Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng

Tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng: ... Ebook Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ------------------ NguyÔn tuyÕt thu Nghiªn cøu sù biÕn ®æi mét sè chØ tiªu l©m sµng, vi khuÈn häc vµ thö nghiÖm ®iÒu trÞ bÖnh viªm ruét tiªu ch¶y trªn mét sè gièng chã nghiÖp vô phôc vô c«ng t¸c kiÓm l©m b¶o vÖ tµi nguyªn rõng LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: thó y M· sè: 60.62.50 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: Pgs.ts. nguyÔn v¨n thanh Hµ Néi - 2008 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú mét c«ng tr×nh nµo kh¸c. T«i xin cam ®oan r»ng c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn TuyÕt Thu Lêi c¸m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¸m ¬n Tr­êng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi, khoa Sau ®¹i häc, khoa Thó y ®· quan t©m, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho chóng t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin ®­îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi thÇy h­íng dÉn khoa häc PGS.TS. NguyÔn V¨n Thanh vµ c¸c thÇy trong bé m«n Ngo¹i - s¶n ®· tËn t×nh gióp ®ì, h­íng dÉn t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ x©y dùng luËn v¨n. T«i xin ch©n thµnh c¸m ¬n tËp thÓ c¸n bé c«ng nh©n lµm viÖc t¹i Trung t©m nghiªn cøu chã nghiÖp vô – tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· h­íng dÉn, gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn tèt nhÊt cho chóng t«i thùc hiÖn ®Ò tµi. Nh©n dÞp nµy t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn gia ®×nh, ng­êi th©n, b¹n bÌ, nh÷ng ng­êi lu«n t¹o ®iÒu kiÖn, ®éng viªn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu còng nh­ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn TuyÕt Thu Môc lôc Lêi cam ®oan i Lêi c¶m ¬n ii Môc lôc iii Danh môc c¸c b¶ng vi Danh môc biÓu ®å vii PHỤ LỤC 70 Danh môc c¸c b¶ng STT Tªn b¶ng Trang 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó 34 4.2. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó 36 4.3. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy theo giống chó 38 4.4. Thân nhiệt của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy 41 4.5. Tần số mạch đập của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy 46 4.6. Tần số hô hấp của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy 49 4.7. Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong phân chó bình thường và khi bị viêm ruột tiêu chảy. 52 4.8. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong phân chó bình thường và bị viêm ruột tiêu chảy. 54 4.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ đường ruột chó mắc bệnh viểm ruột tiêu chảy với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị 57 4.10. Kết quả kiểm tra sự mẫn cảm của các loại kháng sinh đối với các vi khuẩn gây bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó 59 4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nghiệp vụ. 62 Danh môc c¸c biÓu ®å STT Tªn biÓu ®å Trang 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó 34 4.2. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó 37 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy theo các giống chó 39 4.4. Thân nhiệt của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy 42 4.6. Biểu đồ so sánh tần số hô hấp của chó bình thường với chó mắc bệnh ở thể cấp và mạn tính 50 4.8. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong phân chó bình thường và bị viêm ruột tiêu chảy 54 4.9. Tỷ lệ khỏi bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn chó nghiệp vụ 62 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chó là giống vật nuôi được con người thuần hoá từ rất sớm và được nuôi rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Đây là loài vật thông minh, thân thiện và rất trung thành nên chó luôn là người bạn đồng hành thân thiết của con người trong cuộc sống. Cùng với những đặc tính quý của mình như nhanh nhẹn, thông minh, tính bền bỉ... chó được con người sử dụng vào rất nhiều công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là các giống chó nghiệp vụ. Chúng đã và đang chứng tỏ vai trò của mình trong đời sống xã hội có thể thực hiện từ những công việc bình thường như giữ nhà, bảo vệ, chăn gia súc... đến những công việc phức tạp, khó khăn, nguy hiểm trong các lĩnh vực như nghiên cứu vũ trụ, y học, địa chất, thể thao... Đặc biệt trong an ninh quốc phòng thì chó là một phương tiện chiến đấu hữu hiệu không thể thiếu được. Cùng với sự phát triển của nước ta theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung, thì việc nghiên cứu và phát triển đàn chó nghiệp vụ theo hướng cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu của ngành an ninh quốc phòng cũng như nhu cầu nuôi chó nghiệp vụ ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực của xã hội là một yêu cầu tất yếu. Đặc biệt trong thời gian gần đây việc sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, đa phần chó nghiệp vụ ở nước ta là các giống chó ngoại hoặc lai như các giống: Berger, Rotweiller, Doberman, Labrador, ...Khả năng thích nghi của chúng chưa thật tốt với điều kiện khí hậu cũng như phương thức chăn nuôi ở nước ta. Do vậy tình hình bệnh tật của chúng vẫn đang là mối quan tâm lo lắng của các nhà chăn nuôi thú y. Một số bệnh do virus, ký sinh trùng của chó đã có được biện pháp phòng hữu hiệu bằng vaccin, thuốc tẩy ký sinh trùng. Nhưng các bệnh gây ra do vi khuẩn vẫn thường xuyên xảy ra. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi chó đó là viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết khá cao đối với đàn chó. Cho đến nay những tài liệu nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở chó nghiệp vụ còn hạn hẹp. Nếu có các tài liệu này sẽ là cơ sở khoa học cho việc phòng và trị bệnh có kết quả cao. Để đáp ứng được nhu cầu thực tế đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về chó nghiệp vụ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy trên một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI + Xác định được sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học của một số giống chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. + Đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC LOÀI CHÓ Bằng những thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội, căn cứ vào những tư liệu khảo cổ học, thông qua việc so sánh về hình thái cấu tạo của bộ xương, bộ não và các khí quan khác trong cơ thể loài chó các nhà sinh học trên thế giới đã cho rằng: tổ tiên của loài chó ngày nay là chó sói. Theo các nhà khoa học thì chó nhà được sinh ra từ sự tạp giao giữa chó sói, cầy, cáo và được con người nuôi dưỡng, thuần hoá, chọn lọc để trở thành chó nhà thuần chủng. Nhiều nhà sinh học cho rằng chó nhà được con người thuần dưỡng từ 15.000 năm từ một số loài chó sói sống hoang dã ở hầu hết các châu lục. Ở Việt Nam, theo di tích xương hoá thạch để lại, chó được nuôi từ trung cổ kỳ đồ đá mới, khoảng 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên (cách đây 5.000 - 6.000 năm). Trải qua nhiều thế hệ, với sự tác động hữu hiệu của con người trong việc thuần dưỡng, lai tạo, chọn lọc mà tới nay con người đã tạo ra trên 400 giống chó khác nhau. Được gọi chung là loài chó nhà (Canis Familiaris), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Canivora), lớp động vật có vú (Mammilia). Từ giống chó chăn cừu có tầm vóc cao lớn 50 - 60kg đến những con chó chỉ nặng 200 - 300g, phân bố khắp thế giới. Có thể nói ở đâu có con người sinh sống thì có hình bóng của con chó. 2.2. MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NGHIỆP VỤ ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM 2.2.1. Giống Berger Đức (German Shepherd dog) German Shepherd là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát hiện đầu tiên tại Berlin (năm 1889) là giống Berger lông ngắn và tại Hanover (năm 1882) là giống Berger lông dài. Có giả thuyết cho rằng Berger Đức là giống chó được tạo ra từ sự tạp giao tự nhiên giữa chó chăn cừu và chó sói. Theo David Alderton, 1993 thì Chó Berger Đức khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và cơ bắp phát triển. Chó German Shepherd có tính ổn định rất cao về trí tuệ và sự hài hoà giữa phần trước và phần sau của cơ thể. Có chiều dài lớn hơn chiều cao, cơ thể có chiều sâu. Có những đường nét mềm mại chứ không góc cạnh - cứng nhắc, vẻ vững chắc chứ không mảnh mai. Ảnh 1. Giống Berger (German Sheperd) Hiện nay giống chó này phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở Châu Âu. Qua quá trình thích nghi với từng môi trường thuần hoá mà độ dài lông cũng như màu sắc lông thay đổi: đen nâu, đen vàng, đen xám... thân hình vừa phải, con đực cao 61 - 66cm, nặng 37 - 45kg, con cái cao 56 - 62cm, nặng 25 - 32kg. Mắt tròn, đen, tinh nhanh. Tai to, dựng đứng hướng về phía trước. Vai và chân săn chắc, bàn chân dày, hai chân trước cao hơn hai chân sau. Ngoài tên German Shepherd, Berger Đức còn được gọi với tên khác: Alsation, Deutsthe, Shaperhund. Giống chó này rất thông minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh, biết vâng lời và thân thiện với đồng loại cũng như con người, biết đề phòng người lạ. Nhờ những đặc tính tuyệt vời này mà chó Berger đã được dùng cho nhiều lĩnh vực như: tìm kiếm, cứu hộ, trinh sát, bảo vệ... Trong chiến tranh thế giới I, 48000 con German Shepherd đã tham gia chiến đấu cùng quân đội Đức. German Shepherd thật xứng đáng đứng vào hàng ngũ những giống chó phổ biến nhất thế giới. 2.2.2. Giống Rottweiler Giống chó Rottweiler, tên khác Rottweiler Metzgerhund (Butcher Dog) Ảnh 2. Giống Rottweiler Một số người tin rằng loại chó Đức này có nguồn gốc từ Bavarian Bouvier. Một số tác giả khác lại cho là nó có nguồn gốc từ Roman Molossians mang đến Đức trong thời kỳ Ý xâm lược. Vào thời kỳ trung đại, loài chó dũng mãnh này sẵn sàng bảo vệ bầy đàn và bảo vệ dân làng chống lại những tên cướp trong làng ở Wurtemberg, Đức. Người Butcher đã giữ lại giống chó này và như một báu vật. Trong suốt thời kỳ Đại chiến thế giới thứ I, loài chó Rottweiler đã phục vụ trong quân đội của Đức. Giống chó này đã được chính thức công nhận vào năm 1966 và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới trong thập niên 70. Giống chó Rottweiler thường có bộ lông màu đen với những đốm vàng trên má, trên mắt, trên mõm, bên dưới cổ, trên ngực trước, chân và phần gần móng chân. Đầu khoẻ, rộng, hộp sọ lồi ở mức độ vừa phải, mũi rộng, thẳng, hình chữ nhật, hàm khoẻ, môi sát, mắt hình quả hạnh đào, màu sẫm. Tai dài có hình tam giác, tai rủ xuống dưới đầu. Thân rắn chắc, cổ chắc, ngực rộng. Đuôi thường bị cắt ngắn (còn 1 đến 2 đốt). Chó Rottweiler có thân hình to lớn và mạnh mẽ. Con đực cao 61 - 69cm, nặng 43 - 59kg, con cái cao 56 - 63cm, nặng 38 - 52kg. Hệ cơ bắp phát triển rất tốt, tuy vậy không ảnh hưởng đến tính nhanh nhẹn của chúng. Đầu to, nặng, trán tròn, hàm, răng rất phát triển và khoẻ mạnh. Mắt có màu sẫm luôn biểu hiện thiện chí và trung thành. Tai hình tam giác luôn hướng về phía trước. Mũi đen và to. Môi có màu đen và thậm chí phần phía trong của mõm cũng có màu sẫm. Chó Rottweiler thường được bấm bỏ đuôi và móng chân bên cạnh khi mới sinh ra. Bộ lông ngắn, cứng và khá dày, thông thường có màu đen pha nâu ở các phần má, mõm chân và bàn chân. Đôi khi có thể gặp cá thể có màu hung đỏ pha nâu. Chó Rottweiler rất điềm tĩnh, dễ dạy bảo, can đảm và tận tuỵ hết lòng với chủ nhân và gia đình chủ nhân. Với bản năng bảo vệ, chúng sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ gia đình chủ một cách dữ dội nhất, cộng với trí thông minh tuyệt vời mà Rottweiler thường được sử dụng trong các ngành công an, quân đội, hải quan... 2.2.3. Giống Labrado Labrado là giống chó được nuôi phổ biến ở Mỹ, Anh. Tổ tiên của chúng là giống Newfoundland ở Canada. Với tài bơi lội của chúng, xưa kia Labrado được huấn luyện nhảy từ trên tàu xuống nước đầy băng tuyết và kéo lưới vây lại giúp ngư dân bắt cá dễ dàng hơn. Chúng được các thuyền Anh mang về nước vào những năm 1800. Ảnh 3. Giống Labrado Labrado là giống chó rất tình cảm, trìu mến, đáng yêu và nhẫn lại, thông minh, trung thành, bền bỉ và vui vẻ. Chúng rất thích chơi đùa, đặc biệt là với nước bởi chúng thực sự thích nước. Labrado là giống chó đáng tin cậy, rất thân thiện và yêu mến trẻ nhỏ cũng như hoà đồng với các giống chó khác. Chúng cần chủ quan tâm và xem chúng như một thành viên trong gia đình. Hiện nay Labrado được huấn luyện để đi săn, theo dõi, tìm kiếm đồ vật, canh gác, làm chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, dắt người mù, tìm kiếm cứu nạn, thậm chí là kéo xe. Labrado có thân hình vừa phải, rắn chắc, khoẻ, thân hình khá dài, với bộ lông ngắn, cứng. Lông của chúng thẳng, mịn không gợn sóng. Với màu phổ biến là đen, vàng và sôcôla. Đôi khi còn gặp màu bạc hoặc xám. Con đực cao 56 - 61cm, nặng 27- 34kg, con cái cao 53 - 58cm, nặng 25 - 34kg. Labrado là đầu rộng, mũi dày và hàm sắc bén. Mắt màu hạt dẻ hoặc màu nâu đỏ toát lên đầy vẻ thông minh. Cấu trúc xương ở các chi rất rắn chắc, giữa các ngón chân có màng giúp chúng bơi lội dễ dàng. 2.2.4. Giống Doberman Doberman là giống chó có nguồn gốc từ nước Đức, nó được phát hiện ra năm 1860. Chúng được yêu thích bởi tính thông minh tuyệt vời của chúng trong rất nhiều công việc khác nhau. Từ lâu trong các cuộc thi chó, Doberman đã được thừa nhận là những con chó tuân lệnh bậc nhất cũng như khả năng tuyệt vời trong các công việc như: đánh hơi tìm đồ vật, đồ buôn lậu, ma tuý. Doberman cũng được công nhận như những anh hùng thời chiến, vì chúng đã cứu hàng ngàn người trong thế chiến II. Ảnh 4. Giống Doberman Doberman là giống chó rất mạnh mẽ, có thân hình cơ bắp nhưng thanh nhã. Chúng có bộ ngực cân đối, phần thân sau gọn gàng. Lông ngắn, dày, cứng, bó sát vào lớp da. Thường gặp nhất là màu đen, đen vàng, có khi màu trắng. Bộ răng khoẻ và chắc. Mắt có màu thẫm rất linh động và thông minh. Doberman có tầm vóc khá to lớn cao khoảng 61 - 70cm, nặng 30 - 40kg. 2.2.5. Giống Dalmatian Giống chó này có từ lâu đời, từ khi nó được tìm thấy trên những bức phù điêu của Ai Cập và những tranh trang trí của Hy Lạp. Chúng có nguồn gốc từ Nam Tư. Ảnh 5. Giống Dalmatian Dalmatian có thân hình cường tráng, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai đáng kinh ngạc. Chó đực cao 55 - 60cm, con cái cao 50 - 55cm, nặng khoảng 25kg. Chúng có bộ lông ngắn, cứng và dày màu trắng điểm một cách ngẫu nhiên các đốm đem hoặc nâu đỏ. Dalmatian mới sinh ra có bộ lông trắng toát, các đốm sẫm màu về sau mới xuất hiện. Chân tròn với các ngón chân được cấu tạo hợp lý. Mũi thường có màu đen, tuy vậy cũng có các màu khác như nâu, xanh đen hoặc xám sẫm. Mắt có màu nâu sẫm hoặc xanh, lanh lợi và tình cảm. Tai mềm, dựng đứng, hơi chếch về phía trước. Dalmatian rất hiếu động, vui vẻ, cực kỳ mẫn cảm và trung thành. Chúng sống gần gũi với người và thích được vuốt ve, chơi với trẻ nhỏ, thù dai. Dalmatian rất dễ dạy và biết vâng lời chủ. Có thể dạy chúng trở thành chó bảo vệ và trông nhà rất tốt. Những chó trưởng thành được sử dụng như chó săn. Vào thế kỷ XIX người ta dùng nó để chở hàng và săn bắn, sau đó dùng vào công tác bảo vệ. Giống chó này rất sạch sẽ, khéo léo và thích tắm rửa. 2.2.6. Giống Phú Quốc Chó Phú Quốc là giống chó sinh sống phổ biến trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang - Việt Nam. Theo Count Henry Van Bylandt người Hà Lan ghi trong cuốn Dogs of all Nations. Hình dạng tổng thể bề ngoài của một con chó săn, nhưng có đầu và đường nét nặng nề hơn. Đầu khá dài, sọ hơi gồ, da có nếp nhăn, mõm khá lớn, chiếm phân nửa tổng chiều dài của đầu. Mắt màu hung, ánh lên vẻ hoang dã. Mũi đen, lỗ mũi hơi rộng. Quai hàm khoẻ và dài, môi đen, hàm răng phát triển rất tốt và cắn rất khít. Tai thẳng, hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng nhưng không nhọn lắm, mặt trong của tai ít lông. Cổ rất dài và mềm mại, rộng dần về phía vai. Bụng rất thon, đùi rất cơ bắp. Cẳng chân dài, thẳng và khoeo khá thẳng. Bàn chân duỗi ra, ngón ít cong, đế chân cứng. Đuôi rất linh hoạt và ngắn, cong tròn lên lưng, chóp đuôi gần như chạm vào lưng. Lông rất ngắn và mọc rậm trên khắp cơ thể, ở giữa lưng và từ vùng thắt lưng đến vai, lông mọc ngược thành một dải dài, hướng về phía đầu, dài hơn, cứng hơn so với phần lông còn lại tạo thành xoáy trên lưng. Đây là một trong những đặc trưng của chó Phú Quốc. Màu lông phổ biến là màu vàng, hung, đen. Ảnh 6. Giống Phú Quốc Chó Phú Quốc có kích thước vừa phải với chiều cao khoảng 60 - 65cm, nặng khoảng 20 - 25kg. Chó Phú Quốc rất thông minh và nhanh nhẹn. Chúng rất cảnh giác và bơi lội, trèo giỏi. Chính vì vậy chúng được coi là giống chó quý của Việt Nam. Ngày nay người ta sử dụng chúng vào việc săn bắn, trong nhà và cảnh giác, báo động. 2.2.7. Giống chó Bergie lai Đây là loại chó lai kết hợp với chó ta ở Việt Nam và chó Bergie Đức. Chó lai thường dữ hơn chó ta và chó Bergie Đức, thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam hơn chó Bergie Đức thuần chủng. Thể chất của chó lai thường nhỏ hơn chó Bergie Đức nhưng lớn hơn chó ta nhiều. Chó lai Bergie phổ biến ở khắp Việt Nam. Tuy nhiên do chưa được lai giống một cách khoa học nên chất lượng không đồng đều. Ảnh 7. Ảnh chó lai Bergie 2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng 2.3.1.1. Thân nhiệt Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não (Cù Xuân Dần, 1996) [4]. Khi quá trình sinh nhiệt bằng quá trình thải nhiệt thì thân nhiệt sẽ không thay đổi, khi sinh nhiệt lớn hơn thải nhiệt thì thân nhiệt tăng, ngược lại sinh nhiệt mà nhỏ hơn thải nhiệt thì thân nhiệt giảm. Hai quá trình này hoạt động song song và đối lập nhau. Cơ chế điều hoà thân nhiệt thông qua các phản ứng hoá học vật lý và sự điều tiết của thần kinh và thể dịch. Sự điều tiết hoá học là điều tiết cường độ trao đổi chất. Mùa đông trao đổi chất (TĐC) tăng để sinh nhiệt. Mùa hè, TĐC giảm để thải nhiệt. Bởi vậy thân nhiệt được điều tiết ổn định. Sự điều tiết vật lý được biểu hiện bởi sự co giãn bề mặt da. Khi nhiệt độ môi trường tăng da giãn làm tăng quá trình bốc hơi nước dẫn đến sự toả nhiệt tăng. Khi nhiệt độ môi trường giảm thì da co lại, mạch máu ngoài da co lại dẫn đến giảm lượng máu đến da làm giảm toả nhiệt. Ở gia súc điều tiết thân nhiệt có thể còn bằng nhiều cách khác như: mùa hè một số loài gia súc phải thay lông để tăng toả nhiệt, mùa đông lông gia súc mọc dầy, rậm, dài hơn nhằm giữ nhiệt. Ngoài ra tăng tần số hô hấp, sự bốc hơi nước của các tuyến mồ hôi cũng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết thân nhiệt. Ở chó, mùa hè khi nhiệt độ môi trường tăng cao chó thường lè lưỡi ra để thở và liếm lông để giúp cho sự toả nhiệt bởi chó không có tuyến mồ hôi (Đỗ Hiệp, 1994) [8]. Khi nhiệt độ môi trường giảm thì điều tiết vật lý trước, sau mới đến điều tiết hoá học. Ngoài ra tuyến giáp, vỏ thượng thận cũng tham gia vào sự điều tiết thân nhiệt thông qua cơ chế điều tiết thần kinh thể dịch: khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động đến trung khu điều tiết ở vùng dưới đồi, rồi truyền lên vỏ não. Từ vỏ não các hưng phấn truyền theo thần kinh vận động đến cơ làm tăng hay giảm cường độ TĐC. Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên thần kinh trung ương và từ đó chi phối tuyến mồ hôi, sự co giãn da, ức chế hay kích thích tuyến giáp, tuyến trên thượng thận tiết hormone tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng hay giảm TĐC. Khi bị rối loạn cơ chế điều tiết nhiệt dẫn tới sự biến đổi bất biến, hậu quả là bị mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn tới hai trạng thái khác nhau là giảm thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt (Tạ Thị Vịnh, 1991) [23]. Sự giảm thân nhiệt thường gặp do bị mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hoá chất tác dụng, do tổn thương phóng xạ và đặc biệt khi cơ thể trúng độc… Sự tăng thân nhiệt gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong các bệnh cảm nắng, cảm nóng, bị bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh do ký sinh trùng đường máu gây nên trạng thái sốt cao. Theo Trần Minh Châu và cs, (1988) [2] thân nhiệt của chó ổn định (38 – 39oC) chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp (0.2-0.3oC), tuỳ thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý, trạng thái thần kinh, giống, quy luật ngày đêm, theo mùa. -Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể gia súc, ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-2oC con vật sốt vừa, tăng 2-3oC sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt - xấu. 2.3.1.2. Tần số hô hấp Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hoá ra môi trường đồng thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu… Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông…(Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1998) [11]. 2.3.1.3. Tần số tim mạch Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với nhịp tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định. Ví dụ: chó 70-80 lần/phút; bò 50-70 lần/phút; lợn con 90-120 lần/phút; lợn lớn 80-90 lần/phút. Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hoà tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già, gia súc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch (Nguyễn Tài Lương, 1982) [9]. Nhịp tim giảm khi gia súc mắc bệnh là tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong trường hợp gia súc bị viêm thận cấp, huyết áp tăng hoặc trúng độc. 2.3.2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hoá ở chó Đường tiêu hoá là một ống dài từ miệng đến hậu môn. Trong đó có đoạn phình to, có đoạn hình ống túi, hoặc thành tổ chức tuyến, mô mềm, để thực hiện các chức năng khác nhau phục vụ cho việc tiêu hoá bao gồm: lấy thức ăn, nước uống, nghiền nát, nhào trộn tiêu hoá, phân giải thức ăn thành những thành phần đơn giản để hấp thu vào máu nuôi cơ thể. Phần cặn bã không tiêu hoá được thải ra ngoài qua hậu môn gọi là phân. Về chức năng, ống tiêu hoá phân biệt thành ba phần: phần trước, phần giữa và phần sau. Tiêu hoá ở miệng Chó dùng mõm và lưỡi để lấy thức ăn, nếu thức ăn là thịt khối dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản. Nước bọt có các muối vô cơ, các chất hữu cơ, các men tiêu hoá như Amilaza, Mantaza.... Tiêu hoá ở dạ dày Ở dạ dày thức ăn được tiêu hoá bằng hai quá trình cơ học và hoá học. Tiêu hoá bằng hoá học chủ yếu là tác dụng của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCl, các chất hữu cơ, chất nhầy muxin, nguyên men Pepsinogen, men Proteaza, men Lipaza. Pepsinogen nhờ có HCl xúc tác biến thành Pepsin hoạt động, phân huỷ các chất protit thức ăn thành polypeptit. Proteaza thường thấy ở dạ dày con vật còn đang bú sữa, có tác dụng tiêu hoá đạm của sữa. Lipaza phân huỷ những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol và axit béo. HCl tác dụng biến Pepsinogen thành Pepsin hoạt động, ngăn thức ăn khỏi lên men thối trong dạ dày, điều khiển sự đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tuỵ tạng tiết dịch tuỵ. Cuối cùng thức ăn vào dạ dày chó biến thành nhuyễn chất gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hoá dở tiếp tục tiêu hoá ở dạ dày thành đường Mantose. Chất Protit vào dạ dày được thuỷ phân thành Polypeptid và một số axit amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít lipit được tiêu hoá. Tiêu hoá ở ruột non Niêm mạc ruột non có hai loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: tuyến Brunner, Liberkiihe. Dịch ruột mang tính kiềm (pH = 7,4 - 7,7) gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men maltaza, lactaza, saccaraza, amilaza...). Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan tuỵ và tuỵ. Tuỵ tiết dịch gồm các chất vô cơ và hữu cơ như: Amilapsin, nguyên men Trypsinogen, men Lipaza và Maltaza. Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất để men trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhiệm vụ phân huỷ và tổng hợp chất đường, tổng hợp urê, giải độc, tiêu huỷ hay dự trữ mỡ, sản xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu hủy hồng cầu, dự trữ sắt, biến caroten thành vitamin A. Ở ruột: protide được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men trypsin. Nguyên men trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ men enterokinaza do ruột tiết ra tác động mới biến thành trypsin hoạt động phân giải protide thành glycopeptide và tiếp tục biến thành polypeptit thành các axit amin. Ngoài ra pepsin cũng biến Polypeptid thành các axit amin. Tiêu hoá ở ruột già Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ở ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra các chất độc ở đây còn có quá trình tái hấp thụ nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài. Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hoá thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật... 2.3.3. Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả biểu hiện lâm sàng hội chứng bệnh lý đặc thù của bệnh đường tiêu hoá. Bệnh viêm ruột tiêu chảy phổ biến ở các loài gia súc, các loài chó cảnh và chó nghiệp vụ. Bệnh có quanh năm, nhưng thường xảy ra vào mùa hè, mùa thu khi thời tiết nóng và ẩm ướt. Theo dõi dịch bệnh của chó nghiệp vụ ở khu vực Hà Nội, thấy khoảng 80% số chó bị chết là do mắc bệnh viêm dạ dày, ruột cấp. Chó con dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao (60%-70%) Trần Minh Châu, (1988) [2]. Fairbrother (1992) [29] đã nhận xét: tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi trên thế giới. Bệnh tiêu chảy là hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần, trong phân có nhiều nước do ruột tăng cường co bóp (Tạ Thị Vịnh, 1991) [24]. Theo David McClugage (2005) [28], ở chó, ỉa chảy theo nghĩa hẹp là ỉa phân lẫn nước. Song trong tực tế định nghĩa này rộng hơn, bao gồm phân nhão hơn bình thường, có khi phân lẫn rất nhiều nước, phân rất lỏng, phân có màu sắc khác thường. 2.3.3.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy Nguyên nhân của ỉa chảy rất phức tạp, đã có rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân tiên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc xác định đâu là nguyên nhân gây tiêu chảy chỉ mang tính chất tương đối. Song dù bất cứ nguyên nhân nào gây tiêu chảy cũng dẫn đến hậu quả là gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá, và cuối cùng là một quá trình nhiễm trùng. Theo Trịnh Văn Thịnh (1964) [21], Vũ Văn Ngữ (1979) [14], do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1970) [15] cho biết: khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn gây thối là nguồn gây bệnh đường ruột. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở chó bao gồm nguyên nhân do vi khuẩn, nguyên nhân do virus, do ký sinh trùng hay đơn giản do thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Chiocco D và cs (1990) [26], Đoàn Băng Tâm (1987) [17], cho biết: mầm bệnh trong tự nhiên xâm nhập vào cơ thể động vật chủ yếu thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loài virus thường gây tiêu chảy cho chó là Parvovirus, Carre virus. Hai loại virus này gây tiêu chảy cấp tính, phân nhiều nước, chó sốt cao, nhanh chết. Theo Đỗ Hiệp (1994) [8] các loại ký sinh trùng đường ruột gây tổn thương niêm mạc ruột cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Những con chó đã được tiêm vaccine phòng bệnh do virus hay đựợc định kỳ tẩy ký sinh trùng thì khi bị tiêu chảy có thể kết luận chó bị viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn. - Nguyên nhân do vi khuẩn Trong lĩnh vực vi sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, tuy nhiên bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy, tác nhân phổ biến nhất vẫn là vi khuẩn, hoặc với vai trò kế phát, hoặc nguyên phát (Nguyễn Bá Hiên, 2001) [5]. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [19] bình thường có thể phát hiện Salmonella trong đường ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm… và một số động vật khoẻ mạnh. Khi sức đề kháng của động vật bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào nội tạng gây bệnh. Trong đường ruột của động vật có rất nhiều vi khuẩn, chúng được gọi là “vi khuẩn chí đường ruột”. Chúng tồn tại ở một trạng thái cân bằng với nhau và với cơ thể vật chủ. Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sản sinh lên quá nhiều, gây hiện tượng loạn khuẩn (Vũ Văn Ngữ và cs, 1979) [14]. Loạn khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây tiêu chảy. Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó diễn ra theo hai quá trình, đầu tiên là rối loạn tiêu hoá và sau đó là quá trình nhiễm trùng. Giai đoạn đầu, thường do các yếu tố bất lợi như gặp lạnh đột ngột, phẩm chất thức ăn kém, các stress có hại: nóng, lạnh, ẩm… làm cơ năng tiêu hoá ở đ._.ường ruột bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hoá sẽ lên men, phân giải các chất hữu cơ sinh ra chất độc như Indol, Scatol, H2S…Các sản phẩm độc này làm cho pH trong đường ruột thay đổi gây trở ngại về tiêu hoá và hấp thu trong đường ruột (Hồ Văn Nam, 1997) [12], Phạm Khắc Hiếu (1997) [7]. Những chất độc này tác động lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy (Vũ Triệu An, 1978) [1]. Giai đoạn tiếp theo, trong điều kiện rối loạn tiêu hoá, những vi khuẩn trong đường ruột gặp điều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển nhanh về số lượng làm phá vỡ trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột, các vi khuẩn này sẽ tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm. Cho đến nay, các nhà khoa học ở nhiều nước đã xác nhận các vi khuẩn sau đây có thể gây viêm ruột tiêu chảy cho chó (Theo Manager, Janosmocsy dẫn theo Đỗ Hiệp (1994) [8]: - Nhóm vi khuẩn thương hàn: ở chó đã tìm thấy các chủng Salmonella entritidis; S.paratyphy A, B; S.typhymurium. Nhóm vi khuẩn này có nhiều serotype khác nhau. Chúng là tác nhân gây bệnh cho hầu hết các loài động vật có vú kể cả con người. Chó có thể nhiễm do uống phải nước bẩn hoặc ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn (thức ăn sống không qua chế biến) (Dubro và cs, 1990) [30]. - Nhóm vi khuẩn E.Coli Đây là nhóm vi khuẩn rất phong phú sống hoại sinh ở khu vực ruột già trong đường tiêu hoá của chó và tất cả những động vật máu nóng. - Nhóm vi khuấn Shigella: gây kiết lị ở người. - Nhóm tụ cầu và nhóm liên cầu khuẩn: Staphylococcus aureus và Streptococcus fealis, Streptococcus pyogenes. - Nhóm vi khuẩn yếm khí: Clostridium perfringens. - Một số vi khuẩn khác như: Proteus vulgaris, Klebsiela, Campylobacter… cũng tham gia vào quá trình gây viêm ruột cho chó. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, chó có thể bị viêm ruột do các loài vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hoá trở nên cường độc và gây bệnh. Song có khoảng 50% trường hợp viêm ruột cấp là do nhiễm vi khuẩn thứ phát, mà nguyên nhân đầu tiên là do các loài ký sinh trùng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. * Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn Các vi sinh vật gây bệnh không giống hệ vi khuẩn cư trú thường xuyên trong đường ruột, thường do một nguyên nhân nào đó các vi khuẩn phát triển nhanh chóng cả về số lượng và độc lực. Một số loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, ở đây chúng phát triển nhanh về số lượng kích thích các tế bào gây viêm, dịch rỉ viêm tiết ra đi vào khoang ruột làm tăng áp lực kích thích gây tiêu chảy. Phần lớn là do các vi khuẩn độc lực tăng lên mạnh, chúng tiết ra các loại độc tố. Khi các độc tố được tiết ra, nó gây kích thích các AMP vòng nội bào, chất này làm tăng tiết Cl- và giảm hấp thu Na+, áp lực thẩm thấu thu hút nước vào trong xoang ruột tạo ra áp lực lớn trong ống tiêu hoá kích thích gây tiêu chảy. Hậu quả là một lượng nước lớn cùng với các chất điện giải mất đi theo phân (Craige E Green, 1984) [27]. - Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột: quá nóng hoặc quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt… kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh., Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [12] cho biết: khi gia súc bị lạnh, ẩm ướt kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh. - Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng Thức ăn chất lượng kém, ẩm mốc, ôi thiu… là nguyên nhân gây ỉa chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [10] cho rằng thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hóa phát triển và gây bệnh. - Nguyên nhân do ký sinh trùng Các loài ký sinh trùng thường gặp ở chó: sán dây gồm có Teania lydatiggena; Dipiliium… Giun đũa thường gồm Toxcara canis… ; giun móc Ancylostoma canium có những móc nhọn bằng kitin cắm vào ruột non phần tá tràng, không tràng để hút máu gây tổn thương, làm xuất huyết ruột, bên cạnh đó chúng còn cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, tác động lên vật chủ bằng độc tố, đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập gây viêm ruột ỉa chảy (Trịnh Văn Thịnh, 1964) [21]. Có thể do các đơn bào ký sinh như: amip Entaoebahystotitica gây bệnh lị, trùng roi Giardiaintastinalis. - Nguyên nhân do vius Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường gây ra ỉa chảy dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao. Các loại vius như: Parvovius, Carre Adenovirus, Coronavirus… là những loài gây bệnh tiêu chảy nguy hiểm ở chó. * Cơ chế gây bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus Vi rus xâm nhập vào cơ thể đầu tiên chúng sẽ nhân lên trong những tế bào lympho ở vùng hầu họng và những hạch bạch huyết vệ tinh. Sau đó theo tuần hoàn virus đến nhiều mô và cơ quan. Virus trong những tế bào lympho và tế bào tuỷ xương, dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu => hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết. 2.3.3.2. Đặc điểm của bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Bệnh viêm ruột tiêu chảy xảy ra ở nhiều loài trong đó có chó con (David MacClugage, 2005) [28]. Đặc trưng của chó mắc bệnh trong tuần đầu tiên là tỷ lệ chết rất cao. Chó thường bị suy sụp nhanh, yếu, giảm nhiệt độ, mất nước và chất điện giải gây triệu chứng thần kinh rồi chết. E.Coli cũng có thể qua hàng rào biểu mô ruột từ 48-72giờ sau khi sinh. Ngay sau đó, các tế bào biểu mô ruột cũng ngừng hấp thu Glubulin miễn dịch (Fairbrother JM, 1992) [29]. Viêm ruột tiêu chảy ở chó xảy ra ở 2 thể: cấp tính và mạn tính - Viêm ruột cấp tính Viêm ruột thể cấp tính xảy ra đột ngột, kéo dài một vài ngày đến 7 ngày. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của chó, sẽ đến cư trú ở niêm mạc dạ dày, ruột. Chúng phát triển nhanh về số lượng và tăng tiết các loại men, độc tố gây viêm, phá hoại tổ chức ruột, kích thích làm tăng nhu động ruột khiến cho chó ỉa chảy. Độc tố của vi khuẩn còn vào máu tác động đến hệ thần kinh trung ương gây sốt. Sau 24-36 giờ, vi khuẩn phát triển với số lượng lớn trong đường tiêu hoá, chó sẽ có những triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm ruột cấp như nôn mửa, ỉa chảy dữ dội, phân lúc đầu táo, sau lỏng như nước, màu vàng hoặc màu xanh xám, lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy, mùi tanh khắm. Mỗi ngày chó có thể đi ỉa từ 4-6 lần. Do nôn mửa và ỉa chảy liên tục nên chó bị mất nước và chất điện giải rất nhanh. Thời kỳ cuối chó thường bị chảy máu ruột nên phân thường có màu nâu thẫm như bã cafe hoặc màu đỏ tươi. Nếu không điều trị kịp thời, chó bị mất nước, truỵ tim mạch, kiệt sức. Chó chết khi thân nhiệt giảm 36 - 370C, huyết áp tụt, tim đập nhanh, chó nằm liệt, cơ vòng hậu môn liệt, phân tự chảy, toàn thân gầy, da nhăn nheo, lông xơ xác... Niêm mạc dạ dày - ruột long tróc từng mảng, có đám tụ huyết, van hồi manh tràng xuất huyết nặng, ruột già mỏng trong chứa đầy máu tươi tanh khắm, hạch màng treo ruột sưng to thuỷ thũng, tụ huyết. - Viêm ruột mạn tính Viêm ruột mạn tính gây ỉa phân lỏng có thể nhiều nước hoặc nhão, có màng nhày bọc, hoặc phân lẫn máu. Chó ỉa chảy liên tục, cũng có khi là gián đoạn bởi các thời kỳ phân bình thường hoặc phân táo. Hiện tượng này kéo dài, trong thời gian ỉa chảy chó kém hoạt động. Viêm ruột mạn tính dẫn tới tiêu chảy kéo dài gây suy nhược, rối loạn chức năng của cơ thể. Sau đó là tình trạng suy dinh dưỡng, giảm chức năng miễn dịch, dễ nhiễm độc. Vòng xoắn bệnh lý gây phá huỷ khả năng tự hồi phục của cơ thể. 2.3.3.3. Bệnh lý bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc Khi nghiên cứu về bệnh lý bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, phần lớn các tác giả tập trung vào nghiên cứu sự thay đổi về cấu trúc giải phẫu, thay đổi tổ chức học, trạng thái trúng độc của cơ thể, sự mất nước, mất cân bằng điện giải... Về giải phẫu bệnh, nhiều tài liệu cho thấy bệnh viêm ruột ỉa chảy trên trâu thường ở thể cata - viêm chủ yếu trên niêm mạc ruột. Những trường hợp viêm dạ dày - ruột ở tầng sâu là rất ít. Tác giả Tạ Thị Vịnh (1996) [24] cho biết: trong bệnh viêm ruột của lợn con, niêm mạc dạ dày lác đác có đám xung huyết, ruột non có đoạn phình to, chứa đầy hơi, niêm mạc xung huyết, các tế bào hình trụ của niêm mạc ruột biến thành hình vuông hoặc dẹt: niêm mạc thoái hoá và bị bong ra từng mảng ở dưới lớp đệm của nhung mao, nhiều tế bào đơn nhân xâm nhập, bạch cầu đa nhân trung tính tập trung nhiều ở rãnh lieberkuhn. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Lương (1982) [9] cho thấy sự biến đổi về cấu trúc niêm mạc ruột gia súc trong bệnh viêm ruột ỉa chảy: xung huyết nhẹ, lớp hạ niêm mạc phù nhẹ, có nhiều tế bào ái toan thâm nhiễm, nhung mao ruột biến dạng bề mặt, biểu bì thoái hoá, các tuyến Lieberkuhn giảm. Hệ thống nhung mao bị tổn thương, hàng loạt các men tiêu hoá bị ức chế. 2.3.3.4. Hậu quả của bệnh viêm ruột ỉa chảy Khi các tác nhân tác động vào cơ thể gây bệnh viêm ruột ỉa chảy kéo theo sự thay đổi hoàn toàn quá trình trao đổi chất, rối loạn quá trình điều hoà, trao đổi nhiệt,... với hậu quả: mất nước, mất chất điện giải, rối loạn cân bằng axit - bazơ. Hậu quả của bệnh phụ thuộc vào quá trình diễn biến của bệnh ở thể cấp tính hay mạn tính. + Mất nước do ỉa chảy: Trong cơ thể gia súc nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, nó có vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hoá, chu chuyển trao đổi chất, hoạt động của các chất điện giải... Khi gia súc bị viêm ruột, có thể giảm hấp thụ nước trong thức ăn, tính mẫn cảm của ruột tăng, nhu động ruột tăng nhiều lần kèm theo sự mất nước do dịch tiêu hoá tiết ra, có thể tăng 80 lần so với bình thường. Ỉa chảy mất nước kèm theo mất kiềm (trong dịch ruột, dịch tuỵ) làm cơ thể nhiễm toan nặng. Mất nước làm rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hoá, tụt huyết áp, thậm chí không bài tiết còn gây độc nặng dẫn tới suy sụp toàn thân (Tạ Thị Vịnh (1996)) [24]. Theo Vũ Triệu An và cộng sự [1] thì tuỳ theo trường hợp ỉa chảy gây nên những thể mất nước khác nhau, có thể phân loại mất nước thành 3 thể: - Mất nước ưu trương: do khu vực ngoại biên thể tích nước giảm, đậm độ muối tăng làm quá trình thẩm thấu nước từ nội bào chuyển ra ngoại bào. - Mất nước đẳng trương: quá trình mất nước và điện giải là tương đương. - Mất nước nhược trương: nước mất ít hơn muối, do ngoại bào lượng muối mất nhiều dẫn tới độ đậm muối giảm kèm theo thể tích nước ngoại bào giảm, nước chuyển từ ngoại bào vào nội bào giảm. + Rối loạn cân bằng điện giải: Trong cơ thể gia súc khoẻ mạnh quá trình cân bằng nước và điện giải là hằng định, mặc dù có sự thay đổi lớn giữa lượng nước nhận vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và thải qua nước tiểu, tuyến mồ hôi, hơi thở... Sự cân bằng này là do các ion Na+, K+, Cl+ và axit cacbonic đảm nhiệm chính. Ion Na+, K+ có dòng chuyển ngược chiều nhau, Na+ chủ yếu ở khu vực ngoài tế bào có liên quan chặt chẽ với ion Cl+, HCO-3 trong cân bằng axit - bazơ, nó có vai trò quan trọng trong duy trì áp lực thẩm thấu liên quan đến trao đổi nước trong cơ thể. Lượng Na+ tăng hoặc giảm dẫn đến quá trình trao đổi nước thay đổi và hậu quả làm cơ thể phù hoặc mất nước. Do ion K+ trong cơ thể tồn tại chủ yếu trong nội bào (98%) ở dạng kết hợp với Albumin hoặc các photpholipit. Ion K+ có khả năng chuyển từ nội bào ra ngoại bào khi tình trạng cơ thể ở trạng thái toan và ngược lại ion K+ chuyển từ ngoại bào vào nội bào khi cơ thể trúng độc kiềm. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [12] cho rằng viêm ruột ỉa chảy bao giờ cũng có sự thiếu hụt K+, Na+ và gây tình trạng nhiễm toan. + Rối loạn cân bằng axit - bazơ: Các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể cũng như hoạt động sống của tế bào luôn luôn đòi hỏi pH của môi trường hằng định. Trong khi đó các quá trình chuyển hoá luôn tạo ra axit: axit pyruvic, axit lactic, axit anhydric, axit cacbonic, có xu hướng chuyển pH về phía axit để duy trì pH trong phạm vi 4,7 ± 0,05. Cơ thể phải tự có quá trình kiềm hoá để trung hoà độ axit nhờ sự hoạt động của hệ thống đệm phổi và thận (Vũ Triệu An và cs 1987 [1], David McClugage 2005[28], Tạ Thị Vịnh 1991[24]). Hệ đệm được hình thành hoàn toàn ngay trong những tháng đầu tiên sau khi gia súc sinh ra. Nó gồm có những đôi đệm trong huyết tương và hồng cầu. Những đôi đệm trong huyết tương H2CO3 H protide NaH2PO4  NaHCO3 Na - protide Na2PO4 Những đôi đệm trong hồng cầu Axit hữu cơ K - Muối Axit hữu cơ gồm: axit lactic, axit pyruvic và các axit yếu khác. Trong những đôi đệm thì quan trọng hơn cả là đôi đệm do NaHCO3 quyết định sự trung hoà axit trong máu. Trong thực tế, việc đánh giá các rối loạn toan, kiềm dựa vào sự thay đổi trong hệ thống Bicacbonat - axit cacbonic, là hệ đệm chủ yếu của dịch ngoại bào. Việc đo đệm bicacbonat huyết tương sẽ cung cấp thông tin hữu ích về hệ đệm toàn thân. Phương trình Henderson - Hasselbalch đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ đệm Bicacbonat: pH = pK + lg pK của axit cacbonic là 6,1: [H2CO3] được tính bằng: α, β CO2 trong đó α là khả năng hoàn toàn của cacbondioxit (CO2) trong các dịch thể. Qua phương trình Henderson - Hasselbalch, nếu lượng axit vào máu nhiều, các đôi đệm trung hoà không hết, lượng dự trữ kiềm trong máu giảm xuống khác thường thậm chí phản ứng máu thiên về toan, trường hợp này gọi là trúng độc toan. Nhưng khi lượng kiềm vào máu nhiều, hệ đệm không đủ năng lực phản ứng hết OH- lúc này có thể trúng độc kiềm. Dù là nhiễm độc toan hay kiềm đều làm phản ứng máu vượt khỏi phạm vi bình thường và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của mô bào, tác động của các men và gây rối loạn quá trình sinh lý của cơ thể. g3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số giống chó được sử dụng làm chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm đang được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Chó nghiệp vụ Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và một số địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc. Chó từ 1,5 tháng tuổi trở lên đã được tiêm phòng vacxin phòng bệnh để loại bỏ những con có triệu chứng viêm ruột ỉa chảy do virus (Parvovirus, Carrevius...) cũng như các bệnh gây viêm ruột tiêu chảy do ký sinh trùng (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, amip, trùng roi, sán dây...) Nhóm I: 1,5 - 3 tháng tuổi Nhóm II: 3 - 6 tháng tuổi Nhóm III: 6 - 9 tháng tuổi Nhóm IV: trên 9 tháng tuổi 3.2. NGUYÊN LIỆU Các dụng cụ để đo thân nhiệt, nhịp hô hấp, nhịp tim Các môi trường phổ thông dùng để nuôi cấy mẫu Các môi trường chuyên dụng dùng để phân lập và giám định vi khuẩn Giấy tẩm kháng sinh Các dụng cụ phòng thí nghiệm khác... 3.3. NỘI DUNG 3.3.1 Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy. + Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy theo lứa tuổi. + Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy theo giống. + Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy theo các thể cấp và mạn tính. 3.3.2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của chó bình thường và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. 3.3.3. Phân lập và xác định thành phần và số lượng vi khuẩn trong đường ruột chó bình thường và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. 3.3.4. Làm kháng sinh đồ xác định tính mẫn cảm của một số vi khuẩn phân lập được từ phân của chó bị viêm ruột tiêu chảy với các thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu thường dùng trong điều trị. 3.3.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy bằng thuốc hóa học trị liệu. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của chó nghiệp vụ Để xác định một số chỉ tiêu lâm sàng chính như: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp quan sát, đo, đếm nhiều lần vào một thời điểm quy định và lấy số bình quân. Chỉ tiêu thân nhiệt (oC): dùng nhiệt kế đo ở trực tràng của chó. Đo trong 3 phút. Tần số tim mạch (lần/phút): dùng tai nghe hoặc tay đặt vào vị trí mỏm tim của chó, đếm thời gian là một phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình. Tần số hô hấp (lần/phút): dùng mắt để quan sát sự lên xuống của lồng ngực hoặc sự phập phồng của cánh mũi, đếm thời gian là một phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình. 3.4.2. Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó Bằng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê trực tiếp và thông qua sổ sách của cán bộ thú y kết hợp với việc quan sát và theo dõi trực tiếp. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, giám định và phân lập vi khuẩn - Phương pháp lấy mẫu: Tất cả các mẫu phân được lấy trực tiếp trong trực tràng hoặc lấy ngay sau khi chó mới thải phân. Mẫu phân được chứa trong lọ thủy tinh vô trùng. Mẫu phân chó bị tiêu chảy cấp tính thì lấy ngay trong ngày đầu khi chó bắt đầu bị tiêu chảy, chưa điều trị bằng kháng sinh. Nếu chó bị tiêu chảy ở thể mạn tính thì lấy phân của những chó mắc bệnh kéo dài từ ngày thứ 10 trở đi. - Phương pháp xử lý mẫu: + Mẫu lấy về chưa kịp xử lý sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 4oC. + Xử lý mẫu: mẫu lấy về cấy chuyển vào môi trường nước thịt, đặt trong tủ ấm 37oC/24h. Sau đó dùng que cấy vô trùng chuyển sang các loại môi trường phân lập. + Sau đó để xác định sự biến đổi về vi khuẩn học trong phân chó mắc bệnh tiêu chảy chúng tôi tiến hành kiểm tra theo phương pháp nghiên cứu vi khuẩn học của tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước (1974); Phạm Kim Anh (1991); Nguyễn Văn Quỳnh (1991). + Để tìm ra loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuyếch tán trên thạch của Kirby – Bauer (1996) từ đó xác định tính mẫn cẩm của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ phân chó mắc bệnh tiêu chảy. Toàn bộ quy trình thí nghiệm, xác định số lượng, số loại vi khuẩn, phân lập vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu, kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu từ đó đưa ra phác đồ điều trị được tiến hành theo sơ đồ (trang 32). SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Pha loãng Mẫu phân Môi trường thạch thường: Quan sát hình thái, màu sắc, kích thước, đếm tổng số các loài khuẩn lạc Đếm số khuẩn lạc Giữ trên thạch máu Tính chất sinh học Nuôi cấy trên nước thịt Kiểm tra độ mẫn cảm với thuốc Phác đồ điều trị Môi trường chuyên dụng cho Gram (-) Môi trường chuyên dụng cho Gram (+) Nuôi cấy trên nước thịt Nuôi cấy trên nước thịt 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu chúng tôi thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được tập hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, bằng phần mềm Excel trên máy vi tính. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN CHÓ NGHIỆP VỤ Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy trên 4 giống chó đang được sử dụng làm chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm bao gồm: giống Berger, Rotweiller, Phú Quốc và giống Berger lai được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ Khoa Thú y trường Đại học Nông Nghiệp Hà nội và một số địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc. Tất cả các con chó nghiên cứu đều đã được tiêm phòng mét sè lo¹i vacxin chèng bÖnh do virus g©y ra vµ ®­îc tẩy giun sán để loại trừ nguyên nhân tiêu chảy do virus và ký sinh trùng Chó theo dõi được chia làm 4 nhóm: Nhóm I: chó có độ tuổi 1,5 - 3 tháng tuổi Nhóm II: chó có độ tuổi 3 - 6 tháng tuổi Nhóm III: chó có độ độ tuổi 6 - 9 tháng tuổi Nhóm IV: chó có độ có độ tuổi > 9 tháng tuổi Dùa vµo c¸c triÖu chøng l©m sµng cña bÖnh viªm ruét tiªu ch¶y nh­ ®· tr×nh bµy trong phÇn tæng quan, ®ång thêi dùa vµo tr¹ng th¸i cña ph©n chã khi bÞ tiªu ch¶y. - Nếu do tính thẩm thẩu của ruột không tiêu hoá tốt thức ăn các khối phân lớn có trong ruột già lôi cuốn nước ngấm qua ruột gây tiêu chảy. - Nếu do rối loạn hoạt động của nhu động ruột, như nhu động ruột quá nhanh, dồn dập cũng sẽ dẫn đến tiêu chảy. - Nếu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố thì sẽ kích thích tính thẩm thấu ngược tức là nước từ cơ thể vào trong ruột và gây nên tiêu chảy mạnh. Kết quả nghiªn cøu ®­îc tr×nh bµy bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Nhóm tuổi Số theo dõi (con) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) I 68 32 47,05 II 65 40 61,54 III 62 15 24,19 IV 56 10 17,85 Tổng 251 97 38,64 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Qua bảng 4.1 vµ biÓu ®å 4.1 cho thấy: - Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở đàn chó khá cao, trong số 251 con chó theo dõi có 97 con mắc tiªu ch¶y chiếm tỷ lệ 38,64%. - Chó ở các độ tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy khác nhau. - Chó ở nhóm II (độ tuổi 3-6 tháng) có tỷ lệ m¾c cao nhất 61,54%, tiếp theo là nhóm chó độ tuổi từ 1,5 – 3 tháng với tỷ lệ mắc là 47,05%, chó ở độ tuổi 6- 9 tháng có tỷ lệ mắc thấp hơn 24,19 %; cuèi cïng chó ở độ tuổi > 9 tháng có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thấp nhất 17,85%. - Theo chúng tôi chó ở độ tuổi 3- 6 tháng có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy cao nhất là vì ở lứa tuổi này, sau khi cai sữa, chó được nhốt chung trong các ô chuồng theo lứa tuổi, mật độ chó trong chuồng cao hơn chó ở các nhóm tuổi khác nên dễ lây lan mầm bệnh hơn, trong khi đó ở độ tuổi này lại có sự thay đổi thức ăn và khẩu phần ăn khi đàn chó mới tách mẹ nên khả năng thích nghi chưa cao, theo tác giả Đỗ Hiệp (1994)[8] thì gia súc non có đặc điểm là cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh dễ mẫn cảm với bệnh tật và điều kiện ngoại cảnh. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy giảm dần theo độ tuổi tăng lên của đàn chó, bắt đầu từ nhóm II đến nhóm IV, tức là từ 3-6 tháng tuổi trở lên, chó có độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc càng giảm. - Nhóm chó IV (độ tuổi > 9 tháng) có tỷ lệ chó mắc bệnh thấp nhất, theo chúng tôi có thể là do các cơ quan và hệ thống miễn dịch của chó đã phát triển hoàn thiện nên ít chịu ảnh hưởng của môi trường cũng như thức ăn hơn, sức chống chịu của chó tốt hơn, chó đã thích nghi với điều kiện sống. - Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp vói nghiên cứu của tác giả Trần Minh Châu (1988) [2] cho rằng: theo dõi dịch bệnh của chó nghiệp vụ ở khu vực Hà Nội, thấy khoảng 80% số chó bị chết là do mắc bệnh viêm dạ dày, ruột cấp. Chó con dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh sẽ bị chết với tỷ lệ rất cao (60%-70%). 4.2. TỶ LỆ MẮC BỆNH CÁC THỂ VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY CỦA ĐÀN CHÓ NGHIỆP VỤ Thể viêm ruột tiêu chảy của chó được phân ra thể cấp tính và thể mạn tính. Ngoài những biểu hiện về triệu chứng lâm sàng như đã trình bày trong phần tổng quan như ở thể cấp tính bệnh xảy ra nhanh, mạnh với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng: chó bỏ ăn, ủ rũ, phân lỏng, đi ỉa nhiều lần trong ngày... thể cấp tính thường xảy ra bất ngờ và không kéo dài nhiều ngày, nhiều thể tiêu chảy cấp có thể làm nhẹ đi do can thiệp điều trị kịp thời hoặc cho chó ngừng ăn, tuy nhiên ở thể cấp tính bệnh thường trầm trọng do nhiễm khuẩn nên dễ dẫn đến tử vong. Ngược lại thể tiêu chảy mạn tính lại thường kéo dài nhiều tuần và thường hay lập đi lập lại giữa các giai đoạn ngừng tiêu chảy sau đó lại bị tiêu chảy, thể mạn tính diễn ra âm ỉ kéo dài, chó vẫn ăn uèng bình thường, nhưng gầy, ỉa phân lỏng và đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn, thời gian bệnh kéo dài hơn. Dựa trên các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở đàn chó nghiệp vụ. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Nhóm tuổi Thể cấp tính Thể mạn tính Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Số mắc (con) Tỷ lệ (%) 1,5 - 3 tháng (n = 32) 32 100,00 0 0,00 3- 6 tháng (n = 40) 31 77,50 9 22,50 6 - 9 tháng (n = 15) 11 73,33 4 26,67 > 9 tháng (n = 10) 7 70,00 3 30,00 Qua kết quả ở bảng 4.2. vµ biÓu ®å 4.2 chóng t«i cã nhËn xÐt: - Tỷ lệ mắc bệnh thể cấp tính ở cả 4 độ tuổi từ 70% - 100%, ở thể mạn tính là 22,50% - 30,00%. - ë thÓ cÊp tÝnh tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy giảm dần theo độ tuổi, tøc ®é tuæi cµng lín th× tû lÖ m¾c thÊp h¬n. - Ở độ tuổi nhỏ tõ 1,5 -3 tháng tuổi, ®µn chã mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy chủ yếu ở thể cấp tính, víi tû lÖ m¾c lµ 100%, chó ở độ tuổi lớn hơn 3 - 6 tháng tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thể cấp tính là 77,50%; chã ë ®é tuæi 6- 9 tháng là 73,33%; chó lớn hơn 9 tháng có tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy thể cấp tính là thấp nhất 70,00%. Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó Ngược lại ở thể mạn tính tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy lại tăng dần theo độ tuổi. Chó ở độ tuổi thấp 1,5 - 3 tháng hầu như không mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy thể mạn tính, chó ở độ tuổi lớn hơn 3- 6 tháng tỷ lệ này là 22,50%; chó ở độ tuổi 6- 9 tháng là 26,67%; chó lớn hơn 9 tháng có tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy thể mạn tính là cao nhất 30,00%. - Kết quả này có thể giải thích như sau: chó non rất thích hoạt động, tiếp xúc với ngoại cảnh, thường liếm láp các chất bẩn nên rất dễ mắc bệnh đường ruột. Bên cạnh đó cơ thể của chó non hệ thống tiêu hóa và miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên sức đề kháng kém, dễ bị mầm bệnh tấn công ồ ạt, gây bệnh thể cấp tính. - Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ học hội chứng tiêu chảy trên chó của tác giả Nguyễn Minh Luân (2004) [10]: bệnh viêm ruột tiêu chảy thường xảy ra và gây nhiều thiệt hại ở chó non từ 1-4 tháng tuổi. 4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY GIỮA CÁC GIỐNG CHÓ Mỗi cá thể trong cùng một quần thể nói chung, cũng như mỗi cá thể trong cùng một loài, một giống tuy điều kiện sống, chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau, cùng chịu sự tác động của mầm bệnh như nhau, nhưng không phải con vật nào cũng mắc bệnh giống nhau, có con mắc nặng, có con mắc nhẹ, có con không mắc, nói cách khác các cá thể trong một quần thể không cùng mắc một bệnh nào đó với khả năng như nhau, đó chính là biểu thị của sự biến thiên cá thể. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy theo các giống chó khác nhau, bởi vì mỗi một giống chó có sự thích nghi với điều kiện sống khác nhau, sức đề kháng cũng khác nhau, do đó sự mẫn cảm với mầm bệnh cũng khác nhau. KÕt qu¶ thu ®­îc tr×nh bµy ë b¶ng 4.3 vµ biÓu ®å 4.3 Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc các thể bệnh viêm ruột tiêu chảy theo giống chó (n=97) Giống chó Số mắc (con) Tỷ lệ (%) Berger 36 37,12 Rotweiller 29 29,89 Phú Quốc 12 12,37 Berger lai 20 20,62 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy theo các giống chó Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 chúng tôi có nhận xét: + Các giống chó khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy khác nhau. Những giống chó ngoại nhập có tỷ lệ mắc cao hơn giống chó nội và giống chó lai. + Cụ thể trong tổng số 97 chó mắc bệnh có tới 36 chó giống Berger chiếm tỷ lệ cao nhất 37,12% , tiếp tới là giống chó Rotweiller 29 con chiếm tỷ lệ 29,89%, giống chó Berger lai có tỷ lệ thấp hơn, 20 con mắc chiếm 20,62%, giống chó Phú Quốc mắc thấp nhất 12 con mắc, chiếm tỷ lệ 12,37%. + Sở dĩ có kết quả như vậy theo chúng tôi đó là do giống chó Berger và giống chó Rotweiller là những giống chó ngoại được nhập về Việt Nam do đó chúng chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống ở nước ta, chúng còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi những tác động của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nước ta. Chính vì vậy mức độ mẫn cảm với các mầm bệnh là cao hơn do đó dễ bị bệnh hơn, trong khi đó giống chó Phú Quốc là giống chó nội đã sống qua nhiều thế hệ ở Việt Nam chúng hầu như đã thích nghi hoàn toàn với điều kiện môi trường ở nước ta chính vì thế sức đề kháng với bệnh nói chung và bệnh viêm ruột tiêu chảy nói riêng khá cao do đó tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn. + Kết luận của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả điều tra của Nguyễn Minh Luân (2004) [10] tiến hành tại thành phố Cần Thơ: các giống chó ngoại nhập có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 3 – 4 lần giống chó địa phương. 4.4. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG CỦA CHÓ KHOẺ VÀ CHÓ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY. Bệnh viêm ruột tiêu chảy cấp và mạn tính có triệu chứng lâm sàng khác nhau như đã trình bày ở phần trên. Trong phần này chúng tôi chỉ khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng trên những chó bình thường và chó mắc bệnh ở 2 thể cấp và mạn tính. Chúng tôi tiến hành chän 3 l«: 1 l« ®èi chøng vµ 2 l« thÝ nghiÖm - Lô đối chứng: chọn những chó khoẻ mạnh bình thường, không bị tiêu chảy - Lô thí nghiệm 1: chọn những chó có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm ruột tiêu chảy cấp tính. - Lô thí nghiệm 2: chọn những chó có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm ruột tiêu chảy mạn tính. Sau đó tiến hành theo dõi các chi số: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập. 4.4.1. Thân nhiệt Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 cho thấy: Kết quả thu được về chỉ số thân nhiệt được trình bày tại bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 (Đơn vị: 0C) Bảng 4.4. Thân nhiệt của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy Nhãm tuổi (tháng tuổi) Chó khoẻ Chó mắc ở thể cấp tính Chó mắc ở thể mạn tính ± mX Dao động ± mX Dao động Tăng so với đối chứng ± mX Dao động Tăng so với đối chứng I 37,72 ± 0,05 37,5 – 38 39,17 ± 0,06 38,9 – 39,5 1,45 II 38,53 ± 0,06 38 - 38,8 40,06 ± 0,09 39,6 – 40,5 1,53 38,23 ± 0,05 37,9 - 38,4 - 0,3 III 38,53 ± 0,06 38,3 - 39,1 40,16 ± 0,06 39,7 – 40,5 1,5 38,65 ± 0,07 38,2 - 39 - 0,1 IV 38,25 ± 0,04 38 - 38,5 39,65 ± 0,07 39,2 – 39,9 1,4 38,15 ± 0,06 37,8 - 38,3 - 0,2 Biểu đồ 4.4. Thân nhiệt của chó khoẻ và chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy + Khi chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy cÊp, chỉ số thân nhiệt của chó đều thay đổi so với chó bình thường. + Thân nhiệt bình thường của chó ở nhóm I là 37,72oC ± 0,05, dao động 37,5 - 38 oC. Khi chó mắc bệnh ở thể cấp tính thì thân nhiệt của chúng là 39,17oC ± 0,06, dao động 38,9 - 39,5oC, cao h¬n th©n nhiÖt so víi ®èi chøng lµ 1,450C. + Thân nhiệt chó khoẻ ở nhóm II là 38,53 ± 0,06, dao động 38 - 38,80C. Khi mắc bệnh ë thÓ cÊp tính th× thân nhiệt chó tăng lên là 40,06oC ± 0,09, dao động 39,6 - 40,5oC và tăng hơn bình thường 1,53oC. Ngược lại chó mắc bệnh ở thể mạn tính thì thân nhiệt lại có xu hướng giảm ®i 0,30oC, xuống cßn 38,23oC ± 0,05, dao động 37,9 - 38,400C. + Nhóm III thân nhiệt ở chó khỏe là 38,53oC ±._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY031.doc
Tài liệu liên quan