Tài liệu Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học , sinh thái phát sinh gây hại loài Callosobruchus maculatus F. trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn (2008 - 2009) và biện pháp phòng trừ: ... Ebook Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học , sinh thái phát sinh gây hại loài Callosobruchus maculatus F. trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn (2008 - 2009) và biện pháp phòng trừ
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học , sinh thái phát sinh gây hại loài Callosobruchus maculatus F. trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn (2008 - 2009) và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGUYỄN LÂM GIANG
THµNH PHÇN S¢U MäT, §ÆC §IÓM SINH HäC, SINH TH¸I PH¸T SINH G¢Y H¹I LOµI Callosobruchus maculatus F. TR£N H¹T §ç XANH, §ç T¦¥NG NHËP KHÈU Tõ TRUNG QUèC QUA CöA KHÈU L¹NG S¥N (2008 - 2009) Vµ BIÖN PH¸P PHßNG TRõ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lâm Giang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hà Quang Hùng, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Lạng Sơn, đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khoá học cao học.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Lâm Giang
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu (tại Lạng Sơn - 2009) 24
4.2. Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu (tại Lạng Sơn - 2009) 24
4.3. Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh (tại các kho bảo quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn - 2009) 25
4.4. Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương (tại các kho bảo quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn - 2009) 26
4.5. Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu và trong kho bảo quản (tại Lạng Sơn - 2009) 28
4.6. Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu và trong kho bảo quản (tại Lạng Sơn - 2009) 28
4.7. Kích thước trứng của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) trên các thức ăn khác nhau. 34
4.8. Kích thước pha sâu non cảu mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh, và đỗ tương 36
4.9. Kích thước pha nhộng và trưởng thành của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh và đỗ tương. 39
4.10. Thời gian phát dục các pha của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ xanh. 41
4.11. Thời gian phát dục các pha của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ tương. 42
4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ xanh. 43
4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ tương. 43
4.14. Mức độ gây hại của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) trên các thức ăn khác nhau 45
4.15. Diễn biến mật độ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009) 47
4.16. Diễn biến mật đọ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản (Lạng Sơn 2009) 49
4.17. Diễn biến mật độ của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L và mọt đục hạt Rhizopertha dominica F gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009) 50
4.18. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F), thời gian xông hơi là 3 ngày 55
4.19. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt dậu đỏ Callosobruchus maculatus (F), thời gian xông hơi là 4 ngày 55
4.20. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F), thời gian xông hơi là 5 ngày 56
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Diễn biến mật độ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009) 48
4.2. Diễn biến mật đọ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản (Lạng Sơn 2009) 49
4.3a. Diễn biến mật độ của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009) 51
4.3b. Diễn biến mật độ của mọt đục hạt Rhizopertha dominica F gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009) 51
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ nên các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Sự giao lưu buôn bán với các nước, đặc biệt là Trung Quốc ngày càng phát triển.
Sự giao lưu hàng hoá nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng trên thế giới ngày một tăng, nên sinh vật gây hại thực vật và sản phẩm thực vật xâm nhập vào nước ta là một điều khó tránh khỏi. Trong những sinh vật gây hại làm ảnh hưởng rõ rệt nhất là côn trùng hay sâu mọt gây ra.
Một trong những mặt hàng đựợc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn là hạt đỗ xanh, đỗ tương.
Trong đời sống hàng ngày hạt đỗ xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh …vì đỗ xanh là loại thức ăn nhiều kali ít natri, vị ngọt, không độc, thanh nhiệt mát gan …người thường xuyên ăn đỗ xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp, nó còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp và đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Còn hạt đỗ tương thì được coi là loại thực phẩm quý từ đó chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Đặc biệt phải kể đến việc dùng đỗ tương chế biến thành tương là một cách chế biến tận dụng được giá trị của toàn hạt đỗ tương. Đỗ tương có ít acid béo no và cholesterol tự do vì vậy trong nhiều trường hợp dùng đỗ tương thay cho thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên chúng ta cần khuyến khích sử dụng hạt đỗ xanh, hạt đỗ tương và chế phẩm của chúng đặc biệt là để phòng chống các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Việc sử dụng và bảo quản 2 loại đỗ nói trên để cho chúng không giảm hoặc mất đi giá trị dinh dưỡng thì chúng ta cần phải có biện pháp ngăn ngừa và xử lý các sinh vật gây hại đến hạt chẳng hạn như các loại sâu mọt hại nông sản sau khi thu hoạch. Một số loài vừa sinh sống phá hại trên đồng ruộng vừa sinh sống phá hại trong kho, do vậy các hạt đậu đỗ có thể bị nhiễm sâu mọt ngay từ khi ở trên cây. Ở điều kiện thuận lợi (khi hạt gặp độ ẩm cao, khí hậu và ấm) sâu mọt phát triển mạnh, sinh sản nhanh phá hoại nhiều gây hao hụt trọng lượng và ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt. Các hạt đỗ bị nhễm sâu mọt có mùi hôi, nấu bị sượng, mất khả năng nảy mầm, giảm giá trị hàng hoá và hao hụt nhiều. Khối hạt bị nhiễm sâu mọt sau 3 tháng có thể hao hụt tới trên 50% trọng lượng nếu không thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Sâu mọt hại gây nên những tổn thất lớn về nhiều mặt: tổn thất về số lượng, giảm sút về chất lượng làm hàng hoá không những bị biến chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn gây bệnh cho người và gia súc. Chính vì lẽ đó nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của sâu mọt hại đến chất lượng nông sản và các biện pháp phòng trừ chúng, đặc biệt là đối với hạt làm lương thực.
Những sinh vật gây hại chúng mang tính tiềm ẩn, xuất hiện, gây hại trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Hạt đỗ xanh, đỗ tương bị nhiễm sâu mọt hại do một số yếu tố sau:
- Sâu mọt sinh sống sẵn có trong hạt
- Các hạt đỗ bị nhiễm sâu mọt trong kho bảo quản, quá trình vận chuyển trong lưu thông ...
- Do phương tiện vận chuyển quá trình xuất nhập khẩu đã sẵn có (hầm tàu, sàn xe, bao bì đóng gói ...)
Loài mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) là một trong những thành phần sâu mọt gây hại đáng kể trên các loại hạt đậu đỗ, để góp phần nghiên cứu những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học , sinh thái phát sinh gây hại loài Callosobruchus maculatus F. trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn (2008 - 2009) và biện pháp phòng trừ.”
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần của loài sâu mọt gây hại chính trên mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài dịch hại chính từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài Callosobruchus maculatus (F.) gây hại chính.
- Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của loài Callosobruchus maculatus (F.) trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một số kho bảo quản sau nhập khẩu ở Lạng Sơn.
- Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu mọt hại chính trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu. Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
+ Đặc điểm sinh học, sinh thái, diễn biến mật độ, tình hình gây hại của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) hại đỗ xanh , đỗ tương nhập khẩu.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần sâu mọt trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu tại Lạng Sơn.
+ Bổ sung về đặc điểm hình thái, sinh học của loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Phát hiện kịp thời loài sâu mọt thuộc dịch hại kiểm dịch thực vật.
+ Quản lý dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam nói chung, sâu mọt hại hạt đỗ xanh, đỗ tương nói riêng một cách khoa học góp phần để phục vụ công tác xuất nhập khẩu.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những nghiên cứu nước ngoài
* Côn trùng hại nông sản trong kho:
Lợi ích của côn trùng đem lại cho con người rất lớn, tuy nhiên tác hại của nó cũng là một trong những vấn đề đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt sự tác hại do côn trùng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Côn trùng gây hại kho gắn liền với lợi ích con người và tổn thất do chúng gây ra là rất lớn.
Côn trùng là loại sinh vật luôn gắn liền với cuộc sống của con người, chúng luôn xuất hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống con người, từ sản xuất nông nghiệp cho tới việc bảo quản trong kho. Vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, khi con người bắt đầu phát triển trồng trọt thì cũng là lúc con người phải đương đầu với sự gây hại của côn trùng. Các loài côn trùng đã được con người nghiên cứu từ rất sớm, theo Sachtleben (1947) thống kê được các nhà khoa học đã phất hiện khoảng 750.000 loài côn trùng trên toàn thế giới.
Qua nghiên cứu của tác giả Hall (1963) đã báo cáo cho biết ở các nước Mỹ La Tinh, thiệt hại do côn trùng gây ra đối với mặt hàng ngũ cốc và đậu đỗ là 20-50% sản lượng, còn ở Châu Phi, sự thiệt hại lên đến 30%. Ở các nước Đông Nam Á trong những năm qua đã xảy ra 1 số vụ dịch lớn do côn trùng gây ra đối với hạt ngũ cốc, tổn hại lên tới 50% [24]
Sự giảm trọng lượng được ghi lại qua thời kỳ bảo quản trong kho thường không cung cấp được 1 số lượng chính xác về trọng lượng thật của sản phẩm. Ngoài ra vịêc sản phẩm bảo quản trong kho lại ngấm từ không khí ẩm ướt cần phải lưu ý tới. Một yếu tố khác là thành phần các chất chứa trong bao để tính trọng lượng còn có cả bụi bẩn và côn trùng do đó mức hao hụt về trọng lượng thường lớn hơn thực tế. Ở Kenya, Kockum (1958) đã đánh giá tổn thất trung bình ngô được bảo quản lên đến 9,6% trọng lượng trong 4 tháng, lên tới 23,1% trong 6 tháng [20]
Đánh giá mức độ gây hại do côn trùng gây ra: tác giả Stoian (1966) nhận thấy, ở nhiệt độ 200C sự mất mát trọng lượng của mẫu lúa mỳ đem thí nghiệm đã thay đổi từ 59-78%, nó phụ thuộc vào quần thể ban đầu của 2 hay 3 đôi mọt thóc trong 500g hạt [19]
Haines C.P (2001) và Sidik M. (2001) đã phân chia côn trùng hại kho thành 2 nhóm chính là côn trùng hại nguyên phát và côn trùng hại thứ phát, dựa theo các đặc điểm phân chia thàh 2 nhóm như sau:
Côn trùng gây hại nguyên phát
Côn trùng gây hại thứ phát
Phổ ký chủ
Phổ ký chủ hẹp, ăn hạt nguyên của ngũ cốc và đậu hạt.
Phổ ký chủ rộng bao gồm cả hạt nguyên, bột các sản phẩm thức ăn đã qua chế biến khác.
Sản phẩm bị hại
Thường gây hại cây trồng trước thu hoạch, ngoài đồng. Gây hại từ ngoài đồng vào trong kho và ngược lại.
Thường chỉ gây hại trong kho, rất ít gây hại trước thu hoạch.
Phương thức gây hại
Gây hại vào hạt nguyên theo hình dạng đặc biệt do đó dễ dàng phát hịên thông qua dạng của hạt nguyên bị hại.
Gây hại trên bề mặt.
Một số côn trùng trước đây được coi là những loài phá hoại thứ yếu thì nay trở thành mối hiểm hoạ. Tổ chức FAO đã báo cáo (Anon, 1982) loài mọt đục hạt lớn trước đây tồn tại như một loài gây hại thứ yếu ở Trung Mỹ, Brazil, Colombia và miền Nam nước Mỹ, nhưng gần đây tại Châu Phi, chúng đã gây ra những thảm cảnh cho những kho dự trữ ngô ở Tanzania và các nước Trung Phi khác. Các thông báo chính thức sự thiệt hại lên đến 34% ở các kho chứa ngô và khoảng 70% ở các kho chứa ngũ cốc. [23]
Thành phần côn trùng gây hại sau thu hoạch tại Châu Á cũng phong phú như tại Châu Mỹ và Châu Phi. Có 17 loài côn trùng gây hại, trong đó có 8 loài thuộc họ Bruchidae. Trên động Cove tại Châu Á có 7 loài gây hại, trong đó mới chỉ ghi nhận được 3 loài thuộc họ Bruchidae.
Các loài thuộc họ Bruchidae gây hại trên đậu đỗ ở cả 2 giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tuy nhiên sự gây hại của chúng ở giai đoạn trước thu hoạch là ở mức độ thấp. Prevett (1961) đã ghi nhận ở Nigeria quả đậu dải (Cowpea) ở ngoài đồng có tỷ lệ nhiễm mọt thuộc họ Bruchidae từ 3,1-11%. Phelps và Oosthuizen (1958) cho biết quả đậu mỏ (Picked cowpea) chỉ bị nhiễm mọt C.chinensis 1,9%. [27]
Theo Schmale (2002), điều tra tại Colombia vào thời điểm thu hoạch có đến 90% các mẫu thu thập được bị nhiễm mọt đậu A. obtectus với mật độ trung bình là 16 trưởng thành/1000 hạt. Trên 1 hạt đậu bị nhiễm cao nhất là 13 sâu non [25]
Ở trong kho các loài thuộc họ Bruchidae gây hại khá mạnh trên đậu đỗ bảo quản. Theo Caswell (1961, 1970), C. macalatus gây hại nặng trên đậu dải ở Nigeria. Nếu thu hoạch ngay vào thời điểm đậu chín thì tỷ lệ bị hại là 24% sau 6 tháng bảo quản. Nếu thu hoạch muộn thì tỷ lệ bị hại là 33% sau 9 tháng bảo quản, tỷ lệ bị hại trên đậu dải sẽ lên đến 87%. Năm 1961, 1962 tại Nigeria tỷ lệ đậu bị mất mát trong quá trình bảo quản là 3%. [27]
* Tình hình gây hại của côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho và biện pháp phòng trừ:
Theo Schmale (2002), tại Colombia sau 16 tuần bảo quản, đậu cô ve bị mọt đậu A. obtectus gây mất mát từ 0,5-34%, trung bình là 14%. [25]
Tại một số nước Châu Phi như Uganda, Zambia, Ghana, Nigeria khi điều tra tại hộ nông dân và hộ kinh doanh đậu cho thấy tổn thất đậu bảo quản do nhóm mọt đậu gây ra từ 9-81% (Snelson, 1987). [26]
Theo Wijeratne và Smith (1998) mọt trưởng thành mà không có nguồn thức ăn thích hợp sống rất ngắn ngày, thường không quá 12 ngày theo điều kiện tự nhiên. Trong thời gian này, mọt đậu xanh có thể đẻ khoảng 70 trứng, mọt đậu đỏ lên đến 115 trứng mặc dù nó có thể giảm bớt trong sự hiện diện của hạt giống trứơc đó. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự đẻ trứng của mọt đậu đỏ cao khoảng 30-350C và mọt đậu xanh thấp khoảng 230C nhưng những trứng được đẻ trên bề mặt của hạt đậu bám chắc. (Parret Al. 1996).
Những con sâu non của mọt đậu đỏ và mọt đậu xanh sống trong điều kiện phát triển tối ưu khoảng 320C và độ ẩm 90% phát triển trong thời gian tối thiểu cho mọt đậu đỏ là khoảng 21 ngày, và 22 đến 23 ngày cho mọt đậu xanh. Tại 250C và độ ẩm 75%, tổng thời gian phát triển của mọt đậu đỏ là 36 ngày. (Howe và Currie, 1964).
2.2 Những nghiên cứu trong nước
* Côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho:
Việc điều tra cơ bản côn trùng hại kho là một trong những công tác trọng điểm của ngành BVTV, một số năm gần đây, tình hình nghiên cứu côn trùng hại kho được đẩy mạnh và mở rộng hơn. Những kết quả gần đây chủ yếu tập trung vào việc đánh giá và tìm các biện pháp phòng trừ hữu hiệu, chẳng hạn: các kết quả nghiên cứu sử dụng tia gamma để diệt mọt đậu xanh của Đinh Ngọc Lâm, Bùi Công Hiển và các cộng sự (1985-1987). Sử dụng hợp lý các biện pháp phòng trừ côn trùng hại thóc và ngô bảo quản của Bùi Công Hiển, Phạm Trí Dũng (1986). Sâu hại kho lương thực, thức ăn gia súc và phương pháp phòng trừ của Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1989): tìm hiểu tính kháng thuốc Phosphine của một số dòng mọt hại kho: Sitophilus oryzae L., Tribolium castaneum, Rhizopertha dominica F. ở Hà Nội và Hải Phòng của Ngô Trường Sơn (1993). Sâu hại nông sản trong kho và phòng trừ (Vũ Quốc Trung, 1991). Nhận thức được sự gây hại của côn trùng đối với ngành nông nghiệp, nhất là côn trùng hại kho đối với sản phẩm sau thu hoạch. Chúng ta đã tiến hành điều tra cơ bản về côn trùng hại kho.
Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữ thì ở đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại, nhiều khi chỉ cần vài tuần, vi sinh vật đã phát triển thành quần thể lớn, gây ra những vụ cháy ngầm và tiêu huỷ một phần hoặc toàn bộ hàng hoá bảo quản (Bùi Công Hiển, 1995)[7]. Sự phá hại của côn trùng rất đa dạng, trước hết là giảm phẩm chất hoặc phá huỷ vật chất làm cho vật dự trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Chẳng hạn như mục nát của ngũ cốc dự trữ sẽ làm mất khả năng nảy mầm và chất dinh dưỡng trong hạt. [5]
Kết quả nghiên cứu về các loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam năm 2001-2002 của tác giả Hà Thanh Hương. [10] Ở 3 vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi cho thấy: Ở miền Bắc có 57 loài côn trùng gây hại được tìm thấy trên thóc, gạo, ngô, thức ăn chăn nuôi. Chúng thuộc 4 bộ với 28 họ khác nhau và 2 lớp. Trong đó có 39 loài hại nguyên phát, 10 loài hại thứ phát, 5 loài ăn nấm, 2 loài ăn thịt và 1 loài ve bét.
Kết quả điều tra của Trần Văn Chương và cộng sự (2002) [1] cho thấy thành phần côn trùng trên sắn khô có 21 loài thuộc 2 họ với mật độ mọt bột đỏ, mọt ngô xuất hiện với mật độ rất cao, sau đó là 1 số loài thứ cấp như mọt răng cưa.
Theo Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) [6] phát hiện được mọt bột đỏ trong 51 loài côn trùng hại kho trên 113 mặt hàng xuất nhập khẩu.
* Tình hình gây hại của côn trung hại nông sản bảo quản trong kho và biện pháp phòng trừ chúng.
Việc bảo quản các loại đậu đỗ nói chung, do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém lại chứa nhiều protein và chất béo (2-20%). Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại.
Quá trình phát triển của côn trùng trong kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường xung quanh như thức ăn, độ ẩm của sản phẩm, nhiệt độ sản phẩm.
Thức ăn là một yếu tố sinh thái quan trọng nhất, thức ăn cần thiết để côn trùng tăng kích thước cơ thể, để phát triển các sản phẩm sinh dục của chúng và để bù lại năng lượng bị mất trong hoạt động sống của chúng. Mỗi loại côn trùng ưa chuộng một thức ăn thích hợp, có loại ăn được nhiều sản phẩm, nhưng cũng có loài ăn được một sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1978) về mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.):
* Phân bố và tác hại: Mọt có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Trung Quốc và một số nước nó được xếp vào loại sâu hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật. Nó phá hại đậu đũa nặng nhất, đồng thời nó có thể phá hại được các loại đậu khác. Có những nơi đậu đũa bị thiệt hại tới 50 - 62% khối lượng do mọt đậu đỏ gây nên, vì thế trên phạm vi thế giới nó còn nguy hại hơn cả mọt đậu xanh.
* Đặc điểm hình thái:
- Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5-3,5mm, rộng 1,5-2mm phủ đầy lông nhung màu trắng như hình phiến vây, Râu đầu đốt 4 đến đốt cuối hình răng cưa, ở phần gốc đốt 4 màu vàng nâu, các đốt khác màu đen. Đầu màu đen, phân bố đầy các chấm lõm phủ lông thưa, màu vàng kim, phần gốc chính giữa có một đôi u lồi rất rõ, chia ra đến bên ngoài mép sau. Cánh cứng chiều dài lớn hơn chiều rộng, mỗi cánh cứng thường có 3 vết chấm, một chấm nhỏ ở vai, 2 chấm lớn ở khu giữa.
Con đực: Trên cánh cứng dọc theo mép bên, phần đầu màu đen, các phần khác màu vàng kim, lông nhung chủ yếu là màu vàng kim hình phiến vảy, vệt đen ở phần giữa (nếu có) chỉ giới hạn ở 6 hàng xen kẽ đoạn ngoài.
Con cái: Cánh cứng dọc theo viền mép ngăn cánh và viền mép cạnh ngoài đều màu đen, chính giữa có một sọc ngang màu đen nối hai đường mép lại, long nhung màu vàng kim đến màu trắng, chỗ có vết chấm dày hơn.
- Trứng: dài 0,3-0,5mm, hình bầu dục, một đầu bé một đầu to, màu vàng nhạt không có ánh.
- Sâu non: Khi đẫy sức mình dài đến 4mm, to và cong, màu trắng bóng nhẵn, có chân không phát triển. Đầu dài, hình trứng thường rụt sâu vào ngực trước, phiến trên miệng của trán hoá xương nhiều, mặt sau của trán ở đoạn trước hơi hoá xương mỗi bên trán ở đoạn trước có 2 sợi lông cứng, dài trung bình. Có một đôi mắt nhỏ, râu đầu ngắn.
- Nhộng: Thân dài 3-4mm màu vàng sữa, đầu mầu nâu đen.
* Đặc tính sinh vật học: Mọt chỉ hút lấy nước và chất dịch cây, nếu so với cây không có nước, mọt có thể sống thêm trung bình 10 ngày, đẻ trứng nhiều hơn độ 30%, thời gian trước đẻ trứng ngắn từ 1 giờ đến 10 ngày. Mọt đẻ trứng rải rác trên bề mặt hạt đậu hoặc bên ngoài quả đậu.
Một con cái đẻ nhiều nhất được 196 trứng, ở điều kiện tối thích thời gian trứng nở là 3 ngày, về mùa đông có khi kéo dài tới 37 ngày. Thời gian sâu non dài nhất có thể kéo dài tới 8 tháng. Thời gian sâu non tuổi 1 là 10-15 ngày, tuổi 2 là 18-25 ngày, tuổi 3 là 24-27 ngày và tuổi 4 là 32 ngày, có khi còn dài hơn. Thời gian nhộng là 3-53 ngày.
Mọt chịu ảnh hưởng rất chặt chẽ tới nhiệt độ, trong khi rất ít chịu ảnh hưởng của ẩm độ không khí. Tăng từ 210C hoặc 250C lên 300C thời gian sống của mọt rút ngắn lại, còn độ ẩm thay đổi không làm thay đổi thời gian sống của mọt.
2.3 Tình hình nghiên cứu sâu mọt hại nông sản nhập khẩu vào Việt Nam
Năm 1996 đã có 123 nước tham gia vào các tổ chức thương mại thế gới WTO, các thành viên đã ký kết hiệp định về vệ sinh an toàn thựuc phẩm và kiểm dịch thực vật: Quy định ngăn cấm những loài côn trùng, nấm bệnh, và vi trùng bị lây nhiễm qua các hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. [5]
Các mặt hàng thực vật khi nhập vào nếu có sinh vật gây hại đều phải xử lý bằng biện pháp khử trùng xông hơi bằng thuốc hoá học. Nếu không thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, nếu để sinh vật gây hại còn sống vào trong nước sẽ tạo nên những dịch hại nguy hiểm và gây hại đáng kể cho nền sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước đó.
Việc công bố những loài sinh vật thuộc dịch hại kiểm dịch thực vât là một trong những điều cần thiết đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc diện kiểm dịch thực vật, chính vì vậy các nước đã đề ra những quy định riêng.
Biện pháp kiểm dịch thực vật mang tính nhà nước, được vào pháp lệnh, điều lệ để ngăn chặn sự lây lan của sinh vật gây hại từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Mục đích là ngăn chặn sự lan truyền (truyền vào hoặc truyền ra) của các loài dịch hại (sâu, bệnh, cỏ dại …) nguy hiểm cho cây trồng. Tiêu diệt triệt để bất cứ loài sinh vật gây hại nào xâm nhập vào trong nước.
Tình hình diễn biến của đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam trong những năm qua như sau:
Năm ra quyết định
Tổng số loài
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
1994
63
43
21
9
1998
56
38
10
8
2000
61
46
15
2005
57
45
12
* Biện pháp phòng trừ
Trên các lô hàng nhập khẩu luôn luôn tồn tại một lượng không nhỏ các sinh vật gây hại.
Một trong những xu hướng mới của công tác kiểm dịch thực vật đó là: phải đánh giá được nguy cơ dịch hại trên các lô hàng nhập khẩu, chúng ta phải tìm hiểu được nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng, yêu cầu các nước xuất hàng vào Việt Nam phải cung cấp đầy đủ danh mục dịch hại, các biện pháp xử lý dịch hại, phương pháp chế biến và bảo quản …
Để phòng trừ sinh vật gây hại nói chung và sâu mọt hại kho nói riêng, bên cạnh một loạt các biện pháp bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất và bảo quản. Biện pháp sử dụng hoá chất để phòng trừ sâu mọt gây hại kho, nó đem lại nhiều mặt tích cực, nhưng cũng xuất hiện nhiều mặt không tích cực đó là giảm chất lượng hàng hoá, gây ô nhiễm hàng hoá và cả môi trường, tác hại nhiều cho người sử dụng.
- Từ năm 1998 – 2002, đã phát hiện hơn 40 loài côn trùng, gần 30 loài nấm bệnh , 58 loài cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, virus … Trong đó có dịch hại thuộc diện KDTV của Việt Nam như: Radopholus similis, Ephilis ozyae, Trogoderma granarium, Trogoderma inclusum, Spongospora subterranea, Lolium temulentum, Zabrotes subfasciatus ...[5]
- Đặc biệt năm 2002 toàn ngành đã phát hiện 531 lần dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật, trong đó bệnh ghẻ bột khoai tây phát hiện tới 350 lần, 124 lần phát hiện Trogoderma inclusum, 53 lần phát hiện Trogoderma granarium … Trong những năm qua sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng thực vật nhập khẩu ngày càng tăng, đa dạng về loài đặc biệt là các loài dịch hại thuộc diện kiểm dịch thực vật bị phát hiện gần 900 lần.[5]
Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những dịch hại trên đã được xử lý triệt để tại các cửa khẩu.
2.4 Tình hình nhập khẩu hạt đỗ xanh, đỗ tương và công tác kiểm dịch thực vật
- Hàng hoá thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào nước ta ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại, xuất xứ từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
- Theo thống kê của các Chi cục kiểm dịch thực vật: hàng triệu tấn hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất trong nước, và các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào thay thế những giống cây trồng cũ trong nước.
- Các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta khá lớn, nó cũng tạo điều kiên thuận lợi cho sinh vật gây hại nói chung, sâu hại nói riêng xâm nhập và lây lan.
- Trên hàng nhập khẩu trong những năm vừa qua tình hình sinh vật gây hại tương đối phức tạp, đa dạng như: côn trùng, nấm bệnh, cỏ dại tuyến trùng, virus, vi khuẩn … Hầu hết các lô hàng nông sản đều bị nhiễm sinh vật gây hại nhưng với tính chất và mức độ khác nhau.
3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm, vật liệu và nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng
- Hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn
- Sâu mọt gây hại chính trên hạt đỗ xanh, đỗ tương: Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.)
3.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 01/2009 đến tháng 6/2009.
- Địa điểm: Tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn nơi có lượng hàng hoá tham gia xuất nhập khẩu khá lớn. Kết hợp với việc nghiên cứu thành phần sâu mọt gây hại trên hàng hoá, chúng tôi tiến hành đồng thời điều tra và nghiên cứu thành phần sâu mọt gây hại trong các kho bảo quản sau nhập khẩu tại địa bàn Lạng Sơn.
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn và một số kho bảo quản sau nhập khẩu.
- Dụng cụ thí nghiệm: để nghiên cứu sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương chúng tôi sử dụng một số vật liệu sau:
+ Ống nghiệm, vợt bắt côn trùng, bộ rây côn trùng, hộp petri, các loại hộp nhựa, túi đựng mẫu, kéo, bút lông, bút chì, khay đựng dụng cụ, kính hiển vi, kính lúp, xiên các loại, đồ dùng mở bao, hộp, cốc đong, găng tay …
+ Cân: có độ nhạy ± 1 gam, đồ dùng trộn và chia mẫu.
+ Thức ăn của sâu mọt: Hạt đỗ xanh, đỗ tương.
+ Cồn 700, lọ thuỷ tinh để lưu mẫu, nhãn ghi rõ thời gian …
+ Tiến hành điều tra định kỳ 10 ngày/ lần tại cửa khẩu và các kho có hạt đỗ xanh, đỗ tương (tiến hành xen kẽ giữa cửa khẩu và kho).
+ Thu thập tất cả các pha của sâu mọt gây hại.
+ Các mẫu vật là hạt đỗ xanh đỗ tương bị sâu mọt gây hại.
+ Xử lý và bảo quản mẫu theo đúng quy định của Trung tâm phân tích giám định Kiểm dịch thực vật - Cục Bảo vệ thựuc vật.
+ Tiến hành nuôi sâu theo các công thức trong các hộp nhựa và được đặt trong tủ định ôn (250C, 300C và ẩm độ 70%)
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài Callosobruchus maculatus (F.) gây hại chính.
- Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của loài Callosobruchus maculatus (F.) trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu mọt hại chính trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
- Điều tra thu thập thành phần sâu mọt gây hại được tiến hành theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam, Kiểm dịch thực vật, phương pháp lấy mẫu.
- Thời gian điều tra lấy mẫu: định kỳ 10 ngày/ lần, điều tra thường xuyên trên tất cả các mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương và một số mặt hàng khác.
- Trên các lô hàng cần điều tra thu thập côn trùng gây hại theo: 10 TCN 336-98 QĐ số 91/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 2/7/1998 và 10 TCN 337/2006, 10 TCN 950/2006 (QĐ số 2096 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT).
* Theo 10 TCN 337: 2006. Kiểm dịch thực vật - phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh.
Lô hạt là lô vật thể thuộc diện Kiểm dịch thực vật ở dạng hạt được lưu thông dưới mọi hình thức.
+ Diện quan sát: bao gồm toàn bộ khối lượng hạt, bao bì, đồ chèn lót, kho bãi, phương tiện chuyên chở cũng như các vật thể khác và không gian gián tiếp lô hạt đó.
+ Điểm quan sát: quan sát tổng thể đến chi tiết từ ngoài vào trong diện điều tra.
+ Lấy mẫu: Vừa lấy mẫu vừa quan sát, thu thập côn trùng và hạt cỏ dại, bao gói ghi nhãn và lập biên bản theo quy định tại mục 3 của TCVN 4731-89. Vị trí số lượng các điểm lấy mẫu, cách lấy mẫu và số lượng, khối lượng ban đầu, cách lấy mẫu và khối lượng trung bình của các loại hạt được thực hiện theo quy định tại TCVN 4731-89.
+ Đối với hạt: trộn đều tất cả các mẫu ban đầu, phân tích mẫu theo đường chéo để lấy mẫu trung bình với khối lượng như sau:
Đường kính hạt
Khối lượng mỗi mẫu trung bình
Nhỏ hơn 2mm
50-500 gam
Từ 2-5mm
500-1000 gam
Từ 6-10mm
1000-2000 gam
Từ 11-20mm
2000-2500 gam
Từ 21mm trở._. lên
2500-3000 gam
3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.). gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu
Chúng tôi tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật 1998, 2001 và Cục Bảo vệ thực vật 2002.
- Mức độ phổ biến của loài được tính theo công thức:
Con
Mật độ mọt (con/kg) = ─────────
Đơn vị lấy mẫu
Mức độ phổ biến được chia làm các cấp:
+++: Xuất hiện nhiều (theo TSXH > 50%)
++: Xuất hiện trung bình (theo TSXH 31 - 50%)
+: Xuất hiện ít (theo TSXH 10 - 30%)
-: Xuất hiện rất ít (theo TSXH < 10%)
Tổng số mỗi loài
- Tỷ lệ thành phần các loài (%) = ────────────────
Tổng số các loài thu được
Quan sát, mô tả, đo đếm kích thước từng pha phát triển của các cá thể nghiên cứu (N=30), đơn vị đo là mm.
Pha trứng: đo chiều dài, chiều rộng
Pha sâu non: đo chiều dài và độ rộng đầu
Pha nhộng và pha trưởng thành: đo chiều dài và phần rộng nhất cơ thể
- Kích thước trung bình được tính theo công thức:
Trong đó: Xi: là giá trị kích thưứoc thứu i
N: là số cá thể theo dõi
3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt Callosobruchus maculatus (F.) chúng tôi tiến hành theo phương pháp nhân nuôi của Viện BVTV 2001, Cục BVTV 2002; 2006
- Thời gian phát dục:
Bố trí thí nghiện theo phương pháp nuôi cá thể với số lượng cá thể N=30, trên các loại thức ăn thích hợp nhất, với điều kiện nhiệt độ cố định trong tủ định ôn, ẩm độ không khí được duy trì tương đối ở 70%.
Theo dõi thời gian phát dục cá thể mọt theo từng giai đoạn (trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành).
Thời gian phát dục trung bình của cá thể tính theo công thức:
Trong đó: Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i
X: thời gian phát dục của từng giai đoạn
ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N: số cá thể theo dõi
Tính sai số theo công thức:
Trong đó: t: tra bảng Student-Fisher với độ tin cậy P= 0.9 và độ tự do v = n-1
N: số cá thể theo dõi
δ: độ lệch chuẩn, được tính theo công thức:
- Khả năng sinh sản: bố trí thí nghiệm mỗi hộp nuôi một cặp trưởng thành mới vũ hoá (N= 30 cặp nuôi) theo dõi:
+ Khả năng đẻ trứng trung bình của mỗi con cái (trứng/con cái)
Tổng số trứng đẻ (quả)
Trứng/con cái = ─────────────── (quả/con)
Tổng số con cái (con)
+ Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái (số trứng/ngày)
Tổng số trứng đẻ (quả)
Số trứng/ngày = ──────────────── (quả/con/ngày)
Tổng thời gian đẻ (ngày)
+ Tỷ lệ trứng nở:
Tổng số trứng nở (quả)
Tỷ lệ trứng nở (%) = ──────────────── × 100
Tổng số trứng đẻ (quả)
- Đánh giá mức độ gây hại: Mức độ gây hại của số lượng mọt nhất định trên một lượng thức ăn, lấy 3 loại thức ăn có khối lượng như nhau (hạt đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đũa)
3.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến thời gian phát dục, khả năng đẻ và tỷ lệ trứng nở ở các công thức: tiến hành nuôi theo phương pháp nuôi cá thể, bằng loại thức ăn thích hợp nhất, nhiệt độ nuôi đặt cố định trong tủ định ôn theo các công thức:
+ Công thức 1: nhiệt độ 250C (ẩm độ trung bình 70%)
+ Công thức 2: nhiệt độ 300C (ẩm độ trung bình 70%)
3.2.5 Phương pháp lưu và giữ mẫu.
- Lưu giữ mẫu sâu mọt ướt: ngay sau khi thu thập được mẫu sâu mọt trong các lần điều tra, mẫu được lựa chọn và cho vào lọ thuỷ tinh có lắp đậy (chứa cồn 700 và lưu giữu ở nhiệt độ 5 - 100C)
- Lưu giữ mẫu sâu mọt khô: cần có tủ định ôn, các khay dùng để sấy mọt, các lọ đựng.
- Lưu giữ mẫu sâu mọt bằng bản lam: vật liệu cần có lam lõm, lam phẳng, Glycerine, Bom Canada, Glove oil.
Phân tích, định loại sâu mọt theo tài liệu của các tác giả Corbet, AS.and Tams W.H.T (1943) [21]; Dobie, P.Haines, C.P (1985) [22]; Bùi Công Hiển (1995) [16]; khoá phân loại côn trùng hại kho của Vũ Quốc Trung, và tài liệu phân loại sâu mọt hại kho của Trung tâm giám định KDTV - Cục Bảo vệ thực vật [3]
3.2.6 Thử nghiệm biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm
Thử nghiệm hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên) đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.).
- Địa điểm: Phòng kỹ thuật - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Lạng Sơn
- Thuốc thí nghiệm: Phosphine (Quickphos 56% dạng viên)
- Côn trùng thí nghiệm: Trưởng thành loài
- Số lượng côn trùng thí nghiệm: 100 trưởng thành/công thức/lần nhắc lại.
Côn trùng thí nghiệm được đặt trong các lọ nhựa chứa thức ăn, lọ có đường kính 15cm, cao 12cm, nắp lưới, xung quanh miệng lọ được bôi một lớp Fluon để ngăn không cho côn trùng bò lên trên, mỗi lọ chứa 0,5kg hạt đỗ.
- Công thức thí nghiệm: có các công thức: 1gam PH3/m3, 2gam PH3/m3, 3gam PH3/m3, với thời gian xông hơi là 3,4,5 ngày.
Công thức thử nghiệm hiệu lực của thuốc đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) trong phòng thí nghiệm được bố trí như sau:
Công thức, liều lượng
Thời gian xông hơi
Nhiệt độ
3 ngày
4 ngày
5 ngày
Sau xử lý
Sau xử lý
Sau xử lý
ngay sau xử lý
7 ngày
10 ngày
ngay sau xử lý
7 ngày
10 ngày
ngay sau xử lý
7 ngày
10 ngày
1gam PH3/m3
Nhiệt độ trong phòng 22-300C
2gam PH3/m3
3gam PH3/m3
Đối chứng
Mỗi công thức được nhắc lại 3 lần.
- Các lọ côn trùng thí nghiệm được đặt vào thùng (chamber) theo đúng nồng độ yêu cầu. Có ống dẫn thuốc và làm kín hoàn toàn, quạt đảo khí trong các chamber được tắt sau khi hoàn thành bơm thuốc được 5 phút.
- Đối với Quickphos 56% dạng viên được giải đều trên mặt
Sau khi kết thúc thời gian xông hơi, tiến hành mở chamber khử trùng để thông thoáng, sau khi thông thoáng 30 phút lấy các lọ có chứa côn trùng thí nghiệm ra và kiểm tra số lượng côn trùng sống trong các lọ.
- Thí nghiệm trong phòng: đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu mọt chính gây hại trên hạt đỗ nhập khẩu bằng thốc khử trùng xông hơi.
Hiệu lực của thuốc được tính toán theo công thức Abbott:
(Ca - Ta)
H(%) = ────── × 100
Ca
Trong đó: H(%): là hiệu lực của thốc tính theo phần trăm
Ca: là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức đối chứng sau xử lý
Ta: là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức sau thí nghiệm
Số liệu được tính toán và xử lý theo chương trình Microsolf excel và thống kê sinh học bằng IRISTART.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu
4.1.1 Thành phần côn trùng hại hạt đỗ xanh đỗ tương nhập khẩu và bảo quản trong kho
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thường bị nhiều loài sâu mọt gây hại, mỗi loại hàng hóa có thành phần sâu mọt khác nhau và mức độ gây hại khác nhau và mỗi loài mọt hại không chỉ gây hại trên một loại hàng hóa mà chúng có thể gây hại trên nhiều loại hàng hóa khác nhau. Để tìm hiểu về vấn đề này làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ sâu mọt hại có hiệu quả ta cần thu thập, phân loại và giám định tên sâu mọt hại trên các loại hàng hóa.
Thực hiện điều tra và nghiên cứu thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu, điều tra thực hiện theo quy định kiểm dịch thực vật, đó là tiêu chuẩn quy trình của nghành ban hành.
Qua trình điều tra tại cửa khẩu nhập hạt đỗ tương, đỗ xanh chúng tôi tiến hành theo đúng quy trình kiểm dịch thực vật. Thành phần côn trùng gây hại qua điều tra kết quả thu được côn trùng hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu được thể hiện qua bảng bảng 4.1 và 4.2, song song với việc tiến hành kiểm tra côn trùng gây hại trên các lô hàng đậu đỗ nhập khẩu chúng tôi thực hiện công tác điều tra kiểm tra các kho bảo quản đậu đỗ kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.3 và 4.4.
Bảng 4.1: Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu (tại Lạng Sơn ,2009)
Stt
Tên sâu mọt hại
Bộ/Họ
Mức độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
1
Mọt đục hạt
Rhizopertha dominica F.
Bostrichidae
++
2
Mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L.
Bruchidae
+++
3
Mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus F.
Bruchidae
+++
4
Mọt đậu nành
Acanthoscelides obtectus S.
Bruchidae
+
5
Mọt râu dài
Cryptolestes sp.
Curcujidae
+
Chú ý: +++: Xuất hiện nhiều (theo TSXH > 50%)
++: Xuất hiện trung bình (theo TSXH 31 - 50%)
+: Xuất hiện ít (theo TSXH 10 - 30%)
- : Xuất hiện rất ít (theo TSXH < 10%)
Bảng 4.2: Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu (tại Lạng Sơn ,2009)
Stt
Tên sâu mọt hại
Họ
Mức độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
1
Mọt đục hạt
Rhizopertha dominica F.
Bostrichidae
++
2
Mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L.
Bruchidae
++
3
Mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus F.
Bruchidae
+++
4
Mọt đậu nành
Acanthoscelides obtectus S.
Bruchidae
+
5
Mọt râu dài
Cryptolestes sp.
Curcujidae
+
II
Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
6
Ngài gạo
Corcyra cephalonica S.
Pyralidae
-
Chú ý: +++: Xuất hiện nhiều (theo TSXH > 50%)
++: Xuất hiện trung bình (theo TSXH 31 - 50%)
+: Xuất hiện ít (theo TSXH 10 - 30%)
-: Xuất hiện rất ít (theo TSXH < 10%)
Bảng 4.3: Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh (tại các kho bảo quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn ,2009)
Stt
Tên sâu mọt hại
Bộ/Họ
Mức độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
1
Mọt đục hạt
Rhizopertha dominica F.
Bostrichidae
++
2
Mọt thóc lớn
Tenebroides mauritanicus L.
Trogossitidae
+
3
Mọt gạo
Sitophilus oryzae L.
Curculionidae
++
4
Mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L.
Bruchidae
+++
5
Mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus F.
Bruchidae
+++
6
Mọt đậu nành
Acanthoscelides obtectus S.
Bruchidae
+
7
Mọt thò đuôi
Carpophilus hemipteus L.
Nitidulidae
+
8
Mọt gạo dẹt
Ahasverus advena W.
Slivanidae
++
9
Mọt răng cưa
Oryzaephilus surinamensis L.
Slivanidae
-
10
Mọt thóc TL
Lophocateres pusillus K.
Trogossitidae
++
II
Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
11
Ngài thóc
Sitotroga cerealella O.
Gelechiidae
-
Chú ý: +++: Xuất hiện nhiều (theo TSXH > 50%)
++: Xuất hiện trung bình (theo TSXH 31 - 50%)
+: Xuất hiện ít (theo TSXH 10 - 30%)
-: Xuất hiện rất ít (theo TSXH < 10%)
Bảng 4.4: Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương (tại các kho bảo quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn ,2009)
Stt
Tên sâu mọt hại
Họ
Mức độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
1
Mọt đục hạt
Rhizopertha dominica F.
Bostrichidae
++
2
Mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus F.
Bruchidae
+++
3
Mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L.
Bruchidae
+++
4
Mọt đậu nành
Acanthoscelides obtectus S.
Bruchidae
+
5
Mọt gạo
Sitophilus oryzae L.
Curculionidae
++
6
Mọt thóc đỏ
Tribolium castaneum H.
Tenebrionidae
+
7
Mọt cà phê
Araecerus fasciculatus D.
Anthribiidae
++
8
Mọt thò đuôi
Carpophilus hemipteus L.
Nitidulidae
+
9
Mọt thóc lớn
Tenebroides mauritanicus L.
Trogossitidae
++
10
Mọt răng cưa
Oryzaephilus surinamensis L.
Slivanidae
-
11
Mọt gạo dẹt
Ahasverus advena W.
Slivanidae
-
II
Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
12
Ngài gạo
Corcyra cephalonica S.
Pyralidae
+
Chú ý: +++: Xuất hiện nhiều (theo TSXH > 50%)
++: Xuất hiện trung bình (theo TSXH 31 - 50%)
+: Xuất hiện ít (theo TSXH 10 - 30%)
: Xuất hiện rất ít (theo TSXH < 10%)
Qua kết quả trên cho chúng ta thấy thành phần sâu mọt gây hại trên đỗ xanh nhập khẩu tổng số là 5 loài thuộc 3 họ và 1 bộ là bộ cánh cứng. Trên hạt đỗ tương nhập khẩu tổng số là 6 loài thuộc 4 họ và 2 bộ là bộ cánh cứng và bộ cánh nửa. Còn trên hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản thì thành phần sâu mọt gây hại nhiều hơn, trên hạt đỗ xanh tổng số là 11 loài thuộc 7 họ và 2 bộ là bọ cánh cứng và bộ cánh nửa, trên hạt đỗ tương tổng số là 12 loài thuộc 9 họ và 2 bộ là bọ cánh cứng và bộ cánh nửa.
Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương có sự khác nhau, so với cùng một loại hạt, trên hàng hóa thành phần côn trùng gây hại ít hơn so vơi thành phần côn trùng gây hại trong kho.
Hạt đỗ tương có thành phần sâu mọt gây hại nhiều hơn so vơi hạt đỗ xanh, nhưng mức độ biến động không khác nhau nhiều. Trong thành phần sâu mọt gây hại thuộc nhóm nguyên phát, mặt khác dựa vào các đặc điểm gây hại của sâu mọt, tần xuất xuất hiện chúng tôi đưa ra kết luận được thành phần gây hại chính trên hạt đỗ xanh, đỗ tương là:
Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F. có mức độ phổ biến là xuất hiện nhiều.
Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. có mức độ phổ biến là trung bình.
Mọt đục hạt Rhizopertha dominica F có mức độ phổ biến là trung bình.
Mọt đậu nành Acanthoscelides obtectus S. có mức độ phổ biến là rất ít.
Qua bảng 4.3 và 4.4 thành phần côn trùng gây hại trong kho bảo quản nhiều hơn so với trên hàng hóa, theo đánh giá của chúng tôi đó là do:
+ Côn trùng sẵn có trên hàng hóa
+ Trong các kho đã tồn tại một số lượng lớn các loài côn trùng gây hại.
+ Vì có nguồn thức ăn mới côn trùng từ nhiều nơi khác đến tìm ăn.
Thông qua kết quả điều tra thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương chúng tôi tìm hiểu về sự biến động thành phần loài sâu mọt trên hàng hóa và cả trong kho bảo quản, kết quả chúng tôi thu được:
Bảng 4.5: Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu và trong kho bảo quản (tại Lạng Sơn ,2009)
Bộ
Hạt đỗ xanh nhập khẩu
Hạt đỗ xanh bảo quản trong kho
Họ
Giống
Loài
Họ
Giống
Loài
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
Coleoptera
3
100
5
100
5
100
8
88,9
10
90,9
10
90,9
Lepidoptera
0
0
0
0
0
0
1
11,1
1
9,1
1
9,1
Tổng số
3
100
5
100
5
100
9
100
11
100
11
100
Bảng 4.6: Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu và trong kho bảo quản (tại Lạng Sơn ,2009)
Bộ
Hạt đỗ tương nhập khẩu
Hạt đỗ tương bảo quản trong kho
Họ
Giống
Loài
Họ
Giống
Loài
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
Coleoptera
3
75
5
83,3
5
83,3
8
88,9
11
91,7
11
91,7
Lepidoptera
1
25
1
16,7
1
16,7
1
11,1
1
8,3
1
8,3
Tổng số
4
100
6
100
6
100
9
100
12
100
12
100
Qua bảng 4.5 và 4.6 trên hàng hóa số loài côn trùng gây hại ít hơn so với số loài gây hại trong kho bảo quản. Thành phần loài côn trùng gây hại hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản nhiều và biến động hơn trên hàng hóa.
4.1.2 Đặc điểm hình thái của các loài sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu
4.1.2.1 Đặc điển hành thái của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.
Họ: Bruchidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành con đực dài 2,5mm, con cái dài 3mm, hình bầu dục màu nâu đỏ có lông. Râu 11 đốt râu mọt đực hình răng lược, râu mọt cái hình răng cưa. Mảnh lưng ngực hình chóp, bờ trước hẹp, bờ sau rất rộng chính giữa bờ sau có hai đốm lông trắng hình hạt đậu nổi lên. Cánh cứng không che hết bụng đặc biệt với con cái chưa đẻ trứng, cánh cứng màu nâu đỏ có đốm đen và đốm trắng xen kẽ, giữa các cánh cứng có một đường vân chạy thẳng.
Sâu non: màu trắng ngà, mập công hình chữ C, có 3 đôi chân ngực rất ngắn.
Đặc điểm sinh học: Mọt trưởng thành không ăn sống được nửa tháng, đẻ xong thì chết. Trứng được đẻ trên bề mặt hạt, trên quả đậu ngoài đồng, sâu non nở ra chui ngay vào hạt phát triển trong đó, trưởng thành vũ hóa, bật nắp chui ra. Điều kiện thích hợp là nhiệt độ 30 - 320C, ẩm độ 90%.
4.1.2.2 Đặc điểm hình thái của mọt đậu nành Acanthoscelides obtectus S.
Họ: Bruchidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành 2-3mm hình bầu dục dài màu nâu đục, bụng màu vàng đỏ, toàn thân phủ lông mịn màu vàng tối, râu 11 đốt ngắn và nhỏ, hình chuối hạt, từ đốt 1 đến đốt 4 và đốt cuối cung màu vàng còn lại màu nâu đậm đến nâu đen. Đùi chân sau phát triển, cuối đùi ở mặt bụng có một gai dài, tiếp theo có 2 gai nhỏ.
Sâu non: đẫy sức dài 4mm cong hình chữ C, màu trắng đầu màu nâu.
Đặc điểm sinh học: Mọt trưởng thành không ăn, đẻ trứng trên mặt hạt đỗ, sâu non nở ra chui ngay vào hạt, sâu non và nhộng phát triển trong hạt, trưởng thành mới vũ hóa bật nắp chui ra để lại hạt rỗng. Một năm có 4-5 lứa, lứa đẻ trong tháng 7-8 cả vòng đời là 19-28 ngày, lứa đẻ tháng 1-5 vòng đời là 98-113 ngày, lứa đẻ thàng 12-5 năm sau vòng đời là 120-125 ngày, mọt trưởng thành chỉ sống từ 13-15 ngày.
4.1.2.3 Đặc điểm hình thái của mọt đục hạt Rhizopertha dominica F.
Họ: Bostrychidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố: trên toàn thế giới, đặc biệt vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành dài 2,5-3 mm, màu đen nâu, hình ống, chiều dài gấp 3 lấn chiều rộng. Mảnh lưng ngực trước: bờ trước cong, ngoài rìa có nhiều răng cưa nhỏ, trên mặt nổi lên xếp thành vòng cung như mái ngói. Đầu rụt về phía trước, râu hình lá lợp 11 đốt, 3 đốt đầu hình tam giác, ngực trước có nhiều gai, cánh cứng có nhiều điểm lõm, mút cánh tròn, mọt trưởng thành bay rất khoẻ.
Sâu non: màu vàng nhạt, đầu màu nâu, có 3 đôi chân ngực.
Đặc điểm sinh học: Sâu non và nhộng phát triển trong hạt, trưởng thành chui ra để lại hạt rỗng, mọt bay khỏe chịu đựng được trong môi trường khô (thủy phần hạt 9%)
4.1.2.4 Đặc điểm hình thái của mọt gạo Sitophilus oryzae L.
Mọt gạo hầu như có mặt trên rất nhiều hàng nông sản như lương thực, nguyên liệu … tuy nhiên chúng không phải là laòi gây hại chính trên hạt đậu đỗ.
Họ: Curculionidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành: dài 3-4mm, rộng 1-1,3mm. Toàn thân màu nâu xám đen, đầu kéo dài thành vòi, râu đầu 8 đốt. Trên lưng ngực có nhiều điểm lõm hình tròn, trên cánh cứng có đường dọc lõm và co điểm tròn, trên lưng cánh cứng gần đầu và gốc cánh có bốn đốm vàng, ở dưới cánh cứng có cánh màng phát triển, con đực có vòi ngắn và to hơn con cái, trưởng thành mọt bay khoẻ.
4.1.2.5 Đặc điểm hình thái của mọt thò đuôi Carpophilus dimidiatus F.
Họ: Nitinulidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành dài khoảng 3- 3,5mm, cơ thể màu nâu đến nâu đen, râu hình chuỳ 11 đốt, đốt râu thư 2 dài hơn đốt râu thứ 3, lúc đứng không bay co 2 đốt bụng thò ra ngoài, vai cánh có màu hơi đỏ.
4.1.2.6 Đặc điểm hình thái của mọt thóc lớn Tenebroides mauritanicus L
Họ: Ostomidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành dài khoảng 6-8mm là một trong những loài mọt hại kho có kích thước lớn nhất, thân hình bầu dục, dài hơi dẹt bóng láng, trên lưng có màu nâu đỏ.
4.1.2.7 Đặc điểm hình thái của mọt cà phê Araecerus fasciculatus D.
Họ: Anthribiidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành cơ thể hình bầu dục gần tròn, dài khoảng 4-4,5mm, màu nâu đát xen lẫn với vệt nâu sáng trên lưng ngực và cánh cứng có nhiều đốm lông màu trắng. Trưởng thành bay khoẻ hại các loại hạt, quả khô . Chân dài và mảnh, râu nhỏ và dài, 3 đốt ngoài màu đen to hơn không thành chuỳ.
4.1.2.8 Đặc điểm hình thái của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum H.
Họ: Tenebrionidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành dài 3-4mm, rộng 1,3-1,5mm hình bầu dục dài, có mầu nâu đỏ đến nâu đậm. Đầu và mảnh lưng ngực trước tương đối vuông và hơi rộng bẹp. Mắt kép có màu đen to, cánh có các đường chấm nhỏ tròn chạy dọc cánh, cổ cũng có những chấm nhỏ sắp xếp lộn xộn. Râu đầu 11 đốt dạng hình chuỳ 3 đốt cuối cùng phình to rõ ràng. Con đực ở đốt đùi chân trước có một hốc nông hình trứng, ở 1/4 phần gốc phía mặt bụng và bên trong có nhiều lông vàng dựng đứng. Con cái không có hốc và lông.
4.1.2.9 Đặc điểm hình thái của mọt gạo dẹt Ahasverus advena W.
Họ: Silvanidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành cơ thể nhỏ bé, hình bầu dục nhỏ dài kích thước 2-2,5mm . Toàn thân có màu nâu đỏ nhạt bóng, đầu hình tam giác hơi phình về phía đuôi, màu nâu. Mép ngoài gốc vai (đốt ngực) có u lồi hơi tròn. Râu đầu 11 đốt, 3 đốt cuối phình to. Cánh cứng có các chấm lõm, có các răng cưa nhỏ và tù. Chân phát triển hoạt động nhanh nhẹn.
4.1.2.10 Đặc điểm hình thái của mọt thóc thái lan Lophocateres pusilus
Họ: Ostomidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Mọt trưởng thành dài 2,7-3mm, rộng 1-1,3mm thân hình bầu dục nhỏ bẹt, màu nâu rỉ sắt rải rác có lông nhỏ màu vàng nâu. Râu hình rùi trống có 11 đốt, đốt 1 phình to. Mỗi cánh cứng có 7 đường sống tròn, giữa sống tròn có hai hàng chấm lõm sâu và dày. Hoạt động chậm, hay bám vào hạt, thích sống tập trung. Mọt không phá hoại hạt nguyên nó là loại mọt phá hoại thời kỳ sau, chỉ phá các hạt vỡ.
4.1.2.11 Đặc điểm hình thái của mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis L.
Họ: Sivanidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Trưởng thành: Thân dài 2,5 - 3,5 mm, dài và dẹt màu từ nâu đục đến nâu thẫm, Đầu gần giống hình tam giác, mắt màu đen nhỏ, râu hình chuỳ có 11 đốt 3 đốt cuối to và mập có dạng hình que. Ngực trước gần giống hình trứng, ở giữa cao lên có 3 đường dọc. Trên cánh cứng có 10 đường chạy dọc, có nhiều lông nhỏ màu vàng nâu. Con đực ở đốt đùi mép trong có mọc một gai nhỏ.
4.1.2.12 Đặc điểm hình thái của mọt râu dài Cryptolestes sp.
Họ: Curcujidae
Bộ: Coleoptera
Đặc điểm hình thái: Thân dài 2mm, dài và dẹt, dài gấp 3,5 lần rộng, màu nâu sẫm có nhiều lông nhỏ màu vàng trắng.Đầu gần giống hình tam giác, râu con đực hình sợi dài nhỏ có 11 đốt, râu con cái hình tràng hạt có 11 đốt. Độ dài của râu con đực bằng 2/3 độ dài của thân, râu con cái bàng 1/3 độ dài của thân. Ngực trước thành hình thang, mép ngực trước rộng hơn mép ngực sau. Gốc của mép ngực sau gần thành góc vuông. Hai bên ngực ở gần mép có hai đường chạy thẳng, nổi lên trông rất rõ. Độ dài của cánh cứng gấp 1/5 độ rộng, trên mỗi cánh cứng có 5-6 đường chạy dọc.
4.1.2.13 Đặc điểm hình thái của ngài thóc Sitotroga cerealella O.
Họ: Gelechiidae
Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái: Ngài sải cánh rộng 16-16,3mm, chiều dài 8-9mm, cánh trước màu vàng đất sét, cánh sau màu xám, các cạnh sau của cánh trưứoc cánh sau có các tua dài.
4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
Trên mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, qua điều tra và nghiên cứu chúng tôi thấy sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương có 4 loài gây hại thuộc nhóm gây hại nguyên phát đó là: Mọt đậu đỏ, mọt đậu xanh, mọt đậu nành, và mọt đục hạt.
Mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) là một trong những thành phần gây hại chính trên hạt đậu đỗ nói chung, đặc biệt sự gây hại của chúng trên hạt đỗ xanh và đỗ tương.
Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.).
Việc nghiên cứu đó chúng tôi tiến hành tại phòng kỹ thuật - Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 Lạng Sơn. Để đánh giá mức độ phát triển các pha, tiến hành nhân nuôi trên 3 loại thức ăn: hạt đỗ xanh, đỗ tương và đỗ đũa tại thang nhiệt độ 250C và 300C cùng một độ ẩm 70%.
Hạt đỗ được sử lý trước khi đem làm thức ăn cho mọt, loại bỏ các tạp chất, sử dụng các lọ nhựa (số lượng 20 lọ đối với lượng thức ăn có khối lượng như nhau, thả vào trong mỗi lọ 10 cặp mọt đã trưởng thành).
Chúng tôi tiến hành nhân nuôi mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) trong phòng thí nghiệm, bố trí thí nghiệm được tiến hành như sau: Gồm 20 lọ nhựa trong chứa một lượng thức ăn là 100 gam là hạt đỗ xanh, đỗ tương và đỗ đũa. Toàn bộ thí nghiệm được bố trí ở 2 thang nhiệt độ khác nhau 250C và 300C trên cùng một ẩm độ 70% (trong tủ định ôn).
Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau:
4.3.1 Pha trứng
Bảng 4.7: Kích thước trứng của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) trên các thức ăn khác nhau.
Thức ăn
Kích thước trung bình (mm)
Nhiệt độ 250C
Nhiệt độ 300C
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều dài
Chiều rộng
Hạt đỗ xanh
0,34 ± 0,0065
0,22 ± 0,0073
0,45 ± 0,0086
0,25 ± 0,0139
Hạt đỗ tương
0,34 ± 0,0106
0,23 ± 0,0082
0,44 ± 0,0082
0,26 ± 0,0114
Hạt đỗ đũa
0,36 ± 0,0091
0,23 ± 0,0076
0,46 ± 0,0092
0,27 ± 0,0105
Kết quả ở bàng 4.7 chúng tôi thấy kích thước của trứng thu trên thức ăn là hạt đỗ đũa có kích thuớc nhỉnh hơn so với trên thức ăn là hạt đỗ xanh, đỗ tương, nhưng sự sai khác về kích thước trên 3 loại thức ăn không khác nhau nhiều.
ở nhiệt độ 250C kích thước trung bình ( mm )của trứng nuôi trên hạt đỗ xanh là chiều dài 0,34 ± 0,0065; chiều rộng 0,22 ± 0,0073; trên hạt đỗ tương là chiều dài 0,34 ± 0,0106; 0,23 ± 0,0082; trên hạt đỗ đũa là chiều dài 0,36 ± 0,0091; chiều rộng là 0,23 ± 0,0076. ở nhiệt độ 300C kích thước trung bình ( mm )của trứng nuôi trên hạt đỗ xanh là chiều dài 0,45 ± 0,0086; chiều rộng 0,25 ± 0,0139; trên hạt đỗ tương là chiều dài 0,44 ± 0,0082; 0,26 ± 0,0114; trên hạt đỗ đũa là chiều dài 0,46 ± 0,0092; chiều rộng là 0,27 ± 0,0105.
Trứng có kích tước trung bình dài khoảng từ 0,34 đến 0,46 mm, chiều rộng khoảng từ 0,2 đến 0,3 mm hình bầu dục, bề mặt mịn và phẳng, màu vàng nhạt.
Kết quả hoàn toàn phù hợp với tài kiệu của Vũ Quốc Trung [17]
Sau khi tiến hành đo kích thước của pha trứng, chúng tôi tiến hành tiếp tục theo dõi tiếp một thời gian, tiến hành đo kích thước các pha phát dục tiếp theo của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.).
4.3.2 Pha sâu non
Sâu non của mọt đậu đỏ khi đấy sức mình dài khoảng 4mm to và cong, màu trắng, chân không phát triển nhìn tưởng không có chân, đầu dài hình trứng. Đối với mọt đậu đỏ pha sâu non ăn rất khoẻ còn ở pha trưởng thành hậu như không ăn, chúng chỉ thực hiện giao phối và đẻ trứng. Sâu non có 4 tuổi, kích thước của từng tuổi được thể hiện qua bảng 4.8:
Bảng 4.8: Kích thước pha sâu non cảu mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh, và đỗ tương
Thức ăn
Sâu non
Kích thước trung bình (mm)
Nhiệt độ 250C
Nhiệt độ 300C
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều dài
Chiều rộng
Hạt đỗ xanh
Tuổi 1
3,27 ± 0,049
1,22 ± 0,059
3,32 ± 0,087
1,29 ± 0,055
Tuổi 2
3,31 ± 0,051
1,23 ± 0,054
3,45 ± 0,101
1,31 ± 0,074
Tuổi 3
3,43 ± 0,084
1,25 ± 0,048
3,57 ± 0,096
1,38 ± 0,064
Tuổi 4
3,50 ± 0,097
1,25 ± 0,058
3,75 ± 0,102
1,43 ± 0,067
Hạt đỗ tương
Tuổi 1
3,28 ± 0,059
1,21 ± 0,058
3,37 ± 0,079
1,22 ± 0,071
Tuổi 2
3,34 ± 0,097
1,28 ± 0,071
3,42 ± 0,093
1,31 ± 0,086
Tuổi 3
3,45 ± 0,095
1,34 ± 0,087
3,51 ± 0,119
1,33 ± 0,079
Tuổi 4
3,49 ± 0,082
1,45 ± 0,071
3,56 ± 0,086
1,46 ± 0,082
Hạt đỗ đũa
Tuổi 1
2,58 ± 0,077
1,23 ± 0,056
2,91 ± 0,121
1,27 ± 0,056
Tuổi 2
2,80 ± 0,112
1,25 ± 0,026
3,05 ± 0,048
1,31 ± 0,065
Tuổi 3
3,23 ± 0,098
1,26 ± 0,058
3,41 ± 0,067
1,37 ± 0,059
Tuổi 4
3,45 ± 0,091
1,28 ± 0,059
3,87 ± 0,062
1,42 ± 0,067
Thông qua kết quả của bảng 4.8 chúng tôi có nhận xét như sau:
Ở ngưỡng nhiệt độ 250C kích thước nhỏ hơn so với ngưỡng nhiệt độ 300C cả về chiều dài lẫn chiều rộng. Kích thước trên hai thang nhiệt độ có sự khác nhau đôi chút.
Ở ngưỡng nhiệt độ 250C nuôi trên hạt đỗ xanh là: sâu non tuổi 1 : chiều dài 3,27±0,049; chiều rộng 1,22±0,059; tuổi 2: chiều dài 3,31±0,051; chiều rộng 1,23±0,054; tuổi 3: chiều dài 3,43±0,084; chiều rộng 1,25±0,048; tuổi 4: chiều dài 3,50±0,097; chiều rộng 1,25±0,058. Nuôi trên hạt đỗ tương là: sâu non tuổi 1 : chiều dài 3,28±0,059; chiều rộng 1,21±0,058; tuổi 2: chiều dài 3,44±0,097; chiều rộng 1,28±0,071; tuổi 3: chiều dài 3,45±0,095; chiều rộng 1,34±0,087; tuổi 4: chiều dài 3,49±0,082; chiều rộng 1,45±0,071. Nuôi trên hạt đỗ đũa là : sâu non tuổi 1 : chiều dài 2,58±0,077; chiều rộng 1,23±0,056; tuổi 2: chiều dài 2,80±0,112; chiều rộng 1,25±0,026;tuổi 3: chiều dài 3,23±0,098; chiều rộng 1,26±0,058; tuổi 4: chiều dài 3,45±0,091; chiều rộng 1,28±0,059.
Ở ngưỡng nhiệt độ 300C nuôi trên hạt đỗ xanh là: sâu non tuổi 1 : chiều dài 3,32±0,087; chiều rộng 1,29±0,055; tuổi 2: chiều dài 3,45±0,101; chiều rộng 1,31±0,074; tuổi 3: chiều dài 3,57±0,096; chiều rộng 1,38±0,064; tuổi 4: chiều dài 3,75±0,102; chiều rộng 1,43±0,067. Nuôi trên hạt đỗ tương là: sâu non tuổi 1 : chiều dài 3,37±0,079; chiều rộng 1,22±0,071; tuổi 2: chiều dài 3,42±0,093; chiều rộng 1,31±0,086; tuổi 3: chiều dài 3,51±0,119; chiều rộng 1,33±0,079; tuổi 4: chiều dài 3,56±0,086; chiều rộng 1,46±0,082. Nuôi trên hạt đỗ đũa là : sâu non tuổi 1 : chiều dài 2,91±0,121; chiều rộng 1,27±0,056; tuổi 2: chiều dài 3,05±0,048; chiều rộng 1,31±0,065; tuổi 3: chiều dài 3,41±0,067; chiều rộng 1,37±0,059; tuổi 4: chiều dài 3,87±0,062; chiều rộng 1,42±0,067.
Đối với trên thức ăn: ba loại thức ăn đều có sự khác nhau về kích thước của từng tuổi, nuôi trên hạt đậu đũa kích thước có nhỉnh hơn, nhưng sự sai khác là không đáng kể.
Sâu non: khi đã lớn dài 3-4 mm, thân hình ống tròn màu trắng xám, đầu hình bầu dục dài màu nâu nhạt, ở trên các đốt ngực mỗi bên có một mảnh hình bán cầu hay gần giống hình bầu dục màu vàng nâu.
Trưởng thành: Thân dài từ 3,2 - 3,5 mm, rộng 1,8 - 2,1 mm phủ đầy lông, râu đầu đốt 4 đến đốt cuối hình răng cưa, ở phần gốc đốt 4 màu vàng nâu, đầu màu đen phân bố đầy các chấm lõm phủ lông thưa, màu vàng kim. Cánh cứng chiều dài lớn hơn chiều rộng, mỗi cánh cứng thường có 3 vết chấm, 1 chấm nhỏ ở vai, 2 chấm lớn ở khu giữa.
Callosobruchus maculatus (F.) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh và đỗ tương
Thức ăn
Pha
phát dục
Kích thước trung bình (mm)
Nhiệt độ 250C
Nhiệt độ 300C
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều dài
Chiều rộng
Hạt đỗ xanh
Trưởng thành
3,31 ± 0,043
2,03 ± 0,026
3,47 ± 0,080
2,06 ± 0,031
Nhộng
2,89 ± 0,077
1,87 ± 0,080
3,32 ± 0,039
1,94 ± 0,083
Hạt đỗ tương
Trưởng thành
3,33 ± 0,048
2,02 ± 0,041
3,48 ± 0,090
2,03 ± 0,025
Nhộng
2,98 ± 0,137
1,89 ± 0,085
3,32 ± 0,038
1,96 ± 0,071
Hạt đỗ đũa
Trưởng thành
3,32 ± 0,066
2,05 ± 0,049
3,45 ± 0,089
2,11 ± 0,065
Nhộng
2,97 ± 0,100
1,94 ± 0,068
3,32 ± 0,044
1,98 ± 0,114
Nhận xét:
Kích thước của pha nhộng và trưởng thành ở nhiệt độ 300C lớn hơn kích thước ở nhiệt độ 250C. Trên thức ăn là hạt đỗ đũa kích thước nhỉnh hơn so với thức ăn là hạt đỗ xanh và đỗ tương.
Ở ngưỡng nhiệt độ 250C nuôi trên hạt đỗ xanh là: Nhộng chiều dài 2,89±0,077; chiều rộng 1,87±0,080; Trưởng thành chiều dài 3,31±0,043; chiều rộng 2,03±0,026. Hạt đỗ tương là: Nhộng chiều dài 2,98±0,137; chiều rộng 1,89±0,085; Trưởng thành chiều dài 3,33±0,048; chiều rộng 2,02±0,041. Hạt đỗ đũa là: Nhộng chiều dài 2,97±0,100; chiều rộng 1,94±0,068; Trưởng thành chiều dài 3,32±0,066; chiều rộng 2,05±0,049.
Ở ngưỡng nhiệt độ 300C nuôi trên hạt đỗ xanh là: Nhộng chiều dài 3,32±0,039; chiều rộng 1,94±0,083; Trưởng thành chiều dài 3,47±0,080; chiều rộng 2,06±0,031. Hạt đỗ tương là: Nhộng chiều dài 3,32±0,038; chiều rộng 1,96±0,071; Trưởng thành chiều dài 3,48±0,090; chiều rộng 2,03±0,025. Hạt đỗ đũa là: Nhộng chiều dài 3,32±0,044; chiều rộng 1,98±0,114; Trưởng thành chiều dài 3,45±0,089; chiều rộng 2._.nce Level(95.0%)
0.0588
Confidence Level(95.0%)
0.0514
CR_T1/doxanh
CD_T1/doxanh
CR_T1/doxanh
Mean
1.23
Mean
3.43
Mean
1.25
Standard Error
0.026196
Standard Error
0.040965
Standard Error
0.023184
Median
1.2
Median
3.3
Median
1.3
Mode
1.1
Mode
3.7
Mode
1.1
Standard Deviation
0.143483
Standard Deviation
0.224372
Standard Deviation
0.126985
Sample Variance
0.020587
Sample Variance
0.050343
Sample Variance
0.016125
Kurtosis
-1.23734
Kurtosis
-1.90482
Kurtosis
-1.30264
Skewness
0.683943
Skewness
0.219166
Skewness
-0.12884
Range
0.37
Range
0.5
Range
0.41
Minimum
1.1
Minimum
3.2
Minimum
1.03
Maximum
1.47
Maximum
3.7
Maximum
1.44
Sum
36.99
Sum
102.76
Sum
37.59
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0536
Confidence Level(95.0%)
0.0838
Confidence Level(95.0%)
0.0474
CD_T1/do xanh
CR_T1/do xanh
Mean
3.50
Mean
1.25
Standard Error
0.047364
Standard Error
0.028296
Median
3.65
Median
1.2
Mode
3.7
Mode
1.2
Standard Deviation
0.259425
Standard Deviation
0.154986
Sample Variance
0.067301
Sample Variance
0.024021
Kurtosis
-1.80076
Kurtosis
-1.09641
Skewness
-0.30163
Skewness
0.719768
Range
0.7
Range
0.41
Minimum
3.1
Minimum
1.1
Maximum
3.8
Maximum
1.51
Sum
105.13
Sum
37.5
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0969
Confidence Level(95.0%)
0.0579
- Thức ăn là hạt đỗ tương
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
CD_T1/do tuong
Mean
3.28
Mean
1.21
Mean
3.34
Standard Error
0.028634
Standard Error
0.02849
Standard Error
0.047429
Median
3.2
Median
1.2
Median
3.37
Mode
3.19
Mode
1.2
Mode
3.64
Standard Deviation
0.156833
Standard Deviation
0.156044
Standard Deviation
0.25978
Sample Variance
0.024596
Sample Variance
0.02435
Sample Variance
0.067486
Kurtosis
-0.421612
Kurtosis
-1.305695
Kurtosis
-1.65238
Skewness
0.91565
Skewness
0.176182
Skewness
-0.04357
Range
0.49
Range
0.41
Range
0.63
Minimum
3.09
Minimum
1.01
Minimum
3.01
Maximum
3.58
Maximum
1.42
Maximum
3.64
Sum
98.51
Sum
36.34
Sum
100.14
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0586
Confidence Level(95.0%)
0.0583
Confidence Level(95.0%)
0.0970
CR_T1/do tuong
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
Mean
1.28
Mean
3.45
Mean
1.34
Standard Error
0.034858
Standard Error
0.046312
Standard Error
0.042465
Median
1.41
Median
3.4
Median
1.46
Mode
1.46
Mode
3.76
Mode
1.55
Standard Deviation
0.190925
Standard Deviation
0.253662
Standard Deviation
0.232593
Sample Variance
0.036452
Sample Variance
0.064344
Sample Variance
0.054099
Kurtosis
-1.87216
Kurtosis
-1.51919
Kurtosis
-1.57855
Skewness
-0.3113
Skewness
-0.00468
Skewness
-0.6119
Range
0.42
Range
0.65
Range
0.53
Minimum
1.04
Minimum
3.11
Minimum
1.02
Maximum
1.46
Maximum
3.76
Maximum
1.55
Sum
38.28
Sum
103.42
Sum
40.26
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0713
Confidence Level(95.0%)
0.0947
Confidence Level(95.0%)
0.0869
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
Mean
3.49
Mean
1.45
Standard Error
0.040139
Standard Error
0.034514
Median
3.585
Median
1.45
Mode
3.68
Mode
1.7
Standard Deviation
0.219849
Standard Deviation
0.18904
Sample Variance
0.048333
Sample Variance
0.035736
Kurtosis
-1.17194
Kurtosis
-1.06171
Skewness
-0.68279
Skewness
-0.0804
Range
0.54
Range
0.54
Minimum
3.14
Minimum
1.16
Maximum
3.68
Maximum
1.7
Sum
104.67
Sum
43.54
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0821
Confidence Level(95.0%)
0.0706
- Thức ăn là hạt đỗ đũa:
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
CD_T1/do dua
Mean
2.58
Mean
1.23
Mean
2.80
Standard Error
0.037462
Standard Error
0.027433
Standard Error
0.054573
Median
2.71
Median
1.2
Median
3
Mode
2.71
Mode
1.2
Mode
3
Standard Deviation
0.205186
Standard Deviation
0.150257
Standard Deviation
0.298908
Sample Variance
0.042101
Sample Variance
0.022577
Sample Variance
0.089346
Kurtosis
-0.121788
Kurtosis
-1.354577
Kurtosis
-1.37404
Skewness
-1.290937
Skewness
0.426492
Skewness
-0.72018
Range
0.51
Range
0.38
Range
0.75
Minimum
2.2
Minimum
1.06
Minimum
2.37
Maximum
2.71
Maximum
1.44
Maximum
3.12
Sum
77.47
Sum
36.83
Sum
84.09
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0766
Confidence Level(95.0%)
0.0561
Confidence Level(95.0%)
0.1116
CR_T1/do dua
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
Mean
1.25
Mean
3.23
Mean
1.26
Standard Error
0.012773
Standard Error
0.047953
Standard Error
0.028513
Median
1.31
Median
3.085
Median
1.2
Mode
1.31
Mode
3.02
Mode
1.2
Standard Deviation
0.06996
Standard Deviation
0.262647
Standard Deviation
0.156174
Sample Variance
0.004894
Sample Variance
0.068983
Sample Variance
0.02439
Kurtosis
-0.87538
Kurtosis
-0.87398
Kurtosis
-1.40484
Skewness
-0.75472
Skewness
0.909874
Skewness
0.447409
Range
0.2
Range
0.64
Range
0.39
Minimum
1.11
Minimum
3.02
Minimum
1.09
Maximum
1.31
Maximum
3.66
Maximum
1.48
Sum
37.63
Sum
96.78
Sum
37.92
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0261
Confidence Level(95.0%)
0.0981
Confidence Level(95.0%)
0.0583
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
Mean
3.45
Mean
1.28
Standard Error
0.044639
Standard Error
0.028902
Median
3.525
Median
1.2
Mode
3.7
Mode
1.2
Standard Deviation
0.244497
Standard Deviation
0.158304
Sample Variance
0.059779
Sample Variance
0.02506
Kurtosis
-1.56354
Kurtosis
-1.19116
Skewness
-0.41386
Skewness
0.65579
Range
0.59
Range
0.4
Minimum
3.11
Minimum
1.12
Maximum
3.7
Maximum
1.52
Sum
103.58
Sum
38.44
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0913
Confidence Level(95.0%)
0.0591
* Nhiệt độ 300C:
- Thức ăn là hạt đỗ xanh
CD_T1/do xanh
CR_T1/do xanh
CD_T1/do xanh
Mean
3.32
Mean
1.29
Mean
3.45
Standard Error
0.042396
Standard Error
0.026927
Standard Error
0.049327
Median
3.2
Median
1.29
Median
3.45
Mode
3.72
Mode
1.12
Mode
3.8
Standard Deviation
0.23221
Standard Deviation
0.147483
Standard Deviation
0.270177
Sample Variance
0.053921
Sample Variance
0.021751
Sample Variance
0.072996
Kurtosis
-0.61822
Kurtosis
-1.447079
Kurtosis
-1.63057
Skewness
1.043752
Skewness
0.307283
Skewness
0.151585
Range
0.58
Range
0.39
Range
0.67
Minimum
3.14
Minimum
1.12
Minimum
3.13
Maximum
3.72
Maximum
1.51
Maximum
3.8
Sum
99.72
Sum
38.62
Sum
103.53
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0867
Confidence Level(95.0%)
0.0551
Confidence Level(95.0%)
0.1009
CR_T1/do xanh
CD_T1/do xanh
CR_T1/do xanh
Mean
1.31
Mean
3.57
Mean
1.38
Standard Error
0.036376
Standard Error
0.046864
Standard Error
0.031266
Median
1.31
Median
3.57
Median
1.4
Mode
1.31
Mode
3.83
Mode
1.5
Standard Deviation
0.199239
Standard Deviation
0.256683
Standard Deviation
0.171253
Sample Variance
0.039696
Sample Variance
0.065886
Sample Variance
0.029327
Kurtosis
-1.35373
Kurtosis
-1.13186
Kurtosis
-0.61991
Skewness
-0.2745
Skewness
-0.57841
Skewness
-0.9338
Range
0.53
Range
0.69
Range
0.48
Minimum
1.02
Minimum
3.14
Minimum
1.07
Maximum
1.55
Maximum
3.83
Maximum
1.55
Sum
39.38
Sum
107.09
Sum
41.51
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0744
Confidence Level(95.0%)
0.0958
Confidence Level(95.0%)
0.0639
CD_T1/do xanh
CR_T1/do xanh
Mean
3.75
Mean
1.43
Standard Error
0.049704
Standard Error
0.032686
Median
3.9
Median
1.43
Mode
3.9
Mode
1.5
Standard Deviation
0.272238
Standard Deviation
0.179027
Sample Variance
0.074114
Sample Variance
0.032051
Kurtosis
0.91512
Kurtosis
-0.26923
Skewness
-1.5694
Skewness
-0.59108
Range
0.78
Range
0.57
Minimum
3.14
Minimum
1.1
Maximum
3.92
Maximum
1.67
Sum
112.39
Sum
43
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.1017
Confidence Level(95.0%)
0.0668
- Thức ăn là hạt đỗ tương
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
CD_T1/do tuong
Mean
3.37
Mean
1.22
Mean
3.42
Standard Error
0.038514
Standard Error
0.034611
Standard Error
0.045577
Median
3.37
Median
1.22
Median
3.42
Mode
3.37
Mode
1.02
Mode
3.42
Standard Deviation
0.210949
Standard Deviation
0.189572
Standard Deviation
0.249635
Sample Variance
0.044499
Sample Variance
0.035937
Sample Variance
0.062318
Kurtosis
-1.431265
Kurtosis
-1.516912
Kurtosis
-1.35608
Skewness
0.422601
Skewness
0.341292
Skewness
0.116087
Range
0.53
Range
0.47
Range
0.68
Minimum
3.15
Minimum
1.02
Minimum
3.1
Maximum
3.68
Maximum
1.49
Maximum
3.78
Sum
101.04
Sum
36.62
Sum
102.65
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0788
Confidence Level(95.0%)
0.0708
Confidence Level(95.0%)
0.0932
CR_T1/do tuong
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
Mean
1.31
Mean
3.51
Mean
1.33
Standard Error
0.042215
Standard Error
0.05792
Standard Error
0.038046
Median
1.355
Median
3.6
Median
1.33
Mode
1.54
Mode
3.1
Mode
1.33
Standard Deviation
0.231219
Standard Deviation
0.31724
Standard Deviation
0.208384
Sample Variance
0.053462
Sample Variance
0.100641
Sample Variance
0.043424
Kurtosis
-1.43535
Kurtosis
1.710255
Kurtosis
-1.39177
Skewness
-0.51625
Skewness
-1.24892
Skewness
0.220876
Range
0.56
Range
1.35
Range
0.54
Minimum
0.98
Minimum
2.53
Minimum
1.07
Maximum
1.54
Maximum
3.88
Maximum
1.61
Sum
39.3
Sum
105.38
Sum
39.91
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0863
Confidence Level(95.0%)
0.1185
Confidence Level(95.0%)
0.0778
CD_T1/do tuong
CR_T1/do tuong
Mean
3.56
Mean
1.46
Standard Error
0.041992
Standard Error
0.040059
Median
3.65
Median
1.5
Mode
3.7
Mode
1.46
Standard Deviation
0.229999
Standard Deviation
0.219413
Sample Variance
0.052899
Sample Variance
0.048142
Kurtosis
-0.45391
Kurtosis
-0.23853
Skewness
-0.98531
Skewness
-1.00854
Range
0.67
Range
0.62
Minimum
3.12
Minimum
1.06
Maximum
3.79
Maximum
1.68
Sum
106.86
Sum
43.92
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0859
Confidence Level(95.0%)
0.0819
- Thức ăn là hạt đỗ đũa
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
CD_T1/do dua
Mean
2.91
Mean
1.27
Mean
3.05
Standard Error
0.059272
Standard Error
0.027365
Standard Error
0.023409
Median
3
Median
1.27
Median
3.05
Mode
3.21
Mode
1.27
Mode
3.2
Standard Deviation
0.324648
Standard Deviation
0.149883
Standard Deviation
0.128217
Sample Variance
0.105396
Sample Variance
0.022465
Sample Variance
0.01644
Kurtosis
-1.208602
Kurtosis
-0.955874
Kurtosis
-1.33196
Skewness
-0.631606
Skewness
-0.543969
Skewness
-0.2887
Range
0.91
Range
0.42
Range
0.34
Minimum
2.3
Minimum
1.02
Minimum
2.86
Maximum
3.21
Maximum
1.44
Maximum
3.2
Sum
87.41
Sum
38.16
Sum
91.54
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.1212
Confidence Level(95.0%)
0.0560
Confidence Level(95.0%)
0.0479
CR_T1/do dua
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
Mean
1.31
Mean
3.41
Mean
1.37
Standard Error
0.031549
Standard Error
0.033554
Standard Error
0.029055
Median
1.31
Median
3.475
Median
1.4
Mode
1.12
Mode
3.58
Mode
1.37
Standard Deviation
0.172801
Standard Deviation
0.183782
Standard Deviation
0.159143
Sample Variance
0.02986
Sample Variance
0.033776
Sample Variance
0.025326
Kurtosis
-1.36194
Kurtosis
0.113784
Kurtosis
-0.86508
Skewness
0.315248
Skewness
-1.08364
Skewness
-0.70956
Range
0.45
Range
0.56
Range
0.44
Minimum
1.12
Minimum
3.02
Minimum
1.1
Maximum
1.57
Maximum
3.58
Maximum
1.54
Sum
39.15
Sum
102.41
Sum
41
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0645
Confidence Level(95.0%)
0.0686
Confidence Level(95.0%)
0.0594
CD_T1/do dua
CR_T1/do dua
Mean
3.87
Mean
1.42
Standard Error
0.030414
Standard Error
0.032632
Median
3.87
Median
1.445
Mode
3.67
Mode
1.42
Standard Deviation
0.166583
Standard Deviation
0.178733
Sample Variance
0.02775
Sample Variance
0.031945
Kurtosis
-1.45738
Kurtosis
-1.19105
Skewness
0.096866
Skewness
-0.4567
Range
0.43
Range
0.49
Minimum
3.67
Minimum
1.14
Maximum
4.1
Maximum
1.63
Sum
115.95
Sum
42.65
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0622
Confidence Level(95.0%)
0.0667
3) Kích thước pha nhộng và trưởng thành của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh và đỗ tương
* Nhiệt độ 250C:
CD_TT/do xanh
CR_TT/do xanh
CD_Nhong/do xanh
Mean
3.31
Mean
2.03
Mean
2.89
Standard Error
0.02114
Standard Error
0.012552
Standard Error
0.037835
Median
3.3
Median
2
Median
2.9
Mode
3.4
Mode
2
Mode
3
Standard Deviation
0.115786
Standard Deviation
0.06875
Standard Deviation
0.207231
Sample Variance
0.013406
Sample Variance
0.004727
Sample Variance
0.042945
Kurtosis
-0.53283
Kurtosis
-1.04277
Kurtosis
-1.40634
Skewness
0.568759
Skewness
0.58392
Skewness
0.045707
Range
0.38
Range
0.2
Range
0.59
Minimum
3.19
Minimum
1.95
Minimum
2.6
Maximum
3.57
Maximum
2.15
Maximum
3.19
Sum
99.32
Sum
60.93
Sum
86.7
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0432
Confidence Level(95.0%)
0.0257
Confidence Level(95.0%)
0.0774
CR_Nhong/do xanh
CD_TT/do tuong
CR_TT/do tuong
Mean
1.87
Mean
3.33
Mean
2.02
Standard Error
0.038876
Standard Error
0.023644
Standard Error
0.020176
Median
1.9
Median
3.365
Median
2
Mode
1.7
Mode
3.4
Mode
2
Standard Deviation
0.212932
Standard Deviation
0.129501
Standard Deviation
0.110508
Sample Variance
0.04534
Sample Variance
0.016771
Sample Variance
0.012212
Kurtosis
-1.18043
Kurtosis
-0.35026
Kurtosis
2.144611
Skewness
0.205707
Skewness
0.35014
Skewness
0.817462
Range
0.65
Range
0.47
Range
0.51
Minimum
1.56
Minimum
3.13
Minimum
1.86
Maximum
2.21
Maximum
3.6
Maximum
2.37
Sum
56
Sum
99.94
Sum
60.64
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0795
Confidence Level(95.0%)
0.0484
Confidence Level(95.0%)
0.0413
CD_Nhong/do tuong
CR_Nhong/do tuong
CD_TT/do dua
Mean
2.98
Mean
1.89
Mean
3.32
Standard Error
0.067073
Standard Error
0.041494
Standard Error
0.032351
Median
3.27
Median
2
Median
3.2
Mode
3.27
Mode
2
Mode
3.2
Standard Deviation
0.367376
Standard Deviation
0.227272
Standard Deviation
0.177195
Sample Variance
0.134965
Sample Variance
0.051652
Sample Variance
0.031398
Kurtosis
-1.19314
Kurtosis
-1.47145
Kurtosis
-0.97999
Skewness
-0.73575
Skewness
-0.06324
Skewness
0.672458
Range
1.05
Range
0.63
Range
0.49
Minimum
2.22
Minimum
1.6
Minimum
3.14
Maximum
3.27
Maximum
2.23
Maximum
3.63
Sum
89.42
Sum
56.82
Sum
99.56
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.1372
Confidence Level(95.0%)
0.0849
Confidence Level(95.0%)
0.0662
CR_TT/do dua
CD_Nhong/do dua
CR_Nhong/do dua
Mean
2.05
Mean
2.97
Mean
1.94
Standard Error
0.024124
Standard Error
0.046682
Standard Error
0.033138
Median
2
Median
3
Median
1.95
Mode
2
Mode
3
Mode
1.95
Standard Deviation
0.132134
Standard Deviation
0.255687
Standard Deviation
0.181502
Sample Variance
0.017459
Sample Variance
0.065376
Sample Variance
0.032943
Kurtosis
3.068177
Kurtosis
-1.50428
Kurtosis
-1.01319
Skewness
0.767463
Skewness
0.025181
Skewness
-0.31406
Range
0.71
Range
0.75
Range
0.55
Minimum
1.72
Minimum
2.62
Minimum
1.68
Maximum
2.43
Maximum
3.37
Maximum
2.23
Sum
61.38
Sum
89.21
Sum
58.24
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0493
Confidence Level(95.0%)
0.0955
Confidence Level(95.0%)
0.0678
* Nhiệt độ 300C:
CD_TT/do xanh
CR_TT/do xanh
CD_Nhong/do xanh
Mean
3.47
Mean
2.06
Mean
3.32
Standard Error
0.039114
Standard Error
0.015303
Standard Error
0.018716
Median
3.5
Median
2.03
Median
3.36
Mode
3.7
Mode
2
Mode
3.4
Standard Deviation
0.214237
Standard Deviation
0.08382
Standard Deviation
0.102511
Sample Variance
0.045898
Sample Variance
0.007026
Sample Variance
0.010509
Kurtosis
-1.2358
Kurtosis
-1.48591
Kurtosis
-1.17126
Skewness
-0.39368
Skewness
-0.00618
Skewness
-0.17748
Range
0.63
Range
0.25
Range
0.39
Minimum
3.08
Minimum
1.92
Minimum
3.14
Maximum
3.71
Maximum
2.17
Maximum
3.53
Sum
104.01
Sum
61.66
Sum
99.56
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0800
Confidence Level(95.0%)
0.0313
Confidence Level(95.0%)
0.0383
CR_Nhong/do xanh
CD_TT/do tuong
CR_TT/do tuong
Mean
1.94
Mean
3.48
Mean
2.03
Standard Error
0.040774
Standard Error
0.043865
Standard Error
0.012149
Median
1.97
Median
3.6
Median
2
Mode
1.7
Mode
3.6
Mode
2
Standard Deviation
0.223328
Standard Deviation
0.240258
Standard Deviation
0.06654
Sample Variance
0.049875
Sample Variance
0.057724
Sample Variance
0.004428
Kurtosis
-1.01949
Kurtosis
-1.42064
Kurtosis
-0.25406
Skewness
0.365767
Skewness
-0.6008
Skewness
0.39653
Range
0.76
Range
0.66
Range
0.29
Minimum
1.61
Minimum
3.08
Minimum
1.89
Maximum
2.37
Maximum
3.74
Maximum
2.18
Sum
58.18
Sum
104.48
Sum
60.9
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0834
Confidence Level(95.0%)
0.0897
Confidence Level(95.0%)
0.0248
CD_Nhong/do tuong
CR_Nhong/do tuong
CD_TT/do dua
Mean
3.32
Mean
1.96
Mean
3.45
Standard Error
0.018553
Standard Error
0.034935
Standard Error
0.043906
Median
3.36
Median
1.955
Median
3.6
Mode
3.4
Mode
2
Mode
3.2
Standard Deviation
0.101621
Standard Deviation
0.191346
Standard Deviation
0.240484
Sample Variance
0.010327
Sample Variance
0.036613
Sample Variance
0.057833
Kurtosis
-1.21182
Kurtosis
0.443292
Kurtosis
-1.81136
Skewness
-0.44559
Skewness
1.011688
Skewness
-0.09645
Range
0.35
Range
0.62
Range
0.73
Minimum
3.14
Minimum
1.77
Minimum
3.09
Maximum
3.49
Maximum
2.39
Maximum
3.82
Sum
99.54
Sum
58.82
Sum
103.54
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0379
Confidence Level(95.0%)
0.0714
Confidence Level(95.0%)
0.0898
CR_TT/do dua
CD_Nhong/do dua
CR_Nhong/do dua
Mean
2.11
Mean
3.32
Mean
1.98
Standard Error
0.031891
Standard Error
0.021355
Standard Error
0.055609
Median
2
Median
3.36
Median
1.825
Mode
2
Mode
3.4
Mode
1.7
Standard Deviation
0.174674
Standard Deviation
0.116965
Standard Deviation
0.304581
Sample Variance
0.030511
Sample Variance
0.013681
Sample Variance
0.09277
Kurtosis
-0.7219
Kurtosis
-0.67441
Kurtosis
-1.79886
Skewness
0.743645
Skewness
-0.08605
Skewness
0.337951
Range
0.64
Range
0.48
Range
0.74
Minimum
1.8
Minimum
3.1
Minimum
1.69
Maximum
2.44
Maximum
3.58
Maximum
2.43
Sum
63.25
Sum
99.56
Sum
59.52
Count
30
Count
30
Count
30
Confidence Level(95.0%)
0.0652
Confidence Level(95.0%)
0.0437
Confidence Level(95.0%)
0.1137
4)Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F., thời gian xông hơi là 3 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_NSP FILE HLT_3N 25/ 8/** 18:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 3 ngay (%)
VARIATE V003 HLT_NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 19414.6 6471.54 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 37.6589 4.70736
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 19452.3 1768.39
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HLT_3N 25/ 8/** 18:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 3 ngay (%)
VARIATE V004 HLT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 21204.1 7068.03 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 27.3819 3.42274
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 21231.5 1930.13
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_10N FILE HLT_3N 25/ 8/** 18:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 3 ngay (%)
VARIATE V005 HLT_10N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_3N 25/ 8/** 18:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 3 ngay (%)
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_NSP HLT_7N HLT_10N
1 gam PH3/m3 3 83.1000 89.8000 100.000
2 gam PH3/m3 3 92.6000 100.000 100.000
3 gam PH3/m3 3 99.9000 100.000 100.000
Không x? lý 3 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 1.25265 1.06813 0.138107E-01
5%LSD 8DF 4.08475 3.48308 0.450352E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_3N 25/ 8/** 18:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 3 ngay (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLT_NSP 12 68.900 42.052 2.1696 3.1 0.0000
HLT_7N 12 72.450 43.933 1.8501 2.6 0.0000
HLT_10N 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
5)Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F., thời gian xông hơi là 4 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_NSP FILE HLT_4N 25/ 8/** 18:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 4 ngay (%)
VARIATE V003 HLT_NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 20237.8 6745.95 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 47.1429 5.89286
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 20285.0 1844.09
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HLT_4N 25/ 8/** 18:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 4 ngay (%)
VARIATE V004 HLT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_10N FILE HLT_4N 25/ 8/** 18:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 4 ngay (%)
VARIATE V005 HLT_10N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_4N 25/ 8/** 18:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 4 ngay (%)
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_NSP HLT_7N HLT_10N
1 gam PH3/m3 3 87.1000 100.000 100.000
2 gam PH3/m3 3 95.6000 100.000 100.000
3 gam PH3/m3 3 100.000 100.000 100.000
Không x? lý 3 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 1.40153 0.138107E-01 0.138107E-01
5%LSD 8DF 4.57025 0.450352E-01 0.450352E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_4N 25/ 8/** 18:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 4 ngay (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLT_NSP 12 70.675 42.943 2.4275 3.4 0.0000
HLT_7N 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
HLT_10N 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
6)Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F., thời gian xông hơi là 5 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_NSP FILE HLT_5N 25/ 8/** 18:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 5 ngay (%)
VARIATE V003 HLT_NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HLT_5N 25/ 8/** 18:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 5 ngay (%)
VARIATE V004 HLT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_10N FILE HLT_5N 25/ 8/** 18:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 5 ngay (%)
VARIATE V005 HLT_10N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 22500.0 7500.00 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .457764E-02 .572205E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 22500.0 2045.45
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLT_5N 25/ 8/** 18:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 5 ngay (%)
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_NSP HLT_7N HLT_10N
1 gam PH3/m3 3 100.000 100.000 100.000
2 gam PH3/m3 3 100.000 100.000 100.000
3 gam PH3/m3 3 100.000 100.000 100.000
Không x? lý 3 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 0.138107E-01 0.138107E-01 0.138107E-01
5%LSD 8DF 0.450352E-01 0.450352E-01 0.450352E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLT_5N 25/ 8/** 18:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc cua thuoc Phosphine doi voi mot dau do
Callosobruchus maculatus F. thoi gian xong hoi la 5 ngay (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLT_NSP 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
HLT_7N 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
HLT_10N 12 75.000 45.227 0.23921E-01 0.0 0.0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc