BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------------------------
KHOA: Môi trường và Công nghệ sinh học
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: BÙI QUỐC THỊNH MSSV : 207108036
NGÀNH : MÔI TRƯỜNG LỚP : 07CMT
1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – tỉnh Bình
Dương thành KCN thân thiện môi trường”
2. Nhiệm vụ: (yêu cầu về nội dung và số
135 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thành Khu công nghiệp thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu ban đầu):
Xác định các nguồn thải chính của KCN Mỹ Phước.
Hiện trạng môi trường KCN Mỹ Phước
Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước
Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
Đánh giá mức độ khả thi, triển vọng của việc chuyển đổi và xây dựng KCN
Mỹ Phước thành KCN TTMT.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 05/04/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/07/2010
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
TS. LÊ THỊ VU LAN Toàn bộ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày 14 tháng 07 năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. LÊ THỊ VU LAN
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ) :
...............................................................
Đơn vị
...............................................................
...............................................................
...............................................................
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
ĐIỂM SỐ BẰNG SỐ:……………ĐIỂM SỐ BẰNG CHỮ:………………….
TP.HCM,ngày….tháng….năm 2010
GVHD
LÊ THỊ VU LAN
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc …! Em xin chân thành cảm ơn đến:
TS. Lê Thị Vu Lan – Người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và
hướng dẫn cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành tốt Đồ án tốt
nghiệp này.
Quý thầy cô trong Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt, giúp em
năm bắt được khối kiến thức cơ bản của chuyên ngành, cũng như kinh
nghiệm trong lĩnh vực môi trường.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khuyến khích và động viên em rất nhiều
trong suốt quá trình học tập. Đó chính là nguồn động lực lớn giúp em hoàn
thành tốt Đồ án này.
Một lần nữa em xin gởi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và lòng biết
ơn sâu sắc. Kính chúc Quý thầy cô, anh chị, các bạn sinh viên dồi dào sức
khỏe và thành công trong công tác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2010
Trân trọng
SV: Bùi Quốc Thịnh
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh sách các bảng
Danh sách các sơ đồ, hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1 Định nghĩa KCN TTMT ........................................................................... 5
1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT ............................................. 5
1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT .......................................................... 7
1.4 Phương pháp đánh giá KCN TTMT ...................................................... 15
1.4.1 Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT ................................ 15
1.4.2 Phương pháp ma trận môi trường (EMA) ............................................... 19
1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT ........................................ 22
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC KCN Ở
BÌNH DƯƠNG
2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương ..................................................................... 24
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 24
2.1.2 Địa hình ..................................................................................................... 24
2.1.3 Khí hậu ...................................................................................................... 25
2.1.4 Tài nguyên khoáng sản ............................................................................. 26
2.1.5 Tài nguyên nước ....................................................................................... 28
2.1.6 Tài nguyên rừng ........................................................................................ 30
2.1.7 Tình hình kinh tế ...................................................................................... 30
2.1.8 Tình hình văn hoá – xã hội ...................................................................... 38
2.2 Tổng quan về các KCN ở Bình Dương ................................................... 41
2.2.1 Khu công nghiệp và xu hướng hình thành KCN .................................... 41
2.2.2 Tình hình phát triển các KCN đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 ............................................................................ 42
2.3 Tình hình quản lý môi trường của các KCN ở Bình Dương .............. 46
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường ....................................................... 46
2.3.2 Hoạt động nhà nước bảo vệ môi trường .................................................. 47
2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường ................................................................ 49
2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT ................................................. 49
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng môi trường của dự án quy hoạch KCN đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ................................................................ 50
2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh ...................................................... 50
2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý .............................................................. 50
2.4.3 Tác động đến môi trường văn hoá xã hội ............................................... 52
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC –
TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước ................................. 53
3.2 Thông tin chung về KCN Mỹ Phước ...................................................... 53
3.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 54
3.2.2 Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ............................................................. 56
3.2.3 Lĩnh vực thu hút đầu tư ............................................................................ 56
3.2.4 Tình hình thu hút đầu tư ........................................................................... 57
3.2.5 Cơ sở hạ tầng của KCN Mỹ Phước ......................................................... 58
3.2.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông ...................................................................... 58
3.2.5.2 Cấp điện – cấp nước .............................................................................. 58
3.2.5.3 Xử lý nước thải ...................................................................................... 59
3.2.5.4 Viễn thông .............................................................................................. 59
3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước .............................. 59
3.3.1 Các loại hình sản xuất .............................................................................. 59
3.3.2 Các sản phẩm chính .................................................................................. 60
3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước ......................... 60
3.4.1 Nước thải ................................................................................................... 60
3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 60
3.4.1.2 Nước thải sản xuất ................................................................................. 61
3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn .............................................................................. 62
3.4.2 Khí thải ...................................................................................................... 62
3.4.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 63
3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 63
3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại .......................................... 64
3.4.3.3 Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 65
3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung .................................................................... 65
3.4.5 Sự cố cháy nổ ............................................................................................ 66
3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT khu công nghiệp ....................... 66
3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN .................................................................... 66
3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng ................................................. 67
3.5.3 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM .................................................... 68
3.5.3.1 Công tác thanh tra và kiểm tra môi trường
sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 68
3.5.3.2 Công tác quan trắc và giám sát môi trường
sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 69
3.5.3.3 Công tác điều chỉnh sau thẩm định báo cáo ĐTM .............................. 69
3.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của KCN Mỹ Phước ........................ 69
3.6.1 Ô nhiễm nước mặt .................................................................................... 69
3.6.2 Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung .................................................... 69
3.6.3 Quản lý CTR công nghiệp, đặc biệt CTR nguy hại ............................... 70
3.6.4 Hệ thống QLMT KCN ............................................................................. 70
3.6.5 Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH ................................................. 70
3.6.6 Chuyển đổi mô hình tổ chức xây dựng KCN ......................................... 71
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KCN TTMT CHO KCN MỸ
PHƯỚC
4.1 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước ....................... 72
4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính
có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước ............................................................. 85
4.2.1 Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) ............................................. 85
4.2.2 Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp (FEIP high) ....................................... 85
4.2.3 Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái (EIP low) ........................ 86
4.2.4 Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) ............................................. 86
4.3 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 87
4.4 Các đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .............................. 89
4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ....................................... 89
4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .................................. 91
4.4.2.1 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
trung bình ........................................................................................................... 91
4.4.2.2 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN TTMT Mỹ Phước đơn cấp ....................................................................... 92
4.4.2.3 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp .................................................................. 93
4.4.2.4 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước hỗn hợp nữa
sinh thái .............................................................................................................. 94
4.4.2.5 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN TTMT Mỹ Phước sinh thái ...................................................................... 94
4.5 Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước .......................... 95
4.5.1 Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Mỹ Phước ........... 95
4.5.2 Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát ................... 97
4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT ......... 103
4.6.1 Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ........... 103
4.6.1.1 Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật của mô hình ....................... 103
4.6.1.1.1 Ý nghĩa về QLMT .............................................................................. 103
4.6.1.1.2 Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình ................ 104
4.6.1.2 Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình ....................... 104
4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ............ 105
4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện
mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 105
4.7.1 Bước khởi đầu ........................................................................................... 105
4.7.1.1 Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường .......................................... 105
4.7.1.2 Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT .................. 107
4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình
KCN TTMT Mỹ Phước bậc trung bình ............................................................ 107
4.7.2.1 Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN ......................................... 107
4.7.2.2 Tuân thủ pháp luật Nhà nước tại KCN ................................................ 107
4.7.2.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra ...................................... 108
4.7.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ....................................................................... 108
4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình
KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn cấp ................................................................ 108
4.7.3.1 Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân
thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước ........................................................................ 108
4.7.3.2 Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế ................................. 109
4.7.3.3 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT ......................... 109
4.7.3.4 Các biện pháp BVMT vi khí hậu .......................................................... 109
4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước xanh – sạch –
đẹp ....................................................................................................................... 109
4.7.4.1 Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN ..................... 109
4.7.4.2 Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN ...................................... 109
4.7.4.3 Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về
BVMT KCN ....................................................................................................... 110
4.7.4.4 Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế .................................... 110
4.7.4.5 Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN .............................. 111
4.7.4.6 Gia tăng đầu tư về công tác
kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải ....................................................... 111
4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn hợp nửa
sinh thái và sinh thái .......................................................................................... 111
4.7.5.1 Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải ........... 111
4.7.5.2 Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải ................. 112
4.7.5.3 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch,
có ít hoặc không có phát thải ............................................................................. 112
4.7.5.4 Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và
nâng cấp công nghệ xử lý chất thải ................................................................... 113
4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện
mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 113
4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN .................................................... 113
4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN .......................... 114
4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng .... 115
4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô
hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước ........................................ 116
4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................. 116
4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ...... 117
4.10.1 Lợi ích kỹ thuật ....................................................................................... 117
4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội ........................................................................... 118
4.10.3 Lợi ích môi trường ................................................................................. 118
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 120
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH
EOP Xử lý cuối đường ống End of Pipe
KCN (IP) Khu công nghiệp Industrial Park
TTMT (FE) Thân thiện môi trường Friendly Environment
BVMT Bảo vệ môi trường Environmental Protection
SXSH (CP) Sản xuất sạch hơn Clearer Production
FEIP KCN thân thiện môi trường Friendly Environment Industrial Park
IP KCN hệ cổ điển Industrial Park
EIP KCN sinh thái Eco – Industrial Park
SSPM
Mô hình nguyên lý từng
bước/ Mô hình kỹ thuật tổng
quát
Step By Step Principal Model
STCN (EI) Sinh thái công nghiệp Eco – Industrial
STMT Sinh thái môi trường Eco – Environmental
GCBIP KCN xanh – sạch – đẹp Green – Clean – Beautiful Industrial Park
EMS Hệ thống quản lý môi trường Environmental Management System
QLMT
(EM) Quản lý môi trường Environmental Management
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT
theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và
sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) ................................................................ 8
Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT
theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và
QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2) ............................................................ 10
Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT
mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH
nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3) ..................................................................... 12
Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại
mô hình KCN TTMT (FEIP) ......................................................................... 14
Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT
theo phương pháp EMA ................................................................................. 21
Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT
đạt được thực tế tại các KCN ......................................................................... 23
Bảng 7: Sự điều chỉnh mở rộng của một số KCN
từ nay đến năm 2015 ....................................................................................... 45
Bảng 8: Tình hình thu hút đầu tư của KCN Mỹ Phước ................................ 56
Bảng 9: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở KCN Mỹ Phước .................................. 56
Bảng 10: Thành phần khí thải phát sinh trong KCN Mỹ Phước .................. 61
Bảng 11: Thang điểm đánh giá ...................................................................... 72
Bảng 12: Bảng ma trận xác định mức độ TTMT
hiện tại của KCN Mỹ Phước .......................................................................... 73
Bảng 13: Bảng miêu tả các bước thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát ..... 96
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương ............ 47
Hình 2: Sự thuận lợi về giao thông của KCN Mỹ Phước ................................ 54
Hình 3: Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ......................................................... 55
Hình 4: Mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ................ 87
Hình 5: Mô hình kỹ thuật tổng quát áp dụng cho KCN TTMT Mỹ Phước ... 95
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 1
MSSV: 207108036
LỜI MỞ ĐẦU
Với tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp Việt Nam những năm gần đây, đặc
biệt là các KCN, đã góp phần làm nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn
định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế còn tồn tại những vấn đề
nan giải, đố là môi trường xung quanh và tại các KCN đang xuống cấp trầm trọng
do không được quan tâm đúng mức.
Vấn đề môi trường trong các KCN ở các nước đang phát triển hiện nay như Việt
Nam ít được quan tâm, đa số không thực hiện các biện pháp BVMT, hoặc nếu
thực hiện thì chỉ gói gọn trong các giải pháp xử lý cuối đường ống (End of Pipe –
EOP). Trên thực tế, giải pháp xử lý cuối đường ống đáp ứng được những yêu cầu
về luật BVMT nhưng nó lại gây lãng phí khá lớn cho DN và xã hội. Chính vì vậy,
cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm đã được các quốc gia phát triển, những nước đã
từng một thời áp dụng rộng rãi phương pháp EOP, đưa vào áp dụng thực tế như:
sản xuát sạch hơn (Cleaner Production), không chất thải (Zero Waste) … để đưa
hoạt động cảu KCN trở thành thân thiện với môi trường.
Mô hình KCN TTMT sẽ là lựa chọn hàng đầu của các KCN trong nước trong thời
kỳ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hướng tới PTBV. Đặc biệt là lúc
Việt Nam đang chuyển mình bước vào cánh cửa hội nhập quốc tế thông qua sự
kiện gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 2
MSSV: 207108036
1) Sự cần thiết của đề tài
Theo quy hoạch thì đến năm 2015 toàn tỉnh Bình Dương sẽ có 23 KCN với
tổng diện tích là 8119 ha. Trong đó, KCN Mỹ Phước sẽ là một trong những
KCN chiếm diện tích lớn, quy mô đầu tư tương đối cao so với các KCN khác ở
địa phương. Ngoài ra, KCN Mỹ Phước trong tương lai sẽ đóng vai trò thúc đẩy
nền kinh tế của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhu cầu
PTBV của KCN Mỹ Phước cũng nằm trong nhu cầu phát triển chung của các
KCN Bình Dương.
Có thời hạn cấp phép là 50 năm nên KCN Mỹ Phước rất cần có nhu cầu
chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất theo yêu cầu PTBV (PTBV),
nhằm đảm bảo sự phát triển thành công, ổn định và bền vững cho KCN Mỹ
Phước. Các hoạt động sản xuất của KCN Mỹ Phước không những có tiềm năng
gây ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí, đất, nước nghiêm trọng, đặc biệt
là trong địa bàn KCN Mỹ Phước và ở các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng
môi trường nước mặt của sông Thị Tính cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu KCN Mỹ
Phước không có biện pháp xử lý kịp thời.
Vì vậy, mô hình mà KCN Mỹ Phước hướng tới sẽ là mô hình KCN TTMT.
Đây là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa mới của các KCN tập trung,
nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PTBV công nghiệp trên cơ sở gắn kết hài hòa
giữa hiệu quả QLMT và các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ môi
trường (đi từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đến nhu cầu cải thiện sinh
thái môi trường và sinh thái công nghiệp).
Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài
chỉ là bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết thực để đưa KCN Mỹ
Phước – Bình Dương trở thành KCN TTMT.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 3
MSSV: 207108036
2) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được áp dụng chủ yếu là:
Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến
hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng và tuân thủ luật BVMT của
KCN Mỹ Phước.
Phương pháp phân tích
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp ma trận
Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm
3) Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT.
4) Nội dung nghiên cứu
Gồm 8 nội dung chính sau:
Hiện trạng môi trường trong KCN Mỹ Phước.
Xác định loại hình hiện tại của KCN Mỹ Phước.
Xác định các mô hình KCN TTMT có thể áp dụng cho KCN Mỹ
Phước.
Lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp với KCN Mỹ Phước, từ KCN
hiện tại sang KCN TTMT.
Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước.
Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ
Phước.
Đánh giá triển vọng của mô hình.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 4
MSSV: 207108036
Xác định các lợi ích kinh tế - kỹ thuật – xã hội – môi trường mà
KCN Mỹ Phước sẽ mang lại.
5) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là KCN Mỹ Phước, KCN TTMT, KCN sinh thái.
6) Giới hạn của đề tài
Thời gian thực hiên chỉ giới hạn trong thời gian 3 tháng nên đề tài chỉ bước đầu
nghiên cứu, tìm những giải pháp để chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN
TTMT.
7) Ý nghĩa của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng KCN TTMT cho KCN
Mỹ Phước trong điều kiện hiện tại, từ đó đề xuất các bước cần thực hiện để
phát triển KCN hiện tại theo hướng TTMT.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Mỹ
Phước.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 5
MSSV: 207108036
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1 Định nghĩa KCN TTMT
Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau:
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo
chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN
TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT
tiieen tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước,
có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có
trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm
thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc
sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế - môi
trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng”
Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau:
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo
chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN
TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng
cao các yêu cầu PTBV”.
1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT
Theo nội dung đầy đủ của định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất
đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 6
MSSV: 207108036
KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN
TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn
TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh
thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: quy mô phát huy nội
lực ở từng DN tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang DN
TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.
KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh
thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến và sau
khi đi vào hoạt động.
KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các
chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi
trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô
nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức
thấp nhất là KCN trung bình (đạt tiêu chuẩn TTMT) và mức cao nhất là
KCN sinh thái (đạt tiêu chuẩn TTM._.T rất cao).
KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu
quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành Luật BVMT (công tác
ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác
quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình
chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT.
KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh
thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN
sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu
tư, cơ cấu nghành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát
thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 7
MSSV: 207108036
chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công
nghiệp.
KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo
đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu
là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp
SXSH từng phần.
KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo
đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp
như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao
là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng
sinh chất thải hai chiều.
KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo
đảm tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế
quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT
Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục
BVMT – Bộ TN&MT: “Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về
BVMT” (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại
tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm:
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống)
Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp)
Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít
hoặc không có chất thải) như được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 8
MSSV: 207108036
Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện
chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên
còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV.
Bảng 1 : Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu
BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1)
Phân loại bậc TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi ứng dụng
3. Sinh thái công nghiệp
(TTMT rất cao)
Khép kín, bền vững, có ít
hoặc không có chất thải
Tiêu chuẩn hóa theo sinh
thái công nghiệp hiện đại
hóa (EM)
2. Sinh thái môi trường
(XSĐ, TTMT cao)
Công nghệ, tổ chức quản
lý và định hướng công tác
BVMT
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống sinh thái môi
trường (EMS, ISO)
1. Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm (đạt TTMT)
Mức độ thực hiện thực tế
kiểm soát và xử lý ô
nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống quản lý nhà nước
(ĐTM, TCMT…)
0. Ô nhiễm công nghiệp
(chưa TTMT)
Chưa áp dụng các giải
pháp kiểm soát và xử lý ô
nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo lợi
nhuận của thị trường sản
xuất hàng hóa
Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn
minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức,
được tính từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ
kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0)
được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các
mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 9
MSSV: 207108036
trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT
công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT
chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
Theo bảng 1, thí các tính chất dặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT
được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy
định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ BVMT, cũng như
các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN sản
xuất, tiêu dùng và BVMT mới, còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi
trong hiện trạng tái nguyên và môi trường được thực hiện thông qua chính phân
loại tiêu chí TTMT là: kiểm soát và xử lý ô nhiễm (mức 1), sinh thái môi trường
(mức 2) và sinh thái công nghiệp (mức 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể
hóa sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường – ĐTM (hiện trạng,
chất lượng. dự báo…về trạng thái tài nguyên – môi trường) và công tác quan trắc,
giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên – môi trường và các nội dung hoạt động
quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống
pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ.
Bảng 1 cũng cho thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp
công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa
các mức độ phân loại tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các
giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn. Ví dụ, mức 1 – kiểm soát ô nhiễm
yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do
không giải quyết triệt để căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được
quy định theo luật BVMT. Trong khi đó, ở mức 2 – sinh thái môi trường yêu cầu
phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt căn
nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả. Còn mức 3 –
sinh thái công nghiệp lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp KHCN hiện
đại hóa theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất
hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. Các nội dung phân tích trên đây
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 10
MSSV: 207108036
về tiêu chí mô hình KCN TTMT được cụ thể hóa ở phân cấp thứ hai như được
trình bày trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng
thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2).
Mức độ áp dụng các giải
pháp công nghệ và quản
lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Phân loại tiêu chí KCN
TTMT
3. Sinh thái công nghiệp
khép kín
Có ít hoặc không có phát
thải
TTMT rất cao
2. Sinh thái môi trường
xanh
Xanh – sạch – đẹp TTMT cao
1.2. Giải pháp QLMT
cứng và công nghệ SXSH
toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở
năng lực cao
TTMT khá cao
1.1. Giải pháp QLMT
cứng và công nghệ kiểm
soát ô nhiễm đầu ra, đầu
vào (SXSH từng phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý
và phòng ngừa ô nhiễm ở
năng lực khá cao
TTMT khá
1. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT (TTMT trung
bình)
0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 11
MSSV: 207108036
Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về
khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các
mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh
thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty
và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng
(giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu
để được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công
nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của
nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp
QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời bảo đảm khả năng định
hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công
nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH, HĐH quá độ nền kinh tế, do
áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa và khả năng phát triển KHCN cao
phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên khả năng áp dụng các
giải pháp công nghệ và QLMT của các KCN, KCX, CCN tập trung nhằm chuyển
đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do
đó, nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT, thì có thể dựa
trên các bảng 1, 2 để triển khai cụ thể hóa mở rộng hơn (phân cấp sâu hơn) các
mức tiêu chuẩn phân loại KCN TTMT như được trình bày trong các bảng 3, 4
dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 12
MSSV: 207108036
Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng
áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3)
Mức độ áp dụng các giải
pháp công nghệ và quản
lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Phân loại tiêu chí KCN
TTMT
0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
1. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT (trung bình)
2. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiêm đầu ra (SXSH từng
phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý
và phòng nhừa ô nhiễm ở
năng lực khá cao
TTMT khá
2a. Nâng cao chất lượng
QLMT toàn diện
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
trung bình
TTMT khá+
2b. Tăng cường áp dụng
các giải pháp SXSH
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
khá cao
TTMT khá++
3. Giải pháp quản lý
mềm và công nghệ SXSH
toàn diện (STMT)
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở
năng lực cao
TTMT cao (xanh – sạch
– đẹp)
3a. Giải pháp sinh thái
cộng sinh trao đổi chất
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực trung bình
TTMT cao+
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 13
MSSV: 207108036
thải cục bộ
3b. Giải pháp sinh thái
công sinh trao đổi chất
thải mở rộng
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực khá
TTMT cao++
4. Sinh thái công nghiệp
khép kín
Có ít hoặc không có phát
thải
TTMT rất cao
Như vậy, so với bảng 2 thì trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 mức tiêu chuẩn
hóa KCN TTMT quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp
QLMT, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà
mục đích cuối cùng là xây dựng các KCN sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình
trao đổi chất thải cộng sinh toàn diện hai chiều, không có phát thải hoặc có ít chất
thải. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các KCN tập trung ở
các nước CNPT và CNM trên thế giới, mà trong đó các KCN tập trung đã phải
thực hiện chiến lược naang cao từng bước mức độ phân loại TTMT của KCN
thông qua việc áp dụng ngày càng mở rộng các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh
thái môi trường, sinh thái công nghiệp và tiến tới áp dụng mô hình KCN sinh thái
bền vững.
Bảng 3 sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá mức độ TTMT của KCN đã đạt
được trong thực tế, chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở
sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN, KCX, CCN tập trung theo hướng sinh thái
công nghiệp bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế quá độ đồng thời
và đa dạng hóa sẽ áp dụng chiến lược hết hợp các giải pháp QLMT và công nghệ
linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản
xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN tập trung (các mức 2a, 2b, 3, 3a, 3b và 4) theo
mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 3
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 14
MSSV: 207108036
có thể áp dụng hệ thống phân loại các KCN TTMT như được trình bày trong bảng
4 dưới đây.
Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT (FEIP)
Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT
1 (trung bình) A KCN trung bình
2 (khá) B KCN khá
2a (khá+) C KCN khá+
2b (khá++) D KCN khá++
3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp
3a (cao+) E KCN hỗn hợp
3b (cao++) F KCN hỗn hợp+
4 (rất cao) G KCN sinh thái
Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT
theo bảng 3 và 4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến
lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu
cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế cụ
thể của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu nghành nghề, loại hình công
nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trình độ phát triển QLMT, trình độ phát
triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các yêu cầu
QLMT của Nhà nước, phát triển KHCN, luôn thích ứng thị trường và định hướng
phát triển theo mô hình KCN sinh thái tương lai. KCN Mỹ Phước sẽ thực hiện dự
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 15
MSSV: 207108036
án không ngừng nâng cấp tiêu chí TTMT của KCN tiến tới mức 4 (G) – KCN sinh
thái.
1.4. Phương pháp đánh giá KCN TTMT
1.4.1. Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT : (Phương pháp
quản lý KCN TTMT)
Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ TTMT thực tế của KCN:
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật
nhà nước tại KCN (Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động
quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về
BVMT) :
Mức độ tuân thủ các luật BVMT và bảo vệ TNTN: từ khá trở
lên.
Mức độ tuân thủ chiến lược và kế hoạch HĐQG về BVMT:
từ khá trở lên.
Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Nhà nước: từ khá trở
lên.
Mức độ thực hiên công tác QLMT Nhà nước: từ khá trở lên
Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ
QLMT KCN:
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà
nước về BVMT KCN: từ khá trở lên.
Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty: có
hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh.
Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty:
EMS, ISO.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 16
MSSV: 207108036
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển
KCN gắn kết với BVMT: từ khá trở lên.
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược
và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp: từ khá trở lên.
Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT nhà nước: từ
khá trở lên.
Công tác báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp.
Công tác quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100%
DN
Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT
KCN: từ khá trở lên.
Công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi
trường KCN: 100% DN.
Việc thực hiện các quy chế quản lý KCN khác nhau: từ
khá trở lên.
Việc thực hiện các quy chế QLMT KCN khác nhau: từ
khá trở lên.
Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: từ
80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.
Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN tại
KCN:
Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản
xuất và BVMT KCN:
Mức độ tham dự thị trường KHCN sản xuất và BVMT: có
tham gia thị trường KHCN.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 17
MSSV: 207108036
Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng: 100%
DN.
Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất: từ 80% DN trở
lên.
Mức độ ứng dụng công nghệ sạch: từ 70% trở lên.
Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải: từ
30% DN trở lên.
Mức độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, cao mũi nhọn: từ
30% DN trở lên.
Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý,
khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN:
Mức độ phát triển cơ ở kỹ thuật hạ tầng BVMT KCN: từ khá
trở lên.
Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục,
cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: 100% DN.
Mức độ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (STMT): từ
80% DN trở lên.
Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải: từ
80% DN trở lên.
Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp: từ 30%
DN trở lên.
Hệ thống tiêu chính đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường
tại KCN:
Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường
KCN:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 18
MSSV: 207108036
Mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước: 100% DN.
Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường:
không
Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp
SXSH từng phần trở lên.
Mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ có áp dụng giải
pháp sinh thái cục bộ trở lên.
Mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN đảm bảo
tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ.
Nhóm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong
hiện trạng và chất lượng môi trường KCN:
Dự báo về mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: từ 80%
DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.
Dự báo về diễn biến thay đổi hiện trạng và chất lượng môi
trường: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH.
Dự báo về diễn biến thay đổi mức độ, quy mô ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường: giảm thiểu tối đa theo năng lực có
thể.
Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ 80% DN trở
lên áp dụng các giải pháp SXSH.
Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ 30%
DN trở lên áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp.
Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN
bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và
áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 19
MSSV: 207108036
Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai:
Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN: từ không gây ô nhiễm và
quá tải môi trường trở lên.
Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN: 100% DN đạt
chứng chỉ tiêu chuẩn môi trường quốc tế EMS, ISO.
Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh
thái môi trường và công nghiệp:
- Bảo đảm từ 70% DN trở lên phát triển công nghệ sạch.
- Bảo đảm từ 30% DN trở lên có thể áp dụng công nghệ
có ít hoặc không có chất thải phát sinh.
- Bảo đảm từ 80% DN trở lên có thể áp dụng SXSH và từ
30% DN trở lên có thể áp dụng sinh thái công nghiệp.
1.4.2. Phương pháp ma trận môi trường (EMA): (phương pháp đánh
giá và dự báo mức độ TTMT):
Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thực thi giản tiện hơn cho hệ thống tiêu
chí đánh giá phân loại KCN TTMT, có thể áp dụng phương pháp ma trận môi
trường (EMA) để đánh giá và phân loại mức độ TTMT của KCN trong thực tế trên
cơ sở thang bậc 10 điểm với tổng điểm đánh giá là 100 điểm cho 10 thông số
chính sau:
Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, tiêu chuẩn
nhà nước và các quy chế chính phủ về BVMT công nghiệp (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng hệ thống và mô hình QLMT (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát
triển KCN gắn kết với BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công
nghiệp (10 điểm).
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 20
MSSV: 207108036
Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT (10
điểm).
Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo các hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế EMS, ISO (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải
tạo môi trường, suy thoái và sự cố môi trường KCN (10 điểm).
Tiêu chí đánh giá về hiện trạng, chất lượng môi trường KCN (10 điểm).
Tiêu chí dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường KCN (10 điểm).
Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai (10 điểm).
Trong đó, việc lập ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại
KCN TTMT theo phương pháp này được trình bày như trong bảng 5 dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 21
MSSV: 207108036
Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA
Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT Tổng điểm phân
loại theo EMA
1 (trung bình) A KCN trung bình > 50 điểm
2 (khá) B KCN khá > 55 điểm
2a (khá +) C KCN khá+ > 60 điểm
2b (khá ++) D KCN khá ++ > 65 điểm
3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp > 75 điểm
3a (cao +) E KCN hỗn hợp > 80 điểm
3b (cao ++) F KCN hỗn hợp + > 85 điểm
4 (rất cao) G KCN sinh thái > 90 điểm
( Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC))
Song, trên thực tế nhằm đảm bảo việc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn
mức độ TTMT thực tế của KCN, thì có thể vẫn cần thiết phải sử dụng đồng thời cả
02 phương pháp đánh giá mức độ TTMT này cho công tác quản lý nhà nước
(phương pháp liệt kê các chỉ tiêu tiêu chí TTMT) và cho công tác nghiên cứu khoa
học môi trường nhằm đánh giá ĐTM của KCN TTMT (phương pháp ma trận môi
trường) như cách tiếp cận chung về mô hình KCN TTMT là phải áp dụng đồng
thời các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết. Các phương pháp đánh giá và hệ
thống tiêu chí TTMT này áp dụng cho việc lập dự án khả thi và báo cáo ĐTM
KCN TTMT trong các giai đoạn xây dựng KCN TTMT mới và chuyển dời KCN
cũ hiện có thành KCN TTMT.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 22
MSSV: 207108036
1.5. Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT:
Sau khi KCN nghiên cứu được đánh giá cụ thể theo hệ thống các nhóm tiêu
chí chỉ tiêu TTMT ở trên thì có thể áp dụng hệ thống phân loại KCN TTMT theo
mức độ TTMT đã đạt được thực tế tại KCN xem xét như được trình bày trong
bảng 6 sau:
Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đạt được thực tế tại các KCN
Phân loại
tiêu chuẩn
Phân loại
KCN
TTMT
Tính chất giải pháp
quản lý và công nghệ
MT đặc trưng
Mục tiêu và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
1(trung bình)
KCN trung
bình (A)
Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm
MT đầu ra ở mức khá cao
2( khá)
KCN khá
(B)
Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát
ô nhiễm đầu ra, đầu vào
(SXSH từng phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý và
phòng ngừa ô nhiễm MT ở
mức khá cao
2a(khá +) KCN khá+
(C)
Nâng cao chất lượng
QLMT toàn diện
QLMT tốt và Phòng ngừa ô
nhiễm MT ở mức trung bình
2b (khá ++) KCN khá ++
(D)
Tăng cường áp dụng các
giải pháp SXSH
QLMT tốt và Phòng ngừa ô
nhiễm MT ở mức khá cao
3 (cao)
KCN xanh –
sach – đẹp
(Đ)
Giải pháp quản lý mềm
và công nghệ SXSH toàn
diện (sinh thái môi
trường xanh)
Phòng ngừa, hạn chế và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ở
mức độ cao
3a (cao+)
KCN hỗn Giải pháp sinh thái cộng
sinh trao đổi chất thải cục
Giảm thiểu các phát thải công
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 23
MSSV: 207108036
hợp (E) bộ nghiệp ở mức trung bình
3b (cao++)
KCN hỗn
hợp + (F)
Giải pháp sinh thái cộng
sinh trao đổi chất thải mở
rộng
Giảm thiểu các phát thải công
nghiệp ở mức khá cao
4 (rất cao)
KCN sinh
thái (G)
Sinh thái công nghiệp
khép kín (trao đổi chất
thải toàn phần)
Quá trình sản xuất, tiêu dùng
có ít hoặc không có chất thải
Trong đó, theo bảng 6 thì:
Các mức phân loại TTMT từ KCN trung bình đến khá++ thuộc hệ tiêu
chuẩn chuyển đổi KCN TTMT quá độ cấp bách trong quá trình CNH nền
kinh tế hiện nay.
Các mức phân loại TTMT từ KCN xanh – sạch – đẹp đến KCN hỗn hợp +
thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN quá độ trong quá trình HĐH nền kinh
tế văn minh hậu công nghiệp ( áp dụng sinh thái môi trường và sinh thái
công nghiệp từng phần).
Mức phân loại KCN sinh thái là mục tiêu cuối cùng nhằm phát triển công
nghiệp bền vững tương lai theo tiêu chí PTBV ( áp dụng sinh thái công
nghiệp toàn phần.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 24
MSSV: 207108036
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC
KCN Ở BÌNH DƯƠNG
2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên
2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự
nhiên), có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o51' 46" - 11o30', kinh độ Đông:106o20'-
106o58' (nguồn Sở KHCN).
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh
Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 9 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ
là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình
Dương.
2.1.2. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến
là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt
có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ
An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi
La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 25
MSSV: 207108036
Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng
phẳng, cao trung bình 6 - 10m.
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi,
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 -
30m.
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ,
chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5
- 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m.
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng
dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng.
Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông,
xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
2.1.3. Khí hậu:
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt:
mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có
mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm,
năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung
bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50oC, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất 290oC (tháng 4), tháng thấp nhất 240oC (tháng 1). Tổng nhiệt độ
hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000oC, số giờ nắng trung bình
2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 26
MSSV: 207108036
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng
Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây,
Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất
quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi
theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong
mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và
cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong
năm ít biến động.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương
tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản:
Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là
khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù.
Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và
thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.
Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9
loại khoáng sản gồm: kaolin; sét; các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit,
đá granit và đá cát kết); cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn.
Than bùn
Thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài
Gòn, Đồng Nai, Thị Tính với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp (nhiệt lượng
thấp, tro cao), có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm
chất đốt. Có 7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng 0,705 triệu m3.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI ._..1.2 Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình
Khi vận dụng mô hình SSPM thì phải từng bước hoàn thành:
o Các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM.
o Triển khai nâng cấp, cải tạo và hiện đại hóa các giải pháp công
nghệ kiểm soát chất ô nhiễm đầu ra.
o Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, xử lý ô nhiễm tại nguồn.
o Xây dựng các cơ sở, nhà máy vệ tinh để tái sinh – tái chế chất thải.
o Quản lý và tiết kiệm năng lượng nước.
o Áp dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái môi trường mới nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường ngày càng cao theo từng bước thực hiện.
o Áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ từ quy mô đơn lẻ, độc
lập từng DN (mô hình TTMT đơn cấp) đến quy mô tổng thể toàn KCN (mô hình
TTMT hỗn hợp nữa sinh thái và sinh thái) có mục đích là đảm bảo đổi mới trình
độ kỹ thuật công nghệ sản xuất và BVMT đồng bộ tạo nguồn nội lực mạnh, có
hiệu quả và năng suất cao cho toàn KCN.
4.6.1.2 Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình
Ý nghĩa kinh tế:
Do ứng dụng các thành tựu KHCN cao nên năng suất sản xuất tăng
cao, hiệu quả kinh tế không ngừng gia tăng đối với các DN. Hoạt động sản xuất
kinh doanh gắn liền với BVMT KCN nên chất lượng môi trường rất tốt, tạo niềm
tin cho các đối tác nước ngoài, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
Ý nghĩa về xã hội:
KCN TTMT Mỹ Phước sẽ cải thiện được hình ảnh quá khứ trong
con mắt cộng đồng, xã hội, góp phần cải thiện chất lượng môi trường trong và
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 105
MSSV: 207108036
ngoài KCN, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ý nghĩa về môi trường:
Khi thực hiện các giải pháp QLMT để xây dựng KCN TTMT Mỹ
Phước là đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường, giúp cân bằng sinh thái.
Chủ động trong việc phòng ngừa và khống chế hiệu quả các sự cố môi trường.
4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước
Mô hình KCN TTMT Mỹ Phước có các ưu điểm sau:
o Các giải pháp công nghệ và QLMT đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
o Trình tự thực hiện chặt chẽ, phản ánh rõ việc tuân thủ chiến lược
BVMT KCN.
o Các giải pháp QLMT và công nghệ áp dụng trong mô hình SSPM
xuất phát từ điều kiện và hiện trạng môi trường thực tế của KCN.
o Các bước thực hiện trong mô hình KCN TTMT ở Việt Nam đi từ
phát triển nội lực của mỗi DN trong KCN đến nỗ lực cộng sinh CN
tập thể của toàn KCN các DN trong KCN phát triển đồng bộ và
toàn diện.
4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ
Phước
4.7.1 Bước khởi đầu
KCN tiến hành kiểm toán kinh tế - môi trường và lập dự án đầu tư khả thi
xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước.
4.7.1.1 Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường
Nhằm xác định các tồn tại để bổ sung cho dự án đầu tư khả thi xây dựng
KCN TTMT ta phải tiến hành kiểm toán kinh tế và môi trường. Theo hệ thống tiêu
chí TTMT, ta cần kiểm toán các vấn đề sau:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 106
MSSV: 207108036
Hiện trạng công tác QLMT KCN từ quy mô DN đến tổng thể KCN:
Hiện trạng thực hiện quy chế KCN, quy chế QLMT KCN.
Hiện trạng hệ thống QLMT.
Cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận QLMT KCN.
Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ.
Nguồn nhân lực.
Nguồn quỹ tài chính.
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN (không khí, độ ồn,
độ rung, môi trường đất, môi trường nước, môi trường lao động,
trạng thái sinh thái môi trường… )
Các nguồn và quy mô gây ô nhiễm,
Các phát thải, mức độ phát thải.
Mức độ áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm
Tiến hành thống kê, kiểm kê và phân loại chất thải theo nhu cầu
xử lý và nhu cầu trao đổi chất thải.
Xác định tổng lượng và thành phần chất thải.
Mức độ xử lý nước thải, khí thải, CTR..
Các dự báo về:
Tiềm năng gây ô nhiễm môi trường khi KCN được lấp đầy.
Các giải pháp BVMT khi KCN lấp đầy đã được đề xuất trong
báo cáo ĐTM.
Công tác thực hiện các cam kết trong báo cáo ĐMT của KCN để lên
kế hoạch hoàn thành cam kết đó trong thời gian sớm nhất.
Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN từ nguyên liệu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 107
MSSV: 207108036
đến quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng nhằm xác định các
khả năng áp dụng các giải pháp SXSH và STCN để giảm thiểu ô
nhiễm và chất thải cho từng nhà máy và cho toàn KCN.
Xác định các khả năng đầu tư và phát triển KHCN sản xuất và
BVMT của mỗi DN.
4.7.1.2 Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT
Xác định chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Mỹ
Phước thành KCN TTMT theo các kết quả kiểm toán kinh tế - môi
trường tại KCN.
Xác định các nhiệm vụ đầu tư chính trong du án khả thi xây dựng
KCN TTMT theo các bước đầu tư đã xác định trong chiến lược
chuyển đổi trình tự và từng bước KCN Mỹ Phước.
Xác định các giải pháp QLMT và phát triển công nghệ chính cần áp
dụng để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng KCN TTMT Mỹ
Phước.
4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc
trung bình (phân loại 1A)
Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 1 của mô hình SSPM gồm:
4.7.2.1 Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN
Các DN phải lập bảng ĐKTCMT/ ĐTM trước khi hoạt động.
Hoàn chỉnh các hệ thống cơ cấu tổ chức về hệ thống QLMT của DN.
Các DN phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại ở Sở Tài nguyên &
Môi trường tỉnh Bình Dương.
4.7.2.2 Tuân thủ pháp luật nhà nước tại KCN
KCN phổ biến, hướng dẫn các DN áp dụng và tuân thủ nghiêm túc
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 108
MSSV: 207108036
các chương trình chiến lược, kế hoạch hành động BVMT CN.
Đảm bảo các DN trong KCN tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế,
chính sách nhà nước về BVMT KCN.
Yêu cầu các DN đảm bảo tuân thủ các Luật BVMT, bảo vệ TNTN.
Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của nhà nước về BVMT.
4.7.2.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra
Đảm bảo các DN phải có đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước
thải, khí thải.
Phân loại CTR và có biện pháp quản lý trước khi giao cho công ty
bên ngoài xử lý.
4.7.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Công ty cổ phần KCN Mỹ Phước gấp rút hoàn thiện hệ thống đường
giao thông, trạm XLNT tập trung cho KCN.
Các nhà máy phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống
thoát nước thải sản xuất riêng biệt.
4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn
cấp (phân loại 2B, 2C, 2D)
Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 2, 3, 4 của mô hình SSPM gồm:
4.7.3.1 Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và
tuân thủ nghiêm pháp luật Nhà nước
100% DN có lập ĐTM/ bản ĐKTCMT.
100% DN có cơ cấu tổ chức QLMT.
100% DN tuân thủ BVMT, chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn
môi trường đối với môi trường không khí xung quanh, nước thải, khí
thải, độ ồn, rung…
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 109
MSSV: 207108036
4.7.3.2 Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế
Khuyến khích các DN áp dụng HTQLMT EMS, ISO 14000
4.7.3.3 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT
DN phối hợp với các KCN, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình
Dương, các trường, trung tâm, viện nghiên cứu mở các lớp tập huấn,
đào tạo cho cán bộ công nhân viên có kiến thức về SXSH, ISO
14000, PCCC, luật BVMT…
4.7.3.4 Các biện pháp BVMT vi khí hậu
Đảm bảo diện tích cây xanh, diện tích che phủ mặt nước >15%.
Tăng cường áp dụng các biện pháp chống ồn, rung.
4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc xanh –
sạch – đẹp (phân loại 3D)
Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 5 của mô hình SSPM gồm:
4.7.4.1 Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN
Đầu tư hoàn thành các cam kết về xây dựng hệ thống XLNT tập
trung, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, bãi chứa trung chuyển
CTR, giảm thiểu ô nhiễm bụi, khói, ồn, rung…
Hoàn thành các cam kết phòng chống sự cố môi trường.
4.7.4.2 Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN
Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT tại KCN và các DN sao cho
bảo đảm tính gọn nhẹ , đồng bộ và hiệu quả cao:
KCN phải có Phòng QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 3
người trực thuộc BQL KCN hoặc Công tu đầu tư và phát triển công nghiệp
Becamex IDC.
Mỗi DN phải có bộ phận QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 110
MSSV: 207108036
1 người trực thuộc Ban giám đốc DN.
KCN đầu tư trang bị Phòng thí nghiệm phân tích môi trường
nhằm xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật chính theo tiêu chuẩn môi trường nhà nước
đã ban hành, cũng như phục vụ cho các hoạt động QLMT khác và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Các giải pháp QLMT gồm:
Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý KCN khác
nhau của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT ban hành.
Tổ chức công tác quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM
theo Quy chế quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ TN&MT ban
hành.
Tổ chức công tác quan trắc và giám sát môi trường KCN vào nề
nếp nghiêm túc theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
Tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, thanh – kiểm tra
môi trường theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
4.7.4.3 Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý
thức về BVMT KCN
Tổ chức công tác giám sát, thanh tra và ký kết các cam kết tự
nguyện thi đua tự quản về BVMT giữa các DN, xí nghiệp và nhà máy trong KCN.
Tổ chức công tác giáo dục đào tạo và tuyên truyền cho công nhân
về pháp luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động BVMT KCN, nâng cao ý
thức và trình độ QLMT thông qua các chương trình đào tạo về kiểm soát ô nhiễm
và xử lý chất thải, áp dụng các giải pháp SXSH, sinh thái môi trường và sinh thái
công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động …
4.7.4.4 Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế
Tổ chức áp dụng mô hình QLMT tiên tiến EMS cho các DN.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 111
MSSV: 207108036
Tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cho các DN.
4.7.4.5 Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN
KCN bảo đảm tỷ lệ cây xanh và mặt nước trên diện tích đã được
phê duyệt quy hoạch cho cả 03 giai đoạn phát triển KCN.
KCN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp
đặt quạt thông gió trên khuôn viên khu điều hành KCN và trên các trục đường giao
thông chính, phụ.
Mỗi DN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước,
lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên DN, xí nghiệp, nhà máy và nơi nghỉ ngơi
của công nhân.
4.7.4.6 Gia tăng đầu tư về công tác kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất
thải
Tổ chức quản lý thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoài phạm
vi KCN, trong đó bao gồm các nội dung chính như: hoạch định nhu cầu trao đổi
chất thải, khuyến khích các DN tham gia trao đổi chất thải và chuẩn bị hình thành
mạng lưới trao đổi sinh thái công nghiệp trong phạm vi KCN. Việc trao đổi chất
thải trên thị trường chỉ hoạch định cho chất thải rắn không nguy hại và nước thải.
Tổ chức quản lý chương trình trao đổi, tiết kiệm năng lượng, nước
nội bộ và ngoài phạm vi KCN dưới sự điều hành trực tiếp của BQL KCN.
Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, mà trước hết là các giải
pháp quản lý tốt nội vi và kiểm soát quá trình sx tốt hơn nhằm phòng ngừa hợp lý
các khả năng phát thải trong hoạt động sản xuất.
4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn
hợp nửa sinh thái và sinh thái (phân loại 3E, 3F, 4G)
Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 6, 7, 8 của mô hình SSPM gồm:
4.7.5.1 Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 112
MSSV: 207108036
Cộng sinh trao đổi về năng lượng dư thừa trong nội bộ KCN hoặc
với cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu vực dân cư xung quanh KCN có nhu cầu
như: điện năng, nhiệt năng, nước và hơi nước dư thừa từ quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Cộng sinh trao đổi chất thải với các ngành kinh tế khác nằm ngoài
ngoại vi KCN như cung cấp nước thải sau khi xử lý đạt chất lượng cao cho các
hoạt động sản xuất nông – lâm và thủy sản.
Cộng sinh trao đổi chất thải rắn công nghiệp để tái sinh và tái chế
chất thải trên cơ sở đầu tư cơ sở hoặc nhà máy tái chế chất thải vệ tinh.
Cộng sinh giữa các ngành sản xuất phù hợp cho yêu cầu trao đổi
chất thải nội bộ trong KCN nhằm tái sử dụng chất thải như giữa ngành sản xuất
hàng điện tư dân dụng, công nghệ thông tin với ngành sản xuất máy móc, phụ tùng
điện và điện tử.
4.7.5.2 Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải
Theo các nhu cầu đầu tư thiết lập hệ thống sinh thái công nghiệp
đã được xác định, KCN Mỹ Phước sẽ phải cân đối lại nhu cầu tham gia thị trường
trao đổi chất thải đã tổ chức thực hiện trong bước 5 xác định lại chủng loại và
số lượng chất thải mang ra thị trường trao đổi chất thải có lợi ích kinh tế - môi
trường cao nhất. Các nhu cầu còn lại sẽ phù hợp cho việc tái sử dụng, tái sinh – tái
chế chất thải. Do vậy, khả năng nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải sẽ
giảm xuống và ổn định cùng với việc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh –
tái chế chất thải.
KCN TTMT Mỹ Phước đầu tư thiết lập hệ thống cộng sinh trao đổi
chất thải thông qua vai trò của Trung tâm thông tin và quản lý trao đổi chất thải
của KCN trực thuộc BQL KCN.
4.7.5.3 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch, có ít hoặc không có phát
thải
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 113
MSSV: 207108036
Các DN hiện có hệ thống công nghệ sản xuất tạo nên mức độ ô
nhiễm và phát thải quy mô, thì sẽ phải đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu
công nghệ sx sạch, có ít hoặc không có phát thải.
Khuyến khích các DN khác đầu tư thay thế công nghệ theo yêu cầu
công nghệ sx sạch, có ít hoặc không có phát thải nhằm nâng cao hiệu quả, năng
suất sản xuất và mang lại lợi ích môi trường cao hơn.
4.7.5.4 Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và nâng cấp công nghệ xử lý
chất thải
Các DN không thể tham gia đầy đủ vào hệ thống STCN của KCN
Mỹ Phước, thì sẽ phải đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này ở mức độ thích hợp
theo tiêu chuẩn quy định của KCN.
Khuyến khích các DN khác đầu tư áp dụng nhóm giải pháp này
nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất và mang lại lợi ích cho môi trường
cao hơn.
4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ
Phước
4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN
Vấn đề khó khăn và vướng mắc chính hiện nay trong quá trình triển khai
ứng dụng mô hình KCN TTMT là Chính phủ chưa xây dựng và ban hành các quy
định, các hướng dẫn chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc
chuyển đổi KCN hiện có thành mô hình KCN TTMT, cho nên nhằm giải quyết các
khó khăn và vướng mắc hiện nay, thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển
khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước vì
sự nghiệp PTBV, thì trước mắt cần thiết phải áp dụng các giải pháp cấp bách về
chính sách quản lý KCN như sau:
Chính phủ ban hành chính sách phân cấp mạnh mẽ hơn cho việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ QLMT và hoàn thiện hệ thống QLMT KCN đến cấp
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 114
MSSV: 207108036
BQL KCN và các DN công nghiệp trong KCN. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ
Công nghiệp ban hành thông tư liên bộ về chế độ phân cấp QLMT đến KCN và
các DN.
Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí KCN TTMT sử dụng cho
việc xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, đánh giá và phân loại KCN
TTMT. Chẳng hạn, Bộ TN&MT và Bộ CN ban hành thông tư liên bộ về ban hành
áp dụng hệ thống tiêu chí KCN TTMT.
Chính phủ ban hành các hướng dẫn cụ thể và chi tiết về quá trình
đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có, trong đó bao gồm các quy định
cụ thể về thực hiện báo cáo ĐTM của KCN TTMT trong các giai đoạn đầu tư xây
dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có. Chẳng hạn, Bộ TN&MT ban hành thông tư
hướng dẫn chi tiết về quá trình đầu tư xây dựng mới và chuyển đổi KCN hiện có
thành KCN TTMT.
Chính phủ ban hành chính sách xây dựng và vận hành thị trường
trao đổi chất thải, chính sách đầu tư về mạng thông tin, cơ chế kết nối, điều phối
và điều hành hoạt động, chính sách giá cả trao đổi chất thải áp dụng cho thị trường
trao đổi chất thải bổ sung tại các KCN, KCX, CCN tập trung và quy mô cả nền sản
xuất công nghiệp.
4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nỗ
lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu KCN TTMT
theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại KCN TTMT, trong đó:
Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT loại trung bình (1A) sẽ nhận
được chứng chỉ thương hiệu KCN TTMT và sẽ được hưởng các chính sách
khuyến khích ưu tiên về công tác giáo dục đào tạo, phí xử lý chất thải, kết nối
mạng thông tin trao đổi chất thải và xúc tiến thương mại.
Các KCN đạt tiêu chuẩn KCN TTMT từ loại khá (2B) đến loại rất
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 115
MSSV: 207108036
cao (4G) sẽ được phong thưởng thêm các Bằng Danh hiệu KCN TTMT cao quý
tương ứng của Nhà nước cấp trung ương và địa phương, được hưởng thêm các ưu
đãi cụ thể của Nhà nước về hỗ trợ thông tin uy tín, hỗ trợ QLMT, hỗ trợ phát triển
công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn tài chính, quỹ BVMT … nhằm khuyến khích các nỗ
lực phấn đấu tiêu chuẩn KCN TTMT ngày càng cao.
Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành bổ sung các chính sách về phát triển thị
trường KHCN, phát triển công nghệ sạch, công nghệ có ít hoặc không có chất thải,
các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn tài chính, quỹ cho nhiệm vụ BVMT tại các
DN và KCN tập trung, điều chỉnh các ưu đãi bổ sung về giá, thuế thuê đất đai,
thuế DN và phát triển cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư xây dựng KCN TTMT mới
từ đầu …
4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng
Chính phủ và Bộ CN nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách
khuyến khích các KCN tập trung lập mối liên kết chặt chẽ với các trường đại học,
viện, trung tâm nghiên cứu và đội ngũ các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực môi
trường nhằm hỗ trợ kinh nghiệm thực tiễn, tri thức kỹ thuật công nghệ, ứng dụng
KHCN, tham mưu, tư vấn và cung cấp thông tin ứng dụng xây dựng chiến lược và
kế hoạch hành động BVMT cho KCN tập trung, hoặc lựa chọn các giải pháp đầu
tư, phát triển KHCN và mô hình KCN TTMT phấn đấu khả thi cho điều kiện cụ
thể của từng KCN hiện có, hoặc xây dựng mới, cũng như các chính sách hỗ trợ
của thông tin đại chúng cho KCN, các chính sách hướng về nhân dân khác nhằm
triển khai rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính quốc gia ở cấp trung ương
và địa phương góp phần thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT
vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 116
MSSV: 207108036
4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện
mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước
KCN phải tự xác định quyết tâm nỗ lực phấn đấu bền bỉ, có chiến
lược BVMT KCN được tính toán chi tiết và cụ thể phù hợp cho cả một giai đoạn
nỗ lực xây dựng và chuyển đổi KCN kéo dài nhằm liên tục nâng cao mức độ
TTMT cho KCN.
KCN phải lựa chọn đến những giải pháp QLMT, kỹ thuật và công
nghệ khả thi ở quy mô từng DN cụ thể, tính toán chi phí – lợi ích đầu tư phù hợp
nhằm bảo đảm tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế - môi trường cao cho quá trình phát
triển KCN trong cơ chế thị trường.
KCN phải có những cơ chế và biện pháp chế tài đủ mạnh phát huy
tốt nội lực của mỗi DN và sức mạnh tổng thể của cả KCN cho nhiệm vụ chuyển
đổi KCN thành KCN sinh thái theo các bước trình tự quá độ kéo dài.
KCN phải tăng cường áp dụng các giải pháp về tuyên truyền, giáo
dục – đào tạo, giám sát, thi đua … nhằm luôn chuẩn bị tốt tư tưởng, ý thức đội ngũ
cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện chiến lược xây dựng và chuyển
đổi KCN thành KCN TTMT bậc sinh thái.
4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước
Đa số các DN tư vào KCN Mỹ Phước là những DN có 100% vốn đầu tư
nước ngoài, có ưu thế là:
Có tiềm lực kinh tế.
Khả năng cạnh tranh cao.
Trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến.
dễ dàng phát huy sức mạnh nội lực của từng DN cho việc phát triển STCN bền
vững.
Các ngành dự kiến đầu tư vào KCN Mỹ Phước có tiềm năng rất lớn về
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 117
MSSV: 207108036
khả năng trao đổi chất thải nội bộ.
Các giải pháp QLMT và kỹ thuật công nghệ được áp dụng là những giải
pháp sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển – có trình độ phát triển kinh tế tri thức
cao – rất phù hợp để các DN nước ngoài này áp dụng, do có điều kiện thuận lợi
tiếp cận, vận dụng hiệu quả, không gặp nhiều khó khăn về trình độ kỹ thuật và
công nghệ đảm bảo tính khả thi cho dự án chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành
KCN TTMT.
Tóm lại, KCN TTMT Mỹ Phước có triển vọng và tiềm năng lớn về:
Phát triển kinh tế và BVMT hướng tới PTBV.
Gia tăng tích lũy nội lực phát triển sản xuất và BVMT KCN
trong cơ chế thị trường quá độ hiện nay.
Phù hợp với các điều kiện thực tế hiện nay của KCN: ô nhiễm
môi trường cao, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường tổ chức
thực hiện chiến lược BVMT là điều tất yếu.
4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
4.10.1 Lợi ích kỹ thuật
Dự án sẽ góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ kiểm soát ô nhiễm và xử
lý chất thải, đạt đến trình độ tiên tiến, cao và sạch, đáp ứng ngày càng cao và tiêu
chuẩn môi trường nhà nước quy định và có thể là cẩm nang điển hìnvafcho các
KCN khác học tập, tiếp thu kinh nghiệm và ứng dụng trong KCN của mình.
Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất theo xu hướng phát triển
ứng dụng các giải pháp SXSH, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ có ít hoặc
không có chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và vừa có lợi cho môi
trường.
Góp phần phát triển các kỹ thuật cao, mới và có lợi cho môi trường, có
tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp PTBV hiện nay như kỹ thuật sinh thái
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 118
MSSV: 207108036
môi trường và kỹ thuật sinh thái công nghiệp, hướng tới sự phát triển kỹ thuật sinh
thái tự nhiên bền vững.
Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực
quản lý mềm như phát triển kỹ thuật mạng thông tin về mô hình QLMT mềm,
phân tích và kiểm toán thống kê kinh tế - môi trường, quản lý và điều hành thị
trường trao đổi chất thải.
4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội
Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô
lớn của tỉnh Bình Dương một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, bảo đảm ổn
định việc làm, gia tăng thu nhập và cải thiện không ngừng chất lượng đời sống của
người lao động.
Dự án sẽ góp phần thiết thực vào việc gia tăng lợi ích phúc lợi của cộng
đồng, làm giảm chi phí y tế chữa bệnh cho cộng đồng.
Góp phần nâng cao ý thức người lao động và cộng đồng xung quanh
KCN về BVMT PTBV, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, văn hóa văn minh và
phát triển cộng đồng xã hội theo xu hướng tri thức hóa xã hội.
4.10.3 Lợi ích môi trường
Góp phần xây dựng KCN Mỹ Phước có uy tín cao, xanh – sạch – đẹp và
sinh thái công nghiệp bền vững, bảo đảm tiêu chuẩn môi trưởng mức cao, bảo đảm
kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và xử lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường, đẩy
lùi ô nhiễm công nghiệp, phòng chống sự cố môi trường.
Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan và mỹ quan văn minh, xanh –
sạch – đẹp cho KCN Mỹ Phước.
Thúc đẩy việc chuyển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT vào trong thực
tiễn CNH – HĐH đất nước, mang lại nhiều lợi ích môi trường to lớn, góp phần
đưa các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về BVMT PTBV vào
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 119
MSSV: 207108036
trong thực tiễn xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả cao.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 120
MSSV: 207108036
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
KCN Mỹ Phước hòan tòan có khả năng trong việc chuyển đổi, xây dựng
thành KCN TTMT.
Đề tài đã xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát cho KCN TTMT Mỹ
Phước bao gồm 8 bước thực hiện nhằm xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN
TTMT theo trình tự từ mức độ TTMT thấp đến cao (từ KCN hệ cổ điển đến KCN
TTMT đơn cấp sang KCN TTMT xanh – sạch – đẹp rồi đến KCN TTMT hỗn hợp
nửa sinh thái và cuối cùng là KCN TTMT sinh thái).
Đề tài đã cho ta thấy đuợc KCN Mỹ Phuớc từ một KCN hệ cổ điển đi đến
trở thành KCN TTMT sinh thái là hòan tòan có khả thi và không nằm ngoài khả
năng của KCN cũng như các DN,công ty, xí nghiệp, nhà máy…
Để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT thì chúng ta cần có
những giải pháp như:
- Chính phủ phải xây dựng và ban hành các quy định, các hướng dẫn
chính thức và cụ thể về việc tổ chức xây dựng mới hoặc chuyển đổi
KCN hiện có thành KCN TTMT.
- Thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi mô hình
KCN TTMT vào trong thực tiễn CNH – HĐH đất nước.
- Chính phủ phải ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen
thưởng các nỗ lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và
thương hiệu KCN TTMT theo hệ thống tiêu chí đánh giá và phân
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 121
MSSV: 207108036
loại KCN TTMT.
- Tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng để góp phần
thúc đẩy việc triển khai rộng rãi mô hình KCN TTMT.
- Tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình
kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước.
Đề tài cũng đã xây dựng các giải pháp công nghệ và QLMT mà KCN Mỹ
Phước cần phải đầu tư, áp dụng bổ sung để đảm bảo đạt được danh hiệu TTMT.
5.2 Kiến nghị
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy KCN Mỹ Phước có tiềm năng phát triển
thành KCN TTMT bậc rất cao, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và
xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước
nói chung. Vì vậy, kiến nghị với:
Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC – chủ đầu tư
CSHT KCN Mỹ Phước nghiên cứu và tiến hành lập dự án đầu tư khả thi KCN
TTMT trong thời gian sớm nhất để tổ chức thực hiện các bước xây dựng mô hình
KCN TTMT Mỹ Phước, đưa KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT.
Ban Quản lý các KCN Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương nghiên cứu
và xem xét hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN Mỹ Phước
chuyển thành, xây dựng thành KCN TTMT đầu tiên của tỉnh.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 122
MSSV: 207108036
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – 2004 – Quản lý môi trường đô thị và khu
công nghiệp – NXB Xây dựng
2. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 3/2004 – Áp dụng các giải
pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp
thân thiện môi trường Đức Hoà I Hạnh phúc, tỉnh Long An
3. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 12/2004 – Dự án tiền khả thi:
“Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô
hình khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Bắc Thăng
Long, Hà Nội”
4. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – 12/2004 – Báo cáo: “Đánh
giá, đề xuất những cơ chế chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển
các khu công nghiệp thân thiện môi trường ở Việt Nam”
5. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Cơ sở lý
luận và giá trị thực tiễn của mô hình thân thiện môi trường trong các điều
kiện tiến hành quá trình CNH, HĐH quá độ nền kinh tế công nghiệp quy
mô lớn ở nước ta”
6. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về hệ
thống tiêu chí môi trường áp dụng cho mô hình KCN TTMT trong điều kiện
tiến hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta”
7. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về
một số mô hình KCN TTMT có giá trị thực tiễn cao trong điều kiện tiến
hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta”
8. Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) – Báo cáo hội thảo: “Bàn về
một số chính sách cần thiết phải áp dụng nhằm thúc đẩy việc triển khai
rộng rãi mô hình KCN TTMT trong điệu kiện tiến hành quá trình CNH,
HĐH ở nước ta”
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 123
MSSV: 207108036
9. Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường (CENTEMA) – 12/2004 – Báo
cáo hội thảo: “Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây
dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường”
10. Website
i. Trang web của KCN Việt Nam www.khucongnghiep.com.vn
ii. Trang web của Quốc hội www.na.vasc.com.vn
iii. Sở tài nguyên môi trường Bình Dương www.tnmtbinhduong.gov.vn
iv. Bộ Kế hoạch đầu tư www.mpi.gov.vn
v. Bộ Tài nguyên môi trường www.nea.gov.vn
vi. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương www.binhduong.gov.vn
vii. Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC
www.becamex.com.vn
._.