Nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĔN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) Ở KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM VŨ NGÂN PHƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ VĔN NHƯỢNG 2. PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC HÀ NỘI, NĔM 2018 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cánbộ hướng dẫn chính: PGS

pdf134 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thân mềm chân bụng (gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. TS. Đỗ Vĕn Nhượng Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Dương Tiến Đức Cán bộ chấm phản biện 2: PGS. TS. Đồng Thanh Hải Luận vĕn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĔN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 29 tháng 09 nĕm 2018 ii Tôi xin cam đoan Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận vĕn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật TÁC GIẢ LUẬN VĔN Vũ Ngân Phương iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường cho đến khi hoàn thành luận vĕn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Đỗ Vĕn Nhượng và PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắcđã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi hoàn thành luận vĕn của mình. Tôi xin cảm ơn người dân tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi ngoài thực địa, cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận vĕn của mình. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 01 tháng 08 nĕm 2018 Tác giả Vũ Ngân Phương iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Nôi dung nghiên cứu ............................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1 Tổng quan về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ............................................. 3 1.2 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng ......................................................... 4 1.3 Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam ................................... 7 1.4 Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .............................................. 11 1.4.1 Vị trí địa lý................................................................................................................ 11 1.4.2 Khí hậu, địa hình ..................................................................................................... 12 1.4.3 Điều kiện kinh tế- xã hội ......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14 2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14 2.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14 2.3 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 15 2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 16 2.4.2 Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 17 2.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 17 v 2.4.4 Nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................................................... 17 2.4.5 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................................................... 19 2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 24 3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ................ 24 3.1.1 Danh lục các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu .................... 24 3.1.2 Cấu trúc thành phần loài Thân mềm chân bụng tại khu vực nghiên cứu ........ 29 3.1.3 Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ................... 38 3.2 Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu ................................................................................................................ 44 3.3 Bảo tồn và phát triển Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ........ 84 3.3.1 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu. .............. 84 3.3.2 Các nhân tố đe dọa tới đa dạng Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ... 86 3.3.3 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu .......................................................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 92 1. Kết luận ................................................................................................................ 92 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100 vi THÔNG TIN LUẬN VĔN Họ và Tên:Vũ Ngân Phương Lớp: CH2B. MTKhóa: 2016-2018 Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS. Đỗ Vĕn Nhượng 2. PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Thông tin luận vĕn: Sau quá trình nghiên cứu thu lượm các loài Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn thuộc vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã xác định được 66 loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu thuộc 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2 phân lớp. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài Thân mềm Chân bụng ở cạn và ở nước tại khu vực nghiên cứu và đã đưa ra được sơ đồ cấu trúc thành phần loài. Xác định được đặc trưng phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung: Môi trường tự nhiên đa dạng hơn so với môi trường chịu nhiều tác động của con người. Qua đó đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu vii DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung diễn giải KVNC Khu vực nghiên cứu TMCB Thân mềm Chân bụng Rtn Rừng tự nhiên đtcnn &vn Đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vị trí thu mẫu ở khu vực nghiên cứu ........................................................ 16 Bảng 3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. .......................................................................... 24 Bảng 3.2: Số lượng, tỷ lệ các taxon của các phân lớp TMCB tại KVNC ................. 29 Bảng 3.3: Số lượng, tỷ lệ các taxon của các bộ TMCB tại KVNC ........................... 30 Bảng 3.4: Độ phong phú của các taxon bậc họ Thân mềm Chân bụng .................... 32 Bảng 3.5: Số lượng các loài ốc cạn thuộc 2 phân lớp ở các khu vực lân cận. .......... 36 Bảng 3.6: Số lượng các loài ốc nước thuộc 2 phân lớp ở các khu vực lân cận ........ 37 Bảng 3.7: Độ phong phú của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC ............. 39 Bảng 3.8: Chỉ số tương đồng (SI) của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC ...... 40 Bảng 3.9: Độ phong phú của TMCB dưới nước trong các sinh cảnh tại KVNC ..... 40 Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng của TMCB dưới nước giữa các sinh cảnh tại KVNC ...................................................................................................................... 41 Bảng 3.11: Độ đa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC .................... 42 Bảng 3.10: Thống kê các cơ sở sản xuất, hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại KVNC ..................................................................................................... 86 ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo Thân mềm Chân bụng .......................................................... 3 Hình 1.2 Vị trí địa lý của huyện Thanh Liêm ........................................................... 11 Hình 1.3: Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thị trấn Chi Nê nĕm 2016 .............................................................................................. 12 Hình 2.1 : Vị trí khảo sát ở khu vực nghiên cứu ....................................................... 15 Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn............................................................................. 20 Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc nước .......................................................................... 20 Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại KVNC .................. 28 Hình 3.2: Tương quan số lượng các bậc taxon của các bộ TMCB tại KVNC .......... 31 Hình3.3: Tương quan số lượng giống và loài trong các họ Thân mềm Chân bụng .. 33 Hình 3.4:Số lượng họ, giống, loài TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC ..... 39 Hình 3.5: Độ phong phú của TMCB nước ngọt trong các sinh cảnh tại KVNC ...... 41 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành thân mềm (Mollusca) là một trong những ngành lớn của giới Động vật (Animalia) chỉ xếp sau Chân Khớp (Arthropoda), có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú (khoảng 130.000 loài). Khoảng 80% trong số các loài Thân mềm đã được biết đến là Chân bụng [1]. Đây là lớp duy nhất của ngành Thân mềm có cả đại diện sống ở dưới nước và trên cạn. Với sự đa dạng về số lượng loài, hình thái, phân bố nên Thân mềm Chân bụng có ý nghĩa quan trọng về tiến hóa – thích nghi (sống được cả ở trên cạn lẫn dưới nước), đa dạng sinh học, giá trị khảo cổ và thực tiễn. Thân mềm Chân bụng còn có thể sử dụng như một nhóm chỉ thị đa dạng sinh học động vật không xương sống [2]. Thân mềm Chân bụng gắn bó mật thiết với đời sống con người, được cư dân nhiều nơi khai thác như một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được dùng làm thức ĕn cho con người và trong chĕn nuôi, nhiều loài trở thành thực phẩm đặc sản giàu chất dinh dưỡng như ốc núi ở Tây Ninh (Cyclophorus anamiticus, Cyclophorus martensianus) có hàm lượng protein lên tới 57,94% và 34,34% [3]. Trong y học cổ truyền từ xa xưa con người có thể sử dụng ốc sên chữa các bệnh như: hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp,Bệnh viện thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, vỏ nhiều loài có hình dạng, màu sắc, hoa vĕn và có lớp xà cừ nhẵn bong rất đẹp nên còn được dùng trong khảm trai, mĩ nghệ và trang sức. Bên cạnh những giá trị thực tiễn đem lại, Thân mềm Chân bụng còn có những loài gây hại phá hoạ cây trồng, mùa màng như: ốc sên (Achatina fulica), ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi); vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho gia súc, gia cầm và cả con người:Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Gyranlus sinensis, Polypilis haemisphaerula; ốc mút (Melanoides tuberculatus) còn là vật chủ trung gian của sán lá phổi [4] 2 Thân mềm Chân bụng được coi như là sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi của môi trường do có những đặc tính như ít di chuyển, số lượng cá thể của quần thể lớn, kích thước đa dạng, mẫn cảm với những thay đổi của môi trường. Một số loài hoàn toàn bị giới hạn trong khu vực đá vôi do chúng cần đá vôi để tạo vỏ, những loài khác có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau nhưng số lượng không nhiều [2]. Huyện Thanh Liêm là huyện phíaTây Nam của tỉnh Hà Nam, địa hình phần lớn là núi đá vôi thấp, có điều kiện sinh thái thuận lợi cho Thân mềm Chân bụng phát triển, nhất là những loài Thân mềm Chân bụng ở cạn. Tuy nhiên do việc khai thác khoáng sản của con người đã tác động tới môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng của Thân mềm Chân bụng. Mặt khác, chưa códẫn liệu nào về Thân mềm Chân bụng tại khu vực này tính đến nay.Vì vậy để góp phần tìm hiểu về thành phần loài Thân mềm Chân bụng và đa dạng sinh học tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được thành phần loài, đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu. 3. Nôi dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố của Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu. Nội dung 2: Tóm tắt đặc điểm hình thái, kích thước, sinh thái của các loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu. Nội dung 3: Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) Trong ngành Thân mềm, lớp Chân bụng (Gastropoda) là lớp phong phú nhất, chiếm khoảng 80% số loài Thân mềm hiện nay. Lớp này có 611 họ thuộc lớp chân bụng, trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm thấy trong các hóa thạch [5]. a. Đặc điểm sinh học Thân mềm Chân bụng có vỏ cuộn xoắn nên mất đối xứng hai bên, đa số có vỏ cuộn xoắn để bảo vệ cơ thể, có một số nhóm mất vỏ (sên trần). Vỏ chứa toàn bộ nội quan theo vòng xoắn của vỏ có thể chia làm 4 phần: đầu, thân, chân và áo. Hình 1.1:Sơ đồ cấu tạo Thân mềm Chân bụng ở cạn (M. L. Coppolino, 2007) Đầu có miệng, bên trong có lưỡi bào, phía trên đầu có các giác quan râu và thị giác. Thân chứa nội quan: Tiêu hóa, tuần hoàn, sinh dục, bài tiết,Khoang áo ở phía trước thân có nhiệm vụ tiết ra vỏ và giúp hô hấp (mang hay túi phổi). Chân là khối cơ khỏe dùng để di chuyển cơ thể. 4 Phần lớn Thân mềm Chân bụng là đơn tính (tức giống đực, cái riêng rẽ) tuy nhiên có khá nhiều loài lưỡng tính (một cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái) như ở nhiều ốc cạn. Tuy lưỡng tính nhưng khi sinh sản chúng vẫn thường có giao phối giữa 2 cá thể, ít khi tự thụ tinh. Loài ở nước có thể đẻ trứng bám vào giá thể (ốc bươu vàng, ốc nhồi họ Ampullariidae) hoặc đẻ con (ốc vặn họ Viviparidae). Ốc ở cạn thường đẻ trứng trên mặt đất, sau đó nở ra con non. b. Sinh thái học Đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng phụ thuộc vào điều kiện sống như: nhiệt độ, độ ẩm, thức ĕn, nguyên liệu tạo lớp vỏ,đây là lớp duy nhất của ngành Thân mềm có đại diện sống ở môi trường cạn và hô hấp bằng túi phổi. Thân mềm Chân bụng phân bố rộng ở nhiều địa hình, môi trường khác nhau: ở biển, một số sống ở nước ngọt, trên cạn và một số kí sinh ngoài cơ thể động vật. Núi đá vôi có nhiều yếu tố thuận lợi cho Thân mềm Chân bụng ở cạn sinh sống nhất là nơi có tầng thảm mục dày, độ ẩm cao, có nhiều khe đá ẩm ướt. Ở môi trường nước, Thân mềm Chân bụng ĕn thực vật, rêu, mùn bã hữu cơ. Vào mùa lạnh và khô, do môi trường sống không thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, thức ĕn,) chúng có thời kỳ nghỉ hoạt động (gọi là ngủ đông), miệng vỏ được bịt kín bằng chất nhầy do chúng tiết ra [3]. Những tác động của con người như làm nương rẫy, khu dân cư, phá rừng, trồng trọt, ao hồ, sông suối gần khu dân cư sinh sống,..tính đa dạng giảm rõ rệt do nhiều đặc tính của môi trường bị biến đổi. Chính vì vậy phân bố của Thân mềm Chân bụng giữa sinh cảnh tự nhiên và nhân tác có sự khác nhau rõ rệt. 1.2 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng Giá trị thực phẩm Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, ốc đồng có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Cụ thể, trong 100g thịt ốc đồng chứa 10,7g protein; 1,2g lipit; 3,8g cacbohydrat; 1.357mg canxi; 191mg photpho; 19,8mg sắt. Ngoài ra 5 là các loại vitamin B1, B2, ANhiều loài trở thành thực phẩm đặc sản giàu chất dinh dưỡng như hai loài ốc núi ở Tây Ninh Cyclophorus anamiticus và Cyclophorus martensianus có hàm lượng protein lên tới 57,94% và 34,34% Nguyên liệu trong y học Trong y học cổ truyền từ xa xưa, con người có thể sử dụng ốc sên chữa các bệnh như: hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp, Dùng nhớt ốc sên để chữa vết cắn của côn trùng do chất này tính kiềm trung hòa acid của nọc rết làm dễ chịu, giảm đau nhức. Ngoài ra, nhớt ốc sên chưa những hợp chất như axit hyaluronic, glycoprotein, proteoglycans,.. là những thành phần dưỡng da giúp kích thích sự sản sinh collagen và elastin, giúp giữ ẩm và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Dưỡng chất này cũng giúp bảo vệ da khỏi các nếp nhĕn, mụn, mẩn đỏ, nám, bỏng, sẹo và mụn cóc. Vì vậy, đa phần nhớt ốc sên được sử dụng trong dòng mỹ phẩm cao cấp chống lão hóa. Nguyên liệu trong thủ công mỹ nghệ Vỏ nhiều loài còn có hình dạng, màu sắc, hoa vĕn và có lớp xà cừ nhẵn bong rất đẹp nên còn được dùng làm khảm trai trong mĩ nghệ và trang sức cũng như trang trí nội thất Đối với hệ sinh thái Ốc là nhóm ĕn thực vật , chúng là thức ĕn của một số loài động vật có xương sống, là một mắt xích của chuỗi thức ĕn trên cạn. Nhóm sống ở lớp thảm mục trên mặt đất góp phần cải tạo đất, chất thải từ ốc góp phần tĕng độ màu mỡ của đất, giúp quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong đất diễn ra nhanh hơn. Cơ sở về chỉ thị môi trường Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Những sinh vật bị các chất gây ô nhiễm hoặc các chất tự nhiên có trong môi trường tác động và biểu hiện của chúng sẽ chỉ thị cho bản chất và mức độ ô nhiễm tại môi 6 trường đó thông qua những thay đổi về: thành phần loài, nhóm ưu thế trong quần xã sinh vật, đa dạng loài trong quần xã, sinh lý và tập tính trong các cá thể, khiếm khuyết về hình thái và tế bào,...Qua đó là cơ sở đánh giá nguyên nhân, dự báo diễn thế sinh thái và đề xuất các biện pháp duy trì cân bằng sinh thái Chỉ thị sinh học là sử dụng các sinh vật để quan trắc chất lượng môi trường và hệ sinh thái. Chúng có thể là một loài hay nhóm loài mà các chỉ số về chức nĕng, mật độ và sự tồn tại của chúng được sử dụng để xác định tính nguyên vẹn của môi trường và hệ sinh thái [6]. Một trong những bước đi quan trọng coi sinh thái học là một đối tượng giám sát chất lượng môi trường là sử dụng sinh vật chỉ thị. Khái niệm chung về sinh vật chỉ thị: Sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, cũng như khả nĕng chống chịu hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống . Do đó, sự hiện diện của chúng biểu thị điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả nĕng chống chịu của đối tượng sinh vật đó. Sinh vật chỉ thị có thể là các loài (loài chỉ thị) hoặc các tập hợp loài (nhóm loài chỉ thị) [6]. Để chọn sinh vật chỉ thị cần xác định một số tiêu chuẩn cơ bản: đã được định loại rõ ràng, dễ nhận dạng; dễ thu mẫu ở ngoài tự nhiên, có số lượng nhiều, kích thước vừa phải; có phân bố rộng; có nhiều dẫn liệu về sinh thái cá thể của đối tượng qua thử nghiệm sinh học; có khả nĕng tích tụ các chất ô nhiễm; dễ nuôi trong phòng thí nghiệm; ít biến dị [6]. Thân mềm Chân bụng có thể được sử dụng như nhóm chỉ thị đa dạng sinh học động vật không xương sống; thân mềm Chân bụng ở cạn giúp đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực núi đá vôi nơi chúng sinh sống, do chúng chịu ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố môi trường như lớp thảm thực vật, canxi, nhiệt độ, độ ẩm; thân mềm chân bụng dưới nước giúp đánh giá chất lượng và hiện trạng môi trường nước do chúng chịu ảnh hưởng bởi độ PH, độ mặn, hệ thủy sinh,Ngoài ra, các hoạt động thường ngày của con người cũng tác động trực tiếp tới chúng. Các loài chỉ thị sinh học như ốc sên có thể được sử dụng để biểu thị điều kiện hoặc trạng thái của 7 môi trường nơi chúng sinh sống. Ý tưởng sử dụng ốc sên để đánh giá môi trường không phải là mới, nhưng có rất ít nghiên cứu thành công trong vấn đề này. Dallinger và cộng sự, 2001 đã nghiên cứu sự chuyển hóa chất gây ô nhiễm hữu cơ (thuốc trừ sâu) ở ốc sên. Ở Việt Nam, việc nhìn nhận môi trường dưới góc độ sinh thái học, sinh học mới được quan tâm và đề cập gần đây, nhưng chưa được thực hiện đồng bộ và chỉ ở mức định tính. Vì vậy cho tới nay, chưa có được các chỉ số sinh học riêng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của mình để đánh giá, giám sát môi trường và từ đó dự báo diễn thế môi trường sinh thái dưới tác động của tự nhiên và nhân tạo, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng như hiện nay. 1.3 Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở cạn Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam được nghiên cứu có hệ thống từ đầu thế kỷ XIX, các dẫn liệu công bố chủ yếu do các tác giả nước ngoài đến Việt Nam hoặc do các sỹ quan quân đội Pháp đồn trú ở các vùng thu lượm. Dẫn liệu đầu tiên về TMCB tại Việt Nam là công trình về trai ốc ở Đông Dương của Souleyet trong thời gian từ nĕm 1841 -1842, trong đó đã ghi nhận một số loài ốc cạn ở miền Trung Việt Nam, như Streptaxis aberratus, Streptaxis deflexus [7]. Các nghiên cứu ở Nam Bộ được tiến hành sau đó do Crosse và Fischer (1863, 1864), Mabille và Mesle (1866), [8], [9], [10]. Các nghiên cứu ở Bắc Bộ chỉ xuất hiện nhiều trong nửa sau thế kỷ XIX tiêu biểu như nghiên cứu của là Dautzenberg and Hamouville (1887), Bavay và Dautzenberg (1899-1903),Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, đã phát hiện 579 loài ốc cạn, trong đó có 118 loài Mang trước và 461 loài Có phổi. Có thể thấy rằng giai đoạn này rất quan trọng đã mở đầu cho nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam. Đặc biệt đối với Thân mềm Chân bụng trên cạn, hàng loạt các loài mô tả mới được công bố trên các tạp chí ở Châu Âu, định hướng cho 8 các nghiên cứu sau này. Đồng thời, cũng chứng minh cho đa dạng các đơn vị phân loại ở các khu vực tự nhiên của Việt Nam. Trong thời gian từ nửa đầu thế kỉ XX đến nĕm 1975, do ảnh hưởng của chiến tranh, việc nghiên cứu ốc cạn cũng như các nhóm ốc khác ở Việt Nam và vùng Đông Dương hầu như ngưng lại, chỉ có một số ít khảo sát kết hợp với địa chất ở các đảo: Hoàng Sa, Bạch long Vĩ, và một số điểm khác ở Bắc Bộ. Cho mãi đến đầu thế kỷ XXI, các công trình mới được tiếp tục, tiêu biểu là công trình của Vermeulen và Maasen (2003) đã ghi nhận 310 loài và phân loài thuộc 77 giống, 23 họ; trong đó có 142 loài (chiếm 46%) chưa xác định được vị trí phân loại [2]. Đặng Ngọc Thanh (2008) tập hợp các dẫn liệu từ giữa thế kỷ XIX đến trước cách mạng Tháng 8 – 1945 công bố xác định được 776 loài được phát hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả đất liền và cả đảo), đây là công trình đầy đủ nhất thành phần loài trong 2 giai đoạn trước nĕm 1945 và sau nĕm 1975 [11]. Trên cơ sở nguồn mẫu vật được thu từ Việt Nam và kết quả các công trình nghiên cứu gần đây, Schileyko (2011) đã tu chỉnh và công bố danh mục gồm 477 loài và phân loài, thuộc 96 giống, 20 họ trong phân lớp Có phổi (Pulmonata) [12]. Đây là công trình có giá trị tổng kết đầy đủ nhất thành phần loài ốc cạn Có phổi, bước đầu có thể sử dụng tài liệu này cho danh lục các loài ốc Có phổi ở Việt Nam. Giai đoạn này, Đỗ Vĕn Nhượng và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Động vật đất, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có hàng loạt công bố phát hiện về thành phần loài tại một số khu vực ở Việt Nam như : + Phía Bắc:36 loài ở núi Voi, An Lão (Hải Phòng) thuộc 28 giống, 14 họ và 4 bộ (2011) [13]; 48 loài thuộc 26 giống, 15 họ, 3 bộ ở thôn Rẫy, xã Quyết Thắng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) (2011) [14]; 73 loài thu thập ở thành phố Sơn La thuộc 49 giống, 19 họ (2012) [15]; 54 loài và phân loài ở khu vực Tây Trang (Điện Biên) thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ (2012) [16];62 loài ốc cạn ở khu Bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La thuộc 41 giống, 16 họ, 3 bộ (2013) [17]; 90 loài, thuộc 51 giống, 20 họ ở dọc sống Đà đoạn qua Sơn La và Hòa Bình, lần đầu tiên phát hiện phân bố của loài Gudeodiscus multispira cho khu hệ ốc cạn Việt Nam (2014) [18] 9 + Miền Nam: 25 loài và phân loài ốc cạn ở các đảo huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang thuộc 20 giống, 12 họ, 3 bộ; bổ sung 2 loài mới gặp ở Việt Nam (Quirosella knudseni, Pleurodiscus balmei) [19]. Riêng ở khu vực Đông Nam Bộ, Đỗ Vĕn Nhượng và cộng sự (2012), đã tiến hành nghiên cứu và xác định được 55 loài trong đó có 12 loài thu ở Tây Ninh [20] + Một số vườn quốc gia: 44 loài và phân loài thuộc 27 giống, 14 họ, 2 phân lớp ở xóm Dù vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ [21];52 loài và phân loài thuộc 31 giống, 13 họ tại vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc [22];49 loài và phân loài thuộc 34 giống, sắp xếp trong 16 họ ở khu phục hồi sinh thái phía Đông tại vườn quốc gia Cúc Phương [23] Nĕm 2016, luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam về đề tài khu hệ Thân mềm Chân bụng ở cạn tỉnh Sơn La của Đỗ Đức Sáng đã bảo vệ thành công [24]. Như vậy, những nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam được thực hiện ở khá nhiều nơi: một số vùng núi phía Bắc, một phần vùng núi phía Nam và tại một số đảo.Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có nghiên cứu của Vermeulen (2003) đề cập đến thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhưng chưa rõ địa điểm chính xác, đã phát hiện được 24 loài trong đó có 2 loài chưa tìm thấy ở nơi khác [2]. Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về ốc cạn ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng dưới nước Nghiên cứu về ốc nước ngọt của Việt Nam được tiến hành từ thế kỷ XIX, mở đầu là công trình của Crosse và Fisher (1863) công bố 45 loài Thân mềm nước ngọt Nam Việt Nam. Sau đó là các nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài khác như: Morlet (1875, 1887, 1893), Brot (1887), Dautzenberg và Fischer (1905, 1906, 1908),Nĕm 1891, Fischer đã tiến hành tổng hợp lại tất cả những dẫn liệu về trai ốc nước ngọt, nước mặn và trên cạn trong nghiên cứu khu hệ Thân mềm vùng Đông Dương. Nghiên cứu đã tổng hợp được 1.129 loài thuộc 203 giống đã tìm thấy, có 127 loài ở Việt Nam [25]. 10 Các kết quả nghiên cứu về ốc nước ngọt ở Việt Nam từ trước 1970 đã được Đặng Ngọc Thanh và cộng sự tổng hợp tu chỉnh vào nĕm 1980 về phân loại học và công bố trong công trình “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam”, đã xác định 47 loài ốc nước ngọt được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam[26]. Theo nhận định của Đặng Ngọc Thanh, ở thời kỳ này các nghiên cứu thống kê khá đầy đủ về thành phần loài trai ốc ngước ngọt ở vùng Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Các dẫn liệu về ốc nước ngọt ở Việt Nam được tiếp tục nghiên cứu nhất là trong thời kỳ sau 1954 được đẩy mạnh có thể kể đến nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2004) phân tích các mẫu vặt của họ Ốc vặn thu được từ trước và bổ sung từ nĕm 1975 (chủ yếu ở phía Nam), tác giả nhận định thành phần loài của họ ốc này ở Việt Nam có 9 loài, thuộc 5 giống [27]. Nĕm 2010-2011, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã phát hiện thêm 3 loài ốc mới thuộc 1 giống duy nhất Stenothyra trong họ Stenothyridae và 2 loài mới thuộc giống Vitetricula trong họ Pomatiopsidae. Các phát hiện này đã bổ sung thêm thành phần loài của ốc nước ngọt Việt Nam [28], [29]. Đỗ Vĕn Nhượng và cộng sự (2014), tiến hành nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam [30]. Như vậy cho đến nay chủ yếu mới chỉ có các dẫn liệu nghiên cứu về ốc nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu nào về ốc nước ngọt tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Với sự tiếp cận các công cụ hiện đại như giải phẫu học và sinh học phân tử kết hợp với so sánh hình thái trong phân loại trai ốc thì trong tương lai và những kết quả nghiên cứu mới có thể làm rõ thêm nhiều vấn đề phân loại học, hệ thống học và nguồn gốc chủng loại của ốc nước ngọt Việt Nam. 11 1.4 Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 1.4.1 Vị trí địa lý Huyện Thanh Liêm có ranh giới phía Đông giáp huyện Bình Lục, phía Bắc giáp thành phố Phủ Lý, phía Tây giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình, phía Tây Nam giáp huyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định (Hình 1.2) . Vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm nằm phía Tây của huyện, trong tọa độ: Vĩ tuyến (20°22'26.4" - 20°29'53.9") Bắc, Kinh tuyến (105°51'35.6" - 105°54'4.1") Đông. Tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 54,43 ha bao gồm 4 xã: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải (Hình 1.2) Hình 1.2 Vị trí địa lý của h... Có phổi ở tại 3 địa điểm kém phong phú nhất là Phủ Lý (16 loài), phong phú nhất là Lạc Thủy (32 loài), Thanh Liêm (26 loài) (Bảng 3.5). Với các nghiên cứu ở Lạc Thủy, Phủ Lý đã cho thấy lớp Mang trước có số lượng loài nhiều hơn hoặc gần bằng ½ của lớp Có phổi, điều này giống với kết quả nghiên cứu tại Thanh Liêm. Nhất là thành phần loài của Lạc Thủy có nét tương đồng rõ rệt do là vùng giáp ranh với khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm. - Ốc nước: Lựa chọn 2 vị trí đại diện cho các khu vực lân cận Thanh Liêm dựa vào vị trí địa lý: phía Nam giáp khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Đầm Vân Long và Tràng An cổ. Kết quả so sánh cho thấy số lượng loài tại các khu vực không chênh lệch nhau nhiều: Đầm Vân Long (Mang trước 20, Có phổi 4), Tràng An cổ (Mang trước 18 loài, Có phổi 3 loài), Thành Liêm (Mang trước 17 loài, Có phổi 4 loài). Bảng 3.6: Số lượng các loài ốc nước thuộc 2 phân lớp ở các khu vực lân cận STT Thành phần họ Đầm Vân Long Tràng An cổ Thanh Liêm Prosobranchia 1 Pachychilidae 4 0 0 2 Thiaridae 3 3 3 3 Ampullariidae 4 4 2 4 Viviparidae 6 6 4 5 Bihyniidae 3 4 3 6 Littorinidae 0 0 1 7 Assimineidae 0 1 1 8 Stenothyridae 0 0 3 Pulmonata 9 Planorbidae 2 2 2 10 Lymnaeidae 2 1 2 Chú thích: Số liệu Đầm Vân Long theo Nguyễn Lân Hùng Sơn và cộng sự, 2010[40] Số liệu Tràng An cổ theo Đỗ Vĕn Nhương và cs, 2014[41] 38 Tất cả các so sánh chỉ mang tính tương đối vì mức độ nghiên cứu ở các vùng không giống nhau. Tuy nhiên cũng hình dung được mức độ phong phú của thân mềm chân bụng ở các khu vực được so sánh. Như vây, việc so sánh với kết quả nghiên cứu tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với những khu vực khác chỉ là bước đầu nghiên cứu và cũng là dẫn liệu để so sánh, đánh giá về sau. 3.1.3 Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm thảm thực vật, mức độ tác động của con người có thể chia KVNC thành các sinh cảnh: Rừng tự nhiên; đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà; mương, rãnh; ao a. Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Sinh cảnh này xa nơi dân cư sinh sống, chưa hoặc ít bị tác động của con người. Núi đá vôi được hình thành do các chuyển động kiến tạo và sau đó bị bào mòn do phong hóa, có đỉnh sắc nhọn và độ dốc gần như thẳng đứng. Rừng trên núi đá vôi có thể coi là dạng tài nguyên không tái tạo vì rất khó phát triển da thiếu cả đất lẫn nước. Khi đã bị hủy hoại rất khó phục hồi. Đất có nguồn gốc đá vôi, có độ kiềm lớn, ít chất dinh dưỡng nhưng phong phú canxi và magie. Nước mưa rút rất nhanh trên bề mặt địa hình dãn đến vùng núi đá vôi thường khô kiệt và khắc nghiệt., khi nước đọng lại trong các hốc đá thường khó thoát cùng với lá mục tạo nên chất hữu cơ trong các hốc. Quần xã thực vật trên núi đá vôi có cấu trúc và thành phần loài khác với các quần xã khác. Thực vật thường là những cây xanh và cây rụng lá một mùa (độ cao không lớn chỉ từ 5 – 10m hoặc thấp hơn), thực vật mọc trên núi đá vôi thích nghi với điều kiện ít nước và ít chất dinh dưỡng, lượng canxi cao, rễ phải luôn sâu trong các kẽ đá để lấy nước, lá bé và dầy để giảm thoát hơi nước. Ở sinh cảnh này, đã xác định được 40 loài (chiếm 60,61% tổng số loài), 22 giống (chiếm 59,46% tổng số giống), 12 họ (chiếm 52,17% tổng số họ) (Bảng 3.7) (Hình 3.4). Trong đó, loài chiếm ưu thế là: Ganesella coudeini (n% = 19,69%), đứng thứ hai là loài Brady jourdyi (n% = 17,06%)(Phụ lục I). 39 Bảng 3.7: Độ phong phú của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC STT Sinh cảnh Họ Giống Loài N n% n n% n n% 1 Rtn 12 52,17 22 59,46 40 60,61 2 Đtcnn & vn 10 43,49 20 54,05 24 36,36 Chú thích: n: Số lượng; n%: Tỷ lệ % Hình 3.4:Số lượng họ, giống, loài TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà: Phân bố chủ yếu ở các khu vực có dân cư sinh sống, địa hình đặc trưng gần như bằng phẳng. Những khu vực hình thành do rừng bị khai phá lấy đất canh tác rồi bỏ hoang xuất hiện tràng cây bụi cỏ thường lẫn với các tảng đá, độ che phủ từ 40-50%., thưa thớt. Tại sinh cảnh này, người dân thường trồng những cây ngắn ngày như na, hồng, rau gia vị, hay trong vườn nhà thường trồng mít, với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ như cầu thường ngày của người dân tại khu vực nghiên cứu. Trong sinh cảnh này xác định được 24 loài (chiếm 36,36% tổng số loài), thuộc 20 giống (chiếm 54,05%), 10 họ (chiếm 43,49%) (Bảng 3.7) (Hình 3.4). Trong đó loài chiếm ưu thế là: Brady jourdyi(n% = 32,78%) (Phụ lục I) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Rừng tự nhiên Đất trồng cây ngắn ngày, vườn nhà Họ Giống Loài 40 Bảng 3.8: Chỉ số tương đồng (SI) của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC Sinh cảnh Rtn Đtcnn&vn Rtn 1,00 0,58 Đtcnn&vn 0,58 1,00 Chỉ số SI ở sinh cảnh tự nhiên (rừng tự nhiên trên núi đá vôi) với sinh cảnh nhân tác (đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà) là 0,58 thể hiện mức độ sai khác rõ về thành phần loài giữa hai sinh cảnh. Từ số lượng, thành phần và chỉ số tương đồng, nhận thấy rằng: sinh rừng tự nhiên trên núi đá vôi không chịu nhiều sự tác động của con người nên có số lượng cá thể lớn hơn, thành phần loài đa dạng hơn so với sinh cảnh chịu tác động từ con người. Những hoạt động của con người dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến số lượng, thành phần loài của TMCB ở mỗi khu vực. Sinh cảnh mương, rãnh: Nguồn nước do nước tự nhiên chảy từ khe núi xuống, nước mưa ngưng đọng, mùn bã bị rửa trôi vì vậy nước trong, hệ sinh thái thủy sinh khá phát triển. Trong sinh cảnh này xác định được 17 loài (chiếm 25,75% tổng số loài), thuộc 14 giống (chiếm 37,84% tổng số giống), 9 họ (chiếm 39,13% tổng số họ) (Bảng 3.9)(Hình 3.5). Chiếm ưu thế là: Angulyagra boettgeri(n%= 29,63%) (Phụ lục I) Bảng 3.9: Độ phong phú của TMCB dưới nước trong các sinh cảnh tại KVNC STT Sinh cảnh Họ Giống Loài n n% n n% n n% 1 Mương, rãnh 9 39,13 14 37,84 17 25,75 2 Ao 5 21,74 5 13,51 7 10,61 Chú thích: n: Số lượng; n%: Tỷ lệ % 41 Hình 3.5: Độ phong phú của TMCB nước ngọt trong các sinh cảnh tại KVNC Sinh cảnh Ao: là sinh cảnh do con người tạo ra. Trong sinh cảnh phát hiện được 7 loài (chiếm 10,61% tổng số loài), thuộc 5 giống (chiếm 13,51% tổng số giống), 5 họ (chiếm 21,74% tổng số họ) (Bảng 3.9), (Hình 3.5). Loài chiếm ưu thế là: Pomacea bridgesi(n% = 75%) (Phụ lục I) Chỉ só SI của sinh cảnh mương, rãnh với sinh cảnh ao là 0,32 cho thấy ít nhiều mức độ ổn định của môi trường giữa hai sinh cảnh này (Bảng 3.10) Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng của TMCB dưới nước giữa các sinh cảnh tại KVNC Sinh cảnh Mương, rãnh Ao Mương, rãnh 1,00 0,32 Ao 0,32 1,00 Từ bảng 3.10 và bảng 3.8 cho thấy chỉ số tương đồng của các loài TMCB ở sinh cảnh dưới nước nhỏ hơn so với TMCB trên cạn, có thể nhận định vùng chuyển tiếp của các sinh cảnh trên cạn to hơn nhiều so với vùng chuyển tiếp tại các sinh cảnh ở 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Mương, rãnh Ao Họ Giống Loài 42 dưới nước (tức số lượng loài chung có mặt tại tất cả các sinh cảnh khác nhau trên cạn nhiều hơn số lượng loài chung có mặt tại tất cả các sinh cảnh khác nhau dưới nước) Bảng 3.11: Độ đa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC Sinh cảnh Trên cạn Dưới nước Rtn Đtcnn&vn Mương, rãnh Ao Chỉ số D 0,91 0,85 0,81 0,42 Hình 3.6: Độ đa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC Từ những kết quả phân tích tại bảng 3.11 và hình 3.6 ta có thể nhận định: TMCB trong môi trường trên cạn đa dạng hơn môi trường dưới nước. Sự phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung môi trường tự nhiên đa dạng hơn nhiều so với môi trường chịu sự tác động của con người. Sinh cảnh có chỉ số đa dạng cao nhất là sinh cảnh tự nhiên (rừng tự nhiên trên núi đá vôi) (D = 0,91); thấp nhất là sinh cảnh nhân tác dưới nước (ao) (D = 0,42) (Bảng 3.11) (Hình 3.6). 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Rừng tự nhiên trên núi đá vôi Đất trồng cây ngắn ngày, vườn nhà Mương, rãnh Ao 43 b. Mối quan hệ giữa đặc điểm phân bố của loài với chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu Thông qua việc đánh giá mức độ đa dạng và phân bố của Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu cũng đã bước đầu chỉ ra được mối quan hệ với chất lượng môi trường. Ta sẽ chia ra 2 sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu dựa vào mức độ tác động của con người.Sinh cảnh tự nhiên là sinh cảnh ít chịu tác động hay chịu tác động không liên tục từ con người (rừng tự nhiên trên núi đá vôi, mương rãnh), môi trường tại khu vực nghiên cứu có điều kiện sống phù hợp như thảm thực vật dày, độ mùn, độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng cũng như sự tác động của con người là ít.Trên toàn địa điểm nghiên cứu, đây là những nơi có chưa có hoặc hoạt động khai thác đá chưa nhiều. Sinh cảnh nhân tác là sinh cảnh chịu tác động liên tục từ con người (đất trồng cây ngắn ngày vườn nhà và ao), điều kiện môi trường sống tại nơi đây không thuận lợi cho Thân mềm Chân bụng phát triển như thảm thực vật nghèo, độ mùn thấp, chịu ảnh hưởng trực tiếp và liên tục từ hoạt động của con người. Kết quả cho thấy, trong số 1447 mẫu thu được tại khu vực nghiên cứu thì có 978 cá thể (chiếm 67,59 % tổng số mẫu thu được) được thu tại sinh cảnh tự nhiên và có 469 cá thể (chiếm 32,41% tổng số mẫu thu được). Mức độ đa dạng về họ, giống, loài cũng rất chênh lệch: tại sinh cảnh tự nhiên có 54 loài thuộc 35 giống, 20 họ; sinh cảnh nhân tác có 32 loài thuộc 23 giống, 18 họ. Có thể thấy được mức độ đa dạng sinh học của loài tỉ lệ thuận với điều kiện sống hay chính là chất lượng môi trường. Loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu của cả 2 sinh cảnh là: Ganesella coudeini và Brandynaena jourdyi. Trong đó, Brandynaena jourdyi là loài phân bố rộng, phần lớn sinh thái của chúng là rừng thưa và thấp, độ ẩm không cao nhưng lại được tìm thấy rất nhiều tại sinh cảnh tự nhiên (130 cá thể). Từ đó ta có thể thấy rõ môi trường tự nhiên nơi đây chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hoạt động của con người như: Xáo trộn môi trường sống tự nhiên do nổ bom mìn để khai thác đá, chặt phá cây làm đất canh tác và khai thác đá làm giảm độ che phủ, độ ẩm nơi đây, 44 Tại sinh cảnh nhân tác thu được loài thuộc họ (Ellobidae). Theo Vũ Tự Lập, 2001 đây là loài có nguồn gốc ven biển, thể hiện giai đoạn Tân kiến tạo (cách nay khoảng 65 triệu nĕm) tại cửa sông Hồng thông ra biển ở phía dưới Việt Trì. Như vậy, vào thời kỳ biển tiến vùng núi đá vôi Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cũng là vùng ngập mặn (tương tự như vùng núi đá vôi Nho Quan – Cúc Phương). 3.2 Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu Dựa vào hình thái và kích thước vỏ có giá trị trong định loại nên phần tóm tắt các đặc điểm chính của vỏ giúp nhận dạng khi nghiên cứu ở vùng núi đá vôi Thanh Liêm phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong mục này các loài TMCB trong danh lục bảng 3.1 được mô tả theo thứ tự bao gồm: Tên loài, tài liệu gốc (hoặc tài liệu dẫn), synonym, mẫu vật phân tích để định loại, đặc điểm hình thái (hình dạng, chiều xoắn, màu sắc, cấu trúc miệng vỏ, lỗ rốn,), kích thước, phân bố (ở Thanh Liêm, vùng khác của Việt Nam, trên thế giới) và nhận xét. Hình ảnh mẫu tại phụ lục IV. Phân lớp PROSOBRANCHIA Edwards, 1848 Bộ ARCHITAENIOGLOSSA Haller, 1890 Họ Viviparidae J.E. Gray, 1847 1. Angulyagra duchieri (Fischer,1908) (Hình 1A) Angulyagra duchieri Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 458 - 459, hình 266. Synonym: Paludina polyzonata var. duchieri Bavay et Dautzenberg, 1908, Viviparus polyzonata duchieri Kobelt, 1909 Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, vỏ rất dày, đỉnh nhọn, mặt vỏ màu nâu đen với các đường rất thô chạy song song với rãnh xoắn. Có 5 vòng xoắn, các vòng xoắn trên gồ cao, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn cuối phình rộng. Vành miệng sắc, loe rộng, hình trái lê. Lớp sứ trụ rất dày, màu trắng đục. Lỗ rốn không rõ ràng. 45 Kích thước: H 14.5mm; D 10.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Hải - Việt Nam: Sông suối vùng Cao Bằng [26] Nhận xét: Đây là loài phổ biến và chỉ thấy ở thủy vực Bắc Việt Nam [26], có tên địa phương là ốc vặn. Loài này có vị trí phân loại chưa ổn định. Có hình thái giống Angulyagra polyzonata nhưng góc vành miệng hạ thấp.Mẫu thu ở ao vùng chân núi đá vôi của xã Thanh thủy, Thanh Hải nơi thường xuyên ngập nước.Mẫu có kích thước nhỏ hơn so với mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 83mm; D24 mm). 2. Angulyagra boettgeri (Heude,1869) (Hình 1B) Angulyagra boettgeri Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 459, hình 267. Synonym: Viviparous boettgeri Yen, 1939 , Sinotaia boettgeri Zilch, 1935 Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình; đỉnh vỏ tày, hình tháp tù thấp. Mặt vỏ xù xì, màu nâu đất, vỏ dày chắc, có nhiều đường vòng thô, chạy song song với rãnh xoắn. Có 5-5,5 vòng xoắn, các vòng xoĕn dẹp phẳng, rãnh xoắn nông. Miệng vỏ hình tim , có góc ở quãng giữa vành miệng. Lớp sứ bờ trụ dày, màu nâu. Lỗ rồn không rõ ràng. Kích thước: H 19mm; D 12.9mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Hải - Việt Nam: Trung du và đồng bằng Bắc Bộ [26] - Thế giới: Trung quốc [26] Nhận xét: Loài có hình thái giồng với Angulyagra duchieri, Angulyagra polyzonata nhưng đỉnh tày chứ không nhọn, vành miệng bo tròn không tạo góc như 2 loài 46 kia.Kích thước mẫu nhỏ hơn so với mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 24.5mm; D 17mm). 3. Angulyagra polyzonata (Frauenfeld, 1862) (Hình 1C) Angulyagra polyzonata Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 460, hình 269. Synonym: Viviparus polyzonatus – Yen, 1939:38; Sinotaia polyzonata – Zilch, 1955 Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, vỏ hình chóp, đỉnh nhọn, mặt vỏ có 3-6 vòng thô, màu xanh nâu. Có 6 vòng xoắn, các vòng xoắn gồ cao, lớn dần đều, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn cuối phình rộng rõ rệt. Lỗ miệng gần tròn, hình thành góc ở giữa vành miệng. Lớp sứ bờ trụ dầy, lớn, màu trắng đục. Lỗ rốn nhỏ Kích thước: H 24mm; D 15.3mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải. - Việt Nam: Đồng bằng, trung du và vùng núi [26] - Thế giới: Trung Quốc (Hoa Nam) [26] Nhận xét: Có hình thái giống Angulyagra duchierinhưng vòng xoắn trên vành miệng phồng hơn, góc vành miệng của Angulyagra polyzonataở giữa. Mẫu phân bố rộng thu được ở cả 4 xã. Kích thước mầu phù hợp so với kích thước mẫu của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 24mm; D 16mm). 4. Sinotaia aeruginosa (Reeve, 1863)(Hình 1D) Angulyagra polyzonata Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980. Tr 465, hình 275. Synonym: Paludina quadrata var aeruginosa Dautz et Fischer, 1905; Viviparus quadratus aeruginosa Yen, 1939;Sinotaia quadrata aeruginosa Zilch, 1955. Đặc điểm hình thái: Ốc kích thước trung bình, mặt vỏ có màu xanh vàng , có khía dọc và 3 đường chỉ nâu song song. Có 5,5 - 6 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu ít lồi, 47 rãnh xoắn nông, vòng xoắn cuối phình ra ở phần nửa dưới. Miệng vỏ tròn, vành miệng sắc, liên tục. Lớp sứ bờ trụ mỏng. Lỗ rốn nhỏ, rõ. Kích thước: H 21.8mm; D 14mm Phân bố: - KVNC: Thanh Hải - Việt Nam: Đồng bằng, trung du và vùng núi Bắc Bộ [26] - Thế giới: Trung Quốc (Hoa Trung và Hoa Nam) [26] Nhận xét: Loài có hình thái gần giống Angulyagra boettgeri nhưng vỏ mịn không tạo khía thô chạy song song với vòng xoắn như Angulyagra boettgeri. Kích thước mẫu nhỏ hơn so với kích thước mô tả của Đặng Ngọc Thanh (1980) (H 26.1mm;D 20mm). Loài này thường được gặp ở ao, hồ, ruộng vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Họ Ampullariidae Gray, 1824 5. Pomacea canaliculata (Lamarck, 1822) (Hình 1E) Ampullaria canaliculata Lanmarck, 1822: Hist. Nat. Ani. Ver., 6: 178 [42] Synonym: Pomacea immerse (Reeve, 1856) Đặc điểm hình thái: Ốc kích thước lớn, vỏ mỏng, mập tròn, màu nâu đen. Tháp ốc cao. Có 5 - 6 vòng xoắn, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phình to chiếm 4/5 chiều cao vỏ. Miệng vỏ rộng hình bầu dục, lỗ rốn rộng và sâu, lớp sứ bờ trụ ốc phát triển. Nắp miệng mỏng. Kích thước: H 51.4mm; D 45mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân - Việt Nam: Toàn quốc 48 - Thế giới: Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á Nhận xét: Tên địa phương là ốc bươu vàng, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam và Đông Nam Á. Loài này di nhập vào nước ta vào những nĕm 80, sau đó nhanh chóng phát tán ra cả nước, trở thành nạn dịch “Ốc bươu vàng” phá hoại lúa ở nhiều địa phương. Chúng đẻ trứng thành từng đám, màu tím hồng, bám trên thân, lá các cây thực vật ngập nước. Mẫu có kích thước mẫu phù hợp so với mô tả gốc (H 52mm;D 47mm) 6. Pomacea bridgesi (Reeve,1856) (Hình 1F) Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước lớn, vỏ tròn, rộng ngang; mặt vỏ màu vàng ,nâu sẫm. Tháp ốc thấp. Rãnh xoắn không sâu, có 5-6 vòng xoắn, vòng xoắn cuối phình to. Miệng vỏ rộng, tròn, cao khoảng 3/5 chiều cao vỏ ốc, góc tạo từ gốc lỗ miệng thẳng ngang (vuông góc). Lỗ rốn rộng và sâu, lớp sứ bờ trụ phát triển. Nắp miệng dày. Kích thước: H 76.1mm; D 72.6mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Toàn quốc - Thế giới: Nam Mỹ, Đài Loan, Đông Nam Á Nhận xét: Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi có hình thái khá giống nhau, nhưng Pomacea bridgesi có góc tạo từ rãnh xoắn cuối với vành miệng rộng hơn(vuông hoặc tù) còn Pomacea canaliculata; màu sắc vỏ thường nâu đen ởPomacea canaliculata, vàng nâu ở Pomacea bridgesi. Họ Cyclophoridae Gray, 1874 7. Cyclophorus cambodgensis Morlet, 1884 (Hình 2A) Cyclophorus (Litostylus) cambodgensis L. Morlet, in: J. de Conchyl. 1884 vol. 32 p. 388 t 11 fig. 3 [43] 49 Synonym: Helix (Nanina) cambodgensis Reeve, 1863; Cyclophorus (Litostylus) cambodjensis Kobelt & Mollendorff, 1897 Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước lớn. Tháp ốc thấp, vỏ dày, hình cầu, xoắn phải, màu nâu sẫm, Có 51/2 vòng xoắn, rãnh xoắn rõ nét, vòng xoắn cuối có gờ lớn và các dải màu nâu đen. Vảnh miệng cuộn dày không liên tục. Miệng vỏ không che hết lỗ rốn. Lỗ rốn rộng sâu. Kích thước: H 29.9mm; D 41.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Hòa Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình,Thanh Hóa Quảng Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang [12] [2]. Nhận xét: Là loài phân bố phổ biến ở nhiều vùng núi đá vôi khắp cả nước. Loài này thường sống dưới tầng thảm mục, trong các khe đá, hốc đá, nơi có độ ẩm cao. Mẫu có kích thước, màu sắc phù hợp với mô tả gốc (H 31mm; D 42mm). 8. Cyclophorus courbeti (Ancey, 1888)(Hình 2B) Cyclophorus Courbeti Ancey, in: le Naturaliste, 1888 p. 15 Textfig. 14. – Dautzenberg & H.Fischer, in: Journal de Conchyliologie 1905 vol. 53 p. 431 [33] Đặc điểm hình thái: Ốc có cỡ lớn. Vỏ dày, hình cầu, xoắn phải, màu nâu sẫm, Có 51/2 vòng xoắn, rãnh xoắn nông, mặt vỏ có các dải màu đen hoặc nâu. Lỗ rốn sâu Vảnh miệng liên tục và mở rộng, miệng vỏ che hết lỗ rốn. Kích thước: H 32.9mm; D 41.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Tân - Việt Nam: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Giang [33] 50 Nhận xét: Loài được phát hiện ở sinh cảnh tự nhiên, số lượng cá thể thu được nhiều. Loài này gần giống với Cyclophorus volvulus nhưng kích thước lớn hơn. Là một trong các loài thuộc giống Cyclophorus được dân địa phương bắt làm thực phẩm.Kích thước và màu sắc mẫu nhỏ hơn với mô tả gốc (H 37 mm; D 42.5 mm). 9. Cyclophorus exaltatus (Pfeiffer, 1842)(Hình 2C) Cyclostoma exaltatum (Cyclophorus) L. Pfeiffer*), in: Pr.zool. Soc. Lond. 1854 p. 300 – W. Kobelt & H. C. Kuster, in: Journal de Conchyliologie 1908 Taf 87. Fig. 5.6 [44] Đặc điểm hình thái:Ốc có kích thước trung bình. Vỏ tương đối hẹp, hình cầu, xoắn phải, màu nâu, 51/2 vòng xoắn, rãnh xoắn nông, vòng xoắn cuối có gờ lớn và các dải màu đen. Lỗ rốn sâu. Vảnh miệng liên tục và mở rộng, miệng vỏ che 1/3 lỗ rốn. Kích thước: H 33.1mm; D 25mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân - Việt Nam: Thái Nguyên, Lạng Sơn [44] Nhận xét: Loài được phát hiện ở cả 2 sinh cảnh: nhân tác và tự nhiên nhưng số lượng cá thể ở sinh cảnh tự nhiên nhiều hơn hẳn so với số lượng cá thể tại sinh cảnh nhân tác.Mẫu có kích thước bé, màu tối hơn hơn mô tả gốc (H 29mm; D 23mm). 10. Cyclophorus volvulus (Muller, 1774) (Hình 2D) Cyclophorus volvulus 1774 Helix v., O. F. muller, Verm. Terr. Fluv., v. 2 p. 82 – Kobelt, 1902: Havniae et Lipsiae, 2: 82[45] Synonym:Cyclostoma laevigatum Menke, 1830;Cyclophorus (Eucyclophorus) volvulus – Kobelt, 1902. 51 Đặc điểm hình thái: Ốc có vỏ hình nón, mặt vỏ màu nâu đen. Xoắn phải, có 51/2 vòng xoắn, có dải màu đen chạy ở giữa vòng cuối. Vành miệng gần tròn liên tục, mở rộng tới lỗ rốn, loe ra che khuất 1/3 lỗ rốn . Lỗ rồn sâu, hẹp. Kích thước: H 25.4mm; D 32.1mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu [2] Nhận xét: Đây là loài phổ biến tại khu vực nghiên cứu, có số lượng cá thể lớn nhất trong giống Cyclophorus.Hình dạng gần giống loài Cyclophorus courbeti và Cyclophorus exaltatus, nhưng vành miệng cuộn nhiều hơn và mặt vỏ không bóng bằng Cyclophorus courbeti;Cyclophorus exaltatus có vòng xoắn cuối phồng hơn Cyclophorus volvulus. Kích thước mẫu lớn hơn với kích thước mô tả gốc (H 23mm; D 29mm). Loài được người dân địa phương dùng làm thực phẩm . 11. Cyclophorus sp.1(Hình 2E) Đặc điểm hình thái: Ốc có vỏ dày, màu vàng nâu. Mặt vỏ nhẵn. Xoắn phải. Có 5-6 vòng xoắn, rãnh xoắn rõ, vòng xoắn cuối phình rộng, đỉnh vỏ nhọn. Vành miệng không liên tục, mở rộng. Lỗ rốn sâu, 2/3 diện tích bị che bởi vành miệng , có một vài cá thể có miệng kép. Kích thước: H 28.4mm; D 37.5mm Phân bố: Thanh Hải Nhận xét: Mẫu có hình thái giống loài Cyclophorus affinis nhưng kích thước nhỏ hơn. Chỉ thu được 2 cá thể tại xã Thanh Hải, ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi. 12. Cyclophorus sp.2 (Hình 2F) 52 Đặc điểm hình dạng: ốc có kích thước trung bình, đỉnh nhọn, vỏ dày, mặt vỏ nhắn. Có 6 vòng xoắn, xoắn phải, rãnh xoắn rõ, vòng xoắn cuối phình rộng chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. vành miệng không liên tục, mở rộng, miệng kép. Lỗ rốn sâu, bị vành miệng che 1/3 diện tích Kích thước: H 24.2mm; D 27.4mm Phân bố: Thanh Hải Nhận xét: Mẫu có đặc điểm hình thái gần giống loài Cyclophorus fulguratusnhưng kích thước nhỏ hơn kích thước Cyclophorus fulguratus (H 33-27.5mm; D 30mm) 13. Japonia scissmargo (Benson, 1856) (Hình 3A) Cyclophorus scissimargo Benson 1856 in: Ann. Nat. Hist. ser. 2 vol. 17 p. 228 [46] Synonym: Lagochilus scissimargo -Kobelt & Möllendorff, 1897; Dautzenberg & Fischer, 1906, 1908; Japonia(Lagochilus) scissimargo, Kobelt, 1902, 1906 Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước bé, vỏ hình nón, màu vàng nhạt xen các sọc nâu, tháp ốc cao, đỉnh nhọn. Có 5 vòng xoắn phồng, xoắn phải vành miệng kép, lỗ rốn hẹp, sâu. Kích thước: H 5.75mm; D 6mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Quảng Ninh; Hòa Bình; Vĩnh Phúc [2], [22] Nhận xét: Là loài phổ biến tại khu vực nghiên cứu với số lượng cá thể lớn, phân bố rộng ở cả sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. Kích thước mẫu và đặc điểm hình thái phù hợp so với mô tả gốc (H 6mm; D 7mm) 14. Japonia insularis (Moellendorff, 1901) (Hình 3B) Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước bé, vỏ hình nón, màu trắng đục xen các sọc 53 nâu chạy dọc, bề mặt vòng xoắn không mịn có khía chạy song song với rãnh xoắn. Có 5 1/2 vòng xoắn phồng, xoắn phải, vòng xoắn cuối có kích thước lớn chiếm ¾ chiều cao vỏ ốc. Vành miệng kép, hơi loa ra. Lỗ rốn rộng, sâu. Kích thước: H 7.1mm; D 7.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Hải - Việt Nam: VQG Tam đảo, Quảng Ninh [2] [22] Nhận xét: Chỉ phát hiện tại sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá vôi. Hình dạng loài có nét tương đồng với loài Japonia scissmargo nhưng vòng xoắn cuối của Japonia insularis không phồng và rãnh xoắn không sâu bằng Japonia scissmargo. Kích thước của Japonia insularis lớn hơn của Japonia scissmargo. 15. Japonia sp.(Hình 3C) Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước trung bình, đỉnh vỏ phẳng, vỏ hình nón, màu nâu sậm, bề mặt có khía chạy theo chiều cao của vỏ. Có 5 vòng xoắn, vành miệng tròn. Lỗ rốn rõ, sâu, không bị che bởi miệng vỏ. Kích thước: H 6.6mm; D 6.6mm Phân bố: Thanh Thủy Nhận xét: Gặp ở sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá vôi tại xã Thanh Thủy. Trong lớp thảm mục dưới gốc cây bụi. 16. Platyraphe vatheleti Bavay et Dautzenberg, 1903(Hình 3D) Platyraphe vatheleti Bavay et Dautzenberg, 1903: Extrait de journal de Conchyliologie PI. XI, fig. 17, 18 [47] Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước trung bình, hình đĩa dẹt, màu nâu vàng nhạt, bề mặt vỏ có khía song song chạy ngang trên bề mặt vỏ xoắn. Có 4 vòng xoắn, xoắn 54 phải. Vành miệng sắc và không có cuộn, không che khuất lỗ rốn, lỗ rốn sâu mở rộng nhìn rõ xoắn bên trong. Kích thước: H 6.8mm; D 12mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Quảng Ninh [2] Nhận xét: Mẫu có hình thái giống mô tả gốc nhưng kích thước lớn hơn (H 4mm; D 6mm) 17. Pterocyclus danieli Morelet, 1886(Hình 3E) Plerocylus danieli, Morlet, 1886: J. Conchychl., v34, p.283 [48] Synonym: Cyclotus (Procyclotus) danieli: Kobelt & Möllendorff, 1897 Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước trung bình, dạng hình đĩa, màu nâu vàng, đỉnh tù, tháp ốc thấp. Có 5 vòng xoắn, xoắn phải, rãnh xoắn sâu rõ, lớp sừng trên bề mặt vỏ tạo thành các khía song song chạy ngang bề mặt vòng xoắn. Vành miệng sắc và không cuộn, không che khuất lỗ rốn, lỗ rốn mở rộng nhìn rõ xoắn bên trong. Kích thước: H 7.5mm; D 12.4mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy - Việt Nam: Quảng Ninh, Hà Nam [12] Nhận xét: Phủ ngoài vỏ ốc có một lớp tơ mềm, mịn. Phân bố tại cả 2 sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. Kích thước mẫu thu được nhỏ hơn so với mô tả gốc (H 10.5mm; D 17.5-21mm) 55 18. Scabrina tonkiniana (Mabille, 1887) (Hình 3F) Scabrina tonkiniana (J. Mab.) 1887 Dasytherion tonkinianum, J. Mabille in: Bull. Soc. Malac. France, v. 4 p. 140 [49] Đặc điểm hình thái: Ốc hình đĩa, màu nâu vàng sẫm, mặt vỏ có khía sâu và có lông. Có 3-31/2 vòng xoắn, xoắn phải, vòng xoắn cuối mở rộng chiếm phần lớn chiều cao tháp ốc. Đỉnh vỏ tù, tháp ốc thấp; miệng vỏ sắc và không có cuộn, không che khuất lỗ rốn, lỗ rốn mở rộng nhìn rõ xoắn bên trong. Kích thước: H 4.6mm; D 11.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Hải - Việt Nam: Bắc Bộ Nhận xét: Kích thước mẫu phù hợp với mô tả gốc (H 4mm; D 10-13mm). Loài phân bố ở cả 2 sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi và vườn cây ngắn ngày. Họ DIPLOMMATINIDAE Pfeiffer, 1856 19. Diplommatina messageri (Ancey, 1903)(Hình 4A) Diplommatina (Sinica) messageri Ancey - Bavay et Dautzenberg, 1903: I. Conch., 51: 224 [47] Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước rất bé, vỏ hình bầu dục, màu vàng nâu nhạt, mặt vỏ có khía ngang các vòng xoắn. Từ đỉnh đến miệng vỏ 6 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn nông. Vành miệng kép, không liên tục , có một rĕng nhọn ở vùng trụ môi. Lỗ rốn khép kín Kích thước: H 3mm; D 2.5mm Phân bố 56 - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Bắc Kan, Lạng Sơn [47] Nhận xét: Kích thước mẫu phù hợp mô tả gốc(H 3.5mm; D 2 4/3 mm). Hình thái khá giống loài Diplommatina damamgei nhưng kích thước nhỏ hơn. Họ HELICINIDAE Ferussac, 1822 20. Aphanoconia hugerfordiana halongensis (Wagner, 1909)(Hình 4B) Đặc điểm hình thái: Ốc kích thước bé, màu vàng nhạt . Dạng hình cầu, đỉnh vỏ bo tròn. Có 4,5 vòng xoắn phồng, bề mặt có các khía nông chạy ngang trên vòng xoắn. Vành miệng đơn hình cánh cung, liên tục, không mở rộng, hình cánh cung, không có lỗ rốn Kích thước: H 2.8mm; D 3.4mm Phân bố - KVNC: Thanh Nghị - Việt Nam: Quảng Ninh [2] Nhận xét: Chỉ gặp tại sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi ở khu vực nghiên cứu Họ PUPINIDAE Pfeiffer, 1853 21. Pupina anceyi (Bavay et Daut.,1899) (Hình 4C) Pupina anceyi Bavay & Dautz. 1899 P. a., Bavay & Dautzenberg in: J. Conchyl., v. 47 p. 53 t. 3 f. 5 [50] Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước nhỏ, vỏ bóng mịn. Có 6 vòng xoắn lồi, xoắn phải, đỉnh vỏ tù. Miệng vỏ tròn, vành miệng không liên tục, có 2 rãnh hẹp và sâu hướng lên phía trên lỗ miệng tạo thành khe miệng trên và khe miệng dưới. Không có lỗ rốn. 57 Kích thước: H 5.25mm; D 3.1mm Phân bố: - KVNC: Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Lạng Sơn. Nhận xét: Mẫu ốc có kích thước nhỏ hơn so với mô tả gốc (H 8mm; D 5mm) 22. Pupina artata (Benson, 1856)(Hình 4D) Pupina artata Benson, 1856: P. a., Benson - Dautzenberg, 1893: Anna. Natu. Hist, 17(2): 230 [51] Synonym: Tylotoechus artata, Möllendorff, 1886; Kobelt et Möllendorff, 1897; Kobelt, 1902. Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước nhỏ, vỏ bóng mịn, hình bầu dục, đỉnh vỏ tù. Có 51/2 vòng xoắn phồng, xoắn phải, vòng xoắn cuối tĕng trưởng không đều. Miệng vỏ tròn, vành miệng không liên tục, có 2 rãnh hẹp và sâu hướng lên phía trên lỗ miệng tạo thành khe miệng trên và khe miệng dưới. Tấm miệng dưới hình tam giác khoogn che khe miệng. Không có lỗ rốn. Kích thước: H 5.25mm; D 3.5mm Phân bố: - KVNC: Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải - Việt Nam: Hòa Bình, Sơn La [24], [18] Nhận xét: Mẫu có kích thước bé hơn không đáng kể so với mô tả gốc (H 7mm; D 4mm). Loài này có màu vỏ, tấm miệng và khe miệng giống với Pupina dorri, nhưng có thể phân biệt kích thước lớn và vành miệng mở rộng hơn. 23. Pupina brachysoma Ancey, 1903(Hình 4E) 58 Pupina brachysoma Bavay & Dautzenberg, 1903: Journal de Conchyliologie, 1903: pl. X, fig. 15,16 [52] Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thước nhỏ, màu nâu nhạt, mặt vỏ nhẵn bóng, dạng bầu dục. Có 5,5 vòng xoắn, chiều xoắn phải, các vòng xoắn phồng, vòng xoắn cuối phát triển chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. Vành miệng kép, có 2 rãnh sâu, hẹp tạo khe miệng. Tấm miệng dưới hình tam giác phát triển rộng loe ra ngoài che gần hết khe miệng dưới. Không có lỗ rốn. Kích thước: H 5.3mm; D 3.25mm Phân bố: - KVNC: Thanh Tân, Thanh Nghị. - Việt N... Hà Nam Xã Thanh Thủy Nhà máy sản xuất xi mĕng có công suất thiết kế: 1 triệu tấn xi mĕng/ nĕm với Tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 87 3 Công ty cổ phần xi mĕng Kiện Khê Thị trấn Kiện Khê Dây chuyền sản xuất xi mĕng Kiện Khê 82.000 tấn /1 nĕm được bố trí trên một khu vực mặt bằng có diện tích 45.650 m2. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 4 Nhà máy xi mĕng Thành Thắng Xã Thanh Nghị Là nhà máy Xi mĕng Thanh Liêm. Dây chuyền số 2 nhà máy sản xuất Xi mĕng Thành Thắng được vận hành vào nĕm 2017, có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trên diện tích mặt bằng 60 ha, với nĕng suất lò nung 6.000 tấn clinker/ngày Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 5 Nhà máy xi mĕng Xuân Thành Xã Thanh Nghị 2.500 tấn clinker/ngày, tương đương 16.000 tấn xi mĕng/ngày), có công suất 4,5 triệu tấn/nĕm là một trong những dự án lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xi mĕng. Ô nhiễm không khí do vận chuyển, khai khác đá, khói xả từ các lò nung. Làm thu hẹp diện tích núi đá vôi 6 Khai hoang Khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm Diện tích mở rộng theo từng nĕm Khai hoang, phá rừng tự nhiên để sử dụng, canh tác 7 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm Sử dụng tràn lan thuốc diệt cỏ Hủy hoại thảm thực vật, một số loài động vật có kích thước 88 Hiện nay, khu vực vùng núi huyện Thanh Liêm chịu tác động rất lớn từ các hoạt động khai thác đá vôi để sản xuất xi mĕng. Hiện nay có 5 nhà máy xi mĕng đang hoạt động tại huyện Thanh Liêm: Hoàng Long, Thanh Thắng, Xuân Thành, 2 nhà máy xi mĕng Vissai Hà Nam, Kiện Khê. Việc ngày càng mở rộng các khu khai thác, nghiền sang và tuyến luyện đã phá hủy cảnh quan tự nhiên;chặt phá rừng lấy đất canh tác, sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật làm giảm độ che phủ, thu hẹp dần diện tích cư trú của các loài sinh vật hoang dã, mất dần thảm thực vật, nghèo kiệt nguồn thức ĕn của sinh vật, với hậu quả cuối cùng là suy kiệt hệ sinh thái. Sự biến đổi về hình dạng địa hình, đặc biệt là sự hạ thấp độ cao của núi đá sau khai thác là nguyên nhân dẫn đến thay đổi khí hậu, hệ thống dòng chảy trên mặt đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sống của các loài sinh vật. Mặc dù công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội 3.3.3 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu Hiện tại các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vẫn ở mức đa dạng cao so với các khu vực lân cận. Cĕn cứ vào các nhân tố đe dọa, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu, từ đó xin đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng nơi đây:  Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng Để bảo tồn và phát triển loài TMCB trước hết cần bảo vệ điều kiện sống cũng như chất lượng môi trường của chúng, những hoạt động khai thác đá, phát triển kinh tế xã hội, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm nương rẫy của con người làm giảm đa dạng sinh học của TMCB, tuy nhiên những hành động này là vô thức, không có chủ ý bởi con người nơi đây chưa có hiểu biết nhiều về loài Thân mềm Chân bụng. Muốn bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng việc giúp người 89 dân địa phương và cán bộ có liên quan tiếp cận được nhưng kiến thức từ đơn giản nhất về Thân mềm Chân bụng là cần thiết nhất hiện nay. Nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền các cấp:Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng và bảo tồn thiện nhiên: đào tạo cán bộ có nĕng lực, có trình độ để truyền đạt các thông tin cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về Thân mềm Chân bụng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho các đối tượng làm công tác quản lý có liên quan đến tài nguyên sinh vật, người dân địa phương. Giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng, nhân dân: Giúp người dân hiểu giá trị của TMCB đem lại đối với đời sống hàng ngày của họ làm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng và khai thác tài nguyên Thân mềm Chân bụng cũng như có hành động bảo tồn các hệ sinh thái của người dân, đặc biệt đối với thanh, thiếu niên. Thông qua các hình thức như: mở các chuyên mục truyền thông về đa dạng và giá trị của Thân mềm Chân bụng cho nhân dân thông qua các phương tiện như phát thanh; tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức.  Tĕng cường hoạt động nghiên cứu Những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng và cho phép quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên Thân mềm Chân bụngtại khu vực nghiên cứu - Nôi dung các nghiên cứu nên tập trung vào đặc điểm phân bố, tình trạng các quần thể, khả nĕng chống chịu và thích ứng với mức độ ô nhiễm môi trường, tác động từ các loài ngoại lai, xâm lấn đối với Thân mềm Chân bụng - Nâng cao nĕng lực nghiên cứu và nhận thức về giá trị thực tiễn và lý luận tầm trọng trong sinh thái của Thân mềm Chân bụng bằng hoạt động điều tra khảo sát trong cộng đồng dân cư, các loài phân bố hẹp, loài còn thiếu dữ liệu.  Kinh tế 90 - Mở các lớp huấn luyện về các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chĕn nuôi giúp giảm sự sử dụng bừa bãi tràn lan thuốc bảo vệ diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật - Chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có nĕng suất, chất lượng cao cho cộng đồng trong sản xuất và chĕn nuôi  Bảo vệ môi trường sống Khai thác đá vôi làm mất cảnh quan và môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Cần phải đảm bảo sự cân bĕng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù hiện trang môi trường tại khu vực núi đá vôi rất được chính quyền địa phương quan tâm nhưng về khía cạnh đa dạng sinh học thì chưa được chú ý nhiều. Cần có những đầu tư cho công tác bảo tồn ÐDSH đó chính là đầu tư cho xã hội và phát triển bền vững  Nhân nuôi một số loài có giá trị kinh tế Những loài ốc cạn đã được khai thác và sử dụng phổ biến tại huyện Thanh Liêmvới mô hình nuôi ốc núi đã được áp dụng tại nhiều khu vực như núi Bà Đen, núi Linh Sơn Trang Hòa Bình, phù hợp với điều kiện sống của người dân tại huyện Thanh Liêm vừa giúp bảo tồn đa dạng sinh học TMCB vừa có thể cải thiện đời sống của người dân. Mô hình nuôi ốc: - Vườn nuôi ốc: Có mái che (tốt nhất sử dụng mái lá giúp ngĕn chặn nắng nóng vào mùa hè, sương muối vào mùa đông), xung quanh làm bằng lưới kim loại có mắt lưới nhỏ giúp tránh những loài thiên địch như chuột và kiến - Trong vườn rải lớp đất nền là lá cậy mục, đất mùn, đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Trước khi thả ốc cần đào xới đất tạo độ thông thoáng - Thức ĕn chủ yếu của ốc tại vườn là lá cây, rau vụn . 91 Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp phù hợp với điều kiện sống của người dân.Trong môi trường nhân tạo, ốc núi vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng ĕn được các loại rau xanh, chúng ta có thể tận dụng rau vụn sử dụng hàng ngày làm thực phẩm cho ốc. Do dựa vào quy trình sinh sản, phát triển, thức ĕn tự nhiên vì thế chất lượng ốc vẫn giữ nguyên Nhược điểm: Ốc cần được che chắn cẩn thận do rất dễ bị chuột tấn công. 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu thu lượm các loài Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn thuộc vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, các kết luận sau đã được rút ra: 1. Đã xác định được 66 loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu thuộc 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2 phân lớp. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) có 36 loài trong 19 giống, 11 họ, 3 bộ (chiếm 54,55 % tổng số loài). Phân lớp Có phổi (Pulmonata) có 30 loài trong 18 giống, 12 họ, 3 bộ (chiếm 45,45% tổng số loài). Cyclophoridae là họ đa dạng nhất với 12 loài chiếm 18,18% tổng số loài. Loài ưu thế là Bradybaena jourdy – là loài phân bố rộng gặp trong các sinh cảnh nhân tác và tự nhiên. 2. Đánh giá về đa dạng sinh học có thể nhận thấy rằng: Khu hệ Thân mềm Chân bụng vùng núi đá vôi Thanh Liêm tương đối đa dạng về các bậc phân loại, có hầu hết các họ đã gặp ở Việt Nam. Tỷ lệ các loài sống trên cạn phong phú, chiếm tới 69,69% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Các loài sống dưới nước chiếm tỷ lệ thấp 30,30% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. 3. Đặc trưng phân bố của Thân mềm Chân bụng trên cạn ở sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn 60,61% loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà chiếm 36,36% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Ở nước, sinh cảnh mương, rãnh chiếm 25,75% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu; sinh cảnh ao chiếm 10,61% tổng số loài Thân mềm Chân bụng đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Sự phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy luật chung: môi trường tự nhiên đa dạng hơn so với môi trường chịu nhiều tác động của con người. 93 4. Các loài thuộc giống: Cyclophorus, Camaena, Angulyagra có kích thước lớn đã và đang được khai thác sử dụng làm nguồn thực phẩm của người dân địa phương. Ngoài ra còn có các loài thuộc giống Achatina, Pomacea được người dân sử dụng làm thức ĕn cho gia súc, gia cầm. 5. Cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, tĕng cường tuyên truyền, thực hiện thêm những nghiên cứu chuyên sâu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng để có thể phát triển bền vững. Mô hình nuôi ốc cạn bằng rau vụn không chỉ bảo tồn được Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam nói riêng mà còn giúp ổn định hơn sinh kế với nguồn vốn đầu tư phu hợp với điều kiện sinh sống của người dân địa phương nơi đây. 2. Kiến nghị - Cần tuyên truyền , giáo dục cho người dân địa phương về tầm quan trọng , ý thức bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để đảm bảo môi trường cho các loài ốc cạn ở vùng núi đá vôi nhằm phát triển bền vững. - Nên quy hoạch các đại điểm khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho công nghiệp và khu vực bảo vệ đa dạng sinh học các loài ốc cạn. - Giữ môi trường nước không ô nhiễm cho các loài ở nước tồn tại và phát triển - Gây nuôi các loài có giá trị kinh tế nhằm tĕng thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn các loài có giá trị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Winston F. Ponder, David R. Lindberg, (2008). Ponder, W.F. and Lindberg, D.R., biên tập. Phylogeny and Evolution of the Mollusca. Berkeley: University of California Press. tr. 481 2. Vermeulen, J.J. and Maassen, W. J. M. 2003. The non-marine mollusk fauna of the Pu Luong, Cuc Phuong, Phu Ly and Ha Long regions in northern Vietnam. Report of a survey for the Vietnam Programme of FFI: pp. 1-35. 3. Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn và Hoàng Đức Đạt(2005).Dẫn liệu về hai loài ốc núi ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh,những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sự sống, nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 126-129. 4. Nguyễn Võ Hinh, (2005).Ốc nước ngọt và bệnh sán là, qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1068&ID=671 , 2018 5. Bouchet P. & Rocroi J.-P. (Ed.); Frýda J., Hausdorf B., Ponder W., Valdes A. & Warén A,2005. Classification and nomenclator of gastropod families, Malacologia: International Journal of Malacology, 47(1-2) 6. Lê Vĕn Khoa (2007).Chỉ thị sinh học môi trường. Nxb Giáo dục. 7. Fischer, P. and Dautzenberg, P. H., (1891), Catalogue et distribution geographique des mollusques terrestres, fluviatilies et marins d’une partie de l’Indo-Chine (Siam, Laos, Campodge, Cochinchine, Annam, Tonkin), Autun, pp. 1- 186. 8. Crosse, H. and Fischer, P., (1863a). Description d’especes nouvelles de Poulo Condorr (Conchinchine), Journal de Conchyliologie, 11, pp. 269-273. 9. Crosse, H. and Fischer, P., (1864). Faune malacologique de Cochinchine, Premier supplement, Journal de Conchyliologie, 12, pp. 322-338. 10. Mabille, J. and Le Mesle G., (1866), Observation sur la faune malacologique de la Cochinchine et du Cambodje, comprenant la description des especes nouvelles, Journal de Conchyliologie, 14, pp. 117-138. 95 11. Đặng Ngọc Thanh, 2008, Tình hình và kết quả điều tra thành phần loài ốc cạn ở Việt Nam hiện nay, tạp chí sinh học, 30(4): 1-15. 12. Schileyko, A.A. (2011). Check-list of land pulmonata mollusks of Vietnam (Gastropoda: Stylommatophora), Ruthenica, Vol. 21(1), pp. 1-68. 13. Đỗ Vĕn Nhượng và Ngô Thị Minh (2011). Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố ốc cạn (Gastropoda) ở Núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng, tạp chí Sinh học, tập 33 (2), tr. 40-48. 14. Đỗ Vĕn Nhượng và Nguyễn Thị Lan Phương (2011). Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở thôn Rẫy, xã Quyết Thắng, tỉnh Lạng Sơn,báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên môi trường, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4 (21/10/2011), tr.246-249. 15. Đỗ Vĕn Nhượng và Trần Thập Nhất (2012). Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực thành phố Sơn La, tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 99-109. 16. Đỗ Vĕn Nhượng và Đinh Thị Dung (2012). Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên,tạp chí Sinh học, 34 (4), tr. 397- 404. 17. Đỗ Đức Sáng và Đỗ Vĕn Nhượng (2013). Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) ở cạn khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La, báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên môi trường, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5(18/10/2013), tr.645-660 18. Đỗ Đức Sáng và Đỗ Vĕn Nhượng (2014). Dẫn liệu về ốc (Mollusca: Gastropoda) dọc sông Đà, đoạn từ Sơn La tới Hòa Bình,tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 30 (3), tr. 27-36. 19. Nguyễn Vĕn Bé (2015). Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của ốc cạn (Mollusca: Gastropoda) ở các đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, luận vĕn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ. 20. Đỗ Vĕn Nhượng, Nguyễn Thanh Tùng và Võ Vĕn Bé Hai (2012). Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở Nam Bộ, Việt Nam, báo cáo khoa học về nghiên cứu giảng dạy sinh học, tr. 202-208. 96 21. Đỗ Vĕn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Khổng Thúy Anh (2010). Dẫn liệu bước đầu về ốc cạn (Gastropoda) ở xóm Dù, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tạp chí Sinh học, tập 32 (1), tr. 13-16. 22. Đỗ Vĕn Nhượng, Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Thị Cậy và Trần Thập Nhất (2012). Ốc cạn (Gastropoda) ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, tạp chí Sinh học, tập 34 (3), tr. 317-322. 23. Lê Hoàng Yến (2018). Thành phần loài và đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở phân khu phục hồi sinh thái phía Đông Vườn Quốc gia Cúc Phương, luận vĕn thạc sỹ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 24. Đỗ Đức Sáng (2016).Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La, luận án tiến sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 25. Fischer, P. and Dautzenberg, P. H. (1891). Catalogue et distribution geographique des mollusques terrestres, fluviatilies et marins d’une partie de l’Indo-Chine (Siam, Laos, Campodge, Cochinchine, Annam, Tonkin), autun, pp. 1- 186. 26. Đặng Ngọc Thanh (1980). Định loại Động vật không xương sống Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 440 – 482. 27. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường (2004). Họ Ốc Vặn (Viviparidae-Gastropoda) ở Việt Nam, tạp chí Sinh học, 26(2), tr. 1-5. 28. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2010). Ba loài ốc nước ngọt mới thuộc giống Stenothyra (Stenothyridae- Mesogastropoda) ở Việt Nam, tạp chí Sinh học , 32(2), tr. 1-6. 29. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2011). Hai loài ốc nước ngọt mới thuộc phân họ Triculinae– Pomatiopsidae ở vùng núi phái Bắc Việt Nam, tạp chí Sinh học, 31(1), tr. 17-23. 30. Đỗ Vĕn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh (2014). Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, tạp chí khoa học, Hà Nội 59(4), tr. 3-11. 97 31. Bavay et Dautzenberg (1912). Description de Coquilles nouvelles de L’indo- Chine, Journal de Conchyliologie, 60, pp. 1-54. 32. Fischer, H. And Dautzenberg, P,H. (1904). Catalogue des mollusques terrestres et fluviatiles de l’Indo-Chine orientale cities jusqu’a ce jour In: Mission Pavie, Etudes diverses, 3, pp. 1-61. 33. Dautzenberg, P. H. And Fischer, H. (1905). Liste des mollusques récoltes par M. Le Fregate Blaise au Tonkin, et description d’especes nouvelles, extrait du Journal de Conchyliologie, 53, pp. 85-234, 343-471. 34. Dautzenberg, P. H. And Fischer, H. (1908). Liste des mollusques récoltes par M. Le Fregate Blaise au Tonkin, et description d’especes nouvelles, extrait du Journal de Conchyliologie, 56, pp. 169-217. 35. Ponder, w. f. & lindberg, d. r. (1997): towards a phylogeny of gastropod molluscs: an analysis using morphological characters zoological journal of the linnean society, 119 83–265. 36. Kerb, C, J. (1989). Ecological Methodology, Harper and Row Publishers, New York. Pp. 654. 37. Simpson, E. H. (1949). Measurement of diversity, nature. 163: 688. 38. Sorensen, T. (1948). A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species and its application to analyses of the vegetation on Danish commons, Kongelige Danske Videnskabernes Selskab. 5 (4): 1–34. 39. Phạm Thị Ngân (2017). Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng ở cạn ở bốn xã của huyện Lạc Thủy, Hòa Bình, luận vĕnthạc sỹ, đại học Sư phạm Hà Nội. 40. Nguyễn Lân Hùng Sơn (2010).Đa dạng sinh học đất ngập nước, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 41. Đỗ Vĕn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền, Lưu Thị Thanh Hương (2014), Dẫn liệu bước đầu về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tạp chí khoa học, trường Đại học Sư 98 phạm Hà Nội, 59(4), tr. 106-113. 42. Lamarck, J. B. P. A. (1822). Histoire naturelle des animaux sans vertebres”, J. B. Bailliere, Libraire, Paris, 6, pp. 1 – 232. 43. Morlet L. (1884). Description de especes nouvelles de coquilles recueillies par M. Pavie au Cambodfge, Journal đe Conchyliologie, 32. Pp. 386-403. 44. Kobelt W. (1908). Die gedeckelten Lungenschnecken (Cyclostomacea). In: Abbildungen nach der Natur mit Beschreibungen. Dritte Abteiling. Cyclophoridae I. Sytematisches Conchylien – Cabinet von Martini und Chemnitz. 45. Kobelt, W. (1902).Das Tiereich. Eine Zusammenstellung and Kennzeichnung der rezenten Teirfomen,Molusca: Cyclophoridae, Lief (16), Berlin, pp. 1-662. 46. Benson W. H. (1856). Characters of seventeen new forms of the Cylostomacea from the British Provinces of Burmah collected by W. Theobald, jun., Esq, The Annals and Magazine of Natural History, 17 (2), pp. 225-233. 47. Bavay A., Dautzenberg Ph. (1903).Description de coquilles nouvelles de l’Indo-Chine, Journal de Conchyliologie, 51, pp. 201-236. 48. Morlet L. (1886b).Liste des coquilles recueillies au Tonkini, par M. Jourdy, cheg d’escadron d’artillerie, description d’especes nouvelles,Journal de Conchyliologie, 34, pp. 257-295. 49. Mabille J., (1887).Sur quelques mollusques de Tonkin, Bulletin de la Societe Malacologique đe France, 4, pp. 73-164. 50. Bavay A. & Dautzenberg P., 1899a. Description de coquilles nouvelles de l’Indo-Chine. J. de Conch., 47(1): 28-55, pl. 1-3. 51. Dautzenberg Ph. (1893).Mollusques nouveaux recueillis au Tonkin par. M. le capitaine Em. Dorr, Journal de Conchyliologie, 41, pp. 157-165. 52. Bavay et Dautzenberg (1903).Description de Coquilles nouvelles de L’indo- Chine, Extrait du journal de Conchyliologie, 51: 201-236. 53. Potiez V. L. V., Michaud A. L. G. (1838). Galerie des molluesques, ou 99 catalogue mesthodique, descriptif, et raisonne des mollusques et coquilles de Museum de Douai, Tome premier J. B. Bailliere, Paris, 1-36, pp. 1-560. 54. Hutton T. (1834). On the land shells of India, Journal of the Asiatic Society of Bengal, 3, pp. 81-93. 55. Inkhavilay K., Siriboon T., Sutcharit C., Rowson B., Panha S. (2016). The first revision of the carnivorous land snail family Streptaxidae in Laos, with description of three new species (Pulmonata, Stylommatophora, Streptaxidae), Zookeys 589, pp. 23. 56. Bavay A., Dautzenberg Ph. (1908).Molluscorum terrestrium tonkinorum diagnoses, Journal de Conchyliologie, 56, pp. 169-217; 229-251 57. Morlet L. (1886a), Diagnoses molluscorum novorum Tonkini, Journal de Conchyliologie, 34, pp. 75-80. 58. Poppe T. G., Tagaro P. S. (2006).The new classification of Gastropoda according to Bouchet & Rocroi, 2005, Visaya – FEB, pp. 1-11. 59. Gredler V. (1881). Zur Conchylien-Fauna von China. III. Stuck,Jahrbucher der Deutschen Malakozoologischen Gesellschaft, pp. 110-132. 60. Morlet L. (1891).Contribution à la Faune Malacologique de l’Indo-Chine, Journal de Conchyliologie, 39, pp. 25-28, 230-254. 61. Đỗ Huy Bích và cs, (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, nxb Khoa học và Kỹ thuật, tập 2. 100 PHỤ LỤC I Thành phần loài, số lượng và độ phong phú trương đối (n%) của các loài TMCB trong các sinh cảnh tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam STT Thành phần loài Rtn Vcnn&vn M-a-h Ruộng n n% n n% n n% n n% 1. Ganesella coudeini 150 19,35 9 2,11 2. Bradybaena jourdyi 130 16,77 138 32,32 3. Diplommatina mesageri 73 9,42 29 6,79 4. Cyclophorus volvulus 69 8,90 32 7,49 5. Angulyagra boettgeri 64 29,36 1 2,08 6. Japonia scissimargo 57 7,35 10 2,34 7. Platyraphe vatheleti 54 6,97 12 2,81 8. Sivella paviei 50 6,45 43 10,07 9. Cyclophorus cambodgensis 26 3,35 13 3,04 10. Kaliella scandens 24 3,10 2 0,47 11. Angulyagra polyzonata 19 8,72 2 4,17 12. Microcystina sp. 13 1,68 6 1,41 13. Allopeas clavulinum 13 1,68 1 0,23 14. Teraia contempta 10 1,29 2 0,47 15. Pupina anceyi 8 1,03 2 0,47 16. Camaena vayssierei 7 0,90 20 4,68 17. Haploptychius blaisei 7 0,90 2 0,47 18. Cyclophorus exaltatus 6 0,77 1 0,23 101 19. Stenothyra messageri 5 2,29 1 2,08 20. Scabrina tonkiniana 4 0,52 2 0,47 21. Macrochlamys despecta 4 0,52 60 14,05 22. Camaena duporti 4 0,52 15 3,51 23. Pterocyclos danieli 2 0,26 5 1,17 24. Pomacea bridgesi 1 0,46 36 75 25. Gyraulus convexiusculus 60 27,52 26. Angulyagra duchieri 17 7,80 27. Melanoides tuberculatus 14 6,42 28. Sivella latior 11 1,42 29. Achatina fulica 8 1,87 30. Sivella montana 8 1,87 31. Tarebia granifera 7 3.21 32. Pupina brachysoma 7 0,90 33. Thiara scabra 6 2.75 34. Cyclophorus courbeti 6 0,77 35. Pupina artata 6 0,77 36. Hippeutis umbilicalis 6 2,75 37. Japonia insularis 5 0,65 38. Kaliella microconus 5 0,65 39. Bithynia fuchsiana 5 10,42 40. Stenothyra divalis 4 1,83 102 41. Sinotaia aeruginosa 3 1,38 42. Cyclophorus subfloridus 3 0,39 43. Allopeas crassula 3 0,39 44. Chalepotaxis infantilis 3 0,39 45. Allopeas layardi 3 0,70 46. Bithynia misella 2 0,92 47. Bithynia misella 2 0,92 48. Parafossarulus striatulus 2 0,92 49. Assiminea fracoisi 2 0,92 50. Cyclophorus affinis 2 0,26 51. Japonia sp. 2 0,26 52. Lymnaea viridis 2 0,92 53. Kaliella subelongata 2 0,26 54. Kaliella haiphongensis 2 0,26 55. Lymnaea swinhoei 2 4,17 56. Bradybaena similaris 2 0,47 57. Cremnoconchus messageri 1 0,46 58. Stenothyra sp. 1 0,46 59. Aphanoconia hugerfordiana halongensis 1 0,13 60. Pupina dorri 1 0,13 103 61. Pupina exclamations 1 0,13 62. Elasmias manilense 1 0,13 63. Camaena massiei 1 0,13 64. Opeas pyrgula 1 0,13 65. Boysidia paviei 1 0,13 66. Pomacea canaliculata 1 2,08 67. Allopeas subula 1 0,23 68. Cassidula aurismidae 1 0,23 Tổng 775 100 427 100 218 100 48 100 104 PHỤ LỤC II TRƯỜNG ĐẠI HỌC Số phiếu:. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày khảo sát:.../.../2018 PHIẾU KHẢO SÁT (V/v: Tìm hiểu tình hình sử dụng các loài ốc của người dân địa phương tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) Chào ông/bà ! Tôi là học viên đến từ khoa Môi trường, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hiện nay, tôi đang tiến hành khảo sát tình hình sử dụng các loài ốc của người dân khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Những thông tin ông/bà cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu. Tôi cam đoan những thông tin trả lời trong phiếu khảo sát của ông/bà chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin ông/bà vui lòng cho tôi biết: I. Thông tin chung Họ và tên: Giới tính: ......................................................................................................................... Tuổi: ................................................................................................................................ Địa chỉ: ............................................................................................................................ Số điện thoại (nếu có): .................................................................................................... II. Tình hình sử dụng ốc cạn và ốc nước Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số nội dung dưới đây (những ý kiến đồng ý xin đánh dấu "x" hoặc điền câu trả lời vào ô trống tương ứng). 105 S T T Tên loài ốc có tại đây VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA LOÀI ỐC TẠI ĐÂY TÌNH HÌNH KHAI THÁC TẠI ĐÂY Thực phẩm Thức ĕn cho gia súc, gia cầm Thương phẩm Chữa bệnh (tên bệnh) Lợi ích khác Gây hại (lĩnh vực gây hại) Loài được bàn thường xuyên Giá bán ở địa phương Sản lượng khai thác (kg/ngày) Mùa vụ khai thác Người trả lời phiếu (Họ tên và chữ ký) 106 PHỤ LỤC Iib Kết quả điều tra khảo sát tình hình khai thác và sử dụng TMCB tại KVNC ST T Tên loài ốc có tại đây VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA LOÀI ỐC TẠI ĐÂY TÌNH HÌNH KHAI THÁC TẠI ĐÂY Thực phẩm Thức ĕn cho gia súc, gia cầm Thương phẩm Chữa bệnh (tên bệnh) Gây hại (lĩnh vực gây hại) Loài được bàn thường xuyên? Giá bán ở địa phương (Đồng) Sản lượng khai thác (kg/ngày) Mùa vụ khai thác N n% n n% n n% 1 Ốc vặn 30 100 30 100 Thường xuyên 10.000 2 Ốc đá 30 100 30 100 Thỉnh thoảng 10.000 2 Ốc bươu vàng 30 100 Phá hại mùa màng 3 Ốc còi 30 100 30 100 Bồi bổ sức khỏe Thường xuyên 35.000- 55.000 2-3 Mùa mưa 4 Ốc sên 30 100 Phá rau, vườn Ghi chú: n: số phiếu đánh giá; n% : tỷ lệ % 107 PHỤ LỤC III 1. Sinh cảnh trên cạn Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày, vườn nhà 108 2. Sinh cảnh dưới nước Sinh cảnh mương, rãnh Sinh cảnh ao, hồ 109 3. Nhân tác Thuốc trừ sâu sử dụng tràn lan Đường nối liền các xã Hoạt động khai thác đá vôi 110 4. Hoạt động ngoài thực địa Hoạt động thu mẫu ở cạn Hoạt động thu mẫu nước Mẫu vật thu được Phỏng vấn người dân 111 5. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Quan sát định loại mẫu Đo đạc kích thước mẫu Phân loại mẫu 112 PHỤ LỤC IV Hình 1: A. Angulyagra duchieri; B. Angulyagra boettgeri; C. Angulyagra polyzonata; D. Sinotaia aeruginosa; E. Pomacea canaliculata; F. Pomacea bridgesi 113 Hình 2: A. Cyclophorus cambodgensis; B. Cyclophorus courbeti; C. Cyclophorus exaltatus; D. Cyclophorus volvulus; E. Cyclophorus sp.1; F. Cyclophorus sp.2 114 Hình 3: A. Japonia scissimargo; B. Japonia insularis; C. Japonia sp.; D. Platyraphe vatheleti; E. Pterocyclos danieli; F. Scabrina tonkiniana 115 Hình 4: A. Diplommatina mesageri; B. Aphanoconia hugerfordiana halongensis; C. Pupina anceyi; D. Pupina artata; E. Pupina brachysoma; F. Pupina dorri 116 Hình 5: A. Pupina exclamations; B. Assiminea fracoisi ; C. Cremnoconchus messageri; D. Bithynia fuchsiana; E. Bithynia misella; F. Parafossarulus striatulus 117 Hình 6. A. Thiara scabra; B. Melanoides tuberculatus; C. Tarebia granifera ; D. Stenothyra messageri; E. Stenothyra divalis; F. Stenothyra sp. 118 Hình 7: A. Lymnaea swinhoei; B. Gyraulus convexiusculus; C. Hippeutis umbilicalis; D. Boysidia paviei; E. Elasmias manilense; F. Achatina fulica 119 Hình 8: A. Allopeas clavulinum; B. Allopeas crassula; C. Allopeas subula; D. Allopeas gracile; E. Allopeas layardi; F. Opeas pyrgula 120 Hình 9: A. Haploptychius blaisei; B. Kaliella subelongata; C. Kaliella haiphongensis; D. Kaliella microconu; E. Kaliella scandens; F. Macrochlamys despecta 121 Hình 10. A. Sivella montana ; B. Sivella paviei ; C. Sivella latior ; D. Teraia contempta ; E. Bradybaena jourdyi ; F. Bradybaena similaris 122 Hình 11. A. Chalepotaxis infantilis ; B. Camaena duporti ; C. Camaena vayssierei ; D. Camaena massiei ; E. Ganesella coudeini ; F. Cassidula aurismidae 123 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG Họ và tên: Vũ Ngân Phương Ngày tháng nĕm sinh: 24/055/1994 Nơi sinh: Hà Nội Địa chỉ liên lạc: 217 Quang Trung, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Quá trình đào tạo: 1. Đại học - Hệ đào tạo: Chính quy - Thời gian đào tạo: 2012-2016 - Trường đào tạo: đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Ngành học: Quản lý môi trường - Bằng tốt nghiệp đạt loại: trung bình khá 2. Thạc sĩ - Hệ đào tạo: Chính quy - Thời gian đào tạo: 2016-2018 - Chuyên ngành học: Khoa học môi trường - Tên luận vĕn: “Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” - Người hướng dẫn Khoa học: GVHD 1: PGS. TS. Đỗ Vĕn Nhượng GVHD 2: PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc 124 XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĔN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU CHỦ NHIỆM KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. Lê Thị Trinh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 PGS. TS. Đỗ Vĕn Nhượng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thanh_phan_loai_than_mem_chan_bung_gastropoda_o_k.pdf
Tài liệu liên quan