Tài liệu Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học KTQD với chương trình giáo dục: MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU
A – Giới thiệu chung :
Lí do tiến hành đề án :
Xin được bắt đầu bài viêt bằng khẳng định “Giáo dục đại học nước nhà đang bị xuống cấp trầm trọng đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có”.Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại học Quốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại học địa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập nhưng tất cả đều thiếu đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng... Ebook Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học KTQD với chương trình giáo dục
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học KTQD với chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo ngày càng tụt hậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.Nguyên nhân do đâu có thực trạng đó
Đội ngũ giáo viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo.Bệnh thành tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà ít quan tâm thực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người. không quan tâm đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.Chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đại học, đa ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm, nhưng chất lượng vẫn tụt hậu.Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, có một vấn đề rất then chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi và cho đến nay vẫn chưa hề được đặt ra để giải quyết. Đó là vấn đề đội ngũ giảng viên Đại học. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 cho đến nay!Trước đây việc chọn người gửi đi đào tạo tại nước rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay. Nhưng từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại học Âu - Mỹ.Chúng ta cần:Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới. Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới. Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi. Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặc ngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất lượng. Tiếp theo cần có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp.
Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng: Có lẽ trên thế giời không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí thức như ở nước ta. Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải không ngừng học tập. Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung vào chuyên môn. Với đồng lương còm cõi thì giảng viên trẻ sẽ sống và phát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào? Thù lao đào tạo nâng cao trình độ không hề nhỏ. Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả!
Trang thiết bị dạy học học không theo kịp yêu cầu:Trang bị các phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừa không cập nhật, vừa không có hệ thống. Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một Trường Đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khấu hiệu hô hào tự học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước?
Chung quy lại chúng ta đào tạo đại học nhằm phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp nhưng tại sao với số lượng cử nhân ra trường hàng năm với số lượng không hề nhỏ nhưng xu hướng cung – cầu nhân sự chất lượng cao ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường.Nhiều doanh nghiệp nhận sinh viên đại học nhưng vẫn phải bỏ 1 khoản tiền không nhỏ để đào tạo lại có những trường tự mình đào tạo nhân lực mà không lấy sẵn từ các trường đại học(FPT là 1 tiêu biểu).Tại sao vậy?Tại hệ thống giáo duc kém,phat triển lêch lạc hay tại chúng ta đào tạo không theo nhu cầu thị trường?
Việt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.nhận thấy rằng chúng ta chưa có trường đại học nào theo tiêu chuẩn thế giới với bằng cấp được công nhận.Hơn lúc nào hêt việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao,chất lượng cao được coi trọng.Các trường đại học cũng nên phát triển mở rộng hơn nữa từng bước khắc phục nhược điểm đã nhận ra.Đã đến lúc trường đại học thay đổi tư duy lấy thương hiệu,tên tuổi trường mà tự sống với niềm tự hào đó.
Với mục đích đi sâu hơn nữa,tìm hiểu thêm về marketing.Em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên ĐH KTQD với chương trình giáo dục”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu dược tiến hành gồm 2 mảng chính:
- Vấn đề lí thuyết :
+Marketing giáo dục là gì ?
+Marketing giáo dục bao gồm những mảng nào ?
Vấn đề thực tiễn :
+Áp dụng marketing giáo dục vào thực tiễn trường ĐH KTQD
+Tìm hiểu nhu cầu sinh viên trong trường.
- Lời kết những biện pháp khắc phục.
B_ Phương pháp luận :
1. Thiết kế nghiên cứu:
Nguồn dữ liệu :
Đây là vấn đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam dù không còn xa lạ với những nước trên thế giới .Hầu như chưa có tài liệu nào nói về vấn đề này nên nguồn dữ liệu chủ yếu ở đây là dữ liệu thứ cấp từ mạng internet và sách vở.
Tìm hiểu nhu cầu sinh viên qua điều tra nghiên cứu bảng hỏi.Quy mô mẫu 40.
II.BÁO CÁO ĐỀ ÁN :
A.Phần lí thuyết :
1.Giáo dục đại học và cơ chế thị trường_Tiền đề áp dụng Marketing giáo dục .
Cụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi phương tiện."GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"...
Có hay không "thị trường GDĐH" ở Việt Nam?
Có những sản phẩm đi vào quá trình tiêu dùng thông qua việc mua bán hoặc trao đổi kiểu "cho không", trong cơ chế thị trường vẫn được gọi là hàng hóa. Như vậy, hàng hóa không nhất thiết gắn với việc mua bán hay thương mại. Dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là một hàng hóa, còn việc có đem ra "mua bán", có thu học phí hay hoàn toàn miễn phí lại là việc khác.Ở VN, hiện có khoảng 40.000 sinh viên (SV) đang du học tự túc ở nước ngoài, nghĩa là đang "mua" GDĐH ở nước ngoài, xã hội mỗi năm tốn khoảng 300 triệu đô la.Hiện nay cũng đã có 4 trường ĐH và 8 trường CĐ nước ngoài đang kinh doanh, với lợi thế cạnh tranh rất cao, về dịch vụ GDĐH trên đất nước ta. Và, cũng có khoảng 120.000 SV đang theo học các trường ĐH dân lập và tư thục mà toàn bộ chi phí của nhà trường chủ yếu là dựa vào học phí. Như vậy, ít ra đã có một mảng GDĐH đang được thương mại và thị trường hóa ở Việt Nam. Ngay ở mảng GD phổ thông, một dịch vụ mà đến nay vẫn còn rất ít nước trong số 145 thành viên của WTO chấp nhận nhập khẩu vào nước ta cũng đang được tự do kinh doanh với mức học phí lên đến 5.000 - 10.000 đô la Mỹ/năm. Tất cả những sự kiện đó đã vượt lên trên mức quan ngại so với những câu hỏi như: "GDĐH có là hàng hóa không?", có là "công" hay "đặc biệt" mà chúng ta đang mãi tranh luận và đôi khi đã làm ngạc nhiên cho một số nhà GD ở nước ngoài.
Cần thị trường hóa giáo dục đại học
Khi nền GDĐH chuyển sang nền GD cho số đông, một áp lực ngày càng lớn đã đè lên ngân sách nhà nước.Từ đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước tính trên đầu SV đã có xu thế giảm liên tục trong những thập niên vừa qua. Vì vậy, một mặt xã hội yêu cầu ĐH phải được vận hành một cách có hiệu quả hơn, mặt khác, các trường ĐH phải tăng thu từ các nguồn thu khác ngoài ngân sách nhà nước, trong đó có học phí và mở rộng một số hoạt động có tính chất kinh doanh. Xã hội hiện đại rất đa dạng và phức tạp, việc ra quyết định và điều khiển tập trung là kém hiệu quả. Để có hiệu quả cần phải chuyển việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ xã hội từ Chính phủ sang thị trường. (Theo đánh giá ở Mỹ, "Khi tư nhân hóa nhiều dịch vụ GD thì tiết kiệm được 15-40% chi phí cho GD" - Murphy 1996).
Khi nền GDĐH còn là "tinh hoa", phần lớn ĐH có định hướng nghiên cứu, sản phẩm của nó sẽ là những "con người khoa học" chủ yếu đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Nhưng khi GDĐH đã là nền GD cho số đông, phần lớn ĐH lại là GD nghề nghiệp, tấm bằng ĐH của từng cá nhân sẽ là "tấm hộ chiếu vào đời". Chủ yếu GD nghề nghiệp cũng là đặc điểm của nền GDĐH ở những nước mới phát triển nền GDĐH. Do vậy, GDĐH ngày nay phải được xem chủ yếu là mang lại lợi ích cá nhân.
Mục tiêu xuất phát của thị trường hóa GDĐH là làm cho ĐH phải được tổ chức và vận hành một cách hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, GDĐH nên từng bước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của Chính phủ, giao cho thị trường để có hiệu quả hơn như mở rộng ĐH tư thục, hợp đồng giao một số ĐH công lập cho tư nhân. Các trường ĐH nên gắn kết với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, đào tạo theo đặt hàng, cho phép lập các công ty dịch vụ hoặc "kinh doanh mạo hiểm" ở các trường ĐH, lập trường ĐH trong các công ty lớn, cho phép các thầy cô giáo ở các ĐH làm việc bán thời gian ở các doanh nghiệp...
Toàn cầu hóa và "tư thục hóa"
Khi có thị trường dịch vụ GDĐH, một mặt chúng ta có cơ hội lựa chọn chính sách khai thác tiềm lực GDĐH của nước ngoài để phát triển GDĐH của nước mình, thậm chí có thể xuất khẩu GDĐH tại chỗ nhờ vào GDĐH của nước ngoài như kiểu của Singapore, Malaysia... Ngoài ra, chúng ta có điều kiện học tập qua hợp tác với nước ngoài từ các chương trình liên kết, các chi nhánh ĐH nước ngoài ở VN... Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn rất lớn: phải cạnh tranh không cân sức (tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay) với nước ngoài... Hạn chế những mặt trái này của thị trường hóa luôn là một nhiệm vụ khó khăn ở những nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước ta, một nước có nền kinh tế đang còn là nền kinh tế chuyển đổi.
Từ những quan sát nói trên, có thể nhận ra một số vấn đề liên quan đến GDĐH Việt Nam, một mặt còn đang đứng khá xa trước xu thế và mãi băn khoăn về những hạn chế của thị trường hóa, mặt khác thị trường hóa với những tiêu cực lại vẫn đang xảy ra nhưng còn chưa có những giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nước ta hiện có gần 12% số SV thuộc ĐH ngoài công lập và dự kiến sẽ tăng lên đến 40% vào năm 2010. Tuy vậy chính sách tài chính vẫn còn chưa rõ ràng. Nếu có chính sách hợp lý, hy vọng sẽ có hàng chục ngàn tỉ đồng hằng năm đầu tư vào loại trường ĐH này.Theo Báo Thanh niên)
Ngày nay biên giới giữa công lập và tư thục đã bị xóa mờ vì đa số ĐH tư thục đều nhận được tài trợ của Nhà nước,quyết định ngang bằng giữa bằng cấp trường công lập và ngoài công lập thì sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng lớn.Cùng với việc đời sống con người được cải thiện chấp nhận chi trả cho giáo dục lớn lên thì công lập không phải là lựa chọn duy nhất cho bước tiến vào đời đặt ra cho giáo dục đại học bài toán mới : “làm Marketing cho giáo dục” một đề tài tưởng chừng rất mới nhưng lại không hề xa lạ với các nước trên thế giới.Như những trường đại học ở Singapore.Người ta vẫn thường thắc mắc tại sao đảo quốc sư tử,một quốc gia nhỏ bé mà sao giàu có như vậy?Với việc thành công trong kinh doanh dich vụ và giáo dục đại học là một trong số đó thì điều đó thật dễ hiểu.Theo đánh giá hiện nay ở châu Á thì Singapore là nước đang có những chương trình Marketign giáo duc manh nhất, đặc biệt là tại Việt Nam một điều nhìn thấy là rất nhiều sinh viên,học sinh chọn Sing là điểm tới cho mình.Tại sao vậy?Hãy để phần sau giải thích cho bạn.Nó không chỉ chó nguyên nhân một chiều do những chính sách Marketing mà là sự yếu kém của giáo dục nước nhà không đủ tin tưởng khi bạn có nhu cầu cho bằng cấp thế giới.
Từ những tiền đề nêu trên là diều kiện phát triển marketing trong giáo dục.Khi mà giáo dục được coi là hàng hóa và tồn tại một thị trường giáo dục ở Việt Nam có người cung cấp và người sử dụng dịch vụ,có nhu cầu và khả năng chi trả.và hơn hết có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong khuôn khổ bài tập chúng ta nghiên cứu lí thuyết marketing giáo dục trên góc độ người quản lí trường học.Chúng ta nghiên cứu việc làm của người cung cấp dịch vụ.
2.Lí thuyết marketing giáo dục.
a. Những khái niệm liên quan.
Thị trường giáo dục đại học:bao gồm những sinh viên có nhu cầu và mong muốn thỏa mãn việc học tập và chấp nhận thanh toán cho mong muốn đó.Đứng trên góc độ marketing chúng ta định nghĩa khách hàng là sinh viên và coi khách hàng là trung tâm.
Vậy ta có thể hiểu marketing giáo dục là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện việc trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của hai bên .
Sản phẩm của giáo dục là chúng ta là những cử nhân với tấm bằng.Họ có được gì sau hàng mấy năm trời đào tạo với những tiêu chí đánh giá như thế nào cho phù hợp nhu cầu thị trường đảm bảo sao cho có lợi nhất với sinh viên và cho những doanh nghiệp.Không thể chối bỏ thực tại việc “đem con bỏ chợ”.Trường đại học là bước dừng chân cho một quá trình rèn luyện.Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm vì các doanh nghiệp không thể châp nhận khoản đào tạo lại quá lớn khi nhận sinh viên đã tốt nghiệp đó là đầu vào.Khách hàng khác nữa đó là các doanh nghiệp là yếu tố đầu ra.Tuy nhiên cũng không thể không nhận ra chúng ta đào tạo một con người không chỉ trong một sớm một chiều mà qua hàng mấy năm.Trong khi đó nhu cầu xã hội lại luôn thay đổi chúng ta không chỉ dung con mắt thiển cận của ngày hôm nay mà tạo nhu câu xã hội cho mai sau.Chính vì thế cần có sự kết hợp giữa cả hai bên.Các doanh nghiệp cũng nên chung vai cùng nhà nước chia sẻ chi phí cho giáo dục.
Marketing giáo duc hay marketing cho giáo dục
Đây là 2 khái niệm có thể nói là hoàn toàn khác nhau. Một cái là làm marketing cho trường học hay các trung tâm đào tạo còn một cái là một khái niệm trong marketing.
Nếu nói về marketing cho giáo dục thì hiện nay các trung tâm ngoại ngữ và các trung tâm tư vấn du học có thể nói là làm khá mạnh (chưa bàn về chất lượng đào tạo thế nào).Về cách thức marketing quảng cáo thì hầu như ai cũng như ai. Chạy print ad, TVC, tham gia education fair, tổ chức hội thảo...budget lớn thì chạy nhiều chương trình, còn budget khiêm tốn thì chạy ít, nói chung cũng phải có quảng cáo để cho là có.
Còn về marketing giáo dục. Đây cũng là một phương pháp để marketing bằng cách giáo dục khách hàng để xây dựng ý thức qua đó tạo ra nhu cầu sản phẩm. Ví dụ một hãng sản xuất tã giấy giành cho trẻ em có thể làm các chương trình về cách chăm sóc và nuôi dậy trẻ em.
Làm marketing cho Trường ĐH là tập trung xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế hay trang bị cho SV hành trang về học thuật và kỹ năng để hoà nhập công việc trong tương lai? Hay tập trung tạo dựng mối quan hệ hợp tác, xây dựng hình ảnh của trường với các doanh nghiệp bên ngoài?Chúng ta chú ý tới cả hai.
b.Khi doanh nghiệp chê "sản phẩm" của nhà trường
"Cần không có, có không cần".
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, mặc dù trong quý 2 năm 2007, chỉ số nguồn cung ứng nhân lực đã có xu hướng tăng lên nhưng nguồn cung vẫn chưa đuổi kịp cầu: cung tăng 30% trong khi cầu lại tăng tới 142%! Về chất lượng nguồn nhân lực, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 50% các công ty may mặc, hóa chất VN đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80 - 90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng.
Các doanh nghiệp đã cho rằng nguồn cung nhân lực hiện nay là "cái cần không có, có không cần".Số người có trình độ đại học trở lên của tổng công ty chiếm 13,23% tổng số lao động hiện có, trong đó số có thể đáp ứng yêu cầu của một cán bộ quản lý và kỹ thuật cho các dự án lớn là rất ít.Hiện nay,các công ty chủ yếu thiếu đội ngũ lao động trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu, có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn để đảm nhận công việc tại các dự án đã và đang được triển khai của đơn vị.
Bộ GD-ĐT cho biết từ tháng 4 đến tháng 9.2007, Bộ đã triển khai điều tra, khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở tại Hà Nội và các vùng lân cận. Kết quả cho thấy: trong tổng số giảng viên khảo sát ở các trường ĐH, CĐ, số giáo viên chỉ dạy thực hành khoảng 5%, giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành chiếm 71% và có tới 22% giáo viên chỉ dạy lý thuyết (tỷ lệ này ở các trường trung học chuyên nghiệp lên tới 45%). Cũng theo thống kê này, tại các trường, số tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên rất thiếu, có tới 76,67% các trường ở dưới mức trung bình. Theo nhận định của Bộ, đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo còn bộc lộ nhiều yếu kém, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ quá thấp; kỹ năng thực hành yếu; năng lực tiếng Anh phần lớn còn hạn chế...
Trong khi đại diện các doanh nghiệp nhận xét: nội dung các môn học trong chương trình (lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn) còn quá rộng, cần tinh giản về thời lượng; phương pháp giảng dạy chưa mang tính tư duy, kiến thức trong giáo trình chậm đổi mới so với thực tế.
Bên cạnh đó, theo Vụ Lao động - Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội), những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường lao động Việt Nam là thiếu thông tin và những dự báo, xu hướng phát triển của thị trường lao động; thiếu kế hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách ở tầm vĩ mô cũng như phục vụ cho yêu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho người lao động.
c. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing giáo dục.
Môi trường vĩ mô
Là một ngành mang tính đặc thù và cũng nằm trong quốc sách hàng đầu được nhà nước chăm chút khi mà chế độ bao cấp vẫn tồn tại nên giáo dục chịu nhiều tác động của môi trường vĩ mô.
Khi cụm từ marketing giáo dục vẫn còn xa lạ không chỉ với người ngoài ngành mà cũng thật lạ lẫm với những người trong ngành với tâm lí bảo thủ của xã hội áp dụng marketing quả thục khó khăn.
Tuy nhiên như những thống kê về lượng học sinh phổ thông trong cả nước môi trường nhân khẩu học quả là một động lực áp dụng vào thục tiễn.
Môi trường vi mô.
Hơn hết tất cả sự trì trệ trong cung cách giáo dục cũng vẫn chưa thoát khỏi cái bong của sự độc quyền nhà nước lại là những trở ngại lớn lao đáng kể nhất với chúng ta.
2.Marketing giáo dục là làm những gì?
a.Những vấn đề chung
Cũng như các hàng hóa khác.Làm Marketing giáo dục bao gồm bước phân tích,lập kế hoạch,thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập ,củng có,duy trì và phát triển những cuộc trao đổi.
Vậy nó có liên quan trực tiếp tới việc:
+Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào
+Gợi mở nhu cầu khách hàng.
+Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thy đổi tăng giảm mức cầu.
+Phát hiện cơ hội thách thức từ môi trường Marketing.
+Chủ động đè ra các chiến lược và biện pháp Marketing để tác động lên mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho có thể đạt mục tiêu đặt ra từ trước.
Trên quan điểm Marketing chúng ta coi khách hàng là trọng tâm thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ cũ trước đây.
b.Marketing giáo dục và những vấn dề cụ thể.Hướng khắc phục.
Thường chúng ta không nhắc tới mỗi cụm từ Marketing mà là cả cụm từ Marketing – mix.Với 4 chữ P là những công cụ hữu hiệu cho những nhà làm Marketing.
Về Marketing: sản phẩm là vấn đề quan trọng nhât, các công cụ khác nó chỉ bắt đầu phát huy khi sản phẩm đã tương tự nhau.Làm marketing cho Trường ĐH là tập trung xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế hay trang bị cho SV hành trang về học thuật và kỹ năng để hoà nhập công việc trong tương lai? Hay tập trung tạo dựng mối quan hệ hợp tác, xây dựng hình ảnh của trường với các doanh nghiệp bên ngoài?Như đã phân tích ở trên làm Marketing giáo dục không chỉ theo hướng một chiều,không chỉ tạo ra các cử nhân mà còn tạo công ăn viecj làm cho họ trong tương lai nên viêc đào tạo với chất lượng cao,bằng cấp tốt không chỉ thỏa mãn nhu cầu người học mà cũng là thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp.Hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau,là tiền đề cho nhau,cái này là tiêu chuẩn đánh giá thứ kia.Chính vì thế cần làm tốt cả hai mảng.Ngoài ra các trường nên phát triển dự án tạo thêm giá trị gia tăng cho Sinh viên thông qua việc xây dựng một trung tâm hỗ trợ Sinh viên của trường. TT này cung cấp thêm cho sinh viên những tiện ích như gia tăng cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp, địa chỉ nhà trọ, nơi học tập, huấn luyện kỹ năng, tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi học tập,....Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tiến hành giải quyết cái gốc là Nâng cao chất lượng giảng dạy, Lý thuyết đi kèm thực tiển để giảm bớt tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp phải được doanh nghiệp đào tạo lại (tỉ lệ này là 60%, số liệu khảo sát tại 1 trường đại học).Chúng ta cứ mãi loay hoay trong việc cải thiện chất lượng của nền giáo dục đại học (GDĐH) có lẽ là do chúng ta chưa có một bộ công cụ để đánh giá chính xác năng lực của những “sản phẩm” do chúng ta đào tạo ra.Điển hình là những báo cáo và những phát biểu về chất lượng đào tạo ĐH của chúng ta trong thời gian vừa qua gần như chỉ mang tính chất định tính,và hoàn toàn thiếu những số liệu chứng minh cụ thể hoặc có nhưng những số liệu ấy không mang tính khoa học nên tính thuyết phục không cao. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng nền GDĐH của chúng ta như cách WEF đã, đang làm để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới
Nếu chúng ta xây dựng được cách thức đánh giá nền giáo dục đại học của chúng ta như cách làm của WEF trong kinh tế thì chúng ta sẽ thấy rõ được đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong nền GDĐH của mình, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả hơn.
Vậy chúng ta sẽ xây dựng các tiêu chí và chỉ báo nào để đánh giá năng lực của những người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ĐH?Đây không phải là việc làm quá khó bởi chúng ta chỉ cần dựa trên những mục tiêu, yêu cầu, năng lực và những phẩm chất mà nền hiaos dục đại học chúng ta mong đợi đối với những sản phẩm của mình sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Dựa vào những mong đợi đó đối với những người có trình độ ĐH, chúng tôi xin đề xuất những tiêu chí đánh giá như sau:
1. Trình độ chuyên môn: thể hiện qua việc có nắm vững chuyên môn được đào tạo hay không, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng được mong đợi của xã hội hay không, chuyên môn có đủ để làm việc ngay hay phải được đào tạo thêm…
2. Kỹ năng, kỹ xảo thực hành: người được đào tạo ở bậc ĐH có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp hay không, có khả năng làm và tự tạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính là như thế nào…
3. Năng lực sáng tạo: trong công việc có thường xuyên đưa ra những sáng kiến (thể hiện sự khác lạ và tính độc đáo) trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hay không, có của nước nhà.
khả năng nhìn thấy “cái khác thường” trong cái thường ngày hay không, hay chỉ biết bảo sao làm vậy…
4. Năng lực hợp tác: trong công việc thường ngày có biết cách cùng phối hợp với những người khác, với đồng nghiệp hay chỉ khép kín trong ốc đảo của mình? Có biết lắng nghe và chấp nhận đồng nghiệp cũng như khả năng và mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm/thiết chế…
5. Năng lực truyền thông: người có trình độ ĐH có biết cách sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt những ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận hay không, có khả năng thương lượng và đàm phán hay không…
6. Phẩm chất đạo đức - nhân văn: những sản phẩm của nền GDĐH của chúng ta có sống trung thực hay không, có tinh thần trách nhiệm hay không, có biết xem trọng lợi ích tập thể hay không, có dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình hay không, có biết “vui với người vui, khóc với người khóc” hay không…
7. Khả năng thể lực: tức là có khả năng làm việc với cường độ cao hay không, có khả năng đứng vững trước những áp lực trong công việc hay không…
Nếu như WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách phỏng vấn một mẫu gồm 100 doanh nghiệp, chúng ta cũng có thể dựa vào cách này để đánh giá năng lực các sản phẩm sau khi được đào tạo của chúng ta, tức phỏng vấn những thiết chế sử dụng lao động trình độ đại học do chúng ta đào tạo. Mỗi tiêu chí trên sẽ được đo bằng nhiều chỉ báo khác nhau.
Việc xây dựng một bộ công cụ để đánh giá năng lực những sản phẩm do chúng ta đào tạo ra là điều cần phải làm và chắc chắn chúng ta có đủ khả năng để làm. Đây chỉ là một đề xuất nhỏ vào công cuộc cải thiện chất lượng nền GDĐH .Đầu vào mặt bằng chung cũng không hề kém phần quan trọng.Còn nhớ có năm có trường đại học còn hạ điểm đàu vào trường mình thấp hơn điểm sàn của bộ giáo dục khiến mặt bằng đầu vào kém trầm trọng.Đó cũng là điêu nên tránh không nên vì số lượng mà bỏ qua chất lượng.Không ai không biết đầu vào ảnh hưởng nhiều tới lối tư duy và chất lượng học và làm sau này.
Ngoài ra những sinh viên họ mong muốn điều gì bởi sinh viên là đối tượng phục vụ chính đem lại nguồn lợi cho chúng ta.Những yếu tố : thư viện,ngoại khóa,vui chơi lành mạnh…là những thứ sinh viên đặc biệt chú ý.Đặc biệt với sinh viên xa quê hoạt động đoàn và hội sinh viên rất được quan tâm.
Một vấn đề nữa đặt ra ở đây nữa là kiểm soát chất lượng không chỉ đối với sinh viên và những doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của chúng ta sau này mà còn có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu nhân viên chính là những nhà giáo đứng lớp.Không ai có thể chấp nhận đứng lớp không công hay với đồng lương ít ỏi mà mong muốn có chất lượng cao đó là điều bất công nhưng đang là thực tại với chúng ta.Theo Richard Dow:”Bốn chữ N của marketing dịch vụ:người,người,người,người”.Vậy những người quyết định chất lượng đã không còn nhiệt tình thì đâu có thể là động lực nâng cao chất lượng?Nhiệt huyết?Lòng yêu nghề?...có quá viển vông?
Chính thế chính sách giá đối với sản phẩm chất lượng cao là vấn đề không thể không bàn.Năm gần đây những khoản tiền đầu tư cho giáo dục đã tăng đáng kể nhưng phần lớn lại để bù cho lương giáo viên với mức lạm phát cao không còn phù hợp đã đến lúc người dân chấp nhận dịch vụ giáo dục KHÔNG MIỄN PHÍ !
Nói đến marketing không thể thiếu mảng định vị và truyền thông.Vốn là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng xác định rõ khách hàng mục tiêu cho chúng ta.Tuy nhiên xét theo thực trạng kinh tế chính trị có nên hay không mọt trường chỉ phục vụ một loại đối tượng phục vụ thì hãy để tầm vi mô hơn ngoài phạm vi bài tập nghiên cứu chuyên sâu.Nói tới truyền thông thì đáng buồn hơn nữa khi các trường vẫn duy trì hoạt động theo phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”.Cũng không thể trách khi cầu vượt quá cung trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học đại học như hiện nay.Nhưng không thể phủ định những manh mún PR.
Trước khi thí sinh lựa chọn trường, tôi được xem một đoạn TVC - quảng cáo hẳn hoi, chứ không phải tin bài PR gì của Đại học Công nghiệp Hà Nội, trứơc đây là Cao đẳng đọ 5 năm trước) xa hơn chút nữa là trung cấp.Truyền thông là vấn đề rất quan trọng.Đó là khâu định hướng cho các bạn học sinh từ cấp ba lên đại học về nghề nghiệp tương lai sau nay.Định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghê nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành công của thế hệ tương lai. Thực tế cho thấy nhiều người tốt nghiệp Đại học, khi đi làm mới nhận ra mình đã sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp. Hiếm người đủ dũng khí và điều kiện để làm lại từ đầu. Miễn cưỡng bám lấy công việc nên việc họ không thành công trong sự nghiệp cung là điều dễ hiểu. Tệ hại hơn, có người còn đâm ra chán nản, cảm thấy cuộc sổng không còn ý nghĩa. Đó không chỉ là việc dành riêng hay một giờ nói chuyện của các trường cấp ba nên làm mà đó là việc của toàn xã hội mà các trường đại học không nên bỏ qua.Không nhưng đem lại những kiến thức sơ khai các bạn học sinh tự tìm trong cuốn “những điều cần biết khi tuyển sinh”.Chọn trường chọn khoa theo cảm tính hay theo mong muốn của bố mẹ.
Một vấn đề lớn khác cần chú ý đó là việc giảm áp lực trong học hành thi cử và đạo đức nghề nghiệp của người thầy.Chuyện một nữ sinh TP. Hồ Chí Minh tự tử vì áp lực học hành và trường hợp một cô giáo dùng kim tiêm đâm vào mặt học sinh ở Đồng Nai khiến dư luận bất bình.Giảm tải những áp lực chương trình học và phát huy tính sáng tạo tránh sức ì.
B.Phần thực tế áp dụng nghiên cứu nhu cầu sinh viên trường ĐH KTQD.
1.Giới thiệu về trường.
Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, viết tắt là NEU) là trường đại học chuyên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại học. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tư vấn các chính sách vĩ mô cho nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.Thành lập : Ngày 25 tháng 11 năm 1956, với tên trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên: 1.117, trong đó có 26 giáo sư, 69 Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
Hiện có 19 khoa, 32 chuyên ngành, 2 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Thành tích
Huân chương Lao Động hạng ba (năm 1972)
Huân chương Lao Động hạng nhì (năm 1978)
Huân chương Lao Động hạng nhất (năm 1983)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1986)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1991)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1996)
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000)
Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001)
Những điều đó có lẽ thậm chí là sinh viên trong trường còn không rõ về ngôi trường mình theo học và tự hào.Có thể nói ĐH KTQD là một trong số những trường thực hiện mạnh nhât,rõ ràng nhất chính sách thu hút sinh viên theo kiểu “ hữu xạ tự nhiên hương”.Điều đó không đáng phàn nàn gì khi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12523.doc