Những từ viết tắt
Xe ã hội chủ nghĩa XHCN
Chủ nghĩa tư bản CNTB
Kinh tế thị trường KTTT
Kinh tế hàng hoá KTHH
Hàng hoá - tiền tệ HH – TT
Việt Nam VN
Mục lục
Trang viết tắt 1
Lời nói đầu 4
Phần 1: Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN 6
1 Quan niệm KTTT 6
2 Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN 7
2.1 Sự lựa chọn đúng đắn, mang tính khách quan 7
2.2 KTTT không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH 9
Phần 2: Những
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề cơ bản về Kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm, tính chất cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở VN 13
1. Đặc điểm cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở VN 13
1.1 Là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá 13
1.2 Mục đích phát triển KTTT định hướng XHCN 14
1.3 KTTT định hướng XHCN ở VN 15
2 Tính chất KTTT định hướng XHCN ở VN 20
3 Ưu điểm 22
4 Nhược điểm 22
Phần 3: Thực trạng và những giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN 25
Thực trạng 25
Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN 29
Mục tiêu 29
Các giải pháp 31
Kết luận 40
Tài liệu tham khảo 41
Lời mở Đầu
Việt Nam ta đang vươn mình đổi mới, và ngày càng khởi sắc hơn. Tại Đại Hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã đánh dấu bước ngoặt lớn, chấm dứt mô hình “ kinh tế chỉ huy”, mở đường cho một cơ chế mới _cơ chế thị trường, tạo ra cho chúng ta một thị trường kinh tế đầy sôi động, mà trong đó các thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh.
Cho đến nay, bằng thực tiễn chứng minh kinh tế nước ta đang dần phát triển, khác xa trước kia. Điều này cho thấy việc chúng ta đổi mới là cần thiết và hoàn toàn đúng đắn. Khẳng định rõ vai trò to lớn của kinh tế thị trường_kinh tế thị trường định hướng XHCN _ một kiểu tổ chức nền kinh tế- xã hội vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên nguyên tắc dân chủ của CNXH. Hai nhân tố này hỗ trợ, bổ xung nhau, định chế lẫn nhau, dần hoàn thiện mô hình CNXH. Từ đó sẽ tạo lên nền kinh tế “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, dần chứng tỏ được vị thế của nước ta trên trường Quốc tế.
Như vậy KTTT quả thực đã có tầm quan trọng hết sức to lớn, nó đã góp phần làm thay đổi sâu sắc về cơ cấu ngành nghề và lao động, đem lại cho chúng ta những thành tựu đạt được ngay nay. Là điều kiện cần thiết để chúng ta thực hiện những mục tiêu của đất nước, đó là việc tăng trưởng kinh tế, việc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO)...và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đứng trước xu hứơng hội nhập kinh tế như hiện nay, là một sinh viên kinh tế em càng cần phải hiểu rõ về nền kinh tế thị trường _ nền kinh tế mà nước ta đang vận hành. Vì vậy chọn đề tài “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam “ thực sự đã đem lại cho em những hiểu biết cần thiết về một nền kinh tế thị trường, nó là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều thông qua thị trường. Vậy kinh tế thị trường không chỉ là “ công
nghệ“, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó không chỉ gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy chứng tỏ không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần tuý, tách rời khỏi hình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước.
Phần 1: Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT địng hướng XHCN.
1 Quan niệm về KTTT.
Kinh tế thị trường không phải là một chế độ xã hội hay là một phương thức sản xuất xã hội nào, mà nó chỉ là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội. Và từ xa xưa loài người đã có và trải qua nhiều kiểu tổ chức kinh tế như: kinh tế tự biên, tự cấp, tự túc đến kinh tế hàng hoá (kinh tế hàng hoá giản đơn) rồi đến kinh tế hàng hoá tư bản, và ngày nay là kinh tế thị trường.
Mặc dù theo dự đoán của Mác, kinh tế thị trường chỉ là một giai đoạn làm tăng sự phát triển lực lượng sản xuất mà thôi. Nhưng những thế kỷ trôi qua kinh tế thị trường đã tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản. Vậy kinh tế thị trường là gì ?
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường.Đén đây để hiểu được kinh tế thị trường, trước tiên chúng ta phải hiểu được kinh tế hàng hoá là gì ? liệu kinh tế hàng hoá có thể đồng nhất với kinh tế thị trường được không ? Và mối quan hệ giữa chúng là như thế nào ?
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế_xã hội, mà trong đó sản phảm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá không thể đồng nhất với nhau được. Chúng khác nhau về trình độ phát triển. Nhưng về cơ bản chúng giống nhau về bản chất.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Trong kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá.
2 Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT địng hướng XHCN.
2.1 Phát triển kinh tế thị trường là sự lựa chọn đúng đắn, tồn tại mang tính khách quan.
Mặc dù loại hình kinh tế giản đơn đã xuất hiện từ rất sớm ,được tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, song về cơ bản các nền kinh tế tồn tại trước chủ nghĩa tư bản vẫn chưa thoát ra khoải khuôn khổ của mô hình kinh tế tự nhiên mà đặc tính hiện vật và tự cung tự cấp là chủ yếu. Do vậy khi xác định quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tự nhiên sang mô hình kinh tế hành hoá ở trình độ cao là kinh tế thị trường, theo đùng nghĩa phải lấy cái mốc hay phải kể từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập. Và tất nhiên cũng không nên đồng nhất kinh tế thị trường là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Theo Mác_LêNin nhận xét: kinh tế thị trường góp phần đưa trình độ năng suất và xã hội hoá sản xuất lên bước phát triển “đồ sộ bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại ”.
Như vậy xét theo khía cạnh kinh tế và logic hay lịch sử cho thấy, không thể chuyển nền kinh tế kém phát triển lên nền kinh tế phát triển nếu đòn bẩy kinh tế thị trường bị bỏ qua hay bị xem nhẹ. Có thể nói rằng: so với mô hình
kinh tế tự nhiên, mô hình kinh tế hàng hoá hay mô hình kinh tế thị trường là bước phát triển của nền văn minh mà nhân loại đã sáng tạo ra, gắn liền với văn minh công nghiệp. Chứ thực chất kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Nó ra đời ngay từ thời kì tan giã của công xã nguyên thuỷ và tồn tại ngay trong lòng của chủ nghĩa xã hội. Bởi :
Thứ nhất: Do có sự phân công lao động xã hội_Là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá. Nó không những mất đi mà ngay càng phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều nay được thể hiện thông qua tính đa dạng, phong phú và chất lượng được nâng cao của sản phẩm trao đổi trên thị trường.
Thứ hai: Do có sự phân công chuyên môn hoá ngày càng sâu. Đã tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, làm cho mỗi ngành sản xuất chỉ sản xuất được một vài loại khác nhau, mà nhu cầu của cuộc sống là phong phú , đa dạng.Từ đó đòi hỏi phải có sự trao đổi.
Sự phân công này đã diễn ra ở từng ngành, từng khu vực, từng địa phương và ngày càng phát triển. Nó không những chỉ diễn ra trong nước mà còn tiến tới phân chia hợp tác quốc tế.
Thư ba: Do có sự tách biệt nhận định kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Sự tách biệt này trước hết là khác nhau về quan hệ sở hữu. (Ví dụ như sở hữu tư nhân khác sở hữu nhà nước,... ). Các thành phần kinh tế tuy có cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ quản lý, và do đó chi phí sản xuất, hiệu quả cũng khác nhau. Chính sự khác biệt này đã tạo ra những sản phẩm riêng thuộc về từng người, từng nhóm người trong xã hội. Và do đó để thoả mãn nhu cầu và ước muốn, con người cần phải có sản phẩm trao đổi.
Thứ tư: Là quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Do nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu toàn dân, sở hữu hỗn hợp, từ đó mà tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, mang lợi ích riêng. Nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Mặt khác, vì mỗi nước có một lãnh thổ riêng độc lập về chủ quyền và là chủ của các hàng hoá tạo ra, nên quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết cho hợp tác quan hệ kinh tế đối ngoại. Và sự trao đổi này phải theo nguyên tắc ngang giá.
Như vậy sự tồn tại của kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan và chúng ta không thể dùng sự chủ quan duy ý chí của mình mà phủ nhận sự hiện diện của nó được.
Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà còn cần
thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nếu xem xét ở khía cạnh trình độ kinh tế thì xã hội XHCN là xã hội mà nền kinh tế của nó phải là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Tiến lên XHCN này ta có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa về mặt chính trị, nhưng không thể bỏ qua đòn bẩy kinh tế thị trường.
Nền kinh tế tự nhiên trong thời kỳ cổ đại và trung cổ, kể cả mô hình “kinh tế chỉ huy ” vận động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, không thể có sự gắn bó với thị trường, nhất là thị trường thế giới theo đúng nghĩa của nó. Thật vậy, trong thời kỳ trung cổ thị trường nếu có cũng chỉ là thị trường cắt cứ, phong kiến chưa thể hình thành thị trường dân tộc, nên không thể có thị trường thế giới. Nền kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, xét về thực chất là mô hình bao cấp quốc tế. Mô hình này nếu có thị trường thế giới thì một mặt cũng không đúng nghĩa, mặt khác, nó cũng bị chia cắt thành các khu vực biệt lập, đối lập nhau, vận động theo hai cơ chế khác nhau: khu vực thị trường các nước xã hội chủ nghĩa và khu vực thị trường tư bản chủ nghĩa; và theo đó là hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa không còn nữa.Trong điều kiện đó, theo tư duy lý luận cũ, các nước có nền kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, mất đi điều kiện giúp đỡ khách quan bên ngoài, mất đi sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu. Cứ theo logíc đó gắn với lối tư duy cũ, buộc phải đi đến kết luận là: Sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là không thể thực hiện được. Điều này trái với thực tế, nước ta đã và đang tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thực ra với cơ chế bao cấp Quốc tế qua vốn, qua giá tồn tại lâu ngày, thị sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu quả thật trước mắt có ngây khó khăn cho công cuộc quá độ lên chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. ở nước ta từ năm 1990 khoản viện trợ hàng năm của Liên Xô cũ chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn để chi tiêu đã giảm dần, đến năm 1991 chỉ còn 5%. Song nếu xem xét vấn đề một cách cơ bản hơn, và theo lối tư duy kinh tế mới_tư duy kinh tế thị trường diễn ra trong cộng đồng Quốc tế thì những khó khăn đó bắt đầu giảm dần xuống. Thật vậy:
Một là: Nhờ thông qua cơ chế thị trường Quốc tế, giúp nước ta mở rộng hơn điều kiện bên ngoài, thị trường bên ngoài so vói thời kỳ bao cấp Quốc tế. Tất nhiên phải thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa về hình thức và đa phương hoá về nguồn lợi dụng thế mạnh của cộng đồng Quốc gia nhằm đem lại lợi ích cho dân tộc ta, khắc phục khó khăn về vốn và công nghệ hiện đại.
Hai là: một khi cơ chế bao cấp Quốc tế qua vốn , qua giá không còn và đựơc thay thế bằng cơ chế kinh tế thị trường, trong bối cảnh đó sự thay đổi này buộc các nước có nền kinh tề kém phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi vòng luẩn quẩn, vươn lên để trở thành nước có nền kinh tế phát triển, phải biết sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế đối ngoại ( xuất nhập khẩu, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ, . . .) một cách khôn ngoan hơn. Đồng thời, ra sức học tập để nâng cao trình độ quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và công nghệ mới nhằm phát triển rút ngắn thời gian và tốc độ
Ba là: Công bằng mà nói thế mạnh về kinh tế và công nghệ hịên đại không thuộc về các nước XHCN mà thuộc về các nước Tư Bản, đặc biệt là Mỹ, Nhật và các nứơc Tây Âu. Do vậy, bỏ qua chế độ TBCN xét về mặt thực chất là rút ngắn đáng kể khoảng cách lạc hậu ở nước ta, thông qua các hình thức quá độ và những khâu trung gian của “CNTB Nhà nước”, có thông qua CNTB Nhà nước mới tạo địa bàn thuận lợi cho việc lợi dụng mối quan hệ biện chứng giữa khoa học- công nghệ và kinh tế thị trường với tư cách là cái “cốt lõi” để đưa nước ta đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Bốn là: Ngày nay nhân loại, nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển đang đứng trước vấn đề gay cấn và cấp bách có liên quan đến sự tồn vong của dân tộc trong đó có nước ta. Việc giải toả những vấn đề nói trên: thảm hoạ ô nhiễm môi trường... đã đang và là nhiệm vụ chung của mỗi quốc gia nhất là trách nhiệm của những nước tư bản phát triển. ở đây tính toàn cầu hoá và khu vực hoá thông qua sự giúp đỡ Quốc tế được coi là đặc trưng của thời đại, một trong những điều kiện khách quan bên ngoài có liên quan đến lợi ích dân tộc nếu biết khai thác.
Năm là: Thực chất ở nước ta từ khi mất đi sự viện trợ của Liên Xô cũ, và sự quyết định đi lên con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN. Những khó khăn đã nhanh chóng qua đi, đất nước và dân tộc ngày càng được khẳng định mình là nhờ cơ chế mới, việc mở rộng thị trường đón nhận sự giúp đỡ của Quốc tế ngày càng nhiều và đạt được những khởi sắc ban đầu quan trọng.
Như vậy kinh tế thị trường đã có tác dụng to lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam:
Do thói quên của cơ chế cũ đã tồn tại lâu trong tư duy của chúng ta mà bước đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự cung, tự túc. Nhưng cơ chế kinh tế mới đã hé mở, kinh tế hàng hoá được phát triển, dần phá vỡ đi kinh tế tự nhiên lạc hậu, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, và từ đó đã thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm tạo ra phong phú và đa dạng cộng với nhiều thành phần kinh tế sản xuất đã tạo ra tính cạnh tranh. Vì vậy mà các chủ thể kinh tế này muốn bán được sản phẩm của mình thì buộc phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, sử dụng nhưng công nghệ mới tiên tiến nhằm tối thiểu hoá chi phí sản xuất, hạ giá thành, tạo lợi thế và chỗ đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao đọng xã hội .
Mặt khác sản phẩm tạo ra muốn bán được nhiều thì các chủ thể sản xuất còn cần phải nắm bắt được thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, của thị trường.Từ đó có những quyết định đúng đắn cho sản phẩm của mình. Do đó kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, tìm tòi, sáng tạo. Qua đó kích thích việc nâng cao chất lương, mẫu mã và tăng khối lượng sẩn phẩm hàng hoá, dịch vụ, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá là sự phân công lao động xã hội. Chính vì thế kinh tế hàng hoá sẽ có tác động ngược trở lại, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Nhờ vậy mà các lợi thế của các vùng hay của cả nước được tận dụng và phát huy, hợp tác Quốc tế được thúc đẩy và mở rộng.
Kinh tế thị trường phát triển sẽ kéo theo thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, từ đó tạo điều kiện ra đời của những ngành sản xuất lớn có trình độ cao; bên cạnh đó cũng chọn lọc ra được đội ngũ sản xuất kinh doanh lành nghề, có trình độ quản lý tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển của nước nhà.
Vậy chuyển sang KTTT là cần thiết, chuyển sang phát triển KTTT là phù hợp với xu thế chung của thời đại hiện nay. Kinh tế thị trường có vai trò như là “đòn bẩy” kích thích sự phát triển của khoa học_cộng nghệ và lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Phát triển kinh tế thị trường đúng là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước, một nhiêm vụ cấp bách để phát triển kinh tế, xoá bỏ đi lối tư duy cũ quan liêu của nền kinh tế lạc hậu, dần đưa nước ta hội nhập kinh tế thế giới, góp phần vào công cuộc công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, bằng thực tiễn cũng đã chứng minh việc chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường là hoàn toàn thích hợp. Phát triển kinh tế thị trường đã khơi dậy và khai thác được tiềm năng trong nước cũng như thu hút được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ và học tập được cách thức quản lý từ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Phần 2: Những đặc điểm và tính chất cơ bản của Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở vn
1 Đặc điểm của Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam.
1.1 Là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ của việt nam.
Quá độ nên Chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam chúng ta là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Tức nền kinh tế nước ta không phải là kinh tế bao cấp, tập trung quan liêu của thời kì trước đây nhưng cũng không phải hoàn toàn là nền kinh tế thị trường tự do theo đúng cách của các nước tư bản, và cũng chưa hẳn là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi chúng ta còn đang trong giai đoạn của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , vẫn còn sự hiện diện, đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, tuy đã có những chưa đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vừa bao hàm cái chung của nền kinh tế thị trường, vừa mang cái riêng, cái đặc thù của xã hội chủ nghĩa.
Cái chung là nó vận động theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường (quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ,...). Và các phạm trù kinh tế thị trường vẫn phát huy tác dụng.
Cái đặc thù là định hướng xã hội chủ nghĩa, để nó không phải là xã hội tư bản.
Mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt của nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế thị trường nước khác, sự khác biệt này trước hết ở mục đích chính trị, mục đích kinh tế - xã hội dựa trên truyền thông của Việt Nam làm định hướng chi phối sự vận động và phát triển của kinh tế nước nhà.
Phát triển kinh tế thị trường với mục đích đầu tiên là nhằm giải phóng sức sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất cũng như tận dụng và khai thác những nguồn lực trong nước cùng nguồn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thiết lập những mối quan hệ sản xuất. Hay nói cách khác phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là nhằm nâng cao đời sống nhân dân, tạo dựng lên một đất nước giầu mạnh mà trong đó tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, sản xuất phải luôn gắn liền với mục đích cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích làm giầu một cách hợp pháp, giảm thiểu những hố sâu phân hoá giầu nghèo.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giống với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng đa dạng về hình thức sở hữu: có sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân. Nhưng trong đó, kinh tế thị trường tư bản lại coi sở hữu tư nhân là rất quan trọng, nó được coi như là bất khả xâm phạm, còn ở Việt Nam sở hữu công cộng là nền tảng quan trọng nhất.
Gắn liền với đa sở hữu là đa thầnh phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế này tồn tại một cách khách quan và cần thiết của nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần là một tất yếu cần thiết cho công cuộc xây dựng của nước ta. Đúng vậy, bằng việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, chúng ta đã và đang khơi dậy và khai thác những tiềm năng, nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần vào tăng trưỏng kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó ngoài việc chú trọng phát triển đến thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, còn cần phải khuýên khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu khác song song cùng phát triển. Từ đó hình thành lên một thị trường rộng lớn: đa hình thức, đa thành phần, đa sở hữu và đa chế độ. Mà trong đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại và bỉnh đẳng trước pháp luật, nó vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau cùng phát triển.
Vài trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là sự khác biệt căn bản về bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Điều này được dựa trên nguyên tắc rất riêng có của Việt Nam.Trong đó mỗi thành phần kinh tế lại có bản chất kinh tế _ xã hội riêng và chịu những tác động theo quy luật riêng. Vì thế mà bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt dễ dẫn đến mâu thuẫn làm cho các thành phần này phát triển theo các hướng khác nhau.Vì vậy rất cần có thành phần nào đó đứng ra điều hoà, chỉ đạo. Vâng đó chính là thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, nó không những hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, tạo ra cơ sở hạ tầng mà còn liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác với nhau.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Nếu xem xét về quan hệ phân phối thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng giống với quan hệ phân phối của kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản là cùng có nhiều hình thức phân phối, nhưng điểm khác biết của kinh tế thị trường tư bản là phân phối theo giá trị là chủ yếu, còn kinh tế thị trường ở ta thì quan hệ sở hữu sẽ quyết định quan hệ phân phối, mà mỗi chế độ sở hữu lại có hình thức phân phối tương ứng với nó. Do đó mà đa sở hữu sẽ kéo theo đa hình thức phân phối, ví như: phân phối theo lao động, phân phối ngoài thù lao lao động, phân phối thông qua quỹ phúc lợi lao động hay tập thể hay phân phối theo nguồn lực đóng góp. Trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.
Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, với công bằng xã hội, phát triển văn hoá và giáo dục.
Chúng ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chứ không phải là KTTT TBCN. Đứng trên phương châm này chúng ta phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy để xây dựng xã hội chủ nghĩa _ một xã hội Việt Nam mà ở đó nhân dân được ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng văn minh. Mỗi bước phát triển của kinh tế của nước ta phải gắn liền với việc nâng cao đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy phân phối thông qua phúc lợi xã hội có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết để thực hiện mục tiêu trên.
Các nhân tố cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ của các doanh nghiệp trong tất cả các thành phàn kinh tế được mở rộng và phát triển trong sự gắn bó bởi các chuẩn mực văn hoá, đạo đức, nhân văn và phát luật đã thành văn hay chưa thành văn nhưng đã trở thành tục luật trong XH.
Phát triển kinh tế là điều kiện là tiền đề thực hiện công bằng XH, nhằm nâng cao đời sống nhân dân nhưng bên cạnh đó cũng không quên tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá giáo dục. Có vậy chúng ta mới có được dân trí cao, nguồn nhân lực cùng đội ngũ lao động tốt.
Một đặc điển khá nổi bật để phân biệt kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế kế hoạch quan liêu bao cấp lạc hậu là nền kinh tế “mở” hội nhập_ nền kinh tế được đổi mới, đó là điều kiện, là tiền đề dần đưa nước ta hội nhập kinh tế thế giới. Trong xu thế toàn cầu hoá Quốc tế, do tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, chúng ta mở cửa để giao lưu, học hỏi tiếp thu trang thiết bị công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý cùng nguồn vốn giàu có của nước ngoài, đó chính là thư mà chúng ta đang cần để thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy lựa chọn con đường mở cửa là đúng đắn và cần thiết đối với nước ta.
Chúng ta mở cửa là mở rộng quan hệ Quốc Tế _ quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhưng không mất đi bản sắc dân tộc Việt Nam, luôn giữ vững độc lập chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Việc đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ là bàn đạp đẩy nhanh bước đi hội nhập kinh tế thế giới. Chúng ta phải coi trọng xuất khẩu, đẩy mạnh nó, coi nó là ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, từ đó phải chủ động tích cực thâm nhập vào thị trường thế giới và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, phải tận dụng và tạo ra các cơ hội để mở rộng thêm thị trường mới, nâng cao môi trường đầu tư, bằng nhiều hình thức nhằm thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Việc mở rộng thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Tuy nhiên nền kinh tế này là nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường: quy luật cung _ cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật HH – TT,... và giá cả là do thị trường quyết định, ở đây thị trường mới là yếu tố quyết định việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đây cũng chính là nguyên nhân gây lên những khuyết tật khó tránh khỏi của kinh tế thị trường. Vì vậy để giảm bớt những khuyết tật này nhà nước phải đứng ra sửa chữa nó và hầu hêt các nước đều cần và đã làm như vậy. Những vẫn có sự khác biệt trong cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta là nước ta quản lý nền kinh tế không phải theo kiểu nhà tư sản, mà là nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước do dân, vì dân có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhằm đảm bảo thực hiện đúng con đường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn.
Vai trò của nhà nước như là “bàn tay hữu hình” điều hoà các mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, thị trường, nhằm ổn định sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết các “thất bại” của kinh tế thị trường, từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế cao, và đặc biệt đảm bảo được công bằng xã hội. Vì vậy mà không ai khác ngoài nhà nước mới có thể đứng ra giảm bớt được hố sâu phân hoá giầu nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Vâng để làm được điều này thì nhà nước ta đã thực hiện như thế nào? Đó chính là sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trường. Thị trường ở đây là thị trường mở, nó vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hoá là sản phẩm chủ quan cuả chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết kinh tế. Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế.
Cả kế hoạch và thị trường đều cần thiết, vì chúng kết hợp và hỗ trợ nhau trong cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi kế hoạch tập trung được các nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế _ xã hội, đảm bảo cân bằng tổng thể, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển xã hội.
Tuy nhiên mọi thứ đều có hai mặt của nó: Mộy mặt nó có tác dụng, mặt kia nó lại có tác hại, và KTTT cũng vậy, nhờ tính nhanh nhậy của thị trường đã được đáp ứng được nhu cầu đa dạng của đời sống kinh tế luôn biến động, mà điều này đối với kế hoạch hoá là khó thực hiện được, nhưng bên cạnh đó đến lượt mình kế hoạch hoá lại có tác dụng hỗ trợ trở lại cho những khuyết tật khó có thể tránh khỏi ở bất kì một nền kinh tế thị trường nào. KHH sẽ kìm hãm tính tự phát dễ làm mất đi tính cân đối và gây tổn hại cho nền kinh tế kiểu KTTT, KHH cùng với thị trường song song cùng tồn tại, tương trợ và định chế lẫn nhau tạo nên một nền KTTT đúng ttheo định hướng XHCN, mà ở đó thị trướng sẽ là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Nhưng những kế hoạch đặt ra muốn thực hiện được có hiệu quả phải xuất phát từ thị trường, mặt khác muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng XHCN thì phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch. Sự kết hợp của kế hoạch và thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
ở tầm vi mô, thị trường là nơi căn cứ để xây dựng các kế hoạch, sản xuất kinh doanh được thông qua các quan hệ cung _ cầu, giá cả thị trường. Các chủ thể doanh nghiệp lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh tế trực tiệp.
Còn ở tầm vĩ mô tuy thị trường không còn là căn cứ duy nhất để quyết định song những kế hoạch nhà nước vẫn bị tính thay đổi của thị trường chi phối. Vì thế mà nếu thoát ly khải thị trường thì kế hoạch sẽ mang tính duy ý chí. Kế hoạch vĩ mô nhằm đảm bảo tổng cung _ tổng cầu, sản xuất _ tiêu dùng, hàng hoá _ tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có tác dụng đến cung, cầu, giá cả nên nó có thể điều chỉnh những thiếu sót, chệch hướng phát triển mà những khuyết tật của KTTT gây ra và ngược lại cũng thông qua đó mà hoạt động của thị trường theo đúng hướng có kế hoạch của nhà nước. ở đây nhà nước thông qua hiệu qủa kinh tế với tư cách là phương tiện để thực hiện mục tiêu hiệu quả XH và công bằng XH.
Môi trường sinh thái được chủ động bảo vệ và phát triển. Nó được thực hiện thông qua các dự án môi sinh, thông qua việc ban hành đúng đắn phát luật, các chính sách môi trường qua các thời kỳ được hình thành và phát triển cùng với KTTT ở nước ta.
Những đặc tính tốt của cộng đồng các dân tộc VN được phản ánh trong thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước và xuất khẩu.
Cần ý thức rằng định hướng XHCN của KTTT chỉ là một khả năng tự phát TBCN, đặt nền kinh tế nước ta trước thách thức. Vượt thách thức quả không đơn giản, song như đã phân tích về những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép ta kiên trì thực hiện định hướng đã chọn, khắc phục có hiệu quả nguy cơ đi “chệch hướng XHCN ”.
Tính chất KTTT định hướng XHCN ở VN
KTTT định hướng XHCN ở VN vừa mang tính chất chung của nền sản KTTT vừa mang tính riêng của nền KTTT XHCN:
Một là: KTTT có sự quản lý của nhà nứơc nhưng vẫn có tính tự do của nó trên thị trường và nhờ tính tự do này nên các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất. Tạo nên tính đa dạng phong phú của sản phẩm trên thị trường. Cũng vì vậy mà các chủ thể kinh tế muốn bán được hàng thì phải cạnh tranh nhau, thúc đẩy nhau phát triển và tồn tại.
Hai là: Giá cả chịu sự điều tiết của thị trường và là do thị trường quyết định nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Hệ thống thị trường phát triển đầy đủ, làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Tao nên tính năng động._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0307.doc