PHẦN I
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm nóng ẩm từ đó tạo nên nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong lịch sử phát triển của mình, người Việt Nam nêu cao chân lý: “Thuốc nam chữa bệnh người nam”. Y tế phát triển, nhu cầu cây thuốc tạo nguyên liệu cho sản xuất thuốc và xuất khẩu ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công dụng mới giúp điều trị v
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 loại râu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Cho nên, thúc đẩy và không ngừng phát triển công tác nghiên cứu trồng cây thuốc là một yêu cầu cấp bách.
Cây râu mèo Việt Nam có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi cây râu mèo mọc hoang ở nước ta, Inđônêxia, Philipin. Cây có tác dụng thông tiểu tiện dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù.
Người dân địa phương thường khai thác cây râu mèo từ hoang dại. Tuy nhiên, nguồn dược liệu hoang dại ngày càng trở nên khó khăn hơn do khai thác không hợp lý làm hạn chế khả năng tái sinh của cây. Mặt khác chất lượng dược liệu khai thác hoang dại không ổn định do sự sinh trưởng của cây không đồng đều, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và kết quả không cao trong điều trị bệnh. Nghiên cứu đưa cây râu mèo vào nhân giống và trồng trọt sẽ góp phần chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu đưa công tác sản xuất dược liệu cây râu mèo dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn phát triển trồng cây râu mèo rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và chủ động được nguồn giống cho sản xuất lâu dài. Đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 loại râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội"
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
- Phân biệt hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia bằng các đặc điểm hình thái và phương thức nhân giống của chúng.
- Xác định mật độ trồng thích hợp cho hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
- Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây râu mèo
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hoạt chất dược liệu của hai loại râu mèo
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của hai loại râu mèo
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống râu mèo lấy từ vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
2.1.2. Đối tượng
Cây râu mèo Việt Nam (Orthosiphon stamineus Benth)
Cây râu mèo Malaysia (Orthosiphon sp.) được nhập nội vào Việt Nam năm 2004.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
2.1.4. Thời gian thực hiện
Từ tháng 07/2008 đến tháng 09/2009
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
2.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu của hai loại râu mèo
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ bản của 2 loại râu mèo
(Orthosiphon sp.)
Hai loại râu mèo được trồng bằng hom đoạn cành tại Trung tâm trồng và nghiên cứu cây thuốc Hà Nội theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi loại trồng 10m2, mật độ trồng 82.500 cây/ha (30cm x 40cm). Qui trình trồng và chăm sóc cây râu mèo, áp dụng theo qui trình của Trung tâm trồng và chăm sóc cây thuốc Hà Nội.
2.3.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của 2 loại râu mèo
(Orthosiphon sp.)
2.3.2.1. Phương thức nhân giống hữu tính
- Thu hoạch hạt của 10 cây râu mèo mỗi loại vào tháng 10 và tháng 11 trong năm.
- Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo trên đĩa petri, mỗi đĩa 100 hạt, trong điều kiện nhiệt độ 20oC để đánh giá tỷ lệ nảy mầm.
- Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo hạt trên khay trong nhà lưới đánh giá tỷ lệ mọc mầm.
2.3.2.2. Phương thức nhân giống vô tính bằng giâm cành
- Chọn cây râu mèo 6 tháng tuổi, sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều không bị sâu bệnh. Cắt toàn bộ cành cấp 1 trên cây để giâm.
Giống
Vị trí đoạn cành
Số công thức
Việt Nam
Hom ngọn
1
Hom giữa
2
Hom gốc
3
Malaysia
Hom ngọn
4
Hom giữa
5
Hom gốc
6
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố đoạn cành ô nhỏ
Thí nghiệm gồm: 6 công thức, với 3 lần nhắc lại
Số ô thí nghiệm: 6 (CT) x 3 (LNL) = 18 ô
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
I
CT1
CT3
CT4
CT5
CT2
CT6
II
CT3
CT6
CT2
CT4
CT1
CT5
III
CT5
CT4
CT2
CT6
CT3
CT1
- Giâm cành trên nền cát sạch không lẫn tạp chất, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 50 hom.
2.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây râu mèo.
Giống
Phương thức nhân giống
Số công thức
Việt Nam
Hạt
1
Cành giâm
2
Maylaysia
Hạt
3
Cành giâm
4
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố phương thức nhân giống ở ô nhỏ.
Thí nghiệm gồm: 4 công thức, với 3 lần nhắc lại
Mỗi ô thí nghiệm: 5 m2 (1m x 5m)
Số ô thí nghiệm: 4 (CT) x 3 (LNL) = 12 ô
Diện tích trồng: 12 ô x 5 m2 = 60 m2 (không kể diện tích bảo vệ)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
I
CT3
CT4
CT1
CT2
II
CT1
CT3
CT2
CT4
III
CT4
CT1
CT2
CT3
2.3.3. Nghiên cứu mật độ (khoảng cách) trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây râu mèo (Orthosiphon sp.)
2.3.3.1. Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm: 8 công thức, mật độ (khoảng cách) với 2 giống và 3 lần nhắc lại
Giống
Mật độ trồng (cây/ha)
Khoảng cách
Việt Nam
250.000
10 x 40
125.000
20 x 40
82.500
30 x 40
62.500
40 x 40
Malaysia
250.000
10 x 40
125.000
20 x 40
82.500
30 x 40
62.500
40 x 40
2.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố mật độ ở ô nhỏ.
Thí nghiệm gồm: 8 công thức, với 3 lần nhắc lại
Mỗi ô thí nghiệm: 10 m2 (2m x 5m)
Số ô thí nghiệm: 8 (CT) x 3 (LNL) = 24 ô
Diện tích trồng: 24 ô x 10 m2 = 240 m2 (không kể diện tích bảo vệ)
Khoảng cách giữa các ô là 50cm, đai bảo vệ xung quanh rộng luống 70cm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau
1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24
Lối đi Biển thí nghiệm
Ghi chú:
- Tên thẻ ghi công thức
- Dải bảo vệ
2.3.3.3. Chọn đất và làm đất
*Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì trung bình, đảm bảo giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và hạn chế bệnh hại.
*Làm đất: Đất cày bừa nhỏ, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25cm, mặt luống rộng 80cm.
2.3.3.4. Phân bón
* Phân nền: Phân chuồng hoai mục, bón lót 20tấn/ha.
* Phân đạm, lân, kali cố định mức: 150N/100P2O5/ 100K2O
2.3.3.5. Chăm sóc
Làm sạch cỏ dại, luôn đảm bảo ruộng thí nghiệm đủ ẩm và không để đọng nước.
2.3.3.6. Xác định được hàm lượng hoạt chất dược liệu của 2 loại râu mèo
Phân tích hàm lượng hoạt chất tại phòng phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược liệu - Bộ Y tế.
Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 5 cây/ công thức x 3 lần nhắc lại.
Chỉ tiêu theo dõi động thái cứ 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu theo dõi sau khi cây hồi xanh.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất tươi và khô lấy mẫu 1 tháng 1lần.
2.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
2.4.1. Đặc điểm hình thái của cây râu mèo
+ Chiều cao cây (cm)
+ Số cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 trên cây
+ Số lá/thân chính
+ Hình dạng thân, màu sắc, số đốt trên thân
+ Hình dạng lá, màu sắc lá, kích thước lá, số răng cưa/lá, độ nông sâu răng cưa.
+ Thời gian nở hoa, kiểu nở hoa, số cánh hoa, số nhị và nhụy/hoa
+ Đặc điểm của hạt: Hình dạng, màu sắc, khối lượng 1000 hạt.
2.4.2. Các chỉ tiêu nhân giống cây râu mèo
- Năng suất hạt/cây (g/cây)
- Tỷ lệ ra rễ (%)
- Tỷ lệ ra mầm (%)
- Tỷ lệ cây sống (%)
- Thời gian bật mầm (ngày)
- Thời gian ra rễ (ngày)
- Chiều dài mầm (cm)
- Số lá/mầm
- Chiều dài rễ (cm)
- Hệ số nhân giống bằng hạt = số hạt hữu hiệu/cây * tỷ lệ nảy mầm * tỷ lệ cây hữu hiệu
- Hệ số nhân giống bằng cành giâm = số cành giâm/cây * tỷ lệ cành sống * tỷ lệ cây hữu hiệu.
2.4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Vuốt thẳng cây đo từ phần sát mặt đất đến đầu chóp của lá cao nhất/ cây.
- Động thái tăng trưởng số cành cấp 1, cấp 2, cấp 3
- Đường kính thân
- Số lá/thân chính
- Số đốt/ thân chính
- Khả năng tích luỹ chất tươi, khô
- Tỷ lệ khối lượng các bộ phân (Thân cành/cây, lá/cây) và tỷ lệ tươi/khô
* Năng suất tươi, khô sau mỗi lứa cắt
+ Năng suất cá thể: g/cây
+ NSLT (tạ/ha) = g/cây x mật độ (tính trên 10 cây cùng theo dõi)
+ NSTT (tạ/ha).
2.5. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Các chỉ tiêu đo đếm được xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên phần mềm Excel
- Kết quả thí nghiệm về năng suất dược liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 4.0
PHẦN III
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
Hình 1. Mầm giống cây râu mèo Malaysia
Hình 2. Mầm giống cây râu mèo Việt Nam
Đang triển khai thí nghiệm và chuẩn bị thu thập số liệu
3.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia
3.3.2.1. Phương thức nhân giống hữu tính
- Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo trên đĩa petri, mỗi đĩa 100 hạt, trong điều kiện nhiệt độ 20oC để đánh giá tỷ lệ nảy mầm.
Thí nghiệm 1. Đã triển khai trong phòng với điều kiện nhiệt độ 20oC , thử tỷ lệ vào ngày 20/ 2/ 2009.
Bảng 1. Ảnh hưởng tỷ lệ nảy mầm của 2 loại hạt giống râu mèo
Giống
Nhắc lại
Trong đĩa Petri (%)
Malaysia
I
67,0
II
68,0
III
7,0
∑
68,3
Việt Nam
I
54,0
II
49,0
III
52,0
∑
51,2
Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Malaysia trong đĩa Petri là 70%, trong khi đó tỷ lệ mọc mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam chỉ đạt 51,2%. Sự khác biệt này cho thấy sự nảy mầm của giống Malaysia cao hơn so với tỷ lệ nảy mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam.
- Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo hạt trên khay trong nhà lưới đánh giá tỷ lệ mọc mầm.
Thí nghiệm 2. Vừa mới triển khai trên chậu ở trong nhà lưới và đang theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt
Hình 3. Bông râu mèo giống Malaysia thu tháng 11/ 2008
Hình 4. Bông râu mèo giống Việt Nam thu tháng 11/ 2008
Hình 5. Thử tỷ lệ nảy mầm của 2 loại giống râu mèo Việt Nam và Malaysia trong hộp Petri
2.3.2.2. Phương thức nhân giống vô tính bằng giâm cành
Đang triển khai và thu thập số liệu
3.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây râu mèo.
Sẽ triển khai thí nghiệm này trong thời gian tới.
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu của hai loại râu mèo
Bảng 2. Ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển chiều cao của hai loại râu mèo.
Giống
Công thức
Thời gian theo dõi (ngày tháng)
4/ 3/ 2009
14/ 3/ 2009
24/ 3/ 2009
3/ 4/ 2009
Việt Nam
CT1
(10 x 40)
22,7cm
28,4cm
42,1cm
48,7cm
CT2
(20 x 40)
23,5cm
27,8cm
40,1cm
45,3cm
CT3
(30 x 40)
21,1cm
24,6cm
36,1cm
40,5cm
CT4
(40 x 40)
21,5cm
24,7cm
35,6cm
39,7cm
Malaysia
CT1
(10 x 40)
24,4cm
29,3cm
36,2cm
44,1cm
CT2
(20 x 40)
21,7cm
25,2cm
30,7cm
37,2cm
CT3
(30 x 40)
22,8cm
25,4cm
30,0cm
35,6cm
CT4
(40 x 40)
23,4cm
27,2cm
32,2cm
37,4cm
Qua bảng 2. Cho thấy giống râu mèo Việt Nam đến ngày 3/ 4/ 2009 ở công thức 1 có chiều cào là 48,7cm có chiều hướng cao hơn các công thức khác và thấp nhất là công thức 4 là 39,7cm. Giồng râu mèo Malaysia công thức ở công thức 1 cũng có chiều cao cao hơn so với các công thức khác. Như vậy, có thể mật độ, khoảng cách trồng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển chiều cao của 2 loại râu mèo.
Bảng 3. Ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển số đốt của hai loại râu mèo.
Giống
Công thức
Thời gian theo dõi (ngày tháng)
4/ 3/ 2009
14/ 3/ 2009
24/ 3/ 2009
3/ 4/ 2009
Việt Nam
CT1
(10 x 40)
10,2
10,3
12,5
14,0
CT2
(20 x 40)
9,5
11,2
13,6
15,6
CT3
(30 x 40)
8,7
9,9
12,3
14,2
CT4
(40 x 40)
9,1
10,0
12,2
13,9
Malaysia
CT1
(10 x 40)
8,9
9,7
12,5
13,3
CT2
(20 x 40)
8,5
9,3
11,9
12,7
CT3
(30 x 40)
8,5
10,2
13,2
14,5
CT4
(40 x 40)
8,6
9,5
12,1
13,0
Qua bảng 3. Cho thấy số đốt của giống râu mèo Việt Nam dao động từ 13,9 đến 15,6 còn ở giống râu mèo Malaysia thì từ 12,7 đến 14,5 ở thời điểm 3/ 4/ 2009
Bảng 4. Ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển số cành của hai loại râu mèo.
Giống
Công thức
Thời gian theo dõi (ngày tháng)
4/ 3/ 2009
14/ 3/ 2009
24/ 3/ 2009
3/ 4/ 2009
Việt Nam
CT1
(10 x 40)
7,6
8,6
8,9
9,5
CT2
(20 x 40)
7,8
9,3
9,3
9,8
CT3
(30 x 40)
8,7
8,9
8,9
9,6
CT4
(40 x 40)
8,8
8,9
9,4
10,7
Malaysia
CT1
(10 x 40)
6,9
8,3
8,7
10,2
CT2
(20 x 40)
7,7
7,9
9,3
10,7
CT3
(30 x 40)
6,8
8,5
11,1
12,8
CT4
(40 x 40)
8,5
8,7
10,6
12,5
Qua bảng 4 cho thấy: Giống râu mèo Việt Nam số cành phát triển mạnh ở công thức số 4 là 10,7 tức là mật độ 40 x 40xm và thấp ở công thức 1 là 9,5 cành. Giống râu mèo Malaysia số cành ở công thức 3 và 4 cao hơn số cành ở công thức 1 và 2.
Bảng 5. Ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển số lá của hai loại râu mèo.
Giống
Công thức
Thời gian theo dõi (ngày tháng)
4/ 3/ 2009
14/ 3/ 2009
24/ 3/ 2009
3/ 4/ 2009
Việt Nam
CT1
(10 x 40)
20,4
20,6
25,0
28,2
CT2
(20 x 40)
19,0
22,4
27,2
31,2
CT3
(30 x 40)
17,4
19,8
24,6
28,4
CT4
(40 x 40)
18,2
20,2
24,4
27,8
Malaysia
CT1
(10 x 40)
17,8
19,4
25,0
26,6
CT2
(20 x 40)
17,0
18,6
23,8
25,4
CT3
(30 x 40)
17,1
20,4
26,4
29,0
CT4
(40 x 40)
17,2
19,0
24,2
26,0
Qua bảng 5. Cho thấy giống râu mèo Việt Nam số lá công thức 1, công thức 3, công thức 4 là xấp xỉ bằng nhau, công thức 2 thì cao hơn một chút là 31,2. Giống râu mèo Malaysia thì công thức 3 với mật độ 30 x 40 là 29,0 cao hơn so với các công thức 1, 2, 4.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM THÍ NGHIỆM
Hình 6 . Đưa cây con ra trồng
Hình 7. Trồng cây theo đúng mật độ
Hình 8. Cây sau trồng 1 tháng
Hình 9. Sự khác nhau của 2 giống râu mèo Việt Nam và Malaysia ngày 1/4/2009
Ghi chú: - Bên trái giống râu mèo Malaysia chưa nở hoa
- Bên phải giống râu mèo Việt Nam đã ra hoa
Hình 10. Đang theo dõi sự sinh trưởng phát triển giống râu mèo Việt Nam
Hình 11. Toàn cảnh ruộng thí nghiệm
PHẦN V
NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1) Thuận lợi
- Trong suốt quá trình làm đề tài được sự động viên, quan tâm và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thuận.
- Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình
- Học hỏi thêm kinh nghiệm làm đề tài của các cô các chú đồng nghiệp trong cơ quan.
2) Khó khăn
- Điều kiện thời tiêt khó khăn đặc biệt là trận lụt cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 đã gây ảnh hưởng đến sự thu hoạch hạt giống râu mèo, mầm giống và hom giống để làm vật liệu khởi đầu cho thí nghiệm nhân giống hữu tính và vô tính.
PHẦN VI
KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
*/Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới
Tham khảo tài liệu, viết tổng quan
Ghi chép vào sổ theo dõi số liệu thô và chuyển về số liệu tinh
Thường xuyên theo dõi thí nghiệm đề cương đã vạch ra
Đọc tài liệu liên quan đến báo cáo
Tập hợp số liệu và xử lý số liệu
Hoàn thành viết báo cáo 25/ 08/ 2009.
Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Thuận
Ngày 13 tháng 04 năm 2009
Học viên
Phạm Hồng Minh
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09002.doc