bộ giáo dục và Đào tạo
trường đại học nông nghiệp Hà Nội
----------------*****--------------
Trần Đức Toàn
nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông
trên địa bàn huyện Kim thành - tỉnh hải dương
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 5.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đức
Hà nội - 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin
124 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Kim Thành - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2008
Tác giả
Trần Đức Toàn
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Thành đã tạo điều kiện để tôi triển khai thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Đức đã tận tình giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế đã có những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2008
Tác giả
Trần Đức Toàn
Mục lục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
2. Nghiên cứu tổng quan
4
2.1. Cơ sở lý luận
4
2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
4
2.1.1.1. Các khái niệm về tăng trưởng và phát triển
4
2.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế
4
2.1.1.3. Các lý thuyết phát triển kinh tế
5
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
13
2.1.1.5. Phát triển bền vững
13
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển sản xuất cây vụ đông
15
2.1.2.1. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông
15
2.1.2.2. Vai trò của sản xuất cây vụ đông
17
2.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
19
2.1.2.4. Phát triển cây vụ đông
22
2.1.2.5. Các chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển cây vụ đông
23
2.2. Cơ sở thực tiễn
27
2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam
27
2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông ở một số địa phương
30
2.2.3. Các bài học rút ra từ thực tiễn
33
2.2.4. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan
34
3. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Thành và phương pháp nghiên cứu
36
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Thành
36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
36
3.2. Phương pháp nghiên cứu
41
3.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu
41
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
41
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu
43
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
44
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
44
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
46
4.1. Thực trạng phát triển cây vụ đông huyện Kim Thành
46
4.1.1. Tình hình phát triển cây vụ đông của huyện Kim Thành 2005 - 2007
47
4.1.2. Phát triển cây vụ đông của các hộ nông dân huyện Kim Thành
55
4.1.3. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng
76
4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây vụ đông huyện Kim Thành
77
4.2.1. Phương hướng mục tiêu phát triển cây vụ đông
77
4.2.2 Một số giải pháp phát triển
78
5. Kết luận và kiến nghị
84
5.1. Kết luận
84
5.2 . Kiến nghị
85
Danh mục các từ viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CC
Cơ cấu
CN & XD
Công nghiệp và xây dựng
dt
Diện tích
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐVT
Đơn vị tính
HQKT
Hiệu quả kinh tế
HTX
Hợp tác xã
GO
Giá trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian
KHKT
Khoa học kỹ thuật
LĐ
Lao động
MI
Thu nhập hỗn hợp
PTNT
Phát triển nông thôn
SXHH
Sản xuất hàng hoá
VA
Giá trị gia tăng
VĐ
Vụ đông
Danh mục các bảnG số liệu
Trang
Bảng 2.1: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
18
Bảng 2.2: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
18
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành năm 2007
37
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kim Thành giai đoạn 2005 - 2007
39
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Kim Thành 2005 - 2007
39
Bảng 3.4: Số lượng mẫu của các điểm điều tra
43
Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu diện tích cây vụ đông huyện Kim Thành 2003 - 2007
48
Bảng 4.2: Diện tích một số cây vụ đông chủ yếu của các xã, thị trấn huyện Kim Thành năm 2007
49
Bảng 4.3: DT cây vụ đông huyện Kim Thành và tỉnh Hải Dương năm 2007
50
Bảng 4.4: Năng suất một số cây vụ đông chủ yếu huyện Kim Thành 2005 - 2007
51
Bảng 4.5: Năng suất một số cây vụ đông của huyện Kim Thành và tỉnh Hải Dương năm 2007
52
Bảng 4.6: Sản lượng một số cây vụ đông huyện Kim Thành 2005 - 2007
53
Bảng 4.7: Sản lượng một số cây vụ đông của huyện Kim Thành và tỉnh Hải Dương năm 2007
54
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất vụ đông huyện Kim Thành 2005 - 2007
55
Bảng 4.9: Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ năm 2007
56
Bảng 4.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông năm 2007
57
Bảng 4.11: Chi phí sản xuất cây vụ đông của các nhóm hộ năm 2007
60
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất cây vụ đông theo vùng canh tác năm 2007
62
Bảng 4.13: Thu nhập của các công thức luân canh năm 2007
63
Bảng 4.14: Chi phí sản xuất cây vụ đông năm 2007
65
Bảng 4.15: So sánh năng suất cây vụ đông huyện Kim Thành với năng suất khảo nghiệm
69
Bảng 4.16: Tỷ suất sản phẩm hàng hoá cây vụ đông năm 2007
70
Bảng 4.17: Tỷ lệ sản phẩm vụ đông theo các hình thức tiêu thụ
72
Bảng 4.18: Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm
74
Bảng 4.19: Một số khó khăn trong sản xuất vụ đông theo đánh giá của hộ nông dân
75
Bảng 4.20: Mục tiêu phát triển cây vụ đông huyện Kim Thành đến 2010
78
Bảng 4.21: Kế hoạch chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông
79
Bảng 4.22: Dự kiến khối lượng tiêu thụ
81
Bảng 4.23: Dự kiến diện tích cây vụ đông chủ yếu huyện Kim Thành đến năm 2010
82
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vụ đông là vụ sản xuất thứ 3 của các địa phương miền Bắc và Bắc trung bộ. Ban đầu vụ đông được quan tâm chủ yếu dưới góc độ tận dụng đất đai sau 2 vụ lúa. Tuy nhiên, do gắn chặt với điều kiện thời tiết mùa đông nên sản xuất vụ đông tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Do đặc điểm này mà sản xuất vụ đông đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường về các loại lương thực, thực phẩm.
Qua quá trình phát triển vụ đông đã khẳng định được vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp như sau: Thứ nhất, sản xuất vụ đông góp phần khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai và lao động nông nghiệp. Thứ hai, sản xuất vụ đông đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thứ ba, sản xuất vụ đông góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Ngoài ra, việc thâm canh một số giống cây họ đậu trong vụ đông còn góp phần cải tạo đất.
Kim Thành là một trong những địa phương sản xuất vụ đông trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây lĩnh vực này luôn đạt được mức tăng đáng kể về năng suất và giá trị sản xuất. Ngoài ý nghĩa tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân sản xuất vụ đông đã góp phần quan trọng làm tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đất đai, lao động và tiền vốn. Tổng diện tích cây vụ đông của huyện luôn được duy trì ở mức trên 2.400 ha và là một trong những huyện có diện tích vụ đông lớn của tỉnh Hải Dương. Năm 2007 tổng giá trị sản xuất vụ đông của huyện đạt trên 70 tỷ đồng, giá trị sản xuất vụ đông trên mỗi ha canh tác tăng từ 22,04 năm 2005 lên 23,63 triệu đồng năm 2007 đưa vụ đông từ chiếm 30% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp năm 2003 lên 35,5% năm 2007 [23]. Một số loại cây vụ của huyện đã khẳng định được vị trí trong tỉnh cả về diện tích, năng suất và giá trị sản lượng như củ đậu chiếm 94% diện tích và 98% sản lượng, dưa hấu chiếm 35% diện tích và 34% sản lượng của toàn tỉnh Hải Dương [24].
Bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất vụ đông của huyện cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế. Thứ nhất diện tích cây vụ đông tuy lớn nhưng chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Hiện nay tổng diện tích vụ đông mới chiếm khoảng 50 % quỹ đất có khả năng sản xuất vụ đông của huyện [24]. Vụ đông chưa thực sự phát triển rộng khắp mà mới chỉ thực sự tập trung ở một số xã trong huyện. Thứ hai là việc thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh của các hộ chưa khoa học dẫn đến năng suất cây vụ đông của huyện còn thấp hơn năng suất trung bình của tỉnh. Bên cạnh đó những khó khăn mà các hộ nông dân đang phải đối mặt như tình trạng giá vật tư đầu vào tăng, chất lượng giống cây vụ đông chưa được kiểm soát chặt chẽ trong khi giá đầu ra luôn biến động cũng đã tác động tiêu cực đến sự phát triển sản xuất vụ đông của huyện.
Trước những thách thức trên, hàng loạt câu hỏi đặt ra như thực trạng sản xuất vụ đông của huyện đang diễn ra như thế nào? Đâu là tiềm năng và hạn chế trong phát triển? Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện? Và làm thế nào để vụ đông của huyện thực sự phát triển góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để nâng cao thu nhập cho các hộ? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện Kim Thành, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện đến năm 2010.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nói chung và phát triển cây vụ đông nói riêng.
- Phân tích đúng đắn thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở trên địa bàn huyện nhằm tìm ra những thế mạnh, những tồn tại hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông trong những năm qua.
- Đề xuất định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông của huyện đến 2010.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây vụ đông ở huyện Kim Thành.
- Hộ nông dân trồng cây vụ đông với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của năm trước, khảo sát thực trạng tiến hành vào vụ đông năm 2005 - 2007. Định hướng và giải pháp dự kiến được áp dụng vào các vụ đông tiếp theo từ năm 2010.
- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông (chủ yếu là củ đậu, khoai tây, ngô và dưa hấu).
2. nghiên cứu tổng quan
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1.1.1. Các khái niệm về tăng trưởng và phát triển
Những mục tiêu phát triển của các quốc gia đều dựa vào khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự kết hợp và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song, quan niệm chung nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng coi tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển.
Tăng trưởng kinh tế mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm sản lượng bằng cách mở rộng quy mô, chứ chưa đề cập đến mối quan hệ của nó đến các vấn đề xã hội.
Vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [18]. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên của GNP, GDP. Mức tăng đó thường đứng trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước đó.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội [18].
Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế
Gồm có các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế - xã hội.
* Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, có 2 chỉ tiêu cơ bản:
- Tổng thu nhập: phản ánh một cách khái quát nhất quy mô sản lượng hàng hoá và dịch vụ đã làm ra trong năm gồm:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà tất cả công dân một nước sản xuất ra không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước trong một thời kỳ nhất định.
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người ngoài nước) trong một thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc dân được xác định theo phương trình kinh tế sau đây:
GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng
Thu nhập tài sản ròng bằng tổng thu về thu nhập nhân tố từ nước ngoài trừ đi tổng thu về thu nhập nhân tố cho nước ngoài.
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người: thông thường sử dụng chỉ tiêu GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người.
* Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế – xã hội gồm: một số chỉ tiêu như chỉ tiêu cơ cấu ngành trong GDP; chỉ tiêu về cơ cấu hoạt động ngoại thương; chỉ tiêu về sự liên kết kinh tế; chỉ tiêu về mức tiết kiệm - đầu tư.
2.1.1.3 Các lý thuyết phát triển kinh tế
Các lý thuyết phát triển kinh tế có thể được chia thành 5 loại [31], đó là:
- Lý thuyết Linear-Stages (trong những năm 1950 và 1960)
- Các mô hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm 1960 và đầu những năm 1970).
- Lý thuyết phụ thuộc thế giới (International Dependency)
- Cách mạng tân cổ điển (những năm 1980)
- Các lý thuyết tăng trưởng mới (cuối những năm 1980 và 1990).
Nội dung chính của các lý thuyết như sau:
1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển (Linear-Stages).
ý tưởng về các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện từ thế kỷ 18. Adam Smith lần đầu tiên cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua 4 giai đoạn, cụ thể là săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hoá. Theo Karl Marx, tất cả các xã hội đều phải trải qua, đó là chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mô hình tăng trưởng về phát triển của Walt W.Rostow là một điểm cộng thêm của ý tưởng này.
Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn phá của Thế chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển. Để chống lại mối đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các nước tư bản phát triển cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập, các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát triển. Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Theo Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội phong kiến của Marx.
Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiết kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện.
Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 5 giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc điểm chính, đó là: Thứ nhất, có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân. Thứ hai, sự phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng trưởng cao. Thứ ba, sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu vực hiện đại.
Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà tất cả các cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thời đại tiêu dùng: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một khi đã đạt được tới giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar:
Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm của thuyết đó về sự tiết kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (H-Đ)
Phương trình chính của mô hình H-D là:
Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ suất tiết kiệm và k là tỷ lệ vốn - sản lượng. Vì thế về bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập quốc dân. Với một k luôn ổn định và vì thế tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân tương ứng với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn - sản lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15%. Nếu như tỷ suất tiết kiệm chỉ là 5%, khi đó 10% kia có thể vay mượn nước ngoài hay từ viện trợ nước ngoài. Đây là một luận cứ cơ bản đằng sau kế hoạch Marshall và kế hoạch này đã rất thành công.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một vài chỉ trích về mô hình Các giai đoạn. Quan điểm này cho rằng mô hình các giai đoạn đã quá đề cao tiết kiệm. Tuy tiết kiệm và đầu tư là các điều kiện cần cho sự phát triển nhưng chúng không được coi là điều kiện duy nhất.
2. Các mô hình thay đổi cơ cấu
Các mô hình thay đổi cơ cấu nhấn mạnh đến nhu cầu của một sự thay đổi về cơ cấu trong xã hội. Các mô hình này không mâu thuẫn với ý tưởng của mô hình các giai đoạn nhưng chúng triển khai các mô hình chức năng phức tạp để chỉ ra các thay đổi về cơ cấu trong xã hội có thể đưa nền kinh tế hướng tới con đường phát triển bền vững như thế nào.
3. Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế:
Khi lý thuyết phát triển hiện thời không mang lại bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, thì sự bất bình gia tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của các lý thuyết phát triển khác. Các lý thuyết này trở nên phổ biến đối với các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 1970, dần được biết đến như lý thuyết Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế.
ý tưởng cơ bản đằng sau Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế là các nước thế giới thứ ba bị dàn xếp trong một mối quan hệ phụ thuộc và thống trị với các nước giàu, và các nước giàu vô tình hay cố ý góp phần vào việc duy trì quan hệ này và hiện trạng đó được duy trì.
Các lý thuyết phụ thuộc có hai yếu kém lớn, đó là: Thứ nhất, các lý thuyết này chủ yếu chỉ tập trung tới việc tìm ra tại sao các nước kém phát triển vẫn cứ kém phát triển. Họ không có các ý tưởng cụ thể như một nước nên bắt đầu và duy trì sự phát triển như thế nào. Thứ hai, thất bại lớn của các nước theo đuổi cách tiếp cận cấp tiến/ triệt để này để có được đường lối cách mạng. Các nước này lật đổ giai cấp thống trị hiện thời và thay đổi chiến dịch cách mạng của việc bình thường hoá nhưng cuối cùng đã không đạt được bất cứ sự cải thiện có ý nghĩa nào trong điều kiện của dân chúng.
4. Cách mạng tân cổ điển (Neoclassical Counterrevolution):
Sau khi trấn động ban đầu từ các lý thuyết Phụ thuộc giảm bớt và khi các lý thuyết này không mang lại bất cứ sự cải tiến có ý nghĩa nào trong cuộc sống của người nghèo, các nhà kinh tế tân cổ điển đã quay trở lại với hàng loạt các lý thuyết khác được biết đến là cách mạng tân cổ điển. Lý thuyết Cách mạng tân cổ điển nhấn mạnh đến ba việc, đó là:
- Chính sách kinh tế vi mô theo chiều cung
- Các lý thuyết mong đợi hợp lý
- Tư nhân hoá các Công ty nhà nước.
Không giống với những người đằng sau các lý thuyết phụ thuộc, những người tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng do bên ngoài gây ra, những người đằng sau cách mạng tân cổ điển tin rằng tình trạng kém phát triển là một hiện tượng bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong. "Luận cứ trung tâm của cách mạng tân cổ điển là tình trạng kém phát triển có nguyên nhân từ việc phân bổ nguồn tài nguyên nghèo nàn do các chính sách sai lệch về giá cả và việc nhà nước can thiệp quá nhiều của các nước thế giới thứ ba." "Thế giới thứ ba kém phát triển không phải bởi các hoạt động bóc lột của các nước thế giới thứ nhất và các tổ chức quốc tế kiểm soát mà là bởi sự can thiệp của nhà nước và tình trạng tham nhũng, không hiệu qủa và thiếu các động cơ về kinh tế cụ thể." Theo lý thuyết này điều cần thiết là việc thúc đẩy các thị trường tự do và các nền kinh tế có chính sách tự do kinh doanh trong bối cảnh các chính phủ lạc quan , điều đó cho phép "ma lực của thương trường" và "bàn tay vô hình" của giá cả thị trường để chỉ đạo việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển truyền thống:
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới cuối những năm 1980 được biết đến như lý thuyết tăng trưởng truyền thống. là một tóm tắt về lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển cho tới những năm 1980 và cơ bản dựa trên mô hình Tăng trưởng Tân cổ điển của Solow. Mô hình tăng trưởng của Solow là một sự mở rộng của mô hình tăng trưởng Domar và giống mô hình Harrod Domar đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiết kiệm. Mô hình của Solow được coi là một sự cải tiến so với mô hình Harrod-Domar, bởi vì nó đã chỉ ra cách sự tự do hoá các thị trường quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và vì thế làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn hay nói cách khác là làm tăng tỷ suất tiết kiệm.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow: Solow mở rộng mô hình Harrod-Domar theo hai cách. Thứ nhất, ông xem xét lao động như một nhân tố thứ yếu của quá trình sản xuất. Thứ hai, ông đưa ra một nghiên cứu về khoa học ứng dụng, các biến số độc lập thứ ba. Quan trọng nhất là không giống với hệ số cố định, lãi suất cố định đối với quy mô tiêu dùng của mô hình H-D, mô hình của Solow thể hiện việc giảm năng suất đối với lao động và vốn một cách riêng lẻ và năng suất cố định đối với cả hai nhân tố nói chung.
Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trở thành hệ số dư trong mô hình Solow, giải thích cho sự tăng trưởng dài hạn. Mức độ của nó được thừa nhận là được quyết định ngoại sinh và độc lập với tất cả các hệ số khác.
Hàm sản lượng trong mô hình Solow:
y=AemtKaL1-a
Trong đó y là GDP, K là vốn nhân lực và vốn tự nhiên, L là công nhân tay chân , A cố định, là trình độ khoa học công nghệ , em là tỷ lệ ngoại sinh cố định khi khoa học kỹ thuật phát triển, a là tính co giãn của sản lượng tương ứng với vốn.
Thông tin trên đây về mô hình tăng trưởng Solow làm giảm lãi suất đối với vốn và lao động, ví dụ, MPK<APK và MPL<APL
Lý thuyết tăng trưởng truyền thống, trên cơ sở của mô hình tăng trưởng Solow, giải thích rằng vì ở các nước phát triển, vốn tương đối nhiều hơn so với ở các nước đang phát triển, theo luật tiệm giảm, vốn sẽ có một mức lãi suất thấp hơn ở các nước phát triển so với ở các nước đang phát triển. Kết quả là vốn sẽ có một chiều hướng tự nhiên chảy đến các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ lãi suất cao hơn. Vì vậy từ bối cảnh của các nước đang phát triển, chiến lược tốt nhất sẽ là mở rộng cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ tất cả các rào cản đối với luồng vốn nước ngoài.
5. Lý thuyết tăng trưởng mới (Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh)
Một trong những tranh cãi về lý thuyết tăng trưởng truyền thống là nó không nhận ra được chính xác các nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Theo lý thuyết này, sự thiếu vắng của các cú sốc về khoa học công nghệ ở tất cả các nền kinh tế sẽ dẫn tới mức tăng trưởng bằng không. Vì thế thu nhập bình quân đầu người tăng luôn được xem là một hiện tượng tạm thời do các cú sốc về công nghệ. Bất cứ sự gia tăng nào trong GNP mà không thể đóng góp cho các điều chỉnh ngắn hạn về cả lực lượng lao động hay vốn thì được xếp vào danh mục loại thứ ba, thường biết đến như số dư Solow (Solow residual). Số dư này đảm nhận gần 50% tăng trưởng trong lịch sử ở các quốc gia công nghiệp [31]. Cái cách mà lý thuyết tăng trưởng quy cho phần lớn tăng trưởng kinh tế tới một quá trình phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ là không thể chấp nhận được đối với nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Lý do thứ hai cho sự không hài lòng về lý thuyết tăng trưởng truyền thống là "thậm chí sau khi tự do hoá thương mại theo quy định và các thị trường nội địa, nhiều quốc gia kém phát triển đã tăng trưởng ít hay không tăng trưởng và không thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài hay tạm ngưng được dòng vốn nội địa.
Ba khác biệt căn bản giữa lý thuyết tăng trưởng mới và Lý thuyết tăng trưởng truyền thống.
Thứ nhât, các Lý thuyết tăng trưởng mới loại bỏ giả định tân cổ điển về lợi nhuận biên giảm (diminishing marginal returns) đối với đầu tư vốn và cho phép tăng lãi suất tới quy mô trong tổng sản lượng.
Thứ hai, các lý thuyết tăng trưởng mới đã dùng khái niệm về các yếu tố ngoại biên (externalities) để giải thích cho các mức tăng lợi nhuận.
Thứ ba, mặc dù công nghệ có vai trò quan trọng trong các lý thuyết tăng trưởng mới, nhưng nó vẫn không cần giải thích tăng trưởng dài hạn.
Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể được thể hiện bằng một phương trình đơn giản y = AK, trong đó A có thể là bất cứ nhân tố nào tác động đến công nghệ, và K là cả vốn nhân lực và tự nhiên. Không giống với các lý thuyết tăng trưởng truyền thống, mô hình này không trình bày được quy luật lợi nhuận giảm đối với vốn hay lao động khi nó xem xét đến khả năng đầu tư vào vốn nhân lực và tự nhiên, có thể phát sinh ra các nền kinh tế bên ngoài và cải thiện sản xuất.
Mô hình tăng trưởng nội sinh này giúp giải thích tại sao các khả năng lợi nhuận cao đối với việc đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển với tỷ lệ vốn-lao động thấp bị xói mòn chủ yếu bởi giảm thấp đi các mức đầu tư bổ sung vào vốn con người, cơ sở hạ tầng, hay nghiên cứu và phát triển lâu dài. Ngược lại với các lý thuyết tân cổ điển truyền thống, các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh mới đưa ra một vai trò tích cực đối với chính sách công trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nguồn vốn nhân lực.
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước; tăng thu nhập của dân cư. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có thể tăng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Ngược lại sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
Tóm lại, tăng trưởng có thể là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về kinh tế và xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế.
2.1.1.5. Phát triển bền vững
Vào nửa cuối của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, loài người đã phải đương đầu với những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình hình đó, quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường: đảm bảo thoả mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tương lai [18]. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng tài nguyên cho sản xuất ra của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng những thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường. Tăng cường thu nhập kết hợp với các chính sách môi trường và thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết cả hai vấn đề môi trường và phát triển.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà là sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài nguyên và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ và phương pháp ít gây nguy hại và không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các đầu tư tạo ra nhờ các chính sách môi trường sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, có thể có trường hợp đầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra những lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài của con người. Trong thực tế khi thu nhập tăng lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường cũng sẽ tăng lên và các nguồn lực có thể sử dụng cho đầu tư sẽ tăng lên.
Nhà nước ta đã đưa ra quan niệm chính thức về phát triển lâu bền là thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho thế hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động, cơ chế tổ chức, nhằm đảm bảo cho khả năng sử dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa thiên nhiên và con người, giữa tự nhiên và nhân tạo, giữa hiện tại và tương lai. Sự phát triển đó nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không làm phương hại đến phát triển của xã hội tương lai.
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đã đề xuất 5 nội dung của phát triển bền vững gồm:
- Tập trung phát triển ở những vùng nghèo đói, nhất là những vùng rất nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực và môi trường.
- Tạo ra sự phát triển cao về._. tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống.
- Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng thông qua các công nghệ thích hợp.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược có người dân tham gia.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển sản xuất cây vụ đông
2.1.2.1. Đặc điểm sản xuất cây vụ đông
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây vụ đông có mặt ở nước ta từ hàng ngàn năm nay, ban đầu là các cây bản địa như khoai lang, ngô, đậu, đỗ… Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học nông nghiệp trong việc lai tạo, tuyển chọn các giống cây mới cũng như sự mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới đã có nhiều giống cây mới được đưa vào sản xuất ở nước ta tạo nên tập đoàn cây vụ đông phong phú như hiện nay.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta nhờ thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) nên đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của một số loại cây trồng tạo điều kiện cơ cấu lại mùa vụ. Từ đó trong nông nghiệp nước ta chính thức hình thành thêm một vụ sản xuất mới - vụ đông.
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nên ở nước ta duy nhất các tỉnh phía Bắc từ Mục Nam Quan đến bắc đèo Hải Vân có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cây vụ đông ngoài hai vụ lúa.
Tuy nhiên để nghiên cứu phát triển cây vụ đông cần chú ý một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính sinh lý và sinh hoá khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra một tập đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải làm đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ đông, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp.
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nông dân cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra năng suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuất cây vụ đông. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng hàng hoá trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hoá.
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông. Vì vậy, từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.
- Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước cao nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất ra phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm vụ đông cao. Do đó cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây trồng vụ đông đòi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này.
2.1.2.2. Vai trò của sản xuất vụ đông
- Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực.
Việc tăng thêm vụ đông đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng được nguồn lao động nông nhàn. Năm 1998 cả nước đã sử dụng tương đương 1,997 triệu lao động cho ba tháng sản xuất vụ đông [9]. Ngoài ra, sản xuất vụ đông còn cho phép sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất khác và các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân.
Với việc phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hoá lớn, vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vụ đông đã cung cấp cho thị trường một lượng nông sản hàng hoá có giá trị tiêu dùng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Sản xuất vụ đông là nguồn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người mà hiếm có các sản phẩm thay thế. Sản phẩm vụ đông còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dược phẩm.
- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo và bồi dưỡng đất.
Bảng 2.1: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Chỉ tiêu
Đất trước khi thu hoạch
Đất sau khi thu hoạch vụ đông
Khoai lang
Khoai tây
Ngô gié
Đậu Côbơ
PH. (KCL)
5,50
5,80
5,90
5,60
5,90
Mùn (%)
0,75
0,82
0,85
0,78
1,00
N. Tổng số (%)
0,06
0,058
0,078
0,058
0,069
N. dễ tiêu (mg/100g đất)
2,36
4,10
4,25
2,54
4,80
P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)
6,00
7,90
8,26
6,10
5,90
Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 193 năm 1998 [12]
Sản xuất cây vụ đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do đặc tính sinh học và đặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng đất với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây vụ đông thường là cây trồng cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động này của cây vụ đông (xem bảng 2.1, 2.2).
Bảng 2.2: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Chỉ tiêu
Đất bỏ hoá vụ đông
Đất trồng khoai vụ đông
PH. (KCL)
6,2
6,3
Mùn (%)
1,3
2,3
N. Tổng số (%)
0,049
0,063
N. dễ tiêu (mg/100g đất)
2,1
5,0
P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)
3,75
3,75
Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 193 năm 1998 [12]
Tóm lại: sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: cung cấp lương thực, thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, sản xuất vụ đông làm tăng thu nhập bằng tiền, tăng tích luỹ và nâng cao mức sống của nông dân.
2.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Thời tiết: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất đa dạng các giống cây trồng. Cây vụ đông chủ yếu được sản xuất ở miền bắc, thời tiết vụ đông của khu vực miền bắc thường ít mưa ở đầu vụ, nhiệt độ thấp, không khí khô, gió bắc nhiều thuận lợi cho các cây rau vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát triển (nhiệt độ thích hợp là khoảng 150C – 200C). Nếu thời tiết vụ đông ít rét và độ ẩm cao thì đó là điều kiện có tác động không tốt đến cây trồng vụ đông. Trong vài năm gần đây diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu mùa khi ít khi nhiều, có những năm hầu như không có rét, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, sương muối cây dễ chết, dễ bị quăn lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng cây vụ đông. Chính vì vậy yếu tố về thời tiết đã có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng cây vụ đông.
- Đất đai: Đối với sản xuất cây vụ đông, đất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây vụ đông. Mỗi chủng loại cây thích hợp với loại đất có thành phần cơ, lý, hoá học khác nhau. Nắm bắt được từng loại đất, hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng của đất đai.
* Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội
Sản xuất vụ đông cũng như các loại cây trồng khác nó chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính sách của nhà nước... và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất...
- Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất.
+ Về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Để phát triển sản xuất cây vụ đông yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới.
+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây vụ đông: Cây vụ đông đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây vụ đông sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý. Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, chủ hộ có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cây vụ đông sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp.
+ Chính sách của Nhà nước: Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế thị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chính sách Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ KHKT mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
* Nhóm yếu tố kỹ thuật
- Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển, ngày càng có nhiều giống tốt đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể.
- Thời vụ gieo trồng: Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. Đối với cây vụ đông, thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển và đến thời kỳ thu hoạch. Do vậy cũng giống như các loại cây trồng khác, nếu cây vụ đông gieo trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp.
Thời vụ gieo trồng được xác định trong quá trình sản xuất. Lịch gieo trồng được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cây vụ đông, người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu giống cây trồng mùa vụ thích hợp.
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây vụ đông thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh.
So với các cây trồng khác, cây vụ đông thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại cây vụ đông nhiều về chủng loại, thường sinh ra với số lượng lớn, mật độ cao, hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng cây vụ đông với mức độ gây hại thường là rất lớn. Để bảo vệ cây vụ đông chống các loại sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây vụ đông chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây vụ đông có khả năng chống chịu ở từng vùng sản xuất.
+ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất.
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý.
2.1.2.4. Phát triển cây vụ đông
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có thể quan niệm phát triển cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Như vậy, phát triển cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng.
- Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.
- Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ đông theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao, sự tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích cây vụ đông.
- Ngoài ra, trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.
Theo chúng tôi, phát triển cây vụ đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phát triển bền vững: phát triển cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất hàng hoá đối với cây vụ đông không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…
- Phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… của từng vùng. Trên phạm vi xã hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng chỉ nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương có lợi thế.
2.1.2.5. Các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển cây vụ đông
* Các chủ trương của Đảng
Cây vụ đông được đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, điều đó được thể hiện ở các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là động viên cao độ và tổ chức toàn dân, toàn quân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nhằm trước hết bảo đảm vững chắc lương thực và thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu…Ra sức đẩy mạnh sản xuất lúa bằng thâm canh tăng vụ và sử dụng hết diện tích, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và ĐBSH. Tập trung đầu tư về thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, sức kéo để đưa năng suất lên nhanh ở những vùng có khối lượng lớn về lương thực. Phải hết sức đẩy mạnh sản xuất vụ đông ở các tỉnh miền bắc” [1]. Từ khi có những nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất cây vụ đông, diện tích, năng suất và sản lượng được tăng nhanh, kể cả hàng hoá nội vùng và ngoại vùng. Đặc biệt hội nghị triển khai nghị quyết 6 của Bộ Chính trị ngày 12 và 13/3/1999 “về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” là cột mốc đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ tới phát triển nông nghiệp hàng hoá. Ngoài ra Nhà nước còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông nghiệp hàng hoá phát triển. Trong thời gian qua Nhà nước đã hướng dẫn nông dân “sản xuất phải gắn với thị trường, làm ra những mặt hàng với số lượng, chất lượng và thời gian mà thị trường cần để có thể tiêu thụ và đạt hiệu quả”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “phát triển sản xuất cây thực phẩm, sản xuất thành những vùng chuyên canh hoá, những vành đai quanh các thành phố, các khu công nghiệp, đồng thời phát triển mạnh kinh tế các nông hộ”. Đại hội IX lần nữa khẳng định việc tăng vụ, tăng sản lượng lương thực, thực phẩm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai với một số định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông như sau: Thực tế trong những năm qua tuy sản lượng lương thực, thực phẩm không ngừng tăng nhanh nhưng giá trị sản phẩm lại liên tục giảm, vì vậy cần thiết phải xây dựng, phát triển sản xuất một số cây vụ đông có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những cây xuất khẩu; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm nâng cao khả năng phục vụ sản xuất, nâng cao giá trị thương phẩm, qua đó mở rộng thị trường tại chỗ và tích cực mở rộng thị trường mới, hướng vào thị trường xuất khẩu; đưa công nghệ sinh học, các giống lúa ngắn ngày có chất lượng cao vào sản xuất, kết hợp và bố trí mùa vụ thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông; quy hoạch vùng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, kết hợp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cây vụ đông [2].
* Các chính sách của Nhà nước về phát triển cây rau quả nói chung và cây vụ đông nói riêng.
- Chính sách thuế
+ Quyết định số 09/2000/QĐ-TTg ngày 15/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “một số chính sách và biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm công nghiệp” quy định ngoài diện miễn giảm theo chính sách đã ban hành, kể từ năm 2001, còn được xét miễn giảm khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả, cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng vật tư, phân bón, giống cây trồng khi thị trường những mặt hàng này có những biến động lớn bất lợi cho người nông dân. Cụ thể là nếu giá các loại phân bón trên thế giới tăng quá cao Chính phủ sẽ giảm thuế nhập khẩu phân bón xuống 0% để ổn định giá phân bón trong nước. Qua đó chi phí sản xuất cùng giảm nếu thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp có những biến động quá lớn.
+ Thông tư số 95/2004/TT-BTC cũng quy định các tổ chức, cá nhân thuê đất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rau quả được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo Nghị định số 129/2003/NĐ-Chính phủ ngày 3/11/2003 của Chính phủ.
- Chính sách phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất mới.
Nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ, Chính phủ đã chủ trương: tăng cường, nghiên cứu, áp dụng những thành quả mới nhất của khoa học công nghệ; nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân lực tại chỗ, cung cấp kịp thời các tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, các quy trình sản xuất tiên tiến, các thông tin về thị trường tiêu thụ; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề ở nông thôn; tạo lập, phát triển thị trường và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn; hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, tích luỹ cho nông dân.
+ Quyết định số 09/2003/QĐ-TTg đã đưa ra nhiều chính sách về hỗ trợ phát triển công nghệ về giống, chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi, bảo quản, chế biến…, theo đó:
. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật. Phần lớn giống tốt phải được sản xuất trong nước. Khuyến khích việc nghiên cứu lai tạo và ứng dụng giống ưu thế lai. Đầu tư đảm bảo yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu tạo giống mới và sản xuất giống gốc. Giành đủ kinh phí cần thiết để nhập khẩu nguồn gien và giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới và để nhân nhanh giống tốt phục vụ sản xuất đại trà.
Mở rộng từng bước việc áp dụng kỹ thuật di truyền trong công tác tạo giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, song phải đảm bảo tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, giống hiện nay vẫn là khâu yếu nhất, chưa có đủ các loại giống tốt và giá rẻ, đảm bảo chất lượng để cung cấp cho người sản xuất, việc kiểm tra chất lượng giống còn nhiều yếu kém đã tác động xấu đến năng suất và chất lượng.
. Về chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi
Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, trong đó cần đặc biệt quan tâm phát triển các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại hình công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tổng hợp, có hiệu quả về phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh gây hại nguy hiểm đối với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
. Về bảo quản, chế biến
Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản nhằm giảm được tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trước mắt phải đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ đối với các cơ sở sản xuất hiện có và sử dụng công nghệ mới tiên tiến đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới, phù hợp nhu cầu thị hiếu của từng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
+ Ngày 03/11/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay là đầu mối cho các hoạt động khuyến nông với kinh phí năm 2004 lên đến 90 tỷ đồng. Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cây vụ đông, chính sách khuyến nông có tác dụng tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng thích ứng với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng các biện pháp sản xuất có hiệu quả cho người dân như: chọn giống, xử lý đất, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp… để nâng cao chất lượng sản phẩm vụ đông. Mặc dù vậy, hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế do chưa được triển khai trên diện rộng, chậm triển khai tới các vùng sản xuất hàng hoá hoặc triển khai với hiệu quả chưa cao.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, theo đó Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
+ Ngày 14/1/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, đây là một trong những quyết định quan trọng liên quan đến phát triển thị trường
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam
* Giai đoạn trước đổi mới
Vụ đông nước ta phát triển từ rất lâu, nhưng từ thập kỷ 60, nhất là từ thập kỷ 70 trở lại đây, do tác động tiến bộ KHKT làm thay đổi cơ cấu mùa vụ nên các cây trồng vụ đông mới được phát triển mạnh trở thành sản phẩm hàng hoá. Sản xuất cây vụ đông đã đem lại nhiều sản phẩm trao đổi giữa các vùng trong nước và trên thế giới. Năm 1975 diện tích cây vụ đông đạt 122.985 ha, đến năm 1979 đạt 253.710 ha, tăng 2,06 lần so với năm 1975. Trong đó, nếu so sánh các cây năm 1978 với năm 1975 thì cây khoai tây (103.980 ha) tăng hơn 4,11 lần và cây khoai lang (83.014 ha) tăng 1,96 lần, ngô (21.076 ha) tăng 0,6 lần. Rau đậu (43.720ha) tăng 1,37 lần. Trong vùng đồng bằng thì cơ cấu diện tích khoai tây chiếm 69,2% (83.469 ha). Cây khoai lang chiếm 13% (16.946 ha). Cây ngô chiếm 3,6%, rau đậu chiếm 13,8% và cây khác chiếm 0,4%. Như vậy cây khoai tây vụ đông thời kỳ này chiếm độc tôn, đã cung cấp sản phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu [9].
Trong tổng diện tích cây vụ đông cả nước năm 1979 thì vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chiếm 130.017 ha (tương ứng 51%). Trung du đạt 47.376 ha, khu 4 cũ đạt 61.381 ha và miền núi đạt 14.396 ha. Vụ đông phát triển đã đem lại 773 nghìn tấn lương thực tương đương hơn 50 nghìn tấn thóc. Vụ đông phát triển ở hầu hết các vùng và các tỉnh phía bắc, những địa phương phát triển mạnh cây vụ đông trong thời gian này là tỉnh Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình và Thái Bình [9].
* Giai đoạn sau đổi mới
Trải qua hơn 20 năm sản xuất vụ đông đã phát triển mạnh và rộng khắp ở các vùng, tính đến vụ đông năm 1999, diện tích các tỉnh phía bắc đạt 452.461 ha (tăng 187,7% so với vụ đông năm 1979). ĐBSH vẫn là vùng có diện tích lớn nhất: 205.597ha chiếm 45,4%, sau đó đến khu 4 cũ chiếm 24,3%, trung du chiếm 21,6% và miền núi chiếm 8,1%. Thời kỳ này cây ngô là cây chủ lực ở các tỉnh phía bắc, chiếm 36,62%, năng suất bình quân đạt 29,5 tạ/ha, tiềm năng về năng suất có thể cao hơn nếu thâm canh cao hơn [9]. Vì vậy, cây ngô còn là cây lấp vụ rất tốt khi vụ mùa bị thiên tai không còn khả năng cấy tái giá. Có thể nói đưa cây ngô lai vào kết hợp với các yếu tố kỹ thuật đã làm thay đổi cả nếp nghĩ, tập quán canh tác của nông dân miền bắc, năm 1998 tỷ lệ ngô lai là 77%, năng suất đạt tới 36,4 tạ/ha, cao hơn ngô thường là 6,6 tạ/ha [9].
Thời kỳ này, cây khoai lang là cây có diện tích lớn sau cây ngô (chiếm 26,02% tổng diện tích cây vụ đông cả nước). Đã có năm diện tích khoai lang vụ đông đạt trên 190 nghìn ha (1992), nhưng mấy năm gần đây diện tích khoai lang giảm mạnh do giá trị sản xuất thấp (năm 1999 còn 125 nghìn ha, năm 2004 còn 86 nghìn ha). Nhìn chung khoai lang là cây dễ trồng, đầu tư thâm canh không lớn, hệ số sử dụng sản phẩm cao, là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc [9].
Rau đậu là cây vụ đông có vị trí quan trọng ở đồng bằng và trung du bắc bộ nhất là vào những năm úng lụt mất mùa. Diện tích rau đậu chiếm 26,02% tổng diện tích cây vụ đông cả nước và hàng năm tăng khoảng 65 – 100 nghìn ha, khối lượng sản phẩm đạt trên dưới 1 triệu tấn [9]. Nếu được tổ chức tốt khâu tiêu thụ từ thu gom, lưu thông và chế biến, xuất khẩu thì chắc chắn rau đậu sẽ là một trong những cây trồng có triển vọng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông.
Đầu những năm 1980 đã có thời kỳ cây khoai tây phát triển mạnh, diện tích lên tới 11 – 12 vạn ha/năm. Nhưng đến vụ đông năm 2000 diện tích khoai tây giảm chỉ còn 3 nghìn ha. Nguyên nhân chính do thị trường tiêu thụ khoai tây trong nước có hạn, việc xuất khẩu khoai tây phức tạp, chi phí quá tốn kém, hiệu quả kinh tế lại thấp. Về năng suất cũng không có sự thay đổi lớn, ổn định trong khoảng 10 tấn/ha. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng khoai tây trong bữa ăn ở nước ta đang tăng dần, nhất là ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. Đồng thời, nhờ tiến bộ kỹ thuật mới về khoai tây hạt lai đã làm thử nghiệm thành công ở Thái Bình, Hà Nam, năng suất tăng gấp 1,5 – 2 lần, tạo ra những khả năng mới về thâm canh nâng cao năng suất, tăng sản lượng khoai tây. Đó là những cơ sở có thể từng bước khôi phục vụ trí cây khoai tây trong sản xuất vụ đông ở nước ta.
Đậu tương là cây có giá trị về mặt cải tạo đất và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên khung thời vụ của cây đậu tương đông quá hẹp, lại chịu ảnh hưởng của mưa đầu vụ và hạn cuối vụ nên việc mở rộng diện tích gặp khó khăn. Diện tích đậu tương đông năm 1995 đạt 17 nghìn ha, năm 1999-2000 diện tích đậu tương tăng khá nhanh lên tới 20.352 ha, sản lượng đạt 23.140 tấn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho thị trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là tìm cách mở rộng diện tích, tìm giống cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của khách hàng để đáp ứng đủ cho thị trường đang khan hiếm này.
2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất vụ đông của một số địa phương
Tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là vùng bán sơn địa nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây vụ đông như địa hình dốc, dễ thoát nước, có hệ thống sông ngòi, ao hồ phong phú, thuận lợi về điều kiện khí hậu, thời tiết. Do đó cây vụ đông được đưa vào sản xuất ở Bắc Giang từ rất lâu. Nhưng sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Bắc Giang những năm trước đổi mới vẫn kém phát triển, sản xuất manh mún và theo phương thức quảng canh, do đó năng suất thấp. Cây vụ đông được trồng chủ yếu là khoai lang, cây thuốc lá và một số loại rau. Năng suất các cây trồng vẫn còn thấp như khoai lang đạt 3-4 tạ/sào năm 1981.
Những năm gần đây, Bắc Giang đã đưa các giống cây trồng có khả năng thích ứng cao và có giá trị kinh tế vào sản xuất như: Lạc đông, đậu đỗ, rau sạch. Về diện tích, năng suất cây vụ đông đều liên tục tăng. Năm 1995 diện tích vụ đông là 19.400 ha, đến năm 2004 diện tích là 38.600 ha. Về năng suất: lạc năm 1998 là 9,5 tạ/ha, đến năm 2004 đạt 14,3 tạ/ha; ngô năm 1990 đạt 19 tạ/ha, đến 2004 đạt 28 tạ/ha (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang). Như vậy, Bắc Giang không chỉ chú trọng phát triển vụ đông về diện tích mà đã chuyển sang phát triển những cây rau cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thành phố Hà Nội
Những năm gần đây diện tích các loại cây vụ đông biến động không đều do quá trình đô thị hoá đã thu hẹp một phần diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng cây vụ đông nói chung lại có xu hướng tăng dần. Năm 2000 năng suất đạt 170 tạ/ha, đến năm 2003 đạt 185 tạ/ha. Năng suất không ngừng tăng lên là do Hà Nội có lợi thế tiếp cận nhanh với các tiến bộ KHKT. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các công trình KH nghiên cứu nhằm giúp cho nông dân nâng cao năng suất và sản lượng cây vụ đông [25].
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn của người dân thủ đô ngày càng cao, Hà Nội đã chú trọng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Sản xuất rau an toàn được tiến hành theo một số mô hình: sản xuất tập trung, hoặc các hộ sản xuất chịu sự quản lý của các HTX theo các quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn qua các đợt tập huấn kỹ thuật tại địa phương. Theo thống kê của Sở Nô._.ác giải pháp phát triển cây vụ đông của huyện mang tính khả thi cao đề tài có một số kiến nghị về chính sách như sau:
Đối với Nhà nước
- Thiết lập một hệ thống thông tin hiệu quả về thị trường sản phẩm nông nghiệp phổ biến đến cấp xã nhằm giảm bớt các hành vi không lành mạnh của người thu mua muốn lợi dụng tình trạng thiếu thông tin của người bán để kiếm lời.
- Xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nông sản để tạo thuận lợi cho việc hình thành giá cả sản phẩm.
- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm, lân, kali để giảm giá thành sản xuất của các hộ nông dân.
- Chất lượng vật tư nông nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng nhằm hạn chế rủi ro cho người sản xuất do mua phải vật tư kém chất lượng.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, trình độ quản lý sản xuất, marketing sản phẩm vụ đông cho các hộ nông dân.
Đối với cấp chính quyền huyện Kim Thành
Chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất vụ đông của địa phương bằng các hoạt động cụ thể như chỉ đạo thống nhất các ngành, đoàn thể trong chuyển giao KHKT vào sản xuất, tăng cường quản lý các dịch vụ đầu vào của sản xuất, nhất là khâu giống.
Đối với các hộ nông dân
- Các hộ nông dân cần mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao động để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất vụ đông.
- Cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tạo nguồn phân hữu cơ cho sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 6- khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
2.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
3.
Ban chỉ đạo thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa huyện Kim Thành (2003), Báo cáo tổng kết chương trình dồn điền đổi thửa huyện Kim Thành, Kim Thành.
4.
Ban quản lý dự án các khu công nghiệp Hải Dương (2004), Tình hình thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Hải Dương.
5.
Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2004), Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.
Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2006), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
7.
Nguyễn Văn Cường (2004), Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
8.
Đảng bộ huyện Kim Thành (2006), Lịch sử đảng bộ và nhân dân Kim Thành tập 2, Kim Thành.
9.
Đinh Văn Đãn (2002), Nghiên cứu phát triển cây vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
10
Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11.
Học viện Chính trị quốc gia (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12
Nguyễn Công Tạn (1998), Phát huy kết quả sản xuất vụ đông năm 1997, chuẩn bị tốt vụ đông năm 1998 của các tỉnh phía bắc, Tạp chí Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, số 193 tháng 7 năm 1998.
13
Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh Hải Dương (2006), Kết quả khảo nghiệm các giống ngô vụ đông, Hải Dương.
14
Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh Hải Dương (2006), Kết quả khảo nghiệm các giống dưa hấu, Hải Dương.
15
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương (2006), Kết quả khảo nghiệm giống củ đậu, Hải Dương.
16.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương (2006), Kết quả khảo nghiệm giống khoai tây, Hải Dương.
17.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1996), Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục, Hà Nội
18.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999), Kinh tế phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội
19.
Đào Thế Tuấn (1984), Hệ thống sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
20.
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành (2000), Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Kim Thành giai đoạn 2005 – 2010, Kim Thành.
21
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2004), Quyết định V/v phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng chợ đầu mối chuyên doanh rau quả vùng Đồng bằng sông Hồng tại Hải Dương, Hải Dương.
22
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2007, phương hướng năm 2008, Kim Thành.
23
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành (2007), Niên giám thống kê huyện Kim Thành năm 2005 - 2007, Kim Thành.
24
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Thành (2007), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, Kim Thành.
25
Viện nghiên cứu rau quả (2003), Nghiên cứu các giải pháp kinh tế – kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất một số loại rau chủ yếu ở vùng ven thành phố Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội.
B. Tiếng Anh
26
A.N. Sadu and Singh (1986), Fundamentals of Agricultural Economics, Himalayan Publishing House, Bombay.
27
Colman D. Young (1990), Economics of Trade, principal of Agricultural Economics, Camridge University Press, Cambridge.
28
D.Beggs, Stanley F and Rudiger D, (1991), Economics, London University Press, London.
29
Martin Upton (1996), The Economics of Tropical Farming Systerms, Cambridge University Press, Cambridge.
30
Micheal Common (1988), Environmental and Resouce Economics: An Introduction, Long man, London.
C. Tài liệu từ Internet
31. Lê Thu (2006), Các lý thuyết phát triển, Kinhtehoc.com
Phụ lục số liệu
Phụ lục 1: Năng suất cây vụ đông của các nhóm hộ
ĐVT: tạ/ha
Nhóm hộ khá (1)
Nhóm hộ TB (2)
Nhóm hộ kém (3)
So sánh (%)
(1)/(2)
(2)/(3)
(1)/(3)
- Dưa hấu
251,44
214,52
192,18
17,21
11,62
30,84
- Ngô
47,25
47,2
47,19
0,11
0,02
0,13
- Khoai tây
129,42
125,87
125,66
2,82
0,17
2,99
- Củ đậu
480
472
456
1,69
3,51
5,26
Nguồn: Điều tra hộ
Phụ lục 2: Năng suất cây vụ đông theo vùng canh tác
Vùng 1 (1)
Vùng 2 (2)
Vùng 3 (3)
So sánh (%)
(1)/(2)
(2)/(3)
(1)/(3)
- Dưa hấu
225,71
220,14
200,16
2,53
9,98
12,76
- Ngô
47,25
48,69
47,00
- 2,96
3,60
0,53
- Khoai tây
125,65
130,41
120,47
-3,65
8,25
4,30
- Củ đậu
500,14
475,95
430,44
5,08
10,57
16,19
Nguồn: Điều tra hộ
Ghi chú: Vùng 1: nội đồng; Vùng 2: bãi ven sông; Vùng 3: úng, trũng
Phụ lục 3: Chi phí sản xuất cây vụ đông theo nhóm hộ năm 2007
(tính bình quân 1 ha)
ĐVT
Nhóm hộ
Khá
T. bình
Kém
1. Dưa hấu
- Chi phí trung gian
tr.đ
14,56
14,15
13,45
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
91,21
80,33
80,03
+ Lao động
n.công
902,63
870,54
875,34
2. Ngô
- Chi phí trung gian
tr.đ
8,10
8,08
8,11
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
70,55
70,97
70,80
+ Lao động
n.công
312,15
314,29
308,83
3. Khoai tây
- Chi phí trung gian
tr.đ
21,12
20,07
20,00
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
191,25
176,77
150,22
+ Lao động
n.công
694,03
700,38
691,63
4. Củ đậu
- Chi phí trung gian
tr.đ
27,14
26,22
25,78
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
100,75
90,65
88,45
+ Lao động
n.công
916,24
915,17
889,85
Nguồn số liệu: Điều tra hộ
Phụ lục 4: Chi phí sản xuất cây vụ đông theo vùng canh tác năm 2007
(tính bình quân 1 ha)
ĐVT
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
1. Dưa hấu
- Chi phí trung gian
tr.đ
15,15
14,36
14,08
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
91,95
84,55
75,74
+ Lao động
n.công
889,48
927,19
871,60
2. Ngô
- Chi phí trung gian
tr.đ
8,15
8,08
8,10
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
70,77
78,00
70,75
+ Lao động
n.công
306,67
327,76
283,51
3. Khoai tây
- Chi phí trung gian
tr.đ
21,02
20,57
20,45
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
170,55
160,88
161,95
+ Lao động
n.công
670,82
724,05
652,17
4. Củ đậu
- Chi phí trung gian
tr.đ
28,82
26,47
26,50
- Chi phí gia đình: + Phân hữu cơ
tạ
105,48
95,12
97,76
+ Lao động
n.công
955,67
903,43
909,55
Nguồn số liệu: Điều tra hộ
Ghi chú: Vùng 1: nội đồng; Vùng 2: bãi ven sông; Vùng 3: úng, trũng
Phụ lục 5: So sánh mức đầu tư cho cây vụ đông của các hộ
với mức đầu tư theo quy trình kỹ thuật
(tính bình quân 1 ha)
Chỉ tiêu
ĐVT
Điều tra hộ
(1)
Quy trình
(2)
(1)/(2)
(%)
Cây dưa hấu
- Giống
kg
0,56
0,47
119,15
- NPK
tạ
10,00
10,83
92,34
- Kali
tạ
2,78
3,33
83,48
- Phân hữu cơ
tạ
83,33
110,00
75,76
Cây ngô
- Giống
kg
41,67
42,00
99,21
- Đạm
tạ
2,78
3,47
80,12
- Lân
tạ
3,61
4,17
86,57
- Kali
tạ
1,39
1,81
72,78
- Phân hữu cơ
tạ
70,83
86,94
81,59
Cây khoai tây
- Giống
kg
97,22
100,00
97,22
- Đạm
tạ
3,06
3,50
87,43
- Lân
tạ
4,17
5,83
71,53
- Kali
tạ
2,22
2,92
76,03
- Phân hữu cơ
tạ
166,67
219,17
76,05
Cây củ đậu
- Giống
kg
97,22
98,00
99,20
- Đạm
tạ
3,33
3,00
111,00
- Lân
tạ
6,94
7,00
99,14
- Kali
tạ
1,94
2,00
97,00
- Phân hữu cơ
tạ
97,22
194,45
50,00
Nguồn: Điều tra hộ và tổng hợp từ các tài liệu [14],[15],[16]
Phục lục 6: Tham gia tập huấn sản xuất cây vụ đông của
các hộ trong giai đoạn 2005 - 2007
Tỷ lệ
(%)
1. Tham gia các lớp tập huấn của các hộ
- Có tham gia tập huấn sản xuất vụ đông
35,56
- Không tham gia tập huấn sản xuất vụ đông
64,44
2. Nguyên nhân các hộ không tham gia
- Không có thông tin về lớp tập huấn
15,52
- Không có điều kiện tham gia
31,03
- Không quan tâm đến nội dung tập huấn
53,45
Nguồn số liệu: Điều tra hộ
Phụ lục 7: Hiệu quả tăng thêm do áp dụng các biện pháp
kỹ thuật trong sản xuất cây vụ đông
(tính bình quân 1ha)
Đơn vị tính: triệu đồng
rVA
rIC
rVA/rIC
- Dưa hấu
3,91
1,56
2,51
- Ngô
0,54
0,73
0,73
- Khoai tây
4,11
1,19
3,45
- Củ đậu
3,35
1,93
1,73
Nguồn: Tính toán của tác giả từ các tài liệu [14], [15], [16]
Phụ lục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây vụ đông
1. Cây củ đậu
1.1. Giống
Các giống củ đậu thường trồng là củ đậu Trung Quốc, củ đậu miền Nam và củ đậu Nghĩa Lộ (gọi theo xuất xứ nguồn giống chứ không có tên cụ thể). Nhưng trồng phổ biến hiện nay là giống Trung Quốc và giống miền Nam.
- Củ đậu Trung Quốc: Hình dáng củ hơi tròn dài, có múi.
- Củ đậu miền Nam: Hình dáng củ tròn dẹt nhẵn, không có múi.
- Năng suất đạt từ 1,5 - 2,0 tấn/sào.
- Thời gian sinh trưởng: Từ 100 - 105 ngàytrở lên (nếu trồng thâm canh và đạt năng suất kinh tế nên để từ 110 - 115 ngày).
- Lượng giống: 2,1 - 2,2 kg/sào đối với giống Trung Quốc
3 kg/sào đối với giống miền Nam.
1.2. Thời vụ
- Vụ sớm: Trồng từ 20/6 - 5/7 ở trà đất cây màu xuân hè, hoặc chân đất cấy lúa chiêm xuân. Thu hoạch cuối tháng 9 đầu tháng 10 (thời vụ này ít trồng). Trồng bằng hạt TQ.
- Vụ trung: Trồng từ 10/7 - cuối tháng 7 trên đất dưa hấu hè hoặc chân dược mạ mùa. Thu hoạch từ 15/10 - đầu tháng 11 (trồng bằng hạt TQ).
- Vụ muộn: Trồng từ 20/8 - cuối tháng 8 trên chân đất lúa mùa cực sớm. Thu hoạch cuối tháng 11 đầu tháng 12 (vụ này có thể để kéo dài sang tháng giêng, tháng 2 năm sau nếu thoát nước tốt). Trồng bằng hạt miền Nam.
1.3. Làm đất, bón phân, trồng
- Làm đất: Cây củ đậu có thể trồng trên đất cát pha hoặc thịt nhẹ tơi xốp, thoát nước. làm đất nên cày bừa kỹ, bón vôi 20 - 30 kg/sào tùy theo độ chua của đất.
- Làm luống theo hình khum mái lều với chiều rộng luống 1 - 1,2 m, chiều cao đỉnh luống 45 - 50 cm.
- Củ đậu yêu cầu bón lót sâu, do vậy phải kéo đất lên luống 2 lần:
+ Lần 1 kéo cơ bản thành luống, bón lót phân toàn mặt luống (cách chân luống 20 - 25 cm)
+ Lần 2: Kéo đất phủ kín phân bằng đất nhỏ với yêu cầu lấp đất phủ phân dầy 5 - 7 cm. Xúc sạch đất dõng làm phẳng mặt luống sau đó mới tiến hành đặt hạt.
- Bón phân:
+ Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục 6 - 7 tạ (tốt nhất nên bón 2,5 - 3,0 tạ phân Bắc hoai - để bón mặt luống).
+ Đạm urê: 10 - 15 kg
+ Lân Super: 25 - 30 kg
+ Kali 7 - 8 kg
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng (phân Bắc) + lân + 20 - 25% đạm + 30% kali (hiện tại dân chưa bón lót kali). Số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc.
- Gieo trồng
+ Gieo hạt trực tiếp khi đã bón lót phân và làm luống xong (không gieo bầu).
+ Mật độ trồng: 18 cm x 18 cm hoặc 15 cm x 17cm tùy theo đất tốt hay xấu (mật độ 18 x 18 hợp lý hơn).
Chú ý: Đặt hạt nằm , không đặt hạt nghiêng, không phủ đất kín hạt và đặt hạt cách chân luống 20 - 25 cm.
+ Sau khi đặt hạt xong dùng rạ rũ rồi phủ kín mặt luống (không phủ rạ sóng)
1.4. Chăm sóc
Số đạm và kali còn lại có thể bón thúc làm nhiều lần.
- Lần 1: Bón khi cây mọc được 20 - 22 ngày
- Sau đó cứ 10 ngày bón 1 lần.
- Có thể dùng thêm nước phân ngâm mục tưới bổ xung cho cây.
- Kết thúc bón phân trước khi thu hoạch 45 ngày.
* Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý:
+ Mỗi lần bón đạm + kali kết hợp tát nước vào rãnh luống, tưới nước ướt rạ rồi hãy pha N + K tưới. Sau đó dùng roa nước lã để tránh làm đạm, kali bám vào lá làm cháy lá.
+ Cây củ đậu có thể leo, phát triển thân lá nhiều. Để hạn chế cây phát triển thân lá, tập trung dinh dưỡng vào củ việc bấm ngọn cây là rất cần thiết.
Bấm ngọn lần đầu sau khi cây mọc được 25 - 30 ngày khi cây cao khoảng 20 cm. Sau đó cứ 7 - 10 ngày lại tiến hành bấm ngọn (chú ý bấm ngọn đến lúc thu hoạch).
1.5. Phòng trừ sâu bệnh
Cây củ đậu thường bị sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, đốn lá và rỉ sắt gây hại.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của BVTV.
1.6. Thu hoạch
- Thường thu hoạch củ đậu khi cây được 110 - 115 ngày, lá bắt đầu rạc.
- Đối với vụ muộn có thể để kéo dài 1 - 2 tháng nữa, năng suất sẽ cao hơn và được giá với điều kiện phải thoát nước thật tốt để chống thối củ./.
2. Kỹ thuật trồng khoai tây
2.1. Giống
+ Giống Thường Tín đang được trồng phổ biến hiện nay, là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 90 - 95 ngày thích hợp thâm canh trung bình năng suất từ 10 - 12 tấn/ha kích thước củ nhỏ vỏ củ nâu sáng, chất lượng tốt tuy nhiên giống đã bị thoái hoá nên cần phải chọn củ ở cây sạch bệnh theo phương pháp chọn lọc quần thể dùng làm giống để duy trì độ thuần và năng suất.
+ Giống Mariella, Lipsi, Sanetta, Karsta, Rasant được nhập nội từ Đức, giống Diamant, Nicola được nhập từ Hà Lan. Thời gian sinh trưởng vụ đông 95-105 ngày chịu thâm canh, năng suất trung bình từ 16 -18 tấn/ha, cao 23 - 25 tấn/ha.
+Giống khoai tây KT2 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn 75 - 80 ngày, nếu thu sớm (55 - 60 ngày sau trồng) có thể cho năng suất 15 - 17 tấn củ/ha thích hợp trồng trong vụ đông sớm và đông chính vụ. Củ hình elíp, vỏ củ vàng đậm, ruột vàng tỷ lệ củ to cao, ít bị thối trong bảo quản.
Ngoài ra còn một số giống khoai tây Trung Quốc, KT3, VT2, khoai tây hạt lai Hồng Hà 2, Hồng Hà 7 có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 90 ngày năng suất cao. Tùy điều kiện sản xuất từng địa phương chọn một vài giống thích hợp.
2.2. Thời vụ
+ Trồng bằng củ giống: Vụ đông trồng từ 15 / 10 - 15 / 11.
+ Khoai tây đông xuân tăng vụ trồng 1 - 15 / 12 thu cuối tháng 2 đầu tháng 3 để kịp cấy lúa xuân. Dùng giống ngắn ngày hoặc trồng để thu củ giống cho vụ đông.
+ Gieo hạt: Từ 15 - 30 / 10 trồng cây con 10 - 20 / 11 (tuổi cây con 25 - 30 ngày) .
2.3. Làm đất - Trồng
- Đất khô: Cày bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 m cả rãnh, cao 20 - 25 cm trồng 2 hàng cách nhau 45 - 50 cm, củ cách nhau 30 - 35 cm, nếu trồng cây con cách 25 - 30 cm.
- Đất ướt: Cày thành luống, làm đất nhỏ theo hàng, chuẩn bị đất bột để trồng theo hốc. Trong quá trình chăm sóc đất khô ta làm nhỏ và vun thành luống.
Đất chua khi làm đất nên bón 20 - 30 kg vôi bột/sào.
- Củ giống đem trồng nếu nhỏ để nguyên cả củ, nếu to dùng dao cắt miếng nhúng vết cắt vào xi măng rồi mới đem trồng mỗi miếng phải có 1 - 2 mầm.
- Đặt củ giống tránh tiếp xúc với phân, lấp 1 lớp đất nhỏ kín mầm dày 4 - 5 cm sau đó phủ trấu hoặc rơm rạ.
2.4. Phân bón
+ Lượng phân cho 1 sào Bắc bộ:
Phân chuồng 600 - 800 kg
Urê 10 - 12 kg
Lân supe 15 - 20 kg
Kali 8 - 10 kg.
Phân chuồng nên ủ trước với lân, không nên bón phân tươi để hạn chế bệnh chết dây và thối củ.
+ Cách bón:
-Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/3 urê và 1/3 kali .(Đất ướt chỉ bón lót phân chuồng và lân không bón đạm và kali)
- Bón thúc:+ Lần 1 sau trồng 15 - 20 ngày bón 1/3 urê +1/3 kali kết hợp
vun xới lần 1và tỉa cây.
+Lần 2 sau trồng 30 - 35 ngày bón nốt số còn lại kết hợp vun cao gốc để tia củ không phát triển thành cành làm giảm năng suất.
2.5. Chăm sóc
- Tưới nước: Sau trồng phải luôn giữ đủ ẩm để cho khoai mọc nhanh và đều, nếu đất khô có thể tưới rãnh (tưới 1/2 rãnh).
Sau vun xới lần 1 tưới 2/3 rãnh... Trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng tưới nước, nếu trời mưa phải khơi thoát hết nước ở rãnh.
- Tỉa cây để mỗi khóm 2 - 3 cây thân.
- Vun xới kết hợp với bón phân tránh xới sâu mặt luống làm đứt tia củ.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu xám, bọ trĩ, rệp, bọ rùa, nhện..., dùng ofatoc, Sumicidin, Sherzol, Sherpa, Fastac..., phun trừ.
- Bệnh mốc sương, lở cổ rễ, bệnh héo xanh..., dùng Boocdo, Zinep, Topsin, Kasumin, Starner, Kasuzan..., để phun trừ.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn ở bao bì.
2.7. Thu hoạch
Chọn những ngày nắng ráo để thu hoạch. Phân loại củ ngay tại ruộng, củ trọng lượng dưới 30 g để làm giống./.
3. Kỹ thuật trồng dưa hấu
* Đặc tính giống
- Là giống lai F1 do Công ty P.S thuộc tập đoàn SEMINIS của Mỹ sản xuất. Dạng quả dài màu xanh thẫm có sọc mờ rất đẹp, vỏ mỏng vừa nên không bị nứt quả ngoài đồng và thích hợp cho vận chuyển đi xa.
- Cây sinh trưởng và phát triển rất khoẻ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và nhiều loại sâu bệnh.
- Tỷ lệ ra hoa đậu quả cao (dễ lấy quả) quả to đồng đều 3 - 4kg, phẩm chất ngon, độ đường cao, ít hạt…
* Kỹ thuật gieo trồng
3.1. Thời vụ
- Có thể trồng được cả 3 vụ trong năm.
3.2. Chuẩn bị hạt giống và cây con
- Để trồng 1 sào Bắc bộ cần 15 - 17g hạt.
- Ngâm hạt trong nước ấm 6 - 8 giờ. Vớt ra rửa sạch, chà kỹ cho hết nhớt, đem bọc trong khăn bông ẩm, gói lại bỏ vào túi ni lông buộc kín miệng rồi ủ ở nhiệt độ 28 - 300C, khi hạt vừa nhú mầm thì đem gieo ngay.
- Nên gieo vào bầu ươm, mỗi bầu một hạt, sâu 1 cm rồi lấp đất bột rồi tưới ẩm. Cây con có 1,5 lá thật thì đem trồng.
3.3. Chuẩn bị đất, lên luống, phủ bạt Plastic
- Đất trồng dưa phải được luân canh với cây trồng khác họ. Nên rải vôi để xử lý đất với lượng 20 - 30kg/sào trước trồng 7 -10 ngày.
- Chia ruộng thành từng cặp luống cách nhau 5,2 - 5,5 m. Lên luống cao 30cm, rộng 1m, mặt luống rộng 50 - 60cm, rãnh rộng 30cm.
- Trải bạt plastic trên mặt luống, dùng lạt tre giằng bạt cho cố định.
- Dẫn nước vào mương cho ẩm đất. Dùng dụng cụ đục lỗ vào bạt đường kính 7cm, đục dọc theo mé mương nước, cao hơn mực thuỷ chuẩn 5cm, sẽ trồng cây ở vị trí này.
3.4. Khoảng cách và mật độ trồng:
Cây cách cây trên hàng 40cm (320 - 340 cây/sào).
3.5. Bón phân
Lượng phân bón cho một sào trung bình như sau:
- Bón lót: 1m3 phân chuồng ủ mục + 8- 10kg NPK (16-16-8) + 10kg Supe lân hoặc 40kg phân hữu cơ vi sinh + 10 - 20kg Supe lân + 3 - 5kg KCL + 15 - 18kg NPK (16-16-8).
- Bón thúc lần 1: 20 - 25 ngày sau trồng khi cây bò tới mép bạt. Bón táp luống mé ngoài mép bạt. 15 - 18kg NPK (16-16-8) + 6 - 8kg KCL.
- Bón thúc lần 2: Khi nụ hoa cái thứ nhất nở (bón thúc nụ). Tưới rãnh 3 - 5kg NPK (16-16-8).
- Bón thúc lần 3: Sau khi chuyển quả (dưa bằng ngón tay cái). Tưới rãnh: 3 - 5kg NPK (16-16-8) + 2kg KCL.
- Bón thúc lần 4: Khi trái to 1- 1,5kg: Tưới rãnh: 3 - 5kg NPK (16-16-8) + 1 - 2kg KCL.
3.6. Tưới nước
- Cần sử dụng biện pháp tưới rãnh để cung cấp đủ nước cho cây, giữ ẩm thường xuyên.
- Trước khi thu hoạch 5 ngày cần bón 1,5kg kali và ngừng tưới nước để tăng độ ngọt của dưa.
3.7. Bấm ngọn, tỉa nhánh, sửa dây
- Khi cây có 5 lá thật, tiến hành bấm ngọn để tạo ra 3 dây trèo hoặc có thể lấy một thân chính và hai nhánh cấp 1. Khi dưa ngả ngọn, dùng lạt tre mỏng ghim cố định dây dưa cho khỏi lung lay, hướng cho dưa bò vuông góc với luống.
3.8. Chọn nụ cái, thụ phấn bổ sung, tuyển trái
- Từ 6-8 giờ sáng tiến hành thụ phấn bổ sung cho hoa dưa (hoa cái thú nhất ngắt bỏ, không thụ phấn).
- Chọn quả ở vị trí thứ hai hoặc 3, trái đều, cuống dài, nhiều nông tơ mướt, không bị tì vết, sâu bệnh.
- Mỗi gốc chỉ để lại 1 quả đạt tiêu chuẩn, ngọn dưa bò tới giữa ruộng thì bấm ngọn.
3.9. Phòng trừ sâu bệnh hại dưa
- Bọ trĩ: Dùng Confidor 100 SL: 5 - 7 ml/8 lít. Marshal 200 SC: 20 - 25ml/8 lít; Abatimec 3.6.
- Sâu vẽ bùa, rầy mềm: dùng Regent 800 WG: 1,5g/8 lít nước; Abatimec 3.6.
- Sâu ăn tạp, sâu xanh ăn lá: Dùng lannate 40 SP pha 20 - 25g/8 lít. Mimic 20F : 10 - 15ml/8 lít.
- Bệnh thán thư: Dùng Nustar 40EC . Antracol 70WP,…
- Bệnh héo dây chảy mủ: dùng Eminent 125/150 EC., Kocide..
- Bệnh thối rễ héo dây: Dùng Champion 77WP; Benlat-C 50 WP; Ridomil-MZ.
- Bệnh héo tươi do vi khuẩn Pseudomonas sp.
- Biện pháp phòng trừ: không trồng liên canh, tiêu huỷ cây bệnh. Xử lý đất trồng bằng vôi bột + Phèn xanh, phun ngừa định kỳ bằng thuốc kháng khuẩn: + Kasumin 2L: 30 - 35ml/8 lít. Starner 20 WP, pha 15 - 20g/8 lít.
- Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng: Dùng Score 250 EC; Cuzzate-M8 72WP. Eminent 125/150 EC./.
4. Kỹ thuật trồng ngô
* Giống - Thời vụ gieo trồng
- Hiện nay có nhiều giống ngô được trồng trong sản xuất, nên bố trí các giống vào các thời vụ như sau:
Thời vụ
Thời gian gieo hạt
Thời gian sinh trưởng (ngày)
Giống sử dụng
Xuân
15/1 - 15/2
125 -135
110 - 120
LVN10, LVN99,DK888,P11, P848, B9681, B9797, B9670…
Hè thu
T6 - 15/7
95 - 105
LVN10, DK888, P11, P848, B (9681, 9797, 9999...) C919..
Thu đông
Cuối T8 - 5/9
100 - 120
LVN10, DK888, LVN4, Bioseed..
Đông
T9 - 5/10
105 - 120
P11, P848, LVN99; LVN4.., Nếp lai B (9681, 9999 ..), C 919; P60...
* Kỹ thuật trồng trọt
4.1. Đất trồng ngô
- Có thể trồng ngô trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên ngô thích hợp nhất là đất nhẹ, độ màu mỡ cao dễ thoát nước. Ngô cần độ ẩm nhưng rất sợ úng.
- Đất trồng ngô cần cày sâu, bừa kỹ sạch cỏ dại, với ngô đông trên đất lúa để kịp thời vụ. Khi gieo hoặc đặt bầu ngô trên ruộng làm đất chưa kỹ thì sau đó cần xới xáo cho đất tơi xốp để ngô phát triển.
4.2.Khoảng cách và mật độ
- Các giống dài ngày có nhiều cây 2 bắp như: LVN10, DK888, ... nên trồng thưa. Khoảng cách (70 x 33 - 36 cm) mật độ 1.400 - 1.500 cây/sào. Các giống ngắn ng ày trồng mật độ dày hơn 1.600 - 1.800 cây/sào khoảng cách (70 x 30 - 33cm) hoặc (75 x 20-25 cm)
- Ngô đông trồng sau 25/9 - 5/10 nhất thiết phải làm bầu.
Cách làm bầu: Trộn đất bùn ao với phân chuồng mục tỉ lệ 2:1 và 3 kg Supe lân cho số bầu/sào - Lót lá hoặc giấy rồi rải đều bùn ao đã trộn dày 5 cm để se lại dùng dao cắt đứt từng bầu kích thước 5 x 5 x 5 cm.
- Ngâm ngô từ 8 - 10h ủ cho nứt nanh nhú mầm rồi đem gieo vào bầu, khi ngô được 2 - 3 lá đưa bầu ra ruộng. Đặt bầu xoay lá ngô ra rãnh tận dụng ánh sáng quang hợp.
4.3. Bón phân
- Lượng phân bón cho 1 sào :
P/C: 250 - 300 kg
Urê: 10 - 12 kg
Lân Supe: 13 - 15 kg
Kali: 5 - 6 kg
- Cách bón: Bón lót P/C+lân+ 1/3 Urê bón theo rãnh hoặc hốc trộn đều lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt hoặc đặt bầu.
- Nếu trồng trên đất ướt thì bón lót P/C + 2/3 lân, số lân còn lại ngâm với nước giải và nước phân chuồng + 1/3 Urê tưới cho cây khi có 3 - 4 lá. Lượng Urê và Kali còn lại chia đều bón thúc vào thời điểm khi có 6 - 7 lá và 9 - 10 lá.
4.4. Chăm sóc
Tỉa cây lần 1 khi ngô 3 - 4 lá, ổn định mật độ ngô 6 - 7 lá
Vun nhẹ kết hợp làm cỏ + thúc đợt 1 khi ngô 6 - 7 lá
Vun cao gốc kết hợp làm cỏ + thúc đợt 2 khi ngô 9 - 10 lá.
- Đảm bảo đủ nước cho ngô ở các giai đoạn gieo hạt đến khi ngô có 3-4 lá và giai đoạn từ 7-9 lá đến khi ngô chín sữa; không để hạn hoặc úng nhất là úng lúc ngô xoáy nõn, trổ cờ.
4.5. Phòng trừ sâu bệnh
- Trên ngô thường có sâu xám, sâu đục thân, rệp cờ. Dùng bả độc hoặc OFATOX để trừ sâu xám. Dùng BASUZIN hoặc FURAZAN, PADAN, SATTRUNGDAN rắc vào nõn hoặc phun để trừ sâu đục thân. Dùng Bi 58 hoặc OFATOX, TREBON, SHERPA...trừ rệp cờ.
- Chú ý bệnh khô vằn và phấn đen, đốm lá của ngô, khắc phục bằng cách trồng đúng mật độ, làm cỏ sạch để gốc ngô được thoáng. Ngắt bỏ lá bệnh khi bệnh mới xuất hiện hoặc dùng VALIDACIN để phun.
4.6. Thu hoạch
Khi ngô già vỏ áo chuyển vàng và khô, chân hạt xuất hiện điểm đen là ngô đã già tiến hành thu hoạch vào những ngày nắng ráo, khi ngô chưa chín hẳn mà cần giải phóng ruộng thì cho nước vào nhổ cả cây, bó lại thành bó đem dựng trong vườn cho ngô tiếp tục chín./.
BảNG CÂU HỏI PHỏNG VấN
Hộ NÔNG DÂN Về SảN XUấT CÂY Vụ ĐÔNG
I. PHầN THÔNG TIN CHUNG
1. Tình hình cơ bản của hộ
- Địa chỉ: Xóm (Đội) ……………… Thôn ……………… Xã ……
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Thông tin về chủ hộ và người được phỏng vấn
Người được phỏng vấn
Chủ hộ
Họ tên
Giới tính
Tuổi
Số năm đi học phổ thông
Chuyên môn
Số năm sản xuất vụ đông
- Thuộc loại hộ:
+ Theo trình độ kinh tế: …………………………………………………
- Tổng số nhân khẩu:
+ Tổng số lao động chính: …………
+ Tổng số lao động phụ:………………
- Số lao động thực tế tham gia sản xuất nông nghiệp:
+ Tổng số lao động chính:………….
+ Tổng số lao động phụ:………………
2. Ruộng đất
Diện tích
1. Tổng diện tích canh tác
- Diện tích tưới tiêu chủ động
- Tổng số thửa
2. Tổng diện tích có khả năng sản xuất vụ đông
3. Diện tích cây vụ đông năm 2007, trong đó:
3.1 Cây ..............
- Thửa 1
- Thửa 2
- Thửa 3
- Thửa 4
3.2 Cây ..............
- Thửa 1
- Thửa 2
- Thửa 3
- Thửa 4
3.3 Cây ...................
- Thửa 1
- Thửa 2
- Thửa 3
- Thửa 4
II. CHI PHí SảN XUấT CÂY Vụ ĐÔNG 2007
(Điều tra chi phí của thửa có diện tích lớn nhất)
1. Sử dụng lao động
Đơn vị tính: ngày công
Hoạt động
C ây ..............
C ây ...............
C ây ...............
1. Làm đất
- Cày
- Bừa
- Vạc bờ, cuốc góc
2. Trồng
3. Bón phân
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
4. Làm cỏ bằng tay
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
5. Công phun thuốc cỏ
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
6.Công phun thuốc sâu
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
1. Sử dụng lao động (tiếp theo)
Đơn vị tính: ngày công
Hoạt động
C ây ..............
C ây ...............
C ây ...............
7. Công tưới tiêu
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
- Lần 4
8. Công thu hoạch
9. Công khác
10. Thuê lao động
- Tiền thuê lao động
2. Chi phí giống
ĐVT
Cây ...............
Cây ...............
Cây ...............
1. Giống mua
- Số lượng
kg
- Giá mua
000đ/kg
- Giá trị
000đ
2. Giống của nhà
kg
3. Chi phí phân bón
Đơn vị tính: kg
Cây .................
Cây
.................
Cây
.................
1. Phân chuồng
- Của gia đình
- Mua ngoài
2. Phân đạm
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
3. Phân lân
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
4. Kali
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
5. NPK
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
4. Thuốc trừ cỏ, bảo vệ thực vật
Đơn vị tính: 1.000đ
Cây
...................
Cây
.......................
Cây
........................
1. Thuốc trừ cỏ
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
2. Thuốc BVTV
- Lần 1
- Lần 2
- Lần 3
5. Các chi phí khác
Chi phí
Cây
....................
Cây
....................
Cây
..................
1. Bảo vệ đồng ruộng
2. Diệt chuột
3. Thuỷ lợi nội đồng
4. Thuỷ lợi phí
5. Chi phí khác
-
-
III. KếT QUả SảN XUấT 2007
1. Kết quả sản xuất vụ đông
ĐVT
1. Sản phẩm chính
2. Sản phẩm phụ
1. Cấy .......
- Sản lượng
kg
- n giá
000đ/kg
- Giá trị
000đ
1. Cấy .......
- Sản lượng
kg
- n giá
000đ/kg
- Giá trị
000đ
1. Cấy .......
- Sản lượng
kg
- n giá
000đ/kg
- Giá trị
000đ
2. Kết quả sản xuất các cây trồng khác
- Lúa
-
IV. CÂU HỏI ĐịNH TíNH
4.1. Ông (bà) có coi vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm không [ ]
1. Có; 2. Không; 3. Không có ý kiến.
4.2. Gia đình có sử dụng giống mới trong sản xuất cây vụ đông?
- Có
- Không. Xin cho biết nguyên nhân
Nguyên nhân
- Giống đắt
- Giống không phù hợp với điều kiện đất đai
- Không tìm được nguồn giống tin tưởng
- Không hiểu biết kỹ thuật chăm sóc
- Không có nhu cầu
- Nguyên nhân khác
4.3 Khó khăn lớn nhất trong sản xuất vụ đông của gia đình là gì?
[ ] Thiếu vốn sản xuất
[ ] Tư thương ép cấp, ép giá
[ ] Diện tích đất hạn chế
[ ] Chất lượng giống không ổn định
[ ] Thiếu lao động
[ ] Khó mua giống đảm bảo chất lượng, số lượng
[ ] Thiếu kỹ thuật
[ ] Khó phân biệt chất lượng đầu vào
[ ] Thiếu t.tin thị trường
[ ] Giá vật tư đầu vào cao
[ ] Đầu ra không ổn định
[ ] Sâu bệnh
[ ] Lãi thấp
[ ] Khác…………………………
4.4. Trong sản xuất vụ đông gia đình đã nhận được sự hỗ trợ hay ưu đãi gì?
- Vay vốn với lãi suất ưu đãi
- Nếu được vay thì lãi suất là bao nhiêu…..% và được vay bao nhiêu…..
- Hỗ trợ về: Giống
Vật tư
- Hướng dẫn kỹ thuật
- Hỗ trợ khác
4.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vụ đông mà gia đình đang áp dụng hiện nay là do:
- Các thế hệ trước truyền lại
- Học của các gia đình khác
- HTX dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn
- Cán bộ khuyến nông Hải Dương
- Do những người bán giống hướng dẫn
4.6. Gia đình bán sản phẩm cho ai?
- Tư thương đến mua tại nhà
- Tự vận chuyển đến điểm thu gom
- Tự vận chuyển đến các cơ sở chế biến
- Tự bán cho người tiêu dùng ngoài chợ
4.7. Gia đình thường bán sản phẩm vào thời điểm nào?
- Ngay sau khi thu hoạch
- Bảo quản sản phẩm chờ được giá
4.8. Ông (bà) nhận xét gì về giá bán sản phẩm hiện nay?
Tên sản phẩm
Giá bán sản phẩm
Cao
Vừa phải
Thấp
ổn định
Không ổn định
củ đậu
dưa hấu
ngô
khoai tây
4.9. Ông (bà) có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho cây vụ đông không?
- Không
- Có. Cần vay bao nhiêu đồng?
4.10. Gia đình có nhu cầu được tập huấn kỹ thuật sản xuất vụ đông?
- Không
- Có
Theo gia đình hình thức tập huấn nào dưới đây là thích hợp nhất
+ Mở lớp tập huấn
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh
+ Phổ biến trong sinh hoạt đoàn thể
+ Xây dựng điểm trình diễn kỹ thuật
4.11. Ông (bà) có muốn mở rộng diện tích trồng cây vụ đông không?
- Có
- Không. Tại sao?
+ Thiếu đất
+ Điều kiện tưới tiêu kém
+ Thiếu vốn
+ Thiếu kỹ thuật
+Tiêu thụ sản phẩm khó khăn
+ Giá vật tư nông nghiệp cao
+ Thiếu giống có chất lượng
+ Thiếu lao động
4.12 Ai là người quyết định các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Chọn giống
- Chăm sóc
Bán sản phẩm
Ai tham gia tập huấn
4.13 Khi quyết định lựa chọn cây vụ đông ông, bà căn cứ vào yếu tố nào
Dự báo của nhà nước về thị trường sắp tới
Do quy hoạch của nhà nước
Do thói quen
Do vụ trước có thu nhập cao
Cảm ơn ông (bà)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRAN DUC TOAN (NOP TV).doc