Quan hệ trái nghĩa trong Tiếng Việt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH []  ^\ LÊ THỊ THANH BÌNH QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Mà SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI MẠNH HÙNG TP. HỔ CHÍ MINH – 2006 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tp. Hồ Chí

pdf92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 11547 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ trái nghĩa trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh, tháng 4 năm 2006 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Bình MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu................................................... 5 4. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm quan hệ trái nghĩa .................................................................... 8 1.2. Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa .................................................. 22 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ CÓ QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ........................................................... 27 2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn ................................................ 27 2.1.2. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức............................................... 28 2.2. Mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ .................................................... 34 CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. Trái nghĩa thang độ .................................................................................. 43 3.2. Trái nghĩa lưỡng phân .............................................................................. 47 3.3. Trái nghĩa nghịch đảo............................................................................... 50 CHƯƠNG 4: SỰ VẬN DỤNG QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG QUÁ TRÌNH TẠO LỜI NGHỆ THUẬT TIẾNG VIỆT 4.1. Sự vận dụng quan hệ trái nghĩa mang tính nghệ thuật............................. 55 4.2. Giá trị nghệ thuật của việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình tạo lời tiếng Việt .............................................................................. 63 4.2.1. Thành ngữ ................................................................................. 63 4.2.2. Câu đối .................................................................................................. 65 4.2.3. Câu đố ................................................................................................... 68 4.2.4. Thi ca..................................................................................................... 69 4.2.4.1. Ca dao, dân ca ................................................................................. 69 4.2.4.2. Thơ hiện đại ................................................................................. 70 4.2.5. Văn xuôi (thể loại truyện) ..................................................................... 75 KẾT LUẬN......................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 88 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Trái nghĩa là một quan hệ ngôn ngữ phổ quát, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa. Cùng với quan hệ đồng nghĩa và quan hệ bao hàm (bao nghĩa), quan hệ trái nghĩa là biểu hiện của tính hệ thống trong từ vựng của một ngôn ngữ. Nghiên cứu quan hệ trái nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động lời nói. Mặc dầu việc nghiên cứu quan hệ trái nghĩa có giá trị to lớn về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Những thành tựu về lĩnh vực này còn khá ít ỏi, chưa hệ thống. Chính vì vậy, chọn đề tài “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, chúng tôi nhằm đến hai mục tiêu sau: (1) Nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ, chi tiết về quan hệ trái nghĩa, nhằm làm rõ cấu trúc của tiếng Việt. (2) Xây dựng quan niệm đúng đắn về quan hệ trái nghĩa và cung cấp thêm cứ liệu về loại quan hệ này, nhằm phục vụ cho việc biên soạn những nội dung hữu quan trong các giáo trình và sách giáo khoa. Những người học tập, nghiên cứu về vấn đề quan hệ trái nghĩa gặp khá nhiều khó khăn về tư liệu. Chính vì vậy, luận văn cố gắng hoàn thiện theo hướng hệ thống hóa vấn đề trên một khung lý thuyết có sự hỗ trợ của những lý giải cụ thể, những ví dụ gần gũi, dễ hiểu và những mô hình, bảng biểu rõ ràng. Bên cạnh đó, những vấn đề được triển khai ở các chương đem đến một cái nhìn sâu hơn, bản chất hơn về mối quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt, đồng thời, mở ra những hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ này trong hoạt động thực tiễn của nó. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa không nhiều, chỉ có thể kể đến một số ít công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, v.v. 2 Nguyễn Thiện Giáp (1998: 205) đã xác định, “Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập (...) là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lôgích, nhưng tương liên lẫn nhau”. Theo tác giả, có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già-trẻ, thấp-cao…) và đối lập loại trừ (giàu- nghèo, mua-bán,…). Có đối lập chung (trên-dưới), và các đối lập như các tiêu chí bổ sung (cao-thấp, to-nhỏ,…), từ đó có thể lập thành các nhóm có khả năng thay thế lẫn nhau. Cũng giống như đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải giữa các từ nói chung, và dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái nghĩa. Các tiêu chí ngôn ngữ học cũng được tác giả đưa ra, bao gồm: khả năng kết hợp giống nhau giữa các vế, khả năng cùng gặp trong cùng một ngữ cảnh, quy luật của những liên tưởng đối lập. Về phân loại, tác giả đưa ra hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa từ vựng (có tính chất thường xuyên và cố định vào thành phần từ vựng của ngôn ngữ) và trái nghĩa ngữ cảnh (được dùng như những sự kiện của lời nói, có tính chất cá nhân, lâm thời). Những nghiên cứu của tác giả đã được dùng trong giáo trình cho sinh viên. Tuy nhiên, có thể nói các nhận định của tác giả chưa cụ thể, chưa có những tường giải cần thiết, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn. Lấy trường nghĩa làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình, Đỗ Hữu Châu (1981) đã đem lại một cái nhìn hệ thống, cụ thể về quan hệ trái nghĩa. Tác giả đã dựa vào trường nghĩa để giải thích cơ chế hình thành các cặp trái nghĩa. Các từ trong một trường nghĩa thì có quan hệ đồng nhất hoặc đối lập nhau, còn các từ thuộc các trường nghĩa khác nhau thì khác biệt nhau về ngữ nghĩa (…). Một nét nghĩa rộng có thể phân chia thành các nét nghĩa hẹp hơn. Cái nét nghĩa rộng đó là tiêu chí chung làm cơ sở cho sự đồng nhất 3 của các từ trái nghĩa. Khi hai từ đồng nhất với nhau ở hai cực thì chúng ta có từ đồng nghĩa, còn khi chúng bị phân hoá một cách cực đoan về hai cực thì chúng ta có các từ trái nghĩa. Lưu ý, ngoại trừ nét nghĩa bị phân hóa một cách cực đoan về hai cực, các nét nghĩa còn lại phải đồng nhất, nếu không chúng ta chỉ có được những từ trái nghĩa giả. Ví dụ, vang dội và bé nhỏ là hai từ trái nghĩa giả vì tuy chúng đều chứa đựng nét nghĩa đối cực lớn, nhỏ nhưng vang dội bị hạn chế biểu vật (âm thanh, có độ lớn, truyền lan xa và có tiếng vọng trở lại), còn bé nhỏ thì không. Tác giả cũng chỉ ra rằng, quan hệ trái nghĩa không xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ, mà có tính chất bộ phận. Để làm rõ hơn về trường nghĩa và mối quan hệ giữa quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, tác giả nêu lên hiện tượng “chùm” từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa – trái nghĩa với một từ, phản ánh một cách tập trung quan hệ đồng nhất - đối lập trong từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ mỗi đơn vị của “chùm” từ ngữ này lại xuất hiện những từ đồng nghĩa – trái nghĩa với nó, dẫn đến sự lan tỏa, mở rộng ra cả trường nghĩa. Tuy vậy, có thể thấy tác giả chưa dành sự quan tâm thoả đáng cho quan hệ trái nghĩa. Trong công trình “Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa” (1973), tác giả chủ yếu dùng trường nghĩa để giải thích cho đồng nghĩa, trái nghĩa dường như chỉ là mặt bổ sung, hoàn thiện cho quan hệ đồng nghĩa. Điều này dẫn đến việc bỏ sót một số giá trị độc đáo của quan hệ trái nghĩa. Ngoài hai tác giả trên, một số tác giả khác cũng có nghiên cứu về quan hệ này nhưng không đáng kể. Có thể kể đến các trang viết trong những công trình mang tính dẫn luận về ngôn ngữ học như Khái luận ngôn ngữ học của Nguyễn Văn Tu (1960), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003),…. Ngoài ra, phải kể đến công trình Từ điển trái nghĩa tiếng Việt (1986), bản in đầu tiên, 4 của tác giả Dương Kỳ Đức. Trong công trình này, tác giả dành nhiều trang viết để giới thiệu về quan hệ trái nghĩa và đã đề xuất được nhiều khái niệm mới, nhiều lý giải cụ thể, ví dụ, “cặp chuỗi trái nghĩa”, năm kiểu loại đối lập,…. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Dương Kỳ Đức cũng chỉ dừng tại đó. Trong những lần tái bản sau, đáng tiếc là những trang viết này không được tác giả biên soạn lại và tiếp tục công bố. Người đọc thường bỏ sót tài liệu tham khảo có giá trị này. Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên là những bài viết trên các tạp chí, như Vài nét về những tổ hợp gồm hai yếu tố trái nghĩa trong tiếng Việt (Nguyễn Đức Dương 1971), Một vài suy nghĩ về nghĩa những từ thuộc nhóm từ kiểu “tròn – méo” (Chu Bích Thu 1975), Từ trái nghĩa và quan hệ nghịch đối - yếu tố có thể so sánh được giữa các ngôn ng (Đái Xuân Ninh 1986), Cơ sở trái nghĩa của một số nhóm tính từ tiếng Việt (Chu Bích Thu 1991). Các bài viết này hầu như không đi vào những giá trị bản chất nhất của quan hệ trái nghĩa, chưa đưa ra được những vấn đề có sức thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu quan hệ trái nghĩa ở trong nước như vậy, khá buồn tẻ. Cần phải có những động thái nhất định để thúc đẩy việc nghiên cứu một cách hệ thống, hiệu quả. Trong khi đó, qua những công trình nghiên cứu ở nước ngoài thu thập được, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa cũng chỉ được quan tâm ở một mức độ nhất định. Nhìn chung, không có nhiều những chuyên khảo về quan hệ trái nghĩa. Những nghiên cứu về loại quan hệ này thường được thể hiện trong hệ thống các loại quan hệ ngữ nghĩa của công trình ngữ nghĩa học, như Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết (J. Lyons 1996), Understanding Semantics (S. Lobner 2002), v.v. Trong những công trình kể trên, các tác giả không đi sâu vào việc định nghĩa loại quan hệ trái nghĩa mà tập trung vào những lý giải 5 bản chất của nó dưới những góc độ khác nhau. John Lyon dựa trên lý thuyết về tính bất tương hợp để chia thành ba loại quan hệ đối lập về nghĩa là phản nghĩa, nghịch nghĩa và trái nghĩa. Trong mỗi loại, tác giả đưa ra ví dụ để phân tích bản chất của chúng, so sánh những điểm khác biệt khá tinh vi giữa chúng. Với S. Lo:bner, tác giả phân chia và xem xét năm loại đối lập về nghĩa là trái ngược (antonyms) và trái nghĩa phương hướng (directional opposites), trái nghĩa lưỡng phân (complementaries), trái nghĩa loại trừ (heteronyms), trái nghĩa nghịch đảo (converses). Trong năm loại này, tác giả chỉ ghi nhận sự trái nghĩa (contraries) ở ba loại là trái ngược, trái nghĩa phương hướng, trái nghĩa loại trừ. Hai loại còn lại chỉ là sự bổ sung (complementaries) và mối quan hệ logích (converses). Trong công trình chuyên khảo Aspects of Semantic Opposition in English, dựa trên sự phân chia ngôn ngữ và lời nói, A. Mettinger phân thành các loại đối lập như sau: hiện thực/suy nghĩ ngoài ngôn ngữ (extralinguistic reality/thinking) có sự đối nghịch (adversativity), trong hệ thống ngôn ngữ (linguistic system) có đối lập ngữ nghĩa có tính hệ thống (systemic semantic opposition) và đối lập ngữ nghĩa không có tính hệ thống (non-systemic semantic opposition); trong lời nói (speech/parole) có trái nghĩa (contrast). Sự phân chia này nhìn chung khá phức tạp. Như vậy, những tài liệu chúng tôi thu thập được cho thấy những hướng khai thác vấn đề khá đa dạng, góp thêm thành tựu trong nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa. 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: – Phương pháp thống kê, phương pháp phân loại - miêu tả 6 Tiến hành thống kê các cặp từ có quan hệ trái nghĩa trong từ điển, trong các tác phẩm văn học và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, sau đó phân loại, miêu tả các cứ liệu này, chúng tôi hình thành được cơ sở phân định các loại quan hệ trái nghĩa. Đồng thời, từ đó rút ra được những đặc điểm bản chất của loại quan hệ này. Đối tượng của luận văn vì thế cũng trở nên rõ ràng; những nhận định được đưa ra trong luận văn có tính chặt chẽ, thuyết phục. – Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích - tổng hợp đem lại tính sâu sắc, khái quát cho việc triển khai vấn đề. Với phương pháp này, trên cơ sở những cứ liệu có được từ thống kê, phân loại, chúng tôi cố gắng đi sâu phân tích, nhận định vấn đề quan hệ trái nghĩa một cách khách quan nhất để từ đó đi đến những kết luận mang tính khoa học, thực tiễn. Quá trình phân tích, tổng hợp của chúng tôi có sự hỗ trợ của những bảng biểu, sơ đồ, nhằm làm cho việc dẫn giải được rõ ràng hơn. 3.2. Nguồn cứ liệu Nguồn cứ liệu của luận văn chủ yếu dựa trên Từ điển trái nghĩa của Dương Kỳ Đức và Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành thu thập cứ liệu trong các tác phẩm văn chương để minh họa. Bên cạnh đó, những cách diễn đạt trong sinh hoạt hằng ngày (khẩu ngữ) cũng được trích dẫn nhằm làm cho những lập luận trở nên rõ ràng hơn. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn chương như sau: 7 Ở chương Một, chúng tôi trình bày những cơ sở lý luận, như nội dung khái niệm, đặc trưng của quan hệ trái nghĩa, để làm nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể về quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt. Chương Hai và chương Ba đi vào nội dung nghiên cứu chính của luận văn. Chương Hai triển khai vấn đề đặc điểm cấu tạo của các phương tiện ngôn ngữ có quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt. Đây là vấn đề khá phức tạp. Dựa trên đặc điểm cấu tạo từ, chúng tôi tiến hành xem xét quan hệ trái nghĩa diễn ra giữa các từ (từ đơn và từ phức), trong quan hệ nội tại của từ. Ở chương Ba, dựa trên đặc điểm của sự đối lập diễn ra trong quan hệ giữa các yếu tố, chúng tôi từng bước trình bày đặc điểm của các loại quan hệ trái nghĩa, bao gồm trái nghĩa thang độ, trái nghĩa lưỡng phân và trái nghĩa nghịch đảo. Ở chương Bốn, chúng tôi tìm hiểu việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình tạo lời tiếng Việt, nhằm hoàn chỉnh các bước nghiên cứu về quan hệ ngữ nghĩa này. Đến đây, vấn đề mang tính thực tiễn, thể hiện được những cái linh hoạt, sáng tạo trong lời nói của người Việt. Với những đặc trưng tiêu biểu và những giá trị riêng biệt trong quá trình tạo lời, quan hệ trái nghĩa xứng đáng có một vị trí quan trọng trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học. Không những không phải là mặt bổ sung, hoàn thiện cho các công trình nghiên cứu về quan hệ đồng nghĩa, ngược lại, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa còn cần phải dựa vào quan hệ đồng nghĩa để làm sáng tỏ nhiều vấn đề phức tạp của mình; và cả hai quan hệ này cùng làm cho hoạt động lời nói trở nên sinh động, linh hoạt. 8 Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm quan hệ trái nghĩa Những ai quan tâm đến quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt sẽ nhận thấy rằng, quan hệ ngôn ngữ này ít gây ra những cuộc tranh cãi gay gắt, những bàn luận lật xới vấn đề. Thậm chí ngay việc xác định bản chất của nó (nêu định nghĩa), cũng không thấy sự bất nhất đáng kể giữa các tác giả. Có thể thấy điều đó thông qua việc điểm lại những quan niệm tiêu biểu về quan hệ trái nghĩa. Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau. (Nguyễn Văn Tu 1960: 166) Định nghĩa thường gặp về từ trái nghĩa là: những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa. (Đỗ Hữu Châu 1981: 200) Từ trái nghĩa là những từ cùng thuộc một trường từ vựng và đối lập với nhau về mặt nghĩa trên cơ sở một nét chung nào đó. (Đái Xuân Ninh, 1986: 1) Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lôgích, nhưng tương liên lẫn nhau. (Nguyễn Thiện Giáp 1998: 205) Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về lôgích. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến 2003: 237) v.v.. 9 Nhìn chung các tác giả có chung nhận định về bản chất của các cặp từ trái nghĩa là giữa các yếu tố của mỗi cặp trái nghĩa đều có mối quan hệ đối lập. Tuy nhiên, sau đó, họ đều không chỉ ra một cách rõ ràng quan hệ đối lập đó được thể hiện như thế nào. Ta chỉ có thể hình dung ra điều này thông qua việc nêu đặc điểm và phân loại một cách ngắn gọn, đại thể quan hệ này trong các công trình nghiên cứu của họ - các công trình bao quát về ngôn ngữ hoặc về các quan hệ ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Làm rõ quan hệ đối lập giữa các cặp từ trái nghĩa là một công việc khá phức tạp. Đối lập, trước hết là một phạm trù triết học, biểu hiện một trong những mặt của mâu thuẫn. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập, của những bên, những khuynh hướng đối lập hình thành nên mâu thuẫn là động lực, nguồn gốc của sự phát triển của sự vật. Trong ngôn ngữ học, trái nghĩa là quan hệ thể hiện rõ nét quan hệ đối lập. Sự đối lập giữa hai yếu tố có quan hệ trái nghĩa thể hiện thông qua sự phân chia, trong thế tương liên, một phạm trù ngữ nghĩa thành hai phạm trù ngữ nghĩa nhỏ hơn, có tính chất đối lập nhau. Trong một phạm trù ngữ nghĩa, sự phân đôi này tạo nên sự đối lập giữa các yếu tố trong cặp từ trái nghĩa. Cũng giống như quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa không xảy ra ở tất cả các nghĩa vị của từ; quan hệ này có thể xảy ra ở một hoặc một vài nghĩa vị của từ này với một hoặc một vài nghĩa vị của từ kia, không nhất thiết và hiếm khi xảy ra ở tất cả các nghĩa vị. Tương tự, đối với một nghĩa vị, quan hệ trái nghĩa có thể chỉ xảy ra ở một hoặc một vài nghĩa tố trong nghĩa vị của từ này với một hoặc một vài nghĩa tố trong nghĩa vị của từ kia, không phải tất cả. Ví dụ ở cặp nóng - lạnh, ta có các tường giải như sau: 10 nóng 1. Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể con người, hoặc (nói về trạng thái thời tiết) cao hơn mức được xem là trung bình. 2. Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy nghĩ do quá tức giận. 3. (dùng phụ trước đg) Có sự mong muốn thôi thúc cao độ về điều gì. 4. (Đường dây điện thoại) Trực tiếp, có thể liên lạc với nhau bất cứ lúc nào. 5. (kng) (Vay mượn) Gấp, cần có ngay và chỉ tạm trong một thời gian ngắn. 6. (Màu) Thiên về đỏ, vàng, gợi cảm giác nóng bức. lạnh 1. Có nhiệt độ thấp hơn so với mức được coi là trung bình. 2. Có cảm giác lạnh hay cảm giác tương tự. 3. Tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ giữa người với người. 4. (Màu) Thiên về màu xanh, gợi cảm giác lạnh lẽo. (Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê1) Quan hệ trái nghĩa xuất hiện ở nghĩa vị (1), (6) của nóng và nghĩa vị (1), (4) của lạnh, theo từng cặp – (1) của nóng với (1) của lạnh, (6) của nóng và (4) của lạnh. Ở cặp (1)-(1), sự đối lập xuất hiện ở nghĩa tố chỉ số nhiệt độ, hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn. Ở cặp (6)-(4), sự đối lập xuất hiện ở nghĩa tố gam màu, hoặc đỏ/vàng, hoặc xanh, và nghĩa tố đặc điểm của cảm 1 Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 11 giác, hoặc nóng bức, hoặc lạnh lẽo. Như vậy, ngoại trừ những nghĩa tố đối lập nhau, các nghĩa tố còn lại trong những nghĩa vị hữu quan của hai từ trái nghĩa, đồng nhất với nhau. Lưu ý, những nghĩa tố đối lập nhau phải là những nghĩa tố trung tâm, đóng vai trò quyết định về ngữ nghĩa của nghĩa vị. Trong khi đó, những nghĩa vị đối lập nhau không nhất thiết phải là nghĩa vị trung tâm (nghĩa gốc), mỗi một nghĩa vị của từ này có thể có quan hệ đối lập với một nghĩa vị của từ khác. Tức là, thực chất của trái nghĩa là sự so sánh các nghĩa, chứ không phải là giữa các từ nói chung. Ví dụ, nghĩa vị (2) của nóng có quan hệ đối lập với nghĩa vị (2) của trầm; nghĩa vị (3) của lạnh có quan hệ trái nghĩa với nồng (nồng nhiệt). Tuy vậy, những nghĩa vị trung tâm thường có mối quan hệ đối lập điển hình hơn, mạnh và chặt chẽ hơn, bởi sự liên tưởng giữa hai từ xuất hiện nhanh chóng hơn, thường xuyên hơn. Nếu chỉ có đối lập, mà quan hệ đó không thể hiện trong thế tương liên của hai đối tượng (ở đây là hai từ), thì sẽ không xảy ra quan hệ trái nghĩa. Nói theo triết học, thế tương liên trong quan hệ trái nghĩa chính là sự quy định, tác động qua lại giữa các yếu tố chứa đựng mâu thuẫn. Điều này giúp cho chúng ta phân biệt hai từ trái nghĩa nhau và hai từ khác nghĩa nhau. Hai từ khác nghĩa nhau không ở trong thế tương liên như hai từ trái nghĩa. Ví dụ, (1) Cô Mai đẹp, cô Trà xấu; (2) Cô Mai đẹp nhưng lười. Cả hai phát ngôn trên đều diễn tả những ý nghĩa đối nghịch nhau, mỗi từ trong các cặp đẹp- xấu, đẹp-lười, thuộc về một trong hai phía đối nghịch nhau. Nhưng nếu ở cặp đẹp-xấu, ta có hai cực của cùng một phạm trù – phạm trù vẻ đẹp, thì ở cặp đẹp-lười, ta chỉ có hai phía đối nghịch nhau, chứ không phải là hai cực của cùng một phạm trù – một phía là phạm trù vẻ đẹp, một phía là phạm trù đạo đức. Hai từ đẹp và xấu nằm trong thế tương liên còn đẹp và lười thì không. Vì vậy, ta chỉ có đẹp và xấu trái nghĩa nhau, còn đẹp và lười thì khác nghĩa nhau. 12 Cụ thể về mối tương liên này, không phải tác giả nào cũng bàn đến. Rõ ràng hơn cả là nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu. Theo ông, thế tương liên của các cặp từ trái nghĩa chính là do đặc điểm chung một trường nghĩa mà thành. Đây là một cơ sở quan trọng để tạo nên thế tương liên trong các cặp quan hệ trái nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, như vậy đúng nhưng chưa đủ. Thế tương liên giữa các cặp từ trái nghĩa còn có nhiều cơ sở tạo thành khác, như ngữ âm, ngữ pháp, tạo nên thế tương liên toàn diện về nội dung và hình thức. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết và rất chú trọng đến sự cân xứng, đối xứng hình thức. Vì vậy, các cặp trái nghĩa cũng tương đối đảm bảo sự cân xứng này: nóng-lạnh, vui-buồn, mưa-nắng, ân-oán, nở-tàn, cái-nước, nhân tạo-tự nhiên, phân tích-tổng hợp, tiền tuyến-hậu phương, đúng-sai, thắng- thua, đầy-vơi,…. Hoạt động của các cặp trái nghĩa trong lời nói càng cho thấy rõ đặc điểm này. Ví dụ Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu (Ca dao) Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét Ngoài làng trong họ, quý hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín câu lành (Câu đối) Vì vậy, có những trường hợp, tuy cùng trường nghĩa nhưng vẫn không được xem là một cặp trái nghĩa bởi không đảm bảo tính cân đối, đối xứng về hình thức. Ví dụ, người ta thường không coi khổng lồ và nhỏ là một cặp trái 13 nghĩa mà phải là khổng lồ và tí hon. Có thể nói, chúng ta ít khi thấy cặp trái nghĩa bao gồm một yếu tố là từ đơn tiết, và một yếu tố là từ song tiết. Cặp ẩu-cẩn thận là một trong số rất ít cặp trái nghĩa không cân xứng về hình thức. Cụ thể như sau: (i) Anh ấy đi xe rất cẩn thận.(+) (ii) Anh ấy đi xe rất ẩu. (+) (iii) Anh ấy đi xe rất cẩu thả. (-) Khi tìm từ trái nghĩa với cẩn thận, người ta nghĩa ngay đến cẩu thả. Tuy nhiên cẩu thả không thể dùng trong trường hợp này, mà chỉ có thể là ẩu. Vậy ẩu chính là từ trái nghĩa của cẩu thả. Phần diễn giải thế tương liên về phạm vi sử dụng, khả năng phân bố sẽ làm rõ thêm điều này. Trong thực tế, có khá nhiều các cặp trái nghĩa không cân xứng về hình thức, tuy nhiên chúng chỉ mang tính tạm thời trong lời nói, không mang tính điển hình. Ví dụ, người ta hay nói: Bình tĩnh, đừng nóng! thay vì nói: Bình tĩnh, đừng nóng vội! Bình tĩnh, đừng nóng nảy!. Hoặc: Chị giàu chị đánh cá ao Chúng em nghèo khó thì chao cá mè (Ca dao) 14 Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ Đứa buồn, con mụ ở làm thuê (Tố Hữu) Lúc trước chúng tôi lại cùng nhau ngồi giở sách, xem lại những cánh hoa cóp nhặt hàng tháng, đã héo khô, mất cả màu tươi lúc trước. (Nam Cao) Riêng với nhóm quan hệ trái nghĩa được tạo thành bởi cách thêm một yếu tố có ý nghĩa phủ định như bất, phản, phi, vô,…thì những trường hợp nào có thể rút gọn lại được mà không làm thay đổi nghĩa thì người ta sẽ rút gọn để đảm bảo tính cân xứng về hình thức. Xem ví dụ ở bảng (1). công bằng xác định hạnh phúc khuất phục tiện lợi bình thường hợp pháp bình đẳng bất công bằng bất xác định bất hạnh phúc bất khuất phục bất tiện lợi bất bình thường bất hợp pháp bất bình đẳng bất công bất định bất hạnh bất khuất bất tiện bất thường bất hợp pháp bất bình đẳng Bảng 1: Sự phối hợp với bất để hình thành cặp trái nghĩa 15 Chúng ta có thể gọi sự cân xứng, hài hoà về hình thức ngữ âm trên là thế tương liên về ngữ âm. Thế tương liên này không có tính bắt buộc trong cơ chế hình thành cặp từ trái nghĩa, nhưng nhờ nó, các cặp trái nghĩa trở nên cân xứng, tạo được hiệu ứng tương hỗ mạnh mẽ hơn khi được sử dụng trong quá trình tạo lời. Để thuyết minh cho nhận định này, chúng tôi xin được trích dẫn hai bài thơ tuyệt hay với sự tương hỗ, luân phiên các yếu tố trong cặp trái nghĩa dại- khôn của hai nhà thơ dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Tú Xương. Làm người có dại mới nên khôn Chớ dại ngây si chớ quá khôn! Khôn được ích mình, đừng rẻ dại Dại thì giữ phận chớ tranh khôn Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại Gặp thời, dại cũng hóa thành khôn. (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Thiên hạ đua nhau nói dại khôn Biết ai là dại, biết ai khôn Khôn nghề cờ bạc, là khôn dại Dại chốn văn chương, ấy dại khôn 16 Mấy kẻ nên khôn đều có dại Làm người có dại mới nên khôn Chữ khôn ai cũng khôn là thế Mới biết trần gian kẻ dại khôn. (Tú Xương) Về ngữ pháp, hai từ trái nghĩa phải cùng từ loại và tương đối giống nhau về khả năng kết hợp, khả năng phân bố. Nếu không cùng từ loại, sẽ không có thế tương liên. Khi xem xét vấn đề từ loại trong quan hệ trái nghĩa, chúng tôi nhận thấy, nhiều nhất vẫn là các cặp trái nghĩa thuộc từ loại vị từ, trong đó vị từ trạng thái, tính chất dẫn đầu, tiếp đến là vị từ chỉ hoạt động, quá trình. Thống kê sơ bộ quyển “Từ điển trái nghĩa tiếng Việt” của Dương Kỳ Đức, (1986), chúng tôi ghi nhận được 84,9% các cặp trái nghĩa là vị từ, trong đó 61,7% là vị từ chỉ trạng thái, tính chất, 23,2% là vị từ chỉ hoạt động, quá trình, 15,1% còn lại là danh từ. Bên cạnh đó, đối với các cặp danh từ, phần lớn chúng được sử dụng dựa theo sự tương quan về đặc điểm, tính chất, trạng thái, phương hướng hoạt động của sự vật, quan hệ mà danh từ biểu thị. Ví dụ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân cứu nước. (Hồ Chí Minh) Trong ví dụ trên, cặp đàn ông-đàn bà không phải gợi cho ta sự đối lập giữa hai chủ thể mà là hai thuộc tính, đặc điểm của hai chủ thể đó, là sự đối lập giữa mạnh mẽ-yếu ớt, nhanh nhẹn-chậm chạp,…. 17 Tương tự, với Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, ta có nhà tù nằm trong thế đối lập với trường học, nhưng thực chất, sự đối lập diễn ra giữa hai thuộc tính của chúng là sự tàn ác, hình phạt, trói buộc, kìm hãm, u tối,… với sự thân thiện, tình thương, tự do, tiến bộ, văn minh, khai sáng, …. Chính vì vậy, có thể nói, các cặp từ trái nghĩa biểu thị sự đối lập chủ yếu về trạng thái, tính chất, quá trình, phương hướng hoạt động của sự vật, quan hệ. Về khả năng kết hợp, ta lưu ý đến vấn đề các từ có quan hệ trái nghĩa có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh hay không, có thể kết hợp cùng một yếu tố khác trong bối cảnh đồng nhất hay không. So với khả năng xuất hiện trong ngữ cảnh đồng nhất của các từ có quan hệ đồng nghĩa, khả năng này của các từ có quan hệ trái nghĩa ở mức cao hơn. Với các từ có quan hệ trái nghĩa, chúng thể hiện sự ràng buộc ở một hoặc một vài nghĩa vị, theo mối tương liên nhất định, nên chỉ trong những ngữ cảnh đồng nhất, chúng ta mới bàn đến quan hệ trái nghĩa giữa chúng (trong khi đó, với các từ đồng nghĩa, do mỗi từ ngoài nghĩa gốc còn có các nghĩa chuyển, cộng thêm đặc điểm về phạm vi sử dụng, tính lịch sử của từ, nên chúng không thể cùng xuất hiện trong mọi ngữ cảnh – không thể có các từ đồng nghĩa hoàn toàn). Ví dụ, xét các phát ngôn sau: (i) Em yêu anh, (ii) Em ghét anh. Cặp yêu–ghét là một cặp trái nghĩa trong ngữ cảnh “A có tình cảm với B”: yêu – tình cảm tích cực, ghét – tình cảm tiêu cực. Một ví dụ khác, (i) Hà trẻ hơn Nhung, (ii) Hà già hơn Nhung. Ở đây, cặp trái nghĩa trẻ-già đều có thể kết hợp với hư từ hơn để biểu lộ sự so sánh về độ tuổi. Nói như vậy không có nghĩa là những từ trái nghĩa thì luôn xuất hiện trong những ngữ cảnh đồng nhất và những từ xuất hiện trong những ngữ cảnh đồng nhất không hẳn là các từ trái nghĩa nhau, dù trong những ngữ cảnh khác chúng trái nghĩa nhau. Ví dụ, (i) Anh ấy còn sống; (ii) Anh ấy đã chết. Trong các phát ngôn này, ta thấy có những kết hợp: còn + sống, đã + 18 chết, trong đó sống và chết trái nghĩa nhau. Nếu chuyển đổi yếu tố trong hai kết hợp đó thành còn + chết, đã + sống, thì sẽ dẫn đến trường hợp, hoặc là vô nghĩa, hoặc là mang một ý nghĩa khác, nhưng lúc này sống và chết không ._.còn là cặp trái nghĩa nữa. Ví dụ, (i) Anh mà còn làm thế nữa thì còn chết với tôi, (ii) Anh đã sống một cuộc sống thật bình lặng, gần như vô nghĩa. Không giống như quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa thường phải giống nhau về phong cách, giống hoặc gần giống nhau về khả năng phân bố, thể hiện rõ nhất là trong các cấu trúc đồng nhất. Ví dụ, trong các câu: (i) Anh ấy sống, (ii) Anh ấy chết, (iii) Anh ấy hy sinh, từ sống trái nghĩa với từ chết, chứ không trái nghĩa với từ hy sinh bởi màu sắc, giá trị phong cách và khả năng phân bố của chúng. Hy sinh hàm ý về một thái độ tôn trọng, cảm mến, còn sống thì không. Nói một cách khác, hy sinh là yếu tố bị đánh dấu, còn sống, chết là các yếu tố không bị đánh dấu. Một ví dụ khác, trong các phát ngôn: (i) Đây là chồng của bà X, (ii) Đây là vợ của ông Y, (iii) Đây là phu nhân của ông Y, chồng trái nghĩa với vợ, không trái nghĩa với phu nhân, vì phu nhân là yếu tố bị đánh dấu, có tính chất trang trọng, thường được sử dụng trong những đối thoại ngoại giao, còn chồng và vợ là những yếu tố không bị đánh dấu, mang tính giao tiếp thông thường. Trên đây chúng ta bàn về sự đối lập trong quan hệ trái nghĩa. Đó chính là mấu chốt giúp ta nhận rõ được bản chất của quan hệ này. Từ đây ta có thể đưa ra định nghĩa về quan hệ trái nghĩa như sau: Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa các từ đối lập với nhau về nghĩa. Trong tiếng Việt, quan hệ đối lập này thường phải dựa trên thế tương liên toàn diện về nội dung và hình thức giữa các từ. Ta có mô hình quan hệ trái nghĩa như sau: 19 A > < b (a1, a2,…) (b1, b2,…) Chú thích ký hiệu dùng trong mô hình quan hệ trái nghĩa A, B là cặp từ trái nghĩa; a1, a2,…là các nghĩa vị của A; b1, b2,…là các nghĩa vị của B; a, b lần lượt là biến số của A và B. Hai đường cong mũi tên tạo thành vòng tròn khép kín, thể hiện mối tương liên chặt chẽ giữa hai từ trong cặp trái nghĩa. Khi quan hệ trái nghĩa được hiện thực hóa, tùy vào đối tượng A, B biểu thị mà a có thể là a1 hoặc a2,…, b có thể là b1 hoặc b2,…. Ví dụ: cặp trái nghĩa giàu-nghèo giàu 1. Có nhiều tiền của. 2. Có nhiều hơn mức bình thường. nghèo 1. Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. 2. Có rất ít những gì được coi là tối thiểu, cần thiết. (Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, sđd) 20 Như vậy, khi nói: Con nhà giàu hay Con nhà nghèo, nghĩa vị thứ nhất của hai từ trên được hiện thực hoá. Khi nói Giàu trí tuệ, Nghèo trí tuệ, nghĩa vị thứ hai của chúng lại được hiện thực hóa. Để có thể hình thành quan hệ trái nghĩa giữa các từ, mỗi từ cần phải có ít nhất một nghĩa vị mang ít nhất một nghĩa tố có tiềm năng đối lập. Ví dụ, nghĩa vị “Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể con người, hoặc (nói về trạng thái thời tiết) cao hơn mức được xem là trung bình” của nóng, có tiềm năng đối lập về ngữ nghĩa, thể hiện ở nghĩa tố “nhiệt độ cao”. Chính vì vậy, nóng mới trái nghĩa với lạnh khi trong một nghĩa vị của lạnh có nghĩa tố là “nhiệt độ thấp”. Trong khi đó, nghĩa vị duy nhất của hát là “dùng giọng theo giai điệu, nhịp điệu nhất định để biểu hiện tư tưởng tình cảm”, không có nghĩa tố nào có khả năng đối lập với một nghĩa tố nào đó trong nghĩa vị của từ khác. Vì vậy, ta không thấy cặp trái nghĩa nào bao chứa hát. Tương tự với giáo án, đồ nghề, danh thiếp, thề thốt, xoay xở, múa, dệt, may…. Sự không xuất hiện yếu tố thứ hai để tạo thành cặp trái nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó đôi khi không phải vì yếu tố thứ nhất không có tiềm năng mà là vì sự thiếu hụt yếu tố đó trong ngôn ngữ đó. Ví dụ, trong tiếng Việt các từ bà goá (hay quả phụ), bà cô không có đơn vị từ vựng trái nghĩa. Muốn diễn đạt những khái niệm tương phản, tiếng Việt dùng những ngữ đoạn như người góa vợ, người đàn ông độc thân. Trong khi đó tiếng Anh lại có những cặp trái nghĩa tương ứng là widow-widower, spinster-bachelor (Kiều Thị Thu Hương 2005). Đây là một vấn đề văn hóa. Sự thiếu hụt này ta có thể nhận thấy rõ hơn khi cấu tạo của từ có tính phức tạp hơn, có những sắc thái bổ sung phong phú hơn. Đó là trường hợp của những từ láy, nhất là các từ láy được cấu tạo từ những yếu tố không rõ nghĩa, bị nhòe nghĩa. Chúng hoàn toàn có tiềm năng tạo cặp trái nghĩa với một yếu tố khác, nhưng sự phong phú trong ngữ nghĩa của chúng đôi khi gây 21 trở ngại cho sự vận động này. Ví dụ, vững chãi sẽ là yếu tố đối lập với yếu tố nào sau đây: tập tễnh, tấp tễnh, tập tững, … ? Nếu vững chãi đối lập với tập tễnh thì tấp tễnh, tập tững,… sẽ đối lập với yếu tố nào? Rõ ràng sự phong phú về ngữ nghĩa khiến ta khó xác định được các cặp trái nghĩa, nhất là các cặp trái nghĩa có từ láy. Phải chăng chính vì lý do này mà ta thấy, trong từ điển trái nghĩa, các tác giả không ghi nhận những cặp trái nghĩa được cấu tạo từ đơn vị từ láy? Mở rộng vấn đề trái nghĩa trong mối quan hệ với đồng nghĩa, ta nhận thấy, mỗi từ trong cặp trái nghĩa lại có những từ đồng nghĩa. Các từ đồng nghĩa này, trong mối tương liên nhất định có quan hệ trái nghĩa với nhau, tạo ra một chuỗi các từ trái nghĩa. Sự tồn tại của chuỗi các từ trái nghĩa này khiến cho người tạo lập văn bản có nhiều lựa chọn hơn, dù có thể đã vận dụng các cặp trái nghĩa không điển hình, để đạt được hiệu quả trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Ví dụ: Tiếng … như gió thoảng ngoài Tiếng …sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du) Khi muốn diễn tả tiếng đàn điêu luyện của nàng Kiều, lúc nhanh, lúc chậm, có lẽ tác giả cũng đã có nhiều lựa chọn: nhóm (1) bao gồm nhanh, chóng, mau, lẹ, nhặt, …, nhóm (2) gồm chậm, chầy, lâu, khoan, thưa,…. Từ hai nhóm này, xuất hiện chuỗi các cặp trái nghĩa là nhanh-chậm, lâu-mau, khoan-nhặt, thưa-nhặt,…Tuy nhiên, để phù hợp với những đối tượng so sánh, Nguyễn Du đã chọn hai từ vốn ít khi đi cặp với nhau là khoan-mau, và đã tạo được hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Hai câu này cùng với những câu lục bát khác trong đoạn thơ miêu tả tài đánh đàn của Thúy Kiều trở thành một trong đoạn hay nhất trong Truyện Kiều: 22 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa 1.2. Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa 1.2.1.Trong thế tương liên nói trên, quan hệ đối lập giữa hai từ trong cặp trái nghĩa ngầm có sự liên tưởng – so sánh và hàm ý về sự giống nhau. (1) Sự liên tưởng – so sánh có được nhờ mối tương liên giữa hai từ trái nghĩa. Khi xuất hiện từ này, người ta sẽ nghĩ ngay đến từ kia, so sánh hai đặc điểm, trạng thái, tính chất, quá trình, phương hướng hoạt động của sự vật, quan hệ, nhất là ở những cấu trúc thể hiện quá trình, diễn tiến. Ví dụ, Anh ấy còn sống, Cô ấy đang ngủ, Ông ấy thất bại rồi,…. Ở những phát ngôn này, sự liên tưởng, so sánh sẽ giúp cho người tiếp nhận hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, vấn đề…. Nếu không có ngữ cảnh, hoàn cảnh xác định, sự liên tưởng, so sánh này sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy vào mỗi loại đối lập, tùy vào các chiều liên hệ khác nhau. Ví dụ, với từ già, ta có các chiều liên tưởng khác nhau với các từ trái nghĩa tương ứng với nó như sau: liên tưởng về tuổi tác con người – trẻ, liên tưởng về quá trình sinh trưởng của sinh vật – non,…. Trong số các chiều liên tưởng này, chiều liên tưởng nào đến trước, có tần số xuất hiện cao hơn, sẽ được xem là chiều liên tưởng trung tâm, dẫn đến sự xuất hiện của cặp trái nghĩa trung tâm. Ở ví dụ trên, cặp già-trẻ được xem là cặp trái nghĩa trung tâm. Lưu ý rằng, dù trái nghĩa trung tâm hay không trung tâm thì chúng cũng phải đảm bảo được những đặc điểm điển hình của loại quan hệ trái nghĩa này. (2) Một đặc điểm khá quan trọng của quan hệ trái nghĩa là mỗi từ trong cặp trái nghĩa có khả năng rất cao trong việc thay thế cho nhau và có diễn trị từ vựng đồng dạng, nhất là trong các văn bản có các cấu trúc đồng nhất. 23 Điều này cho thấy sự đối lập về ngữ nghĩa là một loại đối lập, một loại khác nhau rất đặc biệt, nó hàm ý về một sự giống nhau. Trước hết là sự giống nhau về nội dung, ngữ nghĩa. Nói như Đỗ Hữu Châu (1981: 183), ngoại trừ nét nghĩa bị phân hoá một cách cực đoan về hai cực, các nét nghĩa còn lại phải đồng nhất. Nghĩa là chúng phải giống nhau về hầu hết các mặt, để từ đó, khi lĩnh hội mặt khác nhau, ta có thể liên tưởng, phân tích, so sánh ghi nhận giá trị của mỗi từ trong cặp trái nghĩa trong quá trình hành chức của chúng. Sau đó, là khả năng kết hợp, khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh. Chính vì đặc điểm này, khác với đồng nghĩa, sự xuất hiện cùng nhau trong văn bản một cách đều đặn, thường xuyên là một đặc điểm dễ nhận thấy của quan hệ trái nghĩa. Điều này khiến cho các văn bản, nhất là các văn bản nghệ thuật, có sự trau chuốt, gọt giũa cả về nội dung lẫn hình thức, trở nên linh hoạt, sâu sắc. Xem các văn bản sau: Chàng về thiếp nhớ đăm đăm Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay (Ca dao) Nỉ non đêm ngắn tình dài Ngoài hiên thỏ đã non Đoài ngậm gương (Nguyễn Du) Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương? (Tản Đà) 24 Những cặp trái nghĩa nêu trên đã làm cho các văn bản biểu cảm hơn, lay động hơn, khiến người tiếp nhận xúc động, đồng cảm, dễ ghi nhớ. Đặc biệt, trong ngôn ngữ hằng ngày của người Việt có cách nói rất thú vị nhằm nhấn mạnh những điều mình muốn nói thông qua việc sử dụng những cặp trái nghĩa. Ví dụ: Không nói đi nói lại gì sất, bố mày đã quyết định rồi. Đúng cũng được, sai cũng được, mọi chyện lỡ rồi. Những cách nói như vậy thể hiện một sự dứt khoát, rõ ràng, không gì thay đổi được. Đó chính là nhờ sự biểu hiện vừa cụ thể, rõ ràng vừa tổng thể, bao quát của quan hệ trái nghĩa. 1.2.2. Quan hệ trái nghĩa vừa là một phổ quát ngôn ngữ vừa là quan hệ mang tính dân tộc. Trong hoạt động tư duy của con người, thao tác lưỡng phân là thao tác “đơn giản nhất và dễ dàng nhất”. Tuân theo thao tác này mà trong ngôn ngữ loài người có các cặp trái nghĩa. Các dân tộc trên thế giới đều luôn sử dụng đến những cặp trái nghĩa này để lời nói được sâu sắc hơn: Cao chê ngỏng, thấp chê lùn (người Việt), An old friends is better than two new ones (người Anh),….Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh nghiệm sống, nền tảng văn hóa của mỗi dân tộc mà ngôn ngữ của dân tộc đó lại có nét đặc trưng trong việc thể hiện quan hệ trái nghĩa. Ví dụ, chúng ta có sự đối lập giữa các gam màu như màu trắng và màu đen hoặc màu đỏ và màu đen, nên có các cặp trái nghĩa trắng-đen, đỏ-đen. Trong khi đó những người sử dụng ngôn ngữ Dugum Dani không phân chia ra nhiều màu sắc. Chỉ có hai màu là sáng (modla) và tối (mili), dẫn đến cặp trái nghĩa duy nhất về màu sắc là modla-mili (tức sáng-tối). Một thí dụ thú vị khác là trong tiếng Việt có từ ghép gái già chỉ những người phụ nữ đã lớn tuổi mà chưa có chồng, nhưng lại không có từ ghép trai già. Ai cũng biết gái trái nghĩa với trai, vậy xét về khả năng phân bố, nếu gái có thể ghép với già thì trai cũng 25 hoàn toàn có thể ghép với già. Nhưng tiếng Việt không có từ ghép này, lý do thuộc về quan niệm lứa, thì của người Việt Nam. Trên đây chúng ta đề cập đến những cặp trái nghĩa mà các nghĩa của mỗi từ trong cặp có quan hệ đối lập với nhau là nghĩa gốc, có tính chất ổn định, bền vững và sự nhận thức về mối quan hệ đó còn mang tính chung, phổ biến trong cách thức tư duy của con người. Tiếp cận những cặp trái nghĩa mà các nghĩa có quan hệ đối lập là nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển) chúng ta sẽ thấy rõ hơn tính dân tộc của quan hệ này, thông qua các chiều liên tưởng phong phú, đặc trưng của mỗi dân tộc. Ví dụ, tiếng Việt có thành ngữ Tiếng bấc, tiếng chì; Có nếp, có tẻ với các cặp trái nghĩa là bấc-chì, nếp- tẻ, là kết quả của nền nông nghiệp lúa nước với kinh nghiệm sống nhiều năm về trước (nếp-tẻ), với trình độ phát triển của xã hội chưa cao (bấc-chì). Đó là chưa kể đến những cặp trái nghĩa lâm thời được sử dụng trong văn chương, đời sống sinh hoạt hằng ngày, vốn vô cùng phong phú, đa dạng với những hình ảnh, biểu tượng in đậm hồn dân tộc. Chẳng hạn, Rồng đến nhà tôm, Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau, Sông sâu sào vắn khó dò-Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa,…là những cách diễn đạt sử dụng những cặp trái nghĩa lâm thời mang đậm tính Thuỷ của dân tộc Việt (rồng-tôm, ăn cỗ-lội nước, sâu-vắn). 1.2.3. Nếu như quan hệ đồng nghĩa không ảnh hưởng lắm bởi đặc điểm loại hình, cấu trúc ngôn ngữ, thì quan hệ trái nghĩa lại chịu sự chi phối của chúng khá rõ. Ví dụ, lấy hai ngôn ngữ đại diện cho hai loại hình tiêu biểu là tiếng Việt (đơn lập) và tiếng Anh (hoà kết), ta thấy rằng, ở tiếng Việt không có loại từ trái nghĩa được cấu tạo bởi cách thêm các phụ tố như tiền tố un-, il-, ir-, in-, im-,…(happy-unhappy, possible-impossible, logical- illogical,…), hoặc các cặp phụ tố là hậu tố như -er/-ee (employer-employee, trainer-trainee, interviewer-interviewee,…) như trong tiếng Anh. Điều này ở 26 một góc độ nhất định ảnh hưởng đến kết quả phân loại từ trái nghĩa trong hai ngôn ngữ trên. Bên cạnh đó, đặc điểm phân tích tính của tiếng Việt cũng có ảnh hưởng đến sự tương liên về hình thức giữa các từ trái nghĩa. So sánh với tiếng Anh ta sẽ thấy rõ điều này. Nếu trong tiếng Anh, những yếu tố trong cặp trái nghĩa có thể không cân xứng về số lượng âm tiết thì trong tiếng Việt, sự cân xứng về số lượng âm tiết được đảm bảo trong đa số các cặp trái nghĩa. Tiếng Việt Tiếng Anh Vui-buồn Chồng-vợ Trên-dưới Nguyên nhân-kết quả An toàn-nguy hiểm Happy-sad Husband-wife Top-bottom Cause-effect Safe-dangerous Như vậy, quan hệ trái nghĩa chịu sự chi phối nhất định của đặc điểm loại hình cấu trúc ngôn ngữ. 27 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ CÓ QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ 2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn Theo mô hình quan hệ trái nghĩa được trình bày trong chương Một, chúng ta có yếu tố thứ nhất trong cặp trái nghĩa là A, và B là yếu tố thứ hai trong cặp trái nghĩa đó. Khi quan hệ trái nghĩa xuất hiện giữa các từ đơn1, A chỉ bao gồm một âm tiết được ký hiệu là xA, B cũng bao gồm một âm tiết là xB. Chúng được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: xA > < b (a1, a2,…) (b1, b2,…) Ví dụ 1 Trong luận văn này, khi giải quyết vấn đề mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn, chúng tôi tạm thời bỏ qua những bàn luận chưa ngã ngũ đối với giải pháp từ vựng học về những từ đơn đa âm tiết. Chúng tôi chỉ chọn những từ đơn có một âm tiết làm đối tượng nghiên cứu của mình. 28 xA xB xA > < xB mưa đất cha chủ chồng vơi sinh đẹp già xuôi thắng cho bán tiến kéo bắc sau đây trong nắng trời con tớ vợ đầy tử xấu trẻ ngược thua nhận mua lùi đẩy nam trước đó ngoài mưa-nắng đất-trời cha-con chủ-tớ chồng-vợ vơi-đầy sinh-tử đẹp-xấu già-trẻ xuôi-ngược thắng-thua cho-nhận bán-mua tiến-lùi kéo-đẩy bắc-nam sau-trước đây-đó trong-ngoài Bảng 2: Những cặp từ đơn có quan hệ trái nghĩa Quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn thể hiện một cách điển hình nhất, mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản nhất của loại quan hệ này. Đồng thời chúng là cơ sở để tạo nên những cặp từ phức có quan hệ trái nghĩa. 2.1.2 Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức 29 Quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức1 được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: xAyA > < b (a1, a2,…) (b1, b2,…) Ta có hệ thống ký hiệu như sau: x, y là các âm tiết trong từ phức xAyA là hai âm tiết của từ phức thứ nhất (A) xByB là hai âm tiết của từ phức thứ hai (B) Nhìn chung, do các từ phức là sự kết hợp giữa hai âm tiết nên ý nghĩa của chúng có tính chất vừa cụ thể lại vừa tổng hòa, không được thuần nhất trong sự so sánh với từ đơn. Vì vậy, mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức có tính phức tạp hơn và vì thế cũng không mang tính nghiêm nhặt, điển hình bằng mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn. Ví dụ, nếu một từ đơn (với một nét nghĩa được hiện thực hóa) thường chỉ tạo cặp với một từ có mối quan hệ trái nghĩa với nó, thì từ phức (với một nét nghĩa được hiện thực hóa) có thể có hơn một từ để tạo thành cặp trái nghĩa. Ta có, kết thúc có thể trái nghĩa với các từ như bắt đầu, mở đầu; hoặc đồng tình, đồng ý, tán thành có chung một từ trái nghĩa là phản đối; hay biệt ly, chia ly, chia lìa, chia phôi cùng trái nghĩa với sum họp. Bên cạnh đó, đôi lúc ta có thể bắt gặp những cặp trái nghĩa trong đó một yếu tố là từ ghép, một yếu tố là từ láy. Ví dụ: dễ chịu- bức bối, sung sướng-khổ sở, bình tĩnh-bối rối, mạnh bạo-bẽn lẽn, thoả mãn- tấm tức/ấm ức,…Hoặc trong cặp tồn tại một từ là từ láy có một yếu tố rõ nghĩa, còn từ kia là từ láy không có yếu tố nào rõ nghĩa. Ví dụ: vững vàng- tập tễnh, gọn gàng-bùng nhùng, …. 1 Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến những từ phức hai âm tiết nhằm có được một hệ thống cứ liệu giản lược, rõ ràng, thống nhất. Những từ phức trên hai âm tiết có tính phức tạp hơn rất nhiều, xác định quan hệ trái nghĩa giữa chúng là một việc không đơn giản; chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi có điều kiện. 30 Chúng tôi chia các từ phức có quan hệ trái nghĩa ra thành ba loại căn cứ vào khả năng tạo cặp trái nghĩa giữa các yếu tố của hai từ phức trái nghĩa. (1) Loại thứ nhất Từ sự nhận thức quan hệ trái nghĩa của từng cặp yếu tố (mỗi yếu tố trong cặp yếu tố thuộc một từ trong cặp từ phức), người ta nhận ra quan hệ trái nghĩa của cặp từ phức. • xAyA-xByB: xA ><yB đầu tiên-cuối cùng đơn giản-phức tạp đứt quãng-nối tiếp phân tán-tập trung • xAyA-xByB: xA><xB hưng thịnh-suy vong mạnh khoẻ-ốm yếu Một điều cần ghi nhận là sự xác định những cặp yếu tố từ hai từ phức khá phức tạp và mang tính tương đối vì trong mỗi từ phức ở trường hợp này, các yếu tố của chúng thường là những từ đồng nghĩa hoặc gần giống nghĩa nhau. Ví dụ: biến mất-xuất hiện, chia rẽ-đoàn kết,… Trong hai cặp yếu tố được xác định từ cặp từ phức trái nghĩa, thông thường có một cặp đóng vai trò quyết định (đầu tiên-cuối cùng, đơn giản- phức tạp, đứt quãng-nối tiếp, khiêm tốn-kiêu ngạo, hưng thịnh-suy vong (hưng thịnh-suy vong), mạnh khoẻ-ốm yếu,…). Cặp này nhìn chung vẫn còn giữ được những yêu cầu, đặc điểm điển hình của một cặp trái nghĩa. Trong khi đó, cặp yếu tố còn lại nhiều lúc không đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về thế tương liên nội dung và hình thức của một cặp trái nghĩa. Lý do là các yếu tố còn lại bị lệ thuộc vào cách thức tạo lập từ phức với yếu tố đi cùng, đòi hỏi phải đảm bảo về sự hài âm, sự hòa hợp và sắc thái tinh tế trong nội dung ngữ nghĩa, … (đầu tiên-cuối cùng, đơn giản-phức tạp, đứt quãng- nối tiếp, khiêm tốn-kiêu ngạo, …). 31 (2) Loại thứ hai Trong cặp từ phức trái nghĩa xAyA-xByB, người ta nhận thức được quan hệ trái nghĩa dựa vào yếu tố trung tâm trong từ phức. Đó là yếu tố của từ phức này có thể tạo cặp trái nghĩa với một yếu tố của từ phức còn lại. Yếu tố phụ là yếu tố có đặc điểm, hoặc là hệ quả kéo theo (với từ ghép), hoặc là hình thức láy (với từ láy), hoặc đồng nhất ở hai từ phức. Tiêu điểm thông tin nằm ở yếu tố trung tâm. Trường hợp đầu tiên là trường hợp yếu tố phụ là hình thức kéo theo của yếu tố trung tâm. Đây là những yếu tố giúp bổ sung, phát triển hoặc hoàn thiện về nội dung ngữ nghĩa của yếu tố đầu tiên trong từ ghép. Ví dụ béo tròn-gầy gò lùn tịt-cao ngỏng nghèo khổ-giàu có cháy bỏng-giá buốt giám khảo-thí sinh giáo viên-học sinh Trường hợp thứ hai là trường hợp yếu tố phụ là hình thức láy của yếu tố trung tâm. Ví dụ sạch sẽ-bẩn thỉu dễ dàng-khó khăn nhàn nhã, rỗi rãi-bận rộn, bận bịu ồn ào-lặng lẽ buồn bã-vui vẻ chật chội-rộng rãi may mắn-rủi ro mạnh mẽ-yếu ớt quang đãng-rậm rạp 32 vội vàng-chậm chạp đông đúc-vắng vẻ Đây là trường hợp của những từ láy có một yếu tố rõ nghĩa. Trường hợp thứ ba là trường hợp yếu tố phụ đồng nhất ở hai từ phức. Ví dụ • xA ><xB, yA=yB kết hôn-ly hôn khẳng định-phủ định thiện cảm-ác cảm hữu ý-vô tình • xA=xB, yA><yB ngày nay-ngày xưa, đàn ông-đàn bà, tối thiểu-tối đa Cần lưu ý trường hợp cặp từ đẹp trai-đẹp gái. Về hình thức, cặp từ này có một yếu tố giống nhau (đẹp), và một yếu tố có tham gia quan hệ trái nghĩa (trai, gái), giống như những cặp từ phức thuộc trường hợp thứ ba. Tuy nhiên, cặp từ này không trái nghĩa nhau. Lý do thứ nhất, nếu những cặp từ phức thuộc trường hợp thứ ba có tiêu điểm thông tin nằm ở yếu tố tham gia quan hệ trái nghĩa thì cặp đẹp trai-đẹp gái lại có tiêu điểm thông tin nằm ở yếu tố đồng nhất, đó là một phẩm chất, hình thức đem lại sự hứng thú đặc biệt làm người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục. Hai từ đẹp trai, đẹp gái chỉ khác về phạm vi sử dụng, đối tượng được nói đến. Xét hai phát ngôn sau: (i) Anh Hùng rất đẹp trai, (ii) Cô Hà rất đẹp gái. Cả hai phát ngôn đều đề cập đến vẻ đẹp của con người. Các yếu tố trai, gái đóng vai trò làm bổ ngữ, giúp phân biệt về giới. So sánh với con trai-con gái ta sẽ thấy, tiêu điểm thông tin nằm ở yếu tố tham gia quan hệ trái nghĩa, nên con trai-con gái là một cặp trái nghĩa. 33 Lý do thứ hai, và là lý do quan trọng, là đẹp trai-đẹp gái không nằm ở hai đầu mút thuộc hai hướng đối lập nhau của một phạm trù. Nó cùng thuộc về phạm trù nhỏ là phạm trù đẹp trong phạm trù bao trùm là phạm trù vẻ đẹp của con người. Đồng thời chúng không tương liên về nội dung, ngữ nghĩa; chúng ứng với hai giới khác nhau. So sánh với đẹp gái-xấu gái, hoặc đẹp trai-xấu trai, ta thấy đẹp gái- xấu gái, hoặc đẹp trai-xấu trai thuộc về hai đầu mút đối lập trong một phạm trù, có tương liên về ngữ nghĩa, khả năng phân bố. Đồng thời, tiêu điểm thông tin nằm ở yếu tố trung tâm. Do vậy, chúng là những cặp trái nghĩa. Với các trường hợp đẹp gái-xấu trai, hoặc đẹp trai-xấu gái, ta thấy sự không tương liên về ngữ nghĩa, khả năng phân bố của các cặp từ này đã loại bỏ quan hệ trái nghĩa giữa chúng. Cũng cần lưu ý, các tổ hợp thuộc trường hợp thứ ba này có tính ổn định cao, tồn tại với tư cách là một từ phức. Nói như vậy để tránh nhầm lẫn với trường hợp những tổ hợp không có tính ổn định, không mang tư cách của một từ phức, vì thế việc xác định quan hệ trái nghĩa cũng khác biệt. Ví dụ, với cặp tổ hợp nắng to-nắng yếu, người ta chỉ xác định cặp trái nghĩa ở đây là to-yếu1. (3) Loại thứ ba Sự nhận thức về quan hệ trái nghĩa trong cặp từ phức xAyA-xByB chỉ có thể có được từ sự nhận thức về ý nghĩa khái quát của cả hai tổ hợp. Có thể chia ra hai trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất là trường hợp của từ ghép. Ví dụ lý luận-thực tiễn mâu thuẫn-thống nhất cẩn thận-cẩu thả tự giác-bắt buộc 1 Cặp to-yếu chỉ có quan hệ trái nghĩa trong trường hợp này. 34 bình dân-bác học bí mật-công khai bộ phận-toàn thể cụ thể-trừu tượng địa ngục-thiên đường ánh sáng-bóng tối Trường hợp thứ hai là trường hợp của từ láy. Đây là trường hợp của những từ láy được cấu tạo từ những yếu tố không rõ nghĩa. Chúng được nhận thức hoàn toàn thông qua ý nghĩa biểu trưng của tổng thể các yếu tố. Ví dụ thong thả-tất tả / vội vã đàng hoàng-lấm lét Sự phân chia thành ba loại như trên chỉ mang tính tương đối, bởi tính trừu tượng, khái quát quá rõ ràng của loại từ phức sẽ ảnh hưởng nhất định khi tiến hành mổ xẻ những yếu tố bên trong. Tuy vậy, việc khảo sát một cách cụ thể, sâu sát về quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức giúp chúng tôi nhận thức rõ ràng hơn về những thuộc tính của quan hệ trái nghĩa, cũng như của từ phức. 2.2. Mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ Thông thường, khi đề cập đến quan hệ trái nghĩa, người ta chỉ quan niệm đây là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của chúng tôi, bên trong của những từ hai âm tiết hoàn toàn có thể có khả năng thiết lập quan hệ trái nghĩa. Do đặc điểm của tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết, mỗi âm tiết thường tự thân mang nghĩa, nên mối quan hệ giữa hình vị (đơn vị cấu tạo từ) và từ còn nhiều vấn đề tranh cãi khá phức tạp. Chúng tôi không đi nghiên cứu sâu vấn đề này. Ở đây, nhằm tạo sự thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi xin bỏ qua việc đề cập đến các yếu tố cấu thành nên từ phức với tư cách là 35 một hình vị, mà chỉ đơn giản xem đó như những thành tố của từ phức, qua đó, đánh giá vai trò của chúng trong việc góp phần tạo nên giá trị hình thức, nội dung ngữ nghĩa cho đơn vị này. Mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ được thể hiện qua mối quan hệ trái nghĩa trong từ ghép. Trong tiếng Việt, hầu hết những từ đơn, trái nghĩa theo từng cặp (trái nghĩa cố định), đều có thể kết hợp thành từ ghép. Tuy nhiên, để có thể hoạt động được, những từ ghép này phải có những điều kiện nhất định. Xem bảng (3) để thấy rõ khả năng kết hợp của các âm tiết có quan hệ trái nghĩa. TT Tiếng 1 Tiếng 2 Kết hợp 1 Khả năng hoạt động Kết hợp 2 Khả năng hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 sau mưa sinh đây xuôi đất trắng bán bắc vơi nội nóng ân thành bạn thêm đứng trước nắng tử đó ngược trời đen mua nam đầy ngoại lạnh oán bại thù bớt ngồi sau trước mưa nắng sinh tử đây đó xuôi ngược đất trời trắng đen bán mua bắc nam vơi đầy nội ngoại nóng lạnh ân oán thành bại bạn thù thêm bớt đứng ngồi + + + + + + + + + + + + + + + + + trước sau nắng mưa tử sinh đó đây ngược xuôi trời đất đen trắng mua bán nam bắc đầy vơi ngoại nội lạnh nóng oán ân bại thành thù bạn bớt thêm ngồi đứng + + + + + + + + + + - - - - - - - 36 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 nam nặng ăn bằng bấc bẩn ruột nhớ già đơn đùa cởi có nữ nhẹ thua lệch chì sạch vỏ quên non kép thật mặc không nam nữ nặng nhẹ ăn thua bằng lệch bấc chì bẩn sạch ruột vỏ nhớ quên già non đơn kép đùa thật cởi mặc có không + + + - - - - - - - - - - nữ nam nhẹ nặng thua ăn lệch bằng chì bấc sạch bẩn vỏ ruột quên nhớ non già kép đơn thật đùa mặc cởi không có - - - - - - - - - - - - - Bảng 3: Khả năng kết hợp của các âm tiết có quan hệ trái nghĩa Bảng (3) cho thấy rõ ba nhóm kết hợp. Nhóm thứ nhất (1-10) là nhóm những từ ghép được cấu tạo từ những từ đơn trái nghĩa nhau và chúng có thể đảo trật tự cho nhau. Nhóm thứ hai (11-20) gồm những từ ghép được cấu tạo từ những từ đơn trái nghĩa nhau và chúng ta không thể tự do đảo trật tự giữa chúng. Nhóm thứ ba (21-30) là nhóm những tổ hợp gồm hai từ đơn trái nghĩa nhau, không có khả năng hoạt động như từ ghép. Đối với nhóm thứ ba Từ ghép là những từ ngữ mang ý nghĩa khái quát, trừu tượng, là ý nghĩa có được từ sự kết hợp ý nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo từ ghép. Ví dụ, mưa nắng chỉ thiên nhiên nói chung, sau trước mang ý nghĩa là sự chu đáo, chung thủy, .... Chính vì vậy, nếu các từ đơn tiết khi kết hợp với nhau không thể tạo nên được ý nghĩa khái quát đó thì chúng không thể trở thành những tổ hợp mang tên gọi là từ ghép. Đó là trường hợp của những tổ hợp từ 37 thuộc nhóm thứ ba: có không, bấc chì, bẩn sạch, ruột vỏ, nhớ quên, già non, đơn kép, đùa thật, cởi mặc,…. Đối với nhóm thứ hai Trong khi đó, ở nhóm thứ hai, các từ đơn tiết khi kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định sẽ tạo nên các từ ghép. Nếu thay đổi vị trí giữa chúng, các tổ hợp đó không còn mang giá trị của từ ghép nữa. Có hai điều kiện cơ bản đòi hỏi những tổ hợp này phải tuân theo là (1) không gây hiểu lầm về nghĩa, (2) tuân theo tâm lý, thói quen xử lý của dân tộc. Cụ thể về vấn đề này như sau: (1) Không gây hiểu lầm về nghĩa Vì hai từ trái nghĩa nhau là những từ có những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp như nhau (hoặc gần giống nhau) nên trong tổ hợp, chúng có vai trò bình đẳng. Tuy nhiên, ở nhóm thứ hai, vấn đề xảy ra là, nếu thay đổi trật tự sắp xếp giữa chúng, có thể vai trò bình đẳng này không được đảm bảo do sự trùng hợp giữa chúng với một tổ hợp khác mà trong đó các yếu tố không còn có vai trò bình đẳng, ý nghĩa của tổ hợp vì thế cũng sẽ bị hiểu khác đi. Nói một cách khác, sự thay đổi vị trí của các yếu tố trong tổ hợp đôi khi sẽ dẫn đến những thay đổi về nghĩa. Đó là trường hợp của các tổ hợp bạn thù-thù bạn, thêm bớt-bớt thêm,…. (2) Tuân theo tâm lý, thói quen xử lý của dân tộc Trong khi cấu tạo các từ ghép, người Việt thường có thói quen đưa những yếu tố mang ý nghĩa tích cực lên vị trí đầu tiên. Đó là những nóng lạnh, ân oán, thành bại, bạn thù, thêm bớt, đứng ngồi, nam nữ, nặng nhẹ, ăn thua,….Chính vì vậy, đảo trật tự của chúng là đi ngược với quan niệm của ông cha, của nhân dân, đi ngược với chính tiềm thức trong mỗi con người bản ngữ. Với những điều kiện bắt buộc như trên, những từ ghép trong tổ hợp thuộc nhóm thứ hai không thể tuỳ tiện thay đổi trật tự, vị trí của các yếu tố cấu thành. Đối với nhóm thứ nhất 38 Khi những điều kiện được đưa ra ở nhóm thứ hai (không gây hiểu lầm về nghĩa và vấn đề tâm lý, thói quen dân tộc) không còn là nhân tố quan yếu, thì ta có được những từ ghép như những từ ghép thuộc nhóm thứ nhất: sau trước-trước sau, mưa nắng-nắng mưa, sinh tử-tử sinh, đây đó-đó đây, xuôi ngược-ngược xuôi, đất trời-trời đất, trắng đen-đen trắng, bán mua-mua bán, bắc nam-nam bắc, vơi đầy-đầy vơi. Tuy nhiên, ở những trường hợp này, ý nghĩa không hoàn toàn như nhau ở các tổ hợp trật tự thuận và trật tự đảo. Ý nghĩa của tổ hợp sẽ được nhấn mạnh bởi ý nghĩa của yếu tố đứng ở vị trí đầu tiên. Ví dụ, tử sinh nhấn mạnh đến cái chết nhiều hơn sinh tử, ngược xuôi nhấn mạnh hơn đến ngược, nghĩa là cái khắc nghiệt, so với xuôi ngược,… Nói tóm lại, mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ ghép diễn ra khá phức tạp, đòi hỏi phải có nhữn._.Tú Cát-con bọ hung lại không thể bỏ qua. Đó là sự khôn ngoan của cậu học trò khi ngầm so sánh quan và loài bọ hung dơ bẩn, thấp hèn. So sánh trong điều kiện như vậy là so sánh thuận, tiến tới sự đồng nhất; nó khiến vị quan kia giận tím ruột nhưng không có cách nào trị cái tội “ngầm ý” này được, nếu quan không muốn mình càng bị bẽ mặt và soi mói nhiều hơn. Sự tổng hòa, thống nhất trong câu đối được chứng minh một cách mạnh mẽ ở những câu đối sau: (1) Trẻ vui nhà, già vui chùa, xem tượng mới tô, chuông mới đúc Giàu ở làng, sang ở nước, này người là ngãi, của là duyên 1 Theo sự khảo sát của chúng tôi, những câu đối có vận dụng quan hệ trái nghĩa không nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% đến 30% số lượng các câu đối mà các tác giả khai thác ([29], [40], [20]) 67 (2) Con gái bên đông, lấy chồng bên tây, cứ ở lòng ngay, chớ hề nam bắc Con trai phương cấn lấy vợ phương tốn, những khi thiếu thốn, đỗ lỗi càn khôn (3) Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét Ngoài làng trong họ, quý hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín câu lành Hồ Xuân Hương là một nữ thi sỹ tài hoa. Nhưng nếu tài thơ của bà đã làm người đọc trăn trở, đồng cảm, thán phục bao nhiêu thì những câu đối của bà cũng khiến họ không thể nào quên được bấy nhiêu. Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho Thiếu nữ rước xuân vào Ở đây, ta có được những cặp đối rất hay bởi cách dùng từ rất tài tình, điêu luyện của thiếu nữ họ Hồ này: tối ba mươi-sáng mồng một, khép-lỏng, ních chặt (lại)-mở toang (ra), Ma vương-Thiếu nữ, quỷ-xuân, tới-vào. Hệ thống cặp đối trong câu đối này, cũng như hầu hết các hệ thống cặp đối trong thể loại câu đối, không đảm bảo tính nghiêm chỉnh, tương liên lý thuyết của loại quan hệ trái nghĩa, nhưng chúng ta không thể chê trách vào đâu được, bởi cái thần toát ra từ sau câu chữ. Sự đối lập giữa tính kín đáo, khép nép, giữ gìn, sợ hãi và tính cởi mở, thông thoáng, lỏng lẻo, phóng túng trong dáng vẻ của nhân vật chỉ để toát lên tư thế và tâm thế rất Hồ Xuân Hương, chính là tư thế, tâm thế của một nữ nhân không bao giờ luồn cúi trước tạo hóa, đạo mạo với cả càn khôn nhưng cũng rất duyên dáng với đất trời. Một câu đối như thế dán trong nhà ba ngày Tết thực sự đã đem lại một không khí đón xuân rất rộn ràng, hứa hẹn những điềm may mắn cho một con người phóng khoáng như Hồ Xuân Hương. 68 4.2.3. Câu đố (1) Lưng trước bụng sau Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên (2) Đầu xa con mắt hai gang Lưng nàng đi trước bụng nàng theo sau (3) Chị đỏ liếm đít chị đen Chị đen không nói, ăn quen liếm hoài (4) Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng (5) Trên lông, dưới lông, tối nằm chồng với nhau (6) Thêm thì nhẹ, bớt thì nặng (7) Xanh đầu xanh đít, xít ngược xít xuôi Những câu đố thú vị như thế này từ lâu đã đánh đố không biết bao người bởi sự gây nhiễu của những cặp từ trái nghĩa. Nếu như những câu đối sử dụng những từ đồng âm có thể tạo ra hiệu ứng nhiễu bởi sự mập mờ, vô can như: Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm bò. hay Đầu gối đầu gối Tay cầm tay cầm thì ở những câu đối sử dụng các cặp trái nghĩa, hiệu ứng này được tạo ra bởi sự xoay vòng, khóa chặt. Cái cụ thể mà các cặp trái nghĩa có thể tạo ra chỉ là cái cụ thể theo hướng đánh đố, lại bị xoay trong một vòng tròn khép kín của một phạm trù bị đánh tráo. Trong khi đó, tư duy của con người có xu hướng bị khóa chặt trong những lối mòn, những điều quen thuộc, những gì hiển hiện trước mắt. Chính vì vậy, vận dụng quan hệ trái nghĩa là một cách thức hiệu quả để tạo ra câu đối hóc búa. 4.2.4 Thi ca Tiềm năng khơi gợi liên tưởng và hiệu quả tổng thể không thể phủ nhận của hệ thống những cặp từ có quan hệ trái nghĩa khiến cho chúng có 69 khả năng rất cao trong việc thâm nhập vào thánh địa của thi ca. Trong phần nhiên cứu này, chúng tôi sẽ khảo sát vấn đề ở một số mảng thi ca để có cái nhìn rõ hơn. 3.2.4.1. Ca dao, dân ca Tư duy lưỡng phân còn đậm nét và thể hiện một cách giản dị mộc mạc trong tâm thức người Việt thông qua mảng thi ca dân gian này. Chính vì vậy, việc tìm ra những câu ca dao, dân ca có chứa những cặp từ có quan hệ trái nghĩa là điều khá dễ dàng. Tưởng giếng sâu anh nối sợi gầu dài Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây Chàng đi cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam Chuột chù chê khỉ rằng hôi Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm Tiến hành so sánh với câu đối, ta thấy hệ thống từ ngữ trái nghĩa của ca dao, dân ca có những điểm khác biệt. Hệ thống những cặp từ ngữ có quan hệ trái nghĩa được thể hiện trong câu đối thường rất đa dạng, phong phú; những yếu tố trong cặp tưởng như không có mối dây quan hệ nào, thậm chí mối quan hệ ấy rất lạ và khiên cưỡng. Điều này có thể có được là do cấu trúc đối xứng, sóng đôi của thể loại, tạo những điều kiện ràng buộc, tồn tại giữa chúng; bên cạnh đó, sự thể hiện trên chữ viết khiến cho chúng có thể được cảm nhận, thẩm thấu trong một điều kiện thời gian nhất định. Trong khi đó, ca dao, dân ca với khung cấu trúc chủ yếu là thể thơ song thất lục bát, được lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, khiến cho tính tinh giản, các mô típ được phát huy tối đa. Quan hệ trái nghĩa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quan hệ này trong các văn bản ca dao, dân ca vì thế được thể hiện thông qua một hệ thống những cặp trái nghĩa “điển mẫu”, truyền thống, quen 70 thuộc, được lặp lại với tần suất cao. Chúng tương đối đảm bảo được thế tương liên của loại quan hệ này như lý thuyết đã được trình bày ở phần Dẫn luận. Ví dụ Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra Cá trong lờ đỏ hoe con mắt Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô 4.2.4.2. Thơ ca hiện đại Sự xuất hiện của thơ mới với những đổi mới, cách tân, đem lại nguồn cảm hứng mới mẻ, tươi mát khiến cho thơ Đường luật không còn chỗ đứng. Những gì là gò bó, co cụm được thay bằng tự do và phóng khoáng qua cái nhìn của con mắt trẻ trung, sự cảm nhận của trái tim hừng lửa. Sự vận dụng quan hệ trái nghĩa để thể hiện nội dung tư tưởng cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Có thể đó là những cặp từ trái nghĩa mà một yếu tố của nó đã được thay đổi cho phù hợp theo quan niệm mới, cách cảm nhận mới. Ví dụ Buổi chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (Thâm Tâm) Tình cũng lơ mà bạn cũng lơ Bao nhiêu khăng khít bấy ơ hờ (Quách Tấn) 71 Nhưng đêm biếc rồi tàn, giăng xuân biến Và vừng hồng sẽ tắm nắng chân mây xa (Huy Thông) Có thể đó là những cặp từ xuất hiện trong những kết hợp mới, độc đáo. Ví dụ: Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh (Đoàn Phú Tứ) Ta mơ trong đời hay trong mộng Vùng cúc bên ngoài động gió sương (Lưu Trọng Lư) Hoặc tuy các kết hợp đó không mới nhưng chứa đựng hơi thở nồng nàn của thời đại, tạo độ sâu trong cách thụ cảm nghệ thuật. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Đề ta chiếm lấy riêng phần bí mật? (Thế Lữ) Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận) Sự vận dụng quan hệ trái nghĩa trong thơ mới thật phong phú và độc đáo, đem lại dáng vẻ mới, đầy quyến rũ cho thi ca giai đoạn này. Sự vận 72 dụng này, nếu ở thi ca dân gian, được tác động bởi lối tư duy lưỡng phân đơn giản, ở thi ca trung đại, được quy định bởi niêm luật đối sóng, thì ở thơ mới, được phát huy để bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, nỗi trăn trở, sự day dứt trước thời cuộc nhiều biến động. Ta có thể thấy rõ điều này trong thơ Xuân Diệu. Kể chi chuyện trước với ngày sau; Quên ngó môi son với áo màu; Thây kệ thiên đường và địa ngục! Không hề mặc cả, họ yêu nhau (Huyền diệu) Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua; Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian, (Vội vàng) Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối (Tương tư, chiều…) Người giai nhân: bến đợi dưới cây già; Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. (Lời kỹ nữ) Mau với chứ, vội vàng lên với chứ! Em, em ơi, tình non đã già rồi. (Giục giã) Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Giục giã) 73 Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió, Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng. (Buồn trăng) Có thể nói, sự xuất hiện với mật độ cao của các cặp từ ngữ có quan hệ trái nghĩa trong thơ Xuân Diệu bắt nguồn từ hồn thơ của ông - một hồn thơ chia hai nửa, một nửa của sự tươi non, biếc rờn, cứ khao khát, vồ vập được hoà nhập với cuộc sống quyến rũ đang từng giờ từng phút chảy trôi và một nửa của sự cô đơn, úa sầu bởi cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người. Cũng một hồn yêu đến cuộn trào như thế, Xuân Quỳnh của nền thi ca sau 1954 đem lại cho chúng ta những câu thơ đầy những day dứt, trăn trở, nhưng nữ tính hơn, đằm thắm hơn. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nỗi mình Sóng tìm ra tận bể … Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế … Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức … (Sóng) 74 Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống trở về bình yên Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ, không niềm đau kinh ngạc … Gió thổi, nơi này không lạnh tới nơi kia Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo … Em không còn thấy nhớ những sân ga Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến … (Nếu ngày mai em không làm thơ nữa) Sự trăn trở, giằng xé trong cảm xúc đã được thể hiện thật tuyệt vời, một phần nhờ những câu thơ chứa đựng những cặp từ ngữ trái nghĩa. Chính những cặp từ này đã thể hiện được sự vận động, đấu tranh không ngừng của hai mặt trong một thể thống nhất, giúp ta nhìn thấu được những góc cạnh trong tâm hồn thi sỹ. Đó là tâm hồn của một con người luôn mong muốn yêu và được yêu hết mình. Những lúc khổ đau, những khi hạnh phúc, Xuân Quỳnh luôn giữ cho trái tim được hòa cùng nhịp đập với nửa thương yêu kia của mình. Với Sóng, ta bắt gặp trên con đường tìm kiếm, thử thách tình yêu với những trở ngại dồn dập trong thế đối lập khắc nghiệt về không gian (phương Bắc – phương Nam, xuôi – ngược, dưới lòng sâu – trên mặt nước), về thời gian (ngày xưa – ngày sau), một Xuân Quỳnh thật mãnh liệt, nồng nàn (Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức). Với Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, ta lại bặt gặp một Xuân Quỳnh đằm thắm, sâu sắc với những giả định trái ngược thực tại đầy tính nhân văn mà qua đó, ta cảm nhận được một nhịp đời sôi động, một lòng người ngập tràn nỗi thương yêu. Phải là một người tinh tế, nhạy cảm, có góc nhìn rộng và đa dạng thì Xuân Quỳnh mới có thể làm nên những vần thơ tuyệt mỹ như vậy. 75 4.2.5. Văn xuôi (thể loại truyện) Ở thể loại truyện, nghệ thuật vận dụng quan hệ trái nghĩa không dừng lại ở mức độ là biện pháp tu từ, mà nó được nâng lên thành một nghệ thuật cấu trúc, dựa trên nền tảng là một hệ thống từ ngữ thể hiện hai nội dung đối lập nhau. Chúng ta không dễ dàng nhận thấy những cặp từ ngữ trái nghĩa trong sự gần gũi về không gian, sự rõ ràng trong tri nhận. Nhưng chúng có tồn tại, và đã tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc cho những văn bản truyện. Nghệ thuật vận dụng quan hệ trái nghĩa ở thể loại truyện thể hiện rõ nhất là ở thể loại truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…). Cũng giống như những tác phẩm dân gian khác, trong đó có ca dao, dân ca như đã đề cập ở trên (phần 4.2.3.1.), các văn bản truyện dân gian in đậm lối tư duy lưỡng phân và thể hiện nó một cách giản dị và mộc mạc. Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả dân gian luôn khai triển vạn vật theo hai tuyến: người và thần, người và thú, thiện và ác, đẹp và xấu,… Sự rạch ròi đến mức tối đa khiến cho những văn bản truyện thời kỳ này trở nên cực kỳ đơn giản, với những nhân vật có tính cách cực kỳ đơn giản; hay nói theo lối nhận định của giới Lý luận phê bình, nhân vật trong tác phẩm dân gian là nhân vật không có tính cách. Truyện thần thoại Thần trụ trời kể về một nhân vật là người khổng lồ có công tạo dựng nên trời đất. Ta bắt gặp hệ thống những từ ngữ trái nghĩa như sau trong truyện như sau: Yếu tố 1 Yếu tố 2 Cặp trái nghĩa trời muôn vật này lồi đất loài người nọ lõm trời-đất muôn vật-loài người này-nọ lồi-lõm Bảng 11: Những cặp từ trái nghĩa trong thần thoại Thần trụ trời 76 Truyện cổ tích Tấm Cám chia làm hai tuyến nhân vật rất rõ ràng theo quan điểm của nhân dân: Thiện và Ác. Để làm rõ cho hai tuyến nhân vật này, tập thể sáng tạo đã sử dụng hàng loạt những từ trái nghĩa nhau, hình thành hai chuỗi đồng, gần nghĩa có quan hệ trái nghĩa nhau. Tình hình tương tự với các tác phẩm như Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, …. Xem bảng (12) để thấy rõ điều này. Tuyến nhân vật Tính cách, đặc điểm tuyến nhân vật (thể hiện qua các cặp trái nghĩa) Tên truyện Thiện Ác Thiện Ác Tấm Cám Tấm Cám, mẹ Cám - miệt mài - quần áo rách mướp - nhởn nhơ - quần lành áo tốt Sọ Dừa Sọ Dừa, cô em út, mẹ Sọ Dừa Lão nhà giàu, hai cô chị - hiền lành - chua ngoa Thạch Sanh Thạch Sanh, công chúa Lý Thông, mẹ Lý Thông - hiền lành - dã tâm, thâm độc Cây tre trăm đốt Anh Khoai Lão nhà giàu - thật thà, chịu khó - tham lam, xảo trá Bảng 12: Các cặp trái nghĩa trong một số truyện cổ tích chọn lọc Những cặp từ trái nghĩa này vừa có giá trị miêu tả, vừa đóng vai trò định hướng cho tất cả hành động của nhân vật. Nhân vật lý tưởng, chính diện, tương ứng với xã hội và quan niệm đạo đức thời đại, được khoác lên mình tất cả những gì ưu điểm trong tính cách, đáng yêu trong lối sống, tuy có nhiều khó khăn trên đường đời nhưng cuối cùng, luôn gặt hái được một 77 kết quả tốt đẹp. Ngược lại, những nhân vật phản diện phải chịu sự trừng phạt bởi bản chất xấu xa, những âm mưu thâm độc, đen tối. Bất kỳ ai, người già cũng như người trẻ, người có học hay thất học, khi đọc truyện dân gian đều dễ dàng phân biệt được hai tuyến nhân vật đơn giản này và hình thành nên những tình cảm yêu ghét một cách rạch ròi, không khoan nhượng. Điều này hoàn toàn khác với truyện hiện đại. Sự đổi mới, cách tân, bỏ qua những lối mòn không cho phép ta dự đoán những khuôn mẫu về mối quan hệ hai chiều đơn giản của quan hệ trái nghĩa trong các khuôn truyện hiện đại. Những tính cách phức tạp dưới ngòi bút linh hoạt không chia tuyến gợi cho chúng ta sự cảm nhận về một thế giới đa chiều, không ranh giới. Việc vận dụng nghệ thuật này thể hiện một cách hiệu quả ở những đối thoại nội tâm, trong một con người luôn giằng xé, vật lộn với những mâu thuẫn không có khả năng giải quyết được. Ví dụ: Sợi tóc (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), … Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong tính cách của hai nhân vật chính trong Sợi tóc (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao) sẽ được thể hiện rõ nét qua bảng (13) sau đây. Hai mặt đối lập trong tính cách, đặc điểm nhân vật TT Tên truyện Nhân vật chính + - 1 Sợi tóc Thành 2 Chí Phèo Chí Phèo Lương thiện Bất lương Bảng 13: Sự đối lập trong tính cách nhân vật chính của Sợi tóc và Chí Phèo Nếu như ở Sợi tóc, tác giả đi sâu vào phân tích nội tâm của nhân vật thông qua những lời kể lại của Thành với một người bạn, thì ở Chí Phèo, tác 78 giả còn để cho chính mình và người đời (ngôn ngữ đa thanh) tham gia vào thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật. Chính vì vậy, nếu như ở Sợi tóc, diễn tiến câu chuyện được chú trọng, nội tâm bộc lộ rõ nét ở phần cuối, thì ở Chí Phèo, người đọc đi cùng câu chuyện cuộc đời của nhân vật, phân tích và đau xót cho cuộc đời ấy, nghĩa là thấy được hai mặt đối lập thông qua những hành động, suy nghĩ của nhân vật Chí Phèo. Hai mặt đối lập trong suy nghĩ, tính cách, đặc điểm nhân vật (thể hiện qua các cặp trái nghĩa) Tên truyện Nhân vật chính + - Sợi tóc Thành Lương thiện Phải Ăn cắp Trái Tỉnh Tỉnh táo Say Say khướt Hiền lành, hiền như đất Uống máu người không tanh Cái sợ cố hữu Cái sợ xa xôi Liều lĩnh Hung hăng Khỏe mạnh Già Chí Phèo Chí Phèo Tìm bạn Gây thù Bảng 14: Các cặp trái nghĩa thể hiện hai mặt đối lập trong suy nghĩ, tính cách, đặc điểm nhân vật trong Sợi tóc và Chí Phèo Nếu như ở Sợi tóc, Thành đã bước đi trên lằn ranh mỏng manh giữa các thiện và cái bất lương (do bản năng của con người thôi thúc) thì Chí Phèo đã bước qua lằn ranh ấy (vì cuộc đời xô đẩy). Thành chưa phải trả giá cho đời mình nhưng với Chí, cái ước muốn làm hòa với mọi người, được trở 79 về với cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện, không bao giờ có thể trở thành hiện thực được nữa. Điều đáng thương cho Chí Phèo là khi, ở bên trong (tâm hồn, cá nhân), anh đã biết bước qua bờ lương thiện, tìm lại được cái thiên lương của mình thì ở bên ngoài (ngoại hình, xã hội), con đường tìm lại khuôn mặt, vị trí của một người lương thiện đã bị rào lại. Chính vì vậy, sự đấu tranh của Chí là cả một quá trình của máu và nước mắt. Con người trong văn học hiện đại đã được đẩy đến tận cùng của sự mâu thuẫn. Các tác giả đã rất tài tình trong việc miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật trong quá trình giải quyết mâu thuẫn ấy. Nếu như trong văn học dân gian, đấu tranh mâu thuẫn là đấu tranh giữa hai nhân vật, tuyến nhân vật thì trong văn học hiện đại, đó còn là sự đấu tranh trong một nhân vật. Nếu như trong văn học dân gian, đấu tranh mâu thuẫn là sự đấu tranh rạch ròi, theo một hướng của các mâu thuẫn thì trong văn học hiện đại, đó còn là sự đấu tranh đan xen, theo nhiều góc độ. Tóm lại, việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong lời nói vô cùng biến hoá, linh hoạt so với những yêu cầu lý thuyết cứng nhắc, đơn điệu. Chính vì vậy, nếu về lý thuyết quan hệ trái nghĩa không phải là quan hệ xảy ra đồng loạt nhưng về thực tiễn, một từ có thể có hơn một từ có quan hệ trái nghĩa với nó. Và từ đây, có thể hình thành hai chuỗi từ có quan hệ đồng nghĩa với nhau mà mỗi yếu tố của chuỗi này có thể thiết lập quan hệ trái nghĩa với hơn một từ trong chuỗi kia. Mô hình quan hệ trái nghĩa về lý thuyết: Mô hình quan hệ trái nghĩa trong thực tiễn: 80 Ví dụ Cặp từ trái nghĩa chuẩn mực về lý thuyết: Khả năng trong thực tiễn: Đem so sánh quan hệ trái nghĩa và quan hệ đồng nghĩa, chúng ta thấy một sự tương quan chặt chẽ giữa hai loại quan hệ này. CAN ĐẢM HÈN NHÁT CAN ĐẢM HÈN NHÁT BẠO GAN NHÁT GAN GAN GÓC CAN TRƯỜNG NHÁT CÁY NHÁT 81 Trong quan hệ đồng nghĩa, hai yếu tố có quan hệ đồng nghĩa sẽ hướng đến một điểm chung nhất định. Ví dụ Nhóm từ đồng nghĩa ăn, xơi, hốc, tọng, chén, đánh,… hướng tới điểm chung là đưa một cái gì đó vào miệng, nuốt xuống dạ dày. Nhóm từ đồng nghĩa bé, nhỏ, bé bỏng, nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhặt, nhỏ bé, bé nhỏ,… hướng tới một điểm chung là kích thước nhỏ. Trong khi đó, quan hệ trái nghĩa cũng có thể được thể hiện theo dạng trên, nhưng không có tâm điểm, mà thay vào đó là một đường thẳng phân chia hình tròn thành hai phần, trong đó mỗi phần bao gồm những yếu tố có quan hệ đồng hoặc gần nghĩa và những yếu tố của phần này có mối quan hệ trái nghĩa với phần kia. Đó là sự khác nhau của hai loại quan hệ này, một bên là sự đồng nhất, hướng tâm (đồng nghĩa) và một bên là sự khác biệt, đối lập (trái nghĩa). 82 Bên cạnh đó đồng nghĩa là hiện tượng đồng loạt, khác với trái nghĩa, không phải là hiện tượng xảy ra đồng loạt mà là giữa hai từ (cặp trái nghĩa). Khi phân cặp đồng nghĩa, không có những cặp đồng nghĩa cố định hay đồng nghĩa tạm thời. Tuỳ vào mức độ hướng tâm mà người ta có những cặp / nhóm từ đồng nghĩa hay gần nghĩa. Sự linh hoạt trong việc vận dụng quan hệ trái nghĩa cho phép thể hiện một lối tư duy vừa rõ ràng, cụ thể, vừa khái quát, có chiều sâu. Nó đem đến một cái nhìn đạt đến độ vừa chi tiết, góc cạnh vừa toàn diện, đa chiều. Không những thế nó còn là một nghệ thuật, nghệ thuật tu từ xây dựng nên những hình ảnh, biểu tượng đẹp. Những văn bản chúng tôi ghi nhận được đã thuyết minh rõ cho điều này. Không phủ nhận giá trị tích cực của những quan hệ ngữ nghĩa khác trong quá trình hình thành nên những biểu thức ngôn ngữ, những văn bản nghệ thuật như quan hệ đồng / gần nghĩa, thuộc / bao nghĩa, nhưng quan hệ trái nghĩa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện những góc cạnh đa dạng của cuộc sống. Đó là một lối thể hiện sâu sắc, chín muồi của tư duy và nghệ thuật. 83 KẾT LUẬN 1. Quan hệ trái nghĩa có một giá trị lý thuyết và thực tiễn không thể phủ nhận. Vấn đề ở chỗ, chúng ta, những người học tập, nghiên cứu và vận dụng loại quan hệ ngữ nghĩa này, chưa nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu nó một cách sâu sát, hiệu quả. Chính vì vậy, thực hiện luận văn này, chúng tôi mong muốn tiến thêm một bước trong việc xây dựng quan niệm đúng đắn về quan hệ trái nghĩa và cung cấp thêm cứ liệu về loại quan hệ này, nhằm phục vụ cho việc biên soạn những nội dung hữu quan trong các giáo trình và sách giáo khoa. 2. Luận văn của chúng tôi được triển khai thành bốn chương. Ở mỗi chương, chúng tôi đều cố gắng đem đến những lý giải cụ thể và hệ thống. Những ví dụ, bảng biểu, biểu đồ đã giúp chúng tôi thể hiện những kiến giải một cách rõ ràng hơn. Trên cơ sở những định nghĩa được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học có uy tín, chúng tôi nhận thấy sự nhất trí cao trong việc chỉ ra bản chất đối lập trong quan hệ trái nghĩa, nhưng chưa khu biệt quan hệ này một cách rõ nét so với các loại quan hệ tương tự, như ngược nghĩa, nghịch nghĩa,…. Để có thể làm được điều này, theo chúng tôi, phải dựa trên thế tương liên giữa hai yếu tố trong cặp trái nghĩa. Ngoài thế tương liên về ngữ nghĩa, một cách lý tưởng, quan hệ trái nghĩa phải đạt được sự tương liên cả về ngữ âm, ngữ pháp. Chính vì vậy, chúng tôi đã đưa ra một định nghĩa mới, hoàn thiện nội dung này. Quan hệ trái nghĩa được xác định bởi ba đặc trưng, bao gồm (1) ngầm có sự liên tưởng – so sánh và hàm ý về sự giống nhau, (2) vừa mang tính phổ quát vừa mang tính dân tộc, (3) chịu sự chi phối khá rõ của đặc điểm loại hình, cấu trúc ngôn ngữ. Với ba đặc trưng kể trên, các yếu tố trong quan hệ trái nghĩa có khả năng sánh đôi một cách đều đặn, thường xuyên trong 84 văn bản, đồng thời việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình tạo lời trở nên độc đáo, mang những nét riêng của từng dân tộc. Trên nền tảng lý luận như vậy, chúng tôi bàn về đặc điểm cấu tạo của các phương tiện ngôn ngữ có quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt với sự cụ thể hóa và lý giải vấn đề theo một hệ thống những cứ liệu liên quan. Dựa vào hệ thống này, chúng tôi chia nhóm và trình bày được những đặc trưng nổi trội của từng nhóm. Các nhóm được phân chia bao gồm nhóm mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ (bao gồm từ đơn và từ phức) và nhóm mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn nổi bật với đặc trưng là tính điển hình. Chúng dễ dàng thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe về thế tương liên mà quan hệ trái nghĩa đòi hỏi. Trong khi đó, mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức lại mang tính phức tạp hơn do cấu tạo phức tạp và khả năng biểu ý, gợi tả phong phú của mỗi yếu tố. Chính vì vậy, đòi hỏi bảo toàn một cách khắt khe thế tương liên của loại quan hệ này là điều khó khăn. Khi xét trong nội bộ từ, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ trái nghĩa được thể hiện ở từ ghép. Đối với từ ghép, dựa vào ý nghĩa của các yếu tố, chúng tôi chia thành các nhóm nhỏ để xác định đặc điểm về sự đối lập, vị trí và khả năng hoạt động của chúng. Chúng tôi đã ghi nhận được những giá trị văn hóa dân tộc thông qua những biểu thức ngôn ngữ này. Sau khi tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các phương tiện ngôn ngữ có quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt, chúng tôi đi vào phân tích ba loại quan hệ trái nghĩa của tiếng Việt trong tương quan so sánh lẫn nhau để làm bật lên những nét đặc trưng của chúng. Trái nghĩa thang độ là loại trái nghĩa được hình thành trên cơ sở phân chia các yếu tố có quan hệ đối lập trên một thang độ nhất định. Trái nghĩa lưỡng phân được hình thành bởi sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Nếu có A thì không có B và ngược lại. Cả hai yếu tố A và B bổ sung cho nhau tạo thành một tổng thể. 85 Trái nghĩa nghịch đảo được hình thành từ sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, trong một mối quan hệ nhất định. Chính mối quan hệ này tạo nên giá trị riêng cho loại quan hệ trái nghĩa nghịch đảo. Hoàn tất sự khảo sát về đặc điểm cấu tạo của quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự vận dụng của loại quan hệ này trong qua trình tạo lời tiếng Việt ở chương Bốn. Đây là một bước cố gắng để đạt tới một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị thực tiễn của quan hệ trái nghĩa. Có thể nói việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình tạo lời tiếng Việt là một quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, đa dạng, từ thô mộc đến tinh tế, tài hoa. Đó cũng là một quá trình hình thành nên giá trị nghệ thuật, tạo vị trí xứng đáng cho loại quan hệ trái nghĩa. Để làm rõ nhận định này, chúng tôi khảo sát những đơn vị tạo lời có giá trị biểu cảm cao (thành ngữ), các tác phẩm nghệ thuật (câu đối, câu đố, thi ca, văn xuôi). Nhìn chung, đó là những sản phẩm của lời nói đặc sắc, được ghi nhận nhờ cách vận dụng khéo léo những cặp từ trái nghĩa, những cặp từ giúp chúng ta có được một sự cảm nhận sự vật, hiện tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa khái quát, có chiều sâu. Tóm lại, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa trong luận văn đã đem lại một cái nhìn hệ thống và bản chất hơn về mối quan hệ này. Điều đó sẽ giúp ích phần nào cho công tác giảng dạy cũng như những nghiên cứu sâu hơn về quan hệ trái nghĩa và những vấn đề liên quan. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 1. Võ Bình 1971. Một vài nhận xét về từ ghép song song tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1971. 2. Đỗ Hữu Châu 1973. Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng. Ngôn ngữ số 2/1973. 3. Đỗ Hữu Châu 1973. Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. Ngôn ngữ số 4/1973. 4. Đỗ Hữu Châu 1981. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục. 5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến 2003. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà nội: Giáo dục. 6. Vũ Dung (chủ biên) 1998. Ca dao trữ tình Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục. 7. Nguyễn Đức Dương 1971. Vài nét về những tổ hợp gồm hai yếu tố trái nghĩa trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1971. 8. Dương Kỳ Đức 1986. Từ điển trái nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã hội. 9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), 1998. Dẫn luận ngôn ngữ học. Hả Nội: Giáo dục. 10. Nguyễn Thiện Giáp 1998. Từ vựng học tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục. 11. Nguyễn Thị Hai 1988. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các tiếng trong láy đôi (so sánh với ghép song song. Ngôn ngữ số 2/1988. 12. Nguyễn Thị Hai 2004. Bài giảng Chuyên đề ngữ nghĩa học. Tp. HCM: Đại học Sư phạm. 13. Ngô Trọng Hiến 1990. Tiếng hát đồng quê-Ca dao Việt Nam chọn lọc. Tp. Hồ Chí Minh. 14. Lê Trung Hoa, Hồ Lê 1990. Thú chơi chữ. Tp. HCM: Trẻ. 87 15. Nguyễn Thượng Hùng 2005. Thuộc nghĩa, trái nghĩa và đồng nghĩa. Ngôn ngữ số 8/2005. 16. Kiều Thị Thu Hương 2005. Một vài cụm từ định danh trong tiếngViệt nhìn từ góc độ văn hóa. Ngôn ngữ số 12/2005. 17. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) 2002. Phong cách học tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục. 18. Nguyễn Lân 2000. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Hà Nội: Khoa học xã hội 19. Đái Xuân Ninh 1978. Hoạt động của từ tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã hội. 20. Đái Xuân Ninh 1986. Từ trái nghĩa và quan hệ nghịch đối-yếu tố có thể so sánh được giữa các ngôn ngữ. Ngôn ngữ số1/1986. 21. Nguyễn Văn Ngọc 2001. Thú chơi câu đối. Hà Nội: Văn hóa - Thông tin. 22. Triều Nguyên 2000. Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt. Thuận Hóa. 23. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy 1977. Văn học dân gian, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (T1). Hà Nội: Văn học. 24. Hoài Thanh, Hoài Chân 2000. Thi nhân Việt Nam. Hà Nội: Văn học. 25. Chu Bích Thu 1975. Một vài suy nghĩ về nghĩa những từ thuộc nhóm từ kiểu “tròn-méo”. Ngôn ngữ số 2/1975. 26. Chu Bích Thu 1991. Cơ sở trái nghĩa của một số nhóm tính từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1991. 27. Đoàn Thiện Thuật 1999. Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Đại học quốc gia. 28. Nguyễn Văn Tu 1960. Khái luận ngôn ngữ học. Hà Nội: Giáo dục. 29. Cù Đình Tú 2001. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục. 30. Hoàng Tuệ 2001. Tuyển tập ngôn ngữ học. Hà Nội: Giáo dục. 88 31. Trần Thị Ngọc Tuyết 1994. Phép đối và điệp trong câu tiếng Việt, Luận án Tiến sỹ Ngôn ngữ học. Tp. HCM: Viện Khoa học xã hội . 32. Bùi Khắc Việt 1985. Thành ngữ đối trong tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (T2). Hà Nội: Giáo dục. 33. Lê Hoài Việt 2001. Câu đối - Một loại hình văn học trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam. Hà Nội: Phụ nữ. 2. Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 1. Hurford J. R., Heasley B. 1997. Semantics – a Coursebook. Tp. HCM: Trẻ. 2. Lyons J., (Vương Hữu Lễ dịch) 1996. Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết. Hà Nội: Giáo dục. 3. Lobner S. 2002. Understanding Semantics. London: Arnold. 4. Mettinger A. 1994. Aspects of Semantic Opposition in English. New York: Oxford University Press Inc. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7163.pdf
Tài liệu liên quan