Những giải pháp huy động vốn & sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An

n Lời mở đầu ghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nước CHXHCN Việt Nam, nằm trên ngả tư của tuyến đường Bắc Nam và từ Lào ra đại dương. Một tỉnh có giao thông thuận lợi nối kết với các tỉnh trong cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng liên lạc cùng các nước trong khu vực. Nghệ An được coi là trung tâm kinh tế xã hội của vùng đồng bằng Bắc Trung bộ. Với biên giới biển kéo dài đặc biệt là có 2 dòng hải lưu nóng từ ngoài biển khơi phía Nam và từ phía Bắc vào pha trộn thành vùng nướ

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp huy động vốn & sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nổi, biển Nghệ An thu hút nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có trữ lượng lớn và tập trung. Nghệ An có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản. Nhận biết thế mạnh của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đang chú trọng phát triển ngành Thủy sản, đây đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu to lớn. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, kết hợp với sự tham mưu của Sở Kế hoạch đầu tư, ngành Thủy sản Nghệ An đã và đang được đầu tư lớn tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới. Tuy nhiên, hiện trạng ngành Thủy sản đang gặp khó khăn như là quy mô sản xuất chưa lớn, tính đồng bộ sản xuất trong dây chuyền chưa có, chuyên mô hoá chưa cao, các nhà máy chế biến sản xuất sản phẩm có máy móc còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư hiệu quả vì vậy sản phẩm làm ra chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác đúng tiềm năng sẵn có, Thủy sản Nghệ An phải đầu tư cải cách sản xuất, phát triển đồng đều cả ba khâu đấnh bất, nuôi trồng, chế biến. Muốn vậy, đầu tiên phải có vốn để nâng cấp đổi mới công nghệ, hiện đại dụng cụ sản xuất. Trong mỗi quá trình vận động để tạo ra của cải, vật chất, con người là trung tâm của sự phát triển và tăng trưởng về chất cũng như về lượng, là tổng hòa quy định cũng như các mối quan hệ giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động của một phương thức sản xuất nào đó, nhưng như chúng ta biết muốn đi đến kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất thì trước hết phải có một đầu vào cho một quá trình sản xuất ấy đó là tư liệu đầu vào gồm con người, nguồn tài nguyên, công nghệ sản xuất và có lẽ sau nữa vẫn là tiền mà chúng ta nghiễm nhiên đưa chúng vào nguồn đầu tư mong lợi ích về sau. Thiếu việc làm, thiếu sản xuất, thiếu công cụ, dụng cụ, thiếu tri thức, thiếu tư liệu sản xuất thì sẽ dẫn tới một kết quả vô nghĩa và với kết quả đó hì về lâu về dài sẽ chắc chắn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân và dẫn tới nhân dân sẽ sống trong nghèo khổ gây nên một tình trạng thiếu đi văn minh, lịch sự. Qua đây sẽ nảy sinh các mầm mống tiêu cực, cực đoan, gây hậu quả khôn lường cho xã hội, phá hoại những giá trị cơ bản của nguồn gốc con người và làm xói mòn những quan hệ tót đẹp trong cộng đồng. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, nên qua thời gian thực tập ở sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An, với suy nghĩ của một sinh viên khoa Kinh tế Nông nghiệp và PTNT em có băn khoăn không nhỏ trong hướng đi của ngành Thủy sản Nghệ An sau những năm thay đổi cơ cấu, chuyển dịch hướng phát triển mà vẫn không tránh khỏi những hạn chế trước mắt cũng như lâu dài. Vậy nên "Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Thủy sản Nghệ An" là một trong các đề tài nghiên cứu không mới mẻ, nhưng để phần nào đó sẽ giúp cho em tháo gỡ, giải đáp những băn khoăn nói trên, cũng như đóng góp một phần kiến thức sau bốn năm tu dưỡng và rèn luyện tại trường Đại học KTQD Hà Nội vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Để hoàn thành đề tài em đã tập hợp các quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp, quan điểm động và lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp dự báo, phương pháp cân đối liên ngành, hệ thống thông tin kinh tế, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích chi phí lợi ích kết hợp với các phương pháp ngiên cứu của nhiều bộ môn khao học liên quan. Sử dùng các giao trình kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế đầu tư, Kinh tế Thủy sản cùng những tài liệu liên qua đến ngành Thủy sản Nghệ An. Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Vũ Đình Thắng trực tiếp hướng dẫn, các cô chú trong phòng Nông nghiệp Sở KH&ĐT Nghệ An cung cấp tài liệu cùng các ý kiến đóng góp của bạn bè đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này. Đề tài ngiên cứu gồm có các nội dung sau : Lòi nói đầu Chương I : Cơ sở lý luận và thự tiễn huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành nuôi trồng Thủy sản Nghệ An. Chương II : Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An. Chương III : Một số kiến nghị nhằm khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Thủy sản nghệ An I – Khái niệm về ngành Thuỷ sản và vị trí của ngành đối với kinh tế Nghệ An I.1 – Khái niệm ngành thủy sản. I.1.1 – Ngành Thủy sản Nghệ An là một ngành sản xuất vật chất độc lập. Quá trình phát triển của loài người gắn với với các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi thủy sản. Lợi dụng khả năng iềm tàn về sinh vật sống trong môi trường nước con người tiến hành khai thác, nuôi trồng và chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Do đối tượng lao động của ngành Thủy sản là đất và nước, với sự phát triển của nông thôn và mang nhiều nét giống với sản xuất nông nghiệp. Là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chất chuyên ngành, sản xuất thủy sản còn là một ngành nghề truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao hồ và sông biển. Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT và công nghệ, các công cụ lao động của ngành thuỷ sản cũng được cải tiến và hoàn thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác , chế biến thuỷ sản, đồng thời công nghệ sinh học hiện đại cung đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng nghề nuôi thuỷ sản với kỹ năng quản lý ngày càng cao đã đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. I.1.2 –Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp. Do phần lớn sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu động thực vật thuỷ sinh và được đưa vào tiêu dùng sinh hoạt nên người ta coi thủy sản thuộc nhóm ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng (nhóm b) trong thực tế, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đại bộ phậm sản phẩm thuỷ sản không được đưa vào tiêu dùng trực tiếp mà trở thành sản phẩm trung gian, nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chế biến. Sản xuất thuỷ sản từ việc nuôi trồng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác bị phị thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, thuỷ văn, giống, loài thuỷ sản…nên sản xuất mang nhiều tính nông nghiệp. Mặt khác, các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt: công nghiệp khai thác cá biển, cơ khí tầu biển, công nghiệp sản xuất thức ăn, công nghiệp chế biến. Cơ chế thị trường đòi hỏi ngành thuỷ sản phải có một hệ thống dịch vụ chuyên ngành thích hợp như: sửa chứa tàu thuyền, ngư cụ, vận chuyển con giống, mạng lưới thương mại thuỷ sản đến tân nới các cơ sở sản xuất… Mặt khác kinh doanh thương mại tổng hợp cho sản phẩm thuỷ sản tạo ra những lĩnh vực mới như kết hợp dịch vụ với du lịch và giao thông vận tải. I.2 –Vị trí ngành thuỷ sản đối với kinh tế Nghệ An. Ngành thuỷ sản giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế Nghệ An bởi vì, Nghệ An là một tỉnh có hải phận và vùng nước nội địa lớn. Dân số tăng nhanh, xã hội phát triển đặt ra vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và thực phẩm. Ngành thuỷ sản Nghệ An góp phần hết sức quan trọng vào vấn đề thực phẩm cho con người. Xu hướng sử dụng thực phẩm thuỷ sản trên thế giới tăng lên vì vậy chỉ có phát triển ngành thuỷ sản ở trình độ cao mới hy vọng giải quyết được nhu cầu ngày càng cao của con người trong tương lai. Sản xuất thuỷ sản là khu vực nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Giá trị của thủy sản chế biến gia tăng nhiều lần làm tăng khả năng canh tranh, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhà nước. Nghệ An có lợi thế về mặt nước, thời tiết khí hậu có lợi cho sự phát triển của ngành thuỷ sản. chính vì vậy ngành càng có vị trí quản trọng trong ngành kinh tế và có vai trò chủ yếu trong việc tăng khả năng tích luỹ cho công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế. Ngành thuỷ sản phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, phần lớn ở các ngành nông thôn và ven biển. Nó còn thu hút lượng lớn lao động nông nhàn, làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống, góp phần làm giảm đi làn sóng di dân vào thành thị. Phát triển sản xuất thuỷ sản sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp bao gồm cả thị trường TLSX và TLTD. Việt tăng cầu trong khu vực thuỷ sản và nông thông sẽ tác động trực tiêp đến khu vực phi nông nghiệp, tạo điều kiện thuân lợi cho công nghiệp phát triển. Ngành thuỷ sản còn có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững trong nên kinh tế. Bảo vệ mội trường nước sự đa dạng sinh học của biển đồng nghĩa với việc bảo vệ sự sống trên hành tinh chúng ta. Ngành thuỷ sản được coi là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sự phát triển bền vững của môi trường nước, đặc biệt là sinh vật biển. ở Nghệ An phát triển sản xuất thuỷ sản gắn liền với việc xoá đói giảm nghèo, đặc biệt vùng cao, vùng sâu. Thực phẩm thuỷ sản sản xuất tại chỗ còn làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em miền núi. Việc sản xuất thuỷ sản tập trung ở ven sông suối, ao, hồ còn giúp soá bỏ tập quán du canh du cư, tăng cường an ninh biên giới trên đất liền. Ngoài ra phát triển các đội tào khai thác biển cũng là góp phần tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ lãnh hải chủ quyền, biên giới hải đảo. II - Vốn đầu tư với ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An II.1 - Đặc điểm của vốn đầu tư với ngành nuôi trồng thủy sản Nghệ An. II.1.1 - Khái niệm vốn đầu tư : Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và các nguồn khác được đưa và sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn trong sản xuất kinh doanh dịch vụ sinh hoạt xã hội và sinh hoạt của mỗi gia đình. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lần đầu tiên được hình thành, vốn đầu tư được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… Đối với những cơ sở sản xuất đang hoạt động, vốn đầu tư được dùng để mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc, xây dựng thêm một số nhà xưởng và tăng thêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa và mua sắm thêm tài sản cố định đã bị hỏng, hao mòn. Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là quá trình thực hiện chuyển hóa vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh. Như vậy, quá trình sử dụng vốn đầu tư là nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoạch tạo tiềm lực lớn hơn cho cơ sỏ sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đầu tư vốn để phát triển Thủy sản là tái tạo và nâng cao những năng lực sản xuất của tài sản cố định trong ngành Thủy sản, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong ngành Thủy sản mà trước hết là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong khâu chế biến, nuôi trồng thủy sản. Qua đó, chúng ta nhận biết rằng nếu chính sách đầu tư đúng sẽ tạo lập một hành lang kinh tế cho việc sử dụng có hiệu quả và triệt để vốn đầu tư trong ngành thủy sản với mục tiêu đã định trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh của từng vùng, từng công đoạn, từng lĩnh vực cụ thể trong ngành Thủy sản Nghệ An hiện nay. Đầu tư vào ngành Thủy sản Nghệ An trước hết là phải có vốn bằng tiền, bắt đàu phát triển sản xuất vật chất thì tiền là vấn đề then chốt. Tiền ở đâu ra ? chính là câu hỏi đặt ra để câu trả lời là cần có giải pháp huy động vốn đầu tư thật tốt. Khi đã huy động được tiền thì việc đầu tư vào ngành thủy sản Nghệ An không phải đơn giải. Việc đưa nguồn lực, công nghệ, tư liệu sản xuất hay tìm ra mục dích sản xuất là chưa đủ, mà còn cần hoạch định chính sách đầu tư hợp lý, kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực đầu vào với các điều kiện do khách quan và kinh nghiệm lâu năm tạo ra một ngành ngề kinh tế hoạt động có hiệu quả. Đây chính là câu trả lởi cho câu hỏi sử dụng vốn đầu tư như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao. II.1.2 - Đặc điểm vốn đầu tư đối với ngành nuôi trông thủy sản Nghệ An. Trong công tác đầu tư vốn vào kinh tế thủy sản, các nhà đầu tư cần chú ý các đặc điểm sau đây : Một là : Đầu tư trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn và đặc biệt là đầu tư trong ngành Thủy sản thường có thời gian thu hồi vốn dài hơn đàu tư vào các ngành kinh tế khác, hiện tại vốn đầu tư cần rất lớn, mặc dù sinh lợi cao nhưng kinh doanh theo mùa vụ sẽ kéo theo chu kỳ kinh doanh dài nên khấu hao lớn. Tính rủi ro và kém ổn định trong sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi vốn đầu tư dẫn đến nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng thu hồi vốn đầu tư của các ngành kinh tế gián tiếp (dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh… ) có sử dụng nguyên liệu thủy sản và liên quan đến ngành thủy sản. Hai là : Hoạt động đầu tư trong thủy sản thường gắn với phạm vi trong không gian rộng lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khác nhau, dẫn đến cơ cấu giống loài, trữ lượng, năng suất phân bổ và đạt được không đều. Tiếp đó là cơ cấu dân số cũng rất phức tạp do phải lao động theo mùa vụ nên việc di dân tự do từ vùng này sang vùng khác, từ nơi này đến nơi kia lại không thông qua một quy luật nào cả, điều động lao động trong ngành Thủy sản gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân lực lẫn cơ cấu nguồn lực. Thế là nguồn tìm vốn, vốn tìm nguồn cứ luẩn quẩn vòng trong bát quái không có lối ra nào thoả đáng. Ba là : Đặc điểm địa lý, khí hậu của Nghệ An đã đẫn đến việc vốn đầu tư có lúc rất cần số lượng lớn, có lúc lại quá nhãn rỗi. Khi đầu tư vào ngành thủy sản, gặp mùa mưa bão thì tiền thành nhàn rỗi, mà mùa mưa bão thời gian lại kéo dài. Khi tới mùa đánh bắt, nuôi trồng thì lại cần lượng lớn của vốn. Vì vật hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao. Bốn là : Do sản phẩm của ngành Thủy sản hầu như sinh trưởng và phát triển dưới nước nên việc tính toán lượng thu sản phẩm rất khó từ đó việc hoạch định kế hoạch sản xuất cũng như nhu cầu về vốn cũng gặp không ít khó khăn. Năm là : Khi đầu tư vào ngành thủy sản Nghệ An cần nắm bắt, tính toán sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, biển, sông ngòi, ao hồ, dân số, thị tường đã nêu ở trên để đạt được hiệu quả sử dụng cao. Sáu là : Những bộ phận cấu thành vốn cố định có nguồn gốc sinh học. Đó là những đàn cá, đàn tôm bố mẹ được nuôi dưỡng đặc biệt để làm nhiệm vụ nhân giống. Giá trị sử dụng của chúng phụ thuộc vào quy luật sinh học, khác với tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật. Bảy là : Vốn SX tác động vào quá trình nuôi trồng và khai thác thủy sản không bằng cách trực tiếp mà phải thông qua môi trường nước và vật nuôi. Vì vậy, cơ cấu vốn SX phải phù hợp với tưng loại hình mặt nước, SX Thủy sản và giống loài thủy sản. II.2 - Vai trò của vốn đàu tư trong phát triển ngành Thủy sản Nghệ An : Từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất hai miền nam bắc tình hình kinh tế nghệ An lúc này vẫn còn là bức tranh vẽ còn giang dở, các gam màu vẫn bị phủ một lớp dày bụi khói trong chiến tranh. Sau khi ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ (1954), Nghệ An đã và đang dần tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội một các ổn định, do đó hàng hóa sản xuất để tiêu dùng thì bên cạnh đó còn cố gắng phục vụ cho đồng bào miền Nam đánh giặc để cùng tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, do vậy nền kinh tế Nghệ An lúc này có thể đang gặp khó khăn nhưng Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tiếp thu định hướng của Đảng và nhà nước rất rõ về tiềm năng xây dựng tỉnh nhà bằng nông nghiệp. Vừo thoát khỏi chiến tranh, mặc dù nguồn vốn vẫn còn eo hẹp, lực lượng lao động không qua đào tạo bằng kinh nghiệm lẫn truyền thống từ xưa để lại, tuy năng suất chưa cao nhưng Tỉnh ủy, UBND đã định hướng rất rõ ràng về tiềm năng xây dựng đất nước bằng nông nghiệp, trong đó ngành thủy sản chiếm một phần quan trọng. Công cuộc đánh đuổi kẻ thù đã đưa đến tình trạng nguồn vốn eo hẹp, lực lượng lao động không qua đào tạo cơ bản thường là lao động bằng kinh nghiệm lẫn truyền thống từ xưa để lại, tuy năng suất chưa cao, nhưng Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhận thức rõ vai trò Thủy sản, nông thôn trong quá trình xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nên ngay từ bước đầu của thời kỳ hòa bình lập lại, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có hướng đầu tư rất đúng mực để tác động vào ngành nuôi trong thủy sản rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh còn đưa ra những chính sách cho vay, mượn theo một cách hợp lý đén từng địa bàn, vùng loại đất, thậm chí đến từng loại hộ nông dân, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, trên cơ sở căn cứ đó lập ra kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài để tạo lòng tin cho nhân dân mà yên tâm lao động sản xuất. Vì những chính sách đầu tư hợp lý nói trên mà ngành Thủy sản của tỉnh Nghệ An trong lúc này phát triển có chiều hướng khả quan hơn, ổn định từng bước tăng dần theo hàng năm. Như vậy qua đây chúng ta mới thấy không bất cứ một ngành sản xuất nào mà không cần đến đầu tư cơ bản, đầu tư là then chốt trong mọi hoạt động để sản xuất ra của cải vật chất cho mọi hoạt động và cuộc sống của con người. Với những giải pháp và hướng đi hợp lý thì đầu tư không những là động lực thúc đẩy sự phát triển mà nó còn bao hàm cả tính quyết định thành bại của vấn đề. Trong những năm gần đây Tỉnh ủy, UBND luôn luôn coi ngành thủy sản là một trong những mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn chiến lược trong xây dựng và phát triển ngành Thủy sản vì hàng hóa sản xuất ra từ ngành này phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, sản phẩm của thủy sản là một trong thế mạnh xuất khẩu của nước ta. Trên cơ sở đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh vẫn luôn dành một khoản đầu tư rất đáng kể trong tổng số đầu tư của tỉnh từ ngân sách của các ngành khác băng việc huy động các loại nguồn vốn khác nhau như : nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, vốn tự có của các ngành sản xuất khác, các hợp tác xã đều dành một phần thỏa đấng đẻ nạp ngân sách từ đó tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ ngành Thủy sản. Qua đó, nhờ vốn đầu tư mà chúng ta phần nào đã khắc phục được những hạn chế rủi ro do thiên nhiên tạo ra bằng cách xây dựng, nâng cấp các công trình, thủy lợi lớn nhỏ, đại thủy nông đến trung và tiểu thủy nông, các khu trại giống, đào ao, hồ thả cá phục vụ cho ngành đánh bắt, chăn nuôi thủy sản. Tình hình sản xuất, giải quyết vấn đề khai hoang, phục hóa các đất chua phền, nạo vét các kênh mương, ruộng đồng ở các vùng chiêm trũng và sông hồ. Như các vấn đề đã nêu trên, cùng căn cứ các vấn đề đã và đang xây dựng cũng như sắp xây dựng đều toát lên được cái quan trọng của vốn đầu tư trong chiến lược hoàn thành các dự án, các mục tiêu xây dựng ngành thủy sản của Tỉnh ủy và UBND tỉnh qua việc tiêu biểu các biện pháp, giải pháp huy động vốn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngành thủy sản là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành the phương châm : "Vón trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng". Trong những năm gần đây, với chiều hướng đầu tư ngày càng được mở rộng và đúng quy mô phát triển đi đến đa dạng về hình thức nên hiệu quả vốn đầu tư xây dựng là một vấn đề luôn luôn được đề cập đến một cách rõ ràng, trên cơ sở đó xác địng các phương hướng trước mắt cũng như lâu dài nên ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước. Trên cơ sở đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những chính sách, mục đích để xác định những khuynh hướng cụ thể nhằm đầu tư một cách có hiệu quả qua từng thời kỳ nhằm đưa ngành thủy sản lên từng bước, thúc đẩy đời sống nhân dân trong vùng nông thôn phần nào được cải thiện, đưa thu nhập từng người dân lên một bước để xoá đói, giảm nghèo, một phần hỗ trợ được cuộc sống của mình. Thời kỳ 1954 - 1965 : Tỉnh ủy, UBND tỉnh bước đầu ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư cho ngành Thủy sản cụ thể như sau : Thời kỳ 1955 - 1961 : UBND đã đàu tư vào Thủy sản để tu bổ công cụ thuyền bè, chài lưới, xây dựng các trạm nghiên cứu giống. Trong kế hoạch 3 năm từ năm 1958 - 1960, vốn đầu tư cho Thủy sản lên tới hàng triệu đồng góp phần khôi phục Thủy sản phát triển một cách nhanh chóng. Thời kỳ 1961 - 1965 : Tổng số vốn đầu tư cho Thủy sản tăng gấp 3 lần, mức bình quân cho một lao động thủy sản gấp 1,7 lần. Song song với nguồn vốn ngân sách Đảng, Nhà nước còn huy động thêm vốn từ các HTX sản xuất Thủy sản nhờ đó hệ thống sản xuất, chăn nuôi cung cấp giống và nuôi trồng thủy sản được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Mặc dù với sự quan tâm rất đặc biệt và huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng, kịp thời nên nguồn vốn đầu tư, phát triển Thủy sản so với các ngành kinh tế khác tại thời điểm đó là tương đối lớn nhưng vẫn chưa đủ, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, bên cạnh đó còn bị thất thoát, rò rỉ nên hiệu quả vẫn còn ở mức khiêm tốn. Thời kỳ 1966 - 1975 : Đây là thời kỳ miền Bắc chuyển sang kinh tế thời chiến nên vốn đầu tư vào lĩnh vực Thủy sản có sự biến động nhưng vẫn được coi trọng. Song vì chiến tranh thương xảy ra trên biển và trên đồng bằng cùng với việc phải ưu tiên cho các ngành khác trong đó có quốc phòng nên mức đầu tư và tỷ trọng vốn Thủy sản bị giảm đi (chủ yếu chỉ còn nuôi trồng) nên ngành Thủy sản vào thời kỳ này phát triển chậm, có khi còn dẫm chân tại chỗ, thay vào đó là những công trình được khôi phục lại sau chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Thời kỳ 1976 - 1988 : Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam được hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH, kinh tế Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển mới, với những khó khăn và thuận lợi mới. Thế nhưng Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã dành trên 8% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh nhà cho Thủy sản. Qua những ý kiến khái quát trên, chúng ta thấy rằng dù cho tình hình phát triển qua các thòi kỳ khác nhau thế nào đi chăng nữa, đầu tư vào Thủy sản là một trong những chiến lược hết sức quan trọng, nó đảm bảo được tính ổn định kinh tế xã hội, cung cấp thức ăn dinh dưỡng cho nhân dân, cũng vừa tăng GDP của đất nước. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp chế biến. Thời kỳ 1989 đến nay : Đại hội toàn quốc lần thứ VI của đảng đã đề ra, nó đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới của phát triển Thủy sản nước ta. Ngành Thủy sản đối mới, cải cách quản lý kết hợp với sự quan tâm đầu tư đúng mức của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ngành thủy sản Nghệ An đã tiếp nhận lượng vốn đầu tư lớn từ các nguồn để kiến thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy chế biến, cải tiến công nghệ đánh bắt, đầu tư máy móc hiện đại cho thuyền ra khơi từ đó hành thành một ngành kinh tế mạnh, đóng góp vào lượng hàng hóa cho tỉnh nhà. Trong những năm tới, Thủy sản Nghệ An đang tích cực đầu tư lớn hơn nữa vào tái sản xuất để mở rộng quy mô, đa dạng hóa làng nghề, đưa ngành đánh bắt, nuôi trồng chế biến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại kim nghạch xuất khẩu to lớn cho tỉnh nhà. II.3 - Một só chỉ tiêu đấnh giá hiệu quả vốn đầu tư. II.3.1 - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn + Để đánh giá hiệu quả việc huy động vốn, trước tiên chúng ta cần xem xét khối lượng vốn huy động trong một năm, quy mô huy động lớn hay nhỏ, tăng dần theo hàng năm hay không. Khối lượng huy động trong một năng càng lớn thì việc huy động càng có hiệu quả Tiếp đến ta xét xem mức vốn huy động có đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của ngành Thủy sản hay không ? Đáp ứng được bao nhiêu % lượng vốn cần dùng : Khối lượng vốn huy động được Tỷ lệ huy động vốn đạt được = x 100% Khối lượng vốn cần có Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ việc huy động càng có hiệu quả. II.3.2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Đế đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ) Hiệu suất sử dụng vốn cố định Doanh thu tiêu thụ hàng hóa Hiệu suất sử dụng vốn cố định = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ thu được sử dụng vốn cố định vào kinh doanh Nguyên giá TSCĐ + Nguyên giá TSCĐ cần khấu hao đầu năm cần khấu hao cuối năm VCĐbình quân = 2 Mức sinh lời vốn cố định Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Mức sinh lời vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ hàng hóa Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt. Mức sinh lợi vốn lưu động Mức sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, cho biết 1 đồng vốn lưu động làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức sinh lợi vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 hình thức : số vòng quay của vốn lưu động và số ngày luân chuyển của 1 vòng quay vốn - Số vòng quay vốn: là số lần luân chuyển vốn trong kỳ: Số vòng luân chuyển trong năm = Doanh thu thuần Vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động thể hiện vốn lưu động của doanh nghiệp chu chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp cần ít vốn nhưng tỷ suất lợi nhuận cao. - Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn Số ngày của vòng luân chuyển = Số ngày trong năm Số vòng luân chuyển Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Số ngày của vòng luân chuyển càng ít thì tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. ị Các chỉ tiêu trên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhưng nó chỉ cho các doanh nghiệp biết mình có thể sử dụng vốn có hiệu quả hay không chứ không thể cho biết tại chỗ nào với sản lượng là bao nhiêu, doanh thu như thế nào thì bảo toàn vốn và có lãi, lãi tới mức nào thì đạt lợi nhuận tối đa. III - các nguồn vốn và hình thức huy động vốn nuôi trồng Thủy sản Nghệ An III.1 - Các nguồn vốn cho nuôi trồng thủy sản Nghệ An. Vốn ngân sách : Xác định đầu tư vốn là một yếu tố sống còn, nếu thiếu vốn các dự án đầu tư chắc chắn sẽ không được thực hiện, thậm chí còn vô nghĩa, vậy nên việc huy động vốn trong các loại nguồn vốn là mục tiêu vô cùng quan trọng của các dự án đầu tư của một ngành nghề, thậm chí Chính phủ nước này hay chính phủ nước khác. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nguồn vốn bắt đầu được đầu tư trực tiếp của Nhà nước và nhân dân, từ năm 1991 đến nay có nguồn vốn cho vay đến các hộ sản xuất. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước các cấp trong mấy năm qua đã cho hơn hàng chục triệu các hộ nông dân vay vốn, với số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nhờ có nguồn vốn tín dụng này mà các hộ nông dân có vốn để mở rộng sản xuất, khắc phục được những khó khăn về thiếu vốn, nhất là các hộ nông dân nghèo. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả góp phần tạo ra các năng lực sản xuất mới ở các vùng trọng điểm, sản xuất hàng hóa nông lâm, thủy hải sản. Nguồn vốn bổ sung : Nhờ có nguồn vốn đầu tư được tăng cường từ những nguồn, nhất là nguồn trong dân, phương pháp đầu tư nay đã thực sự đổi mới nên hiệu quả đầu tư cho Thủy sản đã tăng so với trước, hiệu quả rõ nét từ các năm gần đây tăng trưởng trong ngành Thủy sản, nhìn chung khá ổn định và rất mạnh, sản lượng tăng nhanh, bộ mặt nông thôn nơi nuôi trồng, đánh bắt ngày đổi mới. Tiết kiệm, tích lũy cùng là một cách huy động nguồn vốn đáng kể, vốn này được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất nhằm duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội trên phạm vi lãnh thổ. Tiết kiệm trong nước gồm có : Tiết kiệm của doanh nghiệp, hộ gia đình, Tiết kiệm của doanh nghiệp (Sh) là mức lợi nhuận để lại doanh nghiệp (Pr để lại DN) và mức khấu hao (Dp) : Se = Pr để lại DN + P. Tiết kiệm của hộ gia đình (Sh) là hiệu số giữa tổng thu và tổng chi của hộ gia đình. Các nguồn vốn khác : Nguổn thu ODA là quy định của Liên hiệp quốc (LHQ), các nước có thu nhập cao phải dành 0,7% GDP để viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các nước này. Nguồn ODA viện trợ có hình thức song phương hay đa phương (WB, ADB, IMF…) dưới các hình thức đó là : + Cho vay với lãi suất ưu đãi từ 0,5 - 5% trong một năm. + Cho vay không phải trả lãi. + Viện trợ không hoàn lại. Nguồn NGO chủ yếu đưa vào đẻ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế nhân đạo… Nguồn FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp tư nước ngoài chủ yếu là tư nhân. Nguồn này rất quan trọng đén các nước đang phát triển, nó đầu tư chủ yếu vào hoạt động sản xuất, chuyển giao nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân tại chỗ, thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nước sở tại.. Nguồn kiều hối là nguồn tiền mà các công dân nước sở tại định cư ở nước ngoài đầu tư về, ở Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn còn nghèo nên lượng tiền này mỗi năm đổ về là một nguồn rất quan trọng trong chiến lược nhằm đầu tư xây dựng và phát triển xã hội. III.2 - Hình thức huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển ngành Thủy sản Nghệ An. Trong những năm trở lại đây Đảng, Nhà nước rất quan tâm từ việc đầu tư trong nước. Bên cạnh đó việc huy động cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thời kỳ từ năm 1991 - 1999 chúng ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển Thủy sản. Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã bám sát và phục vụ đắc lực đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, thực hiện phương châm huy động vốn mạnh mẽ bằng cách xúc tác các ngân hàng đi vay, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm khai thác tốn hơn các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, thay đổi cơ cấu thu hoạch và các nguồn vốn có lợi cho đầu tư trung và dài hạn với những nổ lực trong công tác huy động vốn. Mấy năm qua, nguồn huy động được mở rộng vốn đầu tư thực hiện hàng năm đều tăng. Bằng nhiều công cụ thiết thực huy động vốn phong phú, đa dạng và phù hợp với điều kiện trên địa bàn Nghệ An nên chúng ta đã đạt được kết quả đầy khích lệ. III.2.1 - Huy động vốn thông qua kho bạc Nhà nước Như chúng ta đã biết, các học thuyết kinh tế có nêu rằng chỉ tiêu đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiế._.p tới tốc độ phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà đối với Nghệ An trong giai đoạn hiện nay bắt buộc phải huy động vốn trong và ngoài nước để bớt khả năng tài trợ cho mục tiêu đầu tư của mình do các khoản phải thu ngân sách từ thuế và các khoản đống góp của xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của đầu tư. Theo như luật Ngân sách Nhà nước được thông qua ngày 20/9/1996 ở điều 7 có ghi : "Quỹ NSNN được quản lý tạ Kho bạn Nhà nước", nên điều này thật đễ hiểu, Chính phủ phải huy động vốn thông qua hệ thống kho bạc nhà nước. Nguồn vốn huy động này càng được gia tăng, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ trong nước, Vốn huy động bù đắp được sự thiếu hụt trong những năm qua. Để đạt được những kết quả đố, Kho bạc Nghệ An đã áp dụng các biện pháp huy động sau đây : * Trái phiếu kho bạc Nhà nước : Đây là hình thức huy động nhằm mục đích để bù đắp, bù chi NSNN và đáp ứng nhu cầu chi tiêu đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách hàng năm được duyệt, với hình thức ngày càng đa dạng, thời gian vay vốn với lãi suất cao khác nhau cho từng hình thức cụ thể đã thích hợp với những nhu cầu gửi tiền chủ nguồn chủ sở hữu vốn. Huy động thông qua hình thức này thì chúng ta có một nguồn vốn được huy động rất lớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong từng nguồn vốn huy động được trong tỉnh. * Trái phiếu công trình : Là loại trái phiếu chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên được phát hành đẻ xây dựng các công trình, dự án lớn do Chính phủ thực hiện. Trái phiếu này gồm hai loại : + Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho các công trình đầu tư TW, do ngân sách tài chính (NSNN) bảo lãnh thanh toán. + Trái phiếu huy động vốn cho các công trình địa phương do UBND tỉnh, Thành phố (NSĐP) bảo lãnh thanh toán. Trong thời gian tới đây loại trái phiếu này sẽ được và đã được thực hiện bán đồng bộ, trái phiếu công trình sẽ trở nên quen thuộc hơn với người dân như trái phiếu kho bạc, thì đây sẽ là một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư của nhà nước. Với ưu điểm là độ rủi ro thấp vì do NSNN bảo lãnh thanh toán nên nó rất thích hợp với tâm lý của người dân, các đơn vị tổ chức kinh tế đầu tư vốn cho Nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư của một công trình cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, tránh lãng phí vốn đầu tư. Tín phiếu kho bạc Nhà nước là loại trái phiếu ngắn hạn (một năm), phát hành đầu tiên vào năm 1991 với lãi suất quy định theo từng đợt phát hành. III.2.2 - Vốn ngân sách nhà nước. Đây là nguồn vốn do UBND tỉnh dành đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nguồn vốn này có được từ thu thuế, lệ phí, các khoản phải thu khác từ các doanh nghiệp thành phần kinh tế trong tỉnh, và phàn lớn còn do TW rốt xuống. III.2.3 - Huy động vốn từ những nguồn khác : Trong các doanh nghiệp xây dựng thủy sản hiện nay nhìn chung đầu tư đều đi lên từ mô hình sản xuất kinh doanh. Lấy hiệu quả làm mục tiêu đẻ tự phát triển lây doanh nghiệp của mình, Có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tại một thế đứng có nhiều quan hệ tương hỗ cùng nhau đi lên, trêc cơ sở đó cùng nắm bắt cơ chế thị trường, cùng giao lưu để học hỏi và tham khảo để tìm những giải pháp khắc phục hay phát huy mọi thế mạnh mà ở mỗi một doanh nghiệp đều có. Hiện nay các câu lạc bộ doanh nghiệp có chiều hướng tăng thêm thành viên, Từ đây các doanh nghiệp sẽ hõ trợ kinh doanh cùng nhau bằng cách trao đổi sản phẩm, hạn chế số vốn lưu động của từng doanh nghiệp. Đây là một phần vốn không nhỏ cho mỗi doanh nghiệp chế biến. IV - Các hình thức đầu tư. IV.1 - Đầu tư ngân sách theo các dự án trọng điểm Đầu tư ngân sách theo các dự án trọng điểm là hình thức đầu tư sử dụng vón ngân sách Nhà nước cấp đầu tư vào những công trình không sinh lời như cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, thông tin…) nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nuôi trồng của các đân cư vùng nuôi trồng thủy sản. Các dự án hỗn trợ ngư dân như xây dựng trạm giống, cung cấp chuyển giao công nghệ sản xuất, các trạm hỗ trợ kỹ thuật, nguyên liệu ban đầu đẻ giúp người lao động định hướng nuôi trồng Thủy sản. Đầu tư xây dựng các dự án lớn như xây dựng các nhà máy, các đội thuyền ra khơi có quy mô lớn, vượt sức huy động vốn của người dân. Khi các dự án này hoàn thành sẽ là bản lề nầng đỡ, thúc đẩy kinh tế trang trại thủy sản, tiêu thụ sản phẩm do ngư dân sản xuất ra, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. IV.2 - Tín dụng vốn cho phát triển thủy sản Phương thức tín dụng vốn cho phát triển nuôi trồng thủy sản là dùng vốn tín dụng đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản. Cho các doanh nghiệp cơ sở vay vốn với chế đọ ưu đãi (vay vốn không trả lãi, lãi suất thấp, thời gian hoàn trả vốn dài…) Phương thức này kích thích, động viên phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo niềm tin cho các ngư dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội. IV.3 - Các hình thức tự đầu tư của dân Từ những dự án của chính phủ đầu tư xây dựng trạm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây con thủy sản cho người dân, thúc đẩy người dân tự đầu tư vốn vào các dự án nuôi trồng thủy sản, thành lập các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tạo nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào việc sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thủy sản quốc doanh cũng như đơn vị tư nhân khác. Các hình thức tự đầu tư một phần sử dụng vốn nhàn rỗi của dân trong vùng đóng góp cùng nhau phát triển kinh tế Nông thôn, thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông thôn của Nhà nước. Chương II : Thực trạng huy động vốn đầu tư của ngành thủy sản nghệ An I - Thực trạng phát triển ngành thủy sản Nghệ An và nhu cầu vốn đầu tư trong những năm qua. I.1 - Thực trạng phát triển ngành Thủy sản Nghệ An I.1.1 - Một số đặc điểm về ngành Thủy sản Nghệ An. Trước hết cần phải nói tiềm năng và nguồn lực tự nhiên để phát triển ngành thủy sản Nghẹ An. Nghệ An có bờ biển dài 82km với 6 của lạch, tổng trữ lượng khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 35.000-37.000 tấn hải sản các loại với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hiện nay toàn tỉnh khai thác được 28.400 tấn, dự kiến đến năm 2005 khai thác được 31.000tấn. Như vậy, nếu làm tốt công tác bảo vệ NLTS thì khả năng khai thác còn có thể cho phép khai thác thêm 6000tấn nữa, chưa kể đén việc di chuyển ngư trường ra ngoài tỉnh và ngoài lãnh hải. Hơn nữa việc phát triển đội tàu khai thác hải sản vùng khơi trong những năm qua là điều kiện thuạan lợi cho khả năng tăng sản lượng và giá trị sản lượng khai thác hải sản. Nghệ An còn có diện tích mặt nước lớn 15.986,9ha nước ngọt, 1,785ha nước mặn lợ, chưa kể 20.000ha mặt nước sông suối tự nhiên. Đến nay mới đưa vào sử dụng 11.435,8ha mặt nước nước ngọt, 1.150ha diện tích mặt nước lợ.. Hơn nữa hình thưc nuôi ở tỉnh Nghệ An còn trong tình trạng quảng canh cải tiến, mật độ và năng suất còn thấp hơn nhiều so với toàn quốc, và đặc biệt là so với các nước trong khu vực. Thị trường vốn : Hiện nay đất nước ta đã và đang hội nhập vào thị trường quốc tế và khu vực. Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức AFTA, ƯTO và các tổ chức quốc tế và khu vực khác đang mở ra thị trường rộng lớn. Đặc biệt mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm được ưa chuộng và nhu cầu ngày càng tăng. Hơn nữa với là một tỉnh xấp xỉ 3 triệu dân so với cả nước gần 80 triệu thì đay là một thị trường lớn, trong khi nu cầu của nhân dân ngày không ngừng nâng cao về chất cũng như về lượng. Việc hội nhập của đất nước cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho ta có thể tranh thủ các nguồn vốn, đưa công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào đẻ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như lực lượng sản xast. Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng, lực lượng sản xuất trong những năm qua và sắp tới cũng là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Hơn nữa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với hàng loạt chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển ngành thủy sản trong những năm gần đây, cùng với việc củng cố xây sựng quan hệ sản xuất BVMT và BVNL thủy sản sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành phát triển sau này. Nguồn lực lao động : Mặc dù so với nhu cầu, trình độ dân trí còn thấp, nhưng so với mặt bằng các nước láng giềng đang phát triển thì trình độ dân trí nước ta cao hơn. Dân ta có truyền thống nghề cá lâu đời, cần cù sáng tạo. Với chiến lược đào tạo nhân lực của Đảng và Nhà nước ta, đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển đầu thế kỷ XXI. Đặc biệt, độ tuổi lao động ở tỉnh Nghệ An vùng nông thôn nghề cá là rất lơn, đáp ứng nhu cầu lao cho công cuộc HĐH - CNH. I.1.2 - Cơ cấu của ngành Thủy sản Nghệ An Sở Thủy sản Nghệ An chịu trách nhiệm nắm bắt tình hình sản xuất thủy sản trến địa bàn tỉnh báo cáo trực tiếp với UBND tỉnh kết quả đạt được và những nhu cầu đòi hỏi của các cơ sở sản xuất, từ đó sẽ giúp cho UBND định hướng phát triển kinh té thủy sản trong những năm tiếp theo. Sở cụ thể hóa các chỉ tiêu, lập phương án tổng quan phát triển ngành cá, có những biện pháp cụ thể giúp tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vịn sản xuất, đưa ngành kinh doanh Thủy sản tiến lên những nấc thang mới. Các phòng Thủy sản ở các huyện sau khi phân cấp quản lý cho huyện, vẫn quan hệ gắn bó với Sở Thủy sản. Có những đơn vị trực thuộc Sở Thủy sản Nghệ An : Công ty Thủy sản Nghệ An, Công ty dịch vụ Thủy sản Diễn Châu, Công ty Thủy sản Quỳnh Lưu, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An, Công ty giống nuôi trồng thủy sản Nghệ An, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến ngư, xí nghiệp đánh bắt cá Cử Hội. I.1.3 - Thực trạng phát triển ngành Thủy sản Nghệ An trong những năm qua. Kết quả đạt được từ năm 2000 - 2002 Danh mục ĐVT 2000 2001 2002 Tổng sản lượng Tấn 37.5000 39.300 43.000 - Khai thác Tấn 29.000 30.000 32.000 - Nuôi Tấn 8.500 9.300 11.000 Tổng giá trị SP Tr.đ 265.000 360.000 420.000 - Giá trị xuất khẩu USD 10.000.000 12.000.000 15.000.000 - Quốc doanh USD 4.800.000 6.000.000 7.000.000 - CB nước mắm Tr.lít 10 12 13 - Nạp ngân sách Tr.đ 7.700 10.200 12.150 Trong 5 năm qua có thể nói ngành thủy sản Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Sự bất lợi về thời tiết không những làm ảnh hưởng đến năng suất khai thác, nuôi trồng, mà còn gây thiệt hại cho ngư dân về người và của. Hậu quả của tình trạng khai thác bất hợp lý kéo dài của những năm trước, của sự suy giảm nguồn lợi vùng lộng… Tuy nhiên cũng có thể nói đây cũng là khẳng định sự chuyển mình của ngành thủy sản Nghệ An. Những định hướng đã được vạch ra và khẳng định trong năm 2000 - 2001 (như về đầu tư mới, nâng cấp sửa chữa tàu thuyền, xây dựng trạm giống mới…) mặc dù năm 2000 sản lượng đánh cá không đạt được như mong muốn nhưng ngành vẫn kiên trì thực hiện. Kết quả đạt được trong 2 năm 2000 - 2002 đã khẳng định tính đúng đắn của định hướng. Trước hết về cơ cấu tàu thuyền : Đây là những năm chuyển đỏi mạnh về cơ cấu tàu thuyền theo hướng tăng quy mô sản xuất, sắm mới những thuyền có mã lực lớn phụ vụ công tác đánh bắt xa bờ, giảm bớt tàu thuyền con. So với năm 1999, tổng tàu thuyển giảm 356 chiếc nhưng tổng công suất tăng 32.000 mã lực. Thuyền thủ công giảm từ 449 chiếc xuống còn 80 chiếc, loại 30 - 90CV tăng từ 62 chiếc lên 832 chiếc, trong đó loại lớn hơn 90CV năm 1999 chỉ có 108 chiếc thì nay toàn tỉnh đã có 274 chiếc với công suất 36.600CV. Bên cạnh sự phát triển đội tàu khơi từ chương trình khai thác vùng khơi của Chính phủ, nhân dân Nghệ An thực sự thấy được tính hiệu quả, sự cần thiết của việc đầu tư thay đổi công nghệ tiên tiến chế biến, khai thác thủy sản nên đã mạnh dạn vay vốn đóng mới nhiều tàu có công suất mã lực lớn. Hơn nữa, những thiết bị khai thác hàng hải hiện đại như dò cá, thông tin vô tuyến, định vị vệ tinh… Không những chỉ trng bị ở những đội tàu khơi mà đã phổ biến trang bị cho các loại tàu khác, nhất là huyện Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Nghi Lộc. Có thể nói, Nghệ An là một tỉnh chuyển đổi nhanh cơ cấu tàu thuyền và có đội tàu khơi vào loại lơn nhất ở miền Bắc. Hơn nữa, trong những năm qua cơ cấu nghề nghiệp cũng được chuyển đổi nhanh chóng, nhiều nghề mới có hiệu quả được phát hiện như : Nghề vây rút chì kết hợp ánh sáng, rê khơi, rê tầng đáy, giã tôm nhiều lưới, chụp mực… Ngư dân đã sử dụng nhiều nghề, chuyển đổi ngư trường để khai thác và đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Chính vì thế sản lượng khai thác năm 2000 đạt 37.500 tấn, tăng 3% so với kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, năm 2001 đạt 39.300 tấn, năm 2002 đạt 42.000 tấn. Đây là sản lượng khá cao so với các tỉnh có bờ biển dài hơn ( Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nam Định). Một điều quan trọng là sản lượng khai thác vùng khơi tăng nhanh. Về nuôi trồng: đây cũng là những năm ngành triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để mở rông diện tích nuôi, mở rộng cơ cấu con giống mới có giá trị kinh tế, chuyển giao công nghệ nuôi xen canh tác loại cá có giá trị kinh tế cao như: ba ba, trê lai, rô phi đơn tính, bống trượng. Nhiều mô hình cá lúa, lông bè trên sông, trên biển được mở rộng. Công ty giống và các cơ sở tư nhân đã tích cực cung ứng con giống có chất lượng cao và kịp thời cho nhân dân. Trong những năm qua, diện tích nuôi trồng đã tăng từ 13.000 ha năm 2000 lên 13.750 năm 2002, sản lượng 8.000 tấn năm 2000 lên 9.200 tấn năm 2002. Một điều có ý nghĩa to lớn là trong những năm qua nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành một nghề chính của dân không những ở các huyện vùng biển, đồng bằng mà còn phát triển rầm rộ ở các huyện miền núi. Nuôi cá đã được nhân rộng và có phong trào khá lớn như ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quế Phong… Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo và phục vụ chương trình xóa cây thuốc phiện ở miền núi. Trong nuôi trồng thủy sản mặn lợ, nhiều năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong khâu công nghệ, giống, thức ăn, nhưng việc nuôi tôm có chiều hướng phát triển tốt. Đặc biệt là sau chuyến đi thăm quan các tỉnh Nam Trung Bộ và các buổi tập huấn của chuyên gia Thái Lan, nhiều hộ ngư dân đã thay đổi suy nghĩ và đã đầu tư theo phương thưc nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh. Nhờ có hệ thống thủy lợi được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước và các chính sach hỗ trợ phát triển của tỉnh mà năm 2002 nhân dân toàn tỉnh đã đầu tư và phát triển được trên 100ha diện tích nuôi tôm thâm canh, có nhiều hộ đạt năng suất cao. Đây là thành tích ban đầu nhưng chắc chắn nghề nuôi tôm ở Nghệ An sẽ trở thành mũi nhọn phát triển của ngành. Về cế biến : Mặc dù các doanh nghiệp trong những năm qua gặp khó khăn về thiết bị, thị trường, vốn. Nhưng với nổ lực cao nên đã đạt được những kết quả khả quan : Kim nghạch xuất khẩu tăng từ10 triệu USD lên 12 triệu năm 2001 và đến năm 2002 ước đạt 15 triệu USD, trong đó quốc doanh tăng từ 4,8 triệu USD năm 2000 lên 5,6 triệu USD, đến năm 2001 là 6,93 triệu USD. Trong khi một số doanh nghiệp chế biến tỉnh bạn bị giải thể thì ở tỉnh Nghệ An vẫn đứng vững, có hiệu quả, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân. Hơn nữa, chế biến nhân dân đang hoạt động rộng khắp, nhiều hộ gia đình tổ hợp, HTX sản xuất với quy mô lớn. Trong những năm qua các thành phần kinh tế trong tỉnh đã chế biến được khoảng 10 triệu lít nước mắm (năm 2000), 12triệu lít (năm 2001) và 13 triệu lít (năm 2002), sản phẩm dần chiếm lĩnh thị trường nội tỉnh. Như vật, kể cả chế biến sản phẩm xuất khẩu, các đơn vị chế biến trong tỉnh đẫ tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng khai thác. Song song với sự phát triển của khai thác, nuôi trồng, chế biến, lĩnh vực dịch vụ cũng được quan tâm và phát triển mạnh. Trong những năm qua, các đơn vị đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dá lạnh đều được hồi phục nhanh chóng và phát triển. Các đơn vị như Hải Châu, Châu Hưng, Nghi Thiết đang vận hành thông suốt. Dưới sự chỉ đạo tư vấn, giúp đỡ của ngành, từ chỗ chỉ đóng loại nhỏ đến nay các đơn vị trên đã có khả năng đóng được tàu có công suất đến 500CV. Hàng năm đóng trong và ngoài tỉnh gần 300 tàu lớn nhỏ. Qua các đợt tập huấn tuyên truyền, nhân dân đã hiểu và quen với công nghệ bảo quản hiện đại. Máy sản xuất đá lạnh đã mọc lên khắp nơi trong tỉnh. Từ con só không đến nay tỉnh đã có 92 máy đá với tổng công suất 402,6tấn/ngày và nhiều cơ sở xây dựng khao bảo quản với quy mô tương đối lớn (kho có dung tích 20 khối) đáp ứng nhu cầu bảo quản sản phẩm cho ngư dân. Trong những năm qua ngành cũng đẩy mạnh công tác quan hệ đối ngoại, tranh thủ mọi vốn đầu tư. Chính những việc làm này cộng với sự quan tâm đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh mà ngành Thủy sản đã được đầu tư một số công trình lớn như : Cảng cá Cửa Hội, Bến cá Lạch Quèn, Bến cá Lạch Vạn, Trồng rừng ngập mặn, nâng cấp nhà máy chế biến đông lạnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất… đã được chỉ dịnh là một tỉnh thí điểm và đã triển khai dự án của các tổ chức : DANIDA, SIDA, UNDP (về nâng cao trình độ quản lý, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, về phát triển vùng Bắc Trung Bộ, về phát triển nuôi cá thay cây thuốc phiện…). Đã liên kết với Viện Thủy sản I xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Nghệ An. Đây chính là tiền đề quan trọng cho bước phát triển tiếp theo trong những năm sau. Về xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất : Đây là nững năm có sự chuyển đổi mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được củng cố phát triển. Một số đơn vị khó khăn đã được vực đậy và bước đầu kinh doanh có hiệu quả : Công ty Thủy sản Nghệ An, Công ty XNK TS Nghệ An, Xí nghiệp dánh ca Cửa Hội. Các dơn vị có hiệu quả vẫn giữ vững xu hướng phát triển như : Công ty Thủy sản Diễn Châu, Công ty Thủy sản Quỳnh Lưu. Hiện nay, 3 công ty chế biến thủy sản nội địa đã được chuyển sang công ty cổ phần. Nhờ có sự chuẩn bị và có bước đi thích hợp cho nên cả 3 doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đều phát triển tốt. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc thành phần kinh tế hợp tác cũng được quan tâm. Việc đầu tư đac được gắn với công tác chuyển đổi, củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất. Do vậy, hiện nay đã thành lập được 61 HTX (năm 2001), có 4 loại HTX trong đó : - HTX khai thác thủy sản : 54 đơn vị - HTX Chế biến : 4 đơn vị - HTX đóng thuyền tàu : 3 đơn vị Ngoài ra cả tỉnh còn có trên 1.700 tổ hợp, tập đoàn, công ty TNHH, Ngành Thủy sản đã có một phòng chuyên theo dõi, tư vấn cho các đơn vị trong quá trình chuyển đổi và xây dựng (đặc biệt trong xây dựng điều lệ, quy chế quản lý), trong việc tổng kết mô hình, hội thảo để tìm ra con đường đi thích hợp. Khuyến khích các đơn vị xây dựng mô hình HTX vừa khai thác cùng với chế biến - dịch vụ vừa phát huy tiềm năng và hiệu quả đầu tư. Về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua, nhờ có phát triển về mọi mặt cho nên ,về cơ bản, lao động có việc làm, thu nhập của nhân dân ngày càng được nâng cao. Lao động khai thác có thu nhập bình quân 500.000 - 600.000đ/tháng, lao động chế biến thu nhập 600.000 - 700.000đ/tháng, lao đông đóng sửa tàu thuyền thu nhập 800.000đ/tháng. Tình hình trị an, an ninh vùng biển được giữ vững, các tệ nạn ngày càng được giảm. Nhiều tụ điểm kinh tế - Văn hóa - xã hội vùng ven biển ngày càng phát triển. Nói tóm lại trong những năm qua về cơ bản các chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt. Tuy vậy nhìn lại hoạt động của ngành vẫn có nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục, đó là : - Tốc độ tăng trưởng bình quân chưa cao, có lĩnh vực còn quá thấp là nuôi tôm và chế biến xuất khẩu. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số đơn vị còn thấp, có những đơn vị còn làm ăn thua lỗ (đặc biệt là trong khai thác). Cơ cấu trong khai thác và trong hệ thống kinh tế thủy sản còn mất cân đối. Đoa là sự mất cân đối trong khai thác vùng lộng với khai thác vùng khơi, chế biến phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của lượng khai thác và nuôi trồng được. Chế biến xuất khẩu còn chậm, giá trị xuất khẩu còn thấp. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu có mặt chưa có nhu cầu cảng, bến cá. Nuôi trồng phát triển về bề rộng nhưng năng suất thấp, lãng phí diện tích mặt nước. Thiếu tính quy hoạch, đặc biệt là nuôi mặn lợ. Viịe hình thành vùng thâm canh nuôi tôm còn quá chậm. - Kinh tế HTX phát triển mạnh nhưng trong quá trình hoạt động còn nhiều lúng túng, đặc biệt trong khâu quản lý của đội ngũ HTX đánh cá xa bờ chưa xứng với quy mô của lực lượng sản xuất. Tình trạng xã viên bỏ ra HTX còn diễn ra, tỷ lệ trả nợ cho Nhà nước thấp. - Công tác bảo vệ nguồn lực thủy sản đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. - Lĩnh vực khuyến ngư tiếp cận với mảng khai thác và nuôi trồng mặn lợ còn kém. Những bài học kinh nghiệm và nguyên nhân tồn tại : Những bài học kinh nghiệm : Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý chuyên ngành. Phát huy quyền tự chủ, dân chủ của cơ sở. Hoạt động hướng về cơ sở. Trên cơ sở định hướg quy hoạch tổng thể, kiên trì thực hiện không nóng vội, chắp vá. Trong khai thác lấy đơn vị thuỳen nghề làm đơn vị hạch toán độc lập, đảm bảo đa nghề trên một đơn vị tàu thuyền. Kết hợp khai thác - chế biến - dịch vụ trong một đơn vị kinh tế. Trong đầu tư khai thác cần có bước đi thích hợp với năng lực và trình độ của dân, tăng cường vốn tự có trong cơ cấu vốn đầu tư. Trong nuôi trồng, giảm quy mô diện tích nuôi trên một hộ gia đình để tăng hiệu quả; phù hợp với trình độ và năng lực vốn và trình độ quản lý. Trong chế biến quan tâm hàng xuất khẩu nhưng cần coi trọng thị trường trong nước. Trong xây dựng thành phần kinh tế hợp tác, đặc biệt chú trọng tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm vốn của xã viên, tác động tuyên truyền chứ không được gò ép, hình thức. Nguyên nhân tồn tại : Những tồn tại trên đây có những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau : - Tính đặc thù của thủy sản là phụ thuộc vào thiên nhiên tác động mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa ngành Thủy sản là ngành có nhu cầu đầu tư cao, rủi ro lớn nên gây khoa khăn chó quá trình đầu tư phát triển. - Xuất phát điểm của ngành thấp, chậm. Hậu quả của những năm đầu chuyển đổi cơ chế mà quản lý bị buông lỏng như trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi. - Cán bộ chưa nhạy bén trong cơ chế thị trường, cán bộ và công nhân cơ sở hầu hết chưa qua đào tạo chính quy. Vấn đè cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn còn bất cập với nhu cầu thực tế. Tổ chức bộ máy của một số doanh nghiệp chưa phù hợp. Đội ngũ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật khai thác, chế biến và nuôi trồng mặn lợ còn yếu kém và thiếu. - Trong nuôi trồng, việc hình thành trung tâm giống còn chậm, chất lượng giống chưa cao. Công tác giao đất cho dân theo NĐ 85/Cp còn nhiều lúng túng, chưa triển khai kịp thời nhằm tạo điều kiện cho dân trong việc vay vốn. - Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, chưa khuyến khích được sự phát triển. Nguyên nhân này, một phần do công tác tham mưu, một phần do cơ chế chính sách từ TW. Chính sách đầu tư của Tỉnh cho lĩnh vực nuôi tôm, con giống tôm chưa thỏa đáng do phát triển nuôi thâm canh còn gặp nhiều khoa khăn. - Vấn đề chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước còn thiếu kiên quyết, chưa đáp ứng được thực tế. Vấn đề quy hoạch tổng kết thực tiễn chưa sát thực. Việc xây dựng mô hình và tổng kết mô hình chưa có hiệu quả và chưa kịp thời. Trong nuôi tôm việc triển khai công nghệ tiên tiến kém hiệu quả. Mô hình xây dựng được nhưng không có tính lan truyền. Tính hợp tác trong chế biến xuất khẩu chưa cao, nhất là trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và nguyên liệu. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn yếu kém. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với tiềm năng, so với đòi hỏi thì sự phát triển còn thấp, nhất là trong nuôi tôm và chế biến xuất khẩu ở các doanh nghiệp Nhà nước. I.2 - Nhu cầu vốn đầu tư trong những năm qua. Trong những năm gần đây (2000, 2001, 2002) ngành Thủy sản Nghệ An nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang kim ngạch xuất khẩu lớn về cho tỉnh nhà. Chính vì vậy nhu cầu đầu tư ngày một tăng, đầu tư cụ thể vào các công trình theo số liệu các bảng sau : (Các số liệu thu được tư Sở kế hoạch đầu tư Nghệ An) Nhu cầu vốn năm 2001 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 126.249 57,949 68,3 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 16.000 16.000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 45.000 21.000 24.000 3 Xây dựng trại SX giống 11.395 8.095 3.300 4 Trạm kiểm dịch 200 200 5 Chế biến xuất khẩu 18.000 18.000 6 Khai thác 23.000 23.000 7 Vốn hỗ trợ 7.304 7.304 8 Kinh phí đào tạo 300 300 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3.650 3.650 10 Vốn lưu động 1.000 1.000 11 Nhà làm việc 400 400 Nhu cầu vốn năm 2002 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 155.765 79.889 75.876 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 19.000 19.000 2 Nuôi trồng thủy sản 48.735 23.000 25.735 3 Xây dựng trại giống 16.441 12.152 4.289 4 Trạm kiểm dịch 200 200 5 Chế biến xuất khẩu 27.000 4.500 22.500 6 Khai thác 28.259 6.307 21.952 7 Vốn hỗ trợ 6.130 6.130 8 Kinh phí đầo tạo 5.000 4.000 1.000 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3.100 3.100 10 Vốn lưu động 1.600 1.200 400 11 Nhà làm việc 300 300 Nhu cầu vốn năm 2003 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 172.285 78.523 93.762 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 17.352 15000 2.532 2 Nuôi trồng thủy sản 52.471 22.000 30.471 3 Xây dựng trại giống 19.544 14.300 5.244 4 Trạm kiểm dịch 5 Chế biến xuất khẩu 32.354 8.466 23.888 6 Khai thác 34.912 5.245 29.667 7 Vốn hỗ trợ 7.500 7.500 8 Kinh phí đầo tạo 3.000 2.500 500 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 2000 2000 10 Vốn lưu động 2.400 940 11 Nhà làm việc 572 572 II - Thực trạng huy động vốn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản Nghệ An. II.1 - Mức độ huy động vốn trong những năm qua. II.1.1 - Vốn huy động thông qua hệ thống Ngân hàng. Nhìn chung hình thức này có chiều hướng phát triển một cách mạnh mẽ và gặt được nhiều kết quả trong những năm từ 2000 - 2002 tăng lên một cách đáng khích lệ. Mặt khác nhờ tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi một cách rõ rệt nhất. Nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn (tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu NHTM, kỳ phiếu) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, xây dựng cơ bản được nâng dần lên. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn ngày càng là địa chỉ tin cật của khách hàng gửi tiền và vì vậy khách hàng đến gửi tiền ngày càng đông. II.1.2 - Huy động vốn tư nước ngoài Nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ bang giao với các nước khác về lĩnh vực kinh tế trong đó có quan điểm mở rộng chính sách đầu tư. Chính vì vật mà ngày càng đông các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, số tiền vốn ở nguồn này đổ vào Nghệ An tăng qua từng năm. Đặc biệt là hiệ có các việt kiều đang có xu hướng đàu tư tiền vào công trình và đầu tư tái sản xuất, có hướng trở lại địa phương sinh sống. II.1.3 - Huy động vốn dân tự đóng góp Vùng đồng bằng Nghệ An đất chật người đông, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp nông thôn còn ít. Để tự giải quyết việc làm nhiều người dân đã tự bỏ vốn đầu tư thâm canh sản xuất, tạo ra ngành nghề mới. Trong đó nghề đánh bắt nuôi trồng Thủy sản được chú trọng. Mức độ huy động được qua các năm gần đây được thể hiện trong các bảng số liệu sau đây : (Số liệu lấy từ Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An) Mức huy động vốn đầu tư cho ngành Thủy Nghệ An Tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Ngân sách nhà nước 12,78 16.834 11,48 2 Bộ, ngành TW trong tỉnh 21,37 26,44 29,56 3 Tín dụng ĐTPT Nhà nước 10,69 14,38 16,84 4 Đầu tư của các DNNN 33,74 36,71 40,22 5 ĐT trực tiếp nước ngoài 0 0 3,36 6 Dân cư và DN NQD 29,13 35,44 37,24 7 ĐT của dân 4,68 6,74 10,59 Tổng cộng : 112,39 136,44 149,29 Xét hiệu quả huy động : - Lượng vốn huy động được ngày càng tăng. Năm 2000, huy động được 112,39 triệu đồng, năm 2001 huy động được 136,44 triệu đồng, năm 2002 huy động được 149,29 triệu đồng. - Tỷ lệ vốn huy động được so với nhu cầu cần đầu tư là : Lượng vốn huy động được Hiệu quả đầu huy động VĐT : = (H) Lượng vốn cần thiết phải đầu tư 112,39 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 89% (2000) 126,249 136,44 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 87% (2001) 155,765 149,29 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 86,7% (2002) 172,285 II.2 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty Thủy sản Nghệ An Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh , mỗi đơn vị đều phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi ngành kinh tế. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế – chính trị – xã hội, phong tục tập quán, tính mùa vụ… nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố đó. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngành lần lượt xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả của từng loại vốn sản xuất kinh doanh . II.2.1 - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Là tập thể các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nên vốn cố định của ngành chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ những năm mới thành lập, các DN trực thuộc ngành đã chủ động đầu tư mua sắm một số tài sản cố định phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh (tàu đánh cá, công nghệ máy móc chế biến, xe vận chuyển, xây dựng kho tàng, trụ sở…) Cụ thể năm tại thời điểm 31/12/2001 nguyên giá tài sản cố định là 228.352.206.400 đồng trong đó của nhà cửa vật kiến trúc là 83.636.852.800 đồng, dụng cụ sản xuất là 121.115.875.600 đồng. Thiết bị dụng cụ quản lý là 23.599.472.000 đồng. Sang năm 2002 hoạt động đầu tư , mua sắm mới cũng vẫn được tiến hành. Tổng tài sản cố định đến ngày 31/12/2002 là 241.087.691.000 đồng tăng lên 34.235.484.600 đồng chủ yếu là do mua sắm mới thiết bị dụng cụ quản lý và nhà cửa vật kiến trúc. Tuy nhiên việc sử dụng vốn có hiệu quả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: H._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0052.doc
Tài liệu liên quan