BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----oOo-----
NGUYỄN TIẾN LONG
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính Doanh nghiệp
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS – TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH
Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu,
khảo sát và thực hiện của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
TÁC GIẢ
NGUYỄN TIẾN LONG
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN ............................................................. 3
1.1 Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. ... 3
1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: .......... 3
1.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.... 4
1.2.1.1 Rủi ro tín dụng ................................................................................ 4
1.2.1.2 Rủi ro thanh khoản.......................................................................... 4
1.2.1.3 Rủi ro thị trường ............................................................................. 5
1.2.1.4 Rủi ro tác nghiệp............................................................................. 6
1.2.2 Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: .......... 7
1.2.2.1 Những nguyên nhân khách quan..................................................... 7
1.2.2.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng của ngân hàng................. 7
1.2.2.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng .......................... 8
1.2.3 Hậu quả rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM................... 8
1.2.3.1 Hậu quả của rủi ro đối với ngân hàng............................................ 8
1.2.3.2 Hậu quả của rủi ro đối với khách hàng .......................................... 9
1.2.3.3 Hậu quả của rủi ro đối với nền kinh tế ......................................... 10
1.3 Năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. .... 11
1.3.1. Quản lý rủi ro và quản trị rủi ro ....................................................... 11
1.3.2 Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. ...................... 13
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị rủi ro của NHTM. ........... 15
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng................................................................. 15
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định tính ................................................................... 18
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng ... 20
1.4.1 Xuất phát từ đặc điểm và hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại.............................................................. 20
1.4.2 Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. ............................. 21
1.4.3 Xu thế hội nhập quốc tế và tòan cầu hóa đòi hỏi phải nâng cao năng
lực quản trị rủi ro. ....................................................................................... 21
1.5 Khủng hoảng kinh tế tài chính tòan cầu và những cảnh báo cho hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................... 22
1.5.1 Nợ dưới chuẩn – Hậu quả của sản phẩm tài chính hiện đại nhưng
nhiều rủi ro .................................................................................................. 22
1.5.2 Hạn chế dư chấn của “Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn Mỹ” đến
thị trường tài chính quốc tế......................................................................... 24
1.5.3 Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam .......................... 26
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM .......................................................................................................... 28
2.1 Thực trạng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam.................... 28
2.1.1 Quy mô tăng vốn ................................................................................. 28
2.1.2 Tình hình huy động vốn ..................................................................... 29
2.1.3 Thực trạng rủi ro trong kinh doanh NHTM Việt Nam ................... 31
2.1.3.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................. 31
2.1.3.2 Rủi ro ngoại hối (Rủi ro thị trường) ............................................. 40
2.1.3.3 Rủi ro lãi suất (Rủi ro thị trường)................................................. 46
2.1.3.4 Rủi ro thanh khoản....................................................................... 49
2.1.3.5 Rủi ro tác nghiệp........................................................................... 54
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại. ....................................................... 57
2.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực: ............................................................. 57
2.2.2 Năng lực tài chính của ngân hàng: ................................................... 58
2.2.3 Quy mô vốn chủ sở hữu: .................................................................... 58
2.2.4 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:................................................................. 58
2.2.5 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng ......... 59
2.2.6 Môi trường kinh tế xã hội và kinh doanh.......................................... 60
2.3 Những thách thức đối với ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều
kiện hiện nay ................................................................................................... 61
2.3.1 Về hành lang pháp lý.......................................................................... 61
2.3.2 Về khả năng cạnh tranh ..................................................................... 63
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIA TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO 65
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .......................... 65
3.1 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại.......................................... 65
3.1.1 Giải quyết vấn đề vốn cho ngân hàng................................................ 65
- Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn. .............................................. 66
3.1.2 Thực hiện mô hình kiểm soát, dự đoán và định lượng rủi ro họat
động tín dụng. .............................................................................................. 69
3.1.3 Giải pháp đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ ............................. 72
3.1.4 Đối với nghiệp vụ thanh toán. ............................................................ 73
3.1.5 Đối với chính sách lãi suất ................................................................. 74
3.1.6 Công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ. .................................. 74
3.1.7 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng................................................... 76
3.2 Những đề xuất đối với NHNN Việt Nam.................................................. 78
3.2.1 Thực hịên quy định chung theo sự điều chỉnh của Basel II ............ 78
3.2.2 Phát huy sức mạnh tài chính cho các NHTM: ................................. 80
3.2.3 Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh ......................................... 81
PHẦN KẾT LUẬN: ........................................................................................... 88
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHVN Ngân hàng Việt Nam
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHLD Ngân hàng liên doanh
WTO (World trade organision) Tổ chức Thương mại thế giới
NH Ngân hàng
TCTD Tổ chức tín dụng
NQH Nợ quá hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục Trang
Sơ đồ 1.1 : Quy trình quản trị rủi ro ...................................................................12
Bảng 2.1 : Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng .........................................29
Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng ...............................29
Bảng 2.3 : Tình hình tín dụng của một số ngân hàng ........................................30
Bảng 2.4 : Tóm tắt quá trình phát triển các công cụ tài chính phái sinh ...........62
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đang
trong quá trình đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần không nhỏ
trong việc tạo đà cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những
chuyển biến vượt bậc đó thì vấn đề rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng
đang diễn ra hết sức phức tạp, Ngân hàng dễ trở thành nạn nhân của nền kinh tế
thị trường khi không có những biệp pháp phòng ngừa hữu hiệu, những rủi ro
mang lại không chỉ là từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ hay do các
vụ lừa đảo mà còn bao gồm rất nhiều rủi ro từ thị trường như rủi ro về thanh
khoản, rủi ro về thị trường (lãi suất, tỷ giá hối đoái .v.v) . Trong năm 2007 Việt
Nam đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao do những vấn đề như: nhập siêu, hiện
tương đầu cơ .v.v đã tác động tới ổn định hoạt động của các ngân hàng và các rủi
ro tiềm ẩn bắt đầu bộc lộ, mặt khác việc mở rộng mạng lưới hoạt động và tổ chức
đã làm cho các NHTM phải đối mặt nhiều hơn với các loại rủi ro trong hoạt động
và ở cấp độ quy mô ngày càng lớn. Tình hình đó đặt ra việc xác định được các rủi
ro tổng thể tiềm ẩn của hệ thống Ngân hàng để xử lý kịp thời. Do vậy để thực
hiện mục tiêu phát triển, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc nghiên cứu áp
dụng những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong họat động kinh doanh của các
NHTM Việt nam là vô cùng cần thiết. Chính vì nhận thức được vấn đề trên, đề tài
“Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn
nghiên cứu trong bối cảnh hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ để tăng khả năng quản trị rủi ro
của các Ngân hàng thương mại
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản của ngân hàng thương mại,
phân tích, đánh giá các rủi ro trong họat động của Ngân hàng thương mại, tìm ra
nguyên nhân các rủi ro từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ để tăng khả năng quản
trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt động kinh tế, toán học, thống kê, so sánh, đối
chiếu, các kinh nghiệm của bản thân và của các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận tổng quan
Chương II: Quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương III: Giải pháp gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro trong hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN
1.1 Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Luật của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các Tổ chức t ín dụng, tại điều 20 có nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật để hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan., theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại
hình ngân hàng khác
Đối với NHTM, theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2000
về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại
là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế của nhà nước. Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng phân tích, khai thác nội
dung của các định nghĩa đó, có thể hiểu các NHTM đều là những trung gian tài chính
mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của chúng là: Nhận tiền ký thác - tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn - để làm phương tiện thanh toán và sử dụng vào các
nghiệp vụ cho vay duới nhiều hình thức khác nhau và thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác cho chính ngân hàng.
1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:
Từ việc nghiên cứu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM nói
trên có thể nhận thấy rằng, rủi ro luôn gắn liền với từng nghiệp vụ trong hoạt động
của NHTM. Đa số các nhà kinh tế thống nhất với nhau quan niệm về rủi ro trong
4
hoạt động kinh doanh của NHTM là “những biến cố không mong
đợi xảy ra và gây tổn thất đối với ngân hàng”. Mức độ và tính chất rủi ro khác nhau
sẽ gây ra những hậu quả không giống nhau song đều rất nguy hại bởi những tác
động đến uy tín của ngân hàng và khả năng lan truyền. Việc tìm hiểu về các loại rủi
ro, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh doanh sẽ trả lời cho
chúng ta câu hỏi tại sao phải quản trị và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của
NHTM.
1.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể phân chia thành
nhiều loại tùy theo tiêu thức lựa chọn và mục đích nghiên cứu. Trong luận văn
này, rủi ro sẽ được phân chia và trình bày thành bốn loại bao gồm: (1) Rủi ro tín
dụng; (2) Rủi ro thanh khoản; (3) Rủi ro thị trường; và (4) Rủi ro tác nghiệp.
1.2.1.1 Rủi ro tín dụng
Là khả năng khách hàng (người đi vay) nhận khoản vốn vay nhưng không thể
hoàn trả vốn và lãi hoặc hoàn trả không đầy đủ các khoản vay và lãi cho NH, gây tổn
thất cho NH.
Rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và phổ biến nhất xuất phát
từ đặc điểm của tín dụng ngân hàng như đã nêu trên đây và trên thực tế, hoạt động
tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Về cơ bản, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay vốn không có khả
năng chi trả lãi, chi trả nợ hoặc cả hai. Loại trừ một số ít khách hàng lừa đảo, đối
với đa số khách hàng dù tình hình sản xuất kinh doanh tốt, có tình hình tài chính
lành mạnh và thực thanh toán đầy đủ cho ngân hàng song vẫn có thể xảy ra những
tình huống bất khả kháng dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì
vậy có thể cho rằng rủi ro tín dụng là khách quan, tồn tại song song với tín dụng
ngân hàng và cả NHTM chỉ có thể hạn chế và buộc chấp nhận rủi ro tín dụng ở
mức độ nhất định mà thôi.
1.2.1.2 Rủi ro thanh khoản
Là những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực
tế vượt mức dự kiến, hay nói cách khác, ngân hàng không đáp ứng nhu cầu thanh
toán hay rút tiền của khách hàng. Khi khả năng thanh toán bị đe dọa, NHTM buộc
phải tìm kiếm nguồn và thường là gia tăng các khoản đi vay “nóng” với chi phí
5
rất cao, đặc biệt ở những nơi mà thị trường tiền tệ chưa phát triển. Xét trên giác
độ lý thuyết, rủi ro thanh khoản cũng là điều tự nhiên luôn tiềm ẩn trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng bởi lẽ độ thanh khoản của nguồn vốn (cầu thanh
khoản) bao giờ cũng cao hơn các khoản sử dụng vốn (cung thanh khoản). Tuy
nhiên, trên thực tế rủi ro thanh khoản thường ít xảy ra hơn hoặc cũng có thể được
giảm thiểu và “che lấp” bởi các hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Điều có thể thấy rất rõ là rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác đều tác
động đến hoạt động ngân hàng một cách ở mức độ khác nhau và dù có thể bị thua
lỗ hay phá sản thì cũng “dần dần từng bước” do vậy các ngân hàng có thể có cơ
hội để khắc phục và cải thiện tình hình. Song rủi ro thanh khoản nếu xảy ra thì lại
là vấn đề rất nghiêm trọng, thậm chí là đặc biệt nghiệm trọng vì có thể dẫn đến sự
sụp đổ của NHTM trong “chốc lát” khi khách hàng ồ át đến rút tiền.
1.2.1.3 Rủi ro thị trường
Là những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng khi có sự biến động không
lường trước của thị trường, bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Lãi suất và tỷ
giá là những phạm trù khác nhau, và sự biến động của chúng cũng tác động không
giống nhau đến hoạt động ngân hàng. Trong khi lãi suất biến động thì làm thay
đổi thu nhập và chi phí, thì tỷ giá biến động sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản và
nguồn vốn của ngân hàng. Song nếu xét ở giác độ nghiên cứu khác, hai phạm trù
này lại có những điểm giống nhau là luôn thay đổi trên thị trường phụ thuộc vào
các yếu tố cung – cầu về vốn và về ngoại tệ. Quan trọng hơn, việc xác định, đo
lường mức độ và các biện pháp để hạn chế rủi ro của lãi suất và tỷ giá là hoàn
toàn tương tự và đều phải thực hiện thông qua các nghiệp vụ phái sinh trên thị
trường tiền tệ hay thị trường ngoại hối.
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lãi suất và tỷ giá luôn
được quản lý và duy trì cố định hay ít nhất là ổn định bởi Nhà nước, do vậy các
NHTM không phải lo lắng đến rủi ro lãi suất và tỷ giá. Trái lại, trong điều kiện
nền kinh tế thị trường với sự vận động rất linh hoạt và phức tạp của các luồng
vốn, lãi suất và tỷ giá luôn biến động và khó có thể dự báo. Lãi suất và tỷ giá biến
động theo chiều hướng khác nhau có thể dẫn đến các kết cục khác nhau đối với
các ngân hàng có trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối khác nhau. Một
ngân hàng được “hưởng lợi” từ sự biến động tăng của lãi suất hay tỷ giá thì sẽ lại
6
bị “tổn thất” khi lãi suất hay tỷ giá giảm xuống. Xác suất thu được lợi ích và chịu
tổn thất đối với mỗi ngân hàng là bằng nhau và bằng 50%, song xét về bản chất,
lợi ích mà ngân hàng này có được lại chính là thiệt hại của ngân hàng khác. Do
vậy, các ngân hàng đều tập trung sự quan tâm vào khả năng gặp phải tổn thất có
nghĩa là không chấp nhận sai lầm, cũng từ lẽ đó mà rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá
được coi là điều hoàn toàn tự nhiên đối với các ngân hàng có trạng thái luồng tiền
và ngoại hối khác “mở” và các ngân hàng luôn phải hạn chế rủi ro loại này thông
qua việc đo lường xác định và thực thi các nghiệp vụ phái sinh để phòng và
chống.
1.2.1.4 Rủi ro tác nghiệp
Là những tổn thất xảy do những “trục trặc” trong quá trình vận hành các
hoạt động kinh doanh của NHTM như: Sai lệch về thông tin và xử lý thông tin,
bất hợp lý về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ và sự phối hợp giữa các bộ phận
chức năng trong ngân hàng, v.v…
Thực ra rủi ro tác nghiệp đã xuất hiện từ lâu và luôn tiềm ẩn trong hoạt
động ngân hàng nhưng chỉ đến những năm gần đây mới được quan tâm nghiên
cứu đẩy đủ hơn. Như đã đề cập trên đây, các hoạt động kinh doanh của NHTM là
rất phức tạp và được thực hiện theo những quy trình và quy định rất chặt chẽ,
song cũng chính vì vậy mà những sai xót rất dễ xảy ra. Bất kỳ một sự bất cẩn hay
là non kém về mặt nghiệp vụ, thu thập xử lý thông tin thiếu chính xác và không
kịp thời của các bộ phận chức năng trong hệ thống đều có thể ảnh đến những
quyết định của giám đốc điều hành và toàn bộ các tác nghiệp tiếp theo.
Rủi ro tác nghiệp của các NHTM có xu hướng ngày càng gia tăng, trước
hết, do sự mở rộng quy mô, phạm vi và sự đa dạng hoá hoạt động kinh doanh;
mỗi ngân hàng thậm chí có thể trở thành các tập đoàn tài chính và là những công
ty đa quốc gia. Thêm nữa, môi trường kinh doanh cũng ngày càng phức tạp hơn,
áp lực công việc tăng do tốc độ và khối lượng giao dịch tăng, sự lệ thuộc vào kỹ
thuật và công nghệ nhiều hơn, v.v… Do vậy, các ngân hàng tiên tiến và có quy
mô lớn trên thế giới luôn nghiên cứu và tối ưu hoá quy trình tác nghiệp trên cơ sở
mô hình tổ chức phù hợp nhất đối với mỗi loại hình ngân hàng.
7
1.2.2 Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:
Rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể nảy sinh từ
những đặc điểm nội tại của hoạt động kinh doanh ngân hàng song cũng có thể
chịu ảnh hưởng từ những điều kiện và môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia tài chính ngân hàng đã phân chia nguyên nhân rủi
ro thành 3 nhóm như sau:
1.2.2.1 Những nguyên nhân khách quan.
Đây là những nguyên nhân xảy ra rủi ro như thảm hoạ tự nhiên (bảo lụt,
hạn hán, động đất, v.v…) hay những thay đổi về chính sách quản lý kinh tế – xã
hội của Chính phủ, gây thiệt hại khách hàng hoặc trực tiếp cho các ngân hàng.
Đặc điểm chung của nhóm nguyên nhân này là cả ngân hàng và khách hàng
không thể có bất kỳ hành động nào để hạn chế ngoài việc dự đoán, dự báo, dự
phòng và chịu đựng. Do vậy, các NHTM luôn phải chủ động dự phòng để khắc
phục hậu quả rủi ro là điều có ý nghĩa hơn cả.
1.2.2.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng của ngân hàng
Bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp, kể cả các NHTM và các định chế
tài chính khác. Khi các đối tượng khách hàng không thể hoặc không muốn thực
hiện những cam kết với ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải chịu những tổn thất.
Trên thực tế, điều rất dễ nhận thấy là trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời
sống của khách hàng là có thể gặp phải rủi ro và ít nhất thì một phần rủi ro đó sẽ
được “chia sẻ” hay “chuyển sang” cho ngân hàng. Nói cách khác NHTM cùng
phải chịu tổn thất từ những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống
của khách hàng. Có thể nói phần lớn (trên 90%) khách hàng không thực hiện cam
kết vời ngân hàng vì bản thân họ gặp rủi ro. Ngoài ra, số ít hơn (dưới 5%) khách
hàng chủ động chối bỏ không thực hiện những cam kết vì những lợi ích nhất thời
nào đó và một số khách hàng (khoảng 3%) chủ động thực hiện những hành vi lừa
đảo đối với ngân hàng. So với nhóm nguyên nhân thứ nhất, nhóm nguyên nhân
này có thể được ngân hàng hạn chế ở mức độ nhất định thông qua việc thực hiện
các biện pháp hỗ trợ, tư vấn để khắc phục sự yếu kém về năng lực quản lý, kinh
nghiệm và trình độ công nghệ giúp khách hàng phòng tránh và hạn chế được chế
rủi ro sau khi đã tiến hành các biện pháp sàng lọc phân loại để loại bỏ những
khách hàng có hành vi hay động cơ không tốt.
8
1.2.2.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng
Đối với tất các các ngân hàng trên thế giới, nhóm nguyên nhân này được
coi là quan trọng nhất vì khả năng phòng chống và hạn chế rủi ro phụ thuộc chủ
yếu bởi năng lực của ngân hàng. Có thể thấy rất rõ là từ sự hợp lý về chính sách
đến trình độ công nghệ và đạo đức nghề nghịêp của cán bộ công nhân viên làm
việc trong ngân hàng đều là các nhân tố tác động đến mức độ rủi ro của mỗi ngân
hàng. Các ngân hàng có trình độ công nghệ cao với chủng loại sản phẩm đa dạng
phong phú kết hợp với nguồn nhân lực có phẩm chất tốt luôn có mức độ rủi ro ở
mức thấp, thậm chí, ngay cả khi rủi ro đã xảy ra, các ngân hàng vẫn có thể hạn
chế hậu quả thông qua các biện pháp kinh tế và thị trường để giảm thiểu tổn thất
tài chính và uy tín.
1.2.3 Hậu quả rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Rủi ro được định nghĩa là những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng do vậy
khi rủi ro xảy ra đồng nghĩa với ngân hàng phải chịu đựng những tổn thất về tài
chính và uy tín. Điều đáng lưu ý là những tổn thất xảy ra không chỉ ảnh hưởng
đến bản thân ngân hàng mà còn có tác động xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng
và nền kinh tế như một tổng thể. Chúng ta có thể khái quát về hậu quả của rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM như sau:
1.2.3.1 Hậu quả của rủi ro đối với ngân hàng
Hậu quả đối với ngân hàng ở mức độ thấp nhất là làm giảm thu nhập của
ngân hàng. Mỗi hoạt động kinh doanh của ngân hàng góp phần mang lại thu nhập
cho ngân hàng nhưng khi xuất hiện một loại rủi ro ở hoạt động nào đó, ngân hàng
không những không có thu nhập từ hoạt động tương ứng mà còn làm giảm thu
nhập từ các hoạt động khác. Ví dụ, nếu khách không trả nợ đúng hạn, sẽ dẫn đến
tình trạng tồn đọng vốn, ngân hàng không thể tiếp tục cho vay hoặc đầu tư, bên
cạnh đó ngân hàng còn phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể để phục vụ cho thu
hồi vốn, trích lập dự phòng rủi ro, và bù đắp v.v. … khi thu nhập chung của ngân
hàng giảm sút thì thu nhập của mỗi cán bộ công nhân viên cũng theo đó giảm
xuống, làm giảm động lực làm việc và quy cơ “ chảy máu chất xám” và rủi ro tác
nghiệp sẽ càng cao.
Ở mức độ tiếp theo sự giảm sút về thu nhập, hậu quả của rủi ro sẽ là sự hạn
chế khả năng tăng trưởng vốn, tác động xấu đến việc mở rộng quy mô hoạt động
9
và khả năng áp dụng công nghệ và giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Giống như tất cả các doanh nghiệp khác, tăng trưởng vốn được thực hiện thông
qua phân phối lợi nhuận. Khi rủi ro xảy ra lợi nhuận giảm thấp đến mức độ nhất
định thì tăng trưởng vốn của ngân hàng sẽ phải giảm, thậm chí có thể không có
tích luỹ.
Rủi ro cũng làm “tổn thương” đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng. Các
ngân hàng với mức độ rủi ro cao sẽ mất dần lòng tin của các đối tượng khách
hàng, sự lo lắng bắt đầu xuất hiện và như hệ quả tất yếu, khách hàng sẽ rút tiền và
chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác có uy tín tốt hơn. Trong
hoàn cảnh đó, mặc dù rất nhiều những cố gắng như trả lãi suất cao và cung cấp
thêm các khoản khuyến mại, v.v…, cũng không thể giữ chân khách hàng, hoạt
động của ngân hàng sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn và tiếp tục đi xuống nếu
không có những cải cách mạnh mẽ, đột biến và chấp nhận những giá phải trả rất
đắt. Mức độ nghiêm trọng hơn, rủi ro đe doạ khả năng thanh toán của ngân hàng
và có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. Các loại rủi ro xảy ra ở mức độ nhất định sẽ
làm giảm và đe doạ trực tiếp đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Rất nhiều
các ngân hàng của các nước trên thế giới kể cả Mỹ ngay trong năm 2008 đã cho
vay đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, v.v… và khi những khoản vay này trở
nên khó được thu hồi, các ngân hàng này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán tiền gửi cho khách hàng, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản.
Như vậy có thể nói rằng đối với các NHTM, rủi ro làm phát sinh rủi ro
không chỉ dẫn đến giảm thu nhập, sự thua lỗ mà còn có thể gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng thậm chí có thể làm phá sản các NHTM. Song không dứng lại ở đó,
các đối tượng khách hàng của ngân hàng (dù có liên quan hay không đến việc xảy
ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng) và toàn bộ nền kinh tế cũng phải gánh chịu
những hậu quả nhất định. Trong thời gian gần đây, rủi ro xảy ra đối với các ngân
hàng ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, đã có phạm vi tác
động đến hệ thống tài chính và nền kinh tế của các nước khác và toàn cầu.
1.2.3.2 Hậu quả của rủi ro đối với khách hàng
Đối với tất cả khách hàng, cá nhân hay các doanh nghiệp, kể cả bản thân
các doanh nghiệp đang trì hoãn trả nợ cho ngân hàng đều phải chịu những tổn thất
từ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trước hết, các cá nhân và
10
doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với nguồn vốn cũng như các dịch vụ tiện
ích khác của ngân hàng. Trong trường hợp đó, khách hàng sẽ phải đi tìm kiếm
những nguồn vốn khác có thể làm tăng chi phí và giảm tính ổn định của quá trình
sản xuất kinh doanh. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở mức phải
xoá nợ, giãn nợ hay đảo nợ có thể tạo ra những tiền tệ xấu trong quan hệ với ngân
hàng. Kế hoạch và nguồn tài chính của khách hàng bị đột ngột thay đổi, khách
hàng mất chủ động về trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế và các nghĩa vụ
tài chính với đối tác bạn hàng, uy tín và hình ảnh của những doanh nghiệp cũng bị
giảm sút. Còn trong trường hợp ngân hàng phá sản, các doanh nghiệp sẽ mất vốn
tiền gửi và thậm chí có thể chịu chung số phận, phá sản theo.
1.2.3.3 Hậu quả của rủi ro đối với nền kinh tế
Biểu hiện đầu tiên về hậu quả của rủi ro là sự tổn thất chung của toàn bộ
nền kinh tế do tốc độ chu chuyển hàng hóa và tiền tệ giảm. Như đã phân tích trên
đây, khi rủi ro xảy ra, cả ngân hàng và khách hàng – các cá nhân, doanh nghiệp và
toàn bộ nền kinh tế đều bị thiệt hại về nhiều mặt. Trên giác độ lý thuyết có thể
thấy rằng rủi ro trong hoạt động ngân hàng không chỉ làm tăng chi phí sản xuất và
lưu thông hàng hoá mà còn gây ra những hiệu ứng tiêu cực đối với quá trình sản
xuất kinh doanh, cung – cầu hàng hóa và cuối cùng là làm mất đi sự ốn định và
khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Trên thực tế ở rất nhiều nước trên thế giới,
khi các ngân hàng gặp phải rủi ro thì hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội đã nảy
sinh và những giải pháp nhằm ổn định tình hình bao giờ cũng rất tốn kém và hậu
quả có thể còn để lại những di chứng trong thời gian dài, đặc biệt về mặt tâm lý
và lòng tin của công chúng. Ngoài ra, hậu quả của rủi ro còn gây ra làm giảm thấp
uy tín quốc gia, khả năng thu hút vốn nước ngoài và các quan hệ kinh tế đối ngoại
khác đều phải chịu những điều kiện khó khăn hơn.
Tóm lại, rủi ro tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong khi đó
hậu quả rủi ro thực sự rất nguy hiểm nghiêm trọng đối với tất cả các chủ thể,
không chỉ trên giác độ tài chính mà còn tác động đến tất cả các mặt kinh tế –
chính trị – xã hội của nền kinh tế. Tùy theo mức độ phát triển, mở cửa và hội nhập
của nền kinh tế, hậu quả của rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn có thể nghiêm
trọng hơn về mức độ và hành vi ảnh hưởng có thể không phải chỉ dừng lại ở một
quốc gia. Những phân tích trên đây cho thấy lý do tại sao các NHTM thành công
11
luôn phải giành sự ưu tiên thỏa đáng cho vấn đề quản trị rủi ro song song với việc
nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh.
1.3 Năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.3.1. Quản lý rủi ro và quản trị rủi ro
Về mặt thuật ngữ, “quản lý rủi ro” và “quản trị rủi ro” đôi khi vẫn được sử
dụng thay thế cho nhau, không có phân biệt một cách rõ ràng, thậm chí một số
người cho rằng quản lý và quản trị rủi ro thực chất là một. Trên thực tế, trong hoạt
động kinh doanh của NHTM, mặc dù có cùng mục tiêu là tối thiểu hóa tổn thất,
đảm bảo an toàn và hiệu quả song quản lý rủi ro và quản trị rủi ro vẫn có sự khác
biệt về cách tiếp cận._. và về cấp độ quản lý.
Quản lý rủi ro là việc sử dụng các công cụ, biện pháp, quy trình cần thiết
trong các hoạt động kinh doanh cụ thể nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra tổn
thất cho NHTM. Như vậy, xét ở giác độ ngân hàng, để đạt được mục tiêu quản lý
rủi ro, các ngân hàng chỉ cần né tránh rủi ro thông qua lựa chọn khách hàng giao
dịch với những điều kiện và yêu cầu cao hơn hoặc chỉ lựa chọn những danh mục
đầu tư an toàn hơn. Nghiên cứu trên giác độ quản lý nhà nước, quản lý rủi ro có
thể được thực hiện thông qua các quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng, khống chế giới hạn hoạt động ngân hàng trong vùng được cho là
an toàn và hiệu quả.
Quản trị rủi ro mạnh mẽ và hiệu quả hơn quản lý rủi ro thông qua việc chủ
động chấp nhận và kiểm sóat rủi ro ở mức độ nhất định trong mối quan hệ với thu
nhập quản trị rủi ro là việc sử dụng hệ thống các biện pháp xác định và đo lường
rủi ro, lựa chọn và chấp nhận rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro để thực hiện các
quyết định kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả và an toàn. Như
vậy nội dung và quy trình quản trị rủi ro bao gồm các bước có thể được phác họa
theo sơ đồ sau:
12
Sơ đồ 1.1 : Quy trình quản trị rủi ro
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro vì vậy cách tiếp
cận của quản lý rủi ro theo định hướng không chấp nhận những tài sản rủi ro, chỉ
lựa chọn những hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở trạng thái rủi ro không thể
xảy ra là không phù hợp, không tiếp cận với tất cả các đối tượng khách hàng.
Quản lý rủi ro trên cả giác độ ngân hàng hay quản lý Nhà nước như trên đều rất
phức tạp và đòi hỏi trình độ rất cao. Quản lý rủi ro rõ ràng là chưa đủ đối với hoạt
động kinh doanh ngân hàng trong điều kịên và sự phát triển của nền kinh tế thị
trường hiện đại, mở cửa các nước nói chung hiện nay.
Quản trị rủi ro cho phép hoạt động của NHTM hoàn tòan chủ động và mang
tính tích cực, dựa trên nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập, ngân hàng sẽ
lựa chọn một cách khoa học tập hợp các hoạt động kinh doanh với khả năng xảy ra
rủi ro ở mức độ và phạm vi nhất định kèm theo những biện pháp quản lý và kiểm
sóat mức tổn thất khi rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng,
Cấp độ quản trị rủi ro cũng ở mức cao hơn: không chỉ là những công cụ,
biện pháp quản lý nhằm hạn chế rủi ro mà còn bao gồm cả những hoạt động góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro như: Nhận biết trước về các loại rủi ro có
Nhận biết và
xác định rủi ro
Phân tích đo
lường rủi ro
Lựa chọn về mức độ
và phạm vi tác động
của rủi ro
Kiểm soát và
quản lý rủi ro
Báo cáo đánh
giá về quản trị
rủi ro
13
thể xảy ra, đo lường, phân tích rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro.
Nói một cách ngắn gọn, quản trị rủi ro bao hàm cả quản lý rủi ro, nâng cao hiệu
quả hoạt động cho ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao trong
kinh doanh.
Thực tế cho thấy những ngân hàng nào có khả năng chủ động chấp nhận
rủi ro, đo lường và phân tích chính xác mức độ rủi ro thì có thể chủ động trong
việc đưa ra các biện pháp quản lý và kiểm sóat rủi ro phù hợp, tăng cường khả
năng tiếp cận và dịch vụ với khách hàng, tăng khả năng và hiệu quả sử dụng vốn
cho nên có thể tồn tại và luôn phát triển bền vững. Những NHTM như vậy luôn
được đánh giá là có năng lực quản trị rủi ro tốt.
1.3.2 Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại.
Về năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM và
những khái niệm khác nhau về vấn đề này còn vẫn chưa thống nhất. Phần lớn các
nhà quản trị cho rằng năng lực quản trị rủi ro được thể hiện thông qua hiệu quả
của việc kiểm soát rủi ro hay là hiệu quả của các biện pháp quản lý cụ thể trong
chiến lược của các nhà quản trị rủi ro. Quan niệm như vậy chưa thật sự rõ ràng và
thích hợp, đặc biệt trong liên hệ với nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực quản trị
rủi ro.
Dựa trên những yếu tố phân tích trên đây về quản trị rủi ro chúng ta sẽ cố
gắng xây dựng một quan niệm có thể dễ dàng được chấp nhận hơn về năng lực
quản trị rủi ro của NHTM theo quy trình và nội dung của quản trị rủi ro đã được
khái quát trên đây như sau:
Bước thứ nhất của quy trình quản trị rủi ro là “nhận biết và xác định”
được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong mỗi hoạt động kinh
doanh. Mặc dù là bước khởi đầu và không quá phức tạp song bước thứ nhất này
lại là điều kiện có nghĩa đối với mục tiêu và nội dung quản trị rủi ro. Ngân hàng
có khả năng nhận biết và xác định chính xác thì việc phân tích, đo lường, v.v…. ở
các bước tiếp theo mới thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Nhận biết và xác định rủi
ro đòi hỏi cán bộ không những phải có trình độ chuyên môn, tinh thầy trách
nhiệm mà còn cần có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp được tất
cả các loại rủi ro có thể xảy ra và phân biệt chúng theo các tiêu thức khác nhau.
14
Như vậy năng lực quản trị rủi ro trước hết phải bao hàm Năng lực nhận biết và
xác định rủi ro.
Bước thứ hai Trong quy trình quản trị rủi ro là “phân tích và đo lường rủi
ro”. Phân tích và đo lường rủi ro là điều mà tất cả các nhà quản trị ngân hàng đều
rất quan tâm, vì đo lường chính xác chính là cơ sở cho các quyết định lựa chọn
danh mục tài sản cùng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và chấp nhận rủi ro
một cách chủ động và hiệu quả. Đo lường và phân tích rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng cần phải đạt được 2 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất bao gồm: (1) khả
năng hay xác suất gặp phải rủi ro; và (2) mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bất kỳ
sai lệch (cao hơn hay thấp hơn) trong việc xác định khả năng và mức độ tổn thất
cũng đều làm mất đi tính chủ động và khả năng chấp nhận của ngân hàng gây
lãng phí và nghiêm trọng hơn khi tổn thất xảy ra trên thực tế lớn hơn mức đo
lường dự kiến. Do vậy, năng lực quản trị rủi ro của NHTM nhất thiết phải bao
gồm năng lực phân tích và đo lường rủi ro.
Bước thứ ba là “ quản lý và kiểm sóat rủi ro” sao cho tổn thất xảy ra nằm
trong khả năng chấp nhận để đảm bảo rằng việc thực hiện các hoạt động kinh
doanh sẽ luôn mang lại hiệu quả và thu nhập cho ngân hàng. Có hai vấn đề chính
phải cân nhắc để ra quyết định ở bước này là khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro
trong quan hệ với khả năng chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra (mức dự phòng
hoặc thu nhập vượt trội kỳ vọng). Nếu không có khả năng quản lý và kiểm soát
tốt, tổn thất xảy ra có thể vượt quá khả năng chấp nhận thì ngân hàng vẫn có thể
gặp nguy hiểm. Cho nên, năng lực quản trị rủi ro là khả năng quản lý và kiểm
sóat của NHTM trên cơ sở đảm bảo thu nhập của ngân hàng.
Bước cuối cùng trong quy trình là “báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro
trên thực tế” thực sự là bước mang tính chất tổng kết và rút ra những bài học kinh
nghiệm sau mỗi giai đoạn hoạt động kinh doanh của NHTM. Trên cơ sở xác định
tổn thất xảy ra thực tế, đối chiếu với khả năng chấp nhận của một ngân hàng có
thể đưa ra nhận xét và kết luận về hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng đó. Do vậy,
năng lực quản trị rủi ro còn bao gồm cả khả năng chấp nhận rủi ro của NHTM.
Báo cáo đánh giá một cách trung thực quy trình quản trị rủi ro góp phần hoàn
thiện và điều chỉnh các bước phân tích đo lường và các biện pháp quản lý, kiểm
sóat rủi ro ở giai đoạn tiếp theo.
15
Tổng hợp lại, năng lực quản trị rủi ro của NHTM có thể được quan niệm là
khả năng của ngân hàng trong việc xác định và nhận biết, phân tích và đo
lường để chủ động chấp nhận và kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh. Diễn đạt theo cách khác, nếu thừa nhận rằng rủi ro
gắn liền với hoạt động kinh doanh của NHTM thì năng lực quản trị rủi ro đồng
nghĩa với khả năng ngân hàng chủ động chấp nhận và xử lý hậu quả rủi ro một
cách có hiệu quả. Năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của một
NHTM phải được đánh giá đồng thời qua tất cả các bước có liên quan chặt chẽ
trong toàn bộ quy trình quản trị rủi ro và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu
định tính và định lượng ở nội dung tiếp sau đây.
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị rủi ro của NHTM.
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
Tỷ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / doanh thu thuần
(Chỉ tiêu này nói lên 1$ doanh thu tại ra bao nhiêu $ lợi nhuận)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng *100/ tổng tài sản
(ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn thuần (ROE)= Lợi nhuận ròng*100 / vốn cổ phần
(ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.)
Các NHTM hiện đại và được đánh giá cao về khả năng quản trị rủi ro (10
ngân hàng đứng đầu trong các NHTM Mỹ năm 2002) luôn có tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu từ 15-18% (New Basel II, 2004).
Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngay = Tài sản có thể thanh toán ngay / tài sản nợ đến
hạn thanh toán ngay. Đối với 01 số ngân hàng thời gian tính khả năng thanh toán
ngay là 01 ngày (ACB, STB .v.v.)
Khả năng thanh toán chung = Tổng tài sản có có thể thanh toán/ Tổng nợ
phải thanh toán.
Vốn hữu dụng = Vốn huy động - DTBB - DT Sơ cấp (TMặt, TG NHNN)
Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi
(Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ)
16
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro thực tế.
Công thức tính số tiền dự phòng như sau:
R = max {0, (A-C)} x r
trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy
định đối với từng loại tài sản bảo đảm)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ
trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài
sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì
số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không
phải lập dự phòng cho khoản nợ đó (Theo Quyết định 493 và quyết định số
18/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung các quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng).
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ quá hạn >90 ngày + nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ/ Tổng
dư nợ. (tỷ lệ này càng thấp phản ảnh chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt )
Rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo xác suất nhất định
có nghĩa là một biến cố không chắc chắn, để đảm bảo khả năng chấp nhận rủi ro
các ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào sự xác định và đo
lường mức độ rủi ro và thường được so sánh với dư nợ cho vay hay tổng sử dụng
vốn. Quy mô và tỷ trọng của quỹ dự phòng càng lớn khả năng chịu chấp nhận rủi
ro của ngân hàng được đánh giá là cao, song nếu dự phòng quá lớn sẽ ảnh hưởng
tới hiệu quả sử dụng vốn và phản ánh chiến lượng kinh doanh “chạy theo rủi ro
của ngân hàng”. Các NHTM trên thế giới xác định quỹ dự phòng trên cơ sở xác
suất xảy ra rủi ro của mỗi khoản mục tài sản cụ thể trong tổng tài sản có nguy cơ
rủi ro.
- Cơ cấu thời hạn và cơ cấu danh mục tài sản: Với một NHTM, cơ cấu
sử dụng vốn phần lớn sẽ là ngắn hạn, tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn không
nên vượt quá mức 30 -35% và việc duy trì tỷ lệ này cần căn cứ vào cơ cấu nguồn
vốn theo thời hạn.
17
Về cơ cấu danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần phải đảm bảo mức độ
đa dạng hóa nhất định. Tỷ trọng cho vay của các ngân hàng không quá 30% trên
tổng tài sản sinh lời vì cho vay là hoạt động rất rủi ro và sự tập trung quá mức sẽ
rất nguy hiểm cho hoạt động của ngân hàng. Sử dụng vốn của NHTM cần phải
phân bổ cả cho các hoạt động đầu tư (20 -25%), các hoạt động kinh doanh tiền tệ
(20 -25%) và cung cấp dịch vụ tiện ích và chăm sóc khách hàng. Những hoạt
động này không chỉ phản ánh sự đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro mà còn giúp ngân
hàng thâm nhập, tiếp cận sâu rộng với khách hàng và nền kinh tế.
- Cơ cấu thời hạn và cơ cấu khoản mục nguồn vốn: Cơ cấu thời hạn
nguồn vốn là nhân tố cơ bản quyết định cơ cấu thời hạn sử dụng vốn, đồng thời
cho biết về tính ổn định của nguồn vốn. Kết hợp nghiên cứu cơ cấu thời hạn, lập
bảng kê theo dõi thời hạn của các khoản mục nguồn vốn với khả năng tham gia
vào các hoạt động trên thị trường tiền tệ cho phép đánh giá năng lực quản trị rủi
ro thanh khoản một ngân hàng.
Tương tự như cơ cấu tài sản, sự đa dạng các khoản mục nguồn vốn phản
ánh khả năng và hiệu quả huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn
qua thị trường; vừa chủ động kịp thời mà chi phí vốn lại thấp.
- Cơ cấu của hoạt động ngân hàng bán buôn: Hoạt động ngân hàng bán
buôn giao dịch giữa các NHTM, các tổ chức tài chính khác kể cả ngân hàng
Trung ương với nhau. Hoạt động ngân hàng bán buôn phản ánh khả năng hoán
đổi tài sản cho nhau giữa các NHTM không chỉ đảm bảo thu nhập mà còn đảm
bảo khả năng kiểm soát về phạm vi và mức độ rủi ro của mọi ngân hàng qua đó
góp phần đảm bảo sự an toàn hiệu quả của cả hệ thống.
Các ngân hàng không bao giờ huy động sẵn một lượng tiền đủ lớn để chờ
đợi khách hàng đến vay, ngược lại sau khi cho vay cũng sẽ không cho thụ động
trông chờ khả năng thu nợ duy nhất từ khách hàng, kể cả việc phong tỏa tài sản
bảo đảm hay khởi kiện khách hàng. Trái lại, tham gia các hoạt động buôn bán và
kết hợp giữa các hoạt động buôn bán và bán lẻ, các ngân hàng sẽ luôn giao dịch
mua bán hay hoán đổi tài sản, nguồn vốn với nhau thông qua thị trường liên ngân
hàng để vừa có chi phí thấp, tổn thất rủi ro thấp tức là khả năng quản trị rủi ro
cao.
18
1.3.3.2. Các chỉ tiêu định tính
Thứ nhất: Bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập
Bộ phận quản trị rủi ro độc lập là điều kiện cần để thực hiện các nội dung
và quy trình quản trị rủi ro như đã trình bày trên đây một cách khách quan và hiệu
quả. Hơn nữa, ngoài khả năng hoạt động độc lập, bộ phận này còn phải bao gồm
những cán bộ được đào tạo cơ bản vừa có chuyên môn và kinh nghiệm về rủi ro
vừa có khả năng ứng dụng các công cụ toán học, tin học và công nghệ kinh doanh
ngân hàng hiện tại vào việc nhận biết và xác định một cách chính xác, đầy đủ kịp
thời các lọai rủi ro có thể phát sinh, xây dựng các mô hình phân tích và đánh giá
chính xác mức độ rủi ro. Trên cơ sở đó mới có thể khuyến cáo ban lãnh đạo ngân
hàng và các bộ phận chức năng khác lựa chọn và thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh cũng như các biện pháp kiểm soát phù hợp. Nhiều NHTM, hoạt động quản
trị rủi ro đã được thiết lập song lại do chính những cán bộ tín dụng thực hiện hoặc
đặt ở vị trí trực thuộc phòng tín dụng, cho nên, tình trạng “vừa thổi còi, vừa đá
bóng” là khó tránh khỏi. Để đạt doanh số cho vay cao trong hoạt động, đặc biệt
trong trường hợp khoán lương, một số loại rủi ro tiềm ẩn có thể bị xem nhẹ hoặc
dễ dàng bỏ qua một cách rất chủ quan để đạt mức khoán và lương cao. Hơn nữa,
rủi ro xảy ra trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên quản trị
rủi ro là hoạt động cần thiết đối với tất cả các hoạt động đó, không chỉ là đối với
riêng hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy không thể đánh giá một ngân hàng có
năng lực quản trị cao khi vắng thiếu bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập.
Biện pháp đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo chỉ tiêu này thông thường là xây
dựng thang chấm điểm cho các yếu tố cấu thành của bộ phận chức năng quản trị
rủi ro và mức độ khách quan, độc lập.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh và chọn lựa rủi ro của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh được cụ thể hóa bằng các chính sách, kế hoạch,
mục tiêu, định hướng và các văn bản khác có liên quan của ngân hàng . Thông
qua văn bản này, chúng ta có thể đánh giá về tính tính cực chủ động trong việc
thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và “thái độ” của ngân hàng đối với
rủi ro. Một NHTM với khả năng quản trị rủi ro yếu kém sẽ luôn tập trung vào
những hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ và khách hàng “truyền
thống an toàn”. Việc lựa chọn hoạt động kinh doanh và khách hàng sẽ theo những
19
nguyên tắc nhất định thường là an toàn hàng đầu, do vậy quy mô sẽ hạn chế, mức
dự phòng và dự trữ rất cao để mong được an toàn nhưng lại lãng phí và kém hiệu
quả do vậy kết cục thực tế lại là không an toàn. Trái lại, ngân hàng có năng lực
quản trị rủi ro cao sẽ luôn hướng tới những hoạt động kinh doanh đa dạng, sáng
tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi đối tượng và cung cấp “trọn gói” các dịch vụ theo yêu
cầu của khách hàng, cho nên rủi ro lại là thấp.
Để đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo tiêu thức này, chúng ta cần xem
xét đến nội dung và tính đa dạng của chiến lược kinh doanh và quan điểm của
ngân hàng đối với rủi ro như: “Sợ hãi né tránh”, “chủ động chấp nhận”, hay quan
điểm khác.v.v. Ngoài ra, một chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro tốt không
chỉ dừng lại ở nội dung mà còn khả năng thực hiện, điều có nghĩa là tất cả cán bộ
công nhân viên của ngân hàng cần phải thấm nhuần về quan điểm và cùng chung
ý chí đối với quản trị rủi ro. Cách tốt nhất để đánh giá năng lực quản trị rủi ro
theo chi tiêu này cũng là thiết lập bảng hỏi và chấm điểm.
Thứ ba, khả năng thực hiện các biện pháp kiểm sóat rủi ro
Kiểm soát rủi ro để hạn chế tổn thất ở một mức độ nhất định nhỏ hơn thu
nhập kỳ vọng hay khả năng chịu đựng của ngân hàng. Điều có thể thấy rõ ràng là
việc nhận biết và xác định, phân tích và đánh giá chính xác về phạm vi và mức độ
rủi ro của bộ phận quản trị rủi ro nói trên chỉ thực sự có ý nghĩa khi NHTM có đủ
khả năng tiến hành những biện pháp để quản lý và kiểm soát rủi ro. Mỗi loại rủi
ro cần có những biện pháp và nghiệp vụ kiểm sóat riêng, do vậy để đánh giá năng
lực quản trị rủi ro theo chỉ tiêu này cần phải thông qua các biện pháp nghiệp vụ
mà ngân hàng đã áp dụng để kiểm soát rủi ro trên từng mặt hoạt động kinh doanh
tức là phải bao gồm: các biện pháp kiểm sóat rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,
rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Cụ thể, khả năng thực hiện các biện pháp
kiểm soát rủi ro được thể hiện thông qua các chỉ tiêu bao gồm:
- Khả năng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để triệt tiêu rủi ro thị trường,
hóan đổi các hợp đồng tín dụng.
- Khả năng kiểm soát và thực hiện chuyển đổi kỳ hạn của các khoản mục
nguồn vốn và tài sản, trên cơ sở đó xác định chính xác cầu thanh khoản của khách
hàng và khả năng thanh tóan của ngân hàng.
20
- Khả năng quản trị, điều hành và vận hành tác nghiệp của ngân hàng, tính
hợp lý trong bố trí lao động, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc cũng như quy
trình luân chuyển chứng từ, thủ tục hành chính để hạn chế rủi ro tác nghiệp.
Tương tự như hai nhóm chỉ tiêu trên, để đánh giá năng lực quản trị rủi ro
của NHTM qua nhóm chỉ tiêu này, chúng ta cần phải thiết lập một Bảng câu hỏi
về các nội dung bao gồm các loại rủi ro và các biện pháp kiểm sóat rồi áp dụng
thang điểm cho mỗi biện pháp cụ thể. Ngân hàng nhận được nhiều điểm thì càng
được đánh giá là có năng lực quản trị rủi ro cao.
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng
1.4.1 Xuất phát từ đặc điểm và hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại.
Hoạt động ngân hàng lại là tất yếu khách quan và hết sức cần thiết đối với
các chủ thể và với sự phát triển và ổn định chung của nền kinh tế. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng
và phát triển làm cho các NHTM trở thành “ người bạn đồng hành” với cuộc sống
của người dân và các doanh nghiệp. Song, một khi tiến hành hoạt động kinh
doanh, NHTM luôn phải đương đầu với rủi ro, do vậy chấp nhận mở rộng và phát
triển hoạt động ngân hàng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự xuất hiện thêm
các loại rủi ro có thể xảy ra. Như đã chứng minh ở trên, cách chấp nhận tích cực
và hiệu quả nhất chính là thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro.
Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro xảy ra. Cùng
một doanh số hoạt động và mức doanh thu, nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh
doanh cao và ngược lại. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các
NHTM không chỉ phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của bản thân
ngân hàng mà còn phải chấp nhận những yêu cầu chung như là “luật chơi” để
đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống. Nền kinh tế càng phát triển với mức độ
thị trường hóa càng cao, “sân chơi” càng bình đẳng thì bản lĩnh của mỗi ngân
hàng càng cần thiết phải được khẳng định. Trong xu thế đó, nếu không chú trọng
củng cố và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các NHTM không thể tồn tại và phát
triển một cách bền vững.
21
1.4.2 Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Giữa năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh có mối
quan hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát
triển là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận của ngân
hàng. Do vậy, quản trị rủi ro tốt là điều kiện bảo đảm cho hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng và nhờ vào hiệu quả kinh doanh cao, ngân hàng có điều kiện chú
trọng và củng cố năng lực quản trị rủi ro. Ngày nay, người ta coi quản trị rủi ro là
một nội dung của quản trị kinh doanh NHTM và là một yêu cầu đối với các cấp
lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm quản trị và điều hành ngân hàng. Vì vậy,
nâng cao năng lực quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối các cấp lãnh đạo,
những người chịu trách nhiệm quản trị và điều hành ngân hàng. Vì vậy, nâng cao
năng lực quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao chất lượng quản trị
kinh doanh của các NHTM.
1.4.3 Xu thế hội nhập quốc tế và tòan cầu hóa đòi hỏi phải nâng cao
năng lực quản trị rủi ro.
Dù muốn hay không các nước vẫn phải chấp nhận xu thế hội nhập quốc tế
và toàn cầu hóa, chủ động hay bị “cuốn theo”, xét về kết quả cuối cùng thì không
khác nhiều. Trong bối cảnh đó, hội nhập về ngân hàng tài chính luôn được đặt ra
như là một vấn đề trọng tâm, hết sức quan trọng và nhạy cảm. Khi tham gia hội
nhập, dù được diễn giải thế nào cuối cùng cũng là 2 vấn đề mà các ngân hàng
phải đương đầu với: (1) áp lực cạnh tranh ngày càng cao hơn cả về phạm vi và
mức độ, hoạt động kinh doanh trong môi trường tự do bình đẳng song với “luật
chơi” hà khắc hơn; (2) nguy cơ rủi ro cao hơn với những diễn biến phức tạp hơn.
Thứ nhất, hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ chức tài chính không
còn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà là đa ngành và toàn cầu. Do vậy, rủi ro
xảy ra nhiều hơn và tác động cũng trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trong những
tác động không mong muốn của quá trình hội nhập kinh tế theo khu vực và xu thế
tòan cầu hóa.
Thứ hai, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra quyết liệt hơn một
mặt do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động và sự bùng nổ thông tin, phát triển và
áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh với nhau.
22
Thứ ba, các quy chế tài chính và các ràng buộc pháp lý được nới lỏng cho
nên các tổ chức tài chính có nhiều quyền chủ động hơn trong kinh doanh, do đó
hoạt động đầu tư tài chính và các dự án rủi ro cũng tăng theo.
Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các công cụ tài chính và các công
cụ phát sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp
đồng hóan đổi) với tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin và kỹ thuật đã làm tăng
khối lượng giao dịch tài chính trên toàn thế giới. Điều này là cho các tổ chức tài
chính phải đối phó với nhiều nguồn phát sinh rủi ro trên toàn cầu.
Thứ năm, sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô như thu nhập, thất
nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, .v.v .. và cuối cùng là những biến cố chính trị xã
hội trên phạm vi quốc tế tác động đến hoạt động ngân hàng tài chính và vì vậy
cũng là những nguyên nhân gây ra rủi ro.
Trong bối cảnh đó, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM
không phải chỉ là vấn đề sống còn đối với cá nhân mỗi ngân hàng mà còn là yêu
cầu chung để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tài chính mỗi quốc gia, mỗi khu
vực và trên toàn cầu.
1.5 Khủng hoảng kinh tế tài chính tòan cầu và những cảnh báo cho hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam
Vụ phá sản của Ngân hàng lehman Brothers, vụ mua lại Merrill Lynch và
nguy cơ sụp đổ của tập đoàn tài chínhBảo hiểm AIG đã làm rung rinh hệ thống
tài chính Mỹ và tác động của nó làm lung lay thị trường tài chính thế giới. Tất cả
đều được quy kết là do hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn của thị trường Bất
động sản Mỹ. Vậy bài học gì có thẻ rút ra cho họat động của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam?
1.5.1 Nợ dưới chuẩn – Hậu quả của sản phẩm tài chính hiện đại nhưng
nhiều rủi ro
Từ nhiều năm qua, các Ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới lỏng tối đa chính sách
tín dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm. Bắt nguồn từ
việc lo ngại sự sụp đổ của các công ty dotcom sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh
tế Mỹ hồi những năm 90, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) lúc bấy giờ,
ông Alan Greenspan, đã tiến hành chiến dịch cắt giảm lãi suất xuống những mức
thấp kỷ lục để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Điều đó đã làm nảy sinh ra những
23
dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lớn người đi vay tiền. Trên thực tế, vốn vay
rẻ sẽ làm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi vay. Giả dụ rằng bạn đi
vay tiền và sau đó lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, bạn sẽ dễ dàng trong
việc định giá lại tài sản để tiếp tục một khoản vay mới nhằm chi trả cho các
khoản vay mà bạn phải trả. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như:
không cần tài sản thế chấp, tỷ lệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế * (tax
number – những công dân Mỹ, khi đăng ký thuế thu nhập cá nhân với Cục Thuế
Liên Bang sẽ được cấp mỗi người một mã số thuế trong suốt đời) mặc dù đang
trong tình trạng thất nghiệp, hoạt động cho vay này thực sự không đáp ứng đầy
đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng vẫn được vay đã làm gia tăng
rủi ro cho các Ngân hàng. Người vay tiền mua nhà sẽ cho vay để dùng tiền cho
thuê trả lãi vay cho Ngân hàng, và khi bất động sản tăng giá họ sẽ được hưởng
lợi. Về phía Ngân hàng, tuy hình thức cho vay này rủi ro rất lớn, nhưng các Ngân
hàng vẫn chấp nhận để đổi lại một mức lãi suất rất cao. Mặt khác, các công ty tài
chính cũng thực hiện hình thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rủi ro
qua ngân hàng và nhà đầu tư thông qua một một sản phẩm tài chính gọi là “Mua
lại các khỏan nợ hay khoản phải thu”.
Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với một mức
chiết khấu cao, Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính chuyên biệt (goi là các
SPE) sẽ chứng khoán hóa các khoản phải thu, nghĩa là phát hành các chứng
khoán để vay tiền với mức lãi suất rất cao. Rõ ràng là rủi ro chồng rủi ro, và
đượng nhiên là các chứng khoán có mức độ xếp hạng tín nhiệm càng thấp thì tỷ
suất sinh lợi càng cao, thậm chí có chứng khoán không được xếp hạng tín nhiệm
nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới chấp nhận do lãi suất siêu hạng.
Một lượng vốn đầu tư khổng lồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất động
sản Mỹ và khi thị trường này đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ dây
chuyền đã xảy ra. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả năng trả lãi
vay, bất động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên các khoản phải
thu này sụt giá thê thảm, các Ngân hàng không đủ khả năng chi trả các khoản nợ
lâm vào tình trạng phá sản.
24
Sản phẩm tài chính hiện đại nhưng nhiều rủi ro này chính là nguyên nhân
cho cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn mà nước Mỹ đang phải
đương đầu.
1.5.2 Hạn chế dư chấn của “Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn Mỹ” đến
thị trường tài chính quốc tế
Số phận của Lehman Brothers sau cuộc đàm phán thất bại với Ngân hàng
Phát triển Hàn quốc là tâm điểm của giới tài chính phố Wall. Giá cổ phiếu sụt
giảm hơn 40% trong 1 ngày, và khoản lỗ gần 7 tỷ USD từ hoạt động đầu tư bất
động sản đã khiến tài sản của ngân hàng này giảm từ 700 tỷ USD xuống còn xấp
xỉ 50 tỷ, không thể thanh toán các khoản nợ và phải tuyên bố phá sản. Sự kiện
này cùng với việc bị mua lại của Merrill Lynch, và sự khủng hoảng của AIG đã
khiến chỉ số Dow Jones rớt tới 3% trong ngày giao dịch sau đó, thị trường chứng
khoán Châu Á và Châu Âu rớt từ 3 -5%. Và sự việc sẽ không dừng lại ở đó nếu
ngày 17/9, FED không công bố bơm 85 tỷ USD để cứu Tập đoàn AIG. Nhiều
người cho rằng việc FED cứu AIG nhưng lai quay lưng với Lehman Brothers là
không thỏa đáng. Tuy nhiên FED vẫn có những lý do riêng của mình. FED cho
rằng sự sụp đổ của AIG có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và dây chuyền đến
nền kinh tế Mỹ và các quốc gia khác do mối quan hệ phức tạp và ảnh hưởng của
nó đến rất nhiều cơ quan tài chính và bảo hiểm trên toàn thế giới. Ngay sau động
thái của FED, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng trở lại, có lúc đạt mức tăng hơn
1%. Thị trường chứng khoán Châu Á phần lớn cũng tăng trở lại với chỉ số Nikkei
của Tokyo tăng khoảng 1,2%, chỉ số MSCI Asia-Pacific Index tăng 0.9%. Kế
họach giải cứu nền tài chính Mỹ cũng đã được họach định vớii một ngân sách
khổng lồ hơn 700 tỷ USD nhằm cứu vãn nền tài chính phố Wall nhưng cũng
mang lại một khỏang trống khổng lồ trong ngân sách Mỹ. Và suốt trong tuần lễ
cuối tháng 9, gần như toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như các chuyên gia kinh tế
toàn cầu đều tập trung mọi chú ý đến việc thỏa thuận gói tài trợ 700 tỷ USD cho
việc cứu trợ nền kinh tế Mỹ đang trong cơn khủng hoảng. Việc cứu trợ này được
xem là “ khẩn cấp”mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngờ và tranh luận khác nhau về
mục đích của gói cứu trợ này. Một số nhà kinh tế phản đối và cho rằng việc can
thiệp của FED vào thị trường tài chính - tín dụng sẽ ảnh hưởng xấu tới nền kinh
tế ._.a, nó làm rõ rằng ưu tiên chính sẽ
là thu thập số liệu về tất cả các nhân tố quan trọng gây ra rủi ro tín dụng, sẽ tạo ra
một động cơ lớn giải quyết “sự không đầy đủ” của dữ liệu rủi ro tín dụng.
- Nó cũng mở rộng phạm vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động. Các đo
lường về rủi ro hoạt động vẫn rất “sơ sài” trong một thời gian bởi vì thiếu thông
tin, nhưng hiệp ước này sẽ kích thích sự thay đổi một cách nhanh chóng.
Từ quan điểm kinh tế, hiệp ước này gặp phải những hạn chế về sự chính
xác của các chỉ tiêu đo lường dựa trên tiền phạt, một hạn chế được làm giảm nhẹ
bởi nhu cầu làm cân đối giữa tính chính xác và tính thực tiễn.
Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột” :
Trụ cột 1: Các yêu cầu về vốn tối thiểu
Trụ cột 2: Tăng cường cơ chế giám sát, đặc biệt là việc đánh giá chất lượng
quản lý rủi ro của ngân hàng
Trụ cột 3: Tuân thủ kỷ luật thị trường
Ba trụ cột này sẽ góp phần tạo ra một mức độ an toàn và lành mạnh cao
hơn trong hệ thống tài chính.
Trụ cột 1: Các yêu cầu về vốn tối thiểu
Những thay đổi cơ bản đối với yêu cầu vốn tối thiểu được đề ra trong Hiệp
ước 1988 là những phương cách tiếp cận rủi ro tín dụng và tính cả những yêu cầu
vốn về rủi ro hoạt động. Hiệp ước này đưa và một loạt những “chọn lựa nhạy cảm
với rủi ro” để nhấn mạnh đến cả hai loại rủi ro. Đối với rủi ro tín dụng, những
chọn lựa này bao gồm phương pháp chuẩn hóa, với những yêu cầu đơn giản nhất,
và mở rộng thành các phương pháp Dựa trên Xếp hạng Nội bộ (IRB) “cơ bản” và
“nâng cao”. Xếp hạng nội bộ là những đánh giá rủi ro tín dụng tương đối của
người đi vay và/hoặc các tổ chức đi vay, do các ngân hàng quy định.
Hiệp ước mới mong muốn không đưa ra một sự gia tăng thuần hoặc giảm
thuần – tính trung bình – trong vốn điều lệ tối thiểu. Với các phương pháp IRB,
mục tiêu cuối cùng là nâng mức vốn điều lệ để hỗ trợ cho rủi ro tín dụng và để
đưa ra những khích lệ về vốn đối với phương pháp chuẩn hóa thông qua trọng số
rủi ro tín dụng thấp cho các phương pháp “cơ bản” và “nâng cao”.
Theo Hiệp ước mới này, mẫu số của tỷ số tổng vốn tối thiểu sẽ bao gồm 3
phần: tổng tài sản đã điều chỉnh với rủi ro đối với rủi ro tín dụng, cộng với 12,5
lần tổng tỷ lệ vốn quy định cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Giả định
rằng một ngân hàng có 875$ tài sản đã điều chỉnh rủi ro, vốn quy định đối với rủi
ro thị trường là 10$ và vốn quy định cho rủi ro hoạt động là 20$, mẫu số của tỷ số
tổng vốn sẽ bằng 875+[(10+20)x12.5] hay bằng 1.250$.
Các trọng số rủi ro theo Trụ cột 1
Hiệp ước mới này phân biệt rõ ràng giữa các trọng số rủi ro, sử dụng một
“danh mục” các phương pháp được chọn là “chuẩn hóa”, “cơ bản”, “nâng cao”.
Như trong hiệp ước hiện tại, các trọng số rủi ro phụ thuộc vào loại người đi vay:
quốc gia, ngân hàng, hoặc công ty. Không giống như trong hiệp ước hiện nay, sẽ
không có sự khác biệt về trọng số đối với rủi ro quốc gia phụ thuộc vào việc quốc
gia đó có là thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay không.
Thay vào đó, các trọng số rủi ro đối với các yếu tố rủi ro phụ thuộc vào đánh giá
tín dụng bên ngoài. Việc xử lý khả năng bị rủi ro ngoài bảng cân đối kế toán vẫn
hầu như không thay đổi trừ một vài ngoại lệ.
Để cải thiện độ nhạy cảm rủi ro trong khi vẫn giữ phương pháp chuẩn được
đơn giản, Ủy ban đề nghị cơ sở để xác định trọng số rủi ro là đánh giá tín dụng
của các tổ chức bên ngoài. Việc sử dụng các trọng số giám sát là sự khác biệt lớn
so với phương pháp IRB, mà chủ yếu dựa trên việc xếp hạng của tổ chức bên
ngoài. Phương pháp này nhạy cảm với rủi ro hơn hiệp ước hiện tại, thông qua việc
đưa thêm rủi ro công ty vào (50%), cộng với trọng số rủi ro 150% cho khả năng
xếp hạng thấp. Trường hợp không được xếp hạng có trọng số 100%, thấp hơn
trọng số 150%. Loại có rủi ro cao (150%) cũng được dùng cho một số loại tài sản
nhất định. Phương pháp chuẩn hóa không cho phép trọng số thay đổi theo kỳ hạn,
ngoại trừ trong trường hợp cho vay ngắn hạn đối với các đối tác ngân hàng trong
loại xếp hạng trung bình, nơi trọng số giảm từ 50% xuống còn 20% và từ 100%
xuống còn 50% tùy thuộc vào mức độ xếp hạng.
Loại chưa được xếp hạng có trọng số 150% có thể gây ra một hành vi “lựa
chọn ngược/bất lợi”, theo đó các thể nhân bị xếp hạng thấp có thể từ bỏ việc xếp
hạng để hưởng trọng số rủi ro 100% thay vì 150%. Mặt khác, hầu hết các công ty –
và ở nhiều nước, phần lớn các ngân hàng – không cần có xếp hạng để tài trợ cho
các hoạt động của họ. Do vậy, việc mà một người đi vay không có xếp hạng thường
không phải là một dấu hiệu về chất lượng tín dụng thấp. Hiệp ước này cố gắng phá
bỏ sự thỏa hiệp giữa các sự kiện mâu thuẫn này và khuyến khích các tổ chức thanh
gia giám sát của quốc gia có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh trọng số. Trọng số
150% hiện nay vẫn phụ thuộc vào việc tham vấn của ngành ngân hàng.
Chúng ta đưa ra bảng về các trọng số rủi ro cho xếp hạng ngân hàng và
công ty.
Bảng 1.1: Trọng số rủi ro cho xếp hạng ngân hàng và công ty
Trọng số rủi ro ngân hàng
Từ AAA
đến AA-
A+ đến
A-
BBB+
đến BBB-
BB+ đến
B-
Dưới B- Không được
xếp hạng
Trọng số
rủi ro
0% 20% 50% 100% 150% 100%
Trọng số rủi ro công ty
Từ AAA
đến AA-
A+ đến A- BBB+ đến
BB-
Dưới BB- Không được
xếp hạng
Trọng số
rủi ro
20% 50% 100% 150% 100%
Phương pháp IRB đề ra những nguyên tắc để đánh giá rủi ro tín dụng về
mặt kinh tế. Nó đề xuất một sự xử lý tương tự với phương pháp chuẩn hóa cho rủi
ro công ty, ngân hàng và quốc gia, cộng với các chương trình riêng cho khả năng
bị rủi ro của ngân hàng bán lẻ, tài chính dự án và vốn cổ phần. Có hai phiên bản
của phương pháp IRB: phương pháp “cơ bản” và phương pháp “nâng cao”.
Đối với mỗi loại rủi ro, việc xử lý sử dụng ba thành tố chính được gọi là
“các thành phần rủi ro”. Một ngân hàng có thể sử dụng hoặc là ước tính riêng của
mình cho từng ngân hàng hoặc các ước tính giám sát được chuẩn hóa, phụ thuộc
vào phương pháp này. Một “Chức năng trọng số rủi ro” chuyển các thành phần
rủi ro thành các trọng số rủi ro để tính tài sản được điều chỉnh rủi ro.
Các thành phần rủi ro là xác suất vỡ nợ (DP), thiệt hại do vỡ nợ (Lgd) và
“Dễ bị vỡ nợ - Exposure At Default” (EAD). Ước tính về DP phải thể hiện quan
điểm bảo thủ về DP trung bình dài hạn, “thông qua chu kỳ này” hơn là đánh giá
ngắn hạn về rủi ro. Các trọng số rủi ro là một chức năng của DP và Lgd.
Kỳ đáo hạn là một thành phần rủi ro tín dụng mà sẽ ảnh hưởng đến các
trọng số rủi ro, căn cứ vào mục tiêu của độ nhạy cảm rủi ro đã tăng lên. Tuy
nhiên, việc tính đến cả kỳ đáo hạn sẽ làm tăng thêm tính phức tạp và làm nản chí
đối với việc cho vay dài hạn. Do vậy, hiệp ước này đưa ra các công thức thay thế
cho việc tính đến cả kỳ đáo hạn, mà làm giảm bớt ảnh hưởng đơn giản của cơ chế
lên vốn.
Phương pháp này đưa vào Trọng số Rủi ro Tiêu chuẩn (BRW) cho việc
tính đến ảnh hưởng của kỳ đáo hạn lên rủi ro tín dụng và các trọng số vốn. Chức
năng này phụ thuộc vào xác suất vỡ nợ DP. Các tiêu chuẩn rủi ro đề cập đến
trường hợp cụ thể của một tài sản có kỳ hạn 3 năm, với các xác suất vỡ nợ khác
nhau và một Lgd 50%. Ba điểm đại diện này thể hiện độ nhạy của các trọng số
rủi ro đối với xác suất vỡ nợ hàng năm.
Độ nhạy cảm về trọng số rủi ro có tính đến kỳ hạn: trường hợp tiêu chuẩn
(tài sản có kỳ hạn 3 năm, 50% Lgd)
Xác suất vỡ nợ (%) DP 0.03 0.7 20
Trọng số rủi ro tiêu chuẩn (%)
BRW
14 100 625
Đối với DP = 0.7, BRW là 100% và trọng số rủi ro tối đa, với DP = 0,2 đạt
625%.Giá trị này là mức trần cho mọi kỳ đáo hạn và mọi xác suất vỡ nợ. Nét đặc
trưng trọng số này với sự thay đổi DP nhạy cảm hơn các trọng số trong phương
pháp chuẩn hóa mà thay đổi từ 20% đến 150% cho mọi kỳ hạn dài hơn 1 năm.
Những trọng số này tăng với tỷ lệ ít hơn với xác suất vỡ nợ cho đến khi chúng đạt
mức trần.
Hiệp ước này đề nghị sử dụng kỳ hạn phạt 3 năm đối với mọi tài sản cho
phương pháp “cơ bản” nhưng để mở cửa đối với việc sử dụng kỳ đáo hạn hiệu
dụng. Các trọng số rủi ro đã điều chỉnh đối với kỳ hạn hiệu dụng được áp dụng
trong phương pháp “nâng cao”.
Khả năng bị rủi ro cho các khỏan cho vay cá thể
Hiệp ước này đề nghị xếp các khả năng bị rủi ro của từng nhóm thành các
loại khác nhau.Việc đánh giá thành phần rủi ro sẽ theo mức độ của từng loại hơn
là mức độ sẽ bị rủi ro của từng cá nhân.Trong trường hợp có khả năng bị rủi ro
bán lẻ, hiệp ước này cũng đề nghị một sự đánh giá khác về rủi ro, để đánh giá một
cách trực tiếp “lỗ kỳ vọng”. Lỗ kỳ vọng là sản phẩm của xác suất vỡ nợ (DP) và
thiệt hại do vỡ nợ (Lgd). Phương pháp này né tránh việc đánh giá riêng, cho từng
loại của DP và Lgd
Phương pháp IRB cơ bản
Phương pháp xếp hạng nội bộ IRB “cơ bản” cho phép các ngân hàng đáp
ứng các chuẩn mực giám sát thiết thực để đưa vào đánh giá của chính mình về xác
súât vỡ nợ cùng với con nợ. Những ước tính về những nhân tố rủi ro tăng thêm
như thiệt hại xảy ra bị gánh chịu bởi ngân hàng trên cơ sở vỡ nợ sẽ theo những
ước tính được chuẩn hóa. Khả năng bị rủi ro không được đảm bảo bởi một hình
thức cầm cố sẽ gặp phải thiệt hại vỡ nợ cố định và phụ thuộc vào việc giao dịch
này là giao dịch chính hay giao dịch phụ. Các yêu cầu tối thiểu cho phương pháp
IRB cơ bản liên quan đến sự khác biệt đầy ý nghĩa về rủi ro tín dụng với hoạt
động xếp hạng nội bộ, tính toàn diện của hệ thống xếp hạng, các tiêu chí của hệ
thống xếp hạng..
Có nhiều phương pháp và nguồn dữ liệu mà các ngân hàng có thể sử dụng
để kết hợp một ước tính về DP với từng mức điểm nội bộ của nó. Ba phương
pháp lớn là: sử dụng dữ liệu dựa trên kinh nghiệm vỡ nợ của chính ngân hàng;
phác thảo dữ liệu bên ngoài và sử dụng mô hình thống kê về phá sản. Do vậy, một
ngân hàng có thể sử dụng phương pháp cơ bản để xếp hạng theo xác suất vỡ nợ.
Phương pháp IRB nâng cao
Sự khác biệt đầu tiên so với hương pháp “cơ bản” là việc các ngân hàng
đánh giá các thành phần rủi ro đó cộng với thông số thiệt hại vỡ nợ nhằm mô tả
sự phục hồi. Thường thì các ngân hàng đã thực hiện các thang xếp hạng trong một
thời gian, nhưng họ thiếu dữ liệu rủi ro về sự phục hồi.
Việc xử lý kỳ đáo hạn cũng khác phương pháp “cơ bản”, đề cập đến một
chuẩn mực duy nhất cho mọi tài sản. Phương pháp trong số rủi ro tiêu chuẩn
(BRW) phụ thuộc vào kỳ đáo hạn trong phương pháp “nâng cao”. Mức trần 625%
sẽ áp dụng như trong mức phạt kỳ hạn 3 năm. Ảnh hưởng kỳ hạn này phụ thuộc
vào xác suất vỡ nợ hàng năm như trong phương pháp “cơ bản”, cộng với số hạng
b trong hàm BRW của xác suất vỡ nợ và kỳ đáo hạn phụ thuộc vào kỳ đáo hạn
hiệu dụng của tài sản. Đây là một phản ứng toàn diện hơn đối với nhu cầu làm
cho vốn nhạy cảm hơn với ảnh hưởng kỳ hạn. Nó phá vỡ một thỏa thuận giữa “sự
nhạy cảm rủi ro” và yêu cầu thực tế về việc tránh tỷ lệ vốn quy định nặng đối với
các cam kết dài hạn mà sẽ làm nản lòng các ngân hàng trong việc tham gia vào
các giao dịch như vậy.
Cần chấm dứt ngay việc cho phép các ngân hàng tính yêu cầu vốn của họ
dựa trên các mô hình rủi ro tín dụng của danh mục của chính mình. Các lý do là
hiện nay thiếu độ tin cậy của các thông tin đầu vào được đòi hỏi bởi các mô hình
như vậy, cộng với khó khăn trong việc xác định độ tin cậy của các ước tính về
vốn của mô hình. Tuy nhiên, bằng cách đề ra việc hình thành dữ liệu rủi ro cho ba
năm tới, Hiệp ước Basel Mới chuẩn bị cho việc thực hiện sau này.
Do khó khăn của việc đánh giá ý nghĩa của những phương pháp này về yêu
cầu vốn, có thể đưa ra một vài hướng dẫn thận trọng như mức vốn tối thiểu của
Ngân hàng. Các ngân hàng có thể dự đoán và thiết lập mức đệm vốn tăng thêm
của chính họ (cụ thể thông qua Trụ cột 2) trong các kỳ tăng trưởng kinh tế.
Tài sản bảo đảm
Hiệp ước Mới chấp nhận sự ghi nhận rộng hơn về các kỹ thuật làm giảm rủi
ro tín dụng, kể cả cầm cố, bảo đảm, và các phái sinh tín dụng, và tính giá trị ròng.
Vật cầm cố
Định nghĩa về tài sản cầm cố hợp lệ rộng hơn định nghĩa trong Hiệp ước
năm 1988. Nói chung, các ngân hàng có thể công nhận tài sản cầm cố là: tiền mặt;
một số loại chứng khoán nợ do các quốc gia phát hành, các tổ chức thuộc khu vực
công, ngân hàng, các công ty chứng khoán, và các công ty cổ phần phát hành; các
chứng khoán vốn được giao dịch trên các thị trường chính thống; các cổ phần của
các quỹ hỗ tương, vàng.
Để cầm cố, cần thiết phải tính đến thay đổi thời gian của giá trị cũng như
khả năng bị rủi ro của vật cầm cố. “Mức vay thế chấp” xác định tài sản cầm cố bổ
sung cần thiết đối với khả năng bị rủi ro để đảm bảo việc bảo vệ rủi ro tín dụng
một cách hiệu quả, căn cứ vào các khoảng thời gian cần thiết để điều chỉnh lại
mức độ cầm cố (cầm cố bổ sung), ghi nhận thất bại của đối tác trong việc thanh
toán hoặc giao lợi nhuận và khả năng thanh lý vật thế chấp của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo và các phái sinh tín dụng
Đối với một ngân hàng, để đạt được bất kỳ sự trợ giúp về vốn nào đó từ
việc nhận các sản phẩm phái sinh tín dụng hoặc vật bảo đảm, việc bảo đảm tín
dụng phải là trực tiếp, rõ ràng, không thể hủy ngang và không có điều kiện. Các
ngân hàng chỉ chịu thiệt hại trong các giao dịch được đảm bảo khi có sự vỡ nợ
của cả người mắc nợ và người bảo đảm. Ảnh hưởng “sự vỡ nợ của cả hai” sẽ
giảm rủi ro tín dụng nếu có tương quan thấp giữa xác suất vỡ nợ của người mắc
nợ và người bảo lãnh. ( Ảnh hưởng “vỡ nợ kép”).
Khả năng kết thành danh mục
Một mở rộng khác của Hiệp ước mới là yêu cầu vốn tối thiểu không chỉ
phụ thuộc vào tính chất của khả năng bị rủi ro của cá nhân mà còn phụ thuộc vào
“rủi ro tập trung” của danh mục cho vay của ngân hàng. Sự tập trung chỉ rõ những
quy mô lớn về khả năng bị rủi ro đối với những người đi vay đơn lẻ, hoặc các
nhóm những người đi vay có quan hệ chặt chẽ với nhau, về mặt tiềm năng gây ra
thiệt hại lớn. Hiệp ước này đưa ra một chỉ tiêu đo lường tính kết thành danh mục
(granularity) và gắn nhân tố rủi ro này vào phương pháp IRB bằng cách điều
chỉnh vốn giám sát chuẩn được áp dụng cho mọi khả năng bị rủi ro, ngoại trừ
những khả năng trong danh mục bán lẻ. Xử lý này không bao gồm ngành, địa lý,
hoặc các dạng tập trung rủi ro tín dụng hơn là tập trung về quy mô. Điều chỉnh
“tính kết thành danh mục” áp dụng đối với toàn bộ những tài sản được điều chỉnh
rủi ro ở cấp độ ngân hàng hợp nhất.
Các rủi ro cụ thể khác
Hiệp ước mới nhắm vào các loại rủi ro khác nhau: chứng khoán hóa tài
sản, tài chính dự án, khả năng bị rủi ro của vốn cổ phần.
- Hiệp ước này xem việc chứng khoán hóa tài sản cần phải xử lý nghiêm
khắc hơn.
- Nó cũng đặt ra một nguyên tắc “clean break” theo đó việc bán tài sản
miễn truy đòi nên là không mơ hồ, giới hạn sự cám dỗ của các ngân hàng đối với
việc hỗ trợ các cơ cấu được tài trợ vì động cơ danh tiếng (rủi ro danh tiếng).
- Các vấn đề chứng khoán khác liên quan đến rủi ro hoạt động. Sự chứng
khoán hoá quay vòng có đặc điểm trừ dần trong giai đoạn đầu, hoặc các dòng
thanh khoản được cung cấp cho các sản phẩm phái sinh.
- Hiệp ước này cũng đặt ra các phương pháp nhạy cảm với rủi ro cho các vị
thế vốn CP được nắm giữ trong sổ sách của ngân hàng. Mục đích là cứu vãn khả
năng các ngân hàng có thể hưởng lợi từ một tỷ lệ vốn quy định thấp hơn khi họ
nắm giữ vốn cổ phần hơn là nợ.
Rủi ro lãi suất
Hiệp ước này cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu xử lý rủi ro lãi suất trong sổ
sách ngân hàng theo Trụ cột 2, hơn là xác định các yêu cầu vốn. Việc này hàm ý
không có gánh nặng về vốn, nhưng sẽ có một quy trình giám sát nâng cao. Hướng
dẫn về rủi ro lãi suất xem hệ thống nội bộ ngân hàng là công cụ chính cho việc đo
lường rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng và phản ứng của hoạt động giám sát.
Để tạo điều kiện cho việc điều hành rủi ro lãi suất của các chuyên gia giám sát
của các định chế, các ngân hàng nên đưa ra kết quả từ hệ thống đánh giá nội bộ
của mình thông qua việc sử dụng các biến động lãi suất được chuẩn hóa. Nếu các
chuyên gia giám sát xác định rằng ngân hàng đang không nắm giữ mức vốn tương
xứng với mức độ rủi ro lãi suất, họ có thể đòi hỏi ngân hàng giảm rủi ro hoặc gia
tăng lượng vốn nắm giữ hoặc cả hai.
Rủi ro hoạt động
Hiệp ước mới nêu ra một định nghĩa chuẩn về rủi ro hoạt động: “ là loại rủi ro
xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành
không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài”.
Đây là căn cứ đầu tiên trong việc phát triển tỷ lệ vốn quy định tối thiểu,
ước tính rủi ro hoạt động ở mức 20% vốn điều lệ tối thiểu như được đo lường
theo Hiệp ước 1988. Hiệp ứơc mới đề nghị một loạt gồm 3 phương pháp đo lường
mức vốn tối thiểu căn cứ vào rủi ro hoạt động là: chỉ số cơ bản; tiêu chuẩn; đo
lường nội bộ.
“Phương pháp chỉ số cơ bản” nối tỷ lệ vốn quy định cho rủi ro hoạt động
với một chỉ số duy nhất được dùng như một con số chung đo lường khả năng bị
rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng. Ví dụ, nếu chỉ số này là thu nhập gộp, mỗi
ngân hàng sẽ nắm giữ vốn cho rủi ro hoạt động bằng với một tỷ lệ phần trăm cố
định của thu nhập gộp.
“Phương pháp chuẩn” xây dựng trên cơ sở phương pháp chỉ số cơ bản
bằng cách chia các hoạt động của ngân hàng thành một số hoạt động kinh doanh
tiêu chuẩn (cụ thể là tài chính doanh nghiệp và ngân hàng bán lẻ). Với mỗi loại
hoạt động kinh doanh, tỷ lệ vốn quy định là một chỉ số riêng về rủi ro hoạt động
nhân với một tỷ lệ cố định.
“Phương pháp đo lường nội bộ” cho phép các ngân hàng riêng lẻ dựa trên
dữ liệu nội bộ đề tính toán vốn điều lệ. Kỹ thuật này đòi hỏi 3 thông tin nhập lượng
cho một nhóm những hoạt động kinh doanh cụ thể và các loại rủi ro: chỉ số khả
năng bị rủi ro hoạt động; xác suất xảy ra thiệt hại, những thiệt hại do những sự kiện
như thế gây ra. Đồng thời, những thành phần này tạo nên một sự phân phối thiệt hại
cho các rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, phân phối thiệt hại này có thể khác phân phối
thiệt hại trong toàn ngành, bằng cách ấy đòi hỏi một sự điều chỉnh.
Trụ cột 2: Tăng cường cơ chế giám sát, đặc biệt là việc đánh giá chất
lượng quản lý rủi ro của ngân hàng
Trụ cột thứ hai của hiệp ước mới nhắm vào việc đảm bảo rằng mỗi ngân
hàng có quy trình nội bộ tốt để đánh giá mức an toàn vốn dựa trên đánh giá toàn
diện về rủi ro. Các chuyên gia giám sát sẽ chịu trách nhiệm đánh giá ngân hàng
làm tốt như thế nào trong việc đánh giá nhu cầu vốn của họ tương quan với rủi ro.
Ủy ban này lưu ý đến tính lỷ luật của thị trường thông qua việc cải tiến việc công
bố thông tin như là một phần cơ bản của Hiệp ước mới. Nó xem yêu cầu công bố
thông tin và những kiến nghị sẽ cho phép các thành viên của thị trường đánh giá
các mẩu thông tin quan trọng để áp dụng hiệp ước điều chỉnh.
Các phương pháp tính độ nhạy cảm với rủi ro do Hiệp ước mới phát triển
sẽ chủ yếu dựa trên các phương pháp nội bộ, cho ngân hàng nhiều chủ động hơn
trong việc tính toán yêu cầu vốn của họ. Do vậy, các yêu cầu công bố thông tin
riêng rẽ trở thành những điều kiện tiên quyết cho việc ghi nhận hoạt động thanh
tra giám sát của các phương pháp nội bộ đối với rủi ro tín dụng, kỹ thuật làm
giảm rủi ro tín dụng và những lĩnh vực hoạt động khác.
Bốn nguyên tắc cơ bản tạo nên chính sách của các chuyên gia giám sát:
- Các ngân hàng nên có một quy trình đánh giá tổng thể vốn tương quan
với rủi ro và một chiến lược duy trì mức vốn của họ.
- Các chuyên gia giám sát nên xem xét và đánh giá việc đánh giá và chiến
lược bảo đảm đủ vốn nội bộ của các ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và
đảm bảo sự tuân thủ với các tỷ số vốn điều lệ. Các chuyên gia giám sát sẽ thực
hiện các hành động giám sát thích hợp nếu họ không thỏa mãn với kết quả của
quá trình này.
- Các chuyên gia giám sát sẽ kỳ vọng các ngân hàng hoạt động trên mức
các tỷ số vốn điều lệ tối thiểu và sẽ có khả năng đòi hỏi ngân hàng nắm giữ vốn
cao hơn mức tối thiểu này.
- Các chuyên gia giám sát sẽ cam thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn
chặn tình trạng vốn giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu cần có để hỗ trợ cho rủi ro
của một ngân hàng cụ thể, và nên đòi hỏi các hành động điều chỉnh nếu vốn
không được duy trì và khắc phục
Trụ cột thứ III: Tuân thủ kỷ luật thị trường.
Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân
hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức
tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối
tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý
Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo
nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách
các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về
cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy
cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro
tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, với quá trình phát triển của Uỷ Ban Basel và những Hiệp ước mà
tổ chức này đưa ra, các NHTM càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách
minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy
vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
PHỤ LỤC 2
VỐN ĐIỀU LỆ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Stt Tên ngân hàng
Số, ngày cấp
giấy phép
Vốn điều
lệ (Tỷ
đồng)
Địa chỉ trụ sở chính
1
Ngân hàng Chính sách xã hội
Việt Nam
230/QĐ-NH5
ngày
01/09/1995
5.988
68 Đường Trường
Chinh, Đống Đa, Hà
Nội
2
Ngân hàng Công thương Việt
Nam
285/QĐ-NH5
ngày
21/09/1996
7.554
108 Trần Hưng Đạo,
Hà Nội
3
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt
Nam
280/QĐ-NH5
ngày
15/01/1996
10.400
Số 2 Láng Hạ, Ba
Đình, Hà Nội
4
Ngân hàng cổ phần ngọai
thương Việt Nam
Quyết định số
115/CP Ngày
30/10/1962
12.100
198 Trần Quang
Khải, Hoàn Kiếm,
Hà Nội
5
Ngân hàng Phát triển nhà
Đồng bằng sông Cửu Long
769/TTg ngày
18/09/1997
744
Số 9 Võ Văn Tần -
Quận 3 - TP Hồ Chí
Minh
6
Ngân hàng phát triển Việt
Nam
108/2006/QĐ-
TTg ngày
15/05/2006
5.000
25A Cát Linh, Hà
Nội
7
Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
287 /QĐ-NH5
ngày
21/09/1996
7.490
191 Bà Triệu, Hoàn
Kiếm, Hà Nội
8 An Bình (An Binh 0031/NH-GP 2.300 47 Điện Biên Phủ,
Commercial Joint Stock
Bank- ABB)
ngày
15/04/1993
Q1, TPHCM
9
Bắc Á (Bac A Commercial
Joint Stock Bank)
0052/NHGP
ngày
01/09/1994
940
117 Quang Trung.
TP Vinh. Nghệ An
10
Dầu khí Toàn Cầu (Global
Petro Commercial Joint Stock
Bank)
0043/NH-GP
ngày
13/11/1993
1.000
273 Kim Mã, Ba
Đình, Hà Nội
11
Gia Định (Gia Dinh
Commercial Joint Stock
Bank)
0025/NHGP
ngày
22/08/1992
500
135 Phan Đăng Lưu,
Q. Phú Nhuận,
TPHCM
12
Hàng hải (Maritime
Commercial Joint Stock
Bank)
0001/NHGP
ngày
08/06/1991
1.500
Tòa nhà VIT 519
Kim Mã, Ba Đình,
Hà Nội
13
Kiên Long (Kien Long
Commercial Joint Stock
Bank)
0054/NH-GP
ngày
18/09/1995
580
44 Phạm Hồng Thái
– P.Vĩnh Thanh
Vân–TX Rạch giá-
Tỉnh Kiên Giang
14
Kỹ Thương (Vietnam
Technological and
Commercial Joint Stock
Bank)
0040/NHGP
ngày
06/08/1993
2.521
70-72 Bà Triệu. Hà
Nội
15
Liên Việt (LienViet
Commercial Joint Stock
Bank)
91/GP-NHNN
ngày 28/3/2008
3.300
32 Nguyễn Công
Trú, TX Vị Thanh,
Tỉnh Hậu Giang
16
Miền Tây (Western Rural
Commercial Joint Stock
0016/NH-GP
ngày
1.000
127 Lý Tự Trọng, P.
An Hiệp, TP Cần
Bank) 06/04/1992 Thơ
17
Nam Việt (Nam Viet
Commercial Joint Stock
Bank)
0057/NH-GP
ngày
18/09/1995
1.000
39-41-43 Bến
Chương Dương, Q1,
TPHCM
18
Nam Á (Nam A Commercial
Joint Stock Bank- NAMA
Bank)
0026/NHGP
ngày
22/08/1992
1.252
97 bis Hàm Nghi,
Q1, TPHCM
19
Ngoài quốc doanh (Vietnam
Commercial Joint Stock Bank
for private Enterprise)
0042/NHGP
ngày
12/08/1993
2.000
Số 8 Lý Thái Tổ,
Hoàn Kiếm, Hà Nội
20 Nhà Hà Nội (Habubank)
0020/NHGP
ngày
06/06/1992
2.000
B7 Giảng Võ, Ba
Đình. Hà Nội
21
Phát triển Nhà TPHCM
(Housing development
Commercial Joint Stock
Bank)
0019/NHGP
ngày
06/06/1992
1.000
33-39 Pasteur. Q1.
TP HCM
22 Phương Nam
0030/NHGP
ngày
17/03/1993
1.434
279 Lý Thường
Kiệt. Q11. TP HCM
23
Phương Đông (Orient
Commercial Joint Stock
Bank)
0061/NHGP
ngày
13/04/1996
1.111
45 Lê Duẩn. Q1. TP
HCM
24
Quân Đội (Military
Commercial Joint Stock
Bank)
0054/NHGP
ngày
14/09/1994
2.000
03 Liễu Giai. Q Ba
Đình. Hà Nội
25 Quốc tế (Vietnam 0060/NHGP 2.000 64-68 Lý Thường
International Commercial
Joint Stock Bank- VIB)
ngày
25/01/1996
Kiệt. Hà Nội
26
Sài Gòn (Saigon Commercial
Joint Stock Bank-SCB)
0018/NHGP
ngày
06/06/1992
1.970
193- 203 Trần Hưng
Đạo, Q1 TPHCM
27
Sài Gòn-Hà Nội (Saigon-
Hanoi Commercial Joint
Stock Bank)
0041/NH-GP
ngày
13/11/1993
2.000
138- Đường 3/2-
Phường Hưng Lợi –
TP Cần Thơ - Tỉnh
Cần Thơ
28
Sài gòn công thương (Saigon
bank for Industrial and trade)
0034/NHGP
ngày
04/05/1993
1.020
Số 2C Phú Đức
Chính,Q1. TPHCM
29
Sài gòn thương tín
(Sacombank)
0006/NHGP
ngày
05/12/1991
4.449
266-268 Nam kỳ
khởi nghĩa.
Q3.TPHCM
30
Thái Bình Dương (Pacific
Commercial Joint Stock
Bank)
0028/NHGP
ngày
22/08/1993
566
340 Hoàng Văn Thụ,
Q.Tân Bình,
TPHCM
31
Tiên Phong ( TienPhong
Commercial Joint Stock
Bank)
123/GP-NHNN
ngày
05/05/2008
1.000
Tòa nhà FPT, Lô B2
Cụm SX tiểu thủ
công nghiệp và công
nghiệp nhỏ, P.DỊch
Vọng Hậu, Cầu
Giấy, Hà Nội
32
Việt Nam Thương tín (Viet
Nam thuong tin Commercial
Joint Stock Bank)
2399/QĐ-
NHNN ngày
15/12/2006
500
35 Trần Hưng Đạo,
TX Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng
33
Việt Á (Viet A Commercial
Joint Stock Bank)
12/NHGP ngày
09/05/2003
1.000
115-121 Nguyễn
Công Trứ.Q1.TP
HCM
34
Xuất nhập khẩu (Vietnam
Commercial Joint Stock
Export-Import Bank-
Eximbank)
0011/NHGP
ngày
06/04/1992
2.800
7 Lê Thị Hồng Gấm.
Q1. TPHCM
35
Xăng dầu Petrolimex
(Petrolimex Group
Commercial Joint Stock
Bank)
0045/NH-GP
ngày
13/11/1993
500
132-134 Nguyễn
Huệ, Thị xã Cao
Lãnh-Tỉnh Đồng
Tháp
36
Á Châu (Asia Commercial
Joint Stock Bank- ACB)
0032/NHGP
ngày
24/04/1993
2.630
442 Nguyễn Thị
Minh Khai. Q3. TP
HCM
37
Đông Nam Á (South East
Commercial Joint Stock
Bank)
0051/NHGP
ngày
25/03/1994
3.000
16 Láng Hạ, Đống
Đa, Hà Nội
38
Đông Á (Dong A
Commercial Joint Stock
Bank-EAB)
0009/NHGP
ngày
27/03/1992
1.600
130 Phan Đăng Lưu.
Q Phú Nhuận.
TPHCM
39
Đại Dương (Ocean
Commercial Joint Stock
Bank)
0048/NH-GP
ngày
30/12/1993
1.000
Số 199-Đường
Nguyễn Lương
Bằng - TP Hải
Dương
40
Đại Tín (Great Trust
Commercial Joint Stock
Bank)
0047/NH-GP
ngày
29/12/1993
504
Xã Long Hoà-Huyện
Cần Đước-Tỉnh
Long An
41
Đại Á (Great Asia
Commercial Joint Stock
Bank)
0036/NH-GP
ngày
23/09/1993
500
56-58Đường Cách
mạnh tháng 8-Thành
phố Biên Hoà-Tỉnh
Đồng Nai
42
Đệ Nhất (First Joint Stock
Commercial Bank)
0033/NHGP
ngày
27/04/1992
609
715 Trần Hưng Đạo.
Q5. TPHCM
43 Mỹ Xuyên
0022/NH-GP
ngày
12/09/1992
500
248,Trần Hưng Đạo-
Phường Mỹ Xuyên-
Thị xã Long Xuyên-
Tỉnh An Giang
Nguồn : Ngân hàng nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách
1. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, “Hiệp ước BASEL mới và vần đề kiểm soát rủi
ro trong các ngân hàng thương mại” –Tạp chí phát triển kinh tế 6/2008
2. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh
nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO”
3. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống kê 2006.
4. TS. Trần Huy Hoàng, “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB thống kê 2003.
5. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, “Tiền tệ ngân hàng”, NXB thống kê 2004,
6. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, “Đầu tư tài chính”, NXB Thống kê 2006
7. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, PGS.TS Phan Thị
Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên,
“Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê 2007
8. PGS.TS Sử Đình Thành (2006), “Lý Thuyết tài chính- tiền tệ”, NXB Thống kê
9. Basel II - Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, NXB VHTT 2008
II. Tạp chí, thời báo, các văn bản
1. Báo cáo thường niên 2006, 2007 Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Ngọai thương .v.v.
2. Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007
3. Thời báo kinh tế Sài Gòn số 04/2008; 05/2008; 06/2008; 07/2008
4. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997, luật số
20/2004/Qh11 ngày 16/05/2004 sử đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng.
5. Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003; Quyết định
627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001;Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/02/2005; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005; Quyết định
số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/04/2005 .v.v
6. Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005.
7. Nghị định 49/2000/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2000
8. Một số quyết định, thông tư, chỉ thị khác
III. Thông tin tham khảo trên các Website
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Bộ tài chính Việt Nam
– Thời báo kinh tế Việt Nam Online
– Tại chí kế tóan Online
– Báo tiền phong Online
– Báo lao động Online
Thời báo tài chính Hà Nội Online
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
– Báo tuổi trẻ Online
– Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam Online
– Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế
Công ty chứng khóan KIMENG Việt Nam
– Tin nhanh chứng khóan
–Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Online
-Tạp chí phát triển kinh tế - ĐHKT-TP.HCM
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0516.pdf