Phần mở đầu
Trong những năm gần đây luật Ngân sách đã có thay đổi, các cấp quản lý Ngân sách có nhiều việc cần quan tâm, cần nghiên cứu phân tích thực tế cho phù hợp với sự nghiệp đổi mới của giai đoạn cách mạng hiện nay nhất là giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa phương phát huy quyền làm chủ tập thể, thực hiện quy chế dân chủ trong lĩnh vực tài chính.
Ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước và thực hiện cân đối thu chi
52 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho những đối tượng chính sách xã hội & bảo trợ xã hội của Phòng Lao Động & Thương Binh Xã hội Huyện Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính. Với chức năng phân phối Ngân sách nhà nước, phân phối một phần của cả xã hội để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong đó phải chi cho những người thuộc diện chính sách và bảo trợ xã hội cũng chiếm một phần không nhỏ ở Huyện Từ Liêm. Ngân sách đã giúp cho những đối tượng khó khăn trên địa bàn cải thiện được cuộc sống xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về vật chất giúp họ có thể hoà nhập vào nền kinh tế thị trường đang dần phát triển hiện nay. Tầm quan trọng của phòng Lao động Thương binh và xã hội Huyện Từ Liêm là rất lớn. Phòng đã tổ chức thực hiện quá trình quản lý chi ngân sách cho những người thuộc diện chính sách, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...Theo sự chỉ đạo của Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội Hà Nội và UBND Huyện Từ Liêm.
Do điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, chi phí giải quyết các vấn đề xã hội phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng đối tượng, đúng việc cần chi. Mục tiêu phấn đấu của phòng lao động Thương Binh và Xã hội Huyện Từ Liêm là ngày càng tthực hiện tốt hơn công tác của mình. Muốn vậy thì phải quản lý các khoản chi tốt hơn vì rất dễ bị thất thoát hoặc chi không đúng đối tượng.
Tìm hiểu thực tế là phương pháp rất quan trọng đối với học sinh giúp người học làm quen với thực tế từ đó hiểu và nắm vững hơn lý thuyết. Làm cho người học nhận thức vai trò, nhiệm vụ phải làm của mình, củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tế.
Xuất phát từ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính xách của nhà nước nhằm thực hiện tốt mọi lĩnh vực nhất là công tác tài chính và được giúp đỡ của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm và các thầy cô giáo em đã chọn và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
" Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Phòng Lao Động và Thương Binh Xã hội Huyện Từ Liêm".
Mục tiêu của chuyên đề này phân tích đánh giá tình hình quản lý chi Ngân sách cho các đối tượng chính trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết làm cho tình hình kinh tế của Huyện Từ Liêm phát triển nhanh hơn, các hộ nghèo và người thất nghiệp của Huyện giảm.
- Chuyên đề bao gồm 3 phần
+ Phần I: Những vấn đề chung về tình hình - kết quả lao động công tác xã hội của Huyện Từ Liêm.
+ Phần II: Chuyên đề: Phân tích công tác quản lý chi Ngân sách cho đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
+ Phần III. Kết luận và đề nghị
Để thực hiện chuyên đề này em đã phải sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh....
Em xin chân thành cảm ơn những phòng ban đã giúp đỡ nhiệt tình cho em thực hiện công việc thực tập tốt, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Trung học Dạy nghề Nông nghiệp và phát triển nông thôn I đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản của một người cán bộ tài chính tương lai.
Trong quá trình thực tập tại phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm em đã nằm vững được những vấn đề cần quan tâm, nghiệp vụ của mình.
Vì vây em không thể phụ lòng tin cậy của ban giám hiệu nhà trường và những cán bộ của phòng lao động Thương Binh và Xã hội Huyện Từ Liêm đã nhiệt tình giúp đỡ em một cách nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn liên quan đến nghiệp vụ của mình.
Phần I
Những vấn đề chung về tình hình kết quả hoạt động công tác xã hội ở huyện từ liêm
I. Đặc điểm, tình hình ở Từ Liêm liên quan đến lĩnh vực chi ngân sách cho công tác xã hội.
1. Đặc điểm tình hình chung
1.1. Đặc điểm tình hình
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây - Tây Bắc Thành Phố Hà Nội, giáp với các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và các trung tâm Thủ đô (Hồ Hoàn Kiếm) 10 km.Phía Bắc Từ Liêm là đoạn Sông Hồng ngăn cách với Huyện Đông Anh. Phía Tây và Nam Từ Liêm giáp tỉnh Hà Tây ( Huyện Đan Phương, Hài Đức và Thị Xã Hà Đông).
Từ thị trấn Cầu Diễn, trung tâm của Huyện Từ Liêm, theo đường Thăng Long (đường vành đai 3 của Hà Nội) ngược Đông Anh 10 km sẽ tới sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ Cầu Diễn xuôi phía Nam 5 km là Thị Xã Hà Đông. Từ Cầu Diễn ngược lên phía Tây theo đường 32 gần 25 km là Thị Xã Sơn Tây.
1.1.2. Tình hình chung về kinh tế
Sau nhiều lần thu hẹp địa giới hành chính, Huyện Từ Liêm mất đi hầu hết những khu vực đô thị, mất đi phần lớn địa bàn công nghiệp, Thương Mại, Dịch vụ hoạt động sôi động nhất.
Hiện tại với một thị trấn ( Cầu Diễn) chưa được xây dựng hoàn chỉnh và 15 xã phần lớn còn mang nặng tính thuần nông thì cơ cấu kinh tế Huyện Từ Liêm còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.
Biểu số 01:
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện Từ Liêm qua các năm
Đơn vị: 1000.000đ
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
gt
Cơ cấu %
gt
Cơ cấu%
gt
Cơ
cấu %
I. Tổng giá trị sản lượng
728.230
100%
854.018
100%
961.000
100%
1. Nông, Lâm, Thuỷ Sản
241.466
33,2%
236.595
27,7%
247.787
25,8%
2. Công nghiệp xây dựng
303.770
41,7%
404.138
47,3%
465.000
48,4
3. Thương mại, Dịch vụ, Du lịch
182.994
25,1%
213.285
25%
248.220
25,8%
Tổng giá trị sản xuất hoạt động kinh tế do Huyện quản lý (theo giá hiện hành) năm 1999 đạt 624.269 triệu đồng, năm 2000 đạt 728.230 triệu đồng; Năm 2001 đạt 854.018 triệu đồng.
Từ năm 1992 đến năm 2001 tính theo lãnh thổ tại cơ cấu kinh tế do huyện quản lý có xu hướng chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của ngành Nông nghiệp giảm dần. Năm 1992 chiếm lới 69,20% đến năm 2001 chỉ còn 27,7%. Tỷ trọng của hai ngành Công nghiệp xây dựng và Thương Mại - Dịch vụ Du lịch có chiều hướng tăng lên, Ngành công nghiệp từ 18,30% ( năm 1992 ) lên 47,3% (2001); ngành Thương Mại Dịch vụ Du lịch từ 12,50% ( năm 1992) lên tới 25% (năm 2001).
Tổng giá trị sản xuất hoạt động kinh tế năm 2001 so với năm 2000 tăng 125.788 triệu đồng. Do ngành công nghiệp xây dựng tăng lên 100.368 triệu đồng. Ngành Thương Mại - Dịch vụ - Du lịch tăng 30.291 triệu đồng ( và ngành Nông, Lâm, Thuỷ Sản giảm 4.871 triệu đồng.
Ước thực hiện năm 2002 so với thực hiện năm 2001 đạt 961.007 triệu đồng tăng lên 115.989 triệu đồng. Trong đó ngành Nông, Lâm, Thuỷ Sản tăng lên 11. 192 triệu đồng, đạt 25,8% so với tổng giá trị. Ngành công nghiệp xây dựng tăng 60.862 triệu đồng đạt 48,4% so với tổng giá trị ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch tăng 34.935 triệu đồng, đạt 25,8% so với tổng giá trị.
- Hiện tại việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Từ Liêm chưa bảo đảm sự đồng đều và bền vững, không ít các xã còn có tỷ trọng nông nghiệp chiếm tới 60 - 70%, và trên nhiều xã, nhiều khu vực trong huyện các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển còn manh mún nhhỏ lẻ và chưa có cơ sở đủ mạnh cho quá trình phát triển.
1.1.3. Đời sống và xã hội dân cư
Từ Liêm là một huyện ngoại thành có Diện tích và Dân số tương đối lớn so với các đơn vị khác của Thủ Đô Hà Nội, Từ Liêm hiện nay có một Thị Trấn và 15 xã, tổng diện tích tự nhiên là 75,5 km, dân cư toàn huyện năm 2001 là 189.808 người. Mật độ dân số là 2.360 người / km2 thuộc loại cao nhất vùng ngoại thành.
* Hiện nay Từ Liêm có 46.165 hộ gia đình, trong đó hộ nông nghiệp là 21.334 hộ chiếm 46,21%.
Với trên 18 vạn người, nhân khẩu của Từ Liêm phân theo các ngành như sau:
- Khu vực sản xuất nông nghiệp khoản 56,0%
- Khu vực công nghiệp - Xây dựng khoảng 18,0%
- Khu vực Thương Mại - Dịch vụ 16,0%
- Khu vực hành chính sự nghiệp khoảng 10%
Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của Từ Liêm hiện nay là 104.200 người (nam chiếm 51%) trong đó có 97.650 người có công ăn việc làm ( chiếm 93,71%).
Số người trên độ tuổi lao động vẫn làm việc là 16.500 người, bằng 55,18% số người trên độ tuổi lao động.
Số người dưới độ tuổi lao động đã phải lao động là 11.200 em, bằng 24,11% tổng số trẻ em.
* Thu nhập bình quân của một nhân khẩu trong một tháng ở Tư Liêm đạt 280 ngàn đồng. Thu nhập bình quân của nhân khẩu Nông nghiệp ít hơn, đạt 245 ngàn đồng. Tuy nhiên có những vùng nông thông sản xuất kinh doanh hoa, rau sạch cao cấp và phát triển lành nghề thủ công đã có thu nhập khá cao.
* Phân loại hộ theo mức thu nhập ở Từ Liêm như sau:
+ 25,50% số hộ thuộc loại giàu
+ 73,0% số hộ thuộc loại trung bình
+ 1,50% số hộ thuộc loại nghèo
Nhà ở của dân cư Từ Liêm
+ 32,70% thuộc loại kiên cố
+ 64,30 % thuộc loại bán kiên cố
+ 3,00% thuộc nhà tạm
ở Từ Liêm hiện nay đã bảo đảm:
+ 100% số hộ được dùng điện
+ 88% số hộ được dùng nước sạch
Hiện tại Từ Liêm còn có 6.500 trong độ tuổi lao động chưa có việc làm, 150 người già cô đơn; 550 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, có 2000 người tàn tật ( trong đó có 400 người là nạn nhân chiến tranh).
Là địa bàn giáp ranh với 3 quận nội thành, giáp ranh với tỉnh bạn, có nhiều đầu mối giao thông ( đặc biệt là nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ đi các tỉnh miền núi trung du phía Bắc). Từ Liêm còn có nhiều cơ quan, Xí nghiệp, trường học, Bệnh Viện, Doanh trại quân đội, Trại giam.... của thành phố Hà Nội và Trung ương quản lý. Và bởi vậy nên ngoài 18 vạn người dân địa phương, Từ Liêm còn phải tiếp nhận trên dưới 3 vạn người tạm trú và khách vãng lai với những đối tượng khác nhau. Chính vì thế mà công tác quản lý trật tự xã hội ở Từ Liêm rất phức tạp.
Tuy nhiên do công tác quản lý nhà nước được duy trì nề nếp, nghiêm túc đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, có nghiệp vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức xã hội, được sự đồng tình ủng hộ và tham gia tiếp tục của quần chúng, nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm tốt.
Từ Liêm trong những năm qua đã dẫy lên được nhiều phong trào phấn đấu xây dựng xã hội tiến bộ. Đã thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với cách mạng đã có những biện pháp thiết thực như: Đào tạo nghề, cho vay vốn, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiễn kiệm....
1.2. Những thuận lợi và khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của thường vụ Huyện uỷ - HĐND - UBND, sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong huyện và sự chỉ đạo giữa các ban ngành trong huyện và sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở các xã, Thị trấn đối với công tác lao động thương binh xã hội của từng cơ sở.
- Luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở lao động và lao động thương binh xã hội Hà Nội và sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội ở Huyện Từ Liên.
1.2.2. Khó khăn
Thuận lợi trong công tác Lao động thương binh xã hội ở Từ Liêm là chủ yếu nhưng trong quá trình hoạt động vẫn gặp một số khó khăn đó là:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Phòng chưa đáp ứng được nhu cầu cần giải quyết.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác LĐTBXH ở các xã còn yếu
2. Tình hình chung của phòng LĐTBXH Huyện Từ Liêm
Phòng Lao động Thương binh và xã hội được thành lập năm.... tính đến nay đã được.... năm. Qua quá trình công tác thì phòng đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình, gần gũi với nhân dân.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phòng LĐTBXH Huyện Từ Liêm.
2.1.1. Chức năng
- Phòng lao động Thương binh xã hội là cơ quan chuyên môn trực thuộc huyện. Đồng thời là tổ chức của ngành lao động và Thương binh xã hội từ trung ương đến cấp Huyện.
- Phòng giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành LĐTB và XH ở địa phương.
- Phòng LĐTB và XH bảo đảm thực hiện tốt công tác chuyên môn theo quy định của nhà nước và của ngành.
2.1.2. Nhiệm vụ
- Căn cứ phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của huyện, hướng dẫn của Sở LĐTB và XH, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trình UBND huyện phê duyệt và triển khai kế hoạch đã được duyệt.
- Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách chế độ lĩnh vực lao động tiền lương, tiền công, việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát triển vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ đối với thương, Bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên, chuyên ngành, người tàn tật trẻ mồ côi, người già cô đơn không có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự trợ giúp của nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH.
- Quản lý chỉ đạo cơ sở sự nghiệp LĐTB và XH trên địa bàn, đơn vị dạy nghề dịch vụ, việc làm...
+ Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực LĐTB và XH của Huyện theo quy định.
+ Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi bia, ghi công ở huyện.
- Phối hợp các ngành, đoàn thể trên địa bàn của huyện chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng các hình thức. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần thăm hỏi động viên, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
- Phối hợp chỉ đạo chương trình phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là nạn mại dân và nghiện ma tuý.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra nhà nước trên địa bàn huyện về việc chấp hành pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực LĐTB và XH . Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực LĐTB và XH.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác LĐTB và XH hàng năm và từng thời kỳ. Đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác LĐTB và XH.
- Thực hiện thông tin, báo cáo định kỳ đột xuất với UBND Huyện, Sở LĐTB và XH trên địa bàn huyện.
2.1.3. Phương hướng, mục tiêu trong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội
- Thực hiện pháp lệnh người có công
+ Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách chế độ của Đảng và nhà nước.
+ Đẩy mạnh và làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa đối với gia đình chính sách.
+ Kết hợp với các ban ngành và các xã, thị trấn làm tốt công tác vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa.
+ Thực hiện chính sách trợ cấp học đường cho các cháu thuộc diện chính sách và xét duyệt hồ sơ đề nghi chi trả một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc.
- Công tác xã hội
+ Phấn đấu hoàn thành sửa chữa, xây dựng xoá bỏ nhà dột nát cho 31 hộ có nhà dột nát hư hỏng.
+ Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo phấn đấu giảm 120 hộ nghèo và thực hiện các chính sách ưu tiên giúp đỡ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống và thoát khỏi ngưỡng nghèo.
+ Hoàn thành kế hoạch cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo và các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
+ Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội và chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Kết hợp với các xã, thị trấn làm tốt công tác kiểm tra, xác minh các đối tượng người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị UBND huyện xét cho hưởng trợ cấp xã hội.
- Đề nghị UBND huyện cho các cháu bị nhiễm chất độ hoá học tiếp tục được hưởng trợ cấp tạm thời.
+ Tăng cường phối kết hợp với các ban ngành kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hoá, các nhà nghỉ, nhà hàng kịp thời ngăn ngừa các hoạt động vi phạm tệ nạn xã hội ở các xã, thị trấn, các trường học, cơ quan, Xí nghiệp.
2.2. Số người biên chế của Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm có 10 cán bộ chuyên trách.
Gồm 1 quyền trưởng phòng và một phó phòng
- Quyền trưởng phòng là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước huyện uỷ - hội đồng nhân dân- UBND huyện Từ Liêm và Sở LĐTB và XH về lĩnhv ực công tác LĐTB và XH của huyện. Phụ trách toàn diện các mặt công tác và trực tiếp phụ trách công tác. Tổ chức các cán bộ kế hoạch, tài chính, lao động việc làm, TBLS và người có công.
- Phó trưởng phòng: là người giúp việc quyền trưởng phòng. Được phân công phụ trách lĩnh vực công tác: Bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, lao động nghĩa vụ công ích.
2.3.2. Bộ phận công tác xã hội
* Cán sự làm công tác bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, chịu trách nhiệm về tình hình hộ nghèo, người nghèo, các chương trình trợ giúp người nghèo ở cơ sở, theo dõi sự biến động tăng, giảm hộ nghèo. Kết hợp với các đoàn thể kiểm tra, theo dõi việc trợ giúp người nghèo ở các xã, thị trấn.
* Theo dõi và làm thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo.
Quản lý đối tượng hưởng trợ cấp xã hội theo thông tư 22/TB - TT ngày 21/7/1994 của Liên bộ LĐTB và XH và Tài chính, tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thực tế các đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp xã hội cùng lãnh đạo phòng duyệt trình UBND huyện gia quyết định.
Theo công tác bảo trợ người tàn tật là giúp ban chỉ huy phòng chống lụt bão hợp đồng theo dõi vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão.
Báo cáo công tác tháng, quý, năm với lãnh đạo
* Cán sự làm công tác nghĩa vụ lao động công ích, phòng chống tệ nạn xã hội, công tác xã hội.
Theo dõi quỹ ngày công nghĩa vụ công ích của xã, thị trấn trên địa bàn.
Giúp ban chỉ đạo phát triển trung ương nhiệm vụ lao động công ích huy động và đôn đốc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích theo kế hoạch giao.
Tổng hợp kết quả thực hiện các đơn vị về ngày công lao động trực tiếp và ngày công huy động bằng tiền.
Theo dõi công tác phòng chống tệ nạn xã hội và số cháu mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, các cháu bị nhiễm chất độc hoá học.
2.3.3. Bộ phận lao động việc làm
Vay vốn quỹ quốc gia để thành lập quỹ xoá đói giảm nghèo. Chịu trách nhiệm cho hộ nghèo trên địa bàn huyện vay vốn để phát triển sản xuất thường xuyên kết hợp với các trường dạy nghề của huyện để tạo điều kiện cho những người lao động có việc làm.
2.3.4. Bộ phận kế toán
Sơ đồ bộ phận kế toán phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
Kế toán ngân sách địa phương (phụ trách kế toán chung
Kế toán
ngân sách trung ương
Thủ quỹ
kiêm văn thư
* 01 kế toán ngân sách địa phương ( phụ trách kế toán chung) có nhiệmvụ chi trả cho mọi đối tượng của nguồn ngân sách địa phương.
* 01 kế toán ngân sách trung ương: có trách nhiệm chi trả theo dõi pháp lệnh ưu đãi người có công.
* 01 thủ quỹ kiêm văn thư: quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện chi trả trực tiếp cho các đối tượng.
2.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm.
Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm đã được trang bị những thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy in, máy phô tô, điện thoại.... nhằm nang lại hiệu quả cao nhất trong việc chấp hành chi ngân sách. Theo dõi chặt chẽ chính xác hơn các gia đình chính sách. Điều kiện thông tin liên lạc nhiệm vụ của mình trong sự phát triển xã hội mà bước đầu là xoá nghèo. Phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm phấn đấu nhập dữ liệu phần mềm kế toán vào máy vi tính trong năm tới.
2.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức của phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
Phó phòng
Trưởng phòng
Bộ phận LĐ việc làm
Bộ phận chính sách
Bộ phận xã hội
Bộ phận
tài vụ
Phòng LĐTB và XH trực thuộc UBND Huyện Từ Liêm
+ Trưởng phòng: Phụ trách chung
+ Phó Phòng: phụ trách bộ phận xã hội và lao động việc làm
+ Phòng tài vụ: quản lý tài chính, lập dự toán chi ngân sách, tổ chức chi và quyết toán kinh phí đã sử dụng. Giúp phòng sử dụng có hiệu quả các nguồn từ ngân sách.
+ Bộ phận chính sách: có trách nhiệm phụ trách về thương binh, liệt sỹ, ưu đãi người hoạt động kháng chiến, lão thành cách mạng, trợ cấp học đường cho học sinh - sinh viên. Ưu đãi đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam.
+ Bộ phận xã hội: Có trách nhiệm phụ trách về hộ nghèo, trợ cấp xã hội (người già cô đơn, trẻ mồ côi, tàn tật), tệ nạn xã hội.
+ Bộ phận lao động việc làm.
II. Đánh giá thực trạng tình hình kết quả hoạt động công tác xã hội ở phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm
1. Lĩnh vực Thương binhh Liệt sỹ và người có công
1.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
Biểu số 02:
Cơ cấu đối tượng được hưởng chế độ chính sách xã hội
Loại đối tượng
2000
2001
2002
Số người
Cơ cấu %
Số người
Cơ cấu %
Số người
Cơ
cấu %
1. Mẹ VN anh hùng
14
0,06
10
0,05
10
0,05
2. Lão thành cách mạng
20
0,1
16
0,08
16
0,08
3. Cán bộ tiền khởi nghĩa
56
0,3
56
0,2
50
0,2
4. Cán bộ tù đầy
88
0,4
101
0,5
101
0,5
5. Cán bộ hoạt động K/C
17.180
83,2
17.326
82,2
17.192
82,5
6. Người có công giúp đỡ CM
10
0,04
10
0,05
10
0,05
7. Gia đình liệt sỹ
1453
7,0
1566
7,4
1566
7,6
8. Người thờ cúng liệt sỹ
814
3,9
947
4,5
839
4,0
9. Thương bệnh binh các hạng
954
4,6
965
4,6
965
4,6
10. Quân nhân tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
41
0,21
48
0,2
45
0,21
11. Người phục vụ thương binh nặng ( 81%)
43
0,19
45
0,2
45
0,21
Tổng số đối tượng
20.630
100%
21.090
100%
20.839
100%
- Đối tượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các đối tượng được hưởng chính sách xã hội là cán bộ hoạt động kháng chiến.
Năm 2000 chiếm 83,2% năm 2001 chiếm 82,2% năm 2002 chiếm 82,5% tổng số đối tượng được hưởng chính sách xã hội của toàn huyện ta thấy rằng đối tượng này chiếm một phần đặc biệt quan trọng trong tổng số đối tượng. Vì số người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc ở Huyện Từ Liêm. Hàng năm phòng LĐTB và XH của huyện chi trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho đối tượng này chiếm số tiền lớn nhất và chủ yếu trong tổng chi của phòng.
- Đối tượng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các đối tượng được hưởng chính sách xã hội là gia đình liệt sỹ.
Năm 200 chiếm 7,0%, năm 2001 chiếm 7,4%, năm 2002 chiếm 7,6%. Tổng số đối tượng được hưởng chính sách xã hội của toàn huyện.
Năm 2001 và 2002 số gia đình liệt sỹ đều tăng lên 113 gia đình so với năm 2000 vì:
Cho đến năm 2000 những vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác xác nhận là thiếu các căn cứ, giấy tờ, người làm chứng để chứng minh đã được giải quyết. Chính quyền địa phương và nhân dân của huyện đã công nhận sự huy sinh đó và phần hài cốt của người hy sinh đã được quy tập tại nghĩa trang liệt sỹ. Vì vậy huyện đã có quyết định công nhận liệt sỹ và gia đình liệt sỹ cho những trường hợp đó.
Quan tâm tới tất cả các gia đình liệt sỹ là trách nhiệm của các cấp chính quyền làm vơi bớt phần nào những đau thương mất mát của thân nhân liệt sỹ, vì vậy đối tượng là gia đình liệt sỹ đã chiếm một phần khá quan trọng thứ hai trong cơ cấu các đối tượng được hưởng chính sách xã hội của 3 năm.
- Đối tượng chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong các đối tượng được hưởng chính sách xã hội là thương bệnh binh các hạng gồm có.
Thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động
Thương binh hưởng trợc cấp thương tật
Bệnh binh các hạng
Năm 2000, 2001, 2002 đều chiếm 4,6% trong tổng số đối tượng của mỗi năm.
Năm 2000 toàn huyện có 954; năm 2001, 2002 đều có 965 thương bệnh binh. Vì số thương bệnh binh của toàn huyện cũng khá lớn nên tỷ trọng của đối tượng này lớn thứ 3 trong các đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Năm 2001, 2002 số thương bệnh binh đều tăng lên 11người so với năm 2000 vì do thiếu các căn cứ, giấy tờ, sự thay đổi về đơn vị hành chính, thời gian quá dài do đó có nhiều trường hợp rất khó thực hiện giải quyết chính sách đối với người có công.
Thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ và Thông tư số 09/TT - BLĐTBXH huyện đã đề nghị xem xét xác nhận và đã giải quyết tiếp nhận 11 thương binh từ T1/2001.
- Đối tượng là người thờ cúng liệt sỹ năm 2000 là 814 người, đạt 3,9%, năm 2001 là 947 người đạt 4,5%. Năm 2002 là 839 người đạt 4,0%người. Năm 2001 nhiều hơn năm 2000 là 133 người so với tổng số đối tượng của mỗi năm.
Vì năm 2001 có thêm 113 liệt sỹ được công nhận. Vì vậy số người thờ cúng liệt sỹ cũng tăng lên.
Các đối tượng: Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ tù đầy, người có công giúp đỡ cách mạng, quân nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người phục vụ thương binh nặng thì có cơ cấu rất nhỏ qua cả 3 năm thì những đối tượng này chiếm số ít trong tổng số đối tượng. Cụ thể:
+ Mẹ Việt Nam anh hùng năm 2000 là 14 mẹ chiếm 0,06% trong tổng số đối tượng. Năm 2001 và 2002 đều giảm 4 mẹ chiếm 0,05 % tổng số đối tượng trong năm.
+ Lão thành cách mạng năm 2000 là 20 người chiếm 0,1% tổng số đối tượng, năm 2001, 2002 còn 16 người chiếm 0,08%.
Năm 2000, 2001 có 56 cán bộ tiền khởi nghĩa. Năm 2000 chiếm 0,3% so với tổng số đối tượng năm 2000, năm 2001 chiếm 0,2% so với tổng số đối tượng năm 2001.
Năm 2002 còn 50 cán bộ tiền khởi nghĩa chiếm 0,2% so với tổng số đối tượng năm 2002 giảm 6 cán bộ so với năm 2000 và 2001.
*Nguyên nhân chính những đối tượng nói trên giảm đi vì đã mất do già yếu.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng 2000,2001, 2002 có 10 người
Năm 2000 chiếm 0,04% so với tổng số đối tượng năm 2000
Năm 2001 chiếm 0,05% so với tổng số đối tượng năm 20001
Năm 2002 chiếm 0,05% so với tổng số đối tượng năm 2002
Số đối tượng này vẫn giữ nguyên không thay đổi qua các năm.
+ Đối tượng là Quân nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2000 là 41 người chiếm 0,21% tổng số đối tượng năm 2000, tăng 7 người. Năm 2001 là 48 người chiếm 0,2% tổng số đối tượng năm 2001 tăng 7 người so với năm 2000. Lý do vì 7 người này có đủ giấy tờ hợp lệ chứng minh được mình là quân nhân lao động mắc bệnh nghề nghiệp và đã được UBND huyện xác nhận từ tháng 1 năm 2001.
Năm 2002 có 45 người chiếm 0,2% tổng số đối tượng, giảm 3 người so với năm 2001. Nguyên nhân vì một người chết còn 2 người.
+ Người phục vụ thương binh nặng ( ³ 81%)
Năm 2000 có 43 người chiếm 0,195 tổng số đối tượng năm 2001, 2002 có 45 người, năm 2001 chiếm 0,2% tổng số đối tượng.
Năm 2002 chiếm 0,21% tổng số đối tượng.
Năm 2001, 2002 tăng 3 người so với năm 2000 vì:
Trong số thương bệnh binh các hạng tăng luôn tăng lên ở năm 2001 và 2002 thì có 3 thương binh nặng (³ 81%) nên người phục vụ thương binh nặng cũng tăng lên 3 người.
* Cơ cấu các đối tượng được hưởng chính sách xã hội qua 3 năm là rất hợp lý. Xác định cơ cấu là một việc làm có ý nghĩa và tác động tốt đến công tác của phòng LĐTB và XH. Nhằm nắm bắt được cơ cấu của từng đối tượng, nó tốt hay sấu có ảnh hưởng gì tới việc chi cho các đối tượng được hưởng chính sách XH của phòng hay không.
1.2. Tình hình thực hiện chích sách, chế độ đối tới thương binh liệt sỹ và người có công
1.2.1 Công tác thương, bệnh binh
Tổ chức đưa 35 đồng chí thương, bệnh binh đi ăn dưỡng tại trung tâm điều dưỡng thương binh nặng là lập danh sách đề nghị cho 9 đồng chí thương binh nặng được cấp tiền điều dưỡng tại nhà.
- Giới thiệu cấp dụng cụ chỉnh hình cho 50 thương binh
- Lập hồ sơ đề nghị sở lao động thương binh xã hội Hà Nội giải quyết cho 5 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp, tuất đối với thân nhân chủ yếu của thương bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên từ trần.
1.2.2. Công tác liệt sỹ
- Đã cùng các xã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ cho 8 liệt sỹ hi sinh trong thời kỳ chống pháp.
- Tổ chức lễ truy điệu và giải quyết chế độ lần đầu đối với thân nhân của 8 liệt sỹ.
- Tổ chức đưa đón 120 thân nhân bộ, mẹ, vợ liệt sỹ đi điều dưỡng tại trung tâm dưỡng lão thành phố là điều dưỡng tại gia đình.
- Giải quyết cho 5 vợ liệt sỹ đã tái giá được hưởng chế độ tuất
- Tuất liệt sỹ tăng 18 người, giảm 20 người do tiếp nhận và cắt chuyển theo quy định.
- Giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ cho 39 người = 23.400.000đ
- Đề nghị nhà nước cấp đổi bằng tổ quốc ghi công được 39 bằng
- Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị nhà nước phong tặng, truy tặng cho 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng (trong đó có 1 mẹ còn sống).
- Hoàn thành thành thi công công trình cải tạo nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ Từ Liêm với tổng kinh phí đầu tư 220 triệu đồng.
Trong đó:
+ Thành phố cấp 200 triệu đồng
+ Ngân sách huyện cấp 120 triệu đồng
+ Tu sửa 7 nhà ghi tên liệt sỹ 6,5 triệu đồng
1.2.3. Ưu đãi kháng chiến
Hướng dẫn các xã, thị trấn làm hồ sơ xét duyệt và chuyển thành phố 740 hồ sơ người hoạt động giải phóng dân tộc xin hưởng chế độ trợ cấp.
- Số người được hưởng trợ cấp ưu đãi kháng chiến hàng tháng 3504
- Tổ chức họp mặt với các đồng chí là cán bộ bị địch bắt tù đầy trong các thời gian kháng chiến.
1.2.4. Thực hiện thông tư liên bộ số 07/TT - LB của Liên bộ LĐTBXH Tài chính - Giáo dục và đào tạo ngày 27/5/1996.
- Kiểm tra, cấp giấy xác nhận các đối tượng theo quy định tại thông tư liên bộ số 07/TT - LB ngày 27/5/1996.
- Đã duyệt được 24 trường hợp theo quy định tại thông tư liên bộ số 07/TT - LB ngày 27/5/1996 trong đó:
+ Khối đào tạo 7 trường
+ Khối giáo dục 17 trường
Người được hưởng là 698 người
Số tiền đã duyệt là 695.910.000 đ
1.3. Thực trạng đời sống của TBLS và người có công
1.3.1. Đời sống văn hoá tinh thần
Hoà cùng với cuộc sống xã hội, cộng đồng do đó đời sống văn hoá tinh thần của đại bộ phận thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã được cải thiện thương binh và đối tượng có công luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự giúp đỡ của cộng đồng nên tinh thần của họ đã có những bước thay đổi đặc biệt là đối với thương binh nặng.
Hàng năm phòng LĐTB và XH Huyện Từ Liêm và UBND huyện đều tổ chức họp mặt và tặng quà tới các bà mẹ Việt Nam anh hùng, Thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, các đồng chí lão thành cách mạng. Qua đó ghi nhận những công lao mà các mẹ, các bác, các anh đóng góp cho đất nước. Các hoạt động đó góp phần giáo dục cho thế hệ đi sau hiểu và thầm nhuần những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như đức hy sinh của cả của các mẹ, các anh. Bằng những hoạt động thiết thực, bổ ích đã tác động mạnh đến đời sống tinh thần của người có công làm cho người có công, sống vui, sống có ích, tự hào về cống hiến của mình. Phấn khởi, lạc quan tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
1.3.2. Đời sống kinh tế của thương binh liệt sỹ và người có công ảnh hưởng đến các khoảng chi của phòng LĐTB và XH.
Là một huyện ven đô, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, những xã, thị trấn có thế mạnh của huyện đã chuyển giao cho các quận bạn. Do đó đời sống nhân dân nói chung và đời sống của người có công nói riêng gặp khó khăn. Thu nhập bình quân mới đạt 280 nghìn đồng/người/ tháng. Đời sống của thương binh nặng gặp khó khăn do sức khoẻ yếu các đồng chí không thể hoặc chỉ có thể làm những việc nhẹ. Vì vậy cuộc sống gia đình chỉ dựa vào trợ cấp thương tật thì chỉ có thể đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chính họ, trong khi đó họ còn có gia đình, vợ, con. Điều đó cho thấy đa số người có công ở Từ Liêm vẫn có đời sống kinh tế trung bình so với địa phương.
1.4. Công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh gia đình liệt sỹ và người có công
Phòng lao động thương binh và xã hội từ liêm đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể và chính quyền các xã, thị trấn vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa ở các xã, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0126.doc