vịt CV - Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở thời điểm 56 ngày tuổi con đực đạt 2.732 g và con mái đạt 2.273 g. Còn ở thời điểm hậu bị 24 tuần tuổi con đực đạt là 3.503 g và con mái là 2.793 g (Hoàng Văn Tiệu, 1993 [58]). - Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng Dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Theo tác giả Chamber và cộng sự (1990) [89] cho biết: “Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền về sinh trưởng”. Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie và Farrell (1985) [85] về ảnh hưởng của các mức Protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối của vịt Bắc Kinh cho biết: Ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn 24% Protein thô thì tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320 g, ở lô nuôi với khẩu phần 18% Protein thô thì tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309 g. Vịt Bắc Kinh nuôi thâm canh có khối lượng cơ thể cao hơn nuôi quảng canh trên bãi cỏ. Khối lượng giết thịt của vịt ở phương thức nuôi thâm canh vịt trống là 2.437,0 g và vịt mái là 2.114,0 g; ở phương thức nuôi quảng canh thì khối lượng cơ thể của con trống, con mái tương ứng là 2.209 g và 2.091 g (Kschischan và các tác giả, 1995) [95]. Theo Nguyễn Đức Trọng và các tác giả (1997) [65], nghiên cứu hai phương thức nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt CV - Super M cho biết: với phương thức nuôi khô, khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg; đàn vịt dòng bà là 2,9 kg. Với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 2,9 kg; đàn vịt dòng bà là 2,7 kg. Vịt CV - Super M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì khối lượng cơ thể cũng khác nhau: ở 56 ngày tuổi, đàn vịt nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thể đạt 1.630 g ; đàn vịt nuôi chăn thả cổ truyền khối lượng chỉ đạt 1.550 g. Ở 75 ngày tuổi đàn vịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thể trung bình đạt 2.810 g, trong khi đó đàn vịt chăn thả cổ truyền nuôi kéo dài đến 85 ngày chỉ đạt 2.510 g (Phạm Văn Trượng và các tác giả, 1997) [74]. Tác giả Dương Xuân Tuyển (1998) [78] khi nghiên cứu trên vịt CV - Super M cho biết: Khối lượng cơ thể vịt CV - Super M ở 8 tuần tuổi khi nuôi thịt (cho ăn tự do) ở dòng trống đạt: 3323,8 g với vịt đực và 3062,1 g với vịt mái; còn ở dòng bà đạt: 3126,4 g với con trống và 2879,2 g với con mái; trong khi đó khối lượng cơ thể vịt CV - Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở thời điểm 56 ngày tuổi con trống đạt 2732,0 g và con mái đạt 2273 g (Hoàng Văn Tiệu, 1993 [58]). - Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể gia cầm, đó là mối tương quan thuận. Theo Jaap & Moris (1973): “Tốc độ mọc lông liên quan chặt chẽ với cường độ sinh trưởng, gà có tốc độ nhanh thường lớn nhanh hơn, cân nặng hơn so với gà mọc lông chậm”. - Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của gia cầm đặc biệt là gia cầm chuyên thịt đó là các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng... Khi các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn,... từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cơ thể vật nuôi. Do vậy cần phải đảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ ôxy, đồng thời có mật độ nuôi cũng như chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi. Như vậy, trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản thì ngoài yếu tố giống tốt, dinh dưỡng hợp lý là nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt, đồng thời tốc độ tăng khối lượng cơ thể khác nhau qua các giai đoạn tuổi cho phép nhà chăn nuôi xác định thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.3 Khả năng cho thịt Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ cơ, kích thích thước và khối lượng khung xương (Brandsch. H và Biil.H, 1978 [3]). Hệ số di truyền rộng ngực là 25% (20 - 30%) của góc ngực là 40% (30 - 45%), hệ số di truyền của góc ngực gà lúc 8 tuần tuổi là 24 - 30% ( Nguyễn Văn Thiện,1995 [47]). 2.1.3.1 Năng suất thịt Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt, năng suất cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt (Chambers J.R., 1990 [88]). Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn ( 0,2 - 0,5) (Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997 [33]). Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Các giống khác nhau, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các thành phần như thịt đùi, thịt ngực ... và các thành phần thịt, da, xương (Chambers J.R., 1990 [88]). Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [39]) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như sau: Khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%. Một số nghiên cứu về khả năng cho thịt trên vịt: Dương Xuân Tuyển (1993) [78] khảo sát trên vịt thương phẩm CV - Super M nuôi tại Trại vịt giống VIGOVA TP. Hồ Chí Minh cho kết quả: Khối lượng móc hàm (sau khi bỏ nội tạng, đầu, cổ, chân) là 2.007,50 g bằng 65,4% so với khối lượng sống. Khối lượng và tỷ lệ so với khối lượng móc hàm của thịt đùi, thịt ức tương ứng là: 416,75 g (20,74%) và 545,75 g (27,26%). Theo Phạm Văn Trượng (1995) [73], kết quả khảo sát vịt CV - Super M ở dòng 56 ngày tuổi, dòng trống có khối lượng thịt xẻ 1.984,3 g; tỷ lệ thịt xẻ 70,19%; chỉ tiêu này ở dòng mái là 1.897,0 g (70,19%); ở vịt thương phẩm là 2.079,0 g (70,99%). Khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ của vịt Anh Đào - Hungari giết thịt 56 ngày tuổi là 1.324,2 g và 70,26%. Kết quả mổ khảo sát các cặp vịt lai Anh Đào x Cỏ, Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ), Anh Đào x Bầu, vịt Tiệp x Anh Đào, có khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ so với khối lượng sống tương ứng là: 1.050 g (63,4%); 1.151 g (66%); 1.565 g (69,4%); 1.710 g (71,4%) (Hoàng Văn Tiệu và các tác giả. 1993 [57]). Theo H. Decarville, A. Decroutte (1985) [14] tỷ lệ thịt xẻ của vịt phụ thuộc vào tính biệt, vịt đực Bắc Kinh có tỷ lệ thịt xẻ là 60,3%, vịt mái là 61%. Theo Lewcsuk, Mazanowski, Bochno, Janiszewska, Wawro (1984) [98], khối lượng thịt xẻ của vịt trống Cherry Valley cao hơn khối lượng thịt xẻ của vịt mái là 72 g. Khi nghiên cứu về các thành phần thân thịt như: thịt đùi và thịt ức là hai thành phần quan trọng của thịt xẻ, nhiều tác giả nghiên cứu trên các giống vịt khác nhau đã công bố các kết quả sau: Theo Abdelsamie và Farrell (1985) [85], nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh 28 - 68 ngày tuổi cho biết: Ở 28 ngày tuổi tỷ lệ cơ đùi + cơ ức là 22,8%; ở 56 ngày tuổi tăng lên đến 25,0% và đạt 27,4% ở 68 ngày tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ cơ đùi giảm dần theo tuổi của vịt, đạt 18% ở 28 ngày tuổi, đến 55 ngày tuổi còn 13,5% và giảm xuống 12% ở 68 ngày tuổi. Ngược lại, tỷ lệ cơ ức lại tăng dần, chỉ có 4,8% ở 28 ngày tuổi, tăng lên đến 14,1% ở 55 ngày tuổi và ở 68 ngày tuổi là 15,4%. Hoàng Văn Tiệu và các tác giả (1993) [57] công bố kết quả khảo sát các cặp vịt lai cho biết tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt ức như sau: Vịt lai Anh Đào x Cỏ : 13,4% và 12,1% Anh Đào x (Anh Đào x Cỏ): 13,5% và 12,7% Vịt Tiệp x Anh Đào : 14,0% và 16,6% Lương Tất Nhợ (1993) [34] cho biết: Khảo sát vịt thương phẩm CV - Super M ở 56 ngày tuổi: tỷ lệ cơ đùi và tỷ lệ cơ ức là 12,11% và 15,44%. 2.1.3.2 Chất lượng thịt Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học, thành phần vật lý và giá trị dinh dưỡng của thịt như nước, protein, mỡ, hydratcacbon, vitamin, khoáng và một số chất cần thiết khác. Thành phần hoá học của thịt được xác định qua phân tích các lượng chất trong thịt. Tỷ lệ các chất này trong thịt phụ thuộc vào giống, giới tính và cấu trúc các mô ở các phần khác nhau ở thân thịt. Theo tài liệu của Chambers J.R., 1990 [88], khi xác định thành phần thịt xẻ của gà Cornish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy: thịt của các dòng gà khác nhau thì sự khác nhau về tỷ lệ nước, protein, mỡ và cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với phần trăm Protein (0,53), với độ ẩm (0,32) và khoáng tổng số (0,14). Ngoài việc xác định thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thể đánh giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi vị), khả năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm (các chất tồn dư độc hại: hoocmon, kháng sinh, kim loại nặng). 2.1.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTA) trên một kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng, là chỉ tiêu hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong chọn lọc giống vịt hướng thịt người ta thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất bởi vì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt sẽ tạo ra sản phẩm (tăng khối lượng hoặc đẻ trứng) cao do đó tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, mặt khác chi phí thức ăn thường chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy chọn lọc theo hướng này sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với gia cầm nuôi thịt tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể. Đối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng. Trước đây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp trong giai đoạn sinh sản. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí cho ra cho gia cầm từ 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm. Chambers J.R và cộng sự, 1984 [88] đã xác định được hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (0,5 - 0,9%). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (-0,2 đến -0.8). Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn ít thì không những gia cầm lớn nhanh mà mức độ tích luỹ mỡ bụng cũng thấp, tăng chất lượng cho thịt. Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tạo ra tổ hợp lai tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp. Một số kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của vịt thịt: Theo Hoàng Văn Tiệu và các tác giả (1993) [57], cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1 - 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2, 3 tương ứng là 4,20kg, 3,65kg, 3,70kg. Dương Xuân Tuyển (1993 [77], 1998 [78]), tiêu tốn thức ăn của vịt thương phẩm CV - Super M từ 1 - 8 tuần tuổi trung bình là 2,95kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt CV - Super M dòng trống giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, 0 - 7 tuần tuổi, 0 - 8 tuần tuổi lần lượt là 2,31kg; 2,63kg; 3,09kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44kg, 2,75kg, 3,20kg. Kết quả này cho thấy rõ quy luật tiêu tốn thức ăn tăng lên theo thời gian nuôi. Chỉ tiêu này ở 8 tuần tuổi cao gấp 3,71 lần (dòng trống) và 3,86 lần (dòng mái) so với tuần tuổi thứ nhất. Bên cạnh việc chọn lọc nhằm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thì việc định ra thời gian giết thịt phù hợp cũng góp phần giảm chi phí thức ăn và làm tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn.Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian nuôi cũng có thể làm giảm tỷ lệ thịt ức, tăng tỷ lệ da và mỡ. Do vậy tuỳ giống, dòng, mùa vụ, phương thức chăn nuôi và điều kiện nuôi dưỡng mà định ra thời gian nuôi thích hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra yếu tố thức ăn và chế độ nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Thức ăn cung cấp cho cơ thể sinh vật năng lượng và vật chất để xây dựng kiến tạo tế bào giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. Vì vậy thức ăn ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống và sức sản xuất của vật nuôi. Chỉ khi vật nuôi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mới cho năng xuất cao, nhanh xuất chuồng và rút ngắn thời gian nuôi. Do đó trong chăn nuôi vịt phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Đối với gia cầm nói chung, vịt nói riêng ở giai đoạn còn non nhu cầu protein trong khẩu phần cao hơn các giai đoạn khác. Mức năng lượng trong khẩu phần phải phù hợp với mức protein trong khẩu phần. Vịt nuôi thịt được nuôi bằng khẩu phần có năng lượng cao và mức protein thấp sẽ sớm béo, tích luỹ mỡ nhanh, khả năng lớn bị hạn chế. Khi vịt ở giai đoạn vỗ béo được nuôi với khẩu._. phần có năng lượng cao tỷ lệ protein hợp lý sẽ cho hiệu quả vỗ béo cao hơn. Theo kết quả của Bird (1995) [87] khi thức ăn chứa 0,1mg Aflatoxin/1kg thức ăn (1ppm) làm tăng chỉ số tiêu hoá thức ăn lên 11,98% và còn cao hơn ở mức 0,2mg Aflatoxin/1kg thức ăn. Dạng thức ăn cũng ảnh hưởng đến chi phí thức ăn. Thường thì thức ăn dạng viên có chi phí thức ăn thấp hơn nuôi bằng dạng bột. Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng vịt được ăn thức ăn viên tiết kiệm hơn thức ăn dạng bột do thức ăn ít bị rơi vãi do đó làm giảm thức ăn tiêu tốn trên một đơn vị sản phẩm. Phương thức cho ăn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn. Đối với cách cho ăn tự do, hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn cách cho ăn định lượng nhưng trong chăn nuôi vịt thịt cho ăn tự do là cần thiết. Cách cho ăn này tạo điều kiện cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng sinh trưởng, lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi. Cuối cùng để lợi nhuận chăn nuôi cao, điều cốt yếu phải cung cấp thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng cho vật nuôi, đồng thời phải có phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp để chúng cho năng suất cao. 2.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt thịt thương phẩm Trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi người chăn nuôi phải quan tâm đến hai vấn đề chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt thương phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết, nó quyết định sự thành bại của nhà chăn nuôi, giúp nhà chăn nuôi quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi hợp lý nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuỳ thuộc thị trường cụ thể là thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng mà lựa chọn phương thức chăn nuôi cho thích hợp và đối tượng nuôi cho thích hợp. Đối với những thị trường đòi hỏi chất lượng thịt cao như ở những thành thị, nhà chăn nuôi nên chọn những giống vịt, những phương thức nuôi phù hợp như: bán công nghiệp hoặc chăn thả, sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng thịt thơm ngon. Với thị trường dễ tính nhà chăn nuôi có thể chọn những giống vịt có khả năng tăng trọng cao, nuôi theo phương thức công nghiệp nhưng chất lượng thịt kém hơn. Như vậy thị trường là rất đa dạng và biến đổi không ngừng, vì thế để thành công trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm người chăn nuôi phải phân tích kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm và quyết định chọn các giống vịt nuôi cho phù hợp. Khi có thị trường tiêu thụ sản phẩm, xác định được giống vịt nuôi người chăn nuôi cần làm tốt những vấn đề liên quan đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vịt. Việc lựa chọn con giống tốt kết hợp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của vịt, làm giảm chi phí chăn nuôi, nâng cao giá thành sản phẩm. Để làm tốt vấn đề này người chăn nuôi cần phải quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của vịt nuôi thịt như thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y, nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng của chuồng nuôi… Đối với vịt thịt thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp thì khâu vệ sinh thú y có vai trò đặc biệt quan trọng, do vịt thịt thương phẩm có sức sinh trưởng nhanh nên khả năng chống chịu với bệnh tật kém. Vì vậy công tác vệ sinh thú y, phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Trước khi nhập vịt về cũng như sau khi xuất vịt đi chúng ta cần thực hiện vệ sinh khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và tiêm phòng đầy đủ một số vacxin cho vịt. Trong các trang trại vịt thường nuôi với số lượng lớn, khi công tác thú y không được đảm bảo sẽ xảy ra dịch bệnh gây tổn thất lớn cho nhà chăn nuôi. 2.2 Cơ sở khoa học của sức sinh sản ở gia cầm 2.2.1 Khả năng sinh sản của gia cầm Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng và khả năng thụ tinh và ấp nở của trứng gia cầm. Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau. 2.2.1.1 Sản lượng trứng Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Bandsch và Billchel (1978) [3], sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng dền 70 - 80 tuần tuổi. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong thời gian ngắn, có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dai. Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm: thời gian nghỉ đẻ giữa các chu kỳ đẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng, yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, sự thay đổi thức ăn, di truyền, .. thời gian đẻ kéo dài được tính theo thời gian đẻ trứng năm đầu, băt đầu từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa thời gian đẻ trứng kéo dài với sự thành thục có sự tương quan nghịch rõ rệt, thời gian đẻ trứng kéo dài có tương quan tương đối cao với sức đẻ trứng (Nguyễn Chí Bảo, 1978 [2]). Tương quan sản lượng trứng giữa 3 tháng đẻ đầu với sản lượng trứng cả năm rất chặt chẽ, r = 0,7 - 0,9 (Hutt,1946 [17]). 2.2.1.2 Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ + Cơ sở giải phẫu của năng suất trứng gia cầm Trứng gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ. Cấu tạo của trứng gồm: lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các bộ phận khác như: lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ, còn các bộ phận khác như: Lòng trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn chứng tạo nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đều xác định ở gia cầm cái, trong quá trình phát triển phôi hai bên phải, trái đều có buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng trứng bên phải mất đi, còn lại buồng trứng bên trái (Vương Đống, 1968 [13]). Trong thời gian phát triển lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bời một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun, bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy một chất dịch. Bề ngoài follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng nhiều follicun trở nên chín làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như "chùm nho". Sau thời kỳ đẻ trứng lại trở thành hình dạng ban đầu, các follicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết vật chất lòng đỏ trứng gia cầm được tạo thành trước khi đẻ trứng 9 - 10 ngày, tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ từ 1 đến 3 ngày đầu rất chậm, khi đường kính của lòng đỏ đạt tới 6 mm, bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, đường kính có thể tăng 4 mm trong 24 giờ, cho tới khi đạt đường kính tối đa 40 mm. Tốc độ sinh trưởng của lòng đỏ không tương quan với cường độ đẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, do sự điều khiển của hoocmon.Thời gian từ lúc đẻ quả trứng và thời gian rụng trứng sau kéo dài 15 - 75 phút. Theo Melekhin G.P và Niagridin, 1989 (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994 [27] thì sự rụng trứng ở gà, vịt xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau khi đẻ trứng. Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến đầu hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì không làm tăng nhanh sự rụng trứng được. Tế bào trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là một ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề lớp màng nhầy có tiêm mao rung động. Ống dẫn trứng có những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử cùng và âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ và lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn trứng từ 20 - 24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới tử cung, đầu nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước, nhưng khi nằm trong tử cung quả trứng được xoay 1 góc 180o, cho nên trong điều kiện bình thường gia cầm đẻ đầu tù của quả trứng ra trước. + Cơ sở di truyền của năng suất trứng Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm lâu dài trong công tác giống gia cầm, nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống, các tính trạng sinh sản của chúng như: Tuổi đẻ trứng đầu, năng suất trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ ấp nở,… Ở các loại gia cầm khác nhau thì những đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rất rõ rệt. Đối với gia cầm sự di truyền về sinh sản rất phức tạp. Theo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng của gia cầm có thể có 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền. - Tuổi thành thục về sinh dục, người ta cho rằng ít nhất cũng có hai cặp gen chính tham gia vào yếu tố này: một là gen E (gen liên kết với giới tính) và e; còn cặp thứ hai là E' và e'. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục. - Cường độ đẻ: Yếu tố này do hai cặp gen R và r, R' và r' phối hợp cộng lại để điều hành. - Bản năng đòi ấp do gen A và C điều khiển, phối hợp với nhau. - Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và m điều khiển. Gia cầm có gen mm thì về mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều. - Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ, do cặp gen P và p điều hành. Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau. Tất nhiên ngoài các gen chính tham gia vào việc điều khiển các yếu tố trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ lực vào. + Tuổi đẻ quả trứng đầu Là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972 [19]). Tuổi đẻ quả trứng đầu được xác định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở đến khi đẻ quả trứng đầu. Gudeil, Lerner và một số tác giả khác cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này (dẫn theo Khavecman, 1972 [19]). Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [29] có ít nhất hai cặp gen cùng quy định, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai gen E' và e'. Có mối tương quan nghịch giữa tuổi đẻ và năng suất trứng, tương quan thuận giữa tuổi đẻ và khối lượng trứng. Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi đưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm (Khavecman, 1972 [19]). Dickerson (1952), Ayob và Merat (1975) (dẫn theo Trần Long, 1994 [24]) đã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng có thể gà chưa trưởng thành với sản lượng trứng thường có giá trị âm (- 0,21 đến - 0,16). Còn Nicola và Cộng sự tính được hệ số tương quan di truyền giữa tuổi thành thục với sản lượng trứng là 0,11. + Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tình trạng số lượng nên nó phục thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phục thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc. Hutt F.B 1978 [17] đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên, còn Brandsh H. và Biilchel H, 1978 [3] cho biết sản lượng trứng được tính đến 500 ngày tuổi. Theo các tác giả trên, sản lượng trứng cũng được tính theo năm sinh học 365 ngày, kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời gian gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Năng suất trứng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm. Do vậy, trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, cần chú ý cho gia cầm ăn hạn chế trong giai đoạn gia cầm con và hậu bị để đảm bảo năng suất trứng trong giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn (Bùi Thị Oanh, 1996 [38]). Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, dao động lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [47] hệ số di truyền năng suất trứng của gia cầm là 12 - 30%. Về tỷ lệ đẻ, gia cầm có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và đạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và đạt tỷ lệ đẻ thấp ở cuối thời kỳ sinh sản. Sản lượng trứng/năm của một quần thể gia cầm được thể hiện theo quy luật cường độ đẻ trứng cáo nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đế hết năm đẻ. Để tiến hành chọn giống về sức đẻ trứng, Hutt F.B [17] đã áp dụng ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra số lượng trứng của từng gà mái. Các tác giả cho rằng sản lượng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng trứng cả năm có tương quan di truyền chặt chẽ (0,7 - 0,9). 2.2.1.3 Chất lượng trứng + Khối lượng trứng Theo Roberts, 1998 [42] giá trị trung bình khối lượng quả trứng đẻ ra trong một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định, nhưng hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn gia cầm sinh sản. Khi cho lai dòng gia cầm có khối lượng trứng lớn và bé, trứng của con lai thường có khối lượng trung gian, nghiêng về một phía (Khavecman, 1972 [19]). Tính trạng này có hệ số di truyền cao. Do đó, có thể đạt được nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc (Kushner K.F, 1974 [20]). Ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20 - 30 %. Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loại và mang tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này từ 48 - 80% (Brandsch. H, Billchel .H, 1978). Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [47] hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà là 60 - 74%. Ý kiến của nhiều tác giả cho rằng trong cùng một giống, dòng, cùng một đàn, nhóm trứng có khối lượng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỷ lệ nở thấp. Trứng gia cầm non cho tỷ lệ nở thấp, khối lượng trứng cao thì sẽ kéo dài thời gian ấp nở. Nhiều tác giả cho rằng, giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng có tương quan nghịch, theo Janva (1967) hệ số tương quan giữa sản lượng trứng/năm và khối lượng trứng là -0,11, Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao và cộng sự, 1985 [62] nghiên cứu trên gà Rhoderi là -0,33. + Màu sắc trứng Màu sắc trứng không có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượng trứng, nhưng có giá trị trong kỹ thuật và thương mại. Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, ở gà khi lai dòng trứng vỏ trắng với dòng trứng vỏ màu, gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian. Theo Anderson có thể tạo gia cầm đẻ trứng vỏ màu bằng cách chọn lọc những gia cầm có trứng có vỏ màu sẫm hơn (dẫn theo Khavecman, 1972 [19]). Theo Brandsh .H và Billchel .H, 1978 [3] hệ số di truyền tính trạng này là 55 - 75%. + Bề mặt vỏ trứng Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều, song bên cạnh đó cũng có một số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt canxi hay đường gờ lược sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp nở cũng như thị hiếu của người tiêu dùng (Schuberth L, Ruhland R, 1978 [43]). + Chỉ số hình thái Trứng gia cầm bình thường có hình ô van và chỉ số này không biến đổi theo mùa. Người ta đã tính được chỉ số hình dạng của trứng thông qua phương pháp toán học, chỉ số hình dạng có thể tính bằng hai cách. Tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của trứng. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, thì chỉ số hình dạng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp. Trong thực tế sản xuất cho thấy, những quả trứng dài hoặc quá tròn đều có tỷ lệ nở thấp. + Độ dày và độ bền của vỏ trứng Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng biểu hiện nguồn dự trữ khoáng. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng của trứng ấp, ảnh hưởng nhiều trong quá trình bao gói, vận chuyển. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc vỏ dai, ở gà độ dày vỏ bằng 0,32mm. Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [47] hệ số di truyền độ dày vỏ trứng là 30%. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: thức ăn, tuổi gà, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều yếu tố khác. + Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh Khi đánh giá chất lượng trứng, cần đặc biệt chú ý đến chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh. Các chỉ số này càng cao thì tỷ lệ nở càng lớn và chất lượng trứng càng tốt. + Chỉ số lòng đỏ Chất lượng lòng đỏ được xác định bởi chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Chỉ số lòng đỏ của trứng gà tươi nằm giữa 0,40 - 0,42. Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt. + Chỉ số lòng trắng Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó. + Đơn vị Haugh Đơn vị Haugh được Haugh R (1930) xây dựng, sử dụng để đánh giá chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Theo Uyterwal C.S, 2000 [104] đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gia cầm mái già đơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật, nhiệt độ, giống gia cầm , … Theo Peniond Jkevich và cộng sự (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân, 1999 [6]), chất lượng trứng rất tốt có chỉ số Haugh 80 - 100; tốt: 79 - 65; trung bình: 64 - 55 và xấu: <55. 2.2.1.4 Khả năng thụ tinh và ấp nở Kết quả thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh sản của con trống và con mái. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, chọn đôi giao phối …. Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của gia cầm non. Đối với những trứng có chỉ số hình dạng chuẩn, khối lượng trung bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Chế độ ấp nở có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như: chất lượng trứng, thời gian và chế độ bảo quản trứng, chế độ máy ấp, chế độ máy nở (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, đảo trứng …). Hệ số truyền về tỷ lệ trứng thụ tinh 11 - 13%, hệ số di truyền của tỷ lệ ấp nở 10 - 14% (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [47]). 2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm Sức đẻ trứng của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó chịu ảnh hưởng của tổng hợp nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. - Các yếu tố di truyền Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố di truyền cá thể. + Tuổi thành thục sinh dục Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sinh dục ở gia cầm khác nhau là khác nhau: gà là 150 - 190 ngày, vịt là 130 - 200 ngày, ngỗng là 210 - 250 ngày (Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, 1994) [15]. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố (dòng, giống, hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý,…). Để đạt sản lượng trứng cao thì gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp tiêu chuẩn của giống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế (khống chế được khối lượng gia cầm). Các giống gia cầm bé, thể trọng nhẹ cân phần lớn đều đẻ sớm hơn các giống gia cầm có thể trọng cao, các giống hướng trứng có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn giống hướng thịt; gà thành thục sớm hơn vịt, ngỗng. + Cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng của gia cầm là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian nhất định (tương đối ngắn). Đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết với sản lượng trứng mà thông qua đó ta có thể ước tính sức sản xuất trứng của gia cầm trong cả năm. + Thời gian kéo dài, chu kỳ đẻ trứng sinh học Theo Lerner và Tayler (1943) [99]: Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻ trứng của đàn vịt. Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài thì sức đẻ trứng càng cao và ngược lại. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, vì vậy chu kỳ đẻ trứng sinh học sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lông. Trong điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm tốt hay xấu. Thời điểm kéo dài sự thay lông nói lên chất lượng gia cầm mái. Những gia cầm tốt thường thay lông muộn (tháng 10, 11, 12), thời gian thay lông kéo dài 1 - 2 tuần sau đó sẽ đẻ tốt. Gia cầm có phẩm chất kém thay lông sớm (tháng 7, 8, 9), thay lông chậm có thể kéo dài 1 - 2 tháng (TS. Bùi Hữu Đoàn, 2006) [8]. Hiện nay người ta sử dụng biện pháp thay lông cưỡng bức dựa trên một số yếu tố như: thuốc kích thích, ánh sáng, nước uống, chế độ và thành phần thức ăn nhằm rút ngắn thời gian thay lông và điều kiện thay lông hàng loạt, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. + Tính ấp bóng Tính ấp bóng hay bản năng ấp liên quan đến khả năng đẻ trứng là phản xạ không điều kiện của gia cầm. Bản năng đòi ấp của gia cầm nhằm bảo vệ nòi giống và là điều kiện để sản xuất ra thế hệ con cháu. Bản năng đòi ấp càng mạnh thì thời gian nghỉ đẻ càng lớn. Vì vậy, để tăng hiệu quả chăn nuôi, người ta phải chọn lọc dần và loại bỏ bản năng đòi ấp nhằm rút ngắn thời gian nghỉ đẻ. + Tính nghỉ đẻ mùa đông Tính nghỉ đẻ mùa đông của gia cầm là một yếu tố di truyền cá thể bẩm sinh, mang tính hoang dại. Ngay cả khi được con người thuần hoá thì tính nghỉ đẻ mùa đông vẫn còn tồn tại do nó phải huy động năng lượng để chống rét. Tính nghỉ đẻ ở gia cầm ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng của gia cầm, thời gian nghỉ đẻ nhiều sẽ làm giảm sản lượng trứng, vì vậy các nhà chăn nuôi cần chọn lọc những gia cầm có tính nghỉ đẻ mùa đông thấp làm giống nhằm nâng cao sức đẻ trứng. Dòng, giống gia cầm Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các dòng, giống gia cầm khác nhau có khả năng đẻ trứng khác nhau: vịt CV - Super M đạt 220 quả/mái/năm; vịt Cỏ đạt 220 - 240 quả/mái/năm; vịt Khaki Campbell đạt 240 - 280 quả/mái/năm... (Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, 1994 [15]). Vịt CV - Super M2 dòng ông thế hệ 10 là 170,15 quả/64 tuần đẻ; dòng bà thế hệ 10 là 181,24 quả/64 tuần đẻ (Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến, Vũ Đức Cảnh Khuất Thị Tuyên, Lê Thị Nga, 2005) [9]. Trong chăn nuôi hiện nay, các giống có sức sản xuất tốt được nhân lên, lai tạo, chọn lọc thành các giống chuyên thịt, chuyên trứng và kiêm dụng. Những dòng được chọn kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chon lọc kỹ khoảng 15 - 30% về sản lượng trứng. - Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm ảnh hưởng năng suất trứng. Ở vịt, ngỗng thì sản lượng trứng năm thứ nhất cao hơn năm thứ hai. - Thức ăn và dinh dưỡng Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia cầm. Muốn cho gia cầm có sức đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt phải đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Để đạt được năng suất trứng cao nhất, không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu hoặc thừa một hoặc vài chất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống cũng như năng suất trứng, vì vậy ta phải đặc biệt chú ý đến loại thức ăn và phương pháp bảo quản thức ăn một cách chính xác và tốt nhất để có được hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Điều kiện ngoại cảnh Ngoài những yếu tố nêu trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mùa vụ… Nếu điều kiện ngoại cảnh không thích hợp sẽ làm con vật phát triển kém, sức đề kháng kém... dẫn đến tỷ lệ chết cao đồng thời năng suất và chất lượng trứng kém, vì vậy trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng ta cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh để vật nuôi phát triển một cách tốt nhất từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [25]: Vào thời kỳ đẻ trứng, nếu nhiệt độ môi trường dưới 150C hoặc trên 300C sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt. Ở nước ta nhiệt độ không khí chuồng nuôi tốt nhất nằm trong khoảng từ 65 - 70%, về mùa đông độ ẩm không nên vượt quá 80%. Nếu độ ẩm cao làm chuồng ẩm ướt dễ gây cảm nhiễm bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ của vật nuôi, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sức đẻ trứng. Theo tác giả Hoàng Văn Tiệu (1993) [58]: Tỷ lệ ánh sáng và bóng tối mỗi ngày là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến xu thế phát triển của vịt giống, bằng cách điều khiển ánh sáng một cách thích hợp, có thể điều khiển tốc độ phát triển của vịt và do đó làm tăng sản lượng. Còn với giai đoạn sinh sản tác giả cho rằng, bất cứ một sai sót nào xảy ra trong quá trình chiếu sáng sẽ làm giảm sản lượng trứng. 2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ trứng có phôi là một trong những tính trạng di truyền có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, nó quyết định số vịt con nở ra của vịt mái trong một chu kỳ đẻ trứng. Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Yếu tố di truyền Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh là khác nhau, vì mỗi loài giống có thể tích và nồng độ tinh dịch cũng như hoạt lực của tinh trùng là khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Công Quốc và cộng sự (1993) [41] Vịt CV - Super M thế hệ 1 tỷ lệ có phôi của dòng ông đạt 94,16% và của dòng bà đạt 94,02%. - Yếu tố dinh dưỡng Dinh dưỡng đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần ăn thiếu hoặc thừa một chất nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục, khả năng sinh tinh và phẩm chất tinh dịch... như thiếu Protein trong khẩu phần sẽ làm phẩm chất tinh dịch kém. Chính vì vậy, khẩu phần ăn không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng để nâng cao sản lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở. Theo kết quả nghiên cứu của Machlek (1989) [100], trên vịt Bắc Kinh đã chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến tỷ lệ phôi. Ở thế hệ đầu tiên, với hai loại khẩu phần thay thế 5%, 10% bột đậu tương bằng men Vitex, tỷ lệ trứng có phôi lần lượt là: 93,2%; 90,0%. Ở thế hệ thứ hai kết quả tương ứng là: 92,6%; 93,3% trứng có phôi theo từng khẩu phần được thay thế. Điều kiện môi trường Điều kiện môi trường cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh thường cao vào mùa xuân, mùa thu và giảm vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Sỹ Cương và cộng sự (2001) [5], thì nhờ môi trường nuôi dưỡng tốt cùng các biện pháp phát triển quản lý chăm sóc tốt, nhất là sức khoẻ sinh sản của đàn vịt đực tốt nên tỷ lệ phôi cao ở cả dòng ông và dòng bà. - Phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi cũng góp phần làm ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh của gia cầm. Theo nhóm tác giả Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Đăng Vang (1981 - 1996) [61] khi so sánh một số chỉ tiêu trên nghiên cứu của vịt CV - Super M dòng ông, dòng bà của hai phương thức nuôi: nuôi khô không cần nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội thì tỷ lệ trứng có phôi ở dòng ông là 93%, dòng bà là 94% cao hơn phương thức nuôi khô không nhiều. - Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, những gia cầm còn non thì cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, tỷ lệ tinh trùng kì hình còn cao; những gia cầm già vì sức khoẻ giảm sút đồng thời tinh hoàn có hiện tượng suy thoái dẫn đến chất lượng cũng như tỷ lệ thụ tinh giảm. - Tỷ lệ trống, mái Tỷ lệ trống, mái có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ thụ tinh của gia cầm. Để có tỷ lệ thụ tinh cao cần ghép tỷ lệ trống/mái của đàn gia cầm một cách thích hợp. Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Theo Aggarwal và Dipan kar (1986) [86], nếu ghép tỷ lệ trống máI 1/5 – 1/10 thì tỷ lệ trứng có phôi đạt 81 – 91%, còn nếu ghép trống mái tỷ lệ 1/15 thì tỷ lệ trứng có phôi giảm còn 72 - 80%. 2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở Ảnh hưởng của môi trường bên trong Môi trường bên trong chính là chất lượng của trứng ấp, chúng được xác đánh giá thông qua những chỉ tiêu chất lượng trứng: + Khối lượng trứng Khối lượng trứng là một trong hai thành phần cấu thành nên năng suất sinh sản của gia cầm, nó liên quan đến tỷ lệ nở, chất lượng đời sau và giá trị hàng hoá. Từ đó có thể thấy, khối lượng trứng là chỉ tiêu chọn giống quan trọng và có ý nghĩa cơ bản với chỉ tiêu ấp nở. Theo tác giả Nguyễn Văn Trọng (1998) [67] cho biết: Tỷ lệ nở/trứng có phôi của lô trứng có khối lượng trung bình (77 - 87 gam) là cao nhất 87,84%, trứng có khối lượng nhỏ hơn 77 gam là 84,13% và thấp nhất ở trứng có khối lượng trên 87 gam là 80,85% + Chỉ số hình thái Chỉ số hình thái có ý nghĩa nhất định đến sự phát triển của phôi vì nó ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp, tỷ lệ nở cao thường tập trung ở những có chỉ số hình dạng trung bình của giống. Tỷ lệ ấp nở thấp thường xảy ra ở những trứng có sự mất cân đối về tỷ lệ giữa khối lượng lòng trắng và khối lượng lòng đỏ, hình thái trứng còn liên quan đến độ bền vững của dây chằng, do đó nó ảnh hưởng lớn đến kết quả ấp nở. Nhóm tác giả Bạch Thị Dân và cộng sự (1999) [6] kết luận: Trứng có chỉ số hình dạng từ 1,24 - 1,34 cho tỷ lệ ấp nở/phôi cao nhất là 84,23 - 86%. Trứng có chỉ số hình dạng nhỏ hơn 1,24 là 82,5%; còn trứng có chỉ số hình dạng trên 1,34 cỏ tỷ lệ nở/trứng có phôi là 81,45%. + Độ dày vỏ Độ dầy vỏ là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng vỏ trứng, nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở, nếu vỏ quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. + Chỉ số lòng trắng và chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh Chỉ số lòng trắng, lòng đỏ phản ánh chất lượng của trứng ấp. Chất lượng lòng trắng trứng thường được đánh giá qua chỉ tiêu đơn vị Haugh (đơn vị Haugh thể hiện mối liên quan giữa chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng). + Tỷ lệ lòng trắng/lòng đỏ Khi đánh giá chất lượ._.ặc điểm sinh sản - Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của vịt của Vịt CV - Super M2 bố mẹ là 165 ngày (24 tuần tuổi). Tuổi đẻ quần thể đạt 5% là 177 ngày (26 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ đạt từ 90,76% ở tuần đẻ thứ 10. Tỷ lệ đẻ liên tục duy trì cao trên 70% ở 20 tuần tuần liên tiếp, sau đó giảm dần đạt 3,37% ở tuần đẻ thứ 40. - Năng suất trứng tính đến 40 tuần đẻ đạt 195,41 quả/mái. - Tỷ lệ đẻ trứng giống đạt tỷ lệ cao 79,32 - 91,45% qua 40 tuần đẻ. Năng suất trứng giống trên đàn vịt bố mẹ đạt 171,94 quả/mái/40 tuần đẻ. - Hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn vịt bố mẹ giai đoạn sinh sản (1 - 40 tuần đẻ) đạt 4,31 kg/10 quả trứng và 4,97 kg/10 quả trứng giống. - Khối lượng trứng ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 5%, 30% và ở 38 tuần tuổi lần lượt là 78,25g/quả, 83,46g/quả và 88,78g/quả. - Tỷ lệ trứng có phôi đạt 98,68%, tỷ lệ nở/tổng số trứng có phôi đạt 88,58%, tỷ lệ nở vịt con loại 1/ tổng số vịt con nở ra đạt 85,81%. 5.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt thương phẩm * Trên đàn vịt CV - Super M2 thương phẩm nuôi công nghiệp - Kích thước trung bình chiều dài thân, dài lườn, dài chân, vòng ngực của vịt CV - Super M2 thương phẩm lúc 56 ngày tuổi với con cái lần lượt là 30,22 cm, 16,35 cm, 23,45 cm, 33,40 cm; với vịt đực lần lượt là 34,47 cm, 17,56 cm, 24,45 cm, 36,33 cm. - Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 - 8 tuần tuổi đạt 97,5%. Ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống trên đàn thương phẩm so với trung bình bố mẹ đạt 1,02%. - Khối lượng cơ thể trung bình ở 7 tuần tuổi đạt 2909,99g/con, 8 tuần tuổi đạt 3161,82g/con. Ưu thế lai về khối lượng so với trung bình trung bình bố mẹ là 2,03%. - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 1 - 6 tuần tuổi và đạt cao nhất lúc 6 tuần tuổi là 76,12g/con/ngày rồi giảm dần. Tốc độ sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần tuổi thứ 1 đạt 110,21 % rồi giảm dần ở các tuần tiếp theo. - Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn/ 1kg tăng khối lượng cơ thể tính cả giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi lần lượt là 2,78 kg, 20,031,93 đồng. Ưu thế lai về hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn thương phẩm so với trung bình bố mẹ đạt -0,53%. - Kết quả mổ khảo sát vịt thương phẩm ở 8 tuần tuổi: Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ mỡ bụng với con cái đạt lần lượt là 70,83%, 16,89%, 17,73%, 13,12% và 2,17%; với con đực đạt lần lượt là 70,75%, 17,73%, 13,23% và 1,47%. - Thành phần hoá học thịt vịt thương phẩm ở 8 tuần tuổi, chỉ tiêu về tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng tổng số trên thịt ngực lần lượt đạt 24,30%, 81,05%, 8,09% và 7,8%; thịt đùi đạt 23,92%, 78,67%, 9,03% và 8,00%. - Hiệu quả kinh tế trên đàn vịt CV - Super M2 thương phẩm nuôi công nghiệp đạt 1.383.853 đồng đồng/100 con. * Kết quả theo dõi mô hình sản xuất nuôi vịt CV - Super M2 thương phẩm thả đồng - Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi đạt 96,60%. - Khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi đạt 2.246,21g/con, ở 9 tuần tuổi đạt 2.390,4g. - Hiệu quả sử dụng thức ăn tính cả giai đoạn 1 - 9 tuần tuổi đạt 2,36 kg/ 1 kg tăng khối lượng cơ thể, chi phí thức ăn đạt 13,750 đồng/1kg tăng khối lượng cơ thể. - Hiệu quả kinh tế trên đàn vịt thương phẩm nuôi theo phương thức thả đồng đạt 1.387.797,0 đồng/ 100 con. 5.2 Đề nghị - Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng, khả sinh sản của giống vịt này ở các thế hệ tiếp sau. - Tiếp tục nghiên cứu đưa ra quy trình nuôi dưỡng giống hợp lý đối với giống vịt này trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nhằm nâng cao phẩm chất giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Ân, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Hữu Thới (1982). Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Bầu. Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 8 năm 1982 - Bộ Nông nghiệp, trang 368 – 370. Nguyễn Chí Bảo (1976). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, trang 14 - 19. Brandsch H. và Biil. (1978), “Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm”, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), NXB KH và KT – Hà Nội, trang 129 - 158. Đặng Vũ Bình (1999). Di truyền và chọn giống vật nuôi. Giáo trình cao học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 16 – 25. Lê Sĩ Cương (2001). Nghiên cứu một số đặc tính về tính năng sản xuất của đàn vịt giống ông bà CV. Super M2 tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận Văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Bạch Thị Thanh Dân (1996). Nghiên cứu các yếu tố hình dạng, khối lượng, chất lượng vỏ và chất lượng bên trong của trứng đối với tỷ lệ nở trứng ngan. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 110 – 114. Bạch Thị Thanh Dân (1999). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng ngan bằng phương pháp ấp trứng ngan nhân tạo, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trang 67 - 69. Bùi Hữu Đoàn (2006). Bài giảng chăn nuôi gia cầm, Giáo trình chăn nuôi gia cầm khoa chăn nuôi thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trang 45 - 47. Nguyễn Ngọc Dụng, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2005). Chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất của vịt CV-Super M dòng ông, dòng bà nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. Báo cáo khoa học 2005, Viện Chăn nuôi Quốc gia. Lê Xuân Đồng (1994). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống vịt Cỏ và khả năng nhân thuần hai giống vịt Cỏ màu lông trắng và màu cánh sẻ. Luận án Phó tiến sỹ. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Lê Xuân Đồng, Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Minh và cộng tác viên (1997). Kết quả nghiên cứu chọn lọc nhân thuần hai nhóm giống vịt Cỏ Việt Nam có màu lông trắng, cánh sẻ đạt năng suất cao. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 101 – 118. Lê Xuân Đồng, Nguyễn Thị Minh, Đặng Thị Dung (1998). Một số đặc điểm về khả năng sản xuất của vịt Cỏ màu cánh sẻ. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 146 – 151. Vương Đống (1968). Dinh Dưỡng động vật tập 2 (người dịch: Vương Văn Thể). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, trang 58. H. Decaville, A. Decroutte. Ngan - Vịt. Người dịch: Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận, Mai Phụng (1985). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 122 – 126. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994). Chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 11-12, 15-17, 24-25. Nguyễn Song Hoan, Lương Tất Nhượng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Bạch Yến (1993). Nghiên cứu phát triển giống vịt chuyên trứng Khaki Campbell theo phương pháp chăn thả tại Thanh Hoá. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 104 – 115. Hutt F.B (1978). Di truyền động vật (Người dịch Phan Cự Nhân). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, trang 39 Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh (4/2001). Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jangưcun vàng tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Báo cáo khoa học chăn nuôi 1999 - 2000. Phần chăn nuôi gia cầm. Thành phố Hồ Chí Minh 10 – 12 tháng 4 năm 2001, trang 3 – 11. Khavecman (1972). Sự di truyền năng suất ở gia cầm, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2, johansson chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Trọng dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 31, 34-37, 49, 51, 53, 70, 88. Kushner K.F (1974). Các cơ sở di truyền của sự lựa chọn giống gia cầm. Tạp chí Khoa học và Kỹ Thuật Nông Nghiệp, số 141, phần thông tin khoa học nước ngoài, trang 222 - 227. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Lương Thị Bột (1998). Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV – Super M thế hệ thứ 5. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 117 – 122. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng, Lê Hùng Thắng, Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Hồng Vĩ và cộng tác viên (1999). Nghiên cứu nhân thuần chọn lọc qua 6 thế hệ vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học chăn nuôi Thú y 1998 – 1999 (Huế 28 – 30/6/1999). Phần chăn nuôi gia cầm. Hội đồng Khoa học Ban động vật thú y. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Võ Trọng Hốt, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Ngọc Liên và cộng tác viên (4/2001). Kết quả bước đầu của chọn lọc nhân thuần nhằm nâng cao tính năng sản xuất của vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà ở Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000. Phần chăn nuôi gia cầm, thành phố Hồ Chí Minh, 10 – 12 tháng 4/2001, trang 160 – 167. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của gà Ri”, Kết qủa nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993). Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Lê Viết Ly, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu (1998). Kết quả nghiên cứu một số tính năng sản xuất của nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ qua 6 thế hệ. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1996 – 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 109 – 116. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng gà thuần chủng V1, V3, V5 giống gà cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân (1994). Di truyền chọn giống động vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp. Trần Đình Miên (1977). Chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 169. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng (1996). Chọn lọc, nhân thuần và bảo tồn vịt Cỏ màu cánh sẻ tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 109 – 116. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng (1997). Chọn lọc, nhân thuần và bảo tồn vịt Cỏ màu cánh sẻ tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 110 – 114. Nguyễn Thị Thuý Mỵ. Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc các giống AA, Avian, BE nuôi vụ hè tại Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 1977. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Dương Xuân Tuyển, Đặng Thị Dung và cộng tác viên (1993). Khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt CV – Super M bố mẹ nhập nội trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 51 – 58. Lương Tất Nhợ, Hồ Khắc Oánh, Hoàng Văn Tiệu, Trần Dự (1997). Năng suất sinh sản của vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 66 – 71. Lương Tất Nhợ (1994). Đặc điểm sinh trưởng cho thịt và cho lông của vịt CV – Super M nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó Tiến sỹ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu, Đặng Thị Dung, Lê Xuân Thọ, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng (1997). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của vịt CV – Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 33 – 39. Bùi Thị Oanh (1996). Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng, tỷ lệ protein, lysine, methionine và cystine trong thức ăn hỗn hợp đến năng suất của gà sinh sản hương thịt và gà broiler theo mùa vụ. Luận văn tiến sỹ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, trang 36-37-60-95. Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội. Nguyễn Công Quốc, Dương Xuân Tuyển và cộng tác viên (1993). Nghiên cứu nhân thuần và chọn lọc đàn vịt giống gốc CV – Super M nuôi tại trại vịt VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 26 – 42. Robests (1998). Di truyền động vật ( Phan Xuân Cự dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, trang 242. Schuberth L, Ruhand R (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Người dịch: Nguyễn Chí Bảo). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, trang 486 - 524. Nguyễn Hoà Tao, Tạ An Bình và cộng sự (1984). Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng thịt của gà ri. Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969 - 1984). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà nội. Nguyễn Thiện, Lê Xuân Đồng (1992). Kết quả nghiên cứu và vấn đề phát triển vịt ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia nghiên cứu và phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, 10 – 12/11/1992. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Viện Chăn nuôi, trang 1 – 9. Nguyễn Thiện, Lê Xuân Đồng (1993). Kết quả nghiên cứu và vấn đề phát triển vịt ở Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 5 – 15. Nguyễn Văn Thiện (1995). Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 9 – 16. Phạm Thị Anh Thơ (2007). Theo dõi đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản trên dòng vịt Ông bà CV - Super M2 nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Hải Dương. Luận Văn tốt nghiệp, trang 47 - 68. Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi vịt CV - Super (1996). Công ty Cherry Valley, Vương quốc Anh. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997). Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối. TCVN 2 – 40 – 77. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997). Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối. TCVN 2 – 39 – 77. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977). Thuật ngữ trong công tác giống gia súc, 2 – 77 – 1997, 22/40. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986). Phương pháp xác định vật chất khô, TCVN. 43. 26-86. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986). Phương pháp xác định làm lượng protein tổng số, TCVN. 43. 28 - 86. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986). Phương pháp xác định làm lượng mỡ tổng số, TCVN. 43. 31 - 86. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986). Phương pháp xác định làm lượng khoáng tổng số, TCVN. 43. 31 - 86. Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Đồng, Lương Tất Nhợ, Phạm Văn Trượng, Lê Thanh Hải, Lê Văn Liễn và cộng tác viên (1993). Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần các dòng vịt nội, ngoại và tạo các cặp lai có năng suất cao phù hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 143 – 159. Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Lê Xuân Thọ, Đặng Thị Dung, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân (1993). Kết quả theo dõi tính năng sản xuất của vịt CV – Super M. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 43 – 51. Hoàng Văn Tiệu, Hồ Khắc Oánh, Lương Tất Nhợ, Nguyễn Xuân Lùng (1997). Khảo sát năng suất sinh sản của vịt Khaki Campbell và vịt Cỏ nuôi nhốt tại các huyện ven biển đồng bằng sông Hồng. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 73 – 78. Hoàng Văn Tiệu, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức Trọng, Lê Xuân Thọ và cộng tác viên. Cải tiến các biện pháp quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất của vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 16 – 22. Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Bạch Yến, Nguyễn Song Hoan, Phạm Văn Trượng, Lương Tất Nhợ, Mai Thị Lan, Trần Thanh Vân, Lê Xuân Thọ, Nguyễn Hồng Vỹ, Võ Thành Tiên và cộng tác viên (1997). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Khaki Campbell nuôi tại Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 57 – 64. Bùi Đức Tiến, Nguyễn Hoài Tao và cộng sự (1985). Kết quả nghiên cứu tạo giống gà Rhoderi, trang 47 - 48. Phùng Đức Tiến (2007). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, trang 29 - 35. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đăng Vang (1997). So sánh một số chỉ tiêu năng suất của vịt CV – Super M dòng ông, dòng bà của hai phương thức nuôi khô và ướt. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 47 – 49. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Lê Xuân Thọ, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Lương Thị Bột (1997). Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV – Super M qua 5 thế hệ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 23 – 28. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đăng Vang (1997). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt CV – Super M dòng ông và dòng bà các mùa trong năm. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 44 – 46. Nguyễn Đức Trọng (1998). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt CV – Super M dòng ông và dòng bà ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Thị Ngọc Liên và cộng tác viên (4/2001). Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của giống vịt CV – Super M2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000. Phần chăn nuôi gia cầm Thành phố Hồ Chí Minh 10 – 12 tháng 4/2001, trang 168 - 173. Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Phạm Văn Trượng, Doãn Văn Xuân (1995). Nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất của vịt sinh sản CV – Super M năm đẻ thứ 2. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995. Viện chăn nuôi quốc gia. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 77 – 80. Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Ngọc Thuý (1993). Hiệu quả kinh tế của vịt Super – M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 93 – 97. Phạm Văn Trượng, Đinh Xuân Tùng (1993). Xác định hiệu quả kinh tế của 3 phẩm giống vịt Anh Đào, Lai, Cỏ nuôi lấy thịt ở phương thức nuôi công nghiệp và chăn thả. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 170 – 177. Phạm Văn Trượng, Đinh Xuân Tùng (1993). Một số kết quả bước đầu chăn nuôi vịt lai CV – Super M x lai (Anh Đào x Cỏ).Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 64 – 67. Phạm Văn Trượng (1995). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa vịt CV – Super M với vịt Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp nhập nội. Luận án Phó tiến sỹ. Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam. Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đăng Vang Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Doãn Văn Xuân, Lương Thị Bột, Nguyễn Thị Minh (1997). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa vịt CV – Super M với vịt Anh Đào Hung, Anh Đào Tiệp nhập nội. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 118 – 122. Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Mai Thị Lan (1997). Những kết quả ban đầu nuôi vịt Khaki Campbell ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt (1981 – 1996). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 199 – 200. Dương Xuân Tuyển (1993). Khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt thương phẩm CV – Super M nuôi tại trại vịt VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 58 – 64. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Văn Bắc, Vũ Thị Liễu, Nguyễn Ngọc Huân (1993). Sử dụng thức ăn địa phương (thóc, đầu tôm, còng) nuôi đàn vịt giống CV – Super M tại trại vịt VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 63 – 76. Dương Xuân Tuyển (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất của các dòng vịt ông bà CV – Super M nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam. Trần Thanh Vân (1998). Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Khaki Campbell và vịt lai F1 (Khaki Campbell x Cỏ) nuôi chăn thả tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam. Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Văn Tuyền, Đinh Xuân Tùng, Lương Tất Nhợ và các cộng tác viên (1993). Nghiên cứu một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở của trứng vịt. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi vịt (1988 – 1992). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 124 – 131. Nguyễn Hồng Vỹ, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đăng Vang (1996). Kết quả bước đầu nuôi vịt Khaki Campbell trong vườn. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 87 – 92. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh, Vũ Thị Thảo (1995). Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm về tính năng sản xuất gà Tam Hoàng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 – 1995). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 80 – 92. Trần Công Xuân, Mạc Thị Quý, Nguyễn Hoài Tạo, Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến, Phạm Minh Thu, Nguyễn Thị Khanh (1995). Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp lai hướng trứng trên nền gà Rhode Ri. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 – 1995). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, trang 95 – 105. Nguyễn Thị Bạch Yến (1997). Một số đặc điểm di truyền tính trạng năng suất của vịt Khaki Campbell qua 4 thế hệ nuôi thích nghi theo phương thức chăn thả. Luận án Phó tiến sỹ. Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam. Tiếng nước ngoài Abdelsamic R. E, Farrel D. J (1985). Carcass composition and carcass characteristics of ducks. Duck production – Science and Word Practice Ed – Farrel D. J and Stapleton P. The University of New England, p. 83 – 101. Aggarwal C. K and Dipankar K. (1986). Effect of male, female ratio on fertility on white pekin ducks. Indian Journal of animal production and management, 2(4), p. 193 – 194. Bird R. S (1985). The future of modern duck production, breed and husbandry in south – east ASIA. Duck production science and world practice. The University of New England, p. 229 – 239. Chamber J. R., D. E. Bernon and J. S. Gavora (1984), Synthesis and parameters of new population of meat type chickens, Theor, Appl. Genet., pp 69. Chambers J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Part IV – Poultry breeding and genetic, Edited by R. D. Crawford – Elsevier – Amsterdam – Oxford – Newyork – Tokyo (second edited), pp. 599. Dickerson G. E. (1974), “Evaluation and utilization of breed differences, proceedings of working”, Symposium on breed evaluation and crossing experiments with farm animal, I V O. F.A.O (1996). Selected indicator of Food and Agriculture development in ASIA. Pacific Region 85 – 95, FAO – Bangkok, p. 127. F.A.O (9 – 1997). Watt poultry statistical year book – 1997. Poultry International, volume 36. 8, p. 28. Falconer D. S.(1993), Introduction to quantitative genetics, Third Edition Longman New york, 254- 261. Jowaman Khafarern and Sarote Khajarern (1990). Duck breeding guide. FAO/Khon Koen University training programmes fellows from Viet Nam, Thailand, July 29 to Aug 28. Kschischan M., Wagner A., Knuts U., Pigel H. And Kohler D. (1995). Effects of different fattening methods on Mullards and Pekin duck. Proc., 10th European Symp. On waterfowl. World’s Poultry Science Association. Halle (Seale), Germany, March 26 – 31, p. 62 – 66. Lawas M. V. P, Roxas D. B, Lambio A. L (1999). Laying performance of Philippne Mallard ducks feed diets substituted with fresh azolla. Philippine Society of Animal Science, College Laguna (Philippine). Recent developments in animal production. 1998. Proceedings of the Philippine Society of Animal Science 35th Annual Convention. College Laguna (Philippine). 1998, 338p. Received May 1999. (UPLB – CVM Call no. SF5 P56, 1998), p. 220 – 225. Leeson S., Summers J. D. and Proulx J. (1982). Production and Carcass characteristics of the duck. Poult. Sci, 61, p. 2456 – 2464. Lewcsuk A., Mazanowski A., Bochno R., Janiszewska M. and Wawro K. (1984). The comparison of growth and carcasses of duck from different lines. ABA, 52(10), p.790. Lenner T.M and Asmundsen V.S (1938). Genetics of grơth constans in domectic fowl. Poultry Science 17, p. 286 - 294. Machalex E., Hupsky Z., Dostanova D., Silhavy V., Cibulka J. (1989). Large amounts of yeast Vitex gown on spent sulphite liquor in diets for two consecutive generations of intensively laying ducks Zivocisna – Vyroba. 34 : 11. p. 1005 – 1014; 12 ref. Minkema D. (1974), Purebreeding compared with reciprocal crossbreeding of Dutch L (B) and Dutch Y (A) pigs, 297 – 312. Pingel H. (1989). Genetics of egg production and reproduction in waterfowl. P. 771 – 779. Tai C. (1989). Ultilization and performance of waterfowl in the Republic of China on Taiwan. Extension – Bullitin – ASPAC, Food and Fertilizer Technology Centre, No.291, p. 1 – 9, 13 ref. Uyterwal C.S (2000). Determination of interior quality in the development of the chicken egg. I.P.C. Livestock Barneveld the Netherlands, p.11-13. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- qu¸ch c«ng thä THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT CV - SUPER M2 THẾ HỆ 13 NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU GIA CẦM CẨM BÌNH – HẢI DƯƠNG LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : ch¨n nu«i M· sè : 60.62.40 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: Pgs.TS. nguyÔn thÞ l­¬ng hång Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ ch­a hÒ ®­îc sö dông c«ng bè trong bÊt cø c«ng tr×nh nµo kh¸c. T«i xin cam ®oan mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n Qu¸ch C«ng Thä LỜI CẢM ƠN §Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy, t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n vµ kÝnh träng s©u s¾c tíi PGS,TS. NguyÔn ThÞ L­¬ng Hång - Khoa Ch¨n nu«i - Thuû s¶n tr­êng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi, TS. Phïng §øc Tiªn - Gi¸m ®èc trung t©m nghiªn cøu gia cÇm Thôy Ph­¬ng - viÖn ch¨n nu«i quèc Gia, ViÖn sau §¹i Häc vµ Khoa Ch¨n nu«i thuû s¶n - Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· tËn t×nh h­íng dÉn, gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i trong suèt qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m ®èc vµ tËp thÓ c¸n bé, c«ng nh©n viªn Tr¹m Nghiªn cøu gia cÇm CÈm B×nh. §Æc biÖt lµ Th.S NguyÔn Ngäc Dông - PG§ Trung t©m nghiªn cøu gia cÇm Thuþ Ph­¬ng ®· gióp ®ì, t¹o mäi ®iÒu kiÖn vÒ c¬ së vËt chÊt ®Ó t«i ®­îc tiÕn hµnh thÝ nghiÖm vµ hoµn thµnh luËn v¨n. Nh©n dÞp nµy, t«i xin ®­îc bµy tá lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi c¸c nhµ khoa häc, c¸c thÇy c« gi¸o, gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®· gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i n©ng cao kiÕn thøc, hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! T¸c gi¶ luËn v¨n Qu¸ch C«ng Thä MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục đồ thị viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự TĂ Thức ăn TTTĂ Tiêu tốn thức ăn TĂTN Thức ăn thu nhận HQSDTĂ Hiệu qủa sử dụng thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam SS Sơ sinh SS Sinh sản đ đồng KL Khối lượng VCK Vật chất khô HTX Hợp tác xã DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 3.1: Chế độ dinh dưỡng nuôi vịt bố mẹ. 43 3.2: Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của vịt bố mẹ 43 3.3: Chế độ dinh dưỡng nuôi vịt thương phẩm CV - Super M2 44 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn vịt thương phẩm 44 4.1: Tỷ lệ nuôi sống vịt bố mẹ giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi 52 4.2: Khối lượng cơ thể vịt bố mẹ từ 0 - 24 tuần tuổi 54 4.3: Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi 58 4.4 : Tuổi đẻ của vịt CV - Super M2 bố mẹ 59 4.5: Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt bố mẹ CV - Super M2 62 4.6 : Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng giống 66 4.7: Hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn vịt bố mẹ 68 4.8: Khối lượng trứng tại một số thời điểm khảo sát 69 4.9: Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ vịt con loại 1 71 4.10: Kích thước các chiều đo cơ thể của vịt thương phẩm 73 4.11: Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩm giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi 74 4.12: Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm qua các tuần tuổi 76 4.13: Tốc độ sinh trưởng của đàn vịt thương phẩm 79 4.14: Lượng thức ăn thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể 83 4.15: Kết quả mổ khảo sát vịt CV - Super M2 86 4.16: Thành phần hoá học thịt vịt CV- Super M2 thương phẩm 88 4.17: Hiệu quả kinh tế từ nuôi vịt CV - Super M2 thương phẩm 89 4.18 : Phương thức nuôi vịt thả đồng truyền thống tại Hải Dương 90 4.19: Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩm giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi 90 4.20: Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm qua các tuần tuổi 92 4.21: Lượng thức ăn thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể 94 4.22: Hiệu quả kinh tế trên đàn vịt CV - Super M2 thương phẩm thả đồng 95 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tªn ®å thÞ Trang 4.1: Khối lượng cơ thể vịt bố mẹ giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi 56 4.2: Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt bố mẹ CV - Super M2 62 4.3: Khối lượng cơ thể vịt thương phẩm qua các tuần tuổi 77 4.4: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn vịt thương phẩm 79 4.5: Tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn vịt thương phẩm 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHCN013.doc
Tài liệu liên quan