Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
----------eờf----------
PHạM THị mai trang
Nghiên cứu thành phần, mức độ gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cam và khả năng phòng chống chúng ở huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang vụ Đông Xuân 2008 - 2009
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: gs.ts. nguyễn văn đĩnh
Hà Nội - 2009
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung th
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3308 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần, mức độ gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cam và khả năng phòng chống chúng ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang vụ Đông Xuân 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Mai Trang
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Côn trùng, các thầy cô trong Khoa Nông học, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Phạm Thị Mai Trang
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CăQCM
Cây ăn quả có múi
NXB
Nhà xuất bản
PTNT
Phát triển nông thôn
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Diện tích cây ăn quả có múi tại Tuyên Quang 36
4.2. Các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trên cây cam tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang đến năm 2009. 39
4.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang đến năm 2009. 42
4.4 Thành phần nhện nhỏ hại cam tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang vụ Đông Xuân 2008 - 2009 45
4.5. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của 4 loài nhện hại trên cây cam sành đã thu thập được tại các điểm điều tra. 46
4.6. Diễn biến mật độ của nhện đỏ Panonychus citri trên cây cam sành qua các lần điều tra. Đơn vị tính con/lá 49
4.7. Diễn biến mật độ nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora trên cam sành qua các lần điều tra vụ Đông - xuân 2009 (con/lá) 51
4.8. Mật độ trung bình của nhện đỏ cam Panonychus citri Mc. và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora B. trên cây cam sành qua các tháng điều tra 53
4.9. Thành phần thiên địch của các loài nhện nhỏ hại trên cây cam sành 54
4.10 Thời gian phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp. 55
4.11. Vòng đời và tuổi thọ của nhện bắt mồi Amblyseius sp. 56
4.12. Thời gian phát dục của bọ mắt vàng Chrysopa sp. 58
4.13. Vòng đời và tuổi thọ của bọ mắt vàng Chrysopa sp. 59
4.14. Số lượng trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. và bọ mắt vàng Chrysopa sp. 61
4.15. Sức tiêu thụ trứng nhện đỏ cam Panonychus citri của bọ mắt vàng Chrysopa sp trong 24 giờ. 62
4.16. Sức tiêu thụ trứng nhện đỏ cam Panonychus citri của nhện bắt mồi Amblyseius sp. trong 24 giờ 64
4.17. Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc đối với nhện đỏ Panonychus citri (Hàm Yên - Tuyên Quang tháng 5 /2009) 66
4.18. Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ nhện Vimite 10 ND tại các thời điểm phun 68
4.19. ảnh hưởng của tỉa cành tạo tán và tưới nước đến mức độ gây hại của nhện rám vàng trên cam sành tại huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang năm 2009 70
4.20. Hiệu quả của tưới nước đến mức độ phát sinh của nhện đỏ Panonychus citri trên cam sành tại huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang năm 2009 71
Danh mục đồ thị
STT
Tên đồ thị
Trang
4.1. Diện tích cây cam trên địa bàn tỉnh Tuyên quang 37
4.2. Các loại thuốc đang được sử dụng trên cây cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang 38
4.3. Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây cam sành tại Hàm Yên - Tuyên Quang 43
4.4. Trưởng thành Nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor 47
4.5. Trưởng thành Nhện đỏ son Tetranychus cinabarinus Koch. 47
4.6. Trưởng thành Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus 47
4.7. Trưởng thành Nhện rám vàng Phyllocoptruta olivora 48
4.8. Mật độ nhện đỏ, nhện rám vàng trung bình qua các tháng điều tra 53
4.9a. Pha trứng 60
4.9b. Pha ấu trùng 60
4.9c. Pha nhộng 60
4.9d. Pha trưởng thành 60
4.10a. Vườn được cắt tỉa cành 72
4.10b. Hệ thống ống tưới nước 72
4.11 72
Quả cam bị nhện rám vàng hại 72
Quả cam bình thường 72
1. Mở đầU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề trồng cây ăn quả có múi (CăQCM) đặc biệt là cây cam ở nước ta đã có từ rất lâu đời, đây được coi là một trong những loại quả đặc sản nổi tiếng gắn liền với các địa danh như: Cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Canh Hà Nội, cam Sành Hà Giang, Tuyên Quang... Từ những năm 90 của thế kỷ XX cây ăn quả có múi đã được coi là một trong những loài cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông hộ tại khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Diện tích trồng CăQCM ở nước ta không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê cho thấy: năm 1990 cả nước ta có diện tích trồng CăQCM là 14.458 ha với sản lượng là 119.238 tấn quả, nhưng đến năm 1999 các chỉ tiêu này đã là 63.400 ha với sản lượng 504.100 tấn quả (Tổng cục thống kê năm 2000)[23]
Tuyên Quang cũng là một trong những tỉnh có truyền thống lâu đời với nghề trồng cây ăn quả có múi đặc biệt là cây cam sành, trong những năm gần đây cây cam sành đã được coi là một trong những loài cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông hộ của tỉnh nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng. Với tổng diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn toàn tỉnh tính đến năm 2005 là 2.420 ha, trong đó diện tích trồng cam là 2.285 ha với sản lượng 45.000 tấn quả, đến năm 2009 diện tích trồng CĂQCM đã đạt xấp xỉ 2.995,9 ha, trong đó diện tích trồng cam là 2.802,4 ha với sản lượng đạt 30.000 tấn quả (Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2006) [15] (Phòng kế hoạch Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, 2009)[14]
Tuy diện tích và sản lương cây ăn quả có múi hàng năm đều tăng như vậy, nhưng trong thực tế nghề trồng CĂQCM nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã và đang gặp phải những khó khăn lớn như: năng suất không ổn định, chất lượng quả giảm sút, chu kỳ khai thác quả bị rút ngắn... Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái nhanh của các vườn trồng CĂQCM, một trong những nguyên nhân cở bản đó là do sự phá hại của các nhóm sinh vật hại. Thành phần sinh vật hại trên CĂQCM ở nước ta rất đa dạng, chỉ tính riêng sâu hại trên cây ăn quả có múi ở nước ta tính đến nay đã được ghi nhận và công bố có 169 loài thuộc 45 họ của 9 bộ côn trùng và nhện nhỏ khác nhau (Phạm Văn Lầm,2005)[17]
ở nước ta, trong những năm gần đây, sản xuất Nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây ăn quả có múi nói riêng đang gặp phải những khó khăn, trở ngại lớn, đó là sự gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cây thuộc bộ Ve bét, lớp nhện, ngành Chân đốt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của nhện nhỏ hại cây trồng là do: trên thực tế ở các vườn trồng cam hiện nay việc phòng trừ nhện hại vẫn chủ yếu dựa vào thuốc hoá học, nên đã gây nhiều bất cập trong sản xuất, các loài nhện hại trở nên quen và kháng lại dần với thuốc bảo vệ thực vật, bên cạnh đó còn có một nguyên nhân khác khá quan trọng đó là do sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, cho nên họ đã sử dụng một cách ồ ạt các loại thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng, làm cho mối cân bằng sinh học trong tự nhiên bị phá vỡ. Từ đó làm phát sinh hàng loạt những chủng, nòi dịch hại mới có khả năng chống thuốc, kháng lại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sự tích lũy số lượng của các loài thiên địch. Ngoài ra việc sử dụng không hợp lý các loại thuốc trừ dịch hại còn là nguyên nhân làm cho các loài dịch hại thứ yếu nay trở thành loài dịch hại chủ yếu ví dụ như các loài nhện nhỏ hại. Đối với các loài CĂQCM ngày nay nhóm nhện nhỏ hại được nhắc đến như một loài gây hại chủ yếu đến phẩm chất và mẫu mã quả, từ đó làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của quả cam trên thị trường.
Để phòng trừ nhóm nhện nhỏ hại, trong thực tế đã có rất nhiều các biện pháp được người dân áp dụng như biện pháp canh tác, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học. Trong đó biện pháp hóa học được sử dụng một cách rộng rãi nhưng đã không đem lại hiệu quả như mong muốn vì: các loài nhện có cơ thể rất nhỏ bé, được bao phủ bằng một lớp lông và có tập quán sống ở mặt dưới của lá vì vậy khi phun thuốc thì thuốc ít tiếp xúc được với nhện dẫn đến hiệu quả phòng trừ không cao.
Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của ngành Bảo vệ thực vật hiện nay là tìm ra được những biện pháp phòng chống nhện hại một cách thích hợp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Phòng trừ nhện nhỏ hại cây trồng bằng các loài kẻ thù tự nhiên đã được nghiên cứu nhiều ở cả trong nước và ngoài nước từ rất lâu. Vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và quy luật phát sinh phát triển của các loài bắt mồi sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống nhện nhỏ hại cây trồng nói chung và nhện nhỏ hại cam nói riêng một cách có hiệu quả.
ở mỗi vùng địa lý, vùng sinh thái khác nhau thì thành phần nhện hại và thiên địch của chúng cũng khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất chúng tôi tiến hành đề tài ''Nghiên cứu thành phần, mức độ gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cam và khả năng phòng chống chúng ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang vụ Đông Xuân 2008 - 2009''
1.2 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những nghiên cứu về thành phần, mức độ gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cam và khả năng phòng chống chúng sẽ đóng góp thêm những cơ sở khoa học cho việc xác định tầm quan trọng của nhóm nhện nhỏ hại chính, từ đó xác định được đối tượng cần phòng trừ và đưa ra được những biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả.
Những kết qủa nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nhóm nhện hại chính trên cây ăn quả có múi và khả năng quản lý nhện nhỏ hại và các loài thiên địch của chúng tại vùng trồng cam huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài còn giúp cho nông dân vùng trồng cam những kiến thức cơ bản về 2 loài nhện hại chính và phương pháp phòng trừ một cách hiệu quả, bên cạnh đó còn đưa ra được cho người trồng cam 1 bộ thuốc phòng trừ cam hiệu quả, hợp lý, thân thiện với môi trường sống, hướng tới nền sản xuất những sản phẩm nông nghiệp an toàn và bền vững.
1.3 Mục đích và yêu cầu
1.3.1 Mục đích
Trên cơ sở những kết quả điều tra xác định thành phần và mức độ gây hại của nhóm nhện nhỏ hại cam và khả năng phòng chống chúng, đề xuất biện pháp quản lý nhện hại cam theo hướng tổng hợp tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
1.3.2 Yêu cầu
- Xác định thành phần nhện nhỏ hại trên cây cam tại Hàm Yên-Tuyên Quang.
- Xác định diễn biến mật độ của 2 loài nhện hại chính và thiên địch của chúng trong vụ đông xuân 2008 - 2009.
- Xác định khả năng khống chế nhện hại của một vài loài thiên địch chính.
- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng chống.
- Đề xuất biện pháp phòng chống theo hướng phòng trừ tổng hợp.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm nhện nhỏ hại trên CĂQCM thuộc bộ Ve bét Acarina, lớp Nhện Arachnida, và thiên địch của chúng, trong đó nghiên cứu chủ yếu là 02 loài nhện hại chính: loài nhện đỏ Panonychus citri McGregor, loài nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead và một số loài bắt mồi chủ yếu của nhện nhỏ trên cây cam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thành phần nhện nhỏ hại và thiên địch của chúng trên cây cam, từ đó tập trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, diễn biến số lượng của nhóm nhện nhỏ hại và khả năng tiêu diệt nhện nhỏ hại của các loài thiên địch chính trên cây cam tại Huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Đề tài được tiến hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009 tại các vườn trồng cam tại các xã Tân Thành, Phù Lưu, Minh Khương huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Các thí nghiệm trong phòng được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhện nhỏ hại cây trồng thuộc bộ ve bét, lớp nhện, đây là một lớp rất gần gũi với lớp côn trùng. Ngày nay nhóm này đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam do chúng xuất hiện gây hại ngày một tăng nhất là đối với những cây trồng được thâm canh cao như lúa, chè, cam, bông, đậu đỗ, cà chua...
Tác hại của nhện thường thấy ở 2 dạng như sau: dạng thứ nhất là làm mất màu lá, quả và cây; dạng thứ 2 là làm biến dạng cây và các bộ phận bị hại, cụ thể như sau:
* Làm mất màu lá, quả và cây: đây là hiện tượng phổ biến nhất, đa số các loài nhện nhỏ hại khi hút dịch trên cây tạo nên các vết châm nhỏ li ti, ban đầu những vết châm có màu sáng vàng. Hiện tượng khảm nhẹ là bước đầu tiên của quá trình gây hại. Khi mật độ quần thể nhện hại tăng, nhiều vết châm gộp lại với nhau tạo nên một diện tích lá hoặc quả màu vàng nhạt, mất màu xanh đặc trưng. Những diện tích có các tế bào đã chết không phục hồi được mà các hoạt động sinh lý sinh hóa tiếp tục xấu đi, màu sắc tiếp tục biến vàng, sau đó lá có màu trắng bạc và đôi khi màu sắc chỗ bị hại thay đổi hoàn toàn chuyển sang màu nâu đỏ hoặc màu huyết dụ những lá bị hại sau một thời gian nếu gặp gió hoặc mưa thì sẽ bị thủng. Hiện tượng này dễ thấy khi nhện đỏ hại trên lá đậu đỗ, sắn, cam, chanh.
* Làm biến dạng cây và các bộ phận bị hại
Khi nhện chích hút vào cây thường truyền theo các chất độc hoặc các chất có tác dụng điều hòa sinh trưởng cho cây, những chất này có thể kìm hãm hoặc kích thích làm cho bộ phận bị hại bị biến dạng. Điển hình cho hiện tượng này là sự gây hại của nhóm nhện u sần Eriophyidae các chất được nhóm nhện này truyền vào bộ phận bị hại khiến cho chỗ bị hại bị kích thích sinh trưởng mạnh và làm cho các tế bào bị hại dài ra bất thường tạo thành các lông như hiện tượng lông nhung trên cây nhãn vải (Nguyễn văn Đĩnh, 1994)[5] nguyên nhân của hiện tượng này là do nhóm nhện Eriophyidae litchii.
Ngoài tác hại trực tiếp như trên thì chúng còn là môi giới truyền các bệnh virus nguy hiểm cho cây trồng ví dụ như: loài nhện Eriophyes tulipae Keifer truyền bệnh đỏ trên cây ngô (kernel Red Streak), thường gặp ở các nước trồng ngô nhiều như Mỹ, Pháp, Rumania, Bungari (Jeppson và ctv, 1975)[46] loài này còn truyền bệnh trên cây lúa mỳ (Wheat Streak)...
* Mối liên hệ giữa cấu tạo miệng và tác hại đối với cây trồng
Cơ chế ăn của nhện hại như sau: đầu tiên một đôi kìm hoặc ngòi châm phía dưới hầu châm vào mô cây khi rút lên tạo thành lỗ hổng để dịch cây tràn ra do sức trương của tế bào. Sau đó nó dùng mút nhọn của xúc biện ấn vào bề mặt lá, bơm hút cạnh đó hút dịch cây, hầu ở phần đầu giả thò ra và thụt vào khi ăn, và cứ như vậy ngòi châm cắm xuống và rút lên, đôi khi kéo theo cả tế bào chỗ bị hại vào ruột tạo nên các vết thương cơ giới. Điều này chứng tỏ rằng chúng không giữ tế bào hay lá sống để tạo môi trường thức ăn bền vững, khi hết thức ăn ở vị trí này chúng lập tức chuyển sang vị trí khác.
* ảnh hưởng của sinh cảnh đến sinh sản phát triển
Sự gia tăng của quần thể nhện hại cây phụ thuộc nhiều vào khả năng thích ứng của loài đối với sự thay đổi của môi trường sống. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới xác định rằng: khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hay lên quá cao vào mùa hè có thể làm cho nhện nhỏ hại cây trồng bị chết hàng loạt. Tỷ lệ trứng nở qua đông cũng phụ thuộc vào nhiệt độ ở mùa xuân. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ sống và nhiệt độ tối thích khác nhau. Nếu ẩm độ cao sẽ kìm hãm sự phát triển của quần thể, trong quá trình lột xác nếu gặp điều kiện ẩm độ cao chúng sẽ bị chết nhiều, khi ẩm độ cao còn làm cho chúng ít ăn, vòng đời bị kéo dài và tuổi thọ thì ngắn lại. Bên cạnh 2 yếu tố trên thì lượng mưa trong năm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng quần thể nhện hại trong tự nhiên, nếu lượng mưa nhỏ thì mức độ ảnh hưởng là không đáng kể vì nhện sẽ bò xuống mặt dưới của lá để trú ẩn, nhưng nếu trời mưa to và kèm theo gió thì có thể sẽ rửa trôi hầu hết chúng ra khỏi cây và làm cho chúng bị chết hàng loạt. Ngoài các yếu tố về khí hậu, thời tiết như trên thì chế độ canh tác và số lượng kẻ thù tự nhiên và các loại thuốc trừ dịch hại cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự bùng phát số lượng quần thể của nhóm nhện.
Tóm lại nhóm nhện nhỏ hại cây trồng được coi là một trong những đối tượng gây hại khá mới, cơ thể nhỏ khó nhận biết bằng mắt thường, phương thức gây hại và sinh sống khác với nhóm côn trùng, đa số các loại thuốc BVTV hiện nay không có hiệu quả phòng trừ cao đối với nhóm nhện vì nhóm này có tính kháng thuốc cao do đó trong quá trình phòng trừ nhóm nhện hại bằng thuốc hóa học cần phải thường xuyên luân phiên các loại thuốc giữa các lần phun.
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhóm nhện nhỏ hại cây trồng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt của các nhà khoa học trên thế giới, sở dĩ nhóm nhện hại gây được sự chú ý của nhiều nhà khoa học là vì chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng và ngày càng có nguy cơ sẽ trở thành nhóm sinh vật gây hại chủ yếu trên các loại cây trồng. Năm 1975, hai nhà khoa học là Jeppson và Keifer Baker, 1975 [46] đã tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu của hơn 50 nhà khoa học trên thế giới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, thành phần các loài nhện nhỏ hại cây trồng kinh tế và kẻ thù tự nhiên của chúng trong một cuốn sách. Những kiến thức trong cuốn sách này đã giúp cho những sinh viên, những nhà khoa học hiểu biết hơn về chúng và đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu chuyên sâu về nhóm nhện hại sau này.
Nhóm nhện nhỏ hại cây trồng có kích thước cơ thể rất nhỏ thường khó nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nhóm này lại có ưu thế sinh học rất cao so với các loài động vật hại khác như: chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống, có sức sinh sản và sức tăng quần thể cao, chỉ cần sau từ 5 đến 7 ngày là chúng đã có thể tăng gấp đôi số lượng cá thể trong quần thể. Tuy chúng không có cánh để bay đi gây hại nhưng chúng bò khá nhanh, cơ thể chúng rất nhỏ bé do đó có thể phát tán nhờ gió và đặc điểm này cũng giúp cho chúng thuận tiện hơn trong việc ẩn nấp để chốn, tránh kẻ thù trong tự nhiên, cộng với khả năng sinh sản cao và đa dạng sinh học đã làm cho nhóm nhện hại trở nên " trơ " với thuốc hóa học (Helle 1965, 1985, Craham và Jeppson et al. 1975) [53]
2.1.1 Thành phần các loài nhện nhỏ hại CĂQCM
Nhện hại cây trồng thuộc ngành chân đốt Arthropoda, lớp nhện Arachnida, Bộ Ve bét (bộ nhện nhỏ) Acarina. Thành phần nhện hại nói chung và nhện nhỏ bộ Ve bét nói riêng là khá đa dạng, chúng được phân bố ở khắp nơi trên thế giới, từ trong nhà, ngoài đồng, trong rừng cho đến các bụi cây và các vùng đồi núi có độ cao thấp khác nhau, trong đó bao gồm cả những loài có ích (thiên địch) và những loài có hại cho cây trồng (Ehara, S., 1977) [45]. Tuy vây, sự phân bố các loài nhện ở các khu vực khác nhau trên thế giới là khác nhau, có những họ chỉ có ở vùng ôn đới mà không có ở vùng nhiệt đới, trong khi đó những loài chỉ ưa khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới... Ví dụ như họ Atypidae và họ Paratopidae chỉ có ở vùng đồng bằng sông Amazon, hay như họ Migidae chỉ có ở Nam Phi và trên đảo Madagasca, Milan. Việc nghiên cứu thành phần nhện nhỏ hại là cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc nghiên cứu chuyên sâu về từng đối tượng nhện nhỏ gây hại riêng biệt sau này.
Nhóm nhện nhỏ hại cây trồng ngày nay đã dần trở nên là loài gây hại chủ yếu cho nên đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đến nay trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên về thành phần, khóa phân loại, sinh học và sinh thái học của nhện hại... Từ năm 1955, hai nhà khoa học là Prichard & Baker [55] đã có công trình nghiên cứu về thành phần nhện nhỏ hại thuộc họ Tetranychidae; tiếp đến là hai nhà khoa học Tuttle & Baker (1968) với những nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây trồng vùng Tây Nam Mỹ, đồng thời thống kê lại thành phần nhện nhỏ hại thuộc họ Tetranychidae; Jeppson & at al (1975) [46] đã có những mô tả chi tiết về từng loài nhện nhỏ hại cây trồng kinh tế, từ đặc điểm hình thái đến các biện pháp phòng chống; Baker (1975) [40] đã công bố 90 loài nhện tìm thấy ở Đông Nam á và Nhật Bản, trong đó có 61 loài mới tìm thấy ở Thái Lan; và Mever (1981) [51] có công trình nghiên cứu về nhện nhỏ hại cây trồng ở Nam Phi .
Dựa vào kết quả đã được công bố mới đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới chúng ta có thể nhận thấy rằng: Có hơn 10 họ nhện hại thường gặp trên nhiều loại cây trồng, tuy nhiên chỉ có 4 họ là có đại diện gây hại trên các loại cây trồng và gây hại năng hơn cả là: Họ nhện chăng tơ thật Tetranychidae, họ nhên chăng tơ giả Tenuipalpidae, họ nhện u sần Eriophyidae và họ Tarsonemidae Meyer (1981) [50]
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới như Ehara, Mc Murtry, Vandevrie, Luck Robert, N.Rodrigueez, Smith Dan, Beattie G.A, Roger Broadley Nikolaishvili và Mekvabishvili... thì tại các vùng sản xuất cây có múi có điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau thì thành phần nhện hại và ý nghĩa kinh tế của mỗi loài là khác nhau, cụ thể:
Khi nghiên cứu về họ nhện chăng tơ thật tác giả Ehara 1975 [45] đã cho rằng: có rất nhiều loài nhện gây hại nguy hiểm trên cây trồng nằm trong họ chăng tơ thật Tetranychidae được tìm thấy ở các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, ấn Độ... Trong họ này có loài nhện Panonychus citri McGregor gây hại trên cây ăn quả có múi là một trong nhưng loài gây hại quan trọng. Trong nhiều trường hợp nhóm nhện nhỏ hại cây trồng là nhân tố quan trọng quyết định tới năng suất, chất lượng nông sản.
Theo F. Luck Robert (1981) [49] đã ghi nhận rằng, tại bang California của Mỹ có 4 loài nhện quan trọng gây hại thường xuyên trên các loại cây ăn quả có múi là nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead, nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor, nhện trắng Polygotarsonemus latus Banks và nhện chồi Eriophyes sheldoni Ewing. Còn theo kết quả nghiên cứu của N.Rodrigueez (1981) [57] tại Cu Ba có 9 loài nhện gây hại trên cam quýt là Phyllocoptruta oleivora Ashmead, Panonychus citri McGregor, Tetranychus urticae Koch, Eutetranychus banksi Mc, Polygotarsonemus latus Banks, Aceria sheldoni E, Brevipalpus phoenicis G, Brevipalpus ebovatus và Tetranychus mexicanus. Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học S. Barbagallo (1980)ở Italia chỉ có ba loài nhện được xác nhận là gây hại trên cây ăn quả có múi đó là: Panonychus citri McGregor, Tetranychus urticae Koch và Eriophyes sheldoni Ewing.
Tuy nhiên ở vùng Georgia thuộc Liên Xô cũ theo kết quả đã được V.A. Yasnosh công bố vào năm 1986, Nikolaishvili và Mekvabishvili (1990 )[54] thì tại đây chỉ có hai loài nhện nhỏ hại là Panonychus citri McGregor và Phyllocoptruta oleivora Ashmead được ghi nhận là gây hại nghiêm trọng trên cây ăn quả có múi.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Smith Dan, Beattie G.A, Roger Broadley năm 1997[43] tại đất nước Australia có tới 10 loài nhện hại trên các loại cây ăn quả có múi, bao gồm: Tegolophus australics, Panonychus citri McGregor, Tydeus canifornicus, Phyllocoptruta oleivora Ashmead, Eriophyes sheldoni Ewing, Polyphagotarsonemus latus Banks, Tetranychus urticae Koch.
Những công trình nghiên cứu gần đây của các tác giả ở Châu á bao gồm các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ... các tác giả Nakao S.I.et al, (1996) [53], Muraoka M, (1987)[52], Kim Kyuchin, Choi Ducksoo (2000) [48]. Rodrigueez Neyda, Farinas M. E., Sibat R, Moreno C. (1981)[57], đều chỉ rõ 2 loài nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead được coi là những đối tượng gây hại nghiêm trọng ở các vườn cam quýt, nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ thì năng suất, chất lượng quả và tuổi thọ của vườn cam sẽ bị giảm đi rõ rệt.
Theo Dan Smith và cvt (1997) [43], trong điều kiện nhiệt độ 30 0C, chu kỳ sinh trưởng của nhện rám vàng kéo dài khoảng 6 ngày. Khi cây chưa có quả, nhện rám vàng sống ở tầng lá bánh tẻ là chính. Nhện rám vàng phát sinh gây hại quanh năm với mật độ cao và gây hại nặng khi cây có quả non.
2.1.2 Thành phần các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM
a. Thành phần, đặc điểm sinh vật học sinh thái học các loài thiên địch của nhện nhỏ hại cam quýt
Thành phần các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại cây trồng rất phong phú, đa dạng và được phân bố rộng khắp trên thế giới. Ngày nay trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thành phần loài, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của các loài bắt mồi trên nhóm nhện nhỏ hại cây trồng. Các loài thiên địch của nhóm này được xác định nằm trong họ nhện nhỏ bắt mồi Phytoseiidae (Amblyseius. sp., Euseius victoriensis..), bọ rùa đen nhỏ bắt mồi Stethorus (Stethorus picipes, Stethorus punctillum..), bọ trĩ bắt mồi Thripidae, muỗi năn bắt mồi Cecidomyiidae, bọ cánh cộc Oligota, Bọ mắt vàng Chrysopa...
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh (2005)[10] Nhóm nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius cucumeris có mầu nâu nhạt hơi trong mờ, kích thước cơ thể dài khoảng 0,5 mm. Trứng có dạng hình ô van, màu trắng trong suốt, ở nhiệt độ 22 0C thời gian trứng đến trưởng thành khoảng 6 - 9 ngày. Trưởng thành sống khoảng 20 ngày. Tỷ lệ con cái chiếm 65 %, mỗi cá thể cái trưởng thành có thể đẻ 40 quả trứng.
Các loài bọ rùa đen nhỏ thuộc giống Stethorus, họ Coccinelidae, bộ Coleoptera là những loài thiên địch chuyên tính của nhện nhỏ hại cây trồng. Một số loài phổ biến trên cây trồng như: Stethorus picipes và Stethorus. punctillum. Trưởng thành bọ rùa Stethorus punctillum hình ô van dài khoảng 1-1,5 mm, có màu nâu tối đến đen. Trứng hình ô van, màu vàng nhạt, ấu trùng màu xám đến đen nhạt, hình trụ dài khoảng 2 mm khi thành thục và được bao phủ bởi các chùm lông thẫm màu.
Các loài bọ trĩ bắt mồi Thysanoptera họ Thripidae đựợc ghi nhận ăn nhiều loài nhện nhỏ hại. Trưởng thành bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrip sexmaculatus có đặc điểm điển hình là có 3 chấm tối màu trên mỗi cánh. Thời gian phát dục của ấu trùng trong khoảng 10 ngày. Trưởng thành có thời gian sống khoảng 30 ngày. Loài bọ trĩ này thích nghi với điều kiện thời tiết nóng và khô, nhiệt độ trên 24 0C và ẩm độ tương đối dưới 50 %. Trứng bọ trĩ 6 chấm thon dài, dạng hình trụ hoặc bầu dục. Con trưởng thành có màu nâu vàng đến vàng nhạt, chiều dài 1,2 mm, viền cánh có nhiều lông tua dài. Thời gian phát triển của ấu trùng khoảng 10 ngày.
b. Vai trò của một số loài bắt mồi chủ yếu trong hạn chế số lượng nhện nhỏ hại cây ăn quả có múi
Ngày nay trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các phương thức phòng chống nhóm nhện nhỏ hại cây trồng, một trong những biện pháp được coi là hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường sống là bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch sẵn có trên cây trồng. Một trong những loài thiên địch được coi là quan trọng như: nhóm nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae, Bọ mắt vàng Chrysopa, bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrisp. sp. bọ rùa đen nhỏ Stethorus. sp. bọ cánh cứng ngắn Oligota. sp. muỗi năn bắt mồi Feltiella. sp.
Loài nhện bắt mồi Amblyseius eharai đã được một số tác giả trên thế giới chứng minh là có khả năng duy trì loài nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor ở mức thấp nhất trên cây cam, quýt giống ở Trung Quốc theo tác giả Huang, (1978) loài nhện bắt mồi Amblyseius newsami Evans đã chứng tỏ được tầm quan trọng của chúng đối với loài Panonychus citri McGregor ở tỉnh Quảng Đông.
Các loài nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius fallacies Garman, A. mekenziei, A. cucumeris có khả năng tấn công và tiêu diệt nhiều loài nhện nhỏ hại như Panonychus ulmi, Polyphagotarsonemus latus, Tetranychus urticae... thời điểm sử dụng nhóm nhện nhỏ bắt mồi trong khống chế quần thể nhện nhỏ hại tốt nhất là khi quần thể nhện hại còn thấp, chưa bùng phát về số lượng (Argov, 2002)[39] (Beard, 1999)[40]. Một ưu thế của nhóm nhện Amblyseius fallacies Garman là chúng có khả năng đề kháng lại với các thuốc bảo vệ thực vật nhóm Pyrethroid và chúng đã và đang được nhân nuôi và sử dụng để phòng chống nhện nhỏ hại thuộc họ Tetranychidae trên một số cây trồng tại Canada (Lester, 2002) Năm 1981 tác giả Sabelis đã nghiên cứu và đã thiết lập được ngưỡng sử dụng Amblyseius fallacies Garman trong phòng trừ nhện nhỏ hại, theo tác giả thì tỷ lệ giữa nhện bắt mồi và nhện nhỏ hại tối thiểu là 1:10 sẽ mang lại hiệu quả tốt, ở những tỷ lệ cao hơn thì hiệu quả phòng trừ cũng sẽ cao hơn.
Theo các nhà khoa học trường Đại hoc Cornell ở New york Mỹ cho biết, loài nhện nhỏ bắt mồi Typhylodromus pyri có khả năng khống chế số lượng quần thể loài nhện Panonychus sp rất tốt, thậm chí có thể hoàn toàn không cần dùng đến các loại thuốc hóa học trừ nhện. Do loài nhện nhỏ bắt mồi có khả năng thiết lập quần thể nhanh và đủ lớn để hạn chế được các quần thể nhện nhỏ hại trong cả vụ (Argov, 2002)[39]
c. Hiệu quả phòng trừ của các loại thuốc đối với nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM trên thế giới
Hiệu quả phòng trừ nhóm nhện nhỏ hại trên cây có múi bằng dầu khoáng BVTV trên thế giới đã được nghiên cứu đánh giá sử dụng từ những năm 90. Trong chương trình phòng trừ, quản lý dịch hại tổng hợp, dầu khoáng HMO và AMO được sử dụng hợp lý hầu như không gây độc hại cho người sử dụng, các loài động vật máu nóng và môi trường sống mà có hiệu lực phòng trừ cao bằng thậm chí còn hơn hẳn một số loại thuốc BVTV chọn lọc và phổ rộng khác. Khi phun dầu khoáng lên cây cam làm cho nhóm nhện nhỏ mẫn cảm với dầu đều bị chết do ngạt thở hay bị tác động tới tập tính ăn và đẻ trứng.
ở úc theo kết quả nghiên cứu của Watson và ctv, 1996 phun dầu khoáng với nồng độ 0,4 - 0,5 % sớm ngay khi lộc non mới nhú ra trong một chu kỳ lộc xuân, lộc hạ kết hợp với các biện pháp canh tác như điều khiển việc tưới nước, hạn chế việc ra lộc 2 - 3 kỳ, ngắt bỏ những lộc không cần thiết cũng có tác dụng phòng trừ được nhện đỏ và nhện rám vàng.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Nhện nhỏ hại cây ăn quả có múi
Nhóm Nhện nhỏ gây hại trên cây ăn quả có múi ở nước ta trong những năm gần đây cũng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Theo Nguyễn Văn Đĩnh 1997 [6] nhóm nhện nhỏ hại cây trồng tại vùng Hà Nội gồm có 5 loài là: Nhện đỏ Panonychus citri, nhện rám vàng Phyllocoptuta oleivora, nhện trắng Polyphagotarsonemus latus, nhện sọc trắng Calacarus citrifolli và nhệt dẹt Brevipalpus sp. Trong đó 2 loài gồm nhện đỏ Panonychus citri và nhện rám vàng Phyllocoptuta o._.leivora là 2 đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng cho vườn cam quýt. Còn ở Lạng Sơn theo Nguyễn Thị Hà (Chi cục Kiểm dịch vùng VII, 2005) [11] trên cây quýt ngọt Bắc Sơn đã xác định có 6 loài nhện nhỏ gây hại là nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor, nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead, nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks, nhện xanh Eutetranychus banksi McGregor, nhện dẹt đỏ Brevipalpus phoenicis, nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Boisduval và loài nhện đỏ Panonychus citri McGregor, và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead được đánh giá là gây hại quan trọng nhất.
Cũng tại vùng núi Lạng Sơn theo tác giả Nguyễn Thị Thủy, 2003 [27] có 6 loài nhện thuốc 4 họ hại trên cam quýt, trong đó 2 loài nhện đỏ Panonychus citri McGregor, và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead cũng được đánh giá là gây hại quan trọng nhất. Còn tại vùng đồi Hòa Bình theo kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Dũng, 2001 [2] tại đây xác định là có tới 7 loài nhện hại trên CĂQCM và loài nhện đỏ Panonychus citri McGregor, và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead được đánh giá là gây hại quan trọng nhất.
Như vậy, qua các tài liệu có được về thành phần nhện hại trên cam quýt của các tác giả trong nước như Trần Xuân Dũng 2005 [2]; Nguyễn Tuấn Lộc 2007 [18]; Nguyễn Văn Đĩnh 1997 [6] cho thấy: ở Việt Nam có 7 loài nhện hại trên CĂQCM khác nhau là: Panonychus citri McGregor, Phyllocoptruta oleivora Ashmead, Tetranychus urticae Kock, Polyphagotarsonemus latus Banks, Brevipalpus sp, Eutetranychus sp, Calacarus citrifolli Keifer, Eutetranychus banksi McGregor. Trong số đó có loài nhện đỏ cam Panonychus citri McGregor, và loài nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead được đánh giá là gây hại quan trọng nhất trên cam quýt ở nước ta hiện nay.
Các nghiên cứu về sâu hại và ý nghĩa kinh tế của chúng trên cam quýt còn được đề cập đến trong các tài liệu đã công bố của các tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh (1994, 1997, 2002, 2005)[5], [6], [8], [10], Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Phương (2000)[7], Trần Thị Bình, 2001 [1]... Từ những kết quả nghiên cứu trên của các tác giả đã góp phần xác định được thành phần, đặc điểm sinh vật hoc, sinh thái học và phương pháp phòng trừ nhóm nhện một cách hiệu quả, an toàn góp phần làm hạn chế thiệt hại do nhện hại gây ra trong thực tiễn sản xuất cây có múi ở nước ta.
a. Nhện đỏ hại cam Panonychus citri McGregor
- Tên khoa học: Panonychus citri (Mc Gregor).
- Tên khoa học khác: Metatetranychus citri, Paratetranychus citri.
- Họ: Tetranychidae.
- Bộ: Acari.
Nhện đỏ Panonychus citri Mc Gregor là đối tượng gây hại nguy hiểm trên các loại cây ăn quả có múi, chúng thường tấn công trên lá và quả, chúng chích hút nhựa cây làm giảm năng suất và phẩm chất quả.
ở tất cả những vùng trồng cây ăn quả có múi như tại: Châu Âu, Nam Châu Phi, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu úc, New Zealand, Hoa Kỳ, ấn Độ, Indonesia, Philippines, Java, Palestin, Irac, Hy Lạp, Thái Lan, Argentina, Chi Lê, Peru, Colombia đều bị Nhện đỏ tấn công và gây hại
* Triệu chứng gây hại
Trên lá: Nhện đỏ thường sống tập trung, chích hút ở mặt dưới lá. Nhện hút dịch lá cây bánh tẻ và lá già, chúng chích hút dịch lá cây tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Mật độ cao làm cho các lá cam quýt mất màu xanh bóng, chuyển sang màu trắng bạc, lá mất dần khả năng quang hợp, khi bị hại nặng sẽ làm cho lá rụng hàng loạt, cây còi cọc, không ra lộc. Khi mật độ nhện cao chúng có thể tấn công cả cành non, làm cho cành khô và chết. Các lá khô có thể được giữ lại trên cây một thời gian sau đó.
Trên quả: Nhện thường sống tập trung ở phần cuống quả, đáy quả và trong các phần lõm của quả cam. Khi quả cam còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì và làm vỡ tuyến tinh dầu trên vỏ quả làm cho vỏ quả sau đó bị biến màu và các vết thương trên vỏ quả khô dần tạo nên những đám sần sùi, làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Nếu mật độ nhện cao và gây hại mạnh, quả non có thể bị rụng sớm.
* Đặc điểm hình thái
Trứng: có dạng hình cầu dẹt, giống củ hành, có cuống dài được đẻ gần gân chính lá. Trứng rất nhỏ, tròn, màu đỏ, đường kính trứng khoảng 0,13mm, màu đỏ sáng phía đầu có lông thẳng đứng phía trên có một cuống dài, từ đỉnh cuống có trên 10 sợi tơ kéo dài thành hình đồng tâm đến bề mặt của lá, rất đặc trưng.
Nhện non: nhện non có 3 tuổi, khi mới nở có màu đỏ, chỉ có 6 chân, sau lột xác 2 lần, trước khi hoá trưởng thành mới có đủ 8 chân, sang tuổi 2 nhện có màu nâu đỏ và tuổi 3 màu đỏ sẫm.
Trưởng thành cái: cơ thể dài khoảng 0,35 mm, râu đầu có 3 đốt, có 4 cặp chân. ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt với 3 cặp chân, các tuổi sau, ấu trùng có 4 cặp chân, cơ thể tròn, màu đỏ tương tự thành trùng.
Trưởng thành đực: cơ thể dài khoảng 0,30 mm, màu cam hay đỏ sậm, hình bầu dục tròn. Thành trùng đực cơ thể thon dần về cuối bụng. Trên cơ thể thành trùng có khoảng 20 sợi lông trắng, dài, mọc trên những ống lồi nhỏ. Chân của trưởng thành đực dài hơn chân trưởng thành cái.
* Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
Nhện trưởng thành và nhện non đều sống ở mặt trên lá, khi mật độ cao chúng gây hại cả trên quả, cành bánh tẻ.
Vòng đời của nhện đỏ cam Panonychus citri Mc Gregor trong điều kiện nhiệt độ 25 0C, chu kỳ sinh trưởng trung bình là 11,9 ngày, khi gia tăng nhiệt độ lên 30 0C, chu kỳ sinh trưởng rút ngắn lại, chỉ còn khoảng 8,5 ngày, tuổi thọ của trưởng thành khoảng 14,7 ngày đến 27,4 ngày. Tuy nhiên ở nhiệt độ 250 0C, thời gian sống của thành trùng dài hơn ở nhiệt độ 30 0C. Nhện đỏ có sức sinh sản cao, ở nhiệt độ 25 0C, con cái đẻ từ 20 - 90 trứng và ở điều kiện nhiệt độ 30 0C, lượng trứng có khuynh hướng giảm chỉ còn 10 - 66 trứng/con. Trứng được đẻ rải rác trên cả 2 mặt lá hoặc trên quả. Nhện đỏ cam phát sinh gây hại quanh năm, ở những vườn cam dưới 5 năm tuổi thường bị nhện đỏ hại nặng hơn. Nhiệt độ 25 0C và khô hạn rất thích hợp cho nhện đỏ cam phát sinh phát triển và gây hại nặng, nhiệt độ trên 35 - 40 0C không thích hợp cho chúng sinh trưởng phát triển thậm chí chúng có thể bị chết hàng loạt (Jeppson và ctv, 1975)[46]. Thời gian phát dục của nhện đỏ cam ở nhiệt độ 30 0C ngắn hơn ở 25 0C (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994) [5]. Mưa nặng hạt kèm gió to có thể rửa trôi nhện đỏ cam.
Sức đẻ trứng của nhện đỏ cam và tỷ lệ sống ở 25 0C cao hơn ở 30 0C nhưng ở nhiệt độ 30 0C chúng bắt đầu đẻ trứng sớm hơn, số lượng trứng đẻ trong một ngày cao hơn nhưng nhanh chóng kết thúc giai đoạn đẻ trứng. Do có vòng đời ngắn hơn và lại đẻ tập trung hơn nên tuy sức sinh sản thấp hơn ở 25 0C (số lượng trứng) nhưng ở nhiệt độ 30 0C nhện đỏ cam Panonychus citri Mc Gregor có tỷ lệ tăng tự nhiên (r = 0,311) cao hơn ở 25 0C (r = 0,288)
Hàng năm Nhện có từ 8 - 10 lứa, thường phát triển mạnh vào mùa khô hạn và trời nắng ấm. ở điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta trong một năm nhện thường có 2 cao điểm về số lượng là giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 và giai đoạn tháng 9 đến tháng 11.
b. Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead
- Tên khoa học: Phyllocoptruta oleivora Ashmead.
- Tên khoa học khác: Eriophyes oleivorus, Phyllocoptes oleivorus và Typhlodromus oleivorus.
- Họ: Eriophyidae
- Bộ: Acari.
Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead cũng được coi là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây cam, chúng có thể gây hại trên quả, lá và cành nhưng gây hại quan trọng nhất là trên quả, vì khi quả bị hại sẽ làm giảm giá trị kinh tế của vườn cam.
* Triệu chứng gây hại
Trên quả, nhện gây hại từ khi quả vừa mới hình thành cho đến khi thu hoạch, tập trung chủ yếu là giai đoạn quả non. Chúng chích hút dịch vỏ quả làm vỏ quả bị biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu nâu đen, gây hiện tượng vỏ hơi sần sùi có mầu nâu xám hoặc xám bạc như xi măng, khi mật độ nhện cao vỏ quả như bị phủ một lớp lông sần sùi. Những quả bị nhện rám vàng hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước quả nhỏ hơn những quả không bị nhện hại.
Triệu chứng trên cành và lá: trên lá khi bị nhện rám vàng hại, mặt dưới của lá thường có màu nâu hơi đen hoặc hơi vàng, cành nhỏ màu nâu hơi tím và thâm đen.
* Đặc điểm hình thái các pha phát dục
Trứng: màu trắng hơi vàng, có dạng hình cầu, kích thước trứng rất nhỏ, đường kính khoảng 0,04 mm. Trứng nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora Ashmead thường được đẻ rải rác trên quả hoặc gần gân chính của lá.
Nhện non: màu vàng nhạt, cơ thể dạng hình củ cà rốt với 2 cặp chân ngắn đưa ra phía trước đầu. Pha nhện non có 2 tuổi.
Nhện trưởng thành: có màu vàng tươi, cơ thể dẹp, thon dài có dạng hình củ cà rốt, kích thước rất nhỏ, cơ thể dài khoảng 0,1mm, có 2 đôi chân, phần đuôi nhọn có 2 lông dài, vuốt bàn chân có 5 lông cứng. Cá thể đực cơ thể nhỏ hơn cá thể cái.
* Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
Trưởng thành đẻ trứng vào những phần lõm trên quả và gần gân chính của lá. Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Văn Đĩnh (2000)[] đã ghi nhận: thời gian phát triển của nhện thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ môi trường, chu kỳ sinh trưởng dài trunt bình khoảng 13,88 ± 0,22 ngày ở nhiệt độ 25 0C, trái lại ở nhiệt độ 30 0C chu kỳ sinh trưởng chỉ kéo dài khoảng khoảng 8,24 ± 0,21. Thời gian trứng khoảng 3 ngày. Thời gian sống của trưởng thành cái ở 2 ngưỡng nhiệt độ 25 0C và 30 0C lần lượt là 25,07 ± 1,32 và 17,5 ± 0,89 ngày và trưởng thành đực là 20,40 ± 1,10 và 13,41 ± 0,95 ngày. Số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ tư và thứ năm sau khi đẻ trứng lần đầu tiên. Một cá thể cái có thể đẻ khoảng 20 đến 30 trứng.
2.2.2 Các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM
2.2.2.1. Thành phần và đặc điểm sinh vật hoc, sinh thái học của các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM
a. Thành phần của các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM
Trên vườn cam, quýt có rất nhiều có rất nhiều côn trung và nhện hiện diện và sinh sống tuy nhiên không phải tất cả các loài này đều gây hại cho cây cam, quýt và những loài này được gọi là "thiên địch". Các loài thiên địch được coi là "bạn của nhà nông" vì thiên địch giúp nhà nông quản lý và phòng trừ dịch hại trên cây trồng
Nghiên cứu của Trần Xuân Dũng (2001)[2] đã xác định được 8 loài côn trùng và nhện là thiên địch của nhóm nhện hại cam, quýt vùng đồi Hoà Bình trong thời gian từ năm 1998 - 2001. Tác giả cho biết trong 8 loài ghi nhận được thì có 4 loài có tính chuyên hoá cao với nhện nhỏ hại, đó là bọ rùa đen nhỏ Stethorus punctillum, bọ rùa đen 2 chấm Stethorus sp và 2 loài nhện nhỏ bắt mồi là Phytoseilus sp, Amblyseius sp. 1 loài nhện lớn bắt mồi Euseius và 3 loài còn lại là chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp, bọ cánh ngắn Oligota sp. và bọ trĩ Scolothrip sp. đây là những loài thiên địch có tính đa thực.
Trong đó quan trọng nhất là nhóm nhện lớn bắt mồi Euseius, Amblyseius sp và Bọ rùa Stethorus sp. Bên cạnh đó thì trong tự nhiên, quần thể nhện đỏ cam cũng thường bị siêu vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
b. Đặc điểm sinh vật hoc, sinh thái học của các loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM
Bọ trĩ 6 chấm Scolothrips sp: Trưởng thành màu vàng nhạt có ánh nâu, cánh sáng màu hơn với các lông tua dài ở viền cánh. Đặc biệt trên mỗi cánh có 3 chấm mầu tối đây là đặc điểm điển hình để phân biệt loài bọ trĩ bắt mồi sáu chấm Scolothrip. sp với các loài bọ trĩ khác. Chiều dài cơ thể của trưởng thành bọ trĩ sáu chấm dao động từ 0,9 mm đến 1,4 mm, trung bình 1,17 ± 0,02 mm; trứng bọ trĩ sáu chấm được đẻ rải rác từng quả ở mặt sau của lá cam, trứng có hình thon dài, hơi cong, một đầu gắn chặt vào thịt lá cam bằng một sợi tơ ngắn giúp cho trứng bọ trĩ không bị rơi, trứng mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển sang màu xanh nhạt. Trước khi nở trứng chuyển sang màu nâu đỏ nhạt, chiều dài trứng của bọ trĩ bắt mồi sáu chấm khoảng 0,3 mm đến 0,4 mm, trung bình đạt 0,31 ± 0,02 mm; pha ấu trùng của bọ trĩ trải qua 2 tuổi, tuổi 1 mới nở có mầu trắng trong hơi mờ, sau chuyển sang màu có ánh vàng nhạt, khi ăn trứng hoặc pha nhện non của nhện đỏ cam thì phần bụng có màu hồng, đó là những chất dịch được hút ra từ cơ thể của nhện đỏ. Kích thước cơ thể ấu trùng tuổi 1 dao động trong koảng 0,4 - 0,7 mm, trung bình 0,56 ± 0,02 mm, ấu trùng tuổi 2 to và dài hơn ấu trùng tuổi 1, có thể nhìn thấy rõ râu đầu, chiều dài cơ thể của ấu trùng tuổi 2 từ 0,7 - 0,9 mm, trung bình 0,8 ± 0,03 mm. ấu trùng khi đẫy sức toàn bộ cơ thể có mầu đỏ hồng; bọ trĩ 6 chấm không có giai đoạn nhộng nhưng có giai đoạn tiền nhộng, khi mới bước vào giai đoạn tiền nhộng, bọ trĩ bắt mồi 6 chấm thường ít di chuyển, mầu sắc chuyển từ màu đỏ hồng sang màu trắng trong. Râu đầu nhìn thấy rõ và bắt đầu xuất hiện mầm cánh. Trên đốt bụng thứ nhất còn sót lại 1 chấm đỏ và chấm đỏ này tồn tại đến hết giai đoạn tiền nhộng.
Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành từ 12 -19 ngày, trung bình 14,5 ± 0,3 ngày, tuổi thọ của trưởng thành là 6,33 ngày, 1 trưởng thành cái có khả năng đẻ ít nhất là 17 quả và cao nhất đạt 28 quả/ 1 cá thể cái.
Bọ cánh cứng ngắn Oligota sp: ấu trùng có 4 tuổi, thời gian phát dục của bọ cánh cứng ngắn Oligota sp. phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ, ở nhiệt độ 29,1 0C vòng đời trung bình là 20,6 ngày. Thời gian phát dục của trứng biến động từ 1,3 ngày đến 3,2 ngày ở điều kiện phòng thí nghiệm. Thời gian nhộng tương đối dài, biến động 6,2 ngày đến 16,6 ngày, con cái có thể sống trung bình 19,6 - 21,7 ngày và đẻ trứng từ 51,6 - 54,4 quả/ 1 cá thể cái. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ, ở điều kiện nhiệt độ 21,9 0C ẩm độ 78,8 %, mỗi cá thể cái đẻ trung bình 3,08 quả trứng; ở điều kiện nhiệt độ 31,5 0C ẩm độ 65 %, mỗi cá thể cái đẻ trung bình 3,26 quả trứng (Phạm Văn Lầm, 2006 ) [17].
Nhện bắt mồi Amblyseius sp:
Trứng: hình trái xoan, mới đẻ có mầu trắng trong, sắp nở có mầu trắng mờ. Kích thước, dài khoảng 0,17 - 0,20 mm, trung bình 0,18 ± 0,004 mm, chiều rộng từ 0,11 - 0,14 mm, trung bình 0,13 ± 0,0004 mm.
Trưởng thành: nhện bắt mồi Amblyseius sp. có màu trắng đục, khi mới lột xác cơ thể có màu trắng trong, cơ thể dài 0,298 ± 0,015 mm, rộng 0,112 ± 0,006 mm và được chia làm 2 phần chính là phần đầu giả và phần thân. Đầu giả bao gồm 1 đôi súc biện với nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn và đây cũng chính là cơ quan cảm giác của nhện bắt mồi, kim chích hút của nhện bắt mồi nằm ở phía dưới của đầu giả; phần thân cũng được chia làm 2 phần là thân trước và thân sau, thân trước chứa não bộ và 2 lỗ thở ở vị trí giữa đốt chày thứ 3 và thứ 4, phần thân sau có cơ quan sinh dục và hậu môn. Ngoài ra phần thân còn là nơi để gắn các đôi chân. Trứng có hình bầu dục kích thước dài 0,09 ± 0,004 mm, rộng 0,048 ± 0,003 mm, khi mới đẻ trứng có màu trắng trong, còn khi sắp nở trứng chuyển sang màu trắng mờ.
Nhện non: có 3 tuổi, tuổi 1 chỉ có 3 đôi chân, kích thước cơ thể dài 0,115 ± 0,003 mm, rộng 0,049 ± 0,003 mm, nhện non tuổi 2 có hình thái tương tự con trưởng thành và lúc này đã có 4 đôi chân, kích thước cơ thể dài 0,176 ± 0,006 mm, rộng 0,059 ± 0,003 mm, nhện non tuổi 3 lúc này kích thước và hình dạng cơ thể đã gần bằng con trưởng thành, kích thước cơ thể dài 0,176 ± 0,006 mm, rộng 0,059 ± 0,003 mm, nhện bắt mồi Amblyseius sp. có khả năng sống, tỷ lệ sống sót và sức sinh sản mạnh nhất trên thức ăn là loài nhện đỏ son Tetranychus cinabarinus B.
Quá trình phát triển của nhện bắt mồi trải qua 3 giai đoạn là: trứng - nhện non các tuổi - trưởng thành. Thời gian phát dục và khả năng đẻ trứng của nhện bắt mồi phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường ở điều kiện nhiệt độ 25 0C vòng đời của chúng là 8,46 ± 0,07 ngày, ở điều kiện 30 0C là 7,28 ± 0,06 ngày, tuổi thọ của nhện bắt mồi ở điều kiện nhiệt độ 25 0C là 21,16 ± 0,89 ngày, ở nhiệt độ 30 0C là 16,83 ± 0,33 ngày, khả năng đẻ trứng ở điều kiện nhiệt độ 25 0C là 3,24 quả/ ngày, ở nhiệt độ 30 0C là 3,13 quả/ ngày.
Bọ mắt vàng Chrysopa:
Trứng: hình elíp, kích thước trứng trung bình dài khoảng 0,80 mm và rộng khoảng 0,31 mm. Trứng có một cuống dài và cuống trứng được gắn chặt vào nơi gần vị trí có con mồi, chiều dài của cuống trứng trung bình là 5,4 mm. Lúc mới đẻ trứng có mầu trắng xanh, khi trứng sắp nở thì chuyển sang mầu nâu đen.
ấu trùng: mới nở màu vàng trong hơi nâu, pha ấu trùng trải qua 4 tuổi. Trên lưng ấu trùng có nhiều lông dài trắng như cước, các sợi lông này có tác dụng giữ xác của ký chủ trên lưng chúng. Sau khi ấu trùng đẫy sức sẽ nhả tơ kết kén và hóa nhộng trong kén. Kén của bọ mắt vàng tương đối dầy và chắc, nhộng có dạng hình cầu, đường kính kén trung bình là 4,1 mm. Khi lột xác trưởng thành sẽ cắt kén tạo thành kẽ hở đủ để chui ra ngoài, điều này làm cho kén giống như có nắp đậy.
Trưởng thành: pha trưởng thành bọ mắt vàng có mầu xanh, trưởng thành cái có kính thước thân trung bình từ 10 - 12 mm, sải cánh dài trung bình từ 27 - 30 mm. Trưởng thành đực dài thân trung bình từ 8 - 10 mm, sải cánh dài trung bình từ 25 - 27 mm. Một trưởng thành cái có thể đẻ được từ 33 - 110 trứng/cá thể cái. Tỷ lệ trứng nở rất cao, trung bình là 98,3 %.
2.2.2.2. Vai trò của một số loài bắt mồi chủ yếu trong hạn chế số lượng nhện nhỏ hại CĂQCM.
Nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius. sp. là loài bắt mồi quan trọng và chuyên tính của nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus. Sức tiêu thụ thức ăn của Amblyseius. sp. rất lớn, cả đời của nhện cái có thể ăn 330 quả trứng của nhện đỏ và nhện đực là hơn 156 quả.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (1992) [4], bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. là loài thiên địch quan trọng của nhện đỏ cam Panonychus citri. Về lý thuyết ở vùng Hà Nội bọ rùa đen nhỏ có thể hoàn thành được 17,4 thế hệ trong năm, trong khi nhện đỏ hại cam Panonychus citri có thể hoàn thành 20 thế hệ. Bọ rùa tấn công tất cả các pha phát dục của nhện đỏ hại cam Panonychus citri.
Theo Trần Thanh Tháp (2006) [26] bọ trĩ bắt mồi 6 chấm Scolothrips sp. là loài thiên địch quan trọng của nhện đỏ hại cam Panonychus citri. Bọ trĩ tấn công tất cả các pha phát dục của nhện đỏ Panonychus citri. Trong cả thời gian sống của trưởng thành có thể tiêu thụ hơn 423 trứng Panonychus citri, cả vòng đời một cá thể bọ trĩ có thể ăn trung bình 475 trứng nhện đỏ cam.
Khi nghiên cứu về vai trò của một số loài thiên địch của nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM tại Nghi Lộc - Nghệ An, tác giả Nguyễn Tuấn Lộc, 2007 [18] đã thấy rằng loài bọ trĩ 6 chấm Scolothrips sp. trong điều kiện nhiệt độ 27,3 0C và ẩm độ 78,7 % cả giai đoạn ấu trùng chúng có thể tiêu thụ được trung bình 22,5 quả trứng nhện đỏ Panonychus citri, cả giai đoạn trưởng thành là 421 quả và cả đời của bọ trĩ 6 chấm có khả năng tiêu thụ xấp xỉ 470 quả trứng nhện đỏ cam. Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả này thì loài bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. có sức tiêu thụ trứng nhện đỏ là khá lớn. Một cá thể bọ rùa đen nhỏ trong đời có thể tiêu thụ trung bình 968 trứng nhện đỏ cam.
Còn theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Vĩnh và ctv, 2005 [37] thì 1 cá thể bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. cả đời có khả năng ăn trung bình 972,5 quả trứng nhện đỏ cam. Từ những kết quả trên chúng ta có thể khẳng định được ý nghĩa và vai trò khống chế nhện đỏ cam của loài bọ rùa đen nhỏ là rất lớn.
Khả năng ăn mồi của ấu trùng bọ mắt vàng Chrysopa sp: ấu trùng bọ mắt vàng rất linh hoạt, chúng có thể tấn công rệp sáp giả có chiều dài cơ thể lớn hơn chúng 7 - 8 lần, đây là một ưu điểm rất lớn của loài thiên địch này. Đầu tiên chúng dùng cặp càng lớn gom sáp giả của con mồi lại rồi ngửa cổ đặt sáp đã được gom lại lên lưng để ngụy trang. Sau đó chúng dùng cặp kìm ghim thủng con mồi và giữ chặt con mồi rồi bắt đầu hút dịch của cơ thể con mồi.
2.2.3 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc đối với nhóm nhện nhỏ hại CĂQCM.
Theo Viện Bảo vệ thực vật (2003) [32]. Việc phun thuốc trên cây ăn quả có múi tốn thời gian, công sức, tiền của. Nếu cây được phun đúng cách, đúng lúc thì hiệu quả phòng trừ các loại dịch hại rất cao. Để làm được điều đó khi phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh hay dầu khoáng, việc quan trọng nhất là phải rải đều thuốc trên toàn bộ tán cây, nếu bỏ sót phần nào của cây thì sâu bệnh vẫn tồn tại và phát triển được. Việc phun không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm giảm năng xuất, phẩm chất mẫu mã quả. Thời gian tiến hành phun thuốc là rất quan trọng, phun thuốc phải đúng vào giai đoạn mẫn cảm của dịch hại và đúng thời điểm dịch hại có số lượng cao nhất. Ví dụ khi phun thuốc để trừ các loại rệp sáp thì phun vào pha ấu trùng của rệp sáp (có khả năng di chuyển) là có hiệu quả cao nhất. Nếu phun dầu khoáng nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến tập tính của côn trùng như: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh và ngăn cản đến sự đẻ trứng của chúng thì phải phun vào lúc lộc mới nhú để lớp dầu bảo vệ có thể bao phủ được trên toàn bộ những phần mới sinh trưởng này. Khi nhiệt độ cao và cây sinh trưởng nhanh, việc phun dầu khoáng có thể tiến hành định kỳ 5 - 7 ngày/lần. Trong điều kiện như vậy dầu khoáng được sử dụng ở nồng độ thấp khoảng 40 ml/ 10 lít nước. Còn nếu trong điều kiện nhiệt độ ôn hòa như mùa xuân và mùa thu khi cây ra lộc không nhanh, thời gian phun giữa các lần phun có thể là 10 - 14 ngày/lần, ở điều kiện như trên thì có thể dùng dầu khoáng ở nồng độ 50 ml/10 lít nước. Cách phun như vậy sẽ làm giảm đáng kể quần thể dịch hại mà không phải phun trong toàn bộ chu kỳ ra lộc của cây.
Cách phun thuốc trừ dịch hại và dầu khoáng như sau: phun ướt hết mặt trên, mặt dưới của lá, quả, chồi lộc, cành ở phía trong và phía ngoài tán. Để làm được như vậy, đặc biệt đối với cây to cần phải phun từ phía trong tán, vòi phun đặt từ phía trong tán cây và từ từ di chuyển nó theo vòng tròn. Phun lại như vậy 2 - 3 lần xung quanh cây. Nếu cây cao hơn 2,5 m người phun không thể phun tới ngọn, trong trường hợp đó, phải sử dụng bình bơm máy, hoặc buộc vòi phun vào sào tre, cọc sắt để có thể nâng vòi lên cao. Chú ý không phun thuốc và dầu khoáng trong điều kiện nhiệt độ quá cao và khô hạn, gió mạnh, nhiệt độ quá thấp hay khi trời mưa.
ở nước ta, theo những kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật trên cây cam ngọt ở Nông trường cam Cao Phong - Hòa Bình và trên quýt tiều ở Lai Vung - Đồng Tháp đều nhận thấy: khi phun dầu khoáng riêng lẻ ở các nồng độ 0,5 %, 0,75 % và 1 % hoặc hỗn hợp với các loại thuốc trừ sâu tổng hợp đều có tác dụng trừ nhện đỏ, nhện rám vàng và một số đối tượng hại khác như rệp sáp, rầy chổng cánh ( Lê Lương Tề, 2008) [25]
Tác giả Nguyễn Đức Tùng (2005) [28] đã làm một số thí nghiệm về đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học Ortus 5 SC, Pegasus 500 SC, Comite 73 EC và một số thuốc trừ nhện có nguồn gốc thảo mộc như Kuraba WP, kết quả đã xác định được thuốc Comite 73 EC là thuốc có hiệu lực trừ nhện cao nhất đạt 96,4 % (5 ngày sau phun), tiếp đó là thuốc Kuraba WP hiệu lực 5 ngày sau phun cũng đạt 92,13 % (tuy nhiên 1 ngày sau phun gần như chưa thấy được hiệu quả vì hiệu lực lúc này chỉ đạt 7,57 %). Theo Nguyễn Thị Thủy (2003) [27] thuốc Pegasus 500 SC và Nissorun 5 SC có hiệu lực phòng trừ nhóm nhện nhỏ hại cam là tốt nhất và thời điểm phun tốt nhất đối với loài nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora A. là khi bắt đầu hình thành quả đến lúc quả non có đường kính nhỏ hơn 1 cm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Dũng, 2002 [3] cũng khẳng định rằng thuốc Pegasus 500 SC và Nissorun 5 SC có hiệu lực phòng trừ nhóm nhện nhỏ hại cam là tốt nhất. Dầu khoáng DC - Tron Plus cho hiệu lực phòng trừ thấp nhưng khi được kết hợp với các loại thuốc trừ nhện trên thì lại cho kết qủa phòng trừ rất cao và thời gian hữu hiệu trừ nhện kéo dài được hơn 20 ngày. Thời điểm phun thuốc trừ nhện rám vàng tốt nhất là giai đoạn bắt đầu hình thành quả đến khi quả non có đường kính 1 cm.
Còn theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thủy, 2003 [27], các loại thuốc Pegasus 500 SC, Nissorun 5 EC có hiệu lực trừ nhện đỏ Panonychus citri rất cao (Pegasus 500 SC hiệu lực phòng trừ là 94,31% và Nissorun 5 EC hiệu lực phòng trừ là 91,67 % sau 7 ngày phun). Ngoài ra tác giả cũng xác định được khả năng phòng trừ nhện đỏ của hỗn hợp thuốc Pegasus 500 SC, Nissorun 5 EC, Comite 75 SC và dầu khoáng DC - Tron Plus cho hiệu lực phòng trừ rất cao và thời gian hữu hiệu của hỗn hợp kéo dài trên 14 ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, 2005[11] trên cây quýt tại Lạng Sơn cho thấy, Sau khi phun thuốc 7 ngày thì hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc đều cao nhưng 2 loại thuốc Pegasus 500 SC, Nissorun 5 EC cho hiệu quả phòng trừ cao nhất là trên 90 %.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện nay trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật nhóm thuốc trừ nhện đạt hiệu quả cao được xác định là Pegasus 500 SC, Nissorun 5 EC, Comite 75 SC, và Dầu khoáng (dùng hỗn hợp với các loại thuốc hóa học trên)
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
- Đối tượng: Nhện hại cam và thiên địch của chúng.
- Vật liệu nghiên cứu: Các giống cam đang trồng phổ biến tại địa phương (cam sành)
3.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: Tại xã Tân Thành huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian nghiên cứu: Ngày 01 tháng 12 năm 2008 đến ngày 30 tháng 8 năm 2009.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần nhện hại trên cây cam sành tại Hàm Yên - Tuyên Quang trong vụ đông xuân 2008 - 2009.
- Xác định diễn biến mật độ của 2 loài nhện hại chính và thiên địch của chúng trong vụ đông xuân 2008 - 2009 trên cây cam sành tại huyện hàm Yên - Tuyên Quang.
- Xác định khả năng khống chế nhện hại của một vài loài thiên địch chính.
- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng chống.
+ Đánh giá hiệu quả phòng trừ nhện hại bằng biện pháp kỹ thuật canh tác.
+ Đánh giá hiệu lực phòng trừ nhện hại cam của một số loại thuốc hóa học.
+ Đề xuất biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra tình hình sản xuất cam và thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam của người dân
Điều tra tình hình sản xuất cây cam và thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân bằng phiếu điều tra. Chọn 3 xã có diện tích trồng cam lớn của huyện, mỗi xã tiến hành phát phiếu điều tra đối với 30 hộ nông dân sản xuất cam, sau đó tổng hợp và phân tích số liệu điều tra.
3.3.2 Phương pháp điều tra xác định thành phần nhện hại.
Chọn 3 vườn đại diện cho giống cam đang được trồng phổ biến tại Hàm Yên - Tuyên Quang, trong đó 1 vườn đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, 1 vườn bắt đầu thời kỳ kinh doanh và 1 vườn kinh doanh ổn định. Tiến hành điều tra tự do trên các vườn đã chọn, mỗi vườn điều tra 20 cây ở các vị trí khác nhau. Khi điều tra cố gắng thu bắt tối đa các loài nhện bắt gặp.
Mẫu các loài nhện thu thập được đem làm tiêu bản (mẫu lame) để xác định tên khoa học. Mẫu vật được bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng.
Phân loại tần xuất xuất hiện của các đối tượng nhện hại và thiên địch theo các mức sau:
- Xuất hiện rất ít, số lần bắt gặp < 5%
+ Xuất hiện ít, số lần bắt gặp 5 - 15%
++ Xuất hiện trung bình, số lần bắt gặp 16 - 30%
+++ Xuất hiện nhiều, số lần bắt gặp > 30%
3.3.3 Phương pháp xác định diễn biến mật độ của 2 loài nhện hại chính trên cây cam và các loài thiên địch của chúng
Điều tra diễn biến số lượng của những loài nhện hại chính và thiên địch của chúng được tiến hành định kỳ 7 ngày/lần trên 3 vườn cam cố định trên giống cam phổ biến nhất theo giai đoạn sinh trưởng của cây ( 1 vườn đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, 1 vườn bắt đầu thời kỳ kinh doanh và 1 vườn kinh doanh ổn định).
Trong mỗi vườn đã chọn tiến hành điều tra tại 5 điểm, mỗi điểm điều tra 3 cây mỗi cây điều tra ở 4 hướng khác nhau, mỗi hướng điều tra 2 lá hoặc 2 búp lộc (5cm).
Thu bắt mẫu vật bằng tay, vợt, ngắt bộ phận nghi là có nhện và thiên địch vào hộp mang về phân loại. Thả mẫu vào lọ đựng có chứa dung dịch cồn 700 ghi chép địa điểm và thời gian lấy mẫu, nơi điều tra.
- Đánh giá mức độ nhiễm và chỉ số hại của nhện nhỏ theo thang phân cấp được quy định tại quyết định 82/2003/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Cấp 0 : Không có nhện hại
Cấp 1 : Hại nhẹ ( nhện xuất hiện rải rác )
Cấp 2 : Hại trung bình ( nhện phân bố dưới 1/3 số lá, quả).
Cấp 3 : Hại nặng mật ( nhện phân bố trên 1/3 số lá, quả)
Việc xác định tên khoa học của các loài nhện nhỏ hại và thiên địch của chúng được tiến hành tại bộ môn Côn trùng Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và sự định loại của GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh.
3.3.4 Xác định khả năng khống chế nhện hại của một vài loài thiên địch chính.
Nuôi cá thể loài bắt mồi chính trong phòng, hàng ngày cung cấp lượng thức ăn nhất định là trứng và các tuổi phát dục của nhện nhỏ hại cam. Tiến hành thử khả năng ăn mồi của tất cả các tuổi phát dục của thiên địch.
Chọn những lá cam bánh tẻ không có trứng và nhện hại các tuổi, cắt lá thành những đĩa hình tròn với đường kính 3cm và đặt trong lồng nuôi bên dưới lót bông đã thấm đẫm nước. Lồng nuôi được thiết kế như sau: Đặt đĩa lá đã có thiên địch và thức ăn vào trong đĩa petri loại to có đường kính 10 cm sau đó chụp lên đĩa petri bằng cốc nhựa mỏng trong xuốt bên trên đã được đục các lỗ nhỏ để thoát khí.
- Chuyển 30 trứng nhện hại vào lá đã chuẩn bị sau đó thả 1 cá thể thiên địch vào đĩa lá đã có trứng nhện hại, sau 24 giờ tiến hành đếm số trứng còn lại trên đĩa lá để xác định khả năng ăn trứng của thiên địch.
- Chuyển 10 cá thể nhện hại vào lá đã chuẩn bị sau đó thả 1 cá thể thiên địch vào đĩa lá, sau 24 giờ tiến hành đếm số nhện hại còn lại trên đĩa lá để xác định khả năng ăn mồi của thiên địch
Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện tự nhiên tại Tuyên Quang (không khống chế nhiệt độ và ẩm độ)
3.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng chống nhện hại cam.
3.3.5.1 Đánh giá hiệu quả phòng trừ nhện hại bằng biện pháp kỹ thuật canh tác.
Tại diện tích đối chứng, giữ nguyên phương pháp chăm sóc (tỉa cành, tưới nước, phun thuốc ) như của nông dân.
Tại diện tích thí nghiệm (1.000m2) không phun các loại thuốc trừ nhện chỉ tiến hành các biện pháp canh tác kỹ thuật sau .
- Dọn sạch tàn dư và tỉa bỏ những cành tăm, cành vượt tạo độ thông thoáng cho cây cam.
- Cung cấp đủ nước tưới cho vườn cam bằng biện pháp tưới phun để luôn có đủ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện bất lợi cho nhện hại sinh trưởng phát triển. ở thí nghiệm này có 2 công thức tưới là:
+ Công thức 1: tưới phun lên toàn bộ tán lá bằng vòi bơm có._.p 20/6/2009.
48. Kim, Kyuchin, Choi Ducksoo. 2000. Natural enemies of citrus red mite, Panonychus citri M., and seasonal occurrence of major predators on Yuzu tree (Citrus junos). Korean journal of Applied Entomology. Vol. 39 (1) P. 13 -19.
49. Luck R.F. (1981), “ Integrated pest management in California citrus”, Proc. Int. Soc. Citriculture, Vol. 2, P. 630 - 635.
50. Meyer M.K.P. (1981), Mite pets of crop in South Africa, Science Bulletin, No. 397, 92P.
51. Mever M.K. (1981), Mite pests of crops in southern Africa, Science Bulletin No 397.
52. Muraoka M, Nakamura H (1987) “ Influence of insecticide, fungicides and foliar application of fertilizer on the control effect of acaricides to the citrus red mite Panonychus citri M” Proceeding of associantion for plant protection of kyush, No. 33, P. 216 - 221.
53. Nakao S.I, Nohara K, Ono T. (1996) “ Experimental study on integrated pest management (IPM) in the citrus grove”, Japanese juornal of entomolog, Vol. 64 (4), P. 924 - 945.
54. Nikolaishvili A.A, Mekvabishvili S.S (1990), “ The species composition of pests and their entomophages on lemon under glass”, ( Geogria, USSA), No 5, P. 25 - 128.
55. Prichard A.E. and E.W. Baker (1955), “A revision of the spider family Tetranychidae”, Memoirs series vol 2.
56. Rincon-Vitova Insectaries, Inc. (1974) Leaflet on Chrysopa carnea. Tauber, M.J. and Tauber, C.A. (1983) Life history traits of Chrysopa carnea and .www.nysaes.cornell.edu/.../chrysoperla.html
57. Rodrigueez N. Farinas M.E, Sibat R, Moreno C. (1981) “ Predatory mite (Acari: Phytoseiidae) in CuBa citrus” , Proc. Int. Soc. Citricultur, Vol.2, P. 646 - 649.
58. W. Helle, M.W. Sabelis " Spider mites their biology, natural enemies and control " volume 1B 1985
Phụ lục
phiếu điều tra tình hình sản xuất và thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại hàm yên - tuyên quang
(Dành cho các hộ trồng Cam, tại xã....................................................)
1. Tên chủ hộ: ................................................................Tuổi: ...............Nam/Nữ : .....
2. Tổng thu nhập/năm: .................................................................................................
Trong đó, từ trồng Cam là: .................................................................................
3. Diện tích trồng trọt của gia đình: ............................................................................
4. Diện tích đất trồng cam: ....................................................................................
5. Thời gian thu hái:......................................................................................................
6. Năng suất:.................................................................................................................
7. Khi thu hoạch cam đem bán ở đâu:
Đưa ra chợ bán Xuất khẩu
Khác, cụ thể .............................................................................................................
.......................................................................................................................................
8. Các giống đang sử dụng
Tên giống
Mật độ trồng............................................................................................................................
Giai đoạn sinh trưởng hiện tại................................................................................................
9. Năng suất trong 3 năm gần đây:
10. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng
10.1. Phân bón
Loại phân bón ........................................................................................................................
Số lượng ..................................................................................................................................
Thời gian bón ........................................................................................................................
Phương pháp bón....................................................................................................................
Có sử dụng chất kích thích không? Có Không
Nếu có thì tên là gì: ..............................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
10.2. Tưới nước
- Tưới khi nào:
+ Theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng
+ Khi đất khô + Bất cứ lúc nào
- Phương pháp tưới:
+ Tưới phun lên lá + Tưới gốc:
10.3. Chăm sóc
- Có làm cỏ không? ..............................Bao nhiêu lần/năm: ................................
- Có cắt tỉa cành không? ..............................Bao nhiêu lần/năm: .........................
11. Tình hình dịch hại
11.1. Có những loại dịch hại nào: .......................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Những loài gây hại chủ yếu: .................................................................................
...............................................................................................................................
11. Các biện pháp phòng trừ dịch hại và kết quả đạt được:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
13. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
13.1. Loại thuốc đã sử dụng
Loại thuốc Nồng độ Liều lượng/sào Thời gian phun Số lần/vụ
13.2. Gia đình có bình phun thuốc không?
- Có - Không
Loại bình mấy lít: - 8 lít - 10 lít
- 20 lit - binh bơm xăng
Đong thuốc như thế nào?
- Dùng lọ có ghi rõ dung tích - Đổ ước chừng
13.3. Phun thuốc khi nào?
- Theo chỉ đạo từ trên xuống - Theo kết quả DTDB
- Nhìn thấy sâu, nhện hại xuất hiện - Thấy triệu chứng gây hại
13.4. Theo gia đình thì phun thuốc BVTV khi nào là có kết quả nhất?
- Sâu, nhện hại vừa xuất hiện - Sâu, nhện hại nhiều
- Phun định kỳ
14. Thiên địch
14.1. Gia đình có biết thế nào là thiên địch không?
- Có - Không
* Chúng có khả năng gì đối với các loài sâu, nhện hại?
- ăn thịt sâu, nhện hại - Ăn trứng sâu, nhện hại
- Ký sinh làm chết sâu, nhện hại
14.2. Phun thuốc trừ dịch hại có làm chết thiên địch không?
- Có - Không
- Không biết
15. Biết cách phòng trừ dịch hại do đâu?
- Cán bộ BVTV địa phương - Biết qua nông dân khác
- Qua người bán thuốc BVTV - Cán bộ Khuyến nông
15. Có biết phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) là gì không?
- Chưa biết - Biết qua nông dân khác
- Đã biết -
16. Mong muốn gì trong phòng trừ dịch hại
- Tiêu diệt sạch được dịch hại - Khống chế mật độ dịch hại ở mức tối thiểu
- Không dùng ít thuốc BVTV
Phụ lục xử lý thống kê số liệu
1)Thời gian phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp.
Trứng
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Mean
2.04
Mean
1.00
Mean
1.61
Standard Error
0.149798
Standard Error
0
Standard Error
0.09399
Median
2
Median
1
Median
2
Mode
2
Mode
1
Mode
2
Standard Deviation
0.792658
Standard Deviation
0
Standard Deviation
0.497347
Sample Variance
0.628307
Sample Variance
0
Sample Variance
0.247354
Kurtosis
-1.37369
Kurtosis
#DIV/0!
Kurtosis
-1.9281
Skewness
-0.06558
Skewness
#DIV/0!
Skewness
-0.464
Range
2
Range
0
Range
1
Minimum
1
Minimum
1
Minimum
1
Maximum
3
Maximum
1
Maximum
2
Sum
57
Sum
28
Sum
45
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.307
Confidence Level(95.0%)
0.000
Confidence Level(95.0%)
0.193
Nhện non tuổi 3
Cả giai đoạn nhện non
Mean
1.57
Mean
1.29
Standard Error
0.095238
Standard Error
0.08694
Median
2
Median
1
Mode
2
Mode
1
Standard Deviation
0.503953
Standard Deviation
0.460044
Sample Variance
0.253968
Sample Variance
0.21164
Kurtosis
-2.05962
Kurtosis
-1.07585
Skewness
-0.30528
Skewness
1.003249
Range
1
Range
1
Minimum
1
Minimum
1
Maximum
2
Maximum
2
Sum
44
Sum
36
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.195
Confidence Level(95.0%)
0.178
2)Vòng đời và tuổi thọ của nhện bắt mồi Amblyseius sp.
Trứng
Nhện non
TG trước đẻ
Mean
2.035714
Mean
4.178571
Mean
1.315789
Standard Error
0.140691
Standard Error
0.145965
Standard Error
0.109561
Median
2
Median
4
Median
1
Mode
2
Mode
5
Mode
1
Standard Deviation
0.744468
Standard Deviation
0.772374
Standard Deviation
0.477567
Sample Variance
0.554233
Sample Variance
0.596561
Sample Variance
0.22807
Kurtosis
-1.1095
Kurtosis
-1.20704
Kurtosis
-1.41855
Skewness
-0.05844
Skewness
-0.32793
Skewness
0.862214
Range
2
Range
2
Range
1
Minimum
1
Minimum
3
Minimum
1
Maximum
3
Maximum
5
Maximum
2
Sum
57
Sum
117
Sum
25
Count
28
Count
28
Count
19
Confidence Level(95.0%)
0.288675
Confidence Level(95.0%)
0.299495
Confidence Level(95.0%)
0.23018
Vòng đời
TG đẻ trứng
TGS của TT
Mean
7.526316
Mean
13.22222
Mean
18.55556
Standard Error
0.3187
Standard Error
1.077262
Standard Error
1.302893
Median
7
Median
12
Median
20
Mode
6
Mode
12
Mode
21
Standard Deviation
1.389181
Standard Deviation
3.231787
Standard Deviation
3.90868
Sample Variance
1.929825
Sample Variance
10.44444
Sample Variance
15.27778
Kurtosis
-1.02874
Kurtosis
-0.10811
Kurtosis
5.18315
Skewness
0.42575
Skewness
0.286619
Skewness
-2.2506
Range
4
Range
10
Range
12
Minimum
6
Minimum
8
Minimum
9
Maximum
10
Maximum
18
Maximum
21
Sum
143
Sum
119
Sum
167
Count
19
Count
9
Count
9
Confidence Level(95.0%)
0.669564
Confidence Level(95.0%)
2.484171
Confidence Level(95.0%)
3.004477
Tuổi thọ
Mean
24.11111
Standard Error
1.670366
Median
23
Mode
23
Standard Deviation
5.011099
Sample Variance
25.11111
Kurtosis
-0.01059
Skewness
-0.35247
Range
16
Minimum
15
Maximum
31
Sum
217
Count
9
Confidence Level(95.0%)
3.851872
3)Thời gian phát dục của bọ mắt vàng Chrysopa sp.
Trứng
ấu trùng tuổi 1
ấu trùng tuổi 2
Mean
3.21
Mean
2.75
Mean
1.71
Standard Error
0.165529
Standard Error
0.083333
Standard Error
0.08694
Median
3.5
Median
3
Median
2
Mode
4
Mode
3
Mode
2
Standard Deviation
0.875897
Standard Deviation
0.440959
Standard Deviation
0.460044
Sample Variance
0.767196
Sample Variance
0.194444
Sample Variance
0.21164
Kurtosis
-1.57697
Kurtosis
-0.55385
Kurtosis
-1.07585
Skewness
-0.45062
Skewness
-1.22112
Skewness
-1.00325
Range
2
Range
1
Range
1
Minimum
2
Minimum
2
Minimum
1
Maximum
4
Maximum
3
Maximum
2
Sum
90
Sum
77
Sum
48
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.340
Confidence Level(95.0%)
0.171
Confidence Level(95.0%)
0.178
ấu trùng tuổi 3
ấu trùng tuổi 4
Mean
1.32
Mean
2.86
Standard Error
0.089879
Standard Error
0.067344
Median
1
Median
3
Mode
1
Mode
3
Standard Deviation
0.475595
Standard Deviation
0.356348
Sample Variance
0.22619
Sample Variance
0.126984
Kurtosis
-1.45555
Kurtosis
2.859231
Skewness
0.808704
Skewness
-2.15865
Range
1
Range
1
Minimum
1
Minimum
2
Maximum
2
Maximum
3
Sum
37
Sum
80
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.184
Confidence Level(95.0%)
0.138
Cả pha ấu trùng
Nhộng
Mean
8.64
Mean
8.73
Standard Error
0.258272
Standard Error
0.206252
Median
9
Median
9
Mode
9
Mode
8
Standard Deviation
1.366647
Standard Deviation
0.798809
Sample Variance
1.867725
Sample Variance
0.638095
Kurtosis
-0.62532
Kurtosis
-1.13174
Skewness
-0.79215
Skewness
0.554787
Range
4
Range
2
Minimum
6
Minimum
8
Maximum
10
Maximum
10
Sum
242
Sum
131
Count
28
Count
15
Confidence Level(95.0%)
0.530
Confidence Level(95.0%)
0.442
4)Vòng đời và tuổi thọ của bọ mắt vàng Chrysopa sp.
Trứng
ấu trùng
Nhộng
Mean
3.25
Mean
8.64
Mean
8.73
Standard Error
0.159571
Standard Error
0.258272
Standard Error
0.228174
Median
3.5
Median
9
Median
8
Mode
4
Mode
9
Mode
8
Standard Deviation
0.844371
Standard Deviation
1.366647
Standard Deviation
0.883715
Sample Variance
0.712963
Sample Variance
1.867725
Sample Variance
0.780952
Kurtosis
-1.40338
Kurtosis
-0.21605
Kurtosis
-1.4943
Skewness
-0.52176
Skewness
-0.97966
Skewness
0.600824
Range
2
Range
4
Range
2
Minimum
2
Minimum
6
Minimum
8
Maximum
4
Maximum
10
Maximum
10
Sum
91
Sum
242
Sum
131
Count
28
Count
28
Count
15
Confidence Level(95.0%)
0.327
Confidence Level(95.0%)
0.530
Confidence Level(95.0%)
0.489
TG trớc đẻ
Vòng đời
TG đẻ trứng
Mean
3.00
Mean
22.80
Mean
17.20
Standard Error
0.298142
Standard Error
1.093415
Standard Error
1.420485
Median
3
Median
22.5
Median
19.5
Mode
2
Mode
20
Mode
20
Standard Deviation
0.942809
Standard Deviation
3.457681
Standard Deviation
4.491968
Sample Variance
0.888889
Sample Variance
11.95556
Sample Variance
20.17778
Kurtosis
-2.12946
Kurtosis
-0.97471
Kurtosis
2.043736
Skewness
6.17E-17
Skewness
0.391887
Skewness
-1.67185
Range
2
Range
10
Range
13
Minimum
2
Minimum
18
Minimum
7
Maximum
4
Maximum
28
Maximum
20
Sum
30
Sum
228
Sum
172
Count
10
Count
10
Count
10
Confidence Level(95.0%)
0.674
Confidence Level(95.0%)
2.473
Confidence Level(95.0%)
3.213
TGS của TT cái
Tuổi thọ
Mean
18.70
Mean
41.80
Standard Error
1.563827
Standard Error
3.010353
Median
21
Median
44.5
Mode
21
Mode
50
Standard Deviation
4.945256
Standard Deviation
9.51957
Sample Variance
24.45556
Sample Variance
90.62222
Kurtosis
0.101338
Kurtosis
-0.36932
Skewness
-1.15375
Skewness
-0.90392
Range
15
Range
27
Minimum
9
Minimum
25
Maximum
24
Maximum
52
Sum
187
Sum
418
Count
10
Count
10
Confidence Level(95.0%)
3.538
Confidence Level(95.0%)
6.810
5) Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của loài nhện bắt mồi Amblysius sp và bọ mắt vàng Chrysopa sp.
* Khả năng đẻ trứngcủa loài nhện bắt mồi Amblysius sp và bọ mắt vàng Chrysopa sp.
Nhện bắt mồi Amblysius sp.
Bọ mắt vàng Chrysopa sp.
Mean
25.17
Mean
51.31
Standard Error
0.705483
Standard Error
3.046076
Median
25
Median
44
Mode
27
Mode
45
Standard Deviation
3.799144
Standard Deviation
16.40362
Sample Variance
14.4335
Sample Variance
269.0788
Kurtosis
-0.99836
Kurtosis
2.165074
Skewness
0.197143
Skewness
1.867411
Range
13
Range
56
Minimum
19
Minimum
41
Maximum
32
Maximum
97
Sum
730
Sum
1488
Count
29
Count
29
Confidence Level(95.0%)
1.445
Confidence Level(95.0%)
6.240
* Tỷ lệ trứng nở của loài nhện bắt mồi Amblysius sp và bọ mắt vàng Chrysopa sp.:
Nhện bắt mồi Amblysius sp.
Bọ mắt vàng Chrysopa sp.
Mean
86.31
Mean
92.79
Standard Error
0.792675
Standard Error
0.835451
Median
88
Median
95
Mode
81
Mode
95
Standard Deviation
4.268685
Standard Deviation
4.499042
Sample Variance
18.22167
Sample Variance
20.24138
Kurtosis
-1.61754
Kurtosis
0.037665
Skewness
-0.34861
Skewness
-1.15836
Range
12
Range
14
Minimum
80
Minimum
83
Maximum
92
Maximum
97
Sum
2503
Sum
2691
Count
29
Count
29
Confidence Level(95.0%)
1.624
Confidence Level(95.0%)
1.711
6) Sức tiêu thụ trứng nhện đỏ cam Panonychus citri của bọ mắt vàng Chrysopa trong 24 giờ
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Mean
2.71
Mean
3.21
Mean
2.29
Standard Error
0.101015
Standard Error
0.248579
Standard Error
0.124479
Median
3
Median
3
Median
2
Mode
3
Mode
2
Mode
2
Standard Deviation
0.534522
Standard Deviation
1.315355
Standard Deviation
0.658682
Sample Variance
0.285714
Sample Variance
1.730159
Sample Variance
0.433862
Kurtosis
2.494872
Kurtosis
-0.59278
Kurtosis
-0.62288
Skewness
-1.7589
Skewness
0.730742
Skewness
-0.37599
Range
2
Range
4
Range
2
Minimum
1
Minimum
2
Minimum
1
Maximum
3
Maximum
6
Maximum
3
Sum
76
Sum
90
Sum
64
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.207
Confidence Level(95.0%)
0.510
Confidence Level(95.0%)
0.255
Tuổi 4
Trởng thành
Tổng vật mồi bị ăn
Mean
7.61
Mean
0.00
Mean
15.82
Standard Error
0.283307
Standard Error
0
Standard Error
0.524666
Median
8
Median
0
Median
16
Mode
9
Mode
0
Mode
18
Standard Deviation
1.499118
Standard Deviation
0
Standard Deviation
2.776269
Sample Variance
2.247354
Sample Variance
0
Sample Variance
7.707672
Kurtosis
-1.3344
Kurtosis
#DIV/0!
Kurtosis
-0.10614
Skewness
-0.47105
Skewness
#DIV/0!
Skewness
-0.32685
Range
4
Range
0
Range
12
Minimum
5
Minimum
0
Minimum
9
Maximum
9
Maximum
0
Maximum
21
Sum
213
Sum
0
Sum
443
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.581
Confidence Level(95.0%)
0.000
Confidence Level(95.0%)
1.077
7) Sức tiêu thụ trứng nhện đỏ cam Panonychus citri của nhện bắt mồi Amblysius sp. trong 24 giờ
Nhện non tuổi 1
Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 3
Mean
0.00
Mean
2.11
Mean
4.39
Standard Error
0
Standard Error
0.148531
Standard Error
0.406102
Median
0
Median
2
Median
4
Mode
0
Mode
2
Mode
2
Standard Deviation
0
Standard Deviation
0.785955
Standard Deviation
2.148889
Sample Variance
0
Sample Variance
0.617725
Sample Variance
4.617725
Kurtosis
#DIV/0!
Kurtosis
-1.31859
Kurtosis
-1.89466
Skewness
#DIV/0!
Skewness
-0.19679
Skewness
0.049681
Range
0
Range
2
Range
5
Minimum
0
Minimum
1
Minimum
2
Maximum
0
Maximum
3
Maximum
7
Sum
0
Sum
59
Sum
123
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.000
Confidence Level(95.0%)
0.305
Confidence Level(95.0%)
0.833
Thời gian trớc đẻ trứng
Trong thời gian đẻ trứng
Thời gian sau đẻ trứng
Mean
9.54
Mean
17.18
Mean
9.39
Standard Error
0.181718
Standard Error
0.433558
Standard Error
0.283307
Median
9
Median
16
Median
9
Mode
9
Mode
16
Mode
9
Standard Deviation
0.961563
Standard Deviation
2.294173
Standard Deviation
1.499118
Sample Variance
0.924603
Sample Variance
5.263228
Sample Variance
2.247354
Kurtosis
5.274212
Kurtosis
2.583032
Kurtosis
-0.50207
Skewness
2.179172
Skewness
1.82575
Skewness
0.328984
Range
4
Range
9
Range
5
Minimum
9
Minimum
15
Minimum
7
Maximum
13
Maximum
24
Maximum
12
Sum
267
Sum
481
Sum
263
Count
28
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.373
Confidence Level(95.0%)
0.890
Confidence Level(95.0%)
0.581
Cá thể trưởng thành đực
Tổng vật mồi bị ăn
Mean
9.75
Mean
52.36
Standard Error
0.429177
Standard Error
1.030249
Median
9
Median
52
Mode
7
Mode
48
Standard Deviation
2.270993
Standard Deviation
5.451566
Sample Variance
5.157407
Sample Variance
29.71958
Kurtosis
-1.4746
Kurtosis
5.690007
Skewness
0.210712
Skewness
1.409389
Range
6
Range
31
Minimum
7
Minimum
41
Maximum
13
Maximum
72
Sum
273
Sum
1466
Count
28
Count
28
Confidence Level(95.0%)
0.881
Confidence Level(95.0%)
2.114
8) Hiệu lực phòng của một số loại thuốc BVTV đối với nhện đỏ Panonychus citri tại Hàm Yên, Tuyên Quang năm 2009
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
VARIATE V003 HLT_3N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 216.468 108.234 7.50 0.006 3
2 CT$ 7 26430.5 3775.78 261.77 0.000 3
* RESIDUAL 14 201.934 14.4239
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 26848.9 1167.34
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
VARIATE V004 HLT_5N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 69.9475 34.9737 1.18 0.337 3
2 CT$ 7 24111.0 3444.42 116.25 0.000 3
* RESIDUAL 14 414.795 29.6282
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 24595.7 1069.38
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
VARIATE V005 HLT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 208.803 104.401 6.89 0.008 3
2 CT$ 7 25108.2 3586.89 236.85 0.000 3
* RESIDUAL 14 212.015 15.1439
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 25529.0 1109.96
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_14N FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
VARIATE V006 HLT_14N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 150.062 75.0312 2.65 0.105 3
2 CT$ 7 24927.0 3561.00 125.60 0.000 3
* RESIDUAL 14 396.916 28.3512
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 25474.0 1107.56
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_21N FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
VARIATE V007 HLT_21N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 579.623 289.811 20.89 0.000 3
2 CT$ 7 22088.1 3155.44 227.41 0.000 3
* RESIDUAL 14 194.259 13.8756
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 22862.0 993.998
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HLT_3N HLT_5N HLT_7N HLT_14N
1 8 68.5375 72.6625 71.0000 61.4750
2 8 64.1000 69.9000 74.6125 64.5375
3 8 61.2375 74.0000 67.3875 58.4125
SE(N= 8) 1.34275 1.92445 1.37586 1.88252
5%LSD 14DF 4.07287 5.83730 4.17328 5.71011
NLAI NOS HLT_21N
1 8 52.9375
2 8 59.0125
3 8 46.9750
SE(N= 8) 1.31699
5%LSD 14DF 3.99471
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_3N HLT_5N HLT_7N HLT_14N
Vimite10ND 3 98.9000 99.2000 98.1000 96.4000
Ortus 5SC 3 85.2000 89.6000 82.3000 67.7000
Comite73EC 3 81.8000 92.0000 86.2000 75.1000
Nissorun 3 91.7000 94.9000 91.0000 82.2000
Dandy15EC 3 82.3000 87.4000 82.7000 62.5000
Catex3.6EC 3 25.6000 67.3000 92.1000 89.6000
Dau khoang 3 51.5000 47.1000 35.6000 18.3000
Doi chung 3 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 2.19271 3.14262 2.24677 3.07415
5%LSD 14DF 6.65097 9.53227 6.81494 9.32457
CT$ NOS HLT_21N
Vimite10ND 3 87.8000
Ortus 5SC 3 51.6000
Comite73EC 3 62.4000
Nissorun 3 76.4000
Dandy15EC 3 47.3000
Catex3.6EC 3 85.5000
Dau khoang 3 12.8000
Doi chung 3 0.000000
SE(N= 3) 2.15063
5%LSD 14DF 6.52334
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_HLT 12/ 9/** 9:48
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Hieu luc phong tru cua mot so loai thuoc BVTV (%) doi voi nhen do Panonychus citri tai Ham Yen- Tuyen Quang nam 2009
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HLT_3N 24 64.625 34.166 3.7979 5.9 0.0062 0.0000
HLT_5N 24 72.187 32.701 5.4432 7.5 0.3368 0.0000
HLT_7N 24 71.000 33.316 3.8915 5.5 0.0083 0.0000
HLT_14N 24 61.475 33.280 5.3246 8.7 0.1046 0.0000
HLT_21N 24 52.975 31.528 3.7250 7.0 0.0001 0.0000
Thỏng 12 năm 2008
Thỏng 1 năm 2009
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
1
13.9
-
1
15.6
-
2
14.0
-
2
14.9
-
3
14.5
-
3
13.0
-
4
18.5
-
4
15.1
-
5
18.4
-
5
16.1
-
6
15.3
-
6
18.1
-
7
15.5
-
7
17.0
-
8
15.9
-
8
13.6
0.1
9
14.5
-
9
13.7
-
10
16.6
-
10
12.8
-
11
18.4
1.1
11
11.2
-
12
17.1
-
12
11.2
-
13
18.5
-
13
13.5
-
14
18.5
-
14
11.0
-
15
16.9
-
15
12.2
-
16
16.7
-
16
11.6
-
17
16.1
-
17
12.3
-
18
15.6
-
18
15.7
-
19
16.1
-
19
17.5
0.7
20
15.6
-
20
19.2
-
21
17.6
-
21
18.4
1.3
22
17.9
4
22
16.4
-
23
13.3
-
23
16.5
1
24
12.8
0.1
24
13.9
-
25
14.5
-
25
10.7
-
26
15.5
0.6
26
10.8
1.3
27
15.8
0.7
27
12.7
-
28
17.5
0.7
28
12.9
-
29
19.6
-
29
14.5
0.7
30
19.3
-
30
14.6
-
31
16.1
-
31
14.7
-
Tổng tháng
506.5
7.2
Tổng tháng
441.4
5.1
TBtháng
16.3
TBtháng
14.2
Tháng 2
Tháng 3
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
1
16.9
1
18.0
1.2
2
16.8
1
2
16.3
2.2
3
18.0
2.2
3
16.1
2.9
4
19.7
2.7
4
17.4
1.2
5
20.2
-
5
19.5
0.5
6
19.8
-
6
17.4
-
7
18.9
-
7
16.4
-
8
19.8
-
8
16.1
-
9
19.8
-
9
18.3
-
10
21.2
-
10
17.9
-
11
19.4
-
11
21.3
-
12
21.9
-
12
22.9
-
13
23.1
-
13
21.9
1.5
14
21.3
-
14
16.5
-
15
22.3
-
15
15.2
-
16
23.9
-
16
16.5
-
17
25.0
-
17
20.2
-
18
24.0
-
18
21.6
-
19
24.4
-
19
23.4
-
20
23.5
-
20
23.8
-
21
18.4
2.4
21
25.0
-
22
20.6
1
22
26.3
-
23
24.4
0.8
23
26.4
-
24
24.9
0.1
24
25.3
0.2
25
25.8
-
25
23.1
-
26
25.3
-
26
20.5
2.8
27
24.9
-
27
23.8
2
28
22.6
3.5
28
24.0
-
29
25.0
-
30
21.9
1.6
31
19.2
5
Tổng tháng
606.8
13.7
Tổng tháng
637.2
21.1
TBtháng
21.7
TBtháng
20.6
Thỏng 4
Thỏng 5
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
1
19.7
1.6
1
23.5
0.7
2
18.3
14.6
2
23.6
-
3
20.8
0.3
3
25.1
-
4
21.4
21.8
4
25.2
-
5
20.2
45.4
5
25.4
-
6
20.5
-
6
23.5
0.1
7
21.6
-
7
23.6
6.3
8
21.5
-
8
24.6
2.7
9
22.6
-
9
24.5
3.8
10
24.7
-
10
26.0
2.9
11
22.9
51.5
11
27.0
2.4
12
25.6
-
12
24.3
56
13
26.3
-
13
25.5
3.4
14
25.4
5
14
26.7
0.5
15
25.2
1.7
15
25.8
30
16
26.9
-
16
26.4
5.2
17
26.5
-
17
26.6
1.6
18
27.1
0.1
18
25.9
45.1
19
27.6
8.3
19
27.4
-
20
27.3
-
20
27.3
4.4
21
26.8
-
21
26.8
-
22
26.5
-
22
27.6
-
23
26.7
0.6
23
28.3
2.5
24
29.3
24
28.6
-
25
24.1
22.5
25
29.5
-
26
24.6
-
26
29.4
-
27
24.6
-
27
29.3
-
28
23.0
0.4
28
29.1
-
29
22.7
4.4
29
23.6
47.2
30
23.5
0.5
30
25.9
-
31
26.5
-
Tổng tháng
723.9
178.7
Tổng tháng
812.5
214.8
TBtháng
24.1
TBtháng
26.2
Tháng 6
Tháng 7
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
Ngày
Nhiệt độ
Lượng mưa
1
27.7
-
1
27.8
3.1
2
28.9
1.5
2
28.3
-
3
24.3
97.6
3
28.0
2
4
26.1
-
4
25.6
109.5
5
26.5
-
5
25.4
13.1
6
25.7
-
6
26.6
0.2
7
29.3
-
7
26.4
2.3
8
30.2
-
8
27.2
15.8
9
30.1
0.1
9
28.3
39.5
10
29.7
-
10
29.1
26.3
11
27.8
42.7
11
29.1
13.2
12
29.7
-
12
28.9
70.9
13
30.6
55.3
13
27.2
5.2
14
28.6
32.6
14
28.8
-
15
27.5
3.3
15
29.4
-
16
25.9
37.6
16
28.8
11.9
17
27.6
-
17
27.6
23.2
18
29.0
14.5
18
28.9
0.7
19
30.2
-
19
29.4
-
20
30.5
-
20
26.1
37.5
21
31.4
-
21
28.3
-
22
30.4
-
22
29.0
0.9
23
28.3
11.5
23
29.8
-
24
27.8
66.6
24
30.1
-
25
29.0
-
25
29.7
1.3
26
26.0
5
26
28.6
18.2
27
27.3
3.2
27
29.7
-
28
28.3
45.1
28
26.9
15.4
29
27.7
18.8
29
26.9
40.6
30
27.9
-
30
28.1
2
31
28.4
1
Tổng tháng
850.0
435.4
Tổng tháng
872.4
453.8
TB tháng
28.3
TB tháng
28.1
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHBVTV09018.doc