Nghiên cứu hiệu quả sản xuất và định hướng cho việc chuyển đổi hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ phạm thị thu hương Nghiên cứu hiệu quả sản xuất và định hướng cho việc chuyển đổi hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. phạM tiếN dũNG Hà Nội, 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một họ

doc127 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sản xuất và định hướng cho việc chuyển đổi hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hương Lời cảm ơn Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Tiến Dũng – Bộ môn Hệ thống nông nghiệp - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Hệ thống nông nghiệp – Khoa Nông học - Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, kinh tế, dân số, cán bộ và nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong cơ quan. Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2008 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hương Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Đ : Đồng Đ/C : Đối chứng ĐHNN : Đại học Nông nghiệp ĐVT : Đơn vị tính Ha : Hecta HTNN : Hệ thống nông nghiệp KHKTNN Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Kg : Kilogam NXB : NXB NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực tế SX : Sản xuất % : Tỷ lệ phần trăm VAC : Vườn - ao - chuồng Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Khoái Châu từ năm 1995 – 2007 42 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 của huyện Khoái Châu 46 4.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Khoái Châu từ năm 2005 - 2007 49 4.4. Cơ cấu cây trồng của huyện Khoái Châu năm 2007 54 4.5. Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2007 57 4.6. Cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu năm 2007 58 4.7. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây lúa nước 59 4.8. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây lúa nước 60 4.9. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây ngô 61 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số giống ngô trồng trong vụ xuân 61 4.11. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây đậu tương 62 4.12. Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây lạc 63 4.13. Hiệu quả kinh tế của một số giống lạc trồng trong vụ xuân 64 4.14. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất chuyên lúa 66 4.15. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất trồng 2 vụ màu - 1 vụ lúa 69 4.16. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên đất chuyên màu 73 4.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngô vụ đông năm 2007 75 4.18. Hiệu quả kinh tế của giống ngô mới trồng thử nghiệm vụ đông năm 2007 76 4.19. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh được thử nghiệm 78 4.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa mới trồng thử nghiệm vụ xuân năm 2008 80 4.21. Hiệu quả kinh tế của giống lúa trồng thử nghiệm trong vụ xuân năm 2008 81 4.22. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh được thử nghiệm 83 4.23. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc trồng vụ xuân năm 2008 86 4.24. Hiệu quả kinh tế của giống lạc mới trồng thử nghiệm trong vụ xuân năm 2008 87 4.25. Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh được thử nghiệm 88 4.26. Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2015 91 4.27. Cơ cấu giống cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu đến năm 2015 91 Danh mục hình STT Tên hình Trang 2.1. Quan hệ giữa cây trồng và môi trường 8 4.1. Bản đồ huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên 40 4.2. Một số chỉ tiêu khí tượng huyện Khoái Châu từ năm 1995 – 2007 43 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2007 47 4.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Khoái Châu giai đoạn 2005 – 2007 50 4.5. Cơ cấu cây trồng của huyện Khoái Châu năm 2007 55 4.6. Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2007 57 4.7. Năng suất của các giống ngô trồng vụ đông năm 2007 75 4.8. Năng suất của các giống lúa trồng vụ xuân năm 2008 80 4.9. Năng suất của các giống lạc trồng vụ xuân năm 2008 86 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Khoái Châu nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp huyện Văn Giang và Yên Mỹ, phía Đông giáp huyện Ân Thi, phía Nam giáp huyện Kim Động và phía Tây giáp với sông Hồng. Huyện Khoái Châu được tái lập từ ngày 1/9/1999 gồm 25 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 24 xã. Tổng diện tích tự nhiên của Khoái Châu là 13086,12 ha, trong đó đất nông nghiệp có 8651,48 ha (chiếm 66,11 % tổng diện tích tự nhiên). Dân số tính đến năm 2007 trên 19 vạn người. Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú từ các cây ăn quả lâu năm như: nhãn, cam, quýt...; các cây trồng ngắn ngày như: rau, đậu các loại đến cây dược liệu và lúa nước là cây trồng chủ yếu. Năng suất lúa của huyện luôn dẫn đầu tỉnh Hưng Yên, bình quân đạt từ 63 tạ/ha - 65 tạ/ha. Khí hậu của Khoái Châu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) nóng ẩm, mưa nhiều và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thường lạnh. Trong thời kỳ đầu của mùa khô khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt và có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,70C, cao nhất là 380C - 390C và thấp nhất không dưới 50C, độ ẩm bình quân năm 85%. Mùa mưa tập trung đến 80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất, ngược lại mùa khô thường lạnh và có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ôn đới ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, vì vậy vụ đông đã và đang trở thành vụ sản xuất chính của huyện Khoái Châu. Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ lợi khá phát triển với công trình Bắc - Hưng - Hải đã giúp cho Khoái Châu chủ động tưới và tiêu nước cũng như mở rộng diện tích cây vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Khoái Châu hiện có các hệ thống giao thông khá đồng bộ như: đường Quốc lộ 39A, các tỉnh lộ: 199, 204, 205, 206, 209, tuyến đường đê sông Hồng, cùng các huyện lộ và các đường liên thôn, liên xã, cùng tuyến đường sông trên sông Hồng... tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển giao lưu hàng hoá từ Khoái Châu đến các vùng phụ cận và ngược lại. Từ sau Chỉ thị 100 và Luật Đất đai ra đời, nông dân cả nước nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng đã được giao quyền sử dụng đất đai lâu dài và quyền chuyển nhượng đất, điều đó đã khích lệ họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, chuyển đổi phương thức sản xuất và cơ cấu cây trồng. Nhiều diện tích đất trước kia trồng cây hàng năm, nay đã chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để có hiệu quả kinh tế cao còn tuỳ thuộc vào nhận thức và sự lựa chọn của mỗi chủ hộ. Hợp tác xã chỉ giữ vai trò làm công tác dịch vụ như: làm đất, tưới, tiêu, vật tư phân bón, con, cây giống mới,... bảo vệ cây trồng, vật nuôi theo phương thức kinh doanh. Do vậy, việc làm thế nào để phát huy nội lực của vùng đất giàu tiềm năng: lao động, đất đai, tiền vốn, kinh nghiệm sản xuất của vùng đất sông Hồng có “nền văn minh lúa nước” lâu đời là nhiệm vụ không chỉ của các nhà lãnh đạo địa phương mà còn là nhiệm vụ của các nhà nông nghiệp. Đặc biệt, Khoái Châu là một huyện gần thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội lớn của cả nước. Vì vậy, không thể “độc canh cây lúa nước mà còn phải chú ý đến việc nuôi trồng thuỷ sản, gieo trồng các cây thực phẩm, cây ăn quả với quy mô lớn, cây dược liệu, cây công nghiệp ngắn ngày và các cây trồng có giá trị kinh tế cao”, vừa khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả các tài nguyên đất, nước và lao động, vừa bảo vệ môi trường và ngăn ngừa sự thoái hoá đất. Qua phân tích ở trên, chúng tôi thấy Khoái Châu là vùng đất giàu tiềm năng: đất đai, lao động, vị trí địa lý, giao thông, hệ thống tưới tiêu cũng như hình thức canh tác khá phong phú cần phải được tập trung nghiên cứu để có những biện pháp thích hợp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sản xuất và định hướng cho việc chuyển đổi hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm của huyện đạt hiệu quả cao và bền vững. 1.2.2. Yêu cầu - Phân tích thực trạng và đánh giá những điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội đối với hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên. - Phân tích thực trạng hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên. - Xác định hệ thống cây trồng hàng năm có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm nông nghiệp dễ tiêu thụ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu - Hưng Yên trong những năm qua. - Thử nghiệm một số hệ thống cây trồng mới và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên. 1.3. ý nghĩa của đề tài 1.3.1. ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở khoa học của việc đa dạng hoá hệ thống cây trồng hàng năm nói chung và tại huyện Khoái Châu nói riêng trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI. - Từ cơ sở khoa học trên, định hướng, xây dựng mô hình hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của huyện Khoái Châu - Hưng yên. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Góp phần xây dựng được cơ cấu cây trồng hàng năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Từ đó đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho người dân huyện Khoái Châu - Hưng Yên. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu. - Các công thức luân canh cây trồng chính tại huyện Khoái Châu. - Các giống cây trồng và công thức luân canh làm thử nghiệm. - Các phương thức canh tác của các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hệ thống cây trồng chính trên địa bàn huyện Khoái Châu. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2007 - tháng 6/2008. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm * Lý thuyết về hệ thống Lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ giữa các sự việc hiện tượng. Cơ sở lý thuyết hệ thống đã được Bertalanffy đề xướng vào đầu thế kỷ XX [35], đã được sử dụng như một cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Trong những năm gần đây, quan điểm về hệ thống được phát triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết với nhau bởi nhiều mối tương tác tạo thành một chỉnh thể và nhờ đó có đặc tính mới gọi là tính trồi (emergence). Do vậy, hệ thống không phải là một phép cộng đơn giản giữa các phần tử mà là sự liên kết hữu cơ tác động qua lại giữa các phần tử. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành và nhiều hệ thống nhỏ là bộ phận cấu thành hệ thống lớn hơn. Sự hoạt động của hệ thống gắn chặt với môi trường hệ thống (Cao Liêm và cộng sự, 1990) [24]. Môi trường của hệ thống bao gồm các yếu tố bên ngoài nhưng có tác động qua lại với hệ thống. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống gọi là yếu tố đầu vào, còn những yếu tố môi trường chịu tác động trở lại của hệ thống là yếu tố đầu ra. Phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra (Hoàng Tụy, 1987) [45]. Khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống tại một thời điểm nhất định được gọi là thực trạng của hệ thống. Trong hệ thống cây trồng khả năng kết hợp đó tại một thời điểm nào đấy được gọi là thực trạng của hệ thống cây trồng. Mục tiêu là trạng thái mà hệ thống mong muốn cần đạt được. Hành vi của hệ thống có thể có được cơ sở các giải pháp phù hợp, đưa lại hiệu quả cao của hệ thống. Cơ cấu của hệ thống bao gồm sự sắp xếp các phần tử, các yếu tố,… trong hệ thống cùng các mối quan hệ hữu cơ, tác động và ràng buộc giữa chúng. Về mặt thực tiễn cho thấy việc tác động vào sự vật một cách riêng lẻ, từng mặt, từng bộ phận của sự vật đã dẫn đến sự phiến diện và ít hiệu quả. áp dụng lý thuyết hệ thống để tác động vào sự vật một cách toàn diện, tổng hợp mang lại hiệu quả cao và bền vững hơn. Do nông nghiệp là một hệ thống đa dạng và phức hợp, để phát triển nông nghiệp ở một vùng lãnh thổ cần tìm ra các mối quan hệ tác động qua lại của các bộ phận trong hệ thống và điều tiết mối tương tác đó phục vụ cho mục đích của con người nằm trong hệ thống và quản lý hệ thống đó. * Hệ thống nông nghiệp (HTNN - Agricultural Systems) Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về HTNN (Hệ thống nông nghiệp). Theo tác giả Vissac, 1970 thì HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các yêu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên. Tác giả Mazoyer, 1986 lại cho rằng HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm đó. Còn tác giả Jouve, 1988 lại cho rằng HTNN thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế và kỹ thuật [35]. Theo Zandstra H.G.L (1981), HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật [61]. Mặc dù mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về HTNN nhưng nhìn chung họ đều thống nhất rằng HTNN thực chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách … HTNN = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế - xã hội HTNN bao gồm nhiều hệ phụ như hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, ngành nghề, quản lý, lưu thông và phân phối. Nhìn chung HTNN là một hệ thống hữu hạn trong đó con người đóng vai trò trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống nhỏ trong đó theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho HTNN. * Hệ thống trồng trọt (Cropping systems) Hệ thống trồng trọt là hệ thống con và là trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống khác: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề khác... Theo Đào Thế Tuấn, (1984) [47], hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Cơ cấu cây trồng còn là một trong những nội dung chính của hệ thống canh tác. Tác giả cho rằng, bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một cơ cấu cây trồng hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn nuôi và các ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động, vật tư, phương tiện. Theo các tác giả Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987) [27] thì cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp. Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu có tính chất tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Cơ cấu cây trồng lệ thuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để tăng trưởng và phát triển sản xuất. Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng, thay đổi theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi và đặt ra cho ngành sản xuất nông nghiệp những yêu cầu cần giải quyết. Theo Đào Châu Thu, 2005 thì các nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. Đó là chỗ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn [43]. Theo Trần Danh Thìn và cộng sự (2006) [39], để xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý, trước hết phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa cây trồng và môi trường tự nhiên của nó. Khí hậu Đất đai Cây trồng Hình 2.1. Quan hệ giữa cây trồng và môi trường Từ đó sản xuất cây trồng theo không gian và thời gian, cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp với môi trường tự nhiên của nó. Đồng thời phải tìm hiểu kỹ môi trường kinh tế, xã hội của sản xuất như: khả năng đầu tư, chi phí, thị trường tiêu thụ và giá cả... để xây dựng một hệ thống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Như vậy, một hệ thống cây trồng được coi là hợp lý nếu đáp ứng được các yêu cầu sau: - Đạt tổng sản lượng cao và bền vững. - Khai thác được triệt để và có hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do khí hậu và đất đai gây ra với cây trồng. - Khai thác được triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế, xã hội sẵn có để phát triển bền vững. - Lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại của sâu bệnh và cỏ dại. - Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác. Để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con người đòi hỏi ngành nông nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá; đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển. Với những thành tựu của khoa học nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất đã tập trung sản xuất những cây trồng có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái và có lợi thế so sánh hơn các vùng khác trên thị trường, hình thành hệ thống cây trồng ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều vùng sinh thái nông nghiệp có những tài nguyên tiềm ẩn to lớn, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung mang tính hàng hoá cao, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi ích trước mắt với hiệu quả lâu dài, bền vững, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995) [53], (Đào Thế Tuấn, 1997) [48]. Theo Zandstra H.G.L và ctv, 1981 [61], hệ thống cây trồng là các hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn hợp. Công thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng. * Chuyển đổi cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % diện tích gieo trồng, nhóm cây trồng trong nhóm hoặc tổng thể và nó chịu tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn, 1978) [49]. Theo tác giả Lê Duy Thước, 1997 [42], chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt nói riêng và trong nông nghiệp nói chung. Để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao cần dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng. Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng phải đánh giá thực trạng, xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và dự tính, dự báo được mô hình sản xuất trong tương lai; phải kế thừa những cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc và CTV, 1995) [4], (Trương Đích, 1995) [14], (Võ Minh Kha, 1990) [18]. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá, phân tích đặc điểm của cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần căn cứ vào cơ sở sau: - Căn cứ vào yêu cầu thị trường. - Khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng. - Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để các đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng để bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải bảo đảm có hiệu quả kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên [37] khi nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác vùng trũng đồng bằng sông Hồng cho thấy những hệ thống canh tác mới (cây ăn quả - nuôi cá - cấy lúa), (cá - vịt) tăng thu nhập thuần từ 2 - 5 lần so với hệ thống canh tác cũ. Năm 2000, Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên [36] tiếp tục nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng núi tỉnh Ninh Bình đưa ra định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng những năm đầu thế kỷ 21: - Giữ ổn định diện tích trồng lúa, tăng năng suất nhờ cải tiến về giống và sắp xếp lại các cơ cấu trà lúa. - Mở rộng diện tích trồng lạc đông và ngô đông thay dần cho khoai lang kết hợp cải tiến giống và biện pháp giữ ẩm. - Từng bước mở rộng diện tích trồng lúa, vải thay thế dần cho các cây ăn quả khác. Trước mắt là thay thế diện tích trồng sắn, tiếp theo là trên đất trồng mía. Nhiều tác giả cho rằng: cốt lõi của vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng là chuyển dịch hệ thống, sử dụng đất thích ứng với điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội theo hướng tăng vụ và có hàng hoá tập trung, đưa ra những giống cây trồng, loại cây trồng và kỹ thuật trồng trọt thích ứng vào sản xuất. * Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng Khi xây dựng hệ thống cây trồng cần tính toán giá trị kinh tế; hệ thống cây trồng mới phải đạt giá trị kinh tế cao hơn giống cây trồng cũ. Về mặt kinh tế, hệ thống cây trồng cần phải đạt được các yêu cầu sau: - Bảo đảm yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao. - Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên. - Đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao. - Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư) và mức lãi (% của thu nhập so với đầu tư). Khi đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân của cây trồng và giá cả thu mua của thị trường. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý và các điều kiện xã hội khác [27]. 2.1.2. Cơ sở khoa học xác định hệ thống cây trồng Hệ thống cây trồng là thành phần, tỷ lệ các loại và giống cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ thống sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội của nó. Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái khi nó lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi dụng đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh và cỏ dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn ( Dẫn theo Lê Hưng Quốc, 1994) [30]. Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác, còn có mối quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Nghiên cứu mới đây về hệ thống cây trồng của các tác giả (Tôn Thất Chiểu 1993; Đường Hồng Dật 1993,1996; Ngô Thế Dân 1993; Bùi Huy Đáp 1977); Lâm Công Định, 1989; Đào Thế Tuấn 1997) [3], [6], [7], [5], [10], [13], [48] đã chứng minh được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố tự nhiên. * Khí hậu và hệ thống cây trồng Khí hậu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Khác với các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi như khoáng sản, dầu mỏ... thậm chí nếu được khai thác và sử dụng hợp lý khí hậu sẽ không bao giờ cạn kiệt mà còn có thể được cải thiện tốt hơn. Khí hậu cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng. Hệ thống cây trồng tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ cho tổng sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất. Vì thế có thể nói khí hậu là yếu tố quan trọng nhất của việc xác định hệ thống cây trồng. Bên cạnh đó, khí hậu cũng gây ra những hiện tượng bất lợi như bão, lụt, úng... Hệ thống cây trồng hợp lý là phải tránh được những tác hại của điều kiện bất lợi đó. Trong đó, yếu tố khí hậu tác động mạnh mẽ nhất đến cây trồng và hệ thống cây trồng là nhiệt độ và ẩm độ. - Nhiệt độ và hệ thống cây trồng: Khi chọn loại cây trồng, giống cây trồng hoặc bố trí thời vụ cây trồng cần phải căn cứ vào diễn biến nhiệt độ cụ thể ở từng vùng để lợi dụng tốt nhất điều kiện nhiệt độ thích hợp, tránh nhiệt độ cao hoặc thấp, đặc biệt thời kỳ ra hoa kết quả. Viện sĩ Đào Thế Tuấn chia cây trồng thành 3 loại: cây ưa nóng là những cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ trên 200C như lạc, lúa, đay,... Cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 200C như khoai tây, su hào, cải bắp... Cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt (Dẫn theo Lý Nhạc và cộng sự) [27]. - ánh sáng và hệ thống cây trồng: ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch. Trong hệ thống cây trồng để tận dụng nguồn ánh sáng và cường độ ánh sáng trong các vùng cần tăng vụ để cây trồng quang hợp quanh năm. ánh sáng giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng quyết định năng suất cây trồng. - Lượng mưa và hệ thống cây trồng: Nước mưa cung cấp phần lớn lượng nước cần của cây, đặc biệt với những vùng khô hạn, cây sống chủ yếu bằng nước mưa. Mưa còn ảnh hưởng đến hệ thống canh tác như làm đất, bón phân, thu hoạch. Vì vậy phải xây dựng hệ thống cây trồng với mục đích: + Tận dụng lượng nước mưa. + Tăng cường dự trữ nước mưa vào đất. + Bố trí loại cây trồng, giống cây trồng chịu được điều kiện không thuận lợi về nước mưa như cây chống chịu hạn trong mùa khô, cây chống chịu úng trong mùa mưa. - Độ ẩm không khí và cơ cấu cây trồng: Độ ẩm có liên quan đến sinh trưởng và năng suất cây trồng, độ ẩm quá cao sự thoát hơi nước của cây trồng khó khăn, độ mở của khí khổng thu hẹp lại, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm xuống dẫn đến làm giảm cường độ, giảm chất khô tích lũy, do đó giảm năng suất cây trồng. Độ ẩm không khí cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nấm bệnh và sâu hại phát triển, độ ẩm không khí thấp trong thời kỳ chín làm tăng phẩm chất sản phẩm như mía, thuốc lá, cây lấy sợi, cây ăn quả. Ngược lại một số cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí cao như cải bắp, su hào, xà nách,… là những loại rau hoặc cây thu hoạch sản phẩm chất xanh, nhu cầu nước cao và nếu lượng nước trong sản phẩm giảm thì phẩm chất giảm [15]. Căn cứ vào diễn biến độ ẩm trong năm, tác giả Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu và phân loại cây trồng phía Bắc thành 2 loại: + Loại nửa đầu đông - các cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí thấp như khoai tây, cà chua, tỏi, đậu tương. + Loại nửa cuối đông - các cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí cao như cải bắp, su hào, rau xanh các loại. * Đất đai và hệ thống cây trồng Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng và con người, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng. Do vậy, cần phải nắm được đặc điểm mối quan hệ giữa cây trồng và đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý. - Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như đặc điểm khí hậu thời tiết. Vùng đồng bằng địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước của đất và tuỳ theo chế độ nước mà bố trí loại cây trồng hoặc giống cây trồng cho thích hợp. Vùng đất dốc thì độ dốc và hướng dốc là yếu tố quan trọng, chúng có quan hệ với chế độ nước và xói mòn đất. Vì vậy, vùng đất dốc phải xây dựng hệ thống cây trồng chống được xói mòn, bảo vệ đất. - Thành phần cơ giới đất: thành phần cơ giới đất ảnh hưởng đến chế độ nước, chế độ không khí, nhiệt và dinh dưỡng trong đất. Đất nhẹ thoáng khí, dễ thoát nước nhưng giữ nước kém, dinh dưỡng thấp. Đất nhẹ dễ làm đất, phù hợp với cây trồng cạn đặc biệt cây có củ như khoai lang, k._.hoai tây, sắn,... Đất có thành phần cơ giới nặng thoát nước chậm, hay bị úng, yếm khí nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao. Một số cây trồng thích hợp với loại đất này như lúa, bí, mướp... - Độ chua và độ mặn: độ chua mặn của đất ảnh hưởng rất mạnh đến sinh trưởng phát triển của cây. Đa số các loại cây thích hợp đất trung tính, ít hoặc không mặn. Năng suất ngô giảm 50% khi trồng trên đất có pH = 4,4 với độ no nhôm 2,5 lđl/100g đất. Còn với đậu tương năng suất cũng giảm 50% khi trồng trên đất có pH = 5 với độ no nhôm 0,5 lđl/100g đất. Một số cây trồng hoặc giống cây trồng có thể chịu được đất chua, chua mặn hoặc mặn. - Độ phì của đất: độ phì của đất càng cao thì năng suất cây trồng càng cao, song cũng có loại cây hoặc giống cây có thể gieo trồng trên đất xấu. * Cây trồng và hệ thống cây trồng Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ thống cây trồng. Việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý là chọn loại cây và giống cây trồng để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội. Việc tìm ra các giống cây trồng thích hợp có năng suất cao, có giá trị lớn chính là trực tiếp làm tăng tính hợp lý của hệ thống cây trồng. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn tạo và nhập nội giống như hiện nay giúp chúng ta có những bộ cây giống, cây trồng quý với các đặc tính như năng suất cao, chất lượng tốt, phạm vi thích ứng rộng, chống chịu được nhiều loại sâu bệnh... Với cây trồng con người có thể thay đổi, song phải trên cơ sở hiểu biết cây trồng về đặc điểm sinh học, yêu cầu của cây trồng, khả năng thích ứng và khả năng chống chịu của chúng. * Quần thể sinh vật và hệ thống cây trồng Trong hệ sinh thái nông nghiệp ngoài thành phần chính là cây trồng còn có các thành phần khác như cỏ dại, sâu bệnh, các vi sinh vật, các động vật... các thành phần chính này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Theo các tác giả Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987) [27] thì khi xây dựng hệ thống cây trồng cần chú ý đến các mối quan hệ theo nguyên tắc: - Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với cây trồng. - Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống tác hại đối với cây trồng do các vi sinh vật gây nên. Trong quần thể cây trồng, quần thể chủ đạo của hệ thống cây trồng có những đặc điểm chủ yếu sau: - Mật độ của quần thể do con người quy định trước từ lúc gieo trồng. - Sự sinh sản, tử vong và phát tán không xảy ra một cách tự phát mà chịu sự điều khiển của con người. - Sự phân bố không gian tương đối đồng đều do con người điều khiển. - Độ tuổi của quần thể cũng đồng đều vì có sự tác động của con người. Trong hệ thống cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài. Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng loài rất quan trọng. Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thể để giảm sự cạnh tranh trong loài. Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng xen hoặc giữa cây trồng với cỏ dại. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống cây trồng cần chú ý các vấn đề sau: - Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất - Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ dại, sâu, bệnh. Dịch sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra nghiêm trọng trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng. Do vậy xác định thời vụ tốt cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh. * Phương thức canh tác và hệ thống cây trồng Các biện pháp kỹ thuật như làm đất, tưới nước, bón phân, chăm sóc, cải tạo đất, trừ cỏ dại và sâu bệnh, chọn tạo ra giống cây trồng cho năng suất cao, luân canh thời vụ gieo trồng... đều được coi là liên quan chặt chẽ đến hệ thống cây trồng. Luân canh là biện pháp kỹ thuật nông nghiệp hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng, tiểu vùng, khu vực nhất định dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đó. Các chế độ canh tác khác nhau như thuỷ lợi, phân bón, nước, đất, thuốc bảo vệ thực vật... đều căn cứ vào loại giống cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh là cần xác định đúng chỗ đứng và khả năng thích nghi của các loại cây trồng. Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong luân canh là quan hệ cây trồng trước với cây trồng sau và ảnh hưởng của chúng trong một cơ cấu cây trồng ở vùng, tiểu vùng sinh thái. Điều đó cho thấy trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, việc xác định cây trồng trước và sau rất quan trọng, vừa đáp ứng được mức độ sản xuất vừa lợi dụng các điều kiện tốt của tự nhiên giúp cho cây trồng hoàn chỉnh hơn trong hệ thống luân canh. Cây trồng ở mỗi vùng có khả năng thích nghi dần với điều kiện ngoại cảnh và thường xuyên bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng sinh thái đều có những nét đặc thù, do đó khi đưa ra một loại cây trồng mới vào để thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến tính chất này. Như vậy, theo quan điểm sinh thái cây trồng, không có loại cây trồng nào có khả năng sử dụng hết tài nguyên thiên nhiên ở một vùng nông nghiệp. Đó là nhận thức khoa học rất cơ bản khi đánh giá về tiềm năng của từng vùng và ngày càng được nhiều nhà khoa học nông nghiệp đi sâu nghiên cứu về hệ thống cây trồng. Một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế, xã hội là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý cho một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp (Petrop, 1984; Đào Thế Tuấn, 1984) [58], [50]. 2.1.3. Lịch sử phát triển hệ thống cây trồng Lịch sử phát triển hệ thống cây trồng gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng thường gắn liền với sự ra đời của các công cụ sản xuất mới, các kỹ thuật canh tác cải tiến, các giống cây trồng mới, cũng như các công tác chinh phục thiên nhiên, trị thuỷ các dòng sông và nó luôn tiến triển ngày càng hoàn thiện hơn. * Nhà nông học ấn Độ M.S Sitarinahan cho rằng trước khi có nền nông nghiệp “gieo hạt” thì đã có nền nông nghiệp “trồng củ” với những cây khoai sọ, khoai nước, khoai lang, khoai từ, khoai mài, nền nông nghiệp trồng củ xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam á. Theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1984) [51] nông nghiệp “trồng củ” lại xuất hiện sau nông nghiệp “gieo hạt” vì việc trồng củ đòi hỏi trình độ thâm canh cao hơn gieo hạt như trồng lúa rẫy. Việc trồng củ của các dân tộc quần đảo Polynesia đã đầu tư năng lượng gấp 4 lần, lớn hơn trồng lúa rẫy ở Thái Lan và năng suất lớn hơn 3,7 lần. Zandstra H.G.L 1981 [61] cho rằng Châu á cuộc cách mạng xanh giữa thế kỷ 20 đã phát minh và sử dụng các giống lúa nước và lúa mì ngắn ngày năng suất cao, giúp hình thành các cơ cấu tăng vụ, thâm canh trên đất có nước tưới và nhờ mưa, nhiều khu vực nhờ kỹ thuật trồng gối, giống ngắn ngày đã gieo 3 - 5 vụ/năm. Theo Nguyễn Duy Tính, 1995 [53], hệ thống cây trồng thời Văn Lang đã khá phong phú, cây lúa trồng O.Sativa là cây quan trọng nhất. Ruộng lúa nước là cơ sở văn minh của nông nghiệp sông Hồng. Nghề trồng lúa đã chuyển biến theo hướng chung là giống lúa, cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, thâm canh... vào năm 111 trước Công Nguyên đất đai Âu Lạc chuyển vào tay nhà Hán, sổ sách Trung Quốc đã ghi nhận “người Gian chỉ mỗi năm trồng hai vụ lúa”. Sau này do sự phát triển của thuỷ lợi, vụ lúa mùa phân hoá thành 3 trà: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn. Những năm đầu của thập kỷ 70, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã thành công trong việc đưa lúa xuân thay lúa chiêm, hình thành cơ cấu: lúa xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông trên đất 2 lúa mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Như vậy lịch sử phát triển hệ thống cây trồng đã trải qua một quá trình biến đổi từ thấp lên cao, gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trước hết là công cụ sản xuất và cùng sức ép của việc gia tăng dân số, đã tạo ra những bước ngoặt trong nông nghiệp đó là cuộc cách mạng cơ cấu cây trồng ở Châu Âu, cuộc cách mạng xanh về giống ở Châu á và ngày càng hoàn thiện hơn theo sự tiến bộ của xã hội loài người. 2.2. Các nghiên cứu khác liên quan đến đề tài * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là thước đo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Điều kiện nước ta cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú. Nước ta có ưu thế về điều kiện đất đai, khí hậu và lao động để phát triển một số sản phẩm mà thị trường thế giới đang có nhu cầu tiêu dùng lớn như: chè, cà phê, hoa quả tươi, thịt lợn, thịt bò,... Phát triển những loại sản phẩm này sẽ nâng cao được giá trị sản phẩm hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các loại hình canh tác sản xuất các loại sản phẩm nói trên. Thực tế sản xuất vừa qua cho thấy giá trị sản lượng sản phẩm trên một hecta gieo trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây thực phẩm cao hơn so với cây lương thực từ 2,5 - 3 lần. Tỷ suất lợi nhuận trong sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cao hơn cây lương thực 2 - 3 lần. Chăn nuôi bò, gia cầm có hiệu quả cao hơn chăn nuôi lợn, tỷ suất hàng hoá của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt từ 2 - 3 lần. Do đó, để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cần phát triển tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp chung của cả nước. * Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả môi trường Mọi hoạt động mang tính nhân bản của nhân loại đều nhằm bồi dưỡng và hoàn thiện đời sống con người. Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp cũng nhằm sản xuất cây lương thực, thực phẩm phục vụ sự phát triển hoàn thiện của nhân loại mà không phải chỉ sản xuất ra các nông sản thực phẩm mang lại lợi nhuận cao cho nông dân hay phục vụ mục đích của một nhóm người hay một cộng đồng nào đó, nhưng lại làm hại đến môi trường và tài nguyên chung của mọi người và của tương lai. Để đánh giá một phương thức canh tác nào đó là tiến bộ, đi đôi với việc xem xét hiệu quả kinh tế, chúng ta cần đánh giá chúng về hiệu quả môi trường. Hiệu quả môi trường của một hệ thống canh tác, trước hết phải phục vụ mục tiêu của sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Đó là: - Bảo vệ và làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo và phục hồi những loại đất nghèo dinh dưỡng, đất đã bị suy thoái do kỹ thuật canh tác lạc hậu gây nên, duy trì và nâng cao tiềm năng sinh học của các loại đất còn chưa bị suy thoái. Các tiêu thức dùng để đánh giá chúng bao gồm: + Bón phân và giữ gìn đất: việc cung cấp lại lượng mùn bị mất đi hàng năm của đất là rất cần thiết để giữ độ phì đất, có thể bón thêm phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, che phủ mặt đất bằng thảm thực vật hoặc các chất hữu cơ). + Hạn chế dùng hoá chất trong nông nghiệp. + Trồng cây họ đậu, cây phân xanh, cây đa tác dụng bằng nhiều hình thức: trồng luân canh, trồng xen, trồng ở dọc đường ranh giới. + Tăng vụ, tăng hệ số quay vòng của đất để tăng cường sự che phủ đất - Tăng tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen của các động, thực vật hoang dã dùng để lai tạo thành các giống chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thường. - Tăng tính đa dạng giữa các hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ hàng hoá. - Phát triển phương thức nông, lâm kết hợp, xây dựng các mô hình VAC. - Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước bằng trồng rừng, xoá bỏ đất trống, đồi núi trọc, trồng cây lâu năm kết hợp nông nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản. 2.3. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu Tiếp cận hệ thống là cách thức nhìn nhận và giải quyết vấn đề dựa trên ý tưởng cho rằng cần thiết phải nhận biết và mô tả hệ thống mà chúng ta muốn hiểu dù là để cải tiến, sửa chữa hay sao chép lại hoặc so sánh nó với hệ thống khác để chọn hệ thống mà chúng ta mong muốn. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống đều được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế..., sau đây là một số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống. Phương pháp nghiên cứu mô hình hoá là một phương pháp thông dụng, dễ sử dụng, nhất là trong việc xây dựng một hệ thống cũng như mô tả, phân tích hệ thống đó. Tuỳ thuộc nội dung và quy mô hệ thống, cấu trúc hệ thống và kỹ năng của người phân tích hệ thống mà các hệ thống được mô hình hoá rất khác nhau (Đào Châu Thu, 2005) [43]. Theo tác giả Chamber và cộng sự (1989) [56] đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo mô hình “nông dân - trở lại - nông dân”. Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo; coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế. FAO (1995) [57] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Những nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là một nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện cho các tiếp cận đơn lẻ. Xuất phát điểm của hệ thống canh tác là nhìn nhận cả nông trại như một hệ thống; phân tích toàn bộ hạn chế và tiềm năng; xác định các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên và những thay đổi cần thiết được thể chế vào chính sách thay đổi. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hiện tại trên quy mô toàn nông trại và đề xuất hướng cải tiến phát triển của nông trại trong thời gian tới. Spedding, 1984 (Dẫn theo Nguyễn Văn Lạng, 2002) [23] trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản xuất ngành trồng trọt có 2 phương pháp cơ bản: - Nghiên cứu cải tiến hệ thống có sẵn: có nghĩa phân tích hệ thống hiện trạng tìm ra chỗ hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống, đó là chỗ ảnh hưởng xấu nhất, hạn chế đến hoạt động cuả hệ thống. Vì thế cần tác động để cải tiến, sửa chữa khai thông để cho hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: trong phương pháp này cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ, tổ chức sắp đặt sao cho các bộ phận trong hệ thống dự kiến nằm đúng vị trí trong mối quan hệ tương đương của các phần tử để đạt mục đích của hệ thống tốt nhất. Phạm Chí Thành (1996) [34] và Mai Văn Quyền (1996) [28] đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu cơ cấu cây trồng bao gồm: - Tiếp cận từ dưới lên trên (bottm – up) là dùng phương pháp quan sát, phân tích tìm điểm ách tắc của hệ thống để xác định phương pháp can thiệp thích hợp và có hiệu quả. Trước đây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy được hết các điều kiện của nông dân, do đó các giải pháp, đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA). - Tiếp cận hệ thống (system approach): đây là phương pháp nghiên cứu dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng. - Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: phương pháp này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử. Vì qua đó sẽ xác định được sự phát triển của hệ thống trong tương lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó. Đào Thế Tuấn (1984) [46] đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng cho một cơ sở sản xuất theo các bước: (1) thu thập tài liệu về khí hậu, đánh giá những mặt thuận lợi – khó khăn; (2) thu thập các tư liệu về đất đai, đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng khai thác và sử dụng, các mặt hạn chế; (3) xem xét tổng hợp về nước, hệ thống thuỷ lợi và các biện pháp quản lý, khai thác nước; (4) xem xét bộ giống cây trồng đã sử dụng, diện tích tốt xấu của từng giống trong quá trình sản xuất. Từ đó định hướng lựa chọn các giống cây trồng thích hợp cho cơ cấu cây trồng dự định tiếp tục phát triển; (5) xem xét tình hình sâu bệnh; (6) tìm hiểu các định hướng mục tiêu phát triển sản xuất của cơ sở; (7) phân tích, đánh giá nguồn nhân lực, tư liệu sản xuất. 2.4. Tình hình nghiên cứu về hệ thống cây trồng trong và ngoài nước 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà khoa học nông nghiệp trên Thế giới đã và đang tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu nhằm cải tiến để hoàn thiện hệ thống canh tác bằng việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, loài người đã chọn ra những giống cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Lịch sử phát triển nông nghiệp Thế giới cũng đã chỉ rõ việc chuyển biến mọi nền sản xuất nông nghiệp từ trình độ tự cấp, tự túc sang trình độ có tính chất hàng hoá gắn liền với những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. Từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng hệ thống cây trồng bắt đầu ở một số nước Tây Âu, chế độ độc canh trong sản xuất nông nghiệp được thay thế bằng các chế độ luân canh cây ngũ cốc và đồng cỏ, đồng thời sử dụng các loại cây họ đậu làm thức ăn gia súc kết hợp với nông cụ cải tiến và phân bón đã thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Phạm Chí Thành, 1996) [38]. Các chế độ luân canh này đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở Châu Âu. Theo chế độ luân canh này, hệ thống cây trồng gồm một số cây chăm sóc giữa hàng khoai tây, cây lấy củ, ngũ cốc, cỏ 3 lá và ngũ cốc mùa hè. Chế độ luân canh này cũng đồng thời với việc tăng cường các biện pháp kỹ thuật như làm đất, bón phân... Chính vì vậy năng suất ngũ cốc được tăng lên gấp 2 lần so với chế độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực, thực phẩm được tăng lên gấp 4 lần trên cùng một hecta đất canh tác (như các loại cây có củ, quả được đưa thêm vào hệ thống cây trồng và năng suất của chính cây ngũ cốc cũng được tăng lên). Chế độ luân canh mới này đã tạo ra những điểm đột phá thắng lợi ở Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và tiếp theo là các nước Châu Âu khác (Bùi Huy Đáp) [10]. Châu á là khu vực trồng lúa chủ yếu, khoảng 90% sản lượng lúa được sản xuất tại đây. Đất trồng lúa của Châu á chỉ có một phần rất nhỏ được tưới còn 70% diện tích đất trồng lúa là nhờ vào nước trời. Trước đây trên đất trồng lúa có tưới thường được trồng 2 vụ lúa trong năm và trên đất lúa nhờ nước trời thường được trồng lúa trong mùa mưa. Vào những năm 1960, các nhà khoa học của Viện Lúa Quốc tế (IRRI) đã nhận thấy rằng các giống lúa thấp cây, lá đứng, đẻ nhánh khoẻ, có tiềm năng năng suất cao. Do đó đầu thập kỷ 70 các nhà khoa học của các nước Châu á tập trung nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên cơ sở lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây nghiên cứu: các vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là: - Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ. - Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới xen canh, luân canh. - Xây dựng hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, của chế độ xen canh, trồng gối đồng thời khắc phục các yếu tố hạn chế (Vũ Văn Rung, 2001) [32]. ở Thái Lan, bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đậu tương trong hệ thống lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh và thiếu nước tưới đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên gấp đôi, đồng thời độ phì cũng được tăng lên (Dẫn theo Nguyễn Hữu Tề, 2003) [44]. Mô hình sử dụng hợp lý đất dốc đã trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hệ thống cây trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc làm tăng năng suất cây trồng, đất được cải tạo nhờ được tăng cường thêm chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất. Mô hình canh tác hỗn hợp ở vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hoá nguồn thu nhập. Đó là cách tốt nhất giúp người nghèo tránh được rủi ro, tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày nên mô hình lúa - cá - gia cầm - rau được gọi là ngân hàng sống (Living bank) của nhân dân sản xuất nhỏ (theo Janet) (Dẫn theo Trần Đức Viên, 1998) [54]. Đài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp nhưng do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã tạo cho nông nghiệp những bước phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác đóng góp rất lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Đài Loan thực hiện rộng rãi và áp dụng kinh doanh... cần nhiều sức lao động và kinh tế vi sinh để nâng cao sản lượng cây trồng, nâng cao khả năng canh tác của đất đai, nhập thêm nhiều giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Những biện pháp đó đã giúp Đài Loan chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá và xuất khẩu nhiều nông sản, đồng thời có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đài Loan đã thành công trong việc nghiên cứu cây màu chịu bóng để trồng xen trong mía. Các giống cây màu chịu hạn trồng vào mùa khô để tăng vụ sau khi thu hoạch lúa mùa. Để phát triển nông nghiệp nông thôn, Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật phát triển nông nghiệp, thúc đẩy kiến thiết nông thôn. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 71,9% (năm 1952) xuống 47,1% (năm 1981), tăng giá trị sản lượng công nghiệp từ 15,6% lên 19,5% [29]. ở Đài Loan, hệ thống canh tác được thực hiện trên cơ sở hệ thống canh tác thâm canh ngắn, xen giữa lúa và rau lúa, với công thức luân canh: lúa - lúa - rau hoặc đậu tương; lúa - rau - lúa hoặc đậu tương; lúa - dưa vàng - cải dầu. ở Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống cây trồng hợp lý trên các đất hai vụ lúa và một vụ lúa mỳ hoặc khoai tây, cải, đậu Hà Lan... Trên các vùng đất lúa một vụ hệ thống cây trồng thường là một vụ lúa và một vụ cây trồng cạn (Triệu Quốc Kỳ, 1992) [21]. ở ấn Độ, chương trình phối hợp nghiên cứu từ năm 1960 đến 1972 lấy hệ thống luân canh tăng vụ chu kỳ một năm làm hướng chiến lược phát triển nông nghiệp đưa ra kết luận: hệ thống cây trồng ưu tiên cây lương thực chu kỳ một năm 2 vụ ngũ cốc, đưa thêm vào một vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục tiêu là khai thác tối ưu tiềm năng của đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì nhiêu của đất trồng và bảo đảm lợi ích của người nông dân (Hoàng Văn Đức, 1980) [12]. Zandstra H.G.L (1981) [61] đã dẫn số liệu của FAO cho thấy, trên thế giới có khoảng 5,6 tỷ người. Để đảm bảo nhu cầu nông sản ngày càng tăng phải thực hiện ba giải pháp: mở rộng diện tích, tăng năng suất và đa dạng hoá cây trồng; trong đó giải pháp thâm canh và đa dạng hoá được coi là quan trọng. Từ những mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường và quản lý nông nghiệp, Bill Mollison (1944) [3] đã đề ra phương pháp nghiên cứu hệ thống công thức luân canh cây trồng mới với hệ thống canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh tác cũ nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những yêu cầu của con người mà không có bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc điểm của cảnh quan và cấu trúc, sử dụng diện tích một cách ít nhất. Các kết quả nghiên cứu ở nhiều nơi trên Thế giới cho thấy việc lựa chọn hệ thống cây trồng ở các vùng đất dốc, đồi núi theo các nguyên tắc sau: - Cây trồng năm đầu là những loại cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng như ngũ cốc sau đó là các loại cây cần ít dinh dưỡng và dễ tính như sắn, khoai lang ... - Trồng những loại cây hiệu quả ít hơn nhưng có tác dụng như một dạng tái sinh thực vật. VD: sử dụng công thức luân canh: ngũ cốc - sắn - mã đề. Những cây trồng ít hiệu quả hơn thường là những cây lâu năm nên mục đích chính là được dùng để thực hiện chu trình cấu tạo vật chất. Hiện nay, xu hướng trong nghiên cứu các nhà khoa học nông nghiệp tập trung nghiên cứu, cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích canh tác. Cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường nhằm xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững (Nguyễn Duy Tính, 1995) [53]. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam là một nước nông nghiệp, đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội, thậm chí cả nền văn minh từ xa xưa đã gắn với trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu về cơ cấu cây trồng và hệ thống nông nghiệp ở nước ta gắn liền với lịch sử hình thành, đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Nền nông nghiệp nước ta từ những thời kỳ xa xưa cũng đã có một hệ thống cây trồng khá phong phú và được phát sinh từ rất sớm với lịch sử dân tộc. Cùng với lúa nước là loại cây lương thực chủ yếu trong cơ cấu cây trồng di thực từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Nam lên, đặc biệt là từ khi Chủ nghĩa tư bản Châu Âu bắt đầu bành trướng và xâm lược vào các nước phương Đông, thì số lượng các loại cây trồng mới từ các lục địa khác đem vào nước ta ngày càng nhiều và đã làm cho hệ thống cây trồng ở một số vùng thay đổi đáng kể (Bùi Huy Đáp, 1993) [9]. Năm 1960, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu cây lúa vụ xuân với các giống lúa ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn đã tạo nên bước chuyển biến rõ nét về lương thực, thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đào Thế Tuấn, 1978) [49]. Tác giả Bùi Huy Đáp (1977) [8], khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất canh tác chủ yếu nhờ nước trời ở miền Bắc đã đề xuất cơ cấu cây trồng là 2 vụ màu đông và xuân rồi sản xuất lúa tiếp chân, trong vụ xuân trồng các loại cây màu có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau tuỳ theo trồng lúa mùa sớm hay lúa chính vụ. Đây là chế độ canh tác có thể sử dụng triệt để tiềm năng của các loại đất cao hạn cấy một vụ lúa mùa chờ nước trời. Trên chân đất chuyên màu của vùng đất bãi ven sông, hệ thống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao là ngô thu đông (rau màu thu đông) - ngô xuân (đậu tương, rau đậu các loại...). Ngay sau khi nước rút tiến hành trồng ngô thu đông (hoặc rau đậu sớm), sau đó trồng ngô xuân (hoặc đậu tương, rau các loại). Sự ra đời của giống lúa cảm ôn ngắn ngày như CN2, CR203 thay thế dần các giống lúa cảm quang cấy trong vụ mùa, đã hình thành vụ đông với các cây trồng chịu lạnh như ngô, đậu tương,... đã góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất như hiện nay. Những vùng đất trũng chỉ cấy được một vụ lúa đã hình thành mô hình lúa - cá hay lúa - cá - vịt (Phạm Chí Thành, 1994) (Dẫn theo Trần Đức Viên, 1998) [54]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên đất 2 vụ lúa, đưa cơ cấu vụ lúa xuân với các giống lúa ngắn ngày tạo ra một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa, tạo điều kiện để xây dựng một hệ thống cây trồng có hiệu quả cao nhất trên đất 2 vụ lúa. Đồng thời đề xuất một số cơ cấu cây trồng cụ thể cho vùng Đồng bằng sông Hồng trên đất 2 vụ lúa chủ động nước: + Lúa xuân - lúa mùa - màu vụ đông (ngô, khoai tây, khoai lang). + Lúa xuân - lúa mùa - màu vụ đông (cà chua, su hào, bắp cải). Trên đất 2 lúa thấp ngập nước: + Lúa xuân - lúa mùa - bèo dâu. + Lúa xuân - điền thanh - lúa mùa - bèo dâu. Chế độ canh tác trên từng bước được mở rộng ở châu thổ sông Hồng và các vùng khác của cả nước, đã tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta (Đào Thế Tuấn,1987) [52]. Võ Minh Kha, TrầnThế Tục, Lê Thị Bích (1996) [19] đã đánh giá tiềm năng sản xuất 3 vụ trên đất phù sa sông Hồng, địa hình cao không được bồi đắp hàng năm có đủ điều kiện về tài nguyên đất, nhân lực có thể áp dụng hệ thống 3 - 4 vụ cây ngắn ngày một năm. Đưa hệ số sử dụng đất từ 2,4 lên 2,49 hoặc 2,6 lần. Còn Tạ Minh Sơn (1996) [31] đã điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở Đồng bằng sông Hồng kết luận: các hệ thống cây trồng 3 - 4 vụ/năm bằng các loại cây rau cao cấp đạt giá trị cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm). Hiện nay, những hệ thống cây trồng có giá trị thu nhập cao là các hệ thống trên đất chuyên màu, đất 2 màu - 1 lúa và đất 2 lúa - 1 màu. Tác giả Lê Hưng Quốc, 1994 [30] đã xác định được hệ thống cây trồng thích hợp, tiến bộ, cần nhiều lao động, có hiệu quả cao gấp đôi hệ thống cũ, cơ sở cho việc làm giàu, làm sạch và bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên 3 cơ sở: giống cây trồng, tăng vụ, đổi mới công nghệ sản xuất cũng như chế biến. Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả và hoàn thiện cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Theo tác giả Trần Đình Long (1997) [25] thì giống cây trồng là tư liệu sản xuất sống, có liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh, có vai trò quan trọng trong cải tiến cơ cấu cây trồng. Để tăng năng suất cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp theo yêu cầu của giống. Sử dụng giống tốt là một biện pháp để tăng năng suất, ít tốn kém. Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh...) làm cho năng suất, sản lượng cây trồng thấp, không ổn định, bấp bênh. Một số giống cây trồng địa phương có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, năng suất ổn định nhưng lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu của con người. Do vậy, cần có bộ giống tốt, năng suất cao, ổn định, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể theo nguyên tắc “đất nào cây ấy”. Tác giả Vũ Tuyên Hoàng (1995) [16] khi nghiên cứu chọn tạo giống lúa cho các vùng khô hạn, ngập úng, chua phèn đã nhận xét: so với các vùng thâm canh, các vùng khó khăn còn có yêu cầu thêm về giống mới thích hợp hơn nữa, các tiêu chuẩn giống chống chịu cũng cần được xác định chuẩn hơn. Đối với các vùng khó khăn, công tác cải tạo đất và nguồn nước tưới luôn luôn cần kết hợp với giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng năng suất. Mỗi một khu vực có điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu khác nhau, do vậy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở mỗi khu vực cho các kết quả khác nhau, cơ cấu cây trồng, hệ thống nông nghiệp được xây dựng ở mỗi vùng một khác. Một._.đã nâng cao hiệu quả kinh tế của cả công thức luân canh. Ta thấy chỉ số so sánh tỷ suất thu nhập trên chi phí với công thức luân canh truyền thống (MBCR) thì cả 2 công thức đều có giá trị MBCR ≥ 2 theo thứ tự: công thức (3) có MBCR = 12,26; công thức (3) có MBCR = 15. Trong quá trình nghiên cứu hiệu quả của các công thức luân canh, chúng tôi nhận thấy công thức: lạc xuân - lúa mùa - ngô đông là công thức mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công thức luân canh bố trí 3 loại cây trồng khác nhau, tạo sự cân bằng dinh dưỡng đất, sau thu hoạch ngô và lạc để lại nhiều mùn cho đất. Cả 3 loại cây trồng này nông dân đều dễ làm. Sản phẩm hàng hoá dễ bảo quản và dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng của vùng đất này cần khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lạc mới vào sản xuất, phát triển rộng trên chân đất trồng 2 vụ màu – 1 vụ lúa thay thế các giống lạc cũ có hiệu quả kinh tế thấp đang được sản xuất phổ biến. 4.4. Đề xuất cơ cấu cây trồng ở huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2015 4.4.1. Cơ sở đề xuất - Dựa trên quan điểm xây dựng hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững; căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khoái Châu lần thứ 21 giai đoạn 2001 – 2010; căn cứ vào báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu giai đoạn 2001 -2010; trên cơ sở các hệ thống cây trồng hiện có của huyện và yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng. - Lựa chọn các giống cây trồng phải phù hợp với nguồn tài nguyên nước, thành phần cơ giới đất của từng vùng đất khác nhau: mỗi loại cây trồng phù hợp với một một vùng sinh thái nhất định và cần một lượng nước nhất định để đảm bảo cho sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, khi lựa chọn, bố trí các giống cây trồng phải căn cứ vào nguồn nước tại địa phương và nhu cầu nước của cây trồng trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Đặc biệt, đối với các loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu tương và một số cây rau màu khác trong mùa khô hạn để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong khung thời vụ đề ra. - Khi lựa chọn, bố trí các giống cây trồng cần phải căn cứ vào yêu cầu sinh thái của từng loại cây và điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng sinh thái cụ thể để xây dựng được hệ thống cây trồng hợp lý. - Lựa chọn giống cây trồng theo khả năng kinh tế, trình độ sản xuất của nông dân trong vùng. Ngoài ra, còn phải lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo sự biến động của thị trường, nhất là đối với cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao. Hướng nông dân nên sản xuất những loại sản phẩm mà thị trường đang cần, đang thiếu. - Dựa vào kết quả của các thử nghiệm về biện pháp kỹ thuật sản xuất như xác định thời vụ gieo trồng thích hợp, thử nghiệm các giống cây trồng mới để làm căn cứ đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp trong giai đoạn 2010 – 2015. 4.4.2. Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2010 - 2015 Từ những căn cứ phân tích trên cho phép xây dựng cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu ở bảng 4.26. Kết quả dự kiến ở bảng 4.26 cho thấy diện tích, cơ cấu các loại cây trồng năm 2015 đều giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do xu hướng phát triển của huyện Khoái Châu trong những năm tới là tiếp tục chuyển đổi chân ruộng trũng trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Bảng 4.26. Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2015 Năm Loại cây trồng Năm 2010 Năm 2015 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Lúa 7.200 45,00 6.850 46,68 Ngô 1.000 6,25 720 4,90 Đậu tương 1.450 9,06 1.235 8,42 Lạc 1.800 11,25 1.640 11,18 Cây dược liệu 1.400 8,75 1.270 8,65 Cây rau màu khác 3.150 19,69 2.960 20,17 Tổng 16.000 100,00 14.675 100,00 Do đó, để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm con người và nguồn thức ăn cung cấp cho vật nuôi, huyện cần tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ, đưa các giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất đại trà. Từ đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra bảng dự kiến cơ cấu giống cây trồng đến năm 2015 ở bảng 4.27. Bảng 4.27. Cơ cấu giống cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu đến năm 2015 Cây trồng Cơ cấu cây trồng Lúa Lúa lai: 14,3%; lúa thuần: 85,7% (trong đó: nhóm giống đặc sản là 33,25%)  Ngô NK66 và NK4300: 53,6%; LVN4: 10,13%; LVN99, LVN24,... là 36,27%. Lạc L18: 55,58%; MD9: 25,12%; L14: 9,89%; sen lai: 4,97%; giống khác: 4,44% Đậu tương DT84, D912, DT90, DT99, TL57,... Rau Cà chua, su hào, bắp cải, dưa chuột, suplơ,... Cây dược liệu Địa liền, ngưu tất, bạc hà,... Bảng 4.27 cho biết cơ cấu giống cây trồng hàng dự kiến đến năm 2015 như sau: - Cây lúa: cơ cấu giống lúa lai tăng lên 14,3% và lúa thuần 85,7% trong đó nhóm giống đặc sản chiếm 33,25%. - Cây ngô: cơ cấu ngô giống NK66 và NK4300 chiếm ưu thế 53,6% ; giống LVN4 giảm còn 10,13% ; giống khác 36,27%. - Cây lạc: giống lạc L18 chiếm 55,58%; giống MD9 là 25,12%; giống L14 là 9,89%; giống sen lai chiếm 4,97% và các giống khác là 4,44%. - Cây rau: vẫn chủ yếu trồng cà chua, su hào, bắp cải, dưa chuột, suplơ,... - Cây dược liệu: chủ yếu sản xuất địa liền, ngưu tất, bạc hà... 4.4.3. Một số giải pháp góp phần thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng 4.4.3.1. Giải pháp về vốn, cơ chế chính sách - UBND huyện Khoái Châu cần xúc tiến nhanh việc chuyển đổi ruộng đất (dồn thửa đổi ruộng) và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh... nhất là các hộ phát triển kinh tế trang trại để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất và thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tiếp tục có những chính sách phát triển từng loại cây trồng trong các giai đoạn khác nhau, hỗ trợ các hộ dân tham gia sản xuất các giống cây trồng mới như: lúa, lạc, ngô, đậu tương,... có tiềm năng năng suất cao. Đặc biệt, đối với vùng đất chuyên lúa cần có chính sách hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật cho nông dân từ 3 - 5 vụ liên tiếp để tạo thói quen sản xuất cây vụ đông trên đất chuyên lúa. - Phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhằm phát huy tính tích cực của tổ hợp hợp tác xã trong quá trình làm dịch vụ như liên kết với các doanh nghiệp mua vật tư nông nghiệp, tìm nơi tiêu thụ nông sản cho nông dân... 4.4.3.2. Giải pháp về tiến bộ kỹ thuật Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hái là rất cần thiết vì đây là giải pháp quyết định đến năng suất, phẩm chất cây trồng và nâng cao được hiệu quả sản xuất cho nông dân. Chính vì lẽ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp kỹ thuật phù hợp cho các loại cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu như sau: - Đối với cây lúa: trên những diện tích chân đất cao dọc kênh tây trạm bơm Văn Giang sang trồng cây màu hoặc cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; những diện tích trũng cấy lúa hiệu quả thấp, không ổn định sang mô hình kinh tế trang trại. Tiếp tục làm các mô hình thử nghiệm, khảo nghiệm trên diện rộng một số giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao để đưa vào sản xuất đại trà, làm tăng độ đa dạng về cơ cấu giống lúa của huyện. Với mục đích giảm dần giống lúa Q5 đang được sản xuất đại trà trên địa bàn huyện bằng các giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng như Syn6, TBR-1,... hay các giống lúa chất lượng cao như Hương thơm số 1, Tám thơm, Bắc thơm số 7,... Tiếp tục thực hiện đề án sản xuất giống lúa nhân dân của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2010 nhằm làm giảm giá giống, có giống chất lượng để phục vụ nhân dân. Giúp nông dân tiếp cận trực tiếp với các tiến bộ kỹ thuật. Đây là con đường ngắn nhất để cấp 1 hoá giống lúa. Khuyến khích nông dân cấy lúa trà muộn ở vụ xuân, trà sớm ở vụ mùa để tranh thủ thời vụ trồng cây vụ đông. - Đối với cây màu: các cơ quan chức năng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp giúp nông dân chủ động sớm về giống, phân bón và các vật tư nông nghiệp khác. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho nông dân các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây rau màu... nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tăng cường xây dựng và phát triển các vùng trồng rau sạch để phục vụ rau sạch cho các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng,... 4.4.3.3. Giải pháp về công nghệ và tìm kiếm thị trường - Củng cố mạng lưới thương mại, phát triển hệ thống chợ, khuyến khích việc buôn bán hàng hoá và ký kết hợp đồng tiêu thụ. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào địa bàn, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.... và khi đã ký kết hợp đồng chặt chẽ với các doanh nghiệp mới khuyến khích nông dân phát triển rộng cây trồng đó. - Khảo sát nhu cầu nông sản của thị trường để hướng nông dân tập trung vào sản xuất mặt hàng nông sản mà thị trường đang cần. - Xây dựng và điều tiết cơ cấu diện tích cây trồng theo sự biến động của thị trường và giá cả nông sản. - Tăng cường đầu tư các công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản, nhằm giảm thiểu sự tiêu hao, thất thoát nông sản sau thu hoạch. 4.4.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện Tăng cường xây dựng và phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa 4 nhà: “Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông” nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp.   5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận 1. Huyện Khoái Châu nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng với 66,11% diện tích đất nông nghiệp, có hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, mang đặc trưng của nền khí hậu nhiệt đới, gió mùa, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng hàng năm nói riêng và hệ thống cây trồng của huyện Khoái Châu. Nhu cầu lương thực, thực phẩm khá lớn. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống cây trồng nông nghiệp trên từng chân đất sao cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao. 2. Kết quả điều tra cơ cấu diện tích các cây trồng hàng năm 2007 là: cây lúa: 47,99%; cây ngô: 13,03%; cây lạc: 7,95%; cây đậu tương: 14,68%; cây dược liệu: 4,45%; cây rau: 7,18% và các cây trồng khác: 4,89%. Tuy nhiên, cơ cấu các giống lúa, ngô, lạc, đậu tương chưa cân đối. Tỷ lệ các giống cây trồng, năng suất cao, chất lượng tốt còn thấp, đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Vì vậy cần tiếp tục đưa các giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất, chất lượng cao vào thử nghiệm để sản xuất đại trà. 3. Quá trình điều tra cơ cấu các công thức luân canh chúng tôi nhận thấy: - Trên quỹ đất chuyên lúa nên mở rộng công thức luân: lúa xuân - lúa mùa - ngô đông cho tổng giá trị ở mức trung bình đạt 73,125 triệu đồng/ha; công thức lúa xuân - lúa mùa - đậu tương đông có giá trị kinh tế không cao nhưng ở vụ đông đậu tương không chỉ dễ trồng, không kén đất,.... có khả năng cải tạo độ phì của đất rất tốt và làm tăng năng suất cây trồng vụ sau. - Trên quỹ đất trồng 2 vụ màu - 1 vụ lúa nên mở rộng công thức luân canh lạc xuân - lúa mùa sớm - cà chua đông (hiệu quả kinh tế đạt cao nhất) và các công thức luân canh có mặt của cây họ đậu vì nó có khả năng cải tạo độ phì của đất, làm tăng năng suất cây trồng vụ sau. - Trên quỹ đất chuyên màu nông dân nên áp dụng các công thức luân canh: Lạc xuân - lạc thu đông- bắp cải; Đậu tương xuân - địa liền; Đậu tương xuân - lạc thu đông - cà chua. Để nâng cao năng suất cây trồng cần đưa các giống cây trồng mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. 4. Kết quả thử nghiệm một số loại cây trồng trên các quỹ đất như sau: - Trên quỹ đất chuyên lúa chúng tôi thử nghiệm 2 giống ngô lai NK66, NK4300 trong vụ đông 2007 và 2 giống lúa lai Syn6, TBR-1 trong vụ xuân 2008. Kết quả thử nghiệm cho thấy các giống ngô, giống lúa mới đưa vào thử nghiệm hoàn toàn có thể thay thế cho giống ngô LVN4 và giống lúa Q5 đang được trồng đại trà trên địa bàn huyện. - Trên quỹ đất 2 vụ màu - 1 vụ lúa chúng tôi thử nghiệm 2 giống lạc L18 và MD9 cho thấy, cả 2 giống lạc mới này đều có hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng. Khi thay các giống cây trồng mới này vào công thức luân canh thay thế cho các giống cây trồng cũ đã giúp tăng hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh. 5.2. Đề nghị 1.Thường xuyên thử nghiệm các giống cây trồng mới, có hiệu quả cao và làm mô hình trình diễn để thuyết phục người dân tin tưởng áp dụng các giống cây trồng mới để ngày càng hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng hợp lý, hiệu quả. 2. Tăng cường hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho người sản xuất như công tác khuyến nông, khuyến ngư, các tổ chức hợp tác cũng như việc hình thành các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. 3. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân tiên phong gieo trồng các giống cây trồng mới. Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt Lê Hữu Cần (1998), Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành hệ thống cây trồng mới ở các huyện vùng ven biển Thanh Hóa, Luận án TS khoa học nông nghiệp. Phạm Văn Chiêu (1964), Thâm canh tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp miền núi, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trang 198-200. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), Sử dụng tốt tài nguyên đất phát triển và bảo vệ môi trường, Tạp chí Khoa học Đất, số 3-1993, trang 68-73. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Ngô Thế Dân, Trần An Phong (1993), Khai thác và giữ gìn đất tốt vùng trung du, miền núi nước ta, NXB Nông nghiệp, trang 5-15. Đường Hồng Dật (1993), Khoa học công nghệ và sự phát triển bền vững nền kinh tế hàng hóa ở các vùng miền núi, dân tộc, NXB Nông nghiệp, trang 126 - 130. Đường Hồng Dật (1996), Một số suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, tháng 6, trang 43-46. Bùi Huy Đáp (1977), Cơ sở khoa học cây vụ đông, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. Bùi Huy Đáp (1993), Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, trang 353 - 359. Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề (1995), Một số kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý trên đất đồi gò bạc màu huyện Sóc Sơn- Hà Nội; Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Văn Đức (1980), Hệ thống canh tác, hướng phát triển nông nghiệp, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 7/1980. Lâm Công Định (1989), Vấn đề xử lý đất và cây trồng trên cơ sở sinh - khí hậu, Tạp chí lâm nghiệp, tháng 1, trang 11 - 14. Trương Đích (1995), Kỹ thuật trồng các giống cây trồng mới năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 115-119. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Tuyên Hoàng (1995), Chọn tạo các giống lúa cho các vùng đất khô hạn, ngập úng, chua phèn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Thị Hương, Phạm Tiến Dũng (2005), Hệ thống Nông nghiệp (Bài giảng cao học nông nghiệp), Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Võ Minh Kha (1990). Nội dung, phương pháp và tổ chức xây dựng hệ thống canh tác tiến bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996), Đánh giá tiềm năng 3 vụ trở nên trên đất phù sa sông Hồng địa hình cao không được bồi đắp hàng năm, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 8/1996, tr.121-123. Nguyễn Xuân Khoát (1996), Một số đặc điểm cơ bản của nguồn lao động ở nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 7, trang 30 - 31. Triệu Quốc Kỳ (1992), Quản lý đất đai và nước trong hệ canh tác lúa nước, Tạp chí Khoa học Đ ất số 2, tr 71-77. Hoàng Minh Kí, Bùi Minh Vũ (1996), Về kinh tế tranh trại lâm nghiệp, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tháng 3, trang 56-59. Nguyễn Văn Lạng (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý tại huyện C-Jut, tỉnh Dak Lak, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Cao Liêm, Trần Đức Viên, Sinh thái học nông nghiệp và BVMT (2 tập), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990. Trần Đình Long (1997), Chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Thị Ngoan và CTV (1994), Kết quả bước đầu nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý cho sản xuất nông nghiệp lâu bền trên đất dốc ở trung du, miền núi Đông Bắc, Viện KHKTNN Việt Nam, kết quả nghiên cứu khoa học, trang 185-190. Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987), Canh tác học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Mai Văn Quyền (1996), Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, TP. Hồ Chí Minh. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1993), Quản lý đất dốc để sử dụng lâu bền cho phát triển nông nghiệp, Tạp chí Khoa học Đất, số 3, trang 74-79. Lê Hưng Quốc (1994), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng gò đồi Hà Tây, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Tạ Minh Sơn (1996), Điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 2/1996, tr.59-60. Vũ Văn Rung (2001), Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng trên một số loại đất chính ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Luận án Thạc sĩ KHNN, Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội. Số liệu thống kê - Nông - Lâm - Thủy sản VN 1985-1995, Tổng cục thống kê 1996 tr. 15-17-19-27-29-31. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên, Hệ thống nông nghiệp (giáo trình cao học), NXB Hà Nội, 1996. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (11/2000), Kỷ yếu hội thảo công nghệ Nông lâm nghiệp, ĐH Thái Nguyên. Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1994), Chuyển đổi hệ thống canh tác vùng trũng ở Đồng bằng Bắc bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Chí Thành và CTV (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, 7-11. Trần Danh Thìn, Nguyễn Huy Trí (2006), Hệ thống trong phát triển nông nghiêp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Danh Thìn (2001), Vai trò của cây đậu tương, cây lạc và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Đinh Thị Thọ, Nguyễn Thị Dần (1994), Nghiên cứu sử dụng cây cốt khí trồng xen kẽ với cây chè mới và chè thời kỳ kiến thiết cơ bản, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện KHKTNN Việt Nam, trang 98-103. Lê Duy Thước (1997), Nông lâm kết hợp, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Châu Thu (2005), Bài giảng cao học hệ thống nông nghiệp. Nguyễn Hữu Tề (2003), Giáo trình cây lúa, Bài giảng cho học viên cao học nông nghiệp. Hoàng Tụy (1987), Phân tích hệ thống và ứng dụng, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học để xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1997), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật. Đào Thế Tuấn (1984), Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đào Thế Tuấn, Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp số 2/1987, tr.113. Nguyễn Duy Tính và cộng sự (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hông và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 7-79. Trần Đức Viên (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Thị Xô (1994), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên các vùng đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tháng 4/1994, tr 152-154 Tài liệu tiếng Anh Champer, Robert, Paccy, Amold (1989), Farmer inovation and Agricultural Research Intermediate Technology, Publications LonDon FAO (1992), “Land evaluation and farming systems analysis for land use planning”, Workshop Documents, FAO – ROMA. Petrop D.Ph. (1984), Di truyền và cơ sở chọn giống - Mir - Matxcơva. Rambo A.T Human Ecology reseach on tropical agroecosystems in Southeat Asia, EWC, USA, 1982. Zandstra H.G., F.C.Pice, J.L.Litsinger (1981), A Meteorology for farm copping system research, IRRI. Zandstra H.G.L.Pice, Litsinger J.A. and Moris, 1981, Methology for on farm cropping systems research, IRRI, Philippines, P 31-35. Phụ lục Hình ảnh các mô hình thử nghiệm Mô hình thử nghiệm giống lạc mới vụ xuân năm 2008 Mô hình thử nghiệm giống lúa lai vụ xuân năm 2008 Mô hình thử nghiệm giống ngô lai vụ đông năm 2007 Mô hình sản xuất cây cà chua vụ xuân năm 2008 Mô hình sản xuất cây dưa chuột vụ đông năm 2008 Mô hình sản xuất cây đậu tương vụ xuân năm 2008 Phụ lục 1: Kết quả phân tích phương sai BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE HUONG 1 14/ 9/ 8 16:55 -------------------------------------------------------------- :PAGE 1 Bảng phân tích phương sai cây ngô VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 4 355.593 88.8984 22.61 0.000 3 2 CT$ 2 161.417 80.7085 20.53 0.001 3 * RESIDUAL 8 31.4562 3.93202 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 14 548.467 39.1762 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HUONG 1 14/ 9/ 8 16:55 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 Bảng phân tích phương sai cây ngô MEANS FOR EFFECT NL ----------------------------------------------------------------------- NL NOS NS 1 3 63.9700 2 3 60.0967 3 3 55.5567 4 3 52.6633 5 3 50.6500 SE(N= 3) 1.14485 5%LSD 8DF 3.73323 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS NS NK66 5 57.4100 NK4300 5 60.1300 LVN4 5 52.2220 SE(N= 5) 0.886795 5%LSD 8DF 2.89175 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HUONG 1 14/ 9/ 8 16:55 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 Bảng phân tích phương sai cây ngô F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 15 56.587 6.2591 1.9829 3.5 0.0003 0.0009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE HUONG2 14/ 9/ 8 17: 2 -------------------------------------------------------------- :PAGE 1 Bảng phân tích phương sai cây lạc VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 4 230.667 57.6667 21.63 0.000 3 2 CT$ 2 70.5963 35.2982 13.24 0.003 3 * RESIDUAL 8 21.3333 2.66666 ------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 14 322.596 23.0426 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HUONG2 14/ 9/ 8 17: 2 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 Bảng phân tích phương sai cây lạc MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS NS 1 3 36.1500 2 3 34.8167 3 3 43.4833 4 3 44.8167 5 3 39.8167 SE(N= 3) 0.942808 5%LSD 8DF 3.07440 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS NS L18 5 42.1600 MD9 5 40.3600 L14 5 36.9300 SE(N= 5) 0.730296 5%LSD 8DF 2.38142 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HUONG2 14/ 9/ 8 17: 2 ----------------------------------------------------------- :PAGE 3 Bảng phân tích phương sai cây lạc F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 15 39.817 4.8003 1.6330 4.1 0.0004 0.0031 Phụ lục 2: Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng (Số liệu điều tra năm 2007) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây bắp cải Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống Cây 30.800 60 1.848.000 Phân chuồng kg 700 300 210.000 Phân đạm ure kg 336 6.000 2.016.000 Super lân kg 560 1.500 840.000 Kaliclorua kg 196 6.000 1.176.000 Thuốc BVTV 1.680.000 Công lao động 24.640.000 Tổng chi phí/ha/vụ 33.160.000 Tổng thu/ha/vụ 39.200 1.700 66.640.000 Lãi thuần/ha/vụ 33. 480.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây cà chua Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống Cây 33.600 60 2.016.000 Phân chuồng kg 28.000 300 8.400.000 Phân đạm ure kg 336 6.000 2.016.000 Super lân kg 420 1.500 630.000 Kaliclorua kg 280 6.000 1.680.000 Thuốc BVTV 2.100.000 Công lao động 22.000.000 Tổng chi phí/ha/vụ 39.592.000 Tổng thu/ha/vụ 42.000 1.700 71.400.000 Lãi thuần/ha/vụ 31.808.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây khoai tây đông Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống kg 1.120 5.000 5.600.000 Phân chuồng kg 20.000 300 6.000.000 Phân đạm ure kg 336 6.000 2. 016.000 Super lân kg 560 1.500 840.000 Kaliclorua kg 280 6.000 1. 680.000 Thuốc BVTV 1.120.000 Công lao động 13. 440.000 Tổng chi phí/ha/vụ 31. 446.000 Tổng thu/ha/vụ 21. 000 2.300 48.300.000 Lãi thuần/ha/vụ 16. 854.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây dưa chuột Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống vỉ 112 28.000 3.136.000 Phân chuồng kg 14.000 300 4.200.000 Phân đạm ure kg 420 6.000 2. 520.000 Super lân kg 840 1.500 1.260.000 Kaliclorua kg 280 6.000 2. 520.000 Thuốc BVTV 2. 240.000 Công lao động 22. 400.000 Róc (khấu hao 30%/vụ) Cây 33.600 300 3.000.000 Tổng chi phí/ha/vụ 38. 246.000 Tổng thu/ha/vụ 50.400 1.500 75.600.000 Lãi thuần/ha/vụ 37. 354.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây ngưu tất Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống kg 12 60.000 720.000 Phân chuồng kg 10.000 300 3.000.000 Phân đạm ure kg 420 6.000 2.520.000 Super lân kg 420 1.500 630.000 Kaliclorua kg 140 6.000 840.000 Thuốc BVTV 840.000 Công lao động 16. 800.000 Tổng chi phí/ha/vụ 26.100.000 Tổng thu/ha/vụ 3.360 15.000 50.400.000 Lãi thuần/ha/vụ 24.300.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây bạch chỉ Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống kg 8,5 70.000 595.000 Phân chuồng kg 10.000 300 3.000.000 Phân đạm ure kg 476 6.000 2. 856.000 Super lân kg 420 1.500 630.000 Kaliclorua kg 140 6.000 840.000 Thuốc BVTV 560.000 Công lao động 19. 040.000 Tổng chi phí/ha/vụ 28. 271.000 Tổng thu/ha/vụ 5. 600 25.000 140.000.000 Lãi thuần/ha/vụ 111.729.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây địa liền Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống kg 2.800 6.000 16.800.000 Phân chuồng kg 10.000 300 3.000.000 Phân đạm ure kg 700 6.000 4. 200.000 Super lân kg 420 1.500 630.000 Kaliclorua kg 140 6.000 840.000 Thuốc BVTV 840.000 Công lao động 15. 680.000 Tổng chi phí/ha/vụ 42. 740.000 Tổng thu/ha/vụ 5. 600 27.000 151.200.000 Lãi thuần/ha/vụ 108.460.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất cây rong giềng Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Làm đất 750.000 Giống kg 3.360 2.500 8.400.000 Phân chuồng kg 10.000 300 3.000.000 Phân đạm ure kg 700 6.000 4. 200.000 Super lân kg 420 1.500 630.000 Kaliclorua kg 140 6.000 840.000 Thuốc BVTV 840.000 Công lao động 15. 680.000 Tổng chi phí/ha/vụ 34. 340.000 Tổng thu/ha/vụ 11.200 8.000 89.600.000 Lãi thuần/ha/vụ 55.260.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Phụ lục 3: phiếu điều tra nông hộ Họ tên chủ hộ:…………………… năm sinh:…………nghề nghiệp:…………… Thôn (Xóm):………………..Xã ……………….H. Khoái Châu- T. Hưng Yên Số nhân khẩu:…… (người). Số người lao động:…… (người) Tổng thu nhập bình quân hàng năm:………………...(triệu đồng) Trong đó: Nông nghiệp :…………... ..(triệu đồng) Phi nông nghiệp :………… ….(triệu đồng) Đất đai Hạng mục Vụ xuân Vụ mùa Vụ đông Ghi chú Thành phần cơ giới (m2) Thịt nặng Thịt TB Thịt nhẹ Chân đất (m2) Cao Trung bình Trũng (thấp) Cây trồng (m2) II. Cây trồng Thời vụ Loại cây trồng Giống cây trồng Số lượng giống (kg) Chi phí (nghìn đồng) Năng suất (kg /sào) Ghi chú Phân chuồng Đạm Lân Kali BV TV Công Vụ Xuân Vụ mùa Vụ đông Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…Ngày tháng năm 2007 Người điều tra Chủ hộ điều tra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT022.doc
Tài liệu liên quan