Tài liệu Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch Việt Nam tới ngành du lịch Việt Nam: ... Ebook Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch Việt Nam tới ngành du lịch Việt Nam
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch Việt Nam tới ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày 7/11/2006,Việt Nam đã chính thức được kết nap là thành viên thu 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Sự kiện này mang tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển đất nước,mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu.
Khi mọi người chung một niềm vui, chia một nỗi lạc quan thì người ta khó nhận ra những gì sắp đổi thay quanh mình.Sẽ có nhiều thay đổi về mặt kinh tế cũng như xã hội mà em xin nêu ra khi tìm hiểu về đề tài này.
Thể chế kinh tế
Từ hơn 15 năm nay chúng ta đã thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nay vào WTO chúng ta muốn tự do hóa nền thương mại của mình và - quan trọng hơn - chấp nhận mục đích của nó là thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Trước kia thể chế kinh tế của chúng ta do chúng ta kiểm soát, nay thể chế kinh tế mà chúng ta cam kết thực thi sẽ do các nước bên ngoài kiểm soát ta. Họ là các thành viên khác trong WTO như ta và là văn phòng của WTO.
Thực vậy, từ nay trở đi, khi Chính phủ ta ban hành một luật lệ, một chính sách vi phạm quy định của WTO ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp hay doanh nhân của một nước nào đó thì chính phủ của họ có quyền yêu cầu Chính phủ ta ra trước WTO giải thích và thay đổi nếu họ đúng.
Ngoài ra, cứ sáu năm một lần, Chính phủ ta phải đem các chính sách thương mại đã ban hành của mình ra cho Ban Thư ký WTO xem xét và công bố. Chúng ta buộc phải đi vào nền kinh tế thị trường! Do đó, đã có một học giả đề nghị lúc sản xuất thì ta theo nền kinh tế thị trường, khi phân phối thì theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế mà chúng ta từng theo đuổi sẽ phải được tách bạch ra rõ ràng. Đó là một sự thay đổi về chất. Và nó kéo theo hai sự thay đổi sâu xa không kém.
Vai trò chính quyền
Trong nền kinh tế thị trường, người dân chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Nó đi ngược hoàn toàn với nền kinh tế kế hoạch. Xin mô tả sự khác biệt kia như sau để chúng ta hiểu về vai trò của chính quyền trong những ngày sắp tới. Trên một dòng sông, mọi người đang bơi lội theo nhiều cách, thuyền bè đi lại theo nhiều kiểu. Đó là sinh hoạt của một nền kinh tế tự do và tự nhiên.
Tất nhiên đã có nhiều tệ nạn xảy ra. Một ngày nào đó trong lịch sử, chính quyền cách mạng xuất hiện. Chính quyền - qua các cuộc cải tạo - ra lệnh mọi sinh hoạt kinh tế trên sông bây giờ phải như thế này, thế nọ. Ai muốn làm gì trên sông phải có phép của mình. Đó là nền kinh tế bao cấp và một chính quyền ban phát và cho phép. Gần 20 năm qua, chúng ta đã thay đổi cách làm đó qua chính sách đổi mới; nhưng việc “cho phép” vẫn được nhiều người trong chính quyền ưa thích, không muốn bỏ, vì không bị ai buộc phải bỏ.
Nền kinh tế thị trường mà chúng ta chấp nhận khi gia nhập WTO không cho chính quyền làm như thế nữa! Chính quyền phải để cho mọi người, mọi thuyền bè tự do ra sông nếu họ đủ điều kiện. Chính quyền có thể bắt họ tuân theo trật tự khi đi trên sông; nhưng không được níu thuyền này, đẩy thuyền kia.
Chính quyền cũng không được nắm trong tay mình nhiều thuyền để gây khó khăn hay tạo ảnh hưởng đối với sự đi lại tự do của mọi thuyền bè trên sông. Chính quyền chỉ có thể đứng trên sông phát loa chỉ cho thuyền bè, cho người bơi nên đi theo hướng này hướng nọ. Từ một chính quyền “cho phép”, chính quyền trở thành “chỉ dẫn”. Chính quyền thất bại trong việc này thì thuyền của nước mình sẽ bị thuyền của nước ngoài trên sông mua đứt và biến mất!
Nền kinh tế thị trường khuyến khích người giỏi giang và loại bỏ người yếu kém và điều ấy tồn tại như một quy luật của tự nhiên. Nó tốt đẹp về khía cạnh tạo nên sự thịnh vượng; nhưng lại xấu về mặt tình người. Ngày xưa, chính quyền tìm cách loại trừ cái xấu kia khi sinh hoạt kinh tế chưa diễn ra bằng cách thu chúng lại vào tay mình rồi phát ra có điều kiện. Nay chính quyền phải làm ngược lại, cứ để cho sinh hoạt kinh tế diễn ra theo tự nhiên rồi sửa chữa tác hại nó để lại bằng các chính sách xã hội.
Đạo đức xã hội
Khi hàng hóa khan hiếm thì về phía người tiêu dùng họ dễ trở thành hèn kém. Bản năng sinh tồn lôi kéo họ đi. Họ phải tranh giành để có, hà tiện để giữ; rồi phải nói dối để che, nói phét để cho bớt xấu hổ. Đó là những gì rất vô tình họ không hề nhận ra. Sau này dù có giàu lên thì những tính nết kia vẫn còn, lúc nhiều, lúc ít, theo cách biện minh rằng “không có thế thì đã đói rã họng ra rồi”.
Đối với người sản xuất, trong hoàn cảnh kia, họ sẽ gian dối, vì làm ra bao nhiêu cũng không đủ; cho nên làm đợt đầu thì tốt, quảng cáo ì xèo, đến khi bán được nhiều thì bớt chất lượng. Không bị ai đe dọa, nên về mặt tâm lý họ lại thấy: phải như ta thì mới giàu! Trong một nền kinh tế mà hàng hóa khan hiếm thì cái xấu ngự trị; nhưng vì sự sống còn của mọi người và bởi ai cũng làm như thế cả nên nó khó bị nhận ra.
Nay thể chế kinh tế thay đổi, nó thúc đẩy cạnh tranh, người giỏi sẽ được khuyến khích kinh doanh và do đó họ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm. Trong các chợ và trên các kệ tủ, hàng hóa sẽ đầy rẫy. Không ai còn phải tranh giành. Có nhiều lựa chọn thì mọi người tiêu dùng sẽ nhường nhau để học hỏi kinh nghiệm và do đó trở nên lịch sự với nhau. Phú quý sinh lễ nghĩa là thế! Sự sung túc mà nền kinh tế thị trường mang lại sẽ biến đổi con người tiêu dùng của chúng ta từ hèn kém thành sang trọng, từ ích kỷ thành hào hiệp; cau có thành cởi mở và còn nhiều thứ khác với điều kiện đạo đức được trau dồi, luật pháp được củng cố.
Về phía người sản xuất, hàng hóa làm ra sẽ bị nhiều hàng khác cùng loại cạnh tranh về mặt giá cả và chất lượng. Ai làm hàng xấu thì sẽ không bán được và họ sẽ bị loại ra khỏi thương trường. Sự cạnh tranh sẽ loại bỏ người yếu kém và người gian dối.
Những điều nêu trên là lý thuyết nhưng chắc chắn ít nhiều sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là lâu hay chóng, nhưng trong năm sắp tới này chúng ta có thể trông thấy những điều đó.
Và trong xu hướng thay đổi chung của đất nước,là sinh viên chuyên ngành du lịch.Em chọn đề tài những tác động của WTO đối với du lịch Việt Nam để có thể nêu ra ý kiến của mình về ngành du lịch khi hội nhập WTO và có điều kiện tìm hiểu thêm những giải pháp va phương hướng của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trước thềm WTO.
Nội dung
I.Các cam kết dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO
1.1Giới thiệu bảng cam kết dịch vụ của việt nam khi gia nhập WTO và giới biểu cam kết ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn khi Việt Nam gia nhập WTO
a.Cam kết dịch vụ của việt nam khi gia nhập WTO
Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép).
Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt só với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.
Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.
Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).
Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.
b.BiÓu cam kÕt dÞch vô du lÞch vµ dÞch vô liªn quan :
Ngµnh vµ ph©n ngµnh
H¹n chÕ tiÕp cËn thÞ trêng
Hạn chế đối xử quốc gia
Cam kết bổ xung
A.Kh¸ch s¹n vµ nhµ hµngbao gåm
_DÞch vô xÕp chç ë kh¸ch s¹n (CPC 64110)
_DÞch vô cung cÊp thøc ¨n(CPC 642)vµ ®å uèng (CPC 643
(1)Kh«ng h¹n chÕ
(2)Kh«ng h¹n chÕ
(3)Kh«ng h¹n chÕ ,ngo¹i trõ trong vßng 8 n¨m kÓ tõ ngµy gia nhËp ,viÖc cung cÊp dÞch vô cÇn tiÕn hµnh song song víi ®Çu t x©y dùng ,n©ng cÊp ,c¶I t¹o hoÆc mua l¹i kh¸ch s¹n .Sau ®ã kh«ng h¹n chÕ .
(4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung
(1)Kh«ng h¹n chÕ
(2)Kh«ng h¹n chÕ
(3)Kh«ng h¹n chÕ
(4)Cha cam kÕt , trõ c¸c cam kÕt chung .
B.DÞch vô ®¹i lý l÷ hµnh vµ ®iÒu hµnh tour du lÞch (CPC 7471)
(1) Kh«ng h¹n chÕ
(2) Kh«ng h¹n chÕ
(3) Kh«ng h¹n chÕ,ngo¹i trõ:C¸c nhµ cung cÊp dÞch vô níc ngoµi ®îc phÐp cung cÊp dÞch vô díi h×nh thøc liªn doanh víi ®èi t¸c ViÖt Nam mµ kh«ng bÞ h¹n chÕ phÇn vèn gãp cña phÝa níc ngoµi .
(4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung.
(1) Kh«ng h¹n chÕ
(2) Kh«ng h¹n chÕ
(3) Kh«ng h¹n chÕ,trõ híng dÉn viªn du lÞch trong doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t níc ngoµi chØ ®îc phÐp cung cÊp dÞch vô ®a kh¸ch vµo du lÞch ViÖt Nam nh lµ mét phÇn cña dÞch vô ®a kh¸ch cµo du lÞch ViÖt Nam .
(4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung .
C¸c cam kÕt cña ViÖt Nam khi héi nhËp :
§èi víi dÞch vô kinh doanh du lÞch ViÖt Nam chØ cam kÕt ®èi víi c¸c ph©n ngµnh dÞch vô ®¹i lý l÷ hµnh vµ kinh doanh l÷ hµnh du lÞch , dÞch vô s¾p xÕp chç trong kh¸ch s¹n , dÞch vô cung cÊp thøc ¨n vµ ®å uèng
Ph¬ng thøc cung cÊp dÞch vô:
Về phương thức cung cấp dịch vụ, GATS quy định có 4 phương thức.
Thứ nhất là phương thức cung cấp qua biên giới. Có nghĩa là dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau.
Thứ hai là phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ.
Thứ ba là phương thức hiện diện thương mại. Có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Thứ tư là phương thức hiện thể nhân. Có nghĩa là thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Như vậy trong các cam kết của mình đối với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (in-bound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.
Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài cũng không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.
Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.Đó cũng chính là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khach inboud.
1.2 Giíi thiÖu mét sè xu híng ph¸t triÓn vµ t¸c ®éng chung cña WTO tíi nÒn kinh tÕ nãi chung vµ nghµnh du lÞch nãi riªng .
a.Những tác động về kinh tế nói chung
Tác động rõ nhất là trên lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Xuất khẩu sẽ tăng khá cao,cả ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hầu hết mặt hàng, nhóm hàng đều tăng Ngoài những mặt hàng có kim ngạch lớn, xuất hiện nhiều mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng tăng.
Khi nước ta trở thành thành viên WTO, các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm... các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ngay lập tức tận dụng cơ hội này để tăng thị tr ường truyền thống và các thị trường khác .Cũng Do vậy mà hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên và nhập si êu cũng tăng lên
Đầu tư trực tiếp nước ngoài t ăng, quy mô vốn cao lớn hơn, tỷ lệ đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ lớn hơn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng rất cao.
b. Những tác động về ngành du l ịch
Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.
Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.
Cơ hội đầu tiên và rõ nhất là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách quốc tế vào Việt Nam; tiếp theo phải kể đến là sự gia tăng hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho thị trường và khiến các doanh nghiệp trong nước trưởng thành hơn trong môi trường cạnh tranh mới.
1.3 T×m hiÓu chung vÒ WTO
Lịch sử hình thành và phát triển cùa WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp :
1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại;
2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS;
3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO.
Những nguyên tắc cơ bản của WTO
Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lí qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, đó là:
- Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia).
- Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán).
- Dễ dự đoán (tức có thể dự đoán trước được) nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch.
- Tạo ra (nhằm thúc đẩy) môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn.
- Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất).
Thủ tục gia nhập WTO
Bất kỳ một quốc gia hay lãnh thổ nào có đủ quyền tự quản trong các chính sách thương mại đều có thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng nhất thiết phải được sự chấp thuận của đại đa số các nước thành viên tổ chức này.
Quá trình gia nhập WTO thường bao gồm 4 bước cơ bản:
Giới thiệu về mình. Chính phủ của quốc gia hay lãnh thổ nào muốn nộp đơn gia nhập WTO phải miêu tả tất cả các khía cạnh cụ thể của những chính sách kinh tế, thương mại của mình (thường được gọi là minh bạch hoá chính sách). Sau đó đệ trình lên WTO dưới dạng một bản chào và sẽ được ban công tác WTO kiểm tra lại.
Chỉ ra những gì mình có. Sau khi đệ trình bản chào lên WTO, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập tổ chức này sẽ phải đàm phán song phương với từng quốc gia thành viên. Phải đàm phán song phương bởi các nước hay lãnh thổ khác nhau sẽ có những lợi ích thương mại khác nhau. Những cuộc đàm phán này sẽ bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ thuế quan, thâm nhập thị trường đến các chính sách cụ thể về hàng hoá và dịch vụ... Dù là đàm phán song phương, những cam kết của thành viên mới cũng phải phù hợp với tất cả các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Mặt khác, những cuộc đàm phán cũng quyết định các lợi ích (chẳng hạn như những cơ hội về xuất, nhập khẩu) mà các nước thành viên cũ mong đợi thành viên trong tương lai mang lại. Vì thế, những cuộc đàm phán có thể sẽ rất căng thẳng và phức tạp.
Định ra một thời điểm thực hiện các cam kết gia nhập. Sau khi quốc gia hay lãnh thổ hoàn thành hai bước trên, ban công tác WTO sẽ quyết định thời hạn gia nhập của họ và cho ghi trên một văn bản có tên là "Hiệp ước thành viên sơ bộ" (còn gọi là "Nghị định thư về quá trình gia nhập"). Đồng thời đưa ra danh sách (và cả thời hạn thực hiện) những cam kết khi trở thành thành viên WTO của quốc gia, lãnh thổ này.
Quyết định. Trong bước cuối cùng này, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập WTO phải đệ trình Nghị định thư về quá trình gia nhập cũng như danh sách các cam kết lên Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng WTO. Nếu 2/3 thành viên của tổ chức này bỏ phiếu chấp thuận, quốc gia, lãnh thổ đó sẽ được phép ký vào bản Nghị định thư và trở thành thành viên của WTO.
II. C¬ héi vµ th¸ch thøc khi héi nhËp WTO ®èi víi c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh ViÖt Nam
Thách thức nhiều hơn cơ hội", đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO.
Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên gay gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh. Ðiều đáng lo ngại là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nước ta còn nhiều hạn chế.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn đóng góp khá hạn chế.
Nhưng tình thế đã thay đổi, doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước đang phải đối diện trước một thực tế là vào WTO thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100 % vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lớn hơn.
Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách, nhiều khả năng, các công ty nước ngoài sẽ áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và không ít doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh sẽ phải ra đi.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện.
Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm, mà ở đây các công ty chú trọng về tính hấp dẫn và sự tiếp cận nhu cầu của khách, phù hợp đặc tính tâm lý chủng tộc, tôn giáo. Với những lợi thế của mình, các công ty nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh nhằm phân chia thị phần khách sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam, như dùng hệ thống đại lý phân phối hùng mạnh của họ để giành giật thị phần khách đến Việt Nam hoặc sử dụng hãng hàng không của họ hoặc do họ khống chế thông qua việc điều tiết vận chuyển khách đến nước ta.
Ngoài ra, các công ty nước ngoài thường tận dụng khả năng tài chính để tung ra các chương trình khuyến mại trong những thời gian nhất định nhằm loại bỏ những đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biện pháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, như giữ lại toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm ngoài lãnh thổ Việt Nam để tránh nộp thuế trên phần giá trị gia tăng và tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả các dịch vụ tại Việt Nam thông qua các tập đoàn dịch vụ bên ngoài lãnh thổ nước ta để giảm bớt thuế giá trị gia tăng.
Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các công ty kinh doanh lữ hành, bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn sẽ "bắt tay" tạo ra những liên kết nhằm giành ưu đãi như đặt chỗ, đặt phòng cho họ và đẩy các công ty yếu tiềm lực đã khó khăn về nguồn khách, lại càng rơi vào tình trạng thiếu và khó khăn hơn. Còn khi, nếu hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng đủ, các liên kết này lại tiếp tục dành cho nhau ưu đãi về giá, chất lượng dịch vụ. Một điểm khác là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng tài chính sẽ không ngần ngại có những chính sách thu hút nhân lực giỏi chuyên môn từ các doanh nghiệp trong nước.
Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình.
Muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phải am hiểu luật pháp quốc tế, nắm vững các cam kết và lộ trình mở cửa cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài; tìm cách củng cố và phát huy các lợi thế so sánh của chính doanh nghiệp trong điều kiện thị trường mở; đánh giá đúng thực trạng tiềm lực của mình để có những chiến lược liên doanh, liên kết đúng hướng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ đặt chỗ qua mạng internet nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện đại và xây dựng các sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang nét đặc sắc dựa trên ưu điểm nổi bật của tiềm năng du lịch Việt Nam.
Một điểm các doanh nghiệp lữ hành cần chú trọng là không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm thâm nhập các thị trường và thành lập được mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước để chiếm lĩnh chắc chắn thị trường du lịch trong nước và thị trường đưa khách Việt Nam đi các nước; tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có tầm hoạch định và cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để tránh tình trạng "chảy máu chất xám" sang các công ty lữ hành nước ngoài.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành, Tổng cục Du lịch đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường du lịch trọng điểm và truyền thống; cung cấp các thông tin và đưa ra được những dự báo chính xác về tình hình phát triển du lịch và thị trường khách; phối hợp liên ngành để giảm giá tua du lịch; thực hiện liên kết chống độc quyền, phá giá trong kinh doanh lữ hành quốc tế giữa các doanh nghiệp.
Cơ hội của du lịch Việt Nam
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta.
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0089.doc