Tài liệu Tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định: ... Ebook Tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định
124 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp Hµ néi
L©m Minh Cö
T¸c ®éng cña ChÝnh s¸ch ®Êt ®ai ®Õn viÖc sö dông ®Êt n«ng nghiÖp vµ ®Ò xuÊt ph¬ng ¸n sö dông ®Êt n«ng nghiÖp ®Õn n¨m 2015 t¹i tØnh nam ®Þnh
Chuyªn ngµnh: Trång trät
M· sè: 606201
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS. TS. Ph¹m TiÕn Dòng
HÀ NỘI - 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả
Lâm Minh Cử
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn tới thầy PGS.TS. Phạm Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Lãnh đạo khoa Sau Đại học, Khoa Nông học, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện của tỉnh Nam Định đã tạo điệu kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường; Lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường; gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được thành quả ngày hôm nay.
Tác giả
Lâm Minh Cử
MỤC LỤC
Lêi cam ®oan i
Lêi c¶m ¬n ii
Môc lôc iii
Danh môc c¸c b¶ng vi
Danh môc c¸c h×nh viii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1995 - 2005 35
4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế 36
4.3. Diện tích các loại đất tỉnh Nam Định năm 2005 45
4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định năm 2005 46
4.5 Ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến hình thức sử dụng đất nông nghiệp (Khu vực thị trấn) 48
4.6. Ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến hình thức sử dụng đất nông nghiệp (Khu vực nông thôn) 49
4.7. Diện tích lúa đông xuân biến động qua các năm 51
4.8. Diện tích lúa mùa thay đổi qua các năm 52
4.9. Diện tích ngô thay đổi qua các năm 53
4.10. Diện tích rau, đậu biến động qua các năm 54
4.11 Diện tích đay, cói thay đổi qua các năm 56
4.12. Diện tích trồng mía thay đổi qua các năm 57
4.13. Diện tích trồng lạc thay đổi qua các năm 58
4.14. Diện tích trồng đậu tương thay đổi qua các năm 59
4.15. Diện tích trồng dâu tằm thay đổi qua các năm 60
4.16. Diện tích trồng cây ăn quả qua các năm 61
4.17. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thay đổi qua các năm 63
4.18. Thay đổi một số chỉ tiêu kinh tế xã hội và sản xuất nổi bật qua biến động của sử dụng đất 66
4.19. Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2006 69
4.20. Kết quả xây dựng bản đồ đất đai tỉnh Nam Định 69
4.21. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất đai tỉnh Nam Định (theo giá hiện hành năm 2005) 69
4.22. Kết quả phân hạng thích nghi các loại hình hiện tại- tỉnh Nam Định 69
4.23. Tổng hợp phương án sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2015 69
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 1995 - 2005 35
4.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế 36
4.3. Cơ cấu các loại đất 45
4.4. Thay đổi diện tích trồng cây lương thực, thực phẩm qua các năm 55
4.5. Diện tích trồng lúa xen lẫn diện tích trồng ngô 55
4.6. Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp qua các năm 57
4.7. Thay đổi diện tích cây họ đậu qua các năm 59
4.8. Cây dâu trên đất bãi ven sông- huyện Hải Hậu 60
4.9. Sự thay đổi diện tích cây lâu năm qủa các năm 61
4.10. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản qua các năm 63
4.11. Nuôi tôm ở ngoài đê - huyện Giao Thuỷ 64
4.12. Vùng nuôi tôm tại thị trấn Quất Lâm - huyện Giao Thuỷ 65
4.13. Ao nuôi cá được thành trên những vùng đất trũng - thị trấn Thịnh Long- huyện Hải Hậu 65
4.14. Phần trăm lao động trong nông nghiệp qua các năm 66
4.15. Sản lượng cây ăn quả và thuỷ sản qua các năm 67
4.16. Sản lượng cây lương thực có hạt 67
4.17. Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 68
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài sản lớn của quốc gia và mọi gia đình, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội tồn tại và phát triển. Chính sách đất đai từ năm 1988 đến nay đã sửa đổi, bổ sung, hướng tới đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị xã hội; khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái.
Những đổi mới trong chính sách, pháp luật đất đai hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai. Đất đai trong nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơn, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, đời sống nhân dân ở hầu hết các vùng đều được cải thiện rõ rệt.
Đối với đất nông nghiệp, Luật Đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Khuyến khích các thành phần kinh tế khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên nguyên tắc tuân theo quy hoạch và bảo đảm an toàn lương thực, nhưng Nhà nước cũng đề ra các chính sách kiểm soát việc tích tụ ruộng đất canh tác để vừa khuyến khích sản xuất hàng hoá vừa ngăn chặn tình trạng người làm nông nghiệp không có đất sản xuất. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi ruộng đất còn phân tán, manh mún, mang yếu tố tự phát; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm.
Hệ thống chính sách và hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam tuy đã được hình thành nhưng vẫn phải liên tục điều chỉnh, còn nhiều chính sách chưa phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định là rất cần thiết, nhằm chuyển dịch cơ cấu đất đai, kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá xuất khẩu. Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tiềm năng thế mạnh của từng vùng trong Tỉnh.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :
"Ttác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 tại tỉnh Nam Định"
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đất đai (thời kỳ 1995 đến nay) đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của Tỉnh nhằm đề xuất việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và biến động đất nông nghiệp
- Phân tích tóm tắt các chính sách đất đai trong thời gian vừa qua.
- Nghiên cứu tác động của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cở sở lý luận của đề tài
2.1.1. Chính sách đất đai ở một số nước
2.1.1.1. Trung Quốc
Hệ thống sở hữu đất ở Trung Quốc kết hợp giữa quyền sử dụng cá nhân với sở hữu công cộng nhằm mục đích ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế cho các hộ nông dân. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc chưa cho phép trao toàn quyền sở hữu và chuyển nhượng đất cho nông dân. Thông thường, đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của một nhóm từ 30-40 hộ gia đình, gọi là xiaozu trong một số trường hợp, một làng là chủ sở hữu (có khoảng 10 nhóm trong mỗi làng).
Theo cách sở hữu chung, nông dân Trung Quốc không có quyền sở hữu đối với đất đai và đương nhiên càng không có quyền mua bán. Thay vào đó, các quan chức địa phương tiến hành phân bổ quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên những mảnh đất chuyên canh.
Sở hữu đất đai là vấn đề lớn của Trung Quốc vì bản thân nông dân không có quyền sở hữu đất và không được tiến hành mua bán nên không nhận được lợi ích gì khi giá trị đất đai tăng lên do nền kinh tế tăng trưởng. Thực tế, do quyền sở hữu không rõ ràng, thật khó có thể biết chính xác ai là người sẽ nhận được lợi ích từ sự tăng giá vô hình của đất đai. Trong khi kinh tế nông thôn đang phải đối phó với những thay đổi lớn về kinh tế và toàn cầu hoá, hệ thống sở hữu đất có thể đang là một rào cản hạn chế việc điều chỉnh kinh tế nông thôn Trung Quốc. Sự thiếu vắng thị trường đất đai và những mâu thuẫn vốn có bên trong hệ thống sở hữu đất đang làm chậm lại quá trình chuyển đổi đất có giá trị sử dụng thấp sang đất có giá trị sử dụng cao và cản trở những điều chỉnh cần thiết trong ngành nông nghiệp Trung Quốc. Việc không cho phép thuê đất phổ biến có thể ngăn không cho các hộ gia đình mở rộng trồng các cây hoa màu có lợi và đa dạng hoá cây trồng, nhất là ở những làng xã các nhà lãnh đạo địa phương khuyến khích việc sản xuất các loại lương thực thiết yếu. Những làng xã có các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đang cần đất để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ đề đạt nguyện vọng lên lãnh đạo địa phương bởi không chắc là các hộ gia đình có quyền lợi bị ảnh hưởng sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền lợi. Những khoản tiền trả cho các hộ gia đình để họ từ bỏ quyền sử dụng đất có thể hoặc không được coi là khoản đền bù cho những thiệt hại mà các hộ gia đình này phải gánh chịu.
Quyền sử dụng đất gắn chặt với việc cư trú và phân bổ hạn ngạch ngũ cốc làm cho lao động ở các địa phương không được khuyến khích đổ về các thành phố, thị trấn tìm việc làm nếu không họ sẽ bị tước mất quyền sử dụng đất. Những quy định này cùng với cơ chế đăng ký hộ khẩu tại các khu vực thành thị đã giải thích tại sao ở Trung Quốc hầu hết dòng dân di cư chỉ diễn ra tạm thời và trên quy mô cá nhân hơn là gia đình.
Nông dân không có quyền sở hữu đất đai nên ít chú ý đầu tư để cải thiện đất và có rất ít tài sản để cầm cố cho các khoản vay, nên luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn. Rủi ro về khả năng phân bổ lại quyền sử dụng đất đã hạn chế các khoản đầu tư lớn vào các vườn cây, các khu đất trồng rừng hoặc các dự án dài hạn. Sở hữu đất bị giới hạn cũng không khuyến khích nông dân bảo tồn đất, ngược lại nông dân có xu hướng trồng và sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhanh để thời gian thu hồi vốn ngắn, chẳng hạn như sử dụng chất hoá học nồng độ cao. Ngoài ra, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng không rõ ràng còn khiến nông dân canh tác theo hướng không có lợi cho đất, dẫn tới tình trạng xói mòn nhanh chóng.
Theo Luật đất đai mới nhất ban hành năm 1999, hầu hết các quy định đều cho rằng các hộ nông dân được phép kéo dài thời gian thuê đất 30 năm để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người dân. Luật đất đai được đưa ra cũng nhằm giảm bớt số lần và những thất thường trong phân bổ lại quyền sử dụng đất. Các làng và các thị trấn thuộc các tỉnh duyên hải phát triển tự do hơn trong việc thử nghiệm những biện pháp mới đối với các hình thức sở hữu đất ổn định như hợp tác xã, thế chấp bằng đất và các công ty liên doanh, nhờ đó các hộ nông dân có thể biến đất được phép sử dụng thành các trang trại quy mô lớn hoặc đưa vào sử dụng theo nhiều mục đích khác. Hiện nay các làng xã đang áp dụng các hình thức sở hữu mới và các hình thức sở hữu này sẽ trở thành mô hình để tiến hành các cuộc cải cách về sở hữu đất đai trong tương lai, tạo đà phát triển sản xuất. Trung Quốc có chủ trương “kéo dài thời hạn khoán ruộng đất để khuyến khích nông dân đầu tư bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Chủ trương này nhằm kiện toàn chế độ khoán sản phẩm đến hộ nông dân, khắc phục tình trạng nông dân bóc ngắn cắn dài, kinh doanh có tính chất quá lạm dụng độ màu mỡ của đất đai. Thời hạn khoán ruộng đất từ 15 năm trở lên, đối với loại kinh doanh chu kỳ sản xuất dài có tính chất khai hoang như vườn, rừng, đồi hoang... thì thời hạn khoán cần phải dài hơn. Trước khi kéo dài thời hạn khoán, nếu quần chúng có yêu cầu điều chỉnh ruộng đất thì có thể dựa vào nguyên tắc “đại ổn định, tiểu điều chỉnh” (nghĩa là, về cơ bản phải ổn định, nhưng có thể điều chỉnh một phần nhỏ ruộng đất khoán chưa hợp lý), thông qua thương lượng một cách đầy đủ, sau đó tập thể thống nhất điều chỉnh. Ngoài ra còn cho phép hộ nông dân có quyền nhượng ruộng khoán, cụ thể là “khuyến khích từng bước tập trung ruộng đất vào tay những người làm ruộng giỏi”.
Chính phủ Trung Quốc áp dụng những phương pháp quản lý đất đai sử dụng cho xây dựng nhằm tập trung vào phạm vi đất đai và giao đất cho các dự án, do đó những dự án xây dựng có thể sử dụng những diện tích sử dụng không hiệu quả cho các mục đích nông nghiệp. Theo sự cho phép bảo đảm khối lượng chất lượng ban đầu của việc bảo tồn trạng trại cơ bản, trang trại mới tương đương về chất lượng và số lượng phải được phục hồi để bồi thường khi ai đó đang sử dụng. Với phương diện quản lý tài nguyên đất đai, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thiết lập và cải thiện cơ chế theo định hướng thị trường, chính sách và quy định, việc hiện đại hóa quản lý đất đai cần thiết để hỗ trợ tạo nên sự ảnh hưởng cơ bản của cơ chế thị trường đến việc giao tài nguyên đất đai, đồng thời tăng cường sự can thiệp lô gíc của chính quyền để thực thi việc sử dụng đất hiệu quả cao, công bằng và bền vững. Trước hết là bảo vệ đất canh tác, và thực hiện hóa sự cân bằng động của nó trong tổng thể. Những mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai hạn hữu và sự gia tăng nhu cầu phải được làm rõ rằng chúng ta sẽ kiên quyết thực thi các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ đất canh tác, tăng cường sự phát triển và phục hồi đất canh tác cũng như bảo vệ môi trường thiên nhiên, tổng đất canh tác cần phải cân bằng động nhằm cải thiện tích cực và hiệu quả chất lượng tài nguyên đất đai.[39]
2.1.1.2. Đài Loan
Chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điêù này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... Nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ cho dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, vì người dân coi ruộng đất là tiêu chí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên ít có sự chuyển nhượng đất. Năm 1983 Đài loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, Nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô sản xuất các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp [2].
2.1.2 Chính sách pháp luật đất đai của Việt Nam
2.1.2.1. Khái quát chung:
Các chính sách đất đai nói chung và chính sách ruộng đất nói riêng đối với nông dân luôn có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, các chính sách ruộng đất ở nước ta luôn luôn phải xem xét giải quyết mọi hiện tượng và tình huống về đất đai không đơn thuần chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà còn cả về các mặt chính trị, xã hội đan xen và phải giữ được các nguyên tắc cơ bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đáp ứng yêu cầu của các thời điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách ổn định, bền vững, thuận theo tiến trình đổi mới chung của đất nước.
Hiến pháp năm 1980 quy định : “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... đều thuộc sở hữu toàn dân”; “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động cuả mình theo quy định của pháp luật... Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, đánh dấu một bước chuyển cơ bản và quan trọng về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta kể từ sau cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp.
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiêp”, quy định : “... hợp tác xã nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các công cụ và cơ sở vật chất - kỹ thuật của tập thể...”; “... Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún... Khi diện tích giao khoán cho người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định trong vài ba năm để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích đó...”.
Chỉ thị 29 ngày 21/11/1983 và Chỉ thị 56 ngày 29/01/1985 về giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi, chủ trương thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ nông dân, gắn quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích vật chất để khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày... ; trong hợp tác xã, thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ xã viên.
Trong vòng 5 năm thi hành Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và các Chỉ thị, Nghị quyết khác của Trung ương về cải tạo và quản lý nông nghiệp, và có liên quan về chính sách ruộng đất, mặc dầu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư, về vật tư cung ứng cho nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm cao hơn hẳn các thời kỳ trước. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6%, lương thực bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy, đến những năm 1986 - 1987, nông nghiệp nước ta lại gặp phải những khó khăn mới, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế quốc dân, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của nông nghiệp, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân, phấn đấu đưa nông nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa. Sau Đại hội, đời sống kinh tế - xã hội từng bước có chuyển biến, trên mặt trận nông nghiệp, cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần Chỉ thị 100, sau một thời gian phát huy tác dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, mô hình hợp tác xã vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lý tập trung, cùng với thiên tai xẩy ra năm 1987, trong hai năm 1987 - 1988, nước ta rơi vào tình trạng thiếu lương thực.
Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 và công bố ngày 8 tháng 01 năm 1988, là một đạo luật quan trọng trong bước khởi đầu đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội đất nước. Với mục đích “... Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào quy chế chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, triệt để tiết kiệm đất, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước đưa nông nghiệp, lâm nghiệp lên sản xuất lớn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Luật đã căn cứ vào tinh thần các Nghị quyết của Đại hội VI để thể chế hoá một phần rất quan trọng về chính sách đất đai đối với các thành phần và tổ chức kinh tế..., đồng thời cũng tăng cường chế độ quản lý thống nhất của nhà nước đối với đất đai, trong khi, vào thời điểm này, đang có tình hình tranh chấp đất đai ở nhiều địa phương bên cạnh sự lỏng lẻo trong quản lý đất đai ở các cơ sở.
Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, trong đó chỉ rõ: “... Củng cố và tăng cường các hợp tác xã quy mô toàn xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều chỉnh quy mô quá lớn của một số hợp tác xã ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên mà sản xuất trì trệ, quản lý kém và xã viên yêu cầu, thành các hợp tác xã có quy mô thích hợp...”; “... Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tuỳ theo điều kiện của ngành nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu. Trong trồng trọt, về cơ bản khoán đến hộ hoặc nhóm hộ xã viên...”; “... Trong ngành trồng trọt, phải điều chỉnh diện tích giao khoán, khắc phục tình trạng phân chia ruộng đất manh mún, bảo đảm cho người nhận khoán canh tác trên diện tích có quy mô thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm. Ở các vùng còn nhiều đất đai, mặt nước chưa khai thác, tuỳ tình hình cụ thể mà Nhà nước có thể cho thuê hoặc giao quyền sử dụng một số ruộng đất, đất rừng, mặt nước cho hộ cá thể, tư nhân để họ tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Đối với đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày, có thể giao quyền sử dụng từ 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh. Đối với mặt nước và đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, thời gian đó có thể từ 15 đến 20 năm. Luật đất đai năm 1988 và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước quyết định cơ bản về chính sách ruộng đất đối với nông dân. Nhờ vậy, cùng với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước ta tình hình sản xuất nông nghiệp và xã hội nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất lương thực có bước ngoặt lớn, năm 1989 đạt 20,5 triệu tấn lương thực, tăng 3 triệu tấn so với năm 1987. Từ một nước thiếu lương thực triền miên, nước ta đã vươn lên hàng các nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. Đời sống nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Về vấn đề ruộng đất, tại Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 6 năm 1991 đã ghi vào văn kiện : “Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài. Hội nghị Trung ương 2 khoá VII tháng 3 năm 1992 quyết định : "...Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng ruộng đất phải được pháp luật quy định cụ thể theo hướng khuyến khích nông dân an tâm đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện từng bước tích tụ ruộng đất trong giới hạn hợp lý để phát triển hàng hoá, đi đôi với mở rộng phân công lao động và phân bố lao động gắn với quá trình công nghiệp hoá. Quy định rõ các điều kiện cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất, ngăn ngừa tình trạng người sống bằng nghề nông không còn ruộng đất, người mua quyền sử dụng ruộng đất không phải để sản xuất mà để buôn bán ruộng đất, phát canh thu tô. Mức tập trung ruộng đất vào một hộ cũng phải quy định giới hạn tối đa tuỳ theo vùng và loại đất...".
Hiến pháp năm 1992 tại Điều 17 và 18 khẳng định lại những quyết định cơ bản của Đại hội Đảng và của Trung ương về quan hệ ruộng đất trong tình hình mới.
Hội nghị Trung ương 5 khoá VII tháng 6 năm 1993 về "Tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn" quyết định : "Kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ... Đổi mới kinh tế hợp tác, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên.... Khẳng định đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân... Quy định thời gian sử dụng đất hợp lý đối với cây ngắn ngày và cây lâu năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất có nhu cầu và đủ điều kiện sẽ được quyền tiếp tục sử dụng... Đối với những người đang sử dụng đất trên hạn mức thì Chính phủ có quy định và hướng dẫn riêng để họ an tâm sản xuất. Nhà nước có chính sách bảo đảm kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong việc khai thác và sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biến. Đối với quỹ đất công ích, nơi nào có nhu cầu thì được để lại không quá 5% diện tích canh tác của xã, nhưng phải bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả...".[30], [5],[6],[7]
Luật Đất đai năm 1993 quy định: "... Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất... Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất"; "Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Thời gian giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm.[5]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII tháng 12/1997 xác định: "... Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn... Vừa khuyến khích sử dụng ruộng đất có hiệu quả thông qua tích tụ ở những nơi có điều kiện bằng chính sách hạn điền được quy định cụ thể, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân có đất canh tác, không bị bần cùng hoá và nghiêm cấm hành vi mua bán đất để kiếm lời... Kinh tế trang trại được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích khai phá đất hoang vào mục đích này.[30]
Luật Đất đai năm 1993 sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ một số điểm chưa thật phù hợp, chưa đủ cụ thể để xử lý những vấn đề mới phát sinh, nhất là trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ về đất đai trong xã hội rất phức tạp, không chỉ về mặt kinh tế mà có ảnh hưởng đến cả ổn định xã hội.
Năm 1998, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 06 về "Một số vấn đề nông nghiệp và nông thôn" đã chỉ ra : "... Về tích tụ ruộng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung ruộng đất là hiện tượng sẽ diễn ra trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn... Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của nhà nước... không để quá trình này diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không tìm được việc làm, trở thành bần cùng hoá... [30]
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, nhằm hoàn chỉnh thêm một bước về pháp luật, đáp ứng tình hình mới, yêu cầu mới của phát triển đất nước, nâng cao tính pháp lý các chế định của Luật mà trước hết là các chế định có liên quan đến việc bảo đảm các quyền, nghĩa vụ chính đáng của tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân sử dụng đất. Đối với các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo mục đích được giao và quyền của tổ chức kinh tế sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối...
Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện luật đất đai đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện; hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường; chính sách, pháp luật đất đai đã trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hóa; bộ mặt nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật đất đai đã được sửa đổi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật đất đai ban hành, sửa đổi nhiều lần, vừa thiếu đồng bộ vừa chồng chéo, mâu thuẫn và trong nhiều trường hợp thiếu sự thống nhất.
Luật đất đai năm 2003 quy định việc Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất như Luật đất đai năm 2001; Bổ sung nội dung Nhà nước có chính sách phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển đổi cơ cấo kinh tế, đảm bảp đời sống của nông dân và về sử dụng đất đai trong giai đoạn mới.
Tuỳ vào những điều kiện kinh tế - xã hội - chính trị nhất định mà Nhà nước lựa chọn phương thức bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không chỉ bằng pháp luật mà cả bằng các biện pháp kinh tế, hành chính và xã hội... Quyền của người sử dụng đất càng được mở rộng thì các yêu cầu của phương án sau càng phải được đảm bảo.[16]
Tóm tắt một số nội dung chính của chính sách đất đai từ sau khi đất nước thống nhất đến nay:
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chính sách đất đai luôn giữ vững quan điểm cơ bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, 1992 và Luật Đất đai năm 1987, 1993, 1998, 2001, 2003 đều đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. [16]
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai theo đúng pháp luật. Quy hoạch đất đai được tiến hành trên 4 cấp: cấp Nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu sử dụng đất thực tế. Việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý đã làm hạn chế dần tình trạng tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người sử dụng, khắc phục tình trạng tự quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất bất hợp pháp của các cấp chính quyền cơ sở.[16]
Giao đất ổn định lâu dài và mở rộng quyền của người sử dụng đất
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (năm 1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (năm 1988) về việc giao đất cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài, là tiền đề khởi đầu cho việc đổi mới trao quyền sử dụng đất đai một cách đầy đủ hơn cho người sử dụng. Việc chính thức hoá và mở rộng các quyền của người sử dụng đất đã được bắt đầu từ Luật Đất đai năm 1993 ._.với việc quy định 5 quyền của người sử dụng đất và Luật sửa đổi năm 1998 đã mở rộng thêm quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất- kinh doanh, Luật sửa đổi năm 2001 mở rộng thêm quyền giá trị quyền sử dụng đất để bảo lãnh cho bên thứ 3 vay vốn tại các ngân hàng. Luật Đất đai năm 2003 lại tiếp tục cụ thể hoá thêm với quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Quyền sử dụng đất đai đã trở thành một nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển sản xuất, các quan hệ về quyền sử dụng đất đai đã trở thành quan hệ hàng hoá tiền tệ góp phần hình thành và phát triển thị trường bất động sản.[30],[16]
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trách nhiệm hành chính của Nhà nước, là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Luật Đất đai sửa đổi năm 2001 đã thể hiện sự tăng cường vai trò cấp quản lý cơ sở, cụ thể là cấp quận, huyện.
Luật đất đai năm 2003 đã có những thay đổi căn bản, thuận tiện cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp khuyến khích đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như chính sách giảm lệ phí đăng ký cấp giấy chứng nhận, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác đăng ký đất đai, đặc biệt là ở các tỉnh còn nhiều khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa . Những kết quả đạt được trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bước đầu góp phần tăng cường công tác quản lý hành chính về đất đai và tạo điều kiện để người dân an tâm đầu tư, bồi bổ đất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.[16]
Chính sách tài chính về đất đai
Chính sách tài chính về đất đai đang dần được hoàn thiện và phát huy tác dụng tích cực, là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế đối với đất đai. Những đổi mới của chính sách tài chính đối với đất đai, là công cụ để huy động nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, làm căn cứ giải quyết các quan hệ sử dụng đất, đền bù, thu hồi đất.
Chính sách thuế sử dụng đất theo hướng khuyến khích sử dụng đất đai một cách tiết kiệm có hiệu quả. Mức thuế chuyển quyền sử dụng đất đã giảm từ mức 10% đối với đất nông, lâm nghiệp và 20% đối với các loại đất khác (năm 1994) xuống còn 2% đối với đất nông, lâm nghiệp, 4% đối với các loại đất khác (năm 1999). Mức lệ phí trước bạ cũng giảm từ 2% xuống còn 1%. Cùng với chính sách thuế, các chính sách về thu tiền sử dụng đất khi giao đất, chính sách cho thuê đất và chính sách đấu thầu quyền sử dụng đất đã được thực hiện nhằm chuyển các quan hệ về đất đai giữa Nhà nước đối với người sử dụng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Chính sách giao đất không thu tiền sử dụng đất, chính sách giao đất có thu tiền sử dụng đất, chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất, chính sách cho thuê đất... được thể hiện phù hợp với xu hướng vận động các quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trường.
Luật Đất đai năm 1993 đã thừa nhận đất đai có giá và Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất, Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo thời gian. Việc ban hành khung giá và các quy định về định giá đối với đất đai, các chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở quan trọng để xác lập sự vận động của các quan hệ đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã góp phần làm cho đất đai trở thành tài sản quý giá, vai trò của đất đai trong sự phát triển kinh tế-xã hội được tăng cường và là một nguồn nội lực quan trọng đặc biệt, là một nguồn lực cho đầu tư phát triển của xã hội.[16]
2.1.2.2. Chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
Đất nước ta 80% dân số sống ở vùng nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp cung cấp việc làm cho khoảng 60% lực lượng lao động và tạo ra khoảng 1/2 tổng sản phẩm quốc dân trong năm 2005. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều, Bình quân mỗi người chỉ có khoảng 1.200 m2 đất sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động khai thác và sử dụng quỹ đất này đều dựa vào những chính sách do Nhà nước quy định. Trên cơ sở đổi mớicơ chế quản lý kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, nhằm khuyến khích người nông dân sử dụng đất đai hiệu quả hơn, Đảng và nhà nước đã có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp trong đó đổi mớicác chính sách đất đai có vị trí quan trọng. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chính sách đất đai được thực hiện từ việc thực hiện khoán sản phẩm trong hợp tác xã đến khoán cho hộ xã viên và hiện nay là giao đất cho người nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Với chính sách đất đai hiện nay, người sử dụng đất nông, lâm ngư nghiệp có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất, thuế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Các quyền lợi này đã tạo điều kiện gắn lợi ích của mngười nông dân với hiệu quả sử dụng đất và phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực trong những năn 1980 trở thành nước xuất khẩu gạo trong thập niên cuối thế kỷ 20.
Về chính sách đất nông nghiệp có thể khái quát những nội dung chủ yếu như sau:
Quỹ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
Luật Đất đai năm 1993 qui định quỹ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong đó có: đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây do hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh, đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá xác định để sản xuất nông nghiệp.
Luật Đất đai năm 2003 quy định: đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.[16]
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
Luật đất đai năm 1993 và các văn bản thi hành Luật đất đai năm 1993 quy định: Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm thì hạn mức giao đất nông nghiệp không quá 3 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, không quá 2 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: Các xã đồng bằng không quá 10 ha, các xã trung du, miền núi không quá 30 ha. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang lấn biển thì hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân.
Luật Đất đai năm 2003, hạn mức giao đất nông nghiệp đối với diện tích đất trồng cây hàng năm là không quá 3 ha, không qui định chi tiết cho từng vùng. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, cho thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp. [16]
Tại Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa 11 quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối đối với hộ gia định cá nhân thuộc các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là không quá 6 ha; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không quá 4 ha. Đối với đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình cá nhân ở các xã, phường thị trấn ở đồng bằng không quá 20 ha; ở các xã, phường thị trấn thuộc trung du, miền núi không quá 50 ha.
Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 27/9/1993, thì căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ đất dành làm đất công ích cho cấp xã không quá 5% đất nông nghiệp của xã.
Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP còn quy định cụ thể việc sử dụng đất công ích vào các mục đích khác nhau.[6],[16]
Đất nông nghiệp sử dụng cho kinh tế trang trại
Luật Đất đai năm 1993 không quy định đất nông nghiệp sử dụng cho kinh tế trang trại. Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP đã quy định cụ thể đất sử dụng cho kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất thì phải lập phương án sản xuất, kinh doanh gắn với việc sử dụng đất trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt, phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.[16]
Thời hạn giao đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 2003 quy định: Đối với đất nông nghiệp được giao, cho thuê từ ngày 15/10/1993 trở về trước thì thời hạn giao đất được tính thống nhất từ ngày 15/10/1993; Đối với đất nông nghiệp được giao sau ngày 15/10/1993 thì thời điểm giao đất được tính từ ngày giao đất; Với đất trồng cây hàng năm thời hạn giao đất là 20 năm, đất trồng cây lâu năm thời hạn giao đất 50 năm.[16]
Chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự đã quy định các điều kiện chuyển đổi như: thuận tiện cho sản xuất và đời sống; sau khi chuyển đổi quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn, trong hạn mức đối với từng loại đất; trong thời hạn sử dụng đất được quy định khi Nhà nước giao.
Luật đất đai năm 2003 cũng qui định về quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn.[16]
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp như: Chuyển đi nơi khác, chuyển sang làm nghề khác, không còn khả năng trực tiếp lao động; Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận chuyển nhượng phải sử dụng đúng mục đích. [6]
Hộ gia đình, cá nhân thuê đất
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001 quy định: Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài, dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất, Nhà nước còn cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất.
Luật Đất đai năm 2003 qui định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, Chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để thừa kế quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức tín dụng, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất kinh doanh. Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê để hợp tác kinh doanh; Cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê đất.[16]
Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và Nghị định 17/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy chế thế , cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng quy định: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng để vay vốn. Tài sản gắn liền trên đất như nhà ở, rừng trồng, vườn cây, công trình xây dựng khác thuộc tài sản thế chấp”.
Luật đất đai năm 2003 qui định hộ gia đình các nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.[16]
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993; Bộ luật dân sự và Nghị định 17/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì người được thừa kế quyền sử dụng đất gồm: Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, đất chuyên dùng; Thành viên của hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng đất ở, đất chuyên dùng; Cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất hàng năm.
Luật đất đai năm 2003 qui định cá nhân hộ gia đình có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật.[16]
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh
Nghị định 17/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì hộ gia đình, cá nhân được quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, bao gồm các điều kiện sau: Đất do được Nhà nước giao; Đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp; Đất được Nhà nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn ít nhất là 5 năm.
Luật đất đai năm 2003 qui định hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.[16]
2.1.2.3. Chính sách về giao đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định:
Năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh (nay được chia tách thành 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) đã ban hành Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 1992 về việc đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trong đó nội dung chính là ruộng giao đất nông ghiệp ổn định lâu dài đến năm 2000 cho hộ xã viên. Đến năm 1993 toàn bộ các hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh cơ bản đã giao xong ruộng đất cho hộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp. Sau khi có luật đất đai năm 1993 và Nghị định số 64/CP của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 1994 điều chỉnh thời hạn giao đất nông nghiệp; Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 1995 về việc xử lý quỹ đất nông nghiệp để dự trữ khi thực hiện Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 1992 cho phù hợp với quy định theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ. Tiếp theo việc giao ruộng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho nông dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban nghành chức năng của Tỉnh tập trung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận đuợc thực hiện đồng bộ với công tác quy hoạch sử dụng đất, thông qua cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài; các cấp chính quyền địa phương đã tích cực vận động nông dân đổi ruộng cho nhau nhằm chống manh mún ruộng đất, kết quả cho thấy đã có 50% số xã đã giảm số thửa của một hộ từ 10-20 thửa xuống còn 3-5 thửa [32]. Nhìn chung, việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của Tỉnh sớm được tiến hành thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng còn một tồn tại đó là việc giao đất còn manh mún, phân tán, gây khó khăn trong sản xuất, lao động.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đất đai của tỉnh Nam Định
- Chính sách đất đai đối với đất sản xuất nông nghiệp.
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, biến động đất nông nghiệp và ảnh hưởng của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Cán bộ quản lý đất đai các cấp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu, đánh giá một số ảnh hưởng của chính sách đất đai đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội:
- Thực trạng cơ sở hạ tầng.
- Điều kiện xã hội: dân số, lao động và việc làm.
3.3.2 Hiện trạng tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
- Biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn 1995-2005.
3.3.3 Phân tích, đánh giá tác động của chính sách đất đai đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Nam Định
3.3.4 Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp của Tỉnh trong thời gian tới
3.4 Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập các số liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên, môi trường); về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (dân số, lao động, việc làm, tỷ lệ tăng dân số; số liệu về thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng), về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các kỳ kiểm kê đất đai năm 1995, 2000 và 2005 của Tỉnh.
- Thu thập các văn bản về chính sách đất đai, chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu các văn bản pháp quy, các báo cáo của một số địa phương trong Tỉnh liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
- Xử lý các thông tin, số liệu, tài liệu thu thập được.
* Tổng hợp, ph©n tÝch thèng kª, xử lý thông tin và so sánh
- Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập.
- So sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn thực hiện các chính sách đất đai từ năm 1993 đến nay. Kiểm tra và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của số liệu
- Phân tích, xử lý số liệu trên máy tính
- Thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp.
* Phương pháp hệ thống
* Phương pháp kế thừa.
Thu thập, tìm hiểu và hệ thống hóa các tài liệu hiện có liên quan đến mục tiêu của đề tài.
* Phương pháp dự báo
* Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, hộ nông dân
- Kỹ thuật phỏng vấn KIP
- Phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi
- Cách lấy mẫu: Chọn 2 huyện đại diện cho 2 vùng, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 1 cán bộ địa chính xã, 1 cán bộ nông nghiệp xã, 1 hội viên hội phụ nữ và 10 hộ nông dân để phỏng vấn theo biểu mẫu. 10 hộ nông dân này là những hộ có hiểu biết tốt, có cách làm nông nghiệp tốt do cán bộ xã giới thiệu và đại diện cho người giàu 3 người, trung bình 4 người và người nghèo 3 người.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.11. Vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 19053’ đến 20030’ vĩ độ Bắc và từ 105055’ đến 106037’ kinh độ Đông.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình.
Phía Đông Nam giáp với biển Đông.
Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.649,86 km2, chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 3 huyện giáp biển. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh, nằm cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21. Với vị trí nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, hệ thống giao thông thuận lợi (gồm đường sắt xuyên Việt và các quốc lộ QL1, QL10, QL21), có 72 km bờ biển, hệ thống các sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua (với chiều dài trên 251 km) cùng với hệ thống cảng sông, cảng biển Thịnh Long mới được xây dựng là điều kiện thuận lợi để Nam Định mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế, phát huy vai trò quan trọng của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
4.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình Nam Định tương đối bằng phẳng và có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng trong đê (chỗ thấp nhất -3 m so với mặt nước biển thuộc huyện Ý Yên) và vùng ven biển ngoài đê, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp (có đỉnh núi Gôi cao nhất 122 m).
- Vùng đồng bằng trong đê chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường và thành phố Nam Định. Điểm nổi bật của vùng là điều kiện thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa nước.
- Vùng ven biển ngoài đê gồm các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy, địa hình tương đối bằng phẳng, có bờ biển dài 72 km song bị chia cắt khá mạnh bởi các cửa sông lớn như cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Ninh Cơ (sông Ninh Cơ) và cửa Lạch Giang (sông Sò). Đây là vùng có quá trình bồi - xói diễn ra thường xuyên hàng năm, trong đó nhiều nơi được bồi tụ lấn ra biển, ở một số nơi như Văn Lý (huyện Hải Hậu), Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) lại thường xảy ra hiện tượng xói lở bờ biển.
Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Định thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.
4.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, gió mùa nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23oC - 24oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16oC - 17oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 26oC - 28oC, nóng nhất là tháng 7 và tháng 8. Tổng tích ôn từ 8.550 - 8.650oC/năm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 80-85%, tháng có độ ẩm cao nhất tới 90% (tháng 3), lượng bốc hơi khoảng 800 mm. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm và phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Theo thời gian mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm gần 80% lượng mưa cả năm và chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9, từ tháng 11 đến tháng tư năm sau mưa ít, có tháng hầu như không có mưa, do chế độ mưa tập trung nên thường gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-1700 giờ, khoảng thời gian từ mùa hạ đến mùa thu (vụ hè thu) có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm. về gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính, trong đó gió Đông bắc thịnh hành vào mùa đông với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 -2,6 m/s; gió Đông nam thịnh hành vào mùa hạ với tần suất 50 -70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s. Ngoài ra đầu mùa hạ còn xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng. Nam Định nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn bão/năm chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10. Năm 2005, cơn bão số 7 vào nước ta với sức gió giật trên cấp 12 là trận bão lớn nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây, đã đi qua Nam Định cùng với triều cường làm vỡ, sạt lở nhiều tuyến đê biển.
4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
- Hệ thống sông ngòi: Trong tỉnh có 530 km sông ngòi với mật độ đạt 0,33 km/km2, gồm 4 sông lớn (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào và sông Ninh Cơ) có độ dài 251 km và 21 tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km phân bố đều khắp trên địa bàn theo dạng xương cá. Chế độ nước sông chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn. Với đặc điểm nằm ở hạ lưu nên lòng sông nông, tốc độ dòng chảy nhỏ dẫn đến tình trạng úng ngập tạm thời ở một số khu vực trong mùa mưa lũ.
- Thủy triều: Thủy triều vùng ven biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7 m, lớn nhất đến 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Ảnh hưởng của thủy triều thể hiện rõ nhất ở sự xâm nhập mặn và dâng nước ở các khu vực cửa sông, ven biển; đồng thời cũng tác động vào sâu nội đồng thông qua hệ thống các cửa sông và kênh mương. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành những bãi bồi lớn như Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao Thuỷ và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng.
4.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định năm 2005 là 164.986 ha và hàng năm được tăng thêm do bồi lắng ven biển. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 81,88% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 14,19%, các loại đất khác có đất cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic... chiếm diện tích nhỏ. Nhìn chung đất của Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển.
4.1.6. Tài nguyên nước
Nam Định nằm ở vị trí hạ lưu có nhiều sông lớn chảy qua, nhiều hồ, đầm, ao, do vậy nguồn nước rất phong phú và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong Tỉnh. Về mùa mưa nước mặt dư thừa, tuy nhiên trong mùa khô vẫn xảy ra thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt ở nhiều nơi. Tại những vùng giáp biển nguồn nước lợ, nước mặn là điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.
4.1.7. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 toàn tỉnh có 4.368 ha đất lâm nghiệp, chiếm 2,65% diện tích tự nhiên của tỉnh, chủ yếu là rừng phòng hộ với cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần.
Với đặc điểm thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới, tài nguyên thực vật của Nam Định nổi bật là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (Vườn Quốc gia Xuân Thủy), ngoài ra các khu vực rừng ngập mặn ven biển còn là nơi cư trú của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
4.1.8. Tài nguyên biển
Bờ biển Nam Định dài 72 km, thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, trên đó có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy).
Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ rộng 120 km2, đã được thế giới công nhận là khu bảo vệ theo Công ước Quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
4.1.9 Tài nguyên nhân văn
Nam Định là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, các cư dân Việt cổ đã từng bước khai khẩn và mở rộng vùng đất châu thổ sông Hồng, phát triển nghề trồng lúa nước, trồng dâu tằm, dệt vải làm nghề thủ công, là nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân Nam Định đã xây dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thành quả lao động của nhiều thế hệ để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô giá với các di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, các sinh hoạt văn hoá, lễ hội truyền thống, các làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, các giá trị nhân văn cũng đang được gìn giữ, phục hồi và phát triển, các di tích được bảo vệ tôn tạo, các sinh hoạt văn hoá truyền thống được khôi phục lại. Tuy nhiên hiện nay vấn đề quản lý, khai thác, bảo vệ tôn tạo tài nguyên nhân văn chưa đạt hiệu quả cao, nhiều di tích thiếu nguồn vốn đầu tư tu bổ, có nguy cơ xuống cấp, làm giảm giá trị nghệ thuật, giảm giá trị nhân văn.
4.1.10. Cảnh quan, môi trường
Trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm có thể khai thác phục vụ du lịch như Vườn quốc gia Xuân Thủy, bãi biển Thịnh Long, Quất Lâm, các đình chùa, làng nghề....
Đánh giá chung những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên:
* Lợi thế
- Có vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi, cách không xa thủ đô Hà Nội, giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
- Đất đai có độ phì khá, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt, rất thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới phát triển.
- Có thảm thực vật tự nhiên khá phong phú, đặc biệt là thảm thực vật ven biển với hệ sinh thái rừng ngập mặn; tài nguyên động vật mang tính chất độc đáo của vùng cửa sông, ven biển.
- Có vị trí giáp biển, nguồn lợi thuỷ, hải sản khá phong phú, đa dạng, nhiều bờ biển đẹp là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống tạo cho Nam Định có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
* Hạn chế
- Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội, cùng với sự khai thác tài nguyên quá mức và những tác động tiêu cực của con người đã và đang gây ra những biến đổi xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của tỉnh.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế
4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 1996 - 2000 nền kinh tế của Nam Định tăng bình quân 6,9%/năm và giai đoạn 2001 - 2005 tăng 7,3%/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (7,5%/năm).
GDP bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 2,88 triệu đồng năm 2000 lên 5,14 triệu đồng năm 2005, bằng 51% bình quân cả nước và bằng 55,7% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng (theo giá cố định năm 1994, GDP/người của Nam Định bằng 68,9% bình quân cả nước và bằng 55,8% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng).
4.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong GDP, tỷ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 45,9% năm 1995 xuống còn 31,9 % năm 2005, Công nghiệp- xây dựng tăng từ 19,7 % năm 1995 lên 31,5 % năm 2005 và Dịch vụ tăng từ 34,4% năm 1995 lên 36,6 % năm 2005. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch của các ngành công nghiệp, dịch vụ còn chậm, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của tỉnh vẫn còn cao hơn so với bình quân chung của cả nước, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng nhưng không ổn định (từ 34,4% năm 1995 lên 38,2% năm._.i nhau trên cơ sở điều hòa các lợi ích và được Nhà nước hỗ trợ để tạo nên những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả.
Muốn bảo đảm sự phát triển bền vững cần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp để khu vực này hỗ trợ cho công nghiệp hóa, trong đó trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu đất đai một cách hợp lý. Đất đai vừa là phương tiện để bảo đảm đời sống, vừa là một nhân tố sản xuất để tích lũy vốn. Vì vậy, việc tiếp cận với ruộng đất, quyền sở hữu hay quyền sử dụng, đều phải có tác dụng đến sản xuất, giúp nông dân thoát khỏi tự cấp, vươn lên phát triển nông nghiệp hàng hóa, đồng thời tham gia vào việc đầu tư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội:
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội và đây là vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Ở góc độ này, một số vấn đề cụ thể như sau:
- Sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp: Trong những năm tới phát triển thuỷ sản, rau màu thực phẩm và hoa cây cảnh tiếp tục là ưu tiên chính trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, do đó việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phát triển các đối tượng này sẽ được tiếp tục thực hiện trên phạm vi rộng hơn trên cơ sở chắc chắn đúc rút được từ những năm vừa qua về tổng thể hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và kết quả đánh gía thích nghi đất đai.
Chuyển đổi sử dụng đất phải gắn liền với bảo vệ môi trường:
- Mọi chuyển đổi sử dụng đất đều phải gắn liền với bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
- Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải tránh gây ô nhiễm môi trường đất, làm suy thoái đất do bố trí cây trồng, vật nuôi không phù hợp hoặc phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật, vật tư không thích hợp.
4.4.2 Phương án sử dụng đất nông nghiệp tới năm 2015
4.4.2.1 Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 4.23. Tổng hợp phương án sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2015
TT
Loại đất
Diện tích năm 2005 (ha)
Diện tích năm 2015 (ha)
Diên tích đất nông nghiệp
115.414
114282
01
Đất trồng cây hàng năm
89.190
83005
02
Đất trồng cây lâu năm
7.732
8093
03
Đất dùng vào chăn nuôi
9
9
04
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
12.855
17.179
05
Diện tích làm muối
1.104
1046
06
Đất lâm nghiệp
4.368
4950
Trên cơ sở đề xuất diện tích đất nông nghiệp củaTỉnh đến năm 2015; thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2015 do đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá nên diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ giảm nhiều. Diện tích đất nông nghiệp bổ sung chủ yếu từ diện tích ngập nước và bãi bồi ven biển dự kiến có khoảng 3.000 - 4.000 ha.
Đất nông nghiệp đến năm 2015 có khoảng 110.000 - 111.000 ha trong đó: đất sản xuất nông nghiệp còn khoảng 83.500 ha (trong đó đất trồng lúa 75.000 ha); đất lâm nghiệp 8.000 ha; đất chuyên nuôi trồng thủy sản 18.000 ha. Đất nông nghiệp được bố trí theo hướng sản xuất thâm canh, trang trại sinh thái để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
* Đất trồng trọt:
Trong thời gian này diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển cho mục đích chuyên dùng và đất ở khoảng 12.000 - 13.000 ha, bình quân mỗi năm giảm 8.000 - 9.000 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bổ sung rất nhỏ do nguồn cung han chế.
- Đất trồng lúa: Đến năm 2015 đất trồng lúa có khoảng 75.000 ha. Để đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản lượng lúa đặc sản, lúa hàng hóa sẽ phải thực hiện thâm canh tăng năng suất lúa, tăng diện tích lúa có chất lượng cao. Cụ thể là thực hiện:
Ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa (2 vụ lúa) khoảng 75000 ha, năng suất 13 - 14 tấn/ha/năm thì sẽ có sản lượng từ 900 - 950 nghìn tấn và đảm bảo bình quân lương thực đầu người đạt 450 - 470 kg/năm trở lên. Trên địa bàn tỉnh hình thành những vùng sản xuất lúa chính sau:
+ Vùng trồng lúa đặc sản: diện tích có thể nâng lên 16.000 ha vào năm 2015, sản lượng lúa đặc sản đạt từ 55.000 tấn năm 2015. Các giống lúa đặc sản sẽ phát triển có tám xoan, tám tiêu, nếp bắc, nếp cái hoa vàng. Các giống lúa đặc sản không đòi hỏi đầu tư thâm canh lớn, năng suất không cao, nhưng giá trị gấp 2 đến 2,5 lần so với lúa tẻ thường. Các giống lúa này chỉ gieo cấy được trong vụ mùa, thích hợp với đất vàn thấp, sâu màu, đất bị ảnh hưởng mặn nhẹ nên hướng bố trí chủ yếu ở các huyện phía Nam của tỉnh như: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh... Các huyện khác có thể trồng được nhưng diện tích không nhiều.
+ Vùng lúa chất lượng cao: Trên địa bàn tỉnh, đã xác định được một số giống lúa thuần, chất lượng gạo tốt có thể tham gia xuất khẩu. Đến năm 2015 phát triển vùng lúa chất lượng cao vào vụ mùa, khoảng 20.000 ha, trên địa bàn các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng.
Như vậy diện tích đất trồng lúa của toàn tỉnh sẽ giảm từ 86.272 ha năm 2005 xuống còn khoảng 80.000 ha vào năm 2015 và còn 75.000 ha ở năm 2015. Những diện tích lúa kém hiệu quả, ruộng úng trũng, đất trồng 1 vụ lúa - 2 màu sẽ chuyển sang sản xuất rau màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất trồng các cây công nghiệp ngắn ngày gồm các cây chính là lạc, đay, cói, dâu tằm... Diện tích chuyên trồng các loại cây này có khoảng 2.000 ha. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng các loại cây này phải phát triển chủ yếu trên đất trồng lúa ở vụ đông để hình thành các vùng cây công nghiệp ngắn ngày chính như sau:
+ Vùng lạc: Lạc có nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, giá trị kinh tế cao và ổn định. Cây lạc có thể trồng trên các chân cao, vàn cao. Các huyện có diện tích đất thích hợp cho phát triển cây lạc là Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực... Đến năm 2015 diện tích trồng lạc khoảng 5.500 - 6.000 ha.
+ Vùng đay: Địa bàn có các dải đất phù sa ngoài đê sông Hồng, Sông Đáy thuộc các huyện Mỹ Lộc, Trực Ninh, Xuân Trường, Nghĩa Hưng. Dự kiến đến năm 2010, diện tích đay là 200 ha.
+ Vùng cói: Một số diện tích đất ven biển của các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy được bố trí trồng cói phục vụ cho tiêu dùng và phát triển nghề thủ công. Đến năm 2015, diện tích trồng cói là 270 ha trong đó lớn nhất là ở hai nông trường Bạch Long và nông trường Rạng Đông.
+ Vùng dâu tằm: Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống, có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên chỉ nên bố trí trồng dâu nuôi tằm ở những nơi có kinh nghiệm và mở rộng dần. Dự kiến đến năm 2010, diện tích trồng dâu là 1.500 ha, được bố trí nhiều ở các huyện Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nam Trực.
- Đất trồng rau, đậu thực phẩm: Các cây rau đậu thực phẩm đa dạng nhưng chủ yếu là khoai tây, dưa chuột, rau bí, cà chua. Các loại cây này phát triển tập trung chủ yếu ở địa bàn truyền thống ở 40 xã thuộc 10 huyện thành trong tỉnh (TP. Nam Định 4 xã, Nam Trực 3 xã, Trực Ninh 6 xã, Ý Yên 7 xã, Vụ Bản 2 xã, Mỹ Lộc 2 xã, Nghĩa Hưng 7 xã, Giao Thủy 3 xã) nhưng cũng được phát triển rộng ở nhiều xã khác bằng trồng vụ đông.
Vùng rau hoa giá trị cao: Dự kiến đến năm 2015 phát triển khoảng 3.000 ha phục vụ các đô thị, khu công nghiệp tập trung ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Dự kiến phát triển ở các huyện: Nam Trực 500 ha, Trực Ninh 330 ha, Hải Hậu 500 ha, Xuân Trường 320 ha, Giao Thuỷ 340 ha, Ý Yên 350 ha, Vụ Bản 360 ha, Mỹ Lộc 300 ha.
- Đất trồng cây ăn quả, hoa và cây cảnh: Phát triển cây cảnh, các loại hoa trước hết phục vụ nhu cầu địa phương, sau này có thể xuất khẩu, địa bàn phát triển chính là ven thành phố Nam Định, các huyện Nam Trực và Hải Hậu. Về cây ăn quả chủ yếu cải tạo vườn tạp trong các khu dân cư, ngoài ra cũng hình thành các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở một số vùng đất cao.
* Đất cho chăn nuôi : Các loại gia súc, gia cầm phát triển chính là lợn, trâu bò thịt, gà vịt các loại. Về tổ chức sản xuất sẽ chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hoá theo phương pháp công nghiệp, chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ sẽ được mở rộng dần. Do đó vấn đề bố trí đất cho chăn nuôi bao gồm cả đất cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, đất trang trại sản xuất.
* Đất nuôi trồng thủy sản: Với phương hướng tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá (gồm sản xuất giống tôm sú và nuôi tôm thương phẩm, cá rô phi đơn tính, ngao và nhuyễn thể hai mảnh vỏ), phấn đấu đưa sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2015 tăng lên 63 nghìn tấn, trong đó 4-5 nghìn tấn tôm. Về diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản dự kiến như sau :
+ Dự kiến diện tích nuôi trồng đến năm 2015 khoảng 17.000 ha và năm 2020 đạt khoảng 18.000 - 19.000 ha. Mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất là vùng nước lợ và nước mặn theo hướng thâm canh và bán thâm canh ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và Hải Hậu. Về đất sử dụng diện tích nước mặn, lợ chưa sử dụng, đất làm muối hiệu quả thấp đối với vùng ven biển; nhưng đối với địa bàn các huyện vùng bắc sông Đào phần chính là chuyển diện tích đất trồng lúa úng trũng sang nuôi trồng thủy sản cùng với việc tận dụng hết các thùng đào thùng đấu.
+ Bố trí đất tập trung để phát triển nuôi tôm giống, tôm thương phẩm theo hình thức nuôi công nghiệp. Tại những vùng này đầu tư đồng bộ hệ thống cung cấp nước, tiêu nước cũng như hệ thống điện, giao thông, cơ sở phục vụ cung ứng cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Về nuôi cá: hình thành vùng nuôi tập trung hình thức trang trại chuyển đổi đất lúa hoặc trang trại hình thành từ vùng nước lợ ngập sâu, trọng tâm là nuôi cá rô phi đơn tính địa bàn nước ngọt, nước lợ,
+ Vùng nuôi ngao và nhuyễn thể hai mảnh vỏ : Khu vực có nước triều ven biển các huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng với diện tích khoảng 1.000 ha hoặc lớn hơn.
* Đất lâm nghiệp: Khả năng mở rộng diện tích đất lâm nghiệp khoảng 3.000 - 4.000 ha bằng khai hoang lấn biển là chủ yếu. Cùng với việc giữ trên 4.000 ha đất lâm nghiệp đã có, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2015 sẽ có 6.000 ha, chiếm 4,68% diện tích tự nhiên. Trong đó phân bố ở hai huyện Vụ Bản và Ý Yên khoảng 100 ha, còn lại ở 3 huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
* Bố trí sử dụng đất trồng lúa:
- Giảm diện tích đất trồng lúa 6.097 ha (từ 86.272 ha năm 2005 xuống còn 80.003 ha vào năm 2010). Diện tích đất trồng lúa giảm do chuyển sang:
Sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 3.470 ha;
Nuôi trồng thủy sản 2.054 ha;
Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp 573 ha.
Diện tích đất lúa giảm ở những nơi đã có quy hoạch phát triển các công trình của các ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền quyết định, như để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng xây dựng đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm, cơ sở công nghiệp ...
Diện tích giảm do thực hiện chuyển đổi đất đai trong nội bộ nông nghiệp là 573 ha. Những diện tích chuyển đổi nhằm vào: Đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trồng 1 vụ lúa - 2 màu, đất đang trồng lúa có mức độ thích nghi thấp (S3).
- Ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa (2 vụ lúa) khoảng 75.000 ha trên những địa bàn đất thích hợp nhất (chủ yếu S1 và một phần S2) cho cây lúa, tiếp tục thâm canh tăng năng suất lúa, giữ sản lượng lương thực của toàn tỉnh khoảng 950 nghìn tấn/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 450 - 470 kg/năm trở lên.
- Bố trí diện tích đất trồng lúa đặc sản từ 16.000 - 17.000 ha để có sản lượng khoảng 55.000 tấn.
Nam Định là quê hương của các giống lúa đặc sản như tám xoan, tám tiêu, nếp bắc, nếp cái hoa vàng. Các giống lúa đặc sản thường có phản ứng chặt chẽ với chu kỳ ánh sáng ngày ngắn, chỉ gieo cấy được trong vụ mùa, thích hợp với đất vàn thấp, sâu màu, đất bị ảnh hưởng mặn nhẹ nên chỉ gieo cấy được ở các huyện phía Nam của tỉnh như: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh... Dự kiến phát triển lúa đặc sản trên địa bàn các huyện: Nghĩa Hưng 4.500 - 5.000 ha; Xuân Trường 1.500-1.800 ha; Trực Ninh 2.800-3.000 ha; Hải Hậu 3.500- 4.000 ha; Các huyện khác 3.700- 4.200 ha
- Bố trí diện tích đất trồng lúa chất lượng cao: Nam Định đã thực hiện được mục tiêu 1 triệu tấn lượng thực/năm. An ninh lương thực được bảo đảm, chăn nuôi phát triển, lượng lương thực dư thừa hàng năm từ 350 đến 400 nghìn tấn thóc, đã hình thành nền sản xuất lương thực hàng hóa, theo yêu cầu thị trường, phát triển lúa chất lượng gạo tốt có thể tham gia xuất khẩu. Đến năm 2015 phát triển vùng lúa chất lượng cao khoảng 20.000 ha, gieo trồng vào vụ mùa trên địa bàn các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng.
* Bố trí sử dụng đất trồng cây công nghiệp hàng năm, cây màu, rau đậu thực phẩm: Diện tích đất chuyên để trồng các loại cây trồng này có trên 2.900 ha. Phấn đấu đạt diện tích gieo trồng lớn hơn bằng trồng vào vụ đông trên đất trồng lúa.
- Vùng lạc: Đất trồng lạc chọn các chân cao, vàn cao. Đến năm 2015, diện tích gieo trồng lạc khoảng 5.500 - 6.000 ha, phân bổ ở các huyện: Huyện Ý Yên 2.100-2.300 ha; Vụ Bản 1.000 - 1.100 ha; Nam Trực 1.100 - 1.200 ha; Các huyện khác 1.300 - 1.400 ha.
+ Vùng đay: Địa bàn có các dải đất phù sa ngoài đê sông Hồng, Sông Đáy. Dự kiến đến năm 2010, diện tích đay là 200 ha, được bố trí tại các huyện: Nghĩa Hưng 40 ha; Xuân Trường 40 ha; Trực Ninh 40 ha; Mỹ Lộc 80 ha
+ Vùng cói: Một số diện tích đất ven biển của các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy được bố trí trồng cói phục vụ cho tiêu dùng và phát triển nghề thủ công của Tỉnh. Đến năm 2015, diện tích trồng cói là 270 ha, trong đó:Nông trường Rạng Đông 90 ha; Nông trường Bạch Long 135 ha; Nghĩa Hưng10 ha; Giao Thuỷ 35 ha
+ Vùng dâu tằm: Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống, có hiệu quả kinh tế. Bố trí đất trồng dâu nuôi tằm ở những nơi có kinh nghiệm và mở rộng dần. Dự kiến đến năm 2015, diện tích trồng dâu là 1.500 ha, được bố trí ở các huyện sau: Nam Trực 80 ha; Trực Ninh 200 ha; Xuân Trường 600 ha; Hải Hậu 100 ha; Giao Thuỷ 100 ha; Nghĩa Hưng 250 ha; các huyện khác170 ha
+ Vùng rau, hoa giá trị cao: Dự kiến đến năm 2015 bố trí khoảng 3.000 ha trồng các loại rau, hoa có giá trị cao phục vụ các đô thị, khu công nghiệp tập trung ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó huyện Nam Trực 500 ha, Trực Ninh 330 ha, Hải Hậu 500 ha, Xuân Trường 320 ha, Giao Thuỷ 340 ha, Ý Yên 350 ha, Vụ Bản 360 ha, Mỹ Lộc 300 ha.
* Đất lâm nghiệp:
Dự kiến mở rộng diện tích đất lâm nghiệp khoảng 600 ha bằng khai hoang lấn biển, chuyển một phần đất nuôi trồng thủy sản ở địa bàn quy hoạch phát triển rừng phòng hộ sang phát triển rừng phòng hộ. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2015 có 4.950 ha, chiếm 3,% diện tích tự nhiên.
* Đất cho nuôi trồng thủy sản:
Mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhất là thuỷ sản nước lợ và nước mặn theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng thuỷ sản nuôi trồng khoảng 45-50 nghìn tấn, trong đó 4-5 nghìn tấn tôm.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 có 17.179 ha, trong đó 12855 ha tiếp tục sử dụng từ năm 2005 đã có và 4324 ha mới đưa vào sử dụng. Diện tích mới tăng thêm này khai thác từ đất, mặt nước chưa sử dụng, chuyển diện tích mặt nước chuyên dùng, đất thủy lợi sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác sang nuôi trồng thủy sản.
Dự kiến từng bước phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ khoảng 7.400 ha ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và Hải Hậu.
4.4.2.2 Về giải pháp thực hiện phương án sử dụng đất đến năm 2015
- Quy hoạch sử dụng đất, đặt biệt là quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được coi là giải pháp quan trọng, đây là cơ sở để tiến hành tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng, cần kết hợp giữa qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất, công tác qui hoạch phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, theo đó tạo lập được các vùng chuyên canh sản xuất tập trung; cùng với việc qui hoạch vùng chuyên canh là chuyển đổi ruộng đất, thu hút và tạo điều kiện cho hộ nông dân có vốn, lao động, kỹ thuật canh tác, nhằm phát huy đến mức độ tối đa tiềm năng đất đai, vốn liếng và những lợi thế về lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình.
- Đầu tư tăng năng lực của hệ thống dịch vụ thuỷ nông, các công trình, đầu mối, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, củng cố hệ thống đê sông, đê biển chủ động đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; hệ thống trại giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, điện, cơ khí nông nghiệp; quy hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh cho từng vùng, theo từng bước tập trung thực hiện chuyển đổi.
- Thực hiện tốt các dự án phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo quy hoạch, dự án trồng rừng phòng hộ ven biển. Tích cực trồng cây xanh, cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị thu nhập cao trên khu đất dân cư, ven đường giao thông và các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới và các thị trấn, thị tứ.
- Tích cực quai đê, lấn biển để mỗi giai đoạn của kế hoạch 5 năm đưa thêm khoảng 1.500 ha vào sản xuất, nhằm bù lại diện tích đất trồng trọt bị giảm do sử dụng vào mục đích xây dựng cơ bản.
- Trong chăn nuôi đẩy mạnh cải tạo giống con nuôi để nâng cao chất lượng thịt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển chăn nuôi theo hướng hàng hoá quy mô trang trại theo phương pháp công nghiệp. Đảm bảo đủ thức ăn nhất là thức ăn công nghiệp.
- Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá (bao gồm cả sản xuất con giống và thương phẩm), ưu tiên phát triển chương trình nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyển nhanh sang phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Tận dụng triệt để mặt nước ao, hồ, đầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
- Làm tốt công tác quy hoạch nông thôn, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đa dạng và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, trong đó coi trọng cả kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn như mây tre đan, thêu ren, mộc, cơ khí nhỏ, sửa chữa máy móc, chế biến nông sản… Khuyến khích nghề dệt may vào các cụm công nghiệp - làng nghề nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển tổng hợp các ngành công nghiệp, dịch vụ.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
* Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003 đã tạo cho nông dân an tâm đầu tư vào sản xuất trên phần ruộng của hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao, sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển sang hàng hóa, an ninh lương thực được đảm bảo.
* Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi theo một số hình thức cơ bản, đó là:
Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở
Chuyển đất nông nghiệp sang đất dịch vụ
Chuyển đất sản suất cây hàng năm sang cây lâu năm, tăng diện tích trồng ba vụ các công thức luân canh cây trồng đa dạng hơn trước, đặc biệt đa dạng cây trồng vụ đông.
Chuyển đất lúa sang trồng cây màu khác như rau quả, cây cảnh...
Diện tích lúa, đay cói giảm đáng kể trong khi đó diện tích trồng lạc, đậu tương, cây ăn quả tăng lên.
* Việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để sử dụng theo hạn mức và thời hạn đối với cây trồng hàng năm là 20 năm và 50 năm đối với cây trồng lâu năm; ngoài hạn mức sử dụng đất quy định, người sử dụng đất có thể thuê đất của Nhà nước để mở rộng sản xuất. Chính vì vậy mà việc khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất ven biển vào sản xuất nông nghiệp từ năm 1995 đến nay trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao.
* Đất nông nghiệp được chuyển đổi phù hợp với mục đích của người sản xuất, phù hợp với thị trường và điều kiện sinh thái cụ thể từng địa phương nên đã góp phần tăng sản lương lương thực qui thóc từ 874.835 tấn năm 1995 lên 1002561 tấn vào năm 2005.
* Tổng giá trị sản lượng của Tỉnh tăng đáng kể từ 2.688 triệu năm 1995 lên 4.572 triệu năm 2005. Lao động đi làm thuê cũng tăng cao, tạo thêm thu nhập cho nông dân.
* Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến 2015 theo ba hướng chính:
- Giảm diện tích trồng cây hàng năm
- Tăng diện tích trồng cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn
- Tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
Đối với cây lâu năm, diện tích trồng các loại cây vừa có giá trị kinh tế cao vừa cải tạo đất để bảo tồn tài nguyên như các loại đậu, lạc, cây đặc sản...
5.2 Kiến nghị
* Nhà nước cần tiếp tục đổi mới chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn, bằng việc:
- Việc giao đất ổn định cho nông dân đã tạo cho người nông dân gắn bó nhiều hơn với đất đai, chủ động hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương thời gian qua đã thực hiện theo chủ trương công bằng xã hội, bằng cách chia đều ruộng đất tính trên nhân khẩu cho các hộ gia đình, cá nhân; Vì vậy, mỗi hộ gia đình, cá nhân đều có phần ruộng trên những mảnh ruộng xa, ruộng gần, ruộng tốt, ruộng xấu. Điều này dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất, hao phí công lao động, đặc biệt là khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên phần đất của hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước cần có chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại, tạo điều kiện để người nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao, đầu tư có hiệu quả và tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn cho nông nghiệp. Nếu ruộng đất của hộ gia đình, cá nhân được tập trung với thửa đất lớn sẽ góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc quy định áp dụng chế độ hạn mức sử dụng đất có tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội nông thôn hiện nay, các hộ nông dân sử dụng đất với quy mô lớn không chỉ nâng cao thu nhập cho chính mình mà còn tạo việc làm nâng cao thu nhập cho một số lượng lớn lao động nông nghiệp, là tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, công nghiệp hóa nền sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất có hiệu quả hơn.
- Tại một số địa phương trong Tỉnh có hiện tượng người nông dân chuyển nhượng ruộng đất, vì cho rằng thời điểm giao đất ổn định, lâu dài là năm 1993 thì đến 2013 là hết thời hạn, ruộng đất sẽ được chia lại, cho nên việc đầu tư vào đất đai đang diễn ra cầm chừng. Vì vậy, cần sớm xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho nông dân không bị mất đất, có đất sản xuất ổn định lâu dài, được an tâm đầu tư cơ sở vật chất trên đất sản xuất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, phát huy hiệu quả sử dụng đất.
- Nhà nước cần tăng cường chủ động đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông thôn, rà soát và điều chỉnh các chính sách hiện hành để tạo điều kiện thuận lợi để lao động thuần nông có thể tự chuyển dần sang công nghiệp, dịch vụ trước khi thu hồi đất.
- Đối với diện tích đất chuyên trồng lúa ổn định lâu dài, cần có chính sách bảo vệ và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đồng ruộng để người sản xuất có thể tăng đầu tư, ứng dụng công nghệ và sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Chính sách tạo điều kiện cho nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên đất không phải chuyên trồng lúa, nhưng vẫn phải giữ tính chất đất canh tác để có thể quay trở lại trồng lúa khi cần thiết.
- Có quy định chặt chẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu có năng suất và hiệu quả kinh tế cao sang mục đích phi nông nghiệp.
- Xây dựng chương trình tư vấn cho người dân sử dụng kinh phí đền bù đúng mục đích, có hiệu quả như tạo điều kiện cho các hộ dân mua lại đất sản xuất hoặc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề kinh doanh khác.
- Về chính sách thuế đối với đất sản xuất nông nghiệp: những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, nông dân rất phấn khởi; tuy nhiên, phần thuế sử dụng đất nông nghiệp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ bé, các khoản đóng góp như thủy lợi phí và các khoản đóng góp khác lại chiếm phần lớn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, vì vậy về lâu dài nhà nước nên bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân và xem xét hộ trợ kinh phí tiền thủy lợi phí cũng như các khoản thu do địa phương đặt ra.
* Có chính sách cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất: Trong những năm qua Nhà nước đã có chính sách hộ trợ cho nông dân vay vốn (không phải cầm cố, thế chấp) để sản xuất kinh doanh, nhưng ngồn vốn cho vay đối với mỗi hộ gia đình nông dân thấp và việc vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn; vì vậy, nông dân khó có điều kiện để mở rộng và đầu tư sản xuất với qui mô lớn và lâu dài nhất là việc trồng các cây công nghiệp lâu năm hay việc đầu tư để chuyển đổi các khu ruộng trũng, năng xuất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nhà nước cần có chính sách tăng lượng vốn vay cho mỗi hộ nông dân, thời gian vay vốn dài hơn; việc vay vốn của hộ nông dân cần có sự phối hợp với các tổ chức của cấp chính quyền địa phương nhằm giúp nông dân vay vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
Lê Hữu Ảnh (2002), Sử dụng đất đai ở Việt Nam: Tác động của chính sách tín dụng và thuế. Bài trình bầy về hội thảo về sử dụng đất đai ở Việt Nam : ‘Các vấn đề về chính sách và nghiên cứu chính sách’. Đại học Sydney, Úc,14-15 tháng 11 năm 2002
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống của người có đất bị thu hồi
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm Nhà xuất bản bản đồ
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm Nhà xuất bản bản đồ
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường năm Nhà xuất bản bản đồ
Đỗ Kinh Chung (2000), Thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam : Thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu kinh tế số1
Huyện Giao Thuỷ (2007), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Kế hoạch phát triển KTXH 2006-2010 huyện Giao Thuỷ
Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định (2007). Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Hải Hậu
Huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định (2007). Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (2007). Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) huyện Nghĩa Hưng
Huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định (2006), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Trực Ninh
Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (2007), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Vụ Bản.
Huyện Ý Yên tỉnh Nam Định (2007), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Ý Yên. Báo cáo tổng hợp Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoàn 2006-2010.
Luật đất đai năm 1993, năm 2001, năm 2003. Nhà xuất bản bản đồ
Nguyễn Quang Ngọc (2000), Địa lý và dân cư
Sở Công Nghiệp tỉnh Nam Định, Rà soát điều chỉnh quy hoach phát triển công nghiệp tỉnh Nam Đinh giai đoạn 2001-2010
Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định, (2004), Hệ thống các Văn bản về phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Nam Định, năm 2004
Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010)
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Báo cáo quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp thời kỳ 2001-2010 tỉnh Nam Định
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra khảo sát tài liệu bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nam Định tỷ lệ 1/50.000 theo tiêu chuẩn FAO-UNESCO
Sở Thuỷ Sản tỉnh Nam Định, Báo cáo công tác nuôi trồng thủy sản 6 năm (2000-2005) và phương hướng phát triển thời kỳ 2006-2010
Sở Thuỷ Sản tỉnh Nam Định, Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản 3 huyện ven biển (Giao Thuỷ- Hải Hậu- Nghĩa Hưng) thời kỳ 2001-2010
Tỉnh Nam Định (2002). Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2002
Tỉnh Nam Định (2003). Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2003 (2 quyển)
Tỉnh Nam Định (2005). Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 - Tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định, Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) tỉnh Nam Định
Tổng cục thống kê (2004). Niên giám thống kê năm 2003. Nhà xuất bản thông kê, Hà Hội
Trung tâm điều tra Quy hoạch đất đai Bộ Tài nguyên Môi trường (2006). Nghiên cứu đổi mới hệ thống đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.
Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2001), Tác động của chính sách nông nghiệp, nông thôn đến quản lý tài nguyên và cuộc sống người dân vùng thượng nguồn lưu vực sông cả
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2006), Báo cáo điều`chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2010
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo rà soát quy hoạch nông lâm nghiệp và thuỷ lợi phụ vụ cơ cấu sản xuất nông lâm, lâm nghiệp tỉnh Nam Định đến 2010
Tài liệu nước ngoài
AusAID.2001.VietNam : Land administration. Workinh Paper 4, Commonwealth of Australia, Australian Agency for Internatoinal Development : Canberra.
Binswanger, H.P &Elgin, M.1998 Reflections on land reform and farm size. In Eicher, C.K. &Staatz, J.M.(eds) ‘International Agricultural Development’,pp.316-328.The John Hopkins University Press : Maryland
Deininger, K.2003. Land policies for growth and poverty reduction. World Bank Policy Research Report. World Bank and Oxford University Press: Washinhton, DC.
Do, QT. &Iyer, L.2003.Land rights and economic development:evidence form Vietnam.Workinh paper 3120, World Bank:Washinhton, DC.{online}.Available at 2003
Feder, G.& Feeny,D.1991. Land tenure and property rights: theory and implications for development policy. The World Bank economic Review 5(1), 135-153.
China' s Management and Legal Systems for Land Resources )]
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT008.doc