Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Đăng Hậu, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; đặc biệt thầy giáo - TS. Nguyễn Đăng Hậu; Lãnh đạo và cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định cùng gia đình đã q

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cưu đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan bạn: Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Công thương; Cục Thống kê; các doanh nghiệp Viễn thông tỉnh Nam Định đã tận tình phối hợp và cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do thời gian có hạn và lĩnh vực nghiên cứu là một lĩnh vực công nghệ thông tin tương đối mới, chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý của các Thầy, Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trong luận văn này tôi có sử dụng một số số liệu do Cục ứng dụng CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp. Rất mong được sự ủng hộ. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, tháng 04 năm 2010 MỤC LỤC ...........................................................................V MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận của ứng dụng Internet và TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh củ các doanh nghiệp 4 1.1. Tổng quan về Internet và thương mại điện tử 4 1.2. Những cơ sở để phát triển TMĐT 12 1.3. Tác động của TMĐT 16 1.4. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới 21 1.5. Kinh nghiệm của một số nước ứng dụng Internet và TMĐT 22 1.6. Tình hình phát triển Internet và TMĐT ở Việt nam 25 Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT và TM ĐT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nam Định 32 2.1. Tổng quan về Nam Định 32 2.2. Ứng dụng CNTT và TMĐT trong cơ quan Nhà nước tại Nam Định 40 2.3. Ứng dụng CNTT trong cộng đồng và doanh nghiệp tại Nam Định 58 2.4. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nam Định 62 Chương 3: Các giải pháp nhằn đẩy mạnh ứng dụng TM ĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nam Định 79 3.1. Chiến lược phát triển ứng dụng Internet và TMĐT tỉnh Nam Định 79 3.2. Một số giải pháp phát triển Internet và TMĐT 80 3.3. Các kiến nghị 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng Nội dung Trang 1.1 Số người sử dụng Internet một số quốc gia năm 2008 5 1.2 Tình hình phát triển Internet tại Việt Nam 6/2009 7 1.3 So sánh chu kỳ kinh doanh TM truyền thống và TMĐT 19 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010 38 2.2 Tỉ lệ máy tính và kết nối mạng Internet trong cơ quan NN 50 2.3 Tình hình ứng dụng TĐTvà hệ thống quản lý văn bản điều hành cơ quan Nhà nước tính đến hết tháng 12/2009 52 2.4 Các thủ tục hành chính công trực tuyến cấp Tỉnh 54 2.5 Các thủ tục hành chính công trực tuyến cấp huyện 55 2.6 Các thủ tục hành chính công trực tuyến cấp xã 56 2.7 Tỉ lệ Website/Portal của các cơ quan cung cấp đủ thông tin 57 2.8 Số lượng người sử dụng Internet qua các năm 2006 - 2009 57 2.9 Số lượng thuê bao Internet băng rộng theo huyện, năm 2009 61 2.10 Số lượng trung bình thiết bị tin học/doanh nghiệp 63 2.11 T ỉ lệ doanh nghiệp có mạng máy tính trên toàn tỉnh 64 2.12 Mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiệp Nam Định 66 2.13 Tỉ lệ doanh nghiệp dùng phần mềm trong công tác quản lý 67 2.14 Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực sản xuất, kinh doanh, tài chính và chi phí 67 2.15 Tỉ lệ doanh nghiệp cung cấp thông tin và dịch vụ trên website 69 2.16 Nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả của TMĐT 70 2.17 Nguyên nhân chưa tham gia TM ĐT của doanh nghiệp 71 2.18 Thách thức của thương mại điện 77 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang 1.1 Kiến trúc mạng Internet 4 1. 2 Mô hình tổng thể về môi trường an toàn bảo mật trong TMĐT 16 1.3 Chuỗi giá trị công nghiệp và thương mại điện tử 18 1.4 Phát triển người dùng Internet tại VN từ 2003-2009 27 1.5 Tỉ lệ dân số sử dụng Internet (%/dân) từ 2003 - 2009 27 1.6 Thị phần thuê bao Internet băng rộng ADSL, xDSL 29 2.1 Số liệu phát triển thuê bao cố định từ 2006 -2009 43 2.2 Biểu đồ số liệu phát triển TB di động trả sau 2006-2009 44 2.3 Số liệu phát triển thuê bao Internet từ 2006- 2009 45 2.4 Đồ thị tăng trưởng thuê bao Internet giai đoạn 2006-2009 46 2.5 Thị phần thuê bao Internet của các doanh nghiệp 46 2.6 Biểu đồ tăng trưởng số người sử dụng Internet tại Nam Định 59 2.7 Mức độ tăng trưởng thuê bao Internet băng rộng 60 2. 8 Biểu đồ phân bổ thuê bao Internet băng rộng theo vùng 62 2.9 Mục đích sử dụng Internet của các doanh nghiệp tại Nam Định 66 2.10 Tỉ lệ trung bình doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành 68 2.11 Nguyên nhân chưa tham gia TM ĐT của doanh nghiệp 72 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 TMĐT e-Commerce Thương mại điện tử 2 WAN Wide Area Network Mạng diện rộng 3 LAN Local Area Network Mạng cục bộ 4 ISP Internet Serivce Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet 5 HTML Hyper Text Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản 6 TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol Giao thức mạng 7 www World Wide Web Mạng toàn cầu 8 EDI Electronic Data Interchange Truyền tải dữ liệu điện tử 9 B2B Business to Bussiness Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp 10 B2C Business to Customer Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng 11 C2C Customer to customer Giao dịch giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng MỞ ĐẦU          Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet  giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới-những nơi mà có thể kết nối Internet. Khi đó với chi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, các doanh nghiệp có thu được nhiều lợi ích như: Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác; Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người , những doanh nghiệp kết nối Internet có thể xem được thông tin vào bất cứ lúc nào. Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp truyền thống. Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng những kĩ thuật công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử (TMĐT) trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong thời kỳ hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, một số doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại Nam Định nói riêng đã từng bước sử dụng Internet, hội nhập thương mại điện tử và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp tại Nam Định cũng như một số doanh nghiệp các tỉnh bạn đang đứng trước một số khó khăn đáng kể như việc thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực, những cơ sở pháp lí cho việc triển khai TMĐT tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tồn tại những hạn chế trong hiểu biết bản chất, đặc điểm, lợi ích ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp của người lãnh đạo, nhân viên cũng như thói quen mua hàng truyền thống (theo kiểu họp chợ) của người dân... cũng là một trong những cản trở lớn đối với trong quá trình hội nhập TMĐT ở các doanh nghiệp tại Nam Định. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định" với mục đích đề xuất các giải pháp hỗ trợ, nhằm đẩy mạnh ứng dụng Internet và TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doạnh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nêu một số ứng dụng Internet , Thương mại điện tử , sơ lược các mô hình ứng dụng Thương mại điện tử trên thế giới. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp để thấy được sự cấp thiết của việc đưa ứng dụng của Thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh  trong các doanh nghiệp tỉnh Nam Định để nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới . Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ, nhằm đẩy mạnh ứng dụng Internet và TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doạnh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.  Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề án.  Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về việc sử dụng Internet , một số mô hình ứng dụng Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên thế giới và ứng dụng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định.  Cấu trúc luận văn: Luận văn được xây dựng với 3 nôi dung chính: Chương I: Cở sở lý luận của ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Chương II: Thực trạng ứng dụng Internet và thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Internet thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phần kết luận và kiến nghị là nội dung tôi mong muốn được bàn luận để làm tiền đề cho các giải pháp nêu trên./. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ỨNG DỤNG INTERNER VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Tổng quan về Internet và thương mại điện tử Khái niệm về Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên giao thức kết nối gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol /Internet Protocol). Hình 1.1: Kiến trúc mạng Internet Tiền thân của Internet ngày nay bắt đầu từ dự án mạng máy tính ARPARNET năm 1969 của Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ nhằm đảm bảo khả năng sống còn của mạng máy tính chỉ huy an ninh quốc phòng khi chiến tranh xảy ra. Năm 1983, giao thức kết nối TCP/IP chính thức được công nhận là chuẩn kết nối Internet. Năm 1992 công nghệ WEB ra đời, cho phép tích hợp các trang tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh) và khả năng siêu liên kết với công cụ ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản cho phép khả năng liên kết toàn cầu. Mạng internet đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Đến nay Internet đã thâm nhập vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Bảng 1.1: Số người sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới tính đến năm 2008 TT Quốc gia Dân số (2008) Người sử dụng Internet (2008) Tỷ lệ % Tốc độ tăng số người sử dụng (2000-2008) 1 Pháp 62.150.775 40.858.353 65,70% 380,70% 2 Đức 82.369.548 55.221.183 67,00% 130,10% 3 Canada 33.212.696 23.999.500 72,30% 89,00% 4 Mỹ 304.228.257 227.190.989 74,70% 138,30% 5 Nhật Bản 127.288.419 94.000.000 73,80% 99,70% 6 Hàn Quốc 48.379.392 36.794.800 76,10% 93,30% 7 Trung Quốc 1.330.044.605 298.000.000 22,40% 1224,40% 8 Hồng Kông 7.018.636 4.878.713 69,50% 113,70% 9 Ấn Độ 1.147.995.898 81.000.000 7,10% 1520,00% 10 Việt Nam 86.116.559 20.993.374 24,40% 10396,70% 11 Singapore 4.608.167 3.104.900 67,40% 158,70% 12 Malaysia 25.274.133 15.868.000 62,80% 328,90% (Nguồn: Internet World Statistics- IWS) Cuộc cách mạng trong CNTT và Internet là cơ sở cho việc phát triển nhiều dịch vụ GTGT, nhiều tiện ích,...đã tác động tích cực, làm thay đổi nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế thông tin, thay đổi nhiều hành vi giao dịch truyền thống, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến tác tầng lớp dân cư, không giới hạn biên giới quốc gia. Với những lợi ích to lớn của mạng Internet đã làm cho Internet phát triển với tốc độ rất nhanh, cả về số lượng người dùng và chất lượng dịch vụ Internet. Tháng 12/1997, dịch vụ Internet được chính thức cung cấp tại Việt Nam. Tham gia vào việc quản lý sử dụng mạng Internet bao gồm 3 cơ quan chính là: Bộ Thông tin truyền thông là cơ quan chính có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Internet đưa ra chính sách phát triển kinh doanh dịch vụ, thể lệ dịch vụ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ. Internet đã và đang làm thay đổi rất nhiều thức trong hoạt động thường nhật của người dân cũng như hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Từ khi Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay nước ta đã có khoảng 22 triệu người sử dụng chiếm hơn 23% dân số. Các hoạt động thương mại, kinh doanh, quản lý nhà nước, điều hành công việc đã và đang hoà nhập vào môi trường Internet. Một số sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển Internet Việt Nam: Từ lúc bắt đầu có không quá 4 dịch vụ Internet (gồm thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa), Internet Việt Nam đến nay trở nên đa dạng về hình thức và số lượng. Các dịch vụ truy cập như xDSL, VoIP, WiFi, Wimax (đang thử nghiệm) và các dịch vụ GTGT khác: Video, nhạc số, Diễn đàn, Game online, Thương mại điện tử (e-Commerce), thanh toán trực tuyến (e-Payment); sự kết hợp giữa di động và Internet như Mobile Internet, truyền dữ liệu hình ảnh… Internet Việt Nam có tính hấp dẫn ở mức độ nhất định khiến đầu tư vào lĩnh vực này được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã tham gia ở những hình thức, phương pháp khác nhau như: khai thác dịch vụ đầu cuối, dịch vụ ứng dụng trên mạng. Bảng 1.2: Tình hình phát triển Internet tại Việt Nam (tháng 6/2009) Số người sử dụng Internet: 21.524.417 Tỉ lệ số dân sử dụng Internet ( % ) 24.98% Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế 64.615 Mbps Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 89.090 Mbps Băng thông kết nối qua trung chuyển VNIX 36.000 Mbps - Lư Lưu lượng trao đổi qua trung chuyển VNIX 40.489.689 Gbps Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 108.938 Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 4.533 Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp ( địa chỉ ): 6.696.704 địa chỉ Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp ( địa chỉ ): 42.065.885.184 Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) : 2.531.445 (Nguồn: VNNIC - tháng 6/2009) Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... Khi TMĐT được tích hợp với quá trình ứng dụng CNTT để tự động hoá các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp thì khi đó ta goi là kinh doanh điện tử (e-Buisness), doanh nghiệp ứng dụng kinh doanh điện tử được gọi là doanh nghiệp kinh doanh điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển cao của doanh nghiệp khi ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong hoạt động của doanh nghiệp các quy trình nội bộ được tích hợp với TMĐT ở mức độ cao. TMĐT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán... - WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá. - AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử. Tóm lại, TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Nếu hiểu TMĐT theo phương diện này, TMĐT không phải là một vấn đề mới mẻ. Bởi vì những giao dịch điện tử, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay (fax, telex…) và đã trở nên rất quen thuộc. Các hình thức hoạt động của TMĐT Thư điện tử (E-mail) E-mail thường được sử dụng là một phương tiện trao đổi thông tin giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức… với một thời gian ngắn nhất, chi phí rẻ nhất, có thể sử dụng mọi lúc, đến mọi nơi trên thế giới. Trong TMĐT e-mail có thể dung để giao dịch, marketing, duy trì quan hệ với khách hang. Thanh toán điện tử (e-Payment) Thương mại điện tử thực hiện quá trình thanh toán qua một số hình thức sau: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchagne - FEDI) chuyên phục vụ cho thương mại điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền mặt Internet (Internet Cash) tiền mặt được mua từ nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng) sau đó được chuyển tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, sử dụng trên phạm vi toàn thế giới và tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Hơn nữa, nó có thể dùng để thanh toán những món hàng rất nhỏ, do chi phí giao dịch mua hàng và chi phí chuyển tiền rất thấp, nó không đòi hỏi một quy chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai người, hai công ty bất kỳ hoặc các thanh toán vô danh. Thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ giống như thẻ tín dụng, tuy nhiên mặt sau của thẻ là một loại chíp máy tính điện tử có bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hóa, tiền này chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp được xác định là đúng. Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital banking), và các giao dịch chứng khoán số (Digital Securities Trading) Hệ thống thương mại điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp… Thanh toán giữa ngân với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng Thanh toán liên ngân hàng. Truyền dung liệu (Digital Content Delivery) Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm … Mua bán hàng hóa hữu hình (E-retail) Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ quàn áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods). Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Mô hình hoạt động thương mại điện tử TMĐT có ba chủ thể tham gia, đó là: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), người dân (C). Dựa trên mối quan hệ giữa ba chủ thể đó ta có các loại hình kinh doanh TMĐT phổ biến sau: Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G) Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ, hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có: ví dụ www.chodientu.com (2005). Những cơ sở để phát triển TMĐT TMĐT là một hình thức kinh doanh thương mại trong điều kiện nền kinh tế phát triển, ứng dụng sâu rộng các thành tựu của CNTT-TT vào các mặt đời sống kinh tế xã hội thông qua môi trường mạng máy tính quy mô toàn cầu là mạng Internet. TMĐT đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều cơ sở của một nền kinh tế: hạ tầng kỹ thuật CNTT và viễn thông, hạ tầng nhân lực, hạ tầng thanh toán, hạ tầng bảo mật, an toàn, cơ sở pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuẩn hoá, tập quán xã hội của mỗi quốc gia và môi trường hợp tác quốc tế. Cơ sở hạ tầng viễn thông và internet TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng Internet. Do đó, Cơ sở hạ tầng công nghệ quan trọng nhất của TMĐT là hạ tầng viễn thông và internet. Một hạ tầng viễn thông hiện đại, tốc độ truyền dẫn cao và khả năng bao phủ rộng khắp vùng lãnh thổ là cơ sở quan trọng để phát triển mạng Internet và các dịch vụ của nó. Môi trường mạng Internet là điều kiện cần để TMĐT ra đời và phát triển. Phát triển hạ tầng viễn thông và internet để TMĐT phát triển phải đạt được những mục tiêu sau: Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý. Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile. Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được. Cơ sở pháp lý của TMĐT Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng. TMĐT là môi trường kinh doanh mới, kinh doanh qua mạng. TMĐT cần một cơ sở pháp lý thống nhất, xuyên suốt để điều chỉnh các mối quan hệ giao dịch thương mại. Đó là các vấn đề liên quan đến luật TMĐT, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, chuẩn hoá công nghiệp, bảo vệ bí mật riêng tư, bảo đảm an ninh chính trị. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được những vấn đề chính sau: Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động thương mại điện tử. Hài hòa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT: Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch TMĐT, các vấn đề liên quan như: giá trị như văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ… mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT. Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trường ICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân… Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Việc mua bán trong TMĐT diễn ra trong một môi trường ảo, do vậy cần phải có một hệ thống pháp lý phù hợp nhằm điều chỉnh các giao dịch trên: đó là Luật giao dịch điện tử. Vấn đề bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế cúng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phát triển TMĐT. Ngoài ra cũng cần có văn bản pháp lý quy định trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hoá đúng với quảng cáo để bảo vệ người tiêu dùng. Có thể cần đến một cơ quan trung gian xác thực việc này. Nguồn nhân lực cho phát triển TMĐT Ứng dụng TMĐT yêu cầu đòi hỏi mọi người đều biết và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng. Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản lý, các chuyên gia, nhân viên tác nghiệp và khách hàng, những người có khả năng tham giao dịch điện tử với trình độ nhất định về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và kỹ năng giao dịch trên mạng. Cơ sở thanh toán điện tử của TMĐT Thanh toán điện tử là việc sử dụng máy tính thông qua mạng Internet để gửi lệnh trả tiền thay cho việc dùng trực tiếp tiền mặt để thanh toán. TMĐT có thể sử dụng các phương tiện như thẻ tín dụng, séc điện tử, tiền điện tử để thanh toán. Hiện nay, thanh toán điện tử chủ yếu trên mạng là sử dụng EDI trong các giao dịch B2B và sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thông minh trong giao dịch B2C. Ở các nước phát triển, đại đa số các giao dịch mua bán đều không dùng tiền mặt mà sử dụng các phương thức thanh toán như séc, thẻ tín dụng. Song song với việc đó, các biện pháp công nghệ đảm bảo an ninh, bí mật giao dịch được chú ý thích đáng làm cơ sở cho TMĐT phát triển. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đại đa số thanh toán giao dịch dùng tiền mặt, chưa có một hệ thống thanh toán tự động đủ mạnh, tin cậy. Đây là một trong thiếu sót về hạ tầng kỹ thuật để phát triển TMĐT. Để phát triển TMĐT, các ngân hàng đang tích cực đổi mới công nghệ thanh toán, đầu tư và phát triển các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến hệ thống thẻ tín dụng làm thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong dân chúng. Cơ sở an toàn bảo mật thông tin trong TMĐT TMĐT hoạt động trong một môi trường mạng máy tính toàn cầu nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ hệ thống thông tin trong mạng bị xâm phạm trái phép. TMĐT chỉ có thể phát triển trên cơ sở một hệ thống bảo vệ an toàn an ninh chặt chẽ chống mọi nguy cơ xâm nhập trái phép và phá hoại trong môi trường mạng rất biến động. Vì chỉ trên cơ sở đảm bảo an toàn và an ninh ta mới xây dựng lòng tin cho các chủ thể tham gia TMĐT. Hình 1. 2: Mô hình tổng thể về môi trường an toàn bảo mật trong thương mại điện tử Việc bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin cần phải được triển khai đồng bộ kết hợp giải pháp công nghệ với các giải pháp tổ chức quản lý, pháp luật và giải pháp giáo dục nhận thức và tạo thói quen chấp hành quy tắc an toàn bảo mật của người sử dụng. Tác động của TMĐT đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Mặc dù hiện nay TMĐT mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại thông thường và mở ra các mô hình kinh doanh mới, các cách tổ chức công việc mới. Lợi ích của thương mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau: Tác động đến hoạt động marketing: Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Nghiên cứu hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web... Định vị sản phẩm: Bên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, vi._.ệc định vị sản phẩm ngày nay còn được bổ sung thêm những tiêu chí riêng của thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp nhanh nhất... Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của TMĐT. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7... Thay đổi mô hình kinh doanh: Việc xuất hiện thương mại điện tử đã dẫn đến trào lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử như các Công ty Ford Motor, Dell Computer Corp… Bên cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B. Tác động TMĐT đến hoạt động sản xuất, kinh doanh: Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng TMĐT có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Đặc biệt, đối với hoạt động ngoại thương, TMĐT có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là rộng lớn trên toàn cầu, rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT. Hình 1.3: Chuỗi giá trị công nghiệp và thương mại điện tử TMĐT đơn giản hoá hoạt động truyền thông và góp phần thay đổi các mối quan hệ của doanh nghiệp và tổ chức. So sánh các bước thực thi thương mại truyền thống và TMĐT chỉ ra một cách cụ thể được nêu trong bảng 1.3. Với TMĐT, mọi cái bắt đầu và phụ thuộc vào các con số, chỉ có các chương trình ứng dụng khác nhau được truyền và truy cập dữ liệu. Nhiều phương tiện khác nhau được dùng trong thương mại truyền thống làm cho khả năng hợp tác giữa người bán và người mua trở nên khó khăn hơn và tăng thời gian xử lý đơn đặt hàng. Với TMĐT, mọi cái bắt đầu và phụ thuộc vào các con số, chỉ có các chương trình ứng dụng khác nhau được truyền và truy cập dữ liệu. Ví dụ tuy không đầy đủ nhưng đã phần nào cho thấy sự đơn giản hoá các hoạt động giao dịch truyền thông của các doanh nghiệp khi sử dụng TMĐT. Rõ ràng, với TMĐT, doanh nghiệp dù dưới góc độ là người mua hàng hay nhà cung cấp đều có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cả tiền bạc cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình. Bảng 1.3: So sánh chu kỳ kinh doanh TM truyền thống và TMĐT Hành vi mua bán Thương mại truyền thống Thương mại điện tử Thu nhận thông tin về sản phẩm và dịch vụ cần mua Tạp chí, tờ gấp, Catalog… Trang Web Xác định yêu cầu mua sản phẩm Viết thư yêu cầu Sử dụng thư điện tử, sử dụng qua trang Web Kiểm tra Catalog sản phẩm và giá cả Catalog Catalog trực tuyến Kiểm tra sản phẩm và thống nhất giá cả Điện thoại, fax, thư tín Điện thoại, fax, e-mail Đặt hàng Đơn đặt hàng E-mail, trang Web Gửi đơn hàng đi Fax, bưu điện e-mail, EDI Người bán hàng kiểm tra hàng trong kho Thẻ kho, điện thoại, fax Cơ sở dữ liệu trực tuyến, web Viết hóa đơn Hóa đơn tài chính Cơ sở dữ liệu trực tuyến Người mua hàng ký nhận hàng Ký nhận trên giấy giao hàng E-mail Người bán gửi hóa đơn và người mua nhận Bưu điện E-mail, EDI Thanh toán tiền Viết séc ; thư trả tiền EDI, EFT TMĐT giúp doanh nghiệp thu thập được nhiều thông tin: TMĐT giúp các doanh nghiệp thu thập được nhiều thông tin về thị trường, đối tác kinh doanh, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển chung với một chi phí thấp nhất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển kinh tế. Ngoài ra, TMĐT còn giúp doanh nghiệp thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng - nền tảng cho sự thay đổi, cải tiến nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. TMĐT giúp doanh nghiệp có thể quảng bá thông tin và tiếp thị tới một thị trường toàn cầu với chi phí thấp. Chỉ với một khoản tiền nhất định mỗi tháng, doanh nghiệp đã có thể đưa thông tin quảng cáo của mình đến với khách hàng từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được. So sánh với một quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, khi doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến 24x7, chi phí quảng cáo giảm rõ rệt và hiệu quả có thể đo lường được qua sự phản hồi của khách hàng. Vấn đề cơ bản chỉ còn là doanh nghiệp phải marketing được chính website của mình. TMĐT giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí: TMĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí văn phòng: Chi phí văn phòng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ. Việc giảm chi phí văn phòng theo nghĩa giảm thiểu các khâu in ấn giấy tờ, số nhân viên văn phòng và chính chi phí thuê văn phòng, và hơn nữa là chỉ cần dùng các văn phòng, các cửa hàng ảo là các website, cũng có nghĩa là giảm chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên văn phòng được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ để có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn và lâu dài. Trong những yếu tố cắt giảm, yếu tố thời gian (chi phí cơ hội) là đáng kể nhất, vì việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) làm tăng sức cạnh tranh. Điều này trở nên ngày càng quan trọng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. TMĐT giúp doanh nghiệp có thể tăng được lợi thế cạnh tranh: Có thể nói rằng việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nghiệp tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều áp dụng TMĐT thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, TMĐT còn giúp họ có thêm cơ hội để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Bởi vì TMĐT cung cấp cho các doanh nghiệp một môi trường bình đẳng cho phép các doanh nghiệp dễ dàng cung cấp cho khách hàng sự hiện diện toàn cầu. Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. Kinh nghiệm của một số nước trong việc ứng dụng Internet và TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển Internet và TMĐT Cùng với Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, Singapore đã gây được sự chú ý đặc biệt của thế giới về sự phát triển kinh tế của quốc gia này từ những năm 1989 - 1990. Cho đến nay, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT - TT, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT). Không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet: Singapore One là một phần cấu thành quan trọng của dự án IT2000 - được liên kết xây dựng và điều phối bởi Cục Tin học Quốc gia (NCB), Cục Kỹ thuật và Khoa học Quốc gia (NSTB), Cơ quan Truyền thông Singapore (TAS) và Singapore Broadcasting Authority (SBA). Trong đó, TAS phụ trách việc xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng, NCB chịu trách nhiệm xây dựng ứng dụng mạng, NSTB có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật băng thông rộng, SBA có trách nhiệm giúp đỡ và khuyến khích các công ty truyền thanh truyền hình và các nhà cung cấp nội dung cung cấp các nội dung thông tin đầy đủ về Singapore One. Chú trọng đặc biệt tới TMĐT: Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt để phát triển TMĐT. Quốc gia này giữ vai trò đặt biệt quan trọng về tài chính, thương mại và truyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Các ngành công nghiệp phát triển truyền thống của Singapore bao gồm truyền thông, thương mại, tài chính, hàng không, đóng tàu - đều là những "nền móng" tốt cho việc phát triển TMĐT. Trong lộ trình thúc đẩy phát triển TMĐT, ngay từ đầu, chính phủ Singapore đã thành lập một ủy ban đặc biệt để hợp pháp hoá phương thức giao dịch điện tử, các công tác hợp tác và hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp với những khả năng sử dụng công nghệ mạng tốc độ cao. Hàng loạt động thái tích cực đã được chính phủ thực thi. Singapore đã đề ra 5 chiến lược phát triển TMĐT như sau: Phát triển cơ sở hạ tầng TMĐT theo tiêu chuẩn quốc tế Phát triển Singapore trở thành trung tâm TMĐT; Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng TMĐT; Tăng cường hoạt động TMĐT ở nơi công cộng và trong thương mại; Đưa ra các chính sách và luật thích hợp với giao dịch ngoài quốc gia. Theo khảo sát năm 2006, tại Singapore, 74% gia đình sống ở các khu chung cư và 92% gia đình riêng có máy tính. Cơ quan Tình báo Kinh tế ước tính cứ 100 người thì 50 sử dụng máy tính. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong triển khai thương mại điện tử Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh và ổn định. Để phát triển TMĐT, các quốc gia cần đến nhiều yếu tố như: nền tảng công nghệ thông tin, nhận thức của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, phát triển các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ TMĐT... Ở Hàn Quốc, khu vực kinh tế tư nhân rất năng động và là nhân tố chính triển khai các hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, đóng vai trò đầu tàu cho phát triển TMĐT lại chính là Chính phủ với những cam kết mạnh mẽ và quyết tâm phát triển TMĐT. Xây dựng môi trường pháp lý Môi trường CNTT ở quốc gia này được đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 12/2000, Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng lưới Internet băng rộng kết nối 144 khu vực trên toàn đất nước. Năm 2005, Hàn Quốc có 30 triệu người dùng Internet, chiếm gần 70% dân số. Đến nay, tỷ lệ người dùng Internet băng thông rộng của Hàn Quốc đứng hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD), chiếm 88% tổng số người dùng Internet. Số người dùng ngân hàng qua Internet của nước này là 24 triệu người, chiếm 60% dân số. Để phát triển TMĐT liên tục, cơ sở hạ tầng phải sẵn sàng với 3 yếu tố cơ bản: công nghệ, nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn TMĐT. Chính phủ Hàn Quốc đã thiết kế nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợ phát triển các yếu tố này. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ 112 dự án phát triển công nghệ TMĐT gồm 3 dạng công nghệ: tích hợp, ứng dụng và công nghệ cơ bản. Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra "Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT" và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại: 1. Nâng cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT; 2. Hỗ trợ các môn học TMĐT. Các chương trình này có thể kể đến: hỗ trợ các trường đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại đại học Carnegie Melon (Mỹ)... Hỗ trợ doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng TMĐT do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chương trình thông tin hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2001 và trong 3 năm, chương trình này đã tư vấn và hỗ trợ tin học hóa sản xuất, kinh doanh cho hơn 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2003, Hàn Quốc còn thành lập Trung Tâm Hỗ Trợ Xuất Khẩu về TMĐT để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới thông qua TMĐT. Để giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi triển khai TMĐT, Chính phủ đã xây dựng Chỉ Số Thương mại điện tử Hàn Quốc (gọi tắt là KEBIX) nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng sẵn sàng TMĐT của mỗi ngành nghề thông qua 5 yếu tố: môi trường, con người, nguồn lực và cơ sở hạ tầng, quy trình và giá trị. Bên cạnh đó các kế hoạch, chính sách, chương trình hỗ trợ cũng được kịp thời ban hành và thực hiện không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở rất nhiều địa phương khác trên phạm vi toàn quốc. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một loạt các đạo luật TMĐT và liên tục nâng cao khuôn khổ pháp lý TMĐT bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Dưới đây là thống kê các đạo luật chính liên quan đến TMĐT đã được ban hành tại Hàn Quốc. Tình hình phát triển Internet và TMĐT ở Việt nam Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng những kĩ thuật công nghệ mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử (TMĐT) trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp. Tình hình phát triển Internet tại Việt Nam Trong những năm gần đây, mạng thông tin toàn cầu internet với các nguồn thông tin phong phú và được cập nhật thường xuyên cùng nhiều tiện ích giúp người sử dụng dễ dàng và nhanh chóng truy cập thông tin đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Tính đến tháng 6/2009, đã ghi nhận con số 22,5 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, chiếm 26,1% tổng dân số, đứng thứ 17 thế giới về số lượng người dùng, nhưng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người dùng. Số thuê bao Internet quy đổi tăng 54,1% so với thời điểm tháng 6/2008, số người dùng Internet tăng 25%. Đây là tốc độ tăng trưởng không cao, các năm trước thường duy trì tốc độ tăng mỗi năm gấp đôi. Tỷ lệ người dùng Internet trên số dân hiện nay của Việt nam gần đạt con số 26%, tăng thêm 5% sau 1 năm. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ người dùng Internet thế giới chỉ tăng thêm 1.5%. Với nhịp độ tăng trưởng này, năm 2009 đã đạt được mục tiêu 25% đặt ra trong Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 sớm hơn 1 năm. Với số lượng trên 22 triệu người dùng Internet, Việt nam trở thành quốc gia có số người dùng Internet xếp thứ 17 thế giới, và thứ 6 trong khu vực châu Á (sau Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc và Indonesia). Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt nam vẫn đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ 93 trên thế giới . Hình 1.4: Phát triển người dùng Internet tại VN từ 2003-2009 Hình 1.5: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) từ 2003-2009 (Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông tháng 7/2009) Tại Việt Nam, thị trường viễn thông - công nghệ thông tin đang có xu hướng chuyển sang một bước ngoặt mới. Việc phát triển dịch vụ di động 3G trong những năm sắp tới không chỉ là con bài chiến lược của các mạng di động trong việc bắt kịp với xu hướng về công nghệ mới mà còn là sự kết hợp tất yếu với dịch vụ Internet. Một vấn đề nổi lên hiện nay đối với phát triển Internet là sau tất cả những chính sách khuyến mại, giảm cước, vốn chỉ được người dùng quan tâm ở một thời điểm nhất định nào đó, thì vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với khách hàng vẫn là tốc độ, chất lượng và độ an toàn của dịch vụ Internet. Thị phần dịch vụ Internet tại Việt Nam: Đến nay, trên thị trường Internet Việt Nam, ba nhà cung cấp hàng đầu vẫn là VNPT, FPT Telecom và Viettel. Thị phần lớn nhất vẫn thuộc về VNPT/VDC (đến tháng 7/2009, tổng số thuê bao Internet (cả gián tiếp, Leased line và ADSL) đạt hơn 15,8 triệu, trong đó ADSL là hơn 1,7 triệu thuê bao, chiếm khoảng 61% thị phần Internet băng rộng. Viettel đang có hơn 2,8 triệu thuê bao Internet (425.000 thuê bao ADSL, chiếm vị trí thứ 2 trên thị trường với 19% thị phần). Trong khi FPT khoảng 1,8 triệu thuê bao Internet (ADSL là 377.000 thuê bao, chiếm khoảng 12% thị phần, tụt xuống vị trí thứ 3 sau Viettel)... Ngoài ra còn có EVN Telecom, với thế mạnh về cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn lực dồi dào đã nhanh chóng phát triển dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần băng rộng (khoảng 2%). Với các doanh nghiệp khác có quy mô hạn chế hơn về nguồn lực chỉ có thể tập trung ở thị trường TP.HCM và Hà Nội nên khả năng phát triển chưa nhiều. Như Netnam đang cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet ADSL, SPT đang liên kết với GCTV để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua mạng cáp truyền hình tại TP.Hồ Chí Minh, Công ty CP viễn thông thế hệ mới (VNGT) liên kết với Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV) để cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao cho khách hàng sử dụng cáp truyền hình tại Hà Nội. Hình 1.6: Thị phần thuê bao Internet băng rộng ADSL, xDSL (Nguồn Bộ Thông tin và truyền thông tháng 7/2009) Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11-20 máy tính tăng dần qua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20%. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39% vào năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt. Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ. Số website của doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Đa số doanh nghiệp vẫn sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin (89,8% doanh nghiệp) và giao dịch với đối tác bằng thư điện tử (81,6% doanh nghiệp). Với phương thức truy cập ADSL và đường truyền riêng ngày càng trở nên phổ cập, tỷ lệ doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet như một công cụ quan trọng để truyền và nhận file dữ liệu tăng đều qua các năm. Năm 2006 có 62,8% doanh nghiệp sử dụng Internet như một công cụ để truyền và nhận file dữ liệu, năm 2007 là 68,3% và đến năm 2008 là 71%. Tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39% vào năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp nhận thức rõ về tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao trong giai đoạn tới. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH Tổng quan về Nam Định Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh  và bền vững; được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng, trải rộng từ 190 52’ đến 200 30’ vĩ độ Bắc và 1050 55’ đến 1060 35’ kinh độ Đông. Địa hình chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cách Thủ đô Hà Nội 90 Km về phía Nam, Cảng Hải Phòng 100 Km về phía Đông. Nam Định giáp tỉnh Hà Nam về Phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 24,40 C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.285 mm. Độ ẩm trung bình năm 83%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.Thành phố Nam Định vốn là trung tâm dệt may của cả nước và vùng Đông dương, nay được xác định là trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng. Dân số và lao động Dân số Nam định có diện tích tự nhiên: 1.649,9m2, bằng 0,5% diện tích cả nước và 11,12% đồng bằng Bắc Bộ. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 09 huyện. Dân số trung bình năm 2006 là 1.975.181 người; năm 2007 là 1.991,200 người; năm 2008 là 1.991.191 người; tính đến 1/4/2009 dân số Nam Định là 1.825.771 người ( là 1 trong số ít tỉnh có tỷ lệ tăng âm -0,3%). Trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9%, thành thị chiếm 16,1%; mật độ dân số bình quân gần 1.197 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hóa đang phát triển. Lao động Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50% dân số, năm 2006 là 984,4 nghìn người. Có 84,7% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2,26% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học). Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 1.190.100 người; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 997.700 người (chiếm 50,1% dân số), số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 192.400 người. Hàng năm, lực lượng này lại được bổ sung thêm một lượng khá lớn lao động trẻ có trình độ văn hóa cơ bản. Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, 78% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ THCS trở lên (cả nước là 48%). Lực lượng lao động là một thế mạnh nổi bật của tỉnh. Nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. Lực lượng lao động dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp tỉnh Nam Định. Trong tổng số lao động, tỷ lệ nam thấp hơn so với nữ, nhưng ngược lại, tỷ lệ lao động nữ không có chuyên môn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động và so với nam giới. Tỉ lệ lao động không có chuyên môn cao: 90%, cao hơn mức bình quân ở đồng bằng sông Hồng là 84% và cao hơn mức bình quân của cả nước là 88,2%. Do đó, trong quy hoạch, đào tạo lao động cần chú ý đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong cơ cấu lao động xã hội Nam Định, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn gần 80% và nếu tính nhóm ngành nông nghiệp thì tỷ lệ này chiếm trên 80% , so với bình quân cả nước là 70% . Nam Định là một trong những tỉnh có tỷ lệ cư dân thành thị thấp so với khu vực nông thôn. Vài nét về kinh tế - văn hóa - xã hội Nam Định Nam Định là một trong những tỉnh có dân số đông trong cả nước và là nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình hình thành cộng đồng cư dân Nam Định gắn liền với quá trình cư dân người Việt từ vùng tiền châu thổ tràn xuống lấn chiếm vùng châu thổ và duyên hải Bắc Bộ. Chính vì vậy, Nam Định là nơi hội tụ và là nơi hợp cư của nhiều bộ phận cư dân khác nhau, trong đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng cư dân ở Nam Định cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền nông nghiệp thâm canh trên vùng đất phù sa màu mỡ. Chính vì vậy, mật độ dân số ở khu vực này là khá cao so với cả nước và với đồng bằng Bắc Bộ (trừ các đô thị Hà Nội, Hải Phòng…) Dân cư Nam Định có trình độ học vấn cao hơn nhiều địa phương khác. Người dân Nam Định có truyền thống hiếu học. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giáo dục Nam Định vẫn không ngừng phát triển. Mặc dù là địa phương có GDP bình quân ở mức trung bình so với mức bình quân trong cả nước, nhưng Nam Định lại có chỉ số phát triển con người cao. Nam Định là một vùng quê văn hiến, một môi trường văn hoá tổng hợp, hoà quyện và đan xen văn hoá biển với văn hoá miền châu thổ, văn hoá bác học với văn hoá dân gian, văn minh đô thị với văn minh thôn dã, giá trị tinh thần truyền thống với tác phong công nghiệp hiện đại… Nam Định là một vùng đất học với nhiều trường học nổi tiếng và nhiều thầy giỏi, trò ngoan, nhiều người người đỗ đạt cao, nhiều nhà văn hoá lớn, nhiều thành tựu khoa học, văn học, nghệ thuật ngang tầm quốc gia, quốc tế. Tựu trung lại, Nam Định là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo, một vùng kinh tế, văn hoá, văn hiến tiêu biểu và có vị thế đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nam Định đang hội tụ được cả hai lợi thế rất căn bản là kinh tế biển và công nghiệp dệt – may. Nam Định lại là nơi có nguồn lao động rất dồi dào và chất lượng lao động đang ngày một nâng cao cùng với sự nâng cao của trình độ văn hoá, học vấn, tay nghề và sự năng động, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường. Nam Định có hướng đầu tư đúng và có chỉ số phát triển con người cao. Lợi thế này không còn ở dạng tiềm năng mà đang trở thành hiện thực sinh động. Nam Định đang dần dần hội tụ được các yếu tố “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hoà” để phát triển. Định hướng phát triển kinh tế -Văn hóa - Xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 đến năm 2010 Một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11 - 12%; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11-12 triệu đồng.  Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,95%/năm. Đến năm 2010 tỷ lệ trồng trọt chiếm 59%, chăn nuôi và dịch vụ 41% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng cây lươơng thực bình quân 950 ngàn tấn. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng/ năm. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng bình quân 15% năm, năm 2010 sản lượng thuỷ, hải sản đạt 100 ngàn tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 25% năm, trong đó công nghiệp Trung ương trên địa bàn tăng 17- 18% năm; công nghiệp địa phương tăng 26 - 27% năm. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 9- 10% năm, trong đó tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 đạt 220 - 230 triệu USD, trong đó địa phương phương quản lý khoảng 145 triệu USD. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2010: nông - lâm - ngư nghiệp 30,6%; công nghiệp xây dựng 36%; dịch vụ 33,4%. Phấn đấu đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT và xây dựng nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia ở các cấp học, ngành học. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 45%. Định hướng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: Hướng phát triển sản xuất công nghiệp tập trung vào 4 ngành: Công nghiệp dệt may: Chuyển mạnh các dự án dệt - may về các cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ. Đổi mới công nghệ của các Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định. Đẩy nhanh tiến độ các dự án mới và phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư của Công ty May Sông Hồng, Công ty Dệt may Sơn Nam, Công ty Cổ phần May Nam Hà… Phấn đấu đến năm 2010 dệt được 95 - 100 triệu mét vải các loại, 10 triệu sản phẩm quần áo dệt kim; giá trị sản xuất ngành dệt - may chiếm tỷ trọng 25,7% giá trị toàn ngành. Công nghiệp cơ khí, điện tử : Tiếp tục mở rộng sản xuất lắp ráp IKD máy lạnh, điều hoà nhiệt độ, đồ điện dân dụng, các nhà máy đóng tàu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 35 - 40% năm, đến năm 2010 chiếm 42,7% giá trị toàn ngành. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Mở rộng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ gạch Granite, tuynel…Đẩy mạnh sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông At-phan phục vụ các công trình xây dựng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 20% năm, đến năm 2010 chiếm 4,7-5% giá trị toàn ngành. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống : Đầu tư đổi mới công nghệ , mở rộng nâng cao công suất các doanh nghiệp chế biến hiện có. Chỉ tiêu đến năm 2010 đạt: 7.000 tấn thịt; 2.800 tấn tôm đông lạnh; 2.300 tấn rau quả hộp xuất khẩu; 47 triệu lít bia các loại. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 25% năm, đến năm 2010 chiếm 9,7% giá trị toàn ngành. Tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Chú t._.h nghiệp đã xây dựng Website để giới thiệu doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm. Hiện tại, việc tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp các doanh nghiệp tại Nam Định quá hạn chế 100% chưa tham gia Sàn TMĐT; chưa có doanh nghiệp nào có cán bộ chuyên trách về TM ĐT; chưa có doanh nghiệp nào có dự án TMĐT. Nhận định về hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử: Qua khảo sát số doanh nghiệp không trả lời câu hỏi đánh giá hiệu quả của TMĐT cho thấy đa số doanh nghiệp chưa hiểu về thương mại điện tử. Bên cạnh đó thương mại điện tử cũng chưa thực sự phát triển và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để giao dịch, tìm kiếm đối tác qua mạng Internet. Mức độ sử dụng thư điện tử để giao dịch là thấp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng khái thác thông tin trên mạng Internet, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm thông qua mạng Internet. Mới chỉ có ít doanh nghiệp có Website riêng chủ yếu là giới thiệu doanh nghiệp, chưa có hoạt động kinh doanh TMĐT. Các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của mình chưa có sự liên kết, trao đổi và tương tác qua môi trường mạng đặc biệt là với các cơ quan Nhà nước. Bảng 2.16: Nhận định của doanh nghiệp về hiệu quả của TMĐT Tên tỉnh Nhận định hiệu quả TMĐT Thấp Trung bình Cao Không trả lời Nam Định 0.00% 53.33% 0.00% 46.67% TB cả nước 11.19% 19.86% 1.70% 68.31% ( Số liệu điều tra của Sở Công thương 4/2009) Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân cản trở sự phát triển TMĐT của tỉnh Nam Định: Hạn chế lớn nhất hiện nay đối với sự phát triển TMĐT tại Nam Định hiện nay là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ để đáp ứng các yêu cầu cao trong giao dịch TMĐT như hệ thống mạng viễn thông, công nghệ thông tin chưa phủ rộng và hạ tầng phục vụ thanh toán điện tử mới ở giai đoạn sơ khai. Nhà nước cũng chưa xây dựng được bộ văn bản qui phạm pháp luật hoàn chỉnh liên quan đến các hoạt động TMĐT như Luật giao dịch, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, các vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử. Một vấn quan trọng khác là việc nhận thức về TMĐT đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nam Định còn ở mức thấp. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi cần phải nghiên cứu và có chiến lược về công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo để nâng cao nhận thức về lợi ích và tính hiệu quả của các giao dịch thương mại điện tử. Bảng 2.17: Nguyên nhân chưa tham gia TMĐT của doanh nghiệp Lý do DN chưa tham gia TMĐT Chi phí cao Khách hàng chưa có thói quen giao dịch qua mạng Thiếu nhân sự vận hành Tính an toàn của giao dịch chưa đảm bảo Dịch vụ ngân hàng còn hạn chế 50,81% 13.72% 34,79% 5,16% 1,63% ( Số liệu điều tra của Sở Công thương 4/2009) Tóm lại: Việc xây dựng và vận hành website của các doanh nghiệp trên đã góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm đến thị trường trong nước và quốc tế. Một số doanh nghiệp đang chuyển dần từ đầu tư cho phần cứng như máy tính, mạng; sang đầu tư cho phần mềm ứng dụng. Hiệu quả thu được từ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp chào mua, chào bán qua mạng, tỉnh đã xây dựng Cổng thông tin Doanh nghiệp và Đầu tư tại địa chỉ www.namdinhbusiness.gov.vn. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử như hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp xây dựng website, tổ chức nhiều khóa tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Hình 2.11: Nguyên nhân chưa tham gia TMĐT của các doanh nghiệp tại Tỉnh Nam Định ( Số liệu điều tra của Sở Công thương 4/2009) Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động thương mại điện tử của tỉnh cũng còn rất nhiều khó khăn, trở ngại mà tất cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến người tiêu dùng cần quan tâm khắc phục. Số lượng website của doanh nghiệp còn ít, các trang web của doanh nghiệp hầu hết chỉ bằng tiếng Việt và chỉ đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, không có chức năng nhận đơn hàng, bán hàng qua mạng. Các doanh nghiệp Nam Định tham gia các cổng thương mại điện tử như Sàn giao dịch điện tử của tỉnh, Cổng thương mại điện tử quốc gia chưa nhiều; doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa có thói quen mua bán qua mạng. Phân tích SWOT về ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Nam Định Điểm mạnh Các doanh nghiệp Nam Định được kinh doanh trong môi trường vĩ mô ổn định, kinh tế phát triển mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục tăng. Việt nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế. Nam Định cũng như các địa phương khác trong cả nước đang trong quá trình chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Nhiều vùng công nghiệp tập trung hình thành, thu hút nhiều các doanh nghiệp đầu tư trên cả nước và quốc tế vào đâu tư cho Nam Định. Các doanh nghiệp Nam Định cũng có các điều kiên mở rộng hoạt động kinh doanh của minh trên phạm vi cả nước và quốc tế. Các cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, điện đã phát triển đảm bảo quá trình đi lại, vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông và Internet trên địa bàn Nam Định đang phát triển mạnh. Nó có độ phủ tương đối tốt, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. 100% số xã trên địa bàn tỉnh có dịch vụ Internet tốc độ cao. Đây là một thuận lợi cho việc thúc đẩy và phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh. Có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền tỉnh Nam Định đối với sự phát triển viễn thông, Internet và TMĐT của tỉnh. Sự quan tâm thể hiện trong các quy hoạch CNTT và viễn thong đã chú trọng đến việc phát triển CSHT nền tảng cho CPĐT. Đề án 191 cũng đã được triển khai tích cực để giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về TMĐT. Các doanh nghiệp Nam Định ngày càng tăng số lượng. Mức độ giao thương với các doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế ngày càng cao. Đa số các doanh nghiệp trẻ là vừa và nhỏ nên rất năng động và thích ứng được với cái mới nên dễ dàng tiếp cận với internet và TMĐT. Nam Định là mảnh đất có truyền thống hiếu học nên có nguồn nhân lực đáp ứng được với yêu cầu của TMĐT Điểm yếu Thực tiễn phát triển thương mại điện tử trong những năm qua tại tỉnh cũng bộc lộ một số trở ngại lớn liên quan tới các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông chưa được đầu tư đồng bộ, đôi khi mạng Internet hoạt động chưa ổn định; nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT còn thiếu và chưa nắm bắt đầy đủ chuyên môn. Một số công việc triển khai còn chậm so với kế hoạch đề ra, cụ thể như công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch về ứng dụng và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Hệ thống pháp luật của Chính phủ hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mô hình hoạt động của các website TMĐT. Năng lực quản lý TMĐT cũng như trình độ người tiêu dùng chưa đủ đáp ứng các điều kiện để tiến hành giao dịch trên Internet. Vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp xác thực người giao dịch... chưa được chú trọng quan tâm. Chưa có các quy định chi tiết về tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu chuẩn mã hoá, tiêu chuẩn kết nối của các tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT để đảm bảo hoạt động TMĐT được thông suốt. Dịch vụ chữ ký số vẫn chưa được triển khai rộng rãi do còn thiếu những giải pháp công nghệ và cơ chế quản lý tương ứng. Các doanh nghiệp Nam Định đa số là vừa và nhỏ, được hình thành trong giai đoạn đổi mới nên có hạn chế về vốn, công nghệ và con người. Do vậy khả năng tiếp cận môi trường kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới bị hạn chế. Cơ hội TMĐT là xu thế tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thế kỷ 21. Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp trong việc ứng dụng Internet và phát triển thương mại điện tử. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã có nhiều chủ trương thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển. Tỉnh Nam Định là một trong các tỉnh/thành phố có nhiều mặt hàng xuất khẩu, Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh tìm kiếm khách hàng trong nước và nướic ngoài. Tỉnh Nam Định có tiềm năng về “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet. Du lịch Nam Định cần tận dụng Thương mại điện tử để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng... CNTT và Internet của tỉnh Nam Định đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Chính những khả năng, lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... là động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia Thương mại điện tử. Tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, nhân lực của Tỉnh có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Thách thức Các doanh nghiệp còn tỏ ra lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử của người dân và doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng trong thời gian qua. Trên thực tế tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp chưa có hiệu ứng lan truyền cao. Ở Nam Định hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp có website riêng, chủ yếu nhằm đăng tải các thông tin giới thiệu doanh nghiệp chứ chưa tiến hành giao dịch được. Trình độ hạn chế của người sử dụng cùng với thói quen kinh doanh truyền thống khiến cho việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong tỉnh còn nhiều bất cập. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực của các doanh nghiệp này có hạn do đó việc đầu tư cho TMĐT chưa thực sự xứng tầm. Sự nhận thức và kiến thức thương mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế. Nguồn nhân lực cho ứng dụng thương mại điện tử còn thiếu nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ kinh doanh và tin học cao. Thiếu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với các đặc thù, điều kiện cơ sở hạ tầng Internet của tỉnh Nam Định. Đối tượng tham gia thương mại điện tử giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp tri thức và thu nhập cao. Thương mại điện tử đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.Rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại, nguy cơ hàng giả rất cao trong thương mại điện tử. Vấn đề an ninh và mã hóa dữ liệu. Độ tin cậy thấp và rủi ro lớn trong giao dịch thương mại điện tử. Bảng 2.18: Thách thức của thương mại điện tử Thách thức về mặt kỹ thuật Thách thức về mặt thương mại Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, nhất là trong thương mại điện tử Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi) Như vậy, qua phân tích trên, để các doanh nghiệp Nam Định nhanh chóng tiếp cận với TMĐT, vai trò của cơ quan quản lý rất quan trọng. Trong điều kiện bị hạn chế về nguồn vốn, kỹ năng, nhân lực, cần phải có những giải pháp mang tính định hướng, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Nam Định được tiếp cận và từng bước tham gia TMĐT. Một khi lợi ích TMĐT đã đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp khi đó sẽ chủ động, tích cực tham gia. Chương sau đề xuất những giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NAM ĐỊNH Chiến lược phát triển ứng dụng Internet và TMĐT tỉnh Nam Định Mục đích: Phát triển TM ĐT trên cơ sở xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ, ngân hàng và dịch vụ thanh toán; cung cấp các dịch vụ công… nhằm nâng cao năng lực ứng dụng TM ĐT trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại. Phấn đấu đến 2015 phát triển TM ĐT trên địa bàn tỉnh đạt các mục tiêu chủ yếu sau: - Khoảng 90% doanh nghiệp biết tới tiện ích của TM ĐT và 30 đến 40% có giao dịch TM ĐT ở mức độ thường xuyên các loại hình B2B ( doanh nghiệp với doanh nghiệp ), B2C ( Doanh nghiệp với người tiêu dùng ), B2G ( doanh nghiệp với chính phủ ); khoảng 10% hộ gia đình cá nhân có thói quen mua sắm qua mạng loại hình C2B ( người tiêu dùng với doanh nghiệp ). - Một số dịch vụ hành chính công, chào thầu mua sắm công sản và giao dịch giữa các cơ quan hành chính với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Yêu cầu: Phát triển TM ĐT cần gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Một số giải pháp phát triển Internet và TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Nam Định Giải pháp về nâng cao nhận thức về TMĐT Đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu về các lợi ích của TM ĐT thông qua các phương tiện truyền thôn; các hoạt động đào tạo, giáo dục trong trường học, trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về TM ĐT cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đối tượng thanh niên, học sinh và sinh viên tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong toàn xã hội, từng bước hình thành tập quán mua sắm tiên tiến nhờ ứng dụng TM ĐT; Tổ chức các hội thảo, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về TM ĐT và cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng; Phát động các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về công nghệ thông tin và Internet, TM ĐT trong cán bộ công chức, sinh viên, học sinh Giải pháp về xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT- truyền thông cho việc ứng dụng, phát triển TMĐT Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng bưu chính - viễn thông đảm bảo dung lượng, tốc độ, tính hiệu quả và độ an toàn đáp ứng yêu cầu ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong toàn tỉnh, đến vùng sâu, vùng xa. Hình thành xa lộ thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác. Nâng cấp chất lượng Cổng Thông tin điện tử của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, dung lượng thông tin giới thiệu tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh; cập nhật các chủ trương, chính sách của tỉnh trong công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng Sàn giao dịch TM ĐT địa phương trong Cổng Thương mại điện tử quốc gia ( ECVN ), Trung tâm TM ĐT Việt Nam ( VNeMart) và Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; Xây dựng website chuyên về xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư thực hiện công tác quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và kêu gọi đầu tư của tỉnh trên các cổng TM ĐT, các sàn giao dịch TM ĐT trong và ngoài nước. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Xây dưng, triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ năng về TM ĐT cho cán bộ quàn lý Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN, cung cấp trực tuyến các dịch vụ công và nâng cao năng lực triển khai, ứng dụng CNTT- TM ĐT vào sản xuất kinh doanh; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế. Đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ thực thi quy định pháp luật về TMĐT ở các cấp, cán bộ quản lý các hiệp hội và doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chống các gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạn trong hoạt động TMĐT; Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp giữa các cơ sở có chức năng đào tạo về công nghệ thông tin trên địa bàn. Phối hợp các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện; chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, tư vấn xây dựng giải pháp kinh doanh TM ĐT cho các doanh nghiệp Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TMĐT Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử và các quy định của pháp luật về TM ĐT cho đội ngũ các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; Chống các gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến TM ĐT trên môi trường mạng và bảo vệ người tiêu dùng; Giải quyết các tranh chấp trong hoạt động TM ĐT;Tăng cường năng lực, hoạt động trong công tác thống kê, hỗ trợ hữu hiệu việc xây dựng chính sách, chiến lược phát triển thương mại. Giải pháp về phát triển công nghệ hỗ trợ ứng dụng CNTT-TM ĐT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Nam Định Xây dựng website chuyên ngành thương mại, du lịch, đầu tư để tăng cường công tác quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và các dự án kêu gọi đầu tư sản xuất kinh doanh; Cung cấp trực tuyến một cách thuận lợi các loại giấy phép liên quan tới kinh doanh dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng website, đào tạo nhân lực, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và TM ĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập; Tạo điều kiện thuận lợi để các donah nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia kinh doanh trực tuyến trên các website, các sàn giao dịch TM ĐT có uy tín trong và ngoài nước; Hàng năm tổ chức các cuộc thi hoặc bình chọn, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào phong trào phát triển TM ĐT trên địa bàn hoặc những doanh nghiệp có " Giải pháp kinh doanh và phát triển TM ĐT" có hiệu quả nhất; Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước và dịch vụ hành chính công. Ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu trong TMĐT Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất-chế biến hàng xuất khẩu của tỉnh; Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán : cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại giúp phát triển TMĐT; Giải pháp về tăng cường hợp tác liên kết phát triển TMĐT. Tăng cường hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trong việc kiện toàn, phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và phát triển TM ĐT của tỉnh; Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế - thương mại, các viện, các trường đại học, các cơ quan chuyên trách về TM ĐT trong các hoạt dộng phát triển TM ĐT ở địa phương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, tiếp cận có hiệu quả các công nghệ và giải pháp tiên tiến về TM ĐT, xây dựng, triển khai các chương trình, dự án phát triển TM ĐT cho cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội của tỉnh. Đến 2015, có khoảng 70% doanh nghiệp có quy mô lớn của tỉnh tham gia vào Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) www.ecvn.gov.vn của Bộ Thương mại. Giải pháp về xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý Một trong những thách thức cần được giải quyết ngay là xây dựng một khung pháp luật cho các hoạt động thương mại và mua bán nói riêng tiến hành thông qua các phương tiện điện tử và đặc biệt là các giao dịch thông qua mạng Internet. Khung pháp lý cần có tính thống nhất để có thể điều chỉnh không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh, không phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng cho giao dịch. Mặt khác, tính thống nhất của khung pháp luật về mặt TMĐT còn phải được thể hiện sự thống nhất tại tỉnh Nam Định lẫn phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, khung pháp lý đặt ra phải là một môi trường pháp lý linh hoạt và rõ ràng, tránh sơ cứng, không phát huy được những ưu thế vốn có của các giao dịch, tránh việc người sử dụng phải tuân thủ quá nhiều thủ tục phiền hà. Việc cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích phát triển TMĐT cũng cần được đặt ra. Chúng ta không có những ưu thế về cơ sở hạ tầng công nghệ, vì vậy, pháp luật cũng phải tiên liệu những thách thức, rủi ro gặp phải khi tham gia môi trường. Để hoàn thành nhiệm vụ tạo ra nền tảng pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước nên tạo điều kiện cho việc phát triển các quy tắc và điều luật đơn giản và có thể dự đoán được của quốc gia cũng như của quốc tế. Hiện nay, Uncitral (United Nations Commission on International Trade Law - Ủy ban luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc) đã hoàn thành luật về TMĐT mở đường cho việc sử dụng các thủ tục điện tử, góp phần xây dựng sự thừa nhận về pháp lý đối với TMĐT. Đây có thể coi là một dự thảo luật mẫu về những vấn đề chủ yếu và cốt lõi nhất của Luật thương mại. Nội dung của luật mẫu này gồm các vấn đề sau: Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử; giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, bản gốc, pháp luật về hợp đồng, chính sách thuế, hải quan; bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật cá nhân; nắm chắc việc giải quyết tranh chấp liên quan đến TMĐT. Các kiến nghị Đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng TMĐT vào sản xuất , kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ, tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách kích thích ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về thương mại điện tử; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thứ nhất, đẩy nhanh công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử. Vấn đề pháp lý có nhiều vấn đề cần phải xử lý: Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số. Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hóa các cơ quan phát hành các thẻ thanh toán). Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả) liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng (cần phải ngăn chặn việc tung tin sai sự thật làm tổn hại đến người khác hay các bí mật về đời tư…). Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu nhập tin tức mật, thay đổi thông tin trên trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mề, truyền virus phá hoại… Xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn về thương mại điện tử. Thứ hai, nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Thứ ba, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thứ năm, triển khai nhanh một số dịch vụ công trực tuyến liên quan tới thương mại gắn chặt với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ sáu, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại các địa phương. Thứ bảy, triển khai từng bước mua sắm chính phủ trên mạng Thứ tám, Bộ Công Thương tổ chức tập huấn hướng dẫn các nội dung triển khai thương mại điện tử, tổ chức đào tạo cho cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tránh cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử … cho các Sở Công Thương cấp tỉnh. Đối với doanh nghiệp: Để tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải có các trang bị tối thiểu về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng website, đăng ký tên miền, trau dồi nghiệp vụ về thương mại điện tử  ... Xác định mô hình ứng dụng thương mại điện tử thích hợp. Đầu tư hợp lý cho thương mại điện tử. Thúc đẩy sự hình thành của các tổ chức hỗ trợ thương mại điện tử. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng Thay đổi tập quán mua sắm, tích cực tham gia mua sắm qua mạng. Nâng cao ý thức sử dụng mạng. KẾT LUẬN Việc ứng dụng Thương mại điện tử vào quá trình kinh doanh là công việc thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay nói chung và các doanh nghiệp tỉnh Nam Định nói riêng, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và trong quá trình nước ta đang hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật đó.Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Nam Định cũng phải nhanh chóng chấp nhận và tham gia thương mại điện tử.  Trên cơ sở vận dụng một cách khái quát các vấn đề nghiên cứu, hệ thống hoá việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và Nam Định thì đề tài có một số đóng góp cơ bản sau đối với các doanh nghiệp Nam Định: Thứ nhất, Nâng cao nhận thức về vai trò, khả năng, hiệu quả và tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thứ hai, Đánh giá việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử là một nhiệm vụ mang tính chiến lược, thúc đẩy hỗ trợ việc ứng dụng rộng rãi về thương mại điện tử cho cộng đồng, doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và trên thế giới đang diễn ra của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nam Định. Thứ ba, Qua các giải pháp tuyên truyền sẽ hình thành cho người dân thói quen tra cứu thông tin, mua sắm trên mạng, khai thác các dịch vụ trực tuyến của các doanh nghiệp trên mạng giúp các các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ TMĐT nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ tư, Xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT - Truyền thông bền vững. Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử (Cổng Thương mại điện tử Nam Định), giúp các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu, Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 90% doanh nghiệp có quy mô lớn của tỉnh Nam Định nắm vững kỹ năng kinh doanh trên mạng và tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); Từ 60 - 70% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của tỉnh Nam Định biết đến tiện ích của thương mại điện tử, từng bước đưa các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Tóm lại: Mặc dù điều kiện để doanh nghiệp tại Nam Định tham gia TMĐT chưa cao (cơ sở hạ tầng còn kém, cơ sở pháp lý cho TMĐT còn đang trong giai đoạn xây dựng, thói quen và tâm lý trong thương mại của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng còn e ngại với TMĐT...) khiến cho việc áp dụng TMĐT đối với các doanh nghiệp còn rất hạn chế, nhưng tuỳ vào điều kiện và yêu cầu của từng doanh nghiệp , hãy tham gia TMĐT ở mức độ cao nhất có thể. Bởi việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và cao hơn là áp dụng TMĐT trong oanh nghiệp sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Nó có thể làm thay đổi phương thức kinh doanh của doanh nghiệp, tăng nhanh số lưọng khách hàng, cung cấp thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đáng kể...Đó là những lợi thế đương nhiên do công nghệ và thời đại đem lại. Nếu không kịp thời nắm bắt và khai thác, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng sẽ mất đi những lợi thế đương nhiên đó nên chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử trong môi trường kinh doanh mới này chưa báo giờ là quá muộn. Các doanh nghiệp Nam Định hãy bắt tay vào việc ngay từ hôm nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2008 của Bộ Công Thương. Giáo trình Thương mại điện tử 2009; Tác giả: Nguyễn Đăng Hậu. Báo cáo Viễn thông Việt Nam quý II/2009 – Trung tâm thông tin và Quan hệ công chúng, Tập đoàn BCVT Việt Nam. Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Quyết định số: 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ. Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010- Nghị định số: 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Trang web: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van E-commerce ver 12.doc
Tài liệu liên quan