Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
------------------
trần thị thu
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của một số giống cà chua trồng không dùng đất
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. hồ hữu an
Hà Nội - 2008
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
128 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống cà chua trồng không dùng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Hữu An, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả, các thầy cô trong Khoa Nông học, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008
Tác giả
Trần Thị Thu
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
AVRDC
Asian Vegetable Research Development Center
(Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Rau châu á)
BVTV
Bảo vệ thực vật
Cd
Cadimi
CNTP
Công nghệ thực phẩm
CS
Cộng sự
ĐC
Đối chứng
FAO
Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc)
KL
KLN
Khối lượng
Kim loại nặng
MT
Môi trường
NXB
Nhà xuất bản
PTNT
Phát triển nông thôn
RAT
Rau an toàn
TCNN
Tiêu chuẩn nông nghiệp
TGST
Thời gian sinh trưởng
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vụ Đông 2007, T0C 40
4.2. Nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vụ Xuân - Hè 2008, T0C 41
4.3. Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới vụ Đông 2007, Lux 43
4.4. Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới vụ Xuân - Hè 2008, Lux 44
4.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng cây con trong vườn ươm bằng kỹ thuật gieo không dùng đất vụ Đông, 2007 47
4.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng cây con trong vườn ươm bằng kỹ thuật gieo không dùng đất vụ Xuân - Hè, 2008 48
4.7. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, ngày 51
4.8. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008, ngày 53
4.9. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, cm 59
4.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008, cm 60
4.11. Động thái ra lá của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, số lá 63
4.12. Động thái ra lá của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008, số lá 64
4.13. Đặc trưng hình thái thân của các giống cà chua trồng vụ Đông, 2007 68
4.14. Đặc trưng hình thái thân của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008 70
4.15. Đặc trưng hình thái lá của các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 71
4.16. Đặc trưng hình thái hoa của các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 72
4.17. Đặc trưng hình thái quả của các giống cà chua vụ Đông, 2007 74
4.18. Đặc trưng hình thái quả của các giống cà chua vụ Xuân - Hè, 2008 75
4.19. Tỷ lệ sâu, bệnh hại các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè 2007 - 2008, % 80
4.20. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, % 83
4.21. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008, % 84
4.22. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cà chua vụ Đông, 2007 88
4.23. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cà chua vụ Xuân - Hè, 2008 89
4.24. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống cà chua trồng vụ Đông, 2007 94
4.25. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008 95
4.26. Chỉ tiêu an toàn về Nitrat (NO3-) của một số giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 98
4.27. Chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng của một số giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 99
4.28. Chỉ tiêu an toàn về Vi sinh vật có hại của một số giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 100
4.29. Mối tương quan giữa một số tính trạng và năng suất các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008 102
4.30. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Đông, 2007 104
4.31. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008 105
Danh mục biểu đồ
STT
Tên biểu đồ
Trang
4.1. Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua quả lớn vụ Đông và Xuân - Hè, 2007- 2008 86
4.2. Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua bi vụ Đông và Xuân - Hè, 07- 08 86
4.3. Thể hiện năng suất của giống cà chua quả lớn 92
4.4. Thể hiện năng suất của giống cà chua bi 92
4.5. Lãi thuần của mô hình trồng cà chua quả lớn không dùng đất 107
4.6. Lãi thuần của mô hình trồng cà chua bi không dùng đất 107
Danh mục đồ thị
STT
Tên đồ thị
Trang
4.1. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vụ Đông, 2007 45
4.2. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vụ Xuân - Hè, 2008 45
4.3. Diễn biến cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới vụ Đông, 2007 45
4.4. Diễn biến cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới vụ Xuân - Hè, 2008 45
4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống quả lớn vụ Đông, 2007 61
4.6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống quả lớn vụ Xuân - hè, 2008 61
4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua bi vụ Đông, 2007 61
4.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua bi vụ Xuân - hè, 2008 61
4.9. Động thái ra lá của các giống quả lớn vụ Đông, 2007 65
4.10. Động thái ra lá của các giống quả lớn vụ Xuân - Hè, 2008 65
4.11. Động thái ra lá của các giống cà chua bi vụ Đông, 2007 65
4.12. Động thái ra lá của các giống cà chua bi vụ Xuân - Hè, 2008 65
Danh mục ảnh
STT
Tên ảnh
Trang
4.1. Một số giai đoạn sinh trưởng của cà chua trồng vụ Đông, 2007 66
4.2. Một số giai đoạn sinh trưởng của cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008 67
4.3. Đặc điểm quả của các giống cà chua quả lớn vụ Đông, 2007 76
4.5. Đặc điểm quả của các giống cà chua bi vụ Đông, 2007 78
4.6. Đặc điểm quả của các giống cà chua bi vụ Xuân - Hè, 2008 78
1. Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn của con người. Rau không những cung cấp các chất dinh dưỡng, chất khoáng… cần thiết mà còn có tác dụng phòng chống bệnh. Tuy nhiên rau chỉ thực sự đảm nhận được vai trò trên khi rau có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng nhanh chóng khu đô thị, khu công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất độc hại và chất bẩn gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở khu lân cận, trong đó có vùng sản xuất rau. Ngoài ra, người sản xuất không sử dụng đúng cách các biện pháp kỹ thuật như dùng một lượng lớn và không hợp lý các loại phân bón, hoá chất BVTV… đã dẫn đến sự tích luỹ trong rau xanh dư lượng lớn các chất độc hại như NO3-, kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật có hại… quá mức cho phép theo quy định của FAO, WHO và của Việt Nam làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của cộng đồng.
Cà chua là loại rau ăn quả quý có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa thích, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều hướng phát triển mạnh cả về lượng và chất.
Để sản xuất cà chua với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong thời gian dài, độ đồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người là mục tiêu của các chuyên gia trong ngành sản xuất rau. Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, một trong những hướng được các nước ứng dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện cao hơn là sản xuất theo hướng công nghiệp. ở nước ta, trước mắt và trong những năm tới ngành sản xuất rau cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu thành công về công nghệ sản xuất rau an toàn không dùng đất, đã được Việt Nam hoá trong điều kiện nước ta là một ví dụ.
Để nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo độ an toàn cần kết hợp rất nhiều yếu tố với nhau. Một trong những hướng chúng tôi ưu tiên nghiên cứu là sự kết hợp giữa công nghệ trồng cà chua không dùng đất với các giống thích hợp trong nhà lưới ở các thời vụ khác nhau cũng không ngoài mục đích trên. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Hữu An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống cà chua trồng không dùng đất”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Xác định được giống cà chua thích hợp trồng bằng công nghệ không dùng đất trong vụ Đông và vụ Xuân - Hè.
- Xác định được giống cà chua đạt năng suất, chất lượng cao và đảm bảo độ an toàn cho từng thời vụ.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá được một số đặc trưng hình thái của các giống nghiên cứu ở hai thời vụ trồng trong nhà lưới bằng kỹ thuật không dùng đất.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình phát triển sâu, bệnh hại của các giống nghiên cứu.
- Đánh giá được các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống nghiên cứu.
- Xác định một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua và độ an toàn của chúng trồng bằng công nghệ không dùng đất.
- Sơ bộ hoạch toán kinh tế của mỗi thời vụ.
1.3 ý nghĩa hoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1 ý nghĩa hoa học
- Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài chúng tôi đưa ra một số giống cà chua có triển vọng trồng trong nhà lưới bằng công nghệ cao không dùng đất phù hợp với 2 thời vụ (vụ Đông và Xuân - Hè).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ xung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
1.3.2 ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được một số giống cà chua có triển vọng ở 2 thời vụ: vụ Đông và đặc biệt là trái vụ (Xuân - Hè) để ứng dụng trong sản xuất trồng cà chua an toàn bằng công nghệ không dùng đất.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Nguồn gốc
Cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Bolivia và Equado. Trước khi Crixtop Côlông phát hiện ra châu Mỹ thì ở Pêru và Mêhicô đã có trồng cà chua. Những loài cà chua hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc theo dãy núi Andes (Pêru), Bolivia và Equado. Người trồng trọt đã thuần dưỡng những giống cà chua quả nhỏ và dạng hoang dại, những giống và loài hoang dại được mang từ nơi xuất xứ đến trung Mỹ cuối cùng đến Mêhicô (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2007)[10]
Theo các tài liệu của châu Âu thì chắc chắn cà chua được người Aztec và người Toltec mang đến. Đầu tiên người Tây Ban Nha đem cà chua từ châu Âu về rồi sau đó đưa đến vùng Địa Trung Hải.
Đầu thế kỷ 18, cà chua đã trở nên phong phú, đa dạng, nhiều vùng trồng làm thực phẩm. Thời kỳ này cà chua lại từ châu Âu quay lại Bắc Mỹ. Cho đến thế kỷ 19, cà chua trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn thường nhật và được trồng rộng rãi.
2.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả quý được sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn 150 năm qua. Trong quả chín có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin A, vitamin C và các chất khoáng quan trọng Ca, Fe, P, K, Mg…
Theo PGS.TS. Hồ Hữu An (2003 - 2006) cho thấy thành phần dinh dưỡng trong quả cà chua phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thời vụ gieo trồng, giống… và các biện pháp kỹ thuật gieo trồng chúng. Qua các nghiên cứu của mình, một lần nữa tác giả khẳng định bằng công nghệ gieo trồng không dùng đất cà chua không những cho năng suất cao mà chất lượng cũng rất tốt, đặc biệt đảm bảo được độ an toàn [2]
Cà chua còn được sử dụng về mặt thẩm mỹ và y học: cà chua có thể dùng để chống tiêu chảy, chữa bỏng nắng, giảm đau, làm lành vết thương, cà chua còn làm thuốc tăng lực, bổ gan và chống xơ gan. Sử dụng cà chua hàng ngày giúp ta tiêu hoá khi ăn nhiều mỡ động vật, trứng, pho mát… phòng được bệnh xơ cứng thành mạch. Phụ nữ dùng quả cà chua đắp mặt hàng ngày làm cho da mặt căng sáng, không nếp nhăn, chống lão hoá (Lê Văn Tri, 2003)[51]
Cũng theo tác giả này, trong quả cà chua còn có nhiều aminoaxit (trừ Triptophan), giá trị dinh dưỡng cà chua rất phong phú. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 100 - 200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu. Lycopen có trong cà chua là chất chống oxy hoá tự nhiên liên quan tới vitamin A đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, là chất có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư.
Cà chua còn dùng để tăng hương vị của các món ăn thêm hấp dẫn, cà chua có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau như cà chua cô đặc, nước cà chua, cà chua nguyên quả đóng hộp, cà chua muối, dầm dấm, làm xalát, mứt…(Đường Hồng Dật, 2003)[11]
Cà chua là cây rau có giá trị kinh tế cao, nó còn là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng sinh thái, tuỳ mùa vụ, một sào Bắc Bộ có thể cho thu nhập 1 đến 2 - 3 triệu đ)[10]
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (cập nhật ngày 31/3/2006), cà chua trái vụ ở Thực Đạt (Hải Dương) trừ chi phí thu 3 - 5 triệu/sào (80 triệu đồng/ha). Có thể nói cà chua đã trở thành cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây [52]
2.3 Phân loại thực vật
Cà chua thuộc họ Cà Solanaceae, chi Lycopersicon, tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill. Theo tác giả Breznhev. D (1964) Lycopersicon gồm 3 loài:
1. L. Esculentum.
2. L. Peruvianum Mill.
3. L. Hirsutum Humb. et. Bonpl.
- Loài L. Esculentum chia thành 3 loài phụ:
+ SSp. Spontaneum Brezh. (cà chua dại) có hai biến chủng là Var. Racemigerum và Var. Pimpinellifolium. Hai biến chủng này thường quả nhỏ, hàm lượng chất khô cao, chống bệnh tốt và có giá trị để sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho chọn giống.
+ SSp. Subspontaneaum (cà chua bán trồng) có 5 biến chủng là: Var. Pruniform (dạng quả mận); Var. Purifomae (dạng quả lê); Var. Cerasiformae (dạng quả anh đào); Var. Elongatum (dạng quả dài hay gọi là dạng quả nhót) và Var. Succenturiatum (dạng quả nhiều ngăn hạt). Năm biến chủng này thân mập, quả rất nhỏ, dùng làm vật liệu chọn giống.
+ SSp. Cultum (cà chua trồng) có 3 biến chủng là: Var. Vugare (cà chua thường); Var. Validum (dạng thân bụi) và Var. Grandifolium (dạng lá kiểu khoai tây).
- Loài L. Peruvianum Mill. Loài này có nhiều dạng trong đó có dạng dại và bán dại được sử dụng nhiều làm vật liệu chọn giống.
- Loài L. Hirsutum Humb. et. Bonpl. Có một vài tính trạng có ý nghĩa trong chọn giống, các cơ quan sinh trưởng phủ một lớp lông tơ.
2.4 Một số yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
2.4.1 Nhiệt độ
Cà chua ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng, chịu được nhiệt độ cao nhưng mẫn cảm với rét. Cà chua sinh trưởng bình thường trong nhiệt độ 15 - 350C, nhiệt độ thích hợp 22 - 240C. Giới hạn nhiệt độ tối thấp và tối cao là 100C và 350C. Hạt nảy mầm tốt ở 25 - 300C, nhiệt độ đất thích hợp 290C, trong giới hạn nhiệt độ 15,5 - 290C, nhiệt độ càng cao hạt nảy mầm càng nhanh. Điều kiện cần thiết cho hình thành và phân hoá mầm hoa: nhiệt độ ban ngày 20 - 250C, nhiệt độ ban đêm 13 - 150C, độ ẩm đất 60 - 70%, độ ẩm không khí 55 - 65%, cường độ ánh sáng trong phạm vi 2000 lux thì số hoa được phân hoá nhiều. Khi ở nhiệt độ 200C thì hoa to, tỷ lệ ra hoa cao, hoa ít bị rụng. Quá trình phát triển của hạt phấn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ. Khi nhiệt độ thấp dưới 130C và cao trên 350C hạt phấn bị ức chế, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy đủ, quả bị nhăn nheo, dị hình. Nhiệt độ thích hợp cho hạt phấn phát triển 21 - 240C. Quả sinh trưởng tốt ở 20 - 220C, sắc tố hình thành ở nhiệt độ 200C, quả chín ở nhiệt độ 24 - 300C, trên 350C các sắc tố bị phân giải (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2007)[10]
2.4.2 ánh sáng
Cà chua là cây trồng không phản ứng với độ dài ngày. Là cây ưa ánh sáng mạnh, cường độ ánh sáng cho cà chua sinh trưởng, phát triển từ 4000- 10000 lux. ánh sáng đầy đủ cây con sinh trưởng tốt, cây ra hoa quả thuận lợi, năng suất và chất lượng quat tốt. Khi thiếu ánh sáng hay trồng trong điều kiện ánh sáng yếu cây yếu, lá nhỏ mỏng, cây mọc vống, ra hoa quả chậm, năng suất và chất lượng giảm. Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn đến rụng hoa.
2.4.3 Nước
Chế độ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển. Là cây chịu hạn nhưng không chịu úng, cây có thân lá phát triển mạnh, ra hoa quả nhiều vì vậy trong quá trình sinh trưởng cây cà chua không thể thiếu nước. Thời kỳ khủng hoảng nước là từ hình thành hạt phấn, ra hoa đến khi hình thành quả. Thời kỳ này cây có nhu cầu nước lớn. Dư thừa nước làm giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và dịch hại. Hàm lượng nước trong quả chín cao, giảm nồng độ các chất hoà tan, quả khó bảo quản vận chuyển.
Cà chua yêu cầu độ ẩm không khí thấp (45 - 55%) trong quá trình sinh trưởng phát triển. Khi độ ẩm trên 65% cây dễ nhiễm bệnh hại. Nước ta khí hậu nóng ẩm, ẩm độ không khí cao nên cà chua dễ nhiễm nhiều sâu bệnh hại và giảm số hoa/chùm.
2.4.4 Dinh dưỡng
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh, luân phiên nghiêm ngặt. pH thích hợp cho cà chua sinh trưởng 6 - 6,5, pH dưới 5 cây dễ bị héo xanh gây hại. Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả. Cà chua hút nhiều nhất là kali, thứ đến là đạm và lân. Các yếu tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt là cải tiến chất lượng quả. Vì vậy, trong dung dịch dinh dưỡng tới cho cây chúng tôi cũng pha chế trên 10 nguyên tố đa vi lượng phù hợp với yêu cầu của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng.
2.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới
Theo FAO (1993) diện tích trồng cà chua trên thế giới là 2.723.000 ha, năng suất 25,9 tấn/ha, sản lượng đạt 70.623.000 tấn
Đứng hàng đầu tiêu thụ cà chua là châu Âu, sau đó là châu á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu á là khu vực đứng đầu về sản xuất cà chua, thứ đến là châu Âu. Mỹ là nước đứng đầu cả 2 lĩnh vực là năng suất và giá trị trên một ha gieo trồng. Hy Lạp là nước xếp thứ 2 về năng suất, Italia đứng thư 3. Liên Xô có diện tích gieo trồng cà chua lớn nhất, năng suất ở vị trí thứ 2. Năng suất cà chua thu hoạch bằng máy phổ biến 56,05 tấn/ha, cá biệt có thể tăng gấp đôi. [10]
Diện tích và sản lượng cà chua trên thế giới những năm gần đây tăng lên nhưng năng suất lại không tăng. Phải chăng do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăm sóc cà chua chưa nhiều.
Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua trên
toàn thế giới qua một số năm
Năm
Diện tích, ha
Năng suất, tạ/ha
Sản lượng, tấn
2000
3.750.176
271,922
101.975.637
2001
3.745.229
267,699
100.259.346
2002
4.117.527
277,781
114.377.191
2003
4.299.493
272,935
117.348.203
2004
4.539.176
273,440
124.119.445
2005
4.550.719
274,717
125.015.792
(Nguồn:www.FAO.org.Stat.database.2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005)
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004) hầu hết các hộ đều tiêu thụ rau, các loại rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% hộ tiêu thụ), cà chua (88% hộ tiêu thụ). Các hộ tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả/người/năm, trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4 và xu hướng tiêu thụ của các khu vực thành thị tăng mạnh hơn nhiều so với các vùng nông thôn.
ở nước ta, cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng hàng năm biến động 12 - 13 ngàn ha. Cà chua trồng phổ biến ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. ở miền núi huyện Đồng Hỷ, huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) là vùng trồng cà chua có nhiều kinh nghiệm. Đà Lạt (Lâm Đồng) là vùng trồng cà chua nổi tiếng. Cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh rau, là cây trồng sau của lúa mùa sớm cho hiệu quả kinh tế cao [10]
2.6 Một số thành tựu trong công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.6.1 Thành tựu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
A.W.Livingston là người Mỹ đầu tiên nhận thức được sự cần thiết phải chọn tạo giống cà chua. Từ những năm 1870 đến 1893, ông đã giới thiệu 13 giống trồng trọt được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ 19 trên 200 dòng, giống cà chua đã được giới thiệu rộng rãi. Quá trình cải tiến giống vẫn được tiến hành không ngừng cho đến ngày [10]
Tại Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua được tiến hành từ rất sớm, đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trường Đại học California đã chọn ra được những giống cà chua mới như UC- 105, UC- 134, UC- 82 có năng suất cao, có nhiều đặc điểm tốt: tính chịu nứt quả cao, quả cứng (Hồ Hữu An, 1996) [1].
Bên cạnh những giống mới được chọn tạo hàng năm, các giống cũ vẫn được duy trì vừa được dùng trong sản xuất, vừa dùng làm nguồn vật liệu di truyền cho việc chọn tạo giống. Trong đó một số giống thích hợp trồng trong thời vụ nóng như Costoluto Genovese, Super, Intalian Paste, Oxheart, Black Krim…(Waston, 1996)[73]
Công ty giống rau của Pháp - Technisem cũng đã chọn tạo và đưa ra thị trường nhiều giống cà chua lai F1 có khả năng đậu quả ở nhiệt độ cao, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng tốt. Những giống này đã được giới thiệu cho nhiều vùng nhiệt đới như Rio Graude, Tropimech VF1- 2, Cerise, Xina, Carioca…(Technisem, 1992) [70]
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp ấn Độ ở Newdelli đã tiến hành nhiều nghiên cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt từ khá sớm. Ngay từ năm 1975 có một số giống cà chua chịu nhiệt của Viện đã được công nhận giống quốc gia là Puas Rugy và Sel.120 với năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha, thích hợp trồng vụ Thu và vụ Xuân - Hè (Singh và Checma, 1989)[69]Công ty liên doanh giống lai giữa ấn Độ - Mỹ cũng đã chọn tạo và đưa ra thị trường nhiều giống cà chua lai có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong đó có Rupali là giống chịu nhiệt được tiếp nhận và trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên nước ấn (Tiwari và Choudhury, 1993)[71].
Công ty S &G Seeds (Hà Lan) mới đưa ra một số giống cà chua lai F1 trồng thích hợp ở vùng nhiệt đới như Rambo (GC775), Victora (GC787), Jackal (EG438), Mickey (S902)… chúng đều cho đặc điểm chống chịu tốt với sâu bệnh hại, có tỷ lệ đậu quả và tiềm năng năng suất cao (S&D Seeds, 1998) [68]
Công ty rau quả Takii Seeds của Nhật đã đưa ra một số giống cà chua chất lượng cao giới thiệu cho các vùng nhiệt đới như Master No2, Grandeur, Challenger, Tropicboy, T-126 đều có quả rất chắc, quả to (200 - 250 g/quả) thích hợp cho việc vận chuyển và bảo quản lâu dài (dẫn theo Mai Như Thắng, 2003) [43]
Thái Lan là một nước cạnh tranh mạnh với thị trường xuất khẩu rau quả nước ta. Những năm qua công tác chọn tạo giống cây trồng trong đó có cà chua của Thái Lan đã gặt hái nhiều thành công. Tại trường Đại Học Ksetsart, nhiều mẫu giống cà chua được đánh giá có nhiều đặc điểm tốt như CHT- 104, CHT - 92, CHT- 165 là những giống cà chua anh đào có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, quả chắc và hương vị ngon (Wangdi, 1992) [72]. Giống FMTT- 3 cho năng suất và năng suất thương phẩm cao (66,76 tấn/ha và 47,93 tấn/ha), chất lượng quả tốt, hàm lượng chất hoà tan cao (độ Brix 5,38), quả chắc, tỷ lệ quả nứt thấp (Kang Gao Giang, 1994) [66]. Ngoài ra giống cà chua anh đào CHT- 276 và CHT- 268 cũng cho năng suất cao (52,3 tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hoà tan và đường cao, hương thơm, vị rất ngọt thích hợp cho ăn tươi (Zhu Guo Peng, 1995) [75]. Chu Jinping (1994) đã đánh giá 15 giống cà chua chế biến, kết quả thu được 2 giống PT4225 và PT3027 cho năng suất cao (53 tấn/ha), chất lượng tốt, có khả năng chống nứt quả và chống bệnh virut trong điều kiện nhiệt độ cao của vùng nhiệt đới (Chu Jinping, 1994) [59]
Trong những thập kỷ gần đây nhờ có sự tiến bộ về công nghệ gen, nhiều công ty công nghệ sinh học đã phát triển giống cà chua cho quả có khả năng bảo quản lâu dài mang cấu trúc gen làm chậm quá trình mềm hoặc chín của quả. Như sử dụng gen Flavr Savr làm giảm sự hình thành chất polygalactaronaza (enzim chủ yếu phân giải chất pectin và làm mềm quả trong quá trình chín) nhưng màu sắc quả vẫn bình thường. Những gen cấu trúc khác cũng tạo ra để làm giảm hàm lượng Ethylen trong quả, từ đó làm giảm quá trình chín của quả (Mai Như Thắng, 2003)[ 43]
Bằng kỹ thuật gen các nhà nghiên cứu đã xác định và tách được một số gen có vai trò trong quá trình sinh tổng hợp Ethylen. Điều này cho phép cà chua thu hoạch muộn hơn, khi đó hương vị và phẩm chất quả sẽ tốt hơn (Trương Đích, 1999)[12]
Trong nghiên cứu về biến động của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen cà chua dưới 2 chế độ nhiệt cao và tối ưu, Abdul và Stommel (1995) [56] đã cho thấy: ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như không đậu quả, tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen chịu nóng trong khoảng 45 - 65%. Đã cho thấy phản ứng của hạt phấn khi sử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen và chưa có quy luật chung để dự đoán trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao (dẫn theo Phạm Thị Ân, 2006) [3]
Ngoài hai đặc tính chịu nóng tốt và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn các nhà khoa học đã tìm hiểu khả năng kháng bệnh virut. Bằng các phương pháp lai truyền thống và hiện đại các nhà khoa học đã nghiên cứu và chuyển một số gen kháng virut từ các loài cà chua hoang dại sang cà chua trồng trọt. Các nhà nghiên cứu ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV. Một số vật liệu chứa gen Tm2a đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua như L127(ah- Tm2a)(Mỹ), Ohio MR- 12(Mỹ), MR- 13(Mỹ) và đã tạo ra những giống cà chua có tính trạng nổi bật (Opena, 1989) [67]
2.6.2 Thành tựu chọn tạo giống cà chua của Việt Nam
Tác giả Tạ Thu Cúc và cs (1993) so sánh 24 dòng, giống cà chua dùng cho chế biến nhập từ Trung tâm Rau châu á, Hungari, Trung tâm Rau Việt Xô, Công ty giống rau quả Đà Lạt kết luận: các giống có năng suất cao hơn hẳn đối chứng là PT4237, PT4192, PT4026, D139, những giống thích hợp cho chế biến nguyên quả là Lucky, D130 và những giống dùng tốt cho chế biến dạng cà chua cô đặc là TRD2, TW3, DL146, D139, N0327 (Tạ Thu Cúc, Hoàng Ngọc Châu, Nghiêm Thị Bích Hà, 1993)[9]
Năm 1994 - 1995, Hồ Hữu An và cs tiến hành nghiên cứu chọn lọc một giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Với 38 dòng giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu kết quả cho thấy: trong điều kiện trồng trái vụ năng suất thực thu của các giống đạt từ 21,495 - 29,100 kg/ha, đa số các giống có phẩm chất tương đối tốt, quả cứng, tỷ lệ thịt quả và hàm lượng chất khô cao (đặc biệt là giống Merikuri). Giống DT- 4287 có triển vọng trồng chính vụ, các giống DV-1, UC- 82A, Miliana, Testa và Italy-2 có thể trồng trái vụ. Cuối cùng tác giả kết luận: hầu hết các giống nghiên cứu đều có các tính trạng có lợi riêng như khả năng chống chịu nhiệt cao, tính kháng bệnh tốt, có năng suất, chất lượng tương đối tốt, đây là nguồn gen quý dùng làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo (Hồ Hữu An, 1996)[1]
Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Mônđavi do PTS. Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc, năng suất trồng trái vụ 33 - 46 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh chính vụ có thể đạt 52 - 60 tấn/ha . Là giống chịu nhiệt, chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh virut (Nguyễn Hồng Minh, 1999)[27]
Kiều Thị Thư (1998), khi nghiên cứu về các giống cà chua chịu nóng đã đưa ra các giống lai F1 tiềm năng năng suất cao, chịu bảo quản vận chuyển, phù hợp với trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt trồng tốt trong vụ Xuân - Hè, tác giả đã chọn ra được một số giống như HT106, HT7, HT8 (Kiều Thị Thư, 1998)[48]. Riêng giống HT7 được công nhận là giống quốc gia năm 2000 (Nguyễn Hồng Minh, 1999)[28]
Cũng theo Nguyễn Hồng Minh qua các nghiên cứu của mình cho thấy HT21 phù hợp cho phát triển vụ Đông, khai thác tiềm năng trên đất vụ 2 lúa, vụ Xuân - Hè có khả năng cho năng suất cao (50,6 - 57,6 tấn/ha). HT21 được công nhận là giống tạm thời ngày 29/7/2004 [29]
Cà chua lai chất lượng có HT144 của tác giả Nguyễn Hồng Minh là giống quả nhỏ (8 - 12 g/quả), năng suất 3 - 3,5 kg/cây, cá biệt có cây được 5kg, chịu nóng tốt, chịu tốt bệnh xoăn lá, héo xanh, thích hợp trồng chính vụ và trái vụ, cây cao, sinh trưởng khoẻ, cho thu hoạch kéo dài. HT144 đang được người dân ở Nam Định, Bắc Giang, Hưng Yên trồng thử nghiệm và đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống mới (Nghiêm Thị Hằng, 2008) [14]
Giống cà chua Hồng Lan do Viện cây Lương thực - Thực phẩm chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Giống sinh trưởng hữu hạn, thích ứng rộng về thời vụ và khu vực trồng, khối lượng trung bình quả 80 - 100g, năng suất ổn định 25 - 30 tấn/ha, khi chín quả mềm khó vận chuyển đi xa. Giống được khu vực hoá năm 1994 (Trương Đích, 1999) [12]
Giống SB2 được Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam chọn từ tổ hợp lai Star x Ba Lan. Cây sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày, năng suất vụ Đông - Xuân 35 - 40 tấn/ha. Giống được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống Nhà nước năm 1994 (Trương Đích, 1999)[12]
Giống CS1 do Trung tâm Kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội chọn từ tổ hợp quần thể lai nhập từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu á (AVRDC). Năm 1995 được công nhận là giống khu vực hoá. Giống thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chống chịu virut, trồng được trong vụ Xuân - Hè và Đông sớm, năng suất cao 25 - 30 tấn/ha (vụ Xuân - Hè) và 35 - 40 tấn/ha (vụ Đông - Xuân) (Trương Đích, 1999)[12]
Giống P375 do Viết Thị Tuất và Nguyễn Thị Quang thuộc Trung tâm Kỹ thuật Rau- Hoa- Quả Hà Nội tạo ra bằng phương pháp chọn cá thể nhiều lần từ giống cà chua Đài Loan. Cây cao 160 - 180m, thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, khối lượng trung bình quả 100 - 110g, năng suất vụ Xuân - Hè 40 - 45 tấn/ha, vụ Đông - Xuân 50 - 65 tấn/ha [10]
Giống cà chua chịu nhiệt VR2 được Vũ Thị Tình chọn lọc từ 17 giống cà chua quả nhỏ thu thập của Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan trong giai đoạn 1990 - 1994. Giống quả màu đỏ đẹp, đều, chắc, chất lượng tốt, năng suất cao ổn định (vụ Xuân - Hè 18 - 23 tấn/ha, vụ Đông - Xuân 30 tấn/ha), là giống chịu nhiệt, chống chịu tốt với bệnh mốc sương và bệnh virut. Giống được phép khu vực hoá tháng 1/1998 (Vũ Thị Tình, 1998)[49]
Để đánh giá, tuyển chọn giống cà chua chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, Chu Văn Chuông đã nghiên cứu một số giống cà chua tại một._. số tỉnh đồng bằng sông Hồng cho rằng các giống cà chua CLN1462A, CLN1464B, CLN 1466B và CL5915 - 206D2 - 2 - 0 thể hiện tính kháng cao và kháng với dòng vi khuẩn này, riêng giống CLN1462 ngoài khả năng kháng bệnh vi khuẩn héo xanh còn có các đặc tính nông sinh học quý như sinh trưởng tốt trong vụ Xuân - Hè, Đông - Xuân cho năng suất cao 90 tấn/ha (Chu Văn Chuông, 2004) [8]
Với mục tiêu chọn lọc giống cà chua có năng suất trên 30 tấn/ha, có khối lượng quả hơn 50 g/quả, quả chín màu đỏ tươi,và có khả năng kháng một số sâu bệnh hại trong điều kiện trồng trái vụ. Từ năm 1997 - 2002, Vũ Thị Tình và Lê Thị Thuỷ với tập đoàn giống được nhập từ AVRDC, đã chọn được giống cà chua XH- 5 có thời gian sinh trưởng 130 - 140 ngày, năng suất 45 - 55 tấn/ha vụ Đông - Xuân, 30 - 40 tấn/ha vụ Xuân - Hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. XH- 5 được công nhận giống khu vực hoá năm 2002 (Vũ Thị Tình, Lê Thị Thuỷ, 2002)[50]
Năm 1997, Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung Ương tiến hành khảo nghiệm một số giống cà chua anh đào. Kết quả giống M1 và CH115 có triển vọng trong tương lai (Nguyễn Anh Minh, 1998) [26]
Với 12 mẫu giống cà chua thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông muộn và vụ Xuân - Hè tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2004, Đặng Hiệp Hoà nhận xét vụ Đông 2 giống có năng suất cao nhất là XH20 (33,11 tấn/ha), PJ10 (28,79 tấn/ha) và vụ Xuân - Hè có X33 và X74 cho năng suất cao nhất (31,11 tấn/ha và 32,67 tấn/ha), cũng là những giống có tỷ lệ đậu quả và chất lượng cao (Đặng Hiệp Hoà, 2004)[17]
Dương Kim Thoa (2005), nghiên cứu 17 giồng cà chua trong vụ Thu - Đông và vụ Xuân - Hè tại Gia Lâm, xác định được một số tổ hợp lai có nhiều triển vọng như Lai số 9 thích hợp trồng thu đông năng suất cao (78 tấn/ha), tổ hợp HPT10 năng suất cao trên 60 tấn/ha chất lượng tốt cho vụ Thu - Đông và Đông - Xuân, các tổ hợp lai có khả năng trồng trong vụ Xuân - Hè như HPT04, HPT11 với năng suất khoảng 40 - 50 tấn/ha, đặc biệt tổ hợp Lai số 4 có khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao, ổn định trong cả 2 thời vụ (50 tấn/ha) (Dương Kim Thoa, 2005)[44]
Năm 2006, khi nghiên cứu tuyển chọn các mẫu cà chua quả nhỏ phục vụ cho ăn tươi và chế biến trong điều điện vụ Xuân - Hè tại Gia Lâm, Phạm Thị Ân kết luận: các mẫu giống D138, D146, D147, P04 có nhiều ưu điểm (năng suất khá cao 1,5 - 2 kg/cây, chất lượng cao, chống chịu tốt với bệnh virut), có triển vọng cho sản xuất (Phạm Thị Ân, 2006)[3]
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, PGĐ công ty Đất Việt thì giống DV 2062 là giống cà chua lai F1 có nguồn gốc ấn Độ được hãng Seminis nhập nội và công ty Đất Việt độc quyền phân phối. DV 2062 có biên độ thích ứng rộng, chị nóng tốt, kháng bệnh virut, thích hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp, cây sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh truởng 110 - 130 ngày, quả đạt 90 - 100 g/quả, phẩm chất ngon, năng suất 55 - 60 tấn/ha. (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long)[37].
Giống cà chua Lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng, phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu với sâu bệnh tốt. Giống được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa, 2007) [45]
Cà chua Kim Ngọc 1917 là giống cà chua nhót Cherry lai F1 do công ty Nông Hữu lai tạo và mới nhập nội. Giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, đường rất cao (8,5- 10%), giàu vitamin, giá bán cao gấp 2 - 3 lần cà chua bình thường (Bộ Văn hoá, 2007)[7]
Hướng đi mới là chọn giống cà chua có năng suất, chất lượng cao ngoài đồng ruộng để phù hợp với kỹ thuật trồng công nghệ cao không dùng đất bước đầu khá thành công.
Qua kết quả nghiên cứu của mình Hồ Hữu An kết luận: đối với giống cà chua bi - giống Rub đạt năng suất cao nhất (vụ Xuân - Hè 11 - 27 tấn/ha, vụ Hè - Đông 39 - 46 tấn/ha) có độ sai quả cao từ 50- 73 quả/cây; đối với giống quả lớn - TN129 có năng suất cao (1,8 - 2,8 kg/cây) cá biệt 4,1 kg/cây; các giống thí nghiệm có thành phần sinh hoá cao, các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đạt theo tiêu chuẩn của FAO, WHO và của Nhà nước Việt Nam [2]
2.7 Thời vụ gieo trồng cà chua trong năm
Nghiên cứu về thời vụ trồng thường gắn liền với công tác chọn tạo giống như trong phần trên chúng tôi đã đưa ra. Theo Tạ Thu Cúc, 2007 [10], nếu nhiệt độ trung bình các tháng từ 150C đến 300C thì nhiều vùng có thể trồng cà chua quanh năm. Những thời vụ hay gặp mưa, bão cũng gây khó khăn cho sản xuất cà chua. Nhìn chung, cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông ở vùng Đồng bằng, Trung du Bắc Bộ và các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Các tỉnh Nam Trung Bộ chủ yếu trồng vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4.
* Vùng Đà Lạt cà chua gieo trồng trong vụ Đông- Xuân từ tháng 9 đến tháng 4 là mùa khô lạnh ở Đà Lạt.
* Các tỉnh miền núi phía Bắc có thể gieo trồng từ tháng 9, 10 kết thúc trước tháng 12. Chú ý chọn giống chịu rét, sử lý hạt giống và giữ ấm cho cây
* Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ:
- Vụ cực sớm gieo cuối tháng 6.
- Vụ sớm gieo tháng 7, tháng 8. Chú ý che cho vườn ươm, làm luống cao, thoát nước tốt, chọn được những giống chịu nóng ẩm.
- Vụ chính gieo trồng tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Thời vụ này điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, ít sâu bệnh hại, năng suất cao.
- Vụ muộn gieo trồng cuối tháng 10 đến tháng 11. Thời vụ này nhiệt độ thấp, trời âm u, độ ẩm cao, bệnh phát triển mạnh nên năng suất không cao và không ổn định. Nhưng thu hoạch vào tháng 3, 4 thị trường khan hiếm nên có giá bán cao.
- Cà chua Xuân - Hè (cà chua trái vụ) là vụ cà chua chính trong năm sau vụ Đông- Xuân. Thời vụ gieo vào trung tuần tháng giêng, trồng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch vào tháng 5,6. Ưu điểm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, có giá bán cao nên có lợi cho người sản xuất. Khó khăn khi gieo nhiệt độ thấp hạt mọc kém, thời gian ra hoa, quả nhiệt độ cao, mưa nhiều, mưa lớn, ẩm độ không khí cao cây dễ nhiễm nhiều sâu bệnh hại như sâu đục quả, bệnh mốc sương, virut… nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh trong thời gian quả chín ảnh hưởng đến sự hình thành sắc tố. Vì vậy quả thường không có màu sắc hấp dẫn như cà chua vụ Đông. Chú ý vệ sinh đồng ruộng nghiêm ngặt, tỉa bỏ lá già, làm giàn, tỉa cành, làm luống thoát nước tốt…
2.8 Tác hại của một số độc tố trong rau đối với cơ thể con người
Cuộc khảo sát toàn cầu điều tiên về tình trạng canh tác bằng nước thải cho thấy 10% tổng cây trồng trên thế giới từ dưa chuột, cà chua, xoài cho tới dừa “uống nước cống”. Điều đáng lo ngại là phần lớn loại nước này chưa qua xử lý và được thải trực tiếp ra các cánh đồng cùng với mầm bệnh và chất thải công nghiệp độc hại. chris Scott thuộc viện quản lý nước Quốc tế- đồng tác giả của nghiên cứu trên, ước tính 20 triệu ha đất canh tác trên thế giới tưới bằng nước thải chưa qua sử lý. Nước thải chưa qua xử lý có tác động lớn đối với đất đai và cây trồng do mức kim loại nặng gia tăng cùng với quá trình công nghiệp hoá, ngoài ra còn gây ô nhiễm nước ngầm, xói mòn cấu trúc đất và giảm năng suất… Phương thức canh tác nói trên đang phát triển mạnh ở châu á, châu Phi, và Nam Mỹ (Minh Sơn, 2004)[38]
Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hàng năm trên thế giới có trên 40.000 người chết trong tổng số 2 triệu người ngộ độc rau. Tại Việt Nam số người ngộ độc rau cũng không phải ít (Nguyễn Sa, 2004)[34]
2.8.1 Tác hại của dư lượng NO3- quá mức đối với sức khoẻ con người
Trong các loại lương thực, thực phẩm, nước uống… được sử dụng hàng ngày thì rau đưa vào cơ thể lượng Nitrate lớn nhất.
Đối với trẻ em: gây hội chứng trẻ xanh (Methemoglobinaemia)- tắc nghẽn hoá học, kìm hãm sự oxy trong máu làm cho đứa trẻ xanh xao, chậm lớn và gầy yếu. Đối với người lớn: có thể gây ung thư dạ dày bằng việc tạo ra hợp chất N- Nitrosoamine (Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 2001)[32]
NO3- dư thừa trong rau do nhiều nguyên nhân: do nguồn nước, đất trong đã bị nhiễm độc (những vùng chịu nước thải của khu công nghiệp, khu dân cư, các lò mổ), do người dân lạm dụng quá mức đạm hoá học không bón đúng cách, đúng lúc, bón phân không cân đối.
Cheang Hong năm 2003, khi nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón đến tồn dư NO3- và 1 số KLN trong rau trồng tại Hà Nội, nhận xét các loại rau trồng tại vùng Thanh Trì - Hà Nội thường có tồn dư NO3- rất cao so với ngưỡng an toàn, tồn dư NO3- tại Đông Anh cũng vượt ngưỡng an toàn. [18]
2.8.2 Tác hại của dư lượng kim loại nặng (KLN) đối với sức khoẻ con người
Cũng có nhiều nguyên nhân gây độc kim loại cho rau chủ yếu do đất, nước bị ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt ở những vùng chịu ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, ở các làng nghề kim khí, các vườn rau gần đường giao thông cũng dễ bị nhiễm bẩn chì, một số loại phân hoá học cũng chứa một lượng KLN (như super photphat chứa hàm lượng Cadimi khoảng 3 mg - 110 mg/kgP2O5) (Cheang Hong, 2003)[18]. Khi hàm lượng KLN trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép thì nó sẽ gây độc.
- ảnh hưởng của lượng chì (Pb) quá ngưỡng: đối với trẻ em cơ thể chậm lớn, trí tuệ kém phát triển, đối với người lớn thì chì gây tăng huyết áp, suy tim, hỏng chức năng của gan, tim và hệ thần kinh, phụ nữ dễ bị xảy thai. Chì gây độc trong máu do can thiệp vào quá trình sinh tổng hợp hemoglobin, Pb không cho phép oxy thực hiện chức năng trong quá trình hô hấp, Pb còn có thể tạo PbSO4 gây nguy hiểm cho cơ thể, dễ gây ung thư ở phổi và thận... (Nguyễn Thi Thìn, 2001)[ 47]
Theo Nguyễn Văn Bính (2002) chì gây rối loạn tổng hợp hồng cầu, gây thiếu máu, gây ra các bệnh về não (mất trí, teo vỏ não, tràn dịch não, ngu đần…), gây bệnh thận mãn tính, tác hại đến hệ tiêu hoá, tim mạch…[5]
Dự án nghiên cứu về tình trạng nhiễm độc chì đối với sức khoẻ cộng đồng của Phân viện Nghiên cứu khoc học kỹ thuật bảo hộ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi phân tích các mẫu rau muống thu thập từ ngoài ruộng đến các sạp ngoài chợ thấy phần lớn các mẫu rau có hàm lượng chì và kim loại vượt quá mức cho phép, đặc biệt ở những ruộng trồng có lẫn nước thải công nghiệp (Vy Vy, 2007)[55]
- ảnh hưởng của thuỷ ngân (Hg): các muối thuỷ ngân phần lớn hấp thu hồng cầu, trong não Hg kìm hãm sự tổng hợp protein và quá trình photphoril hoá (Ngô Gia Thành, 2000)[42]. Thuỷ ngân kim loại khi vào cơ thể bị oxy hoá thành ion Hg2+ có thể liên kết với protein trong máu và các mô trong máu (dẫn theo Nguyễn Văn Bính, 2002)[5]. Người nhiễm thuỷ ngân dễ bị kích thích, cáu gắt xúc động, rối loạn tiêu hoá, thần kinh, dễ gây vô sinh ở nam giới, với phụ nữ gây ngộ độc bào thai, xảy thai, đẻ non… (Phạm Khắc Hiếu, 1998)[16]
- ảnh hưởng của Cadimi (Cd): tuỳ theo mức độ nhiễm Cadimi mà có thể gây ung thư phổi, gây thủng vách ngăn mũi, ung thư tuyến tiền liệt (Trịnh Thị Thanh, 2000)[41]
Theo Nguyễn Thị Thìn (2001) toàn thế giới mỗi năm thải ra môi trường 5000 tấn Cadimi. ở mọi dạng tồn tại Cd rất nguy hiểm. Chỉ cần lượng 30- 40mg cũng đủ nguy hiểm chết người, Cd gây ra những tổn thương ở thận, rối loạn chức năng phổi và cũng là nguyên nhân gây ung thư [47]. Cũng theo tác giả này, ở Nhật mỏ thiếc thải Cadimi vào sông Dinxa và nước ăn của vùng này cũng bị nhiễm Cd. Con sông này dùng để chứa nước tưới cho cánh đồng lúa và đậu nành. Sau 15- 30 năm đã có hhơn 150 người chết vì ngộ độc Cd mãn tính kèm theo bệnh teo xương. Trường hợp này đã đi vào lịch sử của bệnh nhiễm độc KLN mãn tính ở địa phương, bệnh này có tên bệnh “itai- itai”.
- Mangan(Mn) gây độc trên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương ở phổi. Kẽm(Zn) làm săn da và niêm mạc, gây ăn da, kích ứng đường tiêu hoá
2.8.3 Tác hại của dư lượng hoá chất BVTV đối với sức khoẻ con người
Theo báo cáo của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 500 ngàn người bị nhiễm độc cấp tính thuốc BVTV, trong đó có khoảng 14 ngàn người bị chết, đó chưa tính đến những trường hợp tích trữ hoá chất là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác. Những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc, sinh lý có biến động, hàm lượng các men cholinesteraza bị giảm gây rối loạn về hình thái, cấu trúc nhiễm sắc thể, gây suy nhược cơ thể, có ảo giác, trí nhớ kém, mất ngủ, khó nói. Dư lượng của một số loại thuốc có thể gây ung thư, quái thai…(Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, 1996)[31]
Nguyễn Văn Bính (2002) đưa ra một số hoá chất BVTV gây nguy hiểm cho sức khoẻ như Parathion được xếp vào chất có khả năng gây ung thư, Clo hữu cơ gây độc đối với tế bào thần kinh, làm rối loạn vận chuyển các ion Na+, K+ của màng, gây co giật, giật cơ, có thể tử vong…, một số chất diệt cỏ cấm sử dụng như 2,4 D; 2,4,5 - T gây độc thai, quái thai, gây ung thư…[5]
Tác giả Nguyễn Duy Trang (1996) nghiên cứu mẫu rau bắp cải và đậu ăn quả trồng ở huyện Từ Liêm và Thanh Trì đã thấy 100% mẫu rau phân tích có dư lượng thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tác giả Bùi Sỹ Doanh(1995) điều tra và phân tích các mẫu rau bán ở các chợ và các hợp tác xã quanh Hà Nội cho biết, tuyệt đại đa số các loại rau đều có dư lượng thuốc trừ sâu và nhiều mẫu đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của FAO/WHO (Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 2001)[32].
Khi nghiên cứu “Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau trong vùng chuyên canh rau tỉnh Bình Dương” Vũ Thị Nga (2005) khẳng định: số lần phun trên rau quá nhiều trung bình 5- 7ngày phun 1 lần, thời gian cách ly thường 7 ngày trong khi yêu cầu tối thiểu 14 ngày, người dân vẫn sử dụng nhiều loại thuốc cấm phun trên rau như Fradan, Thiodan, nếu không diệt được sâu người dân tiếp tục tăng liều lượng thuốc…(Vũ Thị Nga, 2005)[30]
2.8.4 Tác hại của các vi sinh vật gây hại (E.Coli, Salmonella, Coliforms…) có trong rau quả ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Một số vùng trồng rau sử dụng phân tươi chưa qua sử lý, dùng nước thải tưới trực tiếp lên rau vì vậy rau bị ô nhiễm rất nặng vi sinh vật hại. Chúng có thể gây các bệnh về đường tiêu hoá như dịch tả, giun sán và nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.
Từ thực trạng đó vấn đề an toàn thực phẩm trong đó có rau an toàn đã và đang được cả xã hội quan tâm.
2.9 Rau an toàn (RAT) và tiêu chuẩn đánh giá
Quy định về rau sạch (rau an toàn): theo “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn” của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1998, khái niệm về rau an toàn là: “Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hhoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”.
RAT phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng như sau:
- Chỉ tiêu về hình thái: sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu của từng loại rau, không dập nát, héo úa,hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
- Chỉ tiêu về độ an toàn: Hàm lượng NO3-, dư lượng hoá chất BVTV, KLN dưới ngưỡng cho phép theo thiêu chuẩn của FAO, WHO và của Việt Nam và không có vi sinh vật gây hại.
Do mối nguy hiểm của việc tồn dư các độc tố trong rau mà FAO, WHO và mỗi nước có quy định riêng về ngưỡng giới hạn an toàn của các độc tố có trong rau.
2.10 Một số phương pháp sản xuất rau an toàn
* Sản xuất RAT ở ngoài đồng ruộng, trong nhà lưới đơn giản bằng kỹ thuật truyền thống
mô hình phát triển rau sạch đại trà ngoài đồng trên diện rộng, đầu tư không cao chủ yếu là đầu tư kỹ thuật, huấn luyện nông dân. Nhược điểm chịu tác động bất lợi của thời tiết, khó sản xuất rau trái vụ nhưng ưu điểm là nhiều người biết cách và tham gia trồng rau sạch, giá thành không quá cao (gần bằng rau thông thường hoặc cao không quá 10%), tác động nhanh đến môi trường, cộng đồng xã hội, dễ mở rộng quy mô sản xuất. diện tích và sản lượng lớn nên đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng tiêu dùng. ở nước ta, mô hình này đã được nghiên cứu và khởi xướng ở Vĩnh Phúc (2000 - 2003) từ đó lan ra khá nhiều địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Khánh Hoà…) tỏ ra thích hợp và có hiệu quả.
Sở Khoa học Công nghệ và MT Hà Nội cùng với các nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn có liên quan đã xây dựng được gần 30 quy trình sản xuất RAT. Tất cả các quy trình này đều trồng trên đất, sản xuất thủ công, năng suất còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, còn dự nhiều vào sức người… chưa phải là quy trình sản xuất RAT theo kiểu công nghiệp.
Hà Nội có 5600 ha RAT ở 40 xã phường, tăng 2100 ha so với năm 2005, dự kiến dến năm 2010 diện tích RAT tăng hơn 8000 ha (Linh Lan, Xuân Long, 2007)[20]
Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch diện tích rau an toàn 2100 ha chủ yếu ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Củ Chi và Thủ Đức, trong đó vùng RAT được UBND thành phố công nhận 650 ha. Lượng rau này đáp ứng 30% nhu cầu thị trường (chủ yếu cung cấp cho nhà hàng, khách sạn).
Đà Lạt, một thành phố trên cao nguyên hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi để cây trồng cho năng suất cao. Dự kiến đến năm 2010 của thành phố có 18 - 20 nghìn ha trồng rau hoa, sản lượng rau đạt 400 - 500 nghìn tấn trong đó rau sạch chiếm 30 - 50% (Nguyễn Văn Liết, 2005)[21]
* Sản xuất rau hữu cơ
rau được sản xuất trong một nông trại hữu cơ theo phương pháp hữu cơ. ở đây đất trồng, nguồn nước tưới không tồn dư phân hoá học các hoá chất BVTV, kim loại nặng… sử dụng các chất hữu cơ, chế phẩm sinh học, kẻ thù tự nhiên để làm phân bón và phòng trừ dịch hại. Hiện nay được ứng dụng chưa nhiều chủ yếu ở các nước phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan nhưng diện tích cũng chưa lớn.
Ưu điểm: độ an toàn thực phẩm cao, người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng, nếu sản xuất đúng tiêu chuẩn thì có thể xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.
Nhược điểm: phương pháp sản xuất rất khó khăn, vốn đầu tư cao, năng suất thấp, giá thành sản xuất rất cao nên người tiêu dùng khó chấp nhận đặc biệt với mức sống hiện tại của người dân nước ta. Ngoài ra, ở nước ta phần lớn đất trồng rau và nước mặt đều bị ô nhiễm theo các mức khác nhau, thời tiết khắc nghiệt, dịch hại nhiều nên sản xuất rau hữu cơ càng khó khăn, hầu như khó áp dụng thành công.
Một quy trình sản xuất rau sạch đầu tiên được Hội đồng Khoa học Công nghệ cấp nhà nước nghiệm thu tại Đà Lạt, là quy trình sản xuất rau sạch đầu tiên ở Việt Nam được FAO công nhận, Tổ chức rau quả EUREPGAP (cộng đồng các nước châu Âu) đăng làm thủ tục công nhận rau hữu cơ sinh học giá trị cao của Gorden Garden đạt tiêu chuẩn EU có thể gia nhập thị trường châu Âu. Đến nay Gorden Garden đăng sản xuất 80 chủng loại rau đều đặn cung cấp cho nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang… bước đầu xuất khẩu sang Đan Mạch. (Lâm Viên, 2005) [54]
* Sản xuất rau an toàn (RAT) bằng công nghệ cao không dùng đất
Đầu thế kỷ 19 với học thuyết phân bón của Liebig đã mở ra cho nghiên cứu khoa học nguyên lý dinh dưỡng thực vật. Thế kỷ 19 cũng được xem như là thế kỷ hoàn thành về cơ bản lý luận dinh dưỡng của cây trồng. Những công trình nghiên cứu của Timiriazev, những phát hiện của Paulin và Knop về môi trường nhân tạo, phát triển của Guedroitz về dung tích hấp thu và trao đổi ion, phát hiện của Maze và Gabriel Bertrand về nguyên tố vi lượng làm dinh dưỡng thực vật phong phú thêm. Bằng sự phát triển kỹ nghệ trồng cây không cần đất, những thành tựu của thế kỷ 19 trước càng được khẳng định. Cùng với tiến bộ của tin học mơ ước của loài người- công nghệ hoá sản xuất nông nghiệp chắc chắn sẽ thực hiện được (Nguyễn Như Hà, 2006)[13].
Sản xuất RAT bằng công nghệ không dùng đất là phương pháp không dựa vào đất làm môi trường mọc rễ, bao gồm phương pháp: trồng rau trong dung dịch và trồng trên các giá thể khác nhau. Trồng trong dung dịch chỉ sử dụng dung dịch dinh dưỡng không cần giá thể bao gồm: hệ thống Hydropnic nổi, hệ thống trồng trong dung dịch sâu (hệ thống Gericke) có hồi lưu và không có hồi lưu, kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng và phun mù dinh dưỡng NFT, trồng cây trong len đá.
Trồng rau trên các giá thể là sử dụng các giá thể rắn giúp rễ cây cư trú vững chắc và được cung cấp dung dịch dinh dưỡng qua hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, bán tự động hoặc tưới thủ công.
Ưu điểm của phương pháp này là:
Quản lý được lượng nước tưới, phân bón, pH phù hợp với mỗi loại cây trồng và của từng thời kỳ của cây, tiết kiệm phân bón và nước tưới.
Trồng trong nhà lưới, trồng trên các giá thể nên quản lý được dịch hại tốt hơn, chủ động được thời vụ trồng, trồng tốt trong điều kiện trái vụ do có thể điều khiển được môi trường trong nhà trồng, không cần hoặc sử dụng rất ít hoá chất BVTV.
Có thể áp dụng tốt ở những vùng đất khô cằn, đất không có khả năng canh tác, hoặc bị ô nhiễm. Giảm được nhiều công lao động đặc biệt ở những nước có nguồn lao động cho nông nghiệp thấp.
Vẫn đảm bảo được năng suất cao và chất lượng tốt, sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Nhưng chi phí đầu tư ban đầu cao, yêu cầu về trình độ chuyên môn cao hơn, giá thành sản xuất cao hơn sản xuất truyền thống. ở các nước nhiệt đới chi phí nhiều và rất khó khăn cho việc làm giảm nhiệt độ, còn các nước ôn đới lại chi phí cao cho việc tăng nhiệt.
Dựa vào ưu, nhược điểm của các phương pháp trên chúng tôi lựa chọn phương pháp sản xuất RAT không dùng đất trong các nghiên cứu của mình.
2.11 Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên thế giới và ở Việt Nam
2.11.1 Kỹ thuật trồng cây không dùng đất trên thế giới
Kỹ thuật trồng cây không dùng đất là phương pháp mới đưa vào nước ta khoảng hơn 10 năm gần đây nhưng trên thế giới nó đã ra đời và áp dụng ngay từ những năm đầu của thế kỷ trước. Sau khi hệ thống cây trồng không dùng đất của Gerick ra đời năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu và triển khai kỹ thuật này trên quy mô sản xuất thương mại đặc biệt là các nước phát triển. Từ hệ thống trồng cây chi phí thấp dùng các giá thể sẵn có trong tự nhiên và sử dụng tưới thủ công, cho tưới các hệ thống hiện đại theo kiểu công nghiệp như dùng các giá thể trơ, sử dụng hệ thống điều khiển tự động về pha chế dinh dưỡng, điều khiển chế độ nhiệt, ánh sáng, không khí, lượng nước tưới…
Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên do Knop pha chế vào giữa thế kỷ 19 lúc đầu chỉ gồm 6 loại muối vô cơ, trong đó có chứa các nguyên tố đa lượng và trung lượng nhưng không có các chất vi lượng. Sau đó rất nhiều loại dung dịch dinh dưỡng được đề xuất như dung dịch của Amon, Olsen, Sinsadze…
Theo Yu (1993)[74], Asao (1998)[57] thêm than hoạt tính vào dung dịch dinh dưỡng làm tăng đáng kể hàm lượng chất khô và năng suất cà chua, dưa chuột. Tác giả Ho và Adam cho thấy năng suất cà chua trồng bằng thuỷ canh tăng hơn nhiều so với địa canh và chất lượng cũng được cải thiện [65]
Carbonell và cs (1994)[58] qua các nghiên cứu của mình nhận xét có Asen trong dung dịch dinh dưỡng làm tăng sự hấp thu Fe và giảm sự hấp thụ B, Cu, Mn, Zn. Mỗi loại cây có ngưỡng pH nhất định, nếu pH quá thấp hoặc quá cao có thể gây hại trực tiếp đến hệ rễ, ngoài ra nếu pH cao sẽ gây kết tủa các muối Fe2+, Mn2+, PO43-, Ca2+, Mg2+. Nếu thiếu một trong những nguyên tố trên gây nên những triệu chứng thiếu chất cho cây.
Sử dụng các dạng đạm, các tỷ lệ đạm khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng thuỷ canh. Elia và cs (1997) khẳng định dung dịch trồng cây cà tím cần tỷ lệ NH4+/NO3- là 3/7 cho kết quả tốt nhất[760]. Theo He (1999) cho rằng ở vụ Đông khi tăng NO3- trong dung dịch dinh dưỡng không làm tăng sự hút NO3- của cây[63]
Từ đầu thế kỷ 18, thế giới đã biết đến vườn treo Babylon là kỳ quan thế giới nhờ sử dụng kỹ thuật trồng cây không dùng đất.
Sau thế chiến thứ 2, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là rau quả tươi, Mỹ đã xây dựng một cơ sở ở Nhật Bản để sản xuất rau trong đó khoảng 120 ha trồng rau ăn quả và ăn lá bằng kỹ thuật thuỷ canh cung cấp cho quân đội Mỹ. Hiện tại Mỹ cũng là một trong số quốc gia đứng đầu về kỹ thuật cũng như diện tích trồng rau công nghệ cao. Mỹ còn sử dụng kỹ thuật này để trồng nhiều loại hoa như lay ơn, cúc, cảm chướng…
Hà Lan là nước phát triển công nghệ trồng cây không dùng đất mạnh nhất thế giới. Roordvan Eysinga thuộc trạm Nghiên cứu và Thực nghiệm trồng cây trong nhà kính cho biết một số điển hình nhà vườn trồng cà chua bằng kỹ thuật len đá ở đây. Vườn của Pood, Burgeneg1, Maasland diện tích khoảng 5,2 ha chuyên sản xuất cà chua, năng suất 35 kg/m2 (1984); vườn của Roxenburs và Son, Blockwea 1, Pisnake có diện tích 0,84 ha trồng cà chua và còn rất nhiều nhà vườn khác cũng rất thành công trên các cây trồng khác như dưa chuột, ớt đặc biệt là các loại hoa… tổng diện tích trồng rau không dùng đất hiện nay có khoảng trên 3200 ha.
Theo Lê Đình Lương (1995) năm 1991 riêng Bắc Âu có hơn 4.000 ha rau trồng trong thuỷ canh, Hà Lan có tới 3.600 ha, Nam Phi có 400 ha, Pháp, Anh, Italia, Đài Loan mỗi nước cũng có hàng trăm ha cây trồng trong dung dịch [25]
Ixraen cũng áp dụng tiến bộ này khá thành công, nước này chủ yếu sản xuất rau vào mùa đông và thời điểm khan hiếm rau, hoa ở phương bắc.
Canada năm 1999 đã có 3.810 nhà Green House với 14,7 triệu m2 nhà kính, 4,4 triệu m2 nhà plastic và hơn 10 triệu m2 nhà Green House, Năm 2003 diện tích trồng rau trong nhà Green House 552 ha tăng 24 ha so với năm 1999 chủ yếu là tăng diện tích trồng cà chua.
Tại Đài Loan kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được áp dụng rộng rãi và thường trồng cho các loại rau, dưa. ở đây chủ yếu sử dụng hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn của AVRDC. Theo Hideo Imai (1986) cho biết ớt ngọt, cà chua trồng trong hệ thống này cho quả rất to và dưa chuột có thể trồng tốt trong mùa Hè [64]
2.11.2 Kỹ thuật trồng cây không dùng đất của Việt Nam
Nước ta công nghệ trồng cây không dùng đất vẫn còn khá mới mẻ, một số tỉnh, thành phố, một số cơ quan, viện nghiên cứu mới đưa vào thử nghệm nhưng bước đầu khá thành công và được dư luận xã hội hưởng ứng
Kỹ thuật thuỷ canh Hydroponics là tiến bộ được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu á (AVRDC) nghiên cứu và chuyển giao. Từ đầu năm 1993, GS. Lê Đình Lương (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với tổ chức R&D Hồng Kông tiến hành nghiên cứu toàn diện về các yếu tố kinh tế, kỹ thuật để áp dụng trong điều kiện Việt Nam
Vũ Quang Sáng và Phạm Ngọc Thạch (1999) khi nghiên cứu “ảnh hưởng của một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau khoai lang, xà lách vụ Thu - Đông 1997” nhận xét có thể chủ động tự phá chế dung dịch mà không cần phải điều chỉnh pH và bổ xung dinh duỡng. Trồng cây trong dung dịch tự pha chế cho năng suất, chất lượng tương đương so với khi trồng trong dung dịch nhập của AVRDC mà lại cho giá thành hạ hơn 57 - 60% [35]. Vũ Quang Sáng (2000) nghiên cứu cải tiến dung dịch của FAO, Knop bằng cách bổ sung vi lượng đối với cà chua trồng thuỷ canh cho thấy có thể chủ động pha chế dung dịch trồng cà chua mà không cần điều chỉnh pH mà chỉ cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng khi cây ra hoa. Năng suất, chất lượng quả cà chua khi trồng trong 2 loại dung dịch này tốt, giá thành sản xuất hạ hơn so với sử dung dung dịch của AVRDC [36]
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) nghiên cứu một số dung dịch dinh dưỡng trồng cải xanh và cà chua bằng kỹ thuật thuỷ canh cho thấy cả 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đều cho năng suất cải xanh thấp hơn dung dịch nhập từ Đài Loan, nhưng 4 trong 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đó có năng suất cà chua cao hơn. Đặc biệt dung dịch Knop có bổ xung vi lượng và bột sắt cho năng suất cà chua đạt 5,67 kg/m2 vượt 82,37% so với dung dịch dinh dưỡng nhập từ Đài Loan [40]
Từ năm 2003, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành đề tài cấp nhà nước do PGS.TS. Hồ Hữu An làm chủ nhiệm, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ sản xuất RAT không dùng đất. Các thiết bị, kỹ thuật ở đây cũng bắt nguồn từ nước ngoài nhưng đã có nhiều cải tiến làm giảm giá thành trong sản xuất.[2]
Vụ Xuân - Hè năm 2004, Hồ Hữu An, Nguyễn Văn Phúc đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về các loại giá thể khác nhau (T, TR + D, D, M) ảnh hưởng đến cà chua trồng bằng công nghệ không dùng đất cho thấy các loại giá thể hầu như không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Các tác giả cũng chọn được giống quả bi là Rubi, nhóm quả lớn là TN129, P375 cho năng suất khá cao thích ứng được với kỹ thuật trồng mới này[33].
Cũng trong vụ Xuân - Hè 2004, Hồ Hữu An cùng với cs cũng thành công trên cây xà lách trồng trong dung dịch, nhiều giống cho năng suất, chất lượng cao như TN591, Xoăn, Redrapid, trong đó giống Redrapid lá có màu tím rất được ưa chuộng (Nguyễn Hiểu Biết, Bùi Thu Trang, 2004)[4]
Một số hình ảnh các loại rau ăn lá, ăn quả và rau thơm trồng bằng công nghệ không dùng đất (tác giả PGS.TS. Hồ Hữu An, 2005 - 2008
tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Hồ Hữu An, Nguyễn Văn Lung (2004) tiến hành các nghiên cứu tương tự trên dưa chuột khẳng định bằng kỹ thuật Hydroponic dưa chuột trồng cho hiệu quả kinh tế rất cao, đặc biệt ngoài năng suất và chất lượng cao còn cho quả có độ đồng đều rất lớn, những giống có triển vọng được chọn là Nov, Tit, Rom, Achi cho năng suất trên 2.000 kg/100m2/năm [24]
Năm 2005 Hồ Hữu An, Nguyễn Văn Linh đã thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt bán tự động cho Súp lơ xanh cũng cho kết quả rất khả quan [23]. Với công nghệ này Hồ Hữu An còn áp dụng rất thành công trên ớt ngọt, ớt cay, cải, dưa chuột bao tử, rau thơm… đặc biệt ngay trong điều kiện trái vụ của các cây trồng này.
Công ty Giống cây trồng Hà Nội đã xây dựng khu CNC rau quả với số vốn khoảng 24 tỷ đồng. Với diện tích khoảng 7,5 ha nhà lưới CNC, hệ thống tưới nhỏ giọt, các công nghệ nhập hoàn toàn từ Ixraen. Các quy trình kỹ thuật từ pha chế dinh dưỡng, chế độ tưới, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, pH, EC… đều được tự động hoá. Nơi đây áp dụng trồng chủ yếu là cà chua, dưa chuột, ớt.
Một số cơ sở như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau Quả Trung ương, Xí nghiệp dinh dưỡng Thăng Long- Hà Nội, Trường Trung cấp Nông nghiệp- Hà Nội, Trung tâm Giống Cây trồng Phú Thọ… cũng đang triển khai nghiên cứu, sản xuất RAT theo công nghệ này.
Hải Phòng cũng xây dựng khu CNC để sản xuất RAT theo kiểu công nghiệp, tại đây đã xây dựng khoảng 7.000m2 nhà kính hiện đại nhập hoàn toàn từ Ixraen trồng cà chua, dưa chuột, xà lách (Phạm Ngọc Sơn, 2006) [39]
Năm 2002, Bắc Ninh triển khai dự án “áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rau, hoa chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp”, đầu tư lắp đặt nhiều trang thiết bị hi._.
0,000
0,02
1
0,000
An toàn
Phòng thí nghiệm JICA, Khoa Tài Nguyên và MT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Qua kết quả này cho thấy hàm lượng Chì và Cadimi trong sản phẩm cà chua trồng ở vụ Đông và vụ Xuân - Hè rất thấp hoặc chưa phát hiện. Tất cả các giống thí nghiệm có tích luỹ hàm lượng Chì và Cadimi rất nhỏ, đều dưới ngưỡng quy định an toàn của FAO, WHO và Việt Nam. Mức chênh lệch giữa các giống, trong 2 thời vụ cũng không đáng kể.
Như vậy có thể kết luận khả năng tích luỹ KLN của các giống khác nhau không nhiều, thời vụ ít ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ KLN của các giống thí nghiệm. Từ kết quả phân tích trên cho phép chúng tôi kết luận sản phẩm cà chua tạo ra bằng công nghệ không dùng đất đảm bảo độ an toàn về chỉ tiêu kim loại nặng theo quy định của FAO, WHO và của Nhà nước Việt Nam.
Bảng 4.28. Chỉ tiêu an toàn về Vi sinh vật có hại của một số giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008
Giống
Vi sinh vật có hại
Kết luận
Salmonella, tế bào/25g
E.Coli, tế bào/g
1. Vụ Đông, 2007
* Cà chua quả lớn
Số 0136
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
Số 0164
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
* Cà chua bi
Kim Ngọc
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
TQ1
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
2. Vụ Xuân- Hè, 2008
* Cà chua quả lớn
Số 0164
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
TN002
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
* Cà chua bi
TQ1
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
Thuý Hồng
Không phát hiện
Không phát hiện
An toàn
Phòng thí nghiệm JICA, Khoa Tài Nguyên và MT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
* Khi phân tích một số mẫu quả cà chua trong thí nghiệm của mình chúng tôi khẳng định vi sinh vật có hại như E.Coli và Salmonella không phát hiện trong sản phẩm cà chua ở cả 2 thời vụ trồng (xem bảng 4.28). Kết quả này cho phép chúng tôi kết luận trồng cà chua bằng kỹ thuật không dùng đất cho sản phẩm đảm bảo độ an toàn về vi sinh vật có hại theo tiêu chuẩn của FAO, WHO và của Việt Nam.
Trong thí nghiệm của mình chúng tôi hạn chế rất tốt tác hại của sâu bệnh hại, nên chỉ sử dụng một lượng nhỏ thuốc BVTV được phép dùng cho rau trong nhà lưới ở giai đoạn cây còn nhỏ chưa ra hoa, đậu quả, nên đảm bảo thời gian cách li tốt. Có thể kết luận sản phẩm đảm bảo độ an toàn về dư lượng hoá chất BVTV.
4.11 Mối tương quan giữa một số tính trạng với năng suất của các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân- Hè, 2007- 2008
Dựa vào hệ số tương quan có thể biết mối quan hệ đó chặt hay không và tương quan nghịch hay thuận. Với quy tắc nếu hệ số tương quan dương (R >0) thể hiện mối quan hệ thuận và nếu hệ số này gần 1 (|R| >0,75) kết luận mối tương quan chặt và ngược lại. Chúng tôi theo dõi mối tương quan giữa đặc điểm sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, các yếu tố tạo thành năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng với năng suất. Kết quả được trình bày trên bảng 4.29.
- Mối tương quan giữa năng suất và thời gian sinh trưởng của các nhóm giống trong cả 2 thời vụ trồng có tương quan chặt và tương quan thuận, được chứng minh bằng hệ số tương quan dương từ 0,83 - 0,97 (> 0,75). Như vậy những giống có thời gian sinh trưởng dài sẽ cho năng suất cao.
- Hệ số tương quan giữa số lá và chiều cao cây với năng suất của các giống thí nghiệm dương, trong đó nhóm quả lớn R = 0,94 và 0,95 (vụ Đông), R = 0,27 và 0,53 (vụ Xuân - Hè); nhóm cà chua bi có hệ số tương quan này từ 0,32 đến 0,64. Như vậy, mối tương quan giữa số lá và chiều cao cây với năng suất của các giống thí nghiệm trong 2 thời vụ trồng có mối tương quan thuận, tuy nhiên chỉ có nhóm quả lớn trong vụ Đông mối quan hệ này mới chặt. Kết luận rằng khi tăng chiều cao cây hay tăng số lá thì năng suất cũng tăng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến năng suất của các giống và trong các thời vụ cũng khác nhau.
Bảng 4.29. Mối tương quan giữa một số tính trạng và năng suất các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008
Chỉ tiêu
Hệ số tương quan R
Vụ Đông, 2007
Vụ Xuân - Hè, 2008
Nhóm quả lớn
Nhóm quả bi
Nhóm quả lớn
Nhóm quả bi
NS - TGST
0,87
0,97
0,87
0,83
NS - Chiều cao cây
0,95
0,32
0,53
0,42
NS - Số lá
0,94
0,41
0,27
0,64
NS - Tỷ lệ đậu quả
0,97
0,85
0,76
0,76
NS - Số chùm quả/cây
0,89
0,97
0,90
0,97
NS - Số quả/cây
0,86
0,90
0,90
0,78
NS - G/quả
0,34
0,15
0,44
0,18
NS - Độ dày thịt quả
0,58
0,33
0,47
0,05
NS - % Thịt quả
0,28
0,51
0,52
0,47
NS - % Chất khô
0,61
0,62
0,62
0,59
NS - Độ Brix
0,12
0,32
0,23
0,21
- Quan hệ giữa các yếu tố tạo thành năng suất (tỷ lệ đậu quả, số chùm quả/cây, số quả/cây) với năng suất rất chặt và thuận, thể hiện ở hệ số tương quan dương từ 0,76 đến 0,97 (> 0,75). Khẳng định khi các yếu tố này tăng thì năng suất cũng cao hơn, điều này luôn đúng trong tất cả các giống thí nghiệm trồng ở cả 2 thời vụ.
- Riêng hệ số tương quan giữa khối lượng trung bình quả và năng suất của nhóm quả lớn R = 0,34 (vụ Đông) và R = 0,44 trong vụ Xuân - Hè trong khi nhóm quả bi có hệ số tương quan trong vụ Đông là 0,15 và R = 0,18 trong vụ Xuân - Hè. Các hệ số này chứng minh mối quan hệ giữa khối lượng trung bình quả và năng suất của các giống thuận nhưng không chặt, đồng nghĩa khi tăng khối lượng trung bình quả thì cũng có thể làm tăng năng suất, nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều. Hệ số tương quan của nhóm quả lớn cao hơn nhóm cà chua bi thể hiện mức ảnh hưởng lớn hơn và hệ số trong vụ Xuân - Hè cao hơn vụ Đông nên mức ảnh hưởng đến năng suất cũng sẽ mạnh hơn.
- Tất cả hệ số tương quan của các chỉ tiêu chất lượng với năng suất đều dương nhưng nhỏ hơn 0,75 (các hệ số này có kết quả từ 0,12 đến 0,62), như vậy thể hiện mối tương quan thuận nhưng không chặt. Điều đó cho phép chúng tôi kết luận rằng khi năng suất tăng không làm giảm chất lượng.
Như vây, dựa vào hệ số tương quan để hiểu rõ hơn về mối quan hệ của các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển với năng suất cũng như giữa năng suất và chất lượng. Từ đó, làm cơ sở ứng dụng hiệu quả hơn các kỹ thuật tác động đến từng thời kỳ của cây, với mục đích tăng năng suất nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.
4.12 Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng bằng kỹ thuật không dùng đất vụ Đông và Xuân- Hè, 2007- 2008
Hiệu quả kinh tế là mục đích lớn của người trồng trọt. Dưới đây là những kết quả sơ bộ ban đầu trên 100 m2/vụ được tính toán theo phương pháp thông dụng hiện nay. Tổng chi là phần chi phí các vật tư thiết bị đã được tính khấu hao, phần chi phí giống, dung dịch và công lao động… Tổng thu được tính dựa trên năng suất của mỗi giống và giá bán tại thời điểm đó. Từ đây ta tính được giá sản xuất và lãi thuần. Qua bảng 4.30 và 4.31 cho thấy:
Bảng 4.30. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Đông, 2007
Giống
Tổng chi, triệu/ 100m2
Năng suất, kg/100m2
Giá bán đ/kg
Tổng thu, triệu/ 100m2
Giá sản xuất, đ/kg
Lãi thuần, triệu/ 100m2
% so với đối chứng
* Cà chua quả lớn
Số 0136
2,822
970,0
8.000
7,760
2.910
4,938
240,9
Số 0137
2,822
897,5
8.000
7,180
3.140
4,358
212,6
Số 0164
2,822
1010,0
8.000
8,080
2.790
5,258
256,5
Số 0165
2,822
851,0
8.000
6,808
3.320
3,986
194,4
TN002
2,822
765,9
8.000
6,127
3.680
3,305
161,2
TN148
2,822
937,5
8.000
7,500
3.010
4,678
228,2
BM036
2,822
483,5
8.000
3,868
5.840
1,046
51,0
F1NH
2,822
427,2
8.000
3,418
6.610
0,596
29,1
P375(đ/c)
2,822
609,0
8.000
4,872
4.630
2,050
100,0
* Cà chua bi
Kim ngọc
2,822
548,1
12.000
6,577
5.150
3,755
158,1
Kim châu
2,822
478,2
12.000
5,738
5.900
2,916
122,8
TQ1
2,822
579,2
12.000
6,950
4.870
4,128
173,8
Châu lệ
2,822
379,9
12.000
4,559
7.430
1,737
73,1
Thuý hồng(đ/c)
2,822
433,1
12.000
5,197
6.520
2,375
100,0
* Tổng chi trong vụ Đông là 2,822 triệu/100m2 và trong vụ Xuân - Hè khoảng 2,7 triệu/100m2, do vụ Xuân - Hè thời gian từ khi trồng đến kết thúc thu hoạch ngắn hơn trong vụ Đông (khoảng 40 - 50 ngày) nên chi phí cũng thấp hơn.
* Tại thời điểm đó chúng tôi bán được sản phẩm với các giá cà chua vụ Đông là 8000đ/kg cho quả lớn, 12000đ/kg quả cà chua bi và vụ Xuân - Hè có giá 10000đ/kg quả lớn, 15000đ/kg quả bi, đây là giá khách hàng đến mua tại vườn vẫn còn rất thấp với giá chúng tôi chào bán trong siêu thị mà được khách hàng chấp nhận.
Bảng 4.31. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008
Giống
Tổng chi, triệu/ 100m2
Năng suất, kg/100m2
Giá bán đ/kg
Tổng thu, triệu/ 100m2
Giá sản xuất, đ/kg
Lãi thuần, triệu/ 100m2
% so với đối chứng
* Cà chua quả lớn
Số 0136
2,702
621,5
10.000
6,215
4.350
3,513
127,8
Số 0137
2,702
638,9
10.000
6,389
4.230
3,687
134,1
Số 0164
2,702
763,4
10.000
7,634
3.540
4,932
179,4
Số 0165
2,702
634,8
10.000
6,348
4.260
3,646
132,6
TN002
2,702
792,7
10.000
7,927
3.410
5,225
190,0
TN148
2,702
564,3
10.000
5,643
4.790
2,941
106,9
BM036
2,702
408,1
10.000
4,081
6.620
1,379
50,2
F1NH
2,702
460,2
10.000
4,602
5.870
1,900
69,1
P375(đ/c)
2,702
545,1
10.000
5,451
4.960
2,749
100,0
* Cà chua bi
Kim ngọc
2,702
359,9
15.000
5,399
7.510
2,697
73,5
Kim châu
2,702
380,1
15.000
5,702
7.110
3,000
81,7
TQ1
2,702
489,8
15.000
7,347
5.520
4,645
126,6
Châu lệ
2,702
353,6
15.000
5,304
7.640
2,602
70,9
Thuý hồng(đ/c)
2,702
424,8
15.000
6,372
6.360
3,670
100,0
* Giá sản xuất là phần chi phí để tạo ra 1 kg sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào tổng chi và năng suất của giống đó. Nếu giá thành bán được càng cao hơn giá sản xuất thì lợi nhuận càng lớn. Trong mô hình này do chi phí khấu hao tài sản cố định lớn, với những giống có năng suất thấp thì giá sản xuất tương đối cao, để giảm giá sản xuất nên làm giảm chi phí như sử dụng hệ thống nhà lưới đơn giản hơn, chọn những giống có khả năng cho năng suất cao... Số liệu trên bảng 4.30 và 4.31 thể hiện giá sản xuất của các giống quả lớn trong vụ Đông từ 2700 - 6600 đ/kg, giá sản xuất thấp nhất là các giống số 0136, số 0164 và TN148 (2700- 3000 đ/kg), cao nhất là 2 giống BM036, F1NH (5800 - 6600 đ/kg) cũng là 2 giống có năng suất thấp nhất, đối chứng P375 mất 4630 đồng để tạo ra 1 kg quả. Trong khi để tạo ra 1 kg cà chua bi trong vụ này chi phí hết 4800 - 7400 đồng, chi phí cao nhất ở giống Châu lệ, thấp nhất là TQ1, các giống còn lại chi phí 5000 - 6500đ/kg
Mặt khác, khi trồng cà chua trong vụ Xuân - Hè chi phí để tạo ra được 1 kg quả thường cao hơn vụ Đông (nhóm quả lớn 3400 - 6600 đồng và cà chua bi là 5500 - 7600 đồng). Giống số 0136, 0137, số 0165 trong vụ này phải chi 4200 - 4300 đ/kg (tăng 1000- 1400 đ/kg so với vụ Đông), TN148 và P375 chi hết 4700 - 4900 đ/kg, chi phí thấp nhất trong nhóm quả lớn là giống số 0164 và TN002 hết 3400 - 3500 đ/kg, cao nhất vẫn là F1NH, BM036 mất 5860 - 6620 đ/kg. ở dạng quả bi TQ1vẫn có chi phí thấp nhất 5520 đ/kg (tăng 700 đ/kg so với vụ Đông), sau đó đến đối chứng Thuý hồng 6360 đ/kg (giảm 200 đ/kg), 3 giống còn lại phải mất 7100 - 7600 đ/kg.
Như các phân tích trên kết luận giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau và chi phí sản xuất cũng khác nhau. Thời vụ ảnh hưởng đến 2 chỉ tiêu này, tuỳ và từng giống mức ảnh hưởng khác nhau.
* Nếu tất cả sản phẩm đều bán được với giá trên chúng tôi có thể thu được tổng thu và lãi thuần khá cao. Tuỳ theo từng giống và từng thời vụ mà thu đựơc khoảng 3- 8 triệu đồng/100m2/vụ Đông và 4 - 7 triệu đồng/100m2/vụ Xuân - Hè. Trong vụ Đông các giống số 0136, số 0137, số 0164, TN148 của nhóm quả lớn (7,1 - 8 triệu đồng/100m2/vụ) và Kim ngọc, TQ1 của nhóm quả bi (6,5 - 6,9 triệu đồng/100m2/vụ) cho tổng thu cao nhất. Khi trồng trong vụ Xuân - Hè nhóm quả lớn có số 0164, TN002 (7,6 - 7,9 triệu đồng/100m2/vụ), sau đó là số 0136, số 0137, số 0165 có tổng thu trên 6 triệu đồng/100m2/vụ. Nhóm quả bi có TQ1 được 7,3 triệu đồng/100m2/vụ và Thuý hồng được 6,3 triệu đồng/100m2/vụ là những giống có tổng thu cao nhất.
Biểu đồ 4.5. Lãi thuần của mô hình trồng cà chua quả lớn không dùng đất
vụ Đông và Xuân - Hè, 2007- 2008
Biểu đồ 4.6. Lãi thuần của mô hình trồng cà chua bi không dùng đất
vụ Đông và Xuân - Hè, 2007- 2008
* Quan sát trên biểu đồ 4.5 và 4.6 cho thấy rằng tất cả các giống trong thí nghiệm và trong cả 2 thời vụ trồng đều có lãi, thấp nhất cũng 0,5 - 1 triệu đ/100m2/vụ như các giống F1NH, BM036 và Châu lệ. Rất nhiều giống có lãi cao 4 - 5 triệu đ/100m2/vụ như vụ Đông gồm số 0136, số 0164, TN148, TQ1, vụ Xuân - Hè có số 0164, TN002, TQ1… Thời vụ có ảnh hưởng không nhỏ đến lãi thuần của các giống nghiên cứu.
Nhóm quả lớn một số giống trong vụ Xuân - Hè có lãi thấp hơn vụ Đông như số 0136 từ 4,938 triệu đồng/100m2 giảm 1,4 triệu còn 3,5 triệu đồng/100m2 trong vụ Xuân - Hè, số 0137 giảm 0,7 triệu đồng/100m2, số 0164, số 0154 giảm 0,3 triệu đồng/100m2, và TN148 giảm 1,7 triệu đồng/100m2. Một số giống có lãi hơn là BM036 tăng 0,3 triệu đồng/100m2, P375 tăng 0,7 triệu đồng/100m2 và F1NH tăng được 1,4 triệu đồng/100m2. nhóm cà chua bi chỉ có Kim ngọc có lãi trong vụ Xuân - Hè kém hơn vụ Đông từ 3,7 triệu đồng/100m2 xuống 2,6 triệu đồng/100m2, các giống khác đều có lãi hơn từ 0,1 - 1,3 triệu đồng/100m2. Như vậy, bằng kỹ thuật trồng cà chua không dùng đất không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao trong vụ Đông mà còn rất thành công trong vụ Xuân - Hè. Điều này một lần nữa khẳng định lợi thế của mô hình trồng cà chua không dùng đất cho năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao.
* Khi so sánh lãi thuần của các giống thí nghiệm với giống đối chứng (kết quả trên bảng 4.30 và 4.31) cho thấy trong vụ Đông nhóm quả lớn có giống số 136, số 0137, số 0164 và TN148 đem lại lãi thuần cao hơn rất nhiều so với giống đối chứng P375 (212 - 256% so với đối chứng), chỉ có BM036 và F1NH kém hơn đối chứng (29 - 51% so với đối chứng). Cũng trong vụ này nhóm cà chua bi mức chênh lệch so với giống đối chứng ít hơn nhóm quả lớn. Các giống có lãi hơn đối chứng là Kim ngọc, Kim châu và TQ1 hơn 22 - 73%, và Châu lệ có lãi kém hơn đối chứng 27%.
Khi trồng ở vụ Xuân - Hè mức độ chênh lệch giữa các giống trong cùng một nhóm ít hơn vụ Đông. Nhóm quả lớn chỉ có giống số 0164 và TN002 có lãi vượt trội (hơn đối chứng 79 - 90%), 2 giống BM036 và F1NH vẫn kém hơn đối chứng (chỉ đạt 50 - 69% so với đối chứng), các giống còn lại chênh lệch với đối chứng không đáng kể. Nhóm cà chua bi chỉ có TQ1 hơn đối chứng 26,6%, các giống còn lại kém hơn giống đối chứng từ 19 - 30%.
Từ các phân tích trên chúng tôi lựa chọn một số giống có triển vọng phù hợp với công nghệ này như vụ Đông chọn số 0136, số 0164, TN148 và các giống cà chua bi là Kim ngọc và TQ1. Vụ Xuân - Hè chọn được số 0164, TN002 thuộc nhóm quả lớn và TQ1, Thuý hồng trong nhóm cà chua bi.
5. Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Trong vụ Đông và Xuân - Hè, nhiệt độ và ánh sáng trong nhà lưới tương đối thuận lợi cho cây con sinh trưởng (vụ Đông nhiệt độ 25 - 280C, cường độ ánh sáng 11000 - 12000lux và vụ Xuân - Hè nhiệt độ 12 - 200C và ánh sáng 6000 - 8000lux). Kết hợp với kỹ thuật gieo và chăm sóc cây con không dùng đất nên các loại sâu bệnh quan trọng (sâu Xám, bệnh lở cổ rễ…) không xuất hiện, tỷ lệ cây giống đưa ra trồng trong cả 2 vụ đạt tiêu chuẩn rất cao (> 93%).
2. Thời gian sinh trưởng của các giống ở 2 thời vụ có sự khác nhau rõ rệt. Song thời gian sinh trưởng của các giống trong vụ Xuân - Hè (107 - 121 ngày) thường ngắn hơn so với vụ Đông (137 - 160 ngày).
3. Trong tất cả các giống thí nghiệm chúng tôi phân lập ra được 2 loại hình sinh trưởng: vô hạn và bán hữu hạn. Các giống quả lớn thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn gồm 2 giống (số 0137, số 0165); các giống quả bi có TQ1 và Thuý hồng, các giống còn lại thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn.
4. Với kỹ thuật gieo, trồng trong nhà lưới không dùng đất cho cả 2 thời vụ đã hạn chế rất lớn đến các loại sâu, bệnh hại. Đặc biệt một số sâu, bệnh quan trọng đối với cà chua (sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, mốc sương, héo xanh) không xuất hiện, nên giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
5. Trong thời kỳ ra hoa và đậu quả nhiệt độ và ánh sáng vụ Đông (nhiệt độ 20 - 250C và cường độ ánh sáng 6 - 12 ngàn lux) thuận lợi hơn so với vụ Xuân - Hè ( nhiệt độ 30 - 350C, cường độ ánh sáng 8 -13 ngàn lux), nên tỷ lệ đậu quả vụ Đông (nhóm quả lớn 56,7 - 77,7% và nhóm cà chua bi 67,4- 74,4%) cao hơn vụ Xuân - Hè (nhóm quả lớn 51,7 - 72,3% và nhóm cà chua bi 54,3 - 73,1%).
6. Nhìn chung năng suất của các giống thuộc nhóm quả lớn và quả bi trong vụ Đông thường cao hơn so với vụ Xuân - Hè. Các giống quả lớn trong vụ Đông đạt năng suất cao nhất gồm 5 giống (số 0164, số 0136, số 0137, TN148 và số 0165) đạt 85,1 - 101 tấn/ha; vụ Xuân - Hè gồm 2 giống (TN002, số 0164) đạt 76,3 - 79,3 tấn/ha. Nhóm cà chua bi trong vụ Đông cho năng suất cao nhất gồm 3 giống (TQ1, Kim ngọc, Kim châu) đạt 47,8 - 57,9 tấn/ha và vụ Xuân - Hè có TQ1 đạt 49 tấn/ha (và cao hơn so với đối chứng).
7. Sản phẩm cà chua trong cả 2 thời vụ trồng được tạo ra bằng công nghệ không dùng đất đạt chất lượng khá cao thể hiện ở tỷ lệ chất khô 4,75 - 5,62%; độ Brix đạt 5,01 - 6,61%, đường tổng số 2,53 - 5,23% và vitaminC được 22,3 - 27,7 mg/100g (trong vụ Đông) và ở vụ Xuân - Hè là 4,53- 5,42% chất khô; độ Brix được 4,23 - 6,5%; hàm lượng đường tổng số 3,25 - 4,23% và vitaminC đạt 21,3- 25,7 mg/100g.
8. Bằng công nghệ trồng không dùng đất nên một số chỉ tiêu về độ an toàn (NO3-, các kim loại nặng) đều rất thấp so với quy định của FAO, WHO và Việt Nam, các vi sinh vật có hại (E.Coli, Salmonella) không phát hiện nên sản phẩm đảm bảo độ an toàn trong cả 2 thời vụ trồng.
9. Qua sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống thí nghiệm trồng bằng công nghệ không dùng đất đạt hiệu quả cao. Đối với vụ Đông nhóm quả lớn đạt 0,596 - 5,25 triệu/100m2, nhóm cà chua bi đạt 1,73- 4,12 triệu/100m2, đặc biệt là các giống số 0136, số 0137, số 0164, TN148, Kim ngọc và TQ1 (lãi được 3,75 - 5,25 triệu/100m2/vụ). Trong vụ Xuân - Hè nhóm quả lớn đạt 1,37- 5,22 triệu/100m2, và nhóm cà chua bi được 2,6 - 4,64 triệu/100m2, trong đó cao nhất là các giống số 0164, TN002 và TQ1 có lãi thuần 4,64 - 5,22 triệu/100m2/vụ.
Tóm lại, các giống có triển vọng phù hợp với công nghệ trồng cà chua không dùng đất: trong vụ Đông nhóm quả lớn gồm giống số 0136, số 0164, TN148 và TQ1, Kim Ngọc (nhóm cà chua bi); vụ Xuân - Hè nhóm quả lớn gồm giống số 0164, TN002 và nhóm cà chua bi là TQ1, Thuý hồng.
5.2 Đề nghị
1. Những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, cần có những nghiên cứu tiếp theo ở những thời vụ khác, để có những kết luận đầy đủ hơn.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu với những giống có triển vọng nêu trên để phát hiện thêm những ưu điểm của chúng phục vụ cho công tác chọn tạo giống, xác định thêm các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp cho từng giống.
Tài liệu tham khảo
A. Tài liệu tiếng Việt
Hồ Hữu An và cs (1996), “Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ 1994 - 1995, mã số B94 -11- 42. Hà Nội, tr 30- 32.
Hồ Hữu An và cs (2005), “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn không dùng đất kiểu công nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước (mã số KC.07.20), Bộ Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phạm Thị Ân (2006), “Nghiên cứu tuyển chọn các mẫu cà chua quả nhỏ phục vụ cho ăn tươi và chế biến trong điều điện vụ Xuân - Hè tại Gia Lâm”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Hiểu Biết, Bùi Thu Trang, Hồ Hữu An (2004) “Khảo sát một số giống Xà lách trồng không dùng đất vụ Xuân - Hè trong nhà lưới”, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Bính (2002), Chất độc học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc, NXB Khoa học Kỹ thuật.
Bộ Nông Nghiệp và PTNT (1998), Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập 1.
Bộ Văn Hoá, “Cà chua Kim Ngọc 1917: giống mới cho năng suất và chất lượng cao”, http:// www.rauhoaqua.vn.
Chu Văn Chuông (2004), “Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia Solanacearum) hại cà chua ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng chống”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tạ Thu Cúc, Hoàng Ngọc Châu, Nghiêm Thị Bích Hà (1993), “So sánh một số dòng giống cà chua dùng cho chế biến”, Kết quả nghiên cứu Khoa học, Khoa Trồng trọt - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 1992- 1993, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000, 2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 117-133.
Đường Hồng Dật (2003), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Lao động - Xã hội.
Trương Đích (1999), 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.175 - 188.
Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình phân bón cho cây trồng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nghiêm Thị Hằng, “Cà chua lai chất lượng cao HT144 - tác giả Nguyễn Hồng Minh”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 11, ngày 15/1/2008.
Lê Hân, “Trồng rau không cần đất”, Báo Nông thôn ngày nay, số 218, ngày 1/11/2004, tr.7.
Phạm Khắc Hiếu (1998), Độc tính học thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đặng Hiệp Hoà (2004), “Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cà chua trồng ttrong vụ đông và vụ Xuân - Hè trên đất Gia Lâm - Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Cheang Hong (2003), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón đến tồn dư NO3- và một số KLN trong rau trồng tại Hà Nội”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Jandonggao (2006), “Tiến bộ và công nghệ giống, Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh”,
Linh Lan, Xuân Long, “Rau an toàn có an toàn?”, Báo Lao động cuối tuần, số 18, ngày 13/5/2007.
Nguyễn Văn Liết (2005), “Phát triển vùng trồng rau, hoa xuất khẩu tại Đà Lạt- Lâm Đồng”, Báo cáo tham luận tại hội nghị hoạt động Khoa học và Công nghệ 5 năm (2001- 2005) và định hướng 2006 - 2010 các trường Đại học và Cao đẳng Nông - Lâm - Ngư - Y, Đại học Đà Lạt.
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (4/2008), “Đêm hội sáng tạo và lễ trao giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam giải thưởng WIPO năm 2007”, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
Nguyễn Văn Linh, Hồ Hữu An (2005), “Khảo sát một số giống súp lơ xanh trồng không dùng đất vụ Xuân - Hè trong nhà lưới”, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Lung, Hồ Hữu An (2004), “Khảo sát một số giống dưa chuột trồng không dùng đất vụ Xuân - Hè trong nhà lưới”, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Đình Lương (1995), Thuỷ canh R&D Hydroponics, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, tr. 5.
Nguyễn Anh Minh (1998), “Khảo sát một số mẫu giống cà chua anh đào vụ Đông - Xuân 1997”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư và cs (1999), “Giống cà chua MV1”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật và CNTP, số 7.
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư và cs (1999), “Giống cà chua HT7 và HT5”, Báo cáo giống khu vực hoá, Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT 4/2/1999.
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (2006), Giống cà chua HT21, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 4+5.
Vũ Thị Nga, Võ Thị Anh Tâm, Nguyễn Thị Hồng (2005), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau trong vùng chuyên canh rau tỉnh Bình Dương”, Hoạt động Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996), Giáo trình hoá BVTV, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.50.
Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (2001), Giáo trình sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.96-97.
Nguyễn Văn Phúc, Hồ Hữu An “Khảo sát một số giống cà chua trồng không dùng đất vụ Xuân - Hè trong nhà lưới”, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Sa, “Rau an toàn sao chưa thay thế rau truyền thống”, Báo Vietnnamnet, 16/6/2004.
Vũ Quang Sáng và Phạm Ngọc Thạch (1999), “ảnh hưởng của một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau khoai lang, xà lách vụ Thu - Đông 1997”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Rau hoa quả, Viện Nghiên cứu Rau Quả, số 1, tháng 3/1999, tr.26- 28.
Vũ Quang Sáng (2000), “ Nghiên cứu ảnh hhưởng của một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua VR2 và XH2” Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, số 7, tr. 323- 325.
Sở KH và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, “DV2962- giống cà chua chịu nhiệt và kháng bệnh virut”, Cổng thông tin khoa học điện tử, http//vndgkktnn.vitnamgateway.org.
Minh Sơn (2004), “Tưới cây bằng nước thải - có thể nhưng hãy dè chừng”, Báo Khoa học và Đời sống, Thứ 2 ngày 30/8/2004, tr 5.
Phạm Ngọc Sơn (2006), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh, khí canh trong sản xuất rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dịch khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của một số cây rau, quả trong kỹ thuật thuỷ canh”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Trịnh Thị Thanh (2000), Độc học môi trường và sức khoẻ con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngô Gia Thành (2000), “Nghiên cứu hàm lượng 3 KLN (Hg, Cd, Pb) có trong thịt lợn ở một số vùng thuộc đồng bằng Bắc bộ”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Mai Như Thắng(2003), “Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số mẫu giống cà chua trồng trong vụ Xuân - Hè tại Gia Lâm- Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Dương Kim Thoa (2005), “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua phục vụ chế biến vụ Thu - Đông và Xuân - Hè tại Gia Lâm - Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi (2007), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến”, Tạp chí Nông Nghiệp và PTNN, số 3, 4.
Trần Khắc Thi (1998), “Hướng nghiên cứu phát triển cà chua trong những năm tới”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Rau - Hoa - Quả, Viện Nghiên cứu Rau Quả, số 3, năm 1998, tr .3 - 4.
Nguyễn Thị Thìn (dịch, 2001), Chất độc trong thực phẩm, NXB Khoa học Kỹ thuật
Kiều Thị Thư (1998), “Nghiên cứu khả năng chịu nóng của tập đoàn công tác cà chua và ứng dụng trong chọn tạo giống trồng trái vụ”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Vũ Thị Tình (1998), “Giống cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Rau- Hoa- Quả, Viện Nghiên cứu Rau Quả, số 3, tháng 9/1998, tr. 10 - 11.
Vũ Thị Tình, Lê Thị Thuỷ (2002), “Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua XH-5”, Kết quả NCKHCN về Rau- Hoa- Quả giai đoạn 2000- 2002, NXB Nông nghiệp, tr. 11- 20.
Lê Văn Tri (2003), Rau hoa quả chữa bệnh, NXB Y Học, tr.97.
Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia (2006), “Cà chua trái vụ ở Thượng Đạt cho hiệu quả cao”, http//www.khuyennongvn.gov.vn.
VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam, Chương trình Khoa học và Công nghệ, Phát sóng ngày 29/5/2008.
Lâm Viên (2005), “Nâng cấp rau Đà Lạt”,
Vy Vy, “Công nghệ thuỷ canh- rau độc hại”, Báo Sài Gòn Tiếp thị, Thứ sáu, 22/6/2007.
B. Tài liệu tiếng Anh
Abdul Baki A.A, J.R. Stommel (1995), “Pollen viability and fruit set of tomato genotypes under optimum and temperature regimes”, Hort Science: a Publication of the American society for Horticultural science (USA) V.30, N1, p.115 - 117.
A Sao T, Umeyama M, Ohta K, Hosoki T (1998), “Decrease of yiele of cucumber bynon- renewal of the nutrient hydroponics sodium and its reversal by supplementation of activated charcoal” Journal of the Japannes socicty for horticultural science, p.99 - 105.
Carbonell A, Burlo F, Mataix J (1994), “Effect of arsenate on the concentration of micro - nutrients in tomato plants grow in hydroponics culture”, Journal- of plant- nutrient USA, p.1987 - 1903.
Chu Jinping(1994), “Processing tomato variety trial”,ARC- AVRDC Training report, p.68 - 76.
Elia E, Conversa G, Serio F and Santamaria P (1997), “Response of egg plant to NH4+, NO3- ration”, Proceedings of the 9th International congress on Soiless culture, ISOSC, Nether land, p.167 - 168.
Grierson D and Kader A.A(1986), “Fruit ripening and quality in the tomato crops”, Chapman and Hall Ltd, London, p.241 - 280.
grodzinxki A.M & grodzinxki D.M (1981), Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật, (Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Đình Huyên dịch), NXB KH và KT Hà Nội, tr.27 - 47.
He Y.Q, Terabayasshi, Asaka T, Namiki T (1990), “Effect of vetricted supply of nitrate on fruit grown and nutrient concentration in the petiole sap of tomato cultured hydroponicaly: Journal of plant nutrition”, p.799 - 811.
Hideo Imai (1996) “AVRDC Non- circeulating Hydroponics system”, Hydro farm horticultural products.
Ho L.c, Adams P, “Nutrient up take and distribution in realationto crop quality”, Acts Horticulture Home, p.85 - 86.
Kang Gao Giang(1994), “The comparison of table tomato varieties”, ARC- AVRDC Training report, p.95- 99.
Opena.R.T, S.K.Green, N.S.Talekar and J.T.Chen (1989), “Genetic improvement of tomato adptability to the tropics: progess and future prospects”, Proceedings of the international symposium on intergrated management practices, AVDRC, Shahua, Tainan, Taiwan, p.70 - 85.
S&G Seeds Co.Ltd (1998), Vegetable seeds Holland, p.36 - 39.
Singh j.h and Checma D.S (1989), “Present status of tomato and pepper production in the tropics”, AVRDC, 12/1989, p.352 - 417.
Technisem (1992), Tomato, France Nouveautes.
Tiwari R.N and Choudhury B (1993), Solannaceous Crops. Vegetable Crops, Naya Prokash Publisher, India, p.224 - 267.
Wangdi C.P(1992), “Cherry tomato variety trial”, ARC- AVRDC Training report, p.47 - 51.
Waston B (1996), Heiloom vegetables, Houghton Miffin Compamny, Boston, New York, p.49 - 51.
Yu J.Q, Lee.K.S, Malsui Y(1993), “Effeet of the addition of activated- char coal to the nutrient solution on the grown of tomato in hydroponics culture”, Soil science and plant nutrient, p.13 - 22.
Zhu Guo Peng(1995), “Cherry tomato variety trial”, ARC- AVRDC Training report, p.67 - 75.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc