Lời nói đầu
Việt Nam hiện nay đang trải qua một giai đoạn quan trọng trên bước đường phát triển. Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường quả là một bước ngoặt Lịch Sử.
Sự chuyển đổi đó đã làm cho những quy trình tài trợ vốn thông thường (tài trợ của Nhà nước trong khuôn khổ kế hoạch tập trung) thay đổi. Cơ chế kinh tế thị trường cũng có ảnh hưởng tới lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, Việt Nam cần một lượng vốn đủ lớn để "cất cánh", để hoà cùng nhịp ph
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Vốn lưu động tại Công ty Xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển của nền kinh tế thế giới. Để phát triển, Việt Nam cần huy động các nguồn vốn trong nước, huy động tối đa các nguồn vốn từ nước ngoài và phải quản lý và sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả nhất.
Trong cơ chế nền kinh tế thị trường, có những chủ thể có nhu cầu tài chính, trong khi đó có những chủ thể khác có vốn nhưmg tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng. Đối với một Doanh nghiệp (DN), muốn phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD) đòi hỏi phải có vốn, cần thiết phải huy động nguồn vốn tạo sức bật trong kinh doanh. Hoạt động của DN sẽ bị ngưng trệ tức thời nếu không có vốn hoặc DN sẽ dần đi đến chỗ phá sản nếu tình trạng thu không đủ chi kéo dài. Bộ phận tài chính của DN có trách nhiệm cung cấp ở bất kỳ thời điểm nào thực trạng tài chính của DN để đảm bảo tốt các khả năng thanh toán, hiệu suất vốn kinh doanh và sự ổn định cơ cấu tài chính tổng thể. Do vậy, một DN luôn phải chú trọng đến vấn đề Quản lý tài chính.
Đối với các DN Nhà nước hoạt động SXKD nói chung và Công ty Xây dựng Bưu điện nói riêng, một trong những vấn đề Quản lý tài chính nổi lên hàng đầu là: Vốn lưu động (VLĐ) và công tác quản lý VLĐ. Song hiện nay chưa có nhiều các nhà kinh tế hiểu rõ và đi sâu nghiên cứu về lý luận VLĐ cũng như Quản lý VLĐ.
Thực tiễn hiện nay ở các DN Việt Nam, VLĐ là vấn đề hằng ngày các DN phải đương đầu. Song vì một phần do ảnh hưởng của làm ăn theo kiểu bao cấp, một phần các DN chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch Quản lý VLĐ nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, thậm chí rơi vào tình trạng ứ đọng vốn hoặc mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản.
Do yêu cầu cần làm rõ lý luận cũng như thực tiễn đối với vấn đề VLĐ và công tác Quản lý VLĐ trong các DN sản xuất nói chung và Công ty Xây dựng Bưu điện nói riêng hiện nay trở nên cấp bách nên em xin chọn đề tài này và hy vọng sẽ góp một phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết đó.
Để đạt được mục tiêu của đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của duy vật biện chứng, các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, bình quân, phương pháp cân đối, loại trừ v.v.. đặc biệt, phương pháp phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được sử dụng nhiều để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu khác và sử dụng lý thuyết của các môn học Quản lý Tài chính, Phân tích Tài chính và Kế toán Phân tích, Kế toán Công nghiệp và Sản xuất.
Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, luận văn được đặt tên với đề tài:
" Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý Vốn lưu động tại Công ty Xây dựng Bưu điện: Giai đoạn 1999 đến 2002".
Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở Công ty Xây dựng Bưu điện không nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý bổ sung thêm cho báo cáo chuyên sâu được chặt chẽ và khả thi hơn.
Chương 1
Thực trạng quản lý vốn lưu động
tại Công ty xây dựng bưu điện
1. Giới thiệu chung về Công ty xây dựng bưu điện
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Lịch sử hình thành
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi vĩ đại mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước chuyển sang thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng lại đất nước
Thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, đòi hỏi thông tin Bưu điện phục vụ Đảng, Nhà nước, phục vụ nhân dân càng phải được nhanh chóng phát triển theo hướng hiện đại. Trong khi đó, các đơn vị xây dựng của nghành Bưu điện được phân tán nhỏ lẻ để thích ứng với điều kiện chiến tranh đã không đủ sức đảm đương được nhiệm vụ phát triển của nghành trong điều kiện mới.
Các công việc xây dựng lại mạng lưới truyền dẫn, xây dựng các trung tâm Bưu điện Tỉnh, huyện, các nhà cơ vụ, nhà ở, nhà làm việc, các cơ sở lắp đặt tổng đài... bị chiến tranh tàn phá với khối lượng xây dựng khổng lồ phải được nhanh chóng bắt tay vào xây dựng. Trước tình hình đó, Tổng cục bưu điện thấy cần thiết phải thành lập một công ty xây dựng chuyên nghành trực thuộc tổng cục để đủ sức thực hiện các nhiệm vụ nói trên.
Công ty xây dựng nhà Bưu điện đã được ra đời trong bối cảnh đó. Ngày 30/10/1976 Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã kí quyết định số 1948/QĐ thành lập Công ty Xây dựng nhà Bưu điện và quyết định số 1949/QĐ quy định nhiệm vụ của Công ty xây dựng nhà Bưu điện.
Công ty xây dựng nhà bưu điện được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị xây dựng của nghành là: Đội xây dựng nhà cửa, Đội sản xuất gạch Tam Đảo thuộc công ty công trình Bưu điện và bộ phận tự làm thuộc Ban kiến thiết I Cục kiến thiết cơ bản Tổng cục Bưu điện.
Sau nhiều năm thay đổi trụ sở làm việc từ khu 3 tầng Thọ Lão đến Trại Găng để ổn định việc chỉ đạo sản xuất, năm 1987 được Tổng cục đầu tư Công ty đã nhanh chóng khởi công xây dựng nhà chỉ đạo sản xuất và nhà kho 3 tầng tại Pháp Vân _ Thanh Trì (Công trình do Công ty tự thiết kế và thi công), là trụ sở chính của công ty hiện nay. Đến năm 2000 công ty đổi tên thành Công ty Xây dựng Bưu điện.
Kể từ khi thành lập, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương lớn của ngành về mở rộng và hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình. Xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển thông tin liên lạc của các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo...
Thực hiện chủ trương của ngành về củng cố hiện đại hoá kĩ thuật phát thanh và truyền hình, Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn xây dựng đài phát sóng trung Đồng Hới, cải tạo khu đài Quế Dương _Mễ Trì, cải tạo khu phát hình Tam Đảo.
Thực hiện nghị quyết 22 của Bộ chính trị và chủ trương của ngành về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá các tỉnh miền núi, các năm qua Công ty đã khắc phục mọi khó khăn tham gia xây dựng các trung tâm Bưu điện Tỉnh, Huyện ở hầu hết các tỉnh biên giới như :Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Thái, Cao Bằng, Hà Bắc...
Nhiều tuyến vi ba nội tỉnh và liên tỉnh đã được Công ty xây dựng phục vụ cho thông tin miền núi như :Tuyến vi ba Pha Đin -Điện Biên Phủ, Tuyến vi ba Hà Nội -Hoà Bình - Tuyên Quang Hà Giang, Tuyến vi ba nội tỉnh Sơn La : Sông Mã - Thuận Châu, Tuyến vi ba Na Rì - Bắc Cạn...
Trong chiến lược tăng tốc hiện đại hoá Bưu chính viễn thông của ngành, Công ty đã có những đóng góp quan trọng. Đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tuyến vi ba băng rộng Hà Nội -TP Hồ Chí Minh, đoạn từ Hà Nội đến Đông Hà Công ty đã xây dựng các nhà đặt máy, các móng cột và cột vi ba trên các đỉnh núi cao. Xây dựng các trạm, nhà đặt máy của tuyến cáp quang Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính Viễn thông của ngành Công ty đã tích cực tham gia và hoàn thành nhiều công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh, chất lượng cao như: Tổng đài quốc tế AXE 103 Hà Nội, Tổng đài quốc tế AXE 105 Đà Nẵng.Nhà máy liên doanmh với nước ngoài sản xuất cáp thông tin, cáp sợi quang, các nhà máy sản xuất tổng đài. Dưới sự giám sát chất lượng của chuyên gia nước ngoài, Công ty đã hoàn thành các công trình với tiến độ thi công nhanh, phục vụ kịp thời yêu cầu lắp máy, tiết kiệm được ngoại tệ phải thuê chuyên gia, chất lượng công trình được đánh giá tốt. Có công trình được nưóc ngoài cấp chứng chỉ Chất lượng quốc tế.
Công ty đã tích cực tham gia và hoàn thành tốt các trương trình về nhà ở của ngành, chương trình xây dựng cơ sở vật chất cho công tác đào tạo: Đã xây dựng toàn bộ Trường công nhân Bưu điện 1, Trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thông 1, Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật Bưu điện...
1.1.2 Quá trình phát triển
Kết quả hoạt động SXKD là biểu hiện rõ nhất, tổng hợp nhất về tình hình hoạt động của DN. Để nêu được thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty ta sẽ phân tích kết quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu tài chính trung gian trong bảng 03 và sự biến động của các chỉ tiêu đó trong bảng 04.
Ta nhận thấy rằng quy mô hoạt động của năm 2001 bị thu hẹp lại khá nhiều so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 lại được mở rộng rất mạnh. Có thể nhận thấy rõ điều này qua 2 biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: doanh thu bán hàng qua các năm1 Biểu đồ 1 được xây dựng dựa trên số liệu ở bảng 01, Chỉ tiêu: Doanh thu thuần.
1999 2000 2002 2002 Năm
Đồng
Đồng
Biểu đồ 3: lợi nhuận của công ty qua các năm 2 Biểu đồ 2 được xây dựng dựa trên số liệu ở bảng 01, Chỉ tiêu: Tổng lợi tức trước thuế.
1999 2000 2001 2002 Năm
Biểu đồ 2 và 3 chỉ rõ trong những năm qua doanh thu bán hàng của Công ty thay đổi rất phức tạp. Năm 2000, doanh thu bán hàng tăng 25% so với năm 1999 khiến tổng lợi tức trước thuế cũng tăng thêm 20%. Đạt được kết quả như vậy là do năm 2000, Công ty đã củng cố và nâng cao năng lực sản xuất của dây chuyền gia công cửa gỗ Đài Loan để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo được chỗ đứng trong thị trường.
Bước sang năm 2001, doanh thu bán hàng giảm đi 11.172.495.480 đồng tức 28,48% so với năm 2000 và tổng lợi tức trước thuế giảm 60,12% tức là 926.876.402 đồng. Qua tìm hiểu về tình hình hoạt động của Công ty được biết do năm 2001, Công ty tập trung xây dựng cơ bản nội bộ (tổng số tiền là 21 tỷ) nên doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách giảm hẳn so với năm 2000 và quy mô hoạt động cũng bị thu hẹp.
Năm 2002 Công ty đã điều chỉnh lại định hướngSXKD, đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề, mở rộng và phát triển lĩnh vực thi công..., tạo nên một bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh cũng như vượt trội về doanh thu bán hàng và lợi nhuận so với năm 2001 và các năm trước đây. Tổng doanh thu năm 2002 đạt 79.217.131.091 đồng, tăng hơn năm 2001 là 51.156.224.736 đồng, vượt 41% so với kế hoạch tổng Công ty giao là 56.000.000.000 đồng. Các sản phẩm mới theo định hướng đa dạng hoá sản phẩm chiếm tỷ trọng như sau trong doanh thu:
- Sản phẩm công nghiệp : 32.211.131.091 đồng.
- Các công trình xây dựng, thông tin truyền dẫn : 47.006.000 đồng
Như vậy sản phẩm công nghiệp đã chiếm 40,6% doanh thu.
Thêm vào đó, công tác tiếp thị, giao dịch và bán hàng năm 2002 đã được Công ty chú trọng hơn, thể hiện ở sự tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lýDN. Điều đó cũng góp phần tăng nhanh doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho Công ty. Thật vậy, trong năm qua, ban lãnh đạo Công ty đã thực sự biết lo lắng, chăm sóc cho sản phẩm từ khi sản xuất ra cho đến khi sử dụng vào công trình. Qua các chuyến đi vào Nam ra Bắc, tham gia triển lãm để quảng cáo sản phẩm, Công ty đã thu thập thông tin về chất lượng về mẫu mã sản phẩm và kịp thời điều chỉnh hoặc sửa chữa ngay các thiếu sót. Do đó, bước đầu đã tạo được lòng tin đối với người sử dụng, các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm xây lắp của Công ty đã có mặt ở 60 tỉnh thành và các Công ty dọc, với tổng doanh thu hơn 79 tỷ như đã nói ở trên.
Tuy vậy, chi phí bán hàng và chi phí quản lýDN cũng có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh vì nếu các loại chi phí này tăng quá cao so với mức tăng của cả doanh thu lẫn lợi tức gộp sẽ làm giảm tổng lợi tức trước thuế. Bởi vậy, tuy công tác tiếp thị là khâu quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng Công ty phải cố gắng hạn chế các chi phí này để tỷ trọng của chúng tăng, giảm tương ứng với sự tăng giảm của doanh thu bán hàng và lợi tức gộp.
Bên cạnh đó các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của năm 2002 lại giảm mạnh so với năm 2001, cho thấy Công ty mới chỉ quan tâm thu lợi từ hoạt động KD mà chưa chú ý tham gia các hoạt động nào khác để tăng lơị nhuận, trong khi nền kinh tế mở tạo điều kiện cho các DN liên doanh, liên kết với nhau để hỗ trợ về vốn và sinh lời.
Như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như vậy là khả quan và có nhiều triển vọng trong tương lai, một sự hứa hẹn phát triển với tốc độ cao thể hiện ở sự tăng vọt về doanh thu và lợi nhuận năm 2002.
Tuy nhiên, Công ty cũng cần xác định lại chiến lược kinh doanh cho phù hợp, bao gồm: Chiến lược mặt hàng kinh doanh, chiến lược thị trường tiêu thụ, chiến lược chiêu hàng chiêu khách, quảng cáo khuyếch trương cũng như điều chỉnh công tác tổ chức quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất - chi phí thấp nhất.
1.2. Nhiệm vụ và chức năng
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, Bưu chính-Viễn thông và các công trình kỹ thuật hạ tầng, trang trí nội ngoại thất
-Xây dựng các công trình dân dụng, công ngiệp, các công trình Bưu chính- Viễn thông điện, điện tử thông gió, điều hoà và cấp thoát nước
-Xây dựng các trung tâm Bưu điện Tỉnh, Huyện , các nhà cơ vụ, các nhà máy sản xuất thiết bị Bưu chính- Viễn thông, các nhà máy lắp đặt tổng đài, các nhà trạm và cột cao phục vụ truyền dẫn thông tin
-Sản xuất và xây dựng các sản phẩm nhựa dùng trong xây dựng và Bưu chính- Viễn thông bao gồm:
* ống nhựa sóng các loại dùng để bảo vệ cáp ngầm, cáp quang, cáp điện, cáp thoát nước
* Các loại thanh profail, các loại nhà nhựa, các loại cửa nhựa nhiều màu có lõi thép theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Châu âu
2. Thực trạng quản lý vốn lưu động tại công ty xây dựng bưu điện
2.1 Phương pháp xác định vốn lưu động
Xác định quy mô các loại VLĐ:
Xác định VLĐ là tính toán số lượng cụ thể cho từng loại TSLĐ cụ thể, sao cho vừa tiết kiệm được vốn đầu tư cho TSLĐ, giảm chi phí lưu giữ và bảo quản vẫn đảm bảo để quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt, liên tục. Cụ thể, là xác định lượng tiền mặt tối thiểu cần phải duy trì trên tài khoản và tại quỹ, với mục tiêu là lưu giữ tiền mặt càng ít càng tốt. Đối với kho, các khoản phải thu...cũng xác định tương tự như vậy.
Quy mô của từng hạng mục VLĐ phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, mùa vụ kinh doanh, và các biến động khác của thị trường. Và đối với tỷ trọng hạng mục của TSLĐ thì người ta có phương pháp xác định lượng duy trì đầu tư khác nhau. Nhưng do đặc điểm của các TSLĐ là chúng nằm trong thời gian chờ để thực hiện giá trị và tạo ra lời nhuận, nên càng đầu tư vào TSLĐ nhiều, hoặc TSLĐ được quay vòng sử dụng càng chậm thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng kém, và ngược lại.
Sau khi đã xác định quy mô VLĐ phải tính toán sự thay đổi về quy mô trong từng hạng mụcVLĐ là: Tiền mặt, chứng khoán, hàng lưu kho, phải thu khách hàng, TSLĐ khác.
Xác định VLĐ:
Có hai cánh tính toán
Cách 1:
VLĐ ròng = Các loại vốn thường xuyên - Nợ ngắn hạn 1 PTS. Vũ Duy Hào, PTS. Đào Văn Huệ, T sĩ Nguyễn Quang Ninh, Quản trị tài chính Doanh nghiệp, Khoa NH- TC, ĐH Kinh tế Quốc dân, Năm 1999, Trang 135.
Cách tính này nhấn mạnh nguồn gốc của VLĐ, cho phép hiểu được các nguyên nhân thay đổi của VLĐ.
Cách 2
Một cách tính khác cho ta cùng kết quả:
VLĐ ròng = Tài sản có lưu động - Nợ ngắn hạn
Nhu cầu VLĐ = Dự trữ + Các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
2.2 Cơ cấu nguồn vốn, Cơ cấu tài sản lưu động và sự biến động của chúng
2.2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Tình hình tài sản và nguồn hình thành của Công ty trong 3 năm 2000, 2001, 2002 được thể hiện qua bảng 01 ở trang sau.
Qua bảng 01, ta thấy TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (năm 1999: 84,45%; năm 2000: 83,56%; 2001: 59,47%; năm 2002: 69,15%).
Một DN sản xuất kinh doanh như Công ty Xây dựng Bưu điện có tỷ trọng TSLĐ cao là tất nhiên. Song với tỷ trọng cao như 2 năm 1999, 2000 (trên 80%) là chưa hợp lý. Liệu với lượng TSCĐ chỉ chiếm dưới 20% như vậy có đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp trên một lượng TSLĐ quá lớn không? Dĩ nhiên là không. Thật vậy, trong năm 1999 mặc dù Công ty đã bỏ vốn mua các thiết bị thi công cần thiết giao cho các đơn vị thi công, các cơ sở sản xuất cũng đã chú trọng đầu tư mua sắm phương tiện thi công như: Máy trộn bê tông, Giàn giáo, máy đầm... nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng công trình, đầu tư trang bị một dây chuyền cửa gỗ của Đài loan, một dây chuyền gia công cửa nhôm của Pháp với tổng vốn đầu tư là 960 triệu đồng trang thiết bị. Song còn xa mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi. Các phương tiện thiết bị hiện đại nhằm thắng thầu và để thi công công trình hầu như không có gì. Nguy cơ về cạnh tranh là rất lớn do thiếu cán bộ giỏi trong tiếp thị, đấu thầu, tụt hậu về kiến thức và khả năng thi công công trình, lạc hậu về công nghệ xây dựng hiện đại.
Đến năm 2000, tình hình đã được cải thiện hơn đôi chút do Công ty chú trọng vào đầu tư xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại (Máy Vi tính COMPAQ, máy xoa nền bê tông MACKER, máy khoan bê tông MAKITA...) nhưng vẫn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Trong 2 năm gần đây (2001, 2002), tỷ trọng TSLĐ đã giảm hơn so với 2 năm trước nhưng vẫn chiếm trên, dưới 60%, cho thấy nhu cầu về VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ổn định và khá cao so với nhu cầu về vốn cố định. Với tỷ trọng TSLĐ và TSCĐ như vậy, nhìn chung cơ cấu tài sản của Công ty đã hợp lý hơn so với các năm trước, đặc biệt về TSCĐ được chú trọng đầu tư mua sắm nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và thi công công trình, tạo uy tín để mở rộng thị trường kinh doanh.
Về cơ cấu nguồn vốn ta nhận thấy rằng: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty luôn lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu (thường chiếm trên 70% trong tổng nguồn vốn) và ngày càng tăng. Tại thời điểm năm 1999, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 72,23%, năm 2000 chiếm 75,92%, năm 2001 chiếm 82,98% và năm 2002 chiếm 82,49%. Điều này cho thấy để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định, Công ty phải thường xuyên huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn nợ phải trả chủ yếu của năm 1999 và 2000 là nợ ngắn hạn, đến năm 2001 và 2002 nguồn nợ phải trả được cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, thể hiện sự năng động của Công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần cũng có nghĩa là khả năng tự tài trợ của Công ty ngày càng giảm. Công ty cần quan tâm tới vấn đề này trong thời gian tới để tránh bị thiếu tự chủ về mặt tài chính
2.2.2 Tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
Để đánh giá một cách cụ thể hơn nữa về tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta cần xem xét sự biến động của chúng thông qua bảng 02 ở trang sau.
ở bảng 02 cho thấy tài sản và nguồn vốn cuối năm 2001 tăng nhanh so với cuối năm 2000 và 1999 (59,89%) tức 22.359.218.529 đồng, nhưng đến cuối năm 2002 lại tăng chậm lại (29,61%) tức 17.674.244.076 đồng.
Có thể biểu diễn sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn vào cuối các năm 1999 đến 2002 qua biểu đồ sau:1 Biểu đồ được xây dựng dựa vào số liệu trong bảng 01 - Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản , tổng cộng nguồn vốn’
Đồng
BIểU Đồ 1: tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty
xây dựng bưu điện cuối các năm 1999, 2000, 2001, 2002
1999 2000 2001 2002 Năm
Qua biểu đồ này có thể thấy tài sản và nguồn vốn Công ty có xu hướng tăng dần và khá cao (cuối năm 2002 lên tới 77.365.097.767 đồng), điều này chứng tỏ Công ty chú trọng vào việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Thật vậy, trong 2 năm gần đây (2001, 2002), Công ty đã thành lập thêm 01 Xí nghiệp công trình thông tin, 01 Xí nghiệp Xây dựng nhà, thành lập nhà máy nhựa Bưu điện và chi nhánh Công ty Xây dựng Bưu điện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư 03 dây chuyền sản xuất công nghiệp là: Dây chuyền sản xuất thanh nhựa cửa thay thế gỗ, Dây chuyền gia công lắp ghép cửa nhựa có lõi thép và dây chuyền sản xuất ống PVC sóng bảo vệ cáp ngầm. Ngoài ra, Công ty còn mua sắm thêm nhiều thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin, phương tiện giao dịch, đi lại... như: Máy điện thoại di động, máy Vi tính, máy điều hoà, ôtô, máy phát điện...
Trở lại bảng 02, ta thấy:
Về mặt tài sản: cuối năm 2000 hầu hết các loại TSCĐ đều giảm, trừ các khoản phải thu tăng 48,32% tức 7.697.719.409 đồng, đặc biệt là tiền tại quỹ và tiền gửi ngân hàng giảm 74,34%, TSLĐ khác giảm 144,69% trong khi đó TSCĐ lại tăng khá cao (121,91%). Điều này cho thấy nguyên nhân các khoản phải thu tăng có thể do chính sách tín dụng khách hàng của Công ty, cũng có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng không có khả năng trả nợ. Đến cuối năm 2002, các khoản phải thu tăng cao tới 67,88% tức 17.473.494.858 đồng, như vậy Công ty đã để tình trạng chiếm dụng vốn quá lớn, cần phải có biện pháp như thay đổi chính sách tín dụng, hoàn tất các thủ tục Xây dựng cơ bản để nhanh chóng thu hồi vốn...
Cuối các năm 2001 và 2002 hầu hết các loại tài sản đều tăng lên so với thời điểm cuối năm 2000. Nhất là vào năm 2001, tăng mạnh về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (147,79%) và TSCĐ tăng 470,97%, năm 2002 chi phí Xây dựng cơ bản tăng đến 416,58%, chỉ có TSCĐ giảm không đáng kể (11,51%). Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng vào việc mở rộng hoạt động xây dựng cơ bản nội bộ và đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại.
Về mặt nguồn vốn: Nhìn vào bảng 02 ta nhận thấy các khoản mục nguồn vốn của Công ty đều tăng lên qua các năm. Năm2001, nợ phải trả tăng 74,76 % so với năm 2000, trong đó chủ yếu là tăng nợ dài hạn (tăng 19107690648 đồng). Trái lại, năm 2002 lại chủ yếu tăng nợ ngắn hạn (tăng 41,55 % tức 12226597373 đồng). Điều này cho thấy Công ty đã phải vay ngân hàng để có vốn mở rộng hoạt động SXKD. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng dần lên tuy giá trị tăng không lớn song nó cho thấy một dấu hiệu khả quan về sự tự chủ tài chính trong những năm gần đây.
2.2.2 Cơ cấu tài sản lưu động và sự biến động
* Cơ cấu tài sản lưu động
Để khái quát tình hình quản lý sử dụng VLĐ, ta cần phân tích cơ cấu TSLĐ qua bảng 07 ở trang sau.
Bảng 07 cho thấy các khoản phải thu và hàng lưu kho chiếm phần lớn trong tổng TSLĐ của Công ty, tiền mặt và TSLĐ khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Thật vậy, tại thời điểm cuối năm 2000, 2001, 2002, tỷ lệ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng trong TSLĐ chỉ trên dưới 3%, tuy nhiên cuối năm 1999 tỷ lệ này đạt tới 7,2%. Với cơ cấu tiền mặt như vậy, Công ty dễ mất khả năng thanh toán đối với các khoản phải trả ngay lập tức. Cũng qua bảng 07, ta nhận thấy tỷ trọng của các khoản phải thu và hàng lưu kho trong tổng TSLĐ có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Quả vậy, cuối năm 1999 tỷ trọng của các khoản phải thu là 61,27%, thì hàng lưu kho là 31,38%, năm 2000 các khoản phải thu chiếm 75,75 %, hàng lưu kho chiếm 22,76 %, năm 2001 tương ứng là 75,52% và 22,96%, và năm 2002 tương ứng là 80,78% và 17,34%. Như vậy, chính sách tín dụng khách hàng có liên quan chặt chẽ đến khả năng tiêu thụ của Công ty. Tuy chính sách tín dụng khách hàng có lợi như vậy (giải toả hàng lưu kho), song cần phải sử dụng với mức độ hợp lý. Tỷ trọng các khoản phải phải thu cuối các năm 2000, 2001 là quá cao (trên 72%) đặc biệt là cuối năm 2002 tỷ trọng này chiếm tới 80,78%. Công ty cần phải điều chỉnh khoản mục này vì nó không những liên quan đến khả năng thanh toán, mà thường các khoản nợ càng lớn đi đôi với rủi ro đạo đức càng cao. Mặt khác, tuy chính sách tín dụng khách hàng được coi như một trong các biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ nhưng vì thế lại làm chập kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay VLĐ.
Để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý hàng lưu kho tại Công ty trong thời gian qua. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể sự biến động của hàng lưu kho qua biểu đồ thể hiện giá trị nguyên vật liệu trong hàng lưu kho - một thành phần chủ yếu trong tổng số hàng lưu kho của Công ty.1 Biểu đồ được xây dựng dựa trên số liệu của bảng 07 - Chỉ tiêu Hàng tồn kho, Nguyên vật liệu tồn kho.
BIểU Đồ 4: giá trị nguyên vật liệu trong hàng lưu kho
 Hàng tồn kho
u NVL tồn kho
Đồng
1999 2000 2001 2002 Năm
Qua biểu đồ 4 cho thấy: Trong 4 năm qua, giá trị nguyên vật liệu lưu kho luôn chiếm trên 70% tổng số giá trị hàng lưu kho. Có nghĩa là công tác đảm bảo cho sản xuất kinh doanh tại Công ty rất vững chắc bởi như đã biết, Công ty Xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tăng tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông của ngành Bưu điện. Do đó, đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải luôn đầy đủ và phải có sẵn để nhanh chóng bắt tay vào thi công các công trình, hoàn thành kế hoạch trên giao.
* Biến động của tài sản lưu động
Để có thể thấy rõ hơn tình hình TSLĐ của Công ty ta sẽ phân tích sự biến động của nó qua số liệu của bảng 08 ở trang sau.
Thông qua bảng 08 ta nhận thấy rằng TSLĐ cuối năm 2002 được mở rộng nhanh chóng so với cuối năm 2001 (tăng 50,71%). Còn các năm trước đó (1999, 2000, 2001) thì TSLĐ tăng ở mức độ vừa phải (từ 13% -> 20%). Xem biểu đồ sau:1 Biểu đồ được xây dựng trên số liệu của Bảng 07 - Chỉ tiêu TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
1999 2000 2001 2002 Năm
Đồng
Biểu đồ 5: biến động tài sản lưu động
Năm 2002, VLĐ chủ yếu sử dụng nhằm tăng khoản phải thu khách hàng: 18.705.970.776 đồng, tăng 144,66% so với năm 2001, trả trước cho người bán: 294.610.776 đồng, thành phẩm lưu kho 1.227.632.794 đồng và tạm ứng: 135.676.617 đồng, tăng 197,74% so với cùng thời điểm năm 2001. Điều này chứng tỏ thành phẩm của Công ty cuối năm 2002 khó tiêu thụ, Công ty đã phải sử dụng chính sách tín dụng khách hàng để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, quy mô kinh doanh của Công ty được mở rộng như đã nói ở trên, nên các khoản phải thu khách hàng và hàng lưu kho tăng lên là tất nhiên. Song, với xu hướng tăng các khoản phải thu và hàng lưu kho như vậy cho thấy công tác quản lý, theo dõi công nợ và quản lý tài sản kho của Công ty chưa tốt.
Khoản mục trả trước cho người bán và tạm ứng tăng ở cuối năm 2001 và 2002 cho thấy, Công ty đã dự đoán là nhu cầu khách hàng sẽ cao hơn nên đã có hoạch đặt hàng trước, song thực tế lại ngược lại bởi tỷ trọng thành phẩm lưu kho tăng lên đáng kể như : Năm 2001 là 507.112.094 đồng và năm 2002 là 1.227.632.794 đồng chứng tỏ Công ty không tiêu thụ được sản phẩm nhiều như dự đoán. Qua tìm hiểu hoạt động của Công ty cho biết do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Đông Nam á và đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng nên năm 2002, sản phẩm xây lắp của Công ty bị tồn đọng, các công trình xây dựng nhà trong nghành hầu như không thắng thầu.
Ngoài ra, ta còn thấy các khoản thế chấp, ký gửi vào cuối năm 2000 và 2001 tăng lên cao (năm 2000 tăng 100% so với cuối năm 1999, năm 2001 tăng 94,18% so với cuối năm 2000) chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến phương thức bán hàng qua các kênh trung gian, tạo điều kiện để tiêu thụ thêm hàng hoá. Song tại thời điểm cuối năm 2002, tỷ trọng của khoản thế chấp, ký gửi lại giảm xuống 21,74%, đó là một điểm yếu của Công ty. Bởi trong khi quy mô mặt hàng kinh doanh của Công ty được đa dạng hoá, phát triển lĩnh vực thi công và mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà hệ thống tiêu thụ lại giảm năng lực hoạt động là điều chưa hợp lý.
Cuối cùng, bảng 08 còn cho thấy, cuối năm 2002 khoản mục tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng giảm đáng kể (29,66%). Mặc dầu, nhu cầu về vốn bằng tiền luôn luôn biến động và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chính xác được nhưng với lượng tiền mặt quá ít Công ty sẽ mất khả năng thanh toán tức thời (như nhu cầu tiền mặt để thực hiện các cuộc giao dịch, trả tiền mua sắm hàng ngày...), không ứng phó kịp với những nhu cầu vốn bất thường và không tranh thủ được những thời cơ hấp dẫn (mua sắm tài sản Công ty...). Tuy nhiên, mức tồn quỹ thay đổi theo mức tiêu thụ và chính sách tín dụng của Công ty.
2.2.3 Nguồn vốn lưu động và sự biến động của nó
*Nguồn vốn lưu động của Công ty
Như đã nói ở các phần trên, nhu cầu về VLĐ tại Công ty Xây dựng Bưu điện là khá cao (thường chiếm trên 60% trong tổng tài sản) và biến động rất phức tạp. Bởi vậy, Công ty phải quan tâm tới việc tìm nguồn vốn để đáp ứng tốt cho nhu cầu đó.
Có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau để huy động VLĐ cho doanh nghiệp. Căn cứ vào thời gian huy động vốn thì VLĐ của doanh nghiệp bao gồm: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
Nguồn VLĐ thường xuyên là phần còn lại của nguồn vốn SXKD dài hạn sau khi đã tài trợ đủ cho nhu cầu về TSCĐ. Còn nguồn VLĐ tạm thời thời chính là các khoản nợ ngắn hạn của DN.
Tình hình huy động nguồn VLĐ tại Công ty Xây dựng Bưu điện trong 4 năm gần đây được trình bầy trong bảng 09 ở trang sau.
Qua bảng 09 có thể thấy rõ một điều rằng: Nguồn VLĐ thường xuyên của Công ty luôn lớn hơn không (và luôn chiếm trên 12% trong tổng nguồn vốn). Do đó, nguồn vốn dài hạn của Công ty không những đáp ứng đủ cho việc mua sắm TSCĐ mà còn góp phần tài trợ cho TSLĐ. Điều này cũng có nghĩa là TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn nên Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính của Công ty như vậy là lành mạnh.
Tuy nhiên, với tỷ trọng nguồn VLĐ thường xuyên chiếm dưới 20% tổng nguồn vốn (năm 1999: 14,46%, năm 19996: 12,34%, năm 2001: 17,1%), trừ năm 2002 nguồn VLĐ thường xuyên chiếm 22,14% tổng nguồn vốn, do đó VLĐ của Công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn VLĐ tạm thời (thường chiếm trên dưới 80% tổng nguồn VLĐ).
Cũng qua bảng 09 cho thấy, trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì các khoản vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng cao (thường trên 35%), giá trị của chúng ngày một tăng tương ứng với sự gia tăng giá trị của nguồn VLĐ tạm thời.Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau.
Biểu đồ 6: Biến động của vay ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
1999 2000 2001 2002 Năm
Bên cạnh nguồn vốn vay ngắn hạn, một nguồn vốn nữa cũng góp phần đáng kể trong việc tài trợ cho nhu cầu về VLĐ của Công ty là các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ (chiếm trên 20% ---> trên 30% trong nguồn VLĐ tạm thời). Như vậy, để giảm chi phí huy động vốn, Công ty phải dùng tới hình thức chiếm dụng một phần vốn của các đơn vị nội bộ. So với việc đi vay ngân hàng, chi phí huy động vốn của cách thức này nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này cao sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các đơn vị nội bộ, gây làn sóng ảnh hưởng chung tới toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty. Nhìn vào bảng 07 ta nhận thấy các khoản mua chịu của Công ty cũng góp phần tài trợ cho nhu cầu về VLĐ (thường chiếm tỷ trọng từ 8 --->12% tổng nguồn VLĐ tạm thời). Trong nền kinh tế thị trường, việc mua chịu hàng hoá là một chính sách của các doanh nghiệp. Mức độ chiếm dụng vốn của đơn vị ngoài Công ty như vậy là khá hợp lý, nó cho thấy Công ty khá sòng phẳng trong quan hệ thương mại và đó cũng là dấu hiệu khả quan trong quan hệ thanh toán của Công ty.
Ngoài các nguồn trên, để thoả mãn cho nhu cầu về VLĐ, Công ty cũng đã tận dụng tới nguồn vốn từ các khoản thuế ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9524.doc