Đặng Thanh Nam Page 0
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA THƯ VIỆN - VĂN PHÒNG
TẬP BÀI GIẢNG
BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TP. HCM, 2014
Đặng Thanh Nam Page 1
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU
TRỮ
1. Khái niệm
Bảo quản tài liệu lưu trữ là áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm bảo đảm an
toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu để phục vụ các yêu cầu nghiên cứu, sử dụng tài liệu trước
mắt và lâu dài.
2. Ý nghĩa
Công tác bảo quản tài liệu có ý nghĩa rất q
28 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tập bài giảng bảo quản tài liệu lưu trữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng. Tài liệu lưu trữ dễ bị hư hỏng khi
chịu tác động bởi các nhân tố tự nhiên, môi trường, hóa chất và nhân tố con người. Thực hiện
các nội dung nghiệp vụ bảo quản tài liệu nhằm đảm bảo sự toàn vẹn của tài liệu lưu trữ, giữ
được thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu sử dụng.
Vị trí nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới có gió mùa, nóng, ẩm, nhiều mưa, các loại
vi sinh vật, nấm mốc côn trùng dễ có điều kiện môi trường phát triển tác động, gây hư hại tài
liệu lưu trữ rất lớn. Việc bảo quản tài liệu lưu trữ ở nước ta là nhiệm vụ rất khó khăn và phức
tạp.
3. Nội dung của công tác bảo quản
Nội dung của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ bao gồm xây dựng, cải tạo, bố trí kho
lưu trữ; tổ chức sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ; xử lý kỹ thuật bảo quản tài liệu; tu bổ và
phục chế những tài liệu đã bị hư hỏng.
Để bảo quản tốt tài liệu lưu trữ cần nắm được những tác nhân gây hại cho tài liệu, mức
độ và cách thức tác động làm hư hỏng tài liệu từ đó đề ra và thực hiện các chế độ quy định về
bảo vệ, bảo quản tài liệu; áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm hạn chế, ngăn chặn
sự tác động của các nhân tố gây hại đối với tài liệu.
Kết hợp áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại và vận dụng những kinh
nghiệm cổ truyền để hạn chế quá trình lão hóa tự nhiên nhằm kéo dài tuổi thọ của tài liệu.
Xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng, bố trí các phòng bảo quản tài liệu hợp lý, sắp xếp
khoa học tài liệu trong kho lưu trữ góp phần hạn chế các tác nhân gây hại đối với tài liệu lưu
trữ.
Đối với những tài liệu hư hỏng và có nguy cơ bị hư hỏng cần phải áp dụng các biện
pháp để tu bổ và phục hồi tài liệu để phục vụ nghiên cứu sử dụng.
II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HẠI TÀI LIỆU LƯU TRỮ
1. Tài liệu tự hủy do chất liệu và phương pháp chế tác
Tài liệu lưu trữ được hình thành từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bằng các phương
pháp khác nhau: tài liệu giấy, tài liệu trên tre, gỗ, trên da thú, khắc trên đá, trên kim loại, tài
liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm, ghi hình Trong các loại tài liệu trên, tài liệu giấy, tài
liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm, ghi hình chiếm khối lượng chủ yếu trong các kho lưu
trữ. Mỗi loại tài liệu có vật liệu hình thành khác nhau do đó có độ bền vững khác nhau và chịu
tác động khác nhau bởi các nhân tố tự nhiên, môi trường.
Đặng Thanh Nam Page 2
a. Tài liệu giấy
Giấy là một lớp mỏng gồm các sợi xenlulô, lig-nin và một số chất khác liên kết chặt
chẽ với nhau. Các chất trên pha chế với tỷ lệ khác nhau cho ta các loại giấy khác nhau. Mức
độ hư hại của giấy thay đổi theo tỷ lệ các chất cấu thành của nó. Ngày nay ta thường gặp các
loại giấy như giấy in báo, in typô, giấy in bản đồ, giấy đánh máy, giấy vẽ kỹ thuật, giấy cảm
quang Về nguyên tắc, giấy nào có thành phần xen-lu-lô càng cao thì giấy đó càng bền.
Phương pháp và kỹ thuật chế tạo giấy cũng ảnh hưởng đến độ bền của giấy: giấy dó
được chế tạo bằng phương pháp thủ công được liên kết bằng sợi xenlulô, ít sử dụng chất tẩy
do đó giấy có màu nâu, xám nhưng độ bề cao. Giấy được chế tạo bằng phương pháp công
nghiệp, sử dụng bột xen-lu-lô và các thành phần phụ gia, sử dụng nhiều chất tẩy trắng, sử
dụng các chất tạo màu nên độ bền không cao, dễ bị lão hóa, dễ bị mục, bị rách.
Để thể hiện chữ viết, đường nét, hình vẽ trên giấy người ta dùng mực. Mực là dung
dịch có màu; có nhiều loại mực khác nhau: mực viết, mực in, mực nho, mực dấu, mực can,
mực sao in ánh sáng. Độ bền của mực phụ thuộc vào các thành phần hóa học chế tạo ra
chúng. Mực càng bám chặt vào sợi giấy, càng khó hòa tan thì đường nét, hình vẽ càng bền.
Thành phần của mực bao gồm chất màu, chất cầm màu, chất keo, chất chống đóng cặn.
Tài liệu lưu trữ của nước ta được viết bằng nhiều loại mực khác nhau. Loại tài liệu cổ thường
được viết bằng mực nho. Mực nho được chế từ bồ hóng (muội than), có nhiều các bon chịu
được tác động của ánh sáng và các phản ứng hóa học khác.
Các loại mực viết hiện nay được chế tạo từ muối kim loại hoặc nhựa cây có
màu. Độ axít của các loại mực càng lớn thì càng dễ bị tác động bởi ánh sáng, nhiệt độ và độ
ẩm, chữ viết dễ bị mờ, bị nhòe hoặc chữ viết ăn thủng cả giấy. Mực in do có tỷ lệ chất keo
nhiều hơn nên trong quá trình đánh máy, in typô, photocopy mực dễ gắn chặt trên sợi giấy do
đó ít bị nhòe, ít bị bay màu khi bị tác động của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.
Giấy than và ruy băng cũng là những dạng mực để nhân bản tài liệu. Giấy than và ruy
băng có cấu tạo gồm hai lớp: lớp nền bằng giấy mỏng (giấy than) hoặc bằng vải (ruy băng) và
lớp mực. Mực của giấy than và ruy băng là dạng mực đặc có bổ sung thêm chất dầu. Do mực
ở dạng đặc nên khi tài liệu hình thành khả năng liên kết giữa giấy và mực của giấy than hạn
chế, dễ bị phai mờ.
Bút chì có nhiều loại như chì đen, chì màu. Ruột bút chì đen làm bằng than chì và đất
sét. Tùy theo tỷ lệ của than chì và mức độ luyện khác nhau mà bút chì có độ mềm, cứng khác
nhau. Nét bút chì đen ít bị bay màu, ít bị tác động của nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Nét bút
chì màu dễ bị phai màu khi chịu tác động của nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
b. Tài liệu ảnh, phim ảnh
Vật liệu hình thành tài liệu ảnh bao gồm phim nhựa, giấy ảnh, các hóa chất tạo nên
hình ảnh. Độ bền của phim, ảnh phụ thuộc vào hóa chất tạo nên nền phim, và các hóa chất xử
lý hình ảnh.
Nền phim bằng nhựa nitrat xen-lu-lô có thể tự cháy trong môi trường nhiệt độ cao; nền
phim bằng nhựa tri-a-xê-tát xen-lu-lô có độ bền vững cao.
Trong quá trình xử lý phim ảnh nếu còn để dư hóa chất trên nền phim ảnh sẽ làm mờ
hình ảnh và khi gặp môi trường thuận lợi, các hóa chất sẽ tác động lẫn nhau xảy ra phản ứng
hóa học gây mất hình ảnh.
Đặng Thanh Nam Page 3
Đặc biệt hình ảnh được lưu giữ lại trên tài liệu phim ảnh thông qua quá trình phản ứng
quang hóa do vậy tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều làm ảnh hưởng đến
tài liệu.
c. Tài liệu ghi âm
Tùy thuộc vào phương pháp hình thành, tài liệu ghi âm có nhiều loại: ghi âm cơ giới,
ghi âm từ tính, ghi âm cảm quang và ghi âm kỹ thuật số.
Ghi âm cơ giới thường gãy rãnh âm thanh và xước bề mặt đĩa gây hỏng tài liệu.
Ghi âm từ tính kém bền vững, dễ bị mất từ, mất âm thanh nếu bảo quản trong môi
trường có nhiều kim loại, chất dễ nhiễm từ.
2. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là những nhân tố gây hại rất lớn đối với tài liệu lưu trữ. Nước ta
có vị trí địa lý thuộc vùng nhiệt đới, nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, có hơn 3.000 km bờ
biển nên nhiệt độ cao, độ ẩm cao, nắng nhiều và gay gắt, mưa nhiều, lượng mưa lớn. Ngoài ra
ở nước ta còn có gió Tây – Nam là loại gió lục địa vừa khô, vừa nóng, lắm bụi, nên việc bảo
quản tài liệu ở nước ta rất phức tạp.
a. Nhiệt độ không khí
Nước ta nằm vào khu vực nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm cao. Nhiệt độ cao
làm tài liệu bị khô, giòn, dễ gãy. Nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để các hóa chất trên phim
ảnh và trong môi trường tác động lẫn nhau xảy ra các phản ứng hóa học gây hư hại tài liệu.
b. Độ ẩm
Độ ẩm là yếu tố gây hại lớn nhất đối với tài liệu lưu trữ. Độ ẩm tương đối ở nước ta
trung bình từ 80 – 90%. Độ ẩm cao làm cho tài liệu ngấm ẩm sẽ bị mục dần, chữ viết bị nhòe.
Độ ẩm cao làm cho các hóa chất trong môi trường và trong thành phần cấu tạo của tài liệu bị
hòa tan dễ xảy ra các phản ứng hóa học gây hư hỏng tài liệu. Ngoài ra độ ẩm cao còn tạo điều
kiện môi trường cho nấm mốc, vi sinh vật phát triển, xâm nhập lên tài liệu.
c. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố gây tác động quang hóa, làm cho giấy bị vàng, giòn, mực bị bay
màu. Trong ánh sáng có các tia tử ngoại, tia này sẽ làm biến đổi cấu trúc của giấy, cấu trúc
phân tử mực và chất kết dính. Trong bảo quản tài liệu lưu trữ không nên để ánh sáng chiếu
trực tiếp lên tài liệu.
d. Bụi
Bụi là một trong những nhân tố gây hại đối với tài liệu lưu trữ. Bụi bám lên tài liệu gây
ố vàng, lão hóa tài liệu. Bụi có nhiều loại: bụi cơ khí, bụi vi sinh vật, bụi cát... Bụi cơ khí, bụi
cát bám vào tài liệu gây cọ xát làm xước tài liệu. Bụi vi sinh vật là các bào tử nấm, mốc, côn
trùng, khi bám lên tài liệu gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển thành nấm, mốc, côn trùng
gây hư hại tài liệu. Nước ta nằm dọc theo bờ biển, có bãi cát dài, gió mạnh, có nhiều cơn gió
xoáy đã mang một khối lượng lớn bụi bay trong không khí và mang đi khắp nơi, vào các kho
lưu trữ. Ngoài ra nhiều kho lưu trữ, đặc biệt là các lưu trữ hiện hành của nhiều cơ quan được
bố trí ở các khu vực vệ sinh môi trường kém, ô nhiễm, bụi bẩn, đã làm ảnh hưởng đến tài liệu.
Đặng Thanh Nam Page 4
e. Côn trùng và các loại gặm nhấm
Điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta rất phù hợp cho côn trùng sống và phát triển. Côn
trùng là kẻ thù nguy hiểm của tài liệu lưu trữ; có loại cắn tài liệu, có loại gây hư hỏng phương
tiện bảo quản. Côn trùng gây hại tài liệu lưu trữ thường gặp là mối, mọt, bọ ba đuôi; các loài
gặm nhấm là gián, chuột.
Ngoài ra ở nước ta thường xảy ra thiên tai, bão, lụt, gió lốc cũng gây hư hỏng tài liệu
lưu trữ.
3. Nguyên nhân do điều kiện bảo quản và sử dụng tài liệu
Đây là những nguyên nhân do con người gây ra. Con người có thể có ý thức, có mục
đích đánh cắp, phá hủy tài liệu, nhưng nhiều trường hợp do vô ý hoặc thiếu tinh thần trách
nhiệm hoặc do điều kiện khách quan cũng gây hư hại tài liệu lưu trữ.
Trường hợp có ý thức tiêu hủy, đánh cắp tài liệu thường do các thế lực đối lập, thù
địch thực hiện, hoặc những trường hợp đã có những hành vi vi phạm pháp luật tìm cách tiêu
hủy tài liệu để xóa bằng chứng, dấu vết.
Vô ý thức gây hại cho tài liệu lưu trữ thường là do chính cơ quan trực tiếp quản lý tài
liệu, nhân viên lưu trữ và những người sử dụng tài liệu. Việc thiếu kho tàng, phương tiện,
điều kiện bảo quản tài liệu, thiếu hiểu biết về chuyên môn, thiếu ý thức chấp hành các quy
định về bảo quản, bảo vệ và sử dụng tài liệu lưu trữ đều gây mất mát, hư hỏng tài liệu.
III. NHỮNG YÊU CẦU VỀ KHO TÀNG, TRANG THIẾT BỊ ĐỂ BẢO QUẢN TÀI
LIỆU
1. Yêu cầu về kho lưu trữ
Để đảm bảo an toàn tài liệu lưu trữ và bảo vệ được bí mật cần phải xây dựng những
kho lưu trữ chuyên dụng. Yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kho lưu trữ chuyên dụng được quy
định tại thông tư 09/2007/TT-BNV ngày 26/11/2007 của Bộ Nội vụ.
a. Yêu cầu chung
Kho lưu trữ chuyên dụng phải đảm bảo được các yêu cầu: địa điểm xây kho thuận tiện
giao thông, có địa chất ổn định, địa thế cao, thoát nước nhanh, xa các khu vực dễ xảy ra cháy
nổ, ô nhiễm; có đất dự phòng để mở rộng khi cần thiết. Kho lưu trữ phải bảo đảm kết cấu bền
vững, bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ. Thiết kế kho phải hợp lý, liên hoàn phù hợp
với các loại hình tài liệu và các quy trình nghiệp vụ lưu trữ, đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan
của công trình văn hóa.
b. Khu vực kho bảo quản tài liệu
Kho bảo quản tài liệu phải bố trí thành khu vực riêng, hạn chế tiếp xúc với đường đi,
có lối ra vào độc lập. Diện tích mỗi kho bảo quản tài liệu tối đa không quá 200 m2 gồm diện
tích các giá để tài liệu, diện tích lối đi giữa các hàng giá, lối đi đầu giá, lối đi chính trong kho.
Cửa kho bảo quản tài liệu phải tránh hướng tây. Kết cấu kho lưu trữ phải có sức chịu tải bền
vững, chống được động đất trên 7 độ richte, chống được bão trên cấp 12. Tải trọng sàn kho tối
thiểu là 1700Kg/m2 nếu sử dụng giá cố định; 2400Kg/ m2 nếu dùng giá di động. Nền kho bảo
quản tài liệu phải được xử lý chống mối, bằng phẳng, chịu được ma sát và không gây bụi.
Tường kho bảo quản tài liệu và tường ngăn giữa các kho bảo quản tài liệu phải có độ chịu lửa
cấp 1 theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước (không sập đổ sau 4 giờ cháy). Mái kho được
Đặng Thanh Nam Page 5
thiết kế hai lớp: lớp trong đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lớp ngoài bằng vật liệu cách nhiệt; Giữa
hai lớp mái có chiều cao tối thiểu 1 mét tạo lưu không thông thoáng. Chiều cao tầng kho tối
thiểu 2,4m; tầng giáp mái chống nóng có chiều cao khoảng 3,6m. Tầng hầm thông gió, chống
ẩm, chống mối có chiều cao từ 2,1m - 2,4m. Cửa ra vào và cửa thoát hiểm được làm 1 cánh,
bằng vật liệu chống cháy, có chiều rộng tối thiểu 1m, mở theo chiều từ trong ra ngoài. Khe hở
giữa các cánh cửa với mặt nền không được lớn hơn 5 mm. Diện tích cửa sổ chiếm khoảng
1/10 diện tích tường kho, cửa sổ phải có khả năng chống đột nhập, chống côn trùng, chống
bụi, chống ánh sáng mặt trời trực tiếp, bảo đảm độ chiếu sáng tự nhiên tối thiểu và cho phép
thông gió tự nhiên khi cần thiết. Kho bảo quản tài liệu phải có đầy đủ trang thiết bị bảo vệ và
bảo quản tài liệu. Giao thông trong kho gồm cầu thang chính, cầu thang thoát hiểm và thang
máy (đối với kho lưu trữ có từ hai tầng trở lên). Cầu thang thoát hiểm bố trí ở cuối khu vực
kho, rộng 1,5 đến 2,0 m. Thang máy chở tài liệu có tải trọng hữu ích 500-800 kg, có tường
chịu lửa bao quanh, thùng thang máy có kích thước 1,5 đến 1,8m có cửa mở có chiều rộng
hữu ích tối thiểu 1,2 m.
Hệ thống điện chiếu sáng trong kho và bảo vệ ngoài kho được lắp đặt riêng; có phương
tiện đóng, ngắt điện chung cho toàn kho và riêng cho mỗi tầng kho. Hệ thống cấp và thoát
nước được lắp đặt riêng. Không đặt thiết bị cấp nước ở tầng trên hoặc mái kho lưu trữ. Đường
ống nước đảm bảo độ kín, không rò rỉ, không đi qua phòng kho bảo quản tài liệu. Hệ thống
thoát nước đảm bảo tiêu thoát nhanh, kể cả trên mái và trên tường.
Kho lưu trữ phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng, chữa cháy;
xung quanh kho lưu trữ phải có hệ thống đường cho xe cứu hỏa và hệ thống nước cứu hỏa.
Đối với khu vực bảo quản tài liệu chỉ sử dụng bình khí hoặc bình bọt làm phương tiện chữa
cháy để không làm tổn hại đến tài liệu.
Ngoài khu vực kho bảo quản tài liệu, kho lưu trữ còn có khu vực xử lý nghiệp vụ lưu
trữ, khu hành chính, khu vực lắp đặt thiết bị kỹ thuật và khu vực phục vụ công chúng.
Tổng diện tích sàn của khu vực xử lý nghiệp vụ lưu trữ, khu hành chính, khu vực lắp đặt
thiết bị kỹ thuật tối thiểu bằng 50% tổng diện tích sàn kho bảo quản tài liệu.
Khu vực xử lý nghiệp vụ được bố trí gần khu vực kho bảo quản tài liệu gồm các
phòng: Phòng tiếp nhận tài liêu; phòng khử trùng tài liệu; phòng khử axit; phòng chỉnh lý tài
liệu; phòng để tài liệu hết giá trị; phòng tu bổ phục chế tài liệu; phòng lập bản sao bảo hiểm.
Khu vực lắp đặt thiết bị kỹ thuật gồm các phòng lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm;
thiết bị theo dõi, giám sát, kiểm tra tình trạng bảo vệ, xử lý trong trường hợp xảy ra cháy nổ
Khu hành chính bao gồm các phòng: phòng làm việc hành chính; phòng họp; phòng
khách; phòng bảo vệ an ninh; nhà xe của công chức và độc giả; các công trình phụ trợ: cổng,
vườn hoa, cây cảnh, tường rào, trạm điện, bể nước, khu vệ sinh
Khu vực phục vụ công chúng tối thiểu bằng tổng diện tích sàn kho bảo quản tài liệu.
Khu vực phục vụ công chúng gồm các phòng sau: phòng đọc chung; phòng đọc đặc biệt;
phòng bảo quản tạm tài liệu; phòng sao chụp tài liệu; phòng hội nghị; phòng trưng bày; phòng
gửi tư trang của công chúng.
Kho lưu trữ chuyên dụng hiện nay chủ yếu được xây dựng ở các trung tâm lưu trữ bảo
quản tài liệu có ý nghĩa lịch sử.
Ở các cơ quan tổ chức, kho lưu trữ hiện hành được đặt trong trụ sở làm việc của các cơ
quan tổ chức. Khi bố trí kho lưu trữ cần lưu ý một số điểm chính sau đây:
Đặng Thanh Nam Page 6
Địa điểm bố trí kho lưu trữ phải đảm bảo yêu cầu về bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu,
không bố trí kho lưu trữ ở tầng hầm hoặc tầng trên cùng của trụ sở cơ quan, tránh hướng tây;
tránh gần khu vực ẩm ướt, ô nhiễm; tránh nơi dễ xảy ra cháy nổ. Bố trí kho lưu trữ gần thang
máy, cầu thang nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển tài liệu.
Kho lưu trữ phải đảm bảo đủ diện tích để bảo quản tài liệu; bảo đảm các yêu cầu về
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
Hệ thống điện trong phòng kho bảo quản tài liệu lưu trữ phải tuyệt đối an toàn.
Bố trí phòng đọc tài liệu riêng, tách rời kho lưu trữ.
2. Yêu cầu về trang thiết bị để bảo quản tài liệu lưu trữ
Trang thiết bị bảo quản trong kho lưu trữ vừa là phương tiện để bảo quản, vừa là
phương tiện để quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ. Trang thiết bị trong kho bảo quản tài liệu bao
gồm:
a. Giá
Giá đựng tài liệu phải đảm bảo yêu cầu bền vững, tiết kiệm diện tích bảo quản và vật
liệu. Nên dùng giá kim loại để tránh được sự tác động của côn trùng, ẩm mốc. Tùy theo điều
kiện của các kho lưu trữ có thể dùng giá cố định hoặc giá di động. Giá thiết kế hai mặt (giá
đôi), tháo lắp được để tùy theo diện tích mà có thể lắp ráp 2, 3, 4 khung. Khi thiết kế nên thiết
kế chân giá cao để hạn chế sự xâm nhập của côn trùng, mối
b. Tủ
Ở các phòng kho lưu trữ có nhiều loại tủ: tủ đựng hồ sơ; tủ đựng bản can; tủ đựng ảnh;
tủ đựng tài liệu theo khổ.
Tủ đựng hồ sơ chỉ thích hợp với việc bảo quản tài liệu ở các phòng đang làm việc hiện
hành; tủ cũng có thể bằng kim loại hay bằng gỗ. Đối với những tài liệu quan trọng đặc biệt thì
có thể dùng két sắt hay các thiết bị bảo quản đặc biệt khác.
c. Hòm đựng tài liệu
Đối với nước ta thiên tai địch họa thường xuyên xảy ra, hòm đựng tài liệu cũng là
phương tiện cần thiết. Vật liệu của hòm cũng có thể bằng gỗ hay bằng kim loại; khi thiết kế
chú ý đến các yếu tố chống ẩm, chống mối, chống sự xâm nhập của chuột...; khi bảo quản tài
liệu trong kho mặc dù hòm xếp nhiều tầng nhưng lấy tài liệu không phải di chuyển; khi cần
vận chuyển tài liệu đi nơi khác phải chịu được lực.
d. Các trang thiết bị khác
Để bảo quản tốt và thuận lợi cho việc thống kê, quản lý và tra tìm, các hồ sơ được xếp
vào cặp. Căp đựng tài liệu đã được tiêu chuẩn hóa theo quy định tại Tiêu chuẩn ngành TCN-
03-1997, ban hành kèm theo quyết định số 74/QĐ-KHKT ngày 4/8/1997 của Cục Lưu trữ
Nhà nước.
Ngoài ra tùy điều kiện kho tàng và khả năng kinh phí người ta còn trang bị một số thiết
bị thích hợp, như các phương tiện vận chuyển; hệ thống báo động, báo cháy; trang thiết bị
chống cháy; trang thiết bị thông gió, chống ẩm như quạt, máy điều hòa nhiệt độ, các dụng cụ
đo độ ẩm
Đặng Thanh Nam Page 7
IV. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
1. Biện pháp phòng chống ẩm
a. Khái niệm về độ ẩm
- Độ ẩm tuyệt đối (ký hiệu là a): Là độ ẩm xác định lượng hơi nước có thực trong
không khí, lượng hơi nước đó tính bằng gam trong 1m3.
Ví dụ: Vào thời điểm đo độ ẩm không khí, nhiệt độ ngoài trời 250C người ta đo được
trong 1 m
3
không khí có chứa 17g nước. Như vậy a= 17g/m3. Căn cứ vào độ ẩm tuyệt đối đo
được để tính toán thời điểm thông gió hay bao gói tài liệu. Tuy nhiên độ ẩm tuyệt đối không
thể biểu thị được mức độ khô hay ướt của không khí vì cùng một độ ẩm tuyệt đối như nhau
nhưng nếu nhiệt độ cao thì không khí khô ráo nhưng nếu nhiệt độ thấp thì không khí bị ẩm
ướt.
- Độ ẩm bảo hòa (ký hiệu là A): Là lượng hơi nước cao nhất mà 1m3 không khí có khả
năng chứa được ở một nhiệt độ nhất định. Nếu quá lượng hơi nước đó, lượng hơi nước dư
thừa sẽ đọng lại thành nước. Điểm phân chia ranh giới giữa hơi nước và nước gọi là điểm
sương.
Ví dụ: ở nhiệt độ 250 C thì lượng hơi nước bảo hòa trong 1m3 không khí là 23 gam
(A=23).
Nhiệt độ càng cao, khả năng chứa ẩm của không khí càng lớn. Ở các cơ quan chuyên
môn đều có bảng tính sẵn độ ẩm bảo hòa tương đương với từng nhiệt độ nhất định.
- Độ ẩm tương đối (ký hiệu là r):
Để đo mức độ ẩm ướt của không khí người ta dùng độ ẩm tương đối.
Độ ẩm tương đối là tỷ số % của lượng hơi nước có thực (a) và lượng hơi nước bảo hòa
trong 1m
3
không khí ở một nhiệt độ nhất định.
a
r = x 100 %
A
Ví dụ: Ở nhiệt độ 290 C, nếu ta có độ ẩm tuyệt đối là 22,44 g/m3 (theo bảng tính toán ở
nhiệt độ này), độ ẩm bảo hòa là 28,45g/m3 thì độ ẩm tương đối:
a
r = x 100 % = 78%
A
Cũng với độ ẩm tuyệt đối đó, nếu nhiệt độ là 310 C thì độ ẩm bảo hòa sẽ là 31,70 g/m3
thì độ ẩm tương đối sẽ là:
a
r = x 100 % = 70%
A
b. Các phương pháp phòng chống ẩm
- Thông gió: Nếu không khí trong kho lưu trữ ẩm ướt hơn không khí ở ngoài
trời thì ta phải mở cửa cho không khí khô ráo bên ngoài vào thay thế không khí ẩm ướt trong
kho lưu trữ.
Đặng Thanh Nam Page 8
Khi mở cửa thông gió cần chú ý chọn thời điểm phù hợp:
* Nhiệt độ ngoài kho không cao quá 320C và không thấp hơn 100C.
* Độ ẩm tuyệt đối và tương đối ngoài trời phải thấp hơn trong kho.
* Ngoài kho không có sương đọng, nhiệt độ không khí ngoài kho phải nhỏ hơn
nhiệt độ điểm sương trong kho.
Khi mở cửa thông gió nên dùng quạt phối hợp để thông gió ở những góc khuất trong
kho.
Thông gió là biện pháp đơn giản, rẻ tiền, tuy vậy cũng có nhược điểm là khi mở cửa
thông gió bụi và côn trùng cũng có điều kiện thâm nhập vào kho.
- Dùng chất hút ẩm:
+ Dùng Silicagen bọc vào túi vải cho vào các gói, hộp tài liệu để hút ẩm. Trước khi
sử dụng, Silicagen phải được sấy ở nhiệt độ 1300C trong thời gian 6 giờ, sau khi sử dụng một
thời gian, Silicagen hút đủ nước đổi màu thì đưa sấy lại.
+ Vôi sống cũng có tác dụng hút ẩm. Nếu trong kho lưu trữ quá ẩm ướt có thể dùng
vôi sống để hút ẩm. Vôi sống cho vào bao tải, để ở góc kho, khi hút no nước vôi sẽ tan thành
bột và thay vôi khác. Khi cho vôi sống vào bao chỉ nên cho lượng vôi chỉ khoảng 1/3 bao để
khi ngấm ẩm vôi nở ra không bị tràn khỏi bao.
- Bao gói cách ly độ ẩm.
Có thể dùng giấy dầu, giấy Paraphin, túi chất dẻo để bao gói tài liệu, tránh không khí
ẩm xâm nhập vào tài liệu. Tài liệu được bao gói trong điều kiện khô hanh. Trước khi bao gói
phải kiểm tra, nếu tài liệu đang bị ẩm thì không được bao gói. Khi bao gói cho thêm Silicagen
và chất chống nấm mốc.
- Dùng máy hút ẩm, máy điều hòa không khí hoặc trung tâm điều hòa không khí cho
cả kho lưu trữ.
Là biện pháp phòng chống ẩm có tính chủ động, hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng phương
pháp này đòi hỏi có kho tàng phù hợp và có điều kiện kinh phí.
- Sấy tài liệu.
Trong trường hợp mưa, bão, lụt, tài liệu bị ướt có thể dùng tủ sấy hoặc dùng bóng điện
sơ mờ để sấy tài liệu. Không được dùng than củi sấy tài liệu. Các tài liệu như phim, ảnh, băng
ghi âm tuyệt đối không được sấy.
2. Biện pháp phòng chống nấm mốc
a. Khái niệm về nấm mốc
Nấm mốc là loại thực vật cấp thấp, sinh sống bằng phương pháp ký sinh, cộng sinh
hoặc hoại sinh. Cơ thể mốc là một hệ thống nhỏ rất mảnh nhiều màu sắc. Nó không thể tự
quang hợp được để điều chế lấy thức ăn. Nấm mốc tồn tại và phát triển được nhờ ba yếu tố
chính: thức ăn, nước và nhiệt độ thích hợp.
b. Biện pháp phòng chống nấm mốc
Đặng Thanh Nam Page 9
Để chống nấm mốc, trước khi đưa vào kho lưu trữ, tài liệu phải khô, sạch và được khử
trùng. Tài liệu được đưa vào phòng kín với một khối lượng hóa chất bốc hơi để diệt nấm mốc.
Tài liệu được giữ trong phòng kín với nhiệt độ khoảng 30oC trong thời gian từ 24 đến 40 giờ.
Đối với kho lưu trữ cũng cần được khử trùng và kiểm tra định kỳ mức độ ô nhiễm trước khi
đưa tài liệu vào. Nếu kho ẩm ướt hoặc trong kho có chứa tài liệu đã bị mốc thì không khí
trong kho là môi trường thuận tiện cho nấm mốc phát triển và xâm nhập lên tài liệu mới ngay
sau khi tài liệu được đưa vào kho.
Để phòng nấm mốc phải thường xuyên vệ sinh kho tàng và thiết bị bảo quản. Dùng
máy hút bụi hoặc vải xô màn, bàn chải lông mềm lau sạch bụi, không để bụi là các bào tử
nấm mốc bám lên giá, tủ và các hộp đựng tài liệu. Sử dụng máy điều hòa không khí, máy hút
ẩm cũng là biện pháp quan trọng chống nấm mốc.
Khi tài liệu đã bị nấm mốc cần khống chế nhiệt độ và độ ẩm để hạn chế sự phát triển
của chúng, sau đó dùng hóa chất để diệt nấm mốc. Các loại hóa chất dùng để chống nấm mốc
có hiệu quả là: Penta Clorua Phenol (PCP); Penta Nitro Phenol (PNP); Phenolat Natri
(NaCPC)
Khi sử dụng hóa chất phải theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn để tránh gây hư
hại tài liệu và nhiễm độc cho người.
3. Phòng chống côn trùng
a. Các loại côn trùng phá hoại tài liệu
Các loại côn trùng phá hoại tài liệu thường gặp như nhậy cánh bạc “bọ ba đuôi”, gián,
mối, mọt. Ở bìa, hộp, cặp thường gặp các loại sâu non và nhộng trưởng thành của các loại cánh
cứng, cánh phấn. Gáy sách thường bị gián, bọ ba đuôi cắn. Trong các loại côn trùng phá hoại
tài liệu thì mối là kẻ thù nguy hiểm nhất, gây hại nhanh và nghiêm trọng nhất đối với tài liệu lưu
trữ và trang thiết bị trong kho lưu trữ.
b. Biện pháp phòng chống côn trùng
Cũng như biện pháp phòng chống nấm mốc, để phòng chống côn trùng cần
phải luôn luôn kiểm tra, phát hiện, vệ sinh và khử trùng kho tàng và tài liệu. Khi cần thiết sử
dụng hóa chất để đề phòng và tiêu diệt côn trùng.
Nước ta ở vùng nhiệt đới ẩm, mối phát triển mạnh nên đối với tài liệu lưu trữ cần đặc
biệt quan tâm việc phòng và chống mối. Mối có nhiều loại, chủ yếu là mối đất. Mối đất
thường phá hoại nhà cửa, kho tàng, trang thiết bi và tài liệu lưu trữ. Ngoài ra còn có loài mối
khô, loài mối này khó phát hiện vì chúng không xâm nhập từ đất lên, không làm đường mối
mà thường bay trong không khí để xâm nhập vào kho lưu trữ và các kho tàng khác. Mối khô
thường làm tổ trên cao, số lượng ít và sức phá hoại không lớn.
Phòng mối chủ yếu là phát hiện, ngăn chặn, phá bỏ đường xâm nhập của mối. Việc
phòng chống mối phải thực hiện từ khi xây dựng nhà kho. Địa điểm xây dụng kho phải ở nơi
cao ráo, xử lý nền kho, ngâm tẩm vật liệu trước khi đưa vào xây dựng kho. Các phương tiện
bảo quản tài liệu phải được kê cao; Bố trí giá tủ trong kho lưu trữ cách mặt đất 20 cm, cách
tường 50 cm, cách trần nhà 80 cm để mối không có điều kiện xâm nhập vào tài liệu. Tài liệu
phải đặt lên giá kệ.
Đặng Thanh Nam Page 10
Thường xuyên quyét dọn kho tàng sạch sẽ tạo ra môi trường động để hạn chế sự xâm
nhập của mối. Kiểm tra kho tàng thường xuyên, phát hiện kịp thời sự xâm nhập của mối để
tìm biện pháp xử lý nhằm hạn chế tác hại của mối đối với tài liệu.
Khi phát hiện có môi trong kho lưu trữ phải tìm tổ để phá hoặc dùng các loại hóa chất
để diệt mối.
4. Phòng chống chuột
Chuột là loại gặm nhấm khá nguy hiểm, sản sinh nhanh nên sức phá hoại nhanh và
lớn; chuột cắn tài liệu, làm tổ, phóng uế gây hư hỏng và làm bẩn tài liệu.
Chuột có ba nhóm chủ yếu: chuột nhà, chuột đồng và chuột rừng. Để đề phòng chuột
xâm nhập vào kho lưu trữ phải có các biện pháp che chắn chu đáo; khơi thông cống rãnh, làm
lưới sắt bịt kín các lỗ thông hơi, các đường ống thông vào nhà kho. Diệt chuột bằng bả hoặc
bằng các hóa chất. Các loại hóa chất thường dùng để diệt chuột là kẽm phốt phua (PZn) hay
kẽm sun phát (ZnS). Ngoài ra có thể dùng bẫy hoặc nuôi mèo bắt chuột.
5. Phòng chống cháy
Trong kho lưu trữ, nguyên nhân gây cháy có thể là do không chấp hành nội quy về
việc dùng lửa, hút thuốc, do chập điện hoặc do kẻ gian phá hoại gây cháy.
Cháy trong kho lưu trữ dù lớn hay nhỏ đều gây thiệt hại. Phòng cháy là nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng của các kho lưu trữ. Để phòng cháy cần đề ra và thực hiện nghiêm
ngặt các quy định về phòng cháy. Nội quy ra vào kho lưu trữ phải chặt chẽ. Đường dây điện
phải đặt ngầm hay bọc kín, có hệ thống cầu dao điện an toàn; các trang thiết bị báo cháy, dụng
cụ chữa cháy như nước, cát, xẻng, bình chữa cháy phải được trang bị đầy đủ.
Khi xảy ra cháy ở kho lưu trữ phải dùng các biện pháp chữa cháy như cách ly vật cháy;
làm lạnh cục bộ khu vực cháy; làm ngạt hơi cháy. Hiện nay các kho lưu trữ thường trang bị các
hệ thống thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động.
V. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI LIỆU TRONG KHO LƯU TRỮ
Quản lý chặt chẽ tài liệu, sắp xếp khoa học, thống kê đầy đủ, kiểm tra thường xuyên,
để nắm vũng số lượng, thành phần, tình hình và nội dung tài liệu trong kho lưu trữ và bảo vệ
an toàn tài liệu là những nội dung quan trọng của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ.
1. Phương pháp sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ
Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ là công tác tổ chức khoa học các hồ sơ nhằm phục vụ
cho việc tổ chức sử dụng tài liệu được thuận lợi. Sắp xếp khoa học tài liệu trong kho lưu trữ
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê và kiểm tra. Ngoài ra, sắp xếp khoa học các hồ
sơ trong kho lưu trữ còn giúp cho cán bộ lưu trữ có điều kiện xử lý nhanh chóng các biến cố
xảy ra, chống được các yếu tố gây hại cho tài liệu.
a. Sắp xếp tài liệu theo hồ sơ
Các tài liệu trong hồ sơ, đơn vị bảo quản được sắp xếp theo đặc trưng đã vận dụng để
lập hồ sơ. Mỗi hồ sơ, đơn vị bảo quản chỉ dày khoảng 2 cm; nếu khối lượng tài liệu trong hồ
sơ nhiều thì nên chia thành nhiều tập, mỗi tập là 1 đơn vị bảo quản.
Đặng Thanh Nam Page 11
Các tài liệu là bản vẽ có khổ rộng thường xếp theo các phương pháp: đặt nằm phẳng
trong các tủ chuyên dụng; cuộn tròn đối với bản vẽ bằng giấy mỏng. Đối với những bản vẽ
khổ rộng, giấy cứng thì phải treo lên các giá treo.
b. Sắp xếp tài liệu lên giá
Nguyên tắc sắp xếp tài liệu lên giá là dễ tìm thấy, dễ lấy. Tùy theo từng loại tài liệu để
sắp xếp nhưng việc sắp xếp tài liệu trong từng khoang, từng giá phải thống nhất theo quy định
xếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Trường hợp tài liệu được sắp xếp trong từng hộp, trong gói có đánh số thứ tự, cần
xếp nằm thì đặt chúng theo số thứ tự từ dưới lên trên thành từng cột và các cột lại được xếp từ
trái qua phải.
c. Sắp xếp giá trong kho
Sắp xếp giá trong kho phải thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và đi lại,
đồng thời phải bảo đảm cho kho được thông thoáng, tránh được các yếu tố phá hoại tài liệu,
tiết kiệm được diện tích, thuận lợi cho công tác làm vệ sinh, sắp xếp tài liệu và thống kê, kiểm
tra tài liệu.
d. Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu
Trong một kho lưu trữ có nhiều phông, nhiều giá cần phải làm hai bảng chỉ dẫn: Bảng
chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông và bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo giá.
Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông là bảng cho biết tài liệu của phông đó để ở
ngăn nào, giá nào trong kho. Bảng chỉ dẫn này được thiết kế theo mẫu:
TÀI LIỆU NƠI ĐỂ
Tên phông
Số phông Kho Tầng Phòng
Mục lục số Đơn vị bảo quản
số
Giá số Ngăn số
Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo giá là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_bao_quan_tai_lieu_luu_tru.pdf