Một số suy nghĩ về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn kinh tế chính trị Mác-Lê nin ở đại học Huế hiện nay

5 MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN Ở ĐẠI HỌC HUẾ HIỆN NAY Lê Quang Diên Trường Đại học Kinh tế,Đại học Huế Nguyên tắc dạy học ở đại học là những nguyên lý chung của sự tổ chức dạy học về mặt nội dung, phương pháp, hình thức, nhằm thực hiện mục đích dạy học và phù hợp với những quy luật khách quan tác động vào sự dạy học của giảng viên và học tập của sinh viên. Hệ thống các nguyên tắc

pdf14 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số suy nghĩ về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn kinh tế chính trị Mác-Lê nin ở đại học Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy học ở nước ta có nền tảng, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được thể hiện ở đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những nội dung lý luận của các nguyên tắc dạy học ở đại học luôn được đội ngũ các thầy, cô giáo Khoa Mác - Lênin nói chung và Bộ môn kinh tế chính trị nói riêng, vận dụng một cách phù hợp với đối tượng nghiên cứu của từng môn học, ngành học và mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động dạy và học ở Đại học Huế. Trên góc độ tổng kết thực tiễn, chính là nội dung được trình bày trong bài nghiên cứu này. Với lực lượng đội ngũ giảng viên ít, nhưng phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn là giảng dạy môn kinh tế chính trị cho tất cả sinh viên 7 trường đại học thành viên trong Đại học Huế. Hiện nay Bộ môn Kinh tế chính trị có 12 CBGD được đào tạo cơ bản theo đúng chuyên ngành đảm trách và 1 cán bộ đang chuẩn bị gửi đi học. Trong đó có 3 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 5 cử nhân, 8 giảng viên 6 chính, 2 giảng viên, 2 cán bộ đang thời kỳ tập sự. Ý thức rõ trách nhiệm của mình, đội ngũ CBGD Bộ môn kinh tế chính trị luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học, coi đó là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Điều đó được thể hiện ở hiệu quả của việc vận dụng các nguyên tắc dạy học trong mỗi bài giảng của môn học mà mỗi giảng viên được đảm nhiệm. 1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính nghề nghiệp: Thuận lợi cơ bản của Bộ môn kinh tế chính trị hiện nay khi thực hiện nguyên tắc này trong dạy học là đã có giáo trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình của môn học đảm bảo được tính hệ thống, khoa học, hiện đại và cập nhật (hàng năm được tập huấn bổ sung) . Tuy nhiên, thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi. Tính cập nhật của bài giảng đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên tiếp cận thông tin nhằm làm cho giờ giảng được sinh động, phong phú, gắn với thực tiễn địa phương và đất nước. Trên cơ sở đó, cung cấp những tri thức khoa học cơ bản tạo nền tảng học vấn cho sinh viên. Nên sinh viên có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học cơ sở và tri thức khoa học chuyên ngành. Đặc biệt đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế, việc học tập tốt môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở lý luận và phương pháp luận để học tập tốt các môn khoa học kinh tế chuyên ngành. Đồng thời, tạo được niềm tin khoa học cho sinh viên, chống lại những quan điểm duy tâm như tư tưởng "định mệnh", an bài với "số mệnh", thiếu ý chí vươn lên... chống lại quan điểm siêu hình - nhìn nhận sự vật hiện tượng trong mối quan hệ cô lập, tách biệt nhau, không thấy được sự vận động và phát triển của chúng. Sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính nghề nghiệp được thể hiện ở chức năng giáo dục phẩm chất đạo đức cho sinh viên - một chức năng 7 quan trọng của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin. Thông qua nội dung của các bài giảng về những vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đội ngũ giảng viên kinh tế chính trị đã trực tiếp cung cấp những tri thức khoa học, lý luận để xây dựng nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội... cho sinh viên, hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai theo mục tiêu đào tạo của các trường đại học trong Đại học Huế. Đến lượt nó, kết quả của công tác giáo dục lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học ở đại học. Một khi những kiến thức quan điểm, lập trường, đạo đức, lẽ sống cách mạng của chủ nghĩa xã hội khoa học và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành máu thịt, trở thành ý chí, khát vọng, trở thành nghị lực, tình cảm chi phối hành động của sinh viên thì khi ra trường họ sẽ trở thành một con người hữu ích cho xã hội, một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, chính trị, khoa học, lao động sản xuất và là chiến sĩ xung kích trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều cần tránh trong vận dụng nguyên tắc này là sự nghèo nàn thông tin trong bài giảng, đưa ra những thông tin thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính hệ thống và lạc hậu đến người học. 2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy và học: Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động dạy học, đội ngũ giảng viên của bộ môn luôn tạo được quan hệ bình đẳng với sinh viên. Với việc sử dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau như phương pháp thuyết trình, phương pháp đối thoại, phương pháp nêu vấn đề... giúp cho giảng viên phát huy được ưu điểm của ba phương pháp cùng một lúc, đồng thời khắc phục được những hạn chế của từng phương pháp. Ưu thế của sự kết hợp ba phương pháp 8 này là tạo thành một quy trình khép kín giữa giảng viên và sinh viên, tạo thế liên hoàn giúp sinh viên vừa có thể nắm bắt một cách cơ bản nội dung các vấn đề giảng viên truyền đạt trên lớp với đối thoại trực tiếp để trao đổi ngay những vấn đề trong nội dung bài học đặt ra và giải đáp những câu hỏi của sinh viên, đưa sinh viên vào tình huống; thông qua đối thoại, thông qua tranh luận giữa các sinh viên, giúp sinh viên hiểu sâu sắc nội dung bài giảng, đưa lý luận vào cuộc sống. Đối với những vấn đề nào còn khó, cần nhiều thời gian, cần tìm hiểu thêm tài liệu và thực tế thì giảng viên sẽ gợi mở, định hướng cho sinh viên tự giải quyết thông qua thực hiện bài tập lớn, xêmina và nghiên cứu khoa học. Phương pháp này bắt sinh viên phải động não, rèn luyện tính linh hoạt, từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực tư duy; loại bỏ dần cách dạy "nhồi nhét", và kiểu "học vẹt", học "đối phó" của sinh viên. Việc vận dụng nguyên tắc này sẽ bị hạn chế, nếu công tác chuẩn bị của giảng viên sơ sài, không tạo được mối quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa thầy và trò trong dạy và học. 3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành không dừng lại chỗ sau giờ học lý thuyết, sinh viên xuống các cơ sở để thực tập, tìm hiểu. Thực tiễn giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở Đại học Huế cho thấy, nguyên tắc này đã được vận dụng ngay từ khi chuẩn bị bài giảng. Điều này có nghĩa là, trong mỗi bài giảng với nội dung cụ thể, nhiều giảng viên đã tạo ra được tình huống thực tiễn cần giải quyết. Trước tình huống này buộc sinh viên phải động não, tìm hiểu, suy đoán để lý giải nó. Nhu cầu cần thiết phải có một tri thức (khái niệm, phạm trù mới...), lý luận mới để giải quyết vấn đề mà tình huống thực tiễn đặt ra sẽ tạo cho sinh viên một tâm thế tích cực, chủ động tiếp thu lý luận mà không hề cảm thấy bị gò ép hay chán nản. Trong giảng dạy 9 môn kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc sử dụng thủ pháp này đòi hỏi giảng viên phải nhuần nhuyễn trong việc kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau. Chẳng hạn, khi thấy sinh viên có biểu hiện mệt mỏi, chán nản trong giờ học thì giảng viên có thể chủ động chuyển sang sử dụng phương pháp đối thoại, gợi mở vấn đề và hướng dẫn cho sinh viên thảo luận theo một nội dung nhất định. Hoặc khi giảng một vấn đề quá trừu tượng như khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế... thấy sinh viên tỏ ra không hiểu, giáo viên có thể sử dụng phương pháp mô hình hóa để phân biệt được một cách rõ ràng, rành mạch từng vấn đề, giúp cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận, nhận biết tri thức mới. Điều đó sẽ khơi dậy trong sinh viên niềm hứng thú đối với môn học, kích thích họ tự đi sâu nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, nắm được bản chất của chúng, các quy luật chi phối và cơ chế hoạt động của các quy luật đó. Qua đó, trang bị cho sinh viên phương pháp luận khoa học để tự lý giải các vấn đề khác của thực tiễn. Vận dụng nguyên tắc này, trong nội dung lý thuyết của mỗi bài giảng, thường được giảng viên minh họa bằng thực tiễn sinh động, phong phú về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước với những thông tin cập nhật. Qua đó, giúp cho sinh viên nắm vững đường lối, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, có niềm tin vươn lên học tập tốt hơn. 4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Quá trình dạy và học các môn lý luận khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cũng như môn Kinh tế chính trị nói riêng ở Đại học Huế cơ bản đều tuân theo quy luật nhận thức: "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu 10 tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Nghĩa là quá trình nhận thức đã diễn ra sự di chuyển từ cái cụ thể sang cái trừu tượng, từ vật chất đến ý thức, từ dấu hiệu và biểu tượng đến khái niệm và ngược lại... Song, do đặc trưng của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin phải giảng dạy một khối lượng hệ thống các khái niệm, phạm trù và quy luật kinh tế rất nhiều. Vì thế trong giảng dạy, muốn nâng cao được chất lượng dạy và học, đòi hỏi giảng viên phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho sinh viên tìm ra khái niệm, phạm trù và quy luật kinh tế khách quan chi phối sự vận động của các hiện tượng, quá trình kinh tế. Trong phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin, với phương pháp trừu tượng hóa khoa học đã bao hàm một sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Do đó, trong giảng dạy, để hình thành các khái niệm hay phạm trù như: Hàng hóa, giá trị, tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi tức, địa tô... Giảng viên đều tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu bắt đầu từ "trực quan sinh động" (nghĩa là từ cái cụ thể chưa được nhận thức, giải thích khoa học) để tìm ra dấu hiệu, biểu tượng của các hiện tượng, quá trình kinh tế... đi đến khái niệm (cái trừu tượng) và ngược lại từ cái trừu tượng đến cái cụ thể (cái cụ thể ở đây đã được nhận thức, giải thích khoa học). Vì thế, cho dù cả hai "cái cụ thể" ở đây có sự khác nhau về chất, nhưng đều thống nhất với "cái trừu tượng" là những khái niệm, phạm trù kinh tế... Kết quả của quá trình tự nghiên cứu của sinh viên sẽ giúp cho họ nắm được tri thức và phát triển năng lực họat động trí tuệ trong học tập. Khi vận dụng nguyên tắc này, cần phải có sự nỗ lực của cả thầy và trò trong giờ học. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hiệu quả vận dụng đạt chưa cao, khi trong suốt giờ học giảng viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình để cung cấp khái niệm, phạm trù... cho sinh viên dưới dạng những "tiên đề toán học". 11 5. Bảo đảm sự thống nhất của kiến thức vững chắc và tư duy sáng tạo mềm dẻo: Bộ môn Kinh tế chính trị thuộc Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế, có nhiều giảng viên vận dụng nguyên tắc này khá thành công khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc phương pháp đàm thoại. Đây là phương pháp nhằm tăng cường vận dụng hệ thống các phương pháp nhận thức khoa học vào quá trình giáo dục sinh viên. Phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải tập trung vào người học và họat động học, lấy sinh viên làm trung tâm. Những tình huống có vấn đề được giảng viên nêu ra trong giờ học phải gây được hứng thú học tập cho sinh viên, kích thích tính tích cực tự lực trong học tập. Chẳng hạn, khi giảng bài: "Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản", giảng viên có thể nêu các tình huống có vấn đề bằng các câu hỏi như: Tiền có phải là tư bản không? Khi nào thì tiền trở thành tư bản? Tại sao nhà tư bản bóc lột được giá trị thặng dư mà không vi phạm quy luật giá trị?... Thông qua thảo luận, trao đổi sinh viên sẽ nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức sâu sắc hơn về các phạm trù như: Tư bản, hàng hóa sức lao động, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị thặng dư... và quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy tư bản chủ nghĩa... Trong quá trình đó sẽ xuất hiện những sinh viên giỏi nổi lên như những "Siêu nhân cách". Chính từ những "siêu nhân cách" này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên trong việc hướng dẫn cho sinh viên tự nghiên cứu, tự học tập. Ở đây, quá trình dạy học được thống nhất với quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên. Như vậy, trong họat động học tập của sinh viên không chỉ có năng lực nhận thức thông thường, mà còn cần tiến hành họat động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng độc lập, sáng tạo, mềm dẻo phát triển ở mức cao, dưới tác dụng chủ đạo của giảng viên. Tính chất nghiên cứu trong họat động học tập của sinh viên thể hiện ở việc nắm các phạm trù, quy luật kinh tế đã được phát hiện với óc phê phán. 12 Điểm hạn chế khi vận dụng nguyên tắc này là sinh viên còn thiếu nhiều tài liệu tham khảo. 6. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung với tính vừa sức riêng trong dạy học: Hiện nay khi vận dụng nguyên tắc tính vừa sức, đội ngũ giảng viên kinh tế chính trị ở Đại học Huế rất coi trọng đặc điểm chung của từng lớp được phân công giảng dạy để chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng. Thực hiện đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra học trình và thông qua việc thực hiện phương pháp đàm thoại trong dạy học để nắm được trình độ chung của lớp, trình độ cụ thể của từng sinh viên. Từ đó, quyết định điều chỉnh phương pháp, bổ sung bài giảng kịp thời, phù hợp với trình độ nhận thức chung của mỗi lớp và với riêng từng sinh viên. Thực tế ở Đại học Huế, do có nhiều loại hình đào tạo và nhiều ngành học khác nhau, nên trình độ nhận thức về khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như kinh tế chính trị nói riêng của các đối tượng đào tạo có sự khác nhau ở mức độ nhất định. Đặc biệt, đối với sinh viên các lớp cử tuyển, khi học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế và những vấn đề lý luận khác. Nguyên tắc tính vừa sức đòi hỏi giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các lớp này phải nỗ lực và tâm huyết tìm ra cách thức sử dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau để có thể hình thành nên một phương pháp giảng dạy mới thích hợp với từng đối tượng sinh viên. Kết quả bước đầu đã tạo hứng thú, kích thích ý thức tự lực, cố gắng vươn lên trong học tập của sinh viên. Điều cần tránh khi vận dụng nguyên tắc này trong giảng dạy, giảng viên không nên ôm đồm kiến thức, đưa ra những kiến thức vượt quá sức tiếp thu của 13 sinh viên và giới thiệu quá nhiều tài liệu tham khảo, nhưng thiếu trọng tâm, gây nên tâm lý "lo sợ" cho người học. 7. Bảo đảm sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học: Đối với môn kinh tế chính trị Mác - Lênin, nguyên tắc này được vận dụng nhiều trong giờ học xêmina. Quỹ thời gian thực hiện xêmina cho mỗi đơn vị học trình của môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn được bộ môn chúng tôi khai thác sử dụng triệt để. Bởi lẽ, việc tổ chức xêmina trong giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường đại học đang ngày càng phát huy vai trò tích cực về nhiều mặt đối với cả giảng viên và sinh viên, xêmina giúp cho sinh viên chủ động trong nghiên cứu, tiếp thu kiến thức môn học và rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng thuyết trình. Hình thức học tập này tạo điều kiện cho sinh viên giúp đỡ nhau trong học tập rất nhiều. Có những khái niệm, phạm trù kinh tế và nội dung, yêu cầu, tác dụng, hình thức biểu hiện, cơ chế hoạt động của các quy luật kinh tế rất trừu tượng, nhưng thông qua thảo luận, trao đổi ở nhóm, tổ học tập có sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đã nhanh chóng lĩnh hội được tri thức. Đây cũng là một bước trong quá trình chuyển hóa từ kiến thức tới quan điểm độc lập, tới niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, xây dựng niềm tin cho sinh viên trong học tập và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Đối với giảng viên, sau mỗi giờ học xêmina sẽ nắm bắt được tình hình học tập của từng sinh viên, của từng nhóm sinh viên và của cả lớp trên cả ba phương diện: thái độ, kiến thức và phương pháp. Trên cơ sở đó, giảng viên có thể mở rộng hay thu hẹp mức độ nông, sâu của nội dung, tạo điều kiện cho sinh viên gắn hoạt động học tập với thực tiễn bằng việc thực hiện các bài tập lớn, tham gia nghiên cứu khoa học... 14 Tuy nhiên, do số lượng sinh viên trong mỗi lớp quá lớn (đặc biệt đối với những lớp ghép), việc vận dụng nguyên tắc này còn gặp nhiều khó khăn và đôi khi chưa đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả học tập môn Kinh tế chính trị ở Đại học Huế được phản ánh qua Bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin của sinh viên Đại học Huế từ năm 2000 - 2004 Năm học Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá giỏi (%) 2000-2001 3.40 42.21 54.39 2001-2002 2.05 37.16 60.79 2002-2003 5.22 37.70 57.08 2003-2004 3.75 40.05 56.20 8. Kết luận và kiến nghị: Bài viết của chúng tôi đã trình bày nội dung nghiên cứu những nguyên lý chung của sự tổ chức dạy học về mặt nội dung, phương pháp, hình thức vận dụng các nguyên tắc dạy học trong quá trình giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở Đại học Huế. Trên cơ sở đó nhằm khẳng định hiệu quả của việc vận 15 dụng đúng các nguyên tắc dạy học là một giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học. Đồng thời có thể rút ra được những kết luận sư phạm sau đây: Một là, vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc dạy học đại học trong giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở đại học sẽ hình thành được thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cần thiết cho sinh viên như: tinh thần khắc phục khó khăn, lòng say mê và hứng thú khoa học, tính khiêm tốn, trung thực, dũng cảm và có ý thức tổ chức kỹ luật... Hai là, thông qua việc vận dụng các nguyên tắc dạy học, tìm ra được các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng sinh viên và nội dung của từng bài giảng, sẽ kích thích được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong họat động học tập của sinh viên - với tư cách là vai trò chủ thể của nhận thức. Ba là, vận dụng đúng các nguyên tắc dạy học sẽ tạo ra được động lực giúp sinh viên tham gia giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong học tập. Từ đó, sinh viên sẽ tìm ra được cái mới về tri thức, kỹ năng rèn luyện phẩm chất hoạt động trí tuệ. Bốn là, trong hoạt động dạy học, giảng viên phải thường xuyên chủ động nắm bắt được trình độ nhận thức của sinh viên để xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với đối tượng nhận thức theo mức độ từ thấp đến cao nhằm phát huy năng lực nhận thức của sinh viên. Năm là, chống thái độ buông xuôi, thả lỏng vai trò chủ đạo của người giảng viên trong họat động dạy học. Đồng thời, mỗi giảng viên phải ý thức được mặt hạn chế của bản thân để có kế họach bồi dưỡng, học tập rèn luyện nâng cao trình độ, vươn lên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dạy học ở đại học. 16 Để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận dụng các nguyên tắc dạy học ở đại học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở Đại học Huế, chúng tôi xin kiến nghị: Một là, các trường thành viên trong Đại học Huế cần cung cấp đủ giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho họat động học tập của sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên được làm bài tập lớn hoặc đề án môn học theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hai là, các trường không nên bố trí lớp học quá đông (vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các nguyên tắc dạy học ở đại học. Ba là, tổ chuyên môn khi dự giờ của giảng viên nên căn cứ vào hiệu quả vận dụng các nguyên tắc dạy học làm tiêu chí để đánh giá chất lượng bài giảng. Trong đánh giá không nên coi trọng nguyên tắc này, xem nhẹ nguyên tắc khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCHTW . Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng (Khóa VIII). 2. Lê Khánh Bằng. Tổ chức quá trình dạy học đại học. Viện nghiên cứu đại học chuyên nghiệp, Hà Nội (1993). 3. Lê Khánh Bằng, Nguyễn Văn Tư. Tổ chức quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả. Tạp chí ĐH-GDCN (7/1996). 4. Lương Gia Ban. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí MInh, NXB chính trị quốc gia. Hà nội (2002). 17 5. Đại học Huế. Báo cáo tình hình tổ chức giảng dạy. Học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đại học Huế (20/ 3/2004). TÓM TẮT Bài viết trình bày những hình thức vận dụng các nguyên tắc dạy học ở đại học trong quá trình giảng dạy môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin ở Đại học Huế. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận sư phạm nhằm khẳng định hiệu quả việc vận dụng đúng các nguyên tắc dạy học là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học. SOME IDEAS ABOUT HOW TO APPLY EFFECTIVELY TEACHING PRINCIPLES FOR THE IMPROVEMENT OF THE TEACHING AND LEARNING OF MARXIST - LENNINIST POLITICAL ECONOMICS AT HUE UNIVERSITY Le Quang Dien The University of Economics, Hue University SUMMARY This research paper presents some methods in which academic teaching principles are to be applied to the process of teaching Marxist - Leninist political economics at Hue University. Based on this foundation, pedagogic conclusions 18 are drawn to confirm that proper application of teaching principles is one of the effective ways to improve academic teaching and learning.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_suy_nghi_ve_viec_van_dung_cac_nguyen_tac_day_hoc_nham.pdf
Tài liệu liên quan