Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế & kỹ thuật tỉnh Lào Cai

Tài liệu Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế & kỹ thuật tỉnh Lào Cai: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang có những bước phát triển một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực hoạt động trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tuy rằng công nghệ thông tin mới chỉ đang đi từng bước phát triển, tuy nhiên những bước phát triển đó đã đem lại cho Việt Nam trở thành nước có tiềm năng về công nghệ thông tin. Trong đó, phát triển hệ thống thông tin đang là thế mạnh của đất nước. Với việc áp dụng trong các ngành kinh tế, hệ thống thông tin giúp cho công v... Ebook Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế & kỹ thuật tỉnh Lào Cai

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích - Thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế & kỹ thuật tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc quản lý được dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm được thời gian công sức. Với công nghệ thông tin, thông tin được thu thập, xử lý, phổ biến, một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả. Đã đi qua thời tính toán, lưu trữ dữ liệu bằng các phương pháp thủ công truyền thống mang nặng tính chất lạc hậu, lỗi thời. Công nghệ thông tin đã đi vào các ngành với một phương thức hoạt động hoang toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không mất đi sự chính xác. Đặc biệt, nó đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng tin học vào trong hệ thống quản lý. Qua thời gian thực tập tại công ty phần mềm quản trị doanh nghiệp Cybersoft, và qua thực tế tìm hiểu về trường trung học kinh tế - kỹ thuật Lào Cai em nhận thấy công tác quản lý điểm tại trường trung học kinh tế - kỹ thuật Lào Cai là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống đào tạo của trường, nhưng thực tế hiện tại trường không sử dụng một phần mềm hỗ trợ chuyên nghiệp nào mà chỉ sử dụng những phần mềm nhỏ lẻ tách biệt rất thủ công. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Phân tích - thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai.”. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CƠ QUAN NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Tổng quan về Công ty cổ phần phần mềm Sybersoft – cơ quan nơi thực tập 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần phần mềm quản trị doanh nghiệp (tên giao dịch là Cybersoft) được thành lập 11/2004. Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103018013 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 04 tháng 11 năm 2004 và cục thuế quận Cầu Giấy-Hà Nội cấp mã số đăng ký thuế 0102310265 ngày 04 tháng 11 năm 2007. Công ty Cybersoft có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ về quản lý và nghiệp vụ, đã từng tham gia nhiều dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin của nhiều cơ quan doanh nghiệp trên cả nước từ năm 2004. Với kinh nghiệm, sức trẻ, năng động và sáng tạo kết hợp phong cách làm việc chuyên nghiệp, công ty sẽ làm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Tuy thời gian thành lập chưa lâu, song do được xây dựng trên nền tảng là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, bất động sản với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về chuyên môn, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và những kinh nghiệm thực tế để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao cho thị trường. Cho đến nay Cybersoft đã và đang từng bước liên doanh và liên kết với nhiều các đối tác trong và ngoài nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để cung cấp cho thị trường những sản phẩm phần mềm và dịch vụ tốt nhất, với chi phí thấp nhất và hệ thống hỗ trợ hoàn hảo nhất. Trụ sở công ty: Tầng 12A-Toà nhà Sông Đà-18/165 Cầu Giấy-Hà Nội Nơi làm việc:Tầng 12A-Toà nhà Sông Đà-18/165 Cầu Giấy-Hà Nội Điện Thoại : 04.7673226 / 04.7673228 Trang web của công ty : www.cybersoft.com.vn 1.2. Ngành nghề kinh doanh của Cybersoft 1.2.1. Một số sản phẩm chính của công ty Công ty chuyên tư vấn và cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm kế toán và giải pháp ERP cho các doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên gồm 40 lập trình viên, tư vấn viên chuyên nghiệp với sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ kinh tế, kinh nghiệm triển khai và khả năng của công nghệ thông tin. Gần 1000 khách hàng trên cả nước với các loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động khác nhau đang sử dụng sản phảm của công ty. Các sản phẩm chính: * Cyber Accounting. *Cyber-ERP: • Cyber Sales Management. • Cyber Purchasing Management. • Cyber Inventory Management. • Cyber Financial Management. • Cyber HRM- Human Resource Management. 1.2.2. Sản phẩm của công ty Các ứng dụng hiện nay không còn mang tính cục bộ nữa mà cần được chia sẻ, tương tác với trọng tâm là người dùng. Công ty Cybersoft thiết kế phần mềm kế toán nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm giá thành. Những sản phẩm phần mềm mà Cybersoft thiết kế được ứng dụng trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vận tải, khoáng sản, chứng khoán, truyền thông. Phù hợp và cần thiết cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Phần mềm kế toán Cyber Accounting Được đánh giá là sản phẩm có đầy đủ nhất các nghiệp vụ kế toán với các phân hệ sau (Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, hệ thống báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo cổ phần hoá). Với các đầy đủ đầu vào chứng từ nghiệp vụ khác nhau như: (phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, báo nợ ngân hàng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng, hoá đơn dịch vụ, chứng từ bù trừ công nợ, phiếu nhập, phiếu xuất kho, phiếu điều chuyển kho, phiếu nhập xuất thẳng, phiếu xuất hàng bán trả lại nhà cung cấp, phiếu nhập hàng bán bị trả lại.) Phần mềm Cyber Corporate Cyber Corporate Accounting thực hiện lấy số liệu từ các Cyber Accounting của các đơn vị thành viên lên. Cyber Corporate sẽ cho phép in số liệu từ sổ chi tiết đến báo cáo tổng hợp báo cáo thuế của từng đơn vị thành viên hoặc toàn bộ tổng công ty, tập đoàn (Báo cáo hợp nhất, báo cáo tổng gộp.). Ngoài ra Cyber Corporate còn cho tự đồng khủ trùng doanh thu, khử trùng nguồn vốn hình thành, công nợ khi lên bảng cân đối kế toán, báo cáo KQSXKD. Trong Cyber Corporate có các phân hệ kế toán sau. Phân hệ hệ thống Phân hệ kế toán tổng hợp Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả Phân hệ kế toán vốn bằng tiền Phân hệ kế toán hàng tồn kho Phân hệ kế toán tài sản cố định Phân hệ kế toán chi phí giá thành Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo thuế Phần mềm Cyber Business Net Cyber Business Net là một hệ thống phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tự động hoá hầu hết các quy trình hoạt động chính trong doanh nghiệp: từ mua, bán, quản lý vật tư hàng hoá đến phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính kế toán. Phần mềm Cyber CRM.Net Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng Cyber CRM được phát triển trên nền công nghệ .Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER 2000 của Microsoft với các tính năng ưu việt trong quản lý quan hệ khách hàng. Cyber CRM không chỉ cung cấp các giải pháp kịp thời hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh mà còn là công cụ đắc lực hàng ngày của nhân viên Marketing, nhân viên bán hàng, bảo hành, tư vấn. Cyber CRM trả lời và thực hiện các câu hỏi của cấp quản lý và nhân viên bán hàng, Marketing thường gặp phải như sau. Làm thế nào để lưu trữ thông tin khách hàng ? Làm thế nào để phân loại khách hàng và phân tích khách hàng? Làm thế nào để theo dõi nhu cầu của khách hàng ? Làm thế nào để phân chia khách hàng theo dõi cho các nhân viên/bộ phận ? Làm thể nào để theo dõi tình trạng giao dịch khách hàng ? Làm thế nào để nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng ? Và rất nhiều câu hỏi khác nữa của cấp quản lý cũng như nhân viên tác nghiệp? Phần mềm HRM.Net Với mục đích cung cấp một giải pháp tốt nhất phục vụ hiệu quả trong quá trình quản lý nguồn nhân lực và tính lương cho nhân viên phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Phần mềm Cyber HRM được viết trên nền công nghệ mới nhất tiên tiến nhất hiện tại nên có nhiều ưu điểm nổi bật sau. Về công nghệ. Công nghệ .NET Framework. MS VB.Net Giao diện và Fonts theo chuẩn Unicode Cơ sở dữ liệu MSSQL Server 2000 Ngôn ngữ: Tiếng Anh - Tiếng Việt Kiến trúc lập trình - Client/Server; 3 lớp. Chế độ làm việc đa nhiệm - Multi Stasking Mạng : LAN, WAN, InterNet (Webrowse) Về tính năng nghiệp vụ nổi bật. Phù hợp cho tất cả các loại hình, qui mô diện rộng. Của từng doanh nghiệp. Thiết kế động và linh hoạt, có thể thay đổi một cách nhanh chóng theo các yêu cầu đặc thù của các doanh nghiệp Thiết kế theo hệ thống mở cho phép người dùng lựa chọn, khai báo tham số cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng đơn vị, đặc biệt người sử dụng có thể thêm bớt và sửa chữa mẫu biểu báo cáo cho phù hợp đặc thù. Quản lý chi tiết từ hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, chấm công, tính lương, khen thưởng - kỷ luật và quá trình công tác của tất cả các cán bộ nhân viên của đơn vị. Các chức năng chính: Quản lý thông tin nhân sự và quan hệ nhân sự Phần mềm cho phép ghi nhận và lưu trữ đầy đủ nhất thông tin cá nhân của nhân viên như: Lý lịch, chuyên môn, quan hệ gia đình. Cập nhật và theo dõi toàn bộ thông tin chi tiết về quá trình làm việc của nhân viên như: Khen thưởng - kỷ luật, vị trí, huấn luyện – đào tạo, đánh giá thi đua, công tác, lương, BHXH. Theo dõi thông tin nhân sự và những biến động nhân sự trong doanh nghiêp. Theo dõi quá trình làm việc, thuyên chuyển vị trí công tác, thăng tiến của nhân viên Theo dõi toàn bộ quá trình đóng BHYT, BHXH của nhân viên Cập nhật thông tin về các chế độ chính sách như: nghỉ ốm, nghỉ dưỡng sức, thai sản, hưu trí. Thực hiện cập nhật vào báo cáo theo các biểu mẫu BHXH – BHYT do nhà nước quy định       Chấm công và đánh giá thi đua Hỗ trợ đọc dữ liệu đầu ra của các loại máy chấm công Chuyển dữ liệu chấm công, đánh giá thi đua vào bảng  lương Theo dõi thời gian làm việc của nhân viên: chấm công theo thời gian Quản lý phép thâm niên, đăng ký làm việc theo ca, đăng ký nghỉ phép… Thiết lập cơ chế đánh giá thi đua theo đặc thù của doanh nghiệp Quản lý các quyết định khen thưởng – kỷ luật 1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Cybersoft 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Cybersoft 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ - Phòng giải pháp các doanh nghiệp (Cyber Solution For Business Department – CSB). Tư vấn triển khai các hệ thống thông tin quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp, cài đặt, đào tạo hướng dẫn sử dụng hệ thống, thiết kế và phát triển sản phẩm theo yêu cầu đặc thù của khách hàng. - Phòng nghiệp vụ (Cyber Expert bureau Department – CEB). Khảo sát các quy trình nghiệp của khách hàng, tư vấn nghiệp vụ, tư vấn quy trình quản lý cho khách hàng, tư vấn và triển khai các giải pháp ERP - Phòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng(Cyber Customers Support and consultancy Department – CSC). Tư vấn cho khách hàng qua điện thoại, E-mail, web và tại trụ sở khách hàng khi có nhu cầu tư vấn. Vì sự thành công của khách hàng chúng tôi không dừng lại ở khâu bán hàng mà mong muốn Cyber Accounting đem lại ý nghĩa đích thực cho khách hàng. - Phòng nghiêm cứu phát triển sản phẩm(Cyber Reseach and production development Department –CRD ) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dựa trên nền công nghệ tiên tiến nhất với các chức năng phân hệ luôn mở rộng cũng như nâng cao tính nghiệp và khả năng phân tích quản trị của chương trình. Phân tích đánh giá sản phẩm, dịch vụ hiện tại của Công ty nhằm điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Phòng kinh doanh và phát triển thị trường (Cyber sales development Department - CSD) - Thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quản; khảo sát đánh giá tiềm năng và tìm hiểu nhu cầu phát sinh của khách hàng; mở rộng thị trường sử dụng dịch vụ của Công ty; Tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, chăm sóc khách hàng định kỳ nâng cao uy tín chất lượng của công ty. Tuyên truyền quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty; phân tích và thực hiện kế hoạch chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. - Phòng quản trị hành chính(Cyber Administrative Department - CAD) - Tổ chức thực hiện công tác văn phòng, các thủ tục hành chính, lưu trữ hồ sơ; Sắp xếp, tổ chức các hoạt động trong công ty;Giám sát việc thực hiện quy chế nhân viên và thực hiện công tác BHXH, BHYT Hiện nay CYBERSOFT có hơn 40 nhân viên có trình độ đại học, trên đại học các chuyên ngành toán, tin, kế toán, kinh tế và ngoại ngữ. II. Tổng quan về trường trung học kinh tế - kỹ thuật tỉnh Lào Cai 2.1. Lịch sử hình thành Trước đòi hỏi bức xúc về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp kinh tế - xã hội địa phương, ngày 2 tháng 5 năm 2001, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai được thành lập. Vượt qua những ngày đầu với những khó khăn về cơ sở vật chất, con người, Trường đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo các ngành học ngắn hạn theo nhu cầu của tỉnh : đào tạo cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính cho các xã, tiếng Pháp, tiếng Anh, tin học văn phòng cho cán bộ, công chức, của tỉnh; Liên kết với các Trường đại học TW đào tạo cán bộ bậc đại học, Cao đẳng, Trung cấp ( tại chức ) các ngành: luật, tài chính kế toán, nông lâm nghiệp, du lịch, địa chính, công nghệ thông tin, thống kê - kế hoạch. Cho đến nay, đã có hàng nghìn cán bộ công chức, cán bộ cơ sở của tỉnh Lào Cai được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý từ ngôi trường này. Uy tín và vị thế của Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật. Lào Cai ngày càng được khẳng định bằng số lượng và chất lương học viên tham gia các khóa đào tạo. Cũng vì lẽ đó mà nhà trường đã được Ban quản lý dự án Trung ương - Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc lựa chọn là đơn vị đào tạo cho các hợp phần nâng cao năng lực cán bộ cơ sở của Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc (Dự án cấp quốc gia ) với nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng thế giới ( WB ). Các nội dung đào tạo thiết thực như: ''Sử dụng và quản lý tài chính ngân sách phát triển xã '', ''Vận hành, bảo trì và quản lý công trình xây dựng ở cơ sở '' ; '' Xây dựng, giám sát và đánh giá các mô hình ứng dụng nông nghiệp '', được triển khai ở tất cả các huyện thị trong tỉnh và huyện Than Uyên ( Lai Châu ) đã được Ban Quản lý TW và tỉnh đánh giá cao, góp phần vào thành công của công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc Lào cai . Năm 2005 này, nhà trường tổ chức tuyển sinh hệ trung học chuyên nghiệp chính quy bao gồm các chuyên ngành Tài chính kế toán, Luật, Tin học,CNTT, Nông Lâm nghiệp. Như vậy, sau 4 năm đi vào hoạt động, năm nay sẽ là năm đầu tiên đánh dấu Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật bước vào quỹ đạo hoạt động của môi Trường trung học chuyên nghiệp chính quy. Học sinh Lào cai sẽ có thêm một địa chỉ tin cậy nữa để lựa chọn nghề nghiệp tương lai tại chính ngôi Trường này. Không chỉ gánh vác nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, từ 3 năm qua, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai còn được UBNĐ tỉnh tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện đề án ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, làm đầu mối kỹ thuật triển khai đề án trong toàn tỉnh. Trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc nhà trường với một đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, tâm huyết góp phần không nhỏ vào thành công của việc triển khai có hiệu quả việc đưa các ứng dụng CNTT vào toàn diện các hoạt động trong đời sống kinh tế -xã hội Lào Cai. Website Laocai.gov.vn - Trang thông tin điện tử chính thức của tỉnh được Trung tâm xây dựng và vận hành từ cuối năm 2002 đã thực sự là một kênh thông tin quan trọng mang hình ảnh của Lào Cai đổi mới trên mạng Internet (năm 2003 trang web này được Sai gon.net đánh giá đứng thứ nhì trong số các Website địa phương). Cơ sở dữ liệu hữu ích về vùng Tây Nam (Trung Quốc), các dữ liệu tổng quan về tỉnh Lào Cai, việc đăng tải các đề án trọng tâm của tỉnh lên mạng Internet, đã được thường xuyên cập nhật, đem đến chỗ bạn bè và các nhà đầu tư trong và ngoài nước cái nhìn thân thiện, hấp dẫn về mảnh đất biên cương đang trên đà phát triển. Hiện nay, Trung tâm đang triển khai tích cực dự án cổng giao tiếp điện tử thông qua giao diện của Web Lào Cai, góp phần hình thành giai đoạn đầu của Chính phủ điện tử, giúp Tỉnh, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố có thêm công cụ điện tử để giao tiếp với nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh. Những việc đã làm được của Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai trong hơn 4 năm qua được coi là những bước chuẩn bị để cuối giai đoạn 2006- 2010 phấn đấu được công nhận là Trường Cao đẳng và khoảng l0 năm nữa (cuối giai đoạn 2010-2015) 1à nòng cốt để xây dựng Đại học Cộng đồng Lào Cai (theo mô hình của các nước phát triển ). Đầu năm 2005 UBND tỉnh đã chính thức cho Trường bắt tay xây dựng Đề án xây dựng trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kinh tế -Kỹ thuật tỉnh. Cơ sở vật chất mới đã được khởi công xây dựng tại trung tâm của thành phố Lào Cai với diện tích đất được cấp bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế (13 ha). Chỉ hai năm nữa giữa trung tâm thành phố một Trường chuyên nghiệp hiện đại sẽ được hoàn thành tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo ngay từ khi vừa thành lập Ban Giám hiệu nhà trường đã tuyển dụng nhiều sinh viên khá giỏi có nguyện vọng đến Trường công tác và tiếp tục cho đi đào tạo sau đại học tại các trung tâm đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài để có đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến khi xây dựng xong khu Trường mới, Trường sẽ có trên 20 thạc sỹ và tiến sỹ làm nòng cốt cho lực lượng cán bộ giảng dạy của Trường trong tương lai. Phấn đấu vì một Lào Cai giàu mạnh, Trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai đang hướng tới mục tiêu trở thành Trường Cao đẳng và là nòng cốt của Đại học Lào Cai trong tương lai không xa. Chắc chắn tại “nơi con sông Hồng chảy vào đất việt”, “ một thương hiệu” về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả vùng Tây Bắc đang được hình thành. 2.2. Thực trạng tại trường trung học kinh tế - kỹ thuật lào cai 2.2.1. Tổ chức * Cơ cấu tổ chức của trường gồm nhiều phòng ban: - Ban Giám hiệu: 1. Hiệu trưởng: Thạc sỹ Vật Lý Nguyễn Văn Thắng 2. Phó Hiệu trưởng: Cử nhân Toán Nguyễn Đình Phiên 3 Phó Hiệu trưởng: Cử nhân Phùng Đức Hậu - Các Phòng, Khoa, Bộ môn của Trường: + Phòng Tổ chức Hành chính: 1. Trưởng phòng: Cử nhân Sư phạm Giáo dục thể chất Phạm Ngọc Hoàng 2. Phó Trưởng phòng: Cử nhân Xây dựng Đảng Nguyễn Văn Bằng + Phòng Đào tạo: 1. Trưởng phòng: Cử nhân Toán Nguyễn Mạnh Tuấn 2. Phó Trưởng phòng: Cử nhân Toán Bùi Văn Hải + Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên: 1. Trưởng phòng: Bác sỹ Y khoa Lê Hướng Việt + Khoa Cơ bản: 1. Trưởng khoa: Thạc sỹ Toán Nguyễn Kim Nhung 2. Phó Trưởng khoa: Cử nhân Văn Lê Thị Thanh Hà + khoa Tin học: 1. Trưởng khoa: Cử nhân CNTT Lê Thị Thu Thuỷ + Khoa Kinh tế: 1. Trưởng khoa: Cử nhân Kinh tế Trịnh Bá Trường + khoa Nông Lâm: 1. Trưởng Bộ môn: Thạc sỹ Sinh Thái Thanh Hải + Khoa Pháp lý: 1. Trưởng Bộ môn: Cử nhân Luật Nguyễn Thạc Hiền + Khoa Ngoại Ngữ: 1. Trưởng khoa: Cử nhân Phạm Mai Lan. - Các Tổ chức Đoàn thể của Trường: + Đảng bộ Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lào Cai: 1. Bí thư Đảng bộ: Nguyễn Văn Thắng 2. Phó Bí thư Đảng bộ: Phạm Ngọc Hoàng + Công đoàn: 1. Chủ tịch Công đoàn Trường: Phạm Ngọc Hoàng 2. Phó Chủ tịch Công đoàn: Thái Thanh Hải + Đoàn Thanh niên CS HCM Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai: 1. Bí thư Đoàn Trường: Nguyễn Thị Bích Hạnh 2. Phó Bí thư Đoàn Trường: Phạm Thị Mai Lan + Hội Chữ thập đỏ: 1. Chủ tịch Hội: Lê Hướng Việt 2. Phó Chủ tịch Hội: Nguyễn Văn Bằng Sơ đồ tổ chức UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HIỆU TRƯỞNG Phó hiệu trưởng 1 Phó hiệu trưởng 2 Phòng tài vụ Phòng CTCT & QLHS Phòng hành chính tổng hợp Phòng Đào tạo Đoàn thanh niên Khoa tin Khoa kế toán Khoa luật Khoa nông nghiệp Khoa kinh tế Khoa cơ bản 2.2.2.. Nhân lực - Số lượng giáo viên là 120 người. - Số lượng sinh viên ở tất cả các cấp là trên 1500 người. - Trình độ tin học là không đồng đều và đa phần là biết sử dụng bộ Office của Microsoft. 2.2.3. Đào tạo - Nhà trường thực hiện đào tạo một số lĩnh vực sau: Trung học chuyên nghiệp, liên kết đào tạo tại chức với một số trường: ĐH công nghiệp, ĐH nông lâm, ĐH quốc gia HN. - Hàng năm thực hiện tuyển sinh khoảng 500 học sinh: Dưới hình thức sét tuyển thông qua quá trình học phổ thông. 2.2.4. Cơ sở vật chất: - Nhà trường có mạng Lan và số lượng máy cơ động khoảng 200 máy nhưng chưa sử dụng có hiệu quả do trình độ tin học của giáo viên còn thấp. - Các phòng/ban còn nằm rải rác và không cố định 2.2.5. Thực trạng quản lý: Hiện tại người quản lý điểm chỉ quản lý dựa trên các báo cáo của từng giáo viên, mà đôi khi không biết được các báo cáo đó có chính xác hay không, nếu muốn biết chính xác thì lại phải mất nhiều thời gian để xác minh lại. - Số lượng hồ sơ giấy tờ lưu trữ lớn . - Quá trình tra cứu và tìm kiếm thông tin mất nhiều thời gian . - Mất nhiều thời gian cho việc nhập dữ liệu. - Mất nhiều thời gian cho công việc tính toán lập báo cáo: Bảng điểm học kỳ, năm học, sinh viên thi lại. - Mỗi giáo viên phải tự tổng hợp trên excel riêng lẻ rất phức tạp vì thế việc báo cáo điểm diễn ra chậm chạp, tìm kiếm và in các báo cáo tổng hợp là rất khó khăn. III- Định hướng lựa chọn đề tài 3.1. Cơ sở lựa chọn đề tài Vấn đề quản lý điểm là một khâu quan trọng trong bất kỳ một cơ sở đào tạo nào. Nó là một vấn đề khó, với khối lượng công việc rất lớn, do đó quá trình quản lý thủ công gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt là vào cuối mỗi học kỳ, khi mà số lượng công việc: Chấm thi, tính điểm, thông báo và thống kê điểm gặp rất nhiều khó khăn. Qua quá trình tìm hiểu, thì quy trình tính và chấm điểm của trường trung học là rất phức tạp gần giống với quy trình tính điểm của trường phổ thông, nhiều môn học có tới 8-9 con điểm, trong các con điểm đó thì phân ra nhiều loại điểm khác nhau. Không những thế lại có sự phân biệt giữa các môn học: Môn thi(hệ số 2) và môn kiểm tra(hệ số 1). Mỗi giáo viên viên lại có phôi và bảng điểm khác nhau, vì vậy khi giáo viên chủ nhiệm tổng hợp điểm gặp rất nhiều khó khăn và cần một lượng thời gian tương đối dài. Vì lý do này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích - thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai.”. 3.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm dự kiến xây dựng Phần mềm được thực hiện dạng xây dựng dạng Client – Server và được xây dựng trên cấu trúc 2 lớp. Đặc điểm chính của phần mềm: + Phần mềm không đòi hỏi cấu hình máy cao do cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế. + Phần mềm đơn giản dễ sử dụng. + Phần mềm thực hiện được các chức năng cơ bản của một chương trình quản lý điểm: Tự động tính điểm cho mỗi học sinh khi giáo viên bộ môn nhập điểm, In các báo cáo cần thiết. + Ngoài ra, phần mềm có khả năng tự động in bảng điểm cho mỗi học sinh trước khi ra trường(Bảng điểm tổng hợp tất cả các môn học trong 2 năm học của học sinh) và có khả năng chuyển điểm, lớp cho mỗi học sinh khi cần thiết. 3.3. Các chức năng của phần mềm + Thực hiện sự phân quyền tự động cho mỗi cá nhân. + Thực hiện dạng Client - Server trên mạng LAN. + Tự động tính điểm cho mỗi học sinh trong từng: Môn học, học kỳ, năm học. + Tự động In bảng điểm cho mỗi học sinh trước khi ra trường. + Thực hiện việc tìm kiếm theo lớp, theo học sinh. + Có thể thực hiện việc chuyển lớp/điểm cho từng học sinh. + In được các báo cáo cần thiết: Danh sách học sinh thi lại, học lại. 3.4. Thông tin đầu ra và đầu vào của sản phẩm 3.4.1. Thông tin đầu vào: + Hồ sơ giáo viên. + Hồ sơ về sinh viên và lớp học. + Bảng thời khoá biểu của từng học kỳ. + Điểm từng môn học. + Chức vụ của từng giáo viên. 3.4.2. Thông tin đầu ra + Bảng điểm từng môn học. + Bảng điểm từng lớp học. + Bảng điểm cho từng học kỳ theo từng lớp học. + Bảng điểm tổng hợp năm học cho từng lớp học. + Bảng điểm toàn khoá cho từng học sinh. + Ngoài ra chương trình còn cho phép: In danh sách học sinh thi lại, học lại. 3.5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong quá trình học tập nghiên cứu và viết đề tài: “Phân tích - thiết kế phần mềm quản lý điểm tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai.”. Tại trường trung học kinh tế và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, em đã áp dụng những kiến thức đã học ở trường và quá trình tìm hiểu thực tế tại trường trung học để xây dựng một đề tài hoàn chỉnh gồm đầy đủ các bước: Khảo sát, phân tích, thiết kế lập trình, cài đặt và chạy thử phần mềm. Do thời gian thực tập ngắn và trình độ còn nhiều hạn chế, nên em chỉ xây dựng được một nhánh của trương trình quản lý điểm, chứ chưa phải là một trương tình quản lý điểm chuyên nghiệp dành cho một trường học. Em chỉ cố gắng mô tả quy trình xây dựng một phần mềm thông qua khảo sát thực tế. Phần mềm dự kiến là sẽ được viết bằng ngôn ngữ VB6 với cơ sở dữ liệu là Access 2003. Vì phầm mềm được xây dựng chủ yếu dưới dạng học thuật lên việc lựa chọn trên là hợp lý: Đảm bảo tiến độ về thời gian(ngôn ngữ VB6 rất dễ dử dụng và tỏ ra thích hợp cho những phần mềm được xây dựng trong thời gian ngắn). Cơ sở dữ liệu là Access 2003 là hợp lý vì nó rất đơn giản và phổ biến không quá cồng kềnh như SQL2005(gần 1GB) hoặc Oracle(hơn 2GB). 3.6. Lợi ích của đề tài mang lại 3.6.1. Đối với trường trung học kinh tế - kỹ thuật Trong ngành giáo dục thì quản lý điểm là một vấn đề rất khó và phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc thực hiện tin học hoá trong công tác quản lý là rất cần thiết đối với bất kỳ một cơ sở đào tạo nào. Sử dụng phần mềm hỗ trợ cho giáo viên trong trường học thực hiện việc tính điểm và tổng hợp điểm một cách nhanh tróng và dễ dàng. Giúp cho việc lên điểm và thống kê điểm được diễn ra nhanh chóng. Giúp cho học sinh nhanh chóng nhận được các thông tin về điểm. Giảm bớt được những hồ sơ giấy tờ không cần thiết. Giúp cho quá trình tính điểm và công bố điểm diễn ra công khai ai cũng có thể biết được chỉ cần truy cập vào mạng LAN của trường. 3.6.2. Đối với nhà quản lý Bất kỳ nhà quản lý nào thì vấn đề thông tin đến một cách nhanh chóng và chính xác là một vấn đề quan trọng. Thông tin đến nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều các quyết định quản lý. Chương trình này sẽ hỗ trợ cho nhà quản lý các vấn đề sau: Các thông kê về điểm(tỉ lệ học sinh khá giỏi theo từng bộ môn, theo từng lớp trong toàn trường), bất kỳ lúc nào cũng có thể xem các thông tin về điểm của từng học sinh. Đặc biệt là cuối mỗi khoá học phần mềm sẽ tự tổng hợp điểm toàn khoá học cho từng học sinh vào một bảng điểm. 3.6.3. Đối với người thực hiện đề tài Thực tập là một khâu quan trọng trong công việc đưa sinh viên đến với thực tế. Qua việc thực tập tại công ty phần mềm Cybersoft và sự hướng dẫn của thầy Trịnh Hoài Sơn em đã học hỏi được nhiều điều: Quy trình để xây dựng một phần mềm chuyên nghiệp, cách thức làm việc theo nhóm. CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MỘT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG I. Khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm, phân loại phần mềm 1.1. Khái niệm về phần mềm và công nghệ phần mềm 1.1.1. Khái niệm về phần mềm * Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa về phần mềm. Sau đây là một số cách định nghĩa về phần mềm: + Phần mềm là tập hợp tất cả các câu lệnh do các lập trình viên viết ra để hướng máy tính làm một số công việc cụ thể nào đó. + Theo giáo trình tin học đại cương của khoa tin học ĐH kinh tế quốc dân thì: “Phần mềm máy tính là các chương trình, cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình xử lý được những thông tin thích hợp và các tài liệu mô tả phương thức sử dụng các chương trình ấy. Phần mềm luôn được bổ sung và sửa đổi một cách thường xuyên” * Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết, ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con người với ngôn ngữ máy, ngôn ngữ càng gần với ngôn ngữ con người thì gọi là ngôn ngữ cấp cao, càng gần ngôn ngữ máy thì gọi là ngôn ngữ cấp thấp. * với các chương trình ứng dụng khác nhau và các trình điều khiển thiết bị khác nhau 1.1.2. Khái niệm về công nghệ phần mềm * Công nghệ phần mềm là một lĩnh vực nghiên cứu mới của tin học, được triển khai trong giai đoạn phát triển rất cao của tin học và viễn thông khi phần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp. * Công nghệ phần mềm là môn khoa học nghiên cứu các phương pháp, các thủ tục và các công cụ đi từ phân tích thiết kế đến quản lý một dự án phần mềm nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. * Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp với 3 yếu tố chủ chốt: Công cụ và thủ tục, giúp cho người quả lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao. 1.2. Phân loại phần mềm Có nhiều cách khác nhau để phân loại phần mềm. Sau đây là một số cách phân loại thường thấy: * Cách phân loại thứ nhất: 1.2.1. Theo phương thức hoạt động + Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các bộ điều vận (driver), phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng. + Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích. + Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được viết bởi các lập trình viên và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh. 1.2.2. Theo khả năng ứng dụng + Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến. + Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng... Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó. Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp. * Cách phân loại thứ hai: 1.2.3. Phần mềm ứng dụng 1.2.3._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10029.doc