Tài liệu tập huấn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế-Hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá ngoài

0ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TÀI LIỆU TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN QUỐC TẾ - HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ NGOÀI (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) Hà Nội, tháng 9 năm 2014 11. HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Trong bối cảnh giáo dục đại học thế giới và Châu Á - Thái Bình Dương gia tăng về số lượng người học, nhất là ở các nước phát triển, giáo dục đại học ngày

pdf103 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tài liệu tập huấn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế-Hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng đa dạng hóa, đại chúng hóa. Do đó, yêu cầu về chất lượng và kiểm soát chất lượng buộc thiết lập các Quality Assurance Agencies (QAAs). Hiện nay ở Châu Á – Thái Bình Dương có hơn 100 nước có hệ thống QA, tạo sự liên kết giữa các tổ chức INQAAHE (hiện có hơn 200 tổ chức QA), APQN, Bologna Process, Washington Accord nhằm hướng tới sự đa dạng hóa/quốc tế hóa trong thống nhất. Trong số các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm: Australia, New Zealand, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipine và Việt Nam. Những quốc gia tiếp cận sớm nhất với công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và kiểm định chất lượng (KĐCL) bao gồm: Australia, New Zealand, Hồng Kông, Ấn Độ; sau đó lan dần sang các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singaporev.v. và hiện nay có 15 tổ chức ĐBCL cấp quốc gia đang hoạt động; trong đó tổ chức được thành lập đầu tiên là vào năm 1991. Những tổ chức này có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau, nhưng chức năng chung nhất là đây là các tổ chức hợp pháp được công nhận để thực hiện việc KĐCL chương trình đào tạo, hoặc KĐCL các trường đại học (cấp trường) và cao đẳng trong quốc gia mình. Các tổ chức chính bao gồm: 1. Australia: Tổ chức ĐBCL các trường đại học của Australia (The Australian Universities Quality Agency); viết tắt là AUQA 2. Hong Kong: Hội đồng Kiểm định chất lượng học thuật Hong Kong (Hong Kong Council on Academic Accreditation); viết tắt là HKCAA 3. Ấn Độ: Hội đồng Đánh giá và Kiểm định chất lượng Ấn Độ (National Assessment and Accreditation Council); viết tắt là NAAC 4. Indonesia: Uỷ Ban Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục đại học Indonesia (The National Accreditation Board for Higher Education); viết tắt là BAN 25. Nhật Bản (Japan): - Viện Văn bằng Học thuật Quốc gia (National Institution for Academic Degrees (Governmental); viết tắt là NIAD - Hiệp hội Kiểm định chất lượng các trường đại học Nhật Bản (Japan University Accredit-ation Association (Non-governmental); viết tắt là JUAA 6. Hàn Quốc: Hội đồng các Trường đại học Hàn Quốc (The Korean Council for University Education); viết tắt là KCUE 7. Malaysia: Uỷ ban Kiểm định chất lượng Malaysia (National Accreditation Board); viết tắt là LAN 8. Mông Cổ (Mongolia): Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học Mông Cổ (National Council on Higher Education Accreditation); viết tắt là NCHEA 9. Tân Tây Lan (New Zealand): Tổ chức Kiểm định chất lượng học thuật Tân Tây Lan (Academic Audit Unit); viết tắt là AAU 10. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China): Hỗn hợp giữa các tổ chức ĐBCL do Chính phủ thành lập mang tính tập trung và bán tập trung (a combination of centralized and decentralized quality assurance bodies) 11. Philippines: Các tổ chức chính gồm: - Tổ chức Kiểm định chất lượng các trường đại học & cao đẳng Philipin (do Chính phủ thành lập) (Accrediting Agency of Chartered Colleges and Universities in the Philip-pines (Governmental); viết tắt là AACCUP - Hiệp hội các trường phổ thông, cao đẳng và đại học Philipin (tổ chức phi chính phủ) (Philippine Accrediting Association of Schools, Colleges and Universities (Non-governmental); viết tắt là: PAASCU 12.Thailand: Ban Tiêu chuẩn giáo dục Quốc gia và Kiểm định chất lượng (Office of National Educational Standards and Quality Assessment); viết tắt là ONESQA 13.Việt Nam: - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT ; - Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; 3- Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 14.Campuchia (2003): Hội đồng Kiểm định chất lượng Cămpuchia 15.Lào (Laos) (2005): Nhóm công tác Kiểm định chất lượng ở ĐHQG Lào, mới thành lập HĐKĐCL quốc gia 16. Singapore: Mời các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức kiểm định chất lượng nước ngoài kiểm định hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ (như trường hợp Nanyang University of Technology). 1.1. Asia-Pacific Quality Network – APQN Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một mạng lưới chất lượng gọi là APQN (Asia-Pacific Quality Network) cũng được thành lập nhằm mục đích phục vụ sự kết nối trong hoạt động ĐBCL của các tổ chức ĐBCL trong vùng có ½ dân số thế giới với sứ mạng “nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua việc tăng cường hoạt động của các tổ chức ĐBCL và mở rộng hợp tác giữa chúng”. APQN hiện có hơn 100 thành viên từ 31 quốc gia. Có thể thấy các thành viên này phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và lãnh thổ. APQN hỗ trợ các tổ chức thành viên trong nhiều hoạt động, nhất là các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ĐBCL. APQN đã tổ chức nhiều hội thảo về ĐBCL GDĐH, trong đó có những hội thảo tổ chức tại Việt Nam. APQN cũng đã chủ trì để soạn thảo những định hướng chính sách về ĐBCL giáo dục đại học như “Các nguyên tắc ĐBCL” (Hội thảo Chiba). Thông qua APQN nhiều tài liệu về hoạt động của các tổ chức đảm bảo chất lượng của các tổ chức thành viên cũng được chia sẻ rộng rãi, qua đó các tổ chức của những quốc gia, khu vực kém phát triển hơn về ĐBCL giáo dục có thể tham khảo. Mục đích hoạt động của APQN hướng tới: i) Khuyến khích các thực hành về du y trì và nâng cao CLGD; ii) Hỗ trợ đưa các nghiên cứu vào quản lý chất lượng trong giáo dục; iii) Cố vấn & cung cấp kiến thức để hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức ĐBCL mới trong khu vực; iv) Hỗ trợ tạo kết nối giữa các tổ chức ĐBCL, công nhận các quyết định và những phán xét của nhau; Tạo sự thừa nhận rộng rãi hơn về chất lượng; 4v) Hỗ trợ xác định các tiêu chuẩn cho những trường hoạt động xuyên quốc gia; vi) Hỗ trợ hệ thống chuyển đổi tín chỉ nhằm thúc đẩy sự các hoạt động giáo dục xuyên biên giới quốc gia; vii)Hỗ trợ cảnh báo về các thực hành hoặc các tổ chức KĐCL đáng ngờ. Nguyên tắc ĐBCL của APQN là đảm bảo chất lượng bên trong (Nguyên tắc Chiba). Nguyên tắc này đặt ra các tiêu chí sau: i) Hệ thống ĐBCL bên trong được xây dựng, có các chính sách, quy trình triển khai; ii) Thực hiện việc phê duyệt, giám sát và định kỳ rà soát các chương trình giáo dục; iii) Xây dựng, triển khai chiến lược không ngừng nâng cao CLGD; iv) Duy trì cơ chế ĐBCL đội ngũ giảng viên; v) Công bố công khai, chính xác và cập nhật các thông tin về trường, các chương trình giáo dục và các văn bằng được cấp; vi) Định kỳ thực hiện các hoạt động ĐBCL (trường, CTGD); vii)Những người hưởng lợi tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá; viii) Tiêu chuẩn, tiêu chí được công bố công khai, sử dụng ổn định; ix) Có quy trình thẩm định các đánh giá viên để tránh xung đột lợi ích; x) Các hoạt động đánh giá gồm: Tự đánh giá của trường; đánh giá ngoài bởi nhóm chuyên gia và các khảo sát tại chỗ do hai bên thống nhất; công bố báo cáo đánh giá ngoài kể cả các quyết định và kiến nghị của cấp có thẩm quyền; có quy trình tiếp theo để đánh giá mức độ trường thực hiện các kiến nghị; có cơ chế tiếp nhận và xử lý các khiếu nại và tố cáo. Độc lập, tự chủ, không bị ảnh hưởng bởi bên thứ 3 trong q uá trình hoạt động và đánh giá; Có sứ mạng, mục đích, mục tiêu được tuyên bố rõ ràng bằng văn bản; Có đủ các nguồn nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu; Các chủ trương, quy trình, báo cáo rà soát và đánh giá đầy đủ, được công bố công khai; Các tiêu chuẩn đang sử dụng, các phương pháp đánh giá, các quá trình, các tiêu chí đưa ra quyết định và quá trình phê duyệt được xác định rõ ràng, bằng văn bản; Trường định 5kỳ thực hiện các đợt tự đánh giá và đánh giá ngoài để rà soát các hoạt động, sự hiệu quả và các giá trị; Báo cáo tổng kết về các kết quả đạt được, công bố công khai. 1.2. ASEAN QualityAssurance Network - AQAN AQAN được thành lập vào ngày 8 tháng 7 năm 2008 theo sáng kiến và nỗ lực của 11 lãnh đạo các nước thành viên trong khu vực ASEAN tại Kuala Lumpur Declaration nhằm nỗ lực hướng tới tiếng nói chung về ĐBCL GDĐH trong ASEAN. AQAN được ra đời hướng tới sự chia sẻ và tăng cường những thực hành tốt và năng lực phát triển quốc gia trong các nước thành viên. Do đó, AQAN càng phát triển, sẽ là cách hướng tới Khung đảm bảo chất lượng ASEAN (ASEAN Quality Assurance Framework) trong toàn khu vực. Và tất nhiên, đó sẽ là mục tiêu để chia sẻ sự thành công của các mạng lưới ĐBCL quốc tế khác như Asia Pacific Quality Network (APQN), European Association for Quality Assurance in Higher Education (ENQA) và International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education (INQAAHE). Mặc dù AQAN mới được thành lập không lâu, nhưng Mạng lưới được điều hành bởi các nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết và dưới tôn chỉ hoạt động thống nhất nên hy vọng trong tương lai không xa AQAN sẽ phát triển mạnh và làm tròn sứ mạng của mình. 62.HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở ĐÔNG NAM Á 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của AUN-QA Một trong các biện pháp cơ bản để thúc đẩy GDĐH trong khu vực Đông Nam Á là xây dựng Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Nework - AUN), đặc biệt là hệ thống ĐBCL của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Việc xây dựng hệ thống ĐBCL của AUN được khởi xướng từ năm 1998 bởi Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng quản trị AUN (AUN-BOT) là giáo sư, tiến sĩ Vanchai Sirichana. Từ khi thành lập, AUN có 13 thành viên là các trường hàng đầu của 10 nước trong khu vực; đến nay đã có 30 trường thành viên (Trong đó Việt Nam có Đại học Quốc gia Hà Nội , Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và gần đây vừa kết nạp thêm Đại học Cần Thơ). Cuộc họp lần thứ IV của Hội đồng quản trị AUN tổ chức tháng 6/1998 đã đánh giá hệ thống ĐBCL của AUN là vấn đề quan trọng hàng đầu cần ưu tiên phát triển. Để thực hiện cam kết này, Hội đồng quản trị AUN đã coi năm 1999 là năm chất lượng giáo dục của AUN và thành lập một nhóm đặc trách của Mạng lưới. Nhóm đặc trách này bao gồm các cán bộ nòng cốt quản lý chất lượng tại các trường đại học thành viên. Hệ thống ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á có mục đích xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng chung thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và các điển hình tốt. Hệ thống ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á đã minh chứng cho những tiềm năng lớn trong việc hợp tác quốc tế về ĐBCL giữa các trường đại học ở Đông Nam Á. Đây là quá trình phát triển từ “không có một nỗ lực nào” tới “có nỗ lực không chính thức”, “nỗ lực có tổ chức” và cuối cùng là “nỗ lực đã hoàn chỉnh”. Thỏa ước Bangkok (Bangkok Accord) về ĐBCL của AUN đã chính thức khởi động nỗ lực chung của các trường đại học thành viên để thực hiện mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Chính sách và các tiêu chí chung của Hệ thống ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á đã đề ra các mục tiêu và định khung sứ mạng cho các cán bộ ĐBCL chủ chốt thông qua việc đưa ra nguyên tắc giải quyết các khó khăn bằng một hệ thống có chỉnh lý cho phù hợp với từng nước, đồng thời tuân thủ những tiêu chí 7cơ bản của AUN. Thông qua hệ thống ĐBCL của AUN không còn biên giới học thuật giữa các trường đại học thành viên, hệ thống và chuẩn mực GDĐH được hài hoà hoá, việc trao đổi giảng viên và sinh viên sẽ được khuyến khích nhiều hơn, hỗ trợ các hợp tác nghiên cứu và chuyển đổi tín chỉ giữa các thành viên của mạng lưới các trường đại học trong mạng lưới AUN và tiến tới trong cả ASEAN. Một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động ĐBCL được AUN tập trung đầu tư là chính sách, tiêu chí chất lượng và hợp tác ASEAN với Hội đồng Châu Âu (European Union – EU) về ĐBCL giáo dục đại học. Cuộc họp của nhóm đặc trách của Mạng lưới ĐBCL của AUN được tổ chức tháng 11 năm 2000, đã song hành cùng với cuộc họp lần thứ 9 của Hội đồng Quản trị AUN ngày 12-13 tháng 11 năm 2000 tại Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan. Tại cuộc họp này đại diện của các trường thành viên đã đưa ra Thỏa ước Băng cốc về vấn đề ĐBCL của AUN. Thỏa ước này nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐBCL như một công cụ để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và toàn bộ các chuẩn về chất lượng của các trường thành viên trong mạng lưới. Nội dung chính của Thoả ước này như sau: - Mỗi trường thành viên bổ nhiệm một cán bộ cốt cán chịu trách nhiệm về chất lượng (Chief Quality Officer -CQO) để điều phối các hoạt động ĐBCL nhằm hướng tới mục đích nói trên. Cán bộ cốt cán này sẽ chịu trách nhiệm tham dự các hội thảo về ĐBCL của AUN. Các hội thảo này hướng đến việc xây dựng những tiêu chí (criteria) chung về chất lượng cũng như các qui trình định chuẩn (benchmarking) thông qua những đoàn đánh giá trong và đánh giá ngoài các đại học thành viên. - Các tiêu chí và qui trình định chuẩn về chất lượng được xây dựng từ hội thảo lần thứ nhất, bao gồm: (i) giảng dạy và học tập; ii) nghiên cứu; iii) dịch vụ công đồng; iv) các phương tiện giảng dạy; v) các tiện nghi học tập; vi) tỷ lệ giảng viên/người học v.v.) được tất cả các trường thành viên nhất trí. - Các trường thành viên sẽ xác định và khuyến khích việc thực hiện những thực hành tốt (good practices) trong lĩnh vực ĐBCL giáo dục đại học. 8- Các trường thành viên sẽ tiếp tục hợp tác và trao đổi thông tin với nhau thông qua các kênh truyền thông và chia sẻ thông tin thường xuyên. - Một trường thành viên có thể mời các trường thành viên khác hoặc cơ quan đánh giá bên ngoài để thực hiện việc thẩm định chất lượng (auditing), việc đánh giá, và rà soát về chất lượng. Một bước tiến lớn hơn trong công tác ĐBCL của AUN thể hiện qua Hội thảo lần thứ I các cán bộ nòng cốt về chất lượng ( CQOs) của các trường thành viên AUN, được tổ chức tại Đại học Malaya, Malaysia từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 4 năm 2001. Các bộ nòng cốt về chất lượng đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo các chính sách và tiêu chí chung đồng thời tham gia vào việc xây dựng chiến lược dài hạn về ĐBCL cho AUN. Các chính sách và tiêu chí của AUN được các bộ nòng cốt về chất lượng thống nhất và sau đó được các trường thành viên tán thành và áp dụng. Từ ngày 18 đến ngày 20/11/2001, Hội thảo thứ II về ĐBCL của các cán bộ nòng cốt về chất lượng được tổ chức tại Đại học Chulalongkorn, Đại họcBurapha và Bộ Các vấn đề đại học của Thái Lan. Hội thảo đã tập trung vào vai trò của ĐBCL, phong trào ĐBCL, tài liệu, hướng dẫn điện tử và hệ thống triển khai các hoạt động ĐBCL. Tất cả các hoạt động này đã đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển của qui trình định chuẩn về ĐBCL của AUN. Từ ngày 28 đến 30/3/2002, Hội thảo lần thứ III các cán bộ nòng cốt về chất lượng của AUN với chủ đề “Thực hành ĐBCL: dạy cái tốt nhất, học cái tốt nhất” với trọng tâm là việc chia sẻ những thực hành tốt trọng việc giảng dạy và học tập được tổ chức tại Yangon, Myanmar. Hội thảo đã rất thành công khi các trường thành viên đã rất tích cực chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong việc dạy và học. Hội thảo lần thứ IV các các cán bộ nòng cốt về chất lượng của AUN được tổ chức tại Đại học Indonesia và Đại học Gadjah, Indonesia từ ngày 14 đến ngày 16/10/2002, đại diện của các trường tiếp tục thảo luận về các thực hành tốt về nghiên cứu, dịch vụ, và phát triển nguồn lực thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên. Một điểm quan trọng của Hội thảo lần này đó là các trường thành viên đã nhất trí biên soạn và ban hành các Hướng dẫn về ĐBCL của AUN với tư cách như là một Sổ tay cho các trường thành viên AUN. 9Tiếp tục các nỗ lực theo hướng này, Hội thảo lần thứ V các các cán bộ nòng cốt về chất lượng của AUN được tổ chức từ n gày 24 đến 25/3/2003 tại Đại học Brunei Darussalam, Brunei Darussalam. Hội thảo đã thảo luận về các Hướng dẫn về ĐBCL và đánh giá về ĐBCL thông qua kinh nghiệm được chia sẻ giữa các trường thành viên và những bài học thu được từ Hội đồng Đánh giá và Kiểm định Quốc gia của Ấn Độ. Bên cạnh đó, các cán bộ nòng cốt về chất lượng cũng thống nhất về các công cụ đánh giá về ĐBCL mà sẽ được sử dụng như là những chỉ số để đánh giá trên thực tế. Hội thảo lần thứ VI các cán bộ nòng cốt về chất lượng của AUN được tổ chức tại Singapore từ ngày 23 đến ngày 25/2/2004 để kiểm tra các các chỉ số đánh giá (Assessment Indicators) thông qua các nghiên cứu trường hợp tại Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang. Khi rà soát việc tập hợp các công cụ đánh giá về ĐBCL của AUN, các trường thành viên đã thống nhất rằng các hình thức của chỉ số đánh giá cần có sự điều chỉnh để sao cho chúng phù hợp hơn với thực tiễn và các quá trình ĐBCL bên trong của mỗi trường thành viên AUN. Nhằm mục đích đưa ra những hướng dẫn thực hành của Hệ thống ĐBCL của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, các cán bộ ĐBCL chủ chốt của các nước (CQO) đã soạn thảo Hướng dẫn của AUN để sử dụng làm sổ tay tham khảo cho hoạt động ĐBCL đặc sắc và duy nhất ở Đông Nam Á. Trên thực tế, AUN-QA là hoạt động ĐBCL cấp khu vực đầu tiên và duy nhất đang diễn ra hiện nay. Các hướng dẫn của Hệ thống ĐBCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thông qua tại cuộc họp thứ 16 của Hội đồng quản trị AUN, tổ chức tại Siem Reap, Cam-pu-chia tháng 11/2004. Hội thảo lần thứ VII các cán bộ nòng cốt về chất lượng về “Đánh giá chất lượng bên trong” được tổ chức tại Đại học Burapha University từ ngày 3 đến ngày 4/5/2007 để thực hành đối với Sổ tay Thực hiện các hướng dẫn về ĐBCL của AUN thông qua việc đánh giá mô hình ĐBCL ở 3 cấp là “cấp hệ thống ĐBCL bên trong” (IQA), “cấp cơ sở đào tạo” và cấp “chương trình đào tạo (ngành đào tạo)”. Các các cán bộ nòng cốt về chất lượng đã thu nhận được những kinh nghiệm và thống nhất sẽ hoàn thiện thêm Bảng kiểm (checklist) trong Sổ tay để việc thực hiện được tốt hơn. Một bộ phận đặc trách (The Task Force) đã được thành lập để thúc đẩy hệ thống ĐBCL bên trong các trường 10 thành viên AUN cũng như các trường bên ngoài AUN trong ASEAN và các trường bên ngoài ASEAN. Hội thảo lần thứ VIII các cán bộ nòng cốt về chất lượng được tổ chức tại Đại học Malaya, Kuala Lumpur vào các ngày 13-14/12/2007. Mục đích của Hội thảo là nhằm thảo luận và hợp tác hơn nữa về hệ thống ĐBCL của AUN tập trung vào đánh giá chất lượng trên thực tế ở cấp độ chư ơng trình. Hội nghị lần thứ IX, tổ chức tại Đại học Burapha, Thái Lan đã hoàn thành việc thử nghiệm công cụ đánh giá và AUN-QA đã quyết định triển khai việc đánh giá thực tế tại một số ngành của các trường thành viên. Hiện nay, AUN đang cố gắng triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng và khuyến khích các trường thành viên đăng ký kiểm định theo "Nhãn hiện AUN" (AUN label). Đã có một số ngành học (chủ yếu là khoa học tự nhiên và kỹ thuật) của các trường như ĐH De la Salla, Đai học Inodonesia, Đại học Philipine, Viện Công nghệ Bandung, Indonesia, v.v. đã được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của AUN. Như vậy, từ tháng 12/2007, AUN đã thực hiện đánh giá chất lượng các chương trình giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng thí điểm 2 chương trình giáo dục; cho đến tháng 05/2014 thực tế đã thực hiện 18 đợt đánh giá với tổng số hơn 48 chương trình giáo dục đã được KĐCL. Ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị tiên phong (từ năm 2009), tiếp theo là Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, sau đó có thêm 2 đơn vị là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Cần Thơ đã đăng ký KĐCL theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN cho một số ngành đào tạo của mình. Việc KĐCL các chương trình giáo dục theo chuẩn đánh giá của AUN tại Việt Nam được bắt đầu tại ĐHQGHN với các hoạt động tự đánh giá vào năm 2008 và thực hiện đánh giá ngoài vào năm 2009. Cho đến nay, Việt Nam đã có 21 chương trình giáo dục được công nhận KĐCL của AUN. Cụ thể, ở Đại học Quốc gia Hà Nội có 11 chương trình, ở ĐHQG TP HCM có 8 chương trình và 6 chương trình được đánh giá trong khuôn khổ Dự án của DAAD và AUN-QA chương trình của Dự án (ở Trường ĐHBK Hà Nội, Đại học Cần Thơ). 2.2. Chính sách về đảm bảo chất lượng của AUN Các chính sách đảm bảo chất lượng của AUN thể hiện qua các nội dung cụ thể sau: 11 i) Các trường thành viên AUN sẽ liên tục phấn đấu để cải thiện việc áp dụng hệ thống ĐBCL. ii)Các trường thành viên AUN sẽ thiết lập sự trao đổi về ĐBCL và chương trình đào tạo theo nội dung đã được Cán bộ nòng cốt về chất lượng của các trường thành viên. iii) Các Cán bộ nòng cốt về chất lượng của các trường thành viên sẽ lập kế hoạch để cải thiện Hệ thống ĐBCL của các trường thành viên và được thừa nhận chung trong AUN. iv) Các trường thành viên AUN sẽ chào đón việc kiểm toán chất lượng liên trường (cross-external audits) với việc sử dụng những công cụ kiểm toán đã được thống nhất để tạo thuận lợi cho sự thừa nhận toàn cầu và định chuẩn của các trường thành viên. v) Tiêu chí chất lượng (quality criteria) của các hoạt động nòng cốt trong AUN (giảng dạy/học tập, nghiên cứu và dịch vụ) sẽ là những nền tảng của bất kỳ công cụ kiểm toán nào do AUN xây dựng. 2.3. Hợp tác ASEAN-EU về đảm bảo chất lượng (2003-2013) Để phát triển hơn nữa về công tác ĐBCL của AUN nhằm mục đích đạt tới sự thừa nhận quốc tế, AUN cũng đã hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU) về ĐBCL thông qua Chương trình Mạng lưới Trường đại học ASEAN -EU (gọi tắt là (AUNP). AUNP được điều hành chung bởi Ban thư ký của AUN và Uỷ ban Châu Âu (EC) thông qua Văn phòng Quản lý Chương trình tại Băng Cốc. Năm 2003, Văn phòng Quản lý Chương trình đã tổ chức Hội nghị bàn tròn lần thứ nhất về “đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” tại Đại học Chulalongkorn. Cuộc họp đã qui tụ các chuyên gia về ĐBCL của ASEAN và của EU đến chia sẻ kinh nghiệm, để học hỏi lẫn nhau từ những nghiên cứu trường hợp cụ thể cũng như thảo luận về các khả năng hợp tác về ĐBCL giữa hai khu vực. Trong Chương trình Mạng lưới các trường đại học ASEAN -EU, phái đoàn hỗ trợ kỹ thuật về ĐBCL đã được thành lập để hỗ trợ AUN tổng kết đánh giá các hướng dẫn của Hệ thống ĐBCL AUN. Nhiệm vụ của phái đoàn là hỗ trợ các trường đại học xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong và thúc đẩy phương án ĐBCL khu vực, đánh giá những hình thức áp dụng các tiêu chí của Hệ thống ĐBCL của AUN. Phái đoàn đã tổ chức một hội thảo vùng tại Việt Nam cho các 12 cán bộ nòng cốt về chất lượng của các trường thành viên. Tiếp theo đó là một loạt các hội thảo quốc gia được tổ chức cho cán bộ của các trường đại học thành viên của mạng lưới và các trường đại học khác tại 9 nước Đông Nam Á. Tổng s ố có 543 người tham dự đến từ 129 trường đại học. Với sự hỗ trợ tài chính một phần của Hội nghị các Hiệu trưởng của Đức (HRK), Ban chỉ đạo dự án “Hướng tới một sổ tay ĐBCL” đã được thành lập và họp tại Đại học Chulalongkorn vào tháng 5 năm 2006. Tại cuộc họp này, Ban chỉ đạo đã đưa ra văn bản chỉnh sửa tài liệu Hướng dẫn cho Hệ thống ĐBCL của AUN và cấu trúc của Sổ tay thực hành. Gần đây các nhóm làm việc nhỏ bao gồm các cán bộ nòng cốt về chất lượng và tiến sĩ Ton Vroeijenstijn, một chuyên gia châu Âu đã hoàn thành bản thảo về Sổ tay hướng dẫn cho Hệ thống ĐBCL của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á. Sổ tay này đưa ra những hướng dẫn cho Hệ thống đảm bảo chất lượng của AUN, xây dựng một hệ thống ĐBCL hài hoà ở cấp trường, cấp quốc gia và cấp khu vực. Tại cuộc họp lần thứ 20 của Hội đồng quản trị mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á tổ chức tháng 11 năm 2006, Hội đồng quản trị đã ủng hộ việc xuất bản Sổ tay hướng dẫn cho Hệ thống ĐBCL của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á như là một ấn phẩm của AUN. Hiện nay, AUN-QA đã có nhiều cải tiến để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực, vừa có thể hội nhập với quốc tế. Sau nhiều nghiên cứu và thảo luận, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN đã được chỉnh sửa và ban hành vào tháng 7/2011. Bên cạnh đó, để mở rộng và hội nhập dần với chuẩn đánh giá chất lượng thế giới, Mạng lưới ĐBCL của Mạng lưới các trường ở Đông Nam Á đã xây dựng nhiều dự án được phối hợp thực hiện giữa ASEAN và EU, cụ thể như: “Initiative for ASEAN Integration (IAI-CLMV) Project”, “ADB-CLM Project (Supported by Asia Development Bank)”, “ASEAN-QA Project (Collaboration with DAAD, Germany)”, “Training for Non-member Universities” Tóm lại, các quốc gia thành viên ASEAN và các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung cũng như các trường thành viên AUN nói riêng đang có những nỗ lực đáng kể nhằm thu hẹp khoảng cách về mặt chất lượng giữa các trường với nhau. Đồng thời, thông qua các hoạt động ĐBCL 13 AUN cũng đang một mặt thực hiện KĐCL một số ngành đào tạo của các trường thành viên, mặt khác, AUN cũng hướng đến việc định chuẩn chất lượng các trường thành viên của mình theo những chuẩn mực quốc tế để có được sự thừa nhận rộng rãi hơn trên thế giới. 14 3. CÁC MÔ HÌNHĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA AUN -QA 3.1. Các khái niệm về đảm bảo chất lượng (QA) trong giáo dục đại học Chất lượng trong giáo dục đại học không phải là một khái niệm học thuật đơn nghĩa về chất lượng. Chất lượng trong giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều được xem xét qua việc đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của các bên liên quan. Trong tuyên bố Giáo dục đại học toàn cầu cho thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành động (tháng 10 -1998), mục 11 về Đánh giá chất lượng đã xem xét chất lượng trong giáo dục đại học là “một khái niệm đa chiều, bao gồm tất cả các chức năng và hoạt động; các chương trình giảng dạy và học thuật; nghiên cứu và học bổng, đội ngũ cán bộ, sinh viên, khuôn viên, trang thiết bị, phương tiện, dịch vụ đến cộng đồng và môi trường học thuật. Tự đánh giá chất lượng nội bộ và đánh giá ngoài bởi các chuyên gia độc lập, hoặc có thể của chuyên gia quốc tế là việc quan trọng để nâng cao chất lượng”. Để phát triển, tiến hành, duy trì và cải thiện thang bậc chất lượng, một trường đại học cần thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng. Báo cáo của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (UNESCO, 2003) xác định đảm bảo chất lượng giáo dục đại học như là “quy trình quản lý và đánh giá một cách hệ thống để kiểm soát hiệu quả của các cơ sở giáo dục đại học”. 3.2. Các mô hình đảm bảo chất lượng của AUN-QA AUN công nhận tầm quan trọng về chất lượng trong giáo dục đại học và nhu cầu để phát triển một hệ thống đảm bảo chất lượng chuẩn để phát triển những tiêu chuẩn học thuật và nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và dich vụ giữa những trường thành viên AUN. Vào năm 1998, nhu cầu này hướng đến sự phát triển của mô hình AUN-QA. Vào thập kỷ trước, AUN-QA đã được khuyến khích, phát triển và tiến hành đảm bảo chất lượng dựa trên quy trình kinh nghiệm nơi mà các hoạt động đảm bảo chất l ượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải tiến liên tục. Tiến trình hoạt động của AUN QA được mô tả theo Hình 1 dưới đây: 15 Hình 1: Tiến trình hoạt động của AUN-QA Mô hình đảm bảo chất lượng của AUN-QA bao gồm các khía cạnh liên quan đến chiến lược, hệ thống và chiến thuật (xem Hình 2) và phụ thuộc vào cả đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài trong đó có kiểm định chất lượng. Hình 2: Mô hình đảm bảo chất lượng của AUN -QA Đảm bảo chất lượng bên trong đảm bảo rằng một đơ n vị đào tạo, hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc chương trình đào tạo có chính sách và cơ chế để chắc chắn rằng nó đảm bảo được mục tiêu và các tiêu chuẩn đặt ra. Đảm bảo chất lượng bên ngoài được thực hiện bởi các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài đơn vị. Các đánh giá viên đánh giá các hoạt động của đơn vị đào 16 Đảm bảo chất lượng và đ ối sánh mốc chuẩn trong nước (quốc tế) Sứ mạng Kết quả đạt được Sự hài lòng của các bên liên quan Kế hoạch Chính sách Quản lý Nguồn nhân lực Ngân sách Các hoạt động đào tạo Nghiên cứu Phục vụ cộng đồng Mục đích Mục tiêu tạo hoặc hệ thống đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo để quyết định có đáp ứng yêu cầu hay những tiêu chuẩn đã xác định. Trong giáo dục đại học, kiểm định là quá trình đánh giá chất lượng từ bên ngoài theo các tiêu chuẩn và tiêu chí xác định trước nhằm đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng và cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận chất lượng cho cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng) hoặc chương trình giáo dục. Mô hình đảm bảo chất lượng của AUN - QA được áp dụng cho các trường đại học của ASEAN và thống nhất giữa khung đảm bào chất lượng vùng và quốc tế. 3.3. Mô hình đảm bảo chất lượng cấp đơn vị của AUN-QA Chiến lược đảm bảo chất lượng cấp đơn vị bao gồm 11 tiêu chuẩn : 1. Sứ mạng 2. Kế hoạch chính sách 3. Quản lý 4. Nguồn nhân lực 5. Ngân sách 6. Các hoạt động đào tạo 7. Nghiên cứu 8. Phục vụ cộng đồng 9. Kết quả đạt được 10. Sự hài lòng của các bên liên quan 11. Đảm bảo chất lượng và định chuẩn (đối sánh) quốc tế và được minh họa theo Hình 3 dưới đây: Hình 3: Mô hình đảm bảo chất lượng và định chuẩn (đối sánh) quốc tế 17 Chiến lược đảm bảo chất lượng cấp trường với các yêu cầu của các bên liên quan được coi là tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích và mục tiêu của trường. Điều này có nghĩa là đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng sẽ luôn luôn bắt đầu với câu hỏi về sứ mệnh và mục tiêu (Cột 1) và kết thúc với thành quả (Cột 4) để đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan. Cột 2 là cột nói về nhà trường làm cách nào để đạt được các mục tiêu đề ra:  chuyển từ mục tiêu sang chính sách bằng văn bản và chiến lược  cơ cấu quản lý và hình thức quản lý của nhà trường  quản lý nguồn lực: đầu vào của cán bộ nhằm đạt được mục tiêu  ngân sách để đạt được các mục tiêu. Cột 3 nói về các hoạt động chủ chốt của nhà trường:  các hoạt động giảng dạy và học tập  các hoạt động nghiên cứu  đóng góp cho xã hội và hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng. Để tiếp tục cải tiến, nhà trường nên thực hiện hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng và đối sánh để đạt được sự hiệu quả trong giáo dục. 3.4. Mô hình hệ thông đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) của AUN-QA Mô hình của AUN-QA cho hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) (xem Hình 4 bên dưới) gồm 11 tiêu chuẩn bao phủ những lĩnh vực sau:  Khung đảm bảo chất lượng trong;  Các công cụ giám sát;  Các công cụ đánh giá;  Các quy trình đảm bảo chất lượng đặc biệt;  Các công cụ đảm bảo chất lượng đặc biệt (Specific QA Instruments) và các hoạt động tiếp theo để cải tiến chất lượng. Cụ thể là: 1. Chính sách 2. Giám sát 3. Định kỳ rà soát các hoạt động ...ẵng sàng thử nghiệm và vận dụng các ý tưởng mới). 2. Chương trình đào tạo (curriculum) rèn luyện cho sinh viên tốt nghiệp khả năng thực hiện các hoạt động học tập và nghiên cứu, phát triển nhân cách của họ, có quan niệm học thuật và năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp cần có các kỹ năng có thể chuyển đổi, các kỹ năng lãnh đạo, biết hướng tới thị trường việc làm cũng như phát triển nghề nghiệp (1.9). 3. Chương trình đào tạo (curriculum) nêu rõ ràng chuẩn đầu ra, phản ánh được yêu cầu và nhu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan (1.2). Các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 AUN-QA 1 Chuẩn đầu ra 1 2 3 4 5 6 7 1.1 Chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và được thể hiện trong chương trình đào tạo 1.2 Chương trình đào tạo khích lệ việc học tập suốt đời 1.3 Chuẩn đầu ra bao trùm được các kỹ năng và các kiến thức chung cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành 1.4 Chuẩn đầu ra phản ánh rõ ràng các yêu cầu của các bên liên quan Đánh giá chung 41 Giải thích Sinh viên đến trường đại học để học được một điều gì đấy. Vì vậy, cần xác định rất rõ chúng ta muốn sinh viên học những gì và những sinh viên tốt nghiệp đó được học những khối kiến thức, kỹ năng và thái độ (năng lực) như thế nào. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một phần của chuẩn đầu ra của chương trình. Chuẩn đầu ra của chương trình là điểm xuất phát của việc tự đánh giá. Chúng ta cần phải phân biệt giữa những kiến thức, kỹ năng chung và cụ thể. Học tập suốt đời là sự theo đuổi và cập nhật kiến thức suốt đời. Việc học tập suốt đời diễn ra hàng ngày dựa trên sự tương tác với những người khác để đạt được trình độ chuyên môn. Các câu hỏi chuẩn đoán - Tại sao chúng ta đào tạo? - Triết lý giáo dục của chương trình là gì? - Chuẩn đầu ra của chương trình là gì? - Chuẩn đầu ra của chương trình được xây dựng như thế nào? - Chuẩn đầu ra của chương trình có phản ánh mục tiêu của nhà trưởng? - Thị trường lao động có các yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp không? - Mức độ và sự đáp ứng của chương trình như thế nào đối với yêu cầu của thị trường lao động? - Có được xác định đặc điểm chung về việc làm của sinh viên tốt nghiệp không? - Chuẩn đầu ra của chương trình được phổ biến đến các giảng viên và sinh viên như thế nào? - Mức độ đạt được của chuẩn đầu ra như thế nào? - Chuẩn đầu ra có được xem xét điều chỉnh không? - Chuẩn đầu ra của chương trình được chuyển thành những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp như thế nào? (ví dụ: kiến thức, kỹ năng và thái độ; đạo đức nghề nghiệp). Nguồn minh chứng  Bản mô tả chương trình và các môdun;  Tờ rơi, bản thông báo hoặc bản tin về khóa học; 42  Ma trận các kỹ năng;  Cung cấp từ các bên liên quan;  Trang web của trường và khoa;  Thông báo phương tiện và kế hoạch đến các bên liên quan;  Các biên bản và tài liệu xem xét về chương trình;  Các báo cáo kiểm định, đối sánh chương trình. 8.2. Bản đặc tả chương trình Tiêu chuẩn 2 AUN-QA 1. Các trường đại học xuất bản tài liệu giới thiệu các chi tiết chương trình cho tất cả các khóa học do trường mình đào tạo trong đó nêu rõ các điểm dừng và cung cấp tất cả những kết quả cần đạt được của mọi khóa học, trong đó nêu rõ:  Những kiến thức và sự hiểu biết mà sinh viên sẽ đạt được sau khi kết thúc khóa học.  Các kỹ năng then chốt: giao tiếp, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng học tập  Các kỹ năng nhận thức như sự hiểu biết về phương pháp luận hoặc khả năng phân tích có phê phán  Các kỹ năng cụ thể liên quan đến môn học, chẳng hạn kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, kỹ năng lâm sàng, v.v... (1.10) 2. Khung chương trình cần cung cấp lời mô tả chính xác những kết quả học tập dự kiến của một chương trình đào tạo bậc đại học, cùng những phương tiện nhằm giúp đạt được và chứng minh được những kết quả này. (1.1) 3. Bản mô tả chương trình cần nêu rõ những kết quả học tập dự kiến về kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và các thái độ. Tài liệu này cần giúp cho sinh viên hiểu được phương pháp giảng dạy và học tập cần thiết để đạt được kết quả dự kiến; phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để chứng minh được kết quả học tập; và mối quan hệ giữa chương trình học và những thành tố của việc học với những yêu cầu về văn bằng trong mỗi quốc gia thành viên cũng như những yêu cầu đối với bằng cấp nghề nghiệp ở nước đó hoặc với lộ trình nghề nghiệp của sinh viên. (1.1) Các tiêu chí của tiêu chuẩn 2 AUN-QA 43 2 Bản mô tả chương trình 1 2 3 4 5 6 7 2.1 Trường đại học sử dụng bản mô tả chương trình [1] 2.2 Bản mô tả chương trình chỉ rõ chuẩn đầu ra, giải pháp và lộ trình thực hiện [1,2,3] 2.3 Bản mô tả chương trình được cung cấp, truyền đạt tới các bên liên quan [1,3] Đánh giá chung Giải thích Các chuẩn đầu ra của chương trình và mục tiêu dự kiến của chương trình đào tạo cần được chuyển tải vào chương trình. Điều quan trọng là các mục đích và mục tiêu này phải được phổ biến đến tất cả mọi người. Vì vậy, các trường đại học cần xuất bản tài liệu giới thiệu tất cả các khóa học do trường mình cung cấp. Khung chương trình cần có những chức năng sau:  Là một nguồn thông tin giúp các sinh viên đang học cũng như các sinh viên tiềm năng hiểu về chương trình.  Là một nguồn thông tin dành cho các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các thông tin về kỹ năng và các năng lực trí tuệ có thể chuyển đổi được phát triển trong chương trình.  Là cơ sở để các tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan pháp luật có chức năng kiểm định các chương trình đào t ạo bậc đại học sử dụng khi kiểm định. Khung chương trình cần xác định đầy đủ mọi lĩnh vực trong ngành đào tạo đã được thiết kế theo yêu cầu của các cơ quan này.  Là cơ sở để các nhóm giảng viên và các nhà quản lý xem xét, trao đổi và thẩm định chất lượng đối với những chương trình đang thực hiện cũng như các chương trình mới, và đảm bảo rằng mục tiêu của chương trình cũng như những kết quả học tập dự kiến đều được mọi người hiểu rõ. Khung chương trình cần phải được xây dựng sao cho nhà trường có thể hài lòng vì biết rằng người thiết kế chương trình biết rõ các kết quả học tập dự kiến là gì, và các kết quả này có thể đạt được và chứng minh được. Khung chương trình cũng có thể được sử dụng như một điểm quy chiếu 44 để thẩm định trong cũng như để giám sát những hoạt động của ngành đào tạo.  Là một nguồn thông tin cho các thẩm định viên về mặt học thuật và các đánh giá viên bên ngoài nắm được thông tin về mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình.  Là cơ sở để thu thập sự phản hồi từ sinh viên hoặc cựu sinh viên vừa tốt nghiệp những cảm nhận của họ về cơ hội học tập có kết quả tại nhà trường xét theo những kết quả học tập dự kiến. (1.13). Bản mô tả chương trình thường bao gồm những thông tin sau:  Tên đơn vị cấp bằng/tên trường  Tên cơ sở đào tạo (nếu khác với tên đơn vị cấp bằng)  Thông tin chi tiết về việc kiểm định chất lượng do các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan pháp luật tiến hành  Tên văn bằng sẽ cấp khi kết thúc khóa học  Tên ngành đào tạo  Mục tiêu của chương trình đào tạo  Công bố chuẩn so sánh cũng như các điểm quy chiếu trong và ngoài được sử dụng để thông tin về kết quả của chương trình đào tạo  Các kết quả của chương trình như kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ năng và thái độ cần đạt được  Các chiến lược giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá để đạt được kết quả và chứng minh kết quả đạt được.  Cấu trúc chương trình và các yêu cầu, trình độ, đơn vị kiến thức (mô- đun), tín chỉ.  Ngày viết hoặc điều chỉnh khung chương trình. Ngoài những thông tin trên, các cơ sở đào tạo có thể nêu thêm:  Tiêu chí lựa chọn sinh viên để tuyển vào chương trình  Các quy định về kiểm tra đánh giá  Các chỉ số chất lượng  Những hỗ trợ cụ thể cho việc học tập  Các phương pháp được sử dụng để đánh giá và cải thiện chất lượng và các tiêu chuẩn học tập (1.14). 45 Các câu hỏi chẩn đoán - Các mục đích và mục tiêu được chuyển vào trong chương trình đào tạo và trong các môn học như thế nào? - Nhà trường có chương trình chi tiết nào xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA không? - Bản mô tả chương trình có được công bố và các bên liên quan biết đến không? - Quy trình điều chỉnh bản mô tả chương trình được tiến hành như thế nào? Nguồn minh chứng  Bản mô tả chương trình hoặc môđun;  Tờ rơi, bản thông báo hoặc bản tin về khóa học;  Ma trận các kỹ năng;  Cung cấp từ các bên liên quan;  Trang web của trường và khoa;  Các phương tiện và kế hoạch cung cấp đến các bên liên quan;  Các biên bản và tài liệu thẩm định về chương trình;  Các báo cáo kiểm định, đối sánh chương trình. 8.3. Cấu trúc và nội dung chương trình Tiêu chuẩn 3 AUN-QA 1. Chương trình đào tạo (curicul um) có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát và các kỹ năng cần thiết. Chương trình được thiết kế nhằm tạo hứng thú cho sinh viên, thu hút được nhiều người học (1.3). 2. Chương trình đào tạo (curiculum) có tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường. Tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường được giảng viên và sinh viên biết rõ (1.1). 3. Chương trình đào tạo (curiculum) thể hiện được năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Mỗi môn học đều được thiết kế nhằm thể hiện được kết quả là những năng lực cần đạt được. Để thực hiện điều này, cần xây dựng một sơ đồ về chương trình đào tạo (curriculum map) (1.5). 4. Chương trình (curiculum) được thiết kế với các môn học có liên quan được tích hợp với nhau và củng cố các môn học khác trong chương trình. (1.4) 46 5. Cấu trúc chương trình (curriculum) chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu, các môn học được xây dựng chặt chẽ và có tổ chức. (1.6) 6. Cấu trúc chương trình (curiculum) thể hiện rõ các môn cơ bản, các môn học liên quan tới ngành, chuyên ngành, và luận văn hoặc luận án tốt nghiệp (1.7) Các tiêu chí của tiêu chuẩn 3 AUN-QA 3 Cẩu trúc và nội dung chương trình 1 2 3 4 5 6 7 3.1 Nội dung chương trình chỉ ra sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng chung và chuyên ngành [1] 3.2 Chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường [2] 3.3 Mỗi môn học của chương trình đóng góp rõ ràng vào việc thực hiện các kết quả học tập mong muốn [3] 3.4 Chương trình môn học mang tính tổng hợp, tất cả các chủ đề và môn học đều được tích hợp [4] 3.5 Chương trình môn học chỉ ra được bề rộng và chiều sâu [5] 3.6 Chương trình môn học chỉ ra rõ ràng các hoạt động của các môn học cơ bản, các môn trung gian, các môn chuyên ngành và đề án tốt nghiệp hoặc luận văn, luận án [6] 3.7 Nội dung chương trình được cập nhật [1] Đánh giá chung Giải thích Việc đặt câu hỏi chuẩn đầu ra được chuyển hóa vào trong chương trình đào 47 tạo như thế nào là vô cùng cần thiết. Chương trình có lchặt chẽ và liên tục được cập nhật không? Mỗi môn học góp phần như thế nào cho việc đạt được kết quả đầu ra? Các câu hỏi chuẩn đoán - Nội dung chương trình đào tạo có phản ánh sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường hay không? - Nội dung chương trình đào tạo có phản ánh kết quả dự kiến không? Nội dung này có khả năng giúp người học đạt được kết quả dự kiến không? - Có một mối liên hệ rõ ràng giữa các môn học trong chương trình đào tạo hay không? Chương trình đào tạo có được xây dựng hợp lý không? - Có sự cân bằng giữa các môn chung và các môn chuyên ngành không? - Các môn học có phản ánh sự phức tạp tăng lên qua thời gian hay không? - Nội dung chương trình có cập nhật không? - Cấu trúc chương trình được lựa chọn trên cơ sở nào? - Cấu trúc chương trình đào tạo có thay đổi trong thời gian gần đây hay không? Nếu có, xin cho biết tại sao? - Việc thiết kế các môn học có phải tuân theo yêu cầu gì để đạt được sự chặt chẽ trong cấu trúc chương trình hay không? Ai đặt ra những yêu cầu này? - Việc giảng dạy do các khoa khác thực hiện có đạt yêu cầu không? - Chương trình học của năm đầu có được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được phần còn lại của chương trình đào tạo không? - Mối liên hệ giữa nội dung đào tạo cơ bản và nội dung chuyên ngành có đúng không? - Tổ chức các chuyên ngành khác nhau trong chương trình có hợp lý không? - Mối liên hệ giữa các môn học cơ sở, các môn học liên quan tới ngành và chuyên ngành đào tạo trong khối các môn học bắt buộc và các môn tự chọn của chương trình có hợp lý không? - Chương trình đào tạo có gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai” (bottlenecks) không? - Chương trình đào tạo sử dụng cách tổ chức như thế nào (một năm ba học kỳ - trimester, một năm hai học kỳ - semester, học theo môđun - modular, 48 hay học theo vấn đề - problem oriented)? Cách tổ chức này được những bên có liên quan đánh giá ra sao? Nguồn minh chứng  Bản mô tả chương trình hoặc môđun;  Tờ rơi, bản thông báo hoặc bản tin về khóa học;  Ma trận các kỹ năng;  Cung cấp từ các bên liên quan;  Trang web của trường và khoa;  Các phương tiện và kế hoạch cung cấp đến các bên liên quan;  Các biên bản và tài liệu thẩm định về chương trình;  Các báo cáo kiểm định, đối sánh chương trình. 8.4. Chiến lược giảng dạy và học tập Tiêu chuẩn 4 AUN-QA  Giảng viên được khuyến khích sử dụng phương pháp làm cho sinh viên học tập chủ động. Học tập chủ động là một quá trình học hỏi và suy nghĩ, cân nhắc liên tục, có sự hỗ trợ của bạn đồng học, với mục đích tạo ra việc học tập có chất lượng ở sinh viên. Thông qua phương pháp học tập chủ động, các giảng viên có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau bằng cách cùng giải quyết những vấn đề thực tế, và suy nghĩ về những kinh nghiệm của mình. Việc xây dựng chương trình học tập chủ động có hỗ trợ là nhằm vào mục đích cải tiến việc học tập cũng như môi trường học tập của sinh viên (2.14)  Học tập có chất lượng được định nghĩa ở đây là sự chủ động tìm hiểu thế giới do chính sinh viên thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp. Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu, qua đó sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới. Theo quan điểm này thì việc giảng dạy chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện cho học tập (4.1).  Mục đích của giáo dục đại học chỉ có thể đạt được thông qua chính sinh viên. Chất lượng học tập vì thế phụ thuộc phần lớn vào phương pháp họ c tập của sinh viên. Điều này đến lượt nó lại phụ thuộc vào quan niệm học tập của người học, về những hiểu biết của họ về việc học của chính mình, và các chiến lược họ chọn sử dụng trong học tập (4.2).  Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc 49 học ở tuổi trưởng thành. Người học trưởng thành học tập tốt nhất trong môi trường thoải mái, có sự hợp tác, hỗ trợ và thân thiện. Môi trường học tập hợp tác giúp cho việc học của người học có thể đạt đến một mức độ nhận thức sâu sắc (4.3).  Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần: a. Tạo ra một môi trường giảng dạy -học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức b. Cung cấp những chương trình đào tạo mềm dẻo nhằm giúp người h ọc có khả năng lựa chọn nội dung môn học, lộ trình học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người (4.9).  Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó người học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm (4.10). Các tiêu chí của tiêu chuẩn 4 AUN-QA 4 Chiến lược giảng dạy và học tập 1 2 3 4 5 6 7 4.1 Khoa và bộ môn có chiến lược rõ ràng về giảng dạy và học tập [5] 4.2 Các chiến lược dạy và học cho phép sinh viên thu nhận và làm chủ các kiến thức khoa học [2,6] 4.3 Các chiến lược dạy và học hướng tới người học và khích lệ chất lượng học tập [3,4] 4.4 Chiến lược dạy và học khuyến khích việc học tích cực và hỗ trợ việc tự học [1] Đánh giá chung Giải thích Các tiêu chí chất lượng AUN mô tả một cách chi tiết làm thế nào để xem xét 50 một quá trình học tập và các yêu cầu của một chiến lược trong giảng dạy và học tập tốt. Mục đích của giáo dục đại học nhằm phát triển khả năng tri thức ngày càng cao trong sinh viên, vì thế cần lưu ý các đặc điểm sau để đảm bảo chất lượng học tập: - Khả năng tự khám phá tri thức. Người học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tư liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể. - Khả năng lưu giữ kiến thức. Sử dụng phương pháp học tập nhấn mạnh hiểu biết hơn là trí nhớ sẽ giúp người học lưu giữ được kiến thức lâu hơn. - Khả năng nhận biết mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới. Chất lượng học tập luôn luôn phụ thuộc vào khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Khả năng sáng tạo sự hiểu biết mới. Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc người học có khả năng khám phá những gì người khác đã học hỏi và ghi nhận được, nắm bắt được mối quan hệ giữa những kiến thức mới thu được với kinh nghiệm của bản thân cũng như những gì đã biết từ trước để phát triển thành những ý tưởng mới. - Khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề. - Khả năng diễn đạt kiến thức của mình cho người khác. Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc người học có khả năng hình thành và diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ những suy nghĩ độc lập và những hành động của mình. - Sự say mê học hỏi. Chất lượng học tập phụ thuộc vào việc người học có quan điểm học tập suốt đời. Những điều kiện cần thiết giúp cho việc học tập đạt chất lượng: - Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học sẵn sàng - cả về nhận thức lẫn tình cảm - đáp ứng nhiệm vụ học tập. - Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học có lý do để học. - Chất lượng học tập chỉ đạt khi người học biết liên hệ với các kiến thức đã học. - Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học tích cực trong suốt quá trình học tập. 51 - Chất lượng học tập chỉ đạt được khi người học được học trong một môi trường học tập với đầy đủ sự hỗ trợ. Tất nhiên là sẽ không có một chiến lược giảng dạy và học tập nào là hợp lý nhất cho tất cả các trường hợp. Nhưng dù vậy, mỗi chương trình cũng phải có ít nhất một chiến lược giảng dạy và học tập cho mình. Các câu hỏi chuẩn đoán  Các giảng viên của khoa có chia sẻ về chiến lược giảng dạy và học tập không? Chiến lược này có phù hợp không?  Các phương pháp/kỹ thuật thực hiện giảng dạy hiện đang được sử dụng (tổ chức việc tự học cho sinh viên, sĩ số lớp, tổ chức các seminars, các buổi thực hành) có phù hợp không?  Máy tính được sử dụng để hỗ trợ giảng dạy như thế nào?  Các phương pháp sư phạm được đánh giá ra sao? Các phương pháp được lựa chọn có phù hợp với mục tiêu của môn học không? Các phương pháp sử dụng có đa dạng không?  Có các hoàn cảnh không cho phép áp dụng các phương pháp sư phạm mong muốn không (sĩ số lớp, điều kiện về tài liệu học tập, các kỹ năng của giảng viên) hay không? Nếu nghiên cứu khoa học là một hoạt động cốt lõi của trường:  Khi nào sinh viên được tiếp xúc với việc nghiên cứu lần đầu tiên?  Mối liên hệ qua lại giữa học tập và nghiên cứu được thể hiện ra sao trong chương trình?  Kết quả nghiên cứu được đưa vào chương trình như thế nào? Một khía cạnh cụ thể của chiến lược giảng dạy và học tập là tạo điều kiện thực hành cho sinh viên (người được đào tạo). Mô tả vai trò của thực tập thực tế trong chương trình đào tạo:  Thực tập-thực tế có phải là một phần bắt buộc của chương trình đào tạo hay không?  Số tín chỉ dành cho việc thực tập-thực tế.  Việc thực tập-thực tế của sinh viên có cần tuân theo các tiêu chí cụ thể được nêu rõ từ trước hay không? 52  Việc chuẩn bị cho thực tập-thực tế trong chương trình (cả về nội dung, phương pháp lẫn kỹ năng)  Mức độ yêu cầu của việc thực tập-thực tế có chấp nhận được không?  Việc thực tập-thực tế có bị “nghẽn cổ chai” không? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu?  Sinh viên được hướng dẫn thực tập như thế nào?  Sinh viên được đánh giá ra sao? Nguồn minh chứng  Chiến lược giảng dạy và học tập  Minh chứng về các hoạt động học tập theo dự án, thực tập-thực tế, bài tập thực hành, thực tế tại khu công nghiệp, v.v  Phản hồi của sinh viên  Khóa học trên mạng (online learning portal)  Bản mô tả các môdul (giai đoạn học tập). 8.5. Đánh giá sinh viên Tiêu chuẩn 5 AUN-QA 1. Việc kiểm tra đánh giá bao gồm:  Các sinh viên mới được đánh giá bằng năng lực đầu vào.  Sự tiến bộ trong học tập của sinh viên được đánh giá thông qua một ma trận điểm số/biểu đồ/hồ sơ học tập nêu rõ năng lực của sinh viên và chương trình đào tạo dựa trên kết quả đầu ra.  Đánh giá sinh viên tốt nghiệp bằng cách sử dụng Bảng kiểm tra năng lực sinh viên tốt nghiệp (Graduate Competency Check-List) hoặc bằng một kỳ kiểm tra đánh giá tích hợp và toàn diện. 2. Theo nguyên tắc học tập ở tuổi trưởng thành, các học viên trưởng thành thích được đánh giá bằng các phương pháp dựa trên tiêu chí và thông qua sự kết hợp giữa tự đánh giá, bạn đồng học đánh giá và giảng viên đánh giá. (3.1) 3. Giảng viên cần cung cấp nhiều hình thức đánh giá đa dạng thông qua các phương pháp tự đánh giá, bạn bè đánh giá và giảng viên đánh giá dựa trên nguyên tắc minh bạch, mềm dẻo, có cân nhắc kỹ lưỡng và hướng đến kết quả. Các tiêu chí đánh giá cần được thương lượng minh bạch với mọi thành viên trong khóa học. Các chiến lược đánh giá được sử dụng phù hợp với những kết 53 quả học tập được xác định rõ từ trước. (3.2) 4. Việc thực hiện đánh giá phù hợp với mọi mục đích và mọi lãnh vực của chương trình đã được dạy. (3.3) 5. Nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng để phục vụ các mục đích đánh giá khác nhau như chẩn đoán (diagnostic), đánh giá sự tiến bộ trong học tập (formative) và đánh giá kết thúc môn học hoặc khóa học (summative). (3.4) 6. Phạm vi và trọng số của các kế hoạch kiểm tra đánh giá đều rõ ràng và được phổ biến đến mọi đối tượng có liên quan. (3.5) 7. Các tiêu chuẩn áp dụng trong các kế hoạch kiểm tra đánh giá đều minh bạch và nhất quán trong toàn bộ chương trình đào tạo. (3.6) 8. Thường xuyên áp dụng các quy trình để bảo đảm đến mức tối đa rằng các kế hoạch kiểm tra đánh giá đều có giá trị, có tính tin cậy và được thực hiện một cách công bằng. (3.7) 9. Có những quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đánh giá để sinh viên sử dụng khi cần. (3.9) 10. Độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp kiểm tra đánh giá được ghi lại bằng văn bản và được thường xuyên thẩm định; các phương pháp kiểm tra đánh giá mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm. (3.10) Các tiêu chí của tiêu chuẩn 5 AUN-QA 5 Đánh giá sinh viên 1 2 3 4 5 6 7 5.1 Đánh giá sinh viên qua các bài thi đầu vào, các bài kiểm tra trong tiến trình học tập, các bài thi tốt nghiệp [1] 5.2 Việc kiểm tra đánh giá thực hiện dựa theo các tiêu chí [2] 5.3 Việc kiểm tra đánh giá sinh viên sử dụng nhiều phương pháp [3,5] 5.4 Việc kiểm tra đánh giá phản ánh các kết quả học tập mong muốn và nội dung chương trình [3] 5.5 Các tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng và được sinh viên biết [3,6] 54 5.6 Các phương pháp đánh giá bao trùm hết các mục tiêu của chương trình môn học [4] 5.7 Các tiêu chuẩn áp dụng trong việc kiểm tra đánh giá rõ ràng và nhất quán [7,8,9,10] Đánh giá chung Giải thích Đánh giá sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đại học. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của sinh viên sau này. Vì vậy, việc đánh giá cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp trong đó cần tập trung nhiều vào đánh giá kiến thức thông qua quá trình kiểm tra và thi cử. Đánh giá cũng cung cấp cho nhà trường các thông tin giá trị về hiệu quả giảng dạy và các dịch vụ hỗ trợ người học. Các quy trình đánh giá sinh viên được kỳ vọng cần:  Được thiết kế sao cho có thể đo lường được các kết quả học tập mong muốn và các mục tiêu khác của chương trình;  Phù hợp với mục đích, tuỳ theo đó là đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình hay đánh giá kết quả; có các tiêu chí xếp hạng/chấm điểm rõ ràng và được công bố;  Được thực hiện bởi những người hiểu rõ vai trò đánh giá trong quá trình sinh viên đạt được những kiến thức, kỹ năng phù hợp với trình độ mong muốn và trong điều kiện có thể không nên chỉ dựa vào quyết định của một người;  Tính đến tất cả các hậu quả có thể có của các quy chế thi cử;  Có những quy định cụ thể về việc nghỉ học của sinh viên, bệnh tật và các trường hợp khác;  Đảm bảo việc đánh giá được thực hiện một cách tin cậy, phù hợp với các quy trình do nhà trường quy định;  Được kiểm tra về mặt hành chính nhằm đảm bảo sự chính xác của các quy trình;  Thông báo rõ ràng đến sinh viên về kế hoạch/chiến lược kiểm tra đánh giá sử dụng trong chương trình, họ sẽ trải qua các kỳ thi gì hay được đánh giá 55 bằng các phương pháp nào, người ta mong đợi họ đạt được gì và các tiêu chí nào được áp dụng khi đánh giá họ. Câu hỏi chẩn đoán - Sinh viên mới có được đánh giá đầu vào hay không? - Sinh viên tốt nghiệp có được đánh giá đầu ra hay không? - Việc kiểm tra và thi cử phủ kín nội dung và mục tiêu của từng môn học cũng như toàn chương trình đến mức độ nào? - Việc kiểm tra đánh giá có dựa trên tiêu chí không? - Có nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá được áp dụng không? Đó là những phương pháp nào? - Các tiêu chí đạt/trượt có rõ không? - Các quy định về kiểm tra thi cử có rõ ràng không? - Các quy trình kiểm tra, thi cử có minh bạch, được phổ biến cho mọi người và được tuân thủ chặt chẽ hay không? - Có cơ chế nào nhằm đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, thi cử hay không? - Sinh viên có hài lòng với các quy trình này không? Sinh viên có than phiền gì không? - Có các quy định rõ ràng về việc thi lại hay không? Sinh viên có hài lòng với những quy định này không? Một hình thức đánh giá môn học thường dùng là thông qua một nghiên cứu khi kết thuc mỗi môn học/khóa học (tiểu luận, luận văn hoặc bài tập nghiên cứu). Hình thức này đòi hỏi sinh viên phải chứng tỏ kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời phải cho thấy khả năng sử dụng các kiến thức/kỹ năng đó trong tình huống mới. - Việc đánh giá cuối môn học thông qua bài tiểu luận, luận văn hoặc bài tập lớn cuối môn học/khóa học có những quy định cụ thể hay không? - Có những tiêu chí được nêu rõ để đánh giá bài nghiên cứu cuối môn học/khóa học hay không? - Việc chuẩn bị cho bài nghiên cứu cuối môn học/khóa học bao gồm những gì (về nội dung, phương pháp và kỹ năng)? - Mức độ yêu cầu đối với bài nghiên cứu cuối môn học/khóa học có phù hợp 56 không? - Việc thực hiện bài nghiên cứu cuối môn học/khóa học có gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai” hay không? Nếu có, nguyên nhân do đâu? - Hãy mô tả việc hướng dẫn sinh viên. Nguồn minh chứng  Mẫu về các đánh giá khóa học, môn học, làm việc theo dự án, đánh giá cuối kì,  Cách thức tính điểm (marking scheme)  Quy trình tổ chức thi  Quy trình phản hồi kết quả thi  Bản mô tả chương trình và module  Quy chế thi 8.6. Chất lượng đội ngũ giảng viên Tiêu chuẩn 6 AUN-QA 1. Giảng viên tốt ở bậc đại học có những năng lực sau:  Thiết kế được một chương trình giảng dạy và học tập mạch lạc và thực hiện được chương trình này.  Áp dụng các phương pháp dạy và học đa dạng, và chọn lựa phương pháp thích hợp nhất để đạt kết quả học tập mong muốn.  Sử dụng và phát triển nhiều loại phương tiện truyền thông trong dạy học.  Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của sinh viên phù hợp với những kết quả học tập dự kiến.  Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình.  Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình.  Xác định các nhu cầu và xây dựng các kế hoạch phát triển liên tục. (2.13) 2. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạ o phù hợp với yêu cầu cả về bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng, tuổi tác, v.v.. (2.1) 3. Việc tuyển chọn và nâng bậc cho giảng viên dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực như giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ. (2.3) 57 4. Vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đội ngũ cán bộ được xác định và được mọi người hiểu rõ. (2.4) 5. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở bằng cấp, kinh nghiệm và khả năng phù hợp của cán bộ. (2.5) 6. Việc quản lý thời gian và cơ chế khen thưởng nhằm mục tiêu thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập. (2.6) 7. Mọi cán bộ đều có trách nhiệm giải trình với chủ sở hữu (Owner) của nhà trường - Chính phủ, Hội đồng Quản trị (Tổ chức sáng lập), thông qua Hiệu trưởng và các đối tượng có liên quan, có lưu ý đến quyền tự do về học thuật của các giảng viên. (2.9) 8. Có sự chuẩn bị đối với những vấn đề như đánh giá, tư vấn và sắp xếp lại nhân sự. (2.10) 9. Những quyết định về nhân sự như cho thôi việc, nghỉ hưu, và các phúc lợi xã hội đều được lên kế hoạch sẵn và thực hiện tốt. (2.11) 10. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện thường xuyên dựa trên một kế hoạch xây dựng từ trước và sử dụng những biện pháp công bằng và khách quan trên tinh thần hướng đến sự cải thiện. (2.12) Các tiêu chí của tiêu chuẩn 6 AUN-QA 6 Chất lượng đội ngũ giảng viên 1 2 3 4 5 6 7 6.1 Giảng viên có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ [1] 6.2 Có đủ giảng viên để giảng dạy các môn học trong chương trình [2] 6.3 Việc tuyển dụng và bổ nhiệm dựa trên thành tích giảng dạy và nghiên cứu [3] 6.4 Các vai trò và quan hệ giữa các giảng viên được xác định rõ và được hiểu rõ [4] 6.5 Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng [5] 6.6 Có quy định về khối lượng công việc và chế độ khen thưởng để nâng cao chất 58 lượng dạy và học [6] 6.7 Quy định rõ trách nhiệm của các giảng viên [7] 6.8 Có sự chuẩn bị về đánh giá, tư vấn và bố trí lại cán bộ giảng dạy [8] 6.9 Có kế hoạch về việc chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu, phúc lợi xã hội và thực hiện tốt kế hoạch [9] 6. 10 Có hệ thống đánh giá, khen thưởng hữu hiệu [10] Đánh giá chung Giải thích Giảng viên là tài nguyên học tập quan trọng nhất đối với phần lớn sinh viên. Điều quan trọng là các giảng viên có kiến thức và hiểu biết đầy đủ về bộ môn mình đang giảng dạy, có các kỹ năn...o tạo. - Minh chứng khác .......... 2.4. Thiết kế chương trình giảng dạy - Ai chịu trách nhiệm thiết kế chương trình? - Những đóng góp của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong quá trình thiết kế chương trình? - Văn bản kế hoạch tổ chức xây dựng chương trình đào tạo - Biên bản góp ý kết quả khảo sát của giảng viên, đại diện cở sở sử 86 - Thị trường lao động được tham khảo hoặc tham gia như thế nào trong việc thiết kết chương trình? - Các tiến bộ hoặc thay đổi trong xã hội được được cập nhật vào chương trình như thế nào? Ai sẽ đưa ra các yêu cầu này khi cần? Dựa trên cơ sở nào để đưa vào? Ai chịu trách nhiệm về việc cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo? Việc đó được triển khai thực hiện như thế nào? - Việc thiết kế chương trình có so sánh chuẩn mực với các trường đại học khác không? - Cơ sở đào tạo có tham gia vào các mạng lưới quốc tế nào không? - Có trao đổi với trường đại học nào ở nước ngoài không? - Chương trình có được nước ngo ài nào công nhận không? dụng sản phẩm đào tạo, đại diện sinh viên về chương trình đào tạo - Văn bản đánh giá/ thoả thuận hợp tác đào tạo/công nhận tương đương với cơ sở đào tạo nước ngoài - Các văn bản ghi nhớ hợp tác với nước ngoài liên quan đến chương trình đào tạo. - Thống kê các chương trình đào tạo cùng chuyên ngành (ĐH&SĐH) liên kết với nước ngoài - Thống kê chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên với các tổ chức đào tạo và các tổ chức khác ở nước ngoài (thuộc chuyên ngành này) - Minh chứng khác .......... 2.5. Kiểm tra - Đánh giá - Các yêu cầu về kiểm tra đánh giá và các đề thi phản ánh đến mức độ nào các yêu cầu và các nội dung của các môn học và của chương trình? - Các yêu cầu về kiểm tra đánh giá và các đề thi phản ánh đến mức độ nào mục tiêu cụ thể của từng môn học và mục tiêu chung của chương trình? - Các quy định về kiểm tra đánh giá và về các kỳ thi có rõ ràng không? - Quy trình về kiểm tra đánh giá có rõ ràng không? Quy trình và quy định có được phổ - Văn bản các hội nghị hội thảo về áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá cho các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau của trưòng - Văn bản quy định chung về chương trình đào tạo cho phương thức đào tạo tập trung và không tập trung của ngành - Văn bản quy đinh chung về quy trình thi/kiểm tra đánh giá cho 87 biến rộng rãi không? có được tuân thủ nghiêm túc không ? - Có biện pháp đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá không? - Sinh viên có hài lòng với quy trình kiểm tra đánh giá không? Những điều phàn nàn của sinh viên là gì? Sinh viên nhận xét đánh giá việc kiểm tra đánh giá như thế nào? - Có quy định rõ ràng về việc thi lại không và sinh viên có hài lòng với các quy định này không? - Phương pháp sử dụng để kiểm tra như thế nào? (câu hỏi lựa chọn, các câu hỏi mở, bài tập nghiên cứu, tiểu luận ...)? Trọng số của các loại kiểm tra này? - Trọng số của khoá luận và/ hoặc bài tập nghiên cứu trong chương trình đào tạo là bao nhiêu (bao nhiêu tín chỉ)? - Những tiêu chuẩn đặt ra cho bài tiểu luận /khoá luận là gì? - Bài tiểu luận (niên luận) được ai đánh giá và đánh giá như thế nào? - Kiểm tra và thi được thực hiện khi nào (giữa hay cuối học kỳ/học phần ...)? Tỷ trọng như thế nào? - Ai chịu trách nhiệm về chất lượng của các đề thi? - Ai chịu trách nhiệm về việc chấm thi? chất lượng chấm thi? - Một trong các phương pháp để đánh giá sinh viên là khoá luận tốt nghiệp hay đề án tốt nghiệp. Trong bài luận văn/đề án tốt nghiệp, phương thức đào tạo tập trung và không tập trung của ngành - Website của trường công bố văn bản quy định chung về kiểm tra đánh giá cho các phương thức đào tạo của ngành. - Văn bản định kỳ rà soát và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập cho sinh viên. - Văn bản về các xêmina về các phương pháp đo lường và đánh giá trong giáo dục đại học - Tỷ lệ môn học trong chuyên ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/kiểm tra tự luận - Tỷ lệ môn học trong chuyên ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Tỷ lệ môn học trong chuyên ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/kiểm tra dưới dạng bài tập nghiên cứu, tiểu luận. - Văn bản các Xemina đánh giá mức độ tin cậy và độ giá trị của các bài thi hết môn trong ngành - Báo cáo khảo sát sinh viên về tính sát thực của các đề thi, phản ánh năng lực của người học - Khảo sát sinh viên về các loại hình thi. Phân tích thông kê các 88 sinh viên phải thể hiện kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng vận dụng các kiến thức tích luỹ vào một hoàn cảnh mới. - Có quy định rõ cho việc làm khoá luận tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp không? - Có các tiêu chí bắt buộc các khoá luận hay đồ án tốt nghiệp phải tuân thủ không? - Chương trình học đã chuẩn bị gì cho sinh viên khi làm đồ án hay khoá luận tốt nghiệp? (nội dung, phương pháp và kỹ năng)? - Chất lượng của đồ án hay khoá luận tốt nghiệp có thỏa đáng không? - Có vấn đề gì còn băn khoăn trong việc sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp hay tiến hành đồ án tốt nghiệp không? nếu có, nguyên nhân là gì? - Mô tả việc sinh viên được chuẩn bị cho viết khoá luận/đồ án tốt nghiệp: ○Việc lựa chọn chủ đề và đề tài ○Khi triển khai nghiên cứu hay thực hiện đồ án ○Khi viết khoá luận tốt nghiệp ○Có giảng viên hướng dẫn cho sinh viên làm khoá luận hay đồ án tốt nghiệp không? Mô tả cách tổ chức đánh giá, chấm điểm. Có nhiều giám khảo không? kết quả thi để điều chỉnh các loại hình thi và độ khó của đề thi. - Văn bản qui định về khoá luận/đồ án tốt nghiệp - Văn bản các tiêu chí/phuơng án đánh giá khoá luận/đồ án tốt nghiệp - Văn bản hướng dẫn làm khoá luận/đồ án tốt nghiệp - Một số bản khoá luận/đồ án tốt nghiệp đã bảo vệ được đánh giá tốt và chưa tốt - Biên bản của Hội đồng đánh giá xét duỵệt khoá luận / đồ án tốt nghiệp của sinh viên. - Minh chứng khác .......... 3. ĐẦU VÀO 3.1 Sinh viên Sinh viên nhập học - Phân tích sự thay đổi về số lượng sinh viên nhập học hàng năm: Có sự lo ngại gì không và lý do là gì? Lý do của các vấn đề liên quan? Triển vọng tương lai? - Các văn bản qui định chế độ/qui trình tuyển sinh cho chương trình đào tạo - Thống kê tỷ lệ tuyển chọn trong 89 - Việc tuyển sinh thế nào? Việc tuyển sinh diễn ra như thế nào? Các yêu cầu đầu vào của sinh viên là gì? - Các quy định hoặc chính sách liên quan đến việc tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển? Các quy định/chính sách này nhằm mục đích gì? làm tăng hay ổn định số lượng sinh viên nhập học? Tại sao? - Các biện pháp áp dụng nhằm tác động đến chất lượng và số lượng sinh viên nhập học là gì? - Kết quả của các biện pháp này như thế nào? - Số lượng và chất lượng sinh viên đầu vào có gây nên mối quan tâm nào không? - Chương trình đã xem xét tới kết quả thi tuyển và năng lực của sinh viên nhập học như thế nào? Mối liên quan giữa chương trình và trình độ kiến thức học sinh học ở trung học phổ thông là gì? 5 năm vừa qua - Văn bản các qui định về chính sách/chế độ đối với sinh viên theo học chương trình - Văn bản tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh cho chương trình đào tạo. - Minh chứng khác .......... Khối lượng học tập: - Chương trình đào tạo có áp dụng hệ thống tín chỉ hay học phần không? hệ thống tín chỉ hay học phần được tính như thế nào? - Khối lượng học thực tế của chương trình có tương đương với khối lượng học tập quy định không? - Khối lượng học có được chia đều giữa các năm học và trong từng học kỳ không? - Các biện pháp nào được áp dụng trong việc lập chương trình và tư vấn sinh viên khi một số học phần của chương trình đi trệch khỏi khối lượng học tập bắt buộc (quá khó/nặng - Chương trình đào tạo của ngành - Biên bản góp ý/ kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên, đại diện nhad tuyển dụng sử dụng sản phẩm đào tạo, đại diện sinh viên về chương trình đào tạo - Văn bản qui định chế độ tích luỹ tín chỉ/học phần của khoá học - Văn bản kế hoạch đào tạo của khoá học, của từng năm học, của từng học kỳ - Tỷ lệ thôi học, thuyên chuyển 90 hay quá dễ)? Các biện pháp này có hiệu quả không? - Sinh viên trung bình có thể hoàn thành chương trình theo thời gian quy định không? trong khoá học - Minh chứng khác .......... Hướng dẫn và Tư vấn - Giảng viên đóng vai trò gì trong việc cung cấp thông tin cho sinh viên và hướng dẫn giảng dạy cho sinh viên? - Giảng viên đóng vai trò gì trong việc hòa nhập sinh viên vào môi trường chung của cơ sở đào tạo? - Thông tin dành cho các sinh viên tương lai của cơ sở đào tạo được tuyên truyền như thế nào? Cơ sở đào tạo có quan tâm tới kế t quả học tập trước đây của sinh viên sẽ nhập học không? Sinh viên tương lai có ấn tượng tốt về cơ sở đào tạo chương trình này không? Các thông tin có được đánh giá không? Nếu có, kết quả được xử lý thế nào? - Sinh viên được cung cấp thông tin về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ học tập của chương trình này như thế nào? Các thông tin liên quan đến chương trình được cung cấp như thế nào? đến mức độ nào? - Sự tiến bộ của sinh viên có được ghi chép lại không? Các kết quả ghi lại có kịp thời giúp nhận biết ra các vấn đề tồn tại không? Các trường hợp sinh viên có vấn đề được tiến hành giải quyết khi nào? Các biện pháp giải quyết có dẫn đến việc giúp sinh viên sửa chữa các lỗi sai hoặc ngăn ngừa các hành động của sinh viên hoặc có những thay đổi trong thiết - Thông báo/quảng cáo về ngành học và chương trình đào tạo trên thông tin đại chúng - Kế hoạch phổ biến nội qui, qui chế, phương pháp học tâp cho sinh viên mới nhập học - Danh sách các trang thiết bị dùng để thực hiện chương trình đào tạo - Lịch/kế hoạch phân công tư vấn cho sinh viên - Văn bản qui định khen thưởng, giải thưởng và cấp học bổng cho sinh viên - Tư liệu về các buổi giao lưu, hội chợ việc làm, giới thiệu ngành nghề cho sinh viên - Kế hoạch/chương trình thực hành/thực tập cuối khoá học - Minh chứng khác .......... 91 kế chương trình không? - Có quan tâm đặc biệt vào việc hướng dẫn cho sinh viên năm thứ nhất không? nếu có, việc này diễn ra như thế nào? - Sinh viên được tư vấn về các vấn đề liên quan đến lựa chọn môn học, thay đổi môn học lựa chọn, tạm ngừng học hay thôi học như thế nào? - Có quan tâm đến tiến bộ của sinh viên không? - Có cơ sở vật chất và thiết bị đặc biệt giành cho sinh viên khuyết tật để học các kỹ năng không? các thiết bị này có sẵn trong cơ sở đào tạo/khoa, trong trường hay tập trung hoá? Thông tin về những vấn đề này được phổ biến tuyên truyền như thế nào? - Có quan tâm đặc biệt tới việc giảng dạy sinh viên năm cuối không? - Có sự trợ giúp hoặc hỗ trợ nào cho sinh viên hoàn thành khoá luận tốt nghiệp hoặc đề án tốt nghiệp không? Sinh viên gặp khó khăn trong khi thực tập hay làm đồ án tốt nghiệp tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu? - Có cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp không? Sinh viên có cơ hội làm quen với thị trường lao động thông qua các hình thức thực tập hoặc thực hành, các môn học ứng dụng và các hình thức tương tự khác không? Biện pháp ngăn ngừa việc tốt nghiệp không đúng hạn - Nếu sinh viên muốn kéo dài khóa học, có xem xét các lý do sinh viên đưa ra không? nếu có, - Qui chế đào tạo - Các hoạt động nhằm lôi cuốn 92 các kết quả thường là gì và phương pháp xem xét được áp dụng là gì? - Cấu trúc và kết cấu của chương trình góp phần tác động thế nào đến thái độ học tập tích cực của sinh viên? - Chương trình đòi hỏi đến mức độ nào sự đầu tư thỏa đáng của sinh viên cho việc học tập? - Sự hài lòng với các công cụ hiện có để giúp cải tiến kết quả học tập? Hãy phân biệt giữa việc cung cấp các thông tin, triển khai chương trình, giảng dạy trên lớp, tư vấn sinh viên. Các công cụ này được sử dụng như thế nào? người học yêu nghề, yêu khoa học, ham học. - Minh chứng khác .......... 3.2 Cán bộ, giảng viên và nhân viên Cán bộ, giảng viên và nhân viên bao gồm: - Đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo - Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm (giảng dạy bán phần ngoài thời gian quản lý) - Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng - Cán bộ hành chính và nhân viên phục vụ Số lượng và trình độ bằng cấp - Có vấn đề nào liên quan đến nhân lực không? Cơ cấu tuổi? Các vị trí nhân sự trống khó tuyển người? Tỷ lệ tiến sĩ trong số nhân sự? - Chính sách tuyển dụng nhân sự vào các vị trí giảng dạy, nghiên cứu như thế nào? - Có quy định hoặc chính sách thu hút các giáo sư tham gia giảng dạy trong các môn học cơ bản? - Quy định hoặc chính sách thu hút cán bộ giảng viên tham gia các xemina, hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp, hướng dẫn thực hành hay thực tập như thế nào? - Khối lượng giảng dạy như thế nào? tỷ lệ cán - Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ cho ngành đào tạo - Các quy định và các chính sách thu hút nhân tài cho các vị trí giảng dạy trong các môn học của ngành - Văn bản quy định về chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước và quốc tế. - Văn bản quy định mức hỗ trợ tài 93 bộ giảng viên/sinh viên? Tỷ lệ cán bộ giảng viên/sinh viên tốt nghiệp? - Số giờ tham gia giảng dạy hoặc tư vấn cho các chương trình đào tạo khác hoặc cho các cơ sở đào tạo khác là bao nhiêu? - Tỷ lệ sinh viên/số lượng cán bộ l à bao nhiêu? Số tốt nghiệp/số lượng cán bộ là bao nhiêu? - Có chính sách nào liên quan tới việc phân công đội ngũ giáo chức trong công tác giảng dạy và nghiên cứu hay không? - Có các chương trình phát triển đội ngũ giáo chức hay không? chính cho các hoạt động trên. - Văn bản tiêu chuẩn/qui trình tuyển chọn giảng viên cho chương trình - Văn bản hàng năm đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ/giảng viên. - Thống kê tỷ lệ cán bộ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ cán bộ giảng viên/sinh viên tốt nghiệp - Thống kê tải trọng của giảng viên, kỹ thuật viên theo giờ lên lớp - Thông kê khoá luận tốt nghiệp/nghiên cứu khoa học thực hiện trong và ngoài cơ sở đào tạo của giảng viên và sinh viên giảng dạy và học tập chương trình này - Minh chứng khác .......... Quản lý Nhân sự - Cơ sở đào tạo có hệ thống quản lý nhân sự được quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn không? - Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực hiện có (số lượng hiện có, trình độ chuyên môn) với quy hoạch về nhân sự cho chương trình trong tương lai? - Cơ sở đào tạo đánh giá thế nào về chính sách nhân sự của mình? - Triển vọng phát triển trong tương lai là gì? - Vai trò của bằng cấp và các hoạt động giảng dạy trong sự nghiệp của cán bộ giảng viên? - Kế hoạch chiến lược cho việc phát triển đội ngũ cán bộ cho ngành đào tạo - Thống kê hội nghị các cấp hàng năm để cán bộ và giảng viên đóng góp ý kiến cho các chủ trương chính sách của cơ sở đào tạo. - Văn bản qui định về quản lý nhân sự của cơ sở đào tạo - Lịch sinh hoạt, hội họp, tập huấn nghiệp vụ/chuyên môn... của cán 94 - Giảng viên được chuẩn bị cho nhiệm vụ giảng dạy như thế nào ? - Có tư vấn hướng dẫn và đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên không ? bộ, giảng viên - Văn bản/qui định đánh giá giảng dạy của giảng viên - Minh chứng khác .......... 3.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - Có đủ lớp học, giảng đường lớn, phòng xemina, phòng thí nghiệm, phòng đọc, phòng máy tính không? Các phòng này có đáp ứng yêu cầu của người sử dụng không? - Thư viện có được trang bị đầy đủ cho việc dạy và học không? - Thư việc có dễ tiếp cận không (tình trạng, thời gian mở cửa)? - Có đầy đủ các thiết bị thí nghiệm không? Bao gồm cả nhân viên hỗ trợ? - Các phòng thí nghiệm có đáp ứng các yêu cầu dạy và học không? - Thống kê số lượng và diện tích lớp học, phòng hội thảo, phòng đọc, phòng máy tính dành cho cơ sở đào tạo. - Thống kê sách, báo chuyên môn, tài liệu tham khảo cho khoá học - Văn bản qui định hoạt động của thư viên dành cho khoá học - Thống kê trang thiết bị thực hành /trang thiết bị giảng dạy dành cho khoá học - Minh chứng khác .......... Phương tiện và công cụ hỗ trợ giảng dạy - Các đủ phương tiện nghe nhìn không? - Có đủ máy tính không? Các phần mềm chuyên dụng cho máy tính có đầy đủ không (các phần mềm hỗ trợ các phương pháp giảng dạy trên máy tính, phần mềm toán, phần mềm thiết kế, v.v)? - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị thúc đẩy hay hạn chế việc giảng dạy chương trình đến mức độ nào? - Tổng ngân sách dành cho các trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ có đủ không? - Thống kê trang thiết bị giảng dạy dành cho khoá học - Thống kê các phần mềm dùng cho khoá học - Minh chứng khác .......... 3.4. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong Cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng trong 95 - Những phòng ban hoặc những tổ chức nào cùng có chức trách về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong? - Có Hội đồng nào chịu trách nhiệm về chương trình không? Vai trò của Hội đồng này trong hệ thống đảm bảo chất lượng là gì? - Có Hội đồng thi không? Vai trò của Hội đồng này trong hệ thống ĐBCL là gì? Hội đồng này hoạt động có liên quan đến ĐBCL? - Nhiệm vụ của Hội đồng thi là gì? - Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban/hội đồng và các nhà quản lý liên quan có rõ ràng đối với mọi người không? Có vấn đề gì trong việc phân định trách nhiệm không? - Sự tham gia của sinh viên trong các phòng/ban có chức trách về đảm bảo chất lượng bên trong là gì? oVăn bản thành lập hệ thống đảm bảo chất lượng trong các tổ chức liên quan. o Biên bản hội thảo/hội nghị/đối thoại của sinh viên về chương trình/giáo trình/kiểm tra đánh giá / xét lên lớp / xét khen thưởng.../xét tốt nghiệp oMinh chứng khác .......... Hệ thống giám sát - Cơ sở đào tạo có hệ thống giám sát để:  ghi các tiến bộ của quá trình học tập  theo dõi sinh viên tốt nghiệp - Dữ liệu của hệ thống giám sát được sử dụng cho việc đảm bảo chất lượng trong như thế nào ? - Văn bản qui định thanh tra/đánh giá/giám sát giảng dạy/học tập trong khoá học - Sổ ghi đầu bài/lịch trình đào tạo/thực tập/thực hành của sinh viên. - Biên bản xét cho thi cuối học phần/môn học/ - Biên bản xét cho làm khoá luận hay thi tốt nghiệp - Minh chứng khác .......... Đánh giá môn học và chương trình - Chương trình được đánh giá như thế nào? Theo từng môn học? Và tổng thể chương - Các văn bản qui định về định kỳ đánh giá chương trình đào 96 trình? - Việc đánh giá có được tiến hành một cách hệ thống không? - Sinh viên tham gia vào đánh giá chương trình như thế nào? - Các kết quả đánh giá được công bố như thế nào và công bố cho những ai? - Kết quả đánh giá có được xử lý không? Làm thế nào để các kết quả được xử lý một cách minh bạch? tạo/chương trình chi tiết môn học. - Các văn bản qui định về các tiêu chí đánh giá chương trình - Biên bản các cuộc họp về đánh giá chương trình đào tạo/chương trình giảng dạy Minh chứng khác .......... 4. ĐẦU RA 4.1. Kết quả đầu ra (sinh viên tốt nghiệp) - Chất lượng trung bình của một sinh viên tốt nghiệp có đạt yêu cầu không? - Những kết quả đạt được có đáp ứng với những chuẩn mong đợi không? - Sinh viên tốt nghiệp có thực sự thoả mãn với chương trình này không? Họ sẽ làm gì với kiến thức đạt được? - Sinh viên tốt nghiệp có dễ tìm được việc làm không? - Có thể biết được các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ở đâu không? - Những công việc sinh viên tốt nghiệp tìm được có phù hợp với trình độ đào tạo của họ không? - Có tín hiệu thay đổi gì trong viễn cảnh về thị trường lao động đối với các sinh viên tốt nghiệp trong những năm gần đây không? Triển vọng đó là gì? - Cơ sở đào tạo rút ra những kết luận gì từ những thông tin về các hoạt động và tình - Văn bản qui định xếp hạng tốt nghiệp - Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp về việc làm, về điểm mạnh/điểm yếu của sinh viên tốt nghiệp - Minh chứng khác .......... 97 trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp? 4.2. Số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm - Tình hình liên quan tới sinh viên thất nghiệp là gì? - Tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp 5 năm trở lại đây đã tìm được việc trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp? - Tỷ lệ phần trăm tìm được việc làm trong vòng 1 năm? - Tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp vẫn chưa có việc làm sau 2 năm tốt nghiệp? - Thống kê tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong vòng 6 tháng và 1 năm - Thống kế tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp sau 2 năm vẫn chưa có việc làm - Minh chứng khác .......... 4.3. Liên hệ với cựu sinh viên đã tốt nghiệp - Có giữ liên hệ với các sinh viên sau khi đã tốt nghiệp không? Có tổ chức nào của cựu sinh viên không? - Ý kiến của các sinh viên đã tốt nghiệp về chương trình đào tạo? - Thông tin từ các sinh viên đã tốt nghiệp có được sử dụng (những phản hồi về chương trình, thông tin về sự phát triển của thị trường lao động) để điều chỉnh chương trình không? - Văn bản mời hội nghị/liên hệ/thông báo của cơ sở đào tạo đến người tốt nghiệp ra trường - Văn bản góp ý/kết luận/kiến nghị của sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo - Văn bản liên hệ của các cơ quan/doanh nghiệp tuyển sinh viên tốt nghiệp - Văn bản trợ cấp tài chính/học bổng của các cơ quan/doanh nghiệp cho chương trình đào tạo - Minh chứng khác .......... 4.4. Tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học - Ý kiến của cơ sở về tỷ lệ tốt nghiệp? Nếu không hài lòng, những biện pháp nào đã được áp dụng để tăng tỷ lệ tốt nghiệp? - Có biến động nào về tỉ lệ tốt nghiệp trong vòng 5 năm qua? - Tỷ lệ thôi học là bao nhiêu? Có lý do gì giải - Thống kê tỷ lệ tốt nghiệp/thôi học trong các khoá học gần đây nhất (5 năm trở lại đây) - Minh chứng khác .......... 98 thích cho tỷ lệ thôi học này? - Cơ sở đào tạo có biết những sinh viên thôi học đi đâu không? 4.5. Thời gian trung bình của khoá đào tạo - Ý kiến của cơ sở đào tạo như thế nào về thời gian trung bình của một khoá đào tạo? - Những biện pháp nào đã được tiến hành để cải thiện khoá đào tạo và rút ngắn thời gian đào tạo? - Hiệu quả của những phương pháp này là gì? - Văn bản qui định về tích lũy học phần/tín chỉ trong khoá học - Văn bản qui định học vượt/học rút ngắn/học kéo dài chương trình đào tạo - Minh chứng khác .......... 4.6. Chi phí tính trên một sinh viên Mặc dù chất lượng không hoàn toàn giống như là hiệu quả, cần phải đặt câu hỏi liệu chất lượng có phù hợp với chi phí không. Không dễ có thể tính toán chi phí trung bình trên đầu một sinh viên. Tuy nhiên để đánh giá, cần phải biết về chi phí trung bình này để có được một bức tranh hợp lý khi so sánh với các chương trình đào tạo khác. Nhiệm vụ của bộ phận quản lý hành chính là phải quyết định những chỉ số dùng để tính chi phí như: thời gian giảng viên và cán bộ dành cho các hoạt động đào tạo; chi phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị; chi phí cho hoạt động hỗ trợ của sinh viên; chi phí cho hoạt động hỗ trợ của nhân viên đối với sinh viên. - Văn bản phương pháp tính chi phí trên một sinh viên của 1 khoá học - Thống kê kinh phí chi theo các mục liên quan - Minh chứng khác .......... 5. SỰ HÀI LÒNG 5.1. Ý kiến của sinh viên - Cơ sở đào tạo có biết suy nghĩ của sinh viên về các môn học, chương trình học không? Về phương pháp giảng dạy? Về các đề thi? - Hoạt động tham khảo lấy ý kiến đánh giá của - Văn bản điều tra/lấy ý kiến của sinh viên về chương trình/môn học/giảng dạy/phục vụ trong quá trình đào tạo 99 sinh viên có được làm thường xuyên không? Được triển khai thực hiện như thế nào? Đã đủ chưa? - Kết quả đánh giá của sinh viên được sử dụng như thế nào? - Cơ sở đào tạo giải quyết những phàn nàn của sinh viên như thế nào? - Văn bản quyết định cải tiến/sửa đổi/điều chỉnh về chương trình/ giảng dạy/phục vụ trên cơ sở ý kiến phản hồi của sinh viên - Minh chứng khác .......... 5.2. Ý kiến của cựu sinh viên - Cơ sở đào tạo có định kỳ lấy ý kiến cựu sinh viên về chương trình đào tạo? - Ý kiến và thông tin phản hồi của sinh viên tốt nghiệp khi họ có việc làm là gì? - Những phàn nàn hoặc những thông tin phản hồi tích cực của cựu sinh viên có được sử dụng để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp? - Báo cáo tổng kết về điều tra và phỏng vấn cựu sinh viên về chương trình đào tạo trong những năm gần đây để bổ sung và điều chỉnh chương trình đào tạo - Biên bản hội nghị/hội thảo của cơ sở đào tạo với cựu sinh viên góp ý về chương trình/tổ chức đào tạo - Văn bản quyết định cải tiến/sửa đổi/điều chỉnh về chương trình/ giảng dạy/phục vụ trên cơ sở ý kiến phản hồi của cựu sinh viên - Minh chứng khác .......... 5.3. Ý kiến của thị trường lao động - Cơ sở đào tạo có kế hoạch giữ liên lạc với các nhà tuyển dụng và với thị trường lao động để lấy thông tin phản hồi về sinh viên tốt nghiệp không? - Các nhà tuyển dụng đánh giá sinh viên tốt nghiệp như thế nào? - Có những lời phàn nàn cụ thể đặc biệt nào về sinh viên tốt nghiệp không? - Có những điểm mạnh đặc thù gì được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt? - Biên bản hội nghị/hội thảo của cơ sở đào tạo với đại diện các nhà tuyển dụng góp ý về chương trình/tổ chức đào tạo. - Văn bản tổng kết các cuộc phỏng vấn và điều tra hỏi đại diện lãnh đạo trường về lấy ý kiến phản hồ i về chương trình đào tạo từ các nhà tuyển dụng, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để bổ 100 - Chúng ta giải quyết những phàn nàn từ thị trường lao động như thế nào? sung và điều chỉnh - Văn bản quyết định cải tiến/sửa đổi/điều chỉnh về chương trình/ giảng dạy/phục vụ trên cơ sở ý kiến phản hồi của đại diện các nhà tuyển dụng. - Minh chứng khác .......... 5.4. Ý kiến của xã hội - Cơ sở đào tạo có nắm được ý kiến chung của xã hội về sinh viên tốt nghiệp của cơ sở không? - Cơ sở đào tạo có những công cụ thu thập thông tin phản hồi từ xã hội không? - Các bài báo/thông tin/bình luận về sản phẩm đào tạo của cơ sở đào tạo - Các phiếu điều tra/thăm dò ý kiến của phụ huynh/người tuyển dụng/cơ sở tuyển dụng về phẩm chất và năng lực (kiến thức, kỹ năng, nhân cách) của sinh viên tốt nghiệp - Minh chứng khác .......... 5.5. Ý kiến của cán bộ, giảng viên và nhân viên - Cơ sở có công cụ để thu thập ý kiến của cán bộ giảng viên về chương trình đào tạo không? - Cơ sở đào tạo đã phát huy dân chủ, động viên cán bộ/giảng viên tham gia ý kiến/thực hiện việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo như thế nào? - Ý kiến của cán bộ, giảng viên về chương trình/quy trình/các hoạt động đảm bảo chất lượng trong của cơ sở đào tạo như thế nào? - Các ý kiến đánh giá của cán bộ giảng viên được xử lý như thế nào? - Văn bản qui định thực hiện dân chủ trong các hoạt động của cơ sở đào tạo - Biên bản hội nghị/ hội thảo góp ý về chương trình/tổ chức/hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo - Văn bản báo cáo tổng kết công tác đào tạo học kỳ/năm học của cơ sở đào tạo - Văn bản báo cáo thành tích/sai phạm về quản lý hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo - Minh chứng khác .......... 101 10. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Đánh giá ngoài là một trong ba khâu quan trọng trong quy trình đánh giá chất lượng chương trình giáo dục, do đó cần chuẩn bị thật tốt. Điều quan trọng khi chuẩn bị đánh giá ngoài là nhà trường cần xem xét nguồn lực và chuẩn bị nhân lực khi tiến hành đánh giá. Công tác chuẩn bị bao gồm: truyền thông, báo cáo TĐG và các tư liệu khác, đơn vị đăng cai, nhóm phỏng vấn, đoàn đánh giá, hậu cần và một số thiết bị quản trị khác. Trước khi đăng ký kiểm định chất lượng, điều quan trọng là cán bộ điều phối cần truyền thông về mục đích cho các bên liên quan để đảm bảo rằng các bên liên quan đều hiểu được lý do và mục đích của hoạt động đánh giá đồng thời nhận các ý kiến phản hồi và hỗ trợ. Cần chuẩn bị đủ thời gian để tiến hành tự đánh giá theo các tiêu chuẩn và chuẩn bị các tư liệu khác. Mục đích của đánh giá không phải là để xếp loại mà đúng hơn là để tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng, và để hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng. Việc đánh giá chủ yếu dựa vào minh chứng; do đó, điều quan trọng là trường cần chuẩn bị báo cáo TĐG và các tư liệu cần thiết thật tốt để chuẩn bị cho đánh giá ngoài. Thông tin về trường và chương trình đào tạo cần được chuẩn bị và trì nh bày trước đoàn đánh giá ngoài. Điều này sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển, tầm nhìn, chính sách, sứ mạng và các chương trình đào tạo của trường. Báo cáo TĐG và các tư liệu kèm theo nên dịch qua tiếng Anh. Cũng nên chuẩn bị sẵn một phiên dịch cho đoàn đánh giá ngoài khi cần. Bản dịch báo cáo TĐG nên gửi trước cho đoàn đánh giá ngoài tối thiểu 1,5 – 2 tháng. Nhà trường nên tập hợp đại diện các nhà quản lý, nhóm viết báo cáo TĐG và cán bộ hỗ trợ, phiên dịch cho đoàn ĐGN để tham gia tối đa trong việc tổ chức hoạt động ĐGN. Đại diện lãnh đạo trường có thể đưa ra những phân tích, nhận xét và hỗ trợ tổ chức và trình bày về trường, chương trình trước Đoàn ĐGN. Nhóm viết Báo cáo TĐG nên trình bày chi tiết về Bbáo cáo TĐG và phục vụ như bộ phận liên lạc cho hoạt động này. Các văn bản hướng dẫn cũng như các tài liệu và hồ sơ kèm theo cần chuẩn bị sẵn cho các đánh giá viên ; đó được xem như sự kết nối giữa đánh giá viên và cán bộ của khoa, trường, Các phiên dịch viên có thể phải hỗ trợ Đoàn trong việc dịch tài liệu, câu hỏi phỏng vấn hoặc trả lời của người 102 được phỏng vấn. Hãy chuẩn bị và thông báo về việc phỏng vấn sớm cho những người trong danh sách tham dự . Điều quan trọng là trao đổi với họ về mục đích và ý nghĩa về phỏng vấn. Nên mời các lãnh đạo các phòng/ban, đại diện giảng viên, sinh viên đến tham dự. Các đối tượng liên quan bên ngoài trường như cựu sinh viên, nhà tuyển dụng cũng nên mời tham dự. Đối với tự đánh giá, nên mời các chuyên gia, các các cán bộ có liên quan. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một vài điều kiện như:  Họ hoạt động một cách độc lập  Họ không có những xung đột về quyền lợi; không có tư lợi gì khi đưa ra những nhận định  Họ cần có sự đồng ý của cơ sở được đánh giá. Cũng có thể mời các cán bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn nhưng đã nghỉ hưu, vì họ độc lập hơn (và có nhiều thời gian hơn). Tuy nhiên, cũng quan trọng khi có các hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực này và hiểu biết của họ được cập nhật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_danh_gia_chat_luong_chuong_trinh_dao_tao_t.pdf