Tài liệu Nghiên cứu tình hình phát sinh, gây hại và biện pháp hoá học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009: ... Ebook Nghiên cứu tình hình phát sinh, gây hại và biện pháp hoá học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5685 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tình hình phát sinh, gây hại và biện pháp hoá học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp Hµ NéI
------------------
ph¹m quý kú
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT SINH, GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP HOÁ HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) HẠI LÚA TẠI VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG VỤ MÙA 2009
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt
M· sè: 60.62.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn thÞ kim oanh
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hải Phòng ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn
Phạm Quý Kỳ
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Nông học, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Chi cục BVTV Hải Phòng đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh đã giành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong qúa trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong bộ môn Côn trùng, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Phạm Quý Kỳ
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
2.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 14
3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
3.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 24
3.4. Nội dung nghiên cứu 25
3.5 Phương pháp nghiên cứu 25
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Thực trạng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tại Hải Phòng trong những năm qua 30
4.1.1. Thực trạng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) từ năm 2005 - 2009 tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 32
4.1.2. Thời gian trưởng thành rộ, mật độ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) lứa 6 gây hại cây lúa từ 2005-2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 33
4.2. Điều tra thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa ở tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 35
4.2.1. Thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 35
4.2.2. Thành phần thiên địch của sâu hại lúa vụ mùa năm 2009 tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 36
4.3. Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) 39
4.4. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) 41
4.4.1. Thời gian phát triển các pha của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) 41
4.4.2. Nghiên cứu vị trí đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) 42
4.4.4. Nghiên cứu vị trí hoá nhộng của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinialis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 44
4.4.5. Nghiên cứu sức ăn của sâu non sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 45
4.4.6. Khả năng cuốn tổ của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 47
4.5. Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 48
4.5.1. Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) ở hai thời vụ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 48
4.5.2. Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) ở các giống lúa khác nhau tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 50
4.5.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 52
4.5.4. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) của một số thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ vụ mùa 2009 tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 54
5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 62
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật.
CLN : Cuốn lá nhỏ.
CTV : Cộng tác viên.
FAO : Food Agricultural Organization (Tổ chức lương thực thế giới)
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Nxb : Nhà xuất bản.
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại ở Hải Phòng trong những năm qua 30
4.2. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và tỷ lệ diện tích lúa bị hại từ năm 2000 - 2008 tại thành phố Hải Phòng 31
4.3. Diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) gây hại tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2009 32
4.4. Thời gian trưởng thành rộ và mật độ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) lứa 6 từ năm 2005 đến 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 34
4. 5. Thời gian lúa mùa trỗ và thời gian trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vũ hoá lứa 6 tại Vĩnh Bảo – Hải Phòng (2005-2009) 35
4.6. Tỷ lệ các loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Vĩnh Bảo – Hải Phòng vụ mùa năm 2009 36
4.7. Thành phần thiên địch của sâu hại lúa vụ mùa 2009 tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 37
4.8. Thời gian phát triển các pha của sâu cuốn lả nhỏ (C. medinalis) 42
4.9. Vị trí đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ mùa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng 43
4.10. Vị trí hoá nhộng của sâu cuốn lá nhỏ (C.medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 45
4.11. Sức ăn của sâu non sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 46
4.12. Số bao lá lúa bị cuốn của một đời sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 47
4.13. Diễn biến mật độ sâu CLN và tỷ lệ lá bị hại ở hai thời vụ, tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 49
4.14. Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) ở các giống lúa khác nhau tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 51
4.15. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại trên ruộng lúa có mức phân bón khác nhau tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 53
4.16. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 55
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ và tỷ lệ diện tích lúa bị hại từ năm 2000 - 2008 tại thành phố Hải Phòng 31
4.2. Tỷ lệ nhiễm sâu cuốn lá nhỏ so với diện tích gieo cấy tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2009 33
4.3. Một số ảnh các loài thiên địch sâu hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 38
4.4. Một số ảnh các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinaliss) 40
4.5. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ 47
4.6. Diễn biến mật độ sâu CLN và tỷ lệ lá bị hại ở hai thời vụ, tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 49
4.7. Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) ở các giống lúa khác nhau tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 51
4.8. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại trên ruộng lúa có mức phân bón khác nhau tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 53
4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 55
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới và là một trong những cây lương thực quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, nó được thuần hoá và trồng cấy từ hơn 4.000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới của miền Nam, có mùa đông lạnh ở miền Bắc, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cùng với việc tăng cường đổi mới về giống, đầu tư phân bón để đạt được năng suất cao, thì việc phải đầu tư vào công tác bảo vệ thực vật là không thể tránh khỏi. Mặc dù phạm vi và biện pháp phòng chống sâu bệnh hại đã và đang được tiến hành rộng rãi với hiệu quả ngày càng cao, song tổn thất về mùa màng do sâu bệnh gây ra cho cây lúa vẫn còn rất lớn. Một trong những nguyên nhân chính là do chúng ta chưa tìm hiệu cụ thể quy luật phát sinh gây hại và đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số loài sâu hại chính trên từng vùng nên những biện pháp phòng trừ thường không đạt hiệu quả cao.
Tập đoàn sâu hại lúa ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất phong phú, có tới 461 loài sâu hại cây trồng thì 96 loài gây hại cây lúa nước, làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất của lúa.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI cho biết, Châu Á là châu lục sản xuất nhiều gạo nhất. Như vậy cây lúa có ý nghĩa vô cùng to lớn và không thể thiếu được trong đời sống con người, đặc biệt là người Châu Á.
Theo ước tính của FAO, hàng năm trên thế giới thất thu khoảng 210 triệu tấn thóc (chiếm 46,4% sản lượng có thể đạt được). Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu và giảm sản lượng của cây lúa là do sâu bệnh và cỏ dại gây ra.
Hải Phòng là thành phố loại 1 cấp quốc gia, cảng biển thông thương hàng hoá thuận tiện cả trong nước và ngoài nước, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 82.000 ha. Vị trí địa lý và điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho cây trồng phát triển nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.
Với diện tích nông nghiệp là 19.760 ha, Vĩnh Bảo là một trong những huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố, sản lượng thóc luôn đứng đầu thành phố. Vì vậy công tác BVTV hết sức quan trọng. Trong thực tế hiện nay, thời tiêt diễn biến rất phức tạp kéo theo sâu bệnh cũng phát triển gây hại mạnh gây khó khăn không nhỏ cho quá trình phòng trừ của bà con nông dân.
Xuất phát từ vấn đề trên, để hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu tình hình phát sinh, gây hại và biện pháp hoá học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 ".
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định tình hình phát sinh, gây hại và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến số lượng của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng; từ đó đề xuất các biện pháp phòng chống chúng đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra thực trạng tình hình phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng trong những năm qua.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis).
- Điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ mùa 2009 dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, giống, phân bón)
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại thuốc BVTV vụ mùa 2009.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài tiến hành điều tra xác định tình hình phát sinh, gây hại và xác định một số đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee), để từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự gây hại của loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về tình hình phát sinh, gây hại và đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá nhỏ góp phần tích cực cho công tác dự tính dự báo cũng như công tác chỉ đạo Bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo hợp lý trong phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á. Với đặc điểm khí hậu và địa hình rừng núi phân cách, tạo nên nhiều sinh cảnh đa dạng đã làm cho Việt Nam trở thành một trung tâm hình thành và phát triển nhiều hệ động vật và thực vật phong phú. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới làm cho côn trùng phát triển mạnh mẽ, nhiều loài gần như phát triển quanh năm [24].
Hàng năm, ở Việt Nam có khoảng 30 vạn ha (chiếm 10% diện tích gieo trồng cây nông nghiệp) bị sâu bệnh phá hoại. Riêng miền Bắc, sâu bệnh làm tổn thất 1,2 triệu tấn thóc hàng năm. Những nguyên nhân cơ bản gây nên tổn thất lớn lao về năng suất và phẩm chất là do dịch hại phá [14]. Trong khi chúng ta phấn đấu vất vả để tăng năng suất cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng, thì tổn thất do sâu bệnh, cỏ dại gây ra còn quá lớn, chiếm 20-25% có khi tới 30% tổng sản lượng [25]. Trong hơn nửa thế kỷ qua, sản xuất nông nghiệp thế giới đã có những biến đổi mạnh về kỹ thuật so với canh tác cổ truyền như trồng dày, bón nhiều đạm, gieo trồng trên diện tích lớn v.v… Tất cả những thay đổi đó đã tạo điều kiện cho nhiều loài sâu bệnh phát triển thuận lợi và bùng phát thành dịch. Trong số các loài sâu bệnh đó thì sâu cuốn lá nhỏ là một loài sâu gây hại thường xuyên cho ruộng lúa vùng Đông Nam Á nói chung và cho cây lúa Việt Nam nói riêng.
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, chủ yếu là loài C. medinalis đã trở thành loài gây hại chủ yếu đối với cây lúa thuộc vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong nhiều năm qua. Những vụ dịch do sâu cuốn lá nhỏ gây ra đã thành phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong các vụ lúa 1981, 1983, 1984 và cả sau này. Mật độ sâu cao, gây hại rộng trên khắp các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tỷ lệ lá bị cuốn trung bình từ 15 - 25%, cục bộ có những nơi tỷ lệ lá bị cuốn lên tới 80 - 100%, nhiều diện tích lúa bị mất trắng, làm giảm nghiêm trọng sản lượng lúa. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cây lúa chỉ ở pha sâu non, mức độ gây hại phụ thuộc tỷ lệ phần trăm lá bị hại hay giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Theo tác giả Bantista (1984) thì cứ 0,5 sâu non/khóm hoặc 4% số lá đòng bị hại đã làm giảm năng suất của giống IR36 khoảng 200 kg/ha [26].
Sâu cuốn lá nhỏ làm giảm năng suất nhiều nhất khi chúng gây hại vào giai đoạn cây lúa có đòng - trỗ, còn gây hại vào giai đoạn chín sữa chỉ làm năng suất lúa giảm nhẹ trong những năm 1981 - 1983 (Dyck, 1978) [30]. Theo báo cáo tổng kết của Cục BVTV 1992 thì vụ chiêm - xuân năm 1989 - 1990 sâu cuốn lá nhỏ phá hại thành dịch, hơn 300 ngàn ha lúa bị phá hại thuộc các vùng trồng lúa từ Thừa Thiên Huế đến Cao Bằng, Lạng Sơn. Diện tích lúa bị hại nhiều gấp 2-3 lần năm 1986, 1989. Vụ chiêm xuân 1991 - 1992 (riêng các tỉnh phía Bắc) sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ hơn nhiều so với các vụ trước, diện tích bị nhiễm cuốn lá nhỏ chỉ khoảng 83 ngàn ha, chỉ bằng 1/4 diện tích so với vụ chiêm xuân 1990 - 1991. Diện tích bị cuốn lá nhỏ hại nặng chỉ có 1100 ha, gây hại chủ yếu vùng trồng lúa ven biển. Song tới vụ chiêm xuân 1992 - 1993, sâu cuốn lá nhỏ lại gây hại nặng ở nhiều nơi, diện tích bị hại lên tới khoảng 200 ngàn ha. Mật độ và mức gây hại cao hơn năm 1990 - 1991 [22]. Như vậy đối với miền Bắc Việt Nam, sâu cuốn lá nhỏ vẫn là đối tượng gây hại chủ yếu, đáng được quan tâm nghiên cứu để phòng chống chúng. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến ở Trung Quốc, ở đó người ta coi sâu cuốn lá nhỏ là loài sâu hại lúa nghiêm trọng đứng hàng thứ 2 sau rầy nâu (E.A. Heinrich) 1985) [33]. Và theo nguồn tài liệu này thì những vụ dịch của cuốn lá nhỏ cũng được thông báo trong những năm gần đây ở Ấn Độ (Chatterzee, 1977) [29], ở Nhật Bản (Wada 1981) và ở Malaysia (Ooi, 1977) [38].
Sâu cuốn lá nhỏ ăn phần chất xanh trong phần lá lúa bị cuốn lại. Theo Bantista và cộng tác viên (1984) [26], việc sử dụng phân bón cũng ảnh hưởng tới khả năng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Chantaraprapha và cộng tác viên (1980) chỉ rõ: Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa tỷ lệ thuận với lượng phân đạm được bón vào, nghĩa là lượng phân đạm bón cho lúa càng cao thì sâu cuốn lá nhỏ gây hại càng nặng. Ở mức 0 kg đạm / ha tỷ lệ lá bị hại tăng từ mức 5%, lên tới 34% ở mức 120kg đạm/ha và 64% ở mức 195kg đạm / ha. Còn theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế ở Philippines (nhiều tác giả) cho rằng sâu cuốn lá nhỏ là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu, thường xuyên cả trên môi trường đất ướt lẫn đất khô với dòi đục nõn, sâu đục thân, bọ xít, sâu năn.v.v… Tuy nhiên 2 loài cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee và Marasmia patnalis Bradley cũng chỉ gây hại trên diện tích nhỏ và chỉ xảy ra trên những giống mới chịu phân. Đặc biệt dịch hại rất dễ xảy ra nếu như kẻ thù tự nhiên của sâu hại nói chung và kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ nói riêng bị thuốc trừ sâu tiêu diệt (J.A. Litsinger, B.L.Canapi, 1987) [36].
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Nghiên cứu sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có phạm vi phân bố rất rộng. Châu Á là Châu lục có diện phân bố sâu cuốn lá nhỏ tập trung nhất, tất cả các nước Châu Á đều xuất hiện loài sâu hại này. Điển hình có thể dễ thấy như Trung Quốc, Ấn Độ, Apganixtan, Thái Lan, Bănglađét, Butan, Brunay, Philippin, Singapore, Malaysia, Indonesia... Ở châu Đại dương sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở quần đảo Xamoa, đảo Carolin, Xolomon, Úc.... Như vậy sâu cuốn lá nhỏ phân bố chủ yếu là vùng Nam và Đông nam châu Á, thuộc những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cũng là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, gần đây sâu cuốn lá nhỏ trở thành loài dịch hại chính trên cánh đồng lúa ở Chia-Nan [35].
Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loài sâu hại chính ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới, chúng đã được nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây, trong đó chủ yếu là loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee, đây là loài có phổ phân bố rộng. Bản đồ phân bố của sâu cuốn lá nhỏ được CIE thể hiện năm 1987, sau đó Khan và cộng sự bổ sung rồi được Barrion hoàn chỉnh [31] , [37].
2.2.2. Nghiên cứu phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Cây lúa là cây ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ, bên cạnh đó người ta còn thấy chúng cư trú và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác như ngô, lúa mì, cao lương, đại mạch, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ môi, cỏ gà nước, cỏ lá tranh, cỏ bấc, cỏ đuôi phượng.
Theo Barrion và cộng sự (1991) [32] khi nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee từ giai đoạn sâu non đến trưởng thành thì thấy chúng có 19 loại ký chủ khác nhau với phổ ký chủ tương đối rộng. Sâu cuốn lá nhỏ có thể tồn tại khi trên đồng ruộng thiếu vắng ký chủ chính, sự chu chuyển của chúng qua các mùa vụ nhờ các ký chủ phụ là các cây trồng hoặc các cây dại quanh ruộng lúa.
2.2.3. Nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ
Những nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá lúa loại nhỏ từ trước đến nay chưa thật nhiều, song cũng đã có một số công trình nghiên cứu xác định được số loài trong thành phần sâu cuốn lá nhỏ như là công trình nghiên cứu của W.H.Reissig, E.A. Henirichs và ctv.1985) [20]. Tài liệu này cho thấy ở châu Á xuất hiện 4 loài, trong đó loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee phổ biến hơn cả so với 3 loài Marasmia (Susumia) exigua, Marasmia patnalis, Marasmia ruralis. Ngài của 4 loài này rất gần gũi với nhau và có thể phân biệt loài nọ với loài kia bằng vân cánh. Trên đôi cánh ngoài của loài C.medinalis ta có thể phân biệt bởi nét đặc trưng của loài là giữa 2 vân ngang màu tro xám có một vân cụt to đậm. Đối với loài Marasmia patnalis thì vân ngang giữa trên đôi cánh ngoài hình gấp khúc. Loài Marasmia exigua thì ở mép ngoài đôi cánh trước có viền nâu đậm tới vân ngang ngoài của cánh, vân ngang giữa dán đoạn, không liền nét. Còn loài Marasmia ruralis thì ở giữa mép trên của đôi cánh ngoài có điểm đen to hình oval nằm ngang, mép ngoài của cánh có viền nâu mảnh. Cả 4 loài này đều thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chúng gần giống nhau về hình dạng trưởng thành và sâu non. Ký chủ chính của sâu cuốn lá nhỏ là cây lúa (Oryza sativa L), ngoài ra còn có các cây trồng thuộc họ hoà thảo: ngô, lúa miến, mía và một số họ khác như khoai lang, bông, dâu…và một số loài cỏ dại là những ký chủ phụ. Sâu cuốn lá nhỏ thường phát sinh phát triển mạnh ở những nơi có cây che bóng mát. Cũng theo Reissig [20] cho thấy : sâu cuốn lá nhỏ phân bố rộng rãi ở các vùng trồng lúa. Loài Cnaphalocrocis medinalis Guenee phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Úc và các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương, nhưng chủ yếu vẫn là nước Đông Nam Á.
Loài Marasmia exigua phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ, Nepan, Bangladesh, Malaysia, Triều Tiên, Nhật Bản.
Loài Marasmia patnalis phân bổ chủ yếu ở Philippines, Malaysia và một pần Indonesia.
Loài Marasmia ruralis phân bổ hẹp, chỉ có ở Philipines và một vùng nhỏ của Malaysia.
Theo J.A.Lisinger, B.L.Canapi và ctv. (1987) [11] thì cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại là Cnaphalocrocis medinalis và Marasmia patnalis kể từ khi gieo trồng giống mới. Loài Cnaphalocrocis medinalis là phổ biến nhất, do đó đặc tính hình thái, sinh học, gây hại và điều khiển loài này được mô tả một cách chi tiết.
2.2.5. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ
Sâu non cuốn lá nhỏ thường qua 5 tuổi, thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non phụ thuộc vào sinh trưởng của cây lúa và nhiệt độ môi trường. Giai đoạn đẻ nhánh, ở nhiệt độ 250C, thời gian sâu non là 15,5 - 16,5 ngày, giai đoạn làm đòng là 18,5 - 20,5 ngày, nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt độ 300C, 5,8 ngày ở nhiệt độ 270C và 7,6 ngày ở nhiệt độ 250C. Ở điều kiện nhiệt độ khác nhau, con đực thường sống lâu hơn con cái (Wada va Kobayashi, 1980 ) [34].
Trưởng thành có xu tính ánh sáng, nhưng ít vào bẫy đèn, không thích ánh sáng trực xạ của mặt trời, vì thế ban ngày nó ẩn nấp trong khóm lúa (ẩn dưới lá), trong bờ cỏ, bờ mương. Ngài hoạt động về đêm như vũ hoá, giao phối, đẻ trứng. Thường thì ngài vũ hoá từ khoảng 9 - 10 giờ đêm đến sáng hôm sau. Hoạt động giao phối thực hiện sau khi vũ hoá và đẻ trứng sau 2-3 ngày. Ban ngày ngài ẩn nấo, nếu bị khua động thì chỉ bay khoảng 1-2m rồi lại chui vào ẩn nấp dưới các lá lúa. Trời nắng to thì ít khi hoặc hầu như ngài không hoạt động. Trưởng thành không bao giờ bay vào bãi đất trrống, chúng thích bay vào ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp hoặc ẩn nấp trong các bờ cỏ tốt ven mương hay ven ruộng (W.H.Reissig và ctv.1985) [20]. Cũng theo tác giả này thì trứng được đẻ thành hàng khoảng 10-12 quả song song với gân chính của lá lúa. Trứng được đẻ không những ở mặt trên mà ngay cả ở mặt dưới của lá lúa. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ biến động từ 40 - 48 ngày (pha trứng 5-6 ngày, pha sâu non có 5-6 tuổi và thời gian phát dục dài nhất tới 25 ngày, pha nhộng 7-12 ngày, từ khi hoá trưởng thành đến đẻ trứng 3-5 ngày). Theo tác giả W.H.Reissig, E.A. Heinrichs và ctv. 1938) [20], mỗi ngài cái có thể đẻ khoẩng 300 quả trứng trong suốt thời gian sống của nó 3-7 ngày. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ngài cái cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thức ăn khi ăn thêm sau vũ hoá cũng ảnh hưởng đến số lượng trứng đẻ. Bởi vì cuốn lá nhỏ thuộc loại côn trùng có tính trưởng thành sinh dục muộn hơn tính trưởng thành về hình thái, nên cần có thời gian ăn thêm để bổ sung dinh dưỡng cho trứng và tinh trùng tiếp tục phát triển đầy đủ. Các yếu tố vô sinh (khí hậu, thời tiết) cũng tác động đồng thời lên hoạt động sống của sâu cuốn lá nhỏ ở điều kiện nhiệt độ dao động trong khoảng 24 - 290C với ẩm độ tương đối của không khí khoảng 90% là điều kiện thích hợp cho nhiều hoạt động của dịch hại nói chung và cuốn lá nhỏ nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện nắng mưa xen kẽ, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động đẻ trứng và nở trứng (O.Mochida và ctv.1987) [18].
2.2.6. Nghiên cứu về tập tính ăn của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Thí nghiệm thử sức ăn của loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee trên giống chống và giống nhiễm được kiểm tra bằng hệ thống máy ghi điện tử (The Electronic Monitoring System - EMS) do R.C.Saxena và Z.R.Khan) thí nghiệm năm 1991. Thí nghiệm được tiến hành trên giống chống TKM.6 và giống nhiễm IR.36 với sâu non tuổi 3. Kết quả cho thấy trong 60 phút quan sát, trên giống nhiễm IR.36, sâu non ăn trung bình gần 27 phút, trong khi trên giống chống TLM.6, sâu chỉ ăn trung bình 10,8 phút. Trong 24 giờ, trên giống nhiễm một sâu non tuổi 3 ăn hết 3,36 0,5 cm2 lá, còn trên giống chống sâu non chỉ ăn hết 2,29 0,04 cm2 lá (độ tin cậy P < 0.05). Điều này chứng tỏ khả năng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên giống chống thấp hơn giống nhiễm nhiều. Do vậy việc chọn tạo các giống lúa chống chịu sâu cuốn lá nhỏ là rất cần thiết. Theo Vincens (1920) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kẻ thù tự nhiên là giữ cho chủng quần cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại mà ông cho rằng tại đó không cần có biện pháp phòng trừ.
2.2.7. Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú, có tới 23 loài thiên địch bắt mồi, 74 loài ong kí sinh các pha và 54 loài virus, nấm… gây bệnh và được phát hiện ở hầu hết các nước châu Á [39]. Ở Trung Quốc có 30 loài ong kí sinh trong đó loài có khả năng kí sinh cao nhất là Apanteles cypris và Elasmus sp. Trong năm, lứa thứ 3 của sâu cuốn lá nhỏ tỷ lệ sâu non bị kí sinh do loài Apanteles cypris chiếm 36,2%, lứa 4 là 21,6% [35]. Các tác giả Chen và Chin (1983) [35] cho thấy có 25 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 21 loài là ong kí sinh, 2 loài là nhện ăn thịt và 2 loài là nấm gây bệnh. Ong Trichogramma chilonis và Apanteles cypris có mặt thường xuyên trên đồng ruộng và là những loài giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ.
Ở Malaysia có 16 loài kí sinh trong đó Apanteles opacus và Apanteles cypris là những loài chủ yếu [40].
Ở Philippin người ta phát hiện có nhiều loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ như nhện Lycosa, Oxyopes, Tetragnatha sp và 6 loài kiến, những loài kiến này 1 giờ có thể diệt từ 4 - 10 sâu non cuốn lá nhỏ [31].
Ngoài nhóm thiên địch bắt mồi và kí sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu cuốn lá nhỏ bao gồm các loại nấm, virus, vi khuẩn… có vai trò không nhỏ trong việc làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, làm giảm mật độ sâu cuốn lá nhỏ cùng với các nhóm thiên địch khác.
Theo Vincens (1920) [34] thì kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò giữ cho chủng quần của sâu cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại mà tại đó không cần sử dụng biện pháp phòng trừ. Tác giả H.C.Copel, J.W.Mestins (1977) [36] kết luận các loài côn trùng kí sinh, côn trùng bắt mồi và nhện ăn thịt có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh sinh học.
Ngày nay biện pháp đấu tranh sinh học trong hệ thống phòng trừ tổng hợp được nhiều quốc gia sử dụng, tăng cường lực lượng thiên địch nhằm giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hiệu quả của biện pháp đấu tranh sinh học, đem lại sự ổn định về năng suất cây trồng.
2.2.8. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
2.2.8.1. Biện pháp sử dụng giống kháng
Ở Trung Quốc các chương trình nghiên cứu chọn giống chống chịu cuốn lá nhỏ đã được tiến hành (Peng 1982), ở Ấn Độ (Nadarajan và Nair 1983) và ở Viện lúa Quốc tế IRRI (Gomalez 1974). Trên 17.914 loài trong tập đoàn quỹ gen lúa thế giới được khảo nghiệm, có 35 loài (0,2%) là có tính chống cuốn lá nhỏ, 80 loài (0,45%) có mức chống trung bình, 4 loài có tính chống tốt nhất (Darukasail, Choorapundi Balam và Gara). Nhiều giống lúa được chọn lọc từ 10 nước : Bangladesh, Trung Quốc (Trung Hoa và Đài Loan), Ấn Độ, Indonesia, Italy, Malaysia, Philippines, Srilanca và Thái Lan được nhập vào quỹ gen Quốc tế ở IRRI. Hầu hết các giống được khảo nghiệm (8.297) là từ Ấn Độ, 16 giống từ Bangladesh có khả năng chống hoặc chống ở mức trung bình cuốn lá nhỏ. Bộ sưu tập giống lúa dại của IRRI có khoảng 1000 loài, 8 trong số 257 loài được khảo nghiệm là có tính chống và 3 giống có tính chống mức trung bình cuốn lá nhỏ. Trong khi đó không có giống lúa nào của Mỹ có tính chống cuốn lá nhỏ, chỉ có khoảng 2 trong 632 dòng có tính chống cuốn lá nhỏ (E.A.Heinrichs và ctv.., 1985) [15].
Như vậy các giống lúa được tạo ra mang tính chống cuốn lá nhỏ chưa phải là nhiều. Các giống mới được lai tạo có năng suất cao, thấp cây, đẻ nhánh khoẻ, chịu phân ở Đông Nam Á thì chưa có giống nào chống sâu cuốn là nhỏ (W.H.Reissig và ctv.1985) [20]. Các giống lúa chống chịu sâu cuốn lá nhỏ cũng góp phần tích cực trong việc hạn chế mức gây hại của chúng.
2.2.8.2. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác là một biện pháp có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ có mặt trên đồng ruộng. Cần chú ý tiêu diệt kí chủ phụ quanh bờ là nơi cư trú của chúng mỗi khi chuyển vụ, là nguồn sâu quan trọng để chuyển sang vụ sau, cỏ bấc là một trong những cây kí chủ chính để sâu cuốn lá nhỏ tồn tại và phát triển. Những ruộng lúa gần mương máng nhiều cỏ bấc thì có mật độ sâu cao hơn những nơi khác.
Phương pháp bón phân hợp lý, cân đối NPK, đặc biệt không nên bón phân đạm quá muộn (tức là không nên bón đạm sau khi lúa bước sang giai đoạn tượng khối sơ khởi), vì nếu bón đạm muộn thì sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng cây lúa, bộ lá xanh non, thu hút trưởng thành đến tập trung và đẻ trứng, yếu tố này rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại.
Bằng các công thức bón lót toàn bộ hay chỉ 1/2 lượng bón lót và 1/2 lượng còn lại bón thúc hoặc bón vãi toàn bộ vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc bón toàn bộ bằng cách vo viên dúi gốc vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc là 1/2 lượng đạm bón vào ngày thứ 15 sau cấy và 1/2 lượng còn lại vào ngày thứ 35. Tất cả các công thức trên đều được theo dõi ở 2 mức phân bón là 76 kg N/ha và 150 kg N/ha, kết quả cho thấy tất cả các công thức bón lót đều bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn sau đó mới đến bón thúc [32].
Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển , không nên cấy mật độ quá dầy, nên cấy với khoảng cách khoảng 22,5 x 20 cm cũng có tác dụng hạn chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng. Việc bố trí thời vụ gieo cấy cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh hưởng của lứa sâu này [21].
2.2.8.3. Biện pháp sinh học
Đấu tranh sinh học là một trong những giải pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đem lại hiệu quả về kinh tế, an toàn môi trường và giữ cân bằng sinh thái. Việc lợi dụng kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ để khống chế mật độ của chúng dưới ngưỡng gây hại là mục tiêu của các nhà bảo vệ thực vật với rất nhiều giải pháp khác nhau như nuôi, lây thả thiên địch, nhập nội, bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng những loài thuốc có độ độc cao với thiên địch, tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển.
Tại Quảng Đông Trung Quốc loài ong Trichogramma japonicum Aslimead đã được sử dụng để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ có tác dụng làm giảm tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng. Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5 trứng / khóm, có thể thả liên tục 3-4 lần cách nhau 1-2 ngày. Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc. Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỷ lệ kí sinh tới 15-25% (Theo Hu va Chen, 1987 )[35].
Tại Nhật Bản loài Trathala flavoobitalis có thể giết chết sâu non từ._. 34-54% trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7, tính trung bình suốt vụ tỷ lệ này là 12%. Có 2 loài ong kí sinh là Itoplectis narganyae và Brachymeria excarinata kí sinh nhộng vào cuối tháng 10, tỷ lệ kí sinh là 11-31%.
2.2.8.4. Biện pháp hoá học
Hiện nay thuốc hoá học rất đa dạng và phong phú nhiều chủng loại khác nhau, nguồn thuốc hoá học được nhiều hãng thuốc, nhiều các công ty nhập từ nhiều nước khác nhau dùng để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, tuy nhiên hiện nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng đã có nhiều giống lúa mới có khả năng tự đền bù thiệt hại nên việc sử dụng thuốc hoá học không là vấn đề cần thiết để quản lý loài sâu hại này [34]. Việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng biện pháp hoá học ở giai đoạn đầu vụ là việc không nên làm. Biện pháp tốt nhất là phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ ít nhất là 30 ngày sau cấy hoặc 40 ngày sau sạ, mức độ thiệt hại trên lá đòng cao hơn 50% từ giai đoạn làm đòng đến chín có thể sử dụng các thuốc trừ sâu để phun. Ruộng lúa sẽ tránh được thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra khi quản lý tốt nước và dinh dưỡng. Nhóm thuốc Pyrethroid và các thuốc trừ sâu có phổ rộng có thể tiêu diệt được sâu non song có thể gây rủi ro cho cây lúa vì sự bùng phát của các loài dịch hại thứ yếu như rầy nâu đó là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học.
Theo Endo và cộng sự (1987) nông dân sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong điều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí thuốc trừ sâu, việc giảm sự phun thuốc có thể giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân do thuốc trừ sâu gây ra.
Ngày nay xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu có phổ hẹp ít hoặc không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng. Theo nghiên cứu của Saxenna và cộng sự (1980) dầu hạt Neem được sử dụng có hiệu quả để trừ sâu cuốn lá nhỏ.
2.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
2.3.1. Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện Bảo vệ thưc vật (1976) [27], [28] thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố ở hầu hết tất cả các vùng trồng lúa trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng ven biển đến vùng núi cao. Tuy nhiên thời gian phát sinh và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi vùng địa lý có sự khác nhau điều này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, chủ yếu là ôn, ẩm độ của môi trường cũng như điều kiện và tập quán canh tác của mỗi địa phương. Nhìn chung các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường có thời gian phát sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn các nơi khác (Báo cáo tổng kết Cục Bảo vệ thực vật, 2002) [8]. Các tỉnh miền Bắc trong mấy năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ phân bố rộng chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ven biển như: Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh..., diện tích nhiễm ở mỗi vụ lên đến hàng trăm nghìn ha, mật độ sâu non nơi cao > 500 con/m2. Các tỉnh vùng đồng bằng miền núi sâu cuốn lá nhỏ có diện phân bố và mức độ gây hại thường nhẹ hơn.
2.3.2. Tình hình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến trên đồng ruộng, loài này đã gây nên những thiệt hại đáng kể cho nghề trồng lúa.
Năm 1968, nhiều tỉnh trên miền bắc bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại rất nặng. ở Bắc Thái có 6.832ha lúa bị hại nặng. ở Nghệ An có 80% lúa bị hại, Quảng Ninh bị hại với tỷ lệ lá hại 30-40%. Vụ mùa năm 1981, hàng vạn ha lúa ở miền bắc đã bị sâu cuốn lá nhỏ hại nghiêm trọng (Cục BVTV, 1982). Một số năm gần đây, tác hại của sâu cuốn lá nhỏ gia tăng.
Năm 1991, Vĩnh Phúc bị sâu cuốn lá nhỏ hại 11.000ha, nặng >4000ha. năm 2003, diện tích bị hại tăng lên gần 15.000ha, nặng trên 5000ha. (Thống kê tháng 8 năm 2003)
Trên đồng ruộng, sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng - trỗ. Theo Đỗ Xuân Bành và cộng tác viên (1990) [2] cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%, giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng là 0,7 - 0,8%, giai đoạn đòng già - trỗ là 1,15 - 1,2% nhưng giai đoạn này ít xảy ra vì lúc này lá đòng đã cứng, sâu không cuốn tổ được. Theo Nguyễn văn Hành [12] cho biết nếu bông lúa có một lá bị hại năng suất giảm 3,7%, 2 lá bị hại thì năng suất giảm 6%, 3 lá hại năng suất giảm 15%, 4 lá hại năng suất giảm 33%, trường hợp chỉ có lá đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20 - 30% sản lượng. Theo Nguyễn Trường Thành [20] thì trên giống CR203 nếu có 20 - 30% số lá hại sẽ làm giảm năng suất từ 1,9 - 2,3%, giống Nếp cái hoa vàng có tỷ lệ gây hại như trên thì năng suất giảm từ 4,2 - 5,2%.
Đánh giá thiệt hại của sâu cuốn lá nhỏ đối với cây lúa có rất nhiều tác giả nhận định giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng là nguồn thức ăn thích hợp với sâu cuốn lá nhỏ [23].
Qua nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng - trỗ, chính vì vậy các giai đoạn này rất hấp dẫn đối với trưởng thành cuốn lá nhỏ đến đẻ trứng. Tuy nhiên tác hại của sâu cuốn lá nhỏ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất là giai đoạn lúa làm đòng - trỗ do lúc này cây lúa không còn khả năng đền bù. Giai đoạn này nếu cây lúa bị hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt và gié lúa, số hạt ít, bông ngắn, trọng lượng nghìn hạt giảm, tỷ lệ lép cao hoặc gây hiện tượng lúa trỗ nghẹn đòng dẫn đến năng suất lúa giảm [23].
Theo số liệu tổng kết của Cục Bảo vệ thực vật năm 1968 nhiều tỉnh ở miền Bắc bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại rất nặng. Ở Bắc Thái có 6.832 ha lúa bị hại, ở Nghệ An có 80% diện tích lúa bị sâu cuốn lá gây hại, ở Quảng Ninh tuy có tổ chức phòng trừ nhưng tỷ lệ lá hại vẫn lên tới 30 - 40%. Tại Hà Tây năm 1963 sâu cuốn lá nhỏ hại thời kỳ đẻ nhánh tỷ lệ lá hại nơi cao tới 80 - 90%.
Năm 1990-1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên cả nước, năm 2001 sâu cuốn lá nhỏ gây hại 855.000 ha lúa ở các tỉnh phía Bắc, diện tích nhiễm và nhiễm nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức cao, từ năm 1999 đến năm 2003 là cao nhất trong cả nước lên tới 938.643 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 182.950 ha, diện tích mất trắng là 272 ha, năm 2002 diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở các tỉnh miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha [8].
Riêng vụ mùa 2003 sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha, năm 2005 diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại có xu hướng giảm hơn năm trước. Vụ xuân 2006 sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức bình thường nhưng có diện tích nhiễm và mật độ sâu cao hơn vụ xuân năm trước.
2.3.3. Nghiên cứu về kí chủ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Vũ Quang Côn (1987) [6] đã tiến hành điều tra sự phân bố mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa có lúa ngoài đồng, kết quả cho thấy: cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc là 10,95%, cỏ lá tre là 6,04%, cỏ lồng vực là 1,73%, cỏ mần trầu là 1%. Theo Trần Huy Thọ (1983) [21] thì sâu cuốn lá nhỏ sống trên tất cả các cây cỏ như cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch.
Các kết quả cho thấy sâu cuốn lá nhỏ là loài đa thực gây hại trên nhiều cây trồng nông nghiệp khác nhau, chúng có khả năng cư trú và gây hại trên rất nhiều cây kí chủ phụ như ngô, lúa mì, miến, kê, dứa, thuốc lá, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ gà nước, cỏ môi... tuy nhiên kí chủ chính của loài này chủ yếu vẫn là cây lúa.
2.3.4. Nghiên cứu thành phần sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Ở Việt Nam vùng Gia Lâm - Hà Nội đã xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại chính đó là Cnaphalacrocis medinalis va Marasmia exigua. Những năm gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis.
2.3.5. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Trưởng thành có xu tính ánh sáng mạnh, con cái vào đèn nhiều hơn con đực, chúng thường vũ hoá vào ban đêm và hoạt động giao phối ngay sau khi vũ hoá và 2-3 ngày sau thì đẻ trứng. Theo tài liệu của Cục BVTV 1985, trong điều kiện tự nhiên ở đồng ruộng Việt Nam, mỗi ngài cái có thể đẻ trung bình 50 quả trứng trong suốt thời gian sống của nó 3-7 ngày. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ngài cái cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thức ăn khi ăn thêm sau vũ hoá cũng ảnh hưởng đến số lượng trứng đẻ. Khả năng đẻ trứng của ngài còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (chủ yếu là nhiệt độ).
Khi nghiên cứu về vị trí đẻ trứng, tác giả Hà Quang Hùng [5] cho biết trứng được đẻ cả mặt trên và mặt dưới của lá, tỷ lệ trứng đẻ vào mặt trên của lá vụ mùa 1985 là 19,2% và mặt dưới là 80,8% và vụ mùa 1989 cho thấy trứng được đẻ ở mặt trên lá lúa là 22,1% và mặt dưới lá lúa là 77,9%. Còn theo Bình Thanh (1996) [9] cho thấy : tỷ lệ trứng của ngài cuốn lá nhỏ ở mặt dưới lá là 97,99% và mặt trên lá là 2,01% ; cả 2 kết quả này cho thấy ngài cuốn lá nhỏ thích đẻ trứng ở mặt dưới lá lúa hơn.
Trứng mới đẻ có màu trong, sau chuyển thành màu kem khi sắp nở. Thời gian phát dục của pha trứng dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu xác định thời gian phát dục của pha trứng khoảng 3-4 ngày (Cục BVTV 1993 [13], Hồ Khắc Tín 1982) [6].
Trứng của ngài cuốn lá nhỏ có hình bầu dục, dài khoảng 0,5 - 0,7mm ; nhiệt độ và ẩm độ không khí ảnh hưởng rất lớn tới thời gian phát dục pha trứng của cuốn lá nhỏ. Ở nhiệt độ 240C trở lên và ẩm độ trên 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày. Từ cuối tuổi 2 sâu bắt đầu nhả tơ và cuốn lá làm tổ, gặm chất xanh của lá, sâu non cuốn lá nhỏ có thể lột xác 4 hoặc 5 lần, tức là có 5 hay 6 tuổi. Thời gian trung bình của mỗi tuổi sâu là 3 ngày. Khả năng sống và phát triển của sâu non không chỉ phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ của môi trường.
Sâu non cuốn lá nhỏ ăn lá lúa ở thời kỳ mạ lẫn giai đoạn lúa, nhưng phá mạnh nhất là khi lúa đẻ nhánh rộ đến ngậm sữa. Khi cây lúa có nhiều lá bị cuốn thì khả năng quang hợp của cây lúa bị giảm, dẫn đến giảm năng suất, đặc biệt là khi lá đòng bị hại. Kết quả thí nghiệm của Tô Thành Đường (1992) [1] cho thấy : khi cây lúa có lá đòng bị hại, năng suất giảm so với đối chứng là 21,06%. Nếu lá đòng và một lá nữa bị hại thì năng suất giảm 25,4% và nếu lá đòng và 2 lá nữa bị hại thì năng suất giảm 36,99%. Theo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Văn Hành (1988) [2] cho thấy : sản lượng bông lúa bị giảm theo số lá bị hại / bông (không kể bông có lá đòng bị hại), nếu bông có 1 lá bị hại thì năng suất có thể giảm khoảng 3,7% ; 2 lá bị hại thì năng suất có thể giảm khoảng 6% và 3 lá bị hại thì năng suất có thể giảm 15% và 4 lá bị hại thì năng suất có thể giảm khoảng 33%. Trong trường hợp chỉ lá đòng (các lá khác còn nguyên) thì năng suất có thể giảm 20-30% sản lượng.
Ở Việt Nam người ta đã xác định ngưỡng phòng trừ (ETL) đối với cuốn lá nhỏ là : 15 con / m2 sâu non tuổi 1, tuổi 2 hoặc 20% lá bị hại ở giai đoạn đẻ nhánh và 10% lá bị hại ở giai đoạn lúa ôm đòng (ngưỡng phòng trừ áp dụng cho cả nước). Còn theo Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1979 - 1989) [3] thì đề xuất ngưỡng phòng trừ của cuốn lá nhỏ là 3 bướm / m2 (vụ xuân) hoặc 24 con /m2 sâu non tuổi 1, 2 và 12% lá bị hại. Tuy nhiên ngưỡng phòng trừ này cũng có thể thay đổi chút ít tuỳ theo điều kiện khí hậu, kinh tế, xã hội của từng vùng.
Nền thâm canh khác nhau cũng ảnh hưởng tới khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở. Theo Nguyễn Thị Thắng (1988 - 1993) [10] cho thấy : ở nền thâm canh cao khả năng đẻ trứng của một trưởng thành cái cao gấp 2,7 lần và tỷ lệ nở của trứng gấp 1,7 lần so với nền thâm canh trung bình vào giai đoạn lúa đẻ nhánh. Còn vào giai đoạn lúa làm đòng thì khả năng đẻ trứng cao cấp 1,74 lần và tỷ lệ trứng nở cao gấp 1,85 lần. Ngoài ra lân và kali làm tăng tính chống chịu của lúa đối với cuốn lá nhỏ, làm giảm tính hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng. Cũng theo tác giả này thì nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát sinh phát triển của sâu cuốn lá nhỏ ở điều kiện nhiệt độ 24,3 - 24,80C, ẩm độ 90 - 92% ; tỷ lệ ngày mưa từ 28,6 - 63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động từ 71 - 90%.
Nhiệt độ ảnh hưởng rõ đến thời gian hoàn thành các pha phát dục của vòng đời sâu cuốn lá nhỏ. Nhiệt độ càng gần tới ngưỡng tối thích thì thời gian phát dục các pha càng ngắn, càng xa thì ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng (1986) [14] cho thấy : ở nhiệt độ 20 - 240C, thời gian phát dục của pha trứng là 4-5 ngày, pha sâu non là 23 - 35 ngày, pha nhộng 7 - 9 ngày, pha trưởng thành 3-8 ngày, vòng đời 37 - 44 ngày. Còn ở nhiệt độ 26 - 290C thì vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ được rút ngắn lại chỉ còn 27,94 4,24 ngày. Còn theo tác giả Nguyễn Văn Hành (1988) [12] cho thấy : thời gian của một vòng đời sâu cuốn lá nhỏ thường biến động và tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng địa phương và thời vụ gieo trồng các giống lúa như : ở Lạng Sơn vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ là 39 ngày, ở Bắc Giang là 33 ngày. Thực tế ở miền Bắc Việt Nam thời gian của một vòng đời cuốn lá nhỏ thay đổi từ 26 - 56 ngày.
Nhìn chung vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ thay đổi tuỳ theo các lứa trong năm (chủ yếu là chịu tác động của yếu tố nhiệt độ). Lứa 5 có vòng đời 22 - 23 ngày ở nhiệt độ từ 25 - 290C, lứa 6 có vòng đời 23 - 43 ngày ở nhiệt độ 23 - 250C; lứa 7 có vòng đời 30 - 43 ngày ở nhiệt độ 20 - 220C.
2.3.6. Nghiên cứu về thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ
Theo Phạm Văn Lầm [16] ở nước ta qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đã phát hiện 344 loài thiên địch sâu hại lúa, trong đó 199 loài bắt mồi ăn thịt chiếm 57,8% tổng số loài ăn thịt và 137 loài côn trùng kí sinh chiếm 39,8% còn lại là nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại, riêng đối với thiên địch sâu cuốn lá nhỏ đã phát hiện tới 47 loài có 9 loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt.
Theo nghiên cứu của Vũ Quang Côn [18] thì trong nhóm thiên địch sâu cuốn lá nhỏ ong kí sinh có tới 34 loài trong đó có 23 loài kí sinh bậc 1; 8 loài kí sinh bậc 2, hiệu quả kí sinh chung đạt 15-30%. Kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng [14] cho thấy ở địa bàn Hà Nội sâu cuốn lá nhỏ có 27 loài kí sinh và bắt mồi ăn thịt cả 3 pha trứng, sâu non, nhộng.
Theo Phạm Văn Lầm, 1992 [16] cho biết trứng cuốn lá nhỏ chủ yếu kí sinh do ong Trichogramma Japonicum sau đó đến Trichogramma chilonis. Pha sâu non cuốn lá nhỏ có tới 4 loài kí sinh đó là: ong đen to Cardiahiles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 48 - 58%, ong nâu đen Goniozus japonicus tỷ lệ kí sinh là 51,4% và ong kén trắng đơn Apenteles cypris Nixon là 53%. Theo Phạm Văn Lầm (1992) [16] loài Apenteles cypris Nixon là một trong những loài ong kí sinh chuyên tính rất quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ kí sinh đạt 30%.
Theo Trần Huy Thọ và cộng tác viên [21] vụ mùa năm 1993 khi nghiên cứu thành phần kí sinh trên sâu non cuốn lá nhỏ thu được kết quả: lứa 1 sâu cuốn lá nhỏ bị kí sinh chủ yếu bởi ong Apenteles sp, tỷ lệ kí sinh đạt 25 - 100%. Cuối lứa 1 đầu lứa 2 sâu non kí sinh chủ yếu do ong Goniozus hanoiensis. Ong Temelucha kí sinh với tỷ lệ thấp hơn đạt 7,3 - 28%. Cuối vụ mùa ong kí sinh đa phôi Copidosmopsis coni phát triển mạnh, tỷ lệ kí sinh đạt rất cao lên tới 92,7%.
Phạm Văn Lầm và cộng tác viên (1989) [16] thu được 10 loại nhện lớn ăn mồi, Nguyễn Viết Tùng và cộng tác viên (1993) [16] khi nghiên cứu thành phần nhóm nhện lớn bắt mồi ở vùng Gia Lâm - Hà Nội cho biết có 27 loài thuộc 7 họ khác nhau trong đó phổ biến là nhện nhảy có 9 loài, nhện lưới có 8 loài, các họ khác có 2 - 4 loài.
Mỗi vụ khác nhau thì diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt cũng khác nhau, mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ xuân là 0,2 - 2,8 con/m2, đỉnh cao là 73,8 - 175,9 con/m2, mật độ này bao giờ cũng thấp hơn mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ mùa là 4,0 - 19,7 con/m2, đỉnh cao là 76,9 - 201,6 con/m2. các điều kiện canh tác như giống lúa, chế độ nước, số vụ lúa/năm đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ số lượng quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt [16].
Việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý đã làm suy giảm số lượng thiên địch, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng phát số lượng dịch hại, sự suy giảm tính đa dạng sinh học phá vỡ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái ruộng lúa. Do vậy để nâng cao hiệu quả của biện pháp sinh học, giảm thiểu lượng chất độc rải trên đơn vị diện tích thì chúng ta phải sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý, coi biện pháp hoá học là khâu cuối cùng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp, chỉ sử dụng khi sâu hại tới ngưỡng phòng trừ, nên sử dụng những loại thuốc có phổ hẹp, ít độc với thiên địch nhằm bảo vệ lực lượng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tạo nên [25].
2.3.6. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Một trong những biện pháp quan trọng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu cuốn lá nhỏ là biện pháp đấu tranh sinh học. Đây là biện pháp lợi dụng kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ để tiêu diệt, khống chế mật độ sâu dưới ngưỡng gây hại. Tính khả thi của biện pháp này là mang lại cân bằng sinh học, hạn chế phun thuốc hoá học làm giảm ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quả xấu do thuốc đem lại. Tuy nhiên trước đây do biện pháp này chưa được chú trọng cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu chưa hợp lý, sử dụng quá nhiều lần trên vụ của nông dân, những thuốc trừ sâu trước đây sử dụng phần nhiều là những thuốc có phổ rộng tiêu diệt thiên địch rất mạnh vì thế dẫn đến sự suy giảm số lượng quần thể, giảm sự đa dạng các loài thiên địch trên đồng ruộng do lực lượng này rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu.
Ngày nay, xu hướng phòng trừ tổng hợp đã là mục tiêu chung của nền nông nghiệp tất cả các nước. Muốn thực hiện tốt phòng trừ tổng hợp đối với sâu cuốn lá nhỏ nói riêng và các loài dịch hại khác thì phải tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chúng để ứng dụng linh hoạt các biện pháp phong trừ. Các biện pháp này cần phối hợp hài hoà dựa trên đặc điểm sinh thái của từng vùng, ngày nay biện pháp sinh học đã được con người chú trọng. Do đó việc nhận biết, tìm hiểu lực lượng thiên địch của mỗi loài sâu hại góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của biện pháp đấu tranh sinh học.
Đối với sâu cuốn lá nhỏ, việc xác định sâu non làm chỉ tiêu quyết định phòng trừ là hợp lý vì mật độ bướm cao không đi đôi với mật độ sâu non cao, tỷ lệ nở phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, tỷ lệ kí sinh trứng. Việc phun trừ sâu cuốn lá nhỏ có hiệu quả nhất vào giai đoạn sâu non mới nở rộ.
Biện pháp canh tác: đối với sâu cuốn lá nhỏ cấy với mật độ vừa phải, bón phân cân đối hợp lý, không bón đạm quá mức khi lúa trỗ là biện pháp hạn chế đáng kể thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ [23]. Theo Hồ Khắc Tín [24] việc diệt kí chủ phụ quanh bờ ruộng là nơi trú ẩn và tích luỹ sâu cuốn lá nhỏ nhằm cắn đứt nguồn chu chuyển tích luỹ của chúng.
Biện pháp sinh học: Việc bảo vệ các loài thiên địch là rất cần thiết để khống chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng.
Hiện nay thuốc trừ sâu sinh học do Viện công nghiệp thực phẩm chế biến và sản xuất đang được nhiều địa phương sử dụng rộng rãi, thuốc có hiệu quả cao đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, ít độc với người không gây ô nhiễm môi trường, và bảo vệ được thiên địch.
Biện pháp hoá học: Trong 15 loại thuốc sâu được sử dụng phổ biến trên đồng ruộng hiện nay có tới 5 loại có độ độc cấp 4 và 5 loại có độ độc cấp 3 với bọ rùa đỏ và bọ cánh cứng cánh ngắn (Nguyễn Trường Thành, 2002) [19]. Đặc biệt gần đây thuốc nhóm Pyrethroid được sử dụng ngày càng nhiều trên đồng ruộng để trừ các loại sâu ăn lá và chích hút đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên địch trên đồng ruộng. Do vậy có được một chiến lược phòng trừ hợp lý với sâu cuốn lá nhỏ là một yêu cầu bức thiết và có tầm quan trọng đặc biệt với sản xuất lúa hiện nay.
3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và thiên địch của chúng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009 .
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong vụ mùa 2009 từ (6/2009 đến 12/2009).
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại và thí nghiệm khảo nghiệm hiệc lực thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ được bố trí trện ruộng lúa xã Cao Minh huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá nhỏ được tiến hành tại phòng thí nghiệm Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng.
3.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống lúa BC15, TBR1, Bắc thơm số 7.
- Thuốc trừ sâu: Vitakor 40WP, Chief 520 WP
3.3.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Vợt bắt côn trùng, chậu vại, lồng mica, lồng lưới nuôi sâu cuốn lá nhỏ
- Hộp petri, hộp nhựa nuôi sâu, bông thấm nước, giấy hút ẩm.
- Lọ đựng mẫu, ống nghiệm, giá đỡ để ống nghiệm
- Kính hiển vi, kính lúp, bút lông, máy ảnh
- Cồn 700, rượu, Fooc môn ngâm mẫu vật
- Thước dây, cọc tre, túi nilông, bình bơm phun tay
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng tình hình phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng trong những năm qua.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis).
- Điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ mùa 2009 dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ, giống, phân bón)
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số loại thuốc BVTV vụ mùa 2009.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí với các điều kiện sinh thái khác nhau để xác định ảnh hưởng đến diễn biến mật độ của sâu cuốn lá nhỏ
- Thí nghiệm về thời vụ trồng:
Bố trí thí nghiệm trên giống BC15 ở 2 thời vụ khác nhau
+ Giống BC15 mùa sớm (nhắc lại 3 lần)
+ Giống BC15 mùa trung (nhắc lại 3 lần)
Diện tích mỗi ô thí nghiệm 60 m2.
- Thí nghiệm về giống:
Bố trí thí nghiệm trên 3 giống lúa: BC15, TBR1, Bắc thơm số 7
Mỗi một giống 3 ô, mỗi ô có diện tích 60 m2 (mỗi giống nhắc lại 3 lần)
- Thí nghiệm về phân bón:
+ Bón theo tập quán của nông dân
+ Bón theo 3 giảm 3 tăng
* Liều lượng và phương pháp bón phân được sử dụng trong thí nghiệm
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Ruộng thí nghiệm
Ruộng nông dân
I. Phân bón
1. Bón lót
- N.P.K
Kg/ha
694,4
694,4
2. Thúc lần 1
- Thời gian bón
Sau cấy
17
18
- Phân đạm
Kg/ha
83,3
111,1
- Phân Kali
Kg/ha
83,3
55,6
3. Thúc lần 2
- Thời gian bón
Sau cấy
40
34
- Phân đạm
Kg/ha
111,1
- Phân Kali
Kg/ha
83,3
83,3
3.5.2. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ mật độ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
- Điều tra định kỳ: Chúng tôi điều tra 7 ngày 1 lần trên 3 khu vực thí nghiệm khác nhau, điều tra biến động mật độ của sâu cuốn lá nhỏ theo phương pháp 2 đường chéo, 10 khóm lúa ngẫu nhiên trên mỗi đường chéo (tổng 20 khóm). Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, ghi chép mật độ sâu, tỷ lệ hại. Trong quá trình điều tra tiến hành thu thập sâu non, trứng của sâu cuốn lá nhỏ với số lượng 20 cá thể trở lên mang về phòng tiếp tục theo dõi.
- Phương pháp điều tra tự do.
Tiến hành điều tra trên một số khu ruộng lúa ở một số xã của huyện Vĩnh Bảo, thu các pha phát dục của sâu cuốn lá nhỏ mang về phòng tiếp tục nuôi. Phương pháp này bổ sung cho phương pháp điều tra định kỳ khi số lượng mẫu thu thập chưa đủ.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Mật độ sâu (con/m2)=
Tổng số sâu điều tra (con)
Tổng diện tích điều tra (m2)
+ Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số lá bị hại
x 100
Tổng số lá điều tra
3.5.3. Phương pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến các loài thiên địch của sâu hại lúa vụ mùa 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Phương pháp điều tra theo qui định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003). Điều tra tự do, càng nhiều điểm càng tốt. Theo dõi trong suốt vụ, định kỳ 7 ngày/lần.
Tất cả các mẫu vật được bảo quản, kèm theo nhãn ghi địa chỉ, ngày thu mẫu, người thu mẫu, giám định mẫu vật tất cả mẫu vật thu được đưa về Bộ môn Côn trùng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giám định theo tài liệu chuẩn.
Tính tần suất bắt gặp loài:
- Tần suất bắt gặp (%) =
Tổng số điểm bắt gặp loài sâu
x 100
Tổng số điểm điều tra
3.5.4. Phương pháp nuôi sinh học sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
Tiến hành thu thập nguồn trưởng thành ngoài đồng ruộng, thả trưởng thành vào lồng lưới cách li có đặt sẵn cây lúa sạch trồng trong chậu vại. Để trưởng thành đẻ trứng trong vòng 6 giờ tiến hành thu bắt trưởng thành chuyển sang lồng khác để thu trứng tiến hành nuôi cá thể.
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện bán tự nhiên, cắt lá lúa có trứng đặt vào trong ống nghiệm kích thước 20x220mm, hàng ngày theo dõi để xác định thời kỳ phát dục của pha trứng. Tiếp tục nuôi sâu non, hàng ngày thay thức ăn, sau mỗi lần hay thức ăn dùng thước kỹ thuật đo đếm diện tích lá bị sâu ăn để biết được sức ăn của sâu non (n = 30 cá thể).
Lá lúa được quấn bông và bọc trong cuốn lá để giữ ẩm, các lá để nuôi sâu là các lá thứ 2 từ trên xuống. Quan sát sự lột xác chuyển tuổi được thực hiện vào buổi chiều, hàng ngày vệ sinh, thay thức ăn cho sâu và ghi chép nhiệt độ, ẩm độ phòng nuôi. Mô tả đặc điểm hình thái các pha, xác định thời gian phát dục các pha, vòng đời và đời của sâu
* Xác định khả năng cuốn tổ của sâu cuốn lá nhỏ
Dùng kéo cắt lá lúa có trứng sâu cuốn lá nhỏ, đặt trong ống nghiệm có sẵn bông ẩm, dùng bông không thấm ướt để bịt miệng ống nghiệm. Khi trứng nở dùng bút lông nhẹ nhàng chuyển sâu non vào cây lúa đã cấy sẵn trong chậu. Tiến hành 2 thí nghiệm.
- Mỗi chậu thả 3 con sâu
- Mỗi chậu thả 1 con sâu
Mỗi thí nghiệm làm 3 chậu lúa, đồng thời nuôi 3 đợt. Nuôi sâu từ tuổi 1 đến khi vào nhộng, đếm số lá bị cuốn.
* Sức ăn của sâu non (mm2) được tính theo công thức
Trong đó :
: Là diện tích trung bình mỗi cá thể ăn được ở từng tuổi.
Z1, Z2 … là diện tích lá bị ăn thực ở từng cá thể của từng tuổi
n: số cá thể theo dõi
* Xác định vị trí hóa nhộng của sâu cuốn lá nhỏ
Tiến hành nghiên cứu trong nhà lưới và ngoài đồng.
- Trong nhà lưới: Bố trí 6 chậu lúa, mỗi chậu thả 3 sâu non và 3 chậu lúa thả 1 sâu non (kết hợp với thí nghiệm khả năng cuốn tổ của sâu cuốn lá nhỏ). Nuôi sâu từ tuổi 1 đến vào nhộng, ghi chép vị trí hóa nhộng và số lượng nhộng ở từng vị trí.
- Ngoài đồng: Khi nhộng ngoài đồng rộ, tiến hành thu thập nhộng, ghi chép vị trí hóa nhộng và số lượng nhộng ở từng vị trí.
* Xác định vị trí đẻ trứng của sâu cuốn lá nhỏ.
Tiến hành nghiên cứu trong nhà lưới và ngoài đồng.
- Trong nhà lưới: Qua quá trình nuôi sâu tập thể, thu được một số nhộng, tiếp tục theo dõi đến vũ hóa, lấy ngẫu nhiên 5 cặp đực cái vũ hóa cùng ngày cho vào 5 chậu lúa cấy sẵn có chụp lồng mica để cho chúng đẻ trứng. đến khi trưởng thành chết, bỏ lồng chụp đếm số trứng đẻ ở từng vị trí.
- Ngoài đồng ruộng: Khi trưởng thành ngoài đồng ruộng rộ, tiến hành thu trứng đẻ ở từng vị trí.
3.5.5. Khảo sát hiệu lực của thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ
Khảo sát 2 loại thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu cuốn lá nhỏ. Bố trí thí nghiệm trên giống BC15 theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô là 60 m2.
- CT1: phun Chief 520 WP; dùng 6 gam thuốc Chief 520 WP pha với 20 lít nước phun cho 1 sào
- CT2: phun Vitakor 40 WP; dùng 2,25 gam thuốc (1,5 gói) Vitako 40 WP pha với 20 lít nước phun cho 1 sào.
- CT3 đối chứng: phun nước lã
* Tính hiệu lực thuốc bằng công thức Henderson Tilton
Ta - Cb
Hiệu lực (%) = (1- ) x 100
Ca x Tb
Trong đó:
Ta: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý
Tb: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước khi xử lý
Ca: Số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý
Cb: Số cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý
3.5.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
- Áp dụng các phương pháp tính toán thông thường.
- Tính toán, xử lý số liệu theo IRRISTAT
- Giá trị trung bình:
nixi
=
n
Khoảng tin cậy 95%
=
S.T(0,05; n-1)
n
Trong đó: : Giá trị trung bình; X1: Giá trị quan sát ở mức i
ni: Số lần quan sát có cùng mức i.
n: Tổng số lần quan sát
S: Phương sai mẫu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tại Hải Phòng trong những năm qua
Trong nhưng năm gần đây (1999-2008) diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại ngày một gia tăng. Diện tích lúa bị hại trung bình hàng năm là 54038.1 ha chiếm 59,65% diện tích gieo cấy lúa.
Bảng 4.1. Diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại ở Hải Phòng trong những năm qua
Năm
Vụ đông xuân (ha)
Vụ mùa (ha)
DT bị hại cả năm (ha)
DT bị hại
DT bị hại nặng
DT phun trừ
DT gieo cấy
DT bị hại
DT bị hại nặng
DT phun trừ
DT gieo cấy
1999
10350
2045
6850
45948
32517
32517
49009
42867
2000
19938
19938
46536
21900
300 MT
21900
49532
41838
2001
16250
11850
46200
19000
19000
48981
35250
2002
22000
22000
45724
44433
20000 MT
44433
48255
66433
2003
24115
24115
45129
53900
53900
47042
78015
2004
29000
19500
43947
33300
33300
45917
62300
2005
20500
23000
43107
27200
22900
45232
47700
2006
30500
30500
42132
27500
27500
44821
58000
2007
22000
22000
41745
37500
37500
43968
59500
2008
39469
27941
46228
2250
22500
43082
48478
Nguồn: Chi cục BVTV Hải Phòng
Ghi chú: MT: Mất trắng; DT: Diện tích
Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại ngày một tăng, từ năm 1999 – 2004 diện tích bị hại tăng từ 42867- 62300 ha, từ năm 2005 đến nay diện tích bị hại không có sự biến động lớn. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ ngày một quyết liệt hơn nhưng khả năng gây hại của chúng vẫn không giảm. Trong hai vụ lúa thì sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở vụ mùa nặng hơn so với vụ lúa xuân. Cụ thể năm 2002 trong vụ mùa sâu cuốn lá nhỏ gây hại với diện tích bị mất trắng lên đến 20000 ha trong khi đó ở vụ xuân không có diện tích mất trắng, cả năm diện tích bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại là 66.433ha. Năm 2003 diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 78015ha, đây là năm sâu cuốn lá gây hại lớn nhất tại Hải Phòng so với những năm gần đây.
Diện tích gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ngày tăng, mật độ của chúng cũng có sự thay đổi qua các năm. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và tỷ lệ diện tích lúa bị hại từ năm 2000 - 2008 tại thành phố Hải Ph._.h Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009
Qua kết quả theo dõi trên hai ruộng thí nghiệm cho thấy liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ. Trong cùng một chân đất, cùng một giống nhưng mức độ bón phân khác nhau thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ có khác nhau. Cụ thể Công thức I bón phân theo mô hình 3 giảm 3 tăng(3kg đạm/sào; 6kg kali/sào), công thức II bón theo nông dân(8kg đạm/sào; 5kg kali/sào) chúng tôi thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở công thức II cao hơn công thức I . công thức I và công thức II Chỉ có sự sai khac nhau về phân Đạm và phân Kali. Công thức I bón ít đạm hơn công thức II là 5g/sào (bắc bộ) và nhiều hơn 1Kg kali/sào (bắc bộ).
Nguyên nhân do ở ruộng nông dân thường bón nhiều đạm, cây lúa phát triển mạnh về thân lá, số nhánh đẻ nhiều, lá lúa mềm và xanh xon, bản lá to, dài, thu hút nhiều trưởng thành đến đẻ trứng, tỷ lệ sâu non sống cao do đó mật độ sâu cuốn lá nhỏ càng cao, mặt khác bón kali làm cho lúa cứng cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh.
4.5.4. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) của một số thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ tại huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng vụ mùa 2009
Hoạt động gây hại của sâu CLN thay đổi tuỳ từng nơi, từng năm, từng giống lúa. Giống BC15 là giống chất lượng, cho năng suất cao và đang được gieo cấy phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, là giống có nhiều ưu điểm và có lẽ còn được tiếp tục sử dụng trong những năm tới. Do đó chúng tôi tiến hành bố trí khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên giống BC15 trong điều kiện thời tiết vụ mùa năm 2009 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.16.
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009
Công thức
Liều lượng (g/sào)
Hiệu lực của thuốc sau khi phun (%)
1 ngày
3 ngày
5 ngày
7 ngày
Chief 520WP
6
23,46a
72,22a
89,23a
87,37a
Vitakor 40WP
2,25
25,94b
78,73b
92,14b
97,00b
CV(%)
7,14
5,12
9,0
7,9
Ghi chú: sai khác tính theo các loại thuốc khác nhau (cột dọc)
Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng vụ mùa 2009
Qua kết quả xử lý ở bảng 4.16 chúng tôi thấy, trong 2 loại thuốc thí nghiệm thuốc Vitakor 40 WP có hiệu lực trừ sâu cao nhất, hiệu lực của thuốc sau 7 ngày phun vẫn đạt 96,34% cao hơn thuốc thuốc Chief 520WP (đạt 84,43%).
5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Qua theo dõi thực trạng gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tại Hải Phòng từ năm 1999 đến năm 2009 cho thấy, diện tích lúa bị hại nặng nhất vào vụ mùa năm 2002 với diện tích bị mất trắng là 20000 ha. Tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ từ năm 2005 đến năm 2009 là khá lớn, diện tích bị hại nặng nhất vụ mùa năm 2007 với diện tích 9000 ha, chiếm 87,71% diện tích gieo cấy và chiếm 80,97% gieo cấy cả năm. Thời gian trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ rộ ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ 20/9 - 30/9; năm 2009 thời gian trưởng thành rộ muộn hơn từ 30-8 - 5/9.
2. Thành phần sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại huyện Vĩnh Bảo – Hải phòng vụ mùa 2009 chỉ thấy xuất hiện một một loài, đó là loài sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee).
Thành phần thiên địch của sâu hại lúa khá phong phú gồm 15 loài thuộc 13 họ, 6 bộ. Trong đó chủ yếu là bọ rùa đỏ (Micrarpis discolor Fabr.), bọ ba khoang (Ophionea nigrofaciata.), ong kén nhỏ (Apanteles liparidis Bouche), nhện sói vân đinh ba (Lycosa pseudoanulata Boes. et Strand.) và nhện linh miêu (Oxyopes lineatipes Koch).
3. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ là 27,85 0,50 ngày khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 28,10C và ẩm độ trung bình là 91% .
Vị trí đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ở ngoài đồng ruộng và trong nhà lưới chủ yếu là ở mặt dưới của lá lúa chiếm từ 79,83% đến 87,78%. Vị trí hoá nhộng chủ yếu ở bẹ lá lúa chiếm từ 77,78% đến 80,82%.
Sức ăn của sâu cuốn lá nhỏ tăng theo tuổi, sức ăn trung bình của một sâu cuốn lá nhỏ khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 27,80C là 1311,6 mm2.
Khả năng cuốn tổ của sâu non cuốn lá nhỏ ở công thức thả 3 con/chậu là 6,22 lá; ở công thức thả 1 con/chậu lúa là 10,71 lá.
4. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa BC15 trồng tại hai thời vụ có sự sai khác, ở vụ lúa mùa trung (7,95 con/m2) cao hơn mùa sớm (7,0 con/m2)
5. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên giống lúa BC15 (8,22 con/m2) cao hơn so với giống Bắc thơm số 7 (6,93 con/m2) và TBR1 (7,87 con/m2). Tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ tỷ lệ thuận với mật độ sâu trên đồng ruộng: giống BC15 bị hại nặng nhất, tiếp đến là giống Bắc thơm số 7, bị hại nhẹ nhất là giống TBR1.
6. Mức độ bón phân khác nhau thì mật độ sâu cuốn lá nhỏ có khác nhau. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở công thức giảm 7 kg đạm/sào và nhiều hơn 1kg kali/sào (mô hình 3 giảm 3 tăng) là 6,75 con/m2, thấp hơn so với công thức bón phân theo nông dân là 8,9 con/m2.
7. Trong 2 loại thuốc thí nghiệm, thuốc Vitakor 40 WP có hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ cao nhất, hiệu lực của thuốc sau 7 ngày phun đạt 97,00% cao hơn thuốc Chief 520WP hiệu lực chỉ đạt 87,37%.
5.2 Đề nghị
Với đặc điểm khí hậu và tập quán canh tác ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng để hạn chế sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ người dân nên sử dụng giống TBR1, cấy tập trung vào vụ mùa sớm, bón phân: Bón lót 25kg NPK/sào, lượng đạm 3 kg/sào, kali 6kg/sào (mô hình 3 giảm 3 tăng), bón phân vào đúng thời điểm cây lúa cần và bón tập trung. Khi mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao, sử dụng thuốc Vitakor 40 WP để phun trừ sâu.
Qua điều tra theo dõi cho thấy, thành phần thiên địch sâu hại lúa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng khá phong phú, cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ lực lượng thiên địch sẵn có trên đồng ruộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
§µo Träng ¸nh (1997), “T×nh h×nh lu th«ng, sö dông thuèc BVTV hiÖn nay”, T¹p chÝ BVTV, Sè 2, 02/1997, tr. 23- 27.
§ç Xu©n Bµnh vµ CTV (1990), “KÕt qu¶ kh¶o s¸t s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa ë TiÒn Giang”, T¹p trÝ BVTV, Sè 3, 03/1990, tr. 13-16.
Bé m«n c«n trïng (2004), Gi¸o tr×nh c«n trïng chuyªn khoa. NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
TrÇn §×nh ChiÕn (1993), “T×m hiÓu thµnh phÇn c«n trïng b¾t måi vµ ¶nh hëng cña thuèc trõ s©u ®Õn diÔn biÕn thµnh phÇn c«n trïng b¾t måi trªn lóa Gia L©m, Hµ Néi”, KÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc cña khoa trång trät 1991-1992, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Vò Quang C«n (1987), “Vµi dÉn liÖu vÒ nhãm c¸c loµi s©u cuèn l¸ lóa”, Th«ng tin b¶o vÖ thùc vËt, Sè 2, tr. 47-50.
§Æng ThÞ Dung (1994), X¸c ®Þnh thµnh phÇn, t×nh h×nh diÔn biÕn g©y h¹i cña s©u cuèn l¸ nhá vô chiªm xu©n 1993-1994 t¹i vïng Gia L©m, Hµ Néi vµ biÖn ph¸p phßng trõ chóng, LuËn v¨n th¹c sÜ N«ng nghiÖp, Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp I, Hµ Néi.
Tô Thành Đường. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ và biện pháp phòng trừ chúng tại Hưng Dũng, Vinh - Nghệ An vụ mùa 1991. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1992.
Côc BVTV (2002), B¸o c¸o t×nh h×nh ph¸t sinh g©y h¹i cña s©u bÖnh h¹i lóa n¨m 2002, B¸o c¸o chuyªn nghµnh, Côc BVTV.
Côc BVTV (2003), QuyÕt ®Þnh sè 82/Q§ BNN ngµy 04/09/2003, Ph¬ng ph¸p ®iÒu tra ph¸t hiÖn s©u bÖnh h¹i c©y trång, Côc BVTV.
Côc BVTV (2005), B¸o c¸o tæng kÕt c«ng t¸c BVTV n¨m 2005 toµn quèc, B¸o c¸o chuyªn nghµnh, Côc BVTV.
Lª ThÞ Thanh Mü (2004), Nghiªn cøu mét sè ®Æc tÝnh sinh vËt häc, sinh th¸i häc cña s©u cuèn l¸ nhá trªn lóa lai vµ biÖn ph¸p phßng chèng, LuËn v¨n th¹c sÜ N«ng nghiÖp, §¹i häc N«ng nghiÖp I, Hµ Néi.
NguyÔn V¨n Hµnh (1988), S©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa ë mét sè tØnh phÝa B¾c vµ biÖn ph¸p phßng trõ chóng, LuËn ¸n phã tiÕn sÜ, ViÖn KHKT N«ng nghiÖp ViÖt Nam, Hµ Néi.
NguyÔn H÷u Hu©n, Kh¸i niÖm vÒ "Ruéng lóa kháe" vµ mèi quan hÖ víi dÞch h¹i lóa.
Hµ Quang Hïng (1986), “ Ong kÝ sinh trøng s©u h¹i lóa vïng Hµ Néi”. T¹p chÝ Khoa häc kü thuËt N«ng nghiÖp, Sè 5/1986, tr. 26-33.
Hà Quang Hùng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ ở Vĩnh Phú. Báo cáo khoa học 1985.
Ph¹m V¨n LÇm (1992), “Mét sè dÉn liÖu vÒ ong kÐn tr¾ng ký sinh, s©u non bé c¸nh vÈy h¹i lóa”, T¹p chÝ BVTV, Sè 2, tr. 10-13.
Ph¹m V¨n LÇm, Bïi H¶i S¬n, TrÇn ThÞ Hêng (1993). “DiÔn biÕn sè lîng nhÖn lín b¾t måi trªn ruéng lóa vïng Tõ Liªm, Hµ Néi”, T¹p chÝ B¶o vÖ thùc vËt, Sè 5, tr. 6-9.
Chu CÈm Phong, Vò Quang C«n (1985), “Chu tr×nh ph¸t triÓn cña s©u cuèn l¸ nhá vµ ký chñ cña nã ë miÒn B¾c ViÖt Nam”, T¹p chÝ BVTV, Sè 1/1985, tr. 11-15.
NguyÔn Trêng Thµnh, NguyÔn V¨n Thµnh, TrÇn Huy Thä (1986), “KÕt qu¶ nghiªn cøu t¸c h¹i vµ ngìng phßng trõ s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa”, T¹p trÝ BVTV, Sè 6/1986, tr. 211-214.
NguyÔn Trêng Thµnh (2003), “¶nh hëng cña s©u cuèn l¸ nhá ®Õn n¨ng suÊt lóa ë ViÖt Nam vµ øng dông”, T¹p chÝ BVTV, Sè 190, tr. 12-18.
TrÇn Huy Thä (1983), “Mét sè kÕt qu¶ nghiªn cøu vÒ s©u cuèn l¸ nhá h¹i lóa”, T¹p chÝ BVTV, Sè 3/1983, tr. 49-53.
Trần Huy Thọ, Nguyễn Văn Hành và Nguyễn Trường Thanh. Kết quả nghiên cứu tác hại và ngưỡng phòng trừ của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (Cnaphalocrocis medinalis Guenee). Thông tin BVTV tháng 6/1986. Viện và Cục BVTV. Bộ Nông nghiệp.
NguyÔn C«ng ThuËt (1996), Phßng trõ tæng hîp s©u bÖnh h¹i c©y trång nghiªn cøu vµ øng dông, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Hå Kh¾c TÝn (1982), Gi¸o tr×nh c«n trïng N«ng nghiÖp, TËp 2, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi, tr. 59-62.
Nguyễn Viết Tùng. Nghiên cứu bước đầu về nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa Trồng trọt 1991 - 1992 : 98 - 101. Nxb. Nông nghiệp 1993.
Hội nghị côn trùng học Quốc gia Việt Nam lần thứ nhất, 22 - 27/10/1991. Hà Nội - Việt Nam.
ViÖn BVTV (1976), KÕt qu¶ ®iÒu tra c«n trïng c¬ b¶n 1967-1978 vµ 1977-1979, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
ViÖn BVTV (1997), Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu BVTV, TËp 1-2, NXB N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
FAO. Tổ chức lương thực thế giới.
II. Tiếng Anh
A. Van Huis and I.C. Van Lenteren. IPVM - Intergrated Pest and vector Management in the Tropic Biological Control. (Feb.1999).
Barrion A.T., J.A. Litsinger (1980), “Ants a natural enemy of leaffolde larvae in dry land rice, Institute of Restorative and Rehabilitation
Barrion A.T., J.A. Litsinger, E.B. Medina, R. M. Aguda (1991), “The rice Cnaphalocrocis medinalis Guenee leaf folder complex in the Philippines”, Taxonomy, Bionomics and Control, Philippines, No. 8, pp. 87-107.
Bantista R.C ; Heinrichs E.A. and Refisur R.S. Economics injury level for the rice leaffolder (Cnaphalocrocis medinalis Guenee, Lepidoptera : Pyralidae) insect infestation and artificial leaf remivel. Enviro. Entomol. 1984 : 439 - 443.
CABI (1999), Crop protection Compendium, http//www.cabi.org/.
Chen C.C., S.F. Chiu (1983), “A survey of natural enemics of rice leaf foder in Taiwan”, Journal of Agricultural Research of China, Vol. 32, pp. 286-291.
Dyck V.A. (1978), Economic thresholds in rice (Paper prevent at the a short course on integrated pest control for irrigated rice in Southand Asia), International Rice Reseach Intistute, Philippines.
Jaswant Singh (1984), “Effect of nitrogen on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis guenee in rice”, Journal of Reseach Fujab Agricultural University, Vol. 21, pp. 629- 630.
Hairao, J. The Japan Pesticide Information (JPI). No. 41, 1982 : 14 - 17.
Reissig W. H. et. all. (1985), “Illustrated guide to Interated Pest management in Rice in Tropical Asia”, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience , Losbanos Laguna, Philippines, pp. 121-127.
Thangamuthu G. S, C. Murugesan, S. Subramanian (1982), Effect of spacing on leaf folder Cnaphalocrocis medinalis Guenee infestation in rice, Institute of Restorative and Rehabilitation Neuroscience, Vol. 7, pp. 21.
PHỤ LỤC
So sánh Hieu luc thuoc sau 1 ngay phun
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 1NSP Hieu luc thuoc sau 1 ngay phun
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 LAP 2 6.77063 3.38532 0.80 0.557 3
2 CT$ 1 9.20082 9.20082 2.16 0.280 3
* RESIDUAL 2 8.50124 4.25062
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 24.4727 4.89454
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT LAP
-------------------------------------------------------------------------------
LAP NOS 1NSP
1 2 25.4900
2 2 25.4150
3 2 23.2000
SE(N= 2) 1.45784
5%LSD 2DF 8.74813
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 1NSP
CT1 3 23.4633
CT2 3 25.9400
SE(N= 3) 1.19033
5%LSD 2DF 7.14282
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
1NSP 6 24.702 2.2124 2.0617 8.3 0.5568 0.2799
So sánh Hieu luc thuoc sau 3 ngay phun
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V004 3NSP Hieu luc thuoc sau 3 ngay phun
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 LAP 2 12.3312 6.16559 2.82 0.262 3
2 CT$ 1 63.5701 63.5701 29.07 0.029 3
* RESIDUAL 2 4.37322 2.18661
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 80.2745 16.0549
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT LAP
-------------------------------------------------------------------------------
LAP NOS 3NSP
1 2 77.4950
2 2 74.3150
3 2 74.6150
SE(N= 2) 1.04561
5%LSD 2DF 6.27443
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 3NSP
CT1 3 72.2200
CT2 3 78.7300
SE(N= 3) 0.853738
5%LSD 2DF 5.12305
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
3NSP 6 75.475 4.0069 1.4787 2.0 0.2621 0.0294
So sánh Hieu luc thuoc sau 5 ngay phun
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V005 5NSP Hieu luc thuoc sau 5 ngay phun
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 LAP 2 2.69003 1.34502 0.20 0.833 3
2 CT$ 1 200.913 200.913 29.75 0.029 3
* RESIDUAL 2 13.5087 6.75434
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 217.112 43.4223
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT LAP
-------------------------------------------------------------------------------
LAP NOS 5NSP
1 2 85.6050
2 2 86.2250
3 2 87.2300
SE(N= 2) 1.83771
5%LSD 2DF 11.0276
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 5NSP
CT1 3 80.5667
CT2 3 92.1400
SE(N= 3) 1.50048
5%LSD 2DF 9.00398
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
5NSP 6 86.353 6.5896 2.5989 3.0 0.8330 0.0287
So sánh Hieu luc thuoc sau 7 ngay phun
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V006 7NSP Hieu luc thuoc sau 7 ngay phun
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 LAP 2 35.3989 17.6994 3.39 0.229 3
2 CT$ 1 139.202 139.202 26.63 0.032 3
* RESIDUAL 2 10.4561 5.22803
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 185.057 37.0113
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT LAP
-------------------------------------------------------------------------------
LAP NOS 7NSP
1 2 94.5550
2 2 93.1650
3 2 88.8500
SE(N= 2) 1.61679
5%LSD 2DF 9.70193
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 7NSP
CT1 3 87.3733
CT2 3 97.0067
SE(N= 3) 1.32010
5%LSD 2DF 7.92159
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEULUC 18/12/ 9 17:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |CT$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
7NSP 6 92.190 6.0837 2.2865 2.5 0.2286 0.0323
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
(TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC ĐÔNG BẮC)
Tháng 5 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/5/2009
24,5
22,9
27,6
85
0
1,5
7,7
2/5/2009
24,5
21,5
29,5
84
0
2,9
8,2
3/5/2009
24,5
21,6
30
83
0,3
1,9
5,5
4/5/2009
24,6
21,4
30
85
0
2,6
8,5
5/5/2009
24,9
22,8
29
83
0
1,9
7,2
6/5/2009
24,2
22,8
27
88
0
2,3
0,2
7/5/2009
24,5
23,2
26,7
91
0
2
0
8/5/2009
23,8
23
24,8
97
19,4
0,5
0
9/5/2009
23,9
22,8
25,3
97
12,4
0,4
0
10/5/2009
24,8
23,7
23,7
96
2,5
1,2
0
11/5/2009
26,1
24,6
29,5
92
0
1,5
6,7
12/5/2009
26,6
24,4
30,3
89
0
1,8
9,3
13/5/2009
26,8
24,7
61,2
89
0
1,7
10,2
14/5/2009
26,9
24,5
30,7
87
0
2,3
10,4
15/5/2009
26,3
24,9
29,8
91
6,4
1,4
5,3
16/5/2009
25,9
24,7
29,2
95
10,7
0,8
2,6
17/5/2009
27,1
25,2
31
93
3,1
1,9
4,3
18/5/2009
26,2
23
28
94
1,2
0,9
0,5
19/5/2009
26,5
23
30,3
89
3,9
1,9
7
20/5/2009
26,3
24,8
29
92
7,1
1,5
3
21/5/2009
25,5
23
29,2
87
0
1,3
6,7
22/5/2009
25,4
22,2
29,3
91
17,4
1,2
2,2
23/5/2009
26,9
24
31,7
86
0
2,6
8,1
24/5/2009
27,4
24,2
32
83
0
2,1
3,3
25/5/2009
26,8
24
31
88
2,4
1,7
8,5
26/5/2009
27,3
24,6
30,7
88
0
1,3
5,8
27/5/2009
27,4
25
31,7
89
7,6
2,2
7,7
28/5/2009
27,6
26,1
30,5
93
0
0,7
2,6
29/5/2009
23,4
21
23
96
15,2
0,7
0
30/5/2009
24,4
21,3
28,7
81
0
2,2
7,5
31/5/2009
26,4
23,2
30,3
82
0
2
7,2
Tháng 6 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/6/2009
26,7
24,5
30,8
83
0
2,3
8,6
2/6/2009
28,1
26,2
32,0
90
0
1,9
6,2
3/6/2009
25,5
21,8
27,7
87
20,0
1,7
3,9
4/6/2009
26,9
23,0
33,0
81
0
3,2
11,8
5/6/2009
27,8
24,9
32,8
85
0
2,3
8,6
6/6/2009
28,5
25,7
33,3
83
0
2,4
6,7
7/6/2009
30,0
26,7
34,9
77
0
4,1
8,2
8/6/2009
30,6
26,8
36,5
74
0
3,9
11,3
9/6/2009
30,7
27,8
35,5
78
0
4,3
10,8
10/6/2009
30,2
27,5
35,7
81
0
3,3
8,8
11/6/2009
28,5
27,0
31,2
89
0
1,9
0,4
12/6/2009
29,4
26,8
34,0
86
0
2,1
5,3
13/6/2009
28,9
25,5
33,0
87
0
2,6
2,6
14/6/2009
28,8
25,5
33,3
88
41,6
2,5
5,9
15/6/2009
29,1
26,5
32,7
88
0
1,7
6,1
16/6/2009
26,6
23,2
30,1
93
20,2
1,8
2,2
17/6/2009
26,8
24,2
30,5
93
4,7
1
1,7
18/6/2009
28,9
26,5
33,2
86
0
2,9
9,2
19/6/2009
30,7
27,3
35,2
81
0
3,0
10,5
20/6/2009
31,0
29,0
35,0
80
0
3,3
10,3
21/6/2009
31,3
28,6
35,0
82
0
3,8
11,4
22/6/2009
31,1
28,8
35,5
78
0
3,8
9,9
23/6/2009
30,7
28,6
35,3
83
0
3,4
9,9
24/6/2009
30,3
28,7
34,8
84
0
2,7
6,3
25/6/2009
29,6
27,4
33,2
84
0
2,3
3,8
26/6/2009
27,9
24,2
31,3
92
6,4
2,2
0
27/6/2009
27,4
24,2
32,0
93
1,5
1,1
1,2
28/6/2009
28,4
27,2
30,3
85
0
3,2
0
29/6/2009
29,2
27,1
33,2
82
0
4,4
8,7
30/6/2009
29,5
27,4
33,6
87
0
3,9
8,7
Tháng 7 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/7/2009
29,6
27,3
34,0
88
0
3,6
8,4
2/7/2009
29,6
27,5
24,7
86
0
3,6
10,6
3/7/2009
29,9
27,0
34,5
87
0
4,0
4,4
4/7/2009
26,7
24,6
29,5
94
27,4
1,7
0
5/7/2009
25,0
23,4
25,5
97
42,0
1,4
0
6/7/2009
27,1
25
30,6
91
0
2
2,9
7/7/2009
27,7
25,5
31,0
91
0
2,2
7,1
8/7/2009
27,7
25,4
31,0
88
0
2,8
11,8
9/7/2009
28,7
26,0
32,6
87
0
3,0
11,8
10/7/2009
29,0
26,6
32,6
88
0
2,8
11,7
11/7/2009
29,3
27,2
33,8
90
0
2,5
9,5
12/7/2009
27,2
27,1
30,0
97
53,8
0,7
0
13/7/2009
27,8
24,5
31,0
91
12,7
2,1
8,4
14/7/2009
29,0
26,4
33,0
90
12,0
2,0
8,8
15/7/2009
29,4
26,6
33,0
87
0
2,3
10,7
16/7/2009
27,4
26
29,3
91
1,2
1,8
1,3
17/7/2009
27,0
25,3
29,7
92
26,8
1,6
3,7
18/7/2009
28,7
24,9
33,7
85
0
2,7
11,4
19/7/2009
29,5
26,5
33,4
88
0
2,3
5,1
20/7/2009
27,7
22,5
30,5
91
18,8
1,8
2,6
21/7/2009
27,9
24,9
32,0
92
16,9
1,9
4,1
22/7/2009
27,5
25,5
31,0
91
1,1
1,5
5,2
23/7/2009
28,6
25,0
32,6
89
3,4
2,1
10,2
24/7/2009
29,7
27,6
33,0
87
0
2,5
10,4
25/7/2009
30,7
28,5
35,2
85
0
3,6
7,1
26/7/2009
28,9
25,7
33,0
90
0,7
3
2,1
27/7/2009
30,6
27,7
35,0
77
0
3,2
10,7
28/7/2009
29,0
26,8
31,0
88
0,3
2,0
0
29/7/2009
27,5
25,6
29,6
94
2,5
1,6
0
30/7/2009
28,7
26,1
32,7
88
0
1,9
8,5
31/7/2009
29,1
26,5
32,8
86
0
1,9
8,6
Tháng 8 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/8/2009
28,1
25,5
32,6
89
8,8
1,7
6,8
2/8/2009
28,9
25,5
32,6
88
3,6
1,5
5,9
3/8/2009
29,7
26,7
34,5
87
0
2,2
5,1
4/8/2009
30,3
27,7
34,1
89
0
1,8
6,5
5/8/2009
30,2
27
32,8
89
0
1,9
0,3
6/8/2009
29,1
24,8
33,5
89
23,6
2
0,4
7/8/2009
27,4
26,2
29,5
92
17,7
1,7
0
8/8/2009
29,0
25,7
33,5
84
4,2
2,1
7,3
9/8/2009
30,6
28,2
34,5
75
0
3,2
5,7
10/8/2009
29,6
25,4
34,6
82
2,5
3,9
6,5
11/8/2009
25,8
23,5
28,5
96
39,2
0,4
0
12/8/2009
27,5
25,0
32,0
91
0
1,0
2,2
13/8/2009
27,2
26,0
30,3
93
0
1,9
0,7
14/8/2009
27,2
24,3
31,0
92
13,5
1,3
6,0
15/8/2009
28,3
27,0
31,1
92
0
1,1
1,4
16/8/2009
27,7
23,8
31,5
90
3,9
1,9
7,5
17/8/2009
28,4
26,0
31,8
89
3,4
1,5
6,7
18/8/2009
28,8
26,5
31,6
85
0
3
10,4
19//2009
28,6
26,4
32,2
87
0
2,6
10,5
20/8/2009
29,0
26,8
32,5
86
0
2,1
9,6
21/8/2009
29,2
27,5
32,5
87
0
2,4
9,8
22/8/2009
26,8
22,7
30,5
88
8
1,7
4,1
23/8/2009
27,9
24,7
32,6
88
0
2,9
7,6
24/8/2009
29,1
25,5
34,0
86
0
2,8
9,8
25/8/2009
29,9
26,9
34,5
85
0
2,9
9,9
26/8/2009
29,8
27,0
34,4
88
0
2,6
9,6
27/8/2009
29,6
26,8
34,2
89
0
2,6
6,5
28/8/2009
28,6
25,5
33,0
91
3,3
1,8
4,1
29/8/2009
29,1
26,7
32,7
90
0
2,1
4,8
30/8/2009
28,1
25,4
31,8
91
0
1,5
3,6
31/8/2009
27,7
24,6
32,5
890
0
1,6
6,8
Tháng 9 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/9/2009
27,3
25,0
32,2
91
15,6
1,6
4,1
2/9/2009
27,7
25,2
31,7
91
0
2,2
3,6
3/9/2009
28,1
25,4
32,2
91
23,7
1,5
1,5
4/9/2009
28,2
25,3
33,0
90
0
1,6
5,3
5/9/2009
28,8
25,6
33,5
86
0
2,5
10,2
6/9/2009
29,4
25,5
34,5
86
0
2,8
9,4
7/9/2009
29,3
25,7
34,2
85
0
3,3
9,8
8/9/2009
28,6
24,3
34,5
85
2,1
2,3
7,6
9/9/2009
29,5
25,6
35,0
81
0
3,2
9,8
10/9/2009
28,9
25,6
33,5
85
0,3
3,8
6,3
11/9/2009
26,2
26,5
29,3
97
27,6
0,6
0
12/9/2009
25,7
24,0
28,5
98
32,9
1,2
0,2
13/9/2009
27,9
25,0
32,5
93
14,3
1,0
7,2
14/9/2009
29,3
26,2
33,8
88
0
2,1
9,9
15/9/2009
28,8
26,6
32,5
94
0
1,4
0
16/9/2009
24,9
23,5
26,7
99
90,8
0,2
0
17/9/2009
26,1
24,0
29,5
96
21,1
1,1
1,9
18/9/2009
28,4
25,5
32,7
92
0
1,5
10,3
19/9/2009
29,4
27,0
33,1
93
0
2,0
10,3
20/9/2009
30,1
27,7
34,0
91
0
2,3
10,0
21/9/2009
27,4
21,5
32,4
93
27,2
1,4
4,9
22/9/2009
25,7
23,0
29,3
90
0
1,9
9,0
23/9/2009
26,8
23,1
32,0
87
0
2,3
7,5
24/9/2009
26,6
24,5
30,5
92
1,5
1,7
0,5
25/9/2009
25,7
23,8
30,0
95
44,2
0,9
0,8
26/9/2009
28,0
25,0
32,5
91
0
1,4
7,2
27/9/2009
27,9
24,5
32,7
88
0
3,1
7,5
28/9/2009
27,3
24,5
30,3
80
0
4,9
3,4
29/9/2009
25,4
22,3
29,0
83
2,9
4,6
0,8
30/9/2009
25,1
24,0
26,5
84
0
3,4
1,1
Tháng 10 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/10/2009
25,2
22,6
28,5
92
2,2
1,9
1,5
2/10/2009
27,5
23,5
32,5
87
0,3
2,9
7,2
3/10/2009
28,2
25,0
33,0
86
0
2,8
9,1
4/10/2009
28,2
24,5
32,5
86
0
3,1
8,7
5/10/2009
27,8
24,6
31,6
82
0
3,6
9,0
6/10/2009
27,6
23,0
32,5
79
0
4,4
9,7
7/10/2009
27,0
22,3
32,0
76
0
4,9
9,7
8/10/2009
26,9
23,0
32,0
82
0
3,7
9,6
9/10/2009
27,4
24,5
32,0
86
0
3,1
8,5
10/10/2009
26,5
24,6
29,5
91
1,6
1,6
0,5
11/10/2009
27,2
24,8
30,6
84
0
2,5
2,3
12/10/2009
27,4
23,8
30,5
80
1
3,5
6,5
13/10/2009
24,2
21,3
25,5
87
2,2
2,6
0
14/10/2009
20,2
18,8
21,0
99
55,0
0,4
0
15/10/2009
21,3
19,6
24,0
99
36,1
0,5
0
16/10/2009
23,6
20,8
29,0
93
0
1,8
5,2
17/10/2009
25,5
21,7
31,0
90
0
2
6,7
18/10/2009
26,7
23,3
31,3
88
0
2,6
7,5
19/10/2009
26,9
23,0
32,0
87
0
2,7
7,8
20/10/2009
26,8
24,6
30,0
89
0
2,2
2,6
21/10/2009
24,7
22,8
27,5
87
0
2,4
0,1
22/10/2009
23,8
20,3
29,0
92
2,6
1,9
4,3
23/10/2009
24,9
21,4
30,3
85
0
2,7
7,5
24/10/2009
25,4
22,0
30,2
89
0
2,3
8,4
25/10/2009
26,0
24,2
29,0
92
0
1,6
3,1
26/10/2009
25,6
23,2
30,0
93
0
1,8
4,1
27/10/2009
25,0
23,2
28,2
91
0,5
1,5
1,7
28/10/2009
25,6
22,9
29,8
88
0
2,3
8,8
29/10/2009
25,2
22,2
29,7
87
0
2,2
6,1
30/10/2009
24,7
21,5
30,0
87
0
2,5
7,6
31/10/2009
24,7
21,5
30,2
86
0
2,1
8,5
Tháng 11 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ trung bình (độ C)
Nhiệt độ thấp nhất (độ C)
Nhiệt độ cao nhất (độ C)
Độ ẩm (%)
Lượng mưa (mm)
Bốc hơi (mm)
Ánh sáng (giờ)
1/11/2009
25,6
21,7
30,8
85
0
2,6
7
2/11/2009
24,0
21,0
27,0
65
0
6,2
7,9
3/11/2009
21,5
18,5
25,5
58
0
5,7
7,4
4/11/2009
21,2
18,0
26,0
71
0
4,4
4,7
5/11/2009
21,4
16,5
27,5
75
0
4,1
9,5
6/11/2009
23,4
18,7
30,0
70
0
4,6
9,6
7/11/2009
25,2
22,0
30,0
77
0
3,4
7,2
8/11/2009
25,0
23,5
28,5
94
0
1,1
3,0
9/11/2009
25,5
23,8
30,0
92
0
1,7
8,0
10/11/2009
26,0
24,3
30,0
93
0
1,9
7,2
11/11/2009
26,7
24,7
30,8
93
0
1,9
7,9
12/11/2009
26,8
25,3
30,0
93
0
1,5
7,0
13/11/2009
20,3
17,6
21,5
81
0,1
0,1
0
14/11/2009
20,1
18,3
23,2
79
0
2,0
1,1
15/11/2009
17,7
16,5
18,2
91
1,5
1,4
0
16/11/2009
15,8
15
17,5
96
2,2
0,1
0
17/11/2009
14,5
13,2
17,0
73
0
3,4
0
18/11/2009
14,7
12,0
19,0
72
0
4,3
5,2
19/11/2009
15,3
13,0
19,6
71
0
4,0
5,2
20/11/2009
15,2
13,5
18,0
74
0
3,6
0,2
21/11/2009
15,1
12,2
19,5
70
0
4,5
6,4
22/11/2009
16,2
11,9
21,6
78
0
4,1
5,4
23/11/2009
18,0
13,7
23,5
80
0
3,1
9,0
24/11/2009
19,9
16,0
26,1
75
0
5
9,3
25/11/2009
20,8
17,5
26,8
88
0
2,4
6,7
26/11/2009
21,4
18,4
26,0
89
0
1,9
5,6
27/11/2009
21,8
19,7
28,0
93
0
2,3
1,6
28/11/2009
21,9
19,1
27,0
92
0
1,4
5,3
29/11/2009
22,4
19,3
26,8
87
0
1,9
6,5
30/11/2009
21,4
19,5
25,0
86
0
2,2
2,2
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHBVTV09040.doc