Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần tập đoàn HiPT: LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, các công ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụn... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần tập đoàn HiPT
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần tập đoàn HiPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng thực tế thì sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
Trong thời gian qua, mặc dù công ty cổ phần tập đoàn HiPT đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, công ty có lợi nhuận tăng. Nhưng kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn có nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao. Mặc dù mục tiêu hiệu quả đạt được của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới đạt được lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay công ty phải tìm cách để khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty mình trong thời gian tới.
Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ ban tài chính em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT” cho chuyên đề của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương I: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT.
Do điều kiện về trình độ và thời gian có hạn nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS. Trần Đăng Khâm, người đã hướng dẫn em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP
. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Ở mỗi nước, trong thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà hình thành nên những mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhà nước tạo lập và vận hành nền kinh tế thị trường thông qua việc xác định các mô hình cơ bản của tổ chức sản xuất, quy định địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tổ chức cá nhân thuộc các thành kinh tế được sản xuất kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đằng và cạnh tranh theo pháp luật.
Có nhiều chủ thế tham gia vào nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật kinh tế đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, loại chủ thể thứ hai là các hộ kinh doanh cá thể. Hộ kinh doanh cá thể tuy số lượng lớn nhưng cần thiết trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế hiện nay, song quy mô và phạm vi kinh doanh nhỏ, thường là hộ gia đình hoạt động trong phạm vi quận huyện. Ngoài ra còn có những người kinh doanh nhỏ, thường là các cá nhân và người kinh doanh lưu động và không ổn định về địa điểm mặt hàng hay dịch vụ.
Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh- tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy thuật ngữ doanh nghiệp dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập có đủ những đặc trưng pháp lý và thoả mãn những điều kiện do pháp luật quyđịnh.Trong thực tế doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với nhiều tên gọi khác nhau.
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu từ vào doanh nghiệp( hình thức sở hữu tài sản).
Theo tiêu chí này doanh nghiệp nước ta được chia thành :
Công ty
Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh .
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước
+ Công ty nhà nước : Công ty nhà nước độc lập và Tồng công ty nhà nước.
+ Công ty cổ phần : công ty cổ phần Nhà nước (100% vốn nhà nước) và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước.
+ Công ty TNHH: công ty TNHH nhà nước một thành viên và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : hình thức thành lập và hoạt động là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị- xã hội(doanh nghiệp đoàn thể): Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ nhưng năm bắt đầu chuyển đổi giữa hai cơ chế kinh tế nước ta đến nay đều sử dụng quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, đây là sự bất cập và tất yếu phải chuyển các doanh nghiệp này sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên.
Hợp tác xã
Là tổ chức kinh tế tập thể ngoài mục tiêu kinh tế còn có những mục tiêu xã hội thiết thực trong điều kiện nền kinh tế nước nhà nên nó có đặc điểm riêng trong việc thành lập, quản lý hoạt động và chế độ tổ chức. Tuy vậy, trong hoạt động nó hoạt động như một loại hình doanh nghiệp.
1.1.2.2.Phân loại theo giới hạn trách nhiệm
Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Các doanh nghiệp loại này bao gồm: các công ty hợp danh, các loại doanh nghiệp tư nhân, trong kinh doanh các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Là các loài hình doanh nghiệp còn lại trừ công ty hợp danh và các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này có trách nhiệm hữu hạn.
1.1.2.3.Phân loại theo hình thức pháp lý của các tổ chức kinh doanh
Nếu xem xét doanh nghiệp từ ý nghĩa là một chủ thể pháp lý và từ thực tiễn Việt nam khái quát lại có các mô hình cơ bản là:
Công ty cổ phần
Công ty TNHH: công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên.
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Các công ty Nhà nước, trước hết là công ty Nhà nước độc lập thực chất là một loại hình công ty TNHH một thành viên.
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.1. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản ngắn hạn.
Để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có tư liệu sản xuất mà nó bao gồm hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Nếu như tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho tới khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất thì đối tượng lao động lại khác, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác.
Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh, một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì giá trị các loại tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng.
Việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải biết rõ số lượng, giá trị mỗi loại tài sản ngắn hạn là bao nhiêu cho hợp lý và đạt hiệu quả sử dụng cao.
Tài sản ngắn hạn được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Do đó, tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
+ Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và luân chuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ nên cũng vận động rất phức tạp và khó quản lý.
1.2.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn.
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng, tuỳ theo yêu cầu quản lý và dựa trên tính chất vận động của tài sản ngắn hạn, người ta có thể phân loại tài sản ngắn hạn như sau:
1.2.1.2.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn
Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản ngắn hạn được chia thành:
Tài sản ngắn hạn dự trữ : là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán.
Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất…
Tài sản ngắn hạn lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản nợ phải thu của khách hàng.
Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách cao nhất.
1.2.1.2.2. Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Căn cứ vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tiền mặt
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng.
Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ.
Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất.
Các khoản đầu tư ngắn hạn.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là việc sử dụng các loại tài sản sao cho hiệu quả nhất. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Do đó trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:
Các chứng khoán thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao
Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt.
Dòng thu tiền mặt
Tiền mặt
Dòng chi tiền mặt
Ta thấy tiền mặt là một hàng hóa nhưng đây là hàng hóa đặc biệt-một tài sản có tính lỏng nhất. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hóa đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt này hết, doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để có lượng tiền như ban đầu.
Các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Các doanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay tiền hàng lúc bán mà nhận sau một thời gian xác định mà hai bên thoả thuận hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Việc cho các doanh nghiệp khác nợ như vậy chính là hình thức tín dụng thương mại. Với hình thức này có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản phải thu giữ một vai trò quan trọng bởi nếu các nhà quản lý không cân đối giữa các khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn thâm chí dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hàng tồn kho
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.
Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sản phẩm khó bảo quản có thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tục được nữa đồng thời với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất.
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được chia thành nhiều công đoạn, giữa những công đoạn này bao giờ cũng tồn tại những bán thành phẩm.
Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây truyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn.
Khi tiến hành sản xuất xong hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm. Phần thì do có “độ trễ” nhất định giữa các sản xuất và tiêu dùng, phần phải có đủ lô hàng mới xuất được... Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho sản phẩm sẽ lớn.
Do đó để đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mức dự trữ an toàn khác nhau.
1.2.1.4. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp được thể hiện như sau:
1.2.1.4.1.Chính sách quản lý hàng tồn kho
Tại cùng thời điểm khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc sử dụng hàng tồn kho do đó các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng, bao gồm: chi phí đặt hàng, chi phí tồn chữ và chi phí thiệt hại do kho không có hàng.
Chi phí đặt hàng
Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng hóa. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. Chi phí cho mỗi lần đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi, bởi vì một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng thường biến động theo số lượng hàng được mua. Tuy nhiên, trong mô hình quản lý hàng tồn kho đơn giản EOQ( sẽ được trình bày ở phần dưới đây) giả định rằng chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng hóa được mua.
Chi phí tồn trữ
Chi phí tồn trữ bao gồm tất cả các chi phí lưu giữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí tồn trữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc xác định bằng tỷ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một chu kỳ. Các chi phí tồn trữ bao gồm: chi phí lưu giữ, chi phí bảo hiểm, chi phí bảo quản, chi phí về thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí hư hỏng hàng tồn kho và chi phí thiệt hại do hàng đang có trong kho bị lỗi thời…
Chi phí thiệt hại khi hàng tồn kho hết
Chi phí thiệt hại khi hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng bởi vì nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng sẵn có trong kho. Ví dụ, nguyên vật liệu trong kho hết thì chi phí thiệt hại sẽ bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất. Khi sản phẩm dở dang tồn kho bị hết thì doanh nghiệp bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất kinh doanh bị thay đổi, gây nên thiệt hại do ngưng trệ sản xuất và phát sinh chi phí. Khi thành phẩm, hàng hóa tồn kho hết có thể gây ra hậu quả là lợi nhuận bị mất trong ngắn hạn kho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp khác gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn.
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ
Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hang tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên thì số lần đặt hàng trong kỳ giảm xuống và dẫn đến chi phí đặt hàng trong kì giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên. Do đó mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.
Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi hết hang doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới, Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là:
Hình 1.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân
Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì tổng chi phí tồn trữ hàng tồn kho trong kỳ là:
Gọi S là hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là
Gọi T là tổng chi phí thì : T=
Hình 1.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho
Gọi Q* là lượng hàng tồn trữ tối ưu tức tại Q* là lượng hàng cho chi phí thấp nhất dẫn đến: Q* =
Nếu gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng cách lấy số lượng hàng tối ưu Q* chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày, tức S/365 ( giả định một năm có 365 ngày), đơn vị tính ngày.
Ta có công thức sau: T* =
Công thức trên cũng có thể được viết lại như sau: T* =
Mô hình EOQ mở rộng
Mô hình EOQ dựa trên một số giả định, bao gồm nhu cầu về hàng tồn kho, thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung, chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ là cố định. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế mô hình hàng tồn kho, một vài giả định không còn giá trị. Do vậy, để hiểu sự khác biệt về các giả định đã tác động đến phân tích số lượng đặt hàng tối ưu như thế nào là điều cần thiết và quan trọng. Sau đây xin trình bày một số phương pháp khi một vài giả định ban đầu được thay thế.
Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng khác.
Mô hình EOQ giả định rằng việc cung cấp bổ sung hàng tồn kho sẽ được diễn ra ngay tức thời, như vậy thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là bằng 0. Tuy nhiên, trên thực tế thường có một khoảng thời gian trôi qua giữa thời điểm đặt mua hàng và thời điểm hàng được nhận tại kho. Khoảng thời gian chuẩn bị giao nhận hàng này có thể bao gồm khoảng thời gian cần thiết để sản xuất mặt hàng đó hay khoảng thời gian cần thiết để đóng gói và vận chuyển hoặc cả hai. Nếu thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là một con số nào đó không thay đổi theo thời gian và được biết chắc chắn thì số lượng đặt hàng tối ưu Q* sẽ không bị tác động bởi việc đặt hàng lại. Trong thực tế doanh nghiệp không bao giờ chờ đến cuối chu kỳ hàng tồn kho mới đặt hàng mà là thường đặt hàng trước n ngày cho cuối mỗi chu kỳ dự trữ. Số ngày n được xác định bằng với thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung.
Gọi Q' là điểm đặt hàng lại, khi đó điểm đặt hàng lại được tính bằng công thức sau:
Q' = ; với S/ 365 là nhu cầu hàng tồn kho trong một ngày.
Chiết khấu theo số lượng
Khi một doanh nghiệp đặt hàng với số lượng lớn thì thông thường sẽ được
nhà cung cấp bán với giá chiết khấu do đó doanh nghiệp sản xuất sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất ra, tiết kiệm được chi phí trên mỗi đơn vị khi thực hiện đơn hàng và mỗi đơn vị trong quá trình vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp khuyến khích khách hang của họ đặt một đơn hàng số lượng lớn bằng cách dành cho họ một tỷ lệ chiết khấu và được gọi là chiết khấu theo số lượng.
Trước hết ta có mô hình EOQ đã trình bày ở trên. Kế đó, ta tính toán mức sinh lợi ròng hàng năm khi số lượng đặt hàng được gia tăng từ mức tồn kho EOQ lên mức đặt hàng cần thiết để có thể nhận được khoản chiết khấu. Nếu mức sinh lời ròng tăng thêm hàng năm là số dương thì số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng đặt hàng cần thiết để có thể được hưởng chiết khấu. Nếu không, số lượng đặt hàng tối ưu sẽ là giá trị EOQ.
Mô hình kiểm soát hàng tồn kho theo rủi ro
Trong mô hình EOQ, việc phân tích dựa trên những giả định. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các vấn đề phát sinh trong quản lý hàng tồn kho là những giả định này lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy. Thường thì nhu cầu hàng tồn kho biến động theo mùa vụ hay biến động có tính chất chu kỳ hoặc biến động bởi những ảnh hưởng ngẫu nhiên và những dự báo không chính xác mức cầu hàng tồn kho trong tương lai. Với những tác động như vậy, khả năng thiếu hụt hàng tồn kho là hoàn toàn có thể xảy ra. Để khắc phục sự thiệt hại trong những trường hợp như vậy, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng cách thức bổ sung một lượng hàng tồn kho an toàn để sẵn sàng đáp ứng trước những biến động bất thường đó.
Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0
Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Hệ thống cung ứng đúng thời điểm được dựa trên những ý tưởng cho rằng tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác cả về thời điểm giao hàng lẫn số lượng hàng được giao thay vì phải dự trữ thông qua tồn kho.
Mô hình tồn kho bằng 0 tỏ ra có hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại. Một phần quan trọng của phương pháp cung cấp đúng thời điểm là thay thế việc sản xuất từng lo hàng với một số lượng lớn sản phẩm bằng cách sản xuất theo một dòng liên tục các sản phẩm được sản xuất ra với số lượng nhỏ. Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào trong quá trình cung ứng cũng có thể gây tổn thất cho nhà sản xuất vì phải gánh chịu các chi phí phát sinh do ngừng sản xuất hay mất doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và muốn đạt hiệu quả cao phải kết hợp với các phương pháp quản lý hàng tồn kho khác.
1.2.1.3.2. Chính sách quản lý tiền mặt
Tiền mặt của công ty bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản của ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả các khoản nợ đến hạn…
Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất.
Mô hình quản lý tiền mặt EOQ
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.
Có sự giống nhau giữa mô hình quản lý tiền mặt và mô hình quản lý hàng tồn kho. Thật vậy, về hình thức tiền mặt cũng giống như hàng tồn kho vì cả hai đều là nguyên vật liệu dùng trong sản xuất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện mô hình hàng tồn kho đơn giản có thể vân dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Giả sử bạn đang lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp bạn sẽ bổ sung bằng cách bán các chứng khoán. Chi phí tồn trữ chủ yếu trong trường hợp này chính là lãi suất mà bạn mất đi. Các chi phí đặt hang chính là chi phí hành chính quản trị cho mỗi lần bán chứng khoán.
Khi dự trữ tiền mặt, doanh nghiệp sẽ mất chi phí cơ hội, tức là lãi suất bị mất đi, chi phí này tương đương với chi phí tồn trữ hàng hóa trong quản lý hang tồn kho. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán, khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) như sau:
M* =
Trong đó:
M* : Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu
M: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm
Cb: Chi phí cho một lần bán chứng khoán thanh khoản
i : Lãi suất.
Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất càng cao thì doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dư bình quân tiền mặt thấp hơn và do đó làm cho doanh số bán chứng khoán nhỏ hơn nhưng với tần suất bán nhiều hơn( nghĩa là M* thấp hơn ). Mặt khác, nếu giá phải trả cho mỗi lần bán chứng khoán cao thì doanh nghiệp nên nắm giữ một số tiền mặt lớn hơn.
Mô hình Baumol cho thấy số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Điều này lại không luôn đúng trong thực tế. Trong hoạt động của các doanh nghiệp rất hiếm khi lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được. Mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng, tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở mức thấp thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Mô hình Baumol giúp chúng ta hiểu được tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể. Trong khi đối với các công ty lớn, các chi phí giao dịch mua bán chứng khoán lại trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do giữ một số lượng tiền mặt nhàn rỗi.
Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán. Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, Miller Orr đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau:
Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ. Sự dao động này được thể hiện ở phương s của thu chi ngân quỹ. Phương sai của thu chi ngân quỹ là tổng các bình phng (độ chênh lệch ) của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều so với thu chi bình quân. Khi đó doanh nghiệp cũng sẽ quy định khoảng dao động tiền mặt cao.
Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán. Khi chi phí này lớn người ta muốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền mặt cũng lớn.
Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.
Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian
Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:
D = 3x
Trong đó:
D : Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ.
C : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán
V : Phương sai của thu chi ngân quỹ
i : Lãi suất.
Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền mặt Mức giới Khoảng dao động tiền mặt
= +
Theo thiết kế hạn dưới 3
Đây là mô hình thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu. Phương sai của tiền mặt thanh toán được xác định bằng cách dựa vào số liệu thực tế của một quý trước đó để tính toán.
Xác định lượng tiền mặt cần thiết dựa vào kinh nghiệm
Phương pháp này dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để xây dựng kế hoạch tài chính cho từng giai đoạn trong mỗi niên độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, người ta sử dụng tỷ lệ % doanh số bán trong một giai đoạn để xác định lượng tiền cần thiết. Nếu doanh số bán tăng thì lượng tiền cần thiết tương ứng giảm với một tỷ lệ % doanh số nhất định do giảm chi phí bán hang và chi phí sản xuất.
Phương pháp này thường áp dụng trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định hoặc mang tính chu kỳ.
1.2.1.3.3. Chính sách quản lý các khoản phải thu.
`Các khoản phải thu của doanh nghiệp thường chịu tác động của các nhân tố như số lượng; giá cả hàng hoá, dịch vụ bán ra; sự thay đổi doanh thu theo mùa vụ; chính sách tín dụng thương mại(chính sách bán chịu) của doanh nghiệp … Trong các nhân tố trên thì chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp là quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các khoản phải thu cua doanh nghiệp. Để hiểu rõ vấn đề này ta phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung của chính sách tín dụng thương mại:
Chính sách tín dụng thưong mại
Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược về sản phẩm, quảng cáo, giá cả, giao hàng và các dịch vụ hậu mãi … để cạnh tranh với các đối tác._..Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu hàng hoá, dich vụ là việc bình thường, tín dụng thương mại có thể đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế nhưng cũng có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Chính sách tín dụng thương mại có những tác động cơ bản sau:
+ Do thực hiện chính sách bán chịu nên khách hàng mua nhiều hàng hoá hơn, do đó làm tăng doanh thu và giảm chi phí tồn kho.
+ Tín dụng thương mại làm tăng lượng hàng hoá sản xuất ra, do đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
+ Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng thêm chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho thiếu hụt ngân quỹ.
+ Nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng cao và làm cho lợi nhuận bị giảm.
Với những tác động trên ,buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải so sánh hiệu quả thu nhập và chi phí tăng thêm để xem có nên áp dụng chính sách thương mại hay không? Nếu có thì các ràng buộc trong chính sách tín dụng thương mại như thế nào là tốt nhất?
Phân tích tín dụng thương mại
- Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng thì quan trọng nhất là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Khả năng tín dụng của khách hàng có thể được xây dựng thông qua các tiêu chuẩn sau: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, các tài sản có thể thế chấp, nguồn vốn kinh doanh của khách hàng… Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với một số tiêu chuẩn đó thì tín dụng thương mại có thể được cấp.
- Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Cũng như rất nhiều sự phân tích và sự lựa chọn khác nhau,việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị để quyết định xem có nên cấp hay không, thông thường người ta dựa vào việc tính NPV của luồng tiền.
Theo dõi các khoản phải thu
Để quản lý hiệu quả các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Thông thường người ta dựa vào các cách sau:
+ Kỳ thu tiền bình quân:
Khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán ra và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp ngay.
+Sắp xếp thời gian cho các khoản phải thu :
Theo phương pháp này, nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian nợ để theo dõi và có biện phap thu nợ khi đến hạn.
+ Xác định các khoản phải thu:
Theo phương pháp này, các khoản phải thu hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán ra. Sử dụng phương pháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với cách theo dõi khác, người quản lý có thể thấy được ảnh hưởng của các chính sách tài chính nói chung và chính sách tín dụng thương mại nói riêng.
1.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Thực tiễn nhiều năm trở lại đây cho thấy tài sản ngắn hạn ở một số doanh nghiệp được sử dụng còn tùy tiện, kém hiệu quả đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn hiện nay luôn là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, quản trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cố gắng và có những chiến lược sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng.
Mục đích cuối cùng của họ bao giờ cũng là đạt được những mục tiêu mà họ đề ra . Chính vì vậy quan niệm hiệu quả của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên để đi đến mục đích cuối cùng thì vấn đề chung mà các doanh nghiệp đều phải quan tâm chú trọng đến đó chính là hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Với mỗi doanh nghiệp có một sự cân đối về tài sản riêng mỗi loại tài sản cũng phải khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến hay công nghiệp nặng thì (tỷ lệ) tài sản cố định chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị tài sản, ngược lại với các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại thì tài sản ngắn hạn lại chiếm đa số.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì tài sản ngắn hạn đóng một vai trò hết sức quan trọng, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc làm sao sử dụng các loại tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là kết quả đạt được cao nhất với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Nghĩa là phải làm sao có được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu dưới đây:
1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
1.2.2.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Do đó, khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Hệ số thanh toán hiện hành
Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số thanh toán hiện hành.
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm, đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu hệ số này cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.
+ Hệ số thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh được tính toán trên cơ sở những tài sản lưu ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là tài sản có tính thanh khoản, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Do đó, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho.
1.2.2.2.2.Nhóm các chỉ tiêu hoạt động
Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa sử dụng, không sử dụng hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Hệ số hoạt động đôi khi còn gọi là hệ số hiệu quả hoặc hệ số luân chuyển. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động thì người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
+ Vòng quay các khoản phải thu
Các khoản phải thu là các khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền do thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán các khoản trả trước cho người bán…
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc khách hàng thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn thì lúc đó các khoản phải thu đã quay được một vòng.
+ Kì thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh, làm giảm doanh thu.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Khi phân tích hệ số này, ngoài việc so sánh các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tong khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Chu kỳ thu tiền
360
Chu kỳ thu tiền =
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho ta biết tốc độ chuyển đổi nợ phải thu từ khách hàng thành tiền trong quỹ của doanh nghiệp là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nho thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
+ Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Doanh thu thuần
Vòng quay của hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư hàng hoá dự trữ đầu và cuối kỳ.
Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất luôn phải tính đến mức dự trữ bởi doanh nghiệp không thể nào đến lúc sản xuất mới mua nguyên vật liệu.
Để tránh trường hợp bị ứ đọng thì doanh nghiệp phải có trước một lượng vật tư hàng hoá vừa phải bởi nếu quá nhiều doanh nghiệp sẽ mất khoản chi phí để bảo quản vật liệu. Nếu lượng vật tư quá ít không đủ cho sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các khâu tiếp theo.
Như vậy chỉ tiêu này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định thời điểm đặt hàng cũng như mức dự trữ an toàn cho doanh nghiệp. Vòng quay càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản lưu động cao.
Vòng quay dự trữ, tồn kho cao thể hiện được khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, có như vậy mới đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Chỉ tiêu này cao phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưa vào sử dụng cũng như được bán ra nhiều, như vậy là doanh thu sẽ tăng và đồng thời lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng tăng lên.Vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của tong ngành nghề kinh doanh, phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh.
+ Chu kỳ lưu kho
360
Vòng quay của hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho vì hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu dự trữ. Hệ số này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSNH =
TSNH bình quân trong kỳ
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Hệ số nay cho biết lợi nhuận trước thuế bao gồm lãi vay của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay hay không.
1.2.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
+ Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời của TSNH =
TSNH bình quân trong kỳ
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn hạn có ở đầu và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ số này càng cao càng tốt vì như vậy đã sử dụng được hết giá trị của tài sản ngắn hạn. Hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng. Với công thưc trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ngoài phân tích các chỉ tiêu nói trên, chúng ta cũng cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng chúng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng về cơ bản có 2 nhóm nhân tố chính là các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng những chỉ tiêu trên đây ta phải nghiên cứu những nhân tố tác động từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế những tác động không tốt và phát huy thêm những tác động tích cực.
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp.
1.3.1.1 Mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với mục đích sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ quyết định trong việc phân phối tài sản, đặc biệt là chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do vậy mà có những doanh nghiệp chu kỳ sản xuất dài nhưng doanh nghiệp khác chu kỳ sản xuất lại ngắn, điều đó có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. Để đi vào sản xuất thì lượng tài sản ngắn hạn cần đưa vào là bao nhiêu, mức dự trữ dành cho các chu kỳ tiếp theo như thế nào, lượng tiền mặt doanh nghiệp cần giữ cũng như kỳ thu tiền dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì thời gian thu hồi vốn càng lâu, nên các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho chu kỳ kinh doanh ngắn hơn như vậy vòng quay tài sản ngắn hạn nhanh hơn. Vòng quay tài sản ngắn hạn tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên và như vậy doanh thu tăng lên, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng.
1.3.1.2. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì để có được những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những thiết bị máy móc tốt. Một doanh nghiệp có được những trang thiết bị tốt sẽ làm cho các khâu sản xuất trở nên dễ dàng hơn. Cùng chất lượng nguyên vật liệu nhưng nếu doanh nghiệp nào trang bị tốt, máy móc đưa vào dây truyền sản xuất những thiết bị công nghệ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đồng thời làm cho các công đoạn của quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, ngược lại với máy móc không tốt sẽ không tận dụng được hết giá trị của nguyên vật liệu thậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, như vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao.
1.3.1.3 Trình độ cán bộ công nhân viên
Để việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những cán bộ quản lý giỏi, công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Người quản lý phải nắm bắt rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗi chu kỳ hoạt động phải phân tích để đánh giá xem hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ra sao, từ đó đưa ra các kế hoạch trong những chu kỳ tiếp theo. Trong quá trình sản xuất để tận dụng hết nguyên vật liệu thì người công nhân phải có chuyên môn giỏi, đặc biệt việc sử dụng máy móc thiết bị hết sức quan trọng, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi đội ngũ sử dụng những loại máy móc thiết bị đó cũng phải được đào tạo có chuyên môn, có kỹ thuật.
1.3.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan tác động tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó.
Sự tác động đó không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanh nghiệp luôn phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó.
1.3.2.1 Sự quản lý của Nhà nước
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nước quy định.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật mà Nhà nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động và ngay cả giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành.
Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội. Sự thắt chặt hay lới lỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp.
1.3.2.2. Sự phát triển của thị trường
Ngày nay thị trường nhân tố sản xuất đầu vào, thị trường dịch vụ hàng
phát triển rất nhanh đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rất lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào của một dự án hay một quá trình sản xuất phần lớn được mua hoặc thuê trên thị trường. Thị trường các yếu tố đầu vào đa dạng, phong phú doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường các yếu tố đầu vào cạnh tranh sẽ làm giảm giá các yếu tố đầu vào và làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp và ngược lại. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều thông qua thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là thị trường quan trọng nhất trong hệ thống kinh tế, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hang hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tất cả các hoạt động huy động vốn nhằm các mục đích thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoặc phát triển sản xuất kinh doanh đều giao dịch trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính phát triển thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
1.3.2.3. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Để tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Cùng là các doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp thì sẽ thu hút được nhiều người mua. Như vậy vấn đề của các doanh nghiệp là thu hút được khách hàng và tất nhiên phần thắng sẽ thuộc về kẻ mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp luôn hướng tới việc trọng cầu, việc đưa ra các phương thức về giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm.
1.3.2.4. Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào.
Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh.
Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như: các vấn đề về tỷ giá, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT
2.1. Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn HiPT
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
Công ty cổ phần tập đoàn HiPT là một trong những tập đoàn tin học hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của khách hàng, mang lại giá trị to lớn cho khách hàng và cho HiPT Group, cũng như cho các thành viên của HiPT Group.
Được thành lập vào năm 1994 với tên gọi công ty TNHH Hỗ trợ và phát triển tin học (HiPT) theo:
Giấy phép thành lập số 008291GP/TLDN ngày 2/6/1994 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp
Giấy đăng kí kinh doanh số 044123 ngày 18/6/1994 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp.
Tên giao dịch quốc tế: High Performace Technology Joint Stock Company.
Công ty có trụ sở tại: 79 Bà Triệu – Hà Nội. Sau 7 năm hoạt động, đến ngày 29/02/2000, công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học, theo giấy chứng nhận đăng ký số 0103000008 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp được chuyển thành Công ty Cổ phần cùng với việc tăng vốn điều lệ từ 500000000 đồng lên 5120000000 đồng. Năm 2003 công ty rời trụ sở chính về tòa nhà HANEC tại: 152 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội. Không ngừng mở rộng quy mô, gia tăng về vốn và lĩnh vực kinh doanh, đến tháng 6 năm 2006 công ty đổi tên thành công ty cổ phần tập đoàn HiPT ( HiPT Group ).
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến, được thiết kế riêng cho từng khách hàng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc và thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin
Là nhà cung cấp các thiết bị và giải pháp được ủy quyền của các hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: HP, Oracle, Exact software, CISCO, Stratus Technologies, Microsoft…, HiPT là một trong số các nhà cung cấp các sản phẩm cũng như giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông chất lượng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Cung cấp các thiết bị tin học
Là nhà cung cấp các thiết bị tin học như: máy chủ, máy trạm, máy xách tay, máy in, scanner…, cho đối tượng khách hàng là các cơ quan nhà nước, các công ty lớn, vừa và nhỏ cũng như cho các cá nhân có nhu cầu.
Tích hợp hệ thống
Phương châm hoạt động của HiPT là: công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp. HiPT đã kết hợp công nghệ và giải pháp hàng đầu thế giới vào thị trường Việt Nam cùng với đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức, HiPT đã đang thực hiện các giải pháp và dịch vụ tich hợp hệ thống đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Phát triển phần mềm
Nâng cao hệ thống quản lý tài liệu và quản lý quy trình công việc, nâng cao năng lực hoạt động cho các thư viện Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam…
Cung cấp dịch vụ tin học – viễn thông
HiPT cung cấp đầy đủ các dịch vụ tin học, viễn thông chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ bao gồm: hoạch định, thiết kế, triển khai, đánh giá, quản trị cho hạ tầng mạng LAN/Wan/Wirelees, các hệ thống máy trạm, thiết bị ngoại vi, an toàn dữ liệu…
Đào tạo và chuyển giao công nghệ
HiPT cung cấp một hệ thống các chương trình đào tạo về thiết bị ,mạng,quản trị hệ thống…Cho khách hàng để giúp họ có thể tự vận hành máy móc, quản trị mạng và thay đổi hệ thống, các chương trình đào tạo có thể được tổ chức tại chỗ hoặc tập trung theo lớp.
Hỗ trợ khách hàng và bảo hành – một trong những thế mạnh của HiPT
Hoạt động trong lĩnh vực tin học, công ty HiPT nhận thức rất rõ rằng công tác bảo hành tốt cụ thể là khắc phục nhanh chóng các sự cố xảy ra đảm bảo cho các thiết bị tin học của khách hàng luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt là phương châm hoạt động của HiPT.
Các kỹ thuật viên của công ty thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức tại các khóa học trong và ngoài nước do hãng Hewlett-Packard (HP) và các hãng sản xuất thiết bị có liên quan tổ chức. Nhiều nhân viên của HiPT đã được hãng cấp chứng chỉ quốc tế về bảo hành các sản phẩm.
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần tập đoàn HiPT được xây dựng trên cơ sở mô hình trực tuyến chức năng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của công ty có 300 người, trong đó bao gồm: Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các giám đốc, khối phòng ban chức năng, các phong ban, cửa hàng bán lẻ.
Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm các bộ phận kinh doanh và bộ phận chức năng.
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC
KHỐI KINH DOANH
Công ty giải pháp và tư vấn công nghệ HiPT
Công ty tích hợp
hệ thống HiPT
Công ty giải pháp ngân hàng và tài chính HiPT
Công ty thương mại và dịch vụ tin học HiPT
Trung tâm phân phối
Trung tâm dịch vụ thương mại
Trung tâm bán lẻ
KHỐI HỖ TRỢ
Trung tâm giải pháp điện
Trung tâm truyền thông himedia
Trường kỹ nghệ thực hành HiPT
Công ty New Horizons
Trung tâm FS
Văn phòng chi nhánh TPHCM
Ban trợ lý tổng hợp
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DO HiPT GROUP ĐẦU TƯ GÓP VỐN
Ban quản lý chất lượng và kiểm soát nội bộ
Ban quan hệ công chúng
Ban quản trị nguồn nhân lực
Ban quản trị hành chính
Ban tài chính
Ban kế toán
Trong đó:
Đội ngũ nhân viên phần cứng làm nhiệm vụ triển khai và bảo hành
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật hệ thống và mạng làm nhiệm vụ tích hợp và hỗ trợ hệ thống;
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật phần mềm phát triển các chương trình ứng dụng;
Đội ngũ nhân viên kinh doanh dự án, kinh doanh phân phối và bán lẻ;
Nhân viên hành chính, tài chính
Đội ngũ quản lý cấp cao hiện nay của công ty bao gồm:
STT
Họ và Tên
Vị trí lãnh đạo
1
VÕ VĂN MAI
Tổng giám đốc HiPT Group
2
TÔN QUỐC BÌNH
Phó TGĐ HiPT Group
3
NGUYỄN QUANG HẢI
Phó TGĐ HiPT Group
4
NGHIÊM TIẾN SỸ
Phó TGĐ HiPT Group
5
PHAN KHẮC CƯỜNG
Phó TGĐ HiPT Group
+Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
+Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động các lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+Các giám đốc: được giao nhiệm vụ điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và pháp luật, công ty có 3 giám đốc:
Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kỹ thuật
Giám đốc tài chính
+Các bộ phận phòng ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp việc và tham mưu cho ban giám đốc.
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của HiPT có chuyên môn tay nghề cao, được đào tạo từ nhiều nước: Liên xô (cũ), Đức, Pháp, Hungary, Bungari, Nhật, Hàn quốc và các trường đại học hàng đầu trong nước: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Tổng hợp TPHCM…
Nhiều cán bộ của công ty đã tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ của hãng Hewlett- Packard( HP ) tại Việt Nam, Hoa Kì, Singapore, Malaysia, Hồng Kông và Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực máy tính HP, giải pháp mạng, máy in, máy quét và máy vẽ.
2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm trở lại đây tình hình kinh doanh của công ty phát triển tương đối tốt . công ty có những biến đổi lớn về doanh thu, quy mô tài sản và nguồn nhân lực. Sau đây là một số những kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005- 2007
Đvt: 1000 đồng
Chỉ Tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
1.Tổng doanh thu
104165982
125327263
330007963
2.Các khoản giảm trừ
1623
671
305803
3.Doanh thu thuần
104164360
125326592
329702160
4.Giá vốn hàng bán
92364086
114703829
296662623
5.Lợi nhuận gộp
11800273
10622763
33039537
6.Doanh thu HĐTC
1638877
8375310
32019473
7.Chi phí tài chính
1161408
1092055
3718388
- trong đó: CF Lãi vay
1161408
1029124
3672897
8.Chi phí bán hàng
63624
2758322
5575773
9.Chi phí QLDN
10058768
5615889
16037812
10.LN từ HĐKD
2155349
9531808
39727038
11.Thu nhập khác
10810
640644
1846235
12.Chi phí khác
545239
81734
13.Lợi nhuận khác
10810
95404
1764502
14.∑ LNTT
2166159
9627213
41491540
15.∑ LN chịu thuế TNDN
-
1947501
13622802
16.Thuế TNDN hiên hành
194492
499522
3814384
17.Thuế TNDN hoãn lại
-
45778
31568
18.LNST
1971667
9081913
37645587
19.Lãi cơ bản /cổphiếu
-
27
-
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán rút gọn từ năm 2005 - 2007 của công ty)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ở trên cho thấy tổng doanh thu của công ty tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tổng doanh thu là 104 tỷ: năm 2006 là khoảng 125 tỷ tăng 20% với năm 2005. Năm 2007 là 330 tỷ tăng 120% so với năm 2006 và tăng khoản 190% so với năm 2005. Sở dĩ công ty có được doanh thu như vây vì thị trường trong thời gian vừa qua có sự phát triển nhanh chóng. Thị trường công nghệ thông tin thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn năm trước. Trơng bối cảnh đó, thị trường công nghệ thông tin Việt nam tuy không giữ được nhịp độ tăng trưởng của năm 2004 nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng cao là 20,9% so với tốc độ tăng trưởng của châu Á là 9% và thế giới là 7,1% trong năm 2005
Công nghệ thông tin đã trở thành một trong 7 ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở Việt nam. Chính phủ quan tâm nhiều hớn đến công nghệ thông tin, cụ thể cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường, tăng máy chủ, lắp đặt mạng nội bộ, bổ sung máy tính cho các cấp, thực hiện mục đích tin học hoá văn phòng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và thế giới, nhận thấy sự phát triển của công nghệ thông tin trong tương lai, công ty đã không ngừng khai thác thị trường đẩy mạnh phát triển công nghệ phần mềm và các dịch vụ tin học. Sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo công ty đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ. Công ty không ngừng mở rộng thị trường mở thêm kênh phân phối sản phẩm, tăng cường chiến dịch quảng cáo mở rộng thương hiệu. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh qua các năm, năm 2005 đạt 2,1 tỷ chiếm 2% doanh thu, năm 2006 tăng lên 9,6 đạt 7,6% trên doanh thu tăng 5,6% so với năm 2005. Sang năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế là 41,5 tỷ đạt 12,5% trên doanh thu tăng 4,9% so với năm 2006 và 10,5% so với năm 2005. Có thể thấy tốc độ tăng khá lớn, minh chứng cho khả năng phát triển của công ty trong tương lai và hiệu quả cao chính là điều kiện rất tốt để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với kết quả đạt được như trên dự kiến trong những năm tới công ty sẽ đầu tư mở rộng sản xu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10816.doc